ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Phần I. Trắc nghiệm

Câu hỏi 1/24

Góc lượng giác nào tương ứng với chuyển động quay \(3\displaystyle\frac{1}{5}\) vòng ngược chiều kim đồng hồ?

Đáp án đúng: \(1152^\circ\)

Chuyển động quay ngược chiều kim đồng hồ là quay theo chiều dương; góc tương ứng là:

\(3\displaystyle\frac{1}{5}\cdot 2\pi=\displaystyle\frac{32\pi}{5},\) tương ứng với \(1152^\circ.\)

Phần II. Tự luận

Bài tập 1. Một chiếc quạt trần năm cánh quay với tốc độ 45 vòng trong một phút. Chọn chiều quay của quạt là chiều thuận. Sau 3 giây, quạt quay được một góc có số đo bao nhiêu radian?

+ Trong 3 giây, số vòng quạt quay được là: \(\displaystyle\frac{3}{60}\cdot 45=2{,}25\).

+ Suy ra, góc quay có số đo là: \(2{,}25\cdot 2\pi=4{,}5\) (rad).

Bài tập 2. Cho \(\cos \alpha=\displaystyle\frac{1}{3}\) và \(-\displaystyle\frac{\pi}{2}<\alpha<0\). Tính:

a. \(\sin \alpha\);

b. \(\sin 2 \alpha\);

c. \(\cos \left(\alpha+\displaystyle\frac{\pi}{3}\right)\).

a. Ta có \(\sin^2\alpha+\cos^2\alpha=1\)

\(\Rightarrow \sin^2\alpha=1-\cos^2\alpha=1-\left(\displaystyle\frac{1}{3}\right)^2=\displaystyle\frac{8}{9}\)

\(\Rightarrow \sin\alpha=\pm \displaystyle\frac{2\sqrt{2}}{3}\).

Mặt khác, \(-\displaystyle\frac{\pi}{2}<\alpha<0\) nên \(\sin\alpha<0\).

Do đó \(\sin\alpha=-\displaystyle\frac{2\sqrt{2}}{3}\).

b. Ta có

\(\sin 2 \alpha=2\sin\alpha\cos\alpha=2\cdot \displaystyle\frac{-2\sqrt{2}}{3}\cdot \displaystyle\frac{1}{3}\) \(=-\displaystyle\frac{4\sqrt{2}}{9}\).

c. \(\cos \left(\alpha+\displaystyle\frac{\pi}{3}\right)=\cos\alpha\cos\displaystyle\frac{\pi}{3}-\sin\alpha\sin\displaystyle\frac{\pi}{3}\) \(=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot \displaystyle\frac{1}{2}-\displaystyle\frac{-2\sqrt{2}}{3}\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}=\displaystyle\frac{1+2\sqrt{6}}{6}\).

Bài tập 3. Chứng minh đẳng thức lượng giác:

a. \(\sin (\alpha+\beta) \sin (\alpha-\beta)=\sin ^2 \alpha-\sin ^2 \beta\);

b. \(\cos ^4 \alpha-\cos ^4\left(\alpha-\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)=\cos 2 \alpha\).

a. Ta có

\(\begin{aligned}\sin (\alpha+\beta)&=\sin\alpha\cos\beta+\cos\alpha\sin\beta\\ \sin (\alpha-\beta)&=\sin\alpha\cos\beta-\cos\alpha\sin\beta\end{aligned}\)

\(\begin{aligned}&\Rightarrow \sin (\alpha+\beta) \sin (\alpha-\beta)\\ &=(\sin\alpha\cos\beta+\cos\alpha\sin\beta)(\sin\alpha\cos\beta-\cos\alpha\sin\beta)\\ &= \sin^2\alpha\cos^2\beta+\cos^2\alpha\sin^2\beta\\ &=\sin^2\alpha\left(1-\sin^2\beta\right) +\left(1-\sin^2\alpha\right)\sin^2\beta\\ &=\sin^2\alpha-\sin^2\beta.\end{aligned}\)

b. Ta có

\(\begin{aligned}&\cos ^4 \alpha-\cos ^4\left(\alpha-\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)\\ =\ &\cos^4\alpha-\cos^4\left(\displaystyle\frac{\pi}{2}-\alpha\right)\\ =\ &\cos^4\alpha-\sin^4\alpha \\ =\ &\left(\cos^2\alpha-\sin^2\alpha\right)\left(\cos^2\alpha+\sin^2\alpha\right)\\ =\ &\cos^2\alpha-\sin^2\alpha=\cos 2\alpha.\end{aligned}\)

Bài tập 4. Nghiệm dương nhỏ nhất của phương trình \(\sin \left(x+\displaystyle\frac{\pi}{6}\right)-\sin 2 x=0\) là bao nhiêu?

\(\begin{aligned}&\sin \left(x+\displaystyle\frac{\pi}{6}\right)-\sin 2 x=0\\ \Leftrightarrow\ & \sin 2x=\sin \left(x+\displaystyle\frac{\pi}{6}\right) \\ \Leftrightarrow\ & \left[\begin{aligned}&2x=x+\displaystyle\frac{\pi}{6}+k2\pi\\ &2x=\pi-x-\displaystyle\frac{\pi}{6}+k2\pi\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&x=\displaystyle\frac{\pi}{6}+k2\pi\\ &x=\displaystyle\frac{5\pi}{18}+\displaystyle\frac{k2\pi}{3}\end{aligned}\right. (k\in\mathbb{Z}).\end{aligned}\)

Ta thấy nghiệm dương nhỏ nhất của họ \(x=\displaystyle\frac{\pi}{6}+k2\pi\) là \(x=\displaystyle\frac{\pi}{6}\) (ứng với \(k=0\)); nghiệm dương nhỏ nhất của họ nghiệm \(x=\displaystyle\frac{5\pi}{18}+\displaystyle\frac{k2\pi}{3}\) là \(x=\displaystyle\frac{5\pi}{18}\) (ứng với \(k=0\)). Suy ra nghiệm dương nhỏ nhất của phương trình lượng giác đã cho là \(x=\displaystyle\frac{\pi}{6}\).

