ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG 6

Bài tập sách Chân trời sáng tạo

Bài tập 1

Biết \(4^\alpha+4^{-\alpha}=5\). Tính giá trị của các biểu thức

\(\bullet\,\) \(2^\alpha+2^{-a}\);

\(\bullet\,\) \(4^{2a}+4^{-2a}\).

\(\bullet\,\) Biết \(4^\alpha+4^{-\alpha}=5\)

\(\begin{aligned}&4^\alpha+4^{-\alpha}\\ &= \left(2^\alpha\right)^2+\left(2^{-\alpha}\right)^2\\ &=\left(2^\alpha\right)^2+\left(2^{-\alpha}\right)^2+2\cdot2^\alpha\cdot2^{-\alpha}-2\cdot2^\alpha\cdot2^{-\alpha}\\ &=\left(2^\alpha+2^{-\alpha}\right)^2-2\\ \Rightarrow \left(2^\alpha+2^{-\alpha}\right)^2 &= 7 \Rightarrow 2^\alpha+2^{-\alpha} &= \sqrt{7}.\end{aligned}\)

\(\bullet\,\) Ta có:

\(\begin{aligned}4^{2\alpha}+4^{-2\alpha} &=\left(4^\alpha\right)^2+\left(4^{-\alpha}\right)^2\\ &=\left(4^\alpha+4^{-\alpha}\right)^2-2\\ &=5^2-2=23.\end{aligned}\)

Bài tập 2

Tính giá trị của các biểu thức

\(\bullet\,\) \(\log_272-\displaystyle\frac{1}{2}\left(\log_23+\log_227\right)\);

\(\bullet\,\) \(5^{\log_240-\log_25}\);

\(\bullet\,\) \(3^{2+\log_92}\).

\(\bullet\,\) Ta có:

\(\begin{aligned}&\log_272-\displaystyle\frac{1}{2}\left(\log_23+\log_227\right)\\ &=\log_272-\displaystyle\frac{1}{2}\log_281\\ &=\log_272-\log_29\\ &=\log_2\displaystyle\frac{72}{9}\\ &=\log_28\\ &=\log_22^3\\&=3.\end{aligned}\)

\(\bullet\,\) Ta có:

\(\begin{aligned}5^{\log_240-\log_25}&=5^{\log_28}\\ &=5^{\log_22^3}\\ &=5^3\\ &=125.\end{aligned}\)

\(\bullet\,\) Ta có:

\(\begin{aligned}3^{2+\log_92} &=3^2\cdot3^{\log_92}\\ &=9\cdot3^{\tfrac{1}{2}\log_32}\\ &=9\cdot3^{\log_3\sqrt{2}}\\ &=9\sqrt{2}.\end{aligned}\)

Bài tập 3

Biết rằng \(5^x=3\) và \(3^y=5\). Không sử dụng máy tính cầm tay, tính giá trị của \(xy\).

Ta có:

\(\left\{\begin{aligned}&5^x=3\\ &3^y=5\\ \end{aligned}\right.\) \(\Rightarrow\left\{\begin{aligned}&x=\log_53\\ &y=\log_35\end{aligned}\right.\)

Do đó \(xy=\log_53\log_35=\log_55=1\).

Bài tập 4

Viết công thức biểu thị \(y\) theo \(x\), biết \(2\log_2y=2+\tfrac{1}{2}\log_2x\).

Cách 1.

\(\begin{aligned}&2\log_2y=2+\tfrac{1}{2}\log_2x\\ \Leftrightarrow\ & \log_2y^2=2+\log_2\sqrt{x}\\ \Leftrightarrow\ & y^2=2^{2+\log_2\sqrt{x}}\\ \Leftrightarrow\ & y^2=2^2\cdot2^{\log_2\sqrt{x}}\\ \Leftrightarrow\ & y^2=4\sqrt{x}\\ \Leftrightarrow\ & y=2\sqrt[4]{x}.\end{aligned}\)

Cách 2. (sửa đổi theo tình huống)

\(\begin{aligned}&2\log_2y=2+\tfrac{1}{2}\log_2x\\ \Leftrightarrow\ & \log_2y^2=2+\log_2\sqrt{x}\\ \Leftrightarrow\ & y^2=2^{2+\log_2\sqrt{x}}\\ \Leftrightarrow\ & y^2=2^2\cdot2^{\log_2\sqrt{x}}\\ \Leftrightarrow\ & y^2=4\sqrt{x}\\ \Leftrightarrow\ & y=2\sqrt[4]{x}.\end{aligned}\)

Bài tập 5

Giải các phương trình sau

\(\bullet\,\) \(\left(\displaystyle\frac{1}{4}\right)^{x-2}=\sqrt{8}\);

\(\bullet\,\) \(9^{2x-1}=81\cdot 27^x\);

\(\bullet\,\) \(2\log_5(x-2)=\log_59\);

\(\bullet\,\) \(\log_2(3x+1)=2-\log_2(x-1)\).

