Dạng 1. Xác định các yếu tố liên quan đến mặt phẳng
Dạng 2. Viết phương trình mặt phẳng
Dạng 3. Góc giữa hai mặt phẳng, giữa mặt phẳng và trục tọa độ
Dạng 4. Tính khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng
Câu 1:
Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\).
Trong các khẳng định sau, những khẳng định nào là đúng?
a) \(\overrightarrow{AA'}\) và \(2\overrightarrow{BB'}\) đều là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \((ABCD)\).
b) \(\overrightarrow{BD}\) là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \((ACC'A')\).
c) \(\overrightarrow{A'C'}\) là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \((ABCD)\).
Vì các đường thẳng \(AA'\), \(BB'\) vuông góc với mặt phẳng \((ABCD)\), nên \(\overrightarrow{AA'}\) và \(\overrightarrow{BB'}\) đều là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \((ABCD)\).
Đường thẳng \(BD\) vuông góc với hai đường thẳng \(AC\) và \(AA'\), nên vuông góc với mặt phẳng \((ACCA')\). Vậy \(\overrightarrow{BD}\) là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \((ACCA')\).
Đường thẳng \(A'C'\) không vuông góc với mặt phẳng \((ABCD)\), nên vectơ \(\overrightarrow{A'C'}\) không phải là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng đó.
Vậy các khẳng định a và b là đúng, khẳng định c là sai.
Câu 2:
Trong không gian \(Oxyz\), cho các điểm \(A(1;-2;3)\), \(B(-3;0;1)\). Gọi \((\alpha)\) là mặt phẳng trung trực của đoạn \(AB\). Hãy chỉ ra một véc-tơ pháp tuyến của \((\alpha)\).
Vì \((\alpha)\) là mặt phẳng trung trực của đoạn \(AB\) nên \(AB\perp(\alpha)\).
Do đó \(\overrightarrow{AB}=(-4;2;-2)\) là một véc-tơ pháp tuyến của \((\alpha)\).
Câu 3:
Trong không gian \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{u}=(1;-2;0)\) và \(\overrightarrow{v}=(3;1;-4)\). Tính \([\overrightarrow{u},\overrightarrow{v}]\).
Ta có
\([\overrightarrow{u},\overrightarrow{v}]=\left(\begin{vmatrix}-2&0\\1&-4\end{vmatrix};\begin{vmatrix}0&1\\-4&3\end{vmatrix};\begin{vmatrix} 1& -2\\3 & 1\end{vmatrix}\right)=(8;4;7)\).
Câu 4:
Trong không gian \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{u}=(2;3;1)\) và \(\overrightarrow{v}=(4;6;2)\). Tính \([\overrightarrow{u},\overrightarrow{v}]\).
Ta có \(\overrightarrow{v}=2\overrightarrow{u}\), suy ra \(\overrightarrow{u}\) và \(\overrightarrow{v}\) cùng phương. Do đó \([\overrightarrow{u}, \overrightarrow{v}]=\overrightarrow{0}=(0;0;0)\).
Câu 5:
Trong không gian \(Oxyz\), cho các véc-tơ \(\overrightarrow{u}=(2;-1;0)\), \(\overrightarrow{v}=(1;-1;2)\). Gọi \((\alpha)\) là một mặt phẳng song song với các giá của \(\overrightarrow{u}, \overrightarrow{v}\). Hãy tìm một véc-tơ pháp tuyến của \((\alpha)\).
Ta có
\(\overrightarrow{n}=[\overrightarrow{u}, \overrightarrow{v}]=\left(\begin{vmatrix}-1&0\\-1&2\end{vmatrix};\begin{vmatrix}0&2\\2&1\end{vmatrix};\begin{vmatrix} 2& -1\\1 & -1\end{vmatrix}\right)=(-2;-4;-1)\ne\overrightarrow{0}\).
Do đó \(\overrightarrow{u}, \overrightarrow{v}\) là cặp véc-tơ chỉ phương và \(\overrightarrow{n}\) là một véc-tơ pháp tuyến của \((\alpha)\).
Câu 6:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm không thẳng hàng \(A(1;-2;1)\), \(B(-2;1;0)\), \(C(-2;3;2)\). Hãy chỉ ra một véc-tơ chỉ phương của mặt phẳng \((ABC)\).
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-3;3;-1)\), \(\overrightarrow{BC}=(0;2;2)\) là cặp véc-tơ chỉ phương của \((ABC)\).
Do đó \(\overrightarrow{n}=[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{BC}]=\left(\begin{vmatrix}3&-1\\2&2\end{vmatrix};\begin{vmatrix}-1&-3\\2&0\end{vmatrix};\begin{vmatrix} -3& 3\\0 & 2\end{vmatrix}\right)=(8;6;-6)\) là một véc-tơ pháp tuyến của \((ABC)\).
Câu 7:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((\alpha)\colon x+2y-z+1=0\).
a) Hãy chỉ ra một véc-tơ pháp tuyến của \((\alpha)\).
b) Véc-tơ \(\overrightarrow{m}=(2;4;-2)\) có là véc-tơ pháp tuyến của \((\alpha)\) hay không?
c) Trong hai điểm \(A(1;3;2)\), \(B(1;1;4)\), điểm nào thuộc mặt phẳng \((\alpha)\)?
a) Mặt phẳng \((\alpha)\) nhận \(\overrightarrow{n}=(1;2;-1)\) làm một véc-tơ pháp tuyến.
b) Do \(\overrightarrow{m}=2\overrightarrow{n}\) nên \(\overrightarrow{m}\) cũng là một véc-tơ pháp tuyến của \((\alpha)\).
c) Ta cần kiểm tra xem trong hai điểm \(A(1;3;2)\), \(B(1;1;4)\), điểm nào có tọa độ thỏa mãn phương trình mặt phẳng \((\alpha)\).
Do \(1+2\cdot 3-2+1\ne\) và \(1+2\cdot 1-4+1=0\) nên trong hai điểm \(A\), \(B\) chỉ có tọa độ điểm \(B\) thỏa mãn phương trình mặt phẳng \((\alpha)\).
Vậy điểm \(B\) thuộc mặt phẳng \((\alpha)\), điểm \(A\) không thuộc mặt phẳng \((\alpha)\).
Câu 8:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \(\alpha\colon x+2=0\).
a) Điểm \(A(-2;1;0)\) có thuộc \((\alpha)\) hay không?
b) Hãy chỉ ra một véc-tơ pháp tuyến của \((\alpha)\).
a) Ta có \(-2+2=0\) nên tọa độ điểm \(A\) thỏa mãn phương trình mặt phẳng \((\alpha)\).
Vậy điểm \(B\) thuộc mặt phẳng \((\alpha)\).
b) Mặt phẳng \((\alpha)\) nhận \(\overrightarrow{n}=(1;0;0)\) làm một véc-tơ pháp tuyến.
Câu 1:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua điểm \(M(2;-1;0)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(3;-4;6)\).
Mặt phẳng \((\alpha)\) có phương trình là
\(3(x-2)-4[y-(-1)]+6(z-0)=0\Leftrightarrow 3x-4y+6z-10=0.\)
Câu 2:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua điểm \(M(1;2;-4)\) và vuông góc với trục \(Oz\)
Măt phẳng \((\alpha)\) vuông góc với trục \(Oz\) nên nhận véc-tơ \(\overrightarrow{k}=(0;0;1)\) làm véc-tơ pháp tuyến.
Mặt phẳng \((\alpha)\) có phương trình là
\(1[z-(-4)]=0\Leftrightarrow z+4=0.\)
Câu 3:
Trong không gian \(Oxyz\), cho các điểm \(A(1;-2;-1)\), \(B(4;1;2)\), \(C(2;3;1)\). Viết phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua điểm \(A(1;-2;-1)\) đồng thời song song với trục \(Oy\) và đường thẳng \(BC\).
Mặt phẳng \((ABC)\) song song với trục \(Oy\) và đường thẳng \(BC\) nên nhận \(\overrightarrow{j}=(0;1;0)\), \(\overrightarrow{BC}=(-2;2;-1)\) làm cặp véc-tơ chỉ phương.
Do đó \((ABC)\) có một véc-tơ pháp tuyến là
\(\overrightarrow{n}=[\overrightarrow{j},\overrightarrow{BC}]=(-1;0;2).\)
Mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua \(A(1;-2;-1)\) và nhận \(\overrightarrow{n}=(-1;0;2)\) làm véc-tơ pháp tuyến nên có phương trình là
\(-1(x-1)+2[z-(-1)]=0\Leftrightarrow -x+2z+3=0\Leftrightarrow x-2z-3=0.\)
Câu 4:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(2;1;-1)\), \(B(3;2;1)\), \(C(3;1;4)\).
a) Chứng minh rằng \(A\), \(B\), \(C\) không thẳng hàng.
b) Viết phương trình mặt phẳng \((ABC)\).
a) Hai véc-tơ \(\overrightarrow{AB}=(1;1;2)\), \(\overrightarrow{AC}=(1;0;5)\) không cùng phương nên ba điểm \(A,B,C\) không thẳng hàng.
b) Mặt phẳng \((ABC)\) có cặp véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{AB}=(1;1;2)\), \(\overrightarrow{AC}=(1;0;5)\) nên có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}]=(5;-3;-1)\).
Mặt phẳng \((ABC)\) đi qua \(A(2;1;-1)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(5;-3;-1)\) nên có phương trình
\(5(x-2)-3(y-1)-1(z+1)=0\Leftrightarrow 5x-3y-z-8=0.\)
Câu 5:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua hai điểm \(A(1;2;-2)\), \(B(2;4;1)\) và vuông góc với mặt phẳng \((Q)\colon x+3y+z-1=0\).
Mặt phẳng \((Q)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n_Q}=(1;3;1)\).
Mặt phẳng \((P)\) đi qua \(A\), \(B\) và vuông góc với \((Q)\) nên có cặp véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{AB}=(1;2;3)\) và \(\overrightarrow{n_Q}=(1;3;1)\).
Do đó \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_P}=\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{n_Q}\right]=(-7;2;1)\).
Mặt phẳng \((P)\) đi qua \(A(1;2;-2)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n_P}=(-7;2;1)\) nên có phương trình
\(-7x+2y+z-((-7)\cdot 1+2\cdot 2+1\cdot(-2))=0\Leftrightarrow 7x-2y-z-5=0.\)
Câu 6:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((\alpha)\colon 3 x-y+z+\sqrt{2}=0\) và \((\beta)\colon 3 \sqrt{2} x-\sqrt{2} y+\sqrt{2} z+1=0.\) Hỏi \((\alpha)\) và \((\beta)\) có song song với nhau hay không?
Các mặt phẳng đã cho có vectơ pháp tuyến tương ứng là \(\overrightarrow{n_\alpha}=(3;-1,1), \overrightarrow{n_{\beta}}=(3\sqrt{2};-\sqrt{2};\sqrt{2})\).
Do \(\overrightarrow{n_p}=\sqrt{2}\cdot\overrightarrow{n_a}\) và \(1\neq\sqrt{2}\cdot\sqrt{2}\) nên hai mặt phẳng \((\alpha)\) và \((\beta)\) song song với nhau.
Câu 7:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((\alpha)\colon 5x+2y-4z+6=0\) và \((\beta)\colon 10x+4y-2z+12=0.\)
a) Hỏi \((\alpha)\) và \((\beta)\) có song song với nhau hay không?
b) Chứng minh rằng điểm \(M(1;-3;5)\) không thuộc mặt phẳng \((\alpha)\) nhưng thuộc mặt phẳng \((\beta)\).
c) Viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua \(M(1;-3;5)\) và song song với \((\alpha)\).
a) Các mặt phẳng đã cho có vectơ pháp tuyến tương ứng là \(\overrightarrow{n_\alpha}=(5;2,-4), \overrightarrow{n_{\beta}}=10;4;-2)\).
Do \(\overrightarrow{n_\alpha}\) không cùng phương \(\overrightarrow{n_\beta}\) nên hai mặt phẳng đã cho cắt nhau.
b) Ta có \(\begin{cases}&5\cdot1+2\cdot(-3)+6=5\\&10\cdot1+4\cdot(-3)-2\cdot5+12=0}\) nên \(M(1;-3;5)\) không thuộc mặt phẳng \((\alpha)\) nhưng thuộc mặt phẳng \((\beta)\).
c) Mặt phẳng \((P)\) song song với \((\alpha)\) nên \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_\alpha}\).
Do đó \((P)\) có phương trình
\[5(x-1)+2(y+3)-4(z-5)=0 \Leftrightarrow 5x+2y-4z+21=0.\]
Câu 8:
Trong không gian \(Oxyz\), tính khoảng cách từ điểm \(M(1;2;-1)\) đến mặt phẳng \((P)\colon x+2y-2z+5=0\).
Khoảng cách tử điểm \(M(1;2;-1)\) đến mặt phẳng \((P)\colon x+2y-2z+5=0\) là
\(\mathrm{d}(M,(P))=\displaystyle\frac{|1+2 \cdot 2-2 \cdot(-1)+5|}{\sqrt{1^2+2^2+(-2)^2}}=4.\)
}
Câu 9:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P)\colon x+3y+z+2=0\) và \((Q)\colon x+3y+z+5=0\).
a) Chứng minh rằng \((P)\) và \((Q)\) song song với nhau.
b) Lấy một điểm thuộc \((P)\), tính khoảng cách từ điểm đó đến \((Q)\). Từ đó tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\).
a) Hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) lần lượt có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_P}=(1;3;1),\overrightarrow{n_Q}=(1;3;1)\).
Do đó \(\overrightarrow{n_P}=1 \cdot \overrightarrow{n}_Q\). Và do \(5 \ne 1 \cdot 2\) nên hai mặt phẳng đã cho song song với nhau.
b) Gọi \(M(-2;0;0) \in (P)\).
Khi đó khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) bằng
\[\mathrm{d}(M,(Q))=\displaystyle\frac{|-2+3\cdot0 +0 +5|}{\sqrt{1^2+3^2+1^2}}=\displaystyle\frac{3\sqrt{11}}{11}.\]
Câu 10:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng đi qua điểm \(M(1;2;-1)\) và vuông góc với trục \(Ox\).
Mặt phẳng \((P)\) qua \(M(1;2;-1)\) vuông góc với trục \(Ox\) nên có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{i}=(1;0;0)\). Phương trình mặt phẳng \((P)\) là
\[1(x-1)+0(y-2)+0(z+1)=0 \Leftrightarrow x-1=0.\]
Câu 11:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(M(1;-1;5)\) và vuông góc với hai mặt phẳng \((Q)\colon 3 x+2 y-z=0\), \((R)\colon x+y-z=0\).
Mặt phẳng \((Q),(R)\) lần lượt có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_Q}=(3;2;-1),\overrightarrow{n_R}=(1;1;-1)\).
Mặt phẳng \((P)\) qua \(M(1;-1;5)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\left [\overrightarrow{n_Q};\overrightarrow{n_R}\right ]=(-1;2;1)\) nên có phương trình là
\[-1(x-1)+2(y+1)+1(z-5)=0 \Leftrightarrow -x+2y+z-2=0.\]
Câu 12:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng đi qua \(M(2;3;-1)\), song song với trục \(Ox\) và vuông góc với mặt phẳng \((Q)\colon x+2y-3z+1=0\).
\(\overrightarrow{i}=(1;0;0)\). Mặt phẳng \((Q)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_Q}=(1;2;-3)\).
Mặt phẳng cần tìm qua \(M(2;3;-1)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\left[\overrightarrow{i};\overrightarrow{n_Q}\right]=(0;3;2)\) nên có phương trình là
\[0(x-2)+3(y-3) +2(z+1)=0 \Leftrightarrow 3y+2z-7=0.\]
Câu 13:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P):~x-2y+2z-1=0\) và hai điểm \(A(1;-1;2)\), \(B(-1;1;0)\).
a) Tính khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng \((P)\).
b) Viết phương trình mặt phẳng \((Q)\) đi qua \(A\) và song song với mặt phẳng \((P)\).
c) Viết phương trình mặt phẳng \((R)\) chứa \(A\), \(B\) và vuông góc với mặt phẳng \((P)\).
a) \(\mathrm{d}\left(A,(P)\right)=\displaystyle\frac{\left|1-2\cdot(-1)+2\cdot2-1\right|}{\sqrt{1^2+(-2)^2+2^2}}=2\).
b) Mặt phẳng \((P)\) nhận vectơ có toạ độ \((1;-2;2)\) làm một vectơ pháp tuyến.
Vì mặt phẳng \((Q)\) song song mặt phẳng \((P)\) nên phương trình mặt phẳng \((Q)\) có dạng \(x-2y+2z+D=0\) (trong đó \(D\ne-1\)).
Mà \((Q)\) đi qua \(A\) nên ta có \(1-2\cdot(-1)+2\cdot2+D=0\Leftrightarrow D=-7\) (thoả \(D\ne-1\)).
Phương trình mặt phẳng \((Q)\) là
\(x-2y+2z-7=0.\)
c) Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-2;2;-2)\) và mặt phẳng \((P)\) nhận vectơ \(\overrightarrow{n}_P=(1;-2;2)\) làm một vectơ pháp tuyến, \(\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{n}_P\right]=(4;2;2)\).
Mặt phẳng \((R)\) chứa \(A\), \(B\) và vuông góc với mặt phẳng \((P)\) nên nhận vectơ có toạ độ \((4;2;2)\) là một vectơ pháp tuyến. Phương trình mặt phẳng \((R)\) là
\(4(x-1)+2(y+1)+2(z-2)=0\Leftrightarrow 4x+2y+2z-6=0.\)
Câu 14:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P):~x-y-z-1=0\), \((Q):~2x+y-z-2=0\) và điểm \(A(-1;2;0)\). Viết phương trình mặt phẳng \((R)\) đi qua điểm \(A\) đồng thời vuông góc với cả hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\).
Vì mặt phẳng \((R)\) đồng thời vuông góc với cả hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) nên nhận hai vectơ \(\overrightarrow{u}=(1;-1;-1)\) và \(\overrightarrow{v}=(2;1;-1)\) làm hai vectơ chỉ phương.
Khi đó, mặt phẳng \((Q)\) nhận vectơ \(\left[\overrightarrow{u},\overrightarrow{v}\right]=(2;-1;3)\) làm một vectơ pháp tuyến, đồng thời đi qua điểm \(A(-1;2;0)\) nên phương trình mặt phẳng là
\(2(x+1)-(y-2)+3z=0\Leftrightarrow 2x-y+3z+4=0.\)
Câu 15:
Trong không gian \(Oxyz\), cho bốn điểm \(A(4 ; 0 ; 0)\), \(B(0 ; -5 ; 0)\), \(C(0 ; 0 ; 6)\), \(D(-5 ; 3 ; 4)\). Viết phương trình các mặt phẳng \((ABC)\), \((BCD)\), \((ABD)\), \((ACD)\).
+) Mặt phẳng \((ABC)\) đi qua ba điểm \(A(4 ; 0 ; 0)\), \(B(0 ; -5 ; 0)\), \(C(0 ; 0 ; 6)\) có phương trình là
\(\displaystyle\frac{x}{4}+\displaystyle\frac{y}{-5}+\displaystyle\frac{z}{6}=1.\)
+) Ta có \(\overrightarrow{BC}=(0 ; 5 ; 6)\), \(\overrightarrow{BD}=(-5 ; 8 ; 4)\) là cặp véc-tơ chỉ phương của mặt phẳng \((BCD)\) nên một véc-tơ pháp tuyến của \((BCD)\) là \(\left[\overrightarrow{BC}, \overrightarrow{BD}\right]=(-28 ; -30 ; 25)\).
Vậy mặt phẳng \((BCD)\) đi qua \(B(0 ; -5 ; 0)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(-28 ; -30 ; 25)\) nên có phương trình là
\begin{eqnarray*}-28x-30(y+5)+25z=0 \qquad \text{hay } -28x-30y+25 z-150=0.\end{eqnarray*}
+) Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-4 ; -5 ; 0)\), \(\overrightarrow{AD}=(-9 ; 3 ; 4)\) là cặp véc-tơ chỉ phương của mặt phẳng \((ABD)\) nên một véc-tơ pháp tuyến của \((ABD)\) là \(\left[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AD}\right]=(-20 ; 16 ; -57)\).
Vậy mặt phẳng \((ABD)\) đi qua \(A(4 ; 0 ; 0)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(-20 ; 16 ; -57)\) nên có phương trình là
\(-20(x-4)+16y-57z=0\) hay \(-20x+16y-57 z+80=0\).
+) Ta có \(\overrightarrow{AC}=(-4 ; 0 ; 6)\), \(\overrightarrow{AD}=(-9 ; 3 ; 4)\) là cặp véc-tơ chỉ phương của mặt phẳng \((ACD)\) nên một véc-tơ pháp tuyến của \((ACD)\) là \(\left[\overrightarrow{AC}, \overrightarrow{AD}\right]=(-18 ; -38 ; -12)\).
Vậy mặt phẳng \((ACD)\) đi qua \(A(4 ; 0 ; 0)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(9 ; 19 ; 6)\) nên có phương trình là
\(9(x-4)+19y+6z=0\) hay \(9x+19y+6z-36=0.\)
Câu 16:
Trong không gian \(Oxyz\), cho tứ diện \(ABCD\) có các đỉnh là \(A(5 ; 1 ; 3)\), \(B(1 ; 6 ; 2)\), \(C(5 ; 0 ; 4)\) và \(D(4 ; 0 ; 6)\). Tìm một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((\alpha)\) chứa cạnh \(AB\) và song song với cạnh \(CD\).
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-4 ; 5 ;-1)\), \(\overrightarrow{CD}=(-1 ; 0 ; 2)\) nên \(\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{CD}\) không cùng phương.
Mà giá của \(\overrightarrow{AB}\) nằm trong mặt phẳng \((\alpha)\) và giá của \(\overrightarrow{CD}\) song song với mặt phẳng \((\alpha)\) nên \(\overrightarrow{AB}\), \(\overrightarrow{CD}\) là một cặp véc-tơ chỉ phương của mặt phẳng \((\alpha)\).
Vậy một véc-tơ pháp tuyến của \((\alpha)\) là
\(\begin{aligned}\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{CD}\right]&=\left(\left|\begin{array}{cc}5 & -1 \\0 & 2\end{array}\right|;\left|\begin{array}{cc}-1& -4\\2 & -1\end{array}\right|;\left|\begin{array}{cc}-4& 5 \\-1& 0\end{array}\right|\right)\\ &=\left(5\cdot 2-0 \cdot(-1);(-1)\cdot(-1)-2\cdot(-4);(-4)\cdot0-5\cdot(-1)\right)\\&=(10 ; 9 ; 5).\end{aligned}\)
Câu 17:
Trong không gian \(O x y z\), cho mặt phẳng \((\alpha)\) có phương trình \(2 x+3 y-z+2=0\).
a) Tìm một véc-tơ pháp tuyến của \((\alpha)\).
b) Trong hai điểm \(A(1 ; 3 ; 2)\) và \(B(4 ; -1 ; 7)\), điểm nào thuộc \((\alpha)\)?
a) Một véc-tơ pháp tuyến của \((\alpha)\) là \(\overrightarrow{n}=(2 ; 3 ;-1)\).
b) Thay lần lượt toạ độ của các điểm \(A\) và \(B\) vào vế trái của phương trình \((\alpha)\), ta có
\(2\cdot 1+3\cdot 3-2+2=11 \neq 0\), nên toạ độ điểm \(A\) không thoả mãn phương trình của \((\alpha)\).
Vậy \(A\) không thuộc \((\alpha)\).
\(2\cdot 4+3\cdot(-1)-7+2=0\), nên toạ độ điểm \(B\) thoả mãn phương trình của \((\alpha)\).
Vậy \(B\) thuộc \((\alpha)\).
Câu 18:
Trong không gian \(Oxyz\), tìm một véc-tơ pháp tuyến của các mặt phẳng sau
a) \((\alpha)\colon x-5y+2=0\);
b) \((\beta)\colon 2y+3=0\).
a) Véc-tơ \(\overrightarrow{n}=(1 ; -5 ; 0)\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((\alpha)\).
b) Véc-tơ \(\overrightarrow{n'}=(0 ; 2 ; 0)\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((\beta)\).
Câu 19:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình tổng quát của mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua điểm \(M_{0}(1 ; -2 ; 3)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(-2 ; 1 ; 4)\).
\((\alpha)\) đi qua \(M_{0}(1 ; -2 ; 3)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(-2 ; 1 ; 4)\) nên có phương trình là
\begin{eqnarray*}-2(x-1)+(y+2)+4(z-3)=0 \qquad \text{hay } -2x+y+4z-8=0.\end{eqnarray*}
Câu 20:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(M(1 ; 1 ; 1)\), \(N(4 ; 3 ; 2)\), \(P(5 ; 2 ; 1)\). Viết phương trình tổng quát của mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua điểm \(P\) và vuông góc với \(MN\).
Mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua điểm \(P\) và nhận \(\overrightarrow{MN}=(3; 2 ; 1)\) làm véc-tơ pháp tuyến nên có phương trình là
\begin{eqnarray*}3(x-5)+2(y-2)+(z-1)=0 \qquad \text{hay } 3x+2y+z-20=0.\end{eqnarray*}
Câu 21:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình tổng quát của mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua điểm \(N(3 ; 1 ;-2)\) và có cặp véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{a}=(0 ; 2 ; 1)\), \(\overrightarrow{b}=(-1 ; 4 ; 0)\).
\((\alpha)\) có cặp véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{a}=(0 ; 2 ; 1)\), \(\overrightarrow{b}=(-1 ; 4 ; 0)\) nên \((\alpha)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\left[\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}\right]=(-4 ; -1 ; 2)\).
Vậy \((\alpha)\) đi qua \(N(3 ; 1 ; -2)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(-4 ; -1 ; 2)\) nên có phương trình là
\begin{eqnarray*}-4(x-3)-(y-1)+2(z+2)=0 \qquad \text{hay } -4x-y+2z+17=0.\end{eqnarray*}
Câu 22:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(1 ; -2 ; 3)\), \(\overrightarrow{b}=(3 ; 2 ;-1)\), \break \(\overrightarrow{c}=(-2 ; 4 ;-6)\) và điểm \(A(4 ; 1 ; 0)\). Viết phương trình tổng quát của các mặt phẳng đi qua \(A\) và nhận hai trong ba véc-tơ \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{b}\), \(\overrightarrow{c}\) làm cặp véc-tơ chỉ phương.
Gọi \((\alpha)\) là mặt phẳng cần tìm.
Ta thấy hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{c}\) cùng phương và \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{b}\) không cùng phương nên \((\alpha)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\left[\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}\right]=(-4 ;10 ; 8)\).
Vậy \((\alpha)\) đi qua \(A(4 ; 1 ; 0)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(-4 ; 10 ; 8)\) nên có phương trình là
\begin{eqnarray*}-4(x-4)+10(y-1)+8z=0 \qquad \text{hay } -2x+5y+4z+3=0.\end{eqnarray*}
Câu 23:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình của mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua ba điểm
a) \(A(2 ; -1 ; 3)\), \(B(4 ; 0 ; 1)\), \(C(-10 ; 5 ; 3)\);
b) \(A(a ; 0 ; 0)\), \(B(0 ; b ; 0)\), \(C(0 ; 0 ; c)\) (với \(abc \neq 0\)).
a) Ta có \(\overrightarrow{AB}=(2 ; 1 ;-2)\), \(\overrightarrow{AC}=(-12 ; 6 ; 0)\) là cặp véc-tơ chỉ phương của \((\alpha)\) nên một véc-tơ pháp tuyến của \((\alpha)\) là \(\left[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC}\right]=(12 ; 24 ; 24)\).
Vậy \((\alpha)\) qua \(A(2 ; -1 ; 3)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(12 ; 24 ; 24)\) nên có phương trình là
\begin{eqnarray*}12(x-2)+24(y+1)+24(z-3)=0 \qquad \text{hay } x+2y+2 z-6=0.\end{eqnarray*}
b) Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-a ; b ; 0)\), \(\overrightarrow{AC}=(-a ; 0 ; c)\) là cặp véc-tơ chỉ phương của \((\alpha)\) nên một véc-tơ pháp tuyến của \((\alpha)\) là \(\left[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC}\right]=(b c ; c a ; a b)\).
Vậy \((\alpha)\) đi qua \(A(a ; 0 ; 0)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(b c ; c a ; a b)\) nên có phương trình là
\(b c\cdot(x-a)+c a\cdot(y-0)+a b\cdot(z-0)=0 \Leftrightarrow b c x+c a y+a b z-a b c=0.\)
\(\text{Hay } b c x+c a y+a b z=a b c \Leftrightarrow \displaystyle\frac{x}{a}+\displaystyle\frac{y}{b}+\displaystyle\frac{z}{c}=1.\)
Câu 24:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((\alpha)\colon 2x-3y+z+5=0\).
a) Chứng minh rằng mặt phẳng \(\left(\alpha'\right)\colon-4 x+6 y-2 z+7=0\) song song với \((\alpha)\).
b) Viết phương trình mặt phẳng \((\beta)\) đi qua điểm \(M(1 ; -2 ; 3)\) và song song với \((\alpha)\).
a) Xét \((\alpha)\colon 2x-3y+z+5=0\) và \(\left(\alpha'\right)\colon -4x+6y-2z+7=0\).
Ta có \(\displaystyle\frac{2}{-4}=\displaystyle\frac{-3}{6}=\displaystyle\frac{1}{-2} \neq \displaystyle\frac{5}{7}\) nên \((\alpha) \parallel \left(\alpha'\right)\).
b) Mặt phẳng \((\alpha)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2 ;-3 ; 1)\).
Vì \((\beta) \parallel (\alpha)\) nên \((\beta)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2 ;-3 ; 1)\).
Vậy mặt phẳng \((\beta)\) đi qua điểm \(M(1 ;-2 ; 3)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2 ;-3 ; 1)\) nên có phương trình là
\begin{eqnarray*}2(x-1)-3(y+2)+(z-3)=0 \qquad \text{hay } 2x-3y+z-11=0.\end{eqnarray*}
Câu 25:
Trong không gian \(Oxyz\), tìm các cặp mặt phẳng vuông góc với nhau trong ba mặt phẳng \(\left(\alpha_{1}\right)\colon 3 x-2 y-z-1=0\); \(\left(\alpha_{2}\right)\colon 2 x+4 y-2 z+3=0\); \(\left(\alpha_{3}\right)\colon x+2 y-z=0\).
Ba mặt phẳng \(\left(\alpha_{1}\right)\), \(\left(\alpha_{2}\right)\) và \(\left(\alpha_{3}\right)\) lần lượt có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_{1}=(3 ; -2 ; -1)\), \(\overrightarrow{n}_{2}=(2 ; 4 ; -2)\) và \(\overrightarrow{n_{3}}=(1 ; 2 ; -1)\).
Ta có
\(\overrightarrow{n}_{1} \cdot \overrightarrow{n}_{2}=3 \cdot 2+(-2) \cdot 4+(-1) \cdot(-2)=0\) nên \(\left(\alpha_{1}\right) \perp\left(\alpha_{2}\right)\);
\(\overrightarrow{n}_{1} \cdot \overrightarrow{n_{3}}=3 \cdot 1+(-2) \cdot 2+(-1) \cdot(-1)=0\) nên \(\left(\alpha_{1}\right) \perp\left(\alpha_{3}\right)\);
\(\overrightarrow{n}_{2} \cdot \overrightarrow{n_{3}}=2 \cdot 1+4 \cdot 2+(-2) \cdot(-1)=12 \neq 0\) nên \(\left(\alpha_{2}\right)\), \(\left(\alpha_{3}\right)\) không vuông góc với nhau.
Câu 26:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hình chóp \(S.ABC\) có \(S(2 ; -1 ; 7)\), \(A(2 ; -1 ; 3)\), \(B(5 ; 2 ; 3)\), \(C(8 ; -1 ; 3)\). Chứng minh rằng mặt phẳng \((SAB)\) vuông góc với hai mặt phẳng \((ABC)\) và \((SBC)\).
Ta có
\(\overrightarrow{SA}=(0 ; 0 ; -4)\), \(\overrightarrow{AB}=(3 ; 3 ; 0)\) là cặp véc-tơ chỉ phương của mặt phẳng \(\left(SAB\right)\) nên một véc-tơ pháp tuyến của \(\left(SAB\right)\) là \(\overrightarrow{n}_{1}=\left[\overrightarrow{SA}, \overrightarrow{AB}\right]=(12; -12 ; 0)\).
\(\overrightarrow{AB}=(3 ; 3 ; 0)\), \(\overrightarrow{AC}=(6 ; 0 ; 0)\) là cặp véc-tơ chỉ phương của mặt phẳng \(\left(ABC\right)\) nên một véc-tơ pháp tuyến của \(\left(ABC\right)\) là \(\overrightarrow{n}_{2}=\left[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC}\right]=(0; 0 ; -18)\).
\(\overrightarrow{SB}=(3 ; 3 ; -4)\), \(\overrightarrow{BC}=(3 ; -3 ; 0)\) là cặp véc-tơ chỉ phương của mặt phẳng \(\left(SBC\right)\) nên một véc-tơ pháp tuyến của \(\left(SBC\right)\) là \(\overrightarrow{n_{3}}=\left[\overrightarrow{SB}, \overrightarrow{BC}\right]=(-12; -12 ; -18)\).
Ta có
\(\overrightarrow{n}_{1} \cdot \overrightarrow{n}_{2}=12 \cdot 0+(-12) \cdot 0+ 0 \cdot 18=0\) nên \(\left(SAB\right) \perp\left(ABC\right)\).
\(\overrightarrow{n}_{1} \cdot \overrightarrow{n_{3}}=12 \cdot (-12)+(-12) \cdot (-12)+ 0 \cdot (-18)=0\) nên \(\left(SAB\right) \perp\left(SBC\right)\).
Câu 27:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua hai điểm \(A(3 ; 1 ; -1)\), \(B(2 ; -1 ; 4)\) và vuông góc với mặt phẳng \((\beta)\) có phương trình là \(2x-y+3z-1=0\).
Gọi \(\overrightarrow{n}_{\beta}=(2 ; -1 ; 3)\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((\beta)\).
\((\alpha)\) vuông góc với \((\beta)\) nên \(\overrightarrow{n}_{\beta}=(2 ; -1 ; 3)\) có giá song song hoặc nằm trong \((\alpha)\).
\((\alpha)\) đi qua \(A\) và \(B\) nên \(\overrightarrow{AB}=(-1 ; -2 ; 5)\) có giá nằm trong \((\alpha)\).
Hơn nữa \(\overrightarrow{A B}=(-1 ; -2 ; 5)\) và \(\overrightarrow{n}_{\beta}=(2 ; -1 ; 3)\) không cùng phương nên chúng là cặp véc-tơ chỉ phương của mặt phẳng \((\alpha)\).
Do đó mặt phẳng \((\alpha)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_{\alpha}=\left[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{n}_{\beta}\right]=(-1 ; 13 ; 5)\).
Vậy phương trình của \((\alpha)\) là
\begin{eqnarray*}-(x-3)+13(y-1)+5(z+1)=0 \qquad \text{hay } x-13y-5z+5=0.\end{eqnarray*}
Câu 28:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua \(A(-3 ; 2 ;-1)\) và vuông góc với hai mặt phẳng \((P)\colon 2x-y+3z-1=0\), \((Q): x+2y-2z+3=0\).
Gọi \(\overrightarrow{n}_{P}=(2 ; -1 ; 3)\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\left(P\right)\) và \(\overrightarrow{n}_{Q}=(1 ; 2 ; -2)\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\left(Q\right)\).
Mặt phẳng \((\alpha)\) vuông góc với hai mặt phẳng \(\left(P\right)\) và \(\left(Q\right)\) nên \(\overrightarrow{n}_{P}\), \(\overrightarrow{n}_{Q}\) là cặp véc-tơ chỉ phương của \((\alpha)\).
Do đó mặt phẳng \((\alpha)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_{\alpha}=\left[\overrightarrow{n}_{P}, \overrightarrow{n}_{Q}\right]=(-4 ; 7 ; 5)\).
Vậy phương trình của \((\alpha)\) là
\begin{eqnarray*}-4(x-3)+7(y-1)+5(z+1)=0 \qquad \text{hay } -4x+7y+5z+10=0.\end{eqnarray*}
Câu 29:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((\alpha)\colon2x+3y-6z-7=0\), \((\beta)\colon 2x+3y-6z+14=0\)
a) Tính khoảng cách từ gốc tọa độ và điểm \(M(1;-2;3)\) đến \((\alpha)\)
b) Chứng minh \((\alpha)\parallel (\beta)\) và tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((\alpha)\) và \((\beta)\).
a) \(\mathrm{d}(O,(\alpha))=\displaystyle\frac{|2\cdot0+3\cdot0-6\cdot0-7|}{\sqrt{2^2+3^2+(-6)^2}}=\displaystyle\frac{7}{7}=1 ;\) \\\(\mathrm{d}(M,(\alpha))=\displaystyle\frac{|2\cdot1+3\cdot(-2)-6\cdot3-7|}{\sqrt{2^2+3^2+(-6)^2}}=\displaystyle\frac{29}{7}\).
b) Ta có \(\displaystyle\frac{2}{2}=\displaystyle\frac{3}{3}=\displaystyle\frac{-6}{-6}\ne \displaystyle\frac{-7}{14}\) nên \((\alpha)\parallel (\beta)\). Lấy điểm \(N(-7;0;0)\in(\beta)\).
Vây \(\mathrm{d}((\alpha),(\beta))=\mathrm{d}(N,(\alpha)) \displaystyle\frac{|2\cdot(-7)+3\cdot0-6\cdot0-7|}{\sqrt{2^2+3^2+(-6)^2}}=\displaystyle\frac{21}{7}=3\).
Câu 30:
Trong không gian \(Oxyz\), tính khoảng cách
a) Từ \(A(-2;-3;-5)\) đến mặt phẳng \((\alpha) \colon 2x-2y+z-5=0\);
b) Giữa hai mặt phẳng \((\alpha)\colon y-4=0\) và \((\beta)\colon y+5=0\)
a) \(\mathrm{d}(A,(\alpha))=\displaystyle\frac{|2\cdot(-2)-2\cdot(-3)+1\cdot(-5)-5|}{\sqrt{2^2+(-2)^2+1^2}} =\displaystyle\frac{8}{3}\);
b) Lấy \(A(0;4;0)\in (\alpha)\).
Vì \((\alpha) \parallel (\beta)\) nên \(\mathrm{d}((\alpha),(\beta))=\mathrm{d}(A,(\beta))=\displaystyle\frac{|4+5|}{1} =9\).
}
Câu 31:
Viết phương trình các mặt phẳng \((Oxy)\), \((Oyz)\), \((Oxz)\).
Mặt phẳng \((Oxy)\) qua \(O(0;0;0)\) và nhận \(\overrightarrow{k}=(0;0;1)\) làm véc-tơ pháp tuyến có phương trình là \(z=0\).
Mặt phẳng \((Oxz)\) qua \(O(0;0;0)\) và nhận \(\overrightarrow{j}=(0;1;0)\) làm véc-tơ pháp tuyến có phương trình là \(y=0\).
Mặt phẳng \((Oyz)\) qua \(O(0;0;0)\) và nhận \(\overrightarrow{i}=(1;0;0)\) làm véc-tơ pháp tuyến có phương trình là \(x=0\).
Câu 32:
Viết phương trình của mặt phẳng
a) Đi qua \(M(1;-2;4)\) và nhận \(\overrightarrow{n} =(2;3;5)\) làm véc-tơ pháp tuyến;
b) Đi qua \(A(0;-1;2)\) và song song với giá của mỗi véc-tơ \(\overrightarrow{u}=(3;2;1)\) và \(\overrightarrow{v}=(-3;0;1)\);
c) Đi qua ba điểm \(A(-1;2;3)\), \(B(2;-4;3)\) và \(C(4;5;6)\);
d) Đi qua ba điểm \(A(-3;0;0)\), \(B(0;-2;0)\) và \(C(0;0;-1)\).
a) Đi qua \(M(1;-2;4)\) và nhận \(\overrightarrow{n} =(2;3;5)\) làm véc-tơ pháp tuyến có phương trình là
\(2(x-1)+3(y+2)+5(z-4)=0\Leftrightarrow 2x+3y+5z-16=0 .\)
b) Đi qua \(A(0;-1;2)\) và song song với giá của mỗi véc-tơ \(\overrightarrow{u}=(3;2;1)\) và \(\overrightarrow{v}=(-3;0;1)\) nên có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{u},\overrightarrow{v}\right]=(2;-6;6)\) có phương trình là
\(2(x-0)-6(y+1)+6(z-2)=0\Leftrightarrow x-3y+3z-18=0 .\)
c) Ta có \(\overrightarrow{AB}=(3;-6;0) ,\overrightarrow{AC}=(5;3;3)\), nên véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((ABC)\) là
\(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right]=(-18;-9;39) .\)
Mà \((ABC)\) đi qua \(A\) nên có phương trình là
\(-18(x+1)-9(y-2)+39(z-3)=0\Leftrightarrow -18x-9y+39z-117=0 .\)
d) Đi qua ba điểm \(A(-3;0;0),B(0;-2;0)\) và \(C(0;0;-1)\) có phương trình là
\(\displaystyle\frac{x}{-3}+\displaystyle\frac{y}{-2}+\displaystyle\frac{z}{-1}=1\Leftrightarrow 2x+3y+6z+6=0 .\)
Câu 33:
Viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\) với \(A(2;3;-4)\) và \(B(4;-1;0)\).
Gọi \(I\) là trung điểm của \(AB\Rightarrow I(3;1;-2)\).
Mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\) qua \(I\) và nhận \(\overrightarrow{AB}=(2;-4;4)\) là véc-tơ pháp tuyến có phương trình
\(2(x-3)-4(y-1)+4(z+2)=0\Leftrightarrow x-2y+2z+3=0 .\)
}
Câu 34:
Viết phương trình của mặt phẳng
a) Chứa trục \(Ox\) và điểm \(M(-4;1;2)\);
b) Chứa trục \(Oy\) và điểm \(N(0;4;-3)\);
c) Chứa trục \(Oz\) và điểm \(P(3;0;-7)\).
a) Mặt phẳng \((P)\) chứa trục \(Ox\) và điểm \(M(-4;1;2)\) nên có véc-tơ pháp tuyến \\\(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{i},\overrightarrow{OM}\right]=(0;-2;1)\), phương trình của \((P)\) là \(-2y+z=0\).
b) Mặt phẳng \((Q)\) chứa trục \(Oy\) và điểm \(N(0;4;-3)\) nên có véc-tơ pháp tuyến \\\(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{j},\overrightarrow{ON}\right]=(-3;0;0)\), phương trình của \((Q)\) là \(x=0\).
c) Mặt phẳng \((R)\) chứa trục \(Oz\) và điểm \(P(3;0;-7)\) nên có véc-tơ pháp tuyến \\\(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{k},\overrightarrow{OP}\right]=(0;3;0)\), phương trình của \((R)\) là \(y=0\).
Câu 35:
Viết phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua \(M(1;3;-2)\) và song song với mặt phẳng \break{ }\((\beta)\colon 2x-y+3x+4=0\).
Mặt phẳng \((\alpha)\) song song với mặt phẳng \((\beta)\) nên có dạng \(2x-y+3z+m=0 \,\,(m\ne 4)\).
\(M\in (\alpha)\Leftrightarrow 2\cdot1-1\cdot3+3\cdot(-2)+m=0\Leftrightarrow m=7\) (nhận).
Vậy \((\alpha)\colon 2x-y+3z+7=0\).
Câu 36:
Viết phương trình mặt phẳng đi qua hai diểm \(A(1;0;1)\), \(B(5;2;3)\) và vuông góc với mặt phẳng \((\beta) \colon 2x-y+z-7=0\).
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(4;2;2)\) và véc-tơ pháp tuyến của \((\beta)\) là \(\overrightarrow{n_{\beta}}=(2;-1;1)\).
Véc-tơ pháp tuyến của \((\alpha)\) là \(\overrightarrow{n_{\alpha}}=\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{n_{\beta}}\right]=(4;0;-8)\).
Mà \((\alpha)\) đi qua \(A(1;0;1)\) nên có phương trình là
\(4(x-1)+0(y-0)-8(z-1)=0\Leftrightarrow x-2z+1=0 .\)
}
Câu 37:
Xét tính song song, vuông góc của hai mặt phẳng sau
a) \((\alpha_{1})\colon x+2y-3z+2=0\) và \((\alpha_{2})\colon -2x-4y+6x-5=0\);
b) \((\beta_{1})\colon x+2z-5=0\) và \((\beta_2) \colon 4x-3y-2z+1=0\);
c) \((\gamma_1)\colon x-2y+z+3=0\) và \((\gamma_2)\colon 2x-4y+3z+2=0\)
a) Ta có \(\displaystyle\frac{1}{-2}=\displaystyle\frac{2}{-4}=\displaystyle\frac{-3}{6}\ne \displaystyle\frac{2}{-5}\) nên \((\alpha_1) \parallel (\alpha_2)\);
b) Véc-tơ pháp tuyến của \((\beta_1)\) là \(\overrightarrow{n}_1=(1;0;2)\), véc-tơ pháp tuyến của \((\beta_2)\) là \(\overrightarrow{n}_2=(4;-3;-2)\).
Ta có \(\overrightarrow{n}_1\cdot\overrightarrow{n}_2=4\cdot1+0\cdot(-3)+2\cdot(-2) =0\) nên \((\beta_1)\perp (\beta_2)\);
c) Ta có \(\displaystyle\frac{1}{2}\ne \displaystyle\frac{1}{3}\) nên \((\gamma_1)\) cắt \((\gamma_2)\).
Véc-tơ pháp tuyến của \((\gamma_1)\) là \(\overrightarrow{n}_1=(1;-2;1)\), véc-tơ pháp tuyến của \((\gamma_2)\) là \(\overrightarrow{n}_2=(2;-4;3)\).
Ta có \(\overrightarrow{n}_1\cdot\overrightarrow{n}_2=1\cdot2+(-2)\cdot(-4)+1\cdot3 =13\ne 0\) nên \((\gamma_1)\) không vuông góc \((\gamma_2)\).
}
Câu 38:
Tính khoảng cách từ điểm \(A(4;2;-3)\) đến mặt phẳng sau
a) \((\alpha) \colon 2x-2y+z-9=0\);
b) \((\beta) \colon 12y-5z+5=0\);
c) \((Oxy)\colon z=0\).
Áp dụng công thức tính khoảng cách
a) \(\mathrm{d}(A,(\alpha))=\displaystyle\frac{|2\cdot4-2\cdot2+1\cdot(-3)-9|}{\sqrt{2^2+(-2)^2+1^2}}=\displaystyle\frac{8}{3}\);
b) \(\mathrm{d}(A,(\beta))=\displaystyle\frac{|0\cdot4+12\cdot2-5\cdot(-3)+5|}{\sqrt{0^2+(12)^2+(-5)^2}}=\displaystyle\frac{44}{13}\);
c) \(\mathrm{d}(A,(Oxy))=\displaystyle\frac{|0\cdot4+0\cdot2+1\cdot(-3)|}{\sqrt{0^2+0^2+1^2}}=3\).
Câu 39:
Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M(2;-2;1)\) và có vectơ chỉ phương
là \(\overrightarrow{a} = (1;-1; 2)\).
a) Viết phương trình tham số của đường thẳng \(d\).
b) Trong hai điểm \(A (3; -3; 3)\) và \(B (1;-1; 1)\) điểm nào thuộc \(d\)?
a) Phương trình tham số của \(d\) là \(\begin{cases}x=2+t\\y=-2-t\\z=1+2t\end{cases} (t\in \mathbb{R}).\)
b) Điểm \(M_\circ(x_\circ ; y_\circ ; z_\circ)\) thuộc đường thẳng \(d\) khi và chỉ khi có giá trị \(t\) thoả mãn hệ
phương trình \(\begin{cases}x_\circ = 2 + t\\y_\circ = -2 - t\\z_\circ=1+2t.\end{cases}\)
Ta có:
Với \(A(3; -3; 3)\), ta xét \(\begin{cases}3 = 2 + t\\-3 = -2 - t\\3=1+2t.\end{cases}\)
Hệ phương trình này có nghiệm duy nhất \(t = 1\) nên \(A\) thuộc \(d\) ứng với \(t = 1\).
Với \(B(1;-1; 1)\), ta xét \(\begin{cases}1 = 2 + t\\-1 = -2 - t\\1=1+2t.\end{cases}\)
Hệ phương trình này vô nghiệm nên \(B\) không thuộc \(d\).
Câu 40:
Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d\colon \begin{cases}x =1+2t\\y=3-3t\\z=5+4t\end{cases}\, (t\in \mathbb{R}).\)
a) Hãy tìm toạ độ một vectơ chỉ phương của \(d\).
b) Hãy tìm toạ độ của các điểm thuộc \(d\) ứng với các giá trị \(t = 0, t =-1, t = 2.\)
a) Một vectơ chỉ phương của \(d\) là \(\overrightarrow{a} = (2; -3; 4).\)
b) Với \(t = 0\), thay \(t = 0\) vào phương trình của \(d\), ta có \(\begin{cases}x =1+2\cdot 0=-1\\y=3-3\cdot 0=3\\z=5+4\cdot 0=5.\end{cases}\)
Vậy điểm \(M_1(-1; 3; 5)\) thuộc \(d\) ứng với \(t = 0.\)
Tương tự với \(t =-1\) và \(t = 2\), ta có các điểm thuộc \(d\) tương ứng là \(M_2(-3; 6; 1), M_3(3; -3; 13).\)
Câu 41:
Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d\) đi qua \(A (6; -2; 3)\) và có vectơ chỉ phương
\(\overrightarrow{a} = (2; 2;-1).\)
a) Viết phương trình tham số của \(d\).
b) Tìm điểm \(M\) thuộc \(d\) biết \(OM = 7\).
a) Phương trình tham số của \(d\) là \(\begin{cases}x=6+2t\\y=-2+2t\\z=3-t.\end{cases}\)
b) Vì \(M\in d\) nên \(M(6+2t;-2+2t;3-t)\). Theo giả thiết \(OM=7\) nên
\begin{eqnarray*}&&\sqrt{(6+2t)^2+(-2+2t)^2+(3-t)^2}=7\\&\Leftrightarrow& 9t^2+10t=0\\&\Leftrightarrow& \hoac{&t=0\\&t=-\tfrac{10}{9}}\\\end{eqnarray*}
Với \(t=0\), ta được \(M_1(6;-2;3)\).
Với \(t=-\displaystyle\frac{10}{9}\), ta được \(M_2\left(\displaystyle\frac{34}{9};-\displaystyle\frac{38}{9};\displaystyle\frac{37}{9}\right)\)
Câu 42:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình chính tắc của đường thẳng \(d\), biết:
a) Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M (4; 2;-1)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a} = (-1; -4; 3).\)
b) Đường thẳng \(d\) có phương trình tham số là \(\begin{cases}x=2-t\\y=-1+2t\\z=3-3t\end{cases} \, (t\in \mathbb{R}).\)
a) Phương trình chính tắc của đường thẳng \(d\) là \(\displaystyle\frac{x - 4}{-1} =\displaystyle\frac{y - 2}{-4}=\displaystyle\frac{z + 1}{3}.\)
b) \textbf{Cách 1:} Từ phương trình tham số của \(d\), ta có \(d\) đi qua điểm \(M (2;-1; 3)\) và có một
vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a} = (-1; 2; -3).\).
Suy ra, phương trình chính tắc của \(d\) là \(\displaystyle\frac{x - 2}{-1} = \displaystyle\frac{y + 1}{2} =\displaystyle\frac{z - 3}{-3}.\)
\textbf{Cách 2:} Từ phương trình tham số của \(d\), tính \(t\) theo \(x, y, z\), ta có \(\begin{cases}t =\displaystyle\frac{x-2}{-1}\\t =\displaystyle\frac{y+1}{2}\\t=\displaystyle\frac{z-3}{-3}.\end{cases}\)
Vậy \(\displaystyle\frac{x - 2}{-1} =\displaystyle\frac{y + 1}{2} =\displaystyle\frac{z - 3}{-3}.\) Đây là phương trình chính tắc của \(d\).
Câu 43:
Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d\) có phương trình chính tắc \[\displaystyle\frac{x - 3}{2} = \displaystyle\frac{y + 2}{3} =\displaystyle\frac{z}{6}.\]
a) Tìm toạ độ một vectơ chỉ phương của \(d\).
b) Trong hai điểm \(A (1; -5; -6)\) và \(B (3; -2; 1)\), điểm nào thuộc \(d\)?
a) Một vectơ chỉ phương của \(d\) là \(\overrightarrow{a} = (2; 3; 6).\)
b) Một điểm thuộc \(d\) khi toạ độ của điểm đó thoả mãn phương trình chính tắc của \(d\):
\[\displaystyle\frac{x - 3}{2}=\displaystyle\frac{y + 2}{3}=\displaystyle\frac{z}{6}\quad (\ast)\]
Thay toạ độ của các điểm \(A, B\) vào phương trình chính tắc \((\ast)\). Ta có:
Điểm \(A (1; -5; -6)\) thoả mãn \((\ast)\) vì \(\displaystyle\frac{1-3}{2}=\displaystyle\frac{-5+2}{3}=\displaystyle\frac{-6}{6}\) nên \(A\) thuộc \(d\).
Điểm \(B (3; -2; 1)\) không thoả mãn \((\ast)\) vì \(\displaystyle\frac{3-3}{2}=\displaystyle\frac{-2+2}{3} \ne \displaystyle\frac{1}{6}\) nên \(B\) không thuộc \(d\).
Câu 44:
Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d\) đi qua \(N(-2; 3; 1)\), có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a} = (3; -4; 5).\)
a) Viết phương trình chính tắc của đường thẳng \(d\).
b) Tìm điểm \(A\) thuộc \(d\) biết \(A\) có hoành độ bằng \(4\).
a) Đường thẳng \(d\) qua \(N(-2; 3; 1)\), có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a} = (3; -4; 5)\) có phương trình chính tắc là
\(\displaystyle\frac{x+2}{3}=\displaystyle\frac{y-3}{-4}=\displaystyle\frac{z-1}{5}\)
b) Thế \(x_A=4\) vào phương trình trên, ta được \(\begin{cases}\displaystyle\frac{y-3}{-4}=\displaystyle\frac{4+2}{3}=2\\\displaystyle\frac{z-1}{5}=\displaystyle\frac{4+2}{3}=2\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}y=-5\\z=11.\end{cases}\)
Vậy tọa độ \(A(4;-5;11)\).
Câu 45:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng đi qua hai điểm \(A (4; 2;-1)\) và \(B(3; -2; 2).\)
Phương trình tham số của \(AB\) là
\[\begin{cases}x=4+(3-4)t\\y=2+(-2-2)t\\z=-1+(2-(-1))t\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x=4-t\\y=2-4t\\z=-1+3t\end{cases}\, (t\in \mathbb{R}).\]
Phương trình chính tắc của đường thẳng \(AB\) là
\[\displaystyle\frac{x - 4}{3-4} =\displaystyle\frac{y - 2}{-2-2} =\displaystyle\frac{z - (-1)}{2-(-1)}\Leftrightarrow \displaystyle\frac{x - 4}{-1} =\displaystyle\frac{y - 2}{-4} =\displaystyle\frac{z+1}{3}\]
Câu 46:
Trong không gian \(Oxyz\), cho tam giác \(OAB\) với \(A (2; -3; 4), B (-4; 5; 0)\). Viết phương trình tham số và phương trình chính tắc (nếu có) của đường thẳng \(AB\) và đường thẳng chứa đường trung tuyến kẻ từ \(O\) của tam giác \(OAB\).
Đường thẳng \(AB\) qua \(A(2;-3;4)\) nhận \(\overrightarrow{AB}=(-6;8;-4)=-2(3;-4;2)\) làm véc-tơ chỉ phương nên phương trình tham số của \(AB\) là
\[\begin{cases}x=2+3t\\y=-3-4t\\z=4+2t\end{cases}\]
Đường thẳng \(AB\) qua \(A(2;-3;4)\) nhận \(\overrightarrow{AB}=(-6;8;-4)=-2(3;-4;2)\) làm véc-tơ chỉ phương nên phương trình chính tắc của \(AB\) là
\[\displaystyle\frac{x-2}{3}=\displaystyle\frac{y+3}{-4}=\displaystyle\frac{z-4}{2}\]
Gọi \(M(-1;1;2)\) là trung điểm của \(AB\).
Đường trung tuyến \(OM\) của tam giác \(OAB\) qua \(O\) nhận véc-tơ \(\overrightarrow{OM}\) làm véc-tơ chỉ phương có phương trình tham số là
\[\begin{cases}x=-t\\y=t\\z=2t\end{cases}\]
Đường trung tuyến \(OM\) của tam giác \(OAB\) qua \(O\) nhận véc-tơ \(\overrightarrow{OM}\) làm véc-tơ chỉ phương có phương trình chính tắc là
\[\displaystyle\frac{x}{-1}=\displaystyle\frac{y}{1}=\displaystyle\frac{z}{2}\]
Câu 47:
Tính góc giữa các cặp mặt phẳng sau
a) \(\left(\alpha\right)\colon 3x+4y+5z-1=0\) và \(\left(\beta\right)\colon 2x+y+z-3=0\).
b) \(\left(\alpha\right)\colon x-y+2z-1=0\) và \(\left(\beta\right)\colon x+2y-z+3=0\).
c) \(\left(\alpha\right)\colon x+3y-2z-1\) và \(\left(\beta\right)\colon 4x+2y+5z-3\).
a) \(\left(\alpha\right)\colon 3x+4y+5z-1=0\) và \(\left(\beta\right)\colon 2x+y+z-3=0\).
\(\left(\alpha\right)\) có véc tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_1}=\left(3;4;5\right)\) và \(\left(\beta\right)\) có véc tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_2}=\left(2;1;1\right)\).
Ta có \(\cos\left(\left(\alpha\right),\left(\beta\right)\right)
=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n_1}\cdot\overrightarrow{n_2}\right|}{\left|\overrightarrow{n_1}\right|\cdot\left|\overrightarrow{n_2}\right|} =\displaystyle\frac{15}{\sqrt{9+16+25}\cdot{\sqrt{4+1+1}}}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\Rightarrow \left(\left(\alpha\right),\left(\beta\right)\right)=30^\circ\).
b) \(\left(\alpha\right)\colon x-y+2z-1=0\) và \(\left(\beta\right)\colon x+2y-z+3=0\).
\(\left(\alpha\right)\) có véc tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_1}=\left(1;-1;2\right)\) và \(\left(\beta\right)\) có véc tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_2}=\left(1;2;-1\right)\).
Ta có \(\cos\left(\left(\alpha\right),\left(\beta\right)\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n_1}\cdot\overrightarrow{n_2}\right|}{\left|\overrightarrow{n_1}\right|\cdot\left|\overrightarrow{n_2}\right|}=\displaystyle\frac{\sqrt{1}}{2}\Rightarrow \left(\left(\alpha\right),\left(\beta\right)\right)=60^\circ\).
c) \(\left(\alpha\right)\colon x+3y-2z-1\) và \(\left(\beta\right)\colon 4x+2y+5z-3\).
\(\left(\alpha\right)\) có véc tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_1}=\left(1;3;-2\right)\) và \(\left(\beta\right)\) có véc tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_2}=\left(4;2;5\right)\).
Ta có \(\overrightarrow{n_1}\cdot\overrightarrow{n_2}=4+6-10=0\Rightarrow \left(\left(\alpha\right),\left(\beta\right)\right)=90^\circ\).
Câu 48:
Viết phương trình tham số của đường thẳng
a) đi qua hai điểm \(A(1;0;-3)\), \(B(-3;1;0)\);
b) đi qua điểm \(M(2;3;-5)\) và song song với đường thẳng \(\Delta \colon \begin{cases}x=-2+2t \\y=3-4t \\z=-5t\end{cases}\).
a) Phương trình của \(AB\) đi qua \(A(1;0;-3)\), nhận \(\overrightarrow{AB}=(-4;1;3)\) là véc-tơ chỉ phương là
\[AB \colon \begin{cases}x=1-4t\\y=t\\z=-3+3t.\end{cases}\]
b) Gọi đường thẳng cần tìm là \(d\).
Do \(d \parallel \Delta\) nên véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_d\) của \(d\) là véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_{\Delta}\) của \(\Delta\).
\(d\) đi qua \(M(2;3;-5)\), nhận \(\overrightarrow{u}_{\Delta}=\overrightarrow{u}_d=(2;-4;-5)\) làm véc-tơ chỉ phương có phương trình \[\begin{cases}x=2+2t\\y=3-4t\\z=-5-5t\end{cases}\quad (t \in \mathbb{R}).\]
Câu 49:
Cho mặt phẳng \((\alpha)\colon 2x-y+2z+11=0\) và điểm \(M(1;-1;2)\).
a) Viết phương trình mặt phẳng \((\beta)\) chứa điểm \(M\) và song song với \((\alpha)\).
b) Tính khoảng cách từ điểm \(M\) đến mặt phẳng \((\alpha)\).
a) Do \((\beta) \parallel (\alpha)\) nên \(\overrightarrow{n}_{\beta}=\overrightarrow{n}_{\alpha}=(2;-1;2)\).
\((\beta)\) chứa điểm \(M(1;-1;2)\), có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_{\beta}=(2;-1;2)\)
\[(\beta) \colon 2(x-1)-1(y+1)+2(z-2)=0 \Leftrightarrow 2x-y+2z-7=0.\]
b) Khoảng cách từ \(M\) đến \((\alpha)\) là \(\mathrm{d}(M,(\alpha))=\displaystyle\frac{\left|2\cdot 1-(-1)+2\cdot 2+11 \right|}{\sqrt{2^2+(-1)^2+2^2}}=6\).
Câu 50:
Cho mặt phẳng \((P)\) nhận \(\overrightarrow{a}=(1 ; 2 ; 3), \overrightarrow{b}=(4 ; 1 ; 5)\) làm cặp vectơ chỉ phương. Tìm một vectơ pháp tuyến của \((P)\).
Ta có tích có hướng của hai vectơ \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{b}\) là
\([\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}]=(2\cdot 5-3\cdot 1;3\cdot 4-1\cdot 5;1\cdot 1-2\cdot 4)=(7;7;-7).\)
Do đó, mặt phẳng \((P)\) nhận \(\overrightarrow{n}=\displaystyle\frac{1}{7}\left[\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}\right]=(1 ; 1 ;-1)\) làm một vectơ pháp tuyến.
Câu 51:
Cho hai mặt phẳng \((P)\), \((Q)\) có phương trình tổng quát là \((P)\colon 3 x-5 y+7 z+5=0\) và \((Q)\colon x+y-2=0.\)
a) Tìm một vectơ pháp tuyến của mỗi mặt phẳng \((P)\), \((Q)\).
b) Tìm điểm thuộc mặt phẳng \((P)\) trong số các điểm \(A(1 ; 3 ; 1)\), \(B(1 ; 2 ; 3)\).
a) Mặt phẳng \((P)\) có một vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(3 ;-5 ; 7)\).
Mặt phẳng \((Q)\) có một vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n'}=(1 ; 1 ; 0)\).
b) Thay toạ độ điểm \(A\) vào phương trình của \((P)\), ta được
\(3 \cdot 1-5 \cdot 3+7 \cdot 1+5=0\).
Vậy \(A\) thuộc \((P)\).
Thay tọa độ điểm \(B\) vào phương trình của \((P)\), ta được \(3 \cdot 1-5 \cdot 2+7 \cdot 3+5=19\neq 0\).
Vậy \(B\) không thuộc \((P)\).
Câu 52:
Viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(M(1 ; 2 ; 3)\) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1 ; 2 ; 1)\).
Vì \((P)\) đi qua điểm \(M(1 ; 2 ; 3)\) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1 ; 2 ; 1)\) nên phương trình của \((P)\) là
\(1(x-1)+2(y-2)+1(z-3)=0 \Leftrightarrow x+2 y+z-8=0.\)
Câu 53:
Viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(N(4 ; 0 ; 1)\) và có cặp vect chỉ phương là \(\overrightarrow{a}=(1 ; 2 ; 1), \overrightarrow{b}=(2 ; 1 ; 3)\).
(P) có cặp vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{a}=(1 ; 2 ; 1), \overrightarrow{b}=(2 ; 1 ; 3)\), suy ra \((P)\) có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=[\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}]=(2.3-1.1 ; 1.2-1.3 ; 1.1-2.2)=(5 ;-1 ;-3)\).
Phương trình của \((P)\) là
\(5(x-4)-1(y-0)-3(z-1)=0 \Leftrightarrow 5 x-y-3 z-17=0 .\)
Câu 54:
Viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua ba điểm \(A(1; 1; 1)\), \(B(1; 2; 2)\), \(C(4; 1; 0)\).
\((P)\) đi qua ba điểm \(A(1; 1; 1), B(1; 2; 2), C(4; 1; 0)\) nên có cặp vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{AB} = (0; 1; 1)\), \(\overrightarrow{AC} = (3; 0; -1)\),suy ra \((P)\) có vector pháp tuyến là\
\centerline\(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right] = (1\cdot(-1) - 1\cdot0; 1\cdot3- 0\cdot(-1);0\cdot0 - 1\cdot3) = (-1; 3; -3)\).}
Phương trình của \((P)\) là
\((-1)(x-1) + 3(y-1) - 3(z-1) = 0 \Leftrightarrow x - 3y + 3z - 1 = 0\).
Câu 55:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(a; 0; 0), B(0; b; 0), C(0; 0; c)\) với \(a, b, c\) đều khác \(0\). Viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua ba điểm \(A\), \(B\), \(C\).
\((P)\) có một cặp vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{AB} = (-a; b; 0)\), \(\overrightarrow{AC} = (-a; 0; c)\), do đó \((P)\) có một vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n} = \left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right] = (bc; ac; ab)\). Suy ra \((P)\) có phương trình:
\(bc(x-a) + ac(y-0) + ab(z - 0) = 0\) hay \(bcx + acy + abz - abc = 0\) hay \(\dfrac{x}{a}+\dfrac{y}{b}+\dfrac{z}{c}=1.\)
Câu 56:
Mặt phẳng \((P)\colon 4x - 3y + z + 5 = 0\) song song với mặt phẳng nào sau đây?
a) \((Q)\colon 8x + 6y + 2z + 9 = 0;\)
b) \((R)\colon 8x + 6y + 2z + 10 = 0;\)
c) \((S)\colon 4x + 2y +z + 5 = 0\).
Các mặt phẳng \((P), (Q), (S)\) có các vectơ pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow{n_1} =(4; 3; 1)\), \(\overrightarrow{n_2} = (8; 6; 2)\), \(\overrightarrow{n_3} =(4; 2; 1)\).
a) Xét \((P)\) và \((Q)\), ta có \(\overrightarrow{n_2} = 2\overrightarrow{n_1}, 9 \neq 2\cdot 5.\) Vậy \((P) \parallel (Q)\).
b) Xét \((P)\) và \((Q)\), ta có \(\overrightarrow{n_3} = 2\overrightarrow{n_1}, 10 = 2\cdot 5.\) Vậy \((P) \equiv (R)\).
c) Xét \((P)\) và \((S)\), ta có \(\displaystyle\frac{4}{4} \neq \displaystyle\frac{3}{2}\) suy ra \(\overrightarrow{n_1}\) và \(\overrightarrow{n_4}\) không cùng phương. Vậy \((P)\) cắt \((S)\).
Câu 57:
Viết phương trình mặt phẳng \((Q)\) đi qua điểm \(M(1; 2; 3)\) và song song với mặt phẳng \((P)\colon 2x + y + z + 12 = 0\).
Dễ thấy điểm \(M\) không nằm trên \((P)\). Vì \((Q) \parallel (P)\) nên \((Q)\) có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n} = (2; 1; 1)\).
Phương trình mặt phẳng \((Q)\) đi qua \(M\) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}\) là
\(2(x-1) + (y-2) + (z-3) = 0\) hay \(2x + y + z - 7 = 0\).
Câu 58:
Cho ba mặt phẳng \((P),(Q),(R)\) có phương trình là:
\((P)\colon x - 4y + 3z + 2 = 0\); \((Q)\colon 4x + y + 88 = 0\); \((R)\colon x + y + z + 9 = 0.\)
Chứng minh rằng \((P) \perp (Q)\) và \((P) \perp (R)\).
Các mặt phẳng \((P), (Q), (R)\) có véctơ pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow{n_1} = (1; -4; 3)\), \(\overrightarrow{n_2} = (4; 1; 0)\), \(\overrightarrow{n_3} = (1; 1; 1)\).
Xét \((P)\) và \((Q)\), ta có \(\overrightarrow{n_1}\cdot \overrightarrow{n_2}= 1\cdot 4 + (-4)\cdot 1 + 3\cdot 0 = 0\). Vậy \((P) \perp (Q)\).
Xét \((P)\) và \((R)\), ta có \(\overrightarrow{n_1}\cdot \overrightarrow{n_3}= 1\cdot1 + (-4)\cdot1 + 3\cdot1 = 0\). Vậy \((P) \perp (R)\).
Câu 59:
Tính khoảng cách từ điểm \(M(1; 2; 3)\) đến mặt phẳng sau
a) \((P): x + y + z + 12 = 0\);
b) \((Q): 4x + 3y + 10 = 0\).
a) \(\mathrm{d}[M,(P)] = \displaystyle\frac{|1.1 + 1.2 + 1.3 + 12|}{\sqrt{1^2 + 1^2 + 1^2}} = \displaystyle\frac{18}{\sqrt{3}} = 6\sqrt{3}.\)
b) \(\mathrm{d}[M,(Q)] = \displaystyle\frac{|4.1 + 3.2 + 0.3 + 10|}{\sqrt{4^2 + 3^2 + 0^2}} =\displaystyle\frac{20}{5} = 4\).
Câu 60:
Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song \(\left(P\right)\) và \(\left(Q\right)\) cho bởi các phương trình sau đây:
\(\left(P\right):2x+y+2z+9=0; \left(Q\right):2x+y+2z+99=0\)
Ta lấy điểm \(M\left(0;-9;0\right)\) thuộc \(\left(P\right)\).
Do hai mặt phẳng \(\left(P\right)\) và \(\left(Q\right)\) song song nên khoảng cách giữa chúng là:
\(d\left(\left(P\right),\left(Q\right)\right)=d\left(M,\left(Q\right)\right)=\frac{\left| 2\cdot 0+1.\left(-9\right)+2.0+99 \right|}{\sqrt{{{2}^{2}}+{{1}^{2}}+{{2}^{2}}}}=\frac{90}{3}=30.\)
Câu 61:
Tính chiều cao của hình chóp \(O.MNP\) với toạ độ các đỉnh là \(O\left(0;0;0\right),M\left(2;1;2\right)\), \(N\left(3;3;3\right),P\left(4;5;6\right)\).
Vì mặt phẳng \(\left(MNP\right)\) chứa ba điểm \(M\), \(N\), \(P\) nên nhận \(\overrightarrow{MN}=\left(1;2;1\right)\) và \(\overrightarrow{MP}=\left(2;4;4\right)\) làm hai vectơ chỉ phương.
Do đó, một vectơ pháp tuyến của \(\left(MNP\right)\) là \(\overrightarrow{n}=\left[ \overrightarrow{MN}, \overrightarrow{MP}\right]=(4,-2,0)\).
Phương trình mặt phẳng \(\left(MNP\right)\) là
\(4(x-2)-2(y-1)=0 \Leftrightarrow 4x -2y -6=0 \Leftrightarrow 2x-y-3=0\)
Chiều cao của hình chóp \(O.MNP\) là
\(d\left(O,\left(MNP\right)\right) = \displaystyle\frac{\left| 2\cdot 0 - 0 -3\right|}{\sqrt{2^2 + \left(-1\right)^2}}= \displaystyle\frac{3 \sqrt{5}}{5}\).
Câu 62:
Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song \(\left(R\right) \colon 8x+6y+70=0\) và \(\left(S\right)\colon 16x+12y-2=0\).
Ta lấy điểm \(M(1;-13;1)\) thuộc \((R)\). Do hai mặt phẳng \((R)\) và \((S)\) song song nên khoảng cách giữa chúng là
\(d\left(\left(R\right), \left(S\right)\right)=d\left(M, \left(S\right)\right)=\displaystyle\frac{\left| 16 \cdot 1 + 12 \cdot (-13) -2\right|}{\sqrt{16^2 + 12^2}}=\displaystyle\frac{71}{10}\).
Câu 63:
Viết phương trình của mặt phẳng:
a) Đi qua điểm \(A\left(2;0;0\right)\) và nhận \(\overrightarrow{n}=\left(2;1;-1\right)\) làm vectơ pháp tuyến;
b) Đi qua điểm \(B\left(1;2;3\right)\) và song song với giá của mỗi vectơ \(\overrightarrow{u}=\left(1;2;3\right)\) và \(\overrightarrow{v}=\left(-2;0;1\right)\);
c) Đi qua ba điểm \(A\left(1;0;0\right),B\left(0;2;0\right)\) và \(C\left(0;0;4\right)\).
a) Gọi \((P)\) là mặt phẳng cần tìm. Vì \((P)\) đi qua điểm \(A\left(2;0;0\right)\) và nhận \(\overrightarrow{n}=\left(2;1;-1\right)\) làm vectơ pháp tuyến nên phương trình của \((P)\) là
\(2 \left(x-2\right)+1\left(y-0\right)-1\left(z-0\right)=0 \Leftrightarrow 2x+y-z-4=0.\)
b) Gọi \((Q)\) là mặt phẳng cần tìm. Vì \((Q)\) song song với giá của mỗi vectơ \(\overrightarrow{u}=\left(1;2;3\right)\) và \(\overrightarrow{v}=\left(-2;0;1\right)\) nên \((Q)\) có cặp vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}\) và \(\overrightarrow{v}\), suy ra \((Q)\) có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=\left[ \overrightarrow{u},\overrightarrow{v}\right]=\left(2;-7;4\right)\).
Phương trình của \((Q)\) là
\(2\left(x-1\right)-7\left(y-2\right)+4\left(z-3\right)=0 \Leftrightarrow 2x-7y+4z=0.\)
c) Phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn đi qua ba điểm \(A,B,C\) là \(\displaystyle\frac{x}{1}+\displaystyle\frac{y}{2}+\displaystyle\frac{z}{4}=1\).
Câu 64:
a) Lập phương trình của các mặt phẳng tọa độ \(\left(Oxy\right),\left(Oyz\right),\left(Oxz\right)\).
b) Lập phương trình của các mặt phẳng đi qua điểm \(A\left(-1;9;8\right)\) và lần lượt song song với các mặt phẳng tọa độ trên.
a) Mặt phẳng \(\left(Oxy\right)\) đi qua điểm \(O\) và vuông góc với trục \(Oz\). Do đó mặt phẳng \(\left(Oxy\right)\) có một vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{k}=\left(0;0;1\right)\). Từ đó phương trình mặt phẳng \(\left(Oxy\right)\) là
\(0\left(x-0\right)+0\left(y-0\right)+1\left(z-0\right)=0 \Leftrightarrow z=0\)
Tương tự ta có phương trình mặt phẳng \(\left(Oyz\right),\left(Oxz\right)\) lần lượt là \(x=0, y=0\).
b) Gọi \((P), (Q), (R)\) là các mặt phẳng đi qua điểm \(A\) và lần lượt song song với các mặt phẳng \(\left(Oxy\right),\left(Oyz\right),\left(Oxz\right)\).
Vì \((P)\parallel (Oxy)\) nên \((P)\) có 1 vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{k}=(0;0;1)\).
Phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua \(A\) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{k}\) là
\(0\left(x+1\right)+0\left(y-9\right)+1\left(z-8\right)=0 \text{ hay } z-8=0.\)
Tương tự, ta có phương trình mặt phẳng \((Q)\) và \((R)\) lần lượt là \(x+1=0\) và \(y-9=0\).
Câu 65:
Viết phương trình mặt phẳng \(\left(Q\right)\) đi qua điểm \(C\left(1;-5;0\right)\) và song song với mặt phẳng \(\left(P\right) \colon 3x-5y+4z-2024=0\).
Vì \((Q)\parallel (P)\) nên \((Q)\) có 1 vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(3;-5;4)\).
Phương trình mặt phẳng \((Q)\) đi qua \(C\) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}\) là
\(3\left(x-1\right)-5\left(y+5\right)+4\left(z-0\right)=0 \text{ hay } 3x-5y+4z-28=0.\)
Câu 66:
Viết phương trình mặt phẳng \(\left(\alpha \right)\) đi qua hai điểm \(A\left(1;0;1\right),B\left(5;2;3\right)\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left(\beta \right):2x-y+z-7=0\).
Mặt phẳng \(\left(\alpha \right)\) có 2 vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{AB}=\left(4;2;2\right)\) và \(\overrightarrow{n_\beta}=(2;-1;1)\).
Do đó, 1 vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\left(\alpha \right)\) là \(\overrightarrow{n}=\left[ \overrightarrow{AB},\overrightarrow{n_\beta}\right]=\left(4;0;-8\right)\).
Phương trình mặt phẳng \(\left(\alpha \right)\) là
\(4\left(x-1\right)+0\left(y-0\right)-8\left(z-1\right)=0\) hay \(4x-8z+4=0\) hay \(x-2y+1=0.\)
Câu 67:
Viết phương trình mặt phẳng \(\left(R\right)\) đi qua điểm \(A\left(1;2;-1\right)\) và vuông góc với hai mặt phẳng \(\left(P\right) \colon 4x-2y+6z-11=0,\left(Q\right) \colon 2x+2y+2z-7=0\).
Mặt phẳng \(\left(R \right)\) có 2 vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{n_{(P)}}=\left(4;-2;6\right)\) và \(\overrightarrow{n_{(Q)}}=(2;2;2)\). Do đó, 1 vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\left(R \right)\) là \(\overrightarrow{n}=\left[ \overrightarrow{n_{(P)}},\overrightarrow{n_{(Q)}}\right]=\left(-16;4;12\right)\).
Phương trình mặt phẳng \(\left(\alpha \right)\) là
\(-16\left(x-1\right)+4\left(y-2\right)+12\left(z+1\right)=0\) hay \(-16x+4y+12z+20=0\) hay \(-4x+y+3z+5=0.\)
Câu 68:
Tính khoảng cách từ gốc toạ độ và từ điểm \(M\left(1;-2;13\right)\) đến mặt phẳng \(\left(P\right) \colon 2x-2y-z+3=0\).
Khoảng cách từ gốc tọa độ \(O\left(0;0;0\right)\) đến mặt phẳng \((P) \colon 2x-2y-z+3=0\) là
\(d(O,\left(P\right))=\displaystyle\frac{\left| 2 \cdot 0 -2 \cdot 0 - 0 + 3\right|}{\sqrt{2^2+\left(-2\right)^2+\left(-1\right)^2}}=1\)
Khoảng cách từ điểm \(M\left(1;-2;13\right)\) đến mặt phẳng \((P) \colon 2x-2y-z+3=0\) là
\(d(O,\left(P\right))=\displaystyle\frac{\left| 2 \cdot 1 -2 \cdot (-2) - 13 + 3\right|}{\sqrt{2^2+\left(-2\right)^2+\left(-1\right)^2}}=\displaystyle\frac{4}{3}\)
Câu 69:
Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song \(\left(P\right):x-2=0\) và \(\left(Q\right):x-8=0\).
Chọn \(M\left(2;0;0\right)\) thuộc mặt phẳng \((P)\).
Do \((P)\) và \((Q)\) song song nên khoảng cách giữa chúng là
\(d((P),(Q))=d(M,(Q))=\displaystyle\frac{\left| 2 - 8\right|}{\sqrt{1^2}}=6\)
Câu 70:
Tính góc giữa hai mặt phẳng \((P)\) và \((P')\) trong mỗi trường hợp sau
a) \((P)\colon x+y-2z+9=0\) và \((P')\colon 3x-5y+z+2024=0\);
b) \((P)\colon x+y+24=0\) và \((P')\colon y+z+24=0\);
c) \((P)\colon 2x+4y-z+23=0\) và \((P')\colon 3x+5y+26z+2025=0\).
a) \((P)\) và \((P')\) có vectơ pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow{n}=(1;1;-2)\), \(\overrightarrow{n}'=(3;-5;1)\).
Ta có \(\cos\left ((P),(P') \right )=\displaystyle\frac{\left |1\cdot 3+1\cdot (-5)+(-2)\cdot 1 \right |}{\sqrt{1^2+1^2+(-2)^2}\cdot\sqrt{3^2+(-5)^2+1^2}}=\displaystyle\frac{4}{\sqrt{210}}\).
Suy ra \(((P),(P'))\approx 73^{\circ}59'\).
b) \((P)\) và \((P')\) có vectơ pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow{n}=(1;1;0)\), \(\overrightarrow{n}'=(0;1;1)\).
Ta có \(\cos\left ((P),(P') \right )=\displaystyle\frac{\left |1\cdot 0+1\cdot 1+0\cdot 1 \right |}{\sqrt{1^2+1^2+0^2}\cdot\sqrt{0^2+1^2+1^2}}=\displaystyle\frac{1}{2}\).
Suy ra \(((P),(P'))=60^{\circ}\).
c) \((P)\) và \((P')\) có vectơ pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow{n}=(2;4;-1)\), \(\overrightarrow{n}'=(3-5;26)\).
Ta có \(\cos\left ((P),(P') \right )=\displaystyle\frac{\left |2\cdot 3+4\cdot 5+(-1)\cdot 26 \right |}{\sqrt{2^2+4^2+(-1)^2}\cdot\sqrt{3^2+5^2+26^2}}=0\).
Suy ra \(((P),(P'))=90^{\circ}\).
Câu 71:
Tính góc giữa hai mặt phẳng \((P)\) và \((P')\) trong mỗi trường hợp sau
a) \((P)\colon 3x+7y-z+4=0\) và \((P')\colon x+y-10z+2025=0\).
b) \((P)\colon x+y-2z+2024=0\) và \((P')\colon 3x-5y+z+9=0\).
c) \((P)\colon x+z+3=0\) và \((P')\colon 3y+3z+5=0\).
a) \((P)\) và \((P')\) có vectơ pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow{n}=(3;7;-1)\), \(\overrightarrow{n}'=(1;1;-10)\).
Ta có \(\cos\left ((P),(P') \right )=\displaystyle\frac{\left |3\cdot 1+7\cdot 1+(-1)\cdot (-10) \right |}{\sqrt{3^2+7^2+(-1)^2}\cdot\sqrt{1^2+1^2+(-10)^2}}=\displaystyle\frac{10\sqrt{6018}}{3009}\).
Suy ra \(((P),(P'))\approx 75^{\circ}4'\).
b) \((P)\) và \((P')\) có vectơ pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow{n}=(1;1;-2)\), \(\overrightarrow{n}'=(3;-5;1)\).
Ta có \(\cos\left ((P),(P') \right )=\displaystyle\frac{\left |1\cdot 3+1\cdot (-5)+(-2)\cdot 1 \right |}{\sqrt{1^2+1^2+(-2)^2}\cdot\sqrt{3^2+(-5)^2+1^2}}=\displaystyle\frac{4}{\sqrt{210}}\).
Suy ra \(((P),(P'))\approx 73^{\circ}59'\).
c) \((P)\) và \((P')\) có vectơ pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow{n}=(1;0;1)\), \(\overrightarrow{n}'=(0;3;3)\).
