\(\S2\) PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG

Bài tập sách Chân trời sáng tạo

Bài tập sách Kết nối tri thức

Bài tập sách Cánh diều

Bài tập 1

Cho đường thẳng \(\Delta\) có phương trình tham số \(\begin{cases}x=1-t\\y=3+2t\\z=-1+3t\end{cases}\) (\(t\) là tham số).

a) Chỉ ra tọa độ hai điểm thuộc đường thẳng \(\Delta\).

b) Điểm nào trong các điểm \(C(6;-7;-16)\), \(D(-3;11;-11)\) thuộc đường thẳng \(\Delta\)?

a) Với \(t=0\), ta có \(x=1\); \(y=3\); \(z=-1\). Suy ra \(A(1;3;-1)\in\Delta\).

Với \(t=1\), ta có \(x=0\); \(y=5\); \(z=2\). Suy ra \(B(0;5;2)\in\Delta\).

b) Thay tọa độ điểm \(C(6;-7;-16)\) vào phương trình tham số của \(\Delta\) ta có

\(\begin{cases}6=1-t\\-7=3+2t\\-16=-1+3t\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}t=-5\\t=-5\\t=-5\end{cases}\) \(\Leftrightarrow t=-5.\)

Vậy điểm \(C\in\Delta\).

Thay tọa độ điểm \(D(-3;11;-11)\) vào phương trình tham số của \(\Delta\) ta có

\(\begin{cases}-3=1-t\\11=3+2t\\-11=-1+3t\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}t=4\\t=4\\t=-\displaystyle\frac{10}{3}\end{cases}\Leftrightarrow\) \( t\in\varnothing.\)

Vậy điểm \(D\notin\Delta\).

Bài tập 2

Viết phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng \(\Delta\) trong mỗi trường hợp sau:

a) \(\Delta\) đi qua điểm \(A(-1;3;2)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(-2;3;4)\);

b) \(\Delta\) đi qua hai điểm \(M(2;-1;3)\) và \(N(3;0;4)\).

a) Phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(A(-1;3;2)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(-2;3;4)\) lần lượt là

\(\Delta\colon\begin{cases}x=-1-2t\\y=3+3t\\z=2+4t\end{cases}\) (\(t\in\mathbb{R}\)) và \(\Delta\colon\displaystyle\frac{x+1}{-2}=\displaystyle\frac{y-3}{3}=\displaystyle\frac{z-2}{4}\).

b) Đường thẳng \(\Delta\) đi qua hai điểm \(M(2;-1;3)\); \(N(3;0;4)\) sẽ nhận véc-tơ \(\overrightarrow{MN}=(1;1;1)\) làm véc-tơ chỉ phương. Khi đó phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng \(\Delta\) lần lượt là

\(\Delta\colon\begin{cases}x=2+t\\y=-1+t\\z=3+t\end{cases}\) (\(t\in\mathbb{R}\)) và \(\Delta\colon\displaystyle\frac{x-2}{1}=\displaystyle\frac{y+1}{1}=\displaystyle\frac{z-3}{1}\).

Bài tập 3

Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng \(\Delta_1\), \(\Delta_2\) trong mỗi trường hợp sau:

a) \(\Delta_1\colon\displaystyle\frac{x-1}{2}=\displaystyle\frac{y-2}{1}=\displaystyle\frac{z-3}{-1}\) và \(\Delta_2\colon\begin{cases}x=-11-6t\\y=-6-3t\\z=10+3t\end{cases}\) (\(t\) là tham số);

b) \(\Delta_1\colon\begin{cases}x=1+3t\\y=2+4t\\z=3+5t\end{cases}\) (\(t\) là tham số) và \(\Delta_2\colon\displaystyle\frac{x+3}{1}=\displaystyle\frac{y+6}{2}=\displaystyle\frac{z-15}{-3}\);

c) \(\Delta_1\colon\displaystyle\frac{x+1}{4}=\displaystyle\frac{y-1}{3}=\displaystyle\frac{z}{1}\) và \(\Delta_2\colon\displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y-3}{2}=\displaystyle\frac{z-1}{2}\).

a) \(\Delta_1\) đi qua \(M(1;2;3)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(2;1;-1)\); \(\Delta_2\) đi qua \(N(-11;-6;10)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_2=(-6;-3;3)\).

