\(\S1\) PHƯƠNG TRÌNH MẶT PHẲNG

Bài tập sách Chân trời sáng tạo

Bài tập sách Kết nối tri thức

Bài tập sách Cánh diều

Bài tập 1

Lập phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(I(3;-4;5)\) và nhận \(\overrightarrow{n}=(2;7;-1)\) làm véc-tơ pháp tuyến.

Mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(I(3;-4;5)\) và nhận \(\overrightarrow{n}=(2;7;-1)\) làm véc-tơ pháp tuyến có phương trình là

\(2(x-3)+7(y+4)-(z-5)=0 \Leftrightarrow 2x+7y-z+23=0.\)

Bài tập 2

Lập phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(K(-1;2;3)\) và nhận hai véc-tơ \(\overrightarrow{u}=(1;2;3)\), \(\overrightarrow{v}=(4;5;6)\) làm cặp véc-tơ chỉ phương.

Mặt phẳng \((P)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{u},\overrightarrow{v}\right]=(-12;6;-3)\).

Phương trình mặt phẳng \((P)\) là \(-12(x+1)+6(y-2)-3(z-3)=0\) \(\Leftrightarrow 4x-2y+z-3=0\).

Bài tập 3

Lập phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua

a) Điểm \(I(3;-4;1)\) và vuông góc với trục \(Ox\);

b) Điểm \(K(-2;4;-1)\) và song song vổi mặt phẳng \((Ozx)\);

c) Điểm \(K(-2;4;-1)\) và song song với mặt phẳng \((Q)\colon 3x+7y+10z+1=0\).

a) Mặt phẳng \((P)\) qua \(I(3;-4;1)\) và nhận \(\overrightarrow{i}=(1;0;0)\) làm véc-tơ pháp tuyến nên có phương trình là

\(1(x-3)+0(y+4)+0(z-1)=0\) \( \Leftrightarrow x-3=0.\)

b) Mặt phẳng \((P)\) qua \(K(-2;4;-1)\) và nhận \(\overrightarrow{k}=(0;1;0)\) làm véc-tơ pháp tuyến nên có phương trình là

\(0(x+2)+1(y-4)+0(z+1)=0\) \( \Leftrightarrow y-4=0.\)

c) Mặt phẳng \((P)\) song song với mặt phẳng \((Q)\colon 3x+7y+10z+1=0\) nên \((P)\colon 3x+7y+10z+d=0.\)

Mặt khác, \((P)\) qua \(K(-2;4;-1)\) nên

\(3\cdot (-2)+7\cdot 4+10\cdot (-1)+d=0\) \( \Leftrightarrow d=-2.\)

Vây \((P)\colon 3x+7y+10z-2=0\).

Bài tập 4

Lập phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua ba điểm \(A(1;1;1)\), \(B(0;4;0)\), \(C(2;2;0)\).

Ta có

\(\overrightarrow{AB}=(-1;3;-1)\), \(\overrightarrow{AC}=(1;1;-1)\), \(\overrightarrow{n}=[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}]=(-2;-2;-4)\);

Mặt phẳng \((P)\) đi qua ba điểm \(A(1;1;1)\) và có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(-2;-2;-4)\) nên có phương trình

\(-2(x-1)-2(y-1)-4(z-1)=0\) \( \Leftrightarrow x+y+2z-4=0.\)

Bài tập 5

Lập phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn của mặt phẳng \((P)\), biết \((P)\) đi qua ba điểm \(A(5;0;0)\), \(B(0;3;0)\), \(C(0;0;6)\).

Phương trình đoạn chắn của mặt phẳng \((P)\) là \(\displaystyle\frac{x}{5}+\displaystyle\frac{y}{3}+\displaystyle\frac{z}{6}=1\).

Bài tập 6

Cho hai mặt phẳng \(\left(P_1\right)\colon 4x-y-z+1=0\), \(\left(P_2\right)\colon 8x-2y-2z+1=0\).

a) Chứng minh rằng \(\left(P_1\right)\parallel \left(P_2\right)\).

b) Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song \(\left(P_1\right)\), \(\left(P_2\right)\).

a) Do \(\displaystyle\frac{4}{8}=\displaystyle\frac{-1}{-2}=\displaystyle\frac{-1}{-2}\ne \displaystyle\frac{1}{1}\) nên \((P_1)\parallel (P_2)\).

b) Lấy \(A(0,0,1)\in (P_1)\) thì

\(\mathrm{d}\left((P_1),(P_2)\right)=\mathrm{d}\left(A,(P_2)\right)\) \(=\displaystyle\frac{\left|-2+1\right|}{\sqrt{8^2+(-2)^2+(-2)^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{12}.\)

Bài tập 7

a) Cho hai mặt phẳng \(\left(P_1\right)\colon x+2y+3z+4=0\), \(\left(P_2\right)\colon x+y-z+5=0\). Chứng minh rằng \(\left(P_1\right)\perp \left(P_2\right)\).

b) Cho mặt phẳng \((P)\colon x-2y-2z+1=0\) và điểm \(M(1; 1;-6)\). Tính khoảng cách từ điểm \(M\) đến mặt phẳng \((P)\).

a) \((P_1)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow n_1=(1;2;3)\).

\((P_2)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow n_2=(1;1;-1)\).