Ta có \(\cos\left ((P),(P') \right )=\displaystyle\frac{\left |1\cdot 0+0\cdot 3+1\cdot 3 \right |}{\sqrt{1^2+1^2}\cdot\sqrt{3^2+3^2}}=\displaystyle\frac{1}{2}\).
Suy ra \(((P),(P')=60^{\circ}\).
Câu 72:
Tính góc giữa hai mặt phẳng \((P)\colon 4y+4z+1=0\) và \((P')\colon 7x+7z+2=0\).
\((P)\) và \((P')\) có vectơ pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow{n}=(0;4;4)\) và \(\overrightarrow{n}'=(7;0;7)\).
Ta có \(\cos \left ((P),(P') \right )=\displaystyle\frac{\left |0\cdot 7+4\cdot 0+4\cdot 7 \right |}{\sqrt{0^2+4^2+4^2}\cdot\sqrt{7^2+0^2+7^2}}=\displaystyle\frac{1}{2}\).
Suy ra \(\left ((P),(P') \right )=60^{\circ}\).
Câu 73:
Lập phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(I(1; 2; 7)\) và nhận \(\overrightarrow{n} = (3; 2; 1)\) làm vectơ pháp tuyến.
Phương trình mặt phẳng \((P)\) là
\(3 \cdot (x - 1) + 2 \cdot (y - 2) + 1 \cdot (z - 7) = 0 \Leftrightarrow 3x + 2y + z - 14 = 0.\)
Câu 74:
Lập phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua điểm \(I(-3; 1; 0)\) có cặp vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u} = (2; 1;-1)\), \(\overrightarrow{v} = (-1; 3; 2)\).
Xét vectơ \(\overrightarrow{n} = [\overrightarrow{u}, \overrightarrow{v}]= \left(\left|\begin{array}{cc}1 & -1 \\ 3 & 2\end{array}\right| ;\left|\begin{array}{cc}-1 & 2 \\ 2 & -1\end{array}\right| ;\left|\begin{array}{cc}2 & 1 \\ -1 & 3\end{array}\right|\right)\), tức là \(\overrightarrow{n}=(5 ;-3 ; 7)\).
Khi đó, \(\overrightarrow{n}\) là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \((\alpha)\).
Vậy mặt phẳng \((\alpha)\) có phương trình là:
\(5 \cdot (x+3)+(-3) \cdot(y-1) + 7 \cdot (z-0) = 0\Leftrightarrow 5 x - 3y + 7z+ 18 = 0.\)
Câu 75:
Lập phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua ba điểm \(A(1; 0; 2)\), \(B(1 ; 1 ; 1)\) và \(C(0 ; 1 ; 2)\).
Ta có: \(\overrightarrow{AB} = (0; 1;-1)\), \(\overrightarrow{AC} = (-1; 1; 0)\).
Xét vectơ \(\overrightarrow{n}=[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC}] = \left(\left|\begin{array}{cc}1 & -1 \\ 1 & 0\end{array}\right| ;\left|\begin{array}{cc}-1 & 0 \\ 0 & -1\end{array}\right| ;\left|\begin{array}{cc}0 & 1 \\ -1 & 1\end{array}\right|\right)\), tức là \(\overrightarrow{n} = (1 ; 1 ; 1)\).
Khi đó, \(\overrightarrow{n}\) là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \((\alpha)\).
Vậy mặt phẳng \((\alpha)\) có phương trình là
\(1 \cdot (x - 1) + 1 \cdot (y - 0) + 1 \cdot (z - 2) = 0 \Leftrightarrow x + y + z - 3 = 0.\)
Câu 76:
Cho ba điểm \(A(a; 0; 0)\), \(B(0; b; 0)\), \(C(0; 0; c)\) với \(abc \neq 0\). Viết phương trình mặt phẳng \((ABC)\).
Ta có: \(\overrightarrow{A B}=(-a ; b ; 0) \neq \overrightarrow{0}\), \(\overrightarrow{A C}=(-a ; 0 ; c) \neq \overrightarrow{0}\).
Xét vectơ
\(\overrightarrow{n}= [\overrightarrow{A B}, \overrightarrow{A C}] = \left(\left|\begin{array}{cc}b & 0 \\0 & c \end{array}\right| ;\left|\begin{array}{cc}0 & -a \\ c & -a \end{array}\right| ;\left|\begin{array}{ll}-a & b \\ -a & 0 \end{array}\right|\right)\)
tức là \(\overrightarrow{n} = (b c ; c a ; a b)\).
Do \(\overrightarrow{n} \neq \overrightarrow{0}\) nên \(\overrightarrow{n}\) là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \((ABC)\).
Vậy mặt phẳng \((ABC)\) có phương trình là
\(bc \cdot (x - a) + ca \cdot (y - 0) + a b \cdot (z - 0) = 0 \\ \Leftrightarrow bcx + cay + abz - abc = 0 \Leftrightarrow \displaystyle\frac{x}{a} + \displaystyle\frac{y}{b} + \displaystyle\frac{z}{c} = 1\).
Câu 77:
Viết phương trình tổng quát của mặt phẳng \((P)\) trong mỗi trường hợp sau
a) \((P)\) đi qua điểm \(M(-3;1;4)\) và có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(2;-4;1)\).
b) \((P)\) đi qua điểm \(N(2;-1;5)\) và có cặp véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}_1=(1;-3;2)\) và \(\overrightarrow{u}_2=(-3;4;1)\).
c) \((P)\) đi qua điểm \(I(4;0;-7)\) và song song với mặt phẳng \((Q) \colon 2x+y-z-3=0\).
d) \((P)\) đi qua điểm \(K(-4;9;2)\) và vuông góc với đường thẳng \(\Delta \colon \displaystyle\frac{x-1}{2}=\displaystyle\frac{y}{1}=\displaystyle\frac{z-6}{5}\).
a) \((P)\) đi qua điểm \(M(-3;1;4)\) và có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(2;-4;1)\) có phương trình là \(2\cdot (x+3)-4\cdot(y-1)+1\cdot (z-4)=0 \Leftrightarrow 2x-4y+z+6=0\).
b) Ta có \(\left[\overrightarrow{u_1};\overrightarrow{u_2}\right]= (-11;-7;-5)\), do đó mặt phẳng \((P)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(-11;-7;-5)\).
Phương trình mặt phẳng \((P)\) là \(-11\cdot (x-2)-7\cdot (y+1) -5\cdot (z-5)=0 \Leftrightarrow -11x-7y-5z+40=0\).
c) Do \((P) \parallel (Q)\) nên mặt phẳng \((P)\) nhận véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((Q)\) làm véc-tơ pháp tuyến. Vậy mặt phẳng \((P)\) đi qua \(I(4;0;-7)\) và \(\overrightarrow{n}_{P}=(2;1;-1)\) có phương trình là \(2\cdot (x-4)+1\cdot (y-0)-1\cdot (z+7)=0 \Leftrightarrow 2x+y-z-15=0\).
d) Mặt phẳng \((P)\) vuông góc với đường thẳng \(\Delta\) nên véc-tơ chỉ phương của \(\Delta\) cũng là véc-tơ pháp tuyến của \((P)\). Vậy \((P)\) đi qua điểm \(K(-4;9;2)\) và \(\overrightarrow{n}_{P}=(2;1;5)\) nên có phương trình là \(2\cdot (x+4) +1\cdot (y-9)+5\cdot (z-2)=0 \Leftrightarrow 2x+y+5z-11=0\).
Câu 78:
Lập phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(I(3;-4;5)\) và nhận \(\overrightarrow{n}=(2;7;-1)\) làm véc-tơ pháp tuyến.
Mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(I(3;-4;5)\) và nhận \(\overrightarrow{n}=(2;7;-1)\) làm véc-tơ pháp tuyến có phương trình là
\(2(x-3)+7(y+4)-(z-5)=0 \Leftrightarrow 2x+7y-z+23=0.\)
Câu 79:
Lập phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(K(-1;2;3)\) và nhận hai véc-tơ \(\overrightarrow{u}=(1;2;3)\), \(\overrightarrow{v}=(4;5;6)\) làm cặp véc-tơ chỉ phương.
Mặt phẳng \((P)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{u},\overrightarrow{v}\right]=(-12;6;-3)\).
Phương trình mặt phẳng \((P)\) là \(-12(x+1)+6(y-2)-3(z-3)=0 \Leftrightarrow 4x-2y+z-3=0\).
Câu 80:
Lập phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua
a) Điểm \(I(3;-4;1)\) và vuông góc với trục \(Ox\);
b) Điểm \(K(-2;4;-1)\) và song song vổi mặt phẳng \((Ozx)\);
b) Điểm \(K(-2;4;-1)\) và song song với mặt phẳng \((Q)\colon 3x+7y+10z+1=0\).
a) Mặt phẳng \((P)\) qua \(I(3;-4;1)\) và nhận \(\overrightarrow{i}=(1;0;0)\) làm véc-tơ pháp tuyến nên có phương trình là
\(1(x-3)+0(y+4)+0(z-1)=0 \Leftrightarrow x-3=0.\)
b) Mặt phẳng \((P)\) qua \(K(-2;4;-1)\) và nhận \(\overrightarrow{k}=(0;1;0)\) làm véc-tơ pháp tuyến nên có phương trình là
\(0(x+2)+1(y-4)+0(z+1)=0 \Leftrightarrow y-4=0.\)
b) Mặt phẳng \((P)\) song song với mặt phẳng \((Q)\colon 3x+7y+10z+1=0\) nên \((P)\colon 3x+7y+10z+d=0.\)
Mặt khác, \((P)\) qua \(K(-2;4;-1)\) nên
\(3\cdot (-2)+7\cdot 4+10\cdot (-1)+d=0 \Leftrightarrow d=-2.\)
Vây \((P)\colon 3x+7y+10z-2=0\).
Câu 81:
Lập phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua ba điểm \(A(1;1;1)\), \(B(0;4;0)\), \(C(2;2;0)\).
Ta có
\(\overrightarrow{AB}=(-1;3;-1)\), \(\overrightarrow{AC}=(1;1;-1)\), \(\overrightarrow{n}=[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}]=(-2;-2;-4)\);
Mặt phẳng \((P)\) đi qua ba điểm \(A(1;1;1)\) và có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(-2;-2;-4)\) nên có phương trình
\(-2(x-1)-2(y-1)-4(z-1)=0 \Leftrightarrow x+y+2z-4=0.\)
Câu 82:
Lập phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn của mặt phẳng \((P)\), biết \((P)\) đi qua ba điểm \(A(5;0;0)\), \(B(0;3;0)\), \(C(0;0;6)\).
Phương trình đoạn chắn của mặt phẳng \((P)\) là \(\displaystyle\frac{x}{5}+\displaystyle\frac{y}{3}+\displaystyle\frac{z}{6}=1\).
Câu 83:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(1;1;2)\) và \(B(2;0;1)\). Viết phương trình mặt phẳng đi qua \(A\) và vuông góc với \(AB\).
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(1;-1;-1)\) là VTPT của mặt phẳng, suy ra phương trình mặt phẳng qua \(A\) và vuông góc với \(AB\) là
\(1\cdot(x-1)-1\cdot(y-1)-1\cdot(z-2)=0\Leftrightarrow x-y-z+2=0\).
Câu 84:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((Oxz)\).
Mặt phẳng \((Oxz)\) qua điểm \(O(0;0;0)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{j}=(0;1;0)\) nên có phương trình \(y=0\).
Câu 85:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \(Oxy\).
Mặt phẳng \(Oxy\) có phương trình là \(z=0\).
Câu 86:
Trong hệ tọa độ \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng đi qua điểm \(A(1;2;3)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(-2;0;1)\).
Phương trình của mặt phẳng cần tìm là
\(-2(x-1)+0(y-2)+1(z-3)=0 \Leftrightarrow -2x+z-1=0\).
Câu 87:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng đi qua điểm \(M(1;2-1)\) và có một véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;0;-3)\).
Phương trình mặt phẳng qua \(M(1;2;-1)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;0;-3)\) là
\(2(x-1)-3(z+1)=0\Leftrightarrow 2x - 3z - 5 = 0\).
Câu 88:
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(-3;4;-2)\) và \(\overrightarrow{n}=(-2;3;-4)\). Viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(A\) và nhận \(\overrightarrow{n}\) làm véc-tơ pháp tuyến.
Phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(A(-3;4;-2)\) và nhận \(\overrightarrow{n}=(-2;3;-4)\) làm véc-tơ pháp tuyến là
\(-2(x+3)+3(y-4)-4(z+2)=0 \Leftrightarrow 2x-3y+4z+26=0.\)
Câu 89:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((Oxz)\).
Do mặt phẳng \((Oxz)\) đi qua điểm \(O(0;0;0)\) và nhận \(\overrightarrow{j}=(0;1;0)\) làm véc-tơ pháp tuyến nên có phương trình tổng quát là \(y=0\).
Câu 90:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng đi qua điểm \(A(1;-1;2)\) và có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n} =(4;2;-6)\).
Mặt phẳng đi qua điểm \(A(1;-1;2)\) và có \(1\) véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n} =(4;2;-6)\) thì phương trình có dạng:
\(4(x-1)+2(y+1)-6(z-2)=0\Leftrightarrow 4x+2y-6z+10=0\Leftrightarrow 2x+y-3z+5=0\).
Câu 91:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua điểm \(M(1;2;-3)\) và nhận \(\overrightarrow{n}=(1;-2;3)\) làm véc-tơ pháp tuyến.
Mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua điểm \(M(1;2;-3)\) và nhận \(\overrightarrow{n}=(1;-2;3)\) làm véc-tơ pháp tuyến có phương trình là
\(1(x-1)-2(y-2)+3(z+3)=0\Leftrightarrow x-2y+3z+12=0\).
Câu 92:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\) đi qua gốc toạ độ và nhận \(\overrightarrow{n}=(3;2;1)\) là véctơ pháp tuyến. Viết phương trình mặt phẳng \((P)\).
Phương trình của mặt phẳng \((P)\) là
\(3(x-0)+2(y-0)+1(z-0)=0\Leftrightarrow 3x+2y+z=0.\)
Câu 93:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(G(1;1;1)\) và vuông góc với đường thẳng \(OG\).
\(\overrightarrow{OG}=(1;1;1).\)
Phương trình của mặt phẳng \((P)\) là \(x+y+z-3=0\).
Câu 94:
Trong không gian \(Oxyz\), cho \(\left(\alpha\right)\) là mặt phẳng đi qua điểm \(M\left(1; - 2; 4\right)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=\left(2; 3; 5\right)\). Viết phương trình mặt phẳng \(\left(\alpha\right)\).
Phương trình mặt phẳng
\(\left(\alpha\right)\colon 2(x - 1) + 3(y + 2) + 5(z - 4)=0\Leftrightarrow 2x + 3y + 5z - 16=0\).
Câu 95:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((Oyz)\).
Mặt phẳng \((Oyz)\) có phương trình là \(x=0\).
Câu 96:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng đi qua điểm \(M(2;-1;0)\) và nhận véc-tơ \(\overrightarrow{v}=(2;1;-1)\) là véc-tơ pháp tuyến.
Phương trình mặt phẳng là
\(2(x-2)+1(y+1)-1(z-0)=0\Leftrightarrow 2x+y-z-3=0\).
Câu 97:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(A(-1;2;0)\) và nhận \(\overrightarrow{n} =(-1;0;2)\) làm một véc-tơ pháp tuyến.
Phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(A(-1;2;0)\) và nhận \(\overrightarrow{n} =(-1;0;2)\) làm một véc-tơ pháp tuyến có phương trình là
\(-1(x+1)+0(y-2)+2(z-0)=0 \Leftrightarrow x-2z+1=0\).
Câu 98:
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(-1;2;1)\). Viết phương trình mặt phẳng qua \(A\), vuông góc với trục \(Ox\).
Mặt phẳng qua \(A\), vuông góc với trục \(Ox\) nhận véc-tơ \(\overrightarrow{i}=(1;0;0)\) làm véc-tơ pháp tuyến nên có phương trình là \(x+1=0\).
}
Câu 99:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((\beta)\) đi qua gốc \(O\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;-7;5)\).
Phương trình mặt phẳng
\((\beta)\colon 2(x-0)-7(y-0)+5(z-0)=0\Leftrightarrow 2x-7y+5z=0\).
Câu 100:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho các điểm \(A(0;1;2)\), \(B(2;-2;1)\), \(C(-2;0;1)\). Viết phương trình mặt phẳng đi qua \(A\) và vuông góc với \(BC\).
Ta có \(A(0;1;2)\), \(\overrightarrow{BC}=(-4;2;0)\).
Mặt phẳng đi qua \(A\) và vuông góc với \(BC\) nhận \(\overrightarrow{BC}\) làm véc-tơ pháp tuyến.
Phương trình mặt phẳng cần tìm là
\(-4(x-0)+2(y-1)=0\Leftrightarrow 2x-y+1=0.\)
Câu 101:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(4;3;2)\), \(B(-1;-2;1)\) và \(C(-2;2;-1)\). Viết phương trình mặt phẳng đi qua \(A\) và vuông góc với \(BC\).
Mặt phẳng cần tìm vuông góc với \(BC\) nên nhận \(\overrightarrow{CB} = (1;-4;2)\) làm véc-tơ pháp tuyến.
Mặt phẳng đi qua \(A\), nhận \((1;-4;2)\) làm véctơ pháp tuyến có phương trình là \(x - 4y + 2z + 4 = 0\).
Câu 102:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho ba điểm \(A\left(2;-1;1\right)\), \(B\left(1;0;4\right)\), \(C\left(0;-2;-1\right)\). Viết phương trình mặt phẳng qua \(A\) và vuông góc với đường thẳng \(BC\).
Mặt phẳng \(\left(\alpha\right)\) qua \(A\) và vuông góc với đường thẳng \(BC\) nhận \(\overrightarrow{CB}=\left(1;2;5\right)\) làm véc-tơ pháp tuyến.
Do đó \(\left(\alpha\right)\) có phương trình là \(x-2+2\left(y+1\right)+5\left(z-1\right)=0\Leftrightarrow x+2y+5z-5=0\).
Câu 103:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(3;-1;1)\), \(B(1;2;4)\). Viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua \(A\) và vuông góc với đường thẳng \(AB\).
Ta có \(\overrightarrow{BA}=(2;-3;-3)\) là véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\).
Suy ra phương trình mặt phẳng \((P)\colon 2x-3y-3z-6=0\).
}
Câu 104:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(-1;1;1)\), \(B(2;1;0)\), \(C(1;-1;2)\). Viết phương trình mặt phẳng đi qua \(A\) và vuông góc với đường thẳng \(BC\).
Ta có \(\overrightarrow{BC}=(-1;-2;2)\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\) cần tìm.
\(\Rightarrow \overrightarrow{n}=-\overrightarrow{BC}=(1;2;-2)\) cũng là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\).
Vậy phương trình mặt phẳng \((P)\) là
\(1(x+1)+2(y-1)-2(z-1)\Leftrightarrow x+2y-2z+1=0\).
Câu 105:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A\left(5; - 4; 2\right)\) và \(B\left(1; 2; 4\right)\). Viết phương trình mặt phẳng đi qua \(A\) và vuông góc với đường thẳng \(AB\).
Có \(\overrightarrow{AB}=(-4;6;2)\).
Phương trình mặt phẳng đi qua \(A\) và vuông góc với đường thẳng \(AB\) là
\begin{eqnarray*}-4(x-5)+6(y+4)+2(z-2)=0\Leftrightarrow 2x-3y-z-20=0.\end{eqnarray*}
Câu 106:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(M(0;-1;4)\) và nhận \(\overrightarrow{u}=(3;2;1)\), \(\overrightarrow{v}=(-3;0;1)\) làm véc-tơ chỉ phương.
Ta có \(\overrightarrow{n}_{(P)}=\left[\overrightarrow{u},\overrightarrow{v}\right]=(2;-6;6)=2(1;-3;3)\).
Lại có \((P)\) đi qua \(M(0;-1;4)\) nên có phương trình
\(x-3(y+1)+3(z-4)=0\Leftrightarrow x-3y+3z-15=0\).
Câu 107:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(2;1;-1)\); \(B(-1;0;4)\); \(C(0;-2;-1)\). Viết phương trình mặt phẳng đi qua \(A\) và vuông góc với \(BC\).
Mặt phẳng đi qua \(A(2;1;-1)\) và vuông góc với \(BC\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=\overrightarrow{BC}=(1;-2;-5)\) nên nó có phương trình là
\(1\cdot (x-2)+(-2)\cdot (y-1)+(-5)\cdot (z+1)=0\Leftrightarrow x-2y-5z-5=0.\)
Câu 108:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(4;2;5)\), \(B(3;1;3)\), \(C(2;6;1)\). Viết phương trình mặt phẳng \((ABC)\).
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-1;-1;-2)\), \(\overrightarrow{AC}=(-2;4;-4)\), suy ra \(\overrightarrow{n}_{(ABC)}=\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right]=(12;0;-6)=6(2;0;-1)\).
Vậy \((ABC)\) có phương trình
\(2(x-4)-(z-5)=0\Leftrightarrow 2x-z-3=0\).
Câu 109:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(3;-1;2)\), \(B(4;-1;-1)\), \(C(2;0;2)\). Viết phương trình mặt phẳng đi qua ba điểm \(A\), \(B\), \(C\).
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(1;0;-3)\), \(\overrightarrow{AC}=(-1;1;0)\)
nên \(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC}\right]=(3;3;1)\).
Mặt phẳng \((ABC)\) đi qua \(C(2;0;2)\) và nhận \(\overrightarrow{n}=(3;3;1)\) làm véc-tơ pháp tuyến có phương trình
\(3(x-2)+3y+(z-2)=0 \Leftrightarrow 3x+3y+z-8=0\).
Câu 110:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(3;-2;-2)\), \(B(3;2;0)\), \(C(0;2;1)\).Viết phương trình mặt phẳng \((ABC)\).
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(0;4;2)\), \(\overrightarrow{AC}=(-3;4;3)\).
Gọi \(\overrightarrow{n}\) là vector pháp tuyến của \((ABC)\).
Khi đó ta có \(\overrightarrow{n}\perp\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{n}\perp\overrightarrow{AC}\).
Nên chọn \(\overrightarrow{n}=\overrightarrow{AB}\wedge\overrightarrow{AC}=(4;-6;12)\).
\((ABC)\) qua \(A(3;-2;-2)\) có vector pháp tuyến \(\overrightarrow{n}\)
\(\Rightarrow (ABC)\colon 4(x-3)-6(y+2)+12(z+2)=0\\ \Rightarrow (ABC)\colon 2x-3y+6z=0\).
Câu 111:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua ba điểm \(A(-1;0;1)\), \(B(1;1;1)\), \(C(0;0;2)\).
Ta có, \(\overrightarrow{AB}=(2;1;0)\), \(\overrightarrow{AC}=(1;0;1)\) \(\Rightarrow \left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right]=(1;-2;-1)\).
Vậy mặt phẳng qua ba điểm \(A\), \(B\), và \(C\) là \(x-2y-z+2=0\).
Câu 112:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(0;1;1)\), \(B(1;-2;3)\), \(C(4;1;0)\), viết phương trình mặt phẳng \((ABC)\).
\(\overrightarrow{AB}=(1;-3;2)\), \(\overrightarrow{AC}=(4;0;-1)\Rightarrow \left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right]=(3;9;12)\).
Phương trình mặt phẳng \((ABC)\) là
\((x-0)+3(y-1)+4(z-1)=0\Leftrightarrow x+3y+4z-7=0.\)
Câu 113:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(2;0;-1)\), \(B(1;-2;3)\), \(C(0;1;2)\). Viết phương trình mặt phẳng đi qua ba điểm \(A\), \(B\), \(C\).
Ta có \(\begin{cases}&\overrightarrow{AB}=(-1;-2;4)\\ &\overrightarrow{AC}=(-2;1;3).}\)
Theo giả thiết mặt phẳng cần tìm qua \(A(2;0;-1)\) và nhận \([\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}]=(-10; -5; -5)=-5(2;1;1)\) làm véc-tơ pháp tuyến.
Vậy phương trình mặt phẳng qua \(A,B,C\) là
\(2(x-2)+(y-0)+(z+1)=0\Leftrightarrow 2x+y+z-3=0.\)
Câu 114:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(2;0;0)\), \(B(1;2;0)\), \(C(2;1;-2)\). Viết phương trình mặt phẳng \((ABC)\).
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-1;2;0)\), \(\overrightarrow{AC}=(0;1;-2)\Rightarrow \left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right]=(-4;2;-1)\)
\(\Rightarrow\) phương trình mặt phẳng \((ABC)\) là
\(-4(x-2)+2y-z=0\Leftrightarrow 4x-2y+z-8=0\).
Câu 115:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(-2;-1;3)\), \(B(1;5;2)\) và \(C(2;2;1)\). Viết phương trình mặt phẳng đi qua ba điểm \(A\), \(B\) và \(C\).
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(3;6;-1)\), \(\overrightarrow{AC}=(4;3;-2)\).
Khi đó, mặt phẳng \((ABC)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right]=(-9;2;-15)\).
Hơn nữa, \(A(-2;-1;3)\in(ABC)\) nên \((ABC):-9(x+2)+2(y+1)-15(z-3)=0\).
Hay \((ABC):9x-2y+15z-29=0\).
Câu 116:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(1;2;3)\), \(B(3;5;4)\) và \(C(3;0;5)\). Viết phương trình mặt phẳng \((ABC)\).
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(2;3;1);\overrightarrow{AC}=(2;-2;2)\).
Mặt phẳng \((ABC)\) nhận \(\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC} \right]=(8;-2;-10)\) làm véc-tơ pháp tuyến. Phương trình tổng quát của mặt phẳng \((ABC)\) là
\(8(x-1)-2(y-2)-10(z-3)=0 \Leftrightarrow 4x-y-5z+13=0\).
Câu 117:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(-1;0;0)\), \(B(0;2;0)\) và \(C(0;0;3)\). Viết phương trình mặt phẳng \((ABC)\).
Phương trình theo đoạn chắn của mặt phẳng \((ABC)\) với \(A(-1;0;0)\), \(B(0;2;0)\), \(C(0;0;3)\) là
\[\displaystyle\frac{x}{-1}+\displaystyle\frac{y}{2}+\displaystyle\frac{z}{3}=1.\]
Câu 118:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(2;0;0)\), \(B(0;-1;0)\) và \(C(0;0;3)\). Viết phương trình mặt phẳng \((ABC)\).
Phương trình mặt phẳng đi qua ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) là
\(\displaystyle\frac{x}{2}+\displaystyle\frac{y}{-1}+\displaystyle\frac{z}{3}=1\).
Câu 119:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(M(2;0;0)\), \(N(0;-1;0)\) và \(P(0;0;2)\). Viết phương trình mặt phẳng \((MNP)\).
Phương trình mặt phẳng qua ba điểm \(M(2;0;0)\), \(N(0;-1;0)\) và \(P(0;0;2)\) là
\(\displaystyle\frac{x}{2}+\displaystyle\frac{y}{-1}+\displaystyle\frac{z}{2}=1\).
Câu 120:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng đi qua ba điểm \(M(-1; 0; 0)\), \(N(0; 2; 0)\), \(P(0; 0; -3)\).
Phương trình mặt phẳng đi qua ba điểm \(M(-1; 0; 0), N(0; 2; 0), P(0; 0; -3)\) là
\(\displaystyle\frac{x}{-1}+\displaystyle\frac{y}{2}+\displaystyle\frac{z}{-3}=1\).
Câu 121:
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(M(8; -2; 4)\). Gọi \(A\), \(B\), \(C\) lần lượt là hình chiếu của \(M\) trên các trục \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\). Viết phương trình mặt phẳng đi qua ba điểm \(A\), \(B\) và \(C\).
{Ta có \(A(8; 0; 0)\), \(B(0; -2; 0)\), \(C(0; 0; 4)\).
Phương trình theo đoạn chắn của mặt phẳng \((ABC)\) là
\(\displaystyle\frac{x}{8}+\displaystyle\frac{y}{-2}+\displaystyle\frac{z}{4}=1\Leftrightarrow x-4y+2z-8=0.\)
Vậy phương trình mặt phẳng \((ABC)\) là \(x-4y+2z-8=0\).
Câu 122:
Trong không gian \(Oxyz\) cho \(A(2;0;0)\), \(B(0;-2;0)\) và \(C(0;0;-1)\). Viết phương trình mặt phẳng \((ABC)\).
Phương trình mặt phẳng \((ABC)\) là
\(\displaystyle\frac{x}{2}+\displaystyle\frac{y}{-2}+\displaystyle\frac{z}{-1}=1.\)
Câu 123:
Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(-2;0;0)\), \(B(0;3;0)\) và \(C(0;0;2)\). Viết phương trình mặt phẳng \((ABC)\).
Áp dụng công thức phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn ta được
\((ABC)\colon \displaystyle\frac{x}{-2}+\displaystyle\frac{y}{3}+\displaystyle\frac{z}{2}=1\).
}
Câu 124:
Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), gọi \((\alpha)\) là mặt phẳng cắt ba trục tọa độ tại ba điểm \(A(4;0;0)\), \(B(0;-2;0)\) và \(C(0;0;6)\). Viết phương trình mặt phẳng của \((\alpha)\).
Ta có phương trình theo đoạn chắn của \((\alpha)\) là
\(\displaystyle\frac{x}{4}+\displaystyle\frac{y}{-2}+\displaystyle\frac{z}{6}=1\).
Câu 125:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(1;0;0)\), \(B(0;-2;0)\), \(C(0;0;3)\). Viết phương trình mặt phẳng \((ABC)\).
Phương trình mặt phẳng \((ABC)\) là \(\displaystyle\frac{x}{1} +\displaystyle\frac{y}{-2} +\displaystyle\frac{z}{3} =1\) (phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn).
Câu 126:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(M(2;0;0), N(0;1;0)\) và \(P(0;0;2)\). Viết phương trình mặt phẳng \((MNP)\).
Mặt phẳng \((MNP)\) có phương trình là
\(\displaystyle\frac{x}{2}+\displaystyle\frac{y}{1}+\displaystyle\frac{z}{2}=1\).
Câu 127:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(1;0;0)\), \(B(0;-2;0)\),\(C(0;0;3)\). Viết phương trình mặt phẳng \((ABC)\).
Mặt phẳng \((ABC)\) có phương trình là
\(\displaystyle\frac{x}{1}+\displaystyle\frac{y}{-2}+\displaystyle\frac{z}{3}=1\).
Câu 128:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(8;0;0)\), \(B(0;2;0)\), \(C(0;0;-4)\). Viết phương trình mặt phẳng \((ABC)\).
Phương trình \((ABC)\) là
\(\displaystyle\frac{x}{8}+\displaystyle\frac{y}{2}+\displaystyle\frac{z}{-4}=1\Leftrightarrow x+4y-2z-8=0\).
Câu 129:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng đi qua ba điểm \(A(1;0;0)\), \(B(0;-2;0)\) và \(C(0;0;3)\).
Phương trình mặt phẳng cắt ba trục tọa độ \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\) lần lượt tại \(A(1;0;0)\), \(B(0;-2;0)\) và \(C(0;0;3)\) là
\(\displaystyle\frac{x}{1}+\displaystyle\frac{y}{-2}+\displaystyle\frac{z}{3}=1\).
Câu 130:
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(H(2;1;1)\). Viết phương trình mặt phẳng đi qua \(H\) và cắt các trục \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\) lần lượt tại \(A\), \(B\), \(C\) sao cho \(H\) là trực tâm tam giác \(ABC\).
Vì tứ diện \(OABC\) là tứ diện vuông tại đỉnh \(O\) và \(H\) là trực tâm tam giác \(ABC\) nên \(OH \perp (ABC)\).
Do đó \(\overrightarrow{OH}=(2;1;1)\) là một véc-tơ pháp tuyến của \((ABC)\) và vì \(H\in (ABC)\) nên phương trình \((ABC)\) là
\(2(x-2)+(y-1)+(z-1)=0 \Leftrightarrow 2x+y+z-6=0.\)
Câu 131:
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(H(1;2;-3)\). Viết phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua \(H\) và cắt các trục tọa độ \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\) tại \(A\), \(B\), \(C\) sao cho \(H\) là trực tâm của tam giác \(ABC\).
Giả sử \(A(a;0;0)\), \(B(0;b;0)\), \(C(0;0;c), abc\neq 0\).
Khi đó \((\alpha)\colon \displaystyle\frac{x}{a}+\displaystyle\frac{y}{b}+\displaystyle\frac{z}{c}=1\).
Ta có \(\overrightarrow{HA}=(a-1;-2;3)\), \(\overrightarrow{HB}=(-1;b-2;3)\), \(\overrightarrow{BC}=(0;-b;c)\) và \(\overrightarrow{AC}=(-a;0;c)\).
\(H\) là trực tâm của \(\triangle ABC\Rightarrow \begin{cases}\overrightarrow{HA}\cdot\overrightarrow{BC}=0\\\overrightarrow{HB}\cdot\overrightarrow{AC}=0}\Leftrightarrow \begin{cases}2b+3c=0\\a+3c=0}\Rightarrow a=2b=-3c\).
Mặt khác \(H\in (\alpha)\Rightarrow \displaystyle\frac{1}{a}+\displaystyle\frac{2}{b}-\displaystyle\frac{3}{c}=1\).
Suy ra \(\displaystyle\frac{1}{-3c}+\displaystyle\frac{4}{-3c}-\displaystyle\frac{3}{c}=1\Leftrightarrow 14=-3c\Leftrightarrow c=-\displaystyle\frac{14}{3}\Rightarrow a=14,b=7\).
Vậy \((\alpha)\colon \displaystyle\frac{x}{14}+\displaystyle\frac{y}{7}+\displaystyle\frac{z}{-\displaystyle\frac{14}{3}}=1\) hay \((\alpha)\colon x+2y-3z-14=0\).
Câu 132:
Trong không gian \(Oxyz\) cho điểm \(H(1;2;3)\). Viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(H\) và cắt các trục tọa độ tại ba điểm phân biệt \(A\), \(B\), \(C\) sao cho \(H\) là trực tâm của tam giác \(ABC\).
Giả sử \((P)\) cắt các trục tọa độ tại \(A(a;0;0)\), \(B(0;b;0)\), \(C(0;0;c), abc\neq 0\).
Khi đó \((P)\colon \displaystyle\frac{x}{a}+\displaystyle\frac{y}{b}+\displaystyle\frac{z}{c}=1\).
Ta có \(\overrightarrow{HA}=(a-1;-2;-3)\), \(\overrightarrow{HB}=(-1;b-2;-3)\), \(\overrightarrow{BC}=(0;-b;c)\) và \(\overrightarrow{AC}=(-a;0;c)\).
\(H\) là trực tâm của \(\triangle ABC\Rightarrow \begin{cases} \overrightarrow{HA}\cdot\overrightarrow{BC}=0\\ \overrightarrow{HB}\cdot\overrightarrow{AC}=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} 2b-3c=0\\ a-3c=0\end{cases}\Rightarrow a=2b=3c\).
Mặt khác \(H\in (P)\Rightarrow \displaystyle\frac{1}{a}+\displaystyle\frac{2}{b}+\displaystyle\frac{3}{c}=1\).
Suy ra \(\displaystyle\frac{1}{3c}+\displaystyle\frac{4}{3c}+\displaystyle\frac{3}{c}=1\Leftrightarrow 14=3c\Leftrightarrow c=\displaystyle\frac{14}{3}\Rightarrow a=14,b=7\).
Vậy \((P)\colon \displaystyle\frac{x}{14}+\displaystyle\frac{y}{7}+\displaystyle\frac{z}{\displaystyle\frac{14}{3}}=1\) hay \((P)\colon x+2y+3z-14=0\).
Câu 133:
Trong không gian \(Oxyz\) cho điểm \(A(4;-3;7)\) và \(B(2;1;3)\). Viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn \(AB\).
Ta có \(\overrightarrow{AB}(-2;4;-4)\) trung điểm \(AB\) là \(M(3;-1;5)\).
Mặt phẳng trung trực của \(AB\) là
\(-2(x-3)+4(y+1)-4(z-5)=0\Leftrightarrow x-2y+2z-15=0.\)
Câu 134:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho \(M(1;-1;2)\), \(N(3;1;-4)\). Viết phương trình mặt phẳng trung trực của \(MN\).
Mặt phẳng trung trực của \(MN\) nhận \(\displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{MN}=(1;1;-3)\) làm véc-tơ pháp tuyến và đi qua trung điểm \(I(2;0;-1)\) của \(MN\) nên nó có phương trình \(x+y-3z-5=0\).
Câu 135:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(-3;5;1)\) và \(B(1;-3;-5)\). Viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\).
Mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\) đi qua trung điểm \(I(-1;1;-2)\) của \(AB\) và nhận véc-tơ \(\overrightarrow{AB}=(4;-8;-6)\) làm véc-tơ pháp tuyến nên có phương trình
\(4(x+1)-8(y-1)-6(z+2)=0 \Leftrightarrow 2x-4y-3z=0.\)
Câu 136:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A\left(1; - 3; 2\right)\), \(B\left(3; 5; - 2\right)\). Phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\) có dạng \(x + ay + bz + c = 0\). Tính tổng \(a + b + c\).
Gọi \(I\) là trung điểm \(AB\) suy ra tọa độ điểm \(I\left(4; 1; 0\right)\). Mặt khác ta có \(\overrightarrow{AB}\left(2; 8; - 4\right)\), do giả thiết mặt phẳng trung trực của đoạn \(AB\) nhận \(\overrightarrow{AB}\) là véc-tơ pháp tuyến và đi qua điểm \(I\). Suy ra phương trình mặt phẳng trung trực là
\(2\cdot\left(x - 4\right) + 8\cdot\left(y - 1\right) + (- 4)\cdot\left(z - 0\right) = 0\Leftrightarrow x + 4y - 2z - 6 = 0.\)
Do đó \(a = 4\), \(b = -2\) và \(c = - 6\) nên \(a + b + c = - 4\).
Câu 137:
Trong không gian tọa độ \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(1; 2; 3)\), \(B(3; 0; 1)\). Viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\).
Trung điểm của \(AB\) là \(I(2; 1; 2)\).
Ta có \(\overrightarrow{AI}=(1; -1; -1)\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\).
Vậy phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\) là
\(x-2-(y-1)-(z-2)=0\Leftrightarrow x-y-z+1=0.\)
Câu 138:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho hai điểm \(A\left(3;2;-1\right)\) và \(B\left(-5;4;1\right)\). Viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn \(AB\).
Gọi \(I\) là trung điểm của \(AB\) suy ra tọa độ \(I\left(- 1; 3; 0\right)\) và \(\overrightarrow{AB} = \left(8; - 2;- 2\right)\). Gọi \(\overrightarrow{n}\) là véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng trung trực của đoạn \(AB\) ta chọn \(\overrightarrow{n}\left(4; -1;- 1\right)\). Khi đó phương trình mặt phẳng trung trực là
\(4\cdot\left(x + 1\right) + (- 1)\cdot\left(y - 3\right) + (- 1)\cdot\left(z - 0\right) = 0 \Leftrightarrow 4x - y - z + 7 = 0\)
Câu 139:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(1;3;0)\) và \(B(5;1;-2)\). Viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\).
Mặt phẳng trung trực của đoạn \(AB\) đi qua trung điểm \(I(3;2;-1)\) của đoạn \(AB\) và nhận véc-tơ \(\overrightarrow{AB}=(4;-2;-2)=2(2;-1;-1)\) làm véc-tơ pháp tuyến, do đó phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\) là
\[2(x-3)-(y-2)-(z+1)=0\Leftrightarrow 2x-y-z-5=0.\]
Câu 140:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(-1 ; 2 ; 0)\) và \(B(3 ; 0 ; 2)\). Viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\).
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(4;-2;2)\), trung điểm của \(AB\) là \(I(1;1;1)\).
Mặt phẳng trung trực của \(AB\) đi qua \(I\) và nhận \(\overrightarrow{AB}\) làm véc-tơ pháp tuyến nên có phương trình
\[4(x-1)-2(y-1)+2(z-1)=0\Leftrightarrow 2x-y+z-2=0.\]
Câu 141:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(2;1;2)\) và \(B(6;5;-4)\). Viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\).
Ta có mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\) đi qua điểm \(I(4;3;-1)\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\) và nhận \(\overrightarrow {AB}=(4;4;-6)\) làm véc-tơ pháp tuyến.
Suy ra phương trình là
\(4(x-4)+4(y-3)-6(z+1)=0\Leftrightarrow 2x+2y-3z-17=0\).
Câu 142:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(4;0;1)\) và \(B(-2;2;3)\). Viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\).
Mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{AB}=(-6; 2; 2)\) và đi qua trung điểm \(I(1;1;2)\) của đoạn thẳng \(AB\). Do đó, phương trình mặt phẳng đó là
\[-6(x-1) + 2(y-1) + 2(z-2)=0\Leftrightarrow-6x + 2y + 2z=0\Leftrightarrow 3x-y-z=0.\]
Câu 143:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(-1 ; 2 ; 0)\) và \(B(3 ; 0 ; 2)\). Viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\).
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(4;-2;2)\), trung điểm của \(AB\) là \(I(1;1;1)\).
Mặt phẳng trung trực của \(AB\) đi qua \(I\) và nhận \(\overrightarrow{AB}\) làm véc-tơ pháp tuyến nên có phương trình
\[4(x-1)-2(y-1)+2(z-1)=0\Leftrightarrow 2x-y+z-2=0.\]
Câu 144:
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(1;-1;2)\) và mặt phẳng \((P)\colon 2x-y+z+1=0\). Mặt phẳng \((Q)\) đi qua điểm \(A\) và song song với \((P)\). Viết phương trình mặt phẳng \((Q)\).
Ta có \((Q)\parallel (P)\), suy ra \(\overrightarrow{n}_{(Q)}=\overrightarrow{n}_{(P)}=(2;-1;1)\).
