\(\S1\) TÍNH ĐƠN ĐIỆU VÀ CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ

Bài tập sách Chân trời sáng tạo

Bài tập sách Kết nối tri thức

Bài tập sách Cánh diều

Bài tập 1

Tìm các khoảng đơn điệu của mỗi hàm số sau:

\(\bullet\,\) \(y=-x^3+2x^2-3\);

\(\bullet\,\) \(y=x^4-2x^2+5\);

\(\bullet\,\) \(y=\displaystyle\frac{3x+1}{2-x}\);

\(\bullet\,\) \(y=\displaystyle\frac{x^2-2x}{x+1}\).

\(\bullet\,\) \(y=-x^3+2x^2-3\).

Hàm số đã cho có tập xác định là \(\mathbb{R}\).

Ta có: \(y'=-3x^2+4x\);

\(y'=0\Leftrightarrow -3x^2+4x=0\Leftrightarrow x=0\) hoặc \(x=\displaystyle\frac{4}{3}\).

Bảng biến thiên của hàm số như sau:

Vậy hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \((-\infty;0)\) và \(\left(\displaystyle\frac{4}{3};+\infty\right)\); nghịch biến trên khoảng \(\left(0;\displaystyle\frac{4}{3}\right)\).

\(\bullet\,\) \(y=x^4-2 x^2+5\).

Hàm số đã cho có tập xác định là \(\mathbb{R}\).

Ta có: \(y'=4x^3-4x\);

\(y'=0\Leftrightarrow 4x^3-4x=0\Leftrightarrow x=0\) hoặc \(x=\pm 1\).

Bảng biến thiên của hàm số như sau:

Vậy hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \((-1;0)\) và \(\left(1;+\infty\right)\); nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left(-\infty;-1\right)\) và \((0;1)\).

\(\bullet\,\) \(y=\displaystyle\frac{3x+1}{2-x}\).

Hàm số đã cho có tập xác định là \(\mathbb{R}\setminus\{2\}\).

Ta có: \(y'=\displaystyle\frac{7}{(2-x)^2}>0,\,\forall x\neq 2\).

Vậy hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \((-\infty;2)\) và \((2;+\infty)\).

\(\bullet\,\) \(y=\displaystyle\frac{x^2-2x}{x+1}\).

Hàm số đã cho có tập xác định là \(\mathbb{R}\setminus\{-1\}\).

Ta có: \(y'=\displaystyle\frac{x^2+2x-2}{(x+1)^2}\) với \(x\neq -1\);

\(y'= 0\Leftrightarrow x^2+2x-2=0\Leftrightarrow x=-1-\sqrt{3}\) hoặc \(x=-1+\sqrt{3}\).

Bảng biến thiên của hàm số như sau:

Vậy hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \((-\infty;-1-\sqrt{3})\) và \((-1+\sqrt{3};+\infty)\); nghịch biến trên mỗi khoảng \((-1-\sqrt{3};-1)\) và \((-1;-1+\sqrt{3})\).

Bài tập 2

Tìm cực trị của mỗi hàm số sau:

\(\bullet\,\) \(y=2x^3+3x^2-36x-10\);

\(\bullet\,\) \(y=x^4+2x^2-3\);

\(\bullet\,\) \(y=x-\displaystyle\frac{1}{x}\).

\(\bullet\,\) \(y=2x^3+3x^2-36x-10\).

Hàm số đã cho có tập xác định là \(\mathbb{R}\).

Ta có: \(y'=6x^2+6x-36\);

\(y'=0\Leftrightarrow 6x^2+6x-36=0\Leftrightarrow x=-3\) hoặc \(x=2\).

Bảng biến thiên của hàm số như sau:

Vậy hàm số đạt cực đại tại \(x=-3\) và đạt cực tiểu tại \(x=2\).

\(\bullet\,\) \(y=x^4+2x^2-3\).

Hàm số đã cho có tập xác định là \(\mathbb{R}\).

Ta có: \(y'=4x^3+4x\);

\(y'=0\Leftrightarrow =4x^3+4x=0\Leftrightarrow x=0\).

Bảng biến thiên của hàm số như sau:

Vậy hàm số đạt cực tiểu tại \(x=0\).

