\(\S2.\) TẬP HỢP

1. Nhắc lại về tập hợp

Trong toán học, người ta dùng từ tập hợp để chỉ một nhóm đối tượng nào đó hoàn toàn xác định. Mỗi đối tượng trong nhóm đó gọi là một phần tử của tập hợp đó.

Thường người ta dùng các chữ cái in hoa như \(A\), \(B\), \(X\), \(Y\) để kí hiệu tập hợp, các chữ cái thường như \(a\), \(b\), \(x\), \(y\) để kí hiệu phần tử.

+ Để chỉ \(a\) là một phần tử của tập \(X\), ta viết \(a\in X\);

+ Để chỉ \(a\) không phải là một phần tử của tập \(X\), ta viết \(a\not\in X\).

Chẳng hạn cho tập \(X\) gồm các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 10 thì \(1\in X\), \(3\in X\), \(4\not\in X\).

Người ta thường kí hiệu các tập hợp số như sau: \(\mathbb{N}\) là tập hợp các số tự nhiên; \(\mathbb{Z}\) là tập hợp các số nguyên; \(\mathbb{Q}\) là tập hợp các số hữu tỉ; \(\mathbb{R}\) là tập hợp các số thực.

Cách xác định tập hợp: có hai cách:

+ Cách 1. Liệt kê các phần tử.

Ví dụ \(A=\{1;\ 3;\ 5;\ 7;\ 9\}\).

+ Cách 2. Chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử.

Ví dụ \(A=\{x\in\mathbb{N}\ |\ x\) lẻ và \(x<10\).

Chú ý.

Khi liệt kê các phần tử của tập hợp, cần lưu ý

+ Các phần tử có thể được viết theo thứ tự tùy ý.

+ Mỗi phần tử chỉ được liệt kê đúng một lần.

+ Nếu quy tắc xác định các phần tử đủ rõ thì có thể dùng \(``\) \(\ldots\) \("\) mà không nhất thiết phải liệt kê ra tất cả các phần tử của tập hợp.

Chú ý.

+ Nếu ta có thể đếm hết tất cả các phần tử của một tập hợp thì ta nói tập hợp đó là tập hợp hữu hạn.

+ Nếu \(A\) là tập hữu hạn thì số phần tử của nó được kí hiệu là \(n(A)\).

+ Đặc biệt \(n(\varnothing)\)=0.

2. Tập con và hai tập hợp bằng nhau

+ Cho hai tập hợp \(A\) và \(B\). Nếu mọi phần tử của \(A\) đều là phần tử của \(B\) thì ta nói tập hợp \(A\) là tập con của tập hợp \(B\) và kí hiệu là \(A\subset B\) hoặc \(B\supset A\).

+ \(A\subset A\) và \(\varnothing\subset A\) với mọi tập hợp \(A\).

+ Nếu \(A\) không phải là tập con của tập hợp \(B\) thì kí hiệu \(A\not\subset B\).

+ Nếu \(A\subset B\) hoặc \(B\subset A\) thì ta nói \(A\) và \(B\) có quan hệ bao hàm.

Image

Với các tập số quen thuộc

+ Tập \(\mathbb{N}\) các số tự nhiên.

+ Tập \(\mathbb{Z}\) các số nguyên.

+ Tập \(\mathbb{Q}\) các số hữu tỉ.

+ Tập \(\mathbb{R}\) các số thực (hữu tỉ và vô tỉ).

Ta có quan hệ bao hàm \(\mathbb{N}\subset\mathbb{Z}\subset\mathbb{Q}\subset\mathbb{R}\).

Image

+ Hai tập \(A\) và \(B\) gọi là bằng nhau, kí hiệu \(A=B\), nếu \(A\subset B\) và \(B\subset A\).

Nói cách khác, hai tập hợp \(A\) và \(B\) bằng nhau nếu mỗi phần tử của tập hợp này cũng là phần tử của tập hợp kia và ngược lại.