Lại có \((Q)\) đi qua \(A(1;-1;2)\) nên có phương trình
\(2(x-1)-(y+1)+(z-2)=0\Leftrightarrow 2x-y+z-5=0\).
Câu 145:
Trong không gian \(Oxyz\) cho điểm \(M(1; 0; 6)\) và mặt phẳng \((\alpha)\) có phương trình \(x + 2y + 2z - 1 = 0\). Viết phương trình mặt phẳng \((\beta)\) đi qua điểm \(M\) và song song với mặt phẳng \((\alpha)\).
Do \((\beta) \parallel (\alpha)\) nên phương trình mặt phẳng \((\beta)\) có dạng \(x + 2y + 2z + c = 0\) (\(c \neq -1\)).
Do \((\beta)\) đi qua điểm \(M\) nên \(1 + 0 + 12 + c = 0 \Rightarrow c = -13\).
Vậy phương trình mặt phẳng \((\beta)\) là \(x + 2y + 2z - 13 = 0\).
Câu 146:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua \(M(1;-3;4)\) và song song với mặt phẳng \((\beta)\colon 6x-5y+z-7=0\). Viết phương trình mặt phẳng \((\alpha)\).
Mặt phẳng \((\beta)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_{\beta}=(6;-5;1)\).
Mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua \(M(1;-3;4)\) và nhận \(\overrightarrow{n}_\beta\) làm véc-tơ pháp tuyến có phương trình
\(6(x-1)-5(y+3)+1(z-4)=0\Leftrightarrow 6x-5y+z-25=0.\)
Câu 147:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho điểm \(M(3; -1; 2)\) và mặt phẳng \((\alpha) \colon 3x - y + z + 4 = 0\). Viết phương trình mặt phẳng đi qua \(M\) và song song với \((\alpha)\).
Do mặt phẳng \((\beta)\) song song với mặt phẳng \((\alpha) \colon 3x - y + z + 4 = 0\) nên phương trình mặt phẳng \((\beta)\) có dạng \(3x - y + z + c = 0\) với \(c \neq 4\).
Vì mặt phẳng \((\beta)\) đi qua \(M(3; -1; 2)\) nên \(c = -12\).
Vậy phương trình mặt phẳng \((\beta) \colon 3x - y + z - 12 = 0\).
Câu 148:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(A(-2;1;-2)\) và song song với mặt phẳng \((a) \colon 2x-y+3z+2 = 0\).
\((P) \parallel (a) \colon 2x-y+3z+2 = 0 \Rightarrow (P) \colon 2x-y+3z+d = 0\).
Vì \(A(-2;1;-2) \in (P) \Rightarrow 2 \cdot (-2) - 1 + 3 \cdot (-2) + d = 0 \Rightarrow d = 11\).
Vậy \((P): 2x - y + 3z + 11=0\).
Câu 149:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng đi qua điểm \(A(1;2;3)\) và song song với mặt phẳng \((Q)\colon 2x+3y-4z-5=0\).
Mặt phẳng song song với mặt phẳng \((Q)\colon 2x+3y-4z-5=0\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{u}=(2;3;-4)\).
Mà mặt phẳng đó qua \(A(1;2;3)\) nên nó có phương trình là
\(2(x-1)+3(y-2)-4(z-3)=0\Leftrightarrow 2x+3y-4z+4=0.\)
Câu 150:
Trong không gian \(0xyz\) cho điểm \(M(2;1;-2)\) và mặt phẳng \((P)\colon 3x-2y+z+1 = 0\). Viết phương trình mặt phẳng đi qua \(M\) và song song với \((P)\).
Gọi \((Q)\) là mặt phẳng cần tìm, ta có
\((Q)\) song song với \((P)\) nên phương trình \((Q)\) có dạng
\[(Q)\colon 3x-2y+z+D = 0.\]
Mặt khác, \((Q)\) đi qua \(M(2;1;-2)\) nên ta có
\[3\cdot 2-2\cdot 1+1\cdot (-2)+D = 0\Rightarrow D= -2.\]
Vậy \((Q)\colon 3x-2y+z-2=0\).
}
Câu 151:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng đi qua điểm \(A(2;-1;2)\) và song song với mặt phẳng \((P)\colon 2x-y+3z+2=0\).
Gọi mặt phẳng \((Q)\) song song với mặt phẳng \((P)\), mặt phẳng \((Q)\) có dạng \(2x-y+3z+D=0\, (D \ne 2)\).
\(A(2;-1;2)\in (Q) \Rightarrow D=-11\).
Vậy mặt phẳng cần tìm là \(2x-y+3z-11=0\).
Câu 152:
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(2;-1;-3)\) và mặt phẳng \((P)\colon 3x-2y+4z-5=0\). Viết phương trình mặt phẳng \((Q)\) đi qua \(A\) và song song với mặt phẳng \((P)\).
Do mặt phẳng \((Q)\) song song với mặt phẳng \((P)\) nên có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(3;-2;4)\).
Phương trình mặt phẳng
\((Q)\colon 3(x-2)-2(y+1)+4(z+3)=0 \Leftrightarrow 3x-2y+4z+4=0\).
Câu 153:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho điểm \(M\left(3;-1;-2\right)\) và mặt phẳng \(\left(P\right):3x-y+2z+4=0\). Viết phương trình mặt phẳng đi qua \(M\) và song song với \(\left(P\right)\).
Mặt phẳng \((Q)\parallel (P)\Rightarrow\) phương trình mặt phẳng \((Q)\) có dạng: \(3x-y+2z+d=0\) với \(d\neq 4\).
Điểm \(M\) thuộc mặt phẳng \((Q)\) nên \(3\cdot3 +1-4+4=0 \Rightarrow d= -6\), suy ra phương trình mặt phẳng \((Q)\) là \(3x-y+2z-6=0\).
Câu 154:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(A(1;-3;2)\) và chứa trục \(Oz\). Gọi \(\overrightarrow{n} = (a;b;c)\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\). Tính \(M = \displaystyle\frac{b + c}{a}\).
\((P)\) chứa \(Oz\) nên \(\overrightarrow{k} = (0;0;1)\) nằm trên \((P)\).
Ngoài ra, \((P)\) chứa \(O\) và \(A\) nên véc-tơ \(\overrightarrow{OA} = (1;-3;2)\) nằm trên \((P)\).
Vậy ta có \(\overrightarrow{n}_{(P)} = \left[\overrightarrow{k},\overrightarrow{OA}\right] = (3;1;0)\).
Do đó \(M = \displaystyle\frac{1}{3}.\)
Câu 155:
Trong không gian \({Oxyz}\), viết phương trình mặt phẳng chứa trục \(Ox\) và đi qua điểm \(A(1;1;-1)\).
Gọi \(\vec n\) là vec-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\) chứa trục \({Ox}\) và đi qua điểm \(A(1;1;-1)\).
Ta có \(\begin{cases}&\vec n \bot \overrightarrow {OA}= \left(1;1;-1\right)\\& \overrightarrow{n}\perp\overrightarrow{i}= \left(1;0;0\right).}\)
Chọn một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\) là \(\overrightarrow{n} = \left[\overrightarrow{i},\overrightarrow{OA}\right] = \left(0;1;1\right)\).
Vậy phương trình mặt phẳng là \(y + z = 0\).
Câu 156:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) chứa \(Oz\) và đi qua điểm \(P\left(3;-4;7\right)\).
Mặt phẳng \((P)\) có cặp véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{k}\left(0;0;1\right), \overrightarrow{OP}\left(3;-4;7\right)\).
Suy ra mặt phẳng có \((P)\) một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=\overrightarrow{k}\wedge \overrightarrow{OP}=\left(-4;-3;0\right)=-1\left(4;3;0\right)\).
Mặt phẳng \((P)\) đi qua \(O\left({0;0;0}\right)\), có véc-tơ pháp tuyến \(\left(4;3;0\right)\).
Vậy mặt phẳng có \((P)\) có phương trình tổng quát là \(4x+3y=0\)
Câu 157:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua \(M(-1;2;4)\) và chứa trục \(Oy\).
\((P)\) có cặp véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{v}_{Oy}=(0;1;0)\) và \(\overrightarrow{OM}=(-1;2;4)\). Khi đó véc-tơ pháp tuyến của \((P)\) là \(\overrightarrow{n}_{(P)}=(-4;0;-1)\), ta chọn \(\overrightarrow{n}_{(P)}=(4;0;1)\).
Mặt phẳng \((P)\) đi qua \(M(-1;2;4)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_{(P)}=(4;0;1)\) nên có phương trình \(4(x+1)+(z-4)=0\) hay \(4x+z=0\).
Câu 158:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) chứa trục \(Oy\) và đi qua điểm \(M(1;-2;3)\).
(P) chứa véc-tơ \(\overrightarrow{j}=(0;1;0)\) và \(\overrightarrow{OM}=(1;-2;3)\).
Véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\) là
\[\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{j};\overrightarrow{OM}\right]=(3;0;-1).\]
Khi đó phương trình mặt phẳng \((P)\) là
\[3(x-0)+0(y-0)-1(z-0)=0\Leftrightarrow 3x-z=0.\]
Câu 159:
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(M\left(1;0;-1\right)\). Viết phương trình mặt phẳng \(\left(\alpha\right)\) đi qua \(M\) và chứa trục \(Ox\).
Do mặt phẳng \(\left(\alpha\right)\) đi qua \(M\) và chứa trục \(Ox\) nên \(\left(\alpha\right)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{i},\overrightarrow{OM}\right]\) với \(\overrightarrow{i}=\left(1;0;0\right)\) và \(\overrightarrow{OM}=\left(1;0;-1\right)\Rightarrow \overrightarrow{n}=\left(0;1;0\right)\).
Vậy phương trình mặt phẳng \(\left(\alpha\right)\) là \(y=0\).
Câu 160:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua \(A(1;1;3)\) và chứa trục hoành.
Ta có \(\overrightarrow{OA}=(1;1;3)\), \(\overrightarrow{i}=(1;0;0)\), \(\left[\overrightarrow{OA},\overrightarrow{i}\right]=(0;3;-1)\).
Mặt phẳng \((P)\) qua \(A\) và chứa \(Ox\) nên \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_P=(0;3;-1)\).
Suy ra
\((P)\colon 0(x-1)+3(y-1)-1(z-3)=0\Leftrightarrow 3y-z=0\).
Câu 161:
Viết phương trình mặt phẳng đi qua điểm \(M(1;4;-3)\) và chứa trục \(Oy\).
Gọi \((\alpha)\) là mặt phẳng đi qua \(M\) và chứa trục \(Oy\), thì \((\alpha)\) đi qua điểm \(O(0;0;0)\).
Khi đó, \((\alpha)\) chứa giá của các vectơ \(\overrightarrow{OM}(1;4;-3)\) và \(\overrightarrow{j}(0;1;0)\) suy ra \(\overrightarrow{n_{\alpha}}=\left[\overrightarrow{OM},\overrightarrow{j}\right]=(3;0;1)\).
Vậy phương trình mặt phẳng \((\alpha)\colon 3x+z=0\).
Câu 162:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) chứa trục \(Oz\) và điểm \(M(1;2;1)\).
Mặt phẳng \((P)\) nhận véc-tơ \(\overrightarrow{OM}=(1;2;1)\) và \(\overrightarrow{k}=(0,0,1)\) làm véc-tơ chỉ phương, do đó nhận véc-tơ \(\overrightarrow{n}= \left[ \overrightarrow{OM}, \overrightarrow{k} \right] = (-2;1;0)\) làm véc-tơ pháp tuyến. Mặt phẳng \((P)\) đi qua \(O(0;0;0)\) và nhận \(\overrightarrow{n}\) làm véc-tơ pháp tuyến có phương trình \(-2x+y=0 \Leftrightarrow 2x-y =0.\)
Câu 163:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho điểm \(A(1;1;-1)\). Viết phương trình mặt phẳng \((P)\) qua \(A\) và chứa trục \(Ox\).
\(\overrightarrow{OA}=(1;1;-1)\), véc-tơ đơn vị của trục \(Ox\) là \(\overrightarrow{i}=(1;0;0)\).
Véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\) là \(\overrightarrow{n}=[\overrightarrow{OA},\overrightarrow{i}]=(0;-1;-1)\).
Phương trình mặt phẳng \((P)\) là \(-y-z=0\) hay \(y+z=0\).
Câu 164:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng đi qua \(A(0;1;1)\), \(B(-1;0;2)\) và vuông góc với mặt phẳng \((P)\colon x-y+z+1=0\).
Gọi mặt phẳng cần tìm là mặt phẳng \((Q)\).
Vì mặt phẳng \((P)\colon x-y+z+1=0\) nên ta có \(\overrightarrow{n}_{\text{p}}=(1;-1;1)\).
Ta có \(A(0;1;1), B(-1;0;2)\Rightarrow \overrightarrow{AB}=(-1;-1;1)\).
Do \((Q)\) đi qua \(A(0;1;1), B(-1;0;2)\) và vuông góc với \((P)\colon x-y+z+1=0\) nên \((Q)\) đi qua \(A(0;1;1)\) và nhận \(\overrightarrow{n}_{\text{Q}}=[\overrightarrow{n}_{\text{p}},\overrightarrow{AB}]=(0;-2;-2)\) làm một véc-tơ pháp tuyến.
Vì vậy phương trình \((Q)\) là
\(0(x-0)-2(y-1)-2(z-1)=0\Leftrightarrow y+z-2=0\).
}
Câu 165:
Trong không gian \(Oxyz\), Viết phương trình mặt phẳng chứa trục \(Oz\) và vuông góc với mặt phẳng \((\alpha) \colon x-y+2z-1=0\).
Véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((\alpha)\) là \(\overrightarrow{n}_{(\alpha)}=(1;-1;2)\), véc-tơ chỉ phương của trục \(Oz\) là \(\overrightarrow{k}=(0;0;1)\).
Mặt phẳng cần tìm có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=\left[ \overrightarrow{n}_{(\alpha)},\overrightarrow{k}\right] =(-1;-1;0)\) và đi qua gốc tọa độ nên có phương trình là \(x+y=0.\)
Câu 166:
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(1;1;1)\) và hai mặt phẳng \((Q)\colon y=0\), \((P) \colon 2x-y+3z-1=0\). Viết phương trình mặt phẳng \((R)\) chứa \(A\), vuông góc với cả hai mặt phẳng \((P)\), \((Q)\).
Gọi \(\overrightarrow{p}=(2;-1;3)\), \(\overrightarrow{q}(0;1;0)\) lần lượt là véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\). Khi đó mặt phẳng \((R)\) nhận véc-tơ \(\overrightarrow{w}=-\left[ \overrightarrow{p},\overrightarrow{q} \right]=(3;0;-2)\) làm một véc-tơ pháp tuyến. Do đó \((R)\) có phương trình \(3x-2z-1=0\).
Câu 167:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) chứa điểm \(M(1;3;-2)\), cắt các tia \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\) lần lượt tại \(A\), \(B\), \(C\) (\(A\), \(B\), \(C\) không trùng \(O\)) sao cho \(\displaystyle\frac{OA}{1}=\displaystyle\frac{OB}{2}=\displaystyle\frac{OC}{4}\).
Giả sử \(A(a;0;0)\), \(B(0;b;0)\), \(C(0;0;c)\), với \(a,b,c>0\). Phương trình mặt phẳng \((P)\) là \(\displaystyle\frac{x}{a}+\displaystyle\frac{y}{b}+\displaystyle\frac{z}{c}=1\). Theo giả thiết ta có
\(\begin{cases}\displaystyle\frac{a}{1}=\displaystyle\frac{b}{2}=\displaystyle\frac{c}{3}\\ \displaystyle\frac{1}{a}+\displaystyle\frac{3}{b}-\displaystyle\frac{2}{c}=1\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}a=2\\ b=4\\ c=8.\end{cases}\)
Vậy phương trình mặt phẳng \((P)\) là \(4x+2y+z-8=0\).
Câu 168:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(2;1;-1)\) và \(B(1;0;1)\) và mặt phẳng \((P)\colon x+2y-z+0\). Viết phương trình mặt phẳng \((Q)\) qua \(A\), \(B\) và vuông góc với \((P)\).
Mặt phẳng \((P)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_1}=(1;2;-1)\) và \(\overrightarrow{AB}=(-1;-1;2)\).
Mặt phẳng \((Q)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=[\overrightarrow{n_1}, \overrightarrow{AB}]=(3;-1;1)\).
Từ đó, phương trình mặt phẳng \((Q)\) là \(3x-y+z-4=0\).
}
Câu 169:
Cho \(A\left(1;2;3\right)\), mặt phẳng \((P)\colon x+y+z-2=0\). Mặt phẳng \((Q)\) song song với mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) cách điểm \(A\) một khoảng bằng \(3\sqrt{3}\). Viết phương trình mặt phẳng \((Q)\).
Do \((Q)\parallel (P)\Rightarrow (Q)\colon x+y+z+d=0,\quad d\neq -2\).
Mà \(d\left(A,(Q)\right)=3\sqrt{3}\Leftrightarrow |6+d|=9 \Leftrightarrow d=3;\, d=-15.\)
Vậy \((Q_1)\colon x+y+z+3=0\) và \((Q_2)\colon x+y+z-15=0\).
}
Câu 170:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P)\), \((Q)\) lần lượt có phương trình là \(x+y-z=0\), \(x-2y+3z=4\) và cho điểm \(M(1;-2;5)\). Viết phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua điểm \(M\) và đồng thời vuông góc với hai mặt phẳng \((P)\), \((Q)\).
Ta có \(\overrightarrow{n}_{(P)} = (1;1;-1)\) và
\(\overrightarrow{n}_{(Q)} = (1;-2;3).\)
Suy ra \(\left[\overrightarrow{n}_{(P)},\overrightarrow{n}_{(Q)}\right]= (1;-4;-3).\)
Do \((\alpha)\) vuông góc với \((P)\) và \((Q)\) nên \(\begin{cases}\overrightarrow{n}_{(\alpha)} \perp \overrightarrow{n}_{(P)}\\\overrightarrow{n}_{(\alpha)} \perp \overrightarrow{n}_{(Q)}\end{cases}\).
Chọn \(\overrightarrow{n}_{(\alpha)} = \left[\overrightarrow{n}_{(P)},\overrightarrow{n}_{(Q)}\right]=(1;-4;-3)\).
Hơn nữa, \((\alpha)\) đi qua \(M(1;-2;5)\) nên có phương trình là
\((x-1)-4(y+2)-3(z-5)=0\Leftrightarrow x-4y-3z+6=0.\)
Câu 171:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon x+2y-5z-3=0\) và hai điểm \(A(3;1;1)\), \(B(4;2;3)\). Gọi \((Q)\) là mặt phẳng chứa \(AB\) và vuông góc với \((P)\). Viết phương trình của mặt phẳng \((Q)\).
Vì \((Q)\) là mặt phẳng đi qua \(A\), \(B\) và vuông góc với \((P)\) nên mặt phẳng \((Q)\) nhận \(\overrightarrow{AB}=(1;1;2)\) và \(\overrightarrow{n}_{(P)}=(1;2;-5)\) làm hai véc-tơ chỉ phương.
Véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((Q)\) là \(\overrightarrow{n}_{(Q)}=\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{n}_{(P)}\right]=(-9;7;1)\).
Phương trình mặt phẳng \((Q)\colon -9(x-3)+7(y-1)+1(z-1)=0\Leftrightarrow 9x-7y-z-19=0\).
Câu 172:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua điểm \(A(2; -1; 5)\) và vuông góc với hai mặt phẳng \((P): 3x - 2y + z + 7 = 0\) và \((Q): 5x - 4y + 3z + 1 = 0\). Viết phương trình của mặt phẳng \((\alpha)\).
Ta có các véc-tơ pháp tuyến của \((P)\) và \((Q)\) là \(\overrightarrow{n}_P = (3; -2; 1), \overrightarrow{n}_Q = (5; -4; 3)\).
Theo giả thiết mặt phẳng \((\alpha)\) vuông góc với \((P)\) và \((Q)\) do đó \(\overrightarrow{n}_\alpha \perp (\overrightarrow{n}_P, \overrightarrow{n}_Q)\).
\(\Rightarrow \overrightarrow{n}_\alpha = \left[\overrightarrow{n}_P; \overrightarrow{n}_Q\right] = \left(1; 2; 1\right)\).
Suy ra, phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) có dạng \(1(x - 2) + 2(y + 1) + 1(z - 5) = 0\).
Hay \(x + 2y + z - 5 = 0\).
Câu 173:
Trong không gian \(Oxyz\), cho \(\left(\gamma\right)\) là mặt phẳng đi qua điểm \(M\left(3; - 1; - 5\right)\) đồng thời vuông góc với hai mặt phẳng \(\left(\alpha\right)\colon 3x - 2y + 2z + 7=0\), \(\left(\beta\right)\colon 5x - 4y + 3z + 1=0\). Viết phương trình của \(\left(\gamma\right)\).
Mặt phẳng \(\left(\gamma\right)\) qua \(M\left(3; - 1; - 5\right)\) và có VTPT \(\overrightarrow{n}_{P}=\left[\overrightarrow{n}_{\alpha}, \overrightarrow{n}_{\beta}\right]=\left(2; 1; - 2\right)\).
Phương trình mặt phẳng
\(\left(\gamma\right)\colon 2(x - 3) + 1. (y + 1) - 2(z + 5)=0\Leftrightarrow 2x + y - 2z - 15=0\).
Câu 174:
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(G(1;2;3)\). Mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua \(G\), cắt \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\) tại \(A\), \(B\), \(C\) sao cho \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\). Viết phương trình mặt phẳng \((\alpha)\).
Giả sử \(A(a;0;0),B(0;b;0),C(0;0;c)\).
Vì \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\) nên ta có \(\begin{cases}\displaystyle\frac{a}{3}=1 \\ \displaystyle\frac{b}{3}=2 \\ \displaystyle\frac{c}{3}=3\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}a=3 \\ b=6 \\ c=9.\end{cases}\)
Suy ra phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) là
\(\displaystyle\frac{x}{3}+\displaystyle\frac{y}{6}+\displaystyle\frac{z}{9}=1\Leftrightarrow 6x+3y+2z-18=0\).
Câu 175:
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(1;2;3)\). Gọi \(A_1\), \(A_2\), \(A_3\) lần lượt là hình chiếu vuông góc của \(A\) lên các mặt phẳng \((Oyz)\), \((Ozx)\), \((Oxy)\). Viết phương trình của mặt phẳng \((A_1A_2A_3)\).
Ta có \(A_1(0;2;3)\), \(A_2(1;0;3)\), \(A_3(1;2;0)\).
Véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((A_1A_2A_3)\) là \(\overrightarrow{n}=\left [\overrightarrow{A_1A_2},\overrightarrow{A_1A_3}\right ]=(6;3;2)\).
Phương trình mặt phẳng \((A_1A_2A_3)\) là \(6x+3y+2z-12=0 \Leftrightarrow \displaystyle\frac {x}{2}+ \displaystyle\frac {y}{4}+\displaystyle\frac {z}{6}=1\).
Câu 176:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(M(-1;-2;5)\) và vuông góc với hai mặt phẳng \((Q)\colon x+2y-3z+1=0\) và \((R)\colon 2x-3y+z+1=0\).
Mặt phẳng \((Q)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_{(Q)}=(1;2;-3)\).\\ Mặt phẳng \((R)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_{(R)}=(2;-3;1)\).
Khi đó mặt phẳng \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_{(P)}=[\overrightarrow{n}_{(Q)},\overrightarrow{n}_{(R)}]=(-7;-7;-7)\).
Phương trình mặt phẳng \((P)\) là
\(-7(x+1)-7(y+2)-7(z-5)=0\Leftrightarrow -7x-7y-7z+14=0\Leftrightarrow x+y+z-2=0.\)
Câu 177:
Trong không gian \(Oxyz,\) cho ba điểm \(A(2;1;1),\ B(3;0;-1),\ C(2;0;3)\). Viết phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua hai điểm \(A\), \(B\) và song song với đường thẳng \(OC\).
Gọi \(\overrightarrow{n}\) là vtpt của mặt phẳng \((\alpha)\).
Ta có \(\begin{cases} AB \subset (\alpha) \\ OC \parallel (\alpha) \end{cases} \Rightarrow
\begin{cases} \overrightarrow{n} \perp \overrightarrow{AB} \\ \overrightarrow{n} \perp \overrightarrow{OC} \end{cases}\(nên\)\overrightarrow{n}\(cùng phương với\)\overrightarrow{AB} \wedge \overrightarrow{OC}\(.
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(1;-1;-2),\ \overrightarrow{OC}=(2;0;3) \Rightarrow \overrightarrow{AB} \wedge \overrightarrow{OC}=(-3;-7;2) = (-1) \cdot (3;7;-2).\) Ta chọn \(\overrightarrow{n} = (3;7;-2)\). \\ Phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) là: \(3x+7y-2z-11=0.\)
Câu 178:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình của mặt phẳng \(\left(P\right)\) đi qua điểm \(B(2;1;-3)\), đồng thời vuông góc với hai mặt phẳng \(\left(Q\right): x+y+3z=0\), \(\left(R\right):2x-y+z=0\).
Ta có \(\overrightarrow n_1=(1;1;3), \overrightarrow n_2 =(2;-1;1)\) lần lượt là véc-tơ pháp tuyến của các mặt phẳng \((Q), (R)\).
Do mặt phẳng \((P)\) vuông góc với hai mặt phẳng \((Q), (R)\) nên \([\overrightarrow n_1, \overrightarrow n_2]=(4;5;-3)\) là một véc-tơ pháp tuyến của \((P)\).
Từ đó suy ra mặt phẳng \((P)\) có phương trình \(4x+5y-3z-22=0\).
Câu 179:
Viết phương trình tổng quát của mặt phẳng đi qua điểm \(M(3; 0; -1)\) và vuông góc với 2 mặt phẳng \(x + 2y - z + 1= 0\) và \(2x - y + z - 2= 0\).
\(\bullet\) Hai mặt phẳng đã cho có các véc-tơ pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow{n}_1 = (1; 2; -1)\) và \(\overrightarrow{n_2} = (2; -1; 1)\).
\(\bullet\) Mặt phẳng \((P)\) cần tìm có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n} = \overrightarrow{n}_1 \wedge \overrightarrow{n}_2 = (1; -3; -5)\).
\(\bullet\) Ta có \((P)\colon (x - 3) - 3y - 5(z + 1) = 0\).
Suy ra \((P)\colon x - 3y - 5z - 8 =0\).
Câu 1:
Cho hai mặt phẳng \(\left(P_1\right)\colon x+2y+3z+4=0\), \(\left(P_2\right)\colon x+y-z+5=0\). Chứng minh rằng \(\left(P_1\right)\perp \left(P_2\right)\).
\((P_1)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n_1}=(1;2;3)\).
\((P_2)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n_2}=(1;1;-1)\).
Do \(\overrightarrow{n_1}\cdot \overrightarrow{n_2}=1+2-3=0\) nên \(\overrightarrow{n_1}\perp \overrightarrow{n_2}\).
Suy ra \((P_1)\perp (P_2)\).
Câu 2:
Trong không gian \(Oxyz\), chứng minh hai mặt phẳng sau vuông góc với nhau: \((\alpha)\colon x-3y+2z+1=0\), \((\beta)\colon 5x+y-z+2=0.\)
Hai mặt phẳng \((\alpha)\), \((\beta)\) có hai véc-tơ pháp tuyến tương ứng là \(\overrightarrow{n}=(1;-3;2)\), \(\overrightarrow{n'}=(5;1;-1)\).
Ta có \(\overrightarrow{n}\cdot \overrightarrow{n'}=1\cdot 5 +(-3)\cdot 1+2\cdot(-1)=0\) nên \(\overrightarrow{n}\perp \overrightarrow{n'}\).
Do đó \((\alpha)\) vuông góc với \((\beta)\).
Câu 3:
Trong không gian \(Oxyz\), hai mặt phẳng sau đây có vuông góc với nhau hay không?
\((\alpha)\colon 3x+y-z+1=0\), \((\beta)\colon 9x+3y-3z+3=0.\)
Hai mặt phẳng \((\alpha)\), \((\beta)\) có hai véc-tơ pháp tuyến tương ứng là \(\overrightarrow{n}=(3;1;-1)\), \(\overrightarrow{n'}=(9;3;-3)\).
Ta có \(\overrightarrow{n}\cdot \overrightarrow{n'}=3\cdot 9+1\cdot 3+(-1)\cdot(-3)=33\ne0\).
Do đó \((\alpha)\) không vuông góc với \((\beta)\).
Câu 4:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P)\colon x+3y-z=0,(Q)\colon x-y-2z+1=0\).
a) Chứng minh rằng hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) vuông góc với nhau.
b) Tìm điểm \(M\) thuộc trục \(Ox\) và cách đều hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\).
a) Mặt phẳng \((P),(Q)\) lần lượt có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_P}=(1;3;-1),\overrightarrow{n_Q}=(1;-1;-2)\).
Do \(\overrightarrow{n_P} \cdot \overrightarrow{n_Q}=1 \cdot 1 +3 \cdot (-1) + (-1) \cdot (-2)=0\) nên hai véc-tơ đó vuông góc nhau. Do đó hai mặt phẳng đã cho vuông góc với nhau.
b) Gọi \(M(a;0;0) \in Ox\).
Khi đó
\(\begin{aligned}\mathrm{d}(M,(P))=\mathrm{d}(M,(Q)) & \Leftrightarrow \displaystyle\frac{|a+3 \cdot0 - 0 |}{\sqrt{1^2+3^2+(-1)^2}} = \displaystyle\frac{|a-0-2 \cdot 0 +1|}{\sqrt{1^2+(-1)^2+(-2)^2}|}\\& \Leftrightarrow \displaystyle\frac{|a+3|}{\sqrt{11}}=\displaystyle\frac{|a+1|}{\sqrt{6}}\\& \Leftrightarrow 5a^2-14a-43=0 \\& \Leftrightarrow a=\displaystyle\frac{7+2\sqrt{66}}{5};\,a=\displaystyle\frac{7-2\sqrt{66}}{5}.\end{aligned}\)
Câu 5:
Cho hai mặt phẳng \((P_1)\colon x - y - 2 z + 4 = 0\), \((P_2)\colon x - y + z + 5 = 0.\) Chứng minh rằng \((P_1) \perp (P_2)\).
Hai mặt phẳng \((P_1)\), \((P_2)\) có vectơ pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow{n}_1 = (1; -1; -2), \overrightarrow{n}_2 = (1; -1; 1).\)
Vì \(\overrightarrow{n}_1 \cdot \overrightarrow{n}_2 = 1 \cdot 1 + (-1) \cdot (-1) + (-2) \cdot 1 = 0\) nên \(\overrightarrow{n}_1 \perp \overrightarrow{n}_2\).
Vậy \((P_1) \perp (P_2)\).
Câu 6:
Cho hai mặt phẳng \((P_1)\colon 2x - y - 3z + 1 = 0\), \((P_2)\colon 6x - 3y - 9z + 1 = 0.\) Chứng minh rằng \((P_1) \parallel (P_2)\).
Hai mặt phẳng \((P_1)\), \((P_2)\) có vectơ pháp tuyến lần lượt là
\(\overrightarrow{n}_1=(2 ;-1 ;-3), \overrightarrow{n}_2=(6 ;-3 ;-9).\)
Vì \(\overrightarrow{n}_2 = 3 \overrightarrow{n}_1\) và \(D_1 = 1 \neq 3 \cdot 1 = 3 D_1\) nên \((P_1) \parallel (P_2)\).
Câu 7:
Tính góc giữa hai mặt phẳng \(\left(P_1\right)\) và \(\left(P_2\right)\) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ), biết \(\left(P_1\right) \colon 2x+2y-z-1=0\) và \(\left(P_2\right) \colon x-2y-2z+3=0\).
Ta có \(\overrightarrow{n}_{P_1}=(2;2;-1)\) và \(\overrightarrow{n}_{P_2}=(1;-2;-2)\).
\(\cos \left(\left(P_1\right);\left(P_2\right)\right) = \displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n}_{P_1} \cdot \overrightarrow{n}_{P_2}\right|}{\left|\overrightarrow{n}_{P_1}\right| \cdot \left|\overrightarrow{n}_{P_2}\right|} = 0\).
Suy ra \(\left(\left(P_1\right);\left(P_2\right)\right)=90^{\circ}\).
Câu 8:
Tính góc giữa hai mặt phẳng \((P_1)\colon x+y+2z-1=0\) và \((P_2)\colon 2x-y+z-2=0\).
\((P_1)\), \((P_2)\) lần lượt có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_1=(1;1;2)\) và \(\overrightarrow{n}_2=(2;-1;1)\).
Ta có \(\cos\left((P_1),(P_2)\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n}_1\cdot\overrightarrow{n}_2\right|}{\left|\overrightarrow{n}_1\right|\cdot\left|\overrightarrow{n}_2\right|}=\displaystyle\frac{|1\cdot2+1\cdot(-1)+2\cdot1|}{\sqrt{1^2+1^2+2^2}\cdot\sqrt{2^2+(-1)^2+1^2}}=\displaystyle\frac{1}{2}\).
Vậy \(\left((P_1),(P_2)\right)=60^\circ\).
Câu 9:
Cho hai mặt phẳng \((P_1)\colon \sqrt{3}x+z+5=0\) và \((P_2)\colon -\sqrt{3}x+z-7=0\). Tính góc giữa hai mặt phẳng \((P_1)\) và \((P_2)\).
Do \((P_1)\), \((P_2)\) có hai véc-tơ pháp tuyến lần lượt là
\(\overrightarrow{n}_1=\left(\sqrt{3};0;1\right),\, \overrightarrow{n}_2=\left(-\sqrt{3};0;1\right)\)
nên
\(\cos\left((P_1),(P_2)\right)=\displaystyle\frac{\left|\sqrt{3}\cdot\left(-\sqrt{3}\right)+0\cdot0+1\cdot1\right|}{\sqrt{\left(\sqrt{3}\right)^2+0^2+1^2}\cdot\sqrt{\left(-\sqrt{3}\right)^2+0^2+1^2}}=\displaystyle\frac{1}{2}.\)
Suy ra \(\left((P_1),(P_2)\right)=60^\circ\).
Câu 10:
Cho hai mặt phẳng \((P)\colon x-y-6=0\) và \((Q)\). Biết rằng điểm \(H(2 ;-1 ;-2)\) là hình chiếu vuông góc của gốc toạ độ \(O(0;0;0)\) xuống mặt phẳng \((Q)\). Tính góc giữa mặt phẳng \((P)\) và mặt phẳng \((Q)\).
\((P)\) có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_1=(1 ; -1 ; 0)\), \((Q)\) có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow {OH}=(2 ; -1 ; -2)\).
Gọi \(\varphi\) là góc giữa hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) ta có
\(\cos\varphi=\displaystyle\frac{|2\cdot 1+1\cdot 1-2\cdot 0|}{\sqrt{1^2+(-1)^2+0^2}\cdot\sqrt{2^2+(-1)^2+(-2)^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\Rightarrow \varphi=45^{\circ}.\)
Câu 11:
Cho hai mặt phẳng \((P)\colon 2 x-y-z-3=0\) và \((Q)\colon x-z-2=0\). Góc giữa hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) bằng bao nhiêu?
\((P)\) có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_1=(2 ; -1 ; -1)\).
\((Q)\) có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_2=(1 ; 0 ; -1)\).
Gọi \(\varphi\) là góc giữa hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) ta có
\(\cos\varphi=\displaystyle\frac{\left| 2\cdot 1-1\cdot 0+ 1\cdot 1\right| }{\sqrt{2^2+(-1)^2+(-1)^2}\cdot\sqrt{1^2+0^2+(-1)^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\Rightarrow \varphi=60^{\circ}\).
Câu 12:
Trong không gian \(Oxyz\), tính góc giữa hai mặt phẳng \((P)\colon x+2y+2z-1=0\) và \((Q)\colon x+y-z+1=0\).
Các mặt phẳng \((P)\), \((Q)\) tương ứng có các vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(1; 2; 2)\), \(\overrightarrow{n'}=(1; 1;-1)\).
Ta có
\(\cos ((P),(Q))=\displaystyle\frac{|1\cdot 1+2\cdot 1+2\cdot(-1)|}{\sqrt{1^2+2^2+2^2} \cdot \sqrt{1^2+1^2+(-1)^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{9}\).
Do đó \(((P),(Q)) \approx 78{,}9^{\circ}\).
Câu 13:
Trong không gian \(Oxyz\), cho \(A(0;0;4)\), \(B(0;-3;0)\), \(C(0;3;0)\), \(D(3;0;0)\). Tính góc giữa hai mặt phẳng \((ABD)\) và \((ACD)\).
Mặt phẳng \((ABD)\) có cặp vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{BD}=(3; 3; 0)\) và \(\overrightarrow{AD}=(3; 0;-4)\).
Suy ra \((ABD)\) có vectơ pháp tuyến \(\left[\overrightarrow{BD}, \overrightarrow{AD}\right]=(-12; 12;-9)\).
Do đó \(\overrightarrow{n}=(-4; 4;-3)\) cũng là vectơ pháp tuyến của \((ABD)\).
Mặt phẳng \((ACD)\) có cặp vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{AC}=(0; 3;-4)\) và \(\overrightarrow{AD}=(3; 0;-4)\).
Suy ra \((ACD)\) có vectơ pháp tuyến là \(\left[\overrightarrow{AC}, \overrightarrow{AD}\right]=(-12;-12;-9)\).
Do đó \(\overrightarrow{m}=(4; 4; 3)\) cũng là vectơ pháp tuyến của \((ACD)\).
Gọi \(\varphi\) là góc giữa hai mặt phẳng \((A B D)\) và \((A C D)\).
Khi đó
\(\cos \varphi=|\cos (\overrightarrow{n}, \overrightarrow{m})|=\displaystyle\frac{|-4 \cdot 4+4 \cdot 4+(-3) \cdot 3|}{\sqrt{(-4)^2+4^2+(-3)^2} \cdot \sqrt{4^2+4^2+3^2}}=\displaystyle\frac{9}{41}.\)
Vậy \(\varphi \approx 77{,}3^\circ\).
Câu 14:
Trong không gian \(Oxyz\), tính góc giữa hai mặt phẳng \((\alpha): x+2y+2z-1=0\) và \((\beta):7x-8y-15z+3=0\).
\((\alpha)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_1}=(1;2;2)\).
\((\beta)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_2}=(7;-8;-15)\).
\(\cos((\alpha),(\beta))=\displaystyle\frac{|\overrightarrow{n_1}\cdot \overrightarrow{n_2}|}{|\overrightarrow{n_1}||\overrightarrow{n_2}|}=\displaystyle\frac{|1\cdot 7+2\cdot (-8)+2\cdot (-15)|}{\sqrt{1^2+2^2+2^2}\sqrt{7^2+(-8)^2+(-15)^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2} \Rightarrow ((\alpha),(\beta))=45^{\circ}\).
Câu 15:
Trong không gian \(Oxyz\), tính góc giữa mặt phẳng \((P):~x+y+z-1=0\) và mặt phẳng \(Oxy\).
Mặt phẳng \((P)\) nhận vectơ \(\overrightarrow{u}=(1;1;1)\) là một vectơ pháp tuyến.
Mặt phẳng \(Oxy) nhận vectơ \(\overrightarrow{v}=(0;0;1)\) làm một vectơ pháp tuyến.
Ta có
\begin{eqnarray*}\cos((P),(Oxy))&=&|\cos(\overrightarrow{u},\overrightarrow{v})|\\&=&\displaystyle\frac{1\cdot0+1\cdot0+1\cdot1}{\sqrt{1^2+1^2+1^2}\sqrt{0^2+0^2+1^2}}\\&=&\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}.\end{eqnarray*}
Suy ra \(((P),(Oxy))\approx 54{,}7^\circ\).
Câu 16:
Trong không gian \(\mathrm{Oxyz}\), tính góc giữa trục \(Oz\) và mặt phẳng \((P)\colon x+2y-z-1=0\).
Trục \(Oz\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{i}=(0; 0; 1)\), mặt phẳng \((P)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1;2; -1)\).
Ta có
\(\sin (Oz,(P))=\displaystyle\frac{|0 \cdot 1+0 \cdot2+1 \cdot (-1)|}{\sqrt{0^2+0^2+1^2} \cdot \sqrt{1^2+2^2+(-1)^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{6}}{6}.\)
Vậy \(\left(Oz, (P)\right) \approx 24^\circ\).
Câu 17:
Trong không gian \(Oxyz\), tính góc tạo bởi trục \(Ox\) và mặt phẳng \((P)\colon \sqrt{2} x-y+z+2=0\).
Trục \(Ox\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{i}=(1; 0; 0)\), mặt phẳng \((P)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(\sqrt{2};-1; 1)\).
Ta có
\(\sin (Ox,(P))=\displaystyle\frac{|1 \cdot \sqrt{2}+0 \cdot(-1)+0 \cdot 1|}{\sqrt{1^2+0^2+0^2} \cdot \sqrt{\sqrt{2}^2+(-1)^2+1^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}.\)
Vậy \(Ox\) tạo với \((P)\) góc \(45^{\circ}\).
Câu 18:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \(\left(\alpha\right)\colon x+2y+4z-1=0\); \(\left(\beta\right)\colon 2x+3y-2z+5=0\). Tính góc giữa \(\left(\alpha\right)\) và \(\left(\beta\right)\).
Hai mặt phẳng \((\alpha)\) và \((\beta)\) có véc-tơ pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow{n}_{\alpha}=(1;2;4)\) và \(\overrightarrow{n}_{\beta}=(2;3;-2)\).
Ta có \(\overrightarrow{n}_{\alpha}\cdot \overrightarrow{n}_{\beta}=1\cdot 2+2\cdot 3+4\cdot (-2)=0\Rightarrow \left(\alpha\right)\perp \left(\beta\right)\).
