ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 7

Bài tập sách Chân trời sáng tạo

Bài tập 1

Cho hàm số \(f(x)=x^2-2 x+3\) có đồ thị \((C)\) và điểm \(M(-1 ; 6) \in(C)\). Viết phương trình tiếp tuyến với \((C)\) tại điểm \(M\).

Ta có \(f^\prime(x)=2x-2\) nên \(f^\prime(-1)=-4\).

Phương trình tiếp tuyến của đồ thị \((C)\) tại điểm \(M(-1 ; 6)\) là

\(y=f^\prime(-1)(x+1)+6\Leftrightarrow y=-4x+2.\)

Bài tập 2

Tính đạo hàm của các hàm số sau:

\(\bullet\,\) \(y=3 x^4-7 x^3+3 x^2+1\)

\(\bullet\,\) \(y=\left(x^2-x\right)^3\)

\(\bullet\,\) \(y=\displaystyle\frac{4 x-1}{2 x+1}\).

Đạo hàm của các hàm số sau là

\(\bullet\,\) \(y^\prime=12x^3-21x^2+6x\).

\(\bullet\,\) \(y^\prime=3(x^2-x)^2(x^2-x)^\prime=3(x^2-x)^2(2x-1)\).

\(\bullet\,\) \(y^\prime=\displaystyle\frac{(4x-1)^\prime\cdot(2x+1)-(2x+1)^\prime\cdot(4x-1)}{(2x+1)^2}\) \(=\displaystyle\frac{6}{(2x+1)^2}\).

Bài tập 3

Tính đạo hàm của các hàm số sau:

\(\bullet\,\) \(y=\left(x^2+3 x-1\right) e^x\);

\(\bullet\,\) \(y=x^3 \log _2 x\).

Đạo hàm của các hàm số sau là

\(\bullet\,\) \(y^\prime=(2x+3)e^x+(x^2+3x-1)e^x\) \(=e^x(x^2+5x-1)\).

\(\bullet\,\) \(y^\prime=(x^3)^\prime\ \cdot\log_2 x+x^3\cdot (\log_2 x)^\prime\) \(=3x^2\log_2 x+\displaystyle\frac{x^3}{x\ln2}\).

Bài tập 4

Tính đạo hàm của các hàm số sau:

\(\bullet\,\) \(y=\tan \left(e^x+1\right)\);

\(\bullet\,\) \(y=\sqrt{\sin 3 x}\);

\(\bullet\,\) \(y=\cot \left(1-2^x\right)\).

Đạo hàm của các hàm số sau là

\(\bullet\,\) \(y^\prime=\displaystyle\frac{(e^x+1)^\prime}{\cos^2(e^x+1)}=\displaystyle\frac{e^x}{\cos^2(e^x+1}\).

\(\bullet\,\) \(y^\prime=\displaystyle\frac{(\sin3x)^\prime}{2\sqrt{\sin3x}}=\displaystyle\frac{3\cos3x}{2\sqrt{\sin3x}}\).

\(\bullet\,\) \(y^\prime=\displaystyle\frac{(1-2^x)^\prime}{\sin^2(1-2^x)}=\displaystyle\frac{2^x\ln x}{\sin^2(1-2^x)}\).

Bài tập 5

Tính đạo hàm cấp hai của các hàm số sau:

\(\bullet\,\) \(y=x^3-4 x^2+2 x-3\);

\(\bullet\,\) \(y=x^2 e^x\).

Đạo hàm cấp \(1\) của các hàm số sau là

\(\bullet\,\) \(y^\prime=3x^2-8x+2\).

\(\bullet\,\) \(y^\prime=2xe^x+x^2e^x=e^x(2x+x^2)\).

Đạo hàm cấp \(2\) của các hàm số trên là

\(\bullet\,\) \(y^{\prime\prime}=6x-8\).

\(\bullet\,\) \(y^{\prime\prime}=e^x(2x+x^2)+e^x(2+2x)\) \(=e^x(x^2+4x+2)\).

