\(\S1\) VÉCTƠ VÀ CÁC PHÉP TOÁN TRONG KHÔNG GIAN

Bài tập sách Chân trời sáng tạo

Bài tập sách Kết nối tri thức

Bài tập sách Cánh diều

Bài tập 1

Cho tứ diện \(ABCD\). Chứng minh rằng

a) \(\overrightarrow{AC} + \overrightarrow{BD} = \overrightarrow{AD} + \overrightarrow{BC}\).

b) \(\overrightarrow{AB} - \overrightarrow{CD} = \overrightarrow{AC} + \overrightarrow{BD}\).

a) Ta có \(\overrightarrow{AC} + \overrightarrow{BD} = \overrightarrow{AD} + \overrightarrow{DC} + \overrightarrow{BD} = \overrightarrow{AD} + \overrightarrow{BC}\).

b) Ta có \(\overrightarrow{AB} - \overrightarrow{CD} = \overrightarrow{AC} + \overrightarrow{CB} - \overrightarrow{CD} = \overrightarrow{AC} + \overrightarrow{DB}\).

Bài tập 2

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có cạnh bằng \(a\). Tính

a) \(\overrightarrow{A'B}\cdot \overrightarrow{D'C'}\); \(\overrightarrow{D'A} \cdot \overrightarrow{BC}\).

b) Các góc \(\left( \overrightarrow{A'D},\overrightarrow{B'C'} \right)\); \(\left(\overrightarrow{AD'};\overrightarrow{BD}\right)\).

a) Ta có

+ \(\overrightarrow{A'B}\cdot \overrightarrow{D'C'} = \overrightarrow{D'C} \cdot \overrightarrow{D'C'} = D'C\cdot D'C' \cdot \cos 45^\circ\), thay số \( \overrightarrow{A'B}\cdot \overrightarrow{D'C'} = a\sqrt{2} \cdot a \cdot \displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}} = a^2\).

+ \(\overrightarrow{D'A} \cdot \overrightarrow{BC} = -\overrightarrow{AD'} \cdot \overrightarrow{AD} = - AD'\cdot AD\cdot \cos 45^\circ \), thay số \(\overrightarrow{D'A} \cdot \overrightarrow{BC} = - a\sqrt{2} \cdot a \cdot \displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}} = -a^2 \).

b) Ta có \(\left( \overrightarrow{A'D},\overrightarrow{B'C'} \right) = \left( \overrightarrow{A'D},\overrightarrow{A'D'} \right) = \widehat{DA'D'} = 45^\circ\) và \(\left(\overrightarrow{AD'};\overrightarrow{BD}\right) = \left(\overrightarrow{BC'};\overrightarrow{BD}\right) = \widehat{C'BD}\).

Do \(BD = BC'=C'D= a\sqrt{2}\) nên tam giác \(BDC'\) đều, từ đó suy ra \(\left(\overrightarrow{AD'};\overrightarrow{BD}\right) = 60^\circ\).

Bài tập 3

Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\). Gọi \(G\) là trọng tâm tam giác \(AB'D'\). Chứng minh rằng \(\overrightarrow{A'C} = 3\overrightarrow{A'G}\).

Do \(G\) là trọng tâm tam giác \(AB'D'\) nên \(\overrightarrow{GA} + \overrightarrow{GB'} + \overrightarrow{GD'} = \overrightarrow{0}\). Khi đó, theo quy tắc hình hộp ta có

\begin{eqnarray*}& \overrightarrow{A'C} & = \overrightarrow{A'A} + \overrightarrow{A'B'} + \overrightarrow{A'D'}\\& & = \overrightarrow{A'G} + \overrightarrow{GA} + \overrightarrow{A'G} + \overrightarrow{GB'} + \overrightarrow{A'G} + \overrightarrow{GD'}\\& & = 3\overrightarrow{A'G}.\end{eqnarray*}

