\(\S2.\) PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG

Bài tập

Dạng 1. Xác định các yếu tố liên quan đến phương trình đường thẳng

Dạng 2. Viết phương trình đường thẳng, mặt phẳng

Dạng 3. Góc, vị trí tương đối giữa hai đường thẳng

Dạng 4. Ứng dụng thực tế

Dạng 5. Bài toán cực trị

Dạng 6. Tọa độ hóa

Dạng 1. Xác định các yếu tố liên quan đến phương trình đường thẳng

Câu 1:

Cho đường thẳng \(d\) có phương trình tham số \(\left\{\begin{array}{l}x=-1+8t\\y=-4t\\z=3+12t.\end{array}\right.\)

a) Tìm ba vectơ chỉ phương của \(d\).

b) Tìm các điểm trên \(d\) ứng với \(t\) lần lượt bằng \(-1;0;1\).

a) Ba vectơ chỉ phương của \(d\) lần lượt là \(\left(8;-4;12\right)\), \(\left(4;-2;6\right)\), \(\left(2;-1;3\right)\).

b) Thay \(t=-1\) vào phương trình tham số của \(d\) ta được

\(\left\{\begin{array}{l}x=-1+8\cdot (-1)\\y=-4\cdot (-1)\\z=3+12\cdot (-1)\end{array}\right. \text{hay} \left\{\begin{array}{l}x=-9\\y=4\\z=-9.\end{array}\right.\)

Vậy \(A=\left(-9;4;-9\right)\).

Tương tự, với \(t=0\) thì \(B\left(-1;0;3\right)\), với \(t=1\) thì \(C\left(7;-4;15\right)\).

Câu 2:

Cho đường thẳng \(d\) có phương trình tham số \(\left\{\begin{array}{l}x=-2+6t\\y=11+2t\\z=4t\end{array}\right. \left(t \in \mathbb{R}\right)\).

a) Tìm hai vectơ chỉ phương của \(d\).

a) Tìm các điểm trên \(d\) ứng với \(t\) lần lượt bằng \(0;2;-3\).

a) Từ phương trình tham số, ta có \(\overrightarrow{a}=\left(6;2;4 \right)\) là một vectơ chỉ phương của \(d\).

Chọn \(\overrightarrow{b}=\displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{a}=\left(3;1;2 \right)\), ta có \(\overrightarrow{b}\) cũng là một vectơ chỉ phương của \(d\).

a) Thay \(t=0\) vào phương trình tham số của \(d\), ta được:

\(\left\{\begin{array}{l}x=-2+6 \cdot 0\\y= 11+2 \cdot 0\\z=4 \cdot 0\end{array}\right.\) hay \(\left\{\begin{array}{l}x=-2\\y= 11\\z=0.\end{array}\right.\)

Vậy \(A\left(-2;11;0 \right)\).

Tương tự, với \(t=2\) thì \(B\left(10;15;8 \right)\), với \(t=-3\) thì \(C\left(-20;5;-12 \right)\).

Câu 3:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hình chóp \(O.ABC\) có \(A\left(2;0;0 \right),B\left(0;4;0 \right)\) và \(C\left(0;0;7 \right)\).

a) Tìm tọa độ một vectơ chỉ phương của đường thẳng \(AB\), \(AC\).

b) Vectơ \(\overrightarrow{v}=\left(-1;2;0\right)\) có là vectơ chỉ phương của đường thẳng \(AB\) không?

Image

a) Ta có \(\overrightarrow{AB}=\left(-2;4;0 \right)\) là một vectơ chỉ phương của đường thẳng \(AB\); \(\overrightarrow{AC}=\left(-2;0;7 \right)\) là một vectơ chỉ phương của đường thẳng \(AC\).

b) Vì \(\overrightarrow{v}=\left(-1;2;0 \right)=\displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{AB}\) nên \(\overrightarrow{v}\) là một vectơ chỉ phương của đường thẳng \(AB\).

Câu 4:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hình lăng trụ tam giác \(ABC. A^\prime B^\prime C^\prime\) với \(A\left(1;2;1 \right),B\left(7;5;3 \right)\), \(C\left(4;2;0 \right), A^\prime \left(4;9;9 \right)\). Tìm toạ độ một vectơ chỉ phương của mỗi đường thẳng \(AB, A^\prime C^\prime\) và \(B B^\prime\).

Một vectơ chỉ phương của \(AB\) là \(\vec{AB}=\left(6;3;2\right)\).

Một vectơ chỉ phương của \(A'C'\) là \(\vec{A'C'}=\vec{AC}=\left(3;0;-1\right)\).

Một vectơ chỉ phương của \(BB'\) là \(\vec{BB'}=\vec{AA'}=\left(3;7;8\right)\).

Câu 5:

Cho đường thẳng \(\Delta\) có phương trình tham số \(\begin{cases}x=1-t\\y=3+2t\\z=-1+3t\end{cases}\) (\(t\) là tham số).

a) Chỉ ra tọa độ hai điểm thuộc đường thẳng \(\Delta\).

b) Điểm nào trong các điểm \(C(6;-7;-16)\), \(D(-3;11;-11)\) thuộc đường thẳng \(\Delta\)?

a) Với \(t=0\), ta có \(x=1\); \(y=3\); \(z=-1\). Suy ra \(A(1;3;-1)\in\Delta\).

Với \(t=1\), ta có \(x=0\); \(y=5\); \(z=2\). Suy ra \(B(0;5;2)\in\Delta\).

b) Thay tọa độ điểm \(C(6;-7;-16)\) vào phương trình tham số của \(\Delta\) ta có

\(\begin{cases}6=1-t\\-7=3+2t\\-16=-1+3t\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}t=-5\\t=-5\\t=-5\end{cases}\Leftrightarrow t=-5.\)

Vậy điểm \(C\in\Delta\).

Thay tọa độ điểm \(D(-3;11;-11)\) vào phương trình tham số của \(\Delta\) ta có

\(\begin{cases}-3=1-t\\11=3+2t\\-11=-1+3t\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}t=4\\t=4\\t=-\displaystyle\frac{10}{3}\end{cases}\Leftrightarrow t\in\varnothing.\)

Vậy điểm \(D\notin\Delta\).

Câu 6:

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng \(\Delta: \frac{x-1}{2}=\frac{y}{3}=\frac{z+2}{1}\). Hãy chỉ ra một điểm thuộc \(\Delta\) và một vectơ chỉ phương của \(\Delta\).

Đường thẳng \(\Delta\) có phương trình \(\frac{x-1}{2}=\frac{y-0}{3}=\frac{z-(-2)}{1}\) nên điểm \(A(1 ; 0 ;-2)\) thuộc \(\Delta\) và \(\vec{u}=(2 ; 3 ; 1)\) là một vectơ chỉ phương của \(\Delta\).

Câu 7:

Cho đường thẳng \(\Delta\) có phương trình tham số là \(\begin{cases}x=-1+2 t \\ y=5-7 t \\ z=9 t\end{cases}\) ( \(t\) là tham số).

Chỉ ra tọa độ một véc-tơ chỉ phương của \(\Delta\) và một điểm thuộc đường thẳng \(\Delta\).

Toạ độ của một véc-tơ chỉ phương của \(\Delta\) là \(\overrightarrow{u}=(2;-7;9).\)

Ứng vớii \(t=0\) ta có: \(\begin{cases}x=-1+2 \cdot 0=-1 \\ y=5-7 \cdot 0=5 \\ z=9 \cdot 0=0.\end{cases}\)

Suy ra điểm \(B(-1;5;0)\) thuộc đường thẳng \(\Delta\).

Câu 8:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d:\begin{cases}x=1-t\\y=2+2t\\z=-1-2t\end{cases}, \, t \in \mathbb{R}\). Trong các điểm \(M(1;2;-1)\), \(N(6;-8;9)\), \(P(-6;16;-14)\), \(Q(-19;42;-41)\), điểm nào thuộc và điểm nào không thuộc đường thẳng \(d\)?

Với \(M(1;2;-1) \) ta có \(\begin{cases}1=1-t\\2=2+2t\\-1=-1-2t\end{cases} \Leftrightarrow t=0\) nên \(M\in d\).

Với \(N(6;-8;9)\) ta có \(\begin{cases}6=1-t\\-8=2+2t\\9=-1-2t\end{cases}\Leftrightarrow t=-5\) nên \(N\in d\).

Với \(P(-6;16;-14)\) ta có \(\begin{cases}-6=1-t\\16=2+2t\\-14=-1-2t\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}t=7\\t=7\\t=\displaystyle\frac{13}{2}\end{cases}\Rightarrow\) hệ vô nghiệm nên \(P\notin d\).

Với \(Q(-19;42;-41)\) ta có \(\begin{cases}-19=1-t\\42=2+2t\\-41=-1-2t\end{cases}\Leftrightarrow t=20\) nên \(Q\in d\).

Câu 9:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d \colon \displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y}{-2}=\displaystyle\frac{z-1}{2}\). Trong các điểm \(E(2;-2;3)\), \(F(3;-4;5)\), \(M(0;2;1)\), \(N(1;0;1)\), điểm nào thuộc, điểm nào không thuộc đường thẳng \(d\)?

Thay tọa độ của các điểm vào phương trình đường thẳng \(d \colon \displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y}{-2}=\displaystyle\frac{z-1}{2}\), ta thấy chỉ có tọa độ của điểm \(M\) là không thỏa mãn.

Vậy chỉ có điểm \(M\) không thuộc \(d\).

Dạng 2. Viết phương trình đường thẳng, mặt phẳng

Câu 1:

Viết phương trình tham số và phương trình chính tắc (nếu có) của đường thẳng \(d\), biết \(d\) đi qua điểm \(M(5 ; 4 ; 1)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(2 ;-3 ; 1)\).

Ta có \(d\) đi qua điểm \(M(5 ; 4 ; 1)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(2 ;-3 ; 1)\) ta có

Phương trình tham tham số của \(d \colon \begin{cases}x=5+2t\\y=4-3t\\z=1+t\end{cases} (t\in \mathbb{R})\)

Phương trình chính tắc của

\(d\colon \displaystyle\frac{x-5}{2}=\displaystyle\frac{y-4}{-3}=\displaystyle\frac{z-1}{1}\).

Câu 2:

Viết phương trình tham số và phương trình chính tắc (nếu có) của đường thẳng \(d\), biết \(d\) đi qua hai điểm \(P(1 ; 2 ; 3)\) và \(Q(5 ; 4 ; 4)\).

\(d\) đi qua hai điểm \(P(1 ; 2 ; 3)\) và \(Q(5 ; 4 ; 4)\) ta có vec tơ chỉ phương của \(d\) là \(\overrightarrow{PQ}=(4;2;1)\)

Phương trình tham số của \(d\colon \begin{cases}x=1+4t\\y=2+2t\\z=3+1t\end{cases} (t\in \mathbb{R})\)

Phương trình chính tắc của

\(d \colon \displaystyle\frac{x-1}{4}=\displaystyle\frac{y-2}{2}=\displaystyle\frac{z-3}{1}\).

Câu 3:

Viết phương trình tham số và phương trình chính tắc (nếu có) của đường thẳng \(d\), biết \(d\) đi qua điểm \(B(2 ; 0 ;-3)\) và song song với đường thẳng \(\Delta:\left\{\begin{array}{l}x=1+2 t \\ y=-3+3 t \\ z=4\end{array}\right.\)

\(d\) song song với \(\Delta\) nên đường thẳng \(d\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(1;3;0)\)

\(d\) đi qua điểm \(B(2 ; 0 ;-3)\) và song song với đường thẳng \(\Delta\) là

\(d \colon \begin{cases}x=2+t\\y=3t\\z=-3\end{cases} (t\in \mathbb{R})\).

Câu 4:

Viết phương trình tham số và phương trình chính tắc (nếu có) của đường thẳng \(d\), biết \(d\) đi qua điểm \(A(-2 ; 3 ; 1)\) và song song với đường thẳng \(d': \displaystyle\frac{x-3}{2}=\displaystyle\frac{y+1}{1}=\displaystyle\frac{z-4}{3}\).

Do \(d\) song song với \(d'\) nên đường thẳng \(d\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=\left(2;1;3 \right)\)

\(d\) đi qua điểm \(A(-2 ; 3 ; 1)\) và song song với đường thẳng \(d'\) nên

Phương trình tham số của \(d \colon \begin{cases}x=-2+2t\\y=3+t\\z=1+3t\end{cases} (t\in \mathbb{R})\).

Phương trình chính tắc của

\(d \colon \displaystyle\frac{x+2}{2} =\displaystyle\frac{y-3}{1}=\displaystyle\frac{z-1}{3}.\)

Câu 5:

Viết phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng \(\Delta\), biết \(\Delta\) đi qua điểm \(A(-1;3;2)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(-2;3;4)\).

Phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(A(-1;3;2)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(-2;3;4)\) lần lượt là

\(\Delta\colon\begin{cases}x=-1-2t\\y=3+3t\\z=2+4t\end{cases}\) (\(t\in\mathbb{R}\)) và \(\Delta\colon\displaystyle\frac{x+1}{-2}=\displaystyle\frac{y-3}{3}=\displaystyle\frac{z-2}{4}\).

Câu 6:

Viết phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng \(\Delta\), biết \(\Delta\) đi qua hai điểm \(M(2;-1;3)\) và \(N(3;0;4)\).

Đường thẳng \(\Delta\) đi qua hai điểm \(M(2;-1;3)\); \(N(3;0;4)\) sẽ nhận véc-tơ \(\overrightarrow{MN}=(1;1;1)\) làm véc-tơ chỉ phương. Khi đó phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng \(\Delta\) lần lượt là

\(\Delta\colon\begin{cases}x=2+t\\y=-1+t\\z=3+t\end{cases}\) (\(t\in\mathbb{R}\)) và \(\Delta\colon\displaystyle\frac{x-2}{1}=\displaystyle\frac{y+1}{1}=\displaystyle\frac{z-3}{1}\).