Bài tập 6

Một viên sỏi rơi từ độ cao \(44,1\) m thì quãng đường rơi được biểu diễn bởi công thức \(s(t)=4,9t^2\), trong đó \(t\) là thời gian tính bằng giây và \(s\) tính bằng mét. Tính:

\(\bullet\,\) Vận tốc rơi của viên sỏi lúc \(t=2\);

\(\bullet\,\) Vận tốc của viên sỏi khi chạm đất.

Ta có \(s'(t)=4,9\cdot 2t\).

\(\bullet\,\) Vận tốc rơi của viên sỏi lúc \(t=2\) là \(s'(2)=4,9\cdot 2\cdot 2=19,6\) m/s.

\(\bullet\,\) Vận tốc của viên sỏi khi chạm đất.

Thời gian viên sỏi rơi từ độ cao \(44,1\) m đến lúc chạm đất

\(4,9t^2=44,1\) suy ra \(t=3\) vì \((t>0).\)

Vận tốc của viên sỏi khi chạm đất là \(s'(3)=4,9\cdot 2\cdot 3=29,4\) m/s.

Bài tập 7

Một vật chuyển động trên một đường thẳng được xác định bởi công thức \(s(t)=2t^3+4t+1\), trong đó \(t\) là thời gian tính bằng giây và \(s\) tính bằng mét. Tính vận tốc và gia tốc của vật khi \(t=1\).

Ta có \(s'(t)=6t^2+4\), \(s''(t)=12t\).

Vận tốc của vật khi \(t=1\) là \(s'(1)=6\cdot 1^2+4=10\) m/s.

Gia tốc của vật khi \(t=1\) là \(s''(1)=12\cdot 1=12 ~ m/s^2\).

Bài tập 8

Dân số \(P\) (tính theo nghìn người) của một thành phố nhỏ được tính theo công thức \(P(t)=\displaystyle\frac{500t}{t^2+9}\), trong đó \(t\) là thời gian tính bằng năm. Tìm tốc độ tăng dân số tại thời điểm \(t=12\).

\(P'(t)=\left(\displaystyle\frac{500t}{t^2+9}\right)'\) \(=\displaystyle\frac{(500t)'(t^2+9)-500t\left(t^2+9\right)'}{\left(t^2+9\right)^2}\) \(=\displaystyle\frac{500(t^2+9)-100t\cdot 2t}{\left(t^2+9\right)^2}\) \(=\displaystyle\frac{-500t^2+4500}{(t^2+9)^2}\).

Tốc độ tăng dân số tại thời điểm \(t=12\) là \(P'(12)\simeq -2,88\) nghìn người/năm.

Bài tập 9

Hàm số \(S(r)=\displaystyle\frac{1}{r^4}\) có thể được sử dụng để xác định sức cản \(S\) của dòng máu có bán kính \(r\) (tính theo milimét) (theo Bách khoa toàn thư Y học "Harrison's internal medicine \(21\)st edition"). Tìm tốc độ thay đổi của \(S\) theo \(r\) khi \(r=0,8\).

Ta có \(S'(r)=\left(\displaystyle\frac{1}{r^4}\right)'=\left(r^{-4}\right)'=-4r^{-5}=\displaystyle\frac{-4}{r^5}\).

Tìm tốc độ thay đổi của \(S\) theo \(r\) khi \(r=0,8\) là \(S'(0,8)\simeq-12,207\).

Bài tập 10

Nhiệt độ cơ thể của một người trong thời gian bi bệnh được cho bởi công thức \(T(t)=-0,1t^2+1,2t+98,6\), trong đó \(T\) là nhiệt độ (tính theo đơn vị đo nhiệt độ Fahrenheit) tại thời điểm \(t\) (tính theo ngày). Tìm tốc độ thay đổi của nhiệt độ ở thời điểm \(t=1,5\).

Ta có \(T'(t)=-0,2t+1,2\).

Tốc độ thay đổi của nhiệt độ ở thời điểm \(t=1,5\) là \(T'(1,5)=0,9\).

Bài tập 11

Hàm số \(R(v)=\displaystyle\frac{600}{v}\) có thể dùng để xác định nhịp tim \(R\) của một người mà tim của người đó có thể lấy đi được \(6000~ml\) máu trên mỗi phút và \(v~ml\) máu trên mỗi nhịp đập (theo Bách khoa toàn thư Y học "Harrison's internal medicine \(21\)st edition"). Tìm tốc độ thay đổi của nhịp tim khi lượng máu tim đẩy đi ở một nhịp là \(v=80\).

