ÔN TẬP CHƯƠNG V

Bài tập sách Chân trời sáng tạo

Bài tập sách Kết nối tri thức

Bài tập sách Cánh diều

Bài tập 1

Cho bốn điểm \(A(0;1;3)\), \(B(-1;0;5)\), \(C(2;0;2)\), \(D(1;1;-2)\).

a) Tìm tọa độ các véc-tơ \(\overrightarrow{AB}\), \(\overrightarrow{AC}\) và một véc-tơ vuông góc với cả hai véc-tơ đó.

b) Viết phương trình tham số và phương trình chính tắc của các đường thẳng \(AB\) và \(AC\).

c) Viết phương trình tổng quát của mặt phẳng \((ABC)\).

d) Chứng minh rằng bốn điểm \(A\), \(B\), \(C\), \(D\) không đồng phẳng.

e) Tính khoảng cách từ điểm \(D\) đến mặt phẳng \((ABC)\).

a) \(\overrightarrow{AB}=(-1;-1;2)\), \(\overrightarrow{AC}=(2;-1;-1)\). Ta có \(\left[\overrightarrow{AB};\overrightarrow{AC}\right] = (3;3;3)=3(1;1;1)\) nên \(\overrightarrow{u}=(1;1;1)\) là một véc-tơ vuông góc với cả hai véc-tơ \(\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{AC}\).

b)

+) Đường thẳng \(AB\) đi qua \(A(0;1;3)\) và nhận véc-tơ \(\overrightarrow{AB}=(-1;-1;2)\) làm véc-tơ chỉ phương.

Phương trình chính tắc của đường thẳng \(AB\) là \(\displaystyle\frac{x}{-1}=\displaystyle\frac{y-1}{-1}=\displaystyle\frac{z-3}{2}\).

Phương trình tham số của đường thẳng \(AB\) là \(\begin{cases}x=-t \\y=1-t\\z=3+2t\end{cases}, (t\in \mathbb{R})\).

+) Đường thẳng \(AC\) đi qua \(A(0;1;3)\) và nhận véc-tơ \(\overrightarrow{AC}=(2;-1;-1)\) làm véc-tơ chỉ phương.

Phương trình chính tắc của đường thẳng \(AC\) là \(\displaystyle\frac{x}{2}=\displaystyle\frac{y-1}{-1}=\displaystyle\frac{z-3}{-1}\).

Phương trình tham số của đường thẳng \(AC\) là \(\begin{cases}x=2t \\y=1-t\\z=3-t\end{cases}, (t\in \mathbb{R})\).

c) Mặt phẳng \((ABC)\) đi qua \(A(0;1;3)\) và có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(1;1;1)\) nên có phương trình \(1\cdot (x-0)+1\cdot (y-1) + 1\cdot (z-3) =0 \Leftrightarrow x+y+z-4=0\).

d) Ta có \(\overrightarrow{AD}=(1;0;-5)\). Khi đó \(\left[\overrightarrow{AB};\overrightarrow{AC}\right] \cdot \overrightarrow{AD} =-12 \ne 0\) nên bốn điểm \(A\), \(B\), \(C\), \(D\) không đồng phẳng.

e) Ta có \(\mathrm{d} \left(D;(ABC)\right) = \displaystyle\frac{\left|1+1-2-4\right|}{\sqrt{1^2+1^2+1^2}}=\displaystyle\frac{4\sqrt{3}}{3}\).