Câu 19:
Trong không gian \(Oxyz\), góc giữa 2 mặt phẳng \((P) \colon 8x - 4y -8z-11 = 0\) và \((Q) \colon \sqrt{2}x - \sqrt{2}y + 7 = 0\) bằng bao nhiêu?
\(\bullet\) \(\cos ((P),(Q)) = \displaystyle\frac{|8\cdot \sqrt{2} + 4\cdot \sqrt{2} -8\cdot 0|}{\sqrt{8^2 + (-4)^2 + (-8)^2}\cdot \sqrt{(\sqrt{2})^2 + (-\sqrt{2})^2}} = \displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}\).
\(\bullet\) Suy ra góc giữa \((P)\) và \((Q)\) bằng bao nhiêu? \(45^\circ\).
Câu 20:
Trong không gian \(Oxyz\), gọi \(\varphi\) là góc giữa hai mặt phẳng \((P)\colon x+z+4=0\) và \((Q)\colon x-2y+2z+4=0\). Tìm số đo góc \(\varphi\).
Ta có \(\begin{cases} \overrightarrow{n}_{(P)}=(1;0;1)\\\overrightarrow{n}_{(Q)}=(1;-2;2)\end{cases}\Rightarrow\cos\left((P);(Q)\right)=\displaystyle\frac{|\overrightarrow{n}_{(P)}\cdot\overrightarrow{n}_{(Q)}|}{|\overrightarrow{n}_{(P)}|\cdot |\overrightarrow{n}_{(Q)}|}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}\Rightarrow\varphi=45^\circ\).
Câu 21:
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(H(2;-1;2)\). Biết rằng \(H\) là hình chiếu vuông góc của gốc tọa độ \(O\) xuống mặt phẳng \((P)\). Tính số đo góc giữa mặt phẳng \((P)\) và mặt phẳng \((Q)\colon x-y-11=0\).
Vì \(H\) là hình chiếu của \(O\) trên \((P)\) nên \(\overrightarrow{n}_{(P)} = \overrightarrow{OH}=(2;-1;2)\) là một véc-tơ pháp tuyến của \((P)\).
\((Q)\colon x-y-11=0 \Rightarrow \overrightarrow{n}_{(Q)} = (1;-1;0)\).
Ta có \(\cos \left(\widehat{ (P), (Q) }\right) = \left| \cos \left(\widehat{ \overrightarrow{n}_{(P)}, \overrightarrow{n}_{(Q)} }\right) \right| = \displaystyle\frac{\left| 2\cdot 1 + (-1)\cdot (-1) +2\cdot 0 \right|}{\sqrt{2^2+1^2+2^2}\cdot \sqrt{1^2+(-1)^2}} =\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}\).
Vậy góc giữa mặt phẳng \((P)\) và mặt phẳng \((Q)\) là \(45^\circ\).
Câu 22:
Cho hai mặt phẳng \((P)\colon -6x+my-2mz-m^{2}=0\) và \((Q)\colon 2x+y-2z+3=0\) (\(m\) là tham số). Tìm \(m\) để mặt phẳng \((P)\) vuông góc với mặt phẳng \((Q)\).
Véc-tơ pháp tuyến của \((P)\) là \(\overrightarrow{n}_{P}=(-6;m;-2m)\), véc-tơ pháp tuyến của \((Q)\) là \(\overrightarrow{n}_{Q}=(2;1;-2)\).
Mặt phẳng \((P)\) vuông góc với mặt phẳng \((Q)\) khi và chỉ khi
\[\overrightarrow{n}_{P}\cdot\overrightarrow{n}_{Q}=0\Leftrightarrow -12+m+4m=0\Leftrightarrow m=\displaystyle\frac{12}{5}.\]
Câu 23:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon 2x-y+2z-3=0\) và \((Q) \colon x+my+z-1=0\). Tìm tham số \(m\) để hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) vuông góc với nhau.
Mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) có véc-tơ pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow{n}_1=(2;-1;2)\) và \(\overrightarrow{n}_2=(1;m;1)\).
Do đó \((P) \perp (Q) \Leftrightarrow \overrightarrow{n}_1 \cdot \overrightarrow{n}_2=0 \Leftrightarrow 2-m+2=0 \Leftrightarrow m=4\).
Câu 24:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P): 3x-my-z+7=0\), \((Q): 6x+5y-2z-4=0\). Xác định \(m\) để hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) song song với nhau.
Hai mặt phẳng đã cho song song với nhau khi và chỉ khi
\(\displaystyle\frac{3}{6}=\displaystyle\frac{-m}{5}=\displaystyle\frac{-1}{-2} \ne \displaystyle\frac{7}{-4}\) \(\Leftrightarrow m=-\displaystyle\frac{5}{2}\).
Câu 25:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P) \colon 2x+4y+3z-5=0\) và \((Q) \colon mx-ny-6z+2-0\). Tìm giá trị của \(m\), \(n\) sao cho \((P) \parallel (Q)\).
\((P)\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_{(P)}=(2;4;3)\), \((Q)\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_{(Q)}=(m;-n;-6)\).
Để hai mặt phẳng trên song song thì
\(\overrightarrow{u}_{(Q)}=k\overrightarrow{u}_{(P)}\,(k \neq 0) \Leftrightarrow \begin{cases} m=2k\\ -n=4k\\ -6=3k\end{cases} \Rightarrow \begin{cases} k=-2\\ m=-4\\ n=8.\end{cases}\)
Câu 26:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P)\colon x+my+(m-1)z+1=0\) và \((Q)\colon x+y+2z=0\). Tìm tất cả các giá trị \(m\) để hai mặt phẳng này không song song.
Ta có \(A(0;0;0)\in (Q)\).
\((P)\parallel (Q)\Leftrightarrow \begin{cases}\displaystyle\frac{1}{1}=\displaystyle\frac{m}{1}=\displaystyle\frac{m-1}{2}\\A(0;0;0)\notin (P)\end{cases}\).
Hệ này vô nghiệm. Do đó \((P)\) không song song với \((Q)\), với mọi giá trị của \(m\).
Câu 27:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P)\colon x+2y-z+3=0\) và \((Q)\colon x-4y+(m-1)z+1=0\), với \(m\) là tham số. Tìm tất cả các giá trị của tham số thực \(m\) để mặt phẳng \((P)\) vuông góc với mặt phẳng \((Q)\).
Gọi \(\overrightarrow{n}_{P}\) và \(\overrightarrow{n}_{Q}\) lần lượt là véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\).
Ta có \(\overrightarrow{n}_P=(1;2;-1)\) và \(\overrightarrow{n}_Q=(1;-4;m-1)\).
Ta có \((P)\perp(Q)\Leftrightarrow \overrightarrow{n}_P\cdot\overrightarrow{n}_Q=0\Leftrightarrow 1-8-(m-1)=0\Leftrightarrow m=-6\).
Câu 28:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P)\colon x+(m+1)y-2z+m=0\) và \((Q)\colon 2x-y+3=0\) (với \(m\) là tham số thực). Tìm \(m\) để hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) vuông góc với nhau.
Véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\) là \(\overrightarrow{n}_{P}=(1;m+1;-2)\) và véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((Q)\) là \(\overrightarrow{n}_{Q}=(2;-1;0)\).
Để \((P)\perp(Q)\) thì
\[\overrightarrow{n}_{P}\cdot \overrightarrow{n}_{Q}=0\Leftrightarrow 2-m-1=0\Leftrightarrow m=1.\]
Câu 29:
Tìm \(m\), \(n\) để mặt phẳng \((P)\colon x+my+3z+2=0\) song song mặt phẳng \((Q)\colon nx+y+z+7=0\).
Vì \(2\neq 7\) nên \((P)\parallel (Q)\) khi \(\displaystyle\frac{1}{n}=\displaystyle\frac{m}{1}=\displaystyle\frac{3}{1} \Leftrightarrow \begin{cases}m=3\\n=\displaystyle\frac{1}{3}.\end{cases}\)
Câu 30:
Trong không gian \(Oxyz\), tìm cặp giá trị \((a;b)\) để hai mặt phẳng \((P)\colon2x+ay+3z-5=0\), \((Q)\colon bx-6y-6z-2=0\) song song với nhau.
Ta có \((P)\parallel(Q)\Leftrightarrow\displaystyle\frac{2}{b}=\displaystyle\frac{a}{-6}=\displaystyle\frac{3}{-6}\ne\displaystyle\frac{-5}{-2}\) với \(b\ne0\). Suy ra \(\begin{cases}a=3\\b=-4\end{cases}\).
Câu 31:
Trong không gian \(Oxyz\), cho các điểm \(A(-1;\sqrt{3};0)\), \(B(1;\sqrt{3};0)\), \(C(0;0;\sqrt{3})\) và điểm \(M\) thuộc trục \(Oz\) sao cho hai mặt phẳng \((MAB)\) và \((ABC)\) vuông góc với nhau. Tính góc giữa hai mặt phẳng \((MAB)\) và \((OAB)\).
\(M(0;0;m)\) thuộc trục \(Oz\).
Ta có \(\overrightarrow{AM}=(1;-\sqrt{3};m)\), \(\overrightarrow{AB}=(2;0;0)\), \(\overrightarrow{AC}=(1;-\sqrt{3};\sqrt{3})\).
\(\Rightarrow \overrightarrow{n}_1 =\left[ \overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC} \right] =(0;-2\sqrt{3};-2\sqrt{3})\),
\(\overrightarrow{n}_2 =\left[ \overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AM} \right] =(0;-2m;-2\sqrt{3})\).
Mặt phẳng \((ABC)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_1\), mặt phẳng \((MAB)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_2\).
Hai mặt phẳng \((MAB)\) và \((ABC)\) vuông góc với nhau khi và chỉ khi
\(\overrightarrow{n}_1 \perp \overrightarrow{n}_2
\Leftrightarrow 0\cdot 0 +(-2\sqrt{3})\cdot (-2m) + (-2\sqrt{3})\cdot (-2\sqrt{3}) =0
\Leftrightarrow m=-\sqrt{3}.\)
Mặt phẳng \((OAB)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_3 = \left[ \overrightarrow{OA}, \overrightarrow{OB} \right] =(0;0;-2\sqrt{3})\).
Gọi \(\varphi\) là góc giữa hai mặt phẳng \((MAB)\) và \((OAB)\).
Khi đó
\(\cos \varphi =\left| \cos \left(\overrightarrow{n}_2, \overrightarrow{n}_3\right) \right| = \displaystyle\frac{\left| \overrightarrow{n}_2 \cdot \overrightarrow{n}_3 \right|}{\left| \overrightarrow{n}_2 \right| \cdot \left| \overrightarrow{n}_3 \right|}=\displaystyle\frac{12}{2\sqrt{6} \cdot 2\sqrt{3}} =\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}.\)
Vậy góc giữa hai mặt phẳng \((MAB)\) và \((OAB)\) là \(45^\circ\).
Câu 32:
Trong không gian \(Oxyz\), cho bốn điểm \(A(0;2;0)\), \(B(2;0;0)\), \(C(0;0;\sqrt{2})\) và \(D(0;-2;0)\). Số đo góc giữa hai mặt phẳng \((ABC)\) và \((ACD)\) bằng bao nhiêu?
Ta có \(\overrightarrow{AB} = (2;-2;0)\), \(\overrightarrow{AC} = (0;-2;\sqrt{2})\), \(\overrightarrow{AD}=(0;4;0)\).
Ta có
\(\left[ \overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC} \right] = \left(\begin{vmatrix} -2 & 0 \\ -2 & \sqrt{2}\end{vmatrix}; \begin{vmatrix} 0 & 2 \\ \sqrt{2} & 0\end{vmatrix}; \begin{vmatrix} 2 & -2 \\ 0 & -2\end{vmatrix}\right) = \left(-2\sqrt{2};-2\sqrt{2};-4\right)\).
Suy ra mặt phẳng \((ABC)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_{ABC}=(1;1;\sqrt{2})\).
Ta có \(\left[ \overrightarrow{AC}, \overrightarrow{AD} \right] = \left(\begin{vmatrix} -2 & \sqrt{2} \\ 4 & 0 \end{vmatrix}; \begin{vmatrix} \sqrt{2} & 0 \\ 0 & 0\end{vmatrix}; \begin{vmatrix} 0 & -2 \\ 0 & 4\end{vmatrix}\right) = \left(-4\sqrt{2};0;0\right)\).
Suy ra mặt phẳng \((ACD)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_{ACD}=(1;0;0)\).
Ta có
\(\cos ((ABC),(ACD)) = \displaystyle\frac{|\overrightarrow{n}_{ABC} \cdot \overrightarrow{n}_{ACD}|}{|\overrightarrow{n}_{ABC}| \cdot |\overrightarrow{n}_{ABC}|} = \displaystyle\frac{1}{2}\).
Câu 1:
Cho mặt phẳng \((P)\colon 2x-2y-z+3= 0\) và điểm \(M_0 (3; 1; -5)\). Tính khoảng cách từ điểm \(M_0\) đến mặt phẳng \((P)\).
Khoảng cách từ điểm \(M_0\) đến mặt phẳng \((P)\) là
\(\mathrm{d}\left(M_0,(P)\right) = \displaystyle\frac{|2 \cdot 3 + (-2) \cdot 1 + (-1) \cdot (-5) + 3|}{\sqrt{2^2 + (-2)^2 + (-1)^2}} = 4.\)
Câu 2:
Cho mặt phẳng \((P_1)\colon 2x 4y - 4z + 3 = 0\) và mặt phẳng \((P_2)\colon x - 2y - 2z + 1 = 0\).
a) Chứng minh rằng \((P_1) \parallel (P_2)\).
b) Tính khoảng cách giừa hai mặt phẳng song song \((P_1)\), \((P_2)\).
a) Ta có \(\overrightarrow{n}_1 = (2; -4; -4)\), \(\overrightarrow{n}_2 = (1; -2; -2)\) lần lượt là hai vectơ pháp tuyến của các mặt phẳng \((P_1)\), \((P_2)\).
Do \(\overrightarrow{n}_1 = 2 \overrightarrow{n}_2\), \(D_1 = 3 \neq 2 = 2 D_2\) nên \((P_1) \parallel (P_2)\).
b) Chọn điểm \(M_0 \left(-\displaystyle\frac{3}{2} ; 0 ; 0\right) \in (P_1)\). Suy ra khoảng cách từ điểm \(M_0\) đến mặt phẳng \((P_2)\) là:
\(\mathrm{d}\left(M_0, (P_2)\right) = \displaystyle\frac{\left|- \displaystyle\frac{3}{2} + 1\right|}{\sqrt{1^2 + (-2)^2 + (-2)^2}} = \displaystyle\frac{1}{6}.\)
Do khoảng cách giưa hai mặt phẳng song song \((P_1)\), \((P_2)\) bằng \(\mathrm{d}\left(M_0, (P_2)\right)\) nên khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song \((P_1)\), \((P_2)\) bằng \(\displaystyle\frac{1}{6}\).
Câu 3:
Cho mặt phẳng \((P)\colon 2x-2y-z+3=0\) và điểm \(M_0(3;1;-5)\). Tính khoảng cách từ điểm \(M_0\) đến mặt phẳng \((P)\).
Khoảng cách từ điểm \(M_0\) đến mặt phẳng \((P)\) là
\(d\left(M_0,(P)\right)=\displaystyle\frac{\left|2\cdot 3+(-2)\cdot 1+(-1)\cdot(-5)+3\right|}{\sqrt{2^2+(-2)^2+(-1)^2}}=4.\)
Câu 4:
Cho mặt phẳng \((P)\colon x-2y-2z+1=0\) và điểm \(M(1; 1;-6)\). Tính khoảng cách từ điểm \(M\) đến mặt phẳng \((P)\).
Ta có \(\mathrm{d}\left(M,(P)\right)=\displaystyle\frac{\left|1-2+12+1\right|}{\sqrt{1^2+(-2)^2+(-2)^2}}=4\).
Câu 5:
Cho hai mặt phẳng \(\left(P_1\right)\colon 4x-y-z+1=0\), \(\left(P_2\right)\colon 8x-2y-2z+1=0\).
a) Chứng minh rằng \(\left(P_1\right)\parallel \left(P_2\right)\).
b) Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song \(\left(P_1\right)\), \(\left(P_2\right)\).
a) Do \(\displaystyle\frac{4}{8}=\displaystyle\frac{-1}{-2}=\displaystyle\frac{-1}{-2}\ne \displaystyle\frac{1}{1}\) nên \((P_1)\parallel (P_2)\).
b) Lấy \(A(0,0,1)\in (P_1)\) thì
\(\mathrm{d}\left((P_1),(P_2)\right)=\mathrm{d}\left(A,(P_2)\right)=\displaystyle\frac{\left|-2+1\right|}{\sqrt{8^2+(-2)^2+(-2)^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{12}.\)
Câu 6:
Trong không gian \(Oxyz\), tính khoảng cách tử gốc toạ độ đến mặt phẳng \((P)\colon 2x+2y-z+1=0\).
Ta có \(\mathrm{d}(O,(P))=\displaystyle\frac{|2\cdot0+2\cdot0-0+1|}{\sqrt{2^2+2^2+(-1)^2}}=\displaystyle\frac{1}{3}.\)
Câu 7:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P)\colon x+y+z+2=0,(Q)\colon x+y+z+6=0\). Chứng minh rằng hai mặt phẳng đã cho song song với nhau và tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng đó.
Mặt phẳng \((P),(Q)\) lần lượt có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_P}=(1;1;1)\), \(\overrightarrow{n_Q}=(1;1;1)\).
Ta có \(\overrightarrow{n_P}=1 \cdot \overrightarrow{n_Q}\) và \(6 \neq 1 \cdot 2\) nên hai mặt phẳng đã cho song song với nhau.
Lấy \(M(-2;0;0) \in (P)\). Khi đó khoảng cách hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) bằng
\[\mathrm{d}(M;(Q)) = \displaystyle\frac{|-2+0+0+6|}{\sqrt{1^2+1^2+1^2}}=\displaystyle\frac{4\sqrt{3}}{3}.\]
Câu 8:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon 2x-y+5z+4=0\) và điểm \(A(2;-1;3)\). Tính khoảng cách \(d\) từ \(A\) đến mặt phẳng \((P)\).
Ta có \(d=\displaystyle\frac{\left|2\cdot 2-1\cdot(-1)+5\cdot 3+4\right|}{\sqrt{2^2+(-1)^2+5^2}}=\displaystyle\frac{24}{\sqrt{30}}\).
Câu 9:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon 2x+3y+4z-5=0\) và điểm \(A(1;-3;1)\). Tính khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((P)\).
Khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((P)\) là \(\mathrm{d}\left[A,(P)\right]=\displaystyle\frac{|2\cdot 1+3\cdot(-3)+4\cdot 1-5|}{\sqrt{2^2+3^2+4^2}}=\displaystyle\frac{8}{\sqrt{29}}.\)
Câu 10:
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(1;3;-2)\) và mặt phẳng \((P)\colon 2x+y-2z-3=0\). Khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((P)\) bằng bao nhiêu?
Ta có \(\mathrm{d}(A,(P))=\displaystyle\frac{|2+3+4-3|}{\sqrt{4+1+4}}=\displaystyle\frac{6}{3}=2\).
Câu 11:
Trong không gian \(Oxyz\) cho mặt phẳng \((P)\colon 2x-2y+z-1=0\). Khoảng cách từ \(M(1;-2;0)\) đến mặt phẳng \((P)\) bằng bao nhiêu?
Khoảng cách từ \(M(1;-2;0)\) đến mặt phẳng \((P)\) là
\(\mathrm{d}(M;(P))=\displaystyle\frac{|2\cdot 1-2\cdot (-2)+1\cdot 0-1|}{\sqrt{2^2+(-2)^2+1^2}}=\displaystyle\frac{5}{3}.\)
Câu 12:
Trong không gian \(Oxyz\) cho mặt phẳng \((P)\colon 2x-2y+z+5=0\). Khoảng cách từ \(M(-1;2;-3)\) đến mặt phẳng \((P)\) bằng bao nhiêu?
\(d(M;(P))=\displaystyle\frac{|2\cdot(-1)-2\cdot2+(-3)+5|}{\sqrt{2^2+(-2)^2+1^2}}=\displaystyle\frac{4}{3}.\)
Câu 13:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((Q)\colon x+2y-2z+1=0\) và điểm \(M(1;-2;1)\). Khoảng cách từ điểm \(M\) đến mặt phẳng \((Q)\) bằng bao nhiêu?
Ta có \(\mathrm{d}=\displaystyle\frac{\left|1-4-2+1\right|}{\sqrt{1+4+4}}=\displaystyle\frac{4}{3}\).
Câu 14:
Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), tính khoảng cách từ \(A(-2;1;-6)\) đến mặt phẳng \((Oxy)\).
Ta có \((Oxy) \colon z=0\). Ta được \(d(A,(Oxy)) = \displaystyle\frac{|-6|}{1} = 6\).
Câu 15:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P) \colon 3x + 4y + 2z + 4 = 0\) và điểm \(M(1; -2; 3)\). Tính khoảng cách \(\mathrm{d}\) từ \(M\) đến \((P)\).
Ta có \(\mathrm{d}=\displaystyle\frac{\left|3\cdot 1 - 4\cdot 2 + 2\cdot 3 + 4 \right|}{\sqrt{3^2 + 4^2 + 2^2}} = \displaystyle\frac{5}{\sqrt{29}}\).
Câu 16:
Trong không gian \(Oxyz\), khoảng cách từ điểm \(A(-1;0;-2)\) đến mặt phẳng \((P)\colon x-2y-2z+9=0\) bằng bao nhiêu?
Ta có \(\mathrm{d}(A,(P))=\displaystyle\frac{\left|-1-2\cdot0-2\cdot(-2)+9\right| }{\sqrt{1^2+(-2)^2+(-2)^2}}=\displaystyle\frac{12}{3}=4\).
Câu 17:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon 4x+3z-5=0\). Tính khoảng cách \(d\) từ điểm \(M(1;-1;2)\) đến mặt phẳng \((P)\).
Ta có \(\mathrm{d}(M,(P))=\displaystyle\frac{|4+3\cdot 2 - 5|}{\sqrt{4^2+3^2}}=1\).
Câu 18:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon 2x+3y+4z-5=0\) và điểm \(A(1;-3;1)\). Tính khoảng cách \(d\) từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((P)\).
Khoảng cách \(d=\mathrm{d}\left(A,(P)\right)=\displaystyle\frac{|2\cdot 1+3\cdot (-3)+4\cdot 1-5|}{\sqrt{2^2+3^2+4^2}}=\displaystyle\frac{8}{\sqrt{29}}\).
Câu 19:
Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), cho điểm \(M(2;0;1)\) và mặt phẳng \((P)\colon 16x-12y-15z-4=0\). Tính khoảng cách \(\mathrm{d}\) từ điểm \(M\) đến mặt phẳng \((P)\).
Áp dụng công thức khoảng cách ta được
\(\mathrm{d}=\displaystyle\frac{|16\cdot 2-12\cdot 0-15\cdot 1-4|}{\sqrt{16^2+(-12)^2+(-15)^2}}=\displaystyle\frac{13}{25}.\)
Câu 20:
Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon 3x+4y+2z+4=0\) và điểm \(A(1;-2;3)\). Tính khoảng cách \(\mathrm{d}\) từ \(A\) đến mặt phẳng \((P)\).
Ta có \(\mathrm{d}(A,(P))=\displaystyle\frac{|3\cdot 1+4\cdot(-2)+2\cdot 3+4|}{\sqrt{3^2+4^2+2^2}}=\displaystyle\frac{5}{\sqrt{29}}\).
Câu 21:
Trong không gian \(Oxyz\), cho \((P) \colon 3x-4y+2z+4=0\) và điểm \(A(1;-2;3)\). Tính khoảng cách từ \(A\) đến \((P)\).
\(\mathrm{d}(A,(P))=\displaystyle\frac{ \left| 3 \cdot 1 - 4 \cdot (-2) + 2 \cdot 3 + 4 \right|}{\sqrt{3^2+(-4)^2+2^2}} = \displaystyle\frac{21}{\sqrt{29}}.\)
Câu 22:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(1;0;0)\), \(B(0;-1;0)\) và \(C(0;0;2)\). Khoảng cách từ gốc tọa độ đến mặt phẳng \((ABC)\) bằng bao nhiêu?
Sử dụng phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn, ta có phương trình mặt phẳng \((ABC)\colon \displaystyle\frac{x}{1}+\displaystyle\frac{y}{-1}+\displaystyle\frac{z}{2}=1\) hay \((ABC)\colon 2x-2y+z-2=0.\)
Từ đó: \(\mathrm{d}(O,(ABC))=\displaystyle\frac{|0+0+0-2|}{\sqrt{2^2+(-2)^2+1^2}}=\displaystyle\frac{2}{3}\cdot\)
Câu 23:
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(M(-1;2;-5)\). Tính khoảng cách từ điểm \(M\) đến mặt phẳng \((Oxy)\).
Khoảng cách từ điểm \(M\) tới \((Oxy)\) là \(\left|z_M\right|=|-5|=5\).
Câu 24:
Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\) cho mặt phẳng \((P)\colon 2x+y-2z-6=0\). Tính khoảng cách từ \(O\) đến \((P)\).
Ta có \(\mathrm{d}(O,(P))=\displaystyle\frac{|-6|}{\sqrt{4+1+4}}=2\).
Câu 25:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon 3x+4y+2z+4=0\) và điểm \(A(1;-2;3)\). Tính khoảng cách \(\mathrm{d}\) từ \(A\) đến \((P)\).
Ta có \(\mathrm{d}\left(A,(P)\right)=\displaystyle\frac{\left|3\cdot 1+4\cdot (-2)+2\cdot 3+4\right|}{\sqrt{3^2+4^2+2^2}}=\displaystyle\frac{5}{\sqrt{29}}\).
Câu 26:
Trong không gian \(Oxyz\), tính khoảng cách từ điểm \(A(1;-2;3)\) đến mặt phẳng \((P)\colon x+3y-4z+9=0\).
Ta có \(\mathrm{\,d}\left(A,(P)\right)=\displaystyle\frac{\vert 1+3(-2)-4\cdot 3+9\vert}{\sqrt{1^2+3^2+(-4)^2}}=\displaystyle\frac{4\sqrt{26}}{13}\).
Câu 27:
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(-5;-3;-4)\). Tính khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \(Oxy\).
Mặt phẳng \(Oxy\) có phương trình \(z=0\). Do đó \(\mathrm{d}(A,Oxy) = |-4| =4\).
Câu 28:
Trong không gian \(Oxyz\), tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((P)\colon x-2y-2z+6=0\) và \((Q)\colon 2x-4y-4z-2=0\).
Ta có \(\displaystyle\frac{1}{2}=\displaystyle\frac{-2}{-4}=\displaystyle\frac{-2}{-4}\ne \displaystyle\frac{6}{-2}\) nên hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) song song nhau.
Chọn \(A(0;0;3)\in (P)\). Khi đó
\(\mathrm{d}\left((P),(Q)\right) =\mathrm{\,d}\left(A,(Q)\right) = \displaystyle\frac{|0-0-12-2|}{\sqrt{4+16+16}}=\displaystyle\frac{7}{3}\).
Câu 29:
Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(3;-1;1)\). Tính khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((Oyz)\).
Phương trình mặt phẳng \((Oyz)\) là \(x=0\). Khi đó, khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((Oyz)\) được tính bởi
\(\mathrm{d}(A,(Oyz))=\displaystyle\frac{\left| x_A\right| }{1}=3.\)
Câu 30:
Trong không gian \(Oxyz\), khoảng cách từ điểm \(M(2;4;26)\) đến mặt phẳng \((P)\colon x-2y+1=0\) là
\(d(M,(P))=\displaystyle\frac{|2-2\cdot 4+1}{\sqrt{1^2+(-2)^2}}=\displaystyle\frac{5}{\sqrt{5}}=\sqrt{5}\).
Câu 31:
Trong không gian \(Oxyz\), khoảng cách từ điểm \(A(-1;0;-2)\) đến mặt phẳng \((P)\colon x-2y-2z+9=0\) bằng bao nhiêu?
Ta có \(\mathrm{d}\left(A, (P)\right)=\displaystyle\frac{|-1-0+4+9|}{\sqrt{1^2+(-2)^2+(-2)^2}}=\displaystyle\frac{12}{3}=4\).
Câu 32:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((\alpha)\colon 2x + 3y - z + 2 = 0\), \((\beta)\colon 2x + 3y-z+16 = 0\). Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((\alpha)\) và \((\beta)\).
Ta thấy \((\alpha) \parallel (\beta) \Rightarrow \mathrm{d}((\alpha);(\beta)) = \mathrm{d}(M;(\beta)) = \displaystyle\frac{|16 - 2|}{ \sqrt{2^2 + 3^2 + (-1)^2} } = \sqrt{14}\) với \(M(0;0;2) \in (\alpha)\).
Câu 33:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P) \colon 2x-y+2z+1=0\) và điểm \(M(2;2;-1)\). Tính khoảng cách từ điểm \(M\) đến mặt phẳng \((P)\).
Ta có \(\mathrm{d}(M;(P))= \displaystyle\frac{\left| 2\cdot 2 - 2 + 2\cdot (-1)+1 \right|}{\sqrt{2^2+(-1)^2+2^2}}=\displaystyle\frac{1}{3}\).
Câu 34:
Trong không gian \(Oxyz\), khoảng cách từ điểm \(A(1;-1;2)\) đến mặt phẳng \((P) \colon 2x+3y-z+2=0\) bằng bao nhiêu?
Ta có \(\mathrm{d} (A,(P)) = \displaystyle\frac{|2\cdot 1 + 3 \cdot (-1) - 2 + 2|}{\sqrt{2^2+3^2+(-1)^2}}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{14}}.\)
Câu 35:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon 2x+y-2z-7=0\) và điểm \(M(2;-1;4)\). Tính khoảng cách từ \(M\) đến mặt phẳng \((P)\).
Khoảng cách từ \(M\) đến mặt phẳng \((P)\) bằng bao nhiêu? \(\mathrm{d}(M, (P))=\displaystyle\frac{|2 \cdot 2-1-2\cdot 4-7|}{\sqrt{2^2+1^2+2^2}}=4\).
Câu 36:
Trong không gian \(Oxyz\), khoảng cách từ gốc tọa độ \(O\) đến mặt phẳng \((P)\colon x+2y-2z-12=0\) bằng bao nhiêu?
Theo công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng, ta có
\(\mathrm{d}\left(O,(P)\right)=\displaystyle\frac{\left|0+2\cdot 0-2\cdot 0-12\right|}{\sqrt{1^2+2^2+(-2)^2}}=4.\)
Câu 37:
Trong không gian \(Oxyz\), khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((P)\colon x+2y+2z-10=0\) và \((Q)\colon x+2y+2z-3=0\) bằng bao nhiêu?
Ta có: \(\mathrm{d}\left[(P),(Q)\right]=\displaystyle\frac{|-10+3|}{\sqrt{1^2+2^2+2^2}}=\displaystyle\frac{7}{3}\).
Câu 38:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P)\colon x+2y-2z+3=0\) và \((Q)\colon x+2y-2z-1=0\). Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\).
Lấy \(M(-3;0;0)\in (P)\). Vì \((P)\parallel (Q)\) nên khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) bằng bao nhiêu? khoảng cách từ điểm \(M\) đến mặt phẳng \((Q)\).
Ta có \(\mathrm{d}(M,(Q))=\displaystyle\frac{|x_M+2y_M-2z_M-1|}{\sqrt{1^2+2^2+(-2)^2}}=\displaystyle\frac{4}{3}\).
Câu 39:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((\alpha) \colon x-2y-2z+4=0\) và \((\beta) \colon -x+2y+2z-7=0\). Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((\alpha)\) và \((\beta)\).
Ta thấy \((\alpha)\) và \((\beta)\) song song với nhau nên
với \(A(0;2;0) \in (\alpha)\).
Khi đó \(\mathrm{d}[(\alpha);(\beta)]=\mathrm{d}(A;(\beta))=\displaystyle\frac{|4-7|}{\sqrt{1+4+4}}=1\).
Câu 40:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng song song \((P)\colon2x-2y+z-1=0\) và \((Q)\colon2x-2y+z-7=0\). Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng đó.
Chọn \(A(0;0;1)\in(P)\). Vì \((P)\) và \((Q)\) song song nhau nên
\[\mathrm{d}((P);(Q))=\mathrm{d}(A;(Q))=\displaystyle\frac{|2\cdot0-2\cdot0+1-7|}{3}=2.\]
Câu 41:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng song song \((P)\) và \((Q)\) lần lượt có phương trình \(2x-y+z=0\) và \(2x-y+z-7=0\). Khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) bằng bao nhiêu?
Ta thấy mặt phẳng \((P)\colon 2x-y+z=0\) đi qua điểm \(O(0;0;0)\).
Vì \((P) \parallel (Q)\) nên
\[\mathrm{d}\left((P),(Q)\right) = \mathrm{d}\left(O,(Q)\right) = \displaystyle\frac{|2\cdot 0-0+0-7|}{\sqrt{2^2+(-1)^2+1^2}} = \displaystyle\frac{7}{\sqrt{6}}.\]
Câu 42:
Trong không gian \(Oxyz\), khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((P) \colon 2x-y-2z-7=0\), \((Q) \colon 2x-y-2z-1=0\) bằng bao nhiêu?
Chọn \(M(0;-7;0) \in (P)\).
Vì \((P) \parallel (Q)\) nên
\(\mathrm{d}\left[(P),(Q)\right]=\mathrm{d}\left[M,(Q)\right]=\displaystyle\frac{|7-1|}{\sqrt{4+1+4}}=2.\)
Câu 43:
Trong không gian \(Oxyz\), khoảng cách giữa \((P)\colon x+2y+2z=0\) và \((Q)\colon x+2y+2z-12=0\) bằng bao nhiêu?
Ta thấy \(O(0;0;0)\in (P)\) và \((P)\parallel (Q)\) nên
\(\mathrm{\,d}((P),(Q))=\mathrm{\,d}(O,(Q))=\displaystyle\frac{|0+2\cdot 0+2\cdot 0-12|}{\sqrt{1^2+2^2+2^2}}=\displaystyle\frac{12}{3}=4.\)
Câu 1:
Trong không gian với hệ trục \(Oxyz\), cho hình lập phương \(OBCD.O'B'C'D'\) có \(O(0;0;0)\), \(B(a;0;0)\), \(D(0;a;0)\), \(O'(0;0;a)\) với \(a>0\).
a) Chứng minh rằng đường chéo \(O'C\) vuông góc với mặt phẳng \(\left(OB'D'\right)\).
b) Chứng minh rằng giao điểm của đường chéo \(O'C\) và mặt phẳng \(\left(OB'D'\right)\) là trọng tâm của tam giác \(OB'D'\).
c) Tính khoảng cách từ điểm \(B'\) đến mặt phẳng \(\left(C'BD\right)\).
d) Tính côsin của góc giữa hai mặt phẳng \(\left(CO'D\right)\) và \(\left(C'BD\right)\).
Đưa hình lập phương vào hệ trục tọa độ như trên hình, theo đề bài ta có \(O(0;0;0)\); \(B(a;0;0)\); \(C(a;a;0)\); \(D(0;a;0)\); \(O'(0;0;a)\); \(B'(a;0;a)\); \(C'(a;a;a)\); \(D'(0;a;a)\);
a) Ta có \(\overrightarrow{OB'}=(a;0;a)\); \(\overrightarrow{OD'}=(0;a;a)\); \(\overrightarrow{O'C}=(a;a;-a)\).
Khi đó \(\overrightarrow{O'C}\cdot \overrightarrow{OB'}=0\) và \(\overrightarrow{O'C}\cdot \overrightarrow{OD'}=0\) nên suy ra \(O'C \perp OB'\), \(O'C \perp OD'\). Do đó \(O'C \perp (OB'D')\).
b) Gọi \(G\) là trọng tâm tam giác \(OB'D'\), ta có \(G\left(\displaystyle\frac{a}{3}; \displaystyle\frac{a}{3}; \displaystyle\frac{2a}{3}\right)\).
Khi đó \(\overrightarrow{O'G}=\left(\displaystyle\frac{a}{3}; \displaystyle\frac{a}{3}; -\displaystyle\frac{a}{3}\right)\).
Ta có \(\overrightarrow{O'C}=(a;a;-a)\) và \(\overrightarrow{O'G}=\left(\displaystyle\frac{a}{3}; \displaystyle\frac{a}{3}; -\displaystyle\frac{a}{3}\right)\) suy ra \(\overrightarrow{O'C}=3\overrightarrow{O'G}\). Do đó \(O'\), \(G\), \(C\) thẳng hàng. Mà \(G\) là trọng tâm tam giác \(OB'D'\) nên suy ra \(G\) là giao điểm của đường chéo \(O'C\) và mặt phẳng \(\left(OB'D'\right)\).
c) Ta có \(\overrightarrow{C'B}= (0;-a;-a)\); \(\overrightarrow{C'D}=(-a;0;-a)\).
Khi đó \(\overrightarrow{O'C}\cdot \overrightarrow{C'B}=0\) và \(\overrightarrow{O'C}\cdot \overrightarrow{C'D}=0\) nên suy ra \(O'C \perp C'B\), \(O'C \perp C'D\).
Do đó \(O'C \perp (C'BD)\). \\Ta có \(\overrightarrow{O'C}=(a;a;-a)=a(1;1;-1)\) nên mặt phẳng nhận véc-tơ \(\overrightarrow{n}_1=(1;1;-1)\) là một véc-tơ pháp tuyến.
Vậy mặt phẳng \((C'BD)\) đi qua \(B(a;0;0)\) và có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_1=(1;1;-1)\) nên có phương trình \(1\cdot (x-a)+1\cdot (y-0)-1\cdot (z-0) = 0\Leftrightarrow x+y-z-a=0\).
\(\mathrm{d}\left(B';(C'BD)\right)=\displaystyle\frac{a+0-a-a}{\sqrt{3}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\).
d) Tính côsin của góc giữa hai mặt phẳng \(\left(CO'D\right)\) và \(\left(C'BD\right)\).
Ta có mặt phẳng \((C'BD)\) vó véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_1=(1;1;-1)\).
Ta có \(OD'\perp (O'CD)\) và \(\overrightarrow{OD'}=(0;a;a)=a(0;1;1)\) nên mặt phẳng \((O'CD)\) nhận véc-tơ \(\overrightarrow{n_2}=(0;1;1)\) là một véc-tơ pháp tuyến.
\(\cos \left((CO'D);(C'BD)\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n}_1\cdot \overrightarrow{n}_2\right|}{\left|\overrightarrow{n}_1\right| \cdot \left|\overrightarrow{n}_2\right|}= 0\).
Câu 2:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho hình chóp \(S.ABCD\) có các đỉnh lần lượt là
\(S\left(0;0;\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\right),\, A\left(\displaystyle\frac{a}{2};0;0\right),\, B\left(-\displaystyle\frac{a}{2};0;0\right),\, C\left(-\displaystyle\frac{a}{2};a;0\right),\, D\left(\displaystyle\frac{a}{2};a;0\right)\)
với \(a>0\).
a) Xác định tọa độ của các véc-tơ \(\overrightarrow{SA}\), \(\overrightarrow{CD}\). Từ đó tính góc giữa hai đường thẳng \(SA\) và \(CD\) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ).
b) Chỉ ra một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((SAC)\). Từ đó tính góc giữa đường thẳng \(SD\) và mặt phẳng \((SAC)\) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ).
a) Ta có \(\overrightarrow{SA}=\left(\displaystyle\frac{a}{2};0;-\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\right)\) và \(\overrightarrow{CD}=\left(a;0;0\right)\).
Khi đó \(\cos\left(SA,CD\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{SA}\cdot\overrightarrow{CD}\right|}{\left|\overrightarrow{SA}\right|\cdot\left|\overrightarrow{CD}\right|}=\displaystyle\frac{\left|\displaystyle\frac{a}{2}\cdot a+0\cdot0+\left(-\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\right)\cdot0\right|}{\sqrt{\left(\displaystyle\frac{a}{2}\right)^2+0^2+\left(-\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\right)^2}\cdot\sqrt{a^2+0^2+0^2}}=\displaystyle\frac{1}{2}\).
Vậy \(\left(SA,CD\right)=60^\circ\).
b) Ta có \(\overrightarrow{AC}=\left(-a;a;0\right)\). Khi đó mặt phẳng \((SAC)\) có véc-tơ pháp tuyến cùng phương với véc-tơ \(\left[\overrightarrow{SA},\overrightarrow{AC}\right]=\left(\displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{2};\displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{2};\displaystyle\frac{a^2}{2}\right)=\displaystyle\frac{a^2}{2}\left(\sqrt{3};\sqrt{3};1\right).\)
Suy ra một véc-tơ pháp tuyến của \((SAC)\) là \(\overrightarrow{n}=\left(\sqrt{3};\sqrt{3};1\right)\).
Ta lại có \(\overrightarrow{SD}=\left(\displaystyle\frac{a}{2};a;-\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\right)\), suy ra \(SD\) có véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=\left(1;2;-\sqrt{3}\right)\).
Do đó \(\sin\left(SD,(SAC)\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}\cdot\overrightarrow{n}\right|}{\left|\overrightarrow{u}\right|\cdot\left|\overrightarrow{n}\right|}=\displaystyle\frac{\left|\sqrt{3}\cdot1+\sqrt{3}\cdot2+1\cdot\left(-\sqrt{3}\right)\right|}{\sqrt{\left(\sqrt{3}\right)^2+\left(\sqrt{3}\right)^2+1^2}\cdot\sqrt{1^2+2^2+\left(-\sqrt{3}\right)^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{42}}{14}\).
Vậy \(\left(SD,(SAC)\right)\approx28^\circ\).