Ta có \(R'(v)=-\displaystyle\frac{600}{v^2}\).

Tốc độ thay đổi của nhịp tim khi lượng máu tim đẩy đi ở một nhịp \(v=80\) là \(R'(80)=-0,09375\).

Bài tập sách Kết nối tri thức

Bài tập 1

Tính đạo hàm của các hàm số sau

\(\bullet\,\) \(y=\left(\displaystyle\frac{2x-1}{x+2}\right)^5\);

\(\bullet\,\) \(y=\displaystyle\frac{2x}{x^2+1}\);

\(\bullet\,\) \(y=e^x\cdot \sin^2x\);

\(\bullet\,\) \(y=\log \left(x+\sqrt{x}\right)\)

\(\bullet\,\) Ta có

\begin{eqnarray*}y'&=&5\cdot \left(\displaystyle\frac{2x-1}{x+2}\right)^4 \cdot \left(\displaystyle\frac{2x-1}{x+2}\right)'\\&=&5\cdot \left(\displaystyle\frac{2x-1}{x+2}\right)^4 \cdot \displaystyle\frac{2(x+2)-(2x-1)}{(x+2)^2}\\&=&5\cdot \left(\displaystyle\frac{2x-1}{x+2}\right)^4 \cdot \displaystyle\frac{5}{(x+2)^2}\\&=& 25\cdot \left(\displaystyle\frac{2x-1}{x+2}\right)^4 \cdot \displaystyle\frac{1}{(x+2)^2};\end{eqnarray*}

\(\bullet\,\) Ta có \(y'=\displaystyle\frac{2(x^2+1)-2x\cdot 2x}{(x^2+1)^2}=\displaystyle\frac{2-2x^2}{(x^2+1)^2}\);

\(\bullet\,\) Ta có \(y'=\mathrm{\, e}^x\cdot \sin^2x+2\cdot \mathrm{\, e}^x\cdot \sin x\cdot \cos x=\mathrm{\, e}^x\cdot \left(\sin ^2 x+\sin 2x\right)\);

\(\bullet\,\) Ta có \(y'=\displaystyle\frac{\left(x+\sqrt{x}\right)'}{ \left(x+\sqrt{x}\right)\ln 10}=\displaystyle\frac{1+\displaystyle\frac{1}{2\sqrt{x}}}{ \left(x+\sqrt{x}\right)\ln 10}=\displaystyle\frac{2\sqrt{x}+1}{2\sqrt{x}\left(x+\sqrt{x}\right)\ln 10}\).

Bài tập 2

Xét hàm số luỹ thừa \(y=x^{\alpha}\) với \(\alpha\) là số thực.

\(\bullet\,\) Tìm tập xác định của hàm số đã cho.

\(\bullet\,\) Bằng cách viết \(y=x^{\alpha}=\mathrm{\, e}^{\alpha \cdot \ln x}\), tính đạo hàm của hàm số đã cho.

\(\bullet\,\) Với \(\alpha \) nguyên dương. Khi đó tập xác định \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\).

\(\bullet\,\) Với \(\alpha \) nguyên âm hoặc \(\alpha = 0\). Khi đó tập xác định \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\setminus\{0\}\).

\(\bullet\,\) Với \(\alpha\) không nguyên \(\mathscr{D}=(0;+\infty)\).

\(\bullet\,\) Bằng cách viết \(y=x^{\alpha}=\mathrm{\, e}^{\alpha \cdot \ln x}\), tính đạo hàm của hàm số đã cho.

\(y'=\left(\alpha \cdot \ln x\right)'\cdot \mathrm{\, e}^{\alpha \cdot \ln x}=\alpha \cdot\displaystyle\frac{1}{x}\cdot \mathrm{\, e}^{\alpha \cdot \ln x}=\displaystyle\frac{\alpha }{x}\cdot \mathrm{\, e}^{\alpha \cdot \ln x}=\displaystyle\frac{\alpha }{x}\cdot x^{\alpha}\).

