\(\S2\) CÁC QUY TẮC TÍNH ĐẠO HÀM

Bài tập sách Chân trời sáng tạo

Bài tập 1

Tính đạo hàm của các hàm số sau

\(\bullet\,\) \(y=2x^3-\displaystyle\frac{x^2}{2}+4x-\displaystyle\frac{1}{3}\);

\(\bullet\,\) \(y=\displaystyle\frac{-2x+3}{x-4}\);

\(\bullet\,\) \(y=\displaystyle\frac{x^2-2x+3}{x-1}\);

\(\bullet\,\) \(y=\sqrt{5x}\).

\(\bullet\,\) \(y=2x^3-\displaystyle\frac{x^2}{2}+4x-\displaystyle\frac{1}{3}\).

\begin{eqnarray*}y'&=&\left(2x^3-\displaystyle\frac{x^2}{2}+4x-\displaystyle\frac{1}{3}\right)' &=&2\left(x^3\right)'-\displaystyle\frac{1}{2} \left(x^2\right)'+4(x)'-0 &=&2\cdot 3x^2-\displaystyle\frac{1}{2}\cdot 2x+4\cdot 1-0&=&6x^2-x+4.\end{eqnarray*}

\(\bullet\,\) \(y=\displaystyle\frac{-2x+3}{x-4}\).

\begin{eqnarray*}y'&=&\left(\displaystyle\frac{-2x+3}{x-4}\right)' &=&\displaystyle\frac{(-2x+3)'(x-4)-(-2x+3)(x-4)'}{(x-4)^2}=\displaystyle\frac{-2(x-4)-(-2x+3)1}{(x-4)^2} &=&\displaystyle\frac{5}{(x-4)^2}.\end{eqnarray*}

\(\bullet\,\) \(y=\displaystyle\frac{x^2-2x+3}{x-1}\).

\begin{eqnarray*}y'&=&\left(\displaystyle\frac{x^2-2x+3}{x-1}\right)' &=&\displaystyle\frac{\left(x^2-2x+3\right)'(x-1)-\left(x^2-2x+3\right)(x-1)'}{(x-1)^2} &=&\displaystyle\frac{(2x-2)(x-1)-\left(x^2-2x+3\right)1}{(x-1)^2} &=&\displaystyle\frac{\left(2x^2-4x+2\right)-(x^2-2x+3)}{(x-1)^2} &=&\displaystyle\frac{x^2-2x-1}{(x-1)^2}.\end{eqnarray*}

\(\bullet\,\) \(y=\sqrt{5x}\).

\(y'=\left(\sqrt{5x}\right)'=\displaystyle\frac{(5x)'}{2\sqrt{5x}}\) \(=\displaystyle\frac{5}{2\sqrt{5x}}=\displaystyle\frac{\sqrt{5}}{2\sqrt{x}}\).

Bài tập 2

Tính đạo hàm của các hàm số sau

\(\bullet\,\) \(y=\sin 3x\);

\(\bullet\,\) \(y=\cos^32x\);

\(\bullet\,\) \(y=\tan^2x\);

\(\bullet\,\) \(y=\cot(4-x^2)\).

\(\bullet\,\) \(y=\sin 3x\).

\(y'=\left(\sin 3x\right)'=\left(3x\right)'\cdot \cos 3x=3\cos 3x\).

\(\bullet\,\) \(y=\cos^32x\).

\(y'=\left[\left(\cos 2x\right)^3\right]^\prime\) \(=3\left(\cos 2x\right)^2\cdot \left(\cos 2x\right)'=3\cos^2 2x \cdot (2x)'\cdot\left(-\sin 2x\right)\) \(=-6\cos^2 2x\cdot \sin 2x\).

\(\bullet\,\) \(y=\tan^2x\).

\(y'=\left[\left(\tan x\right)^2\right]'\) \(=2\tan x\cdot \left(\tan x\right)'\) \(=2\tan x\cdot\displaystyle\frac{1}{\cos^2x}=\displaystyle\frac{2\tan x}{\cos^2x}\).

\(\bullet\,\) \(y=\cot(4-x^2)\).

\(y'=\left[\cot (4-x^2)\right]'\) \(=-\displaystyle\frac{\left(4-x^2\right)'}{\sin^2(4-x^2)}=\displaystyle\frac{2x}{\sin^2(4-x^2)}\).

