\(\S1\) ĐẠO HÀM

Bài tập sách Chân trời sáng tạo

Bài tập 1

Dùng định nghĩa để tính đạo hàm của các hàm số sau

\(\bullet\,\) \(f(x)=-x^2\);

\(\bullet\,\) \(f(x)=x^3-2 x\);

\(\bullet\,\) \(f(x)=\displaystyle\frac{4}{x}\).

Tính đạo hàm của các hàm số sau

\(\bullet\,\) Với bất kì \(x_0\), ta có

\(f^\prime(x_0)=\lim\limits_{x\to x_0}\displaystyle\frac{f(x)-f(x_0)}{x-x_0}\) \(=\lim\limits_{x\to x_0}\displaystyle\frac{-x^2+{x_0}^2}{x-x_0}=\lim\limits_{x\to x_0}\left[-(x+x_0)\right]=-2x_0\).

Vậy \(f^\prime(x)=-2x\) trên \(\mathbb{R}\).

\(\bullet\,\) Với bất kì \(x_0\), ta có

\(f^\prime(x_0)=\lim\limits_{x\to x_0}\displaystyle\frac{f(x)-f(x_0)}{x-x_0}\) \(=\lim\limits_{x\to x_0}\displaystyle\frac{\left[\left(x^3-2x\right)-\left({x_0}^3-2x_0\right)\right]}{x-x_0}\) \(=\lim\limits_{x\to x_0}\left[x^2+xx_0+{x_0}^2-2\right]=3{x_0}^2-2\).

Vậy \(f^\prime(x)=3x^2-2\) trên \(\mathbb{R}\).

\(\bullet\,\) Với mọi \(x_0\ne 0\), ta có

\(f^{\prime}\left(x_0\right)=\lim\limits_{x \to x_0} \displaystyle\frac{\displaystyle\frac{4}{x}-\displaystyle\frac{4}{x_0}}{x-x_0}\) \(=\lim\limits_{x \to x_0} \displaystyle\frac{4(x_0-x)}{x x_0\left(x-x_0\right)}=\lim\limits_{x \to x_0} \displaystyle\frac{-4}{x x_0}=-\displaystyle\frac{4}{x_0^2}.\)

Vậy \(f^{\prime}(x)=\left(\displaystyle\frac{4}{x}\right)^{\prime}=-\displaystyle\frac{4}{x^2}\) trên các khoảng \((-\infty ; 0)\) và \((0 ;+\infty)\).

Bài tập 2

Cho hàm số \(f(x)=-2 x^2\) có đồ thị \((C)\) và điểm \(A(1 ;-2) \in(C)\). Tính hệ số góc của tiếp tuyến với \((C)\) tại điểm \(A\).

Đạo hàm \(f^\prime(x)=-4x\).

Hệ số góc tiếp tuyến của \((C)\) tại điểm \(A\) là

\(k=f^\prime(1)=-4\cdot 1=-4.\)

Bài tập 3

Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y=x^3\).

\(\bullet\,\) Tại điểm \((-1 ; 1)\);

\(\bullet\,\) Tại điểm có hoành độ bằng \(2\).

\(\bullet\,\) Ta có \(f^\prime(x)=3x^2\) nên \(f^\prime(-1)=3\).

Phương trình tiếp tuyến của đồ thị tại điểm \((-1;1)\) là

\(y=f^\prime(-1)\cdot (x+1)+1\) \(\Leftrightarrow y=3x+4.\)

\(\bullet\,\) Gọi \(A(2;8)\) thuộc đồ thị hàm số \(y=x^3\)

Ta có \(f^\prime(x)=3x^2\) nên \(f^\prime(2)=12\).

Phương trình tiếp tuyến của đồ thị tại \(A\) là

\(y=f^\prime(2)\cdot (x-2)+8\) \(\Leftrightarrow y=12x-16.\)

Bài tập 4

Một chuyển động thẳng xác định bởi phương trình \(s(t)=4 t^3+6 t+2\), trong đó \(s\) tính bằng mét và \(t\) là thời gian tính bằng giây. Tính vận tốc tức thời của chuyển động tại \(t=2\).

Ta có: \(v(t)=s^\prime(t)=12t^2+6\).

Vận tốc tức thời tại \(t=2\) là \(v(2)=12\cdot 2^2+6=54 \;m/s\).