Bài tập 3

Cho hàm số \(f(x)=\sqrt{3x+1}\). Đặt \(g(x)=f(1)+4(x^2-1)f'(1)\). Tính \(g(2)\).

\(f'(x)=\displaystyle\frac{(3x+1)'}{2\sqrt{3x+1}}=\displaystyle\frac{3}{2\sqrt{3x+1}}\).

\(f(1)=\sqrt{3\cdot 1+1}=2\).

\(f'(1)=\displaystyle\frac{3}{2\sqrt{3\cdot 1+1}}=\displaystyle\frac{3}{4}\).

\(g(x)=2+4(x^2-1)\cdot \left(\displaystyle\frac{3}{4}\right)\).

Do đó \(g(2)=2+4(2^2-1)\cdot \left(\displaystyle\frac{3}{4}\right)=11\).

Bài tập 4

Cho hàm số \(f(x)=\displaystyle\frac{x+1}{x-1}\). Tính \(f''(1).\)

\(f'(x)=\displaystyle\frac{x-1-(x+1)}{(x-1)^2}=\displaystyle\frac{-2}{(x-1)^2}\).

\(f''(x)=-\displaystyle\frac{-2\cdot 2(x-1)}{(x-1)^4}=\displaystyle\frac{4}{(x-1)^3}\).

Vì hàm số không xác định tại \(x=1\) nên không tồn tại \(f''(1)\).

Bài tập 5

Cho hàm số \(f(x)\) thoả mãn \(f(1)=2\) và \(f'(x)=x^2f(x)\) với mọi \(x\). Tính \(f''(1)\).

\begin{eqnarray*}f'(x)=x^2f(x)&\Rightarrow & f''(x)=2x\cdot f(x)+x^2\cdot f'(x)=2x\cdot f(x)+x^2\cdot x^2\cdot f(x)\\&\Rightarrow & f''(1)=2\cdot 1\cdot f(1)+ f'(1)=2\cdot 2+1^4\cdot 2=6.\end{eqnarray*}

Bài tập 6

Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y=x^3+3x^2-1\) tại điểm có hoành độ bằng \(1\).

\(y'=3x^2+6x\).

\(y'(1)=9\).

\(y(1)=1^3+3\cdot 1^2-1=3\).

Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y=x^3+3x^2-1\) tại điểm có hoành độ bằng \(1\) là \(y-3=9\left(x-1\right)\Leftrightarrow y=9x-6\).

Bài tập 7

Đồ thị hàm số \(y=\displaystyle\frac{a}{x}\) (\(a\) là hằng số dương) là một đường hyperbol. Chứng minh rằng tiếp tuyến tại một điểm bất kỳ của đường hyperbol đó tạo với các trục toạ độ một tam giác có diện tích không đổi.

\(y=\displaystyle\frac{a}{x}\Rightarrow y'=-\displaystyle\frac{a}{x^2}\).

Phương trình tiếp tuyến tại \(M(x_0;y_0)\) là

\(y=-\displaystyle\frac{a}{x_0^2}(x-x_0)+\displaystyle\frac{a}{x_0}\Leftrightarrow y=-\displaystyle\frac{ax}{x_0^2}+\displaystyle\frac{2a}{x_0}\).

Suy ra diện tích tam giác \(OAB\) là

\(S=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot\bigg | \displaystyle\frac{2a}{x_0}\bigg|\cdot \mid 2x_0\mid=2a^2\) (không đổi).

Bài tập 8

Hình bên dưới biểu diễn đồ thị của ba hàm số. Hàm thứ nhất là hàm vị trí của một chiếc xe ô tô, hàm thứ hai là hàm hàm biểu thị vận tốc và hàm thứ ba làm hàm biểu thị gia tốc của ô tô đó. Hãy xác định đồ thị của mỗi hàm số này và giải thích?

\(\bullet\,\) Với hàm số a, ta có \(a\) có thể nhận giá trị âm hoặc dương (thể hiện tăng tốc hay giảm tốc ) tuỳ thuộc vào thời gian \(t\). Do đó \(a\) là hàm số biểu thị gia tốc của xe ô tô.

