Bài 4. HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ ĐỒ THỊ

1. Hàm số lượng giác

\(+\) Hàm số sin là quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực \(x\) với số thực \(\sin x\), kí hiệu \(y=\sin x\).

\(+\) Hàm số côsin là quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực \(x\) với số thực \(\cos x\), kí hiệu \(y=\cos x\).

\(+\) Hàm số tang là hàm số được xác định bởi công thức
\(y=\displaystyle\frac{\sin x}{\cos x} \,\, \text{với}\, x\ne\displaystyle\frac{\pi}{2}+k\pi\,(k\in\mathbb{Z}),\) \(\text{kí hiệu}\,y=\tan x.\)

\(+\) Hàm số côtang là hàm số được xác định bởi công thức
\(y=\displaystyle\frac{\cos x}{\sin x}\,\text{với}\,x\ne k\pi\,(k\in\mathbb{Z}),\) \(\text{kí hiệu}\,y=\cot x.\)

Như vậy

\(+\) Tập xác định của hàm số \(y=\sin x\) và \(y=\cos x\) là \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\).

\(+\) Tập xác định của hàm số \(y=\tan x\) là \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\backslash\left\{\displaystyle\frac{\pi}{2}+k\pi|\, k\in\mathbb{Z} \right \}\).

\(+\) Tập xác định của hàm số \(y=\cot x\) là \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\backslash\{k\pi|\, k\in\mathbb{Z}\}\)

2. Hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn

Hàm số chẵn, hàm số lẻ

\(+\) Hàm số \(y=f(x)\) với tập xác định \(\mathscr{D}\) được gọi là hàm số chẵn nếu với mọi \(x\in\mathscr{D}\) ta có \(-x\in\mathscr{D}\) và \(f(-x)=f(x)\).

\(+\) Hàm số \(y=f(x)\) với tập xác định \(\mathscr{D}\) được gọi là hàm số lẻ nếu với mọi \(x\in\mathscr{D}\) ta có \(-x\in\mathscr{D}\) và \(f(-x)=-f(x)\).

Chú ý.

\(+\) Đồ thị của hàm số chẵn nhận trục tung làm trục đối xứng.

\(+\) Đồ thị của hàm số lẻ nhận gốc toạ độ làm tâm đối xứng.

Hàm số tuần hoàn

\(+\) Hàm số \(y=f(x)\) với tập xác định \(\mathscr{D}\) được gọi là hàm số tuần hoàn nếu tồn tại một số \(T\) khác \(0\) sao cho với mọi \(x\in\mathscr{D}\) ta có \(x\pm T\in\mathscr{D}\) và \(f(x+T)=f(x)\).

\(+\) Số \(T\) dương nhỏ nhất thoả mãn các điều kiện trên (nếu có) được gọi là chu kì của hàm số tuần hoàn \(y=f(x)\).

Chú ý.

\(+\) Đồ thị của hàm số tuần hoàn chu kỳ \(T\) được lặp lại trên từng đoạn giá trị của \(x\) có độ dài \(T\).

\(+\) Người ta chứng minh được rằng

\(-\) Các hàm số \(y=\sin x\) và \(y=\cos x\) là các hàm số tuần hoàn với chu kì \(2\pi\).

\(-\) Các hàm số \(y=\tan x\) và \(y=\cot x\) là các hàm số tuần hoàn với chu kỳ \(\pi\).

Ví dụ 1. Xét tính chẵn, lẻ của các hàm số lượng giác \(y=\cos x\), \(y=\tan x\).

a. Hàm số \(y=\cos x\) có tập xác định là \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\).

Với mọi \(x\in\mathbb{R}\) ta có

\(-x\in\mathbb{R}\) và \(\cos(-x)=\cos x.\)

Do đó hàm số \(y=\cos x\) là hàm số chẵn.

b. Hàm số \(y=\tan x\) có tập xác định là \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\backslash\left\{\displaystyle\frac{\pi}{2}+k\pi|\,k\in\mathbb{Z}\right\}\).

Với mọi \(x\in\mathscr{D}\) thì

\(x\ne\displaystyle\frac{\pi}{2}+k\pi\,(k\in\mathbb{Z})\) \(\Leftrightarrow -x\ne -\displaystyle\frac{\pi}{2}-k\pi\) \(\Leftrightarrow -x\ne \displaystyle\frac{\pi}{2}-\pi-k\pi\) \(\Leftrightarrow -x\ne \displaystyle\frac{\pi}{2}+l\pi\,(l\in\mathbb{Z}),\)

suy ra \(-x\in\mathscr{D}\).

Mặt khác \(\tan(-x)=-\tan x\).

Do đó hàm số \(y=\tan x\) là hàm số lẻ.

Ví dụ 2. Xét tính tuần hoàn của hàm số \(y=\sin x\) và hàm số \(y=\tan x\).

Ta có:

\(\sin x=\sin(x+2\pi)\, \text{với mọi}\, x\in\mathbb{R};\)

\(\tan(x+\pi)=\tan x\) với mọi \(x\ne \displaystyle\frac{\pi}{2}+k\pi,\, k\in\mathbb{Z}.\)

Do đó hàm số \(y=\sin x\) và \(y=\tan x\) là các hàm số tuần hoàn.

3. Đồ thị của các hàm số lượng giác

Đồ thị của hàm số \(y=\sin x\)

Ta có đồ thị của hàm số \(y = \sin x\) trên \(\mathbb{R}\) như sau

Chú ý.

\(+\) Vì \(y = \sin x\) là hàm số lẻ nên để vẽ đồ thị của nó trên đoạn \([-\pi;\pi]\), ta có thể vẽ trên đoạn \([0;\pi]\), sau đó lấy đối xứng qua gốc tọa độ.

\(+\) Từ đồ thị trên, ta thấy hàm số \(y =\sin x\) có tập xác định là \(\mathbb{R}\), tập giá trị là \([-1;1]\).

Tính chất

\(+\) Hàm số tuần hoàn chu kì \(2\pi\).

\(+\) Hàm số lẻ, có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ \(O\).