Bài tập 5

Một người gửi tiết kiệm khoản tiền \(10\) triệu đồng vào một ngân hàng với lãi suất \(5 \% /\) năm. Tính tổng số tiền vốn và lãi mà người đó nhận được sau một năm, nếu tiền lãi được tính theo thể thức

\(\bullet\,\) Lãi kép với kì hạn \(6\) tháng;

\(\bullet\,\) Lãi kép liên tục.

Số tiền nhận được sau

\(\bullet\,\) Lãi kép với kì hạn \(6\) tháng.

Số tiền nhận được sau \(6\) tháng đầu

\(T=10000000\cdot \mathrm{e}^{0.05\cdot \frac{1}{2}}=10253151{,}21\) (đồng).

Số tiền nhận được sau \(6\) tháng tiếp theo

\(T=10253151,21\cdot \mathrm{e}^{0.05\cdot \frac{1}{2}}=10512710{,}97\) (đồng).

\(\bullet\,\) Lãi kép với kì hạn liên tục là \(T=10000000\cdot \mathrm{e}^{0.05}=10512710{,}96\) (đồng).

Bài tập 6

Trên Mặt Trăng, quãng đường rơi tự do của một vật được cho bởi công thức \(h(t)=0,81 t^2\), với \(t\) được tính bằng giây và \(h\) tính bằng mét. Hãy tính vận tốc tức thời của vật được thả rơi tự do trên Mặt Trăng tại thời điểm \(t=2\).

Vận tốc rơi tức thời tại thời điểm \(t=2\) là \(v(2)=h^\prime(2)=1{,}62\cdot2=3{,}24\) m/s.

Bài tập sách Kết nối tri thức

Bài tập 1

Tính (bằng định nghĩa) đạo hàm của các hàm số sau:

\(\bullet\,\) \(y=x^2-x\) tại \(x_0 =1\);

\(\bullet\,\) \(y=-x^3\) tại \(x_0=-1\).

\(\bullet\,\) \(y=x^2-x\) tại \(x_0 =1\);

Ta có \(f(x)-f(1)=x^2-x-(1^2-1)=x(x-1)\).

Với \(x \ne 1, \displaystyle\frac{f(x)-f(1)}{x-1}=\displaystyle\frac{x(x-1)}{x-1}=x\).

Tính giới hạn \(\lim\limits_{x \to 1} \displaystyle\frac{f(x)-f(1)}{x-1}=\lim\limits_{x \to 1} x=1\).

Vậy \(f'(1)=1\).

\(\bullet\,\) \(y=-x^3\) tại \(x_0=-1\).

Ta có \(f(x)-f(-1)=-x^3-1=-(x+1)(x^2-x+1)\).

Với \(x \ne 1, \displaystyle\frac{f(x)-f(-1)}{x-(-1)}=\displaystyle\frac{-(x+1)(x^2-x+1)}{x+1}=-(x^2-x+1)\).

Tính giới hạn \(\lim\limits_{x \to -1} \displaystyle\frac{f(x)-f(-1)}{x+1}=\lim\limits_{x \to -1} -(x^2-x+1)=-3\).

Vậy \(f'(-1)=-3\).

Bài tập 2

Sử dụng định nghĩa, tìm đạo hàm của các hàm số sau:

\(\bullet\,\) \(y=kx^2+c\) (với \(k,c\) là hằng số);

\(\bullet\,\) \(y=x^3\).

\(\bullet\,\) \(y=kx^2+c\) (với \(k,c\) là hằng số).

Với \(x_0\) bất kỳ, ta có:

\(\begin{aligned}f'(x_0)&=\lim\limits_{x \to x_0} \displaystyle\frac{(kx^2+c)-(kx_0^2+c)}{x-x_0}=\lim\limits_{x \to x_0} \displaystyle\frac{k(x-x_0)(x+x_0)}{x-x_0}\\&=\lim\limits_{x \to x_0} k(x+x_0)=k(x_0+x_0)=2kx_0.\end{aligned}\)

Vậy hàm số \(y=kx^2+c\) (với \(c,k\) là hằng số) có đạo hàm là hàm số \(y'=2kx\).