\(\bullet\,\) Với hàm \(b\), ta quan sát thấy \(b\) luôn nhận giá trị dương và có thời điểm \(b\) tăng có thời điểm \(b\) giảm do đó \(b\) là hàm số biểu thị vận tốc.

\(\bullet\,\) Với hàm số \(c\), ta quan sát thấy đồ thị hàm số luôn nhận giá trị dương và luôn đi lên theo thời gian \(t\), do đó \(c\) là hàm số biểu thị quãng đường.

Bài tập 9

Vị trí của một vật chuyển động thẳng được cho bởi phương trình \(s=f(t)=t^3-6t^2+9t\), trong đó \(t\) tính bằng giây và \(s\) tính bằng mét.

\(\bullet\,\) Tính vận tốc của vật tại thời điểm \(t=2\) giây và \(t=4\) giây.

\(\bullet\,\) Tại thời điểm nào vật đứng yên?

\(\bullet\,\) Tìm gia tốc của vật tại thời điểm \(t=4\) giây.

\(\bullet\,\) Tính tổng quãng đường vật đi được trong \(5\) giây đầu tiên.

\(\bullet\,\) Trong \(5\) giây đầu tiên, khi nào vật tăng tốc, khi nào vật giảm tốc?

\(s=f(t)=t^3-6t^2+9t\Rightarrow v(t)=f'(t)=3t^2-12t+9\Rightarrow a(t)=f''(t)=6t-12\).

\(\bullet\,\) Vận tốc của vật tại thời điểm \(t=2\) giây là

\(v(2)=f'(2)=3\cdot 2^2-12\cdot 2+9=-3 \, \text{(m/s})\).

Vận tốc của vật tại thời điểm \(t=4\) giây là \(v(4)=f'(4)=3\cdot 4^2-12\cdot 4+9=9\, \text{(m/s})\).

\(\bullet\,\) Vật đứng yên khi \(v(t)=0\Leftrightarrow 3t^2-12t+9=0\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&t=1\\&t=2.\end{aligned}\right.\)

\(\bullet\,\) Gia tốc của vật tại thời điểm \(t=4\) giây là \(a(4)=6\cdot 4-12=12 \, \text{(m/s}^2)\).

\(\bullet\,\) Tổng quãng đường vật đi được trong \(5\) giây đầu tiên là

\(|s(1)-s(0)|+|s(3)-s(1)|+|s(5)-s(3)|\) \(=4+4+20=28\) (m)

\(\bullet\,\) Trong \(5\) giây đầu tiên, khi nào vật tăng tốc, khi nào vật giảm tốc?

+ Để biết khi nào vật tăng tốc, khi nào vật giảm tốc ta cần xét dấu gia tốc.

+ Ta có \(a(t)>0\Leftrightarrow t>2\) và \(a(t)<0\Leftrightarrow t<2\).

+ Vậy vật giảm tốc trong \(2\) giây đầu tiên rồi sau đó tăng tốc.

Bài tập sách Cánh diều

Bài tập 1

Tìm đạo hàm của mỗi hàm số sau:

\(\bullet\,\) \(y=\left(x^2+2 x\right)\left(x^3-3 x\right)\);

\(\bullet\,\) \(y=\displaystyle\frac{1}{-2 x+5}\);

\(\bullet\,\) \(y=\sqrt{4 x+5}\);

\(\bullet\,\) \(y=\sin x \cos x\);

\(\bullet\,\) \(y=x \mathrm{e}^x\);

\(\bullet\,\) \(y=\ln ^2 x\).

\(\bullet\,\) Ta có

\begin{eqnarray*}y'&=&\left(x^2+2 x\right)'\left(x^3-3 x\right)+\left(x^2+2 x\right)\left(x^3-3 x\right)'\\&=&\left(2x+2\right)\left(x^3-3 x\right)+\left(x^2+2 x\right)\left(3x^2-3\right)\\&=&5x^4+8x^3-9x^2-12x.\end{eqnarray*}

Vậy \(y'=5x^4+8x^3-9x^2-12x\).