\(+\) Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(\left(-\displaystyle\frac{\pi}{2}+k2\pi;\displaystyle\frac{\pi}{2}+k2\pi\right)\) \((k \in \mathbb{Z})\) và nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left(\displaystyle\frac{\pi}{2}+k2\pi;\displaystyle\frac{3\pi}{2}+k2\pi\right)\) \((k \in \mathbb{Z})\).

Hàm số \(y=\cos x\)

Ta có đồ thị của hàm số \(y = \cos x\) trên \(\mathbb{R}\) như sau

Chú ý.

\(+\) Vì \(y = \cos x\) là hàm số chẵn nên để vẽ đồ thị của nó trên đoạn \([-\pi;\pi]\), ta có thể vẽ trên đoạn \([0;\pi]\), sau đó lấy đối xứng qua trục tung.

\(+\) Từ đồ thị trên, ta thấy hàm số \(y =\cos x\) có tập xác định là \(\mathbb{R}\), tập giá trị là \([-1;1]\).

Tính chất

\(+\) Hàm số tuần hoàn chu kì \(2\pi\).

\(+\) Hàm số chẵn, có đồ thị đối xứng qua trục \(Oy\).

\(+\) Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(\left(-\pi+k2\pi; k2\pi\right)\) \((k \in \mathbb{Z})\) và nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left(k2\pi;\pi+k2\pi\right)\) \((k \in \mathbb{Z})\).

Hàm số \(y = \tan x\)

Ta có đồ thị của hàm số \(y = \tan x\) trên \(\mathbb{R}\setminus\left\{\displaystyle\frac{\pi}{2}+k\pi|k \in \mathbb{Z}\right\}\) như sau

Chú ý.

\(+\) Vì \(y = \tan x\) là hàm số lẻ nên để vẽ đồ thị của nó trên khoảng \(\left(-\displaystyle\frac{\pi}{2};\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)\), ta có thể vẽ trên nửa khoảng \(\left[0;\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)\), sau đó lấy đối xứng qua gốc tọa độ.

\(+\) Từ đồ thị trên, ta thấy hàm số \(y =\tan x\) có tập xác định là \(\mathbb{R}\setminus\left\{\displaystyle\frac{\pi}{2}+k\pi|k \in \mathbb{Z}\right\}\), tập giá trị là \(\mathbb{R}\).

Tính chất

\(+\) Hàm số tuần hoàn chu kì \(\pi\).

\(+\) Hàm số lẻ, có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ \(O\).

\(+\) Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(\left(-\displaystyle\frac{\pi}{2}+k\pi;\displaystyle\frac{\pi}{2}+k\pi\right)\) \((k \in \mathbb{Z})\).

Hàm số \(y = \cot x\)

Ta có đồ thị của hàm số \(y = \cot x\) trên \(\mathbb{R}\setminus\left\{k\pi|k \in \mathbb{Z}\right\}\) như sau

Chú ý.

\(+\) Từ đồ thị trên, ta thấy hàm số \(y =\cot x\) có tập xác định là \(\mathbb{R}\setminus\left\{k\pi|k \in \mathbb{Z}\right\}\), tập giá trị là \(\mathbb{R}\).

Tính chất

\(+\) Hàm số tuần hoàn chu kì \(\pi\).

\(+\) Hàm số lẻ, có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ \(O\).

\(+\) Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left(k\pi;\pi+k\pi\right)\) \((k \in \mathbb{Z})\).

Ví dụ 1. Nhiệt độ ngoài trời \(T\) (tính bằng \({ }^{\circ} \mathrm{C}\)) vào thời điểm \(t\) giờ trong một ngày ở một thành phố được tính bởi công thức \(T=20+4 \sin \left(\displaystyle\frac{\pi}{12} t-\displaystyle\frac{5 \pi}{6}\right)\). Để bảo quản các tác phẩm nghệ thuật, hệ thống điều hoà nhiệt độ của một bào tàng sẽ được tự động bật khi nhiệt độ ngoài trời từ \(22^{\circ} \mathrm{C}\) trở lên. Dựa vào đồ thị của hàm số \(\sin\), hãy xác định khoảng thời gian \(t\) trong ngày \((0 \leq t \leq 24)\) hệ thống điều hoà được bật.

Ta có \(T \geq 22\) khi và chỉ khi \(20+4 \sin \left(\displaystyle\frac{\pi}{12} t-\displaystyle\frac{5 \pi}{6}\right) \geq 22\) hay \(\sin \left(\displaystyle\frac{\pi}{12} t-\displaystyle\frac{5 \pi}{6}\right) \geq \displaystyle\frac{1}{2}\).

Vì \(0 \leq t \leq 24\) nên \(-\displaystyle\frac{5 \pi}{6} \leq \displaystyle\frac{\pi}{12} t-\displaystyle\frac{5 \pi}{6} \leq \displaystyle\frac{7 \pi}{6}\).

Xét đồ thị hàm số \(y=\sin x\) trên đoạn \(\left[-\displaystyle\frac{5 \pi}{6} ; \displaystyle\frac{7 \pi}{6}\right]\).

Ta thấy \(\sin \left(\displaystyle\frac{\pi}{12} t-\displaystyle\frac{5 \pi}{6}\right) \geq \displaystyle\frac{1}{2}\) khi và chỉ khi \(\displaystyle\frac{\pi}{6} \leq \displaystyle\frac{\pi}{12} t-\displaystyle\frac{5 \pi}{6} \leq \displaystyle\frac{5 \pi}{6}\) hay \(12 \leq t \leq 20\).

Vậy hệ thống điều hoà được bật trong khoảng thời gian từ \(12\) giờ đến \(20\) giờ trong ngày.

Ví dụ 2. Trong Địa lí, phép chiếu hình trụ được sử dụng để vẽ một bản đồ phẳng như trong hình bên. Trên bản đồ phẳng lấy đường xích đạo làm trục hoành và kinh tuyến \(0^{\circ}\) làm trục tung. Khi đó tung độ của một điểm có vĩ độ \(\varphi^{\circ}\ (-90<\varphi<90)\) được cho bởi hàm số \(y=20 \tan \left(\displaystyle\frac{\pi}{180} \varphi\right)\) (cm).

