\(\S3\) ỨNG DỤNG HÌNH HỌC CỦA TÍCH PHÂN

Bài tập sách Chân trời sáng tạo

Bài tập sách Kết nối tri thức

Bài tập sách Cánh diều

Bài tập 1

Cho đồ thị hàm số \(y=\mathrm{e}^x\) và hình được tô màu như hình bên dưới.

a) Hình phẳng đó được giới hạn bởi các đường nào?

b) Tính diện tích hình phẳng đó.

a) Hình phẳng đó giới hạn bởi các đường thẳng \(y=\mathrm{e}{e}^x\), trục hoành và hai đường thẳng \(x=-1\), \(x=1\).

b) Ta có diện tích hình phẳng \(S=\displaystyle\int\limits_{-1}^{1} \left| \mathrm{e}^x \right| \mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\limits_{-1}^{1} \mathrm{e}^x \mathrm{\,d}x=\mathrm{e}^x\Big|_{-1}^{1}=\mathrm{e}-\displaystyle\frac{1}{\mathrm{e}}\).

Bài tập 2

Cho đồ thị các hàm số \(y=\left( \displaystyle\frac{1}{2} \right)^x\), \(y=x+1\) và hình phẳng được tô màu như hình bên dưới.

a) Hình phẳng đó được giới hạn bởi các đường nào?

b) Tính diện tích hình phẳng đó.

a) Hình phẳng đó giới hạn bởi các đường thẳng \(y=\left( \displaystyle\frac{1}{2} \right)^x\), \(y=x+1\), \(y=x+1\) và \(x=2\).

b) Từ hình vẽ, ta thấy được \(x+1 \geq \left( \displaystyle\frac{1}{2} \right)^x, \forall x \in [0;2]\). Khi đó diện tích hình phẳng:

\(S=\displaystyle\int\limits_{0}^{2} \left| x+1 - \left( \displaystyle\frac{1}{2} \right)^x \right| \mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\limits_{0}^{2} \left[ x+1 - 2^{-x} \right] \mathrm{\,d}x\) \(=\left[\displaystyle\frac{x^2}{2} + x + \displaystyle\frac{2^{-x}}{\ln{2}} \right] \Big|_{0}^{2}=4-\displaystyle\frac{3}{4\ln{2}}\).

Bài tập 3

Cho đồ thị hàm số \(y=\displaystyle\frac{1}{x}\) và khối tròn xoay như hình hình bên dưới.

a) Hình phẳng được giới hạn bởi các đường nào để khi quay quanh trục \(Ox\) ta được khối tròn xoay như hình?

b) Tính thể tích khối tròn xoay đó.

a) Hình phẳng được giới hạn bởi các đường đồ thị hàm số \(y=\displaystyle\frac{1}{x}\), trục hoành, \(x=1\) và \(x=2\).

b) Thể tích khối tròn xoay tạo thành khi cho hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=\displaystyle\frac{1}{x}\), trục hoành và hai đường thẳng \(x=0\), \(x=2\) quay quanh trục \(Ox\) là

\(V=\pi \displaystyle\int\limits_{1}^{2}\left( \displaystyle\frac{1}{x} \right)^2 \mathrm{\,d}x=\pi \displaystyle\int\limits_{0}^{2} \displaystyle\frac{1}{x^2} \mathrm{\,d}x\) \(=\displaystyle\frac{-\pi}{x} \Big|_{1}^{2}=\displaystyle\frac{\pi}{2}\).

Bài tập 4

Cho hàm số \(y=f(t)\) như hình bên dưới.

a) Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=f(t)\), trục \(Ot\) và hai đường thẳng \(t=0\), \(t=2\).

b) Hỏi \(\displaystyle\int\limits_{0}^{1} f(u) \mathrm{\,d}u\) biểu thị cho phần diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường nào trong hình.

a) Từ đồ thị, ta thấy diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=f(t)\), trục \(Ot\) và hai đường thẳng \(t=0\), \(t=2\) là hình thang có chiều cao là \(2\) và tổng hai đáy là \(3\), khi đó diện tích là \(\displaystyle\frac{3 \cdot 2}{2}= 3\) (đvdt).

b) \(\displaystyle\int\limits_{0}^{1} f(u) \mathrm{\,d}u=\displaystyle\int\limits_{0}^{1} f(t) \mathrm{\,d}t\) biểu thị cho phần diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=f(t)\), trục \(Ot\) và hai đường thẳng \(t=0\), \(t=1\).

Bài tập 5

Người ta dự định lắp kính cho cửa của một vòm có dạng parabol.

Hãy tính diện tích mặt kính cần lắp vào, biết rằng vòm cửa cao \(21\text{m}\) và rộng \(70\text{m}\).

Đặt vào hệ trục tọa độ, đỉnh cửa trùng với điểm \(A \in Oy\), hai điểm \(B\), \(C\) thuộc trục \(Ox\).

