ÔN TẬP CHƯƠNG 3

Phần I. Trắc nghiệm

Câu hỏi 1/12

\(\lim \displaystyle\frac{n+3}{n^2}\) bằng

Đáp án đúng: \(0\)

\(\lim \displaystyle\frac{n+3}{n^2}=\lim \displaystyle\frac{\displaystyle\frac{1}{n}+\displaystyle\frac{3}{n^2}}{1}=0\).

Phần II. Tự luận

Bài tập sách Chân trời sáng tạo

Bài tập 1. Tính các giới hạn sau

a. \(\lim \displaystyle\frac{3 n-1}{n}\).

b. \(\lim \displaystyle\frac{\sqrt{n^2+2}}{n}\).

c. \(\lim \displaystyle\frac{2}{3 n+1}\).

d. \(\lim \displaystyle\frac{(n+1)(2 n+2)}{n^2}\).

a. \(\lim \displaystyle\frac{3 n-1}{n}=\lim \displaystyle\frac{3-\displaystyle\frac{1}{n}}{1}=3\).

b. \(\lim \displaystyle\frac{\sqrt{n^2+2}}{n}=\lim \displaystyle\frac{\sqrt{1+\displaystyle\frac{2}{n^2}}}{1}=1\).

c. \(\lim \displaystyle\frac{2}{3 n+1}=0\).

d. \(\lim \displaystyle\frac{(n+1)(2 n+2)}{n^2}\) \(=\lim \displaystyle\frac{\left(1+\displaystyle\frac{1}{n}\right)\left(2+\displaystyle\frac{2}{n}\right)}{1}=2\).

Bài tập 2. Cho tam giác đều có cạnh bằng \(a\), gọi là tam giác \(H_1\). Nối các trung điểm của \(H_1\) để tạo thành tam giác \(H_2\). Tiếp theo, nối các trung điểm của \(H_2\) để tạo thành tam giác \(H_3\). Cứ tiếp tục như vậy, nhận được dãy tam giác \(H_1\), \(H_2\), \(H_3, \ldots\) Tính tổng chu vi và tổng diện tích các tam giác của dãy.

Gọi \(S_i\) và \(C_i\) (\(i=1,2,\ldots\)) lần lượt là diện tích và chu vi của tam giác \(H_i\), \(i=1,2,\ldots \).

Khi đó ta có

\(\bullet\ \) \(S_1=\displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{4};\) \(S_2=\left(\displaystyle\frac{a}{2}\right)^2\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{4}=\displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{16}=\displaystyle\frac{S_1}{4};\) \(S_3=\displaystyle\frac{1}{4}S_2,\ldots \).

Do đó \((S_n)\) là một cấp số nhân lùi vô hạn với \(S_1=\displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{4}\) và \(q_1=\displaystyle\frac{1}{4}\).

Tổng diện tích

\(S=S_1+S_2+\cdots =\displaystyle\frac{S_1}{1-q_1}=\displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{3}\).

\(\bullet\ \) \(C_1=3a; C_2=\displaystyle\frac{3a}{2}=\displaystyle\frac{1}{2}C_1,\ldots\)

Do đó \((C_n)\) là một cấp số nhân lùi vô hạn với \(C_1=3a;q_2=\displaystyle\frac{1}{2}\).

Tổng chu vi là

\(C=C_1+C_2+\cdots =\displaystyle\frac{C_1}{1-q_2}=6a\).

Bài tập 3. Tìm các giới hạn sau

a. \(\lim \limits_{x \to-1}\left(3 x^2-x+2\right)\).

b.\(\lim \limits_{x \to 4} \displaystyle\frac{x^2-16}{x-4}\).

c. \(\lim \limits_{x \to 2} \displaystyle\frac{3-\sqrt{x+7}}{x-2}\).

a. \(\lim \limits_{x \to-1}\left(3 x^2-x+2\right)\) \(=3(-1)^2-(-1)+2=6\).

b. \(\lim \limits_{x \to 4} \displaystyle\frac{x^2-16}{x-4}=\lim \limits_{x \to 4} (x+4)=8\).

c. \(\lim \limits_{x \to 2} \displaystyle\frac{3-\sqrt{x+7}}{x-2}\) \(=\lim \limits_{x \to 2} \displaystyle\frac{9-(x+7)}{(x-2)\left(3+\sqrt{x+7}\right)}\) \(=\lim \limits_{x \to 2} \displaystyle\frac{-1}{3+\sqrt{x+7}}=-\displaystyle\frac{1}{6}\).

Bài tập 4. Tìm các giới hạn sau

a. \(\lim \limits_{x \to+\infty} \displaystyle\frac{-x+2}{x+1}\).

b. \(\lim \limits_{x \to-\infty} \displaystyle\frac{x-2}{x^2}\).

a. \(\lim \limits_{x \to+\infty} \displaystyle\frac{-x+2}{x+1}=\lim \limits_{x \to+\infty} \displaystyle\frac{-1+\displaystyle\frac{2}{x}}{1+\displaystyle\frac{1}{x}}=-1\).

b. \(\lim \limits_{x \to-\infty} \displaystyle\frac{x-2}{x^2}=\lim \limits_{x \to-\infty} \displaystyle\frac{\displaystyle\frac{1}{x}-\displaystyle\frac{2}{x^2}}{1}=0\).