\(\bullet\,\) \(y=x^3\)

Với \(x_0\) bất kỳ, ta có:

\(\begin{aligned}f'(x_0)&=\lim\limits_{x \to x_0} \displaystyle\frac{(x^3)-(x_0^3)}{x-x_0}=\lim\limits_{x \to x_0} \displaystyle\frac{(x-x_0)(x^2+xx_0+x_0^2)}{x-x_0}\\&=\lim\limits_{x \to x_0} (x^2+xx_0+x_0^2)=(x_0^2+x_0x_0+x_0^2)=3x_0^2.\end{aligned}\)

Vậy hàm số \(y=x^3\) có đạo hàm là hàm số \(y'=3x^2\).

Bài tập 3

Viết phương trình tiếp tuyến của parabol \(y=-x^2+4x\), biết:

\(\bullet\,\) Tiếp điểm có hoành độ \(x_0=1\);

\(\bullet\,\) Tiếp điểm có tung độ \(y_0=0\).

\(\bullet\,\) Tiếp điểm có hoành độ \(x_0=1\)

Gọi \((x_0;y_0)\) là tọa độ tiếp điểm.

Ta có \(y'=-2x+4\).

Hệ số góc tiếp tuyến \(k=f'(1)=2\),

\(y_0=f(1)=3\).

Phương trình tiếp tuyến \(y-3=2(x-1)\) hay \(y=2x+1\).

\(\bullet\,\) Tiếp điểm có tung độ \(y_0=0\).

Gọi \((x_0;y_0)\) là tọa độ tiếp điểm.

\(y_0=0\Leftrightarrow -x_0^2+4x_0=0\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x_0=0\\&x_0=4.\end{aligned}\right.\)

TH1: \(x_0=0\), \(k=f'(0)=4\).

Phương trình tiếp tuyến \(y-0=4(x-0)\) hay \(y=4x\).

TH2: \(x=4\), \(k=f'(4)=-4\)

Phương trình tiếp tuyến \(y-0=-4(x-4)\) hay \(y=-4x+16\).

Bài tập 4

Một vật được phóng theo phương thẳng đứng lên trên từ mặt đất với vận tốc ban đầu là \(19{,}6\) m/s thì độ cao \(h\) của nó (tính bằng mét) sau \(t\) giây được cho bởi công thức \(h=19{,}6t-4{,}9t^2\). Tìm vận tốc của vật khi nó chạm đất.

Phương trình biểu diễn độ cao của vật là \(h=19{,}6t-4{,}9t^2\) nên vận tốc của vật theo thời gian \(t\) là \(v(t)=19{,}6-9{,}8t\).

Khi vật chạm đất thì \(h=0\) hay \(19{,}6t-4{,}9t^2=0\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&t=0\text{ (loại)}\\&t=4\text{ (nhận)}.\end{aligned}\right.\)

Vận tốc của vật khi chạm đất là \(v(4)=19{,}6-9{,}8\cdot 4=-19{,}6\) m/s.

Bài tập 5

Một kỹ sư thiết kế một đường ray tàu lượn, mà mặt cắt của nó gồm một cung đường cong có dạng parabol, đoạn dốc lên \(L_1\) và đoạn dốc xuống \(L_2\) là những phần đường thẳng có hệ số góc lần lượt là \(0{,}5\) và \(-0{,}75\). Để tàu lượn chạy êm và không bị đổi hướng đột ngột, \(L_1\) và \(L_2\) phải là những tiếp tuyến của cung parabol tại các điểm chuyển tiếp \(P\) và \(Q\). Giả sử gốc tọa độ đặt tại \(P\) và phương trình của paraol là \(y=ax^2+bx+c\), trong đó \(x\) tính bằng mét.

\(\bullet\,\) Tìm \(c\).

\(\bullet\,\) Tính \(y'(0)\) và tìm \(b\).

\(\bullet\,\) Giả sử khoảng cách theo phương ngang giữa \(P\) và \(Q\) là \(40\)m. Tìm \(a\).

\(\bullet\,\) Tìm chênh lệch độ cao giữa hai điểm chuyển tiếp \(P\) và \(Q\).

\(\bullet\,\) Tìm \(c\).

Chọn hệ trục tọa độ như hình, đồ thì đi qua gốc tọa độ \(P(0;0)\) nên \(c=0\).

\(\bullet\,\) Tính \(y'(0)\) và tìm \(b\).