\(\bullet\,\) Ta có

\(\begin{aligned}& \left(\displaystyle\frac{1}{4}\right)^{x-2}=\sqrt{8}\\ \Leftrightarrow\ & 2^{2(2-x)}=2^{\tfrac{3}{2}}\\\Leftrightarrow\ & 4-2x=\displaystyle\frac{3}{2}\\ \Leftrightarrow\ & 4x=5\\ \Leftrightarrow\ & x=\displaystyle\frac{5}{4}.\end{aligned}\)

\(\bullet\,\) Ta có

\(\begin{aligned}& 9^{2x-1}=81\cdot27^x\\ \Leftrightarrow\ & 3^{4x-2}=81\cdot3^{3x}\\ \Leftrightarrow\ & \displaystyle\frac{3^{4x-2}}{3^{3x}}=3^4\\ \Leftrightarrow\ & 3^{x-2}=3^4\\ \Leftrightarrow\ & x-2=4\\ \Leftrightarrow\ & x=6.\end{aligned}\)

\(\bullet\,\) Điều kiện \(x-2>0 \Leftrightarrow x>2\)

\(\begin{aligned}& 2\log_5(x-2)=\log_59\\ \Leftrightarrow\ & 2\log_5(x-2)=2\log_53\\ \Leftrightarrow\ & x-2=3\\ \Leftrightarrow\ & x=5. \text{ (thoả điều kiện)}\end{aligned}\)

\(\bullet\,\) Điều kiện \( \left\{\begin{aligned}&3x+1>0\\ &x-1>0\\ \end{aligned}\right. \Leftrightarrow x>1\).

\(\begin{aligned}& \log_2(3x+1)=2-\log_2(x-1)\\\Leftrightarrow\ & \log_2(3x+1)+\log_2(x-1)=2\\ \Leftrightarrow\ & \log_2(3x+1)(x-1)=2\\\Leftrightarrow\ & (3x+1)(x-1)=4\\ \Leftrightarrow\ & 3x^2-2x-5=0\\ \Leftrightarrow\ & \left[\begin{aligned} &x=1 \text{ (loại)}\\ &x=\displaystyle\frac{5}{3} \text{ (thoả)}\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Vậy \(x=\displaystyle\frac{5}{3}.\)

Bài tập 6

Giải các bất phương trình

\(\bullet\,\) \(\left(\displaystyle\frac{1}{9}\right)^{x+1}>\displaystyle\frac{1}{81}\);

\(\bullet\,\) \(\left(\sqrt[4]{3}\right)^x\le 27\cdot 3^x\);

\(\bullet\,\) \(\log_2(x+1)\le \log_2(2-4x)\).

\(\bullet\,\) Ta có

\(\begin{aligned}&\left(\displaystyle\frac{1}{9}\right)^{x+1}>\displaystyle\frac{1}{81}\\ \Leftrightarrow\ & \left(\displaystyle\frac{1}{9}\right)^{x+1}>\left(\displaystyle\frac{1}{9}\right)^2\\ \Leftrightarrow\ & x+1<2\\ \Leftrightarrow\ & x<1.\end{aligned}\)

\(\bullet\,\) Ta có

\(\begin{aligned}& \left(\sqrt[4]{3}\right)^x\le 27\cdot3^x\\ \Leftrightarrow\ & \left(3^{\tfrac{1}{4}}\right)^x\le 3^3\cdot3^x\\\Leftrightarrow\ & 3^{\tfrac{x}{4}}\le 3^{x+3}\\ \Leftrightarrow\ & \displaystyle\frac{x}{4}\le x+3\\ \Leftrightarrow\ &3x\ge-12\\\Leftrightarrow\ & x\ge-4.\end{aligned}\)

\(\bullet\,\) Điều kiện \( \left\{\begin{aligned}& x+1>0\\& 2-4x>0\end{aligned}\right. \Leftrightarrow -1<x<\displaystyle\frac{1}{2}.\)

\(\begin{aligned}& \log_2(x+1)\le \log_2(2-4x)\\ \Leftrightarrow\ & x+1\le 2-4x\\ \Leftrightarrow\ &5x\le 1\\ \Leftrightarrow\ &x\le \displaystyle\frac{1}{5} \text{ (thoả)}.\end{aligned}\)

Tập nghiệm \(S=\left(-1;\displaystyle\frac{1}{5}\right]\).