Do cửa có chiều cao là \(35\text{m}\) và đáy có chiều dài là \(70\text{m}\) nên \(A(0;21)\), \(B(-35;0)\) và \(C(35;0)\).

Do đồ thị Parabol cắt trục hoành tại \(B(-35;0)\) và \(C(35;0)\) nên parabol có phương trình là \(y=a(x-35)(x+35)\).

Mà parabol qua điểm \(A(0;21)\) nên \(y=\displaystyle\frac{-3}{175}(x-35)(x+35)=\displaystyle\frac{-3}{175}(x^2-1225)\).

Khi đó, diện tích kính của cánh cửa là \(S=\displaystyle\int\limits_{-35}^{35} \displaystyle\frac{-3}{175}(x^2-1225) \mathrm{\,d}x=980\text{m}^2\).

Bài tập 6

Hình minh họa mặt đứng của một con kênh đặt trong hệ trục tọa độ \(Oxy\). Đáy của con kênh là một con đường con cho bởi phương trình \(y=f(x)=\displaystyle\frac{3}{100} \left(-\displaystyle\frac{1}{3}x^3+5x^2 \right)\).

Hãy tính diện tích hình phẳng tô màu xanh trong hình, biết đơn vị trên mỗi trục tọa độ là mét.

Từ hình vẽ, hình phẳng tô màu giới hạn bởi đồ thị hàm số \(f(x)\), \(y=5\) và hai đường thẳng \(x=-5\), \(x=10\).

Khi đó diện tích hình phẳng tô màu sau là

\(S=\displaystyle\int\limits_{-5}^{10} \left[ 5-\displaystyle\frac{3}{100} \left(-\displaystyle\frac{1}{3}x^3+5x^2 \right) \right] \mathrm{\,d}x=\displaystyle\frac{675}{16}\text{m}^2\).

Bài tập 7

Cho tam giác vuông \(OPM\) có cạnh \(OP\) nằm trên trục \(Ox\).

Giả sử \(\widehat{POM}=\alpha\), \(OM=\ell\) \(\left( 0 \leq \displaystyle\frac{\pi}{3}; \ell >0 \right)\).

Gọi \(\mathscr{N}\) là khối nón tròn xoay thu được khi quay tam giác đó quanh trục \(Ox\). Tính thể tích của \(\mathscr{N}\) theo \(\alpha\) và \(\ell\).

Ta có đường thẳng \(OM\) là đường thẳng qua gốc tọa độ \(O\) và tạo với \(Ox\) góc \(\alpha\) nên \(OM\) có phương trình là \(y=x\tan{\alpha}\).

Mặt khác, tam giác \(OMP\) vuông tại \(O\) nên \(OP=OM\cos{\alpha}=\ell\cos{\alpha}\).

Khi đó thể tích khối tròn xoay thu được khi quay tam giác đó quanh trục \(Ox\) là

\(V=\pi \displaystyle\int\limits_{0}^{\ell \cos{\alpha}}\left( x\tan{\alpha}\right)^2 \mathrm{\,d}x\) \(=\displaystyle\frac{\pi x^3 \tan^2{\alpha}}{3} \Big|_{0}^{\ell \cos{\alpha}}\) \(= \displaystyle\frac{\pi \cos{\alpha} \cdot \sin^2{\alpha} \cdot \ell^3}{3}.\)

Bài tập 8

Sau khi đo kích thước của thùng rượu vang, bạn Quân xác định thùng rượu vang có dạng hình tròn xoay được tạo thành khi cho hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=-0{,}011x^2-0,071x+40\), trục \(Ox\) và hai đường thẳng \(x=-35\), \(x=35\) quay trục \(Ox\).

Tính thể tích thùng rượu vang đó, biết đơn vị trên mỗi trục tọa độ là centimét.

Ta có thể tích thùng rượu là

\begin{eqnarray*}V&=&\pi \displaystyle\int\limits_{-35}^{35} \left( -0{,}011x^2-0{,}071x+40 \right)^2 \mathrm{\,d}x\\ &=& 10^{-6} \pi \displaystyle\int\limits_{-35}^{35} \left( 11x^2+71x-40000 \right)^2 \mathrm{\,d}x\\ &=& 10^{-6} \pi \displaystyle\int\limits_{-35}^{35} \left( 121x^4+1562x^3-874959x^2 -568 \cdot 10^4 \cdot x +16\cdot 10^8 \right) \mathrm{\,d}x\\ &=& 10^{-6} \pi \left( \displaystyle\frac{121x^5}{5}+\displaystyle\frac{781x^4}{2}-291653x^3 -284 \cdot 10^4 \cdot x^2 +16\cdot 10^8 x\right) \Big|_{-35}^{35}\\ &\approx& 281275{,}6 \text{ cm}^3.\end{eqnarray*}