Bài tập 5. Tìm các giới hạn sau

a. \(\lim \limits_{x \to 4^{+}} \displaystyle\frac{1}{x-4}\).

b. \(\lim \limits_{x \to 2^{+}} \displaystyle\frac{x}{2-x}\).

a. \(\lim \limits_{x \to 4^{+}} \displaystyle\frac{1}{x-4}=+\infty\).

do

\(\begin{cases}\lim \limits_{x \to 4^{+}} 1=1>0\\ \lim \limits_{x \to 4^{+}} (x-4)=0\\ \text{Khi } x\to 4^+\Rightarrow x>4\Rightarrow x-4>0.\end{cases}\)

b. \(\lim \limits_{x \to 2^{+}} \displaystyle\frac{x}{2-x} =-\infty\).

do

\(\begin{cases}\lim \limits_{x \to 2^{+}} x=2>0\\ \lim \limits_{x \to 2^{+}} (2-x)=0\\ \text{Khi } x\to 2^+\Rightarrow x>2\Rightarrow 2-x<0.\end{cases}\)

Bài tập 6. Xét tính liên tục của hàm số \(f(x)= \begin{cases}\sqrt{x+4} & \text { khi } x \geq 0 \\ 2 \cos x & \text { khi } x<0.\end{cases}\)

\(\bullet\ \) Khi \(x>0\): \(f(x)=\sqrt{x+4}\) liên tục.

\(\bullet\ \) Khi \(x<0\): \(f(x)=2\cos x\) liên tục.

\(\bullet\ \) Tại \(x=0\):

\(\lim\limits_{x\to 0^+} f(x)=\lim\limits_{x\to 0^-} f(x)=f(0)=2\)

\(\Rightarrow\) hàm số \(y=f(x)\) liên tục tại \(x=0\).

Vậy hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\).

Bài tập 7. Cho hàm số \(f(x)=\begin{cases}\displaystyle\frac{x^2-25}{x-5} & \text {khi } x \neq 5\\ a & \text { khi } x=5.\end{cases}\) Tìm \(a\) để hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\).

+ Với \(x< 5\) thì \(f(x)=\displaystyle\frac{x^2-25}{x-5}=x+5\) là hàm liên tục.

+ Với \(x> 5\) thì \(f(x)=\displaystyle\frac{x^2-25}{x-5}=x+5\) là hàm liên tục.

Do đó, để hàm số liên tục trên \(\mathbb{R}\) thì hàm số phải liên tục tại \(x=5\).

Tức là

\(\lim\limits_{x\to 5} f(x)=f(5)\Leftrightarrow \lim\limits_{x\to 5} (x+5)=a\Leftrightarrow a=10\).

Vậy với \(a=10\) thì hàm số liên tục trên \(\mathbb{R}\).

Bài tập 8. Trong một phòng thí nghiệm, nhiệt độ trong tủ sấy được điều khiển tăng từ \(10^{\circ} \mathrm{C}\), mỗi phút tăng \(2^{\circ} \mathrm{C}\) trong \(60\) phút, sau đó giảm mỗi phút \(3^{\circ} \mathrm{C}\) trong \(40\) phút. Hàm số biểu thị nhiệt độ (tính theo \(^{\circ} \mathrm{C}\) ) trong tủ theo thời gian \(t\) (tính theo phút) có dạng

\(\quad\) \(T(t)= \begin{cases}10+2 t & \text { khi } 0 \leq t \leq 60 \\ k-3 t & \text { khi } 60< t \leq 100\ (k \text{ là hằng số}).\end{cases}\)

Biết rằng, \(T(t)\) là hàm liên tục trên tập xác định. Tìm giá trị của \(k\).

Vì \(T(t)\) là hàm liên tục trên tập xác định nên ta có hàm \(T(t)\) liên tục tại \(t=60\)

\(\Leftrightarrow \lim\limits_{t\to 60^-} T(t)=\lim\limits_{t\to 60^+} T(t)=T(60)\)

\(\Leftrightarrow 10+2\cdot 60=k-3\cdot 60\Leftrightarrow k=310\).

Vậy \(k=310\).

Bài tập sách Kết nối tri thức

Bài tập 1

Cho dãy số \(\left(u_{n}\right)\) có tính chất \(\left|u_{n}-1\right|<\displaystyle\frac{2}{n}\). Có kết luận gì về giới hạn của dãy số này?

Ta có

\(\begin{cases}\left|u_{n}-1\right|<\displaystyle\frac{2}{n} \\ \lim \limits_{n \to +\infty}\displaystyle\frac{2}{n}=0\end{cases}\) \(\Rightarrow \lim \limits_{n \to +\infty}\left|u_{n}-1\right|=0\) \(\Rightarrow \lim \limits_{n \to +\infty}u_{n}=1\).

