Bài 6. ÔN TẬP CHƯƠNG IV

Bài tập trắc nghiệm


Câu 1. Cho tam giác \(ABC\). Lấy điểm \(M\) trên cạnh \(AC\) kéo dài (Hình bên). Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề sai?

A. \(M \in (ABC)\)

B. \(C \in (ABM)\)

C. \(A \in (MBC)\)

D. \(B \in (ACM)\)

Vì \(ACM\) thẳng hàng nên \(B \in (ACM)\) là mệnh đề sai.

Câu 2. Cho tứ diện \(ABCD\) với \(I\) và \(J\) lần lượt là trung điểm các cạnh \(AB\) và \(CD\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Bốn điểm \(I\), \(J\), \(B\), \(C\) đồng phẳng

B. Bốn điểm \(I\), \(J\), \(A\), \(C\) đồng phẳng

C. Bốn điểm \(I\), \(J\), \(C\), \(D\) đồng phẳng

D. Bốn điểm \(I\), \(J\), \(B\), \(D\) đồng phẳng

Ta có \(J \in CD \subset (CID) \Rightarrow J \in (CID)\).

Vậy bốn điểm \(I\), \(J\), \(C\), \(D\) đồng phẳng.

Câu 3. Cho hình chóp \(S.ABCD\) có \(AC\) cắt \(BD\) tại \(M\), \(AB\) cắt \(CD\) tại \(N\). Trong các đường thẳng sau đây, đường nào là giao tuyến của \((SAC)\) và \((SBD)\)?

A. \(SM\)

B. \(SN\)

C. \(SB\)

D. \(SC\)

Ta có \(S \in (SAC)\cap (SBD)\).

Mặt khác, \(\begin{cases}M=AC \cap BD \\ AC\subset (SAC)\\ BD \subset (SBD)\end{cases} \Rightarrow M \in (SAC) \cap (SBD)\).

Suy ra \((SAC) \cap (SBD)=SM\).

Câu 4. Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình bình hành. Gọi \(I\), \(J\), \(E\), \(F\) lần lượt là trung điểm \(SA\), \(SB\), \(SC\), \(SD\). Trong các đường thẳng sau, đường nào không song song với \(IJ\)?

A. \(EF\)

B. \(AD\)

C. \(AB\)

D. \(CD\)

+ Ta có, \(IJ\) là đường trung bình tam giác \(SAB\) nên \(IJ \parallel AB\).

+ \(ABCD\) là hình bình hành nên \(AB \parallel CD\). Mà \(IJ \parallel AB\).

Suy ra, \(IJ \parallel CD\).

+ \(EF\) là đường trung bình tam giác \(SCD\) nên \(EF \parallel CD\).

Suy ra \(IJ \parallel EF\).

Câu 5. Cho hình bình hành \(ABCD\) và một điểm \(S\) không nằm trong mặt phẳng \((ABCD)\). Giao tuyến của hai mặt phẳng \((SAB)\) và \((SCD)\) là một đường thẳng song song với đường thẳng nào sau đây?

A. \(AB\)

B. \(SA\)

C. \(BC\)

D. \(AC\)

Ta thấy \(S\) là điểm chung thứ nhất.

Hai mặt phẳng \((SAB)\) và \((SCD)\) có \(AB \parallel CD\).

Vậy giao tuyến là đường thẳng qua \(S\) và song song \(AB\).

Câu 6. Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có cạnh đáy bằng \(10\). \(M\) là điểm trên \(SA\) sao cho \(\displaystyle\frac{SM}{SA}=\displaystyle\frac{2}{3}\). Một mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua \(M\) song song với \(AB\) và \(CD\), cắt hình chóp theo một tứ giác có diện tích là

A. \(\displaystyle\frac{400}{9}\)

B. \(\displaystyle\frac{200}{3}\)

C. \(\displaystyle\frac{200}{9}\)

D. \(\displaystyle\frac{40}{9}\)

+ Qua \(M\) dựng đường thẳng song song với \(AB\) cắt \(SB\) tại \(N\).

+ Qua \(M\) dựng đường thẳng song song với \(AD\) cắt \(SD\) tại \(Q\).

+ Qua \(N\) dựng đường thẳng song song với \(BC\) cắt \(SC\) tại \(P\).

