Bài 1. GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT GÓC TỪ \(0^\circ\) ĐẾN \(180^\circ\)

1. Giá trị lượng giác

+ Với mỗi góc \(\alpha\) (\(0^\circ\leq \alpha\leq 180^\circ\)) ta xác định được một điểm \(M\) duy nhất trên nửa đường tròn đơn vị sao cho \(\widehat{xOM}=\alpha\). Gọi \((x_0;y_0)\) là tọa độ của điểm \(M\), ta có

\(-\) Tung độ \(y_0\) của \(M\) là sin của góc \(\alpha\), kí hiệu là \(\sin\alpha = y_0\).

\(-\) Hoành độ \(x_0\) của \(M\) là côsin của góc \(\alpha\), kí hiệu là \(\cos\alpha = x_0\).

\(-\) Tỉ số \(\dfrac{y_0}{x_0}\) là tang của góc \(\alpha\), kí hiệu là \(\tan\alpha = \dfrac{y_0}{x_0}\).

\(-\) Tỉ số \(\dfrac{x_0}{y_0}\) là côtang của góc \(\alpha\), kí hiệu là \(\cot\alpha = \dfrac{x_0}{y_0}\).

+ Các số \(\sin\alpha\), \(\cos\alpha\), \(\tan\alpha\), \(\cot\alpha\) được gọi là các giá trị lượng giác của góc \(\alpha\).

Ví dụ 1. Tìm các giá trị lượng giác của góc \(120^\circ\).

Lấy điểm \(M\) trên nửa đường tròn đơn vị sao cho \(\widehat{xOM}=120^{\circ}\). Ta có \(\widehat{MOy}=120^{\circ}-90^{\circ}=30^{\circ}\).

Ta tính được tọa độ điểm \(M\) là \(\left(-\displaystyle\frac{1}{2} ; \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\right)\).

Vậy theo định nghĩa ta có

\(\begin{aligned}&\sin 120^{\circ}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};\quad \cos 120^{\circ} =-\displaystyle\frac{1}{2}; \\ &\tan 120^{\circ}=-\sqrt{3};\quad \cot 120^{\circ} =-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}.\end{aligned}\)

Ví dụ 2. Tính các giá trị lượng giác của góc \(135^\circ\).

+ Gọi \(M\) là điểm trên nửa đường tròn đơn vị sao cho \(\widehat{xOM}=135^\circ\). Gọi \(N\), \(P\) lần lượt là hình chiếu vuông góc của \(M\) lên các trục \(Ox\), \(Oy\).

+ Vì \(\widehat{xOM}=135^\circ\) nên \(\widehat{MON}=45^\circ\) và \(\widehat{MOP}=45^\circ\).

+ Do đó các tam giác \(MON\), \(MOP\) là vuông cân với cạnh huyền \(OM=1\).

+ Từ đó, ta có \(ON=OP=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\).

Chú ý.

+ Nếu \(\alpha\) là góc nhọn thì các giá trị lượng giác của \(\alpha\) đều dương.

+ Nếu \(\alpha\) là góc tù thì \(\sin\alpha>0\), \(\cos\alpha<0\), \(\tan\alpha<0\), \(\cot\alpha<0\).

+ \(\tan\alpha\) chỉ xác định khi \(\alpha \neq 90^\circ\).

+ \(\cot\alpha\) chỉ xác định khi \(\alpha \neq 0^\circ\) và \(\alpha\neq 180^\circ\).

2. Quan hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc bù nhau

Với mỗi góc \(\alpha\) thỏa mãn \(0^\circ \leq \alpha \leq 180^\circ\), ta luôn có

+) \(\sin\left(180^\circ-\alpha\right)=\sin\alpha\);

+) \(\cos\left(180^\circ-\alpha\right)=-\cos\alpha\);

+) \(\tan\left(180^\circ-\alpha\right)=-\tan\alpha\) (\(\alpha\neq 90^\circ\));

+) \(\cot\left(180^\circ-\alpha\right)=-\cot\alpha\) (\(\alpha\neq 0^\circ\) và \(\alpha \neq 180^\circ\)).

Ví dụ 1. Cho biết \(\sin30^\circ=\displaystyle\frac{1}{2}\); \(\cos45^\circ=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\); \(\tan60^\circ=\sqrt{3}\). Tính \(\sin150^\circ\), \(\cos135^\circ\), \(\tan120^\circ\).