Sử dụng đồ thị hàm số tang, hãy cho biết những điểm ở vĩ độ nào nằm cách xích đạo không quá \(20\) (cm) trên bản đồ.

+ Vì điểm nằm cách xích đạo không quá \(20\) (cm) trên bản đồ nên ta có \(-20 \leq y \leq 20\).

+ Khi đó \(-20 \leq 20 \tan \left(\displaystyle\frac{\pi}{180} \varphi\right) \leq 20\) hay \(-1 \leq \tan \left(\displaystyle\frac{\pi}{180} \varphi\right) \leq 1\).

+ Ta có \(-90<\varphi<90\) khi và chi khi \(-\displaystyle\frac{\pi}{2}<\displaystyle\frac{\pi}{180} \varphi<\displaystyle\frac{\pi}{2}\).

+ Xét đồ thị hàm số \(y=\tan x\) trên khoảng \(\left(-\displaystyle\frac{\pi}{2} ; \displaystyle\frac{\pi}{2}\right)\).

+ Ta thấy \(-1 \leq \tan \left(\displaystyle\frac{\pi}{180} \varphi\right) \leq 1\) khi và chi khi \(-\displaystyle\frac{\pi}{4} \leq \displaystyle\frac{\pi}{180} \varphi \leq \displaystyle\frac{\pi}{4}\) hay \(-45 \leq \varphi \leq 45\).

+ Vậy trên bản đồ, các điểm cách xích đạo không quá \(20\) (cm) nằm ở vĩ độ từ \(-45^{\circ}\) đến \(45^{\circ}\).

BÀI TẬP

Bài tập 1. Các hàm số dưới đây có là hàm số chẵn hay hàm số lẻ không?

a. \(y=5\sin^2x+1\);

b. \(y=\cos x+\sin x\);

c. \(y=\tan 2x\).

a. Xét hàm số \(y=5\sin^2x+1\) có tập xác định \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\).

Với \(x\in\mathbb{R}\) thì \(-x\in\mathbb{R}\) nên \(\mathscr{D}\) là tập đối xứng.

Ta có

\(y(-x)=5\sin^2(-x)+1\) \(=5\sin^2x+1=y(x)\).

Vậy hàm \(y=5\sin^2x+1\) là hàm số chẵn.

b. Xét hàm số \(y=\cos x+\sin x\) có tập xác định \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\).

Với \(x\in\mathbb{R}\) thì \(-x\in\mathbb{R}\) nên \(\mathscr{D}\) là tập đối xứng.

Ta có

\(y(-x)=\cos(-x)+\sin(-x)\) \(=\cos x-\sin x\).

Ta có

\(y\left( \displaystyle\frac{\pi}{4}\right) =\cos \displaystyle\frac{\pi}{4}+\sin \displaystyle\frac{\pi}{4}=\displaystyle\frac{\sqrt 2}{2}+\displaystyle\frac{\sqrt 2}{2}=\sqrt 2\);

\(y\left( -\displaystyle\frac{\pi}{4}\right) =\cos \left( -\displaystyle\frac{\pi}{4}\right) +\left( -\sin \displaystyle\frac{\pi}{4}\right)\) \(=\displaystyle\frac{\sqrt 2}{2}+\left( -\displaystyle\frac{\sqrt 2}{2}\right) =0\).

Suy ra \(y\left( \displaystyle\frac{\pi}{4}\right)\neq y\left(-\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)\) và \(y\left( \displaystyle\frac{\pi}{4}\right)\neq -y\left(-\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)\).

Do đó hàm \(y=\cos x+\sin x\) không phải hàm số chẵn cũng không phải hàm số lẻ.

c. Xét hàm số \(y=\tan 2x\) có tập xác định \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\backslash\left\{\displaystyle\frac{\pi}{4}+k\displaystyle\frac{\pi}{2}\,(k\in\mathbb{Z})\right\}\).

Với \(x\in\mathscr{D}\) thì \(x\ne\displaystyle\frac{\pi}{4}+m\displaystyle\frac{\pi}{2}\,(m\in\mathbb{Z})\) suy ra

\(-x\ne-\displaystyle\frac{\pi}{4}-m\displaystyle\frac{\pi}{2}\) \(\Leftrightarrow -x\ne\displaystyle\frac{\pi}{4}-\displaystyle\frac{\pi}{2}-m\displaystyle\frac{\pi}{2}\) \(\Leftrightarrow -x\ne\displaystyle\frac{\pi}{4}-(m+1)\displaystyle\frac{\pi}{2}\) \(\Leftrightarrow -x\ne \displaystyle\frac{\pi}{4}+n\displaystyle\frac{\pi}{2}\,(n\in\mathbb{Z}),\)

tức là ta có \(-x\in\mathscr{D}\) nên \(\mathscr{D}\) là tập đối xứng.

Ta có \(y(-x)=\tan(-2x)=-\tan(2x)=-y(x)\).

Vậy hàm \(y=\tan 2x\) là hàm số lẻ.

Bài tập 2. Tìm tập xác định của các hàm số sau:

a. \(y=\displaystyle\frac{1}{\cos x}\);

b. \(y=\tan\left(x+\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)\);

c. \(y=\displaystyle\frac{1}{2-\sin^2 x}\).

a. Điều kiện xác định của hàm số \(y=\displaystyle\frac{1}{\cos x}\) là \(\cos x\ne0\Leftrightarrow x\ne \displaystyle\frac{\pi}{2}+k\pi\,\ (k\in\mathbb{Z})\).

