\(\S1\) KHOẢNG BIẾN THIÊN VÀ KHOẢNG TỨ PHÂN VỊ CỦA MẪU SỐ LIỆU GHÉP NHÓM

Bài tập sách Chân trời sáng tạo

Bài tập sách Kết nối tri thức

Bài tập sách Cánh diều

Bài tập 1

Bảng bên dưới biểu diễn mẫu số liệu ghép nhóm thống kê mức lương của một công ty (đơn vị: triệu đồng).

a) Tính khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm đó.

b) Tính khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm đó.

a) Trong mẫu số liệu ghép nhóm, ta có: đầu mút trái của nhóm \(1\) là \(a_1=10\), đầu mút phải của nhóm \(6\) là \(a_6=40\). Vậy khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm là

\(R=a_6-a_1=40-10=30\) (triệu đồng).

b) Số phần tử của mẫu là \(60\).

Ta có \(\displaystyle\frac{n}{4}=\displaystyle\frac{60}{4}=15\). Suy ra nhóm \(1\) là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng \(15\). Xét nhóm \(1\) là nhóm \([10; 15)\) có \(s=10\); \(h=5\); \(n_1=15\) và tần số tích lũy nhóm trước xem là \(0\).

Tứ phân vị thứ nhất: \(Q_1=10+\displaystyle\frac{15-0}{15}\cdot 5 = 15\) (triệu đồng).

Ta có \(\displaystyle\frac{3n}{4}=\displaystyle\frac{3\cdot 60}{4}=45\), mà \(43<45<53\). Suy ra nhóm \(4\) là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng \(45\). Xét nhóm \(4\) là nhóm \([25; 30)\) có \(s=25\); \(h=5\); \(n_4=10\) và tần số tích lũy của nhóm trước là \(cf_3=43\).

Tứ phân vị thứ ba: \(Q_3=25+\displaystyle\frac{45-43}{10}\cdot 5 = 26\) (triệu đồng).

Vậy khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm đã cho là

\(\Delta_Q=Q_3-Q_1=26-15=11\) (triệu đồng).

Bài tập 2

Bảng bên dưới biểu diễn mẫu số liệu ghép nhóm về độ tuổi của cư dân trong một khu phố.

a) Tính khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm đó.

b) Tính khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm đó.

a) Trong mẫu số liệu ghép nhóm, ta có: đầu mút trái của nhóm \(1\) là \(a_1=20\), đầu mút phải của nhóm \(5\) là \(a_5=90\). Vậy khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm là

\(R=a_6-a_1=80-20=60\) (tuổi).

b) Số phần tử của mẫu là \(100\).

Ta có \(\displaystyle\frac{n}{4}=\displaystyle\frac{100}{4}=25\). Suy ra nhóm \(1\) là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng \(25\). Xét nhóm \(1\) là nhóm \([20; 30)\) có \(s=20\); \(h=10\); \(n_1=25\) và tần số tích lũy nhóm trước xem là \(0\).

Tứ phân vị thứ nhất: \(Q_1=20+\displaystyle\frac{25-0}{25}\cdot 10 = 30\) (tuổi).

Ta có \(\displaystyle\frac{3n}{4}=\displaystyle\frac{3\cdot 100}{4}=75\), mà \(65<75<80\). Suy ra nhóm \(4\) là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng \(75\). Xét nhóm \(4\) là nhóm \([50; 60)\) có \(s=50\); \(h=10\); \(n_4=15\) và tần số tích lũy của nhóm trước là \(cf_3=65\).

Tứ phân vị thứ ba: \(Q_3=50+\displaystyle\frac{75-65}{15}\cdot 10 \approx 56{,}7\) (tuổi).

Vậy khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm đã cho là

\(\Delta_Q=Q_3-Q_1=56{,}7-30=26{,}7\) (tuổi).