Câu 7:

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng \(\Delta:\left\{\begin{array}{l}x=-1+3 t \\ y=1 \\ z=2 t .\end{array}\right.\)

a) Hãy chỉ ra một điểm thuộc \(\Delta\) và một vectơ chỉ phương của \(\Delta\).

b) Viết phương trình tham số của đường thẳng \(\Delta^{\prime}\) đi qua \(A(2 ; 1 ; 0)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{v}=(3;0;2)\).

a) Do \(\Delta\) có phương trình \(\left\{\begin{array}{l}x=-1+3 t \\ y=1+0 t \\ z=0+2 t\end{array}\right.\)

nên điểm \(M(-1;1;0)\) thuộc \(\Delta\) và \(\overrightarrow{u}(3 ; 0 ; 2)\) là một vectơ chỉ phương của \(\Delta\).

b) Đường thẳng \(\Delta^{\prime}\) có phương trình tham số là \(\left\{\begin{array}{l}x=2+3 s \\ y=1 \\ z=2 s .\end{array}\right.\)

Câu 8:

Trong không gian \(O x y z\), viết phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(M(1 ;-2 ; 4)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(3 ;-5 ; 1)\).

Đường thẳng \(\Delta\) có phương trình tham số là: \(\left\{\begin{array}{l}x=1+3 t \\ y=-2-5 t \\ z=4+t\end{array}\right.\) và có phương trình chính tắc là \(\frac{x-1}{3}=\frac{y+2}{-5}=\frac{z-4}{1}\)

Câu 9:

Trong không gian \(O x y z\), viết phương trình tham số của đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(M(-1 ; 4 ; 5)\) và vuông góc với mặt phẳng \((\alpha): 3 x+2 y=0\).

Mặt phẳng \((\alpha)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(3 ; 2 ; 0)\). Giá của \(\overrightarrow{n}=(3 ; 2 ; 0)\) và \(\Delta\) cùng vuông góc với \((\alpha)\) nên chúng trùng nhau hoặc song song với nhau. Do đó \(\Delta\) nhận \(\overrightarrow{n}=(3 ; 2 ; 0)\) làm một véc-tơ chỉ phương.

Vậy \(\Delta\) có phương trình tham số là:

\(\left\{\begin{array}{l}x=-1+3 t \\ y=4+2 t \\ z=5 .\end{array}\right.\)

Câu 10:

Trong không gian \(O x y z\), viết phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng đi qua hai điểm \(A(1 ; 2 ;-1)\) và \(B(2 ; 4 ; 0)\).

Đường thẳng \(AB\) đi qua \(A(1 ; 2 ;-1)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{AB}=(1 ; 2 ; 1)\).

Do đó \(A B\) có phương trình chính tắc là \(\dfrac{x-1}{1}=\dfrac{y-2}{2}=\dfrac{z+1}{1}\) và có phương trình tham số là \(\left\{\begin{array}{l}x=1+t \\ y=2+2 t \\ z=-1+t\end{array}\right.\)

Câu 11:

Viết phương trình tham số của đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(A(2;-1;4)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(3;4;-5)\).

Phương trình tham số của đường thẳng \(\Delta\) là

\(\begin{cases}x=2+3 t \\ y=-1+4 t \,\text {(t là tham số)} \\z=4-5 t\end{cases}\)

Câu 12:

Viết phương trình tham số của đường thẳng \(\Delta\), biết \(\Delta\) đi qua điểm \(C(1;2;-4)\) và vuông góc với mặt phẳng \((P)\colon 3 x-y+2 z-1=0\).

Vì \(\Delta\) vuông góc với \((P)\) nên véc-tơ chỉ phương của \(\Delta\) chính là véc-tơ pháp tuyến của \((P)\) là \((3;-1;2)\), \(\Delta\) qua \(C\) nên phương trình là \(\begin{cases}x=1+3t\\y=2-t\\z=-4+2t\end{cases}(t\in \mathbb{R})\).

Câu 13:

Viết phương trình chính tắc của đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(A(1;3;6)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(9;2;13)\).

Phương trình chính tắc của đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(A(1;3;6)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(9;2;13)\) là

\(\displaystyle\frac{x-1}{9}=\displaystyle\frac{y-3}{2}=\displaystyle\frac{z-6}{13}.\)

Câu 14:

Viết phương trình chính tắc của đường thẳng \(\Delta\), biết phương trình tham số của \(\Delta\) là

\(\begin{cases}x=-1+2 t \\ y=3-5 t \\ z=6+9 t.\end{cases}\)

Phương trình đường thẳng \(\Delta\) có \(\begin{cases}M(-1;3;6)\\\text{VTCP}\, \overrightarrow{u}=(2;-5;9).\end{cases}\)

\(\Rightarrow \displaystyle\frac{x+1}{2}=\displaystyle\frac{3-y}{5}=\displaystyle\frac{z-6}{9}\).

Câu 15:

Lập phương trình chính tắc và phương trình tham số của đường thẳng \(AB\) biết \(A(4;1;2)\) và \(B(5;8;6)\).

Phương trình chính tắc của đường thẳng \(AB\) là

\(\displaystyle\frac{x-4}{5-4}=\displaystyle\frac{y-1}{8-1}=\displaystyle\frac{z-2}{6-2} \Leftrightarrow \displaystyle\frac{x-4}{1}=\displaystyle\frac{y-1}{7}=\displaystyle\frac{z-2}{4}.\)

Phương trình tham số của đường thẳng \(AB\) là

\(\begin{cases} x=4+t \\y=1+7 t \\z=2+4 t\end{cases}\) ( \(t\) là tham số).

Câu 16:

Viết phương trình chính tắc của đường thẳng \(OM\) biết \(M(a;b;c)\) vối \(abc \neq 0\).

Phương trình chính tắc của \(OM\) có \(\begin{cases}\text{Qua}\, O(0;0;0)\\\text{VTCP}\colon \overrightarrow{OM}=(a;b;c).\end{cases}\)

\(OM\colon \displaystyle\frac{x}{a}=\displaystyle\frac{y}{b}=\displaystyle\frac{z}{c}.\)

Câu 17:

Viết phương trình chính tắc của đường thẳng \(d\colon \begin{cases}x=1+2 t \\ y=3 t \\ z=-2+t.\end{cases}\)

Phương trình chính tắc của đường thẳng \(d\colon \begin{cases}x=1+2 t \\ y=3 t \\ z=-2+t\end{cases}\) là

\(\displaystyle\frac{x-1}{2}=\displaystyle\frac{y}{3}=\displaystyle\frac{z+2}{1}\).

Câu 18:

Viết phương trình tham số của đường thẳng \(a\) trong mỗi trường hợp sau

a) Đường thẳng \(a\) đi qua điểm \(M(0;-2;-3)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(1;-5;0)\).

b) Đường thẳng \(a\) đi qua hai điểm \(A(0;0;2)\) và \(B(3;-2;5)\).

a) Phương trình tham số của \(a\) là \(\begin{cases} x=t\\y=-2-5t\\z=-3. \end{cases}\)

b) Đường thẳng \(a\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{AB}=(3;-2;3)\) nên có phương trình tham số: \(\begin{cases} x=3t\\y=-2t\\z=2+3t. \end{cases}\)

Câu 19:

Viết phương trình chính tắc của đường thẳng \(b\) trong mỗi trường hợp sau

a) Đường thẳng \(b\) đi qua điểm \(M(1;-2;-3)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(5;-3;2)\).

b) Đường thẳng \(b\) đi qua hai điểm \(A(4;7;1)\) và \(B(6;1;5)\).

a) Đường thẳng \(b\) có phương trình chính tắc là \(\displaystyle\frac{x-1}{5}=\displaystyle\frac{y+2}{-3}=\displaystyle\frac{z+3}{2}\).

b) Đường thẳng \(b\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{AB}=(-2;-6;4)\) nên có phương trình chính tắc là \(\displaystyle\frac{x-4}{-2}=\displaystyle\frac{y-7}{-6}=\displaystyle\frac{z-1}{4}.\)

Câu 20:

Cho đường thẳng \(d\) có phương trình chính tắc \(\displaystyle\frac{x-3}{1}=\displaystyle\frac{y+3}{3}=\displaystyle\frac{z-2}{7}\).

a) Tìm một vectơ chỉ phương của \(d\) và một điểm trên \(d\).

b) Viết phương trình tham số của \(d\).

a) \(d\) qua \(A(3;-3;2)\) có một vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;3;7)\).

b) Phương trình tham số của \(d\) là \(\begin{cases} x=3+t\\y=-3+3t\\z=2+7t. \end{cases}\)

Câu 21:

Viết phương trình tham số của đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(A(1;0;1)\) và song song với đường thẳng \(d'\colon \displaystyle\frac{x+1}{3}=\displaystyle\frac{y-1}{2}=\displaystyle\frac{z-1}{4}\).

\(d'\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(3;2;4)\).

Vì \(d\parallel d'\) nên \(d\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}\), khi đó \(d\) có phương trình tham số là \(\begin{cases} x=1+3t\\y=2t\\z=1+4t. \end{cases}\)

Câu 22:

Viết phương trình tham số của đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M_0\left(1;2;3 \right)\) và nhận \(\overrightarrow{a}=\left(4;5;-7 \right)\) làm vectơ chỉ phương. Đường thẳng \(d\) có đi qua điểm \(A\left(1;1;5 \right)\) không?

Ta có phương trình tham số của \(d\) là:

\(\left\{\begin{array}{l}x=1+4t\\y=2+5t\\z=3-7t.\end{array}\right.\)

Thay \(x=1\) vào phương trình \(x=1+4t\), ta được \(1=1+4t\), suy ra \(t=0\).

Thay \(y=1\) và \(t=0\) vào phương trình \(y=2+5t\), ta thấy phương trình không thoả mãn. Suy ra đường thẳng \(d\) không đi qua điểm \(A\).

Câu 23:

Viết phương trình tham số của đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(A\left(5;0;-7 \right)\) và nhận \(\overrightarrow{v}=\left(9;0;-2 \right)\) làm vectơ chỉ phương. Đường thẳng \(d\) có đi qua có điểm \(M\left(-4;0;-5 \right)\) không?

Ta có phương trình tham số của \(d\) là:

\(\left\{\begin{array}{l}x=5+9t\\y=0\\z=-7-2t.\end{array}\right.\)

Thay \(x=-4\) vào phương trình \(x=5+9t\), ta được \(-4=5+9t\), suy ra \(t=-1\).

Thay \(y=0\), \(z=-5\) và \(t=-1\) vào các phương trình \(z=-7-2t\) và \(y=0\), ta thấy thoả mãn. Suy ra đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\).

Câu 24:

Viết phương trình chính tắc của đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M_0\left(1;2;3 \right)\) và nhận \(\overrightarrow{a}=\left(4;5;-7 \right)\) làm vectơ chỉ phương.

Đường thẳng \(d\) có phương trình chính tắc là: \(\displaystyle\frac{x-1}{4}=\displaystyle\frac{y-2}{5}=\displaystyle\frac{z-3}{-7}\).

Câu 25:

Viết phương trình chính tắc của đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M_0\left(5;0;-6 \right)\) và nhận \(\overrightarrow{a}=\left(3;2;-4 \right)\) làm vectơ chỉ phương.

Phương trình chính tắc của đường thẳng \(d\) là

\(\displaystyle\frac{x-5}{3}=\displaystyle\frac{y}{2}=\displaystyle\frac{z+6}{-4}\)

Câu 26:

Viết phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng \(AB\), biết \(A\left(1;1;5 \right)\) và \(B\left(3;5;8 \right)\).

Đường thẳng \(AB\) có vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{AB}=\left(2;4;3 \right)\) nên có phương trình tham số:

\(\left\{\begin{array}{l}x=1+2t\\y=1+4t\\z=5+3t\end{array}\right.\)

và phương trình chính tắc:

\(\displaystyle\frac{x-1}{2}=\displaystyle\frac{y-1}{4}=\displaystyle\frac{z-5}{3}\)

Câu 27:

Viết phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng \(MN\), biết \(M\left(2;0;-1 \right)\) và \(N\left(4;3;1 \right)\).

Đường thẳng \(MN\) có một vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{MN}=\left(2;3;2\right)\) nên có phương trình tham số:

\(\left\{\begin{array}{l}x=4+2t\\y=3+3t\\z=1+2t\end{array}\right.\)

và phương trình chính tắc:

\(\displaystyle\frac{x-4}{2}=\displaystyle\frac{y-3}{3}=\displaystyle\frac{z-1}{2}\)

Câu 28:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(M(2;0;-1)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(2;-3;1)\). Viết phương trình tham số của đường thẳng \(\Delta\).

Phương trình tham số của đường thẳng \(\Delta\) là

\(\begin{cases}x=2+2t\\y=-3t\\z=-1+t\end{cases}\) (\(t \in \mathbb{R}\)).

Câu 29:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(1;-2;-3)\), \(B(-1;4;1)\) và đường thẳng \(d \colon \displaystyle\frac{x+2}{1}=\displaystyle\frac{y-2}{-1}=\displaystyle\frac{z+3}{2}\). Viết phương trình đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng \(AB\) và song song với \(d\).

Ta có \(I(0;1;-1)\) là trung điểm của \(AB\) và \(d\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_d=(1;-1;2)\).

\(d' \parallel d\) nên \(d'\) nhận \(\overrightarrow{u}_{d'}=\overrightarrow{u}_d=(1;-1;2)\) làm véc-tơ chỉ phương.

Phương trình của \(d'\) qua \(I(0;1;-1)\) và nhận \(\overrightarrow{u}_{d'}=(1;-1;2)\) làm véc-tơ chỉ phương là

\[\displaystyle\frac{x}{1}=\displaystyle\frac{y-1}{-1}=\displaystyle\frac{z+1}{2}.\]

Câu 30:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(M(1;-1;-1)\) và \(N(5;5;1)\). Viết phương trình đường thẳng \(MN\).

Ta có \(\overrightarrow{MN}=(4;6;2)\).

Phương trình của \(MN\) đi qua \(M(1;-1;-1)\), nhận \(\overrightarrow{u}=(2;3;1)\) là véc-tơ chỉ phương là

\[MN \colon \begin{cases}x=1+2t\\y=-1+3t\\z=-1+t\end{cases} \quad (t \in \mathbb{R}).\]

Câu 31:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hình lăng trụ đứng \(OBC.O^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) với \(O(0;0;0)\), \(B(2a;0;0), C(0;a;0), O^{\prime}(0;0;3a), a>0\).

a) Xác định tọa độ của điểm \(B'\).

b) Viết phương trình mặt phẳng \(\left(O^{\prime}BC\right)\).

c) Tính sin của góc giữa đường thẳng \(B^{\prime}C\) và mặt phẳng \(\left(O^{\prime} BC\right)\).

a) Ta có: \(\overrightarrow{BB^{\prime}}=\overrightarrow{O O^{\prime}}=(0;0;3a)\).

