ÔN TẬP CHƯƠNG II

Bài tập sách Chân trời sáng tạo

Bài tập sách Kết nối tri thức

Bài tập sách Cánh diều

Bài tập 1

Cho hai véc-tơ \(\overrightarrow{u}=(1;-2;3)\) và \(\overrightarrow{v}=(3;4;-5)\). Hãy chỉ ra tọa độ của một véc-tơ \(\overrightarrow{w}\) khác \(\overrightarrow{0}\) vuông góc với cả hai véc-tơ \(\overrightarrow{u}\) và \(\overrightarrow{v}\).

Ta có \([\overrightarrow{u},\overrightarrow{v}]=(-2;14;10)\).

Chọn \(\overrightarrow{w}=(-2;14;10)\ne \overrightarrow{0}\), ta có \(\overrightarrow{w}\) vuông góc với cả hai véc-tơ \(\overrightarrow{u}\) và \(\overrightarrow{v}\).

Bài tập 2

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có cạnh bằng \(a\). Gọi \(M\), \(N\) lần lượt là trung điểm của các cạnh \(AA'\) và \(CC'\). Tính góc giữa hai véc-tơ \(\overrightarrow{MN}\) và \(\overrightarrow{AD'}\).

Xét hệ trục tọa độ \(Oxyz\) gắn với hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) như hình vẽ, đơn vị của mỗi trục bằng \(a\).

Khi đó \(A(0;0;0)\), \(B(a;0;0)\), \(D(0;a;0)\),

\(C(a;a;0)\), \(A'(0;0;a)\), \(B'(a;0;a)\), \(D'(0;a;a)\), \(C'(a;a;a)\).

Ta có \(M\) là trung điểm \(AA'\) suy ra tọa độ của \(M\) là \(\left(0;0;\displaystyle\frac{1}{2}a\right)\).

Mặt khác \(N\) là trung điểm \(CC'\) suy ra tọa độ của \(N\) là \(\left(a;a;\displaystyle\frac{1}{2}a\right)\).

Suy ra \(\overrightarrow{MN}=(a;a;0)\), \(\overrightarrow{AD'}=(0;a;a)\).

Khi đó

\(\cos (\overrightarrow{MN},\overrightarrow{AD'})=\displaystyle\frac{\overrightarrow{MN}\cdot \overrightarrow{AD'}}{|\overrightarrow{MN}|\cdot |\overrightarrow{AD'}|}=\displaystyle\frac{a\cdot 0+a\cdot a+0\cdot a}{\sqrt{a^2+a^2+0^2}\cdot \sqrt{0^2+a^2+a^2}}=\displaystyle\frac{1}{2}a.\)

Vậy góc giữa hai véc-tơ \(\overrightarrow{MN}\) và \(\overrightarrow{AD'}\) bằng \(60^\circ\).

Bài tập 3

Xét hệ tọa độ \(Oxyz\) gắn với hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) như hình vẽ, đơn vị của mỗi trục bằng độ dài cạnh của hình lập phương. Biết \(A(0;0;0)\), \(B(1;0;0)\), \(D(0;1;0)\), \(A'(0;0;1)\).

a) Xác định tọa độ các đỉnh còn lại của hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\).

b) Xác định tọa độ trọng tâm \(G\) của tam giác \(A'BD\).

c) Xác định tọa độ các véc-tơ \(\overrightarrow{OG}\) và \(\overrightarrow{OC'}\). Chứng minh rằng ba điểm \(O\), \(G\), \(C'\) thẳng hàng và \(\overrightarrow{OG}=\displaystyle\frac{1}{3}OC'\).

a) Tọa độ các đỉnh của hình lập phương lần lượt là

\(C(1;1;0)\), \(B'(1;0;1)\), \(D'(0;1;1)\), \(C'(1;1;1)\).

b) Tọa độ trọng tâm \(G\) của tam giác \(A'BD\) là \(G\left(\displaystyle\frac{1}{3};\displaystyle\frac{1}{3};\displaystyle\frac{1}{3}\right).\)

c) Tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{OG}=\left(\displaystyle\frac{1}{3};\displaystyle\frac{1}{3};\displaystyle\frac{1}{3}\right)\) và \(\overrightarrow{OC'}=(1;1;1)\).

Khi đó, \(\overrightarrow{OG}=\displaystyle\frac{1}{3}\overrightarrow{OC'}\) suy ra \(\overrightarrow{OG}\), \(\overrightarrow{OC'}\) cùng phương nên ba điểm \(O\), \(G\), \(C'\) thẳng hàng và \(\overrightarrow{OG}=\displaystyle\frac{1}{3}\overrightarrow{OC'}\).