Bài tập 3

Tính đạo hàm của các hàm số sau

\(\bullet\,\) \(y=\left(x^2-x\right)\cdot 2^x\);

\(\bullet\,\) \(y=x^2\cdot \log_3 x\);

\(\bullet\,\) \(y=\mathrm{e}^{3x+1}\).

\(\bullet\,\) \(y=\left(x^2-x\right)\cdot 2^x\).

\begin{eqnarray*}y'&=&\left[\left(x^2-x\right)\cdot 2^x\right]'\\ &=&\left(x^2-x\right)'\cdot 2^x+\left(x^2-x\right)\cdot\left( 2^x\right)'\\ &=&(2x-1)\cdot 2^x+\left(x^2-x\right)\cdot 2^x\cdot \ln 2\\ &=&2^x\left[(2x-1)+(x^2-x)\ln 2\right].\end{eqnarray*}

\(\bullet\,\) \(y=x^2\cdot \log_3 x\).

\begin{eqnarray*}y'&=&\left[x^2\cdot \log_3 x\right]'\\ &=&\left(x^2\right)'\cdot \log_3x+x^2\cdot \left(\log_3 x\right)'\\ &=&2x\cdot \log_3x+x^2\cdot \displaystyle\frac{1}{x\cdot \ln 3}\\ &=&2x\cdot \log_3x+\displaystyle\frac{x}{\ln 3}\\ &=&x \left(2\log_3x+\displaystyle\frac{1}{\ln 3}\right).\end{eqnarray*}

\(\bullet\,\) \(y=\mathrm{e}^{3x+1}\).

\(y'=\left(\mathrm{e}^{3x+1}\right)'\) \(=(3x+1)'\cdot \mathrm{e}^{3x+1}\) \(=3\cdot \mathrm{e}^{3x+1}\).

Bài tập 4

Cân nặng trung bình của một bé gái trong độ tuổi từ \(0\) đến \(36\) tháng có thể được tính gần đúng bởi hàm số \(w(t)=0,000758t^3-0,0596t^2+1,82t+8,15\), trong đó \(t\) được tính bằng tháng và \(w\) được tính bằng pound. Tính tốc độ thay đổi cân nặng của bé gái đó tại thời điểm \( 10\) tháng tuổi.

Ta có \(w'(t)=0,000758\cdot 3t^2-0,0596\cdot 2t+1,82\).

Tốc độ thay đổi cân nặng của bé gái đó tại thời điểm \( 10\) tháng tuổi là \(w'(10)=0,8554\) pound/tháng.

Bài tập 5

Một công ty xác định rằng tổng chi phí của họ, tính theo nghìn đô-la, để sản xuất \(x\) mặt hàng là \(C(x)=\sqrt{5x^2+60}\) và công ty lên kế hoạch nâng sản lượng trong \(t\) tháng kể từ nay theo hàm số \(x(t)=20t+40\). Chi phí sẽ tăng thế nào sau \(4\) tháng kể từ khi công ty thực hiện kế hoạch đó?

Ta có \(C'(x)=\displaystyle\frac{(5x^2+60)'}{2\sqrt{2x^2=60}}=\displaystyle\frac{5x}{\sqrt{5x^2+50}}\).

Công ty thực hiện kế hoạch nâng sản lượng sau \(4\) tháng có sản lượng là \(x(4)=20\cdot 4+40=120\).

Chi phí sẽ tăng sau \(4\) tháng kể từ khi công ty thực hiện kế hoạch là \(C'(120)\simeq 2,235\).

Bài tập 6

Trên Mặt Trăng, quãng đường rơi tự đo của một vật được cho bởi công thức \(s(t)=0,81t^2\), trong đó \(t\) là thời gian được tính bằng giây và \(s\) tính bằng mét. Một vật thả rơi từ độ cao \(200~m\) phía trên Mặt Trăng. Tại thời điểm \(t=2\) sau khi thả vật đó, tính:

\(\bullet\,\) Quãng đường vật đã rơi;

\(\bullet\,\) Gia tốc của vật.

Ta có \(s'(t)=1,62t\), \(s''(t)=1,62\).

\(\bullet\,\) Quãng đường vật đã rơi tại thời điểm \(t=2\) sau khi thả vật rơi từ độ cao \(200\) m phía trên Mặt Trăng là \(s(2)=0,81\cdot 2^2=3,24\) m.

\(\bullet\,\) Gia tốc của vật thời điểm \(t=2\) là \(s''(2)=1,62\) m/s\(^2\).