Suy ra \(x_{B^{\prime}}=x_B=2 a\), \(y_{B^{\prime}}=y_B=0, z_{B^{\prime}}-0=3 a\), tức là \(B^{\prime}(2 a ; 0 ; 3 a)\).

b) Vì \(B(2 a ; 0 ; 0), C(0 ; a ; 0), O^{\prime}(0 ; 0 ; 3 a)\) nên mặt phẳng \(\left(O^{\prime} B C\right)\) có phương trình là

\(\displaystyle\frac{x}{2 a}+\displaystyle\frac{y}{a}+\displaystyle\frac{z}{3 a}=1 \Leftrightarrow 3 x+6 y+2 z-6 a=0.\)

c) Mặt phẳng \(\left(O^{\prime} B C\right)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(3 ; 6 ; 2)\).

Do \(B^{\prime}(2 a ; 0 ; 3 a), C(0 ; a ; 0)\) nên \(\overrightarrow{B^{\prime} C}=(-2 a ; a ;-3 a)\), suy ra véc-tơ \(\overrightarrow{B^{\prime} C}=(-2 a ; a ;-3 a)\) cùng phương với véc-tơ \(\overrightarrow{u}=(-2 ; 1 ;-3)\).

Vì thế véc-tơ \(\overrightarrow{u}=(-2 ; 1 ;-3)\) là một véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(B^{\prime} C\).

Suy ra \(\sin\) của góc giữa đường thẳng \(B^{\prime} C\) và mặt phẳng \(\left(O^{\prime} B C\right)\) bằng:

\(\displaystyle\frac{|3 \cdot(-2)+6 \cdot 1+2 \cdot(-3)|}{\sqrt{3^2+6^2+2^2} \cdot \sqrt{(-2)^2+1^2+(-3)^2}}=\displaystyle\frac{6}{7 \sqrt{14}}=\displaystyle\frac{3 \sqrt{14}}{49}.\)

Câu 32:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M(3;3;-2)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;3;1)\). Viết phương trình đường thẳng \(d\).

Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M(3;3;-2)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;3;1)\). Viết phương trình đường thẳng \(d\) là \(d\colon\displaystyle\frac{x-3}{1}=\displaystyle\frac{y-3}{3}=\displaystyle\frac{z+2}{1}.\)

Câu 33:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(1;1;2), B(2;-1;3)\). Viết phương trình đường thẳng \(AB\).

Véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(AB\) là \(\overrightarrow{AB}=\left(1;-2;1\right)\).

Suy ra phương trình đường thẳng \(AB\) là: \(\displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y-1}{-2}=\displaystyle\frac{z-2}{1}\).

Câu 34:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \((d)\colon \begin{cases}x=1-t\\y=-1+2t\\z=2-t\end{cases}\,(t\in \mathbb{R})\). Viết phương trình đường thẳng đi qua điểm \(M(0;1;-1)\) và song song với đường thẳng \((d)\).

Rõ ràng \(M\notin (d)\).

Đường thẳng \((d)\) có một véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=(-1;2;-1)\).

Đường thẳng đi qua \(M(0;1;-1)\) và song song với đường thẳng \((d)\) có phương trình là \(\displaystyle\frac{x}{1}=\displaystyle\frac{y-1}{-2}=\displaystyle\frac{z+1}{1}\).

Câu 35:

Trong không gian tọa độ \(Oxyz\), viết phương trình đường thẳng đi qua điểm \(A\left(1; - 2; 3\right)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u} = \left(2; -1; - 2\right)\).

Do giả thiết ta suy ra phương trình chính tắc của đường thẳng là \(\displaystyle\frac{x - 1}{2} = \displaystyle\frac{y + 2}{- 1} = \displaystyle\frac{z - 3}{- 2}\).

Câu 36:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \((d)\colon \begin{cases}x=3-t\\ y=-1+2t\\ z=-3t\end{cases}\,(t\in \mathbb{R})\). Viết phương trình chính tắc của đường thẳng \((d)\).

Đường thẳng \((d)\) đi qua điểm \(M(3;-1;0)\) và nhận \(\overrightarrow{u}=(-1;2;-3)\) làm véc-tơ chỉ phương. Viết phương trình chính tắc của \((d)\colon \displaystyle\frac{x-3}{-1}=\displaystyle\frac{y+1}{2}=\displaystyle\frac{z}{-3}\).

Câu 37:

Cho đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(M\left(2;0;-1\right)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(4;-6;2)\). Viết phương trình tham số của đường thẳng \(\Delta\).

Đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(M\left(2;0;-1\right)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(2;-3;1)\) nên có phương trình tham số \(\begin{cases} x=2+2t \\ y=-3t \\ z=-1+t \end{cases}, t \in \mathbb{R}\).

Câu 38:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x-2}{2}=\displaystyle\frac{y+1}{-1}=\displaystyle\frac{z-1}{-1}\). Viết phương trình tham số của đường thẳng \(d\).

Phương trình tham số của đường thẳng \(d\) là \(\begin{cases}x=2+2t\\y=-1-t\\z=1-t\end{cases}, (t\in \mathbb{R}).\)

Câu 39:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình tham số đường thẳng đi qua hai điểm \(A(1;2;-3)\) và \(B(2;-3;1)\).

\(\overrightarrow{AB}=(1;-5;4)\).

Đường thẳng đi qua hai điểm \(A(1;2;-3)\) và \(B(2;-3;1)\) có phương trình tham số là

\(\begin{cases}x=1-t\\y=2+5t\\z=-3-4t\end{cases}, t\in \mathbb{R}\).

Với \(t=-2\), ta được \(M(3;-8;5)\) thuộc đường thẳng \(AB\).

Khi đó, đường thẳng \(AB\) có phương trình tham số

\(\begin{cases}x=3-t\\y=-8+5t\\z=5-4t\end{cases}, (t\in \mathbb{R})\).

Câu 40:

Trong không gian \(Oxyz\),viết phương trình chính tắc đường thẳng \(\Delta\) đi qua \(A(2;-1;2)\) và nhận \(\overrightarrow{u}=(-1;2;-1)\).

Đường thẳng \(\Delta\) đi qua \(A(2;-1;2)\) và nhận \(\overrightarrow{u}=(-1;2;-1)\) làm véc-tơ chỉ phương có phương trình chính tắc là

\(\Delta: \displaystyle\frac{x-2}{-1}=\displaystyle\frac{y+1}{2}=\displaystyle\frac{z-2}{-1}\).

Câu 41:

Trong không gian \(Oxyz\) cho đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(M(2;0;-1)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(4;-6;2)\). Viết phương trình tham số của đường thẳng \(\Delta\).

Do \(\Delta\) nhận \(\overrightarrow{a}=(4;-6;2)=2(2;-3;1)\) làm véc-tơ chỉ phương nên ta suy ra phương trình tham số của đường thẳng \(\Delta\) là \(\begin{cases}x=2+2t\\y=-3t\\z=-1+t.\end{cases}\)

Câu 42:

Trong không gian \(Oxyz\), đường thẳng \(d \colon \begin{cases}x=2-t \\ y=1+t \\ z=t\end{cases}, t \in \mathbb{R}\). Viết phương trình chính tắc của đường thẳng \(d\).

Đường thẳng \(d\) có véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=(-1;1;1)\) và đi qua điểm \(M(2;1;0)\).

Do đó \(d\) có phương trình chính tắc là \(\displaystyle\frac{x-2}{-1} = \displaystyle\frac{y-1}{1} = \displaystyle\frac{z}{1}\).

Câu 43:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình đường thẳng đi qua \(M(1;2;3)\) và song song với trục \(Oy\).

Đường thẳng cần tìm có véc-tơ chỉ phương là \((0;1;0)\).

Phương trình tham số của đường thẳng là \(\begin{cases}x=1 \\ y=2+t \\ z=3\end{cases}, t\in \mathbb{R}\).

Câu 44:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm \(A(1; 1; 2)\) và \(B(2; -1; 0)\).

Ta có \(\overrightarrow{AB} = (1, -2, -2)\). Viết phương trình đường thẳng \(AB\) đi qua \(B(2;-1;0)\) nhận véc-tơ \(\overrightarrow{AB}\) làm véc-tơ chỉ phương nên có phương trình là \(\displaystyle\frac{x - 2}{-1} = \displaystyle\frac{y + 1}{2} = \displaystyle\frac{z}{2}\).

Câu 45:

Viết phương trình chính tắc của đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M(2; 0; -1)\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{a} (4; -6; 2)\).

Phương trình đường thẳng đi qua điểm \(M(2; 0; -1)\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{a} (4; -6; 2)\) nên có phương trình \(\displaystyle\frac{x - 2}{2} = \displaystyle\frac{y}{-3} = \displaystyle\frac{z + 1}{1}\).

Câu 46:

Trong không gian \(Oxyz\), cho \(\Delta\) là đường thẳng đi qua điểm \(M\left(2;0;-1\right)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=\left(4;-6;2\right)\). Viết phương trình chính tắc của \(\Delta\).

Ta có: \(\overrightarrow{u}=\left(4; - 6; 2\right)\Rightarrow \overrightarrow{u'}=\left(2; - 3; 1\right)\).

Phương trình đường thẳng \(\Delta\) là \(\displaystyle\frac{x - 2}{2}=\displaystyle\frac{y}{- 3}=\displaystyle\frac{z + 1}{1}\).

Câu 47:

Trong không gian \(Oxyz,\) cho \(A(1;-2;1)\) và \(B(0;1;3)\). Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm \(A,\) \(B\).

{Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-1;3;2)\).

Đường thẳng \(AB\) có phương trình chính tắc là \(\displaystyle\frac{x}{-1}=\displaystyle\frac{y-1}{3}=\displaystyle\frac{z-3}{2} \cdot \)

Câu 48:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d\colon \begin{cases}x=2-t\\ y=1+t\\ z=t.\end{cases}\) Viết phương trình chính tắc của \(d\).

Đường thẳng \(d\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(-1;1;1)\) và đi qua điểm \(M(2;1;0)\). Do đó phương trình chính tắc của \(d\) là \(\displaystyle\frac{x-2}{-1}=\displaystyle\frac{y-1}{1}=\displaystyle\frac{z}{1}\).

Câu 49:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình đường thẳng \(d\) đi qua hai điểm \(A(0;1;2)\), \(B(1;3;4)\).

Ta có \(\overrightarrow{AB}=(1;2;2)\) là một véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(d\).

\(\mathrm{d}\) đi qua điểm \(B(1;3;4)\), nên có phương trình là: \(\begin{cases}x=1+t\\y=3+2t\\z=4+2t\end{cases}\), \(t\in\mathbb{R}\).

Câu 50:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(1;-1;3)\), \(B(-3;0;-4)\). Viết phương trình chính tắc của đường thẳng đi qua hai điểm \(A\) và \(B\).

Ta có \(\overrightarrow{BA}=(4;-1;7)\) là véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(AB\).

Phương trình chính tắc của đường thẳng \(AB\) là \(\displaystyle\frac{x+3}{4}=\displaystyle\frac{y}{-1}=\displaystyle\frac{z+4}{7}.\)

Câu 51:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình đường thẳng đi qua điểm \(A(3;0;-4)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(5;1;-2)\).

Đường thẳng đi qua điểm \(A(3;0;-4)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(5;1;-2)\) có phương trình là

\(\displaystyle\frac{x-3}{5}=\displaystyle\frac{y}{1}=\displaystyle\frac{z+4}{-2}.\)

Câu 52:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình chính tắc của đường thẳng đi qua hai điểm \(A(1;2;-3)\) và \(B(7;0;-1)\).

Đường thẳng \(AB\) nhận véc-tơ \(\displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{AB}=(3;-1;1)\) làm véc-tơ chỉ phương. Do đó phương trình chính tắc của đường thẳng \(AB\) là \(\displaystyle\frac{x-1}{3}=\displaystyle\frac{y-2}{-1}=\displaystyle\frac{z+3}{1}\).

Câu 53:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình chính tắc của đường thẳng đi qua hai điểm \(O\) và \(A(-2;1;3)\).

Véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u} = \overrightarrow{AO} = (2;-1;-3)\) và đi qua \(A\) nên phương trình chính tắc là \(\displaystyle\frac{x+2}{2}=\displaystyle\frac{y-1}{-1}=\displaystyle\frac{z-3}{-3}.\)

Câu 54:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình chính tắc của đường thẳng đi qua điểm \(M(2;-1;3)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;-2;-4)\).

Phương trình chính tắc của đường thẳng đi qua điểm \(M(2;-1;3)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;-2;-4)\) có dạng \(\displaystyle\frac{x-2}{1}=\displaystyle\frac{y+1}{-2}=\displaystyle\frac{z-3}{-4}\).

Câu 55:

Trong không gian với hệ tọa \(Oxyz\), viết phương trình tham số của trục \(Oz\).

Trục \(Oz\) qua điểm \(O(0;0;0)\) và nhận véc-tơ đơn vị \(\overrightarrow{k}=(0;0;1)\) làm véc-tơ chỉ phương. Do đó trục \(Oz\) có phương trình là \(\begin{cases}x=0 \\ y=0 \\z=t \end{cases}\).

Câu 56:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(1;2;1)\), \(B(2;3;-1)\). Viết phương trình đường thẳng qua hai điểm \(A\), \(B\).

Ta có \(\overrightarrow{AB}=(1;1;-2)\), do đó phương trình đường thẳng \(AB\) là \(\begin{cases}x=1+t\\y=2+t\\z=1-2t\end{cases}\).

Câu 57:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình đường thẳng đi qua điểm \(A(1;-2;3)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(2;-1;6)\).

Phương trình chính tắc của đường thẳng đi qua \(A(1;-2;3)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(2;-1;6)\) là

\(\displaystyle\frac{x-1}{2}=\displaystyle\frac{y+2}{-1}=\displaystyle\frac{z-3}{6}.\)

Câu 58:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình chính tắc đường thẳng đi qua điểm \(M\left(1;2;-3\right)\) và nhận véc-tơ \(\overrightarrow{u}=\left(2;-1;1\right)\) làm véc-tơ chỉ phương.

Phương trình chính tắc của đường thẳng đi qua điểm \(M\left(1;2;-3\right)\) và nhận \(\overrightarrow{u}=\left(2;-1;1\right)\) làm véc-tơ chỉ phương là

\(\displaystyle\frac{x-1}{2}=\displaystyle\frac{y-2}{-1}=\displaystyle\frac{z+3}{1}.\)

Câu 59:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(M(1;-1;2)\) và \(N(3;1;-2)\). Viết phương trình đường thẳng \(MN\).