Bài tập 4

Một chiếc ô tô được đặt trên mặt đáy dưới của một khung sắt có dạng hình hộp chữ nhật với đáy trên là hình chữ nhật \(ABCD\), mặt phẳng \((ABCD)\) song song với mặt phẳng nằm ngang. Khung sắt đó được buộc vào móc \(E\) của chiếc cần cẩu sao cho các đoạn dây cáp \(EA\), \(EB\), \(EC\), \(ED\) có độ dài bằng nhau và cùng tạo với mặt phẳng \((ABCD)\) một góc bằng \(60^\circ\). Chiếc cần cẩu kéo khung sắt lên theo phương thẳng đứng.

Tính trọng lượng của chiếc xe ô tô (làm tròn đến hàng đơn vị), biết rẳng các lực căng \(\overrightarrow{F_1}\), \(\overrightarrow{F_2}\), \(\overrightarrow{F_3}\), \(\overrightarrow{F_4}\) đều có cường độ là \(4700\) N và trọng lượng của khung sắt là \(3000\) N.

Lấy các điểm \(M\), \(N\), \(P\), \(Q\) lần lượt trên các tia \(EA\), \(EB\), \(EC\), \(ED\) sao cho

\[\overrightarrow{EM} = \overrightarrow{F_1},\ \overrightarrow{EN} = \overrightarrow{F_2},\ \overrightarrow{EP} = \overrightarrow{F_3},\ \overrightarrow{EQ} = \overrightarrow{F_4}.\]

Do các lực căng \(\overrightarrow{F_1}\), \(\overrightarrow{F_2}\), \(\overrightarrow{F_3}\), \(\overrightarrow{F_4}\) đều có cường độ là \(4700\) N nên \(EM = EN = EP = EQ = 4700\).

Kết hợp \(EA = EB = EC = ED\) ta thu được \(MN \parallel AB\), \(NP\parallel BC\), \(PQ\parallel CD\), \(QM\parallel DA\).

Khi đó tứ giác \(MNPQ\) là hình chữ nhật và \(EM\), \(EN\), \(EP\), \(EQ\) cùng tạo với mặt phẳng \(MNPQ\) một góc \(60^\circ\).

Gọi \(O\) là tâm của \(MNPQ\). Khi đó \(O\) là trung điểm của \(MP\), \(NQ\) và \(OM = ON = OP = OQ\).

Do \(EM = EN = EP =EQ\) nên \(EO \parallel (MNPQ)\), do đó \(\widehat{EMO} = \left(EM;(MNPQ)\right) = 60^\circ\).

Suy ra \(EO = EM \sin 60^\circ = 2350\sqrt{3}\).

Gọi \(\overrightarrow{P}\) là trọng lực tác dụng lên cả hệ, do \(O\) là trung điểm \(MP\), \(NQ\) nên ta có:

\begin{eqnarray*}& \overrightarrow{P} & = \overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_3}+\overrightarrow{F_4}\\ & & = \overrightarrow{EM } + \overrightarrow{EN} + \overrightarrow{EP} + \overrightarrow{EQ}\\ & & = \overrightarrow{EO} + \overrightarrow{OM} + \overrightarrow{EO} + \overrightarrow{ON} + \overrightarrow{EO} + \overrightarrow{OP} + \overrightarrow{EO} + \overrightarrow{OQ}\\ & & = 4\overrightarrow{EO} + \left(\overrightarrow{OM} + \overrightarrow{OP}\right) + \left(\overrightarrow{ON} + \overrightarrow{OQ}\right)\\ & & = 4\overrightarrow{EO}.\end{eqnarray*}

Suy ra trọng lượng của toàn bộ hệ là \(\left| \overrightarrow{P} \right| = 4\left| \overrightarrow{EO}\right| = 4EO = 9400\sqrt{3}\) N.

Do trọng trượng khung sắt là \(3000\) N nên trọng lượng của xe ô tô là \(9400\sqrt{3} - 3000 \approx 13281\) N.