\(\bullet\,\) Ta có

\begin{eqnarray*}y'&=&\displaystyle\frac{-(-2x+5)'}{(-2x+5)^2}\\&=&\displaystyle\frac{2}{(-2x+5)^2}.\end{eqnarray*}

Vậy \(y'=\displaystyle\frac{2}{(-2x+5)^2}\).

\(\bullet\,\) Ta có

\begin{eqnarray*}y'&=&\displaystyle\frac{(4x+5)'}{2\sqrt{4x+5}}\\&=&\displaystyle\frac{2}{\sqrt{4x+5}}.\end{eqnarray*}

Vậy \(y'=\displaystyle\frac{2}{\sqrt{4x+5}}\).

\(\bullet\,\) Ta có

\begin{eqnarray*}y'&=&\left( \sin x\right)' \cdot \cos x + \sin x \cdot \left( \cos x\right) '\\&=& \cos x \cdot \cos x + \sin x \cdot \left( -\sin x \right) \\&=&\cos2x.\end{eqnarray*}

Vậy \(y'=\cos2x\).

\(\bullet\,\) Ta có

\begin{eqnarray*}y'&=&\left( x\right)' \cdot \mathrm{e}^x + x \cdot \left( \mathrm{e}^x\right) '\\&=& \mathrm{e}^x + x \cdot \mathrm{e}^x \\&=&\left( 1+x\right) \mathrm{e}^x.\end{eqnarray*}

Vậy \(y'=\left( 1+x\right) \mathrm{e}^x.\)

\(\bullet\,\) Ta có

\begin{eqnarray*}y'&=&2\cdot \ln x \cdot \left(\ln x \right)' \\&=& \displaystyle\frac{2 \ln x}{x}.\end{eqnarray*}

Bài tập 2

Tìm đạo hàm cấp hai của mỗi hàm số sau:

\(\bullet\,\) \(y=2 x^4-3 x^3+5 x^2\);

\(\bullet\,\) \(y=\displaystyle\frac{2}{3-x}\);

\(\bullet\,\) \(y=\sin 2 x \cos x\);

\(\bullet\,\) \(y=\mathrm{e}^{-2 x+3}\);

\(\bullet\,\) \(y=\ln (x+1)\);

\(\bullet\,\) \(y=\ln \left(e^x+1\right)\).

\(\bullet\,\) Ta có

\begin{eqnarray*}y'&=&2 (x^4)'-3 (x^3)'+5 (x^2)' \\&=&8x^3-9x^2+10 x. \\y''&=& 8(x^3)'-9(x^2)'+10( x)'.\\&=& 24x^2-18x+10.\end{eqnarray*}

Vậy \(y''=24x^2-18x+10.\)

\(\bullet\,\) Ta có

\begin{eqnarray*}y'&=&\displaystyle\frac{-2\left( 3-x\right)' }{(3-x)^2} \\&=&\displaystyle\frac{2}{(3-x)^2}\\y''&=& \displaystyle\frac{-2\left((3-x)^2 \right)'}{(3-x)^4}.\\&=& \displaystyle\frac{4}{(3-x)^3}.\end{eqnarray*}

Vậy \(y''=\displaystyle\frac{4}{(3-x)^3}.\)

\(\bullet\,\) Ta có

\begin{eqnarray*}y'&=&\left( \sin 2 x \right)'\cos x +\sin 2 x \left( \cos x\right)' \\&=&2 \cos 2x \cos x- \sin 2x \sin x.\\y''&=&2\left[\left( \cos 2x\right) ' \cos x+\cos 2x \left( \cos x\right) '\right]- \left[\left( \sin 2x\right)'\sin x+\sin 2x \left( \sin x\right) '\right]\\&=&2\left[-2\sin 2x \cos x-\cos 2x \sin x \right]- \left[2\cos 2x\sin x+\sin 2x \cos x \right]\\&=&-5\sin 2x \cos x- 4\cos 2x\sin x.\end{eqnarray*}

Vậy \(y''=-5\sin 2x \cos x- 4\cos 2x\sin x.\)

\(\bullet\,\) Ta có

\begin{eqnarray*}y'&=&(-2 x+3)'\mathrm{e}^{-2 x+3}\\&=&-2 \mathrm{e}^{-2 x+3}\\y''&=&(-2)(-2 x+3)'\mathrm{e}^{-2 x+3}\\&=& 4 \mathrm{e}^{-2 x+3}.\end{eqnarray*}