3. Một số tập con của tập hợp số thực

Tên gọi và kí hiệu Tập hợp Biểu diễn trên trục số
Tập số thực \(\mathbb{R}\)

Image

Đoạn \([a;b]\) \(\{x\in\mathbb{R}\ |\ a\leq x\leq b\}\)

Image

Khoảng \((a;b)\) \(\{x\in\mathbb{R}\ |\ a < x < b\}\)

Image

Nửa khoảng \([a;b)\) \(\{x\in\mathbb{R}\ |\ a\leq x < b\}\)

Image

Nửa khoảng \((a;b]\) \(\{x\in\mathbb{R}\ |\ a < x\leq b\}\)

Image

Nửa khoảng \((-\infty;b]\) \(\{x\in\mathbb{R}\ |\ x\leq b\}\)

Image

Nửa khoảng \([a;+\infty)\) \(\{x\in\mathbb{R}\ |\ x\geq a\}\)

Image

Khoảng \((-\infty;b)\) \(\{x\in\mathbb{R}\ |\ x < b\}\)

Image

Khoảng \((a;+\infty)\) \(\{x\in\mathbb{R}\ |\ x > a\}\)

Image

Phần 1. Trắc nghiệm bốn lựa chọn

Dạng 1. Biểu diễn tập hợp

Dạng 2. Xác định tập hợp con, tập hợp bằng nhau

Dạng 3. Xác định đoạn, khoảng, nửa khoảng

Dạng 4. Tìm tập con thỏa mãn điều kiện

Dạng 1. Biểu diễn tập hợp

Câu 1:

Cho hai tập hợp \(A=\left\{ x\in \mathbb{Z}\ \middle|\ \left( 2x^2-x-3 \right)\left( x^2-4 \right)=0 \right\}\), \(B=\left\{ x\in \mathbb{N}\ \middle|\ x< 4 \right\}\). Viết lại các tập \(A\) và \(B\) bằng cách liệt kê các phần tử.

Đáp án: \(A=\left\{-2;-1;2 \right\}\), \(B=\left\{ 0;1;2;3 \right\}\)

Lời giải:

\(\left(2x^2-x-3 \right)\left( x^2-4 \right)=0 \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&2x^2-x-3=0\\&x^2-4=0\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&\left[\begin{aligned}&x=\displaystyle\frac{3}{2}\\&x=-1\end{aligned}\right.\\&\left[\begin{aligned}&x=2\\&x=-2.\end{aligned}\right.\end{aligned}\right.\)

Vì \(\displaystyle\frac{3}{2}\notin\mathbb{Z}\) nên tập hợp \(A=\left\{-2;-1;2\right\}\).

Tập hợp \(B=\left\{0;1;2;3\right\}\).

Câu 2:

Cho tập hợp \(E=\left\{x \in \mathbb{N} \mid 2x^2+3 x+1=0\right\}\). Tập hợp \(E\) có bao nhiêu phần tử?

Đáp án: \(0\)

Lời giải:

Ta có \(2x^2+3 x+1=0\Leftrightarrow\left[\begin{aligned}&x=-\displaystyle\frac{1}{2}\notin \mathbb{N}\\&x=-1\notin \mathbb{N}.\end{aligned}\right.\)

Vậy \(E=\varnothing\).

Dạng 2. Xác định tập hợp con, tập hợp bằng nhau

Câu 1:

Số tập con của tập hợp có \(n\) \((n \geq 1, n \in \mathbb{N})\) phần tử là

Đáp án: \(2^n\)

Lời giải:

Số tập con của tập hợp có \(n\) phần tử là \(2^n\).

Câu 2:

Cho tập hợp \(A=\{0;1;2;3\}.\) Tập nào sau đây là tập con của \(A\)?

Đáp án: \(\{0;1\}\)

Lời giải:

Tập \(\{0;1\}\) có 2 phần tử \(0;1\in A\) nên \(\{0;1\}\) là tập con của \(A\).

Dạng 3. Xác định đoạn, khoảng, nửa khoảng

Câu 1:

Sử dụng các kí hiệu khoảng, đoạn để viết tập hợp \(A=\{x \in \mathbb{R} \mid 4\leq x \leq 9\}\).

Đáp án: \(A=[4; 9]\)

Lời giải:

Ta có \(A=[4; 9]\).

Câu 2:

Tập \(\{x\in\mathbb{R}\ |\ -4 < x\leq 5\}\) là định nghĩa của tập

Đáp án: \((-4;5]\)

Lời giải:

\(\{x\in\mathbb{R}\ |\ -4 < x\leq 5\}=(-4;5]\)

Dạng 4. Tìm tập con thỏa mãn điều kiện

Câu 1:

Cho tập hợp \(A=[m ; m+2]\), \(B[-1 ; 2]\). Tìm điều kiện của \(m\) để \(A \subset B\).