Ta có \(\overrightarrow{MN}=(2;2;-4)=2(1;1;-2)\) nên đường thẳng \(MN\) có véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=(1;1;-2)\).

Mặt khác đường thẳng \(MN\) đi qua điểm \(M(1;-1;2)\) nên có phương trình chính tắc là

\(\displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y+1}{1}=\displaystyle\frac{z-2}{-2}.\)

Câu 60:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thằng \(d\colon \displaystyle\frac{x-1}{3}=\displaystyle\frac{y+1}{2}=\displaystyle\frac{z-5}{-1}\) và điểm \(A(1 ; 1 ; 3)\). Viết phương trình mặt phẳng \((P)\) chứa \(d\) và đi qua điểm \(A\).

Ta có \(d\) đi qua \(M(1;-1;5)\) và có VTCP là \(\overrightarrow{u}=(3;2;-1)\).

\(\overrightarrow{MA}=(0;2;-2)\) và \(\overrightarrow{n}=\left[ \overrightarrow{MA}, \overrightarrow{u}\right]=(2;-6;-6)\).

\((P)\) đi qua \(A(1;1;3)\) và chứa \(d\) nên có VTPT là \(\overrightarrow{n}\). Do đó

\begin{eqnarray*}&(P) \colon & -2(x-1)+6(y-1)+6(z-3)=0\\& \Leftrightarrow & -2x + 6y +6z -22=0\\& \Leftrightarrow & x-3y-3z+11=0.\end{eqnarray*}

Câu 61:

Trong không gian \(Oxyz\), viết của đường thẳng có phương trình chính tắc \(\left(d\right)\colon \displaystyle\frac{x - 2}{3} = \displaystyle\frac{y + 1}{- 2} = \displaystyle\frac{z - 4}{4}\).

Gọi \(\overrightarrow{u}\) véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(d\), ta chọn \(\overrightarrow{u}\left(- 3; 2; - 4\right)\). Giả sử \(M_{0}\in d\), chọn \(M_{0}\left(2, - 1; 4\right)\) suy ra phương trình tham số \(d\) là \(\left\{\begin{aligned} &x = 2 - 3m\\ &y = - 1 + 2m\\&z = 4 - 4m\end{aligned}\right.;\ m\in\mathbb{R}.\)

Câu 62:

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(M(1;2;3)\) và mặt phẳng \((\alpha) \colon x-2y+z-12=0\). Tìm tọa độ điểm \(H\) là hình chiếu vuông góc của điểm \(M\) trên mặt phẳng \((\alpha)\).

Gọi \(\Delta\) là đường thẳng qua \(M\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left(\alpha \right)\).

Phương trình tham số của \(\Delta\) là \(\left\{\begin{aligned}&x=1+t \\&y=2-2t \\&z=3+t\end{aligned}\right.\).

Ta có \(H= \Delta \cap \left(\alpha \right)\).

Xét phương trình \(1+t-2(2-2t)+(3+t)-12=0 \Leftrightarrow t=2\) \(\Rightarrow H(3;-2;5)\).

Câu 63:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(A(1;-1;3)\), song song với hai đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x-4}{1}=\displaystyle\frac{y+2}{4}=\displaystyle\frac{z-1}{-2}\), \(d'\colon \displaystyle\frac{x-2}{1}=\displaystyle\frac{y+1}{-1}=\displaystyle\frac{z-1}{1}\).

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&\overrightarrow{u}_d=(1;4;-2) \\&\overrightarrow{u}_{d'}=(1;-1;1)\end{aligned}\right. \Rightarrow \left[\overrightarrow{u}_d,\overrightarrow{u}_{d'}\right]=(2;-3;-5)\).

Mặt phẳng \((P)\) đi qua \(A(1;-1;3)\) và nhận \(\left[\overrightarrow{u}_d,\overrightarrow{u}_{d'}\right]=(2;-3;-5)\) là một véc-tơ pháp tuyến.

\(\Rightarrow (P)\colon 2(x-1)-3(y+1)-5(z-3)=0 \Leftrightarrow 2x-3y-5z+10=0\).

Câu 64:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình hình chiếu vuông góc của đường thẳng \(d: \displaystyle\frac{x+1}{2}=\displaystyle\frac{y-2}{3}=\displaystyle\frac{z+3}{1}\) trên mặt phẳng tọa độ \(Oxy\).

Đường thẳng \(d\) đi qua hai điểm \(A(-1;2;-3)\) và \(B(1;5;-2)\).

Hình chiếu của \(A\) và \(B\) trên mặt phẳng \(Oxy\) lần lượt là \(A'(-1;2;0)\) và \(B'(1;5;0)\).

véc-tơ \(\overrightarrow{A'B'}=(2;3;0)\) là một véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(A'B'\) nên đường thẳng \(A'B'\) có phương trình là \(\left \lbrace \begin{aligned}&x=5-6t\\ &y=11-9t\\&z=0\end{aligned} \right.\).

Câu 65:

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(1;1;1)\) và đường thẳng \((d): \left\lbrace \begin{aligned}&x=4-t\\ &y=1-t\\&z=1+t\end{aligned}\right.\). Tìm tọa độ hình chiếu \(A'\) của \(A\) trên \((d)\).

Đường thẳng \((d)\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(-1;-1;1)\) và điểm \(A'\) có tọa độ \(A'(4-t; 1-t; 1+t)\).

Ta có \(\overrightarrow{A'A}=(t-3; t; -t)\).

Ta có \(\overrightarrow{A'A}\cdot \overrightarrow{u}=0\Leftrightarrow 3-t-t-t=0\Leftrightarrow t=1\).

Từ đó có \(A'(3;0;2)\).

Câu 66:

Trong không gian \(Oxyz\) cho hai mặt phẳng \((P): 2x + y - z - 3 = 0\) và \((Q): x + y + z - 1 = 0\). Viết phương trình chính tắc đường thẳng giao tuyến của hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\).

Xét hệ phương trình \(\begin{cases} 2x + y -z - 3 = 0\\ x + y + z - 1 = 0\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x - 2z - 2 = 0\\x + y + z - 1 = 0\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x = 2z + 2\\ y = -3z - 1\end{cases}.\)

Đặt \(z = t\) ta suy ra \(x = 2t + 2, y = -3t - 1\). Từ đó ta thu được phương trình đường thẳng \(d:\)

\(\displaystyle\frac{x - 2}{2} = \displaystyle\frac{y + 1}{-3} = \displaystyle\frac{z}{1}\). Xét điểm \(A(2; -1; 0) \in d,\) ta thấy \(A\) chỉ thuộc đường thẳng \(\displaystyle\frac{x}{2} = \displaystyle\frac{y - 2}{-3} = \displaystyle\frac{z + 1}{1}\).

Câu 67:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng cắt nhau \((P)\colon 2x-y+3z+1=0\) và \((Q)\colon x-y+z+5=0\). Viết phương trình đường thẳng \(d\) là giao tuyến của \((P)\) và \((Q)\).

Véc-tơ pháp tuyến của \((P)\) và \((Q)\) lần lượt là \(\overrightarrow{n}=(2;-1;3)\) và \(\overrightarrow{n'}=(1;-1;1)\).

Do đó một véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(d\) là \(\overrightarrow{u}=\left[\overrightarrow{n},\overrightarrow{n'}\right]=(2;1;-1)\).\\Cho \(z=0\) xét hệ phương trình \(\begin{cases}2x-y+1=0\\x-y+5=0\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}x=4\\y=9\end{cases}\).

Suy ra điểm \(M(4;9;0)\in d\).

Vậy phương trình chính tắc của đường thẳng \(d\) là \(\displaystyle\frac{x-4}{2}=\displaystyle\frac{y-9}{1}=\displaystyle\frac{z}{-1}\).

Câu 68:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P)\colon 3x+y+z-5=0\) và \((Q)\colon x+2y+z-4=0\). Viết phương trình giao tuyến của \((P)\) và \((Q)\).

Chọn điểm \(A(0;-1;6)\) thuộc về giao tuyến của \((P)\) và \((Q)\).

Véc-tơ pháp tuyến của \((P)\) và \((Q)\) là \(\overrightarrow{n}_P=(3;1;1)\) và \(\overrightarrow{n}_Q=(1;2;1)\).

Khi đó véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \((d)\) giao tuyến của \(\overrightarrow{n}_P=[\overrightarrow{n}_P;\overrightarrow{n}_Q]=(1;2;1)\).

Vậy phương trình đường thẳng giao tuyến của \((P)\) và \((Q)\) là \(d\colon\begin{cases}x=t\\y=-1+2t\\z=6+t\end{cases}\).

Câu 69:

Trong không gian \(Oxyz\), cho \(d\) là giao tuyến của mặt phẳng \(\left(Oyz\right)\) với mặt phẳng \((P)\colon 6x - 3y + 2z - 6=0\). Viết phương trình của \(d\).

Ta có \(d=\left(Oyz\right)\cap (P)\) nên ta suy ra

\(d\) đi qua điểm \(A\left(0; 0; 3\right)\) và có VTCP \(\overrightarrow{u}_{d}=\left[\overrightarrow{i}, \overrightarrow{n}_{P}\right]=\left(0; - 2; - 3\right)\) hay \(\overrightarrow{u'}=\left(0; 2; 3\right)\).

Vậy phương trình đường thẳng \(d\colon\begin{cases} x=0 \\ y=2t \\ z=3 + 3t\end{cases}\).

Câu 70:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình tham số của đường thẳng đi qua điểm \(M(1;2;3)\) và song song với giao tuyến của hai mặt phẳng \((P) \colon 3x+y-3=0\) và \((Q) \colon 2x+y+z-3=0\).

Véc-tơ pháp tuyến của \((P)\) là \(\overrightarrow{n_P}=(3;1;0)\).

Véc-tơ pháp tuyến của \((Q)\) là \(\overrightarrow{n_Q}=(2;1;1)\).

Suy ra một véc-tơ chỉ phương của đường thẳng cần tìm là \(\overrightarrow{u}=\left[\overrightarrow{n_P},\overrightarrow{n_Q}\right]=(1;-3;1)\).

Phương trình đường thẳng cần tìm là \(\begin{cases}x=1+t\\y=2-3t\\z=3+t\end{cases}\).

Câu 71:

Cho các mặt phẳng \((P)\colon x+2y+3z-2=0\); \((Q) \colon 2x-y+z+1=0\); \((R) \colon ax+by-z+2=0\). Biết \((R)\) đi qua giao tuyến của \((P)\) và \((Q)\). Tính giá trị của biểu thức \(S=a+b\).

Lấy \(A(0;1;0)\) và \(B(-1;0;1)\) là hai điểm thuộc giao tuyến của \((P)\) và \((Q)\).

Vì mặt phẳng \((R)\) đi qua giao tuyến của \((P)\) và \((Q)\) nên \((R)\) cũng chứa hai điểm \(A\) và \(B\), do đó ta có hệ

\(\begin{cases}a \cdot 0+ b \cdot 1-0+2=0\\ a \cdot (-1) +b\cdot 0-1+2=0} \Leftrightarrow \begin{cases}b=-2\\ a=1\end{cases} \Rightarrow a+b=-1.\)

Câu 72:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P)\colon 3x+y+z-5=0\) và \((Q)\colon x+2y+z-4=0\). Viết phương trình giao tuyến của \((P)\) và \((Q)\).

Ta có \(\overrightarrow{u_1} =(3;1;1)\) là véc-tơ pháp tuyến của \((P)\), \(\overrightarrow{u_2} =(1;-2;1)\) là véc-tơ pháp tuyến của \((Q)\).

Suy ra \([\overrightarrow{u_1} ,\overrightarrow{u_2} ] = (-1;-2;5)\). Viết phương trình đường thẳng \(d\) nhận véc-tơ này làm véc-tơ chỉ phương.

Dễ thấy điểm \(M(0;-1;6)\) là điểm chung của \((P)\) và \((Q)\). Nên \(M \in d\).

Đường thẳng \(d\) có phương trình là \(\begin{cases}x=-u\\y=-1-2u\\z=6+5u\end{cases}\), hoặc \(d \colon \begin{cases}x=t\\y=-1+2t\\z=6-5t\end{cases}\) (nếu chọn \(t=-u\)).

Câu 73:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(A(1; 2; -3)\) và vuông góc với mặt phẳng \(x - 2y -z - 5 = 0\).

Đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(A(1; 2; -3)\) và có vectơ chỉ phương là \((1; -2; -1)\) nên phương trình đường thẳng \(\Delta\) là \(\displaystyle\frac{x - 1}{1} = \displaystyle\frac{y - 2}{-2} = \displaystyle\frac{z + 3}{-1}\).

Câu 74:

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(M(-1;-2;3)\) và mặt phẳng \((P)\colon 2x + 2y - 2z - 3 = 0\). Viết phương trình tham số đường thẳng đi qua \(M\) và vuông góc với \((P)\).

Gọi \((d)\) là đường thẳng đi qua \(M\) và vuông góc với \((P)\).

Vì \((d) \perp (P) \Rightarrow (d)\) có véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{n_d} = (1;1;-1)\).

Trong \(4\) đáp án chỉ có \(\begin{cases} x=1+t \\ y=t\\ z=1-t\end{cases}\) có véc-tơ chỉ phương cùng phương với \(\overrightarrow{n_d}\) và tọa độ \(M(-1;-2;3)\) thỏa hệ phương trình.

Câu 75:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(A\left(1;2;0\right)\) và vuông góc với mặt phẳng \((P)\colon 2x+y-3z+5 = 0\).

Đường thẳng \(\Delta\) vuông góc với mặt phẳng \((P)\colon2x+y-3z+5 = 0\) nên \(\Delta\) có một vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow u = \overrightarrow {n_P} = \left(2;1;-3\right)\).

Phương trình \(\Delta\) là: \(\begin{cases}x = 1+2t\\y = 2+t\\z =-3t\end{cases}\quad \quad (1)\).

Kiểm tra được điểm \(M\left(3;3;-3\right)\) thỏa mãn hệ \((1)\).

Vậy phương trình \(\begin{cases}x = 3+2t\\y = 3+t\\z =-3-3t\end{cases}\) cũng là phương trình của \(\Delta\).

Câu 76:

Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \(\left(P\right):2x-y+z+3=0\) và điểm \(A\left(1;-2;1\right)\). Viết phương trình đường thẳng đi qua \(A\) và vuông góc với \(\left(P \right)\).