\(y'=2ax+b\) nên \(y'(0)=b\).

Do hệ số góc tại \(P\) bằng \(0{,}5\) nên \(y'(0)=0{,}5\) hay \(b=0{,}5\).

\(\bullet\,\) Giả sử khoảng cách theo phương ngang giữa \(P\) và \(Q\) là \(40\) m. Tìm \(a\).

Khoảng cách theo phương ngang giữa \(P\) và \(Q\) là \(40\) m nên \(x_Q=40\).

Hệ số góc tại \(Q\) bằng \(-0{,}75\) nên \(y'(40)=-0{,}75\) hay \(2a\cdot 40+0{,}5=-0{,}75 \Leftrightarrow a=\displaystyle\frac{-1}{64}.\)

\(\bullet\,\) Tìm chênh lệch độ cao giữa hai điểm chuyển tiếp \(P\) và \(Q\).

\(y=-\displaystyle\frac{1}{64}x^2+\displaystyle\frac{1}{2}x\).

\(y_Q=y(40)=-5\) m.

Vậy chênh lệch độ cao giữa \(P\) và \(Q\) là \(|-5-0|=5\) m.

Bài tập sách Cánh diều

Bài tập 1

Tính đạo hàm của hàm số \(f(x)=3x^3-1\) tại điểm \(x_0=1\) bằng định nghĩa.

Xét \(\Delta x\) là số gia của biến số tại điểm \(x_0=1\).

Ta có:

\(\begin{aligned}\Delta y=&f(1+\Delta x)-f(1)\\=&3(1+\Delta x)^3-1-2\\=&9\Delta x+9(\Delta x)^2+3(\Delta x)^3\\=&\Delta x[9+9\Delta x+3(\Delta x)^2].\end{aligned}\)

Suy ra: \(\displaystyle\frac{\Delta y}{\Delta x}=9+9\Delta x+3(\Delta x)^2\).

Ta thấy: \(\lim\limits_{\Delta x\to 0}\displaystyle\frac{\Delta y}{\Delta x}=\lim\limits_{\Delta x\to 0}\left(9+9\Delta x+3(\Delta x)^2\right)=9\).

Vậy \(f^\prime(1)=9\).

Bài tập 2

Chứng minh rằng hàm số \(f(x)=|x|\) không có đạo hàm tại điểm \(x_0=0\), nhưng có đạo hàm tại mọi điểm \(x\neq 0\).

\(\bullet\,\) Chứng minh rằng hàm số \(f(x)=|x|\) không có đạo hàm tại điểm \(x_0=0\).

Xét \(\Delta x\) là số gia của biến số tại điểm \(x_0=0\).

Ta có: \(\Delta y=f(0+\Delta x)-f(0)=|\Delta x|\).

Suy ra: \(\displaystyle\frac{\Delta y}{\Delta x}=\displaystyle\frac{|\Delta x|}{\Delta x}\).

Vì: \(\lim\limits_{\Delta x\to 0^+}\displaystyle\frac{\Delta y}{\Delta x}=1\) và \(\lim\limits_{\Delta x\to 0^-}\displaystyle\frac{\Delta y}{\Delta x}=-1\).

Nên hàm số \(f(x)=|x|\) không có đạo hàm tại điểm \(x_0=0\).

\(\bullet\,\) Chứng minh rằng hàm số \(f(x)=|x|\) có đạo hàm tại mọi điểm \(x\neq0\).

Xét \(\Delta x\) là số gia của biến số tại điểm \(x\neq0\).

Ta có:

\begin{eqnarray*}\Delta y=&f(x+\Delta x)-f(x)\\=&|x+\Delta x|-|x|\\=&\sqrt{\left(x+\Delta x\right)^2}-\sqrt{x^2}\\=&\displaystyle\frac{\left(x+\Delta x\right)^2-x^2}{\sqrt{\left(x+\Delta x\right)^2}+\sqrt{x^2}}\\=&\displaystyle\frac{2x\Delta x+(\Delta x)^2}{\sqrt{\left(x+\Delta x\right)^2}+\sqrt{x^2}}.\end{eqnarray*}

Suy ra: \(\displaystyle\frac{\Delta y}{\Delta x}=\displaystyle\frac{2x+\Delta x}{\sqrt{\left(x+\Delta x\right)^2}+\sqrt{x^2}}\).