\(\begin{aligned}&\sin 150^{\circ}=\sin 30^{\circ}=\displaystyle\frac{1}{2};\\ &\cos 135^{\circ}=-\cos 45^{\circ}=-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2};\\ &\tan 120^{\circ}=-\tan 60^{\circ}=-\sqrt{3}.\end{aligned}\)

Ví dụ 2. Tính các giá trị lượng giác: \(\sin120^\circ\); \(\cos150^\circ\); \(\cot135^\circ\).

\(\begin{aligned}&\sin120^\circ=\sin60^\circ=\displaystyle\frac{3}{2};\\ &\cos150^\circ=-\cos30^\circ=-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};\\ &\cot135^\circ=-\cot45^\circ=-1.\end{aligned}\)

3. Giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt

Dưới đây là bảng giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt.

Ví dụ 1. Tính \(A=\sin 150^{\circ}+\tan 135^{\circ}+\cot 45^{\circ} ; \quad B=2 \cos 30^{\circ}-3 \tan 150^{\circ}+\cot 135^{\circ}\).

Dựa vào bảng trên, ta có

\(A=\displaystyle\frac{1}{2}-1+1=\displaystyle\frac{1}{2}\) và

\(B=2\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}-3\cdot \left(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}\right) +(-1)\) \(=2\sqrt{3}-1.\)

Ví dụ 2. Tìm góc \(\alpha\) (\(0^\circ\leq \alpha\leq 180^\circ\)) trong mỗi trường hợp sau

a. \(\sin\alpha=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\);

b. \(\cos\alpha=-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\);

c. \(\tan\alpha=-1\);

d. \(\cot\alpha=-\sqrt{3}\).

Từ bảng trên ta có

a. \(\sin\alpha=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\) khi \(\alpha=60^\circ\) hoặc \(\alpha=120^\circ\).

b. \(\cos\alpha=-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\) khi \(\alpha=135^\circ\).

c. \(\tan\alpha=-1\) khi \(\alpha=135^\circ\).

d. \(\cot\alpha=-\sqrt{3}\) khi \(\alpha=150^\circ\).

BÀI TẬP

Bài tập 1. Cho biết \(\sin 30^\circ=\displaystyle\frac{1}{2}\); \(\sin 60^\circ=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\); \(\tan 45^\circ=1\). Sử dụng mối liên hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc bù nhau, phụ nhau để tính giá trị của \(E=2\cos30^\circ+\sin 150^\circ+\tan135^\circ\).

Ta có \(\cos30^\circ=\sin 60^\circ=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\); \(\sin150^\circ=\sin 30^\circ=\displaystyle\frac{1}{2}\); \(\tan 135^\circ=-\tan45^\circ=-1\).

Vậy

\(\begin{aligned}E&=2\cos30^\circ+\sin 150^\circ+\tan135^\circ\\ &=2\cdot\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}+\displaystyle\frac{1}{2}+(-1)=\sqrt{3}-\displaystyle\frac{1}{2}.\end{aligned}\)

Bài tập 2. Chứng minh rằng

a. \(\sin 20^\circ=\sin 160^\circ\);

b. \(\cos50^\circ=-\cos130^\circ\).

a. Ta có \(20^\circ+160^\circ=180^\circ\) nên \(\sin 20^\circ=\sin 160^\circ\).

b. Ta có \(50^\circ+130^\circ=180^\circ\) nên \(\cos50^\circ=-\cos130^\circ\).

Bài tập 3. Tìm góc \(\alpha\) \((0^\circ\le \alpha\le 180^\circ)\) trong mỗi trường hợp sau

a. \(\cos\alpha=-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\);

b. \(\sin\alpha=0\);

c. \(\tan\alpha=1\);

d. \(\cot\alpha\) không xác định.

a. Do \(\cos\alpha=-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\) và \(0^\circ\le \alpha\le 180^\circ\) theo bảng các giá lượng giác ta có \(\alpha=135^\circ\).

b. Do \(\sin\alpha=0\) và \(0^\circ\le \alpha\le 180^\circ\) nên theo bảng các giá lượng giác ta có \(\alpha=0^\circ\) hoặc \(\alpha=180^\circ\).

c. Do \(\tan\alpha=1\) và \(0^\circ\le \alpha\le 180^\circ\) nên theo bảng các giá lượng giác ta có \(\alpha=45^\circ\).

d. Do \(\cot\alpha\) không xác định và \(0^\circ\le \alpha\le 180^\circ\), theo bảng các giá lượng giác ta có \(\alpha=0^\circ\) hoặc \(\alpha=180^\circ\).