Đường thẳng \(\Delta\) vuông góc với mp \(\left(P \right)\) nên đường thẳng \(\Delta\) nhận véctơ pháp tuyến của \(\left(P \right)\) làm vectơ chỉ phương : \({{\overrightarrow{a}}_{\Delta }}={{\overrightarrow{n}}_P}=\left(2;-1;1 \right)\).

Vậy phương trình đường thẳng là \(\Delta :\begin{cases} x=1+2t\\ y=-2-t\\ z=1+t.\end{cases}\)

Câu 77:

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(M(1;1;2)\) và mặt phẳng \((P)\colon 2x-y+3z+1=0\). Viết phương trình đường thẳng đi qua điểm \(M\) và vuông góc với mặt phẳng \((P)\).

Đường thẳng \((d)\) qua điểm \(M(1;1;2)\) và vuông góc \((P)\) nên có một véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}_d=\overrightarrow{n}_P=(2;-1;3)\).

Vậy \(d\) có phương trình: \(\displaystyle\frac{x-1}{2}=\displaystyle\frac{y-1}{-1}=\displaystyle\frac{z-2}{3}\).

Câu 78:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình đường thẳng đi qua điểm \(A(-2;4;3)\) và vuông góc với mặt phẳng \(2x-3y+6z+19=0\).

Ta có một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \(2x-3y+6z+19=0\) là \(\overrightarrow{n}=(2;-3;6)\).

Đường thẳng đi qua điểm \(A(-2;4;3)\) và vuông góc với mặt phẳng \(2x-3y+6z+19=0\) có một véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{n}=(2;-3;6)\) nên có phương trình là \(\displaystyle\frac{x+2}{2}=\displaystyle\frac{y-4}{-3}=\displaystyle\frac{z-3}{6}\).

Câu 79:

Trong không gian toạ độ \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon x-2y+z-3=0\) và điểm \(A(1;2;0)\). Viết phương trình đường thẳng qua \(A\) và vuông góc với \((P)\).

Mặt phẳng \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(1;-2;1)\) nên đường thẳng cần tìm có véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{n}=(1;-2;1)\).

Vậy phương trình đường thẳng đi qua \(A\) và vuông góc với \((P)\) là \(\displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y-2}{-2}=\displaystyle\frac{z}{1}\).

Câu 80:

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(M(1 ;-2 ; 3)\) và mặt phẳng \((P)\colon 2x-y+3z+1=0\). Viết phương trình đường thẳng đi qua \(M\) và vuông góc với \((P)\).

Gọi \(d\) là phương trình đường thẳng cần tìm.

\(d\) vuông góc với \((P)\) nên VTCP của \(d\) là \(\overrightarrow{u}_d=\overrightarrow{n}_P=(2;-1;3)\).

Phương trình đường thẳng \(d\) là \(\begin{cases} x=1+2t \\ y=-2-t\\z=3+3t.\end{cases}\)

Câu 81:

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(M(1;2;-3)\) và mặt phẳng \((P)\colon 2x-y+3z-1=0\). Viết phương trình đường thẳng đi qua \(M\) và vuông góc với \((P)\).

Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng\((P)\) nhận \(\overrightarrow{n}=(2;-1;3)\) làm véc-tơ chỉ phương.

Phương trình tham số của đường thẳng là \(\begin{cases}x=1+2t\\y=2-t\\z=-3+3t.\end{cases}\)

Câu 82:

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(M(1 ;-2 ; 2)\) và mặt phẳng \((P)\colon 2x+y-3z+1=0\). Viết phương trình đường thẳng đi qua \(M\) và vuông góc với \((P)\).

Gọi \(d\) là phương trình đường thẳng cần tìm.

\(d\) vuông góc với \((P)\) nên VTCP của \(d\) là \(\overrightarrow{u}_d=\overrightarrow{n}_P=(2;1;-3)\).

Phương trình đường thẳng \(d\) là \(\begin{cases} x=1+2t \\ y=-2+t\\z=2-3t.\end{cases}\)

Câu 83:

Trong không gian \(Oxyz\), cho các điểm \(A(1;2;0)\), \(B(2;0;2)\), \(C(2;-1;3)\) và \(D(1;1;3)\). Viết phương trình đường thẳng đi qua \(C\) và vuông góc với mặt phẳng \((ABD)\).

Ta có

\[\overrightarrow{AB}=(1;-2;2),\ \overrightarrow{AD}=(0;-1;3)\Rightarrow \left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AD}\right]=(-4;-3;-1).\]

Đường thẳng đi qua \(C\) và vuông góc với mặt phẳng \((ABD)\) nhận véc-tơ \(\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AD}\right]\) làm véc-tơ chỉ phương, có phương trình là

\[\begin{cases}x=2-4t\\ y=-1-3t\\ z=3-t\end{cases}\quad \text{hay}\quad \begin{cases}x=-2+4t\\ y=-4+3t\\ z=2+t.\end{cases}\]

Câu 84:

Trong không gian \(Oxyz\), cho các điểm \(A(2;-1;0)\), \(B(1;2;1)\), \(C(3;-2;0)\) và \(D(1;1;-3)\). Viết phương trình đường thẳng đi qua \(D\) và vuông góc với mặt phẳng \((ABC)\).

Mặt phẳng \(ABC\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=\overrightarrow{AB}\wedge\overrightarrow{AC}\).

\(\overrightarrow{AB}=(-1;3;1)\) và \(\overrightarrow{AC}=(1;-1;0)\Rightarrow \overrightarrow{n}=(1;1;-2)\).

Đường thẳng qua \(D\) và vuông góc với \((ABC)\) nhận \(\overrightarrow{n}\) làm véc-tơ chỉ phương nên có phương trình tham số là \(\begin{cases}x=1+s \\y=1+s\\z=-3-2s\end{cases}\). Đặt \(t=1+s\) ta có phương trình \(\begin{cases}x=t \\y=t \\z=-1-2t.\end{cases}\)

Câu 85:

Trong không gian \(Oxyz\), cho các điểm \(A(1 ; 0 ; 2)\), \(B(1 ; 2 ; 1)\), \(C(3 ; 2 ; 0)\) và \(D(1 ; 1 ; 3)\). Viết phương trình đường thẳng đi qua \(A\) và vuông góc với mặt phẳng \((BCD)\).

Ta có \(\overrightarrow{BC}=(2;0;-1)\); \(\overrightarrow{BD}=(0;-1;2)\); \(\overrightarrow{u}=[\overrightarrow{BC};\overrightarrow{BD}]=(-1;-4;-2)\).

Đường thẳng \(\begin{cases}x=2+t\\ y=4+4t\\ z=4+2t\end{cases}\) có véc-tơ chỉ phương là \((1;4;2)\) cùng phương với \(\overrightarrow{u}\) và đi qua \(A\) nên phương trình của nó chính là phương trình đường thẳng thỏa mãn yêu cầu.

Câu 86:

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(1 ;-1 ;-2)\) và mặt phẳng \((P)\colon x - 2y - 3z + 4=0\). Viết phương trình đường thẳng đi qua \(A\) và vuông góc với \((P)\).

Đường thẳng \(d\) đi qua \(A(1;-1;-2)\) và vuông góc với mặt phẳng \((P)\) nhận véc-tơ pháp tuyến của \((P)\) là \(\overrightarrow{n}_P=(1;-2;-3)\) làm véc-tơ chỉ phương, khi đó đường thẳng \(d\) có phương trình là

\begin{align*}d\colon \displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y+1}{-2}=\displaystyle\frac{z+2}{-3}.\end{align*}

Câu 87:

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(M(3; 2; -1)\) và mặt phẳng \((P) \colon x + z - 2 = 0\). Viết phương trình đường thẳng đi qua \(M\) và vuông góc với \((P)\).

Mặt phẳng \((P)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_{(P)}=(1; 0; 1)\).

Đường thẳng đi qua \(M(3; 2; -1)\) và nhận \(\overrightarrow{n}_{(P)}=(1; 0; 1)\) là véc-tơ chỉ phương có phương trình là \(\begin{cases} x = 3 + t \\ y = 2 \\ z = -1 + t.\end{cases}\)

Câu 88:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d:\displaystyle\frac{x+3}{1}=\displaystyle\frac{y-2}{-1}=\displaystyle\frac{z-1}{2}\). Viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(M(2;0;-1)\) và vuông góc với \(d\).

Phương trình mặt phẳng \((P): 1(x-2)-1(y-0)+2(z+1)=0 \Leftrightarrow x-y+2z=0\).

Câu 89:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng đi qua điểm \(A(1; 2; - 2)\) và vuông góc với đường thẳng \(\Delta\colon\displaystyle\frac{x + 1}{2}= \displaystyle\frac{y - 2}{1}= \displaystyle\frac{z + 3}{3}\).

Một véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(\Delta\) là \(\overrightarrow{u}=(2;1;3)\).

Vì mặt phẳng cần tìm vuông góc với đường thẳng \(\Delta\) nên có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=\overrightarrow{u}=(2;1;3)\).

Phương trình mặt phẳng cần tìm là \(2(x-1)+1(y-2)+3(z+2)=0\Leftrightarrow 2x+y+3z+2=0\).

Câu 90:

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(M(3;-2;2)\) và đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x-3}{1}=\displaystyle\frac{y+1}{2}=\displaystyle\frac{z-1}{-2}\). Viết phương trình mặt phẳng đi qua \(M\) và vuông góc với \(d\).

Đường thẳng \(d\) có véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=(1;2;-2)\).

Gọi \((P)\) là mặt phẳng cần tìm. Do \((P) \perp d\) nên \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=\overrightarrow{u}=(1;2;-2)\).

Phương trình của \((P)\) là

\[(x-3)+2(y+2)-2(z-2)=0 \Leftrightarrow x+2y-2z+5=0.\]

Câu 91:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d \colon \begin{cases}x=2+2t\\y=1+t\\z=4-t\end{cases}\). Viết phương trình mặt phẳng đi qua \(A(2;-1;1)\) và vuông góc với đường thẳng \(d\).

Véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \((d)\) là \(\overrightarrow{u}=(2;1;-1)\).

Mặt phẳng \((P)\) đi qua \(A(2;-1;1)\) nhận \(\vec {u}\) là véc-tơ pháp tuyến có phương trình\\ \(2(x-2)+1(y+1)-1(z-1)=0 \Leftrightarrow 2x+y-z-2=0.\)

Câu 92:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \((d)\colon \displaystyle\frac{x+2}{1}=\displaystyle\frac{y-2}{-1}=\displaystyle\frac{z+3}{2}\) và điểm \(A(1;-2;3)\). Viết phương trình mặt phẳng qua \(A\) và vuông góc với đường thẳng \((d)\).

Đường thẳng \(d\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;-1;2)\).

Vì mặt phẳng \((P)\) đi qua \(A\) và vuông góc với đường thẳng \(d\) nên \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1;-1;2)\).

Vậy phương trình mặt phẳng \((P)\) là \((x-1)-(y+2)+2(z-3)=0\Leftrightarrow x-y+2z-9=0\).

Câu 93:

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(3;2;-1)\) và đường thẳng \(d\colon \begin{cases}x=1+t\\ y=3-5t\\ z=-4+t\end{cases}\). Viết phương trình mặt phẳng qua \(A\) và vuông góc với \(d\).

Mặt phẳng cần tìm qua \(A(3;2;-1)\) và nhận \(\overrightarrow{u}=(1;-5;1)\) là véc-tơ chỉ phương của \(d\) làm véc-tơ pháp tuyến.

Phương trình mặt phẳng là

\((x-3)-5(y-2)+(z+1)=0\Leftrightarrow x-5y+z+8=0.\)

Câu 94:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình của mặt phẳng chứa hai đường thẳng \(d_1\colon \displaystyle\frac{x+1}{3}=\displaystyle\frac{y-1}{2}=\displaystyle\frac{z-3}{-2}\) và \(d_2\colon \displaystyle\frac{x}{1}=\displaystyle\frac{y-1}{1}=\displaystyle\frac{z+3}{2}\).

Chọn trên \(d_1\) hai điểm \(A(-1;1;3),\ B(2;3;1)\) và trên \(d_2\) hai điểm \(C(0;1;-3),\ D(1;2;-1)\).

Phương trình mặt phẳng \((ABC)\) là \(6x-8y+z+11=0\). Dễ dàng kiểm tra thấy điểm \(D\) thuộc mặt phẳng \((ABC)\).

Vậy phương trình mặt phẳng chứa \(d_1\) và \(d_2\) là \(6x-8y+z+11=0\).

Câu 95:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng chứa đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x+3}{1}=\displaystyle\frac{y-2}{-1}=\displaystyle\frac{z-1}{2}\) và song song với đường thẳng \(d'\colon \displaystyle\frac{x-3}{1}=\displaystyle\frac{y-3}{3}=\displaystyle\frac{z}{2}\).

Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M(-3;2;1)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;-1;2)\). Đường thẳng \(d'\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u'}=(1;3;2)\).

Ta có \(\left[\overrightarrow{u}, \overrightarrow{u'}\right]=(-8;0;4)\), suy ra mặt phẳng \((P)\) chứa đường thẳng \(d\) và song song với \(d'\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;0;-1)\).Phương trình mặt phẳng \((P)\) là

\(2\cdot (x+3)+0\cdot (y-2)+(-1)\cdot (z-1)=0 \Leftrightarrow 2x-z+7=0.\)

Câu 96:

Trong không gian \(Oxyz\), gọi \((P)\) là mặt phẳng đi qua hai đường thẳng \(d_1\colon\displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y+2}{1}=\displaystyle\frac{z-3}{2}\) và \(d_2\colon\begin{cases}x=-1+t\\y=1+t\\z=2t\end{cases}\) \((t\in\mathbb{R})\). Tính khoảng cách từ \(A(-1;1;1)\) đến mặt phẳng \((P)\).

Ta có \(d_1\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(1;1;2)\) và \(d_2\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_2=(1;1;2)\).

Ta thấy \(d_1\) và \(d_2\) song song nhau, chọn \(M(1;-2;3)\in d_1\) và \(N(-1;1;0)\in d_2\Rightarrow \overrightarrow{MN}=(-2;3;-3)\).

Khi đó véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\) là

\(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{MN},\overrightarrow{u}_1\right]=(-9;-1;5)\).