Ta thấy: \(\lim\limits_{\Delta x\to 0}\displaystyle\frac{\Delta y}{\Delta x}=\lim\limits_{\Delta x\to 0}\displaystyle\frac{2x+\Delta x}{\sqrt{\left(x+\Delta x\right)^2}+\sqrt{x^2}}=\displaystyle\frac{2x}{2\sqrt{x^2}}=\displaystyle\frac{x}{|x|}\).

Vậy \(f^\prime(x)=\displaystyle\frac{x}{|x|}\) với \(x\neq0\).

Bài tập 3

Cho hàm số \(y=-2x^2+x\) có đồ thị \((C)\).

\(\bullet\,\) Xác định hệ số góc của tiếp tuyến của đồ thị \((C)\) tại điểm có hoành độ bằng \(2\).

\(\bullet\,\) Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị \((C)\) tại điểm \(M(2;-6)\).

\(\bullet\,\) Tiếp tuyến của đồ thị \((C)\) tại điểm có hoành độ bằng \(2\) có hệ số góc là:

\(\begin{aligned}f^\prime(2)=&\lim\limits_{x\to 2}\displaystyle\frac{f(x)-f(2)}{x-2}\\=&\lim\limits_{x\to 2}\displaystyle\frac{-2x^2+x-(-6)}{x-2}\\=&\lim\limits_{x\to 2}\displaystyle\frac{-2x^2+x+6}{x-3}\\=&\lim\limits_{x\to 2}\displaystyle\frac{(x-2)(-2x-3)}{x-2}\\=&\lim\limits_{x\to 2}(-2x-3)=-7.\\\end{aligned}\)

\(\bullet\,\) Phương trình tiếp tuyến của đồ thị \((C)\) tại điểm \(M(2;-6)\) là

\(\begin{aligned}y=&-7(x-2)+(-6)\\\Leftrightarrow y=&-7x+8.\end{aligned}\)

Bài tập 4

Giả sử chi phí \(C\) (USD) để sản xuất \(Q\) máy vô tuyến là \(C(Q)=Q^2+80Q+3500\).

\(\bullet\,\) Ta gọi chi phí biên là chi phí gia tăng để sản xuất thêm \(1\) sản phẩm từ \(Q\) sản phẩm lên \(Q+1\) sản phẩm. Giả sử chi phí biên được xác định bởi hàm số \(C^\prime(Q)\). Tìm hàm chi phí biên.

\(\bullet\,\) Tìm \(C^\prime(90)\) và giải thích ý nghĩa kết quả tìm được.

\(\bullet\,\) Hãy tính chi phí sản xuất máy vô tuyến thứ \(100\).

\(\bullet\,\) Xét \(\Delta Q\) là số gia của biến số tại điểm \(Q\).

Ta có:

\(\begin{aligned}\Delta Q=&C(Q+\Delta Q)-C(Q)\\=&\left(Q+\Delta Q\right)^2+80\left(Q+\Delta Q\right)+3500-\left(Q^2+80Q+3500\right)\\=&2Q\cdot(\Delta Q)+(\Delta Q)^2+80\Delta Q.\end{aligned}\)

Suy ra: \(\displaystyle\frac{\Delta y}{\Delta Q}=2Q+\Delta Q+80\).

Ta thấy: \(\lim\limits_{\Delta Q\to 0}\left(2Q+\Delta Q+80\right)=2Q+80\).

Vậy \(C^\prime(Q)=2Q+80\).

\(\bullet\,\) \(C^\prime(90)=2\cdot90+80=260\).

Chi phí gia tăng để sản xuất từ \(90\) sản phẩm máy vô tuyến lên \(91\) máy vô tuyến là \(260\) USD.

\(\bullet\,\) Chi phí để sản xuất máy vô tuyến thứ \(100\) là

\(C(100)=100^2+80\cdot100+3500=21~500\) (USD).

Chi phí gia tăng để sản xuất từ \(99\) sản phẩm máy vô tuyến lên \(100\) máy vô tuyến là

\(C^\prime(99)=2\cdot99+80=278\) (USD).

Vậy tổng chi phí để sản xuất máy vô tuyến thứ \(100\) là

\(21~500+278=21~778\) (USD).