Bài tập 4. Cho tam giác \(ABC\). Chứng minh rằng

a. \(\sin A=\sin (B+C)\);

b. \(\cos A=-\cos(B+C)\).

a. Ta có \(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}=180^\circ\) nên

\(\widehat{A} =180^\circ -\left(\widehat{B}+\widehat{C}\right)\).

Suy ra

\(\begin{aligned}\sin A&=\sin \left[180^\circ-\left(B+C \right)\right]\\ &=\sin \left(B+C\right).\end{aligned}\)

b. Ta có \(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}=180^\circ\) nên \(\widehat{A} =180^\circ -\left(\widehat{B}+\widehat{C} \right)\).

Suy ra

\(\begin{aligned}\cos A &=\cos \left[ 180^\circ-\left(B+C \right)\right]\\ &=-\cos \left(B+C\right).\end{aligned}\)

Bài tập 5. Chứng minh rằng với mọi góc \(\alpha\) \((0^\circ\le \alpha\le 180^\circ)\), ta đều có

a. \(\cos^2\alpha+\sin^2\alpha=1\);

b. \(\tan\alpha\cdot \cot\alpha =1\) (\(0^\circ< \alpha< 180^\circ\), \(\alpha\ne 0\));

c. \(1+\tan^2\alpha=\displaystyle\frac{1}{\cos^2\alpha}\) (\(\alpha\ne 90^\circ\));

d. \(1+\cot^2\alpha=\displaystyle\frac{1}{\sin^2\alpha}\) (\(0^\circ<\alpha< 180^\circ\)).

a. Với mỗi góc \(\alpha\) luôn tồn tại duy nhất điểm \(M\left(x_0;y_0\right)\) trên đường tròn đơn vị sao cho \(\widehat{xOM}=\alpha\) và \(\sin \alpha=y_0\), \(\cos\alpha=x_0\).

Ta có

\(\begin{aligned}\sin^2\alpha+\cos^2\alpha&=y_0^2+x_0^2\\ &= OA^2+OB^2\\ &=OM^2=1\end{aligned}\).

Vậy \(\cos^2\alpha+\sin^2\alpha=1\).

b. Với \( \alpha\ne 90^\circ\), \(\alpha\ne 0\), ta có

\(\begin{aligned}\tan\alpha\cdot \cot \alpha=\displaystyle\frac{\sin\alpha}{\cos\alpha}\cdot\displaystyle\frac{\cos\alpha}{\sin\alpha}=1.\end{aligned}\)

c. Với mọi \(\alpha\ne 90^\circ\), ta có

\(\begin{aligned}1+\tan^2\alpha&= 1+\displaystyle\frac{\sin^2\alpha }{\cos^2\alpha}\\ &=\displaystyle\frac{\cos^2\alpha+\sin^2\alpha}{\cos^2\alpha}\\ &=\displaystyle\frac{1}{\cos^2\alpha}.\end{aligned}\)

d. Với mọi \(0^\circ<\alpha< 180^\circ\), ta có

\(\begin{aligned}1+\cot^2\alpha&=1+\displaystyle\frac{\cos^2\alpha}{\sin^2\alpha}\\ &=\displaystyle\frac{\sin^2\alpha+\cos^2\alpha}{\sin^2\alpha}\\ &=\displaystyle\frac{1}{\sin^2\alpha}.\end{aligned}\)

Bài tập 6. Cho góc \(\alpha\) với \(\cos\alpha=-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\). Tính giá trị của biểu thức \(A=2\sin^2\alpha+5\cos^2\alpha\).

Do \(\cos\alpha=-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\) mà \(\cos^2\alpha+\sin^2\alpha=1\) nên \(\sin^2\alpha=1-\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2} \right)^2=\displaystyle\frac{1}{2} \).

Vậy \(A=2\cdot \displaystyle\frac{1}{2}+5\cdot \displaystyle\frac{1}{2}=\displaystyle\frac{7}{2}\).