Do \(\overrightarrow n_1\cdot \overrightarrow n_2=1+2-3=0\) nên \(\overrightarrow n_1\perp \overrightarrow n_2\).

Suy ra \((P_1)\perp (P_2)\).

b) Ta có \(\mathrm{d}\left(M,(P)\right)=\displaystyle\frac{\left|1-2+12+1\right|}{\sqrt{1^2+(-2)^2+(-2)^2}}=4\).

Bài tập 8

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho hình chóp \(S.OBCD\) có đáy là hình chữ nhật và các điểm \(O(0; 0; 0)\), \(B(2; 0; 0)\), \(D(0; 3; 0)\), \(S(0; 0; 4)\).

a) Tìm tọa độ điểm \(C\).

b) Viết phương trình mặt phẳng \((SBD)\).

c) Tính khoảng cách từ điểm \(C\) đến mặt phẳng \((SBD)\).

a) Ta thấy \(\overrightarrow{BC}=\overrightarrow{OD}=(0;3;0)\) nên

\(\begin{cases}x_C-2=0\\ y_C-0=3\\ z_C-0=0\end{cases} \Rightarrow \begin{cases}x_C=2\\ y_C=3\\ z_C=0.\end{cases}\)

Suy ra \(C(2;3;0) \).

b) Mặt phẳng \((SBD)\) cắt ba trục tọa độ tại \(B(2;0;0)\), \(D(0;4;0)\) và \(S(0;0;4)\) nên có phương trình

\((SBD)\colon \displaystyle\frac{x}{2}+\displaystyle\frac{y}{3}+\displaystyle\frac{z}{4}=1\) \( \Leftrightarrow 6x+4y+3z-12=0.\)

c) Khoảng cách từ điểm \(C\) đến mặt phẳng \((SBD)\) là

\(\mathrm{d}\left(C,(SBD)\right)=\displaystyle\frac{\left|12+12+0-12\right|}{\sqrt{36+16+9}}=\displaystyle\frac{12\sqrt{61}}{61}.\)

Bài tập 9

Hình 20 minh hoạ hình ảnh một toà nhà trong không gian với hệ toạ độ \(Oxyz\) (đơn vị trên mỗi trục toạ độ là mét). Biết \(A(50; 0; 0)\), \(D(0; 20; 0)\), \(B(4k; 3k; 2k)\) với \(k>0\) và mặt phẳng \((CBEF)\) có phương trình là \(z=3\).

a) Tìm toạ độ của điểm \(B\).

b) Lập phương trình mặt phẳng \((AOBC)\).

c) Lập phương trình mặt phẳng \((DOBE)\).

d) Chỉ ra một véc-tơ pháp tuyến của mỗi mặt phẳng \((AOBC)\) và \((DOBE)\).

a) Do \(B\in (CBEF)\colon z=3\) nên \(z_B=3 \Rightarrow 2k=3 \Rightarrow k=\displaystyle\frac{3}{2}\).

Suy ra \(B\left(6;\displaystyle\frac{9}{2};3\right)\).

b) Mặt phẳng \((AOBC)\) chứa \(Ox\) nên có phương trình là \(by+cz=0\) với \(b\), \(c\) không đồng thời bằng \(0\).

Mà \((AOBC)\) qua \(B\left(6;\displaystyle\frac{9}{2};3\right)\) nên \(\displaystyle\frac{9}{2}b+3c=0\).

Chọn \(b=2\) thì \(c=-3\). Do vậy \((AOBC)\colon 2y-3z=0\).

c) Tương tự câu trên, ta thấy \((DOBE)\colon x-2z=0\).

d) Mặt phẳng \((AOBC)\colon 2y-3z=0\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow n_1=(0;2;3)\).

Mặt phẳng \((DOBE)\colon x-2z=0\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow n_2=(1;0;-2)\).

Bài tập 10

Hình bên dưới minh hoạ một khu nhà đang xây dựng được gắn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) (đơn vị trên các trục là mét). Mỗi cột bê tông có dạng hình lăng trụ tứ giác đều và tâm của mặt đáy trên lần lượt là các điểm \(A(2; 1; 3)\), \(B(4; 3; 3)\), \(C(6; 3; 2,5)\), \(D(4; 0; 2,8)\).

a) Viết phương trình mặt phẳng \((ABC)\).

b) Bốn điểm \(A\), \(B\), \(C\), \(D\) có đồng phẳng không?

a) Ta có \(\overrightarrow{AB}=(2;2;0)\), \(\overrightarrow{AC}=\left(4;2;-\displaystyle\frac{1}{2}\right)\) suy ra \(\overrightarrow{n}=[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}]=(1;-1;-4)\).

Mặt phẳng \((ABC)\) đi qua \(A(2;1;3)\) và nhận \(\overrightarrow{n}=(1;-1;-4)\) làm véc-tơ pháp tuyến nên có phương trình

\(1\cdot (x-2)-1\cdot (y-1)-4\cdot (z-3)=0\) \( \Leftrightarrow x-y-4z+9=0.\)

b) Thay tọa độ \(D(4;0;2,8)\) vào phương trình mặt phẳng \((ABC)\) ta được

\(4-0-4\cdot 2{,}8+9=0 \Leftrightarrow \displaystyle\frac{5}{9}=0\) không thỏa.

Vậy \(D\) không thuộc mặt phẳng \((ABC)\).