Bài tập 7

Thực hiện một mẻ nuôi cấy vi khuẩn với \(1\,000\) vi khuẩn ban đầu, nhà sinh học phát hiện ra số lượng vi khuẩn tăng thêm \(25\%\) sau mỗi hai ngày.

\(\bullet\,\) Công thức \(P(t)=P_0\cdot a^t\) cho phép tính số lượng vi khuẩn của mẻ nuôi cấy sau \(t\) ngày kể từ thời điểm ban đầu. Xác định các tham số \(P_0\) và \(a\) \((a>0)\). Làm tròn \(a\) đến hàng phần trăm.

\(\bullet\,\) Sau 5 ngày thì số lượng vi khuẩn bằng bao nhiêu? Làm tròn kết quả đến hàng trăm.

\(\bullet\,\) Sau bao nhiêu ngày thì số lượng vi khuẩn vượt gấp đôi số lượng ban đầu? Làm tròn kết quả đến hàng phần mười.

\(\bullet\,\) Theo đề ta có \(P(0)=1000\) và \(P(2)=1000+25\%\cdot 1000=1250\).

Từ \(P(0)=1000\) suy ra \(P_0\cdot a^0=1000 \Rightarrow P_0=1000\).

Từ \(P(2)=1250\) suy ra \(P_0\cdot a^2=1250\) \(\Rightarrow a^2=\displaystyle\frac{5}{4}\) \(\Rightarrow a= \displaystyle\frac{\sqrt{5}}{2}\approx 1{,}12\).

Vậy \(P(t)=1000\cdot \left(\displaystyle\frac{\sqrt{5}}{2}\right)^t\).

\(\bullet\,\) Sau 5 ngày thì số lượng vi khuẩn là

\(P(5)=1000\cdot \left(\displaystyle\frac{\sqrt{5}}{2}\right)^5\approx 1700.\)

\(\bullet\,\) \(P(t)=1000\cdot \left(\displaystyle\frac{\sqrt{5}}{2}\right)^t=2\cdot 1000\) \(\Leftrightarrow \left(\displaystyle\frac{\sqrt{5}}{2}\right)^t=2 \Rightarrow t\approx 6{,}2\).

Vậy sau \(6{,}2\) ngày thì số lượng vi khuẩn vượt gấp đôi số lượng ban đầu.

Bài tập 8

Nhắc lại rằng, độ \(\mathrm{pH}\) của một dung dịch được tính theo công thức \(\mathrm{pH}=-\log\left[\mathrm{H}^{+}\right]\), trong đó \(\left[\mathrm{H}^{+}\right]\) là nồng độ \(\mathrm{H}^{+}\) của dung dịch đó tính bằng \(\mathrm{mol}/\mathrm{L}\). Nồng độ \(\mathrm{H}^{+}\) trong dung dịch cho biết độ acid của dung dịch đó.

\(\bullet\,\) Dung dịch acid \(\mathrm{A}\) có độ \(\mathrm{pH}\) bằng \(1{,}9\); dung dịch acid \(\mathrm{B}\) có độ \(\mathrm{pH}\) bằng \(2{,}5\). Dung dịch nào có độ acid cao hơn và cao hơn bao nhiêu lần?

\(\bullet\,\) Nước cất có nồng độ \(\mathrm{H}^{+}\) là \(10^{-7}\mathrm{~mol}/\mathrm{L}\). Nước chảy ra từ một vòi nước có độ \(\mathrm{pH}\) từ \(6{,}5\) đến \(6{,}7\) thì có độ acid cao hay thấp hơn nước cất?

Ta có \(\rm pH=-\log\left[H^+\right] \Rightarrow \left[H^+\right]=10^{-pH}\)

\(\bullet\,\) Dung dịch \(\rm A\) có \(\rm pH=1{,}9 \Rightarrow \left[H^+\right]_A=10^{-1{,}9} \) \(\rm mol/L\).

Dung dịch \(\rm B\) có \(\rm pH=2{,}5 \Rightarrow \left[H^+\right]_B=10^{-2{,}5} \) \(\rm mol/L\).

Dung dịch \(\rm A\) có độ acid cao hơn dung dịch \(\rm B\).

Tỉ số \(\displaystyle\frac{10^{-1{,}9}}{10^{-2{,}5}}\approx 3{,}98\approx 4\) lần.

