ÔN TẬP CHƯƠNG 4

Bài tập 1. Cho tam giác \(ABC\). Biết \(a=49{,}4\); \(b=26{,}4\); \(\widehat{C}=47^\circ20'\). Tính hai góc \(\widehat{A}\), \(\widehat{B}\) và cạnh \(c\).

Áp dụng định lý côsin, ta có:

\(\begin{aligned}c^2&=a^2 + b^2 - 2ab\sin C\\ &= 49{,}4^2 + 26{,}4^2 - 2\cdot 49{,}4\cdot 26{,}4\cdot \cos 47^\circ 20'\\ &\approx 1369{,}58.\end{aligned}\)

Suy ra \(c\approx \sqrt{1369{,}69}\approx 37.\)

Áp dụng hệ quả định lý côsin, ta có:

\(\cos B=\displaystyle\frac{a^2 +c^2 - b^2}{2ac}\) \(=\displaystyle\frac{49{,}4^2 + 37^2 -26{,}4^2}{2\cdot 49{,}4\cdot 37}\approx 0{,}85.\)

Suy ra \(\widehat{B}\approx 31^\circ 38'\).

Suy ra \(\widehat{A}=180^\circ -\widehat{B} - \widehat{C}=101^\circ 2'\).

Bài tập 2. Cho tam giác \(ABC\). Biết \(a=24\), \(b=13\), \(c=15\). Tính các góc \(\widehat{A}\), \(\widehat{B}\), \(\widehat{C}\).

Áp dụng định lý côsin, ta có

\(\begin{aligned}\cos A&= \displaystyle\frac{b^2 + c^2 -a^2}{2bc}\\ &=\displaystyle\frac{13^2 + 15^2 - 24^2}{2\cdot 13\cdot 15}= -\displaystyle\frac{7}{15}\\ \Rightarrow \widehat{A} &\approx 117^\circ 49';\\ \cos B&= \displaystyle\frac{a^2 + c^2 -b^2}{2ac}\\ &=\displaystyle\frac{24^2 + 15^2 - 13^2}{2\cdot 24\cdot 15}=\displaystyle\frac{79}{90}\\ \Rightarrow \widehat{B} &\approx 28^\circ 37'.\end{aligned}\)

Suy ra \(\widehat{C}=180^\circ- \widehat{A} - \widehat{B}=33^\circ 34'\).

Bài tập 3. Cho tam giác \(ABC\) có \(a=8\), \(b=10\), \(c=13\).

a. Tam giác \(ABC\) có góc tù không?

b. Tính độ dài trung tuyến \(AM\), diện tích tam giác và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đó.

c. Lấy điểm \(D\) đối xứng với \(A\) qua \(C\). Tính độ dài \(BD\).

a. Áp dụng hệ quả định lý côsin cho \(\triangle ABC\), ta có

\(\begin{aligned}\cos C &= \displaystyle\frac{a^2 + b^2 -c^2}{2ab}\\ &=\displaystyle\frac{10^2 + 8^2 -13^2}{2\cdot 10 \cdot 8}= -\displaystyle\frac{1}{32}<0.\end{aligned}\)

Suy ra tam giác \(ABC\) có góc \(C\) tù.

b. Ta có \(CM=\displaystyle\frac{BC}{2}=\displaystyle\frac{8}{2}=4\).

Áp dụng định lý côsin cho \(\triangle ACM\), ta có

\(\begin{aligned}AM^2 &= AC^2 + CM^2 - 2AC\cdot CM\cdot \cos C\\ &= 10^2 +4^2 -2\cdot 10\cdot 4 \cdot \left(-\displaystyle\frac{1}{32}\right)=\displaystyle\frac{237}{2}.\end{aligned}\)

Suy ra \(AM\approx 10{,}9\).

Ta có nửa chu vi \(\triangle ABC\) là \(p=\displaystyle\frac{a+b+c}{2}=\displaystyle\frac{10+8+13}{2}=\displaystyle\frac{31}{2}\).