Đáp án: \(-1 \leq m \leq 0\)

Lời giải:

\(A\subset B\) khi và chỉ khi \(-1\le m< m+2\le 2\Leftrightarrow -1\le m\le 0\).

Câu 2:

Cho hai tập hợp \(A=\{1 ; 2 ; 5 ; 7\}\) và \(B=\{1 ; 2 ; 3\}\). Có tất cả bao nhiêu tập \(X\) thỏa \(X \subset A\) và \(X \subset B\) ?

Đáp án: \(4\)

Lời giải:

Các tập hợp \(X\) thỏa điều kiện trên là \(\varnothing\), \(\{ 1 \}\), \(\{2 \}\) và \(\{1;2 \}\).

Phần 2. Trắc nghiệm đúng sai

Dạng 1.

Dạng 2.

Dạng 3.

Dạng 4.

Dạng 1.

Dạng 2.

Dạng 3.

Dạng 4.

Phần 3. Tự luận

Dạng 1. Biết biểu thức

Dạng 2. Hàm hợp

Dạng 3. Ứng dụng thực tế

Dạng 1. Biết biểu thức

Câu 1:

Viết các tập hợp sau bằng phương pháp liệt kê.

a) \(A=\left\{ x\in \mathbb{Q}\mid (x^2-2x+1)(x^2-5)\right\}=0\).

b) \(B=\left\{ x \in \mathbb{N}\mid 5< n^2< 40\right\}\).

c) \(C=\left\{ x\in \mathbb{Z}\mid x^2< 9\right\}\).

d) \(D=\left\{ x\in \mathbb{R}\mid \left|2x+1\right|=5\right\}\).

a) Ta có

\begin{eqnarray*}&&(x^2-2x+1)(x^2-5)=0\\&\Leftrightarrow&\hoac{&x^2-2x+1=0\\&x^2-5=0}\\&\Leftrightarrow&\hoac{&x=1\in\mathbb{Q}\\&x=\sqrt{5}\notin \mathbb{Q}\\&x=-\sqrt{5}\notin \mathbb{Q}}\end{eqnarray*}

Vậy \(A=\left\{ 1\right\}\).

b) \(B=\left\{ 3;4;5;6\right\}\).

c) \(C=\left\{ -2;-1;0;1;2\right\}\).

d) Ta có \(\left|2x+1\right|=5\Leftrightarrow \hoac{&x=2\\&x=-3}\).

Vậy \(C=\left\{ 2;-3\right\}\).

Câu 2:

Liệt kê các phần tử của các tập hợp sau:

a) \(A=\left\{ n\in \mathbb{N} \mid n< 5\right\}\).

b) \(B\) là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn \(0\) và nhỏ hơn \(5\).

c) \(C=\left\{ x\in \mathbb{R}\mid (x-1)(x+2)=0\right\}\).

a) \(A=\left\{ 0;1;2;3;4\right\}\).

b) \(B=\left\{ 1;2;3;4\right\}\).

c) Ta có \((x-1)(x+2)=0 \Leftrightarrow \hoac{&x=1\\&x=-2}\).

Mà \(x\in \mathbb{R}\) nên

\(C=\left\{ -2;1\right\}\).

Câu 3:

Liệt kê các phần tử của các tập hợp sau:

a) \(A=\left\{ x\in\mathbb{Z}\mid (2x^2-3x+1)(x+5)=0\right\}\).

b) \(B=\left\{ x\in \mathbb{Q}\mid (x^2-2)(x^2-3x+2)=0\right\}\).

a) Ta có

\(\,(2x^2-3x+1)(x+5)=0\Leftrightarrow \hoac{&x=1\\&x=\displaystyle\frac{1}{2}\\&x=-5.}\)

Vì \(x\in \mathbb{Z}\) nên \(A=\left\{ 1;-5\right\}\).

b) Ta có

\(\,(x^2-2)(x^2-3x+2)=0\Leftrightarrow \hoac{&x=\sqrt{2}\\&x=-\sqrt{2}\\&x=1\\&x=2.}\)

Vì \(x\in \mathbb{Q}\) nên \(B=\left\{ 1;2\right\}\).