Bài tập 2

Viết phương trình tổng quát của mặt phẳng \((P)\) trong mỗi trường hợp sau

a) \((P)\) đi qua điểm \(M(-3;1;4)\) và có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(2;-4;1)\).

b) \((P)\) đi qua điểm \(N(2;-1;5)\) và có cặp véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}_1=(1;-3;2)\) và \(\overrightarrow{u}_2=(-3;4;1)\).

c) \((P)\) đi qua điểm \(I(4;0;-7)\) và song song với mặt phẳng \((Q) \colon 2x+y-z-3=0\).

d) \((P)\) đi qua điểm \(K(-4;9;2)\) và vuông góc với đường thẳng \(\Delta \colon \displaystyle\frac{x-1}{2}=\displaystyle\frac{y}{1}=\displaystyle\frac{z-6}{5}\).

a) \((P)\) đi qua điểm \(M(-3;1;4)\) và có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(2;-4;1)\) có phương trình là \(2\cdot (x+3)-4\cdot(y-1)+1\cdot (z-4)=0 \Leftrightarrow 2x-4y+z+6=0\).

b) Ta có \(\left[\overrightarrow{u_1};\overrightarrow{u_2}\right]= (-11;-7;-5)\), do đó mặt phẳng \((P)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(-11;-7;-5)\).

Phương trình mặt phẳng \((P)\) là

\(-11\cdot (x-2)-7\cdot (y+1) -5\cdot (z-5)=0\) \(\Leftrightarrow -11x-7y-5z+40=0\).

c) Do \((P) \parallel (Q)\) nên mặt phẳng \((P)\) nhận véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((Q)\) làm véc-tơ pháp tuyến. Vậy mặt phẳng \((P)\) đi qua \(I(4;0;-7)\) và \(\overrightarrow{n}_{P}=(2;1;-1)\) có phương trình là \(2\cdot (x-4)+1\cdot (y-0)-1\cdot (z+7)=0 \Leftrightarrow 2x+y-z-15=0\).

d) Mặt phẳng \((P)\) vuông góc với đường thẳng \(\Delta\) nên véc-tơ chỉ phương của \(\Delta\) cũng là véc-tơ pháp tuyến của \((P)\). Vậy \((P)\) đi qua điểm \(K(-4;9;2)\) và \(\overrightarrow{n}_{P}=(2;1;5)\) nên có phương trình là

\(2\cdot (x+4) +1\cdot (y-9)+5\cdot (z-2)=0\) \( \Leftrightarrow 2x+y+5z-11=0\).

Bài tập 3

Viết phương trình mặt cầu \((S)\) trong mỗi trường hợp sau

a) \((S)\) có tâm \(I(4;-2;1)\) và bán kính \(R=9\).

b) \((S)\) có tâm \(I(3;2;0)\) và đi qua điểm \(M(2;4;-1)\).

c) \((S)\) có đường kính là đoạn thẳng \(AB\) với \(A(1;2;0)\) và \(B(-1;0;4)\).

a) Phương trình mặt cầu \((S)\) là \((x-4)^2+(y+2)^2+(z-1)^2=81\).

b) Ta có \(R=IM=\sqrt{(2-3)^2+(4-2)^2+(-1-0)^2} = \sqrt{6}\).

Phương trình mặt cầu \((S)\) là \((x-3)^2+(y-2)^2+z^2=6\).

c) Gọi \(I\) là trung điểm \(AB\), ta có \(I(0;1;2)\), điểm \(I\) chính là tâm của mặt cầu đường kính \(AB\).

Ta có \(AB=\sqrt{(-1-1)^2+(0-2)^2+(4-0)^2}=4\sqrt{2}\).

Suy ra \(R= \displaystyle\frac{AB}{2}=2\sqrt{2}\).

Phương trình mặt cầu \((S)\) là

\((x-0)^2+(y-1)^2+(z-2)^2=8\) \( \Leftrightarrow x^2+(y-1)^2+(z-2)^2=8\).