Khi đó \(\overrightarrow{MN}=(-12;-8;7)\). Suy ra \(\begin{cases}\overrightarrow{u}_1 \text{ cùng phương }\overrightarrow{u_2}\\\overrightarrow{u}_1\text{ không cùng phương }\overrightarrow{MN}.\end{cases}\)

Vậy \(\Delta_1\parallel\Delta_2 \).

b) \(\Delta_1\) đi qua \(M(1;2;3)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(3;4;5)\); \(\Delta_2\) đi qua \(N(-3;-6;15)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_2=(1;2;-3)\).

Khi đó \(\overrightarrow{MN}=(-4;-8;12)\). Suy ra \(\begin{cases}\overrightarrow{u}_1\text{ không cùng phương }\overrightarrow{u}_2\\ \left[\overrightarrow{u}_1,\overrightarrow{u}_2\right]\cdot\overrightarrow{MN}=0.\end{cases}\)

Vậy \(\Delta_1\) cắt \(\Delta_2 \).

c) \(\Delta_1\) đi qua \(M(-1;1;0)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(4;3;1)\); \(\Delta_2\) đi qua \(N(1;3;1)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_2=(1;2;2)\).

Khi đó \(\overrightarrow{MN}=(2;2;1)\). Suy ra \(\left[\overrightarrow{u}_1,\overrightarrow{u}_2\right]\cdot\overrightarrow{MN}=-1\ne0.\)

Vậy \(\Delta_1\), \(\Delta_2 \) chéo nhau.

Bài tập 4

Tính góc giữa hai đường thẳng \(\Delta_1\), \(\Delta_2\) trong mỗi trường hợp sau (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ):

a) \(\Delta_1\colon\begin{cases}x=-1+t_1\\y=4+\sqrt{3}t_1\\z=0\end{cases}\) và \(\Delta_2\colon\begin{cases}x=-1+\sqrt{3}t_2\\y=4+t_2\\z=5\end{cases}\) (\(t_1\), \(t_2\) là tham số);

b) \(\Delta_1\colon\begin{cases}x=-1+2t\\y=3+t\\z=4-t\end{cases}\) (\(t\) là tham số) và \(\Delta_2\colon\displaystyle\frac{x+1}{3}=\displaystyle\frac{y-1}{1}=\displaystyle\frac{z-4}{-2}\);

c) \(\Delta_1\colon\displaystyle\frac{x+3}{1}=\displaystyle\frac{y-2}{1}=\displaystyle\frac{z-1}{-1}\) và \(\Delta_2\colon\displaystyle\frac{x+2}{-1}=\displaystyle\frac{y-2}{3}=\displaystyle\frac{z-4}{1}\).

a) \(\Delta_1\), \(\Delta_2\) lần lượt có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=\left(1;\sqrt{3};0\right)\) và \(\overrightarrow{u}_2=\left(\sqrt{3};1;0\right)\).

Ta có

\(\cos\left(\Delta_1,\Delta_2\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}_1\cdot\overrightarrow{u}_2\right|}{\left|\overrightarrow{u}_1\right|\cdot\left|\overrightarrow{u}_2\right|}\) \(=\displaystyle\frac{\left|1\cdot\sqrt{3}+\sqrt{3}\cdot1+0\cdot0\right|}{\sqrt{1^2+\left(\sqrt{3}\right)^2+0^2}\cdot\sqrt{\left(\sqrt{3}\right)^2+1^2+0^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\).

Vậy \(\left(\Delta_1,\Delta_2\right)=30^\circ\).

b) \(\Delta_1\), \(\Delta_2\) lần lượt có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(2;1;-1)\) và \(\overrightarrow{u}_2=(3;1;-2)\).