Bài tập 5. Giải các phương trình sau:

a. \(\sin 2 x+\cos 3 x=0\)

b. \(\sin x \cos x=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{4}\);

c. \(\sin x+\sin 2 x=0\).

a. \(\sin 2 x+\cos 3x=0\)

\(\begin{aligned}&\sin 2x+\cos 3x=0\\ \Leftrightarrow\ &\cos 3x=-\sin 2x \\ \Leftrightarrow\ &\cos 3x=\sin \left(-2x\right)\\ \Leftrightarrow\ &\cos 3x=\cos \left(\displaystyle\frac{\pi}{2} +2x\right)\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&3x=\displaystyle\frac{\pi}{2}+2x+k2\pi\\ &3x=-\displaystyle\frac{\pi}{2}-2x+k2\pi\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow &\left[\begin{aligned}&x=\displaystyle\frac{\pi}{2}+k2\pi\\ &x=-\displaystyle\frac{\pi}{10} +\displaystyle\frac{k2\pi}{5}\end{aligned}\right. (k\in\mathbb{Z}).\end{aligned}\)

ậy phương trình có các nghiệm là \(x=\displaystyle\frac{\pi}{2}+k2\pi, k\in\mathbb{Z}\) và \(x=-\displaystyle\frac{\pi}{10}+\displaystyle\frac{k2\pi}{5}, k\in\mathbb{Z}\).

b. \(\sin x \cos x=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{4}\);

\(\begin{aligned}&\sin x \cos x=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{4} \\ \Leftrightarrow\ &2\sin x\cos x=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\\ \Leftrightarrow\ &\sin 2x=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}=\sin \displaystyle\frac{\pi}{4} \\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&2x=\displaystyle\frac{\pi}{4}+k2\pi\\&2x=\pi-\displaystyle\frac{\pi}{4}+k2\pi\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&x=\displaystyle\frac{\pi}{8}+k\pi\\&x=\displaystyle\frac{3\pi}{8}+k\pi\end{aligned}\right. (k\in\mathbb{Z}).\end{aligned}\)

Vậy phương trình có các nghiệm là \(x=\displaystyle\frac{\pi}{8}+k\pi, k\in\mathbb{Z}\) và \(x=\displaystyle\frac{3\pi}{8}+k\pi, k\in\mathbb{Z}\).

c. \(\sin x+\sin 2 x=0\).

\(\begin{aligned}&\sin x+\sin 2 x=0 \\ \Leftrightarrow\ &\sin x+2\sin x\cos x=0 \\ \Leftrightarrow\ &\sin x \left(1+2\cos x\right)=0 \\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&\sin x=0\\&1+2\cos x=0\end{aligned}\right. \\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&\sin x=0\\&\cos x=-\displaystyle\frac{1}{2}\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&x=k\pi\\&x=\pm \displaystyle\frac{2\pi}{3}+k2\pi\end{aligned}\right. (k\in\mathbb{Z}).\end{aligned}\)

Vậy phương trình có các nghiệm là \(k\pi, k\in\mathbb{Z}\) và \(x=\pm \displaystyle\frac{2\pi}{3}+k2\pi, k\in\mathbb{Z}\).

Bài tập 6. Độ sâu \(h(\mathrm{~m})\) của mực nước ở một cảng biển vào thời điểm \(t\) (giờ) sau khi thuỷ triều lên lần đầu tiên trong ngày được tính xấp xỉ bởi công thức \(h(t)=0{,}8 \cos 0{,}5 t+4\).

a. Độ sâu của nước vào thời điểm \(t=2\) là bao nhiêu mét?

b. Một con tàu cần mực nước sâu tối thiểu \(3{,}6 \mathrm{~m}\) đề có thể di chuyển ra vào cảng an toàn. Dựa vào đồ thị của hàm số côsin, hãy cho biết trong vòng \(12\) tiếng sau khi thuỷ triều lên lần đầu tiên, ở những thời điểm \(t\) nào tàu có thể hạ thuỷ. Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm.

a. Với \(t=2\) thì

\(h(2)=0,8 \cos 0{,}5\cdot 2+4\) \(=0,8 \cos 1+4\approx 4{,}43\) (m).

b. Tàu có thể hạ thủy vào những thời điểm \(t\) thỏa mãn

\(0{,}8 \cos 0{,}5 t+4 \geq 3{,}6 \Leftrightarrow \cos 0{,}5 t \geq -\displaystyle\frac{1}{2}.\quad (*)\)

Đặt \(0{,}5t=x\). Với \(t\in[0;12]\) thì \(x\in [0;6]\). Khi bất phương trình \((*)\) trở thành \(\cos x\geq -\displaystyle\frac{1}{2}\).

