\(\S3.\) TÍCH CỦA MỘT SỐ VỚI MỘT VÉCTƠ

1. Tích của một số với một véc-tơ và các tính chất

+ Cho số \(k\) khác \(0\) và véc-tơ \(\overrightarrow{a}\) khác \(\overrightarrow{0}\). Tích của số \(k\) với véc-tơ \(\overrightarrow{a}\) là một véc-tơ, kí hiệu là \(k \overrightarrow{a}\).

+ Véc-tơ \(k \overrightarrow{a}\) cùng hướng với \(\overrightarrow{a}\) nếu \(k>0\), ngược hướng với \(\overrightarrow{a}\) nếu \(k<0\) và có độ dài bằng \(|k| \cdot \left |\overrightarrow{a} \right |\).

+ Ta quy ước \(0 \overrightarrow{a}=\overrightarrow{0}\) và \(k \overrightarrow{0}=\overrightarrow{0}\).

+ Người ta còn gọi tích một số với một véc-tơ là tích của một véc-tơ với một số.

Tính chất. Với hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\) bất kì, với mọi số thực \(h\) và \(k\), ta có:

\(\bullet\ \) \(k\left (\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b} \right )=k \overrightarrow{a}+k \overrightarrow{b}\);

\(\bullet\ \) \((h+k) \overrightarrow{a}=h \overrightarrow{a}+k \overrightarrow{a}\);

\(\bullet\ \) \(h\left (k \overrightarrow{a}\right )=(h k) \overrightarrow{a}\);

\(\bullet\ \) \(1 \cdot \overrightarrow{a}=\overrightarrow{a}\);

\(\bullet\ \) \(-1 \cdot \overrightarrow{a}=-\overrightarrow{a}\).

2. Điều kiện để hai véc-tơ cùng phương

Hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\) (\(\overrightarrow{b}\) khác \(\overrightarrow{0}\)) cùng phương khi và chỉ khi có số \(k\) sao cho \(\overrightarrow{a}=k \overrightarrow{b}\).

Ba điểm phân biệt \(A\), \(B\), \(C\) thẳng hàng khi và chỉ khi có số \(k\) khác 0 để \(\overrightarrow{AB}=k \overrightarrow{AC}\).

Image

Chú ý. Cho hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\) không cùng phương. Với mọi véc-tơ \(\overrightarrow{c}\) luôn tồn tại duy nhất cặp số thực \((m ; n)\) sao cho \(\overrightarrow{c}=m \overrightarrow{a}+n \overrightarrow{b}\).

Phần 1. Trắc nghiệm bốn lựa chọn

Dạng 1. Xác định điểm thỏa mãn đẳng thức véctơ

Dạng 2. Sử dụng tính chất trung điểm, trọng tâm

Dạng 3. Tính độ dài véctơ

Dạng 4. Biểu diễn véctơ qua hai véctơ không cùng phương

Dạng 5. Bài toán tập hợp điểm

Dạng 1. Xác định điểm thỏa mãn đẳng thức véctơ

Câu 1:

Cho tam giác \(ABC\). Điểm \(I\) thỏa \(\overrightarrow{IA}=2\overrightarrow{IB}\). Chọn mệnh đề đúng.

Đáp án: \(\overrightarrow{CI}=-\overrightarrow{CA}+2\overrightarrow{CB}\)

Lời giải:

Image

\(\overrightarrow{IA}=2\overrightarrow{IB}\Leftrightarrow B\) là trung điểm của \(AI\)

\(\Leftrightarrow \overrightarrow{CI}+\overrightarrow{CA}=2\overrightarrow{CB}\)

\(\Leftrightarrow \overrightarrow{CI}=-\overrightarrow{CA}+2\overrightarrow{CB}\).