Bài tập sách Kết nối tri thức

Bài tập 1

Tính đạo hàm cấp hai của các hàm số sau

\(\bullet\,\) \(y=\ln (x+1)\).

\(\bullet\,\) \(y=\tan 2x\).

\(\bullet\,\)[a)] \(y'=\displaystyle\frac{(x+1)'}{x+1}=\displaystyle\frac{1}{x+1}\).

\(y''=-\displaystyle\frac{(x+1)'}{(x+1)^2}=-\displaystyle\frac{1}{(x+1)^2}\).

\(\bullet\,\)[b)] \(y'=\displaystyle\frac{(2x)'}{\cos^2 2x}=\displaystyle\frac{2}{\cos^2 2x}\).

\(y''=-\displaystyle\frac{2 (\cos^2 2x)'}{\cos^4 2x}=\displaystyle\frac{-2\cdot 2 (2x)'\cdot \cos 2x \cdot (-\sin 2x)}{\cos^4 2x}=\displaystyle\frac{4\cdot \sin 4x}{\cos^ 4 2x}\).

Bài tập 2

Phương trình chuyển động của một hạt được cho bởi công thức \(s(t)=10+0{,}5\sin \left(2\pi t+\displaystyle\frac{\pi}{5}\right)\), trong đó \(s\) tính bằng centimét, \(t\) tính bằng giây. Gia tốc của hạt tại thời điểm \(t=5\) giây (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất).

\(v(t)=s'(t)=\left(2\pi t+\displaystyle\frac{\pi}{5}\right)'\cdot 0{,}5 \cos \left(2\pi t+\displaystyle\frac{\pi}{5}\right)=\pi \cos \left(2\pi t+\displaystyle\frac{\pi}{5}\right).\)

\(a(t)=v'(t)=-\pi \cdot \left(2\pi t+\displaystyle\frac{\pi}{5}\right)'\cdot \sin \left(2\pi t+\displaystyle\frac{\pi}{5}\right)=-2\pi^2 \sin \left(2\pi t+\displaystyle\frac{\pi}{5}\right) \).

Gia tốc của hạt tại thời điểm \(t=5\) giây là \(a(5)=-2\pi^2 \sin \left(2\pi 5+\displaystyle\frac{\pi}{5}\right)\approx -11{,}6 \, \text{(m/s}^2).\)

Bài tập sách Cánh diều

Bài tập 1

Cho \(u=u(x), v=v(x), w=w(x)\) là các hàm số có đạo hàm tại điểm \(x\) thuộc khoảng xác định. Phát biểu nào sau đây là đúng?

\(\bullet\,\) \((u+v+w)'=u'+v'+w'\);

\(\bullet\,\) \((u+v-w)'=u'+v'-w'\);

\(\bullet\,\) \((u v)'=u' v'\);

\(\bullet\,\) \(\left(\displaystyle\frac{u}{v}\right)'=\displaystyle\frac{u'}{v'}\) với \(v=v(x) \neq 0, v'=v'(x) \neq 0\).

\(\bullet\,\) \((u+v+w)'=u'+v'+w'\) là phát biểu đúng.

\(\bullet\,\) \((u+v-w)'=u'+v'-w'\) là phát biểu đúng.

\(\bullet\,\) \((u v)'=u' v'\) là phát biểu sai vì \((uv)'=u'v+v'u\).

\(\bullet\,\) \(\left(\displaystyle\frac{u}{v}\right)'=\displaystyle\frac{u'}{v'}\) với \(v=v(x) \neq 0, v'=v'(x) \neq 0\) là phát biểu sai vì \(\left(\displaystyle\frac{u}{v}\right)'=\displaystyle\frac{u'v-uv'}{v^{2}}\text{ với }v=v(x) \neq 0, v'=v'(x) \neq 0.\)

Bài tập 2

Cho \(u=u(x), v=v(x), w=w(x)\) là các hàm số có đạo hàm tại điểm \(x\) thuộc khoảng xác định. Chứng minh rằng \((u \cdot v \cdot w)'=u' \cdot v \cdot w+u \cdot v' \cdot w+u \cdot v \cdot w'\).