Quan sát đồ thị hàm số \(y=f(x)=\cos x\) trên \([0;6]\):

Dựa vào đồ thị, ta có

\(\begin{aligned}&\cos x \geq -\displaystyle\frac{1}{2}\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&0\leq x\leq \displaystyle\frac{2\pi}{3}\\ &\displaystyle\frac{4\pi}{3}\leq x\leq 6\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&0\leq 2x\leq \displaystyle\frac{4\pi}{3}\\ &\displaystyle\frac{8\pi}{3}\leq 2x\leq 12\end{aligned}\right.\\ \text{ hay } &\left[\begin{aligned}&0\leq t\leq \displaystyle\frac{4\pi}{3}\approx 4{,}19\\ &8{,}38\approx\displaystyle\frac{8\pi}{3}\leq t\leq 12.\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Vậy tàu có thể hạ thủy vào các thời điểm \(t\) (giờ) thỏa mãn \(\left[\begin{aligned}&0\leq t\leq 4{,}19\\&8{,}38\leq t\leq 12.\end{aligned}\right.\)

Bài tập 7. Cho vận tốc \(v\) (cm/s) của một con lắc đơn theo thời gian \(t\) (giây) được cho bởi công thức \(v=-3 \sin \left(1{,}5 t+\displaystyle\frac{\pi}{3}\right)\). Xác định các thời điểm \(t\) mà tại đó:

a. Vận tốc con lắc đạt giá trị lớn nhất;

b. Vận tốc con lắc bằng \(1{,}5\) cm/s.

a. Ta có

\(\begin{aligned}-1 &\leq \sin \left(1{,}5 t+\displaystyle\frac{\pi}{3}\right)\leq 1, \forall t\geq 0\\ \Rightarrow 3&\geq -3\sin \left(1{,}5 t+\displaystyle\frac{\pi}{3}\right)\geq -3, \forall t\geq 0.\end{aligned}\)

Suy ra \(v\) đạt giá trị lớn nhất bằng \(3\), điều này xảy ra khi và chỉ khi

\(\begin{aligned}&\sin \left(1{,}5 t+\displaystyle\frac{\pi}{3}\right)=-1\\ \Leftrightarrow\ &1{,}5t+\displaystyle\frac{\pi}{3}=-\displaystyle\frac{\pi}{2}+k2\pi\\ \Leftrightarrow\ &t=-\displaystyle\frac{5\pi}{9}+\displaystyle\frac{k4\pi}{3}\quad (k\in\mathbb{N}^*).\end{aligned}\)

b. Ta có

\(\begin{aligned}v=1{,}5 \Leftrightarrow\ &-3 \sin \left(1{,}5 +\displaystyle\frac{\pi}{3}\right) =1{,}5\\ \Leftrightarrow\ &\sin \left(1{,}5 t+\displaystyle\frac{\pi}{3}\right) =-\displaystyle\frac{1}{2}\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&1{,}5t+\displaystyle\frac{\pi}{3}=-\displaystyle\frac{\pi}{6}+k2\pi\\ &1{,}5t+\displaystyle\frac{\pi}{3}=\pi+\displaystyle\frac{\pi}{6}+k2\pi\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&t =-\displaystyle\frac{\pi}{3} +\displaystyle\frac{k4\pi}{3}\\ &t=\displaystyle\frac{5\pi}{9} +\displaystyle\frac{k4\pi}{3}\end{aligned}\right. \quad (k\in\mathbb{N}).\end{aligned}\)

Vậy vận tốc con lắc bằng \(1{,}5\) cm/s tại các thời điểm \(t=-\displaystyle\frac{\pi}{3}+\displaystyle\frac{k4\pi}{3}, k\in\mathbb{Z}\) và \(t=\displaystyle\frac{5\pi}{9}+\displaystyle\frac{k4\pi}{3}, k\in\mathbb{Z}\).

Bài tập 8. Trong hình vẽ, cây xanh \(AB\) nằm trên đường xích đạo được trồng vuông góc với mặt đất và có chiều cao \(5 \mathrm{~m}\). Bóng của cây là \(B E\). Vào ngày xuân phân và hạ phân, điểm \(E\) di chuyển trên đường thẳng \(B x\). Góc thiên đỉnh \(\theta_s=(AB, AE)\) phụ thuộc vào vị trí của Mặt Trời và thay đổi theo thời gian trong ngày theo công thức

\[\theta_s(t)=\displaystyle\frac{\pi}{12}(t-12)\, \mathrm{rad}\]

với \(t\) là thời gian trong ngày (theo đơn vị giờ, \(6< t<18)\).

a. Viết hàm số biểu diễn toạ độ của điểm \(E\) trên trục \(Bx\) theo \(t\).

b. Dựa vào đồ thị hàm số tang, hãy xác định các thời điểm mà tại đó bóng cây phủ qua vị trí tường rào \(N\) biết \(N\) nằm trên trục \(B x\) với toạ độ là \(x_N=-4\) (m). Làm tròn kết quả đến hàng phần mười.

a. Hàm số biểu diễn toạ độ của điểm \(E\) trên trục \(Bx\) theo \(t\) là

\(\begin{aligned}x_E&=\overline{BE}=AB\cdot \tan \theta_s(t)\\ &=5\tan\displaystyle\frac{\pi}{12}(t-12)\, (m).\end{aligned}\)

b. Gọi \(t_N\) là thời điểm bóng cây phủ đến vị trí \(N\), khi đó \(t_N\) là nghiệm của phương trình

\(\begin{aligned}&5\tan\displaystyle\frac{\pi}{12}(t_N-12) = -4 \\ \Leftrightarrow\ & \tan\displaystyle\frac{\pi}{12}(t_N-12) =-\displaystyle\frac{4}{5}\\ \Leftrightarrow\ & \displaystyle\frac{\pi}{12}(t_N-12)\approx -0{,}675+k\pi \\ \Leftrightarrow\ & t_N\approx \displaystyle\frac{-0{,}675}{\displaystyle\frac{\pi}{12}}+12+12k \approx 9{,}4+12k.\end{aligned}\)

Vì \(6< t_N<18\) nên \(k=0\); Lúc đó \(t_N=9{,}4\) (giờ).