Câu 4:

Xác định các tập hợp sau bằng cách nêu tính chất đặc trưng của các phần tử.

a) \(A=\{4; 7; 10; 13; 16\}\).

b) \(B=\left\{ \displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{6};\displaystyle\frac{1}{12};\displaystyle\frac{1}{20};\displaystyle\frac{1}{30};\displaystyle\frac{1}{42} \right\}\).

c) \(C=\left\{\displaystyle\frac{2}{3};\displaystyle\frac{3}{8};\displaystyle\frac{4}{15};\displaystyle\frac{5}{24};\displaystyle\frac{6}{35}\right\}\).

d) \(D=\{2;6;18;54;162\}\).

a) Ta thấy

\(4=4+3\cdot0\), \(7=4+3\cdot1\), \(10=4+3\cdot 2\), \(13=4+3\cdot3\), \(16=4+3\cdot4\). Vậy \(A=\{4+3n\,|\, n\in\mathbb N, n\leq4\}\).

b) Ta thấy

\(\displaystyle\frac{1}{2}=\displaystyle\frac{1}{1\cdot 2}, \displaystyle\frac{1}{6}=\displaystyle\frac{1}{2\cdot 3},\ldots,\displaystyle\frac{1}{42}=\displaystyle\frac{1}{6\cdot 7}\). Vậy \(B=\left\{\left.\displaystyle\frac{1}{n(n+1)}\,\right|\,n\in\mathbb{N}^*, n\leq 6 \right\}\).

c) Ta thấy

\(\displaystyle\frac{2}{3}=\displaystyle\frac{2}{2^2-1}, \displaystyle\frac{3}{8}=\displaystyle\frac{3}{3^2-1},\ldots,\displaystyle\frac{6}{35}=\displaystyle\frac{6}{6^2-1}\). Vậy \(C=\left\{\left.\displaystyle\frac{n}{n^2-1}\,\right|\, n\in\mathbb N, 2\leq n\leq 6 \right\}\).

d) Ta thấy

\(2=2\cdot 3^0, 6=2\cdot3^1, 18=2\cdot 3^2,\cdots, 162=2\cdot 3^4\). Vậy \(D=\{2\cdot3^n\,|\ n\in\mathbb{N}, n\leq 4\}\).

Câu 5:

Kí hiệu \(E\) là tập hợp các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á.

a) Nêu ít nhất hai phần tử thuộc tập hợp \(E\).

b) Nêu ít nhất hai phần tử không thuộc tập hợp \(E\).

c) Liệt kê các phần tử thuộc tập hợp \(E\). Tập hợp \(E\) có bao nhiêu phần tử?

a) Tập hợp \(E\) chứa hai phần tử Việt Nam, Thái Lan.

b) Các phần tử sau đây không thuộc tập hợp \(E\): Trung Quốc, Mỹ, Nga, Đức...

c) \(\begin{aligned}E=&\{\text{Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapo, Brunei, Malaysia}\\ &\quad \text{Myanma, Indonesia, Philippines, Đông Timo}\}.\end{aligned}\)

Tập hợp \(E\) có \(11\) phần tử.

Câu 6:

Trong các tập hợp sau, tập nào là tập rỗng?

\(A=\left\{x \in \mathbb{R} \mid x^{2}-6=0\right\}; \quad B=\left\{x \in \mathbb{Z} \mid x^{2}-6=0\right\}.\)

Phương trình \(x^2-6=0\) vô nghiệm trong \(\mathbb{Z}\) nên \(B\) là tập rỗng.

Xét trên tập \(\mathbb{R}\), ta có \(x^2-6=0\Leftrightarrow\hoac{&x=\sqrt{6}\\&x=-\sqrt{6}.}\)

Vậy \(A=\{\pm\sqrt{6}\}\ne\emptyset\).

Câu 7:

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ rõ tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó:

a) \(A=\left\{0;1;2;3;4\right\}\).

b) \(B=\left\{0;4;8;12;16\right\}\).

c) \(C=\left\{-3;9;-27;81\right\}\).

d) \(D=\left\{9;36;81;144\right\}\).

a) \(A=\{x\in\mathbb{N}\mid x\le 4\}\)

b) \(0+4=4\), \(4+4=8\), \(8+4=12\), \(12+4=16\). Suy ra \(B=\{x=k+4\mid k\in\mathbb{N},k\le 4\}\)

c) \((-3)^2=9\), \((-3)^3=-27\), \((-3)^4=81\). Suy ra \(C=\{x=(-3)^k|k\in\mathbb{N}, 2\le k\le 4\}\)

d) \(9=(3\cdot 1)^2\), \(36=(3\cdot 2)^2\), \(81=(3\cdot 3)^2\), \(144=(3\cdot 4)^2\).

