ÔN TẬP CHƯƠNG IV

Bài tập sách Chân trời sáng tạo

Bài tập sách Kết nối tri thức

Bài tập sách Cánh diều

Bài tập 1

Tìm

a) \(\displaystyle\int2x(x^3-x+2)\mathrm{d}x\,\);

b) \(\displaystyle\int\left(2x+\displaystyle\frac1{x^3}\right)\mathrm{d}x\,\);

c) \(\displaystyle\int(3+2\tan^2x)\mathrm{d}x\,\);

d) \(\displaystyle\int(1-3\cot^2x)\mathrm{d}x\,\);

e) \((\sin x+2^{-x+1})\mathrm{d}x\,\);

f) \(\displaystyle\int(2\cdot6^{2x}-\mathrm{e}^{-x+1})\mathrm{d}x\,\).

a) \(\displaystyle\int2x(x^3-x+2)\mathrm{d}x\,=\displaystyle\int(2x^4-2x^2+4x)\mathrm{d}x\,\) \(=\displaystyle\frac25x^5-\displaystyle\frac23x^3+2x^2+C\).

b) \(\displaystyle\int\left(2x+\displaystyle\frac1{x^3}\right)\mathrm{d}x\,=\displaystyle\int(2x+x^{-3})\mathrm{d}x\,\) \(=x^2-\displaystyle\frac1{2x^2}+C\);

c) \(\displaystyle\int(3+2\tan^2x)\mathrm{d}x\,=\displaystyle\int\left[3+2\left(\displaystyle\frac1{\cos^2x}-1\right)\right]\mathrm{d}x\,\) \(=\displaystyle\int\left(1+2\cdot\displaystyle\frac1{\cos^2x}\right)\mathrm{d}x\,=x+2\tan x+C\);

d) \(\displaystyle\int(1-3\cot^2x)\mathrm{d}x\,=\displaystyle\int\left[1-3\left(\displaystyle\frac1{\sin^2x}-1\right)\right]\mathrm{d}x\,\) \(=\displaystyle\int\left(4-3\cdot\displaystyle\frac1{\sin^2x}\right)\mathrm{d}x\,=4x+3\cot x+C\);

e) \(\displaystyle\int(\sin x+2^{-x+1})\mathrm{d}x\,=-\cos x-\displaystyle\frac{2^{-x+1}}{\ln2}+C\);

f) \(\displaystyle\int(2\cdot6^{2x}-\mathrm{e}^{-x+1})\mathrm{d}x\,=2\cdot\displaystyle\frac{6^{2x}}{2\ln6}-\displaystyle\frac{\mathrm{e}^{-x+1}}{-1}+C\) \(=\displaystyle\frac{6^{2x}}{\ln6}+\mathrm{e}^{-x+1}+C\).

Bài tập 2

a) Cho hàm số \(f(x)=x^2+\mathrm{e}^{-x}\). Tìm nguyên hàm \(F(x)\) của hàm số \(f(x)\) trên \(\mathbb{R}\) sao cho \(F(0)=2\,023\).

b) Cho hàm số \(g(x)=\displaystyle\frac1x\) \((x>0)\). Tìm nguyên hàm \(G(x)\) của hàm số \(g(x)\) trên khoảng \((0;+\infty)\) sao cho \(G(1)=2\,023\).

a) Ta có \(F(x)=\displaystyle\int(x^2+\mathrm{e}^{-x})\mathrm{d}x\,=\displaystyle\frac13x^3-\mathrm{e}^{-x}+C\).

Vì \(F(0)=2\,023\) nên \(-\mathrm{e}^0+C=2\,023\Leftrightarrow C=2\,024\).

Vậy, \(F(x)=\displaystyle\frac13x^3-\mathrm{e}^{-x}+2\,024\).

b) Ta có \(G(x)=\displaystyle\int\displaystyle\frac1x\mathrm{d}x\,=\ln|x|+C=\ln x+C\).

Vì \(G(1)=2\,023\) nên \(\ln 1+C=2\,023\Leftrightarrow C=2\,023\).

Vậy, \(G(x)=\ln x+2\,023\).