Với \(6< t<18\) thì \(-\displaystyle\frac{\pi}{2} < \displaystyle\frac{\pi}{12}(t-12)< \displaystyle\frac{\pi}{2}\).

Suy ra hàm số \(x_E\) đồng biến trên \((6;18)\).

Bóng cây phủ qua vị trí tường rào \(N\) khi và chỉ khi

\(x_E\leq x_N \Leftrightarrow t\leq t_N=9{,}4\,\text{(giờ)}.\)

Vậy các thời điểm bóng cây phủ qua vị trí tường rào \(N\) là từ hơn \(6\) giờ đến \(9{,}4\) giờ.

Bài tập sách Kết Nối Tri thức

Bài tập 1

Cho góc \(\alpha\) thỏa mãn \(\displaystyle\frac{\pi}{2}<\alpha<\pi\), \(\cos \alpha=-\displaystyle\frac{1}{\sqrt{3}}\). Tính giá trị của các biểu thức sau

a. \(\sin \left(\alpha+\displaystyle\frac{\pi}{6}\right)\);

b. \(\cos\left(\alpha+\displaystyle\frac{\pi}{6}\right)\);

c. \(\sin\left(\alpha-\displaystyle\frac{\pi}{6}\right)\);

d. \(\cos\left(\alpha-\displaystyle\frac{\pi}{6}\right)\).

Do \(\displaystyle\frac{\pi}{2}<\alpha<\pi\) nên \(\begin{cases}\cos\alpha <0\\ \sin\alpha >0.\end{cases}\)

Khi đó

\(\sin \alpha=\sqrt{1-\cos^2\alpha}\) \(=\sqrt{1-\left(-\displaystyle\frac{1}{\sqrt{3}}\right)^2}=\displaystyle\frac{\sqrt{6}}{3}\).

a. Ta có

\(\sin\left(\alpha+\displaystyle\frac{\pi}{6}\right)=\sin\alpha\cos\displaystyle\frac{\pi}{6}+\cos\alpha\sin\displaystyle\frac{\pi}{6}\) \(=\displaystyle\frac{\sqrt{6}}{3}\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}-\displaystyle\frac{1}{\sqrt{3}}\cdot \displaystyle\frac{1}{2}=\displaystyle\frac{3\sqrt{2}-\sqrt{3}}{6}\).

b. Ta có

\(\cos\left(\alpha+\displaystyle\frac{\pi}{6}\right)=\cos\alpha\cos\displaystyle\frac{\pi}{6}-\sin\alpha\sin\displaystyle\frac{\pi}{6}\) \(=-\displaystyle\frac{1}{\sqrt{3}}\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}-\displaystyle\frac{\sqrt{6}}{3}\cdot \displaystyle\frac{1}{2}=\displaystyle\frac{-3-\sqrt{6}}{6}\).

c. Ta có

\(\sin\left(\alpha-\displaystyle\frac{\pi}{6}\right)=\sin\alpha\cos\displaystyle\frac{\pi}{6}-\cos\alpha\sin\displaystyle\frac{\pi}{6}\) \(=\displaystyle\frac{\sqrt{6}}{3}\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}+\displaystyle\frac{1}{\sqrt{3}}\cdot \displaystyle\frac{1}{2}=\displaystyle\frac{3\sqrt{2}+\sqrt{3}}{6}\).

d. Ta có

\(\cos\left(\alpha-\displaystyle\frac{\pi}{6}\right)=\cos\alpha\cos\displaystyle\frac{\pi}{6}+\sin\alpha\sin\displaystyle\frac{\pi}{6}\) \(=-\displaystyle\frac{1}{\sqrt{3}}\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}+\displaystyle\frac{\sqrt{6}}{3}\cdot \displaystyle\frac{1}{2}=\displaystyle\frac{-3+\sqrt{6}}{6}\).

Bài tập 2

Cho bất kì góc \(\alpha\). Chứng minh các đẳng thức sau

a. \(\left(\sin \alpha+\cos\alpha\right)^2=1+\sin 2\alpha\);

b. \(\cos^4\alpha-\sin^4\alpha=\cos 2\alpha\).

a. Ta có

\(\left(\sin \alpha+\cos\alpha\right)^2\) \(=\sin^2\alpha+2\sin\alpha\cos\alpha+\cos^2\alpha\) \(=1+\sin 2\alpha\);

b. Ta có

\(\cos^4\alpha-\sin^4\alpha\) \(=\left(\cos^2\alpha-\sin^2\alpha\right)\left(\cos^2\alpha+\sin^2\alpha\right)\) \(=\cos 2\alpha\).

Bài tập 3

Tìm tập giá trị của các hàm số sau

a. \(y=2\cos\left(2x-\displaystyle\frac{\pi}{3}\right)-1\);

b. \(y=\sin x+\cos x\).

a. Tập xác định \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\).