Ta có

\(VT=(u \cdot v \cdot w)'=u'\cdot (v\cdot w)+u\cdot (v\cdot w)'=u'\cdot v\cdot w + u\cdot v'\cdot w +u\cdot v \cdot w'=VP.\)

Bài tập 3

Tìm đạo hàm của mỗi hàm số sau

\(\bullet\,\) \(y=4 x^3-3 x^2+2 x+10\);

\(\bullet\,\) \(y=\displaystyle\frac{x+1}{x-1}\);

\(\bullet\,\) \(y=-2 x \sqrt{x}\);

\(\bullet\,\) \(y=3 \sin x+4 \cos x-\tan x\);

\(\bullet\,\) \(y=4^x+2 \mathrm{e}^x\);

\(\bullet\,\) \(y=x \ln x\).

\(\bullet\,\) \(y=4 x^3-3 x^2+2 x+10\Rightarrow y'=(4x^{3})'-(3x^2)'+(2x)'+(10)'=12x^2-6x+2\).

\(\bullet\,\) \(y=\displaystyle\frac{x+1}{x-1}\Rightarrow y'=\displaystyle\frac{(x+1)'(x-1)-(x+1)(x-1)'}{(x-1)^2}=\displaystyle\frac{x-1-(x+1)}{(x-1)^2}=\displaystyle\frac{-2}{(x-1)^2}\).

\(\bullet\,\) \(y=-2 x \sqrt{x}\Rightarrow y'=(-2x)'\cdot \sqrt{x}-2x\cdot (\sqrt{x})'=-2\sqrt{x}-2x\cdot \displaystyle\frac{1}{2\sqrt{x}}=-2\sqrt{x}-\sqrt{x}=-3\sqrt{x}\).

\(\bullet\,\) \(y=3 \sin x+4 \cos x-\tan x\Rightarrow y'=(3 \sin x)'+(4 \cos x)'-(\tan x)'=3\cos x -4\sin x -\displaystyle\frac{1}{\cos^2x}\).

\(\bullet\,\) \(y=4^x+2 \mathrm{e}^x\Rightarrow y'=(4^x)'+(2 \mathrm{e}^x)'=4^{x}\ln 4+2\mathrm{e}^x\).

\(\bullet\,\) \(y=x \ln x\Rightarrow y'=(x)'\ln x+x(\ln x)'=\ln x+x\cdot \displaystyle\frac{1}{x}=\ln x +1\).

Bài tập 4

Cho hàm số \(f(x)=2^{3 x+2}\).

\(\bullet\,\) Hàm số \(f(x)\) là hàm hợp của các hàm số nào?

\(\bullet\,\) Tìm đạo hàm của \(f(x)\).

\(\bullet\,\) Đặt \(3x+2\), ta có \(f(x)=2^{u}\).

Vậy \(f(x)=2^{3 x+2}\) là hàm hợp của hai hàm số \(f(x)=2^{u}\), \(u=3x+2\).

\(\bullet\,\) Ta có \(f'(x)=\left(2^{3 x+2}\right)'=(3x+2)'\cdot 2^{3 x+2}\cdot \ln2=3\cdot 2^{3 x+2}\cdot \ln2 \).

Bài tập 5

Tìm đạo hàm của mỗi hàm số sau:

\(\bullet\,\) \(y=\sin 3 x+\sin^2 x\);

\(\bullet\,\) \(y=\log_2(2 x+1)+3^{-2 x+1}\).

\(\bullet\,\) Ta có\(y=\sin 3 x+\sin^2 x=\sin 3x + \displaystyle\frac{1}{2}(1-\cos 2x)\).

Do đó \(y'=(\sin 3x)'+\displaystyle\frac{1}{2}(1-\cos 2x)'=3\cos 3x +\sin 2x\).

\(\bullet\,\) Ta có \(y=\log_2(2 x+1)+3^{-2 x+1}\).

Do đó

\begin{eqnarray*}y'&=&\left(\log_2(2x+1)\right)'+\left(3^{-2x+1}\right)'\\&=&\displaystyle\frac{(2x+1)'}{(2x+1)\ln 2}+(-2x+1)'\cdot 3^{-2x+1}\cdot \ln 3\\&=& \displaystyle\frac{2}{(2x+1)\ln 2}-2\cdot 3^{-2 x+1}\cdot \ln 3.\end{eqnarray*}

Bài tập 6

Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị mỗi hàm số sau:

\(\bullet\,\) \(y=x^3-3 x^2+4\) tại điểm có hoành độ \(x_0=2\);

\(\bullet\,\) \(y=\ln x\) tại điểm có hoành độ \(x_0=\mathrm{e}\);

\(\bullet\,\) \(y=\mathrm{e}^x\) tại điểm có hoành độ \(x_0=0\).