Vậy tập xác định của hàm số \(y=\displaystyle\frac{1}{\cos x}\) là \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\backslash\left\{\displaystyle\frac{\pi}{2}+k\pi\,(k\in\mathbb{Z})\right\}\).

b. Điều kiện xác định của hàm số \(y=\tan\left(x+\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)\) là

\(\cos \left(x+\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)\neq0\) \(\Leftrightarrow x+\displaystyle\frac{\pi}{4}\ne \displaystyle\frac{\pi}{2}+k\pi\) \(\Leftrightarrow x\ne \displaystyle\frac{\pi}{4}+k\pi\,\ (k\in\mathbb{Z}).\)

Vậy tập xác định của hàm số \(y=\tan\left(x+\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)\) là \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\backslash\left\{\displaystyle\frac{\pi}{4}+k\pi\,(k\in\mathbb{Z})\right\}\).

c. Ta có với mọi \(x\in\mathbb{R}\) thì

\(-1\leq\sin x\leq1\Rightarrow 0\leq\sin^2 x\leq1\) \(\Leftrightarrow 1\leq2-\sin^2 x\leq2.\)

Do đó \(2-\sin^2 x\ne0\) với mọi \(x\in\mathbb{R}\).

Vậy tập xác định của hàm số \(y=\displaystyle\frac{1}{2-\sin^2 x}\) là \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\).

Bài tập 3. Tìm tập giá trị của hàm số \(y=2\cos x+1\).

Ta có

\(-1\leq\cos x\leq1\Leftrightarrow-2\leq2\cos x\leq2\) \(\Leftrightarrow-1\leq2\cos x+1\leq3\) \(\Leftrightarrow -1\leq y\leq3.\)

Vậy tập giá trị của hàm số \(y=2\cos x+1\) là \(T=[-1;3]\).

Bài tập 4. Dựa vào đồ thị của hàm số \(y=\sin x\), xác định các giá trị \(x\in[-\pi;\pi]\) thoả mãn \(\sin x=\displaystyle\frac{1}{2}\).

+ Vẽ đồ thị hàm \(y=\sin x\) và đường thẳng \(y=\displaystyle\frac{1}{2}\) trên cùng một hệ trục toạ độ.

+ Quan sát hình vẽ ta thấy trên \([-\pi;\pi]\) đồ thị hàm số \(y=\sin x\) cắt đường thẳng \(y=\displaystyle\frac{1}{2}\) tại hai điểm \(x=\displaystyle\frac{\pi}{6}\) và \(x=\displaystyle\frac{5\pi}{6}\).

+ Vậy các giá trị cần tìm là \(x\in\left\{\displaystyle\frac{\pi}{6}; \displaystyle\frac{5\pi}{6}\right\}\).

Bài tập 5. Khi đu quay hoạt động, vận tốc theo phương ngang của một cabin \(M\) phụ thuộc vào góc lượng giác \(\alpha = \left(Ox,OM\right)\) theo hàm số \(v_x = 0{,}3\sin\alpha\) (m/s) (Hình vẽ bên).

a. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của \(v_x\).

b. Dựa vào đồ thị của hàm số sin, hãy cho biết trong vòng quay đầu tiên \(\left(0\le \alpha\le 2\pi\right)\), góc \(\alpha\) ở trong các khoảng nào thì \(v_x\) tăng?

a. Vì \(-1\le\sin\alpha\le 1\) nên \(-0{,}3\le 0{,}3\sin\alpha\le 0{,3}\) hay \(-0{,}3\le v_x \le 0{,3}\).

Vậy giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của \(v_x\) lần lượt là \(0{,}3\) m/s và \(-0{,}3\) m/s.

b. Ta có đồ thị của hàm số \(v_x\) trên \(\left[0;2\pi\right]\) như hình bên.

Dựa vào đồ thị ta có trên các khoảng \(\left(0;\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)\) và \(\left(\displaystyle\frac{3\pi}{2};2\pi\right)\) thì \(v_x\) tăng.

Bài tập 6. Khoảng cách từ tâm một guồng nước đến mặt nước và bán kính của guồng đều bằng \(3\) m. Xét gàu \(G\) của guồng. Ban đầu gàu \(G\) nằm ở vị trí \(A\).

a. Viết hàm số \(h\) biểu diễn chiều cao (tính bằng mét) của gàu \(G\) so với mặt nước theo góc \(\alpha = \left(OA,OG\right)\).

b. Guồng nước quay hết mỗi vòng trong 30 giây. Dựa vào đồ thị của hàm số sin, hãy cho biết ở các thời điểm \(t\) nào trong 1 phút đầu, khoảng cách của gàu đến mặt nước bằng \(1{,}5\) mét?

a. Ta có chiều cao \(h_\alpha\) của gàu \(G\) so với mặt nước là

\(h_\alpha = 3 + 3\sin\alpha\;(\text{m}).\)

b. Vì guồng nước quay hết mỗi vòng trong 30 giây nên trong 60 giây đầu, guồng \(G\) đi được đúng 2 vòng.

Ta có đồ thị của hàm số \(h_\alpha\) trong 2 chu kì đầu tiên như sau:

Dựa vào đồ thị hàm số sin, ta thấy trong 2 chu kì đầu tiên thì có 4 thời điểm mà gàu \(G\) cách mặt nước \(1{,}5\) mét, ứng với các thời điểm \(t=17{,5}\)s; \(t=27{,5}\)s; \(t=47{,5}\)s và \(t=57{,5}\)s.

Bài tập 7. Trong hình vẽ bên dưới, một chiếc máy bay \(A\) bay ở độ cao \(500\) m theo một đường thẳng đi ngang qua phía trên trạm quan sát \(T\) ở mặt đất. Hình chiếu vuông góc của \(A\) lên mặt đất là \(H\), \(\alpha\) là góc lượng giác \(\left(Tx,TA\right)\) \(\left(0<\alpha<\pi\right)\).

a. Biểu diễn tọa độ \(x_H\) của điểm \(H\) trên trục \(Tx\) theo \(\alpha\).

b. Dựa vào đồ thị hàm số côtang, hãy cho biết với \(\displaystyle\frac{\pi}{6} < \alpha < \displaystyle\frac{2\pi}{3}\) thì \(x_H\) nằm trong khoảng nào? Làm tròn kết quả đến hàng phần mười.

a. Coi trạm quan sát \(T\) là gốc tọa độ thì ta có

\(x_H = \overline{TH} = AH\cdot\cot\alpha = 500\cot\alpha\;\left(\text{m}\right).\)

b. Dựa vào đồ thị hàm số \(\cot x\), ta thấy với \(\displaystyle\frac{\pi}{6} < \alpha < \displaystyle\frac{2\pi}{3}\) thì \(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3} < \cot \alpha < \sqrt{3}\).