Bài tập 2

Tìm giới hạn của các dãy số sau

a. \(u_{n}=\displaystyle\frac{n^{2}}{3 n^{2}+7 n-2}\);

b. \(v_{n}=\displaystyle\sum\limits_{k=0}^{n} \displaystyle\frac{3^{k}+5^{k}}{6^{k}}\);

c. \(w_{n}=\displaystyle\frac{\sin n}{4 n}\).

a. Ta có

\(\lim \limits_{n \to +\infty} u_{n}=\lim \limits_{n \to +\infty}\displaystyle\frac{n^{2}}{3 n^{2}+7 n-2}\) \(=\lim \limits_{n \to +\infty}\displaystyle\frac{1}{3+\displaystyle\frac{7}{n}-\displaystyle\frac{2}{n^2}}\) \(=\displaystyle\frac{1}{3}\).

b. Ta có

\(\lim \limits_{n \to +\infty} v_{n}=\lim \limits_{n \to +\infty}\displaystyle\sum\limits_{k=0}^{n} \displaystyle\frac{3^{k}+5^{k}}{6^{k}}\) \(=\displaystyle\sum\limits_{k=0}^{n}\lim \limits_{n \to +\infty} \left( \displaystyle\frac{1}{2}\right) ^k+\displaystyle\sum\limits_{k=0}^{n}\lim \limits_{n \to +\infty} \left( \displaystyle\frac{5}{6}\right) ^k=0\).

c. Ta có

\(w_{n}=\bigg|\displaystyle\frac{\sin n}{4 n}\bigg| \leq \displaystyle\frac{1}{4n}\), nhưng mà \(\lim \limits_{n \to +\infty}\displaystyle\frac{1}{4n}=0\).

Suy ra \(\lim \limits_{n \to +\infty}w_{n}=0\).

Bài tập 3

Viết các số thập phân vô hạn tuần hoàn sau đây dưới dạng phân số.

a. \(1{,}(01)\);

b. \(5{,}(132)\).

a. \(1{,}(01)\);

Ta có

\(\begin{aligned}&1{,}(01)=1{,}010101 \cdots\\ =\ &1+0{,}01+0{,}0001+0{,}000001+ \cdots\\ =\ &1+10^{-2}+10^{-4}+10^{-6}+ \cdots\end{aligned}\)

Đây là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn với \(u_1=1,\) \(q=10^{-2}\) nên

\(\begin{aligned}1{,}(01)=\ &\displaystyle\frac{u_1}{1-q}=\displaystyle\frac{1}{1-\displaystyle\frac{1}{100}}=\displaystyle\frac{100}{99}.\end{aligned}\)

b. \(5{,}(132)\).

Ta có

\(\begin{aligned}&5{,}(132)=5{,}132132132 \cdots\\ =\ &132+0{,}132+0{,}000132+0{,}000000132+ \cdots-127\\ =\ &132+132\cdot 10^{-3}+132\cdot 10^{-6}+132\cdot 10^{-9}+ \cdots-127.\end{aligned}\)

Đây là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn với \(u_1=132,\) \(q=10^{-3}\) và trừ đi \(127\) nên

\(\begin{aligned}&5{,}(132) =\displaystyle\frac{u_1}{1-q}-127\\ =\ &\displaystyle\frac{132}{1-\displaystyle\frac{1}{1000}}-127=\displaystyle\frac{1709}{333}.\end{aligned}\)

Bài tập 4

Tính các giới hạn sau:

a. \(\mathop {\lim }\limits_{x\to 7} \displaystyle\frac{\sqrt{x+2}-3}{x-7}\);

b. \(\mathop {\lim }\limits_{x\to 1} \displaystyle\frac{x^{3}-1}{x^{2}-1}\);

c. \(\mathop {\lim }\limits_{x\to 1} \displaystyle\frac{2-x}{(1-x)^{2}}\);

d. \(\mathop {\lim }\limits_{x\to -\infty} \displaystyle\frac{x+2}{\sqrt{4 x^{2}+1}}\).

a. Ta có

\(\begin{aligned}&\mathop {\lim }\limits_{x\to 7} \displaystyle\frac{\sqrt{x+2}-3}{x-7}\\ =\ &\mathop {\lim }\limits_{x\to 7} \displaystyle\frac{\left(\sqrt{x+2}\right)^2-3^2}{(x-7)\left(\sqrt{x+2}+3\right)}\\ =\ &\mathop {\lim }\limits_{x\to 7} \displaystyle\frac{x-7}{(x-7)\left(\sqrt{x+2}+3\right)}\\ =\ &\mathop {\lim }\limits_{x\to 7} \displaystyle\frac{1}{\sqrt{x+2}+3}=\displaystyle\frac{1}{6}.\end{aligned}\)

b. Ta có

\(\begin{aligned}&\mathop {\lim }\limits_{x\to 1} \displaystyle\frac{x^{3}-1}{x^{2}-1}\\ =\ &\mathop {\lim }\limits_{x\to 1} \displaystyle\frac{(x-1)(x^2+x+1)}{(x-1)(x+1)}\\ =\ &\mathop {\lim }\limits_{x\to 1} \displaystyle\frac{x^2+x+1}{x+1}=\displaystyle\frac{3}{2}.\end{aligned}\)

c. Ta có

\(\mathop {\lim }\limits_{x\to 1} (2-x)=1;\)

\(\mathop {\lim }\limits_{x\to 1} (1-x)^2=0;\)

\((1-x)^2 > 0\), \(\forall x \neq 0\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{x\to 1}\displaystyle\frac{2-x}{(1-x)^{2}}=+\infty.\)

d. Ta có

\(\begin{aligned}&\mathop {\lim }\limits_{x\to -\infty} \displaystyle\frac{x+2}{\sqrt{4 x^{2}+1}}\\=\ &\mathop {\lim }\limits_{x\to -\infty} \displaystyle\frac{x+2}{|x|\sqrt{4 +\displaystyle\frac{1}{x^2}}}\\ =\ &\mathop {\lim }\limits_{x\to -\infty} \displaystyle\frac{x\left( 1+\displaystyle\frac{2}{x}\right)}{-x\sqrt{4 +\displaystyle\frac{1}{x^2}}}\\ =\ &\mathop {\lim }\limits_{x\to -\infty} \displaystyle\frac{ 1+\displaystyle\frac{2}{x}}{-\sqrt{4 +\displaystyle\frac{1}{x^2}}}=-\displaystyle\frac{1}{2}.\end{aligned}\)