\(\bullet\,\) Nước chảy ra từ vòi có \(\rm pH=6{,}5\to 6{,}7\) \(\rm\Rightarrow \left[H^+\right]_{\text{nước vòi}}=10^{-6{,}7}\to 10^{-6{,}5}\) \(\rm mol/L\)

Nước cất có \(\rm \left[H^+\right]=10^{-7}\) \(\rm mol/L\).

Do đó nước vòi có độ acid cao hơn nước cất.

Bài tập sách Kết nối tri thức

Bài tập 1

Cho \(0<a \neq 1\). Tính giá trị của biểu thức \(B=\log _a\left(\displaystyle\frac{a^2 \cdot \sqrt[3]{a} \cdot \sqrt[5]{a^4}}{\sqrt[4]{a}}\right)+a^{2 \log _a} \displaystyle\frac{\sqrt{105}}{30}\).

Ta có

\begin{align*}B&=\log _a\left(\displaystyle\frac{a^2 \cdot \sqrt[3]{a} \cdot \sqrt[5]{a^4}}{\sqrt[4]{a}}\right)+a^{2 \log _a} \displaystyle\frac{\sqrt{105}}{30} \\&=\log _a\left(a^3 \cdot \sqrt[3]{a}\right)+\displaystyle\frac{105}{900}=\log _a\left(a^{\tfrac{10}{3}}\right)+\displaystyle\frac{7}{60}=\displaystyle\frac{10}{3}+\displaystyle\frac{7}{60}=\displaystyle\frac{69}{20}.\end{align*}

Bài tập 2

Giải các phương trình sau:

\(\bullet\,\) \(3^{1-2 x}=4^x\);

\(\bullet\,\) \(\log _3(x+1)+\log _3(x+4)=2\).

\(\bullet\,\) Ta có \(3^{1-2 x}=4^x\Leftrightarrow 3=36^x\Leftrightarrow x=\log_{36}3\);

\(\bullet\,\) Điều kiện: \(x>-1\).

Ta có

\(\begin{aligned}&\log_3(x+1)+\log_3(x+4)=2\\ \Leftrightarrow\ &\log_3[(x+1)(x+4)]=2\\ \Leftrightarrow\ &(x+1)(x+4)=9\\ \Leftrightarrow\ &x^2+5x-5=0\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}x&=\displaystyle\frac{-5+3\sqrt 5}2\\ x&=\displaystyle\frac{-5-3\sqrt 5}2\text{ (loại)}.\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất là \(x=\displaystyle\frac{-5+3\sqrt 5}2\).

Bài tập 3

Tìm tập xác định của các hàm số sau:

\(\bullet\,\) \(y=\sqrt{4^x-2^{x+1}}\);

\(\bullet\,\) \(y=\ln (1-\ln x)\).

\(\bullet\,\) Hàm số \(y=\sqrt{4^x-2^{x+1}}\) xác định khi và chỉ khi \(4^x-2^{x+1}\ge0\Leftrightarrow 2^x-2\ge0\Leftrightarrow x\ge1\).

Vậy tập xác định của hàm số là \(\mathscr{D} = [1;+\infty)\).

\(\bullet\,\) Hàm số \(y=\ln (1-\ln x)\) xác định khi và chỉ khi \(1-\ln x>0\Leftrightarrow \ln x<1\Leftrightarrow 0<x<\mathrm{e}\).

Vậy tập xác định của hàm số là \(\mathscr{D} = (0;\mathrm{e} )\).

Bài tập 4

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hoá và dịch vụ theo thời gian, tức là sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Chẳng hạn, nếu lạm phát là \(5 \%\) một năm thì sức mua của \(1\) triệu đồng sau một năm chỉ còn là \(950\) nghìn đồng (vì đã giảm mất \(5 \%\) của \(1\) triệu đồng, tức là \(50000\) đồng). Nói chung, nếu tỉ lệ lạm phát trung bình là \(r \%\) một năm thì tổng số tiền \(P\) ban đầu, sau \(n\) năm số tiền đó chỉ còn giá trị là

\(A=P\cdot\left(1-\displaystyle\frac{r}{100}\right)^n.\)

\(\bullet\,\) Nếu tỉ lệ lạm phát là \(8 \%\) một năm thì sức mua của \(100\) triệu đồng sau hai năm sẽ còn lại bao nhiêu?

\(\bullet\,\) Nếu sức mua của \(100\) triệu đồng sau hai năm chỉ còn là \(90\) triệu đồng thì tỉ lệ lạm phát trung bình của hai năm đó là bao nhiêu?

\(\bullet\,\) Nếu tỉ lệ lạm phát là \(5 \%\) một năm thì sau bao nhiêu năm sức mua của số tiền ban đầu chỉ còn lại một nửa?