Bài tập 4

Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) trong mỗi trường hợp sau

a) \(\Delta_1 \colon \displaystyle\frac{x+1}{3}=\displaystyle\frac{y+5}{4}=\displaystyle\frac{z-5}{-1}\) và \(\Delta_2 \colon \displaystyle\frac{x+13}{5}=\displaystyle\frac{y-5}{-2}=\displaystyle\frac{z+17}{7}\).

b) \(\Delta_1 \colon \displaystyle\frac{x-2}{2}=\displaystyle\frac{y+1}{3}=\displaystyle\frac{z-4}{-7}\) và \(\Delta_2 \colon \displaystyle\frac{x+10}{-6}=\displaystyle\frac{y+19}{-9}=\displaystyle\frac{z-45}{21}\).

c) \(\Delta_1 \colon \displaystyle\frac{x+3}{1}=\displaystyle\frac{y-5}{1}=\displaystyle\frac{z-2}{3}\) và \(\Delta_2 \colon \displaystyle\frac{x+13}{5}=\displaystyle\frac{y-9}{-2}=\displaystyle\frac{z+13}{7}\).

a) Ta có \(\Delta_1\) đi qua \(M_1 (-1;-5;5)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(3;4;-1)\); \(\Delta_2\) đi qua \(M_2 (-13;5;-17)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_2 = (5;-2;7)\); \(\overrightarrow{M_1M_2 }= (-12;10;-22)\).

Ta có \(\left[\overrightarrow{u}_1; \overrightarrow{u}_2\right]= (26;-26;-26)\) và \(\left[\overrightarrow{u}_1; \overrightarrow{u}_2\right] \cdot \overrightarrow{M_1M_2}= 0\) suy ra \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) cắt nhau.

b) Ta có \(\Delta_1\) đi qua \(M_1 (2;-1;4)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(2;3;-7)\); \(\Delta_2\) đi qua \(M_2 (-10;-19;45)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_2 = (-6;-9;21)\); \(\overrightarrow{M_1M_2 }= (-12;-18;41)\).

Ta có \(\left[\overrightarrow{u}_1; \overrightarrow{u}_2\right]= (0;0;0)\) và \(\left[\overrightarrow{u}_1; \overrightarrow{M_1M_2}\right] = 160 \ne 0\) nên \(\Delta_1 \parallel \Delta_2\).

c) Ta có \(\Delta_1\) đi qua \(M_1 (-3;5;2)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(1;1;3)\); \(\Delta_2\) đi qua \(M_2 (-13;9;-13)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_2 = (5;-2;7)\); \(\overrightarrow{M_1M_2 }= (-10;4;-15)\).

Ta có \(\left[\overrightarrow{u}_1; \overrightarrow{u}_2\right]= (13;8;-7)\) và \(\left[\overrightarrow{u}_1; \overrightarrow{u}_2\right] \cdot \overrightarrow{M_1M_2}= 7 \ne 0\) suy ra \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) chéo nhau.

Bài tập 5

Tính góc giữa hai đường thẳng \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) biết \(\Delta_1 \colon \begin{cases}x=1+t_1 \\y=2-\sqrt{2}t_1 \\ z=3+t_1\end{cases}\) và \(\Delta_2 \colon \begin{cases}x=-3+t_2 \\y=1+t_2\\z=5-\sqrt{2} t_2\end{cases}\) (\(t_1\), \(t_2\) là tham số) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ).

Ta có \(\overrightarrow{u}_1=(1;-\sqrt{2};1)\), \(\overrightarrow{u}_2=(1;1;-\sqrt{2})\).

Ta có

\(\cos \left(\Delta_1; \Delta_2\right) = \displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}_1 \cdot \overrightarrow{u}_2\right| }{\left|\overrightarrow{u}_1\right| \cdot \left|\overrightarrow{u}_2\right| }\) \( = \displaystyle\frac{\left|1-\sqrt{2}-\sqrt{2}\right|}{\sqrt{1^2+(-\sqrt{2})^2+1^2} \cdot \sqrt{1^2+1^2+(-\sqrt{2})^2}} = \displaystyle\frac{1-2\sqrt{2}}{2\sqrt{2}}\).

Suy ra \(\left(\Delta_1; \Delta_2\right)\approx 50^{\circ}\).