Bài tập 5

Tính các giới hạn một bên:

a. \(\mathop {\lim }\limits_{x\to 3^+} \displaystyle\frac{x^{2}-9}{|x-3|}\)

b. \(\mathop {\lim }\limits_{x\to 1^-} \displaystyle\frac{x}{\sqrt{1-x}}\).

a. Ta có \(x\to 3^+ \Rightarrow x>3 \Rightarrow x-3>0.\)

Vậy

\(\begin{aligned}&\mathop {\lim }\limits_{x\to 3^+} \displaystyle\frac{x^{2}-9}{|x-3|}\\ =\ &\mathop {\lim }\limits_{x\to 3^+} \displaystyle\frac{(x-3)(x+3)}{x-3}\\ =\ &\mathop {\lim }\limits_{x\to 3^+} (x+3)=6.\end{aligned}\)

b. Ta có

\(\mathop {\lim }\limits_{x\to 1^-} x=1;\) \(\mathop {\lim }\limits_{x\to 1^-} \sqrt{1-x}=0\) và

\(\sqrt{1-x}>0\), \(\forall x<1\) nên

\(\mathop {\lim }\limits_{x\to 1^-} \displaystyle\frac{x}{\sqrt{1-x}}=+\infty.\)

Bài tập 6

Chứng minh rằng giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x\to 0} \displaystyle\frac{|x|}{x}\) không tồn tại.

+) \(\mathop {\lim }\limits_{x\to 0^-} \displaystyle\frac{|x|}{x}=\mathop {\lim }\limits_{x\to 0^-} \displaystyle\frac{-x}{x}=\mathop {\lim }\limits_{x\to 0^-} (-1)=-1.\)

+) \(\mathop {\lim }\limits_{x\to 0^+} \displaystyle\frac{|x|}{x}=\mathop {\lim }\limits_{x\to 0^+} \displaystyle\frac{x}{x}=\mathop {\lim }\limits_{x\to 0^+} 1=1.\)

Vậy

\(\mathop {\lim }\limits_{x\to 0^-} \displaystyle\frac{|x|}{x}\ne \mathop {\lim }\limits_{x\to 0^+} \displaystyle\frac{|x|}{x}\)

nên giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x\to 0} \displaystyle\frac{|x|}{x}\) không tồn tại.

Bài tập 7

Giải thích tại sao các hàm số sau đây gián đoạn tại điểm đã cho.

a. \(f(x)=\begin{cases}\displaystyle\frac{1}{x} &\text {nếu } x \neq 0 \\ 1 &\text {nếu } x=0\end{cases}\) tại điểm \(x=0\);

b. \(g(x)=\begin{cases} 1+x &\text {nếu } x<1 \\ 2-x& \text {nếu } x \geq 1\end{cases}\) tại điểm \(x=1\).

a. Ta có

+) \(f(0)=1. \)

+) Xét \(\mathop {\lim }\limits_{x\to 0}f(x)=\mathop {\lim }\limits_{x\to 0} \displaystyle\frac{1}{x}\) không tồn tại.

Vậy hàm số gián đoạn tại \(x=0\).

b. Ta có

+) \(f(1)=2-1=1. \)

+) \(\mathop {\lim }\limits_{x\to 1^-}f(x)=\mathop {\lim }\limits_{x\to 1^-} (1+x)=2.\)

+) \(\mathop {\lim }\limits_{x\to 1^+}f(x)=\mathop {\lim }\limits_{x\to 1^+} (2-x)=1.\)

Vậy \(f(1)=\mathop {\lim }\limits_{x\to 1^+}f(x)\ne \mathop {\lim }\limits_{x\to 1^-}f(x)\) nên hàm số gián đoạn tại \(x=1\).

Bài tập 8

Lực hấp dẫn tác dụng lên một đơn vị khối lượng ở khoảng cách \(r\) tính từ tâm Trái Đất là

\(F(r)=\begin{cases}\displaystyle\frac{G M r}{R^{3}} &\text {nếu } r<R \\ \displaystyle\frac{G M}{r^{2}} &\text {nếu } r \geq R.\end{cases}\)

Trong đó \(M\) và \(R\) lần lượt là khối lượng và bán kính của Trái Đất, \(G\) là hằng số hấp dẫn. Xét tính liên tục của hàm số \(F(r)\).

Ta có

+) Với \(r<R,\) \(F(r)=\displaystyle\frac{G Mr}{R^{3}}\) là hàm liên tục.

+) Với \(r>R,\) \(F(r)=\displaystyle\frac{G M}{R^{2}}\) là hàm liên tục.