\(\bullet\,\) Tỉ lệ lạm phát là \(8 \%\) một năm thì sức mua của \(100\) triệu đồng sau hai năm sẽ còn lại là \(A=100\cdot\left(1-\displaystyle\frac{8}{100}\right)^2=\displaystyle\frac{2116}{25}=84{,}65\) (triệu đồng).

\(\bullet\,\) Sức mua của \(100\) triệu đồng sau hai năm chỉ còn là \(90\) triệu đồng thì tỉ lệ lạm phát trung bình \(r \%\) của hai năm đó là

\begin{align*}90=100\cdot\left(1-\displaystyle\frac{r}{100}\right)^2 &\Leftrightarrow \left(1-\displaystyle\frac{r}{100}\right)^2=\displaystyle\frac{9}{10} \\&\Leftrightarrow 1-\displaystyle\frac{r}{100}=\displaystyle\frac{3}{\sqrt{10}} \Leftrightarrow\displaystyle\frac{r}{100}=1-\displaystyle\frac{3}{\sqrt{10}} \\& \Leftrightarrow r\approx 5{,}13\%.\end{align*}

\(\bullet\,\) Tỉ lệ lạm phát là \(5 \%\) một năm, gọi \(n\) là số năm sức mua của số tiền ban đầu chỉ còn lại một nửa. Khi đó

\begin{align*}P=2P\cdot\left(1-\displaystyle\frac{5}{100}\right)^n &\Leftrightarrow \left(1-\displaystyle\frac{1}{20}\right)^n=\displaystyle\frac{1}{2} \\&\Leftrightarrow \left (\displaystyle\frac{19}{20}\right )^n=\displaystyle\frac{1}{2}\\&\Leftrightarrow n \approx 13{,}51 \text{ năm}.\end{align*}

Bài tập 5

Giả sử quá trình nuôi cấy vi khuẩn tuân theo quy luật tăng trưởng tự do. Khi đó, nếu gọi \(N_0\) là số lượng vi khuẩn ban đầu và \(N(t)\) là số lượng vi khuẩn sau \(t\) giờ thì ta có: \(N(t)=N_0 \mathrm{e}^{rt},\) trong đó \(r\) là tỉ lệ tăng trưởng vi khuẩn mỗi giờ. Giả sử ban đầu có \(500\) con vi khuẩn và sau \(1\) giờ tăng lên \(800\) con. Hỏi:

\(\bullet\,\) Sau \(5\) giờ thì số lượng vi khuẩn là khoảng bao nhiêu con?

\(\bullet\,\) Sau bao lâu thì số lượng vi khuẩn ban đầu sẽ tăng lên gấp đôi?

Ban đầu có \(500\) con vi khuẩn và sau \(1\) giờ tăng lên \(800\) con nên tỷ lệ tăng trưởng vi khuẩn trong mỗi giờ là: \(800=500 \mathrm{e}^r\Leftrightarrow \mathrm{e}^r=\displaystyle\frac{8}{5}\Leftrightarrow r=\ln\displaystyle\frac{8}{5} .\)

\(\bullet\,\) Sau \(5\) giờ thì số lượng vi khuẩn là \(N(t)=500 \mathrm{e}^{5\ln\tfrac{8}{5}}=\displaystyle\frac{131072}{25}=5242 \text{ con}\).

\(\bullet\,\) Gọi \(t\) là số giờ mà số lượng vi khuẩn ban đầu sẽ tăng lên gấp đôi.

Khi đó

\(2N_0=N_0\mathrm{e}^{t\ln\tfrac{8}{5}}\) \(\Leftrightarrow \left (\displaystyle\frac{8}{5}\right )^t=2\Leftrightarrow t \approx 1{,}5 \text{ giờ}.\)

Bài tập 6

Vào năm \(1938\), nhà vật lí Frank Benford đã đưa ra một phương pháp để xác định xem một bộ số đã được chọn ngẫu nhiên hay đã được chọn theo cách thủ công. Nếu bộ số này không được chọn ngẫu nhiên thì công thức Benford sau sẽ được dùng ước tính xác suất \(P\) để chữ số \(d\) là chữ số đầu tiên của bộ số đó: \(P=\log \displaystyle\frac{d+1}{d}\). (Theo F. Benford, The Law of Anomalous Numbers, Proc. Am. Philos. Soc. 78 (1938), 551 - 572). Chẳng hạn, xác suất đề chữ số đầu tiên là \(9\) bằng khoảng \(4{,}6 \%\) (thay \(d=9\) trong công thức Benford để tính \(P\) ).