Ta có

\(\cos\left(\Delta_1,\Delta_2\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}_1\cdot\overrightarrow{u}_2\right|}{\left|\overrightarrow{u}_1\right|\cdot\left|\overrightarrow{u}_2\right|}\) \(=\displaystyle\frac{|2\cdot3+1\cdot1+(-1)\cdot(-2)|}{\sqrt{2^2+1^2+(-1)^2}\cdot\sqrt{3^2+1^2+(-2)^2}}=\displaystyle\frac{3\sqrt{21}}{14}\).

Vậy \(\left(\Delta_1,\Delta_2\right)\approx11^\circ\).

c) \(\Delta_1\), \(\Delta_2\) lần lượt có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(1;1;-1)\) và \(\overrightarrow{u}_2=(-1;3;1)\).

Ta có

\(\cos\left(\Delta_1,\Delta_2\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}_1\cdot\overrightarrow{u}_2\right|}{\left|\overrightarrow{u}_1\right|\cdot\left|\overrightarrow{u}_2\right|}\) \(=\displaystyle\frac{|1\cdot(-1)+1\cdot3+(-1)\cdot1|}{\sqrt{1^2+1^2+(-1)^2}\cdot\sqrt{(-1)^2+3^2+1^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{33}}{33}\).

Vậy \(\left(\Delta_1,\Delta_2\right)\approx80^\circ\).

Bài tập 5

Tính góc giữa đường thẳng \(\Delta\) và mặt phẳng \((P)\) trong mỗi trường hợp sau (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ):

a) \(\Delta\colon\begin{cases}x=1+\sqrt{3}t\\y=2\\z=3+t\end{cases}\) (\(t\) là tham số) và \((P)\colon\sqrt{3}x+z-2=0\);

b) \(\Delta\colon\begin{cases}x=1+t\\y=2-t\\z=3+t\end{cases}\) (\(t\) là tham số) và \((P)\colon x+y+z-4=0\);

a) \(\Delta\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=\left(\sqrt{3};0;1\right)\) và \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=\left(\sqrt{3};0;1\right)\).\\

Ta có \(\overrightarrow{u}\) cùng phương với \(\overrightarrow{n}\) nên \(\Delta\perp(P)\).

Vậy \(\left(\Delta,(P)\right)=90^\circ\).

b) \(\Delta\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;-1;1)\) và \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1;1;1)\).

Ta có

\(\sin\left(\Delta,(P)\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}\cdot\overrightarrow{n}\right|}{\left|\overrightarrow{u}\right|\cdot\left|\overrightarrow{n}\right|}\) \(=\displaystyle\frac{|1\cdot1+(-1)\cdot1+1\cdot1|}{\sqrt{1^2+(-1)^2+1^2}\cdot\sqrt{1^2+1^2+1^2}}=\displaystyle\frac{1}{3}\).

Vậy \(\left(\Delta_1,\Delta_2\right)=71^\circ\).

Bài tập 6

Tính góc giữa hai mặt phẳng \((P_1)\colon x+y+2z-1=0\) và \((P_2)\colon 2x-y+z-2=0\).

\((P_1)\), \((P_2)\) lần lượt có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_1=(1;1;2)\) và \(\overrightarrow{n}_2=(2;-1;1)\).

Ta có

\(\cos\left((P_1),(P_2)\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n}_1\cdot\overrightarrow{n}_2\right|}{\left|\overrightarrow{n}_1\right|\cdot\left|\overrightarrow{n}_2\right|}\) \(=\displaystyle\frac{|1\cdot2+1\cdot(-1)+2\cdot1|}{\sqrt{1^2+1^2+2^2}\cdot\sqrt{2^2+(-1)^2+1^2}}=\displaystyle\frac{1}{2}\).

Vậy \(\left((P_1),(P_2)\right)=60^\circ\).