Mặt phẳng \((P)\) qua \(N(-1;1;0)\) có phương trình \((P)\colon9x+y-5z+8=0\).

Khi đó \(\mathrm{d}(A,(P))=\displaystyle\frac{|9\cdot(-1)+1-5\cdot1+8|}{\sqrt{9^2+(-1)^2+5^2}}=\displaystyle\frac{5}{\sqrt{107}}\).

Câu 97:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x-1}{2}=\displaystyle\frac{y+2}{-1}=\displaystyle\frac{z-3}{1}\) và điểm \(A(-2;1;3)\). Viết phương trình mặt phẳng qua \(A\) và \(d\).

Ta có \(B(1;-2;3)\in d\), \(\overrightarrow{AB}=(3;-3;0)\), véc-tơ chỉ phương của \(d\) là \(\overrightarrow{u}_d=(2;-1;1)\).

Suy ra \(\left[\overrightarrow{u}_d,\overrightarrow{AB}\right]=(3;3;-3)\).

Suy ra véc-tơ pháp tuyến của \((P)\) qua \(A,d\) là \(\overrightarrow{n}_P=(1;1;-1)\).

Do đó \((P)\colon x+y-z+D=0\).

Do \(A\in (P)\) nên \(-2+1-3+D=0\Leftrightarrow D=4\).

Vậy \((P)\colon x+y-z+4=0\).

Câu 98:

Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((\alpha) \colon x + y - z - 2 = 0\) và đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x + 1}{2} = \displaystyle\frac{y - 1}{1} = \displaystyle\frac{z - 2}{1}\). Viết phương trình mặt phẳng chứa đường thẳng \((d)\) và vuông góc với mặt phẳng \((\alpha)\).

Ta có \(\overrightarrow{n}_{\alpha}=(1;1;-1)\), \(\overrightarrow{u}_d=(2;1;1)\).

Véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng cần tìm là \(\overrightarrow{n}=[\overrightarrow{n}_{\alpha};\overrightarrow{u}_d]=(2;-3;-1)\).

Phương tình mặt phẳng cần tìm là \(2(x+1)-3(y-1)-(z-2)=0\Leftrightarrow 2x-3y-z+7=0\).

Câu 99:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d \colon \displaystyle\frac{x+1}{2}=\displaystyle\frac{y}{1}=\displaystyle\frac{z-2}{1}\). Viết phương trình mặt phẳng \((P)\) chứa đường thẳng \(d\) và song song với trục \(Ox\).

Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(A(-1;0;2)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(2;1;1)\).

Trục \(Ox\) có véc-tơ đơn vị \(\overrightarrow{i}=(1;0;0)\).

Do mặt phẳng \((P)\) chứa đường thẳng \(d\) và song song với trục \(Ox\) nên có một véc-tơ pháp tuyến là \([\overrightarrow{u},\overrightarrow{i}]=(0;1;-1)\).

Phương trình mặt phẳng \((P)\colon 0(x+1)+(y-0)-(z-2)=0 \Leftrightarrow y-z+2=0\).

Câu 100:

Trong không gian tọa độ \(Oxyz,\) cho điểm \(A(1; 0; 0)\) và đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x-1}{2}=\displaystyle\frac{y+2}1=\displaystyle\frac{z-1}{2}.\) Viết phương trình mặt phẳng \((P)\) chứa điểm \(A\) và đường thẳng \(d\).

\(d\) đi qua điểm \(M(1; -2; 1)\) và có một véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}(2; 1; 2).\) Do \((P)\) chứa \(A\) và \(d\) nên \((P)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\vec n=\left[\overrightarrow{AM},\vec u\right]=(-5; 2; 4).\) Suy ra phương trình của \((P)\) là \(5x-2y-4z-5=0.\)

Câu 101:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) chứa trục \(Oz\) và đi qua điểm \(P(2;-3;5)\).

Trục \(Oz\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{k}=(0;0;1)\) và \(\overrightarrow{OP}=(2;-3;5)\Rightarrow\overrightarrow{n}_{(\alpha)}=[\overrightarrow{k},\overrightarrow{OP}]=(3;2;0)\).

Khi đó phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) là: \(3(x-0)+2(y-0)=0\Leftrightarrow 3x+2y=0\).

Câu 102:

Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)4x+y+2z+1=0\) và điểm \(M(4;2;1)\). Tìm tọa độ của điểm đối xứng với \(M\) qua mặt phẳng \((P)\)

Gọi \(H\) là hình chiếu của \(M\) lên \((P)\).

Ta có véc-tơ chỉ phương của \(AH\) là \(\overrightarrow{u}=(4;1;2)\).

Phương trình đường thẳng \(AH\) là \(\begin{cases}x=4+4t\\y=2+t\\z=1+2t.\end{cases}\)

Do \(H\in (P)\) nên ta có \(4(4+4t)+(2+t)+2(1+2t)+1=0 \Leftrightarrow t=-1\).

Suy ra \(H(0;1;-1)\).

Gọi \(M'\) là điểm đối xứng của \(M\) qua mặt phẳng \((P)\).

Suy ra \(H\) là trung điểm của \(MM'\).

Suy ra toạ độ điểm \(M'(-4;0;-3)\).

Câu 103:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d\colon\begin{cases}x=2t\\ y=-t\\ z=-1+t\end{cases}\) và mặt phẳng \((P)\colon x-2y-2z+5=0\). Tìm tọa độ điểm \(H\) thuộc đường thẳng \(d\), biết rằng khoảng cách từ điểm \(H\) đến mặt phẳng \((P)\) bằng \(3\).

Gọi \(H(2t;-t;-1+t)\) thuộc đường thẳng \(d\).

Ta có

\begin{eqnarray*} &\mathrm{d}(H,(P))=3\\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{|2t-2\cdot(-t)-2\cdot(-1+t)+5|}{\sqrt{1+4+4}}=3\\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{|2t+7|}{3}=3\\ \Leftrightarrow\ &2t+7=9;\, 2t+7=-9\\ \Leftrightarrow\ &t=1;\, t=-8.\end{eqnarray*}

Với \(t=1\) ta được \(H(2;-1;0)\) và với \(t=-8\) ta được \(H(-16;8;-9)\).

Câu 104:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(\Delta \colon \begin{cases}x=t \\ y=8+4t \\ z=3+2t\end{cases} , t\in \mathbb{R}\) và mặt phẳng \((P) \colon x+y+z=7\). Viết phương trình đường thẳng \(d\) là hình chiếu vuông góc của \(\Delta\) trên \((P)\).

Đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(M(0;8;3)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;4;2)\).

Mặt phẳng \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1;1;1)\).

Ta có \(\overrightarrow{v} = \left[ \overrightarrow{u}, \overrightarrow{n}\right] = \left(\begin{vmatrix} 4 2 \\ 11 \end{vmatrix}; \begin{vmatrix} 21 \\ 1 1 \end{vmatrix}; \begin{vmatrix} 1 4 \\ 11 \end{vmatrix}\right)= \left(2;1;-3 \right).\)

Chú ý rằng véc-tơ chỉ phương của \(d\) vuông góc với \(\overrightarrow{n}\) và \(\overrightarrow{v}\). Do đó véc-tơ chỉ phương của \(d\) là \(\left[\overrightarrow{n}, \overrightarrow{v}\right] = \left(\begin{vmatrix} 1 1 \\ 1-3 \end{vmatrix} ; \begin{vmatrix} 11 \\ -3 2 \end{vmatrix} ; \begin{vmatrix} 11 \\ 21 \end{vmatrix}\right) = \left(-4; 5; -1\right).\)

Do \(\overrightarrow{u} \cdot \overrightarrow{n} \neq 0\) nên \(\Delta\) cắt \((P)\). Giao điểm của \((\Delta)\) và \((P)\) có tọa độ thỏa mãn hệ phương trình \(\begin{cases}x+y+z=7\\ x=t \\y=8+4t \\ z=3+2t} \Leftrightarrow \begin{cases}t=-\displaystyle\frac{4}{7} \\ x=-\displaystyle\frac{4}{7} \\ y=\displaystyle\frac{40}{7} \\ z=\displaystyle\frac{13}{7}.\end{cases}\)

Do đó phương trình tham số của đường thẳng \(d\) là \(\begin{cases}x=-\displaystyle\frac{4}{7} -4t \\ y=\displaystyle\frac{40}{7} +5t \\ z= \displaystyle\frac{13}{7} -t\end{cases}, t \in \mathbb{R}.\)

Câu 105:

Trong không gian \(Oxy\), cho mặt phẳng \((\alpha)\colon x+y+z+3=0\) và đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x}{1}=\displaystyle\frac{y+1}{2}=\displaystyle\frac{z-2}{-1}\). Gọi \(\Delta\) là hình chiếu của \(d\) trên \((\alpha)\) và \(\overrightarrow{u}(1;a;b)\) là một vectơ chỉ phương của \(\Delta\) với \(a,b\in \mathbb{Z}\). Tính tổng \(a+b\).

Mặt phẳng \((\alpha)\) có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_{\alpha}(1;1;1)\), ta có

\(\quad\quad\overrightarrow{n}_{\alpha}\perp \overrightarrow{u}\) nên \(\overrightarrow{n}_{\alpha}\cdot \overrightarrow{u}= 1+a+b=0\) hay \(a+b=-1\).

Câu 106:

Trong không gian \(Oxyz\), tìm tọa độ điểm \(M'\) đối xứng với điểm \(M(0;1;2)\) qua mặt phẳng \((P) \colon x+y+z=0\).

Gọi \(d\) là đường thẳng đi qua \(M\) và vuông góc với \((P)\). Ta có \(d\) nhận vec-tơ pháp tuyến của \((P)\) là \(\overrightarrow{n}=(1;1;1)\) làm vec-tơ chỉ phương nên phương trình tham số của \(d\) là \(\begin{cases}x=t\\y=1+t\\z=2+t.\end{cases}\)

Gọi \(H(t;1+t;2+t) =d \cap (P)\). Vì \(H \in (P)\) nên \(t+(1+t)+(2+t)=0 \Rightarrow t=-1 \Rightarrow H(-1;0;1)\).

\(M'\) đối xứng với \(M\) qua \((P)\) nên \(H\) là trung điểm của \(MM'\) suy ra \(M'(-2;-1;0)\).

Câu 107:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(\Delta: \displaystyle\frac{x + 2}{1}=\displaystyle\frac{y - 1}{1}=\displaystyle\frac{z - 2}{2}\) và mặt phẳng \((P): x + y + z=0.\) Đường thẳng \({\Delta}'\) là hình chiếu của đường thẳng \(\Delta\) lên mặt phẳng \((P).\) Tìm một véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}\) của đường thẳng \({\Delta}'\).

Gọi \((Q)\) là mặt phẳng chứa \(\Delta\) và vuông góc với \((P)\). Suy ra, véc-tơ pháp tuyến của \((Q)\) là \(\overrightarrow{n}_Q=\left[\overrightarrow{u}_{\Delta}, \overrightarrow{n}_P\right]=\left(- 1; 1; 0\right)\).

Gọi \(\overrightarrow{u}\) là véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(\Delta'\). Ta có \(\begin{cases} \overrightarrow{u}\bot \overrightarrow{n}_P \\ \overrightarrow{u}\bot \overrightarrow{n}_Q} \Rightarrow \overrightarrow{u}=\left[\overrightarrow{n}_P, \overrightarrow{n}_Q\right]=\left(1; 1; - 2\right)\).

Câu 108:

Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \((P)\colon x+y+z-3=0\) và đường thẳng \(d\colon\displaystyle\frac{x}{1}=\displaystyle\frac{y+1}{2}=\displaystyle\frac{z-2}{-1}\). Viết phương trình đường thẳng \(d'\) đối xứng với d qua mặt phẳng \((P)\).

Mặt phẳng \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1;1;1)\), đường thẳng \(d\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u_d}=(1;2;-1)\). Vì \(\overrightarrow{n}\cdot \overrightarrow{u_d}\neq 0\) nên \(d\) và \((P)\) cắt nhau.

Gọi \(A\) là giao điểm của \(d\) và \((P)\), ta có \(A(t;-1+2t;2-t)\) thỏa mãn \(t-1+2t+2-t-3=0 \Leftrightarrow t=1 \Rightarrow A(1;1;1)\).

Điểm \(B(0;-1;2)\in d\), gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(B\) trên \((P)\), ta có phương trình đường thẳng \(BH\) là \(\begin{cases}x=t'\\y=-1+t'\\z=2+t'.\end{cases}\)

Khi đó \(H(t';-1+t';2+t')\) thỏa mãn \(t'-1+t'+2+t'-3=0 \Leftrightarrow t'=\displaystyle\frac{2}{3} \Rightarrow H\left(\displaystyle\frac{2}{3};-\displaystyle\frac{1}{3};\displaystyle\frac{8}{3}\right)\).

Gọi \(B'\) là điểm đối xứng của \(B\) qua \((P)\), khi đó \(H\) là trung điểm của \(BB'\) nên \(B'\left(\displaystyle\frac{4}{3};\displaystyle\frac{1}{3};\displaystyle\frac{10}{3}\right)\).

Đường thẳng \(d'\) đối xứng với \(d\) nên đi qua \(A\), \(B'\) và nhận véc-tơ \(\overrightarrow{AB'}=\left(\displaystyle\frac{1}{3};-\displaystyle\frac{2}{3};\displaystyle\frac{7}{3}\right)\) làm véc-tơ chỉ phương. Khi đó \(\overrightarrow{v}=(1;-2;7)\) cũng là một véc-tơ chỉ phương của \(d'\).

Vậy phương trình \(d'\colon \displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y-1}{-2}=\displaystyle\frac{z-1}{7}\).

Câu 109:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua hai điểm \(A(2;1;3)\), \(B(1;-2;1)\) và song song với đường thẳng \(d\colon \begin{cases}x=-1+t\\ y=2t\\ z=-3-2t.\end{cases}\)

Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-1;-3;-2)\), đường thẳng \(d\) nhận \(\overrightarrow{u}=(1;2;-2)\) làm véc-tơ chỉ phương.

Theo giả thiết mặt phẳng \((P)\) qua \(A(2;1;3)\) và nhận \(\overrightarrow{n}=[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{u}]=(10;-4;1)\) làm véc-tơ pháp tuyến.