Tại \(r=R.\)

+) \(F(R)=\displaystyle\frac{G M}{R^{2}}. \)

+) \(\mathop {\lim }\limits_{r\to R^+}F(r)=\mathop {\lim }\limits_{r\to R^+}\displaystyle\frac{G M}{r^{2}}=\displaystyle\frac{G M}{R^{2}}.\)

+) \(\mathop {\lim }\limits_{r\to R^-}F(r)=\mathop {\lim }\limits_{r\to R^-}\displaystyle\frac{G M r}{R^{3}}=\displaystyle\frac{G M R}{R^{3}}=\displaystyle\frac{G M}{R^{2}}.\)

Ta có \(F(R)=\mathop {\lim }\limits_{r\to R^+}F(r)=\mathop {\lim }\limits_{r\to R^-}F(r)\) nên hàm số liên tục tại \(r=R\).

Vậy \(F(r)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\).

Bài tập 9

Tìm tập xác định của các hàm số sau và giải thích tại sao các hàm này liên tục trên các khoảng xác định của chúng.

a. \(f(x)=\displaystyle\frac{\cos x}{x^2+5 x+6};\)

b. \(g(x)=\displaystyle\frac{x-2}{\sin x}\).

a. Tập xác định \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\backslash\{-2;-3\}\).

Hàm số là hàm phân thức, chứa các hàm \(\sin x\), \(\cos x\) nên liên tục trên tập xác định.

b. Điều kiện \(\sin x\ne 0 \Leftrightarrow x\ne k\pi.\)

Tập xác định \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\backslash\{k\pi\}\).

Hàm số là hàm phân thức, chứa các hàm \(\sin x\), \(\cos x\) nên liên tục trên tập xác định.

Bài tập 10

Tìm các giá trị của \(a\) để hàm số \(f(x)=\begin{cases}x+1 & \text{nếu } x\le a\\ x^2 &\text{nếu } x> a\end{cases}\) liên tục trên \(\mathbb{R}.\)

Hàm số liên tục trên các khoảng \((-\infty; a)\) và \((a;+\infty)\).

Ta có

+) \(f(a)=a+1. \)

+) \(\mathop {\lim }\limits_{x\to a^-}f(x)=\mathop {\lim }\limits_{x\to a^-} (x+1)=a+1.\)

+) \(\mathop {\lim }\limits_{x\to a^+}f(x)=\mathop {\lim }\limits_{x\to a^+} x^2=a^2.\)

Để hàm số liên tục trên \(\mathbb{R}\), ta cần

\(f(a)=\mathop {\lim }\limits_{x\to a^+}f(x)= \mathop {\lim }\limits_{x\to a^-}f(x)\Leftrightarrow a+1=a^2\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&a=\displaystyle\frac{1+\sqrt{5}}{2}\\ &a=\displaystyle\frac{1-\sqrt{5}}{2}.\end{aligned}\right.\)

Bài tập sách Cánh diều

Bài tập 1

Tính các giới hạn sau:

a. \(\lim \displaystyle\frac{2 n^2+6 n+1}{8 n^2+5}\);

b. \(\lim \displaystyle\frac{4 n^2-3 n+1}{-3 n^3+5 n^2-2}\);

c. \(\lim \displaystyle\frac{\sqrt{4 n^2-n+3}}{8 n-5}\);

d. \(\lim \left(4-\displaystyle\frac{2^{n+1}}{3^n}\right)\);

e. \(\lim \displaystyle\frac{4.5^n+2^{n+2}}{6.5^n}\);

f. \(\lim \displaystyle\frac{2+\frac{4}{n^3}}{6^n}\).

a. \(\lim \displaystyle\frac{2 n^2+6 n+1}{8 n^2+5}\) \(=\lim \displaystyle\frac{2+\displaystyle\frac{6}{n}+\displaystyle\frac{1}{n^2}}{8+\displaystyle\frac{5}{n^2}}=\displaystyle\frac{1}{4}\).

b. \(\lim \displaystyle\frac{4 n^2-3 n+1}{-3 n^3+5 n^2-2}\) \(=\lim \displaystyle\frac{\displaystyle\frac{4}{n}-\displaystyle\frac{3}{n^2}+\displaystyle\frac{1}{n^3}}{-3+\displaystyle\frac{5}{n}-\displaystyle\frac{2}{n^3}}=0\).

c. \(\lim \displaystyle\frac{\sqrt{4 n^2-n+3}}{8 n-5}\) \(=\lim \displaystyle\frac{\sqrt{4-\displaystyle\frac{1}{n}+\displaystyle\frac{3}{n^2}}}{8-\displaystyle\frac{5}{n}}=\displaystyle\frac{1}{4}\).

d. \(\lim \left(4-\displaystyle\frac{2^{n+1}}{3^n}\right)\) \(=\lim \left(4-\displaystyle\frac{2 \cdot 2^n}{3^n}\right)\) \(=\lim \left(4-2\left(\displaystyle\frac{2}{3}\right)^n\right)=4\).

e. \(\lim \left(\displaystyle\frac{4 \cdot 5^n+2^{n+2}}{6 \cdot 5^n}\right)\) \(=\lim \left(\displaystyle\frac{4+4 \cdot\left(\frac{2}{5}\right)^n}{6}\right)=\displaystyle\frac{2}{3}\).

f. \(\lim \left(\displaystyle\frac{2+\frac{4}{n^3}}{6^n}\right)\) \(=\lim \left(\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{2}{6^n}+\displaystyle\frac{4}{n^3 \cdot 6^n}}{1}\right)=0 \).