\(\bullet\,\) Ta có \(y=x^3-3 x^2+4\Rightarrow y'=3x^2-6x\).

Khi đó \(f'(2)=3\cdot 2^{2}-6\cdot 2=0\).

Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm \(M(2,0)\) là \(y=0\cdot (x-2)+0\) hay \(y=0\).

\(\bullet\,\) Ta có \(y=\ln x\Rightarrow y'=\displaystyle\frac{1}{x}\).

Khi đó \(f'(\mathrm{e})=\displaystyle\frac{1}{\mathrm{e}}\).

Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm \(N(\mathrm{e},1)\) là \(y=\displaystyle\frac{1}{\mathrm{e}}(x-\mathrm{e})+1\) hay \(y=\displaystyle\frac{1}{\mathrm{e}}x\).

\(\bullet\,\) Ta có \(y=\mathrm{e}^x\Rightarrow y'=\mathrm{e}^{x}\).

Khi đó \(f'(0)=1\).

Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm \(P(0,1)\) là \(y=1\cdot (x-0)+1\) hay \(y=x+1\).

Bài tập 7

Một viên đạn được bắn lên từ mặt đất theo phương thẳng đứng với tốc độ ban đầu \(v_0=196\) m/s (bỏ qua sức cản của không khí). Tìm thời điểm tại đó tốc độ của viên đạn bằng \(0\). Khi đó viên đạn cách mặt đất bao nhiêu mét (lấy \(g=9,8\) m/s\(^2\))?

Cho \(Oy\) theo phương thẳng đứng, chiều dương hướng từ mặt đất lên trời, gốc \(O\) là vị trí viên đạn bắn lên, khi đó phương trình chuyển động của viên đạn là

\(y=v_0 t-\displaystyle\frac{1}{2} g t^2.\)

Ta có vận tốc tại thời điểm \(t\) là

\(v=y'(t)=v_0-gt.\)

Do đó

\(v=0 \Leftrightarrow v_0-g t=0 \Leftrightarrow t=\displaystyle\frac{v_0}{g}=\frac{196}{9{,}8}=20\,\, (\text{s}).\)

Vậy khi \(t = 20\) s thì viên đạn bắt đầu rơi, lúc đó viên đạn cách mặt đất

\(y=v_0 t-\displaystyle\frac{1}{2} g t^2=196\cdot 20-\displaystyle\frac{1}{2} 9{,}8\cdot 20^2=1960\,\,\text{m}.\)

Bài tập 8

Cho mạch điện như hình bên. Lúc đầu tụ điện có điện tích \(Q_0\). Khi đóng khoá \(K\), tụ điện phóng điện qua cuộn dây; điện tích \(q\) của tụ điện phụ thuộc vào thời gian \(t\) theo công thức \(q(t)=Q_0 \sin \omega t\), trong đó \(\omega\) là tốc độ góc. Biết rằng cường độ \(I(t)\) của dòng điện tại thời điểm \(t\) được tính theo công thức \(I(t)=q'(t)\). Cho biết \(Q_0=10^{-8}\) (C) và \(\omega=10^6 \pi\) (rad/s).

Tính cường độ của dòng điện tại thời điểm \(t=6\)(s) (tính chính xác đến \(10^{-5}\) (mA)).

Ta có \(q'(t)=(Q_{0}\sin \omega t)'=Q_0\cdot \omega\cdot \cos \omega t\).

Cường độ của dòng điện tại thời điểm \(t=6\) (s) là

\(I(6)=10^{-8}\cdot 10^{6}\pi \cdot\cos(10^{6}\pi \cdot 6)=\displaystyle\frac{\pi}{100}\,\,(\text{A})=31{,}4159\,\,(\text{mA}).\)

Bài tập 9

Tìm đạo hàm cấp hai của mỗi hàm số sau

\(\bullet\,\) \( y=\displaystyle\frac{1}{2x+3}\).

\(\bullet\,\) \( y=\log_{3}x \).

\(\bullet\,\) \( y=2^{x} \).

\(\bullet\,\) \( y=\displaystyle\frac{1}{2x+3}\).

\(\Rightarrow y'=-\displaystyle\frac{(2x+3)'}{(2x+3)^{2}}=-\displaystyle\frac{2}{(2x+3)^{2}}\).