\(\bullet\,\) \(y=x-\displaystyle\frac{1}{x}\).

Hàm số đã cho có tập xác định là \(\mathbb{R}\setminus\{0\}\).

Ta có: \(y'=1+\displaystyle\frac{1}{x^2}>0,\,\forall x\neq 0\).

Bảng biến thiên của hàm số như sau:

Vậy hàm số không có cực trị.

Bài tập 3

Cho hai hàm số \(y=f(x)\), \(y=g(x)\) có đồ thị lần lượt được cho ở hình dưới đây. Nêu khoảng đồng biến, nghịch biến và điểm cực trị của mỗi hàm số đó.

\(\bullet\,\) Quan sát đồ thị hình bên trái, ta thấy hàm số \(y=f(x)\) đồng biến trên các khoảng \((-\infty;-1)\), \((0;1)\), \((2;+\infty)\); nghịch biến trên các khoảng \((-1;0)\), \((1;2)\).

Hàm số đạt cực đại tại \(x=-1\), \(x=1\) và đạt cực tiểu tại \(x=0\), \(x=2\).

\(\bullet\,\) Quan sát đồ thị \textit{Hình} \(6b\), ta thấy hàm số \(y=g(x)\) đồng biến trên các khoảng \((-2;0)\), \((1;+\infty)\); nghịch biến trên các khoảng \((-\infty;-2)\), \((0;1)\).

Hàm số đạt cực đại tại \(x=0\) và đạt cực tiểu tại \(x=-2\), \(x=1\).

Bài tập 4

Thể tích \(V\) (đơn vị: centimét khối) của \(1\) kg nước tại nhiệt độ \(T\left(0^{\circ}\mathrm{C}\leq T \leq 30^{\circ}\mathrm{C}\right)\) được tính bởi công thức sau:

\(V(T)=999{,}87-0{,}06426T+0{,}0085043T^2-0{,}0000679T^3.\)

Hỏi thể tích \(V(T), 0^{\circ}\mathrm{C}\leq T \leq 30^{\circ}\mathrm{C}\), giảm trong khoảng nhiệt độ nào?

Xét hàm số \(V(T)=999{,}87-0{,}06426T+0{,}0085043T^2-0{,}0000679T^3\), với \(T\in [0;30]\).

Ta có \(V'(T)=-0{,}0002037T^2+0{,}0170086T-0{,}06426\).

\(V'(T)=0\Leftrightarrow T=3{,}966514624=T_1\) hoặc \(T=79{,}53176716\not\in [0;30]\).

Bảng biến thiên của hàm số \(V(T)\) như sau

Từ bảng biến thiên suy ra, thể tích \(V(T), 0^{\circ}\mathrm{C}\leq T \leq 30^{\circ}\mathrm{C}\), giảm trong khoảng nhiệt độ từ \(0^\circ\)C đến \(3{,}966514624^\circ\)C.

Bài tập 5

Kính viễn vọng không gian Hubble được đưa vào vũ trụ ngày 24/4/1990 bằng tàu con thoi Discovery. Vận tốc của tàu con thoi trong sứ mệnh này, từ lúc cất cánh tại thời điểm \(t=0\) (s) cho đến khi tên lửa đẩy được phóng đi tại thời điểm \(t=126\) (s), cho bởi công thức sau:

\(v(t)=0{,}001302t^3-0{,}09029t^2+23,\)

Hỏi gia tốc của tàu con thoi sẽ tăng trong khoảng thời gian nào tính từ thời điểm cất cánh cho đến khi tên lửa đẩy được phóng đi?

Gia tốc của tàu con thoi là \(a(t)=v'(t)=0{,}003906t^2-0{,}18058t\).

Xét hàm số \(a(t)=0{,}003906t^2-0{,}18058t\) với \(t\in [0;126]\).

Ta có \(a'(t)=0{,}007812t-0{,}18058\);

\(a'(t)=0\Leftrightarrow t=23{,}11571941=t_0\).

Bảng biến thiên của hàm số \(a(t)\) như sau

Từ bảng biến thiên suy ra, gia tốc của tàu con thoi sẽ tăng trong khoảng thời gian từ \(23{,}11571941\) s đến \(126\) s.