Bài tập 4

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho \(A(2;0;-3)\), \(B(0;-4;5)\) và \(C(-1;2;0)\).

a) Chứng minh rằng ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) không thẳng hàng.

b) Tìm tọa độ của điểm \(D\) sao cho tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành.

c) Tìm tọa độ trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC\).

d) Tính chu vi của tam giác \(ABC\).

e) Tính \(\cos \widehat{BAC}\).

a) Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-2;-4;8)\), \(\overrightarrow{AC}=(-3;2;3)\).

Khi đó \(\overrightarrow{AB}\ne k\overrightarrow{AC}\) với mọi \(k\in \mathbb{R}\) nên \(\overrightarrow{AB}\), \(\overrightarrow{AC}\) không cùng phương.

Vậy ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) không thẳng hàng.

b) Tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành khi và chỉ khi

\(\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{DC}\Leftrightarrow \begin{cases}-2=-1-x_D\\-4=2-y_D\\8=0-z_D\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x_D=-1\\y_D=6\\z_D=2.\end{cases}\)

Vậy \(D(-1;6;2)\).

c) Tọa độ trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC\) là

\(G\left(\displaystyle\frac{1}{3};\displaystyle\frac{-2}{3};\displaystyle\frac{2}{3}\right).\)

d) Ta có

\(\overrightarrow{AB}=(-2;-4;8)\Rightarrow AB=2\sqrt{21};\)

\(\overrightarrow{AC}=(-3;2;3)\Rightarrow AC=\sqrt{22};\)

\(\overrightarrow{BC}=(-1;6;-5)\Rightarrow BC=\sqrt{62}.\)

Suy ra chu vi của tam giác \(ABC\) bằng \(AB+AC+BC=2\sqrt{21}+\sqrt{22}+\sqrt{62}\approx 21{,}73\).

e) Ta có

\(\cos \widehat{BAC}=\cos \left(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right)=\displaystyle\frac{\overrightarrow{AB}\cdot \overrightarrow{AC}}{AB\cdot AC}=\displaystyle\frac{(-2)\cdot (-3)+(-4)\cdot 2+8\cdot 3}{2\sqrt{21}\cdot \sqrt{22}}=\displaystyle\frac{\sqrt{462}}{42}.\)

Bài tập 5

Một chiếc máy quay được đặt trên một giá đỡ ba chân với điểm đặt \(E(0;0;6)\) và các điểm tiếp xúc với mặt đất của ba chân lần lượt là

\(A_1(0;1;0),A_2\left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};0\right),A_3\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};0\right).\)

Biết rằng trọng lượng của chiếc máy là \(300\) N (hình vẽ). Tìm tọa độ của các lực tác dụng lên giá đỡ \(\overrightarrow{F_1}\), \(\overrightarrow{F_2}\), \(\overrightarrow{F_3}\).

Theo giả thiết ta suy ra

\(\overrightarrow{EA_1}=(0;1;-6)\); \(\overrightarrow{EA_2}=\left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};-6\right)\);\break \(\overrightarrow{EA_3}=\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};-6\right)\).

Suy ra \(|\overrightarrow{EA_1}|=|\overrightarrow{EA_2}|=|\overrightarrow{EA_3}|=\sqrt{37}\). Do đó \(|\overrightarrow{F_1}|=|\overrightarrow{F_2}|=|\overrightarrow{F_3}|\).

Vì vậy, tồn tại hằng số \(c\ne 0\) sao cho

\(\overrightarrow{F_1}=c\cdot \overrightarrow{EA_1}=(0;c;-6c);\)

\(\overrightarrow{F_2}=c\cdot \overrightarrow{EA_2}=\left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}c;-\displaystyle\frac{1}{2}c;-6c\right);\)

\(\overrightarrow{F_3}=c\cdot \overrightarrow{EA_3}=\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}c;-\displaystyle\frac{1}{2}c;-6c\right).\)

Suy ra \(\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_3}=(0;0;-18c)\).

Mặt khác, ta có \(\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_3}=\overrightarrow{F}\), trong đó \(\overrightarrow{F}=(0;0;-300)\) là trọng lực tác dụng lên máy quay. Suy ra \(-18c=-300\), tức là \(c=\displaystyle\frac{50}{3}\).

Vậy \(\overrightarrow{F_1}=\left(0;\displaystyle\frac{50}{3};-100\right)\); \(\overrightarrow{F_2}=\left(\displaystyle\frac{25\sqrt{3}}{3};-\displaystyle\frac{25}{3};-100\right)\); \(\overrightarrow{F_3}=\left(-\displaystyle\frac{25\sqrt{3}}{3};-\displaystyle\frac{25}{3};-100\right)\)