\( \Rightarrow y''=\left[-\displaystyle\frac{2}{(2x+3)^{2}}\right]'=\displaystyle\frac{2\left[(2x+3)^{2}\right]'}{(2x+3)^{4}}=\displaystyle\frac{8(2x+3)}{(2x+3)^{4}}=\displaystyle\frac{8}{(2x+3)^{3}} \).

\(\bullet\,\) \( y=\log_{3}x \).

\(\Rightarrow y'=\displaystyle\frac{1}{x\ln 3} \).

\(\Rightarrow y''=\left(\displaystyle\frac{1}{x\ln 3}\right)'=-\displaystyle\frac{(x\ln3)'}{(x\ln3)^{2}} =-\displaystyle\frac{\ln 3}{(x\ln 3)^{2}} =-\displaystyle\frac{1}{x^{2}\ln3}\).

\(\bullet\,\) \( y=2^{x} \).

\( \Rightarrow y'=2^{x}\ln2 \).

\( \Rightarrow y''=\left(2^{x}\ln2\right)'=2^{x}\ln^{2}2 \).

Bài tập 10

Tính đạo hàm cấp hai của mỗi hàm số sau

\(\bullet\,\) \( y=3x^{2}-4x+5 \) tại điểm \( x_{0}=-2 \).

\(\bullet\,\) \( y=\log_{3}(2x+1) \) tại điểm \( x_{0}=3 \).

\(\bullet\,\) \( y=\mathrm{e}^{4x+3} \) tại điểm \( x_{0}=1 \).

\(\bullet\,\) \( y=\sin\left(2x+\displaystyle\frac{\pi}{3}\right) \) tại điểm \( x_{0}=\displaystyle\frac{\pi}{6} \).

\(\bullet\,\) \( y=\cos \left(3x-\displaystyle\frac{\pi}{6}\right) \) tại điểm \( x_{0}=0 \).

\(\bullet\,\) \( y=3x^{2}-4x+5 \) tại điểm \( x_{0}=-2 \).

Ta có \( y'=6x-4 \Rightarrow y''=6\).

\(\bullet\,\) \( y=\log_{3}(2x+1) \) tại điểm \( x_{0}=3 \).

Ta có \( y'= \displaystyle\frac{2}{(2x+1)\ln 3}\Rightarrow y''=\displaystyle\frac{-2\left[(2x+1)\ln3\right]'}{\left[(2x+1)\ln3\right]^{2}}=-\displaystyle\frac{4\ln3}{\left[(2x+1)\ln3\right]^{2}} = - \displaystyle\frac{4}{(2x+1)^2\ln3}\).

Suy ra \( y''(3)=-\displaystyle\frac{4\ln3}{\left[(2\cdot 3+1)\ln3\right]^{2}}=-\displaystyle\frac{4}{49\ln3} \).

\(\bullet\,\) \( y=\mathrm{e}^{4x+3} \) tại điểm \( x_{0}=1 \).

Ta có \( y'=4\mathrm{e}^{4x+3} \Rightarrow y''=16\mathrm{e}^{4x+3}\).

\(\bullet\,\) \( y=\sin\left(2x+\displaystyle\frac{\pi}{3}\right) \) tại điểm \( x_{0}=\displaystyle\frac{\pi}{6} \).

Ta có \( y'=2\cos \left(2x+\displaystyle\frac{\pi}{3}\right) \Rightarrow y''=-4\sin\left(2x+\displaystyle\frac{\pi}{3}\right) \).

Suy ra \( y''\left(\displaystyle\frac{\pi}{6}\right)= -4\sin \left(2\cdot\displaystyle\frac{\pi}{6}+\displaystyle\frac{\pi}{3}\right)=-2\sqrt{3} \).

\(\bullet\,\) \( y=\cos \left(3x-\displaystyle\frac{\pi}{6}\right) \) tại điểm \( x_{0}=0 \).

Ta có \( y'=-3\sin \left(3x-\displaystyle\frac{\pi}{6}\right) \Rightarrow y''= -9\cos \left(3x-\displaystyle\frac{\pi}{6}\right)\).

Suy ra \( y''\left(0\right)=-9\cos \left(3\cdot 0-\displaystyle\frac{\pi}{6}\right)=\displaystyle\frac{-9\sqrt{3}}{2} \).