Do đó \(-\displaystyle\frac{500\sqrt{3}}{3} < x_H < 500\sqrt{3}\).

Làm tròn kết quả đến hàng phần mười ta được \(-288{,}7 < x_H< 866.\)

Bài tập sách Kết Nối Tri thức

Ví dụ 1

Tìm tập xác định của các hàm số sau:

a. \(y=\displaystyle\frac{1-\cos x}{\sin x}\);

b. \(y=\sqrt{\displaystyle\frac{1+\cos x}{2-\cos x}}\).

a. Hàm số xác định khi \(\sin x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne k\pi\), \(k \in \mathbb{Z}\).

Vậy tập xác định của hàm số là \(\mathscr{D} = \mathbb{R} \setminus \{k\pi | k \in \mathbb{Z}\}\).

b. Ta thấy \(1+\cos x \geq 0\) và \(2-\cos x >0\), \(\forall x \in \mathbb{R}\).

Vậy tập xác định của hàm số là \(\mathscr{D} = \mathbb{R}\).

Ví dụ 2

Xét tính chẵn, lẻ của các hàm số sau:

a. \(y=\sin 2 x+\tan 2 x\)

b. \(y=\cos x+\sin ^2 x\);

c. \(y=\sin x \cos 2 x\)

d. \(y=\sin x+\cos x\).

a. Tập xác định của hàm số là

\(\mathscr{D}= \mathbb{R} \setminus \left \{ \displaystyle\frac{\pi}{4}+\displaystyle\frac{k\pi}{2}\Big| k \in \mathbb{Z}\right \}\).

Do đó, nếu \(x\) thuộc tập xác định \(\mathscr{D}\) thì \(-x\) cũng thuộc tập xác định \(\mathscr{D}\).

Ta có

\(f(-x)=\sin (-2x)+\tan (-2x)=-\sin 2 x-\tan 2 x=-f(x), \forall x \in \mathscr{D}\).

Vậy \(y=\sin 2 x+\tan 2 x\) là hàm số lẻ.

b. Tập xác định của hàm số là \(\mathscr{D}= \mathbb{R}\).

Do đó, nếu \(x\) thuộc tập xác định \(\mathscr{D}\) thì \(-x\) cũng thuộc tập xác định \(\mathscr{D}\).

Ta có \(f(-x)=\cos (-x)+\sin^2 (-x)=\cos x+ \sin^2 x=f(x), \forall x \in \mathscr{D}\).

Vậy \(y=\cos x+\sin ^2 x\) là hàm số chẵn.

c. Tập xác định của hàm số là \(\mathscr{D}= \mathbb{R}\).

Do đó, nếu \(x\) thuộc tập xác định \(\mathscr{D}\) thì \(-x\) cũng thuộc tập xác định \(\mathscr{D}\).

Ta có

\(f(-x)=\sin (-x) \cos (-2x)=-\sin x \cos 2 x=-f(x), \forall x \in \mathscr{D}\).

Vậy \(y=\sin x \cos 2 x\) là hàm số lẻ

d. Tập xác định của hàm số là \(\mathscr{D}= \mathbb{R}\).

Do đó, nếu \(x\) thuộc tập xác định \(\mathscr{D}\) thì \(-x\) cũng thuộc tập xác định \(\mathscr{D}\).

Ta có

\(f\left (-\displaystyle\frac{\pi}{4}\right ) = 0\); \(f\left (\displaystyle\frac{\pi}{4}\right ) = \sqrt{2}\).

Suy ra

\(f\left (-\displaystyle\frac{\pi}{4}\right ) \ne - f\left (\displaystyle\frac{\pi}{4}\right )\) và \(f\left (-\displaystyle\frac{\pi}{4}\right ) \ne f\left (\displaystyle\frac{\pi}{4}\right )\).

Vậy hàm số đã cho không là hàm số lẻ cũng không là hàm số chẵn.

Ví dụ 3

Tìm tập giá trị của các hàm số sau

a. \(y=2 \sin \left(x-\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)-1\);

b. \(y=\sqrt{1+\cos x}-2\).

a. Tập xác định của hàm số là \(\mathscr{D}= \mathbb{R}\).

Ta có

\(-1 \leq \sin \left(x-\displaystyle\frac{\pi}{4}\right) \leq 1\) \(\Rightarrow -3 \leq 2 \sin \left(x-\displaystyle\frac{\pi}{4}\right)-1 \leq 1\).

Suy ra tập giá trị của hàm số là \([-3;1]\).

\item Tập xác định của hàm số là \(\mathscr{D}= \mathbb{R}\).

Ta có

\(-1 \leq \cos x\leq 1\) \(\Rightarrow -2 \leq \sqrt{1+\cos x}-2 \leq \sqrt{2}-2\).

Suy ra tập giá trị của hàm số là \([-2;\sqrt{2}-2]\).

Ví dụ 4

Từ đồ thị của hàm số \(y=\tan x\), hãy tìm các giá trị \(x\) sao cho \(\tan x=0\).

Từ đồ thị của hàm số \(y=\tan x\) suy ra

\(\tan x=0 \Leftrightarrow x = k\pi, k \in \mathbb{Z}.\)

Ví dụ 5

Giả sử khi một cơn sóng biển đi qua một cái cọc ở ngoài khơi, chiều cao của nước được mô hình hoá bởi hàm số \(h(t)=90 \cos \left(\displaystyle\frac{\pi}{10} t\right)\), trong đó \(h(t)\) là độ cao tính bằng centimét trên mực nước biển trung bình tại thời điểm \(t\) giây.

a. Tìm chu kì của sóng.

b. Tìm chiều cao của sóng, tức là khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa đáy và đỉnh của sóng.

a. Chu kì của sóng là \(T= \displaystyle\frac{2\pi}{\tfrac{\pi}{10}} = 20\) (giây).

b. Ta có \(-90 \leq 90 \cos \left(\displaystyle\frac{\pi}{10} t\right) \leq 90\), suy ra chiều cao của sóng là \(90- (-90) =180\) (cm).