Bài tập 6

Tính góc giữa đường thẳng \(\Delta\) và mặt phẳng \((P)\) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ), biết \(\Delta \colon \begin{cases} x=-1+2t \\y=4-3t \\ z=-1+4t\end{cases}\) (\(t\) là tham số) và \((P) \colon x+y+z+3=0\).

Ta có

\(\overrightarrow{u}_{\Delta}= (2;-3;4)\) và \(\overrightarrow{n}_{P}=(1;1;1)\).

\(\sin \left(\Delta; (P)\right) = \left|\cos\left(\overrightarrow{u}_{\Delta}; \overrightarrow{n}_{P}\right)\right|\) \( = \displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}_{\Delta}\cdot \overrightarrow{n}_{P}\right|}{\left|\overrightarrow{u}_{\Delta}\right| \cdot \left| \overrightarrow{n}_{P}\right|} = \displaystyle\frac{3}{\sqrt{29}\cdot \sqrt{3}} =\displaystyle\frac{\sqrt{87}}{29}\).\\

Suy ra \(\left(\Delta; (P)\right) \approx 19^{\circ}\).

Bài tập 7

Tính góc giữa hai mặt phẳng \(\left(P_1\right)\) và \(\left(P_2\right)\) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ), biết \(\left(P_1\right) \colon 2x+2y-z-1=0\) và \(\left(P_2\right) \colon x-2y-2z+3=0\).

Ta có

\(\overrightarrow{n}_{P_1}=(2;2;-1)\) và \(\overrightarrow{n}_{P_2}=(1;-2;-2)\).

\(\cos \left(\left(P_1\right);\left(P_2\right)\right) = \displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n}_{P_1} \cdot \overrightarrow{n}_{P_2}\right|}{\left|\overrightarrow{n}_{P_1}\right| \cdot \left|\overrightarrow{n}_{P_2}\right|} = 0\).

Suy ra \(\left(\left(P_1\right);\left(P_2\right)\right)=90^{\circ}\).

Bài tập 8

Trong không gian với hệ trục \(Oxyz\), cho hình lập phương \(OBCD.O'B'C'D'\) có \(O(0;0;0)\), \(B(a;0;0)\), \(D(0;a;0)\), \(O'(0;0;a)\) với \(a>0\).

a) Chứng minh rằng đường chéo \(O'C\) vuông góc với mặt phẳng \(\left(OB'D'\right)\).

b) Chứng minh rằng giao điểm của đường chéo \(O'C\) và mặt phẳng \(\left(OB'D'\right)\) là trọng tâm của tam giác \(OB'D'\).

c) Tính khoảng cách từ điểm \(B'\) đến mặt phẳng \(\left(C'BD\right)\).

d) Tính côsin của góc giữa hai mặt phẳng \(\left(CO'D\right)\) và \(\left(C'BD\right)\).

Đưa hình lập phương vào hệ trục tọa độ như trên hình, theo đề bài ta có \(O(0;0;0)\); \(B(a;0;0)\); \(C(a;a;0)\); \(D(0;a;0)\); \(O'(0;0;a)\); \(B'(a;0;a)\); \(C'(a;a;a)\); \(D'(0;a;a)\);

a) Ta có \(\overrightarrow{OB'}=(a;0;a)\); \(\overrightarrow{OD'}=(0;a;a)\); \(\overrightarrow{O'C}=(a;a;-a)\).

Khi đó \(\overrightarrow{O'C}\cdot \overrightarrow{OB'}=0\) và \(\overrightarrow{O'C}\cdot \overrightarrow{OD'}=0\) nên suy ra \(O'C \perp OB'\), \(O'C \perp OD'\). Do đó \(O'C \perp (OB'D')\).

b) Gọi \(G\) là trọng tâm tam giác \(OB'D'\), ta có \(G\left(\displaystyle\frac{a}{3}; \displaystyle\frac{a}{3}; \displaystyle\frac{2a}{3}\right)\).