Bài tập 2

Tính các giới hạn sau:

a. \(\underset{x \rightarrow-3}\lim \left(4 x^2-5 x+6\right)\);

b. \(\underset{x \rightarrow 2} \lim \displaystyle\frac{2 x^2-5 x+2}{x-2}\);

c. \(\underset{x \rightarrow 4}\lim \displaystyle\frac{\sqrt{x}-2}{x^2-16}\).

a. \(\underset{x \rightarrow-3}\lim \left(4 x^2-5 x+6\right)\) \(=4(-3)^2-5(-3)+6=57\).

b. \(\underset{x \rightarrow 2}\lim \displaystyle\frac{2 x^2-5 x+2}{x-2}=\underset{x \rightarrow 2}\lim \displaystyle\frac{(2 x-1)(x-2)}{x-2}\) \(=\underset{x \rightarrow 2}\lim (2 x-1)=3\).

c. \(\underset{x \rightarrow 4}\lim \displaystyle\frac{\sqrt{x}-2}{x^2-16}\) \(=\underset{x \rightarrow 4}\lim \displaystyle\frac{\sqrt{x}-2}{(\sqrt{x}-2)(\sqrt{x}+2)(x+4)}\) \(=\underset{x \rightarrow 4}\lim \displaystyle\frac{1}{(\sqrt{x}+2)(x+4)}=\displaystyle\frac{1}{32}\).

Bài tập 3

Tính các giới hạn sau:

a. \(\underset{x \rightarrow-\infty}\lim \displaystyle\frac{6 x+8}{5 x-2}\);

b. \(\underset{x \rightarrow+\infty}\lim \displaystyle\frac{6 x+8}{5 x-2}\);

c. \(\underset{x \rightarrow+\infty}\lim \displaystyle\frac{\sqrt{9 x^2-x+1}}{3 x-2}\);

d. \(\underset{x \rightarrow -\infty}\lim \displaystyle\frac{\sqrt{9 x^2-x+1}}{3 x-2}\);

e. \(\underset{x \rightarrow-2^{-}}\lim \displaystyle\frac{3 x^2+4}{2 x+4}\);

f. \(\underset{x \rightarrow-2^{+}}\lim \displaystyle\frac{3 x^2+4}{2 x+4}\).

a. \(\underset{x \rightarrow-\infty}\lim \displaystyle\frac{6 x+8}{5 x-2}=\displaystyle\frac{6}{5}\).

b. \(\underset{x \rightarrow+\infty}\lim \displaystyle\frac{6 x+8}{5 x-2}=\displaystyle\frac{6}{5}\).

c. \(\underset{x \rightarrow-\infty}\lim \displaystyle\frac{\sqrt{9 x^2-x+1}}{3 x-2}\) \(=\underset{x \rightarrow-\infty}\lim \displaystyle\frac{-x \sqrt{9-\displaystyle\frac{1}{x}+\displaystyle\frac{1}{x^2}}}{x\left(3-\displaystyle\frac{2}{x}\right)}=-1\).

d. \(\underset{x \rightarrow+\infty}\lim \displaystyle\frac{\sqrt{9 x^2-x+1}}{3 x-2}\) \(=\underset{x \rightarrow+\infty}\lim \displaystyle\frac{x \sqrt{9-\displaystyle\frac{1}{x}+\displaystyle\frac{1}{x^2}}}{x\left(3-\displaystyle\frac{2}{x}\right)}=1\).

e. Vì \( \underset{x \rightarrow 2^{-}}\lim \left(3 x^2+4\right)=16>0 ;\underset{x \rightarrow 2^{-}}\lim (x+2)=0 \) và \(x \rightarrow-2^{-} \Rightarrow x+2<0\)

nên

\(\underset{x \rightarrow-2^{-}}\lim \displaystyle\frac{3 x^2+4}{2 x+4}=-\infty\)

f. Vì \( \underset{x \rightarrow 2^{+}}\lim \left(3 x^2+4\right)=16>0 ;\underset{x \rightarrow 2^{+}}\lim (x+2)=0 \) và \(x \rightarrow-2^{+} \Rightarrow x+2>0\)

nên

\(\underset{x \rightarrow-2^{-}}\lim \displaystyle\frac{3 x^2+4}{2 x+4}=+\infty\)

Bài tập 4

Cho hàm số \(f(x)=\begin{cases}2 x+a & \text { nếu } x<2 \\ 4 & \text { nếu } x=2 \\ -3 x+b & \text { nếu } x>2\end{cases}\)

a. Với \(a=0, b=1\), xét tính liên tục của hàm số tại \(x=2\).

b. Với giá trị nào của \(a, b\) thì hàm số liên tục tại \(x=2\) ?

c. Với giá trị nào của \(a, b\) thì hàm số liên tục trên tập xác định?

a. Với \(a=0 ; b=1\), ta có:

\(f(x)= \begin{cases}2 x & \text { nếu } x<2 \\ 4 & \text { nếu } x=2 \\ -3 x+1 & \text { nếu } x>2.\end{cases}\)

Ta có

\(\underset{x \rightarrow 2^{-}}\lim f(x)=\underset{x \rightarrow 2^{-}}\lim (2 x)=4\) và \(\underset{x \rightarrow 2^{+}}\lim f(x)=\underset{x \rightarrow 2^{+}}\lim (-3 x+1)=-5.\)

Vì \(\underset{x \rightarrow 2^{-}}\lim f(x) \neq \underset{x \rightarrow 2^{+}}\lim f(x) \) nên không tồn tại \(\underset{x \rightarrow 2}\lim f(x)\).