Bài tập sách Cánh Diều

Ví dụ 1

Dùng đồ thị hàm số, tìm giá trị của \(x\) trên đoạn \([-2 \pi ; 2 \pi]\) để

a. Hàm số \(y=\sin x\) nhận giá trị bằng \(1\);

b. Hàm số \(y=\sin x\) nhận giá trị bằng \(0\);

c. Hàm số \(y=\cos x\) nhận giá trị bằng \(-1\);

d. Hàm số \(y=\cos x\) nhận giá trị bằng \(0\).

a. Đồ thị hàm số \(y=\sin x\) trên đoạn \([-2 \pi ; 2 \pi]\)

Dựa vào đồ thị ta thấy trên đoạn \([-2 \pi ; 2 \pi]\) hàm số \(y=\sin x\) nhận giá trị bằng \(1\) khi \(x\in\left\{ -\displaystyle\frac{3\pi}{2};\displaystyle\frac{\pi}{2}\right\} \).

b. Đồ thị hàm số \(y=\sin x\) trên đoạn \([-2 \pi ; 2 \pi]\)

Dựa vào đồ thị ta thấy trên đoạn \([-2 \pi ; 2 \pi]\) hàm số \(y=\sin x\) nhận giá trị bằng \(0\) khi \(x\in\left\{ \pm2\pi;\pm\pi;0\right\} \).

c. Đồ thị hàm số \(y=\cos x\) trên đoạn \([-2 \pi ; 2 \pi]\)

Dựa vào đồ thị ta thấy trên đoạn \([-2 \pi ; 2 \pi]\) hàm số \(y=\cos x\) nhận giá trị bằng \(-1\) khi \(x=\pm\pi\).

d. Đồ thị hàm số \(y=\cos x\) trên đoạn \([-2 \pi ; 2 \pi]\)

Dựa vào đồ thị ta thấy trên đoạn \([-2 \pi ; 2 \pi]\) hàm số \(y=\cos x\) nhận giá trị bằng \(0\) khi \(x\in\left\{ \pm2\pi;\pm\pi;0\right\} \).

Ví dụ 2

Dùng đồ thị hàm số, tìm giá trị của \(x\) trên khoảng \(\left(-\pi ; \displaystyle\frac{3 \pi}{2}\right)\) để

a. Hàm số \(y=\tan x\) nhận giá trị bằng \(-1\);

b. Hàm số \(y=\tan x\) nhận giá trị bằng \(0\);

c. Hàm số \(y=\cot x\) nhận giá trị bằng \(1\);

d. Hàm số \(y=\cot x\) nhận giá trị bằng \(0\).

a. Đồ thị hàm số \(y=\tan x\) trên khoảng \(\left(-\pi ; \displaystyle\frac{3 \pi}{2}\right)\)

Dựa vào đồ thị ta thấy trên khoảng \(\left(-\pi ; \displaystyle\frac{3 \pi}{2}\right)\) hàm số \(y=\tan x\) nhận giá trị bằng \(-1\) khi \(x\in\left\lbrace -\displaystyle\frac{\pi}{4};\displaystyle\frac{3\pi}{4}\right\rbrace \).

b. Đồ thị hàm số \(y=\tan x\) trên khoảng \(\left(-\pi ; \displaystyle\frac{3 \pi}{2}\right)\)

Dựa vào đồ thị ta thấy trên khoảng \(\left(-\pi ; \displaystyle\frac{3 \pi}{2}\right)\) hàm số \(y=\tan x\) nhận giá trị bằng \(0\) khi \(x\in\left\lbrace 0;\pi\right\rbrace \).

b. Đồ thị hàm số \(y=\tan x\) trên khoảng \(\left(-\pi ; \displaystyle\frac{3 \pi}{2}\right)\).

Dựa vào đồ thị ta thấy trên khoảng \(\left(-\pi ; \displaystyle\frac{3 \pi}{2}\right)\) hàm số \(y=\cot x\) nhận giá trị bằng \(1\) khi\\ \(x\in\left\{ -\displaystyle\frac{3\pi}{4};\displaystyle\frac{\pi}{4};\displaystyle\frac{5\pi}{4}\right\} \).

c. Đồ thị hàm số \(y=\tan x\) trên khoảng \(\left(-\pi ; \displaystyle\frac{3 \pi}{2}\right)\).

Dựa vào đồ thị ta thấy trên khoảng \(\left(-\pi; \displaystyle\frac{3 \pi}{2}\right)\) hàm số \(y=\cot x\) nhận giá trị bằng \(1\) khi \(x=\pm\displaystyle\frac{\pi}{2}\).

Ví dụ 3

Xét sự biến thiên của mỗi hàm số sau trên các khoảng tương ứng:

a. \(y=\sin x\) trên khoảng \(\left(-\displaystyle\frac{9 \pi}{2} ;-\displaystyle\frac{7 \pi}{2}\right)\), \(\left(\displaystyle\frac{21 \pi}{2} ; \displaystyle\frac{23 \pi}{2}\right)\);

b. \(y=\cos x\) trên khoảng \((-20 \pi ;-19 \pi)\), \((-9 \pi ;-8 \pi)\).

a. Do \(\left(-\displaystyle\frac{9\pi}{2};-\displaystyle\frac{7\pi}{2}\right)=\left(-\displaystyle\frac{\pi}{2}-4\pi ; \displaystyle\frac{\pi}{2}-4 \pi\right)\) nên hàm số \(y=\sin x\) đồng biến trên khoảng \(\left(-\displaystyle\frac{9 \pi}{2} ; -\displaystyle\frac{7\pi}{2}\right)\).