Câu 3:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho hình chóp \(S.OBCD\) có đáy là hình chữ nhật và các điểm \(O(0; 0; 0)\), \(B(2; 0; 0)\), \(D(0; 3; 0)\), \(S(0; 0; 4)\).
a) Tìm tọa độ điểm \(C\).
b) Viết phương trình mặt phẳng \((SBD)\).
c) Tính khoảng cách từ điểm \(C\) đến mặt phẳng \((SBD)\).
a) Ta thấy \(\overrightarrow{BC}=\overrightarrow{OD}=(0;3;0)\) nên
\(\begin{cases}x_C-2=0\\y_C-0=3\\z_C-0=0\end{cases} \Rightarrow \begin{cases}x_C=2\\y_C=3\\z_C=0.\end{cases}\)
Suy ra \(C(2;3;0)\).
b) Mặt phẳng \((SBD)\) cắt ba trục tọa độ tại \(B(2;0;0)\), \(D(0;4;0)\) và \(S(0;0;4)\) nên có phương trình
\((SBD)\colon \displaystyle\frac{x}{2}+\displaystyle\frac{y}{3}+\displaystyle\frac{z}{4}=1 \Leftrightarrow 6x+4y+3z-12=0.\)
c) Khoảng cách từ điểm \(C\) đến mặt phẳng \((SBD)\) là
\(\mathrm{d}\left(C,(SBD)\right)=\displaystyle\frac{\left|12+12+0-12\right|}{\sqrt{36+16+9}}=\displaystyle\frac{12\sqrt{61}}{61}.\)
Câu 4:
Trong không gian, cho hình lập phương \(ABCD.A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} D^{\prime}\). Tính góc giữa hai mặt phẳng \((ABCD)\) và \((CDA'B')\).
Trong hình vuông \(A D D^{\prime} A^{\prime}\), ta có: \(A D^{\prime} \perp D A^{\prime}\).
Do \(CD \perp\left(A D D^{\prime} A^{\prime}\right)\) nên \(A D^{\prime} \perp C D\). Suy ra \(A D^{\prime} \perp\left(C D A^{\prime} B^{\prime}\right)\).
Mặt khác, ta có: \(A A^{\prime} \perp(A B C D)\), suy ra góc giữa hai mặt phẳng \((A B C D)\) và \(\left(C D A^{\prime} B^{\prime}\right)\) là góc giữa hai đường thẳng \(A A^{\prime}\) và \(A D^{\prime}\), đó là góc \(A^{\prime} A D^{\prime}\).\\ Vì tam giác \(A^{\prime} A D^{\prime}\) vuông cân tại \(A^{\prime}\) nên \(\widehat{A^{\prime} A D^{\prime}}=45^{\circ}\). \\Vậy \(\left((A B C D),\left(C D A^{\prime} B^{\prime}\right)\right)=\widehat{A^{\prime} A D^{\prime}}=45^{\circ}\).
Câu 5:
Cho bốn điểm \(A(1 ; 0 ; 0)\), \(B(0 ; 1 ; 0)\), \(C(0 ; 0 ; 1)\), \(D(-2 ; 1 ;-1)\).
a) Chứng minh \(A\), \(B\), \(C\), \(D\) là bốn đỉnh của một hình chóp.
b) Tìm góc giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(CD\).
c) Tính độ dài đường cao của hình chóp \(A.BCD\).
a) Ta có \(\overrightarrow{AB}=\left(-1;1;0\right)\), \(\overrightarrow{AC}=\left(-1;0;1\right)\), \(\overrightarrow{AD}=\left(-3;1;-1\right)\),
\(\left[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC} \right]=\left(1;1;1\right)\).
\(\left[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC} \right]\cdot \overrightarrow{AD}=-3+1-1=-3\ne 0\). Do đó \(A\), \(B\), \(C\), \(D\) là bốn đỉnh của một hình chóp.
b) Ta có \(\overrightarrow{AB}=\left(-1;1;0\right)\), \(\overrightarrow{CD}=\left(-2;1;-2\right)\).
Gọi \(\varphi\) là góc giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(CD\) ta có \(\cos\varphi=\displaystyle\frac{\left| \overrightarrow{AB}\cdot \overrightarrow{CD}\right| }{|\overrightarrow{AB}|\cdot |\overrightarrow{CD}|}=\displaystyle\frac{\left| 2+1+0\right| }{\sqrt{1+1+0}\cdot\sqrt{4+1+4}}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\Rightarrow \varphi=45^{\circ}.\)
Vậy góc giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(CD\) là \(\varphi=45^{\circ}\).
c) Ta có \(V=\displaystyle\frac{1}{6}\cdot\left| \left[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC}\right]\cdot \overrightarrow{AD}\right| =\displaystyle\frac{1}{6}\cdot 3=2\).
\(\overrightarrow{BC}=\left(0;-1;1\right)\), \(\overrightarrow{BD}=\left(-2;0;-1\right)\),
\(S_{BCD}=\displaystyle\frac{1}{2}\left|\left[\overrightarrow{BC},\overrightarrow{BD}\right] \right|=\displaystyle\frac{3}{2}\).
Gọi \(AH\) là đường cao kẻ từ \(A\) của hình chóp \(A.BCD\). Khi đó
\(AH=\displaystyle\frac{3V}{S_{BCD}}=4\).
Câu 6:
Cho bốn điểm \(A(-2 ; 6 ; 3)\), \(B(1 ; 0 ; 6)\), \(C(0 ; 2 ;-1)\), \(D(1 ; 4 ; 0)\).
a) Viết phương trình mặt phẳng \((B C D)\). Suy ra \(A B C D\) là một tứ diện.
b) Tính chiều cao \(A H\) của tứ diện \(A B C D\).
c) Viết phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) chứa \(A B\) và song song với \(C D\).
a) \(\overrightarrow{BC}=\left(-1;2;-7\right)\), \(\overrightarrow{BD}=\left(0;4;-6\right)\);
\(\left[\overrightarrow{BC},\overrightarrow{BD} \right]=\left(16; -6; -4\right)\).
Mặt phẳng \((B C D)\) đi qua \(B\left(1; 0; 6\right)\) và nhận \(\left[\overrightarrow{BC},\overrightarrow{BD} \right]=\left(16; -6; -4\right)\) làm vectơ pháp tuyến.
Phương trình mặt phẳng \(\left(BCD\right)\) là \(16\left(x-1\right)-6\left(y-0\right)-4\left(z-6\right)=0\Leftrightarrow 8x-3y-2z+10=0.\)
Ta có \(-16-18-6+10=-30\ne 0\) nên \(A\left(-2; 6; 3\right)\notin \left(BCD\right)\). Suy ra \(A B C D\) là một tứ diện.
b) Chiều cao \(A H\) của tứ diện \(A B C D\) là \(AH=\mathrm{d}\left(A,\left(BCD\right)\right)=\displaystyle\frac{\left| -16-18-6+10\right| }{\sqrt{8^2+(-3)^2+(-2)^2}}=\displaystyle\frac{30}{\sqrt{77}}.\)
c) \(\overrightarrow{AB}=\left(3;-6;3\right)\), \(\overrightarrow{CD}=\left(1;2;1\right)\).
Mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua \(B\left(1; 0; 6\right)\) và nhận \(\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{CD} \right]=\left(-12; 0; 12\right)\) làm vectơ pháp tuyến.\\ Phương trình \(\left(\alpha\right)\) là
\(-12\left(x-1\right)+0\left(y-0\right)+12\left(z-6\right)=0\Leftrightarrow -x+z-5=0\).
Vậy phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) chứa \(A B\) và song song với \(C D\) là \(-x+z-5=0\).
Câu 7:
Cho hình lăng trụ đứng \(OBC.O'B'C'\) có đáy là tam giác \(OBC\) vuông tại \(O\) và có \(OB=3a\), \(OC=a\), \(OO'=2a\). Tính góc giữa
a) hai đường thẳng \(BO'\) và \(B'C\);
b) hai mặt phẳng \((O'BC)\) và \((OBC)\);
c) đường thẳng \(B'C\) và mặt phẳng \((O'BC)\).
Xét hệ trục tọa độ \(Oxyz\) sao cho các điểm có tọa độ như sau: \(O(0;0;0)\), \(O'(2a;0;0)\), \(B(0;3a;0)\), \(C(0;0;1a)\).
Trong không gian \(Oxyz\) vừa chọn, ta có \(B'(2a;3a;0)\), \(C'(2a;0;1a)\), \(\overrightarrow{BO}'=(0;-3a;0)\), \(\overrightarrow{CB}'=(2a;3a;-a)\).
a) Hai đường thẳng \(BO'\) và \(B'C\) có vectơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{u}=(0;3;0)\), \(\overrightarrow{v}=(2;3;-1)\).
Ta có
\begin{eqnarray*}\cos (BO',B'C)&=&\displaystyle\frac{\left |\overrightarrow{u}\cdot\overrightarrow{v} \right |}{\left |\overrightarrow{u} \right |\cdot\left |\overrightarrow{v} \right |}\\&=&\displaystyle\frac{\left |0\cdot 2+3\cdot 3+0\cdot (-1) \right |}{\sqrt{3^2}\cdot\sqrt{2^2+3^2+(-1)^2}}=\displaystyle\frac{3}{\sqrt{14}}.\end{eqnarray*}
Suy ra \((BO',B'C)\approx 36^{\circ}42'\).
b) Ta có phương trình mặt phẳng \((O'BC)\) theo đoạn chắn là \(\displaystyle\frac{x}{2a}+\displaystyle\frac{y}{3a}+\displaystyle\frac{z}{a}=1\) hay \(3x+2y+6z-6a=0\).
Mặt phẳng \((O'BC)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(3;2;6)\), mặt đáy \((OBC)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{k}=(0;0;1)\). Gọi \(\alpha\) là góc giữa mặt phẳng \((O'BC)\) và mặt đáy.
Ta có \(\cos\alpha =\displaystyle\frac{\left |\overrightarrow{n}\cdot\overrightarrow{k} \right |}{\left |\overrightarrow{n} \right |\cdot\left |\overrightarrow{k} \right |}=\displaystyle\frac{\left |3\cdot 0+2\cdot 0+6\cdot 1 \right |}{\sqrt{3^2+2^2+6^2}\cdot\sqrt{1^2}}=\displaystyle\frac{6}{7}\).
Suy ra \(\left ((O'BC),(OBC) \right )\approx 31^{\circ}1'\).
c) Gọi \(\beta\) là góc giữa đường thẳng \(B'C\) và mặt phẳng \((O'BC)\).
Ta có \(\sin\beta =\displaystyle\frac{\left |\overrightarrow{v}\cdot\overrightarrow{n} \right |}{\left |\overrightarrow{v} \right |\cdot\left |\overrightarrow{n} \right |}=\displaystyle\frac{\left |2\cdot 3+3\cdot 2+(-1)\cdot 6 \right |}{\sqrt{2^2+3^2+(-1)^2}\cdot\sqrt{3^2+2^2+6^2}}=\displaystyle\frac{3\sqrt{14}}{49}\).
Suy ra \((B'C,(O'BC))\approx 13^{\circ}15'\).
Câu 8:
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật và \(SA\perp (ABCD)\). Cho biết \(AB=2a\), \(AD=3a\) và \(SA=2a\). Tính góc giữa:
a) Hai đường thẳng \(SC\) và \(BD\);
b) Mặt phẳng \((SBD)\) và mặt đáy;
c) Đường thẳng \(SC\) và mặt phẳng \((SBD)\).
Chọn hệ tọa độ \(Oxyz\) sao cho các điểm có tọa độ như sau: \(A(0;0;0)\), \(B(2a;0;0)\), \(D(0;3a;0)\), \(S(0;0;2a)\).
Trong không gian \(Oxyz\) vừa chọn, ta có \(C(2a;3a;0)\), \(\overrightarrow{SC}=(2a;3a;-2a)\), \(\overrightarrow{BD}=(-2a;3a;0)\).
a) Hai đường thẳng \(SC\) và \(BD\) có vectơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{u}=(2;3;-2)\), \(\overrightarrow{v}=(-2;3;0)\).
Ta có
\begin{eqnarray*}
\cos (SC,BD)=\displaystyle\frac{\left |2\cdot (-2)+3\cdot 3+(-2)\cdot 0 \right |}{\sqrt{2^2+3^2+(-2)^2}\cdot\sqrt{(-2)^2+3^2+0^2}}=\displaystyle\frac{5}{\sqrt{221}}.
\end{eqnarray*}
Suy ra \((SC,BD)\approx 70^{\circ}21'\).
b) Ta có phương trình mặt phẳng \((SBD)\) theo đoạn chắn là \(\displaystyle\frac{x}{2a}+\displaystyle\frac{y}{3a}+\displaystyle\frac{z}{2a}=1\) hay \(3x+2y+3z-6a=0\).
Mặt phẳng \((SBD)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(3;2;3)\), mặt đáy \((ABCD)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{k}=(0;0;1)\). Gọi \(\alpha\) là góc giữa mặt phẳng \((SBD)\) và mặt đáy.
Ta có \(\cos\alpha =\displaystyle\frac{\left |\overrightarrow{n}\cdot\overrightarrow{k} \right |}{\left |\overrightarrow{n} \right |\cdot\left |\overrightarrow{k} \right |}=\displaystyle\frac{\left |3\cdot 0+2\cdot 0+3\cdot 1 \right |}{\sqrt{3^2+2^2+3^2}\cdot\sqrt{0^2+0^2+1^2}}=\displaystyle\frac{3}{\sqrt{22}}\).
Suy ra \(\left ((SBD),(ABCD) \right )\approx 50^{\circ}14'\).
c) Gọi \(\beta\) là góc giữa đường thẳng \(SC\) và mặt phẳng \((SBD)\).
Ta có \(\sin\beta =\displaystyle\frac{\left |\overrightarrow{u}\cdot\overrightarrow{n} \right |}{\left |\overrightarrow{u} \right |\cdot\left |\overrightarrow{n} \right |}=\displaystyle\frac{\left |2\cdot 3+3\cdot 2+(-2)\cdot 3 \right |}{\sqrt{2^2+3^2+(-2)^2}\cdot\sqrt{3^2+2^2+3^2}}=\displaystyle\frac{6}{\sqrt{374}}\).
Suy ra \(\left (SC,(SBD) \right )\approx 18^{\circ}4'\).
Câu 9:
Cho hình chóp \(S. ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật với \(AB=2a,AD=5a,SA=3a\) và \(SA \perp \left(ABCD\right)\). Bằng cách thiết lập hệ trục tọa độ \(Axyz\) như hình vẽ, tính khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng \(\left(SBC\right)\).
Chọn hệ trục tọa độ \(Axyz\) với \(A\left(0;0;0\right)\) là gốc tọa độ, \(AB\) là trục \(Ax\), \(AC\) là trục \(Ay\) và \(AS\) là trục \(Az\). Khi đó ta có
\(B\left(2;0;0\right), D\left(0;5;0\right), S\left(0;0;3\right)\)
Vì \(\overrightarrow{AD}=\overrightarrow{BC}\) nên
\(\left\{\begin{array}{l}x_D-x_A=x_C-x_B\\y_D-y_A=y_C-y_B\\z_D-z_A=z_C-z_B\end{array}\right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}0-0=x_C-2\\5-0=y_C-0\\0-0=z_C-0\end{array}\right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x_C=2\\y_C=5\\z_C=0\end{array}\right. \Rightarrow C\left(2;5;0\right)\)
Mặt phẳng \(\left(SBC\right)\) có hai vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{SB}=\left(2;0;-3\right)\) và \(\overrightarrow{SB}=\left(2;5;-3\right)\). Do đó mặt phẳng \(\left(SBC\right)\) có một vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=\left[ \overrightarrow{SB},\overrightarrow{SC}\right]=\left(15;0;10\right)\).
Phương trình tổng quát của \(\left(SBC\right)\) là
\(15\cdot \left(x-0\right)+0\cdot \left(y-0\right)+10\cdot \left(z-3\right)=0 \text{ hay } 15x+10z-30=0 \text{ hay } 3x+2z-6=0\)
Khi đó, khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \(\left(SBC\right)\) là
\(d(A,(SBC))=\displaystyle\frac{\left| 3\cdot 0 +2 c\cdot 0 -6\right|}{\sqrt{3^2+2^2}}=\displaystyle\frac{6 \sqrt{13}}{13}\)
Câu 10:
Cho tứ diện \(ABCD\) có các đỉnh \(A\left(4;0;2\right),B\left(0;5;1\right),C\left(4;-1;3\right),D\left(3;-1;5\right)\).
a) Hãy viết phương trình của các mặt phẳng \(\left(ABC\right)\) và \(\left(ABD\right)\).
b) Hãy viết phương trình mặt phẳng \(\left(P\right)\) đi qua cạnh \(BC\) và song song với cạnh \(AD\).
a) Mặt phẳng \(\left(ABC\right)\) có cặp vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{AB}=\left(-4;5;-1\right),\overrightarrow{AC}=\left(0;-1;1\right)\), suy ra \((ABC)\) có vectơ pháp tuyến là
\(\overrightarrow{n}=\left[ \overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right]=\left(4;4;4\right)\)
Phương trình mặt phẳng \((ABC)\) là
\(4\left(x-4\right)+4\left(y-0\right)+4\left(z-2\right)=0 \text{ hay } 4x+4y+4z-24=0 \text{ hay } x+y+z-6=0.\)
Tương tự ta có phương trình mặt phẳng \((ABD)\) là \(14x+13y+9z-74=0\).
b) Ta có mặt phẳng \((P)\) có hai vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{BC}\) và \(\overrightarrow{AD}\). Do đó, mặt phẳng \((P)\) có một vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{BC},\overrightarrow{AD}\right]=\left(-16;-14;-10\right)\).
Phương trình mặt phẳng \((P)\) là
\(-16\left(x-4\right) -14\left(y-0\right) -10\left(z-2\right)=0 \text{ hay } -16x-14y-10z+84=0 \text{ hay } 8x+7y+5z-42=0.\)
Câu 11:
Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có cạnh đáy bằng \(a\sqrt{2}\), chiều cao bằng \(2a\) và \(O\) là tâm của đáy. Bằng cách thiết lập hệ trục toạ độ \(Oxyz\) như hình, tính khoảng cách từ điểm \(C\) đến mặt phẳng \(\left(SAB\right)\).
Ta có: \(AC=AB\sqrt{2}=2a\)
Suy ra \(OA=OB=OC=OD=a\)
Từ hình vẽ ta có
\(S(0;0;2), A(-1;0;0), B(0;1;0), C(1;0;0)\)
Phương trình mặt phẳng \(\left(SAB\right)\) là
\(\displaystyle\frac{x}{-1}+\displaystyle\frac{y}{1}+\displaystyle\frac{z}{2}=1 \Leftrightarrow -2x+2y+z-2=0\)
Khoảng cách từ điểm \(C\) đến mặt phẳng \(\left(SAB\right)\) là
\(d\left(C, \left(SAB\right)\right) = \displaystyle\frac{\left| -2 \cdot 1 + 2\cdot 0 + 0 -2 \right|}{\sqrt{\left(-2\right)^2 + 2^2 +1^2}}=\displaystyle\frac{4}{3}\)
Câu 12:
Tính chiều cao của hình chóp \(S.ABC\) có tọa độ các đỉnh là \(S(5; 0; 1)\), \(A(1; 1; 1)\), \(B(2; 3; 4)\), \(C(5; 2; 3)\).
Mặt phẳng \((ABC)\) đi qua ba điểm \(A(1; 1; 1), B(2; 3; 4), C(5; 2; 3)\) nên có cặp véctơ chỉ phương là \(\overrightarrow{AB} = (1; 2; 3), \overrightarrow{AC}= (4; 1; 2)\(, suy ra\)(ABC)\(có véctơ pháp tuyến
\(\overrightarrow{n}= (2\cdot 2 - 3\cdot1; 3\cdot4 - 1\cdot2; 1 - 2\cdot4) = (1; 10; -7)\).
Phương trình của \((ABC)\) là \((x-1) + 10(y-1) - 7(z-1) = 0\) hay \(x + 10y - 7z = 0\).
Chiều cao \(SH\) của hình chóp \(S.ABC\) chính là khoảng cách từ điểm \(S\) đến \((ABC)\).
Ta có \(SH = \mathrm{d}[S,(ABC)]=\displaystyle\frac{\left|1\cdot5 + 10\cdot0 + (-7)\cdot1 -4\right|}{\sqrt{1^2 + 10^2 + (-7)^2}} = \displaystyle\frac{6}{5\sqrt{6}} = \displaystyle\frac{\sqrt{6}}{5}\).
Câu 13:
Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có cạnh bằng \(1\), với \(A(0;0;0)\), \(D(1;0;0)\), \(B(0;1;0)\), \(A'(0 ; 0 ; 1)\).
a) Chứng minh \(A'C \perp\left(A B'D'\right)\).
b) Chứng minh \(\left(A B'D'\right) \parallel\left(C'B D\right)\) và tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng \(\left(A B'D'\right)\) và \(\left(C'B D\right)\).
c) Tính côsin của góc giữa hai mặt phẳng \(\left(D A'C'\right)\) và \(\left(A B B' A'\right)\).
Ta có \(B'(0;1;1)\), \(C(1;1;0)\), \(C'(1;1;1)\), \(D'(1;0;1)\).
a) Ta có \(\overrightarrow{A'C} =(1;1;-1)\), \(\overrightarrow{AD'} =(1;0;1)\), \(\overrightarrow{B'A} =(0;-1;-1)\).
Suy ra \(\overrightarrow{A'C}\cdot \overrightarrow{AD'}=0\), \(\overrightarrow{A'C}\cdot \overrightarrow{B'A}=0\).
Do đó \(\begin{cases} A'C\perp AD'\\ A'C\perp B'A\\ \text{Trong } (AB'D'),\, AD'\cap B'A=A\end{cases}\) suy ra \(A'C \perp\left(A B'D'\right)\).
b) Ta có \(\begin{cases} AB'\parallel DC'\\ AD'\parallel BC'\\ \text{Trong } (AB'D'),\, AB'\cap AD'=A\\ \text{Trong } (C'BD),\, DC'\cap BC'=C'\end{cases}\) suy ra \(\left(A B'D'\right) \parallel\left(C'B D\right)\).
Gọi \(I\), \(I'\) lần lượt là tâm hình vuông \(ABCD\), \(A'B'C'D'\).
Kẻ \(IH\perp AI'\).
Ta có \(\begin{cases} B'D'\perp AA'\\ B'D'\perp A'C'\\ \text{Trong } \left(A CC'A'\right),\, AA'\cap A'C=A'\end{cases}\) suy ra \(B'D'\perp \left(A CC'A'\right)\).
Nên \(B'D'\perp IH\).
Ta có \(\begin{cases} IH\perp AI'\\ IH\perp B'D'\\ \text{Trong } \left(A B'D'\right),\, AI'\cap B'D'=I'}\) suy ra \(IH\perp \left(A B'D'\right)\).
Do đó khoảng cách giữa hai mặt phẳng \(\left(A B'D'\right)\) và \(\left(C'B D\right)\) là
\[\mathrm{d}(\left(A B'D'\right),\left(C'B D\right))=\mathrm{d}(I,\left(A B'D'\right))=IH.\]
Xét tam giác \(IAI'\) vuông tại \(I\) có \(II'=1\), \(IA=\displaystyle\frac{AC}{2}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\).
Suy ra \(IH=\displaystyle\frac{II'\cdot IA}{\sqrt{II'^2+IA^2}}=\displaystyle\frac{1\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}}{\sqrt{1^2+\left(\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\right)^2}} =\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}\).
Vậy \(\mathrm{d}(\left(A B'D'\right),\left(C'B D\right))=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}\).
a) Ta có \(\overrightarrow{DA'}=(-1;0;1)\), \(\overrightarrow{DC'}=(0;1;1)\).
\(\left[\overrightarrow{DA'},\overrightarrow{DC'} \right]=(-1;1;-1)\).
Mặt phẳng \((\left(DA'C'\right)\) và \(\left(ABB'A'\right)\) lần lượt có các véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(-1; 1;-1)\) và \(\overrightarrow{AD}=(1;0;0)\).
Ta có
\[\cos \left((\left(DA'C'\right),\left(ABB'A'\right)\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n} \cdot \overrightarrow{AD}\right|}{\left|\overrightarrow{n}\right| \cdot\left|\overrightarrow{AD}\right|}=\displaystyle\frac{|-1 \cdot 1+1 \cdot 0+(-1)\cdot0|}{\sqrt{(-1)^2+1^2+(-1)^2} \cdot \sqrt{1^2+0^2+0^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}.\]
Vậy \((\left(DA'C'\right),\left(ABB'A'\right))\approx 54{,}74^{\circ}\).
Câu 14:
Cho hình chóp \(S.ABCD\) với \(ABCD\) là hình chữ nhật có \(A(0 ; 0 ; 0)\), \(B(1 ; 0 ; 0)\), \(D(0 ; 3 ; 0)\), \(S(0 ; 0 ; 2)\).
a) Tính khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng (SBD).
b) Tính \(\sin\) của góc giữa đường thẳng \(S D\) và mặt phẳng \((S A B)\).
c) Tính côsin của góc giữa hai mặt phẳng \((SBC)\) và \((SCD)\).
a) Phương trình mặt phẳng \((SBD)\) là \[\displaystyle\frac{x}{1}+\displaystyle\frac{y}{3}+\displaystyle\frac{z}{2}=1 \Leftrightarrow 6x+2y+3z-6=0.\]
Khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng \((SBD)\) là
\[\mathrm{d}(A,(SBD))=\displaystyle\frac{|6\cdot 0+2\cdot 0+3\cdot 0-6|}{\sqrt{6^2+2^2+3^2}}=\displaystyle\frac{6}{7}.\]
b) Đường thẳng \(SD\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{SD}=(0;3;-2)\), mặt phẳng \((SAB)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{j}=(0;1;0)\).
Ta có
\[\sin (SD,(SAB))=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{SD} \cdot \overrightarrow{j}\right|}{\left|\overrightarrow{SD}\right| \cdot\left|\overrightarrow{j}\right|}=\displaystyle\frac{|0 \cdot 0+3 \cdot 1+(-2)\cdot0|}{\sqrt{0^2+3^2+(-2)^2} \cdot \sqrt{0^2+1^2+0^2}}=\displaystyle\frac{3\sqrt{13}}{13}.\]
Vậy \(((SD,(SAB))\approx 33{,}69^{\circ}\).
c) Ta có \(\overrightarrow{SB}=(-1;0;2)\), \(\overrightarrow{BC}=(0;3;0)\).
\(\left[\overrightarrow{SB},\overrightarrow{BC} \right]=(-6;0;-3)\).
Ta có \(\overrightarrow{SC}=(1;3;-2)\), \(\overrightarrow{CD}=(-1;0;0)\).
\(\left[\overrightarrow{SC},\overrightarrow{CD} \right]=(0;-2;3)\).
Mặt phẳng \((SBC)\) và \((SCD)\) lần lượt có các véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(-6; 0;-3)\) và \(\overrightarrow{n'}=(0;-2;3)\).
Ta có
\(\cos ((SBC),(SCD))=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n} \cdot \overrightarrow{n'}\right|}{\left|\overrightarrow{n}\right| \cdot\left|\overrightarrow{n'}\right|}=\displaystyle\frac{|-6 \cdot 0+0 \cdot (-2)+(-3)\cdot3|}{\sqrt{(-6)^2+0^2+(-3)^2} \cdot \sqrt{0^2+(-2)^2+3^2}}=\displaystyle\frac{3\sqrt{65}}{65}.\)
Vậy \(((SBC),(SCD))\approx 68{,}15^{\circ}\).
Câu 15:
Cho hình lập phương \(A B C D. A' B' C' D'\).
a) Tìm một cặp vectơ chỉ phương của mặt phẳng \((A B C D)\).
b) Tìm một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \((A B C D)\).
a) Vì \(\overrightarrow{A B}\) và \(\overrightarrow{A D}\) không cùng phương và có giá nằm trong mặt phẳng \((A B C D)\) nên \(\overrightarrow{A B}, \overrightarrow{A D}\) là một cặp vectơ chỉ phương của \((A B C D)\).
b) Vì \(A A' \perp(A B C D)\) nên \(\overrightarrow{A A'}\) là một vectơ pháp tuyến của \((A B C D)\).
Câu 16:
Cho tứ diện \(OABC\) có \(A(a; 0; 0)\), \(B(0; b; 0)\), \(C(0; 0; c)\), \((a > 0\), \(b > 0\), \(c > 0)\). Gọi \(\alpha\), \(\beta\), \(\gamma\) lần lượt là góc giữa các mặt phẳng \((OAB)\), \((OBC)\), \((OAC)\) với mặt phẳng \((ABC)\). Chứng minh \(\cos^2 \alpha+\cos^2 \beta+\cos^2 \gamma=1\).
Mặt phẳng \(\left(OAB\right)\) có véc tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_1}=\left[\overrightarrow{OA},\overrightarrow{OB}\right]=\left(0;0;ab\right)=ab(0,0,1)\).
Mặt phẳng \(\left(OCB\right)\) có véc tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_2}=\left[\overrightarrow{OB},\overrightarrow{OC}\right]=\left(bc;0;0\right)=bc(1,0,0)\).
Mặt phẳng \(\left(OAC\right)\) có véc tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_3}=\left[\overrightarrow{OA},\overrightarrow{OC}\right]=\left(0;-ac;0\right)=-ac(0,1,0)\).
Mặt phẳng \(\left(ABC\right)\) có phương trình là \(\displaystyle\frac{x}{a}+\displaystyle\frac{y}{b}+\displaystyle\frac{z}{c}=1\) hay
\(bcx+acy+abz=abc\).
Do đó, \((ABC)\) có véc tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_4}=\left(bc,ac,ab\right)\).
Ta có
\(\cos\alpha=\displaystyle\frac{ab}{\sqrt{(ab)^2+(bc)^2+(ac)^2}}\);
\(\cos\beta=\displaystyle\frac{bc}{\sqrt{(ab)^2+(bc)^2+(ac)^2}}\);
\(\cos\gamma=\displaystyle\frac{ac}{\sqrt{(ab)^2+(bc)^2+(ac)^2}}\).
Suy ra \(\cos^2\alpha+\cos^2\beta+\cos^2\gamma=1\).
Câu 17:
Cho bốn điểm \(A(-2;6;3)\), \(B(1;0;6)\), \(C(0;2;-1)\), \(D(1;4;0)\).
a) Viết phương trình mặt phẳng \((BCD)\). Suy ra \(A.BCD\) là một hình chóp.
b) Tính chiều cao \(A H\) của hình chóp \(A.BCD\).
c) Viết phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) chứa \(AB\) và song song với \(CD\).
a) Ta có \(\overrightarrow{BC}=(-1;2;-7)\) và \(\overrightarrow{BD}=(0;4;-6)\).
Do đó \(\left[\overrightarrow{BC},\overrightarrow{BD} \right]=(16;-6;-4)\) là một véc-tơ pháp tuyến của \((BCD)\).
Chọn \(\overrightarrow{n}=(8;-3;-2)\) là véc-tơ pháp tuyến của \((BCD)\).
Phương trình mặt phẳng \((BCD)\) đi qua \(B(1;0;6)\) và nhận \(\overrightarrow{n_1}=(8;-3;-2)\) là véc-tơ pháp tuyến là
\[(BCD) \colon 8(x-1)-3(y-0)-2(z-6)=0 \Leftrightarrow 8x-3y-2z+4=0.\]
Do \(8\cdot (-2)-3\cdot 6-2\cdot 3+4=-36 \ne 0\) nên điểm \(A(-2;6;3)\) không thuộc \((BCD)\).
Suy ra \(A.BCD\) là một hình chóp.
b) Chiều cao \(AH\) của hình chóp \(A.BCD\) là khoảng cách từ \(A\) đến \((BCD)\). Ta có
\[\mathrm{d}(A,(BCD))=\displaystyle\frac{\left|-36\right|}{\sqrt{8^2+(-3)^2+(-2)^2}}=\displaystyle\frac{36\sqrt{77}}{77}.\]
c) \((\alpha)\) chứa \(AB\) và song song với \(CD\) nên nhận tích có hướng của \(\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{CD}\) làm véc-tơ pháp tuyến.
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(3;-6;3)\), \(\overrightarrow{CD}=(1;2;1)\) và \(\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{CD} \right]=(-12;0;12)\).
\((\alpha)\) qua \(A(-2;6;3)\) và nhận \(\overrightarrow{n_2}=(-1;0;1)\) làm véc-tơ pháp tuyến. Ta có \[(\alpha) \colon -1(x+2)+0(y-6)+1(z-3)=0 \Leftrightarrow -x+z-5=0.\]
Câu 18:
Cho bốn điểm \(A(1;0;0)\), \(B(0;1;0)\), \(C(0;0;1)\), \(D(-2;1;-1)\). Tìm góc giữa
a) Hai mặt phẳng \((ABC)\) và \((BCD)\);
b) Hai đường thẳng \(AB\) và \(CD\);
c) Đường thẳng \(AB\) và mặt phẳng \((BCD)\).
a) \((ABC)\) đi qua \(A(1;0;0)\), \(B(0;1;0)\), \(C(0;0;1)\) nên
\((ABC) \colon \displaystyle\frac{x}{1}+\displaystyle\frac{y}{1}+\displaystyle\frac{z}{1}=1\).
Véc-tơ pháp tuyến của \((ABC)\) là \(\overrightarrow{n}_{1}=(1;1;1)\).
Mặt khác \(\overrightarrow{BC}=(0;-1;1)\), \(\overrightarrow{BD}=(-2;0;-1)\) và \(\left[\overrightarrow{BC},\overrightarrow{BD}\right]=(1;-2;-2)\).
Véc-tơ pháp tuyến của \((BCD)\) là \(\overrightarrow{n}_2=(1;-2;-2)\).
Ta có \(\cos\left((ABC),(BCD)\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n}_1\cdot \overrightarrow{n}_2\right|}{\left|\overrightarrow{n}_1\right|\cdot \left| \overrightarrow{n}_2\right|}=\displaystyle\frac{\left|1\cdot 1+1\cdot (-2)+1\cdot (-2)\right|}{\sqrt{1^2+1^2+1^2}\sqrt{1^2+(-2)^2+(-2)^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}\)
\(\Rightarrow \left((ABC),(BCD)\right) \approx 54{,}7^{\circ}\).
b) Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-1;1;0)\) và \(\overrightarrow{CD}=(-2;1;-2)\) lần lượt là véc-tơ chỉ phương của \(AB\) và \(CD\).
\(\cos(AB,CD)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{AB}\cdot \overrightarrow{CD}\right|}{\left|\overrightarrow{AB} \right|\cdot \left|\overrightarrow{CD}\right|}=\displaystyle\frac{\left|(-1)\cdot (-2)+1\cdot 1+0\cdot (-2)\right|}{\sqrt{(-1)^2+1^2+0^2}\sqrt{(-2)^2+1^2+(-2)^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\)
\(\Rightarrow (AB,CD)=45^{\circ}\).
c) Đường thẳng \(AB\) có véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{AB}=(-1;1;0)\).
Mặt phẳng \((BCD)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_2}=(1;-2;-2)\).
\(\sin(AB,(BCD))=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}\cdot \overrightarrow{n}_2 \right|}{\left|\overrightarrow{u} \right|\cdot \left|\overrightarrow{n}_2 \right|}=\displaystyle\frac{\left|-1\cdot 1+1 \cdot (-2)+0\cdot (-2) \right|}{\sqrt{(-1)^2+1^2+0^2}\sqrt{1^2+(-2)^2+(-2)^2}}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}\)
\(\Rightarrow (AB,(BCD))=45^{\circ}\).
Câu 19:
Để chuẩn bị cho chuyến đi dã ngoại, nhóm bạn Đức thiết kế lều cắm trại dạng hình chóp tứ giác đều có đáy là hình vuông cạnh \(4\)m. Theo bản vẽ thiết kế thì góc giữa hai mặt bên của lều bằng \(60^{\circ}\). Bằng phương pháp tọa độ, hãy tính chiều cao của lều này.
Ta có \(AC=BD=\sqrt{AD^2+AB^2}=\sqrt{4^2+4^2}=4\sqrt{2}\).
Chọn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) với gốc tọa độ \(O\) là giao điểm của hai đường chéo \(AC\) và \(BD\) như hình vẽ.
Gọi \(z\) là chiều cao của lều.
Ta có \(O(0;0;0),A(2\sqrt{2};0;0),B(0;2\sqrt{2};0),C(-2\sqrt{2};0;0),D(0;-2\sqrt{2};0),S(0;0;z)\), với \(z>0\).
Ta có \(\overrightarrow{AD}=(-2\sqrt{2};-2\sqrt{2};0),\overrightarrow{AB}=(-2\sqrt{2};2\sqrt{2};0),\overrightarrow{AS}=(-2\sqrt{2};0;z)\).
Vectơ pháp tuyến của \((SAD)\) là \(\overrightarrow{n_1}=[\overrightarrow{AD},\overrightarrow{AS}]=(-2z\sqrt{2};2z\sqrt{2};-8)\).
Vectơ pháp tuyến của \((SAB)\) là \(\overrightarrow{n_2}=[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AS}]=(2z\sqrt{2};2z\sqrt{2};8)\).
Ta có
\begin{eqnarray*}\cos((SAD),(SAB))&=&\displaystyle\frac{|\overrightarrow{n_1}\cdot \overrightarrow{n_2}|}{|\overrightarrow{n_1}|\cdot |\overrightarrow{n_2}|}\\&=&\displaystyle\frac{|-2z\sqrt{2}\cdot 2z\sqrt{2}+2z\sqrt{2}\cdot 2z\sqrt{2}+8\cdot(-8)|}{\sqrt{(-2z\sqrt{2})^2+(2z\sqrt{2})^2+(-8)^2}\cdot \sqrt{(2z\sqrt{2})^2+(2z\sqrt{2})^2+8^2}}\\&=&\displaystyle\frac{64}{16z^2+64}.\end{eqnarray*}
Vì góc giữa hai mặt bên bằng \(60^{\circ}\) nên góc giữa hai mặt phẳng \((SAD)\) và \((SAB)\) bằng \(60^{\circ}\).
Do đó
\(\cos 60^{\circ}=\displaystyle\frac{64}{16z^2+64} \Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{2}=\displaystyle\frac{64}{16z^2+64}\Leftrightarrow 16z^2+64=128\Leftrightarrow \hoac{&z=2\\&z=-2}\)
Vì \(z>0\) nên ta có \(S(0;0;2)\).
Vậy chiều cao của lều là \(2\) m.
Câu 20:
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình bình hành, \(S(-3;2;6)\), \(A(1;1;1)\), \(\break{ }B(2;3;4)\), \(C(7;7;5)\)
a) Viết phương trình mặt phẳng \((ABCD)\) và mặt phẳng \((SCD)\);
b) Tính chiều cao của hình chóp \(S.ABCD\).
a) Gọi \(D(x_D;y_D;z_D) \Rightarrow \overrightarrow{DC}=(7-x_D;7-y_D;5-z_D)\).
\(ABCD\) là hình bình hành
\(\Leftrightarrow \overrightarrow{AB}=\overrightarrow{DC}\Leftrightarrow \begin{cases}1=7-x_D\\2=7-y_D\\3=5-z_D\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x_D=6\\y_D=5\\z_D=2\end{cases}\Rightarrow D(6;5;2)\).
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(1;2;3)\), \(\overrightarrow{AC}=(6;6;4)\).
Véc-tơ pháp tuyến của \((ABCD)\) là \(\overrightarrow{n}_1=\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right]=(-10;14;-6)\).
Mà \((ABCD)\) qua \(A(1;1;1)\) nên có phương trình là
\(-10(x-1)+14(y-1)-6(z-1)=0\Leftrightarrow -5x+7y-3z+1=0 .\)
Ta có \(\overrightarrow{SC}-(10;5;-1)\), \(\overrightarrow{SD}=(9;3;-4)\).
Véc-tơ pháp tuyến của \((SCD)\) là
\(\overrightarrow{n}_1=\left[\overrightarrow{SC},\overrightarrow{SD}\right]=(-17;31;-15) .\)
Mà \((SCD)\) qua \(S(-3;2;6)\) nên có phương trình là
\(-17(x+3)+31(y-2)-15(z-6)=0\Leftrightarrow -17x+31y-15z-23=0 .\)
b) Gọi \(h\) là chiều cao của hình chóp \(S.ABCD\).
Khi dó \(h=\mathrm{d}(S,(ABCD))=\displaystyle\frac{|-5\cdot (-3)+7\cdot2-3\cdot6+1|}{\sqrt{(-5)^2+7^2+(-3)^2}}=\displaystyle\frac{12\sqrt{83}}{83}\).
Câu 21:
Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(A(1;0;1)\), \(B(2;1;2)\), \(D(1;-1;1)\), \(C'(4;5;-5)\)
a) Viết phương trình mặt phẳng \((ABCD)\), \((A'B'C'D')\) và \((ADD'A')\);
b) Tính chiều cao của hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\).
a) Ta có \(\overrightarrow{AB}=(1;1;1)\), \(\overrightarrow{DC}=(x_C-1;y_C+1;z_C-1)\).
\(ABCD\) là hình bình hành \(\Leftrightarrow \overrightarrow{AB}=\overrightarrow{DC}\)
\(\Leftrightarrow \begin{cases} 1=x_C-1\\ 1=y_C+1\\ 1=z_C-1\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x_C=2\\ y_C=0\\ z_C=2\end{cases}\Rightarrow C(2;0;2)\).
Ta có \(\overrightarrow{CC'}=(2;5;-7),\overrightarrow{DD'}=(x_{D'}-1;y_{D'}+1;z_{D'}-1)\).
\(CC'D'D\) là hình bình hành \(\Leftrightarrow \overrightarrow{CC'}=\overrightarrow{DD'}\)
\(\Leftrightarrow \begin{cases} 2=x_{D'}-1\\ 5=y_{D'}+1\\ -7=z_{D'}-1\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x_{D'}=3\\ y_{D'}=4\\ z_{D'}=-6\end{cases}\Rightarrow D'(3;4;-6)\).