Bài tập 11

Một vật rơi tự do theo phương thẳng đứng có phương trình \( s=\displaystyle\frac{1}{2}gt^{2} \), trong đó \( g \) là gia tốc rơi tự do, \( g\approx 9,8 \) m/s\( ^{2} \).

\(\bullet\,\) Tính vận tốc tức thời của vật tại thời điểm \( t_{0}=2 \) (s).

\(\bullet\,\) Tính gia tốc tức thời của vật tại thời điểm \( t_{0}=2 \) (s).

\(\bullet\,\) Phương trình vận tốc của vật \( v(t)= s'(t)=gt \).

Vận tốc tức thời của vật tại thời điểm \( t_{0}=2 \) là \( v(2)=9,8\cdot 2= 19,6 \) (m/s).

\(\bullet\,\) Phương trình gia tốc của vật \( a(t)=v'(t)=g\). Do đó \(a(2)=9,8 \) (m/s\(^{2}\)).

Bài tập 12

Một chất điểm chuyển động theo phương trình \( s(t)=t^{3}-3t^{2}+8t+1 \), trong đó \( t>0 \), \( t \) tính bằng giây và \( s(t) \) tính bằng mét. Tìm vận tốc tức thời, gia tốc tức thời của chất điểm

\(\bullet\,\) Tại thời điểm \( t=3 \) (s).

\(\bullet\,\) Tại thời điểm mà chất điểm di chuyển được \( 7 \) (m).

\(\bullet\,\) Phương trình vận tốc của vật \( v(t)=s'(t)=3t^{2} -6t+8\).

Vận tốc tại thời điểm \( t=3 \) là \( v(3)=3\cdot 3^{2}-6\cdot 3+8=17 \) (m/s).

Phương trình gia tốc của vật \( a(t)=v'(t)= 6t-6\).

Gia tốc tại thời điểm \( t=3 \) là \( a(3)=6\cdot 3-6 =12\) (m/s\( ^{2} \)).

\(\bullet\,\) Tại thời điểm chất điểm di chuyển được \( 7 \)m nên ta có

\( t^{3}-3t^{2}+8t+1=7 \Leftrightarrow t^{3}-3t^{2}+8t-6=0\Leftrightarrow t=1\).

Vận tốc tại thời điểm \( t=1 \) là \( v(1)=3\cdot 1^{2}-6\cdot 1+8= 5 \) (m/s).

Gia tốc tại thời điểm \( t=1 \) là \( a(1)=6\cdot 1-6 =0\) (m/s\(^{2} \)).

Bài tập 13

Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang trên mặt phẳng không ma sát như hình bên, có phương trình chuyển động \( x=4\sin t \), trong đó \( t \) tính bằng giây và \( x \) tính bằng centimét.

\(\bullet\,\) Tìm vận tốc tức thời và gia tốc tức thời của con lắc tại thời điểm \( t \) (s).

\(\bullet\,\) Tìm vị trí, vận tốc tức thời và gia tốc tức thời của con lắc tại thời điểm \( t=\displaystyle\frac{2\pi}{3} \) (s). Tại thời điểm đó, con lắc di chuyển theo hướng nào?

\(\bullet\,\) Phương trình vận tốc của vật \( v(x)=s'(x)=4\cos t \) (cm/s).

Vận tốc tức thời của vật ở thời điểm \( t \) là \( v(t)=4\cos t \) (cm/s).

Phương trình gia tốc của vật \( a(x)=v'(x)=-4\sin t \) (cm/s\( ^{2} \)).

Gia tốc tức thời của vật ở thời điểm \( t \) là \( a(t)=-4\sin t \) (cm/s\( ^{2} \)).

\(\bullet\,\) Tại thời điểm \( t=\displaystyle\frac{2\pi}{3} \) ta có

Vật di chuyển được quãng đường \( x=4\sin \displaystyle\frac{2\pi}{3} = 2\sqrt{3}\) (cm).

Vận tốc tức thời tại thời điểm \( t=\displaystyle\frac{2\pi}{3} \) là \( v\left(\displaystyle\frac{2\pi}{3}\right)=4\cos \displaystyle\frac{2\pi}{3}=-2 \) (cm/s).

Gia tốc tức thời tại điểm \( t=\displaystyle\frac{2\pi}{3} \) là \( a\left(\displaystyle\frac{2\pi}{3}\right)=-4\sin \displaystyle\frac{2\pi}{3} =-2\sqrt{3} \).

Tại thời điểm đó, vật di chuyển theo hướng ngược lại với phương \( Ox \).