Bài tập 3

Tính

a) \(\displaystyle\int\limits_{-1}^1(x+2)^3\mathrm{d}x\,\);

b) \(\displaystyle\int\limits_1^2\displaystyle\frac2{x^2}\mathrm{d}x\,\);

c) \(\displaystyle\int\limits_1^4x^2\sqrt x\mathrm{d}x\,\);

d) \(\displaystyle\int\limits_{-1}^02^{3x+2}\mathrm{d}x\,\);

e) \(\displaystyle\int\limits_0^22^x\cdot3^{x+1}\mathrm{d}x\,\);

f) \(\displaystyle\int\limits_0^1\displaystyle\frac{7^x}{11^x}\mathrm{d}x\,\).

a) Đặt \(u=x+2\) ta có \(\mathrm{d}x\,=\mathrm{d}u\,\). Khi \(x=-1\Rightarrow u=1\); \(x=1\Rightarrow u=3\).

Khi đó \(\displaystyle\int\limits_{-1}^1(x+2)^3\mathrm{d}x\,=\displaystyle\int\limits_1^3u^3\mathrm{d}u\,=\displaystyle\frac{u^4}{4}\Big|_1^3=\displaystyle\frac{3^4-1^4}{4}=20\).

b) \(\displaystyle\int\limits_1^2\displaystyle\frac2{x^2}\mathrm{d}x\,=2\displaystyle\int\limits_1^2x^{-2}\mathrm{d}x\,=-\displaystyle\frac2x\Big|_1^2=-\displaystyle\frac21+\displaystyle\frac22=-1\).

c) \(\displaystyle\int\limits_1^4x^2\sqrt x\mathrm{d}x\,=\displaystyle\int\limits_1^4x^{\tfrac52}\mathrm{d}x\,=\displaystyle\frac27x^{\tfrac72}\Big|_1^4=\displaystyle\frac27(4^{\tfrac72}-1^{\tfrac72})\) \(=\displaystyle\frac27\cdot127=\displaystyle\frac{254}{7}.\)

d) Đặt \(u=3x+2\) ta có \(\mathrm{d}u\,=3\mathrm{d}x\,\) và khi \(x=-1\Rightarrow u=-1\); \(x=0\Rightarrow u=2\).

Khi đó \(\displaystyle\int\limits_{-1}^02^{3x+2}\mathrm{d}x\,=\displaystyle\frac13\displaystyle\int\limits_{-1}^22^u\mathrm{d}u\,=\displaystyle\frac13\cdot\displaystyle\frac{2^u}{\ln 2}\Big|_{-1}^2\) \(=\displaystyle\frac1{3\ln 2}(2^2-2^{-1})=\displaystyle\frac{7}{6\ln2}\).

e) \(\displaystyle\int\limits_0^22^x\cdot3^{x+1}\mathrm{d}x\,=\displaystyle\int\limits_0^23\cdot6^x\mathrm{d}x\,\) \(=\displaystyle\frac2{\ln6}6^x\Big|_0^2=\displaystyle\frac2{\ln6}(6^2-6^0)=\displaystyle\frac{70}{\ln6}\).

f) \(\displaystyle\int\limits_0^1\displaystyle\frac{7^x}{11^x}\mathrm{d}x\,=\displaystyle\int\limits_0^1\left(\displaystyle\frac7{11}\right)^x\mathrm{d}x\,=\displaystyle\frac1{\ln\displaystyle\frac7{11}}\left(\displaystyle\frac7{11}\right)^x\Big|_0^1\) \(=\displaystyle\frac1{\ln7-\ln11}\left(\displaystyle\frac7{11}-1\right)=\displaystyle\frac4{11(\ln11-\ln7)}\).