Vậy \(y''=4 \mathrm{e}^{-2 x+3}.\)

\(\bullet\,\) Ta có

\begin{eqnarray*}y'&=&\displaystyle\frac{(x+1)'}{x+1}\\&=&\displaystyle\frac{1}{x+1}.\\y''&=&\displaystyle\frac{-(x+1)'}{(x+1)^2}\\&=& \displaystyle\frac{-1}{(x+1)^2}.\end{eqnarray*}

Vậy \(y''=\displaystyle\frac{-1}{(x+1)^2}.\)

\(\bullet\,\) Ta có

\begin{eqnarray*}y'&=&\displaystyle\frac{\left(e^x+1\right)'}{e^x+1}\\&=&\displaystyle\frac{e^x}{e^x+1}=1-\displaystyle\frac{1}{e^x+1}.\\y''&=&\displaystyle\frac{(e^x+1)'}{(e^x+1)^2}\\&=& \displaystyle\frac{e^x}{(e^x+1)^2}.\end{eqnarray*}

Vậy \(y''=\displaystyle\frac{e^x}{(e^x+1)^2}.\)

Bài tập 3

Vận tốc của một chất điểm chuyển động được biểu thị bởi công thức \(v(t)=2 t+t^2\), trong đó \(t>0, t\) tính bằng giây và \(v(t)\) tính bằng \(\mathrm{m} / \mathrm{s}\). Tìm gia tốc tức thời của chất điểm:

\(\bullet\,\) Tại thời điểm \(t=3(\mathrm{~s})\);

\(\bullet\,\) Tại thời điểm mà vận tốc của chất điểm bằng \(8 \mathrm{~m} / \mathrm{s}\).

Ta có gia tốc tức thời là \(a = \left( v(t)\right)'=2t+2\).

\(\bullet\,\) Tại thời điểm \(t=3 (\mathrm{s})\) ta được gia tốc tức thời là \(a = \left( v(t)\right)'=2\cdot3+2=8 (\mathrm{m}/\mathrm{s^2}).\)

\(\bullet\,\) Tại thời điểm mà vận tốc của chất điểm bằng \(8 \left( \mathrm{~m} / \mathrm{s}\right) \) tức là \(2 t+t^2\Leftrightarrow t= 2, t>0.\)

Khi đó gia tốc \(a = \left( v(t)\right)'=2t+2=2\cdot2+2=6 (\mathrm{m}/\mathrm{s^2})\).

Bài tập 4

Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương ngang trên mặt phẳng không ma sát, có phương trình chuyển động \(x=4 \cos \left(\pi t-\displaystyle\frac{2 \pi}{3}\right)+3\), trong đó \(t\) tính bằng giây và \(x\) tính bằng centimét.

\(\bullet\,\) Tìm vận tốc tức thời và gia tốc tức thời của con lắc tại thời điểm \(t(\mathrm{~s})\).

\(\bullet\,\) Tìm thời điểm mà vận tốc tức thời của con lắc bằng \(0\).

\(\bullet\,\) Vận tốc tức thời và gia tốc tức thời của con lắc tại thời điểm \(t(\mathrm{~s})\) là

\begin{eqnarray*}v&=&x'=-4\pi \sin \left( \pi t-\displaystyle\frac{2 \pi}{3}\right) \\a &=&v'=-4\pi^2 \cos \left( \pi t-\displaystyle\frac{2 \pi}{3}\right).\end{eqnarray*}

\(\bullet\,\) Thời điểm mà vận tốc tức thời của con lắc bằng \(0\) là

\begin{eqnarray*}v&=&x'=-4\pi \sin \left( \pi t-\displaystyle\frac{2 \pi}{3}\right)=0 \\&\Leftrightarrow&\sin \left( \pi t-\displaystyle\frac{2 \pi}{3}\right)=0 \\&\Leftrightarrow&t=\displaystyle\frac{2}{3} +k (\mathrm{s}), \,(\text{với}\, k \in \mathbb{N}).\end{eqnarray*}