\(\overrightarrow{AB}=(1;1;1)\), \(\overrightarrow{AD}=(0;-1;0)\) nên véc-tơ pháp tuyến của \((ABCD)\) là\\\(\overrightarrow{n}_1=\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AD}\right]=(1;0;-1)\).\\ Mà mặt phẳng \((ABCD)\) qua \(A(1;0;1)\) nên có phương trình là
\((x-1)+0(y-0)-(z-1)=0\Leftrightarrow x-z=0 .\)
Mặt phẳng \((A'B'C'D') \parallel (ABCD)\) nên phương trình có dạng \(x-z+m=0\,\,(m\ne0)\).
Mà \(D'(3;4;-6) \in(A'B'C'D')\Leftrightarrow 1\cdot3+(-1)\cdot(-6)+m=0\Leftrightarrow m=-9\) (nhận).
Vậy phương trình mặt phẳng \((A'B'C'D')\) là \(x-z-9=0\).
\(\overrightarrow{AD'}=(2;3;-7)\), \(\overrightarrow{AD}=(0;-1;0)\) nên véc-tơ pháp tuyến của \((ADD'A')\) là\\\(\overrightarrow{n}_2=\left[\overrightarrow{AD},\overrightarrow{AD'}\right]=(7;0;-2)\).\\ Mà mặt phẳng \((ADD'A')\) qua \(A(1;0;1)\) nên có phương trình là
\(7(x-1)+0(y-0)-2(z-1)=0\Leftrightarrow 7x-2z-5=0.\)
b) Gọi \(h\) là chiều cao của hình hộp \(\Rightarrow h=\mathrm{d}(A,(A'B'C'D')) =\displaystyle\frac{|1\cdot1+0-1\cdot1-9|}{\sqrt{1^2+0^2+1^2}}=\displaystyle\frac{9\sqrt{2}}{2}\).
Câu 22:
Cho hình lăng trụ tam giác \(ABC.EFD\) với \(A(2;-1;6)\), \(B(-3;-1;-4)\), \(C(5;-1;0)\), \(D(1;2;1)\).
a) Viết phương trình mặt phẳng \((BCDF)\), \((ABFE)\) và \((DEF)\);
b) Tính khoảng cách từ \(A\) đến các mặt phẳng \((BCDF)\) và \((DEF)\).
a) Ta có \(\overrightarrow{BC}=(8;0;4)\), \(\overrightarrow{BD}=(4;3;5)\) nên véc-tơ pháp tuyến của \((BCDF)\) là \(\overrightarrow{n}_1=\left[\overrightarrow{BC},\overrightarrow{BD}\right]=(-12;-24;24)\).
Mà \((BCDF)\) qua \(B(-3;-1;-4)\) có phương trình là
\(-12(x+3)-24(y+1)+24(z+4)=0 \Leftrightarrow x+2y-2z-3=0 .\)
\(\overrightarrow{CD}=(-4;3;1)\), \(\overrightarrow{AE}=(x_E-2;y_E+1;z_E-6)\).
\(ACDE\) là hình bình hành \(\Leftrightarrow \overrightarrow{CD}=\overrightarrow{AE}\)
\(\Leftrightarrow \begin{cases} -4=x_E-2\\ 3=y_E+1\\ 1=z_E-6\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x_E=-2\\ y_E=2\\ z_E=7\end{cases}\Rightarrow E(-2;2;7)\).
Ta có \(\overrightarrow{AE}=(-4;3;1)\), \(\overrightarrow{AB}=(-5;0;-10)\) nên véc-tơ pháp tuyến của \((ABFE)\) là\\ \(\overrightarrow{n}_2=\left[\overrightarrow{AE},\overrightarrow{AB}\right]=(-30;-45;15)\).
Mà \((ABFE)\) qua \(A(2;-1;6)\) nên có phương trình là
\(-30(x-2)-45(y+1)+15(z-6)=0 \Leftrightarrow -2x-3y+z-5=0 .\)
\(\overrightarrow{CD}=(-4;3;1)\), \(\overrightarrow{BF}=(x_F+3;y_F+1;z_F+4)\).
\(CDFB\) là hình bình hành \(\Leftrightarrow \overrightarrow{CD}=\overrightarrow{BF}\)
\(\Leftrightarrow \begin{cases} -4=x_F+3\\ 3=y_F+1\\ 1=z_F+4\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x_F=-7\\ y_F=2\\ z_F=-3\end{cases}\Rightarrow F(-7;2;-3)\).
Ta có \(\overrightarrow{EF}=(-5;0;-10)\), \(\overrightarrow{ED}=(3;0;-6)\) nên véc-tơ pháp tuyến của \((DEF)\) là\\ \(\overrightarrow{n_3}=\left[\overrightarrow{EF},\overrightarrow{ED}\right]=(0;-60;0)\).
Mà \((DEF)\) qua \(E(-2;2;7)\) nên có phương trình là
\(0(x+2)-60(y-2)+0(z-7)=0\Leftrightarrow y-2=0 .\)
b) Khoảng cách từ \(A\) đến \((BCDF)\)
là \( \mathrm{d}(A,(BCDF))=\displaystyle\frac{\left|1\cdot2+2\cdot(-1)-2\cdot6-3\right|}{\sqrt{1^2+2^2+(-2)^2}}=5\).
Khoảng cách từ \(A\) đến \((DEF)\)
là \( \mathrm{d}(A,(DEF))=\displaystyle\frac{\left|0\cdot2+1\cdot(-1)+0\cdot6-2\right|}{\sqrt{0^2+1^2+0^2}}=3
\).
Câu 23:
Cho hình hộp \(ABCD.A_1B_1C_1D_1\), đường thẳng \(d\) đi qua hai điểm \(A\) và \(C\). Tìm bốn vectơ có điểm đầu và điểm cuối trong các đỉnh của hình hộp đã cho và là vectơ chỉ phương của \(d\).
Hai vectơ \(\overrightarrow{AC}\) và \(\overrightarrow{CA}\) có giá trùng với \(d\), hai vectơ \(\overrightarrow{A_1C_1}\) và \(\overrightarrow{C_1A_1}\) có giá song song với \(d\)
(do \(AC\parallel A'C'\)).
Vậy ta có bốn vectơ chỉ phương của đường thẳng \(d\) là \(\overrightarrow{AC}, \overrightarrow{CA},\overrightarrow{A'C'}, \overrightarrow{C'A'}\).
Câu 24:
Cho hình chóp \(S.ABCD\) với \(ABCD\) là hình bình hành. Gọi \(d\) là giao tuyến của hai mặt phẳng \((SAB)\) và \((SCD)\). Tìm các vectơ có điểm đầu và điểm cuối trong các điểm \(S\), \(A\), \(B\), \(C\), \(D\) đã cho và là vectơ chỉ phương của \(d\).
Ta có: \(d=(SAB)\cap (SCD)=SD\).
Vậy vec-tơ chỉ phương của \(d\) là \(\overrightarrow{SD}\) hay \(\overrightarrow{DS}\).
Câu 25:
Cho tứ diện \(ABCD\) có các đỉnh \(A(5;1;3)\), \(B(1;6;2)\), \(C(5;0;4),D(4;0;6)\).
a) Hãy viết phương trình của các mặt phẳng \((ACD)\) và \((BCD)\);
b) Hãy viết phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) chứa cạnh \(AB\) và song song với cạnh \(CD\).
a) Ta có \(\overrightarrow{AC}=(0;-1;1),\overrightarrow{AD}=(-1;-1;3),\overrightarrow{BC}=(4;-6;2),\overrightarrow{BD}=(4;-6;4)\).
Mặt phẳng \((ACD)\) qua \(A(5;1;3)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{AC},\overrightarrow{AD}\right]=(-2;-1;-1)\) có phương trình là
\(-2(x-5)-(y-1)-(z-3)=0\Leftrightarrow 2x+y+z-14=0 .\)
Mặt phẳng \((BCD)\) qua \(B(1;6;2)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{BC},\overrightarrow{BD}\right]=(-12;-8;0)\) có phương trình là
\(-12(x-1)-8(y-6)-0(z-3)=0\Leftrightarrow 3x+2y-15=0 .\)
b) Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-4;5;-1)\), \(\overrightarrow{CD}=(-1;0;2)\).
Mặt phẳng \((\alpha)\) chứa cạnh \(AB\) và song song với cạnh \(CD\) qua \(A(5;1;3)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{CD}\right]=(10;9;5)\) có phương trình là
\(10(x-5)+9(y-1)+5(z-3)=0\Leftrightarrow 10x+9y+5z-74=0 .\)
Câu 26:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hình lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) với \(A'(3 ; 2 ; -5)\), \(A(3 ; 1 ; -1)\), \(B(2 ; -1 ; 4)\) và \(C(0 ; 2 ; 1)\).
a) Chứng minh rằng mặt phẳng \((ABC)\) song song với mặt phẳng \break \((\alpha)\colon 9 x+13 y+7 z=0\).
b) Viết phương trình mặt phẳng \(\left(A'B'C'\right)\).
a) Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-1 ; -2 ; 5)\), \(\overrightarrow{AC}=(-3 ; 1 ; 2)\) là cặp véc-tơ chỉ phương của mặt phẳng \(\left(ABC\right)\) nên một véc-tơ pháp tuyến của \(\left(ABC\right)\) là \(\left[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC}\right]=(-9 ; -13 ; -7)\).
Mặt phẳng \(\left(ABC\right)\) đi qua \(A(3 ; 1 ; -1)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(-9 ; -13 ; -7)\) nên có phương trình là
\begin{eqnarray*}-9(x-3)-13(y-1)-7(z+1)=0 \qquad \text{hay } -9x-13y-7z+33=0.\end{eqnarray*}
Ta có \(\displaystyle\frac{9}{-9}=\displaystyle\frac{13}{-13}=\displaystyle\frac{7}{-7} \neq \displaystyle\frac{0}{33}\) nên \(\left(ABC\right) \parallel \left(\alpha\right)\).
b) Mặt phẳng \(\left(A'B'C'\right)\) song song \(\left(ABC\right)\) và đi qua điểm \(A'(3 ; 2 ; -5)\) nên có phương trình là
\begin{eqnarray*}9(x-3)+13(y-2)+7(z+5)=0 \qquad \text{hay } 9x+13y+7z+15=0.\end{eqnarray*}
Câu 27:
Cho hình chóp \(S.ABCD\) với \(ABCD\) là hình vuông và \(SA\) vuông góc với \((ABCD)\).
a) Tìm một véc-tơ pháp tuyến của các mặt phẳng \((ABCD)\), \((SAB)\), \((SAD)\) và \((SAC)\).
b) Tìm hai cặp véc-tơ chỉ phương của mặt phẳng \((SCD)\).
a) Véc-tơ pháp tuyến của các mặt phẳng \((ABCD)\), \((SAB)\), \((SAD)\) và \((SAC)\) lần lượt là
\(\overrightarrow{SA}\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((ABCD)\).
\(\overrightarrow{AD}\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((SAB)\).
\(\overrightarrow{AB}\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((SAD)\).
\(\overrightarrow{BD}\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((SAC)\).
b) Hai cặp véc-tơ chỉ phương của mặt phẳng \((SCD)\) là \(\overrightarrow{SC}\), \(\overrightarrow{CD}\) và \(\overrightarrow{SC}\), \(\overrightarrow{SD}\).
Câu 28:
Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\). Hãy tìm bốn véc-tơ pháp tuyến và hai cặp véc-tơ chỉ phương của mặt phẳng \(\left(AA'B'B\right)\).
Bốn véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\left(AA'B'B\right)\) là \(\overrightarrow{AD}\), \(\overrightarrow{A'D'}\), \(\overrightarrow{BC}\), \(\overrightarrow{B'C'}\).
Hai cặp véc-tơ chỉ phương của mặt phẳng \((AA'B'B)\) là \(\overrightarrow{AB}\), \(\overrightarrow{AA'}\) và \(\overrightarrow{AB}\), \(\overrightarrow{AB'}\).
Câu 29:
Cho hình hộp \(A B C D \cdot A^{\prime}B^{\prime}C^{\prime}D^{\prime}\). Hãy chỉ ra các vectơ chỉ phương của đường thẳng \(B C^{\prime}\) mà điểm đầu và điểm cuối của vectơ đó đều là các đỉnh của hình hộp \(A B C D \cdot A^{\prime}B^{\prime}C^{\prime}D^{\prime}\).
Đường thẳng \(B C^{\prime}\) nhận các vectơ \(\overrightarrow{B C^{\prime}}, \overrightarrow{C^{\prime}B}, \overrightarrow{A D^{\prime}}, \overrightarrow{D^{\prime}A}\) là các vectơ chỉ phương.
Câu 30:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\), với \(A(1;-1;3)\), \(B(0;2;4)\), \(D(2;-1; 1)\), \(A'(0 ; 1 ; 2)\).
a) Tính tọa độ các điểm \(C,B',D'\).
b) Viết phương trình mặt phẳng \((CB'D')\).
a) Ta có \(\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{DC} \Rightarrow \begin{cases}x_B-x_A=x_C-x_D\\y_B-y_A=y_C-y_D\\z_B-z_A=z_C-z_D\end{cases} \Rightarrow \begin{cases}x_C=1\\y_C=4\\z_C=2.}\)
Vậy \(C(1;4;2)\).
Tương tự ta có \(\overrightarrow{AA'}=\overrightarrow{BB'} \Rightarrow \begin{cases}x_B'=-1\\y_B'=4\\z_B'=3.\end{cases}\)
Vậy \(B'(-1;4;3)\).
Tương tự ta có \(\overrightarrow{AA'}=\overrightarrow{DD'} \Rightarrow \begin{cases}x_D'=1\\y_D'=1\\z_D'=0.\end{cases}\)
Vậy \(D'(1;1;0)\).
b) Ta có \(C(2;-1;1),B'(-1;4;3),D'(1;1;0)\).
\(\overrightarrow{CB'}=(-3;5;2),\overrightarrow{CD'}=(-1;2;-1), \left[\overrightarrow{CB'};\overrightarrow{CD'}\right]=(-9;-5;-1)\).
Phương trình mặt phẳng \((CB'D')\) là
\[-9(x-2)-5(y+1)-1(z-1)=0 \Leftrightarrow 9x+5y+z-14=0.\]
Câu 31:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hình lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) với \(A(1;2;3)\), \(B(4;3;5)\), \(C(2;3;2)\), \(A'(1;1;1)\). Viết phương trình mặt phẳng \((A'B'C')\).
Mặt phẳng \((A'B'C')\) nhận \(\overrightarrow{AB}=(3;1;2)\), \(\overrightarrow{AC}=(1;1;-1)\) làm cặp véc-tơ chỉ phương nên có véc-tơ pháp tuyến là
\(\vec n=[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}]=(-3;5;2).\)
Mặt phẳng \((A'B'C')\) đi qua \(A'(1;1;1)\) và nhận \(\vec n=(-3;5;2)\) làm một véc-tơ pháp tuyến nên có phương trình
\(-3(x-1)+5(x-1)+2(x-1)=0\Leftrightarrow 3x-5y+2z+4=0.\)
Câu 1:
Hình bên dưới minh họa đường bay của một chiếc trực thăng \(H\) cất cánh từ một sân bay. Xét hệ trục tọa độ \(Oxyz\) có gốc tọa độ \(O\) là chân tháp điều khiển của sân bay; trục \(Ox\) là hướng đông, trục \(Oy\) là hướng Bắc và trục \(Oz\) là trục thẳng đứng, đơn vị trên mỗi trục là kilômét.
Trực thăng cất cánh từ điểm \(G\). véc-tơ \(\overrightarrow{r}\) chỉ vị trí của trực thăng tại thời điểm \(t\) phút sau khi cất cánh \((t\ge 0)\) có tọa độ là \(\overrightarrow{r}=(1+t; 0,5+2t; 2t)\).
a) Tìm góc \(\theta\) mà đường bay tạo với phương ngang.
b) Lập phương trình đường thẳng \(GF\), trong đó \(F\) là hình chiếu của điểm \(H\) lên mặt phẳng \((Oxy)\).
c) Trực thăng bay vào mây ở độ cao \(2\) km. Tìm tọa độ điểm mà máy bay trực thăng bắt đầu đi vào đám mây.
d) Giả sử một đỉnh núi nằm ở điểm \(M(5;4,5;3)\). Tìm giá trị của \(t\) khi \(HM\) vuông góc với đường bay \(GH\). Tìm khoảng cách từ máy bay trực thăng đến đỉnh núi tại thời điểm đó.
a) Ta có phương trình tham số của đường thẳng \(GH\) là \(\begin{cases}&x=1+t \\&y=0,5+2t\\ & z=2t}\), \(t\in \mathbb{R}\).
\(\sin \left(d; (Oxy)\right) = \left|\cos\left(\overrightarrow{u}_{d}; \overrightarrow{n}_{Oxy}\right)\right| = \displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}_{d}\cdot \overrightarrow{n}_{Oxy}\right|}{\left|\overrightarrow{u}_{d}\right| \cdot \left| \overrightarrow{n}_{Oxy}\right|} = \displaystyle\frac{\left|1\cdot 0 + 2\cdot 0 + 2\cdot 1\right|}{\sqrt{1^2+2^2+2^2} \cdot \sqrt{0^2+0^2+1^2}}=\displaystyle\frac{2}{3}\).
\(\Rightarrow \left(d;(Oxy)\right)\approx 41^{\circ} 49'\).
Vậy góc \(\theta\) mà đường bay tạo với phương ngang xấp xỉ \(41^{\circ} 49'\).
b) Ta có điểm \(M\left(2;2,5;4\right)\) nằm trên đường thẳng \(GH\).
Hình chiếu của \(M\) lên mặt phẳng \((Oxy)\) là \(N(2;2,5;0)\) và điểm \(N\) nằm trên đường thẳng \(GF\).
Vậy \(GF\) đi qua \(G(1;0,5;0)\) và nhận véc-tơ \(\overrightarrow{GN}=(1;2;0)\) làm véc-tơ chỉ phương, do đó có phương trình là \(\begin{cases}&x=1+t\\&y=0,5+2t\\&z=0}\), \(t\in \mathbb{R}\).
c) Trực thăng bay vào mây ở độ cao \(2\) km, khi đó ta có
\(2t=2 \Leftrightarrow t=1\). Tọa độ điểm mà máy bay bắt đầu đi vào mây là \((2;2,5;2)\).
d) Gọi \(H(1+t; 0,5+2t;2t)\) là vị trí cần tìm. Ta có \(\overrightarrow{HM}=(4-t; 4-2t; 3-2t)\).
Ta có \(HM \perp GH\) suy ra \(\overrightarrow{HM}\cdot \overrightarrow{u}_{GH} = 0 \Leftrightarrow (4-t)\cdot 1 + (4-2t)\cdot 2 + (3-2t) \cdot 2 =0 \Leftrightarrow t=2.\)
Vậy \(H(3;4,5;4)\).
Khoảng cách từ trực thăng đến đỉnh núi là \(MH = \sqrt{(3-5)^2+(4,5-4,5)^2+(4-3)^2} =\sqrt{5} \approx 2,236\) km.
Câu 2:
Hình bên minh hoạ một khu nhà đang xây dựng được gắn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) (đơn vị trên các trục là mét). Mỗi cột bê tông có dạng hình lăng trụ tứ giác đều và tâm của mặt đáy trên lần lượt là các điểm \(A(2; 1; 3)\), \(B(4; 3; 3)\), \(C(6; 3; 2,5)\), \(D(4; 0; 2,8)\).
a) Viết phương trình mặt phẳng \((ABC)\).
b) Bốn điểm \(A\), \(B\), \(C\), \(D\) có đồng phẳng không?
a) Ta có \(\overrightarrow{AB}=(2;2;0)\), \(\overrightarrow{AC}=\left(4;2;-\displaystyle\frac{1}{2}\right)\) suy ra \(\overrightarrow{n}=[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}]=(1;-1;-4)\).
Mặt phẳng \((ABC)\) đi qua \(A(2;1;3)\) và nhận \(\overrightarrow{n}=(1;-1;-4)\) làm véc-tơ pháp tuyến nên có phương trình
\(1\cdot (x-2)-1\cdot (y-1)-4\cdot (z-3)=0 \Leftrightarrow x-y-4z+9=0.\)
b) Thay tọa độ \(D(4;0;2,8)\) vào phương trình mặt phẳng \((ABC)\) ta được \(4-0-4\cdot 2{,}8+9=0 \Leftrightarrow \displaystyle\frac{5}{9}=0\) không thỏa.
Vậy \(D\) không thuộc mặt phẳng \((ABC)\).
Câu 3:
Hình bên minh hoạ hình ảnh một toà nhà trong không gian với hệ toạ độ \(Oxyz\) (đơn vị trên mỗi trục toạ độ là mét). Biết \(A(50; 0; 0)\), \(D(0; 20; 0)\), \(B(4k; 3k; 2k)\) với \(k>0\) và mặt phẳng \((CBEF)\) có phương trình là \(z=3\).
a) Tìm toạ độ của điểm \(B\).
b) Lập phương trình mặt phẳng \((AOBC)\).
c) Lập phương trình mặt phẳng \((DOBE)\).
d) Chỉ ra một véc-tơ pháp tuyến của mỗi mặt phẳng \((AOBC)\) và \((DOBE)\).
a) Do \(B\in (CBEF)\colon z=3\) nên \(z_B=3 \Rightarrow 2k=3 \Rightarrow k=\displaystyle\frac{3}{2}\).
Suy ra \(B\left(6;\displaystyle\frac{9}{2};3\right)\).
b) Mặt phẳng \((AOBC)\) chứa \(Ox\) nên có phương trình là \(by+cz=0\) với \(b\), \(c\) không đồng thời bằng \(0\).
Mà \((AOBC)\) qua \(B\left(6;\displaystyle\frac{9}{2};3\right)\) nên \(\displaystyle\frac{9}{2}b+3c=0\).
Chọn \(b=2\) thì \(c=-3\). Do vậy \((AOBC)\colon 2y-3z=0\).
c) Tương tự câu trên, ta thấy \((DOBE)\colon x-2z=0\).
d) Mặt phẳng \((AOBC)\colon 2y-3z=0\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\vv n_1=(0;2;3)\).
Mặt phẳng \((DOBE)\colon x-2z=0\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\vv n_2=(1;0;-2)\).
Câu 4:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) (đơn vị trên mỗi trục toạ độ là kilômét), một máy bay đang ở vị trí \(A(3;-2{,}5; 0{,}5)\) và sẽ hạ cánh ở vị trí \(B(3; 7{,}5; 0)\) trên đường băng.
a) Sau bao nhiêu phút máy bay từ vị trí \(A\) hạ cánh tại vị trí \(B\)? Biết tốc độ của máy bay là \(300\) km/h trên quãng đường \(AB\) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của phút).
b) Có một lớp mây được mô phỏng bởi một mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua ba điểm \(M(9;0;0)\), \(N(0;-9;0)\), \(P(0;0;0{,}9)\). Tính độ cao của máy bay khi máy bay xuyên qua đám mây để hạ cánh.
a) Ta có \(AB=\sqrt{(3-3)^2+(7{,}5+2{,}5)^2+(0-0{,}5)^2}=\sqrt{100{,}25}\) (km).
Do đó, thời gian để máy bay từ vị trí \(A\) hạ cánh tại vị trí \(B\) là
\[\displaystyle\frac{\sqrt{100{,}25}}{300}\,(\text{h})=\displaystyle\frac{\sqrt{100{,}25}}{300}\cdot 60\,\left(\text{phút}\right)=\displaystyle\frac{\sqrt{100{,}25}}{5}\,\left(\text{phút}\right)=\sqrt{4{,}01}\,\left(\text{phút}\right)\approx 2\,\left(\text{phút}\right).\]
b) Giả sử điểm \(C\left(x_C;y_C;z_C\right)\) là vị trí mà máy bay xuyên qua đám mây để hạ cánh, suy ra \(C\in (\alpha)\). Áp dụng phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn, ta thấy mặt phẳng \((\alpha)\) có phương trình là
\(\displaystyle\frac{x}{9}-\displaystyle\frac{y}{9}+\displaystyle\frac{z}{0{,}9}=1 \Leftrightarrow x-y+10z=9 \Rightarrow x_C-y_C+10z_C=9.\)
Mặt khác, vì \(\overrightarrow{AC}\), \(\overrightarrow{AB}\) là hai véc-tơ cùng hướngng nên tồn tại số thực \(t>0\) sao cho \(\overrightarrow{AC}=t\cdot \overrightarrow{AB}\). Do \(\overrightarrow{AC}=\left(x_C-3;y_C+2{,}5;z_C-0{,}5\right)\); \(\overrightarrow{AB}=\left(3-3;7{,}5+2{,}5;0-0{,}5\right)=\left(0;10;-0{,}5\right)\)
nên \(\begin{cases}&x_C-3=0t\\&y_C+2{,}5=10t\\&z_C-0{,}5=-0{,}5t} \Leftrightarrow \begin{cases}&x_C=3\\&y_C=10t-2{,}5\\&z_C=-0{,}5t+0{,}5.}\)
Vì \(C\in(\alpha)\) nên \(3-(10 t-2{,}5)+10(-0{,}5 t+0{,}5)=9 \Leftrightarrow t=0{,}1\). Suy ra \(C(3;-1{,}5;0{,}45)\).
Vậy tại vị trí \(C\), độ cao của máy bay là \(0{,}45\) km.
Câu 5:
Hình bên minh hoạ hình ảnh hai mái nhà của một nhà kho trong không gian với hệ toạ độ \(Oxyz\) (đơn vị trên mỗi trục toạ độ là mét). Các bức tường của nhà kho đều được xây vuông góc với mặt đất.
a) Lập phương trình của hai mặt phẳng tương ứng mỗi mái nhà.
b) Tìm tọa độ của điểm \(Q\).
c) Tìm toạ độ của véc-tơ \(\overrightarrow{PQ}\).
a) Hai mặt phẳng tương ứng mỗi mái nhà là \((ABP)\) và \((CDP)\).
Do mặt phẳng \((ABP)\) có cặp véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{AB}=(0;20;1)\), \(\overrightarrow{AP}=(-5;0;-3)\) nên có một véc-tơ pháp tuyến là
\[\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AP}\right]=\left(\begin{vmatrix}20 & 1\\0 & -3\end{vmatrix};\begin{vmatrix}1 & 0\\-3 & -5\end{vmatrix};\begin{vmatrix}0 & 20\\-5 & 0\end{vmatrix}\right)=\left(-60;-5;100\right)\]
Mà mặt phẳng \((ABP)\) đi qua điểm \(A(10;0;9)\) nên có phương trình là \(-60(x-10)-5(y-0)+100(z-9)=0 \Leftrightarrow 12x+y-20z+60=0\).
Do mặt phẳng \((CDP)\) có cặp véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{DP}=(5;0;-3)\), \(\overrightarrow{DC}=(0;20;1)\) nên có một véc-tơ pháp tuyến là
\([\overrightarrow{DP},\overrightarrow{DC}]=\left(\left|\begin{array}{cc}0 & -3\\20 & 1\end{array}\right|;\left|\begin{array}{cc}-3 & 5\\1 & 0\end{array}\right|;\left|\begin{array}{cc}5 & 0\\0 & 20\end{array}\right|\right)=(60;-5;100).\)
Mà mặt phẳng \((CDP)\) đi qua điểm \(D(0;0;9)\) nên có phương trình là \(60(x-0)-5(y-0)+100(z-9)=0 \Leftrightarrow 12x-y+20z-180=0\).
b) Vì các bức tường của nhà kho đều được xây vuông góc với mặt đất nên với hệ tọa độ trên ta có \(Q(x;20;z)\).
Do điểm \(Q\) thuộc mặt phẳng \((ABP)\) nên tọa độ của điểm \(Q\) thoả mãn \(12x+20-20z+60=0\) tức là \(3x-5z=-20\).
Do điểm \(Q\) thuộc mặt phẳng \((CDP)\) nên tọạ độ của điểm \(Q\) thoả mãn \(12x-20+20z-180=0\), tức là \(3x+5z=50\).
Ta có hệ phương trình \(\begin{cases}3x-5z=-20\\3x+5z=50\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x=5\\z=7.\end{cases}\)
Vậy \(Q(5;20;7)\).
a) Với \(P(5;0;6)\) và \(Q(5;20;7)\) ta có \(\overrightarrow{PQ}=(0;20;1)\).
Câu 6:
Khối rubik được gắn với hệ toạ độ \(Oxyz\) có đơn vị bằng độ dài cạnh hình lập phương nhỏ. Xét bốn điểm \(A(3; 0; 0)\), \(B(0; 3; 0)\), \(C(0; 0; 2)\) và \(D(1; 1; 1)\).
a) Lập phương trình mặt phẳng đi qua ba điểm \(A\), \(B\), \(C\).
b) Bốn điểm \(A\), \(B\), \(C\), \(D\) có đồng phẳng hay không?
a) Phương trình mặt phẳng \((ABC)\) là
\(\displaystyle\frac{x}{3} + \displaystyle\frac{y}{3} + \displaystyle\frac{z}{2} = 1 \;\;(*)\)
b) Thay toạ độ của điểm \(D\) vào vế trái của phương trình (*), ta có \(\displaystyle\frac{1}{3} + \displaystyle\frac{1}{3} + \displaystyle\frac{1}{2} \neq 1\).
Suy ra điểm \(D\) không thuộc mặt phẳng \((ABC)\).
Vậy bốn điểm \(A\), \(B\), \(C\), \(D\) không đồng phẳng.
Câu 7:
Phần mềm của máy tiện kỹ thuật số CNC (Computer Numerical Control) đang biểu diễn một chi tiết máy như hinh.
a) Tìm toạ độ các điểm \(A\), \(B\), \(C\), \(D\).
b) Viết phương trình mặt phẳng \((A B C)\) và mặt phẳng \((ACD)\).
c) Viết phương trình tham số của đường thẳng \(A C\).
d) Cho biết đầu mũi tiện đang đặt tại điêm \(M(0 ; 60 ; 40)\). Tính khoảng cách từ \(M\) đến mặt phẳng \((A B C)\).
a) Theo hình vẽ ta có toạ độ các điểm \(A\left(70; 0; 0\right)\), \(B\left(70; 0; -60\right)\), \(C\left(70; 80; 0\right)\), \(D\left(50; 0; 0\right)\)
b) Ta có \(\overrightarrow{AB}=\left(0; 0; -60\right)\), \(\overrightarrow{AC}=\left(0; 80; 0\right)\).
Mặt phẳng \((A B C )\) đi qua \(A\left(70; 0; 0\right)\) và nhận \(\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC} \right]=\left(6400; 0; 0\right)\) làm vectơ pháp tuyến.
Phương trình \(\left(ABC\right)\) là \(6400\left(x-70\right)+0\left(y-0\right)+0\left(z-0\right)=0\Leftrightarrow x-70=0\).
Mặt phẳng \((A C D )\) đi qua \(A\left(70; 0; 0\right)\) và nhận \(\overrightarrow{k}=\left(0; 0; 1\right)\) làm vectơ pháp tuyến.
Phương trình \(\left(A C D\right)\) là \(z=0\).
Mặt phẳng \(\left(ACD\right)\) cũng là mặt phẳng \(\left(Oxy\right)\).
c) Đường thẳng \(A C\) đi qua điểm \(A\left(70; 0; 0\right)\) và nhận \(\overrightarrow{AC}=\left(0; 80; 0\right)\) làm vectơ chỉ phương.
Phương trình tham số của đường thẳng \(AC\) là \(\begin{cases}x=70\\y=t\\z=0\end{cases}\).
d) Khoảng cách từ \(M\) đến mặt phẳng \((A B C)\) là \(\mathrm{d}\left(M,\left(A B C\right)\right)=\displaystyle\frac{\left|0-70 \right| }{\sqrt{1^2+0^2+0^2}}=70\).
Câu 8:
Phần mềm điều khiển máy in 3D cho biết đầu in phun của máy đang đặt tại điểm \(M(3 ; 4 ; 24)\) (đơn vị: cm). Tính khoảng cách từ đầu in đến khay đặt vật in có phương trình \(z-4=0\).
Gọi \(\left(\alpha\right)\colon z-4=0\).
Khoảng cách từ đầu in đến khay đặt vật in là
\(\mathrm{d}\left(M,\left(\alpha\right)\right)=\displaystyle\frac{\left| 24-4\right| }{\sqrt{0^2+0^2+1^2}}=20\).
Câu 9:
Trên một cánh đồng điện mặt phẳng, người ta đã thiết lập sẵn một hệ tọa độ \(Oxyz\). Hai tấm pin năng lượng lần lượt nằm trong hai mặt phẳng \((P)\colon 2x+2z+1=0\) và \((P')\colon x+z+7=0\).
a) Tính góc giữa \((P)\) và \((P')\).
b) Tính góc hợp bởi \((P)\) và \((P')\) với mặt đất \((Q)\) có phương trình \(z=0\).
a) \((P)\) và \((P')\) có vectơ pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow{n}=(2;0;2)\) và \(\overrightarrow{n}'=(1;0;1)\).
Ta có \(\cos \left ((P),(P') \right )=\displaystyle\frac{\left |2\cdot 1+0\cdot 0+2\cdot 1 \right |}{\sqrt{2^2+0^2+2^2}\cdot\sqrt{1^2+0^2+1^2}}=1\).
Suy ra \(\left ((P),(P') \right )=0^{\circ}\).
b) \((P)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{k}=(0;0;1)\).
Ta có \(\cos \left ((P),(Q) \right )=\displaystyle\frac{\left |2\cdot 0+0\cdot 0+2\cdot 1 \right |}{\sqrt{2^2+0^2+2^2}\cdot\sqrt{0^2+0^2+1^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\).
Suy ra \(((P),(Q))=45^{\circ}\).
Mà \((P)\parallel (P')\) nên \(((P'),(Q))=45^{\circ}\).
Câu 10:
Người ta mô phỏng thiết kế của một bình chứa nhiên liệu có dạng một hình chóp cụt tứ giác đều trong hệ trục \(Oxyz\) như hình với \(S(0;0;0)\), \(P(10;0;0)\), \(Q(10;10;0)\), \(R(8;8;12)\), \(T(2;2;12)\).
a) Viết phương trình các mặt phẳng chứa các mặt bên của bình.
b) Tính \(\sin\) của góc giữa cạnh bên và mặt đáy.
c) Tính côsin của góc giữa các mặt bên.
a) Ta có \(\overrightarrow{ST}=(2;2;12)\), \(\overrightarrow{SP}=(10;0;0)\).
\(\left[\overrightarrow{ST},\overrightarrow{SP} \right]=(0;120;-20)=20(0;6;-1)\).
Mặt phẳng \((STAP)\) đi qua điểm \(S(0;0;0)\) và có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_1}=(0;6;-1)\).
Phương trình mặt phẳng \((STAP)\) là \((STAP)\colon 6y-z=0.\)
Ta có \(\overrightarrow{QP}=(0;-10;0)\), \(\overrightarrow{QR}=(-2;-2;12)\).
\(\left[\overrightarrow{QP},\overrightarrow{QR} \right]=(-120;0;-20)=-20(6;0;1)\).
Mặt phẳng \((QPAR)\) đi qua điểm \(P(10;0;0)\) và có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_2}=(6;0;1)\).
Phương trình mặt phẳng \((QPAR)\) là
\[(QPAR)\colon 6(x-10)+1(y-0)=0 \Leftrightarrow 6x+y-60=0.\]
Ta có \(H(0;10;0)\) và \(\overrightarrow{ST}=(2;2;12)\), \(\overrightarrow{SH}=(0;10;0)\).
\(\left[\overrightarrow{ST},\overrightarrow{SH} \right]=(-120;0;20)=20(-6;0;1)\).
Mặt phẳng \((STBH)\) đi qua điểm \(S(0;0;0)\) và có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_3}=(-6;0;1)\).
Phương trình mặt phẳng \((STBH)\) là \((STBH)\colon -6x+z=0.\)
Ta có \(\overrightarrow{QH}=(-10;0;0)\), \(\overrightarrow{QR}=(-2;-2;12)\).
\(\left[\overrightarrow{QH},\overrightarrow{QR} \right]=(0;120;20)=20(0;6;1)\).
Mặt phẳng \((QHBR)\) đi qua điểm \(H(0;10;0)\) và có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_4}=(0;6;1)\).
Phương trình mặt phẳng \((QHBR)\) là \[(QHBR)\colon 6(y-10)+1(z-0)=0 \Leftrightarrow 6y+z-60=0.\]
b) Đường thẳng \(ST\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{ST}=(2;2;12)\), mặt phẳng \((SHQP)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{k}=(0;0;1)\).
Ta có
\(\sin (ST,(SHQP))=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{ST} \cdot \overrightarrow{k}\right|}{\left|\overrightarrow{ST}\right| \cdot\left|\overrightarrow{k}\right|}=\displaystyle\frac{|2 \cdot 0 + 2 \cdot 0 + 12 \cdot 1|}{\sqrt{2^2+2^2+12^2} \cdot \sqrt{0^2+0^2+1^2}}=\displaystyle\frac{3\sqrt{38}}{19}.\)
Vậy \(((ST,(SHQP))\approx 76{,}73^{\circ}\).
c) Mặt phẳng \((STAP)\) và \((STBH)\) lần lượt có các véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_1}=(0;6;-1)\) và \(\overrightarrow{n_3}=(-6;0;1)\).
Ta có
\(\cos ((STAP),(STBH))=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n_1} \cdot \overrightarrow{n_3}\right|}{\left|\overrightarrow{n_1}\right| \cdot\left|\overrightarrow{n_3}\right|}=\displaystyle\frac{|0 \cdot (-6)+6 \cdot 0+(-1)\cdot 1|}{\sqrt{0^2+6^2+(-1)^2} \cdot \sqrt{(-6)^2+0^2+1^2}}=\displaystyle\frac{1}{37}.\)
Vậy \(((STAP),(STBH))\approx 88{,}45^{\circ}\).
Mặt phẳng \((STAP)\) và \((QHBR)\) lần lượt có các véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_1}=(0;6;-1)\) và \(\overrightarrow{n_4}=(0;6;1)\).
Ta có
\(\cos ((STAP),(QHBR))=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n_1} \cdot \overrightarrow{n_4}\right|}{\left|\overrightarrow{n_1}\right| \cdot\left|\overrightarrow{n_4}\right|}=\displaystyle\frac{|0 \cdot 0+6 \cdot 6+(-1)\cdot 1|}{\sqrt{0^2+6^2+(-1)^2} \cdot \sqrt{0^2+6^2+1^2}}=\displaystyle\frac{35}{37}.\)
Vậy \(((STAP),(QHBR))\approx 18{,}92^{\circ}\).
Câu 11:
Trong các chương trình đồ họa máy tính, để tạo ảo giác theo đúng phối cảnh, các vật ở càng gần thì càng lớn hơn các vật ở xa, các hình ảnh ba chiều trong bộ nhớ của máy tính được chiếu lên một màn hình hình chữ nhật từ điểm nhìn của mắt hoặc máy chiếu.
Không gian quan sát, một phần của không gian được nhìn thấy là vùng nằm trong bốn mặt phẳng đi qua điểm nhìn và một đường biên của màn hình. Nếu vật trong cảnh vật mở rộng vượt quá bốn mặt phẳng này thì chúng phải được cắt xén trước khi dữ liệu điểm ảnh được gửi đến màn hình. Vì vậy các mặt phẳng này được gọi là mặt phẳng cắt. Giả sử màn hình được biểu diễn bởi hình chữ nhật trong mặt phẳng \(Oyz\) với các đỉnh \((0 ; 400 ; 0)\), \((0 ;-400 ; 0)\), \((0 ; 400 ; 600)\), \((0 ;-400 ; 600)\) và máy quay được đặt tại \((1 000; 0; 0)\). Tính góc giữa màn hình và các mặt phẳng cắt.
Gọi hệ trục tọa độ như hình vẽ trên. \
Ta có \(A(0;400;0)\), \(B(0;400;600)\), \(C(0;-400;600)\), \(D(0;400;0)\), \(I(1000;0;0)\).
Ta có \((IAD)\perp (ABCD)\) suy ra \(((IAD), (ABCD))=90^\circ\).
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(0;0;600)\), \(\overrightarrow{AI}=(1000;-400;0)\).
\(\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AI} \right]=(240000;600000;0)=12000\cdot (2;5;0)\).
Mặt phẳng \((IAB)\) và \((ABCD)\) lần lượt có các véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(2; 5;0)\) và \(\overrightarrow{n'}=(1;0;0)\).
Ta có
\(\cos ((IAB),(ABCD))=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n} \cdot \overrightarrow{n'}\right|}{\left|\overrightarrow{n}\right| \cdot\left|\overrightarrow{n'}\right|}=\displaystyle\frac{|2 \cdot 1+5 \cdot 0+0\cdot0|}{\sqrt{2^2+5^2+0^2} \cdot \sqrt{1^2+0^2+0^2}}=\displaystyle\frac{2\sqrt{29}}{29}.\)
Vậy \(((IAB),(ABCD))\approx 68{,}2^{\circ}\).
Ta có mặt phẳng \((ICD)\) đối xứng với mặt phẳng \((IAB)\) qua mặt phẳng \((Oxz)\) suy ra \(((ICD),(ABCD))=((IAB),(ABCD))\approx 30^{\circ}\).
Ta có \(\overrightarrow{BC}=(0;-800;0)\), \(\overrightarrow{BI}=(1000;-400;-600)\).
\(\left[\overrightarrow{BC},\overrightarrow{BI} \right]=(480000;0;800000)=16000\cdot (3;0;5)\).
Mặt phẳng \((IBC)\) và \((ABCD)\) lần lượt có các véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_1}=(3; 0;5)\) và \(\overrightarrow{n'}=(1;0;0)\).
