\(\S2\) GIÁ TRỊ LỚN NHẤT, GIÁ TRỊ NHỎ NHẤT CỦA HÀM SỐ

Bài tập sách Chân trời sáng tạo

Bài tập sách Kết nối tri thức

Bài tập sách Cánh diều

Bài tập 1

Tìm giá trị lớn nhất của mỗi hàm số sau:

\(\bullet\,\) \(f(x)=\displaystyle\frac{4}{1+x^2}\);

\(\bullet\,\) \(f(x)=x-\displaystyle\frac{3}{x}\) trên nửa khoảng \((0;3]\).

\(\bullet\,\) Xét hàm số \(f(x)=\displaystyle\frac{4}{1+x^2}\).

Tập xác định \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\).

Các giới hạn

\(\begin{aligned}& \lim\limits_{x\to-\infty}f(x)=0;\\& \lim\limits_{x\to+\infty}f(x)=0.\end{aligned}\)

Đạo hàm \(f'(x)=\displaystyle\frac{-8x}{\left(1+x^2\right)^2}\).

Cho \(f'(x)=0 \Leftrightarrow x=0\)

Bảng biến thiên

Căn cứ vào bảng biến thiên, ta có \(\max\limits_{\mathscr{D}}f(x)=f(0)=4\).

\(\bullet\,\) Xét hàm số \(f(x)=x-\displaystyle\frac{3}{x}\) trên nửa khoảng \((0;3]\).

Đạo hàm \(f'(x)=1+\displaystyle\frac{3}{x^2}\); ta có \(f'(x)>0\ \forall x\in(0;3]\).

Vậy \(\max\limits_{(0;3]}f(x)=2\) tại \(x=3\).

Bài tập 2

Tìm giá trị nhỏ nhất của mỗi hàm số sau:

\(\bullet\,\) \(f(x)=x+\displaystyle\frac{4}{x}\) trên khoảng \((0;+\infty)\);

\(\bullet\,\) \(f(x)=x^3-12x+1\) trên khoảng \((1;+\infty)\).

\(\bullet\,\) Xét hàm số \(f(x)=x+\displaystyle\frac{4}{x}\) trên khoảng \((0;+\infty)\).

Đạo hàm \(f'(x)=1-\displaystyle\frac{4}{x^2}=\displaystyle\frac{x^2-4}{x^2}\).

Cho \(f'(x)=0 \Leftrightarrow x^2-4=0 \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=2\in(0;+\infty)\\&x=-2\notin(0;+\infty).\end{aligned}\right.\)

Bảng biến thiên

Căn cứ vào bảng biến thiên, ta có \(\min\limits_{(0;+\infty)}f(x)=4\).

\(\bullet\,\) Xét hàm số \(f(x)=x^3-12x+1\) xác định trên khoảng \((1;+\infty)\).

Các giới hạn \(\lim\limits_{x\to1^+}f(x)=-10\), \(\lim\limits_{x\to+\infty}f(x)=+\infty\).

Đạo hàm \(f'(x)=3x^2-12\).

Cho \(f'(x)=0 \Leftrightarrow 3x^2-12=0 \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=2\in(1;+\infty)\\&x=-2\notin(1;+\infty).\end{aligned}\right.\)

Bảng biến thiên

Căn cứ vào bảng biến thiên, ta có \(\min\limits_{(1;+\infty)}f(x)=-15\).

Bài tập 3

Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của mỗi hàm số sau:

\(\bullet\,\) \(f(x)=x^3-\displaystyle\frac{3}{2}x^2\) trên đoạn \(\left[-1;2\right]\);

\(\bullet\,\) \(f(x)=x^4-2x^3+x^2+1\) trên đoạn \(\left[-1;1\right]\);

\(\bullet\,\) \(f(x)=e^x\left(x^2-5x+7\right)\) trên đoạn \(\left[0;3\right]\);

\(\bullet\,\) \(f(x)=\cos2x+2x+1\) trên đoạn \(\left[\displaystyle\frac{-\pi}{2};\pi\right]\).