Bài tập 7

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho hình chóp \(S.ABCD\) có các đỉnh lần lượt là \(S\left(0;0;\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\right),\, A\left(\displaystyle\frac{a}{2};0;0\right),\, B\left(-\displaystyle\frac{a}{2};0;0\right),\, C\left(-\displaystyle\frac{a}{2};a;0\right),\, D\left(\displaystyle\frac{a}{2};a;0\right)\) với \(a>0\).

a) Xác định tọa độ của các véc-tơ \(\overrightarrow{SA}\), \(\overrightarrow{CD}\). Từ đó tính góc giữa hai đường thẳng \(SA\) và \(CD\) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ).

b) Chỉ ra một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((SAC)\). Từ đó tính góc giữa đường thẳng \(SD\) và mặt phẳng \((SAC)\) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ).

a) Ta có \(\overrightarrow{SA}=\left(\displaystyle\frac{a}{2};0;-\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\right)\) và \(\overrightarrow{CD}=\left(a;0;0\right)\).

Khi đó

\(\cos\left(SA,CD\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{SA}\cdot\overrightarrow{CD}\right|}{\left|\overrightarrow{SA}\right|\cdot\left|\overrightarrow{CD}\right|}\) \(=\displaystyle\frac{\left|\displaystyle\frac{a}{2}\cdot a+0\cdot0+\left(-\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\right)\cdot0\right|}{\sqrt{\left(\displaystyle\frac{a}{2}\right)^2+0^2+\left(-\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\right)^2}\cdot\sqrt{a^2+0^2+0^2}}=\displaystyle\frac{1}{2}\).

Vậy \(\left(SA,CD\right)=60^\circ\).

b) Ta có \(\overrightarrow{AC}=\left(-a;a;0\right)\). Khi đó mặt phẳng \((SAC)\) có véc-tơ pháp tuyến cùng phương với véc-tơ \(\left[\overrightarrow{SA},\overrightarrow{AC}\right]=\left(\displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{2};\displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{2};\displaystyle\frac{a^2}{2}\right)=\displaystyle\frac{a^2}{2}\left(\sqrt{3};\sqrt{3};1\right).\)

Suy ra một véc-tơ pháp tuyến của \((SAC)\) là \(\overrightarrow{n}=\left(\sqrt{3};\sqrt{3};1\right)\).

Ta lại có \(\overrightarrow{SD}=\left(\displaystyle\frac{a}{2};a;-\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\right)\), suy ra \(SD\) có véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=\left(1;2;-\sqrt{3}\right)\).

Do đó

\(\sin\left(SD,(SAC)\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}\cdot\overrightarrow{n}\right|}{\left|\overrightarrow{u}\right|\cdot\left|\overrightarrow{n}\right|}\) \(=\displaystyle\frac{\left|\sqrt{3}\cdot1+\sqrt{3}\cdot2+1\cdot\left(-\sqrt{3}\right)\right|}{\sqrt{\left(\sqrt{3}\right)^2+\left(\sqrt{3}\right)^2+1^2}\cdot\sqrt{1^2+2^2+\left(-\sqrt{3}\right)^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{42}}{14}\).

Vậy \(\left(SD,(SAC)\right)\approx28^\circ\).

Bài tập 8

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) (đơn vị trên mỗi trục tọa độ là kilômét), một máy bay đang ở vị trí \(A(3{,}5;-2;0{,}4)\) và sẽ hạ cánh ở vị trí \(B(3{,}5;5{,}5;0)\) trên đường băng \(EG\).

a) Viết phương trình đường thẳng \(AB\).

b) Hãy cho biết góc trượt (góc giữa đường bay \(AB\) và mặt phẳng nằm ngang \((Oxy)\)) có nằm trong phạm vi cho phép từ \(2{,}5^\circ\) đến \(3{,}5^\circ\) hay không?

c) Có một lớp mây được mô phỏng bởi một mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua ba điểm \(M(5;0;0)\), \(N(0;-5;0)\), \(P(0;0;0{,}5)\). Tìm tọa độ của điểm \(C\) là vị trí mà máy bay xuyên qua đám mây để hạ cánh.

d) Tìm tọa độ của điểm \(D\) trên đoạn thẳng \(AB\) là vị trí mà máy bay ở độ cao \(120\) m.