Phương trình mặt phẳng \((P)\) là

\(10(x-2)-4(y-1)+(z-3)=0\Leftrightarrow 10x-4y+z-19=0.\)

Câu 110:

Trong không gian \(Oxyz,\) cho hai mặt phẳng \((P)\colon 7x+3ky+mz+2=0\) và \((Q) \colon kx-my+z+5=0\). Khi giao tuyến của \((P)\) và \((Q)\) vuông góc với mặt phẳng \(\left(\alpha\right) \colon x-y-2z-5=0\) hãy tính \(T=m^2+k^2.\)

Mặt phẳng \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_P=(7;3k;m)\), mặt phẳng \((Q)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_Q=(k;-m;1)\),\, mặt phẳng \((\alpha)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_\alpha=(1;-1;-2)\).\\ Mặt phẳng \((P)\), \((Q)\) có giao tuyến khi và chỉ khi \(\overrightarrow{n}_P \ne k \overrightarrow{n}_Q\). \quad (1)

Do giao tuyến của hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) vuông góc với \((\alpha)\) nên \((P) \bot (\alpha)\) và \((Q) \bot (\alpha)\).

Do vậy

\(\begin{cases}\overrightarrow{n}_P \cdot \overrightarrow{n}_\alpha=0\\ \overrightarrow{n}_Q \cdot \overrightarrow{n}_\alpha=0\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}7-3k-2m=0\\k+m-2=0\end{cases}\Rightarrow \begin{cases}k=3\\m=-1\end{cases}\) thỏa điều kiện \((1).\)

Vậy \(T = m^2 + k^2 = 10.\)

Câu 111:

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(-1;1;6)\) và đường thẳng \(\Delta \colon \begin{cases}x=2+t \\y=1-2t

z=2t}\). Tìm hình chiếu vuông góc của điểm\)A\(trên đường thẳng\)\Delta\).

Gọi \(B\) là hình chiếu vuông góc của \(A\) trên \(\Delta\), suy ra \(B(2+t;1-2t;2t)\) và \(\overrightarrow{AB}(3+t;-2t;2t-6)\).

Ta có \(\overrightarrow{AB}\cdot \overrightarrow{u}=0 \Leftrightarrow 3+t+4t+4t-12=0 \Leftrightarrow t=1.\)

Vậy hình chiếu vuông góc của điểm \(A\) trên đường thẳng \(\Delta\) là \(B(3;-1;2)\).

Câu 112:

Trong không gian với \(Oxyz\), cho điểm \(M(1;0;4)\) và đường thẳng \(d \colon\displaystyle\frac{x}{1}=\displaystyle\frac{y-1}{-1}=\displaystyle\frac{z+1}{2}\). Tìm hình chiếu vuông góc \(H\) của \(M\) lên đường thẳng \(d\).

Gọi \(H(x;y;z)\) là hình chiếu vuông góc của \(M\) lên đường thẳng \(d\) \(\Rightarrow H\in d\).

do đó \(H(t;1-t;-1+2t)\Rightarrow \overrightarrow{MH}=(t-1;1-t;2t-5)\).

Vì \(MH\perp d\) nên \(\overrightarrow{MH}\cdot\overrightarrow{u_{d}}=0\)

\(\Leftrightarrow 1\cdot(t-1)-(1-t)+2(2t-5)=0\Leftrightarrow t=2\).

Suy ra \(H\left(2;-1;3\right).\)

Câu 113:

Trong không gian với \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon 6x-2y+z-35=0\) và điểm \(A(-1;3;6)\). Gọi \(A'\) là điểm đối xứng của \(A\) qua \((P)\). Tính \(OA'\).

Đường thẳng \(AA'\) qua \(A(-1;3;6)\) nhận \(\overrightarrow{n}_P=(6;-2;1)\) làm véc-tơ pháp tuyến.

Suy ra \(AA'\colon \displaystyle\frac{x+1}{6}=\displaystyle\frac{y-3}{-2}=\displaystyle\frac{z-6}{1}\). Gọi \(H=AA'\cap (P)\).

Tọa độ \(H\) là nghiệm của hệ \(\begin{cases} \displaystyle\frac{x+1}{6}=\displaystyle\frac{y-3}{-2}=\displaystyle\frac{z-6}{1} \\ 6x-2y+z-35=0\end{cases}\Rightarrow H(5;1;7)\).

Ta có \(H\) là trung điểm \(AA'\) suy ra \(A'(11;-1;8)\). Suy ra \(OA'=\sqrt{186}\).

Câu 114:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x-2}{3}=\displaystyle\frac{y-1}{-1}=\displaystyle\frac{z+1}{1}\) và điểm \(A(1;2;3)\). Tìm tọa độ điểm \(H\) là hình chiếu vuông góc của điểm \(A\) trên đường thẳng \(d\).

Phương trình \((\alpha)\) qua \(A\) và vuông góc với \(d\) là \(3(x-1)-1(y-2)+1(z-3)=0\Leftrightarrow 3x-y+z-4=0\).

Phương trình tham số của đường thẳng \(d\colon \begin{cases}x=2+3t\\y=1-t\\z=-1+t.\end{cases}\)

Do \(H\in d\) nên \(H(2+3t; 1-t; -1+t)\).

Mặt khác \(H\in (\alpha)\) nên \(3(2+3t)-(1-t)+(-1+t)-4=0\Leftrightarrow 11t=0\Leftrightarrow t=0\Rightarrow H(2;1;-1)\).

Câu 115:

Trong không gian \(0xyz,\) xác định tọa độ hình chiếu vuông góc của điểm \(M(2; 3; 1)\) trên mặt phẳng \((\alpha) \colon x-2y+z=0\).

Ta có \(\overrightarrow{n}=(1; -2; 1)\) là véc-tơ pháp tuyến của \((\alpha)\).

Gọi \(H(a; b; c)\) là hình chiếu của \(M\) trên \((\alpha)\).

\(H\) là hình chiếu của \(M\) trên \((\alpha) \Leftrightarrow \begin{cases}H \in (\alpha)\\ MH \perp (\alpha)\end{cases}\).

\(H \in (\alpha) \Leftrightarrow a-2b+c=0 \Leftrightarrow c = -a+2b \Rightarrow H(a; b; -a+2b)\).

Có: \(\overrightarrow{MH} = (a-2; b-3; -a+2b-1)\).

\(MH \perp (\alpha) \Leftrightarrow \overrightarrow{MH} = k \overrightarrow{n} \Leftrightarrow \begin{cases}a-2=k\\b-3=-2k\\-a+2b-1=k\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}a=\displaystyle\frac{5}{2}\\b=2\\k=\displaystyle\frac{1}{2}\end{cases}.\)

\(\Rightarrow H\left(\displaystyle\frac{5}{2};2; \displaystyle\frac{3}{2}\right).\)

Câu 116:

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(1;2;2)\) và đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x-6}{2}=\displaystyle\frac{y-1}{1}=\displaystyle\frac{z-5}{1}\). Tìm tọa độ điểm \(B\) đối xứng với \(A\) qua \(d\).

Gọi \((P)\) là mặt phẳng qua \(A\) và vuông góc với \(d\). Phương trình của \((P)\) là

\(2(x-1)+(y-2)+(z-2)=0\Leftrightarrow 2x+y+z-6=0.\)

Gọi \(H\) là giao điểm của \(d\) với \((P)\). Tọa độ của \(H\) là nghiệm của hệ

\(\begin{cases}\displaystyle\frac{x-6}{2}=\displaystyle\frac{y-1}{1}=\displaystyle\frac{z-5}{1}\\ 2x+y+z-6=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x=2\\ y=-1\\ z=3\end{cases}\Rightarrow H(2;-1;3).\)

\(B\) chính là điểm đối xứng với \(A\) qua \(H\). Suy ra \(B(3;-4;4)\).

Câu 117:

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(M(1;-2;2)\) và mặt phẳng \((P)\colon x+y-2z-1=0\). Tìm tọa độ hình chiếu vuông góc của \(M\) lên \((P)\).

Gọi \(d\) là đường thẳng qua \(M\) và vuông góc mặt phẳng \(\left ( P \right )\), suy ra \(d\) có VTCP \(\overrightarrow{a}=\overrightarrow{n}_{P}=\left (1;1;-2 \right )\).

Phương trình đường thẳng \(d\) là \(\begin{cases}x=1+t\\y=-2+t\\z=2-2t\end{cases}\).

Gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(M\) lên \((P)\).

Suy ra tọa độ của \(H\) thỏa hệ \(\begin{cases}x=1+t\\y=-2+t\\z=2-2t\\x+y-2z-1=0\end{cases}\)

\(\Rightarrow 1+t-2+t-2(2-2t)-1=0\Rightarrow t=1\).

\(\Rightarrow H(2;-1;0)\).

Câu 118:

Trong không gian \(Oxyz,\) cho đường thẳng \(d\) có phương trình \(\begin{cases}x=1+2t \\ y=t \\ z=2-t\end{cases}\). Gọi đường thẳng \(d'\) là hình chiếu vuông góc của đường thẳng \(d\) trên mặt phẳng \((Oxy)\). Tìm một véc-tơ chỉ phương đường thẳng \(d'\).

Gọi \(I\) là giao điểm của \(d\) và mp\((Oxy)\colon z=0\) \(\Rightarrow I(5;2;0)\).

Lấy \(A(3;1;1)\in d\). Gọi \(A'\) là hình chiếu vuông góc của \(A\) trên \((Oxy)\) \(\Rightarrow A'(3;1;0)\).

Vì \(d'\) là hình chiếu vuông góc của \(d\) trên \((Oxy)\) nên \(d'\) có \(1\) VTCP là \(\overrightarrow{IA'}=(-2;-1;0)\).

Câu 119:

Trong không gian \(Oxyz\) cho đường thẳng \(d\colon \begin{cases}x=2+t\\y=-3+2t\\z=1+3t\end{cases} ~t\in\mathbb{R}\). Gọi \(d'\) là hình chiếu vuông góc của \(d\) trên mặt phẳng tọa độ \(Oxz\). Viết phương trình đường thẳng \(d'\).

\(d\) đi qua \(M(2;-3;1)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;2;3)\).

Mặt phẳng \((Oxz)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(0;1;0)\) và có phương trình \(y=0\).

Suy ra \(\left[\overrightarrow{u},\overrightarrow{n}\right]=(-3;0;1)\).

Gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(M\) trên \(Oxz\Rightarrow H(2;0;1)\).

Suy ra \(d'\) là đường thẳng qua \(H(2;0;1)\) và nhận véc-tơ \(\overrightarrow{u'}=\left[\overrightarrow{n},\left[\overrightarrow{u},\overrightarrow{n}\right]\right]=(1;0;3)\) làm véc-tơ chỉ phương.

Vậy phương trình của \(d'\colon \begin{cases}x=2+t\\y=0\\z=1+3t\end{cases}~(t\in\mathbb{R})\).

Câu 120:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x + 2}{1} = \displaystyle\frac{y - 1}{1} = \displaystyle\frac{z - 2}{2}\). Viết phương trình đường thẳng \(d'\) là hình chiếu của \(d\) lên mặt phẳng \(\left(Oxy\right)\).

Phương trình mặt phẳng \(\left(Oxy\right)\colon z = 0 \Rightarrow d \cap \left(Oxy\right) = A\left(-3;0;0\right)\).

Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left(-2;1;2\right) \Rightarrow\) hình chiếu của \(M\) lên \(\left(Oxy\right)\) là \(B\left(-2;1;0\right)\).

Khi đó \(d'\) đi qua \(A, B \Rightarrow d'\) có một véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{AB} = \left(1;1;0\right) \Rightarrow d'\colon \begin{cases}x = - 3 + t\\y = t\\z = 0.\end{cases}\)

Câu 121:

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d\colon\displaystyle\frac{x-3}{1}=\displaystyle\frac{y-3}{3}=\displaystyle\frac{z}{2}\) và mặt phẳng \((P)\colon x+y-z+3=0\). Viết phương trình đường thẳng \(\Delta\) đi qua \(A(1;2;-1)\), cắt \(d\) và song song với mặt phẳng \((P)\).

Gọi \(B=d\cap\Delta\Rightarrow \begin{cases}B\in d\\B\in\Delta\end{cases}\Rightarrow \begin{cases}B(3+t;3+3t;2t)\\\overrightarrow{AB}=(2+t;1+3t;2t+1)\mbox{ là véc-tơ chỉ phương của }\Delta.\end{cases}\)

Mặt phẳng \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_{(P)}=(1;1;-1)\).

Vì \(\Delta \parallel(P)\) nên \(\overrightarrow{n}_{(P)}\cdot \overrightarrow{AB}=0\Leftrightarrow 2+t+1+3t-2t-1=0\Leftrightarrow 2t=-2\Leftrightarrow t=-1\).

Vậy đường thẳng \(\Delta\) đi qua \(A(1;2;-1)\) và nhận véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{AB}=(1;-2;-1)\) có phương trình là \(\displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y-2}{-2}=\displaystyle\frac{z+1}{-1}\).

Câu 122:

Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((R) \colon x+y-2z+2=0\) và đường thẳng \(\Delta_1 \colon \displaystyle\frac{x}{2}=\displaystyle\frac{y}{1}=\displaystyle\frac{z-1}{-1}\). Viết phương trình đường thẳng \(\Delta_2\) nằm trong mặt phẳng \((R)\) đồng thời cắt và vuông góc với \(\Delta_1\).

Gọi \(H =\Delta_1\cap (R)\). Khi đó tọa độ \(H\) thỏa mãn hệ

\(\begin{cases}\displaystyle\frac{x}{2}=\displaystyle\frac{y}{1}\\\displaystyle\frac{x}{2}=\displaystyle\frac{z-1}{-1}\\ x+y-2z=-2}\Leftrightarrow \begin{cases}x=0\\y=0\\z=1\end{cases}\Rightarrow H(0;0;1).\)

Ta có véc-tơ chỉ phương của \(\Delta_1\) là \(\overrightarrow{u}_1=(2;1;-1)\), véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((R)\) là \(\overrightarrow{n} =(1;1;-2) .\)

Đường thẳng \(\Delta_2\) nằm trong mặt phẳng \((R)\) và vuông góc với đường thẳng \(\Delta_1\) nên có véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}_2=\left[\overrightarrow{n},\overrightarrow{u}_1\right]=(1;-3;-1).\)

Vậy phương trình đường thẳng \(\Delta_2\) là \(\begin{cases}x=t\\y=-3t\\z=1-t}\).