Bài tập 4

Một khinh khí cầu bay với độ cao (so với mực nước biển) tại thời điểm \(t\) là \(h(t)\), trong đó \(t\) tính bằng phút, \(h(t)\) tính bằng mét. Tốc độ bay của khinh khí cầu được cho bởi hàm số \(v(t)=-0{,}12t^2+1{,}2t,\) với \(t\) tính bằng phút, \(v(t)\) tính bằng mét/phút. Tại thời điểm xuất phát \((t=0)\), khinh khí cầu ở độ cao \(520\) m và \(5\) phút sau khi xuất phát, khinh khí cầu đã ở độ cao \(530\) m.

a) Viết công thức xác định hàm số \(h(t)\) \((0\le t\le29)\).

b) Độ cao tối đa của khinh khí cầu khi bay là bao nhiêu?

c) Khi nào khinh khí cầu sẽ trở lại độ cao khi xuất phát?

a) Công thức xác định hàm số \(h(t)\) là

\begin{align*}h(t)&=\displaystyle\int v(t)\mathrm{d}t\,=\displaystyle\int(-0{,}12t^2+1{,}2t)\mathrm{d}t\,\\ &=-\displaystyle\frac{0{,}12}3t^3+\displaystyle\frac{1{,}2}2t^2+C=-0{,}04t^3+0{,}6t^2+C.\end{align*}

Vì \(h(0)=520\) nên \(C=520\).

Vậy \(h(t)=-0{,}04t^3+0{,}6t^2+520\).

b) Ta có \(h'(t)=v(t)=-0{,}12t^2+1{,}2t=0\Leftrightarrow\left[\begin{aligned}&t=0\\&t=10.\end{aligned}\right.\)

Lập bảng biến thiên, ta được

Vậy độ cao của khinh khí cầu khi bay là \(540\) mét.

c) Khi khí cầu trở lại độ cao khi xuất phát ứng với \(t\) là nghiệm của phương trình

\(h(t)=h(0)\Leftrightarrow -0{,}04t^3+0{,}6t^2+520=520\) \(\Leftrightarrow\left[\begin{aligned}&t=0\\&t=15.\end{aligned}\right.\)

Vậy \(15\) phút sau khi xuất phát thì khinh khí cầu trở lại độ cao khi xuất phát.

Bài tập 5

Một công trình xây dựng dự kiến hoàn thành trong \(100\) ngày. Số lượng công nhân được sử dụng tại thời điểm \(t\) cho bởi hàm số \(m(t)=500+50\sqrt t-10t,\) trong đó \(t\) tính theo ngày (\(0\le t\le100\)), \(m(t)\) tính theo người.

a) Khi nào có \(360\) công nhân được sử dụng?

b) Khi nào số công nhân được sử dụng lớn nhất?

c) Gọi \(M(t)\) là số ngày công được tính đến hết ngày thứ \(t\) (kể từ khi khởi công công trình). Trong kinh tế xây dựng, người ta đã biết rằng \(M'(t)=m(t)\). Tổng cộng cần bao nhiêu ngày công để hoàn thành công trình xây dựng đó?

a) Khi có \(360\) công nhân được sử dụng ta có

\begin{align*}m(t)=360&\Leftrightarrow 500+50\sqrt t-10t=360\Leftrightarrow 10t-50\sqrt t-140=0\\ &\Leftrightarrow\left[\begin{aligned}&\sqrt t=7\\&\sqrt t=-2\text{ (loại)}\end{aligned}\right.\Leftrightarrow t=49.\end{align*}

Vậy sau \(t\) ngày thì có \(360\) công nhân được sử dụng.

b) Ta có

\(m'(t)=50\cdot\displaystyle\frac1{2\sqrt t}-10=0\Leftrightarrow \sqrt t=\displaystyle\frac{25}{10}=2{,}5\Leftrightarrow t=2{,}5^2=6{,}25\).

Ta có \(m(0)=500\); \(m(2)=560\); \(m(3)=560\); \(m(10)=0\).

Vậy số công nhân được sử dụng nhiều nhất vào ngày thứ \(2\) và ngày thứ \(3\).

c) Vì \(M'(t)=m(t)\) nên tổng số ngày công để hoành thành công trình đó là

\(\int\limits_0^{100}M'(t)\mathrm{\,d}t=\int\limits_0^{100}(500+50\sqrt t-10t)\mathrm{\,d}t\approx33~333\text{ (ngày).}\)

Cách khác, ta có

\begin{align*}M(t)&=\displaystyle\int m(t)\mathrm{\,d}t=\displaystyle\int(500+50\sqrt t-10t)\mathrm{\,d}t\cr&=500t+50\cdot\displaystyle\frac23t^{\frac32}-10\cdot\displaystyle\frac{t^2}2+C=500t+\displaystyle\frac{1000}{3}t\sqrt t-5t^2+C.\end{align*}

Vì \(M(0)=0\) nên \(C=0\).