Do \(\left(\displaystyle\frac{21\pi}{2} ; \displaystyle\frac{23\pi}{2}\right)=\left(\displaystyle\frac{\pi}{2}+10\pi ; \displaystyle\frac{3\pi}{2}+10 \pi\right)\) nên hàm số \(y=\sin x\) nghịch biến trên khoảng \(\left(\displaystyle\frac{21 \pi}{2} ; \displaystyle\frac{23\pi}{2}\right)\).

b. Do \((-20 \pi ;-19 \pi)=(-20\pi;\pi-20\pi)\) nên hàm số \(y=\cos x\) nghịch biến trên khoảng \((-20 \pi ;-19 \pi)\).

Do \((-9 \pi ;-8 \pi)=(-\pi-8\pi;-8\pi)\) nên hàm số \(y=\cos x\) đồng biến trên khoảng \((-9 \pi ;-8 \pi)\).

Ví dụ 4

Dùng đồ thị hàm số, hãy cho biết:

a. Với mỗi \(m \in[-1 ; 1]\), có bao nhiêu giá trị \(\alpha \in\left[-\displaystyle\frac{\pi}{2} ; \displaystyle\frac{\pi}{2}\right]\) sao cho \(\sin \alpha=m\);

b. Với mỗi \(m \in[-1 ; 1]\), có bao nhiêu giá trị \(\alpha \in[0 ; \pi]\) sao cho \(\cos \alpha=m\);

c. Với mỗi \(m \in \mathbb{R}\), có bao nhiêu giá trị \(\alpha \in\left(-\displaystyle\frac{\pi}{2} ; \displaystyle\frac{\pi}{2}\right)\) sao cho tan \(\alpha=m\);

d. Với mỗi \(m \in \mathbb{R}\), có bao nhiêu giá trị \(\alpha \in(0 ; \pi)\) sao cho \(\cot \alpha=m\).

a.

Dựa vào đồ thị ta thấy với mỗi \(m \in[-1 ; 1]\), có một giá trị \(\alpha \in\left[-\displaystyle\frac{\pi}{2} ; \displaystyle\frac{\pi}{2}\right]\) sao cho \(\sin \alpha=m\).

b.

Dựa vào đồ thị ta thấy với mỗi \(m \in[-1 ; 1]\), có một giá trị \(\alpha \in\left[0;\pi\right]\) sao cho \(\cos \alpha=m\).

c.

Dựa vào đồ thị ta thấy với mỗi \(m \in \mathbb{R}\), có một giá trị \(\alpha \in\left(-\displaystyle\frac{\pi}{2} ; \displaystyle\frac{\pi}{2}\right)\) sao cho tan \(\alpha=m\).

d.

Dựa vào đồ thị ta thấy với mỗi \(m \in \mathbb{R}\), có một giá trị \(\alpha \in(0 ; \pi)\) sao cho \(\cot \alpha=m\).

Ví dụ 5

Xét tính chẵn, lẻ của các hàm số

a. \(y=f(x)=\sin x \cos x\);

b. \(y=f(x)=\tan x+\cot x\);

c. \(y=f(x)=\sin ^2 x\).

a. Tập xác định của hàm số \(f(x)\) là \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\).

Với mọi \(x \in \mathscr{D}\), ta có \(-x \in \mathscr{D}\)

\(f(-x)=\sin (-x)\cos (-x)\) \(=-\sin x\cos x=-f(x).\)

Vậy hàm số \(f(x)=\sin x\cos x\) là hàm lẻ.

b. Tập xác định của hàm số \(f(x)\) là \(\mathscr{D}=\mathbb{R} \setminus\left\{\displaystyle\frac{\pi}{2}+k\displaystyle\frac{\pi}{2} \ \Big| \, k \in \mathbb{Z}\right\}\).

Với mọi \(x \in \mathscr{D}\), ta có \(-x \in \mathscr{D}\)

\(f(-x)=\tan (-x)+\cot (-x)\) \(=-\tan x-\cot x=-(\tan x+\cot x)=-f(x).\)

Vậy hàm số \(f(x)=\tan x+\cot x\) là hàm lẻ.

b. Tập xác định của hàm số \(f(x)\) là \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\).

Với mọi \(x \in \mathscr{D}\), ta có \(-x \in \mathscr{D}\)

\(f(-x)=\sin^2 (-x)\) \(=(-\sin x)^2=\sin^2x=f(x).\)

Vậy hàm số \(f(x)=\sin x\cos x\) là hàm chẵn.

Ví dụ 6

Một dao động điều hoà có phương trình li độ dao động là \(x=A \cos (\omega t+\varphi)\), trong đó \(t\) là thời gian tính bằng giây, \(A\) là biên độ dao động và \(x\) là li độ dao động đều được tính bằng centimét. Khi đó, chu kì \(T\) của dao động là \(T=\displaystyle\frac{2 \pi}{\omega}\). Xác định giá trị của li độ khi \(t=0\), \(t=\displaystyle\frac{T}{4}\), \(t=\displaystyle\frac{T}{2}\), \(t=\displaystyle\frac{3T}{4}\), \(t=T\) và vẽ đồ thị biểu diễn li độ của dao động điều hoà trên đoạn \([0;2T]\) trong trường hợp

a. \(A=3\) cm, \(\varphi=0\);

b. \(A=3\) cm, \(\varphi=-\displaystyle\frac{\pi}{2}\);

c. \(A=3\) cm, \(\varphi=\displaystyle\frac{\pi}{2}\).

a. Khi \(A=3\) cm, \(\varphi=0\) thì phương trình li độ là

\(x=A \cos (\omega t+\varphi)=3\cos(\omega t).\)

+) Với \(t=0\) thì \(x=3\cos(\omega\cdot 0)=3\);

+) Với \(t=\displaystyle\frac{T}{4}\) thì \(x=3\cos\left( \omega\cdot\displaystyle\frac{T}{4}\right) =3\cos\left( \omega\cdot\displaystyle\frac{2\pi}{4\omega}\right)\) \(=3\cos\displaystyle\frac{\pi}{2}=0\);

+) Với \(t=\displaystyle\frac{T}{2}\) thì \(x=3\cos\left( \omega\cdot\displaystyle\frac{T}{2}\right) =3\cos\left( \omega\cdot\displaystyle\frac{2\pi}{2\omega}\right)\) \(=3\cos\pi=-3\);

+) Với \(t=\displaystyle\frac{3T}{4}\) thì \(x=3\cos\left( \omega\cdot\displaystyle\frac{3T}{4}\right) =3\cos\left( \omega\cdot\displaystyle\frac{6\pi}{4\omega}\right)\) \(=3\cos\displaystyle\frac{3\pi}{2}=0\);

+) Với \(t=T\) thì \(x=3\cos\left( \omega\cdot T\right) =3\cos\left( \omega\cdot\displaystyle\frac{2\pi}{\omega}\right)\) \(=3\cos2\pi=3\).