Ta có

\(\begin{aligned}&-1\le \cos\left(2x-\displaystyle\frac{\pi}{3}\right)\le 1\\ \Leftrightarrow\ &-2\le 2\cos\left(2x-\displaystyle\frac{\pi}{3}\right)\le 2\\ \Leftrightarrow\ &-3\le 2\cos\left(2x-\displaystyle\frac{\pi}{3}\right)-1\le 1. \end{aligned}\)

Vậy \(\min y=-3\) khi và chỉ khi

\(\cos\left(2x-\displaystyle\frac{\pi}{3}\right)=-1\) \(\Leftrightarrow 2x-\displaystyle\frac{\pi}{3}=\pi+k2\pi\) \(\Leftrightarrow x=\displaystyle\frac{2\pi}{3}+k\pi\) với \(k\in\mathbb{Z}\).

\(\max y=1\) khi và chỉ khi

\(\cos\left(2x-\displaystyle\frac{\pi}{3}\right)=1\) \(\Leftrightarrow 2x-\displaystyle\frac{\pi}{3}=k2\pi\) \(\Leftrightarrow x=\displaystyle\frac{\pi}{6}+k\pi\) với \(k\in\mathbb{Z}\).

Vậy tập giá trị của hàm số là \([-3;1]\).

b. Tập xác định \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\).

Ta có

\(\sin x+\cos x=\sqrt{2}\left(\sin x\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}+\cos x\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\right)\) \(=\sqrt{2}\sin\left(x+\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)\).

Khi đó

\(\begin{aligned} &-1\le \sin\left(x+\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)\le 1\\ \Leftrightarrow\ &-\sqrt{2}\le\sqrt{2}\sin\left(x+\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)\le \sqrt{2}.\end{aligned}\)

Vậy \(\min y=-\sqrt{2}\) khi và chỉ khi

\(\sin\left(x+\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)=-1\) \(\Leftrightarrow x+\displaystyle\frac{\pi}{4}=-\displaystyle\frac{\pi}{2}+k2\pi\) \(\Leftrightarrow x=-\displaystyle\frac{3\pi}{4}+k2\pi\) với \(k\in\mathbb{Z}\).

\(\max y=\sqrt{2}\) khi và chỉ khi

\(\sin\left(x+\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)=1\) \(\Leftrightarrow x+\displaystyle\frac{\pi}{4}=\displaystyle\frac{\pi}{2}+k2\pi\) \(\Leftrightarrow x=\displaystyle\frac{\pi}{4}+k2\pi\) với \(k\in\mathbb{Z}\).

Vậy tập giá trị của hàm số là \(\left[-\sqrt{2};\sqrt{2}\right]\).

Bài tập 4

Giải các phương trình sau

a. \(\cos\left(3x-\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)=-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\);

b. \(2\sin^2x-1+\cos 3x=0\);

c. \(\tan\left(2x+\displaystyle\frac{\pi}{5}\right)=\tan\left(x-\displaystyle\frac{\pi}{6}\right)\).

a. Ta có

\(\begin{aligned}&\cos\left(3x-\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)=-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&3x-\displaystyle\frac{\pi}{4}=\displaystyle\frac{3\pi}{4}+k2\pi\\ &3x-\displaystyle\frac{\pi}{4}=-\displaystyle\frac{3\pi}{4}+k2\pi\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&3x=\pi+k2\pi\\&3x=-\displaystyle\frac{\pi}{2}+k2\pi\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&x=\displaystyle\frac{\pi}{3}+\displaystyle\frac{k2\pi}{3}\\&x=-\displaystyle\frac{\pi}{6}+\displaystyle\frac{k2\pi}{3}\end{aligned}\right.,\ \left(k\in\mathbb{Z}\right). \end{aligned}\)

b. Ta có

\(\begin{aligned} &2\sin^2x-1+\cos 3x=0\\ \Leftrightarrow\ &\cos 3x-\cos 2x=0\\ \Leftrightarrow\ &\cos 3x=\cos 2x\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&3x=2x+k2\pi\\&3x=-2x+k2\pi\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&x=k2\pi\\&5x=k2\pi\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&x=k2\pi\\&x=\displaystyle\frac{k2\pi}{5}\end{aligned}\right.,\ \left(k\in\mathbb{Z}\right).\end{aligned}\)

c. Ta có

\(\begin{aligned}&\tan\left(2x+\displaystyle\frac{\pi}{5}\right)=\tan\left(x-\displaystyle\frac{\pi}{6}\right)\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}x-\displaystyle\frac{\pi}{6}\ne\displaystyle\frac{\pi}{2}+k\pi\\ 2x+\displaystyle\frac{\pi}{5}\ne\displaystyle\frac{\pi}{2}+k\pi\\ 2x+\displaystyle\frac{\pi}{5}=x-\displaystyle\frac{\pi}{6}+k\pi\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}x\ne\displaystyle\frac{2\pi}{3}+k\pi\\ x\ne\displaystyle\frac{\pi}{20}+\displaystyle\frac{k\pi}{2}\\ x=-\displaystyle\frac{11\pi}{30}+k\pi\end{cases},\ \left(k\in\mathbb{Z}\right).\end{aligned}\)

Vậy nghiệm của phương trình là \(x=-\displaystyle\frac{11\pi}{30}+k\pi\) với \(k\in\mathbb{Z}\).