Vậy số ngày công để hoành thành công trình đó là

\(M(100)=500\cdot100+\displaystyle\frac{1000}{3}\cdot100\cdot\sqrt{100}-5\cdot100^2\approx33~333\text{ (ngày).}\)

Bài tập 6

Trong bài này, ta xét một tình huống giả định có một học sinh sau kì nghỉ đã mang virú cúm quay trở lại khuôn viên trường học biệt lập với \(1~000\) học sinh. Sau khi có sự tiếp xúc giữa các học sinh, vius cúm lây lan trong khuôn viên trường. Giả thiết hệ thống chống dịch chưa được khởi động và virus cúm được lây lan tự nhiên. Gọi \(P(t)\) là số học sinh bị nhiếm virus cúm ở ngày thứ \(t\) tính từ ngày học sinh mang virus cúm quay trở lại khuôn viên trường. Biết rằng tốc độ lây lan của virus cúm tỉ lệ thuận với số học sinh không bị nhiễm virus cúm theo tỉ lệ là hằng số \(k\ne0\). Số học sinh bị nhiễm virus cúm sau \(4\) ngày là \(52\) học sinh. Xác định số học sinh bị nhiễm virus cúm sau \(10\) ngày.

Tốc độ lây lan của virus cúm ở ngày thứ \(t\) là \(P'(t)\) nên ta có

\begin{align*}&P'(t)=k(1~000-P(t))\\ \Leftrightarrow\ &P'(t)+k\cdot P(t)=k\cdot1~000\\ \Rightarrow\ &(\mathrm{e}^{kt}P(t))'=1~000k\mathrm{e}^{kt}\\ \Rightarrow\ &\mathrm{e}^{kt}P(t)=\int1~000k\mathrm{e}^{kt}\mathrm{\,d}t=1~000\mathrm{e}^{kt}+C\\ \Rightarrow\ &P(t)=1~000+C\cdot\mathrm{e}^{-kt}.\end{align*}

Vì \(P(4)=52\) nên \(1~000+C\cdot\mathrm{e}^{-4k}=52\Leftrightarrow C=-948\mathrm{e}^{4k}\).

Vậy, \(P(10)=1~000-948\mathrm{e}^{4k-k\cdot10}=1~000-948\mathrm{e}^{-6k}\).

Bài tập 7

Một chiếc xe ô tô chạy thẻ nghiệm trên một đường thẳng bắt đầu từ trạng thái đứng yên. Tốc độ của chiếc xe ô tô đó (tính bằng mét/giây) lần lượt ở giây thứ \(10\), thứ \(20\), thứ \(30\), thứ \(40\), thứ \(50\) và thứ \(60\) được ghi lại trong bảng sau:

a) Hãy xây dựng hàm số bậc ba \(y=f(x)=ax^3+bx^2+cx+d\) (\(a\ne0\)) để biểu diễn các số liệu ở bảng trên, tức là ở hệ trục tọa độ \(Oxy\), đồ thị của hàm số đó trên nửa khoảng \([0;+\infty)\) "gần" với các điểm \(O(0;0)\), \(B(10;5)\), \(C(20;21)\), \(D(30;40)\), \(E(40;62)\), \(G(50;78)\), \(K(60;83)\).

b) Hãy tính (gần đúng) quãng đường mà xe ô tô đó đã đi được tính đến giây thứ \(60\) của quá trình thử nghiệm.

a) Từ dữ liệu đề bài, ta có hệ

\(\begin{cases}d=0\\10^3a+10^2b+10c+d=5\\20^3a+20^2b+20c+d=21\\30^3a+30^2b+30c+d=40\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}a=-\displaystyle\frac1{750}\\b=\displaystyle\frac{19}{200}\\c=-\displaystyle\frac{19}{60}\\d=0.\end{cases}\)