b. Ta có

\(\underset{x \rightarrow 2^{-}}\lim f(x)=\underset{x \rightarrow 2^{-}}\lim(2 x+a)=4+a\) và \(\underset{x \rightarrow 2^{+}}\lim f(x)=\underset{x \rightarrow 2^{+}}\lim (-3 x+b)=-6+b.\)

Hàm số liên tục của hàm số tại \(x=2\) khi và chỉ khi tồn tại \(\underset{x \rightarrow 2}\lim f(x)\) và \(\underset{x \rightarrow 2}\lim f(x)=f(2)\)

\(\Leftrightarrow\begin{cases}4+a=4 \\ -6+b=4\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases} a=0 \\ b=10.\end{cases}\)

Vậy \(a=0 ; b=10\) thoả mãn yêu cầu bài toán.

c. Để hàm số liên tục trên tập xác định điều kiện cần và đủ là hàm số liên tục tại \(x=2\). Do đó với \(a=0, b=10\) thì hàm số liên tục trên tập xác định.

Bài tập 5

Từ độ cao \(55,8 \mathrm{~m}\) của tháp nghiêng Pisa nước Ý, người ta thả một quả bóng cao su chạm xuống đất hình bên dưới. Giả sử mỗi lần chạm đất quả bóng lại nảy lên độ cao bằng \(\displaystyle\frac{1}{10}\) độ cao mà quả bóng đạt được trước đó. Gọi \(S_n\) là tổng độ dài quãng đường di chuyển của quả bóng tính từ lúc thả ban đầu cho đến khi quả bóng đó chạm đất \(n\) lần. Tính \(\lim S_n\).

Mỗi khi chạm đất quả bóng lại nảy lên một độ cao bằng \(\displaystyle\frac{1}{10}\) độ cao của lần rơi ngay trước đó và sau đó lại rơi xuống từ độ cao thứ hai này. Do đó, độ dài hành trình của quả bóng kể từ thời điểm rơi ban đầu đến:

Thời điểm chạm đất lần thứ nhất là \(d_1=55{,}8\).

Thời điềm chạm đất lần thứ hai là \(d_2=55{,}8+2\cdot \displaystyle\frac{55{,}8}{10}\).

Thời điểm chạm đất lần thứ ba là \(d_3=55{,}8+2 \cdot\displaystyle\frac{55{,}8}{10}+2\cdot \displaystyle\frac{55{,}8}{10^2}\).

Thời điểm chạm đất lần thứ tư là \(d_4=55{,}8+2 \cdot\displaystyle\frac{55{,}8}{10}+2\cdot \displaystyle\frac{55,8}{10^2}+2\cdot \displaystyle\frac{55{,}8}{10^3}\).

\(\cdots\)

Thời điểm chạm đất lần thứ \(n\ (n>1)\) là

\(d_n=55{,}8+2\cdot55{,}8+2\cdot \frac{55{,}8}{10^2}\) \(+2\cdot \dfrac{55{,}8}{10^3}+\cdots+2\cdot \dfrac{55{,}8}{10^{n-1}}.\)

Do đó, quãng đường mà quả bóng đi được kể từ thời điềm rơi đến khi nằm yên trên mặt đất là:

\(d=55{,}8+2.55{,}8+2\cdot \dfrac{55{,}8}{10^2}\) \(+2\cdot \dfrac{55{,}8}{10^3}+\cdots+2\cdot \dfrac{55{,}8}{10^{n-1}}+\cdots=\lim d_n.\)

Vì \(2\cdot \displaystyle\frac{55{,}8}{10} ; 2\cdot \displaystyle\frac{55{,}8}{10^2} ; 2\cdot \displaystyle\frac{55{,}8}{10^3}; \cdots ; 2\cdot \displaystyle\frac{55{,}8}{10^{n-1}}; \cdots\) là một cấp số nhân lùi vô hạn với công bội \(q=\displaystyle\frac{1}{10}\) nên ta có:

\(2 \cdot\displaystyle\frac{55,8}{10}+2\cdot \displaystyle\frac{55{,}8}{10^2}+2\cdot \displaystyle\frac{55{,}8}{10^3}\) \(+\cdots+2\cdot \displaystyle\frac{55{,}8}{10^{n-1}}+\cdots=\displaystyle\frac{2\cdot \displaystyle\frac{55{,}8}{10}}{1-\displaystyle\frac{1}{10}}=12{,}4.\)

Vậy \(d=55{,}8+12{,}4=68{,}2\) m.