Bài tập 5

Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch. Mỗi lần tim đập, huyết áp của chúng ta tăng rồi giảm giữa các nhịp. Huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu được gọi tương ứng là huyết áp tâm thu và tâm trương. Chỉ số huyết áp của chúng ta được viết là huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp \(120/80\) là bình thường. Giả sử huyết áp của một người nào đó được mô hình hóa bởi hàm số \(p(t)=115+25\sin(160\pi t)\), trong đó \(p(t)\) là huyết áp tính theo đơn vị mmHg (milimet thủy ngân) và thời gian \(t\) tính theo phút.

a. Tìm chu kì của hàm số \(p(t)\).

b. Tìm số nhịp tim mỗi phút.

c. Tìm số chỉ huyết áp. So sánh huyết áp của người này với huyết áp bình thường.

a. Chu kì của hàm số \(p(t)\) là \(T=\displaystyle\frac{2\pi}{160\pi}=\displaystyle\frac{1}{80}\).

b. Chu kì của huyết áp là \(T=\displaystyle\frac{1}{80}\) nghĩa là \(1\) phút thì nhịp tim của người này là \(80\).

c. Ta có

\(\begin{aligned} &-1\le \sin(160\pi t)\le 1\\ \Leftrightarrow\ & -25\le 25\sin(160\pi t)\le 25\\ \Leftrightarrow\ & 90\le 115+25\sin(160\pi t)\le 140. \end{aligned}\)

Do đó, số chỉ huyết áp của người này là \(140/90\). Huyết áp của người này so với huyết áp bình thường là cao hơn.

Bài tập 6

Khi một tia sáng truyền từ không khí vào mặt nước thì một phần tia sáng bị phản xạ trên bề mặt, phần còn lại bị khúc xạ như hình bên. Góc tới \(i\) liên hệ với góc khúc xạ \(r\) bởi Định luật khúc xạ ánh sáng \(\displaystyle\frac{\sin i}{\sin r}=\displaystyle\frac{n_2}{n_1}.\) Ở đây, \(n_1\) và \(n_2\) tương ứng với chiết suất của môi trường \(1\) (không khí) và môi trường \(2\) (nước). Cho biết góc tới \(i=50^\circ\), hãy tính góc khúc xạ, biết rằng chiết suất của không khí bằng \(1\) còn chiết suất của nước là \(1{,}33\).

Ta có

\(\displaystyle\frac{\sin i}{\sin r}=\displaystyle\frac{n_2}{n_1}\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{\sin 50^\circ}{\sin r}=\displaystyle\frac{1{,}33}{1}\) \(\Leftrightarrow \sin r=\displaystyle\frac{\sin 50^\circ}{1{,}33}\) \(\Rightarrow r\approx 35{,}17^\circ\).

Bài tập sách Cánh Diều

Bài tập 1

Vẽ đồ thị hàm số \(y=\cos x\) trên đoạn \(\left[-\displaystyle\frac{5 \pi}{2} ; \displaystyle\frac{5 \pi}{2}\right]\) rồi xác định số nghiệm của phương trình \(3 \cos x+2=0\) trên đoạn đó.

Ta có \(3 \cos x+2=0 \Leftrightarrow \cos x =- \displaystyle\frac{2}{3}\).

Từ đồ thị ta có số nghiệm của phương trình \(3 \cos x+2=0\) trên đoạn \(\left[-\displaystyle\frac{5 \pi}{2} ; \displaystyle\frac{5 \pi}{2}\right]\) là \(4\).

Bài tập 2

Giải các phương trình sau

a. \(\sin \left(2 x-\displaystyle\frac{\pi}{6}\right)=-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\);

b. \(\cos \left(\displaystyle\frac{3 x}{2}+\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)=\displaystyle\frac{1}{2}\);

c. \(\sin 3 x-\cos 5 x=0\);

d. \(\cos ^2 x=\displaystyle\frac{1}{4}\);

e. \(\sin x-\sqrt{3} \cos x=0\);

f. \(\sin x+\cos x=0\).

a. Ta có

\(\sin \left(2 x-\displaystyle\frac{\pi}{6}\right)=-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&2 x-\displaystyle\frac{\pi}{6}=-\displaystyle\frac{\pi}{3}+k2\pi\\&2 x-\displaystyle\frac{\pi}{6}=\pi-\displaystyle\frac{\pi}{3}+k2\pi\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=-\displaystyle\frac{\pi}{12}+k\pi\\&x=\displaystyle\frac{3\pi}{4}+k\pi\end{aligned}\right. (k \in \mathbb{Z}).\)

b. Ta có

\(\cos \left(\displaystyle\frac{3 x}{2}+\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)=\displaystyle\frac{1}{2}\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&\displaystyle\frac{3 x}{2}+\displaystyle\frac{\pi}{4}=\displaystyle\frac{\pi}{3}+k2\pi\\&\displaystyle\frac{3 x}{2}+\displaystyle\frac{\pi}{4}=-\displaystyle\frac{\pi}{3}+k2\pi\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=\displaystyle\frac{\pi}{18}+k\displaystyle\frac{4\pi}{3}\\&x=-\displaystyle\frac{7\pi}{18}+k\displaystyle\frac{4\pi}{3}\end{aligned}\right. (k \in \mathbb{Z}).\)

c. Ta có

\(\begin{aligned} &\sin 3 x-\cos 5 x=0 \\ \Leftrightarrow\ & \sin 3x = \cos 5x \\ \Leftrightarrow\ &\cos \left(\displaystyle\frac{\pi}{2}-3x\right) =\cos{5x} \\ \Leftrightarrow\ & \left[\begin{aligned}&\displaystyle\frac{\pi}{2}-3x=5x+k2\pi\\ &\displaystyle\frac{\pi}{2}-3x=-5x+k2\pi\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ & \left[\begin{aligned}&x=-\displaystyle\frac{\pi}{16}-k\displaystyle\frac{\pi}{4}\\ &x=-\displaystyle\frac{\pi}{4}+k\pi\end{aligned}\right. (k \in \mathbb{Z}).\end{aligned}\)