\(\bullet\,\) Viết công thức tìm chữ số \(d\) nếu cho trước xác suất \(P\).

\(\bullet\,\) Tìm chữ số có xác suất bằng \(9{,}7 \%\) được chọn.

\(\bullet\,\) Tính xác suất để chữ số đầu tiên là \(1 \).

\(\bullet\,\) Công thức tìm chữ số \(d\) nếu cho trước xác suất \(P\) là \(P=\log \displaystyle\frac{d+1}{d}\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{d}=10^P-1\) \(\Leftrightarrow d=\displaystyle\frac{1}{10^P-1}.\)

\(\bullet\,\) Thay vào công thức \(d=\displaystyle\frac 1{10^P-1}\), ta có chữ số có xác suất bằng \(9{,}7 \%\) được chọn là \(d=\displaystyle\frac 1{10^P-1}=4.\)

\(\bullet\,\) Thay vào công thức, ta có xác suất cần tìm là \(P=\log \displaystyle\frac{1+1}{1} \approx 30{,}1\%\).

Bài tập sách Cánh diều

Bài tập 1

Viết các biểu thức sau về luỹ thừa cơ số \(a\)

\(\bullet\,\) \(A=\sqrt[3]{5 \sqrt{\displaystyle\frac{1}{5}}}\) với \(a=5\);

\(\bullet\,\) \(B=\displaystyle\frac{4 \sqrt[5]{2}}{\sqrt[3]{4}}\) với \(a=\sqrt{2}\).

\(\bullet\,\) \(A=\sqrt[3]{5 \sqrt{\displaystyle\frac{1}{5}}}=\left(5 \cdot 5^{\frac{1}{2}}\right)^{\frac{1}{3}}\) \(=\left(5^{\frac{3}{2}}\right)^{\frac{1}{3}}=5^{\frac{1}{2}}=a^{\frac{1}{2}}\).

\(\bullet\,\) \( B=\displaystyle\frac{2^2\cdot 2^{\frac{1}{3}}}{\left(2^2\right)^{\frac{1}{3}}}=2^{2+\frac{1}{3}-\frac{2}{3}}\) \(=2^{\frac{5}{3}}=(\sqrt{2})^{\frac{10}{3}}=a^{\frac{10}{3}} \).

Bài tập 2

Cho \(x, y\) là các số thực dương. Rút gọn mỗi biểu thức sau:

\(\bullet\,\) \(A=\displaystyle\frac{x^{\frac{5}{4}} \cdot y+x \cdot y^{\frac{5}{4}}}{\sqrt[4]{x}+\sqrt[4]{y}} \)

\(\bullet\,\) \(B=\left(\sqrt[7]{\displaystyle\frac{x}{y} \sqrt[5]{\displaystyle\frac{y}{x}}}\right)^{\frac{35}{4}}\)

\(\bullet\,\) \(A=\displaystyle\frac{x^{\frac{5}{4}} \cdot y+x \cdot y^{\frac{5}{4}}}{\sqrt[4]{x}+\sqrt[4]{y}}\) \(=\displaystyle\frac{xy\left(x^{\frac{1}{4}}+y^{\frac{1}{4}}\right)}{x^{\frac{1}{4}}+y^{\frac{1}{4}}}=xy\).

\(\bullet\,\) \( B=\left(\sqrt[7]{\displaystyle\frac{x}{y} \sqrt[5]{\displaystyle\frac{y}{x}}}\right)^{\frac{35}{4}}\) \(=\left(\left(\displaystyle\frac{x}{y} \cdot \left(\displaystyle\frac{y}{x}\right)^{\frac{1}{5}}\right)^{\frac{1}{7}}\right)^{\frac{35}{4}}\) \(=\left(\left(\left(\displaystyle\frac{x}{y}\right)^{\frac{4}{5}}\right)^{\frac{1}{7}}\right)^{\frac{35}{4}} \) \(=\left(\displaystyle\frac{x}{y}\right)^{\frac{4}{5}\cdot \frac{1}{7} \cdot \frac{35}{4}}=\displaystyle\frac{x}{y} \).

Bài tập 3

Tìm tập xác định của mỗi hàm số sau:

\(\bullet\,\) \(y=\displaystyle\frac{5}{2^x-3}\);

\(\bullet\,\) \(y=\sqrt{25-5^x}\);

\(\bullet\,\) \(y=\displaystyle\frac{x}{1-\ln x}\);

\(\bullet\,\) \(y=\sqrt{1-\log _3 x}\).

\(\bullet\,\) Điều kiện: \( 2^x-3 \neq 0 \Leftrightarrow x \neq \log_2 3 \).