Bài tập 6

Cho một tam giác đều \(A B C\) cạnh \(a\). Tam giác \(A_1 B_1 C_1\) có các đỉnh là trung điểm các cạnh của tam giác \(A B C\), tam giác \(A_2 B_2 C_2\) có các đỉnh là trung điểm các cạnh của tam giác \(A_1 B_1 C_1, \cdots\), tam giác \(A_{n+1} B_{n+1} C_{n+1}\) có các đỉnh là trung điểm các cạnh của tam giác \(A_n B_n C_n, \cdots\) Gọi \(p_1, p_2, \cdots, p_n, \cdots\) và \(S_1, S_2, \cdots, S_n, \cdots\) theo thứ tự là chu vi và diện tích của các tam giác \(A_1 B_1 C_1, A_2 B_2 C_2, \cdots, A_n B_n C_n, \cdots\).

a. Tìm giới hạn của các dãy số \(\left(p_n\right)\) và \(\left(S_n\right)\).

b. Tìm các tổng \(p_1+p_2+\cdots+p_n+\cdots\) và \(S_1+S_2+\cdots+S_n+\cdots\).

a. Ta có \(p_1, p_2, \cdots, p_n, \cdots\) lần lượt là chu vi của các tam giác \(A_1 B_1 C_1, A_2 B_2 C_2, \cdots, A_n B_n C_n, \cdots\)

\(\begin{aligned}& p_1=3 a \\ & p_2=3 \cdot \frac{1}{2} a \\ & \cdots \\ & p_n=3 \cdot \frac{1}{2^{n-1}} a.\end{aligned}\)

Suy ra \(\lim p_n=\lim 3 \cdot \displaystyle\frac{1}{2^{n-1}} a=0\).

\(\begin{aligned}& S_1=\frac{a^2 \sqrt{3}}{4} \\ & S_2=\frac{1}{4} \frac{a^2 \sqrt{3}}{4} \\ & \cdots \\ & S_n=\frac{1}{4^{n-1}} \cdot \frac{a^2 \sqrt{3}}{4}.\end{aligned}\)

Suy ra

\(\lim S_n=\lim \displaystyle\frac{1}{4^{n-1}} \cdot \displaystyle\frac{a^2 \sqrt{3}}{4}=0\).

b. Dựa vào dữ kiện đề bài suy ra tổng \(\left(p_n\right)\) là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn với công bội \(q=\displaystyle\frac{1}{2}\) và

\(p_1+p_2+\cdots+p_n+\cdots=\lim \left(p_n\right)\) \(=\displaystyle\frac{p_1}{1-q}\) \(=\displaystyle\frac{3 a}{1-\frac{1}{2}}=6a.\)

Dựa vào dữ kiện đề bài suy ra tổng \(\left(S_n\right)\) là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn với công bội \(q=\displaystyle\frac{1}{4}\) và

\(S_1+S_2+\cdots+S_n+\cdots=\lim \left(S_n\right)\) \(=\displaystyle\frac{S_1}{1-q}\) \(=\displaystyle\frac{\frac{a^2 \sqrt{3}}{4}}{1-\frac{1}{4}}\) \(=\displaystyle\frac{a^2 \sqrt{3}}{12}\).

Bài tập 7

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự là \(f\). Gọi \(d\) và \(d^{\prime}\) lần lượt là khoảng cách từ một vật thật \(A B\) và từ ảnh \(A^{\prime} B^{\prime}\) của nó tới quang tâm \(O\) của thấu kính như hình vẽ bên dưới. Công thức thấu kính là \(\displaystyle\frac{1}{d}+\displaystyle\frac{1}{d}=\displaystyle\frac{1}{f}\).

a. Tìm biểu thức xác định hàm số \(d^{\prime}=\varphi(d)\).

b. Tìm \(\underset{d \rightarrow f^{+}}\lim \varphi(d), \underset{d \rightarrow f^{-}}\lim \varphi(d)\) và \(\underset{d \rightarrow f}\lim \varphi(d)\). Giải thích ý nghĩa của các kết quả tìm được.

a. Ta có

\(\displaystyle\frac{1}{d}+\displaystyle\frac{1}{d^{\prime}}=\displaystyle\frac{1}{f} \Leftrightarrow d^{\prime}=\displaystyle\frac{d f}{d-f}.\)

Vậy \(\varphi(d)=\displaystyle\frac{d f}{d-f}\).

b. Vì

\(\underset{d \rightarrow f^{+}}\lim df=f^2;\)

\(\underset{d \rightarrow f^{+}}\lim (d-f)=0;\)

\(d \rightarrow f^{+} \Rightarrow d-f>0 \)

nên \( \underset{d \rightarrow f^{+}}\lim \displaystyle\frac{d f}{d-f}=+\infty\).

Vậy

\(\underset{d \rightarrow f^{+}}\lim \varphi(d)=\underset{d \rightarrow f^{+}}\lim \displaystyle\frac{d f}{d-f}=+\infty\).

Ý nghĩa: Khi đặt vật nằm ngoài tiêu cự và tiến dần đến tiêu điểm thì cho ảnh thật ngược chiều với vật ở vô cùng.

\(\underset{d \rightarrow f^{-}}\lim df=f^2;\)

\(\underset{d \rightarrow f^{+}}\lim (d-f)=0;\)

\(d \rightarrow f^{-} \Rightarrow d-f<0 \) nên \( \underset{d \rightarrow f^{+}}\lim \displaystyle\frac{d f}{d-f}=-\infty\).

Vậy \(\underset{d \rightarrow f^{+}}\lim \varphi(d)=\underset{d \rightarrow f^{+}}\lim \displaystyle\frac{d f}{d-f}=-\infty\).

Ý nghĩa: Khi đặt vật nằm trong tiêu cự và tiến dần đến tiêu điểm thì cho ảnh ảo cùng chiều với vật và nằm ở vô cùng.

Vì không tồn tại \(\underset{d \rightarrow f^{+}}\lim \varphi(d)\) và \(\underset{d \rightarrow f^{-}}\lim \varphi(d)\) nên không tồn tại \(\underset{d \rightarrow f}\lim \varphi(d)\).