\(\bullet\,\) Xét hàm số \(f(x)=x^3-\displaystyle\frac{3}{2}x^2\), trên đoạn \(\left[-1;2\right]\).

Đạo hàm \(f'(x)=3x^2-3x\).

Cho \(f'(x)=0 \Leftrightarrow 3x^2-3x=0 \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=1\in[-1;2]\\&x=0\in[-1;2].\end{aligned}\right.\)

Các giá trị \(f(-1)=-\displaystyle\frac{5}{2}\), \(f(0)=0\), \(f(1)=-\displaystyle\frac{1}{2}\), \(f(2)=2\).

So sánh các giá trị, ta có \(\max\limits_{[-1;2]}f(x)=2\), \(\min\limits_{[-1;2]}f(x)=-\displaystyle\frac{5}{2}\).

\(\bullet\,\) Xét hàm số \(f(x)=x^4-2x^3+x^2+1\), trên đoạn \(\left[-1;1\right]\).

Đạo hàm \(f'(x)=4x^3-6x^2+2x\).

Cho \(f'(x)=0 \Leftrightarrow 4x^3-6x^2+2x \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=1\in[-1;1]\\&x=\displaystyle\frac{1}{2}\in[-1;1]\\&x=0\in[-1;1].\end{aligned}\right.\)

Các giá trị \(f(-1)=5\), \(f(0)=1\), \(f\left(\displaystyle\frac{1}{2}\right)=\displaystyle\frac{17}{16}\), \(f(1)=1\).

So sánh các giá trị, ta có \(\max\limits_{[-1;1]}f(x)=5\), \(\min\limits_{[-1;1]}f(x)=1\).

\(\bullet\,\) Xét hàm số \(f(x)=e^x\left(x^2-5x+7\right)\), trên đoạn \(\left[0;3\right]\).

Đạo hàm \(f'(x)=e^x(x^2-3x+2)\).

Cho \(f'(x)=0 \Leftrightarrow e^x(x^2-3x+2)=0 \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=2\in[0;3]\\&x=1\in[0;3].\end{aligned}\right.\)

Các giá trị \(f(0)=7\), \(f(1)=3e\), \(f(2)=e^2\), \(f(3)=e^3\).\\

So sánh các giá trị, ta có \(\max\limits_{[0;3]}f(x)=e^3\), \(\min\limits_{[0;3]}f(x)=7\).

\(\bullet\,\) Xét hàm số \(f(x)=\cos2x+2x+1\) trên đoạn \(\left[\displaystyle\frac{-\pi}{2};\pi\right]\).

Đạo hàm \(f'(x)=-2\sin2x+2\).

Cho \(f'(x)=0 \Leftrightarrow -2\sin2x+2=0 \Leftrightarrow x=\displaystyle\frac{\pi}{4}+k\pi,\,k\in\mathbb{Z}\).

Vì \(x\in \left[-\displaystyle\frac{\pi}{2};\pi\right] \Rightarrow x=\displaystyle\frac{\pi}{4}\).

Các giá trị \(f(-\displaystyle\frac{\pi}{2})=-\pi\), \(f\left(\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)=\displaystyle\frac{\pi}{2}+1\), \(f(1)=-\displaystyle\frac{1}{2}\), \(f(2)=2\).

So sánh các giá trị, ta có \(\max\limits_{\left[-\tfrac{\pi}{2};\pi\right]}f(x)=2\pi+2\), \(\min\limits_{\left[-\tfrac{\pi}{2};\pi\right]}f(x)=-\pi\).

Bài tập 4

Trong \(5\) giây đầu tiên, một chất điểm chuyển động theo phương trình \(\)s(t)=-t^3+6t^2+t+5,\(\) trong đó \(t\) tính bằng giây và \(s\) tính bằng mét. Chất điểm có vận tốc tức thời lớn nhất bằng bao nhiêu trong \(5\) giây đầu tiên đó?

Xét hàm số \(s(t)=-t^3+6t^2+t+5\), trên đoạn \(\left[0;5\right]\).