Áp dụng công thức Heron, ta có diện tích tam giác \(ABC\) là

\(\begin{aligned}S&=\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}\\ &=\sqrt{\displaystyle\frac{31}{2}\left(\displaystyle\frac{31}{2}-8\right)\left(\displaystyle\frac{31}{2}-10\right)\left(\displaystyle\frac{31}{2}-13\right)}\\ &\approx 40\end{aligned}\)

Bán kính đường tròn ngoại tiếp \(\triangle ABC\) là

\(R=\displaystyle\frac{abc}{4S}=\displaystyle\frac{8\cdot 10\cdot 13}{4\cdot 40}=6{,}5.\)

c. Theo giả thiết, ta có \(CD=AC=10\) và

\(\widehat{BCD}=180^\circ - \widehat{ACB}\) \(=180^\circ -91{,}8^\circ = 88{,}2^\circ\).

Áp dụng định lý cô sin cho \(\triangle BCD\), ta có

\(\begin{aligned}BD^2 &= BC^2 + CD^2 - 2BC\cdot CD\cdot \cos \widehat{BCD}\\ &=8^2 + 10^2 -2 \cdot 8 \cdot 10\cdot \cos 88{,}2^\circ \approx 159.\end{aligned}\)

Suy ra \(BD\approx 12{,}6\).

Bài tập 4. Cho tam giác \(ABC\) có \(\widehat{A}=120^\circ\), \(b=8\), \(c=5\). Tính

a. Cạnh \(a\) và các góc \(\widehat{B}\), \(\widehat{C}\);

b. Diện tích tam giác \(ABC\);

c. Bán kính đường tròn ngoại tiếp và đường cao \(AH\) của tam giác.

a. Áp dụng định lý cô sin, ta có

\(\begin{aligned}a^2 &= b^2 +c^2 -2bc\cos A\\ &=8^2 + 5^2 -2\cdot 8 \cdot 5 \cdot \cos 120^\circ =129.\end{aligned}\)

Suy ra \(a=\sqrt{129}\approx 11{,}36\).

Áp dụng hệ quả định lý cô sin, ta có

\(\begin{aligned}\cos B&=\displaystyle\frac{a^2 + c^2 -b^2}{2ac}\\ &=\displaystyle\frac{11{,}36^2 + 8^2 -5^2}{2\cdot 11{,}36\cdot 8}\approx 0{,}92.\end{aligned}\)

Suy ra \(\widehat{B}=22^\circ 23'\).

Suy ra \(\widehat{C}=180^\circ - \widehat{A}-\widehat{B}\approx 37^\circ 35'\).

b. Diện tích tam giác \(ABC\) là

\(S=\displaystyle\frac{1}{2}bc\sin A = \displaystyle\frac{1}{2}\cdot 8\cdot 5 \cdot \sin 120^\circ\) \(= 10\sqrt{3}.\)

c. Bán kính đường tròn ngoại tiếp \(\triangle ABC\) là

\(R=\displaystyle\frac{a}{2\sin A}=\displaystyle\frac{\sqrt{129}}{2\sin 120^\circ}=\sqrt{43}.\)

Ta có

\(S=\displaystyle\frac{1}{2}ah_a\) \(\Leftrightarrow h_a = \displaystyle\frac{2S}{a}=\displaystyle\frac{2\cdot 10\sqrt{3}}{\sqrt{129}}\approx 3{,}05.\)

Vậy đường cao \(AH\) của tam giác \(ABC\) có độ dài là \(3{,}05\).

Bài tập 5. Cho hình bình hành \(ABCD\).

a. Chứng minh \(2\left(AB^2 + BC^2\right)=AC^2 + BD^2\).

b. Cho \(AB=4\), \(BC=5\), \(BD=7\). Tính \(AC\).

a. Áp dụng định lý cô-sin cho hai tam giác \(ABC\) và \(ABD\), ta có

\(AC^2 = AB^2 + BC^2 - 2AB\cdot BC\cdot \cos \widehat{ABC};\)

\(BD^2 = AB^2 + AD^2 - 2AB\cdot AD\cdot \cos \widehat{BAD}.\)

Vì \(ABCD\) là hinh bình hành nên \(BC=AD\). Cộng vế với vế hai đẳng thức trên, ta có