Vậy TXĐ là \( \mathscr{D}=\mathbb{R}\setminus \{\log_2 3\} \).

\(\bullet\,\) Điều kiện: \( 25-5^x \ge 0 \Leftrightarrow 5^x \le 25 \Leftrightarrow x \le 2 \).

Vậy TXĐ là \( \mathscr{D}=(-\infty;2] \).

\(\bullet\,\) Điều kiện: \( \begin{cases}1 -\ln x \neq 0\\x>0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}\ln x \neq 1 \\x>0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x \neq \mathrm{e} \\x>0.\end{cases}\)

Vậy TXĐ là \( \mathscr{D}=(0;+\infty)\setminus\{\mathrm{e}\} \).

\(\bullet\,\) Điều kiện: \(\begin{cases}x>0\\ 1-\log_3 x \ge 0\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}x>0 \\ \log_3 x \le 1\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x>0\\x \le 3.\end{cases}\)

Vậy TXĐ là \( \mathscr{D}=(0;3] \).

Bài tập 4

Cho \(a>0, a \neq 1\) và \(a^{\frac{3}{5}}=b\)

\(\bullet\,\) Viết \(a^6\); \(a^3 b\); \(\displaystyle\frac{a^9}{b^9}\) theo luỹ thừa cơ số \(b\).

\(\bullet\,\) Tính \(\log _a b\); \(\log _a\left(a^2 b^5\right) \); \(\log _{\sqrt[3]{a}}\left(\displaystyle\frac{a}{b}\right)\).

\(\bullet\,\) \( a^6=\left(a^{\frac{3}{5}}\right)^{10}=b^{10} \).

\(\bullet\,\) \( a^3b=\left(a^{\frac{3}{5}}\right)^5\cdot b=b^5 \cdot b = b^6 \).

\(\bullet\,\) \( \displaystyle\frac{a^9}{b^9}=\displaystyle\frac{\left(a^{\frac{3}{5}}\right)^{15}}{b^9}\) \(=\displaystyle\frac{b^{15}}{b^9}=b^6 \). \((b \neq 0)\)

\(\bullet\,\) \( \log_a b=\log_a a^{\frac{3}{5}}=\displaystyle\frac{3}{5} \).

\(\bullet\,\) \( \log _a\left(a^2 b^5\right)=\log _a\left(a^2 a^3\right) = \log_a a^5 =5 \).

\(\bullet\,\) \(\log _{\sqrt[3]{a}}\left(\displaystyle\frac{a}{b}\right)= \log _{a^{\frac{1}{3}}}\left(\displaystyle\frac{a}{a^{\frac{3}{5}}}\right)\) \(= \log _{a}\left(a^{\frac{2}{5}}\right)^3=\log_a a^{\frac{6}{5}}=\displaystyle\frac{6}{5}\).

Bài tập 5

Giải mỗi phương trình sau:

\(\bullet\,\) \(3^{x^2-4x+5}=9\);

\(\bullet\,\) \(0{,}5^{2x-4}=4\);

\(\bullet\,\) \(\log_3 (2x-1)=3\);

\(\bullet\,\) \(\log x+\log (x-3)=1\).

\(\bullet\,\) Ta có

\begin{eqnarray*}& & 3^{x^2-4x+5}=9\\&\Leftrightarrow & x^2-4x+5=2\\&\Leftrightarrow & x^2-4x+3=0\\&\Leftrightarrow & x=1 \text{ hay } x=3.\end{eqnarray*}

Tập nghiệm của phương trình là \(S=\{1;3\}\).

\(\bullet\,\) Ta có

\begin{eqnarray*}& & 0{,}5^{2x-4}=4\\&\Leftrightarrow & 0{,}5^{2x-4}=0{,}5^{-2}\\&\Leftrightarrow & 2x-4=-2\\&\Leftrightarrow & x=1.\end{eqnarray*}

Tập nghiệm của phương trình là \(S=\{1\}\).

\(\bullet\,\) Điều kiện \(x> \displaystyle\frac{1}{2}\).

\begin{eqnarray*}& & \log_3 (2x-1)=3\\&\Leftrightarrow & 2x-1=27\\&\Leftrightarrow & x=14.\end{eqnarray*}

Tập nghiệm của phương trình là \(S=\{14\}\).

\(\bullet\,\) Điều kiện \(x>3\)

\begin{eqnarray*}& & \log x+\log (x-3)=1\\&\Leftrightarrow & \log x(x-3)=1\\&\Leftrightarrow & x^2-3x=10\\&\Leftrightarrow & x=5\ \text{(nhận)} \text{ hay } x=-2\ \text{(loại)}.\end{eqnarray*}

Tập nghiệm của phương trình là \(S=\{5\}\).