Từ đó ta có

\(f(x)=-\displaystyle\frac1{750}x^3+\displaystyle\frac{19}{200}x^2-\displaystyle\frac{19}{60}x\).

b) Quãng đường mà xe ô tô đó đã đi được tính đến giây thứ \(60\) là

\(S=\int\limits_0^60f(t)\mathrm{\,d}t=1~950\text{ (mét).}\)

Bài tập 8

Giả sử \(A,B\) lần lượt là diện tích các hình được tô màu ở hình bên.

a) Tính các diện tích \(A,B\).

b) Biết \(B=3A\). Biểu diễn \(b\) theo \(a\).

a) Ta có

\begin{align*}A&=\displaystyle\int\limits_0^a\mathrm{e}^x\mathrm{d}x\,=\mathrm{e}^x\Big|_0^a=\mathrm{e}^a-1\\ B&=\displaystyle\int\limits_0^b\mathrm{e}^x\mathrm{d}x\,=\mathrm{e}^x\Big|_0^b=\mathrm{e}^b-1.\end{align*}

b) Khi đó

\begin{align*}B=3A&\Leftrightarrow\mathrm{e}^b-1=3(\mathrm{e}^a-1)\Leftrightarrow\mathrm{e}^b=3\mathrm{e}^a-2\Leftrightarrow b=\ln(3\mathrm{e}^a-2).\end{align*}

Bài tập 9

Hình bên minh họa mặt cắt đứng của một bức tường cũ có dạng hình chữ nhật với một cổng ra vào có dạng hình parabol với các kích thước được cho như trong hình đó. Người ta dự định sơn lại mặt ngoài của bức tường đó. Chi phí để sơn bức tường là \(15\,000\) đồng/1m\(^2\). Tổng chi phí để sơn lại toàn bộ mặt ngoài của bức tường đó sẽ là bao nhiêu?

Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ bên. Giả sử parabol có phương trình dạng \((P)\colon y=ax^2+bx+c\).

Vì parabol có đỉnh là \((0;4{,}8)\), cắt trục hoành tại \(A(-2;0)\), \(B(2;0)\) nên

\(\begin{cases}-\displaystyle\frac b{2a}=0\\ 4a+2b+c=0\\ c=4{,}8\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}a=-1{,}2\\b=0\\c=4{,}8.\end{cases}\)

Vậy \((P)\colon y=-1{,}2x^2+4{,}8\).

Suy ra diện tích cổng là

\(S_1=\displaystyle\int\limits_{-2}^2(-1{,}2x^2+4{,}8)\mathrm{d}x\,\) \(=(-0{,}4x^3+4{,}8x)\Big|_{-2}^2=12{,}8\text{ (m\(^2\)).}\)

Từ đó diện tích cần sơn là \(10(2+4+2)-12{,}8=67{,}2\) m\(^2\).

Tổng chi phí để sơn lại toàn bộ mặt ngoài của bức tường đó là \(67{,}2\cdot15\,000=1\,008\,000\) đồng.

Bài tập 10

Cho khối tròn xoay như hình bên.

a) Hình phẳng được giới hạn bởi các đường nào để khi quay quanh trục \(Ox\) được khối tròn xoay như hình bên.

b) Tính thể tích khối tròn xoay đó.

a) Hình phẳng được giới hạn bởi các đường \(y=x^2-4x+5\); \(y=0\); \(x=1\); \(x=4\).

b) Thể tích khối tròn xoay là

\begin{align*}V&=\pi\displaystyle\int\limits_1^4(x^2-4x+5)^2\mathrm{d}x\,=\pi\displaystyle\int\limits_1^4(x^4+16x^2+25-8x^3+10x^2-40x)\mathrm{d}x\,\\ &=\pi\left(\displaystyle\frac{x^5}{5}-2x^4+\displaystyle\frac{26}{3}x^3-20x^2+25x\right)\Big|_1^4=\displaystyle\frac{78\pi}{5}.\end{align*}