\(\begin{aligned}&AC^2 + BD^2\\ =\ &2\left(AB^2 + BC^2\right) - 2 AB\cdot BC\cdot \left(\cos \widehat{ABC} + \cos \widehat{BAD}\right).\end{aligned}\)

Lại có \(\widehat{ABC} + \widehat{BAD}=180^\circ\) nên

\(\begin{aligned}&\cos \widehat{ABC}=- \cos \widehat{BAD}\\ \Leftrightarrow\ &\cos \widehat{BAC} + \widehat{BAD}=0.\end{aligned}\)

Vậy ta có \(AC^2 + BD^2 = 2\left(AB^2 + BC^2\right)\).

b. Áp dụng kết quả ở câu trên, ta có

\(2\left(4^2 + 5^2\right)=AC^2 + 7^2 \Leftrightarrow AC^2 = 33.\)

Vậy \(AC=\sqrt{33}\).

Bài tập 6. Cho tam giác \(ABC\) có \(a=15\), \(b=20\), \(c=25\).

a. Tính diện tích tam giác \(ABC\).

b. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\).

a. Nửa chu vi \(\triangle ABC\) là \(p=\displaystyle\frac{a+b+c}{2}=\displaystyle\frac{15+20+25}{2}=30\).

Áp dụng công thức Heron, ta có diện tích \(\triangle ABC\) là

\(\begin{aligned}S&=\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}\\ &=\sqrt{30(30-15)(30-20)(30-25)}\\ &=150.\end{aligned}\)

b. Bán kính đường tròn ngoại tiếp \(\triangle ABC\) là

\(R=\displaystyle\frac{abc}{4S}=\displaystyle\frac{15\cdot 20\cdot 25}{4\cdot 150}=\displaystyle\frac{25}{2}.\)

Bài tập 7. Cho tam giác \(ABC\). Chứng minh rằng

\(\cot A + \cot B + \cot C\) \(= \displaystyle\frac{R\left(a^2 + b^2 +c^2\right)}{abc}.\)

Theo định lý sin, ta có

\(\begin{aligned}&\displaystyle\frac{a}{\sin A}= 2R\\ \Rightarrow &\displaystyle\frac{1}{\sin A}=\displaystyle\frac{2R}{a}\\ \Rightarrow &\displaystyle\frac{\cos A}{\sin A}=\displaystyle\frac{2R}{a}\cdot \cos A\\ &\Leftrightarrow \cot A = \displaystyle\frac{2R}{a}\cdot \cos A.\end{aligned}\)

Áp dụng hệ quả định lý côsin, ta được

\(\cot A = \displaystyle\frac{2R}{a}\cdot \displaystyle\frac{b^2 + c^2-a^2}{2bc}= \displaystyle\frac{R\left(b^2 + c^2 -a^2\right)}{abc}.\)

Chứng minh tương tự, ta có

\(\cot B = \displaystyle\frac{R\left(a^2 + c^2 -b^2\right)}{abc};\)

\(\cot C = \displaystyle\frac{R\left(a^2 + b^2 -c^2\right)}{abc}.\)

Suy ra

\(\begin{aligned}&\cot A + \cot B + \cot C\\ &= \displaystyle\frac{R}{abc}\left[\left(b^2 + c^2 - a^2\right) + \left(a^2 +c^2 - b^2\right) + \left(a^2 +b^2-c^2\right)\right]\\ &= \displaystyle\frac{R\left(a^2+b^2+c^2\right)}{abc}.\end{aligned}\)

Vậy ta có điều phải chứng minh.

Bài tập 8. Tính khoảng cách \(AB\) giữa hai nóc nhà cao ốc. Cho biết khoảng cách từ hai điểm đó đến một vệ tinh viễn thông lần lượt là \(370\) km, \(350\) km và góc nhìn từ vệ tinh đến \(A\) và \(B\) là \(2{,}1^\circ\).

Áp dụng định lý cô sin, ta có

\(AB^2 = 370^2 + 350^2 - 2\cdot 370\cdot 350 \cdot \cos 2{,}1^\circ\) \(\approx 573{,}95.\)

Suy ra \(AB\approx 23{,}96\) km.