e) Theo quy định an toàn bay, người phi công phải nhìn thấy điểm đầu \(E(3{,}5;6{,}5;0)\) của đường băng ở độ cao tối thiểu là \(120\) m. Hỏi sau khi ra khỏi đám mây, người phi công có đạt được quy định an toàn đó hay không? Biết rằng tầm nhìn của người phi công sau khi ra khỏi đám mây là \(900\) m.

a) Ta có đường thẳng \(AB\) đi qua điểm \(A\left(\displaystyle\frac{7}{2};-2;\displaystyle\frac{2}{5}\right)\) và nhận \(\overrightarrow{AB}=\left(0;\displaystyle\frac{15}{2};-\displaystyle\frac{2}{5}\right)=\displaystyle\frac{1}{10}\left(0;75;-4\right)\) làm véc-tơ chỉ phương nên

\(AB\colon\begin{cases}x=\displaystyle\frac{7}{2}\\y=-2+75t\\z=\displaystyle\frac{2}{5}-4t\end{cases}\), (\(t\) là tham số).

b) Đường thẳng \(AB\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(0;75;-4)\) và mặt phẳng \((Oxy)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(0;0;1)\).

Ta có

\(\sin\left(AB,(Oxy)\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}\cdot\overrightarrow{n}\right|}{\left|\overrightarrow{u}\right|\cdot\left|\overrightarrow{n}\right|}\) \(=\displaystyle\frac{\left|0\cdot0+75\cdot0+(-4)\cdot1\right|}{\sqrt{0^2+75^2+(-4)^2}\cdot\sqrt{0^2+0^2+1^2}}=\displaystyle\frac{4}{\sqrt{5641}}\).

Vậy \(\left(SD,(SAC)\right)\approx3{,}1^\circ\). Do đó góc trượt nằm trong phạm vi cho phép.

c) Ta có \((\alpha)\) đi qua ba điểm \(M(5;0;0)\), \(N(0;-5;0)\), \(P(0;0;0{,}5)\) nên có phương trình

\((\alpha)\colon \displaystyle\frac{x}{5}+\displaystyle\frac{y}{-5}+\displaystyle\frac{z}{0{,}5}=1\) \(\Leftrightarrow x-y+10z-5=0.\)

Thay phương trình đường thẳng \(AB\) vào phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) ta có

\(\displaystyle\frac{7}{2}+2-75t+10\cdot\left(\displaystyle\frac{2}{5}-4t\right)-5=0\) \(\Leftrightarrow t=\displaystyle\frac{9}{230}.\)

Khi đó \(x=\displaystyle\frac{7}{2}\); \(y=\displaystyle\frac{43}{46}\); \(z=\displaystyle\frac{28}{115}\). Vậy \(C\left(\displaystyle\frac{7}{2};\displaystyle\frac{43}{46};\displaystyle\frac{28}{115}\right)\).

d) Tại vị trí máy bay có độ cao \(120\) m, ta có \(z=0{,}12=\displaystyle\frac{3}{25}\Leftrightarrow \displaystyle\frac{2}{5}-4t=\displaystyle\frac{3}{25}\Leftrightarrow t=\displaystyle\frac{7}{100}\).

Khi đó \(x=\displaystyle\frac{7}{2}\); \(y=\displaystyle\frac{13}{4}\).

Vậy \(D\left(\displaystyle\frac{7}{2};\displaystyle\frac{13}{4};\displaystyle\frac{3}{25}\right)\).

e) Khoảng cách

\(DE=\sqrt{\left(\displaystyle\frac{7}{2}-\displaystyle\frac{7}{2}\right)^2+\left(\displaystyle\frac{13}{2}-\displaystyle\frac{13}{4}\right)^2+\left(0-\displaystyle\frac{3}{25}\right)^2}\approx 3{,}25\) (km).

Suy ra \(DE>900\) m.

Do đó sau khi ra khỏi đám mây, người phi công không đạt được quy định an toàn.