Ta có
\(\cos ((IBC),(ABCD))=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n_1} \cdot \overrightarrow{n'}\right|}{\left|\overrightarrow{n_1}\right| \cdot\left|\overrightarrow{n'}\right|}=\displaystyle\frac{|3 \cdot 1+0 \cdot 0+5\cdot0|}{\sqrt{3^2+0^2+5^2} \cdot \sqrt{1^2+0^2+0^2}}=\displaystyle\frac{3\sqrt{34}}{34}.\)
Vậy \(((IBC),(ABCD))\approx 59{,}04^{\circ}\).
Câu 12:
Một sân hình chữ nhật \(ABCD\) có chiều dài \(AD=20\) m, chiều rộng \(AB=15\) m. Người ta đặt một camera ở độ cao \(5\) m trên một cây cột vuông góc với mặt sân tại \(A\), biết camera có bán kính quan sát là \(25\) m. Xét hệ trục toạ độ \(Oxyz\) với gốc toạ độ \(O\) trùng với điểm \(A\) chân cột, các tia \(Ox\), \(Oy\) lần lượt chứa các cạnh \(A B\), \(AD\) của sân và tia \(Oz\) chứa cây cột.
a) Viết phương trình mặt cầu mô tả ranh giới bên ngoài và bên trong của vùng quan sát được.
b) Hỏi camera có thể quan sát toàn bộ sân hay không? Vì sao?
a) Mặt cầu mô tả ranh giới bên ngoài và bên trong của vùng quan sát được có tâm \(I(0;0;5)\), bán kính \(R=25\).
Vậy phương trình mặt cầu là \(x^2+y^2+(z-5)^2=25^2 \Leftrightarrow x^2+y^2+(z-5)^2=625\).
b) Đặt \(f(x,y,z)=x^2+y^2+(z-5)^2\).
Xét các điểm \(A(0;0;0)\), \(B(15;0;0)\), \(C(15;20;0)\).
Ta có \(f(A)=5^2=25< 625\), \(f(B)= 15^2+5^2=225< 625\), \(f(C)=15^2+20^2+5^2=650>625\).
Suy ra \(A\), \(B\) nằm trong vùng quan sát được của camera; \(C\) không nằm trong vùng quan sát được của camera.
Vậy camera không thể quan sát toàn bộ sân.
Câu 13:
Một tháp phát sóng cao \(50\) m đặt ở góc \(A\) của sân hình chữ nhật \(ABCD\). Để giữ cho tháp không bị đổ, người ta có cột rất nhiều dây cáp quanh tháp và cố định tại các vị trí trên mặt đất. Hai chú kiến vàng và kiến đen bắt đầu leo lên hai dây cáp \(C M\) và \(B N\) (từ \(C\) và \(B\)) với vận tốc lần lượt là \(3\) m/ phút và \(2{,}5\) m/ phút. Hỏi sau \(10\) phút thì hai chú kiến cách nhau bao nhiêu mét (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)?
Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ. Ta có \(A(0;0;0)\), \(B(0;8;0)\), \(C(12;8;0)\), \(M(0;0;46)\), \(N(0;0;40)\).
Ta có \(\overrightarrow{BN}=(0;-8;40)=8(0;-1;5)\).
Đường thẳng \(BN\) đi qua điểm \(B(0;8;0)\) và có một véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=(0;-1;5)\).
Phương trình đường thẳng \(BN\) là
\[(BN)\colon \begin{cases}x=0\\y=8-t\\z=5t.\end{cases}\]
Gọi \(E\) là vị trí con kiến leo từ \(B\) sau \(10\) phút thì \(BE=2{,}5\cdot 10= 25\) m.
Ta có \(E\in BN\Rightarrow E(0;8-t;5t)\), với \(t>0\).
\(\overrightarrow{BE}=(0;-t;5t)\).
Suy ra \(BE^2=26t^2= 25^2\Rightarrow \hoac{&t=\displaystyle\frac{25\sqrt{26}}{26} &\text{(nhận)}&\\&t=\displaystyle\frac{-25\sqrt{26}}{26} &\text{(loại).}}\)
Nên \(E\left(0;\displaystyle\frac{208-25\sqrt{26}}{26} ;\displaystyle\frac{125\sqrt{26}}{26}\right)\).
Ta có \(\overrightarrow{CM}=(-12;-8;46)=2(-6;-4;23)\).
Đường thẳng \(CM\) đi qua điểm \(M(0;0;46)\) và có một véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u'}=(-6;-4;23)\). Phương trình đường thẳng \(CM\) là \[(CM)\colon \begin{cases}x=-6t\\y=-4t\\z=46+23t.\end{cases}\]
Gọi \(F\) là vị trí con kiến leo từ \(C\) sau \(10\) phút thì \(CF=3\cdot 10= 30\) m.
Ta có \(F\in CM\Rightarrow F(-6t;-4t;46+23t)\).
\(\overrightarrow{CF}=(-6t-12;-4t-8;46+23t)\).
Suy ra
\begin{eqnarray*}&& CF^2=(-6t-12)^2+(-4t-8)^2+(23t+46)^2= 30^2 \\ &\Leftrightarrow& 581t^2+2324t+1424=0 \\ &\Leftrightarrow& t=\displaystyle\frac{-2324+60\sqrt{581}}{2\cdot 581}\, \text{(nhận)};\, t=\displaystyle\frac{-2324-60\sqrt{581}}{2\cdot 581}\, \text{(loại).}\end{eqnarray*}
Nên \(F\left(\displaystyle\frac{6972-180\sqrt{581}}{581} ;\displaystyle\frac{4648-120\sqrt{581}}{581};\displaystyle\frac{690}{581}\right)\).
Vậy \(EF\approx 7{,}09\).
Câu 14:
Một khuôn nướng bánh mì được mô phỏng trong không gian Oxyz như Hình 5.30 với \(S(0; 0; 0)\), \(P(8; 0; 0)\), \(Q(8; 18; 0)\), \(T(-1;-1; 7)\), \(R(9; 19; 7)\). Tính góc giữa hai cạnh kề nhau, giữa cạnh bên và mặt đáy, giữa mặt bên và mặt đáy của khuôn.
a) Tính góc giữa hai cạnh kề nhau
\(\overrightarrow{SP}=\left(8;0;0\right);\overrightarrow{SH}=\left(0;18;0\right);\overrightarrow{ST}=\left(-1;-1;7\right)\).
\(\overrightarrow{SP}\cdot\overrightarrow{SH}=0\Rightarrow \left(SP,SH\right)=90^\circ\).
\(\cos\left(SP,ST\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{SP}\cdot\overrightarrow{ST}\right|}{\left|\overrightarrow{SP}\right|\cdot\left|\overrightarrow{ST}\right|}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{51}}\Rightarrow \left(SP,ST\right)\approx 82^\circ\).
\(\cos\left(SH,ST\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{SH}\cdot\overrightarrow{ST}\right|}{\left|\overrightarrow{SH}\right|\cdot\left|\overrightarrow{ST}\right|}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{51}}\Rightarrow \left(SH,ST\right)\approx 82^\circ\).
b) Tính góc giữa cạnh bên và mặt đáy
Gọi \(\alpha\) là góc giữa cạnh bên \(ST\) và mặt phẳng đáy.
\(\sin\alpha=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{ST}\cdot\overrightarrow{k}\right|}{\left|\overrightarrow{ST}\right|\cdot\left|\overrightarrow{k}\right|}=\displaystyle\frac{7}{\sqrt{51}}\Rightarrow \alpha\approx 78^\circ\).
c) Tính góc giữa mặt bên và mặt đáy
Gọi \(\beta\) là góc giữa mặt bên và mặt phẳng đáy.
\(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{ST},\overrightarrow{SP}\right]=\left(0;56;8\right)\).
\(\cos\beta=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n}\cdot\overrightarrow{k}\right|}{\left|\overrightarrow{n}\right|\cdot\left|\overrightarrow{k}\right|}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{10}\Rightarrow \beta\approx 82^\circ\).
Câu 15:
Trong hệ trục toạ độ \(Oxyz\), với mặt phẳng \((Ox y)\) là mặt đất, một máy bay cất cánh từ vị trí \(A(0; 10; 0)\) với vận tốc \(\overrightarrow{v}=(150; 150; 40)\).
a) Viết công thức tính toạ độ của máy bay trong 2 giờ đầu tiên.
b) Tính góc nâng của máy bay (góc giữa hướng chuyển động bay lên của máy bay với đường băng và làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
a) Viết công thức tính toạ độ của máy bay trong \(2\) giờ đầu tiên.
Gọi \(B\) là vị trí máy bay sau \(2\) giờ bay.
Ta có \(\overrightarrow{AB}=2\cdot\overrightarrow{v}=\left(300;300;80\right)\).
Suy ra \(B\left(300;310;80\right)\).
b) Tính góc nâng của máy bay (góc giữa hướng chuyển động bay lên của máy bay với đường băng và làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)
Gọi \(\alpha\) là góc nâng của máy bay.
\(\sin\alpha=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{k}\right|}{\left|\overrightarrow{AB}\right|\cdot\left|\overrightarrow{k}\right|}=\displaystyle\frac{80}{\sqrt{300^2+310^2+80^2}}\Rightarrow \alpha\approx 10^\circ 40'\).
Câu 16:
Trong một khu du lịch, người ta cho du khách trải nghiệm thiên nhiên bằng cách đu theo đường trượt zipline từ vị trí \(A\) cao \(15 \mathrm{~m}\) của tháp 1 này sang vị trí \(B\) cao \(10 \mathrm{~m}\) của tháp \(2\) trong khung cảnh tuyệt đẹp xung quanh. Với hệ trục toạ độ \(Oxyz\) cho trước (đơn vị: mét), toạ độ của \(A\) và \(B\) lần lượt là \((3 ; 2,5 ; 15)\) và \((21 ; 27,5 ; 10)\).
a) Viết phương trình đường thẳng chứa đường zipline này.
b) Xác định tọa độ du khác khi ở độ cao \(12\) mét.
a) \(\overrightarrow{AB}=\left(18; 25;-5\right)\).
Phương trình tham số chứa đường zipline là
\(d\colon \begin{cases}x=3+18t\\y=2{,}5+25t\\ z=15-5t\end{cases}~(t \in \mathbb{R}).\)
b) Gọi \(C(x_C;y_C;12)\) là tọa độ của du khách đang ở độ cao \(12\)
Ta có \(C \in d\) và \(z_C=12\) khi đó \(12=15-5t \Rightarrow t=\displaystyle\frac{3}{5}\).
\(x_C=3+18 \cdot \displaystyle\frac{3}{5}=\displaystyle\frac{69}{5}\); \(y_C=2,5+25 \cdot \displaystyle\frac{3}{5}=18\).
Vậy tọa độ của du khách là \(C\left(\displaystyle\frac{69}{5}; 18; 12\right).\)
Câu 17:
Giả sử một máy bay thương mại \(M\) đang bay trên bầu trời theo một đường thẳng từ \(D\) đến \(E\) có hình chiếu trên mặt đất là đoạn \(C B\). Tại \(D\), máy bay bay cách mặt đất là \(9~000 \mathrm{~m}\) và tại \(E\) là \(12~000 \mathrm{~m}\). Một ra đa được đặt trên mặt đất tại vị trí \(O\) cách \(C\) là \(20~000 \mathrm{~m}\), cách \(B\) là \(16~000 \mathrm{~m}\) và \(\widehat{BOC}=90^{\circ}\). Xét hệ trục toạ độ \(Oxyz\) (đơn vị: \(1~000 \mathrm{~m}\) ) với \(O\) là vị trí đặt ra đa, \(B\) thuộc tia \(Oy\), \(C\) thuộc tia \(Ox\), khi đó ta có toạ độ các điểm như hình. Giả sử ra đa có bán kính dò tìm tối đa là \(16~000 \mathrm{~m}\). Hỏi ra đa này có thể dò tìm được tín hiệu của máy bay \(M\) khi bay trên bầu trời từ \(D\) đến \(E\) hay không? Vì sao?
Nối \(O\) với \(D\) lại xét \(\Delta ODC\) vuông tại \(C\)
\(OD=\sqrt{OC^2+DC^2}=\sqrt{20~000^2+9~000^2}\approx 21~932\).
Vậy khoảng cách \(O\) đến \(D\) là \(21~932\) mét.
Do bán kính dò tìm của ra-da không thể tìm thấy máy bay \(M\) ở vị trí \(D\).
Câu 18:
Dây cáp \(AD\) (xem như là một đoạn thẳng) đi qua đỉnh \(D\) thuộc trục \(Oz\) và điểm \(A\) thuộc mặt phẳng \(Oyz\), trong đó điểm \(D\) là đỉnh cột trụ cách mặt nước \(227 \mathrm{~m}\), điểm \(A\) cách mặt nước \(75 \mathrm{~m}\) và cách trục \(O z\) 343 m.
Giả sử ta dùng một đoạn dây nối điểm \(N\) trên dây cáp \(A D\) và điểm \(M\) trên thành cầu, biết \(M\) cách mặt nước \(75 \mathrm{~m}\) và \(M N\) song song với cột trụ.
a) Tính độ dài \(M N\), biết điểm \(M\) cách trục \(O z\) một khoảng bằng \(230 \mathrm{~m}\).
b) Người ta có thể dùng đoạn dây dài \(100 \mathrm{~m}\) để nối dây cáp \(A D\) với thành cầu tại vị trí điểm \(M\) cách trục \(O z\) một khoảng bằng 148 m không? Vì sao?
Gọi \(T\) là giao điểm của \(AM\) và \(OT\)
a) Dựa vào dữ kiện của đề bài ta có
\(AT=343 m; MT=230 m; DT=DO-TO=227-75=152~m, AM=AT-TM=343-230=113 m.\)
Xét \(\triangle ADT\) (\(MN \parallel DT\)) theo hệ quả của định lý Tha-les ta có
\(\displaystyle\frac{MN}{DT}=\displaystyle\frac{AM}{AT} \Rightarrow MN=\displaystyle\frac{DT \cdot AM}{AT}=\displaystyle\frac{113 \cdot 152}{343}\approx 50{,}1\).
Vậy độ dài \(MN=50{,}1 m .\)
Vậy độ dài đoan \(MN=50{,}1 m.\)
b) Do \(M\) cách trục \(Oz\) \(148 m\) nên \(MT=148 m\), suy ra \(AM=195 m.\)
Xét \(\triangle ADT\) (\(MN \parallel DT\)) theo hệ quả của định lý Tha-les ta có
\(\displaystyle\frac{MN}{DT}=\displaystyle\frac{AM}{AT} \Rightarrow MN=\displaystyle\frac{DT \cdot AM}{AT}=\displaystyle\frac{195 \cdot 152}{343}\approx 86{,}4\).
Do đó có thể dùng đoạn dây dài \(100 m\) để nối dây cáp \(SD\) với thành cầu tại \(M\).
Câu 19:
Anh Bình là một nhiếp ảnh gia chuyên săn ảnh chim hoang dã. Giả sử với hệ trục \(Oxyz\) cho trước, anh Bình đang ngắm và ống kính ở vị trí \(A\) có toạ độ \((200; 685; 436)\) thì có một con gà lôi tía xuất hiện ở vị trí \(B\) có toạ độ \((640; 550; 474).\)
a) Viết phương trình tham số của đường thẳng chứa đoạn thẳng nối hai vị trí ống kính
ngắm của anh Bình và con gà lôi tía.
b) Nếu một quả đồi có toạ độ đỉnh \(C\) là \((420; 617,5; 450)\). Hỏi C có thuộc đường ngắm AB không? Anh Bình có ngắm thấy con gà lôi tía này không?
a) Đường thẳng chứa đoạn thẳng nối hai vị trí ống kính ngắm của anh Bình và con gà lôi tía là đường thẳng \(AB\). Đường thẳng \(AB\) qua \(A(200;685;436)\) nhận véc-tơ
\(\overrightarrow{AB}=(440;-135;48)\) làm véc-tơ chỉ phương có phương tham số là
\[\begin{cases} x=200+440t\\ y=685-135t\\ z=436+48t\end{cases}\]
b) Thế hoành độ và tung độ của tọa độ \(C(420; 617{,}5;450)\) vào phương trình đường thẳng \(AB\)
\[\begin{cases} 420=200+440t\\ 617{,}5=685-135t\end{cases}\Leftrightarrow t=\displaystyle\frac{1}{2}.\]
Thế \(t=\displaystyle\frac{1}{2}\) vào phương trình đường thẳng \(AB\) ta được \(I\left(420;617{,}5;455\right)\).
Vì cao độ của điểm \(C\) nhỏ hơn cao độ điểm \(I\in AB\) nên đỉnh đồi không che khuất tầm ngắm nhìn của anh Bình nên anh Bình nhìn thấy con gà lôi tía.
Câu 20:
Thùng của một máy nông nghiệp được thiết kế mô phỏng trong hệ trục \(Oxyz\) là một hình lăng trụ tứ giác \(ABCD.EFGH\) với \(A(0;1;2)\), \(B(0;1;3{,}5)\), \(C(0;4;3{,}5)\), \(D(0;2{,}5;2),E(2;1;2)\).
a) Viết phương trình mặt phẳng \((EFGH)\) và tính chiều cao của lăng trụ \(ABCD.EFGH\);
b) Viết phương trình mặt phẳng \((CDHG)\) và tính khoảng cách từ \(F\) đến mặt phẳng \((CDHG)\).
a) \(\overrightarrow{AB}=(0;0;1{,}5)\), \(\overrightarrow{EF}=(x_F-2;y_F-1;z_F-2)\).
\(ABFE\) là hình bình hành \(\Leftrightarrow \overrightarrow{AB}=\overrightarrow{EF}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}0=x_F-2\\0=y_F-1\\1{,}5=z_F-2\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x_F=2\\y_F=1\\z_F=3{,}5\end{cases}\Rightarrow F(2;1;3{,}5)\).
\(\bullet \,\, \overrightarrow{BF}=(2;0;0)\), \(\overrightarrow{CG}=(x_G-0;y_G-4;z_G-3{,}5)\).
\(CBFG\) là hình bình hành \(\Leftrightarrow \overrightarrow{BF}=\overrightarrow{CG}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}2=x_G-0\\0=y_G-4\\0=z_G-3{,}5\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x_G=2\\y_G=4\\z_G=3{,}5\end{cases}\Rightarrow G(2;4;3{,}5)\).
\(\bullet \,\, \overrightarrow{EF}=(0;0;1{,}5)\), \(\overrightarrow{EG}=(0;3;1{,}5)\) nên véc-tơ pháp tuyến của \((EFGH)\) là\\ \(\overrightarrow{n}_1=\left[\overrightarrow{EF},\overrightarrow{EG}\right]=(-4{,}5;0;0)\).
Mà \((EFGH)\) qua \(E(2;1;2)\) nên có phương trình là
\(-4{,}5(x-2)+0(y-1)+0(z-2)=0\Leftrightarrow x-2=0 .\)
\(\bullet \,\,\) Gọi \(h\) là chiều cao của lăng trụ \(ABCD.EFGH\).\\ Khi đó \(h=\mathrm{d}(A,(EFGH))= \displaystyle\frac{|1\cdot0+0\cdot1+0\cdot2-2|}{\sqrt{1^2+0^2+0^2}}=2\).
b) \(\overrightarrow{CD}=(0;-1{,}5;-1{,}5)\), \(\overrightarrow{CG}=(2;0;0)\) nên véc-tơ pháp tuyến của \((CDHG)\) là\\ \(\overrightarrow{n}_2=\left[\overrightarrow{CD},\overrightarrow{CG}\right]=(0;-3;3)\).
Mà \((CDHG)\) qua \(C(0;4;3{,}5)\) nên có phương trình là
\(0(x-0)-3(y-4)+3(z-3{,}5)=0\Leftrightarrow -y+z+0{,}5=0.\)
\(\mathrm{d}(F,CDHG)= \displaystyle\frac{|0\cdot2-1\cdot1+1\cdot3{,}5+0{,}5|}{\sqrt{0^2+(-1)^2+1^2}}=\displaystyle\frac{3\sqrt{2}}{2}\).
Câu 21:
Người ta thiết kế một mái che hình chữ nhật \(ABCD\) phía trên sân khấu.
a) Với hệ trục tọa độ \(Oxyz\) (đơn vị trên trục là mét) và các kích thước được cho như Hình \(5.16\), hãy viết phương trình mặt phẳng chứa mái che.
b) Một cổng chào hình chữ nhật \(EFHG\) cao \(4\) m dựng vuông góc với mặt đất. Người ta muốn làm các đoạn dây nối thanh ngang \(GE\) với mái che để gắn hoa và đèn led. Tính độ dài ngắn nhất của mỗi đoạn dây này.
a) Ta có \(A(0;0;8)\), \(B(0;20;8)\), \(D(15;0;14)\), \(C(15;20;14)\).
\(\overrightarrow{AB}=(0;20;0)\), \(\overrightarrow{AC}=(15;20;6)\) nên véc-tơ pháp tuyến của \((ABCD)\) là\\ \(\overrightarrow{n}_1=\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right]=(80;0;300)\).
Mà mặt phẳng mái che \((ABCD)\) qua \(A(0;0;8)\) nên có phương trình
\(80(x-0)+0(y-0)+300(z-8)=0\Leftrightarrow 4x+15z-120=0 .\)
b) Tọa độ điểm \(G(8;0;4)\).
Độ dài ngắn nhất của dây nối thanh ngang \(GE\) với mái che là khoảng cách từ \(G\) đến mái che (mặt phẳng \(ABCD\)) là \(\mathrm{d}(G,(ABCD))=\displaystyle\frac{|4\cdot8+0+15\cdot4-120|}{\sqrt{4^2+0^2+15^2}}=\displaystyle\frac{28}{\sqrt{241}}.\)
Câu 22:
Dùng phương pháp tọa độ để giải bài toán sau: Bạn An muốn trưng bày một mô hình thapd Effel trong một cái hộp có dạng hình chóp tam giác đều với cạnh bện bằng \(20\) cm, các mặt bên là các tam giác vuông và chân tháp nằm trên mặt đáy của cái hộp (Hình 5.14). Hỏi nếu mô hình tháp Effel này cao \(11\) cm thì đặt được trong hộp không? Vì sao?
Gắn hệ trục tọa độ như hình vẽ với \(S(0;0;0)\), \(A(20;0;0)\), \(B(0;20;0)\), \(C(0;0;20)\).
Phương trình mặt phẳng \((ABC)\) là
\(\displaystyle\frac{x}{20}+\displaystyle\frac{y}{20}+\displaystyle\frac{z}{20}=1\Leftrightarrow x+y+z-20=0\).
Gọi \(h\) là chiều cao của hình chóp \(S.ABC\). Khi đó \\\(h=\mathrm{d}\left(S,(ABC)\right)=\displaystyle\frac{|0+0+0-20|}{\sqrt{1^2+1^2+1^2}}=\displaystyle\frac{20\sqrt{3}}{3}\approx 11{,}54\).
Vì \(h>11\) cm nên có thể đặt mô hình tháp Effel vào hộp.
Câu 23:
Một phần sân nhà bác An có dạng hình thang \(ABCD\) vuông tại \(A\) và \(B\) với độ dài \(AB=9\) m, \(AD=5\) m và \(BC=6\) m như Hình 5.9. Theo thiết kế ban đầu thì mặt sân bằng phẳng và \(A\), \(B\), \(C\), \(D\) có độ cao như nhau. Sau đó bác An thay đổi thiết kế để nước có thể thoát về phía góc sân ở vị trí \(C\) bằng cách giữ nguyên độ cao ở \(A\), giảm độ cao của sân ở vị trí \(B\) và \(D\) xuống thấp hơn độ cao ở \(A\) lần lượt là \(6\) cm và \(3{,}6\) cm. Để mặt sân sau khi lát gạch vẫn là bề mặt phẳng thì bác An cần phải giảm độ cao ở \(C\) xuống bao nhiêu centimét so với độ cao ở \(A\)?
Tại vị trí ban đầu \(A\), \(B\), \(C\), \(D\) có độ cao như nhau, chọn hệ trục tọa độ có gốc tọa độ là điểm \(A\) và các trục tọa độ lần lượt là \(AD\), \(AB\) và \(Az\), với \(Az \perp (ABCD)\).
Khi đó \(A(0 ; 0 ; 0)\), \(D(5; 0 ; 0)\), \(B(0; 9 ; 0)\), \(C(6; 9 ; 0)\).
Sau đó bác An thay đổi thiết kế để nước có thể thoát về phía góc sân ở vị trí \(C\) bằng cách giữ nguyên độ cao ở \(A\), giảm độ cao của sân ở vị trí \(B\) và \(D\) xuống thấp hơn độ cao ở \(A\) lần lượt là \(6\) cm và \(3{,}6\) cm.
Khi đó, \(A(0 ; 0 ; 0)\), \(D(5; 0 ; -3{,}6)\), \(B(0; 9 ; -6)\).
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(0 ; 9 ; -6)\), \(\overrightarrow{AD}=(5 ; 0 ; -3{,}6)\) là cặp véc-tơ chỉ phương của mặt phẳng \((ABD)\) nên một véc-tơ pháp tuyến của \((ABD)\) là \(\left[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AD}\right]=(-32{,}4 ; -30 ; -45)\).
Vậy mặt phẳng \((ABD)\) qua \(A(0 ; 0 ; 0)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(-32{,}4 ; -30 ; -45)\) nên có phương trình là
\begin{eqnarray*}-32{,}4 (x-2)-30(y+1)-45(z-3)=0 \qquad \text{hay } -32{,}4 x -30y -45z=0.\end{eqnarray*}
Để mặt sân sau khi lát gạch vẫn là bề mặt phẳng thì bác An cần phải giảm độ cao ở \(C\) xuống \(k\) centimét so với độ cao ở \(A\) nên suy ra \(C(6; 9 ; -k)\).
Ta có \(A\), \(B\), \(C\), \(D\) đồng phẳng
\(\Leftrightarrow C \in (ABD)\)
\(\Leftrightarrow -32{,}4\cdot 6 -30 \cdot 9 -45\cdot (-k)=0\)
\(\Leftrightarrow k=10{,}32\).
Vậy bác An cần phải giảm độ cao ở \(C\) xuống \(10{,}32\) centimét so với độ cao ở \(A\).
Câu 24:
Kim tự tháp Kheops ở Ai Cập có dạng hình chóp \(S. ABCD\), có đáy là hình vuông với cạnh dài \(230\) m, các cạnh bên bằng nhau và dài \(219\) m (theo britan nica.com) (H.5.38). Tính góc giữa hai mặt phẳng \((SAB)\) và \((SBC)\).
Gọi \(O=AC\cap BD\). Do \(ABCD\) là hình vuông nên \(SO\) là đường trung tuyến của các tam giác \(SAC\) và \(SBD\).
Do \(SA=SB=SC=SD\) nên ta có \(SO\perp AC\), \(SO\perp BD\).
Gọi \(F\) là trung điểm của \(BC\).
Khi đó \(SF=\sqrt{SB^2-BF^2}=\sqrt{34736}\) m.
Ta có \(\begin{cases}AC\perp BD\\SO\perp AC\\\text{Trong } (SBD)\colon BD\cap SO=O\end{cases}\Rightarrow AC\perp(SBD)\Rightarrow AC\perp SB\).
Dựng \(HE\perp SB\), khi đó \(SB\perp(ACE)\Rightarrow\begin{cases}AE\perp SB\\CE\perp SB.\end{cases}\)
Do đó \(\left[(SAB),(SBC) \right]=(AE,CE)\).
Xét tam giác \(SBC\) ta có \(SF\cdot BC=CE\cdot SB\Rightarrow CE=\displaystyle\frac{230\cdot\sqrt{34736}}{219}\) m.
\(ABCD\) là hình vuông cạnh \(230\) m nên \(AC=230\sqrt{2}\) m.
Xét tam giác \(ACE\) ta có \(\cos(AE,CE)=|\cos\widehat{AEC}|=\left|\displaystyle\frac{AE^2+CE^2-AC^2}{2AE\cdot CE} \right|=\displaystyle\frac{13225}{34736}\).
Vậy \(\left[(SAB),(SBC) \right]\approx 67{,}62^\circ\).
Câu 25:
Trong một bể hình lập phương cạnh \(1\) m có chứa một ít nước. Người ta đặt đáy bể nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Biết rằng, lúc đó mặt nước có dạng hình bình hành \(ABCD\) và khoảng cách từ các điểm \(A\), \(B\), \(C\) đến đáy bể tương ứng là \(40\) cm, \(44\) cm, \(48\) cm.
a) Khoảng cách từ điểm \(D\) đến đáy bể bằng bao nhiêu centimét? (Tính gần đúng, lấy giá trị nguyên.)
b) Đáy bể nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang một góc bao nhiêu độ?
Lấy các điểm \(B_1\), \(C_1\), \(D_1\) như hình vẽ sao cho các điểm này cách đáy bể một khoảng \(40\) cm.
Xét hệ trục \(Axyz\) như hình vẽ sao cho \(B_1\in Ax\), \(D_1\in Ay\).
Khi đó \(A(0;0;0)\), \(B_1(1;0;0)\), \(C_1(1;1;0)\), \(D_1(0;1;0)\), \(B(1;0;0{,}04)\), \(C(1;1;0{,}08)\), \(D(0;1;z_0)\).
a) Do \(ABCD\) là hình bình hành nên trung điểm đoạn \(AC\) cũng chính là trung điểm \(BD\), hay \(\begin{cases}0{,}5=0{,}5\\0{,}5=0{,}5\\0{,}08=z_0+0{,}04\end{cases}\Rightarrow z_0=0{,}04.\)
Vậy khoảng cách từ điểm \(D\) đến đáy bể bằng \(44\) cm.
b) Khi đặt bể trên mặt phẳng nằm ngang thì mặt phẳng \((AB_1C_1D_1)\) sẽ song song với bề mặt nằm ngang.
Do đó góc giữa bề mặt nằm ngang và mặt phẳng \((ABCD)\) chính là góc giữa mặt phẳng \((ABCD)\) và mặt phẳng \((AB_1C_1D_1)\).
Mặt phẳng \((ABCD)\) có cặp véctơ chỉ phương \(\begin{cases}u_1=\overrightarrow{AB}=(1;0; 0{,}04)\\u_2=\overrightarrow{AD}=(0;1; 0{,}04)\end{cases}\) nên có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n_1}=(1;1; -25)\).
Mặt phẳng \((AB_1C_1D_1)\) có cặp véctơ chỉ phương \(\begin{cases}u_1=\overrightarrow{AB_1}=(1;0; 0)\\u_2=\overrightarrow{AD_1}=(0;1; 0)\end{cases}\) nên có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n_2}=(0;0;1)\).
Khi đó góc giữa hai mặt phẳng \((ABCD)\) và \((AB_1C_1D_1)\) được xác định bởi công thức
\(\left|\cos \left(\overrightarrow{n_1}, \overrightarrow{n_2}\right)\right|=\displaystyle\frac{\left|1\cdot 0+1\cdot 0+(-25)\cdot 1\right|}{\sqrt{1^2+1^2+(-25)^2} \cdot \sqrt{0^2+0^2+1^2}}=\displaystyle\frac{25}{\sqrt{627}}.\)
Vậy đáy bể nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang một góc \(2{,}34^\circ\).
Câu 26:
Bác An dự định làm bốn mái của ngôi nhà sao cho chúng là bốn mặt bên của một hình chóp đều và các mái nhà kề nhau thì vuông góc với nhau. Hỏi ý tưởng trên có thực hiện được không?
Giả sử mái nhà là hình chóp đều \(S.ABCD\). Chọn hệ trục tọa đội \(Oxyz\) như hình bên.
Giả sử \(OA=a\), \(OS=h\) (\(a,h>0\)). Khi đó \(B(0;-a;0)\), \(C(a;0;0)\), \(D(0;a;0)\) và \(S(0;0;h)\).
Áp dụng công thức phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn, ta có
\((SBC)\colon \displaystyle\frac{x}{a}+\displaystyle\frac{y}{-a}+\displaystyle\frac{z}{h}=1, \quad (SCD)\colon \displaystyle\frac{x}{a}+\displaystyle\frac{y}{a}+\displaystyle\frac{z}{h}=1.\)
Suy ra \(\vec n=\left(\displaystyle\frac1a;\displaystyle\frac1{-a};\displaystyle\frac1h\right)\), \(\vec {n'}=\left(\displaystyle\frac1a;\displaystyle\frac1{a};\displaystyle\frac1h\right)\) lần lượt là véc-tơ pháp tuyến của \((SBC)\) và \((SCD)\).
Ta có \((SBC)\perp (SCD)\Leftrightarrow \vec n\cdot\overrightarrow{n'}=0\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{a^2}-\displaystyle\frac{1}{a^2}+\displaystyle\frac{1}{h^2}=0\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{h^2}=0\). Điều này không thể xảy ra. Do đó ý tưởng của bác An không thể thực hiện được.
Câu 27:
Một vật thể chuyển động trong không gian \(Oxyz\). Tại mỗi thời điểm \(t\), vật thể ở vị trí \(M(\cos t-\sin t;\cos t+\sin t;\cos t)\). Hỏi vật thể có chuyển động trong một mặt phẳng cố định hay không? Hãy trả lời câu hỏi này bằng cách thực hiện các bước sau.
a) Xác định tọa độ của vị trí \(M_1\), \(M_2\), \(M_3\) của vật tương ứng với các thời điểm \(t=0\), \(t=\displaystyle\frac{\pi}{2}\), \(t=\pi\).
b) Chứng minh rằng \(M_1\), \(M_2\), \(M_3\) không thẳng hàng và viết phương trình mặt phẳng \((M_1M_2M_3)\).
c) Vị trí \(M(\cos t-\sin t;\cos t+\sin t;\cos t)\) có luôn thuộc mặt phẳng \((M_1M_2M_3)\) hay không?
a) Tại thời điểm \(t=0\), ta có \(M_1=(\cos 0-\sin 0;\cos 0+\sin 0;\cos 0)=(1;1;1)\).
Tại thời điểm \(t=\displaystyle\frac{\pi}{2}\), ta có \(M_2=\left(\cos \displaystyle\frac{\pi}{2}-\sin \displaystyle\frac{\pi}{2};\cos \displaystyle\frac{\pi}{2}+\sin \displaystyle\frac{\pi}{2};\cos \displaystyle\frac{\pi}{2}\right)=(-1;1;0)\).
Tại thời điểm \(t=\pi\), ta có \(M_3=(\cos \pi-\sin \pi;\cos \pi+\sin \pi;\cos \pi)=(-1;-1;-1)\).
b) Hai véc-tơ \(\overrightarrow{M_1M_2}=(-2;0;-1)\), \(\overrightarrow{M_1M_3}=(-2;-2;-2)\) không cùng phương nên ba điểm \(M_1\), \(M_2\), \(M_3\) không thẳng hàng.
Mặt phẳng \((M_1M_2M_3)\) có cặp véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{M_1M_2}=(-2;0;-1)\), \(\overrightarrow{M_1M_3}=(-2;-2;-2)\) nên có véc-tơ pháp tuyến \(\vec n=[\overrightarrow{M_1M_2},\overrightarrow{M_1M_3}]=(-2;-2;4)\).
Mặt phẳng \((M_1M_2M_3)\) đi qua \(M_1(1;1;1)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\vec n=(-2;-2;4)\) nên có phương trình
\(-2(x-1)-2(y-1)+4(z-1)=0\Leftrightarrow x+y-2z=0.\)
c) Ta có \((\cos t-\sin t)+(\cos t+\sin t)-2\cos t=0\) nên điểm \(M(\cos t-\sin t;\cos t+\sin t;\cos t)\) luôn thuộc mặt phẳng \((M_1M_2M_3)\).
Câu 28:
Trong một kì thi tuyển sinh có ba môn thi Toán, Văn, Tiếng Anh. Trong không gian \(Oxyz\), người ta biểu diễn kết quả thi của mỗi thí sinh bởi điểm có hoành độ, tung độ, cao độ tương ứng là điểm Toán, Văn, Tiếng Anh của thí sinh đó.
a) Chứng minh rằng các điểm biểu diễn tương ứng với các thi sinh có tổng số điểm ba môn thi bằng \(27\) (nếu có) cùng thuộc mặt phẳng có phương trình \(x+y+z-27=0\).
b) Chứng minh rằng tồn tại một số mặt phẳng đôi một song song với nhau sao cho hai điểm biểu diễn ứng với hai thí sinh có tổng số điểm thi bằng nhau thì cùng thuộc một mặt phẳng trong số các mặt phẳng đó.
Gọi \(x,y,z\) lần lượt là điểm thi ba môn Toán, Văn, Tiếng Anh.
a) Các thí sinh có tổng số điểm ba môn bằng \(27\) tức là \(x+y+z=27 \Leftrightarrow x+y+z-27=0\). Do đó các điểm biểu diễn này cùng thuộc mặt phẳng có phương trình \(x+y+z-27=0\).
b) Nếu tổng điểm ba môn của một thí sinh là \(m\) thì điểm biểu diễn số điểm của thí sinh đó thuộc mặt phẳng \((P_m)\colon x+y+z-m=0\). Nếu tổng điểm ba môn của một thí sinh là \(n\) thì điểm biểu diễn số điểm của thí sinh đó thuộc mặt phẳng \((P_n)\colon x+y+z-n=0\).
Nếu \(m\ne n\) thì ta có \((P_m)\parallel (P_n)\).
Câu 29:
Góc quan sát ngang của một camera là \(115^{\circ}\). Trong không gian \(Oxyz\), camera được đặt tại điểm \(C(1;2;4)\) và chiếu thẳng về phía mặt phằng \((P)\colon x+2y+2z+3=0\). Hỏi vùng quan sát được trên mặt phẳng \((P)\) của camera là hình tròn có bán kính bằng bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất.)
Khoảng cách từ Camera đến mặt phẳng \((P)\) là
\[\mathrm{d} = \displaystyle\frac{|1+2\cdot2+2\cdot4+3|}{\sqrt{1^2+2^2+2^2}} = \displaystyle\frac{16}{3}.\]
Bán kính của hình tròn cần tìm bằng
\(\tan 57{,}5^\circ \cdot \displaystyle\frac{16}{3} \approx 8{,}4\).
Câu 30:
Từ mặt nước trong một bể nước, tại ba vị trí đôi một cách nhau 2 m, người ta lần lượt thả dây dọi để quả dọi chạm đáy bể. Phần dây dọi (thẳng) nằm trong nước tại ba vị trí đó lần lượt có độ dài 4 m; 4{,}4 m; 4{,}8 m. Biết đáy bể là phẳng. Hỏi đáy bể nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang một góc bao nhiêu độ?
Trong không gian \(Oxyz\), ta xem mặt phẳng \(Oxy\) là mặt nước. Khi đó, ta cho vị trí của quả dọi khi còn ở mặt nước lần lượt là \(A(0;0;0)\), \(B(2;0;0)\) và \(C(1;\sqrt{3};0\)).
Sau khi thả dây dọi để quả dọi chạm đáy bể, vị trí của quả dọi lần lượt thay đổi thành \(A'(0;0;-4)\), \(B'(2;0;-4{,}4)\) và \(C'(1;\sqrt{3};-4{,}8)\).
Mặt đáy bể là mặt phẳng đi qua cả ba điểm \(A'\), \(B'\), \(C'\). Tức là mặt phẳng nhận hai vectơ \(\overrightarrow{A'B'}=(2;0;-0{,}4)\) và \(\overrightarrow{A'C'}=(1;\sqrt{3};-0{,}8)\) làm hai vectơ chỉ phương.
Khi đó. mặt phẳng nhận vectơ \(\overrightarrow{u}=\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right]=(0{,}4\sqrt{3};2;2\sqrt{3})\) làm một vectơ pháp tuyến.
Mặt khác mặt phẳng \(Oxy\) nhận vectơ \(\overrightarrow{v}=(0;0;1)\) làm một vectơ pháp tuyến.
Ta có
\(\cos\left(\overrightarrow{u},\overrightarrow{v}\right)=\displaystyle\frac{0{,}4\sqrt{3}\cdot0+2\cdot0+2\sqrt{3}\cdot1}{\sqrt{(0{,}4\sqrt{3})^2+2^2+(2\sqrt{3})^2}\cdot\sqrt{0^2+0^2+1^2}}\approx 0{,}85\)
Suy ra \(\left(\overrightarrow{u},\overrightarrow{v}\right)\approx 31{,}4^\circ\).
Vậy đáy bể nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang một góc \(31{,}4^\circ\).
Câu 31:
Bản vẽ thiết kế của một công trình được vẽ trong một hệ trục toạ độ \(Oxyz\). Sàn nhà của công trình thuộc mặt phẳng \(Oxy\), đường ống thoát nước thẳng và đi qua hai điểm \(A(1;2;-1)\) và \(B(5;6;-2)\). Tính góc tạo bởi đường ống thoát nước và mặt sàn.
Trong không gian \(Oxyz\), ta xem mặt phẳng \(Oxy\) là mặt sàn, đường thẳng \(d\) là ống nước, trong đó mặt phẳng \(Oxy\) nhận vectơ \(\overrightarrow{n}=(0;0;1)\) là một vectơ pháp tuyến và đường thẳng \(d\) nhận vectơ \(\overrightarrow{AB}=(4;4;-1)\) làm một vectơ chỉ phương.
Ta có
\begin{eqnarray*}\sin(d,(Oxy))&=&|\cos(\overrightarrow{n},\overrightarrow{AB})|\\&=&\displaystyle\frac{|0\cdot4+0\cdot4-1\cdot1|}{\sqrt{0^2+0^2+1^2}\sqrt{4^2+4^2+1^2}}\\&=&\displaystyle\frac{\sqrt{33}}{33}.\end{eqnarray*}
Suy ra \((d,(Oxy))\approx10^\circ\).
Vậy góc tạo bởi đường ống thoát nước và mặt sàn là khoảng \(10^\circ\).