Bài tập 9. Cho hai tàu thủy \(P\) và \(Q\) cách nhau \(300\) m và thẳng hàng với chân \(B\) của tháp hải đăng \(AB\) ở trên bờ biển. Từ \(P\) và \(Q\), người ta nhìn thấy tháp hải đăng \(AB\) dưới các góc \(\widehat{BPA}=35^\circ\) và \(\widehat{BQA}=48^\circ\). Tính chiều cao của tháp hải đẳng đó.

Vì \(\widehat{AQB}\) là góc ngoài của \(\triangle APQ\) nên \(\widehat{PAQ}=\widehat{AQB} - \widehat{APQ}=48^\circ -35^\circ = 13^\circ\).

Áp dụng định lý sin cho \(\triangle APQ\), ta có

\(\begin{aligned}&\displaystyle\frac{AQ}{\sin \widehat{APQ}} = \displaystyle\frac{PQ}{\sin \widehat{PAQ}}\\ \Leftrightarrow &\displaystyle\frac{AQ}{\sin 35^\circ} = \displaystyle\frac{300}{\sin 13^\circ}\\ \Rightarrow &AQ=\displaystyle\frac{300 \cdot \sin 35^\circ}{\sin 13^\circ}\approx 764{,}9.\end{aligned}\)

Xét \(\triangle ABQ\) vuông tại \(B\), ta có

\(\begin{aligned}&\sin \widehat{AQB}=\displaystyle\frac{AB}{AQ}\\ \Rightarrow\ &AB=AQ\cdot \sin \widehat{AQB}=764{,}9\cdot \sin 48^\circ\\ &\approx 568{,}46.\end{aligned}\)

Vậy tháp hải đăng cao khoảng \(568{,}46\) m.

Bài tập 10. Muốn đo chiều cao của một ngọn tháp, người ta lấy hai điểm \(A\), \(B\) trên mặt đất có khoảng cách \(AB=12\) m cùng thẳng hàng với chân \(C\) của tháp để đặt hai giác kế. Chân của hai giác kế có chiều cao là \(h=1{,}2\) m. Gọi \(D\) là đỉnh tháp và hai điểm \(A_1\), \(B_1\) cùng thẳng hàng với \(C_1\) thuộc chiều cao \(CD\) của tháp. Người ta đo được \(\widehat{DA_1C_1}=49^\circ\), \(\widehat{DB_1C_1}=35^\circ\). Tính chiều cao \(CD\) của tháp.

Ta có \(AA_1B_1B\) là hình chữ nhật nên \(A_1B_1=AB=12\) m.

Vì \(\widehat{DA_1C_1}\) là góc ngoài của \(\triangle DA_1B_1\) nên \(\widehat{A_1DB_1}=\widehat{DA_1C_1}- \widehat{DB_1A_1}=49^\circ - 35^\circ\).

Áp dụng định lý sin cho \(\triangle DA_1B_1\), ta có

\(\begin{aligned}&\displaystyle\frac{DA_1}{\sin \widehat{AB_1A_1}} =\displaystyle\frac{A_1B_1}{\sin \widehat{A_1DB_1}}\\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{DA_1}{\sin 35^\circ} = \displaystyle\frac{12}{\sin 14^\circ}\\ \Rightarrow\ &DA_1=\displaystyle\frac{12\cdot \sin 35^\circ}{\sin 14^\circ}\approx 28{,}5.\end{aligned}\)

Xét \(\triangle DC_1A_1\) vuông tại \(C_1\), ta có

\(\begin{aligned}&\sin \widehat{DA_1C_1}=\displaystyle\frac{DC_1}{DA_1}\\ \Leftrightarrow\ &\sin 49^\circ = \displaystyle\frac{DC_1}{28{,}5}\\ \Rightarrow\ &DC_1 = 28{,}5\cdot \sin 49^\circ \approx 21{,}5.\end{aligned}\)

Vì \(BB_1C_1C\) là hình chữ nhật nên \(CC_1=BB_1=1{,}2\) m.

Vậy chiều cao \(CD\) của tháp là

\(CD=CC_1 + C_1D=1{,}2 + 21{,}5 = 22{,}7\) m.