d. Ta có

\(\cos ^2 x=\displaystyle\frac{1}{4} \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&\cos x = \displaystyle\frac{1}{2}\\&\cos x =-\displaystyle\frac{1}{2}\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=\pm\displaystyle\frac{\pi}{4}+k2\pi\\&x=\pm \displaystyle\frac{3\pi}{4}+k2\pi\end{aligned}\right. (k \in \mathbb{Z}).\)

e. Ta có

\(\sin x-\sqrt{3} \cos x=0\) \(\Leftrightarrow \sin x =\sqrt{3}\cos x. \qquad (1)\)

Nhận xét: Nếu \( \cos x=0 \) thì theo \( (1) \) ta được \( \sin x=0 \) điều này vô lí vì khi đó \( \sin^2x+\cos^2 x =0 \).

Do đó \( \cos x \neq 0 \). Chia hai vế của \( (1) \) cho \( \cos x \), ta được

\(\tan x= \sqrt{3} \Leftrightarrow x=\displaystyle\frac{\pi}{3}+k\pi \quad (k \in \mathbb{Z}).\)

f. Ta có

\(\sin x+\cos x=0 \Leftrightarrow \sin x= -\cos x. \qquad (1)\)

Nhận xét: Nếu \( \cos x=0 \) thì theo \( (1) \) ta được \( \sin x=0 \) điều này vô lí vì khi đó \( \sin^2x+\cos^2 x =0 \).

Do đó \( \cos x \neq 0 \). Chia hai vế của \( (1) \) cho \( \cos x \), ta được

\(\tan x= -1 \Leftrightarrow x=-\displaystyle\frac{\pi}{4}+k\pi \quad (k \in \mathbb{Z}). \)

Bài tập 3

Hằng ngày, mực nước của một con kênh lên xuống theo thuỷ triều. Độ sâu \(h\) (m) của mực nước trong kênh tính theo thời gian \(t\) (giờ) trong một ngày \((0 \leq t<24)\) cho bởi công thức \(h=3 \cos \left(\displaystyle\frac{\pi t}{6}+1\right)+12\). Tìm \(t\) để độ sâu của mực nước là:

a. \(15\) m;

b. \(9\) m;

c. \(10{,}5\) m.

a. Thời gian để độ sâu của mực nước là \( 15 \) m là nghiệm của phương trình

\(3 \cos \left(\displaystyle\frac{\pi t}{6}+1\right)+12=15\) \(\Leftrightarrow \cos \left(\displaystyle\frac{\pi t}{6}+1\right)=1\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{\pi t}{6}+1=k2\pi\) \(\Leftrightarrow t= -\displaystyle\frac{6}{\pi} +12k \quad (k \in \mathbb{Z}).\)

Do \( 0\le t <24 \) nên \( 0 \le -\displaystyle\frac{6}{\pi} +12k <24 \Rightarrow 0{,}15 < k < 2{,}16 \Rightarrow k \in \{1;2\}\).

Vậy mực nước sâu \( 15 \) m ở thời gian \( t=-\displaystyle\frac{6}{\pi}+12\cdot 1 \approx 10\) giờ 5 phút và \(t=-\displaystyle\frac{6}{\pi}+12\cdot 2 \approx 22\) giờ 5 phút.

b. Thời gian để độ sâu của mực nước là \( 9 \) m là nghiệm của phương trình

\(3 \cos \left(\displaystyle\frac{\pi t}{6}+1\right)+12=9\) \(\Leftrightarrow \cos \left(\displaystyle\frac{\pi t}{6}+1\right)=-1\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{\pi t}{6}+1=\pi+ k2\pi\) \(\Leftrightarrow t= 6-\displaystyle\frac{6}{\pi} +12k \quad (k \in \mathbb{Z}).\)

Do \( 0\le t <24 \) nên \( 0 \le 6-\displaystyle\frac{6}{\pi} +12k <24\) \(\Rightarrow -0{,}35 < k < 1{,}66 \Rightarrow k \in \{0;1\}\).

Vậy mực nước sâu \( 15 \) m ở thời gian \( t=6-\displaystyle\frac{6}{\pi}+12\cdot 0 \approx 4\) giờ 5 phút và \(t=6-\displaystyle\frac{6}{\pi}+12\cdot 1 \approx 16\) giờ 5 phút.

c. Thời gian để độ sâu của mực nước là \( 10{,}5 \) m là nghiệm của phương trình

\(\begin{aligned}&3 \cos \left(\displaystyle\frac{\pi t}{6}+1\right)+12=10{,}5\\ \Leftrightarrow\ &\cos \left(\displaystyle\frac{\pi t}{6}+1\right)=-\displaystyle\frac{1}{2}\\ \Leftrightarrow\ & \left[\begin{aligned}&\displaystyle\frac{\pi t}{6}+1=\displaystyle\frac{2\pi}{3}+k2\pi\\&\displaystyle\frac{\pi t}{6}+1=-\displaystyle\frac{2\pi}{3}+k2\pi\end{aligned}\right. \\ \Leftrightarrow\ & \left[\begin{aligned}&t=4\pi -\displaystyle\frac{6}{\pi} +12k \\&t=-4\pi -\displaystyle\frac{6}{\pi} +12k\end{aligned}\right. \quad (k \in \mathbb{Z}).\end{aligned}\)

\( t=4\pi -\displaystyle\frac{6}{\pi} +12k \).