Ta có

\(\begin{cases}MN \parallel AB \Rightarrow MN \parallel (ABCD)\\ NP \parallel BC \Rightarrow NP \parallel (ABCD)\end{cases}\) \(\Rightarrow (MNPQ) \parallel (ABCD).\)

Ta có tỉ lệ diện tích

\(\displaystyle\frac{S_{MNPQ}}{S_{ABCD}}=\left(\displaystyle\frac{MN}{AB}\right)^2=\left(\displaystyle\frac{SM}{SA}\right)^2=\displaystyle\frac{4}{9}\).

Suy ra

\(S_{ABCD}=10\cdot 10 =100\) \(\Leftrightarrow S_{MNPQ}=100 \cdot \displaystyle\frac{4}{9}=\displaystyle\frac{400}{9}\).

Câu 7. Quan hệ song song trong không gian có tính chất nào trong các tính chất sau?

A. Nếu hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong \((P)\) đều song song với mọi đường thằng nằm trong \((Q)\)

B. Nếu hai đường thẳng song song với nhau lần lượt nằm trong hai mặt phẳng phân biệt \((P)\) và \((Q)\) thì \((P)\) và \((Q)\) song song với nhau

C. Nếu hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong \((P)\) đều song song với \((Q)\)

D. Qua một điểm nằm ngoài mặt phẳng cho trước ta vẽ được một và chỉ một đường thẳng song song với mặt phẳng cho trước đó

Nếu hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong \((P)\) đều song song với \((Q)\).

Câu 8. Cho hình lăng trụ \(ABC.A'B'C'\). Gọi \(M\), \(N\), \(P\), \(Q\) lần lượt là trung điểm của các cạnh \(AC\), \(AA'\), \(A'C'\), \(BC\). Ta có

A. \((MNP) \parallel (BCA)\)

B. \((NQP) \parallel (CAB)\)

C. \((MNQ) \parallel \left(A'B'C'\right)\)

D. \((MPQ) \parallel \left(ABA'\right)\)

+ VÌ \(M\), \(Q\) lần lượt là trung điểm của \(AC\), \(BC\).

+ Suy ra \(MQ\) là đường trung bình của \(\triangle ABC \Rightarrow MQ \parallel AB\).

+ Tương tự, ta cũng có \(MP \parallel AA'\).

Vậy \((MPQ) \parallel (ABA')\).

Bài tập tự luận

Bài tập 1. Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\). Gọi \(M\) và \(N\) lần lượt là trung điểm của \(AB\) và \(A'B'\) và \(O\) là một điểm thuộc miền trong của mặt bên \(CC'D'D\). Tìm giao tuyến của mặt phẳng \((OMN)\) với các mặt của hình hộp.

+ Qua \(O\) dựng đường thẳng song song với \(MN\) cắt \(CD\) và \(C'D'\) lần lượt tại \(P\) và \(Q\).

+ Khi đó, \((MNO) \cap (ABCD)=MP\); \((MNO) \cap (CDD'C')=PQ\); \((MNO) \cap (A'B'C'D')=NQ\); \((MNO)\cap (AA'B'B)=MN\).

+ Thiết diện của mặt phẳng \(MNO\) với hình hộp là hình bình hành \(MNPQ\).

Bài tập 2. Cho hình chóp \(S.ABCD\) với \(ABCD\) là hình thoi cạnh \(a\), tam giác \(SAD\) đều, \(M\) là điểm trên cạnh \(AB\), \((\alpha)\) là mặt phẳng qua \(M\) và \((\alpha) \parallel (SAD)\) cắt \(CD\), \(SC\), \(SB\) lần lượt tại \(N\), \(P\), \(Q\).

a. Chứng minh rằng \(MNPQ\) là hình thang cân.

b. Đặt \(AM=x\), tính diện tích \(MNPQ\) theo \(a\) và \(x\).

a. Do \((\alpha)\) đi qua \(M\) và song song với \((SAD)\) nên cắt các mặt của hình chóp bằng các giao tuyến đi qua \(M\) và song song với \((SAD)\).

Mặt khác \(ABCD\) là hình thoi và tam giác \(SAD\) đều.