Suy ra \(D=\{x=(3k)^2\mid k\in\mathbb{N},1\le k\le 4\}\).

Câu 8:

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ rõ tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó:

a) \(F=\left\{3;6;9;12;15\right\}\).

b) \(G=\left\{0;3;8;15;24;35;48;63\right\}\).

c) \(I=\left\{\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{6};\displaystyle\frac{1}{12};\displaystyle\frac{1}{20};\displaystyle\frac{1}{30}\right\}\).

d) \(J=\left\{\displaystyle\frac{2}{3};\displaystyle\frac{3}{8};\displaystyle\frac{4}{15};\displaystyle\frac{5}{24};\displaystyle\frac{6}{35}\right\}\).

a) \(3=3\cdot 1\), \(6=3\cdot 2\), \(9=3\cdot 3\), \(12=3\cdot 4\). Suy ra \(F=\{x=3k\mid k\in\mathbb{N}, 1\le k\le 5\}\).

b) \(0^2+2\cdot 0=0\), \(1^2+2\cdot 1=3\), \(2^2+2\cdot 2=8\), \(3^2+2\cdot 3=15\), \(4^2+2\cdot 4=24\), \ldots. Suy ra \(G=\{x=k^2+2k\mid k\in\mathbb{N}, k\le 7\}\).

c) \(I=\left\{x=\displaystyle\frac{1}{k(k+1)}\,\bigg|\,k\in\mathbb{N},1\le k\le 5\right\}\).

d) \(J=\left\{x=\displaystyle\frac{k+1}{k^2+2k}\,\bigg|\,k\in\mathbb{N},1\le k\le 5\right\}\).

Câu 9:

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ rõ tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó:

a) \(K=\left\{-4;-3;-2;-1;0;1;2;3;4;5\right\}\).

b) \(M=\left\{1,\displaystyle\frac{2}{3},\displaystyle\frac{3}{5},\displaystyle\frac{4}{7},\displaystyle\frac{5}{9},\displaystyle\frac{6}{11},\displaystyle\frac{7}{13},\displaystyle\frac{8}{15}\right\}\).

c) \(O=\left\{0,\sqrt{3},2\sqrt{2},\sqrt{15},2\sqrt{6},\sqrt{35},4\sqrt{3},\sqrt{63}\right\}\).

d) \(P=\left\{0,\displaystyle\frac{1}{2},\displaystyle\frac{2}{3},\displaystyle\frac{3}{4},\displaystyle\frac{4}{5},\displaystyle\frac{5}{6},\displaystyle\frac{6}{7},\displaystyle\frac{7}{8},\displaystyle\frac{8}{9},\displaystyle\frac{9}{10}\right\}\).

a) \(K=\{x\in\mathbb{Z}\mid -4\le x\le 5\}\).

b) \(M=\left\{x=\displaystyle\frac{k+1}{2k+1}\,\bigg|\,k\in\mathbb{N}, k\le 7\right\}\).

c) \(O=\{x=\sqrt{k^2+2k}\mid k\in\mathbb{N},k\le 7\}\).

d) \(P=\left\{x=\displaystyle\frac{k}{k+1}\,\bigg|\,k\in\mathbb{N}, k\le 9\right\}\).

Câu 10:

Trong hai tập hợp \(A\) và \(B\) dưới đây, tập hợp nào là tập con của tập hợp còn lại? Hai tập hợp \(A\) và \(B\) có bằng nhau không?

a) \(A\) là tập hợp các hình chữ nhật

\(B\) là tập hợp các hình bình hành.

b) \(A=\{n\in\mathbb{N}\mid n\text{ là một ước chung của }12 \text{ và } 18\}\)

\(B=\{n\in\mathbb{N}\mid n\text{ là một ước của }6\}\).

a) Tất cả các hình chữ nhật đều là hình bình hành nên \(A\subset B\).

b) \(A=\{1;2;3;6\}\); \(B=\{1;2;3;6\}\).

Rõ ràng ta thấy \(A\subset B\) và \(B\subset A\) nên \(A=B\).

Câu 11:

Tìm tất cả các tập con của tập \(A=\{a;1;2\}\).

Tập \(A\) có \(2^3=8\) tập con.

Tập con có \(0\) phần tử: \(\varnothing \).

Tập con có \(1\) phần tử: \(\{a\}\), \(\{1\}\), \(\{2\}\).