Do \( 0\le t <24 \) nên

\( 0 \le 4\pi -\displaystyle\frac{6}{\pi} +12k <24\) \(\Rightarrow -0{,}89 < k < 1{,}12 \Rightarrow k \in \{0;1\}\).

\( t=-4\pi -\displaystyle\frac{6}{\pi} +12k \).

Do \( 0\le t <24 \) nên

\( 0 \le -4\pi -\displaystyle\frac{6}{\pi} +12k <24\) \(\Rightarrow 1{,}2 < k < 3{,}21 \Rightarrow k \in \{2;3\}\).

Vậy mực nước sâu \( 10{,}5 \) m ở thời gian \( t=4\pi-\displaystyle\frac{6}{\pi}+12\cdot 0 \approx 10\) giờ 39 phút, \(t=-\displaystyle\frac{6}{\pi}+12\cdot 1 \approx 22\) giờ 39 phút, \(t=-4\pi-\displaystyle\frac{6}{\pi}+12\cdot 2 \approx 9\) giờ 31 phút, \(t=-4\pi-\displaystyle\frac{6}{\pi}+12\cdot 3 \approx 21\) giờ 31 phút.

Bài tập 4

Một cây cầu có dạng cung \(O A\) của đồ thị hàm số \(y=4{,}8 \cdot \sin \displaystyle\frac{x}{9}\) và được mô tả trong hệ trục toạ độ với đơn vị trục là mét như ở hình bên.

a. Giả sử chiều rộng của con sông là độ dài đoạn thẳng \(O A\). Tìm chiều rộng đó (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

b. Một sà lan chở khối hàng hoá được xếp thành hình hộp chữ nhật với độ cao \(3{,}6\) m so với mực nước sông sao cho sà lan có thể đi qua được gầm cầu. Chứng minh rằng chiều rộng của khối hàng hoá đó phải nhỏ hơn \(13{,}1\) m.

c. Một sà lan khác cũng chở khối hàng hoá được xếp thành hình hộp chữ nhật với chiều rộng của khối hàng hoá đó là \(9 \) m sao cho sà lan có thể đi qua được gầm cầu. Chứng minh rằng chiều cao của khối hàng hoá đó phải nhỏ hơn \(4{,}3\) m.

a. Ta có hoành độ của \( A \) là giá trị thực dương nhỏ nhất của \( x \) để \( 4{,}8 \cdot \sin \displaystyle\frac{x}{9}=0 \).

Ta có \( 4{,}8 \cdot \sin \displaystyle\frac{x}{9}=0 \Leftrightarrow \sin \displaystyle\frac{x}{9}=0 \Leftrightarrow \displaystyle\frac{x}{9}=k\pi \Leftrightarrow x=9\pi \).

Khi đó giá trị thực dương nhỏ nhất là \( x=9\pi \) nên \( A(9\pi;0) \).

Do đó độ dài đoạn thẳng \( OA=9\pi\approx 28{,}3 \) nên chiều rộng là khoảng \( 28{,}3 \) m.

b. Đầu tiên ta tìm khoảng cách từ vị trí chân cầu làm gốc tọa độ đến vị trí trên sông mà tại đó độ cao của cây cầu là \( 3{,}6 \) m.

Do đó ta cần tìm nghiệm thuộc khoảng \( (0;9\pi) \) của phương trình

\(4{,}8 \sin \displaystyle\frac{x}{9} = 3{,}6 \Leftrightarrow \sin \displaystyle\frac{x}{9}=\displaystyle\frac{3}{4} \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&\displaystyle\frac{x}{9}=\arcsin{\displaystyle\frac{3}{4}}+k2\pi\\ &\displaystyle\frac{x}{9}=\pi - \arcsin{\displaystyle\frac{3}{4}}+k2\pi\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=9\arcsin{\displaystyle\frac{3}{4}}+18k\pi\\ &x=9\pi - 9\arcsin{\displaystyle\frac{3}{4}}+18k\pi.\end{aligned}\right.\)

Khi đó tập nghiệm thỏa mãn là

\(S=\left\lbrace 9\arcsin\displaystyle\frac{3}{4}; 9\pi - 9\arcsin\displaystyle\frac{3}{4}\right\rbrace \).

Do đó độ rộng tối đa của sà lan khi đi qua cầu là

\(9\pi - 9\arcsin\displaystyle\frac{3}{4}- 9\arcsin\displaystyle\frac{3}{4}\approx 13{,}01<13{,}1 \text{ m.}\)

Vậy ta đã chứng minh được yêu cầu của đề bài.

c. Đầu tiên, ta cũng tìm khoảng cách từ vị trí chân cầu làm gốc độ đến vị trí trên sông nơi mà xà lan gần chân cầu đó nhất.

Ta tính được \( \displaystyle\frac{28{,}3}{2} - \displaystyle\frac{9}{2} = 9{,}65 \) m.

Chiều cao tại vị trí đó là

\(h=4{,}8 \sin \displaystyle\frac{9{,}65}{9} \approx 4{,}22 < 4 {,}3 \) m.

Vậy ta đã chứng minh được chiều cao khối hàng hóa phải nhỏ hơn \( 4{,}3 \) m.