Khi đó \(\overrightarrow{O'G}=\left(\displaystyle\frac{a}{3}; \displaystyle\frac{a}{3}; -\displaystyle\frac{a}{3}\right)\).

Ta có \(\overrightarrow{O'C}=(a;a;-a)\) và \(\overrightarrow{O'G}=\left(\displaystyle\frac{a}{3}; \displaystyle\frac{a}{3}; -\displaystyle\frac{a}{3}\right)\) suy ra \(\overrightarrow{O'C}=3\overrightarrow{O'G}\). Do đó \(O'\), \(G\), \(C\) thẳng hàng. Mà \(G\) là trọng tâm tam giác \(OB'D'\) nên suy ra \(G\) là giao điểm của đường chéo \(O'C\) và mặt phẳng \(\left(OB'D'\right)\).

c) Ta có \(\overrightarrow{C'B}= (0;-a;-a)\); \(\overrightarrow{C'D}=(-a;0;-a)\).

Khi đó \(\overrightarrow{O'C}\cdot \overrightarrow{C'B}=0\) và \(\overrightarrow{O'C}\cdot \overrightarrow{C'D}=0\) nên suy ra \(O'C \perp C'B\), \(O'C \perp C'D\).

Do đó \(O'C \perp (C'BD)\).

Ta có \(\overrightarrow{O'C}=(a;a;-a)=a(1;1;-1)\) nên mặt phẳng nhận véc-tơ \(\overrightarrow{n}_1=(1;1;-1)\) là một véc-tơ pháp tuyến.

Vậy mặt phẳng \((C'BD)\) đi qua \(B(a;0;0)\) và có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_1=(1;1;-1)\) nên có phương trình \(1\cdot (x-a)+1\cdot (y-0)-1\cdot (z-0) = 0\Leftrightarrow x+y-z-a=0\).

\(\mathrm{d}\left(B';(C'BD)\right)=\displaystyle\frac{a+0-a-a}{\sqrt{3}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\).

d) Tính côsin của góc giữa hai mặt phẳng \(\left(CO'D\right)\) và \(\left(C'BD\right)\).

Ta có mặt phẳng \((C'BD)\) vó véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_1=(1;1;-1)\).

Ta có \(OD'\perp (O'CD)\) và \(\overrightarrow{OD'}=(0;a;a)=a(0;1;1)\) nên mặt phẳng \((O'CD)\) nhận véc-tơ \(\overrightarrow{n_2}=(0;1;1)\) là một véc-tơ pháp tuyến.

\(\cos \left((CO'D);(C'BD)\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n}_1\cdot \overrightarrow{n}_2\right|}{\left|\overrightarrow{n}_1\right| \cdot \left|\overrightarrow{n}_2\right|}= 0\).

Bài tập 9

Hình bên dưới minh họa đường bay của một chiếc trực thăng \(H\) cất cánh từ một sân bay. Xét hệ trục tọa độ \(Oxyz\) có gốc tọa độ \(O\) là chân tháp điều khiển của sân bay; trục \(Ox\) là hướng đông, trục \(Oy\) là hướng Bắc và trục \(Oz\) là trục thẳng đứng, đơn vị trên mỗi trục là kilômét.

Trực thăng cất cánh từ điểm \(G\). véc-tơ \(\overrightarrow{r}\) chỉ vị trí của trực thăng tại thời điểm \(t\) phút sau khi cất cánh \((t\ge 0)\) có tọa độ là \(\overrightarrow{r}=(1+t; 0,5+2t; 2t)\).

a) Tìm góc \(\theta\) mà đường bay tạo với phương ngang.

b) Lập phương trình đường thẳng \(GF\), trong đó \(F\) là hình chiếu của điểm \(H\) lên mặt phẳng \((Oxy)\).

c) Trực thăng bay vào mây ở độ cao \(2\) km. Tìm tọa độ điểm mà máy bay trực thăng bắt đầu đi vào đám mây.

d) Giả sử một đỉnh núi nằm ở điểm \(M(5;4,5;3)\). Tìm giá trị của \(t\) khi \(HM\) vuông góc với đường bay \(GH\). Tìm khoảng cách từ máy bay trực thăng đến đỉnh núi tại thời điểm đó.

a) Ta có phương trình tham số của đường thẳng \(GH\) là \(\begin{cases}x=1+t \\y=0,5+2t\\ z=2t\end{cases}\), \(t\in \mathbb{R}\).