Đạo hàm \(s'(t)=-3t^2+12t+1.\)

Cho \(s'(t)=0 \Leftrightarrow -3t^2+12t+1=0 \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=\displaystyle\frac{6+\sqrt{39}}{3}\in[0;5]\\&x=\displaystyle\frac{6-\sqrt{39}}{3}\notin[0;5].\end{aligned}\right.\)

Các giá trị \(f(0)=5\), \(f\left(\tfrac{6+\sqrt{39}}{3}\right)\approx41{,}04\), \(f(5)=35\).

So sánh các giá trị, ta có \(\max\limits_{[0;5]}f(x)\approx41{,}04\), \(\min\limits_{[0;5]}f(x)=5\).

Bài tập 5

Người ta bơm xăng vào bình xăng của một xe ô tô. Biết rằng thể tích \(V\) (lít) của lượng xăng trong bình xăng tính theo thời gian bơm xăng \(t\) (phút) được cho bởi công thức \(V(t)=300(t^2-t^3)+4\) với \(0\le t\le 0{,}5.\)

\(\bullet\,\) Ban đầu trong bình xăng có bao nhiêu lít xăng?

\(\bullet\,\) Sau khi bơm \(30\) giây thì bình xăng đầy. Hỏi dung tích của bình xăng trong xe là bao nhiêu lít?

\(\bullet\,\) Khi xăng chảy vào bình xăng, gọi \(V(t)\) là tốc độ tăng thể tích tại thời điểm \(t\) với \(0\le t\le 0{,}5\). Xăng chảy vào bình xăng ở thời điểm nào có tốc độ tăng thể tích là lớn nhất?

\(\bullet\,\) Số xăng trong bình ban đầu là \(V(0)=4\) lít.

\(\bullet\,\) Dung tích bình xăng \(V=V\left(\displaystyle\frac{1}{2}\right)=41{,}5\) lít.

\(\bullet\,\) Xét hàm số \(V(t)=300(t^2-t^3)+4 \text{ với } 0\le t\le 0{,}5.\)

Đạo hàm \(V'(t)=300t(2-3t)\).

Cho \(V'(t)=0 \Leftrightarrow 300t(t-3t)=0 \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&t=0\in[0;0{,}5]\\&t=\displaystyle\frac{2}{3}\notin[0;0{,5}].\end{aligned}\right.\)

Các giá trị \(V(0)=4\), \(V\left(\displaystyle\frac{1}{2}\right)=41{,}5\).

Xăng chảy vào bình xăng vào thời điểm ở giây thứ \(30\) có tốc độ tăng thể tích là lớn nhất.

Bài tập 6

Ho ép khí quản lại, ảnh hưởng đến tốc độ của không khí đi vào khí quản. Tốc độ của không khí đi vào khí quản khi ho được cho bởi công thức \(\)V=k(R-r)r^2 \text{ với } 0\le r<R,\(\) trong đó \(k\) là hằng số, \(R\) là bán kính bình thường của khí quản, \(r\) là bán kính khí quản kho ho. Hỏi bán kính của khí quản khi ho bằng bao nhiêu thì tốc độ của không khí đi vào khí quản là lớn nhất?

Xét hàm số \(V=k(R-r)r^2\) trên nửa khoảng \([0;R)\)

Ta có \(V(r)=k(R-r)r^2 \Rightarrow V'(r)=-3kr^2+2kRr=-kr(3r-2R)\).

Cho \(V'(r)=0 \Leftrightarrow -kr(3r-2R)=0 \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&r=0&\in[0;R)\\&r=\displaystyle\frac{2R}{3}&\in[0;R)\end{aligned}\right.\).

Các giá trị \(V(0)=0\), \(V\left(\displaystyle\frac{2R}{3}\right)=4k\left(\displaystyle\frac{R}{3}\right)^3\).

Bán kính khí quản lớn nhất khi \(r=\displaystyle\frac{2R}{3}\).

Bảng biến thiên

Căn cứ vào bảng biến thiên, ta có \(\max\limits_{[0;R)}V(r)=V\left(\displaystyle\frac{2R}{3}\right)=4k\left(\displaystyle\frac{R}{3}\right)^3=\displaystyle\frac{4kR^3}{27}\).