Bài tập 6

Giải mỗi bất phương trình sau:

\(\bullet\,\) \(5^x<0{,}125\);

\(\bullet\,\) \(\left(\displaystyle\frac{1}{3}\right)^{2x+1}\geq 3\);

\(\bullet\,\) \(\log_{0{,}3} x>0\);

\(\bullet\,\) \(\ln (x+4)>\ln (2x-3)\).

\(\bullet\,\) Ta có

\begin{eqnarray*}& & 5^x<0{,}125\\&\Leftrightarrow & x< \log_5 0{,}125.\end{eqnarray*}

Tập nghiệm của bất phương trình là \(S=(-\infty;\log_5 0{,}125)\).

\(\bullet\,\) Ta có

\begin{eqnarray*}& & \left(\displaystyle\frac{1}{3}\right)^{2x+1}\geq 3\\&\Leftrightarrow & 2x+1 \leq \log_{\frac{1}{3}} 3\\&\Leftrightarrow & x \leq -1.\end{eqnarray*}

Tập nghiệm của bất phương trình là \(S=(0;-1]\)

\(\bullet\,\) Điều kiện \(x>0\).

Vì cơ số \(0{,}3<1\) nên \(0<x< 0{,}3^0 \Leftrightarrow 0<x<1\).

Vậy nghiệm của bất phương trình là \(0<x<1\).

\(\bullet\,\) Điều kiện \(x>\displaystyle\frac{3}{2}\).

Vì cơ số lớn hơn \(1\) nên \(x+4> 2x-3 \Leftrightarrow x<7\).

Vậy nghiệm của bất phương trình là \(\displaystyle\frac{3}{2}<x<7\).

Bài tập 7

Trong một trận động đất, năng lượng giải toả \(E\) (đơn vị: Jun, kí hiệu J) tại tâm địa chấn ở \(M\) độ Richter được xác định xấp xỉ bởi công thức: \(\log E \approx 11{,}4+1{,}5M\).

\(\bullet\,\) Tính xấp xỉ năng lượng giải toả tại tâm địa chấn ở \(5\) độ Richter.

\(\bullet\,\) Năng lượng giải toả tại tâm địa chấn ở \(8\) độ Richter gấp khoảng bao nhiêu lần năng lượng giải toả tại tâm địa chấn ở \(5\) độ Richter?

\(\bullet\,\) Với \(M=5\) độ Richter ta có \(\log E\approx 11{,}4+1{,}5\cdot 5 \Leftrightarrow E\approx7{,}94\cdot 10^{18}\).

\(\bullet\,\) Ta có \(\log \displaystyle\frac{E_8}{E_5}=\log E_8-\log E_5\approx 11{,}4+1{,}5\cdot 8-(11{,}4+1{,}5\cdot 5)=4{,}5\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{E_8}{E_5}=10^{4{,}5}\).

Vậy năng lượng giải toả tại tâm địa chấn ở \(8\) độ Richter gấp khoảng \(10^{4{,}5}\approx31623\) lần năng lượng giải toả tại tâm địa chấn ở \(5\) độ Richter.

Bài tập 8

Trong cây cối có chất phóng xạ \(_6^{14}C\). Khảo sát một mẫu gỗ cổ, các nhà khoa học đo được độ phóng xạ của nó bằng \(86\%\) độ phóng xạ của mẫu gỗ tươi cùng loại. Xác định độ tuổi của mẫu gỗ cổ đó. Biết chu kì bán rã của \(_6^{14}C\) là \(T=5\ 730\) năm. độ phóng xạ của chất phóng xạ tại thời điểm \(t\) được cho bởi công thức \(H=H_0\mathrm{e}^{-\lambda t}\) với \(H_0\) là độ phóng xạ ban đầu (tại thời điểm \(t=0\)); \(\lambda=\displaystyle\frac{\ln 2}{T}\) là hằng số phóng xạ.

Ta có

\begin{eqnarray*}& & \displaystyle\frac{H}{H_0}=\mathrm{e}^{-\lambda t}=0{,}86\\&\Leftrightarrow & -\lambda t=\ln 0{,}86\\&\Leftrightarrow & t =\ln 0{,}86: (-\lambda)\\&\Leftrightarrow & t =\ln 0{,}86: (-\displaystyle\frac{\ln 2 }{5730})\\&\Leftrightarrow & t \approx 1247\ \text{(năm)}.\end{eqnarray*}