Câu 2:

Cho tam giác \(ABC\), gọi \(M\) là điểm trên cạnh \(BC\) sao cho \(MB=2MC\). Khi đó, ta có

Đáp án: \(\overrightarrow{AM}=\displaystyle\frac{1}{3}\overrightarrow{AB}+\displaystyle\frac{2}{3}\overrightarrow{AC}\)

Lời giải:

\(M\) là điểm trên cạnh \(BC\) sao cho \(MB=2MC\) thì

\(\overrightarrow{MB}=-2\overrightarrow{MC}\)

\(\Leftrightarrow\overrightarrow{AB}-\overrightarrow{AM}=-2\left(\overrightarrow{AC}-\overrightarrow{AM}\right)\)

\(\Leftrightarrow\overrightarrow{AM}=\displaystyle\frac{1}{3}\overrightarrow{AB}+\displaystyle\frac{2}{3}\overrightarrow{AC}.\)

Dạng 2. Sử dụng tính chất trung điểm, trọng tâm

Câu 1:

Cho tứ giác \(ABCD\). Gọi \(M\), \(N\) lần lượt là trung điểm của \(AB\) và \( CD\). Khi đó \(\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{BD}\) bằng

Image

Đáp án: \( 2\overrightarrow{MN}\)

Lời giải:

Ta có

\(\overrightarrow{AC}=\overrightarrow{AM}+\overrightarrow{MN}+\overrightarrow{NC}.\)

\(\overrightarrow{BD}=\overrightarrow{BM}+\overrightarrow{MN}+\overrightarrow{ND}.\)

Cộng vế theo vế hai đẳng thức trên ta được

\(\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{BD}=\overrightarrow{AM}+\overrightarrow{MN}+\overrightarrow{NC}+\overrightarrow{BM}+\overrightarrow{MN}+\overrightarrow{ND}=2\overrightarrow{MN}.\)

Câu 2:

Cho tam giác \(ABC\), gọi \(M\), \(N\) là trung điểm của \(AB\) và \(AC\). Khẳng định nào sau đây đúng?

Image

Đáp án: \(\overrightarrow{MN}=\displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{BC}\)

Lời giải:

Theo tính chất đường trung bình của tam giác, ta suy ra

\(\overrightarrow{MN}=\displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{BC}.\)

Dạng 3. Tính độ dài véctơ

Câu 1:

Cho hình vuông \(ABCD\) có cạnh bằng \(a\). Tính \(\left| \overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{AD}\right|\).

Image

Đáp án: \(2a\sqrt{2}\)

Lời giải:

Ta có

\(\left|\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{AD}\right|\) \(=2\left|\overrightarrow{AC}\right|=2AC =2a\sqrt{2}\).

Vậy

\(\left| \overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{AD}\right|=2a\sqrt{2}.\)

Câu 2:

Cho tam giác \(ABC\) đều, cạnh \(2a\), trọng tâm \(G\). Độ dài véc-tơ \(\overrightarrow{AB}-\overrightarrow{GC}\) là

Image

Đáp án: \(\displaystyle\frac{4a\sqrt{3}}{3}\)

Lời giải:

Ta có

\(\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{GB}-\overrightarrow{GA}\)

\(\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}=\overrightarrow{0}\).

Từ đó

\(\overrightarrow{AB}-\overrightarrow{GC}=\overrightarrow{GB}-\overrightarrow{GA}-\overrightarrow{GC}\) \(=2\overrightarrow{GB}-\left(\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}\right)=2\overrightarrow{GB}.\)

Suy ra

\(\left|\overrightarrow{AB}-\overrightarrow{GC}\right|=2\left|\overrightarrow{GB}\right|\) \(=2GB=2\cdot\displaystyle\frac{2a\sqrt{3}}{3}=\displaystyle\frac{4a\sqrt{3}}{3}.\)

Dạng 4. Biểu diễn véctơ qua hai véctơ không cùng phương

Câu 1:

Cho hình bình hành \(ABCD\) có \(M\) là trung điểm của \(AB\). Khẳng định nào sau đây đúng?