Đồ thị biểu diễn li độ của dao động trên đoạn \([0;2T]\)

b. Khi \(A=3\) cm, \(\varphi=-\displaystyle\frac{\pi}{2}\) thì phương trình li độ là

\(x=A \cos (\omega t+\varphi)=3\cos\left( \omega t-\displaystyle\frac{\pi}{2}\right).\)

+) Với \(t=0\) thì \(x=3\cos\left( \omega\cdot 0-\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)=0\);

+) Với \(t=\displaystyle\frac{T}{4}\) thì \(x=3\cos\left(\omega\cdot\displaystyle\frac{T}{4}-\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)\) \(=3\cos\left( \omega\cdot\displaystyle\frac{2\pi}{4\omega}-\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)=3\cos 0=3\);

+) Với \(t=\displaystyle\frac{T}{2}\) thì \(x=3\cos\left(\omega\cdot\displaystyle\frac{T}{2}-\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)\) \(=3\cos\left( \omega\cdot\displaystyle\frac{2\pi}{2\omega}-\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)=3\cos\left(\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)=0\);

+) Với \(t=\displaystyle\frac{3T}{4}\) thì \(x=3\cos\left( \omega\cdot\displaystyle\frac{3T}{4}-\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)\) \(=3\cos\left( \omega\cdot\displaystyle\frac{6\pi}{4\omega}-\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)=3\cos\pi=-3\);

+) Với \(t=T\) thì \(x=3\cos\left(\omega\cdot T-\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)\) \(=3\cos\left(\omega\cdot\displaystyle\frac{2\pi}{\omega}-\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)=3\cos\left( \displaystyle\frac{3\pi}{2}\right) =0\).

Đồ thị biểu diễn li độ của dao động trên đoạn \([0;2T]\)

c. Khi \(A=3\) cm, \(\varphi=\displaystyle\frac{\pi}{2}\) thì phương trình li độ là

\(x=A \cos (\omega t+\varphi)=3\cos\left( \omega t+\displaystyle\frac{\pi}{2}\right) .\)

+) Với \(t=0\) thì \(x=3\cos\left( \omega\cdot 0+\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)=0\);

+) Với \(t=\displaystyle\frac{T}{4}\) thì \(x=3\cos\left(\omega\cdot\displaystyle\frac{T}{4}+\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)\) \(=3\cos\left( \omega\cdot\displaystyle\frac{2\pi}{4\omega}+\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)=3\cos \pi=-3\);

+) Với \(t=\displaystyle\frac{T}{2}\) thì \(x=3\cos\left(\omega\cdot\displaystyle\frac{T}{2}+\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)\) \(=3\cos\left( \omega\cdot\displaystyle\frac{2\pi}{2\omega}+\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)=3\cos\left(\displaystyle\frac{3\pi}{2}\right)=0\);

+) Với \(t=\displaystyle\frac{3T}{4}\) thì \(x=3\cos\left( \omega\cdot\displaystyle\frac{3T}{4}+\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)\) \(=3\cos\left( \omega\cdot\displaystyle\frac{6\pi}{4\omega}+\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)=3\cos2\pi=3\);

+) Với \(t=T\) thì \(x=3\cos\left(\omega\cdot T+\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)\) \(=3\cos\left(\omega\cdot\displaystyle\frac{2\pi}{\omega}+\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)=3\cos\left( \displaystyle\frac{5\pi}{2}\right) =0\).

Đồ thị biểu diễn li độ của dao động trên đoạn \([0;2T]\)

Ví dụ 7

Guồng nước (hay còn gọi là cọn nước) không chỉ là công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, mà đã trở thành hình ảnh quen thuộc của bản làng và là một nét văn hoá đặc trưng của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc.

Một chiếc guồng nước có dạng hình tròn bán kính \(2,5\) m; trục của nó đặt cách mặt nước \(2\) m. Khi guồng quay đều, khoảng cách \(h\) (m) từ một ống đựng nước gắn tại một điểm của guồng đến mặt nước được tính theo công thức \(h=|y|\), trong đó \(y=2{,}5 \sin \left(2 \pi x-\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)+2\), với \(x\) (phút) là thời gian quay của guồng \((x \geq 0)\). Hãy chỉ ra một số giá trị của \(x\) để ống đựng nước cách mặt nước \(2\) m.

Ta có

\(\begin{aligned}h=2 \Leftrightarrow\ &\left| y=2{,}5 \sin \left(2 \pi x-\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)+2\right|=2\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&y=2{,}5 \sin \left(2 \pi x-\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)+2=2\\&y=2{,}5 \sin \left(2 \pi x-\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)+2=-2\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&\sin \left(2 \pi x-\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)=0\\&\sin \left(2 \pi x-\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)=-\displaystyle\frac{8}{5}\text{ (vô nghiệm)}\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Đồ thị

Dựa vào đồ thị ta thấy một số giá trị của \(x\) để ống đựng nước cách mặt nước \(2\) m là

\(x\in\left\lbrace \displaystyle\frac{1}{4};\displaystyle\frac{3}{4};\displaystyle\frac{5}{4};\displaystyle\frac{7}{4};\displaystyle\frac{9}{4};\displaystyle\frac{11}{4};\displaystyle\frac{13}{4};\displaystyle\frac{15}{4};\ldots\right\rbrace \).