Tập con có \(2\) phần tử: \(\{a; 1\}\), \(\{a;2\}\), \(\{1;2\}\).

Tập con có \(3\) phần tử: \(\{a;1;2\}\).

Câu 12:

Xác định tập hợp \(X\) biết \(\{1;2\} \subset X \subset \{1;2;5\}\).

Ta có

+) \(\{1;2\} \subset X\) nên tập hợp \(X\) có chứa các phần tử \(1;2\).

+) \(X \subset \{1;2;5\}\) nên các phần tử của tập hợp \(X\) có thể là \(1;2;5\).

Khi đó tập hợp \(X\) có thể là \(\{1;2\}\), \(\{1;2;5\}\).

Câu 13:

Xác định tất cả các tập hợp con của mỗi tập hợp

a) \(A=\{x;y\}\).

b) \(B=\{1;2;3\}\)

a) Các tập hợp con của tập hợp \(A=\{x;y\}\) là \(\,\varnothing\); \(\{x\}\); \(\{y\}\); \(\{x;y\}\).

b) Các tập hợp con của tập hợp \(B=\{1;2;3\}\) là \(\,\varnothing\); \(\{1\}\); \(\{2\}\); \(\{3\}\); \(\{1;2\}\); \(\{1;3\}\); \(\{2;3\}\) và \(\{1;2;3\}\).

Câu 14:

Tìm tất cả các tập con có \(2\) phần tử của tập \(A=\{1;2;3;4;5;6\}\).

Tất cả các tập con có \(2\) phần tử của tập \(A\) là

\(\{1;2\}\),\(\{1;3\}\), \(\{1;4\}\), \(\{1;5\}\), \(\{1;6\}\), \(\{2;3\}\), \(\{2;4\}\), \(\{2;5\}\), \(\{2;6\}\), \(\{3;4\}\), \(\{3;5\}\), \(\{3;6\}\), \(\{4;5\}\), \(\{4;6\}\), \(\{5;6\}\).

Câu 15:

Xác định tập hợp \(X\) biết \(\{a;1\} \subset X \subset \{a;b;1;2\}\).

Ta có

+) \(\{a;1\} \subset X\) nên tập hợp \(X\) có chứa \(2\) phần tử là \(a\); \(1\).

+) \(X \subset \{a;b;1;2\}\) nên các phần tử của tập hợp \(X\) có thể là \(a\); \(b\); \(1\); \(2\).

Suy ra, tập hợp \(X\) có \( 2 \) phần tử, \( 3 \) phần tử hoặc \( 4 \) phần tử.

Khi đó, tập hợp \(X\) có thể là \(\{a;1\}\), \(\{a;1;2\}\), \(\{a;b;1\}\), \(\{a;b;1;2\}\).

Câu 16:

Cho \(A=\{8k+3\mid k\in\mathbb{Z}\}\); \(B=\{2k+1\mid k\in\mathbb{Z}\}\). Chứng minh rằng \(A\subset B\).

Ta cần chứng minh mọi phần tử của \(A\) đều thuộc \(B\).

Giả sử \(x\in A, x=8k+3\).

Khi đó ta có thể viết \(x=8k+2+1=2(4k+1)+1\).

Đặt \(l=4k+1\), \(l \in \mathbb{Z}\), \(x\) được viết thành \(x=2l+1\). Suy ra \(x\in B\).

Vậy \(A\subset B\).

Câu 17:

Cho hai tập hợp \( A=\{x \in \mathbb{Z} \mid x \text{ chia hết cho } 3 \text{ và } 2\}\) và \(B=\{x \in \mathbb{Z} \mid x \text{ chia hết cho } 6\}\).

Chứng minh rằng \(A=B\).

Trước hết, ta cần chứng minh \(A \subset B\). Thật vậy, với \(x \in A\) bất kì, ta luôn có \(x\) chia hết cho \( 2 \) và \(x\) chia hết cho \( 3 \). Vì \(2;3\) là hai số nguyên tố cùng nhau nên \(x\) chia hết cho \(6\). Suy ra, \(x \in B\).

Mặt khác, vì \(6=2\cdot3\) nên với phần tử \(x \in B\) bất kì, ta luôn có \(x\) chia hết cho \( 2 \) và \( 3 \).

Suy ra \(x \in A\). Do đó, \(B \subset A\).

Vậy \(A=B\).

Dạng 2. Hàm hợp

Dạng 3. Ứng dụng thực tế