Đáp án: \(\overrightarrow{DM}=\displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{DC}-\overrightarrow{BC}\)

Lời giải:

Xét các đáp án ta thấy bài toán yêu cần phân tích véc-tơ \(\overrightarrow{DM}\) theo hai véc-tơ \(\overrightarrow{DC}\) và \(\overrightarrow{BC}\).

Vì \(ABCD\) là hình bình hành nên

\(\overrightarrow{DB}=\overrightarrow{DA}+\overrightarrow{DC}\).

Và \(M\) là trung điểm \(AB\) nên

\(2\overrightarrow{DM}=\overrightarrow{DA}+\overrightarrow{DB}=2\overrightarrow{DA}+\overrightarrow{DC}=-2\overrightarrow{BC}+\overrightarrow{DC}\).

Suy ra

\(\overrightarrow{DM}=\displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{DC}-\overrightarrow{BC}\).

Câu 2:

Cho tam giác đều \(ABC\) và điểm \(I\) thỏa mãn \(\overrightarrow{IA}=2\overrightarrow{IB}\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

Đáp án: \(\overrightarrow{CI}=-\overrightarrow{CA}+2\overrightarrow{CB}\)

Lời giải:

Từ giả thiết \(\overrightarrow{IA}=2\overrightarrow{IB}\) \(\Rightarrow B\) là trung điểm của \(IA\)

\(\Rightarrow \overrightarrow{BI}=\overrightarrow{AB}\), \(\overrightarrow{AI}=2\overrightarrow{AB}\).

Lại có

\(\begin{cases}\overrightarrow{CI}=\overrightarrow{CB}+\overrightarrow{BI}=\overrightarrow{CB}+\overrightarrow{AB} \\ \overrightarrow{CI}=\overrightarrow{CA}+\overrightarrow{AI}=\overrightarrow{CA}+2\overrightarrow{AB}.\end{cases}\)

\(\Rightarrow 2\overrightarrow{CI}=\overrightarrow{CA}+\overrightarrow{CB}+3\overrightarrow{AB}\) \(=\overrightarrow{CA}+\overrightarrow{CB}+3\left(\overrightarrow{CB}-\overrightarrow{CA}\right)=-2\overrightarrow{CA}+4\overrightarrow{CB}\)

\(\Leftrightarrow \overrightarrow{CI}=-\overrightarrow{CA}+2\overrightarrow{CB}\).

Dạng 5. Bài toán tập hợp điểm

Câu 1:

Cho tam giác \(ABC\) và điểm \(M\) thỏa mãn \(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC}=\overrightarrow{AM}\). Khẳng định nào sau đây đúng?

Đáp án: \(M\) là trung điểm của \(BC\)

Lời giải:

Xét tam giác \(ABC\), ta có

\(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC}=\overrightarrow{AM}\)

\(\Leftrightarrow M\) là trung điểm của \(BC\).

Câu 2:

Cho tam giác \( ABC \), trọng tâm \( G \), gọi \( I \) là trung điểm \( BC \), \( M \) là điểm thỏa mãn \( 2|\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}|=3|\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}| \). Khi đó, tập hợp điểm \( M \) thỏa là

Đáp án: Đường trung trực của \( IG \)

Lời giải:

Ta có

\(2\left|\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}\right|=3\left|\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}\right| \Leftrightarrow 2\left|3\overrightarrow{MG}\right|\) \(=3\left|\overrightarrow{MI}\right| \Leftrightarrow MG=MI\).

Vậy \( G \) nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng \( IG \).

Phần 2. Trắc nghiệm đúng sai

Dạng 1.

Dạng 2.

Dạng 3.

Dạng 4.

Dạng 1.

Dạng 2.

Dạng 3.

Dạng 4.

Phần 3. Tự luận

Dạng 1. Biết biểu thức

Dạng 2. Hàm hợp

Dạng 3. Ứng dụng thực tế

Dạng 1. Biết biểu thức

Dạng 2. Hàm hợp

Dạng 3. Ứng dụng thực tế