Nên thiết diện thu được là hình thang cân \(MNPQ\) \((MN \parallel PQ\); \(MQ=PN)\).

b. Ta có \(MN=a\), \(\displaystyle\frac{PQ}{BC}=\displaystyle\frac{SQ}{SB}=\displaystyle\frac{MA}{AB}=\displaystyle\frac{x}{a} \Rightarrow PQ=x\); \(MQ=a-x\).

Đường cao \(QH\) của hình thang cân bằng

\(QH=\sqrt{MQ^2-\left(\displaystyle\frac{MN-PQ}{2}\right)^2}\) \(=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}(a-x)\).

Khi đó, diện tích hình thang cân là \(S=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{4}\left(a^2-x^2\right)\).

Bài tập 3. Cho mặt phẳng \((\alpha)\) và hai đường thẳng chéo nhau \(a\), \(b\) cắt \((\alpha)\) tại \(A\) và \(B\). Gọi \(d\) là đường thẳng thay đổi luôn luôn song song với \((\alpha)\) và cắt \(a\) tại \(M\), cắt \(b\) tại \(N\). Qua điểm \(N\) dựng đường thẳng song song với \(a\) cắt \((\alpha)\) tại điểm \(C\).

a. Tứ giác \(MNCA\) là hình gì?

b. Chứng minh rằng điểm \(C\) luôn luôn chạy trên một đường thẳng cố định.

a. Ta có \(MN \parallel AC\) và \(AM \parallel CN\) nên tứ giác \(MNCA\) là hình bình hành.

b. Ta có \(C \in (\alpha)\) và \(C \in (MNCA)\) vậy \(C\) thuộc giao tuyến của \(2\) mặt phẳng \((\alpha)\) và \((MNCA)\).

Bài tập 4. Cho hai hình bình hành \(ABCD\) và \(ABEF\) nằm trong hai mặt phẳng khác nhau. Lấy các điểm \(M\), \(N\) lần lượt thuộc các đường chéo \(AC\) và \(BF\) sao cho \(MC=2MA\); \(NF=2NB\). Qua \(M\), \(N\) ké các đường thẳng song song với \(AB\), cắt các cạnh \(AD\), \(AF\) lần lượt tại \(M_1\), \(N_1\). Chứng minh rằng

a. \(MN \parallel DE\);

b. \(M_1N_1 \parallel (DEF)\);

c. \(\left(MNN_1M_1\right) \parallel (DEF)\).

a. Gọi \(O\) là tâm hình bình hành \(ABCD\), ta có \(AO\) là trung tuyến và \(\displaystyle\frac{AM}{AO}=\displaystyle\frac{2AM}{AC}=\displaystyle\frac{2}{3}\).

Suy ra \(M\) là trọng tâm của tam giác \(ABD\), tương tự \(N\) là trọng tâm tam giác \(ABE\).

Gọi \(I\) là trung điểm của \(AB\) thì \(M\), \(N\) lần lượt trên \(DI\) và \(EI\).

Trong tam giác \(IDE\) ta có

\(\displaystyle\frac{IM}{ID}=\displaystyle\frac{IN}{IE}=\displaystyle\frac{1}{3}\) nên \(MN \parallel DE\) và \(MN=\displaystyle\frac{1}{3} DE\).

b. Trong tam giác \(FAB\) có

\(NN_1 \parallel AB \Rightarrow \displaystyle\frac{AN_1}{AF}=\displaystyle\frac{BN}{BF}=\displaystyle\frac{1}{3}\).

Trong tam giác \(DAB\) có

\(MM_1 \parallel AB \Rightarrow \displaystyle\frac{AM_1}{AD}=\displaystyle\frac{DM}{DI}=\displaystyle\frac{1}{3}\).

Do đó \(\displaystyle\frac{AN_1}{AF}=\displaystyle\frac{AM_1}{AD}\) nên \(M_1N_1 \parallel DF\).

Mà \(DF \subset(DEF)\) suy ra \(M_1N_1 \parallel (DEF)\).

c. Ta có \(M_1N_1 \parallel DF\), \(NN_1 \parallel EF\).

Mà \(M_1N_1\) và \(NN_1\) cắt nhau và nằm trong mặt phẳng \(\left(MNN_1M_1\right)\), còn \(DF\) và \(EF\) cắt nhau và nằm trong mặt phẳng \((DEF)\).

Vậy \(\left(MNN_1M_1\right) \parallel (DEF)\).