\(\sin \left(d; (Oxy)\right) = \left|\cos\left(\overrightarrow{u}_{d}; \overrightarrow{n}_{Oxy}\right)\right|\) \( = \displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}_{d}\cdot \overrightarrow{n}_{Oxy}\right|}{\left|\overrightarrow{u}_{d}\right| \cdot \left| \overrightarrow{n}_{Oxy}\right|}\) \( = \displaystyle\frac{\left|1\cdot 0 + 2\cdot 0 + 2\cdot 1\right|}{\sqrt{1^2+2^2+2^2} \cdot \sqrt{0^2+0^2+1^2}}=\displaystyle\frac{2}{3}\).

\(\Rightarrow \left(d;(Oxy)\right)\approx 41^{\circ} 49'\).

Vậy góc \(\theta\) mà đường bay tạo với phương ngang xấp xỉ \(41^{\circ} 49'\).

b) Ta có điểm \(M\left(2;2,5;4\right)\) nằm trên đường thẳng \(GH\).

Hình chiếu của \(M\) lên mặt phẳng \((Oxy)\) là \(N(2;2,5;0)\) và điểm \(N\) nằm trên đường thẳng \(GF\).

Vậy \(GF\) đi qua \(G(1;0,5;0)\) và nhận véc-tơ \(\overrightarrow{GN}=(1;2;0)\) làm véc-tơ chỉ phương, do đó có phương trình là \(\begin{cases} x=1+t\\ y=0,5+2t\\ z=0\end{cases}\), \(t\in \mathbb{R}\).

c) Trực thăng bay vào mây ở độ cao \(2\) km, khi đó ta có

\(2t=2 \Leftrightarrow t=1\). Tọa độ điểm mà máy bay bắt đầu đi vào mây là \((2;2,5;2)\).

d) Gọi \(H(1+t; 0,5+2t;2t)\) là vị trí cần tìm. Ta có \(\overrightarrow{HM}=(4-t; 4-2t; 3-2t)\).

Ta có \(HM \perp GH\) suy ra \(\overrightarrow{HM}\cdot \overrightarrow{u}_{GH} = 0 \Leftrightarrow (4-t)\cdot 1 + (4-2t)\cdot 2 + (3-2t) \cdot 2 =0 \Leftrightarrow t=2.\)

Vậy \(H(3;4,5;4)\).

Khoảng cách từ trực thăng đến đỉnh núi là

\(MH = \sqrt{(3-5)^2+(4,5-4,5)^2+(4-3)^2} =\sqrt{5} \approx 2,236\) km.

Bài tập 10

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), đài kiểm soát không lưu sân bay có tọa độ \(O(0;0;0)\), mỗi đơn vị trên trục ứng với \(1\) km. Máy bay bay trong phạm vi cách đài kiểm soát \(417\) km sẽ hiển thị trên màn hình ra đa. Một máy bay đang ở vị trí \(A\left(-688;-185;8\right)\), chuyển động theo đường thẳng \(d\) có véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=(91;75;0)\) và hướng về đài kiểm soát không lưu.

a) Xác định tọa độ của vị trí sớm nhất mà máy bay xuất hiện trên màn hình ra đa.

a) Xác định tọa độ của vị trí mà máy bay bay gần đài kiểm soát không lưu nhất. Tính khoảng cách giữa máy bay và đài kiểm soát không lưu lúc đó.

a) Xác định tọa độ của vị trí mà máy bay ra khỏi màn hình ra đa.

a) Đường thẳng \(d\) đi qua \(A(-688;-185;8)\), có véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=(91;75;0)\) nên có phương trình tham số là \(\begin{cases} x=-688 +91t \\ y=-185+75t\\ z=8\end{cases}, t\in \mathbb{R}\).

Mặt cầu \((S)\) tâm \(O(0;0;0)\) bán kính \(R=417\) có phương trình \(x^2+y^2+z^2=173\,889\).

Tọa độ giao điểm của đường thẳng \(d\) và mặt cầu \((S)\) là nghiệm của hệ

\begin{eqnarray*}&&\begin{cases}x=-688 +91t \\ y=-185+75t\\ z=8 \\ x^2+y^2+z^2=173\,889\end{cases}\\ &\Leftrightarrow & \begin{cases}x=-688 +91t \\ y=-185+75t\\ z=8 \\ (-688+91t)^2+(-185+75t)^2+8^2=173\,889\end{cases} \\ & \Leftrightarrow & \begin{cases}x=-688 +91t \\ y=-185+75t\\ z=8 \\ \left[\begin{aligned}&t=8 \\&t=3.\end{aligned}\right.\end{cases} \end{eqnarray*}

Với \(t=8 \Rightarrow \) tọa độ giao điểm thứ nhất là \(M_1 (40;415;8)\).

Với \(t=3 \Rightarrow \) tọa độ giao điểm thứ hai là \(M_2 (-506; 40;8)\).

Ta có \(AM_1 = \sqrt{889984}\) và \(AM_2 = \sqrt{76869}\), suy ra \(AM_2 < AM_1\). Vậy tọa độ của vị trí sớm nhất mà máy bay xuất hiện trên màn hình ra đa là \(M_2=(-506;40;8)\). Điểm \(M_2\) chính là điểm \(B\) trên hình vẽ.

a) Gọi \((P)\) là mặt phẳng đi qua \(O\) và vuông góc với đường thẳng \(d\).

Ta có \((P) \perp d\) nên nhận véc-tơ chỉ phương của \(d\) là một véc-tơ pháp tuyến.

Vậy \((P)\) đi qua \(O(0;0;0)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_{P}=\overrightarrow{u}_d=(91;75;0)\) nên có phương trình \(91\cdot (x-0)+75\cdot (y-0)+0\cdot (z-0)=0 \Leftrightarrow 91x+75y=0\).

Gọi \(K\) là hình chiếu vuông góc của \(O\) lên đường thẳng \(d\), ta có \(K\) là giao của đường thẳng \(d\) và mặt phẳng \((P)\). Khi đó tọa độ của \(K\) là nghiệm của hệ phương trình

\begin{eqnarray*}&&\begin{cases}x=-688 +91t \\ y=-185+75t\\ z=8 \\ 91x+75y=0\end{cases}\\ &\Leftrightarrow& \begin{cases}x=-688 +91t \\ y=-185+75t\\ z=8 \\ 91 \cdot(-688 +91t)+75 \cdot (-185+75t)=0\end{cases}\\ &\Leftrightarrow& \begin{cases} t=\displaystyle\frac{11}{2} \\ x=-\displaystyle\frac{375}{2}\\y=\displaystyle\frac{455}{2}\\z=8.\end{cases}\end{eqnarray*}

Vậy \(K\left(-\displaystyle\frac{375}{2};\displaystyle\frac{455}{2};8\right)\). Tọa độ của vị trí mà máy bay bay gần đài kiểm soát không lưu nhất chính là \(K\left(-\displaystyle\frac{375}{2};\displaystyle\frac{455}{2};8\right)\).

Khoảng cách giữa máy bay và đài kiểm soát không lưu lúc này là \(KO=\sqrt{\displaystyle\frac{173953}{2}} \approx 295\) km.

a) Tọa độ của vị trí mà máy bay ra khỏi màn hình ra đa là \(M_1 (40;415;8)\) và chính là điểm \(C\) trên hình vẽ.