Câu 123:

Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon 2x-2y+z=0\) và đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x+1}{2}=\displaystyle\frac{y}{2}=\displaystyle\frac{z}{-1}\). Gọi \(\Delta\) là một đường thẳng chứa trong \((P)\), cắt và vuông góc với \(d\). Véc-tơ \(\overrightarrow{u}=\left(a;1;b\right)\) là một véc-tơ chỉ phương của \(\Delta\). Tính tổng \(S=a+b\).

\((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;-2;1)\); \(d\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_d=(2;2;-1)\).

Ta có: \(\left[\overrightarrow{n},\overrightarrow{u}_d\right]=(0;4;8)=4(0;1;2)\).

Vậy \(\Delta\) có 1 véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{v}=(0;1;2)\Rightarrow \begin{cases}a=0 \\ b= 2\end{cases}\Rightarrow S=a+b=2\).

Câu 124:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai đường thẳng \(d_1\colon\displaystyle\frac{x-3}{1}=\displaystyle\frac{y+3}{-1}=\displaystyle\frac{z-5}{2}\); \(d_2\colon\displaystyle\frac{x-4}{-3}=\displaystyle\frac{y-1}{2}=\displaystyle\frac{z+2}{2}\) và mặt phẳng \((P)\colon 2x+3y-5z+1=0\). Viết phương trình đường thẳng vuông góc với \((P)\), cắt \(d_1\) và \(d_2\).

Gọi \(A\), \(B\) lần lượt là các giao điểm của đường thẳng \(d\) với các đường thẳng \(d_1\), \(d_2\). Khi đó, tọa độ của \(A\), \(B\) có dạng \(A(3+t;-3-t;5+2t)\), \(B(4-3s;1+2s;-2+2s)\).

\(\overrightarrow{AB}=\left(1-3s-t; 4+2s+t; -7+2s-2t\right)\).

Vì đường thẳng \(d\) vuông góc với mặt phẳng \((P)\) nên véc-tơ \(\overrightarrow{AB}\) cùng phương với véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;3;-5)\) của mặt phẳng \((P)\). Do đó, ta có

\begin{equation*}\displaystyle\frac{1-3s-t}{2}=\displaystyle\frac{4+2s+t}{3}=\displaystyle\frac{-7+2s-2t}{-5}.\end{equation*}

Suy ra \(s=0\) và \(t=-1\). Do đó, \(A(2;-2;3)\) và \(B(4;1;-2)\).

Đường thẳng \(d\) đi qua \(A\) và có nhận véc-tơ \(\overrightarrow{n}\) làm véc-tơ chỉ phương nên có phương trình \(\displaystyle\frac{x-2}{2}=\displaystyle\frac{y+2}{3}=\displaystyle\frac{z-3}{-5}.\)

Câu 125:

Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S) \colon x^2 + y^2 + z^2 - 2ax - 2by - 2cz + d = 0\) với \(a, b, c \in \mathbb{R}^+\). Biết mặt cầu \((S)\) cắt \(3\) mặt phẳng tọa độ \((Oxy)\), \((Oxz)\), \((Oyz)\) theo các giao tuyến là các đường tròn có bán kính cùng bằng \(\sqrt{13}\) và mặt cầu \((S)\) đi qua \(M(2;0;1)\). Tính \(a + b + c\).

Gọi \(I(a;b;c), a,b,c \in \mathbb{R}^+\) là tâm mặt cầu \((S)\).

Vì \((S)\) cắt \(3\) mặt phẳng tọa độ theo các đường tròn giao tuyến có bán kính bằng \(\sqrt{13}\) nên \[\mathrm{d}(I,(Oxy)) = \mathrm{d}(I,(Oyz)) = \mathrm{d}(I,(Oxz)) \Rightarrow a = b = c. \]

Ta có \(MI^2 = a^2 + 13 \Rightarrow a^2 - 3a - 4 = 0 \Rightarrow a = 4\).

Vậy \(a + b + c = 12\).

}

Câu 126:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) song song và cách đều hai đường thẳng \(d_1\colon \displaystyle\frac{x-2}{-1}=\displaystyle\frac{y}{1}=\displaystyle\frac{z}{1}\) và \(d_2\colon \displaystyle\frac{x}{2}=\displaystyle\frac{y-1}{-1}=\displaystyle\frac{z-2}{-1}\).

Đường thẳng \(d_1\) và \(d_2\) có véc-tơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{u}_1=(-1;1;1)\) và \(\overrightarrow{u}_2=(2;-1;-1).\)

Suy ra mặt phẳng \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=[\overrightarrow u_1;\overrightarrow u_2]=(0;1;-1),\) do đó \((P)\colon y-z+D=0.\)

Lấy \(M(2;0;0)\in d_1\) và \(N(0;1;2)\in d_2,\) mặt phẳng \((P)\) cách đều hai đường thẳng \(d_1\) và \(d_2\) khi

\(\mathrm{d}(M;(P))=\mathrm{d}(N;(P))\Leftrightarrow \displaystyle\frac{|2+D|}{\sqrt{2}}=\displaystyle\frac{|1-2+D|}{\sqrt{2}}\Leftrightarrow D=-\displaystyle\frac{1}{2}.\)

Vậy phương trình của mặt phẳng \((P)\) là \(y-z-\displaystyle\frac{1}{2}=0\) hay \(2y-2z-1=0\).

Câu 127:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(\displaystyle\frac{x-1}{1} = \displaystyle\frac{y-2}{2} = \displaystyle\frac{z-3}{-2}\). Gọi \((P)\) là mặt phẳng chứa đường thẳng \(d\) và song song với trục \(Ox\). Viết phương trình mặt phẳng \((P)\).

\((P)\) chứa đường thẳng \(d\) và song song với trục \(Ox\) nên có vec-tơ pháp tuyến

\[\overrightarrow{n_P} = \overrightarrow{u_d} \wedge \overrightarrow{i} = (0;-2;-2).\]

\((P)\) chứa \(d\) do đó đi qua điểm \(M(1;2;3)\).

Vậy phương trình của \((P)\) là

\[-2(y-2)-2(z-3) =0 \Leftrightarrow y+z-5=0.\]

Câu 128:

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A(1;2;-1)\), đường thẳng \(d\) có phương trình \(\displaystyle\frac{x-3}{1}=\displaystyle\frac{y-3}{3}=\displaystyle\frac{z}{2}\) và mặt phẳng \((\alpha)\) có phương trình \(x+y-z+3=0\). Viết phương trình đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(A\), cắt \(d\) và song song với mặt phẳng \((\alpha)\).

Dễ có \(\overrightarrow{u_d}(1;3;2)\) là véc-tơ chỉ phương của \(d\).

Gọi \((P)\) là mặt phẳng chứa \(A\) và đường thẳng \(d\). Lấy \(M(3;3;0)\in d\), ta được \(AM\subset (P)\) và \(\overrightarrow{AM}(2;1;1).\) Vì đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(A\), cắt \(d\) nên \(\Delta\) nằm trong \((P)\).

Gọi \(\overrightarrow{n_P}\) là véc-tơ pháp tuyến của \((P)\). Do \(d\) và \(AM\) nằm trong \((P)\) nên \(\begin{cases}\overrightarrow{n_P}\perp\overrightarrow{AB}\\\overrightarrow{n_P}\perp\overrightarrow{u_d}.\end{cases}\)

Ta chọn \(\overrightarrow{n_P}=[\overrightarrow{u_d};\overrightarrow{AM}]=(1;3;-5)\).

Gọi \(\overrightarrow{u_\Delta}\) là véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(\Delta\), \(\overrightarrow{n_\alpha}(1;1;-1)\) là véc-tơ pháp tuyến của \((\alpha)\).

Vì \(\Delta \parallel (\alpha)\) nên

\(\overrightarrow{u_\Delta}\perp\overrightarrow{n_\alpha}\). Lại có \(\Delta\subset (P)\) nên \(\overrightarrow{u_\Delta}\perp\overrightarrow{n_P}\). Do đó, \(\begin{cases}\overrightarrow{u_\Delta}\perp\overrightarrow{n_\alpha}\\\overrightarrow{u_\Delta}\perp\overrightarrow{n_P}.\end{cases}\)

Ta có \([\overrightarrow{n_P};\overrightarrow{n_\alpha}]=(2;-4;-2)\) nên \(\overrightarrow{n_\Delta}=(1;-2;-1)\) là véc tơ chỉ phương của \(\Delta\).

Phương trình của \(\Delta\) là \(\displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y-2}{-2}=\displaystyle\frac{z+1}{-1}.\)

Câu 129:

Trong không gian \(0xyz\), cho mặt phẳng \((P) \colon 5x+my+4z+n=0\) đi qua giao tuyến của hai mặt phẳng \((\alpha) \colon 3x-7y+z-3=0\) và \((\beta) \colon x-9y-2z+5=0\). Tính \(m+n\).

Dễ thấy các điểm \(A\left(\displaystyle\frac{1}{7}; 0; \displaystyle\frac{18}{7}\right)\); \(B\left(\displaystyle\frac{31}{10};\displaystyle\frac{9}{10};0 \right)\) thuộc giao tuyến hai mặt phẳng \((\alpha)\) và \((\beta)\).

Theo giả thiết có \(\begin{cases}5\cdot \displaystyle\frac{1}{7}+m\cdot 0 +4\cdot \displaystyle\frac{18}{7}+n=0\\ 5\cdot \displaystyle\frac{31}{10}+m\cdot \displaystyle\frac{9}{10}+4\cdot 0 +n =0\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}m=-5\\n=-11\end{cases}\).

Vậy \(m+n=-16\).

Câu 130:

Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P) \colon x + 2y + z - 4 = 0\), đường thẳng \(d \colon \displaystyle\frac{x+1}{2} = \displaystyle\frac{y}{1} = \displaystyle\frac{z+2}{3}\). Viết phương trình đường thẳng \(\Delta\) nằm trong mặt phẳng \((P)\), đồng thời cắt và vuông góc với đường thẳng \(d\).

Gọi \(M\) là giao điểm của \(d\) và \((P)\). Tọa độ \(M\) là nghiệm của hệ

\begin{align*}\begin{cases} \displaystyle\frac{x+1}{2} = \displaystyle\frac{y}{1} = \displaystyle\frac{z+2}{3}\\ x + 2y + z - 4 = 0} \Rightarrow M(1;1;1).\end{align*}

Vì \(\Delta\) nằm trong mặt phẳng \((P)\) nên véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n} = (1;2;1)\) vuông góc với \(\Delta\).

Mặt khác \(\Delta \perp d\) nên vec-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u} = (2;1;3)\) vuông góc với \(\Delta\).

Suy ra vec-tơ chỉ phương của \(d\)

\begin{align*}\overrightarrow{u_d} = \left[\overrightarrow{n},\overrightarrow{u}\right] = (5;-1;-3).\end{align*}

Suy ra phương trình đường thẳng \(d\)

\begin{align*}\displaystyle\frac{x-1}{5} = \displaystyle\frac{y-1}{-1} = \displaystyle\frac{z-1}{-3}.\end{align*}

Câu 131:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(4;6;2)\) và \(B(2;-2;0)\) và mặt phẳng \((P)\colon x+y+z=0\). Xét đường thẳng \(d\) thay đổi thuộc \((P)\) và đi qua \(B\), gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(A\) trên \(d\). Biết rằng khi \(d\) thay đổi thì \(H\) thuộc một đường tròn cố định. Tính bán kính \(R\) của đường tròn đó.

Image

Gọi \(I\) là trung điểm của \(AB\).

Ta có \(I(3;2;1)\), \(IA=\sqrt{1+16+1}=3\sqrt{2}\).

Do \(AH\perp HB\).

nên \(H\) thuộc mặt cầu tâm \(I\) bán kính \(IA\).

Suy ra \(H\) thuộc một đường tròn \((C)\) là giao của mặt cầu tâm \(I\) và mặt phẳng \((P)\).

\(\mathrm{d}(I,(P))=\displaystyle\frac{|3+2+1|}{\sqrt{1+1+1}}=2\sqrt{3}\).

Bán kính đường tròn \((C)\) là \(r=\sqrt{IA^2-\left(\mathrm{d}(I,(P))\right)^2}=\sqrt{6}\).

Câu 132:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(\Delta\colon \displaystyle\frac{x}{2}=\displaystyle\frac{y+1}{-3}=\displaystyle\frac{z+4}{-3}\) và mặt phẳng \((P)\colon 2x+y-z-3=0\). Viết phương trình đường thẳng \(d\) đi qua \(M(2;-3;-4)\) cắt đường thẳng \(\Delta\) và mặt phẳng \((P)\) lần lượt tại \(A\), \(B\) sao cho \(M\) là trung điểm của \(AB\).

Giả sử đường thẳng \(d\) cắt đường thẳng \(\Delta\) tại điểm \(A(2a;-1-3a;-4-3a)\).

Do \(M\) là trung điểm của \(AB\) nên ta có \(B(4-2a;-5+3a;-4+3a)\in (P)\), từ đó ta có

\(2(4-2a)+(-5+3a)-(-4+3a)-3=0\Leftrightarrow 4-4a=0\Leftrightarrow a=1\).

Suy ra \(A(2;-4;-7)\) và \(\overrightarrow{AM}=(0;1;3)\) là véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(d\).

Vậy phương trình của đường thẳng \(d\) là \(\begin{cases}x=2\\y=-3+t\\ z=-4+3t\end{cases},\,t\in \mathbb{R}\).

Câu 133:

Cho đường thẳng \(d \colon \displaystyle\frac{x}{2}=\displaystyle\frac{y-2}{-3}=\displaystyle\frac{z+1}{2}\) và mặt phẳng \((P) \colon x-y-z-2=0\). Viết phương trình hình chiếu vuông góc của \(d\) trên \((P)\).

Đường thẳng \(d\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_d=(2;-3;2)\) và mặt phẳng \((P)\) có vtpt \(\overrightarrow{n}_P=(1;-1;-1)\).

Gọi \((Q)\) là mặt phẳng chứa \(d\) và vuông góc với \((P)\).

\((Q)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_Q=[\overrightarrow{u}_d,\overrightarrow{n}_P]=(5;4;1)\) và \(A(0;2;-1) \in d \subset (Q)\) suy ra

\[(Q) \colon 5x+4y+z-7=0.\]

Khi đó hình chiếu vuông góc của \(d\) trên \((P)\) chính là đường thẳng \(d'\) là giao tuyến của \((P)\) và \((Q)\).

\(d'\) có một véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_{d'}=[\overrightarrow{n}_P,\overrightarrow{n}_Q]=(3;-6;9)\). Vậy \(d'\) có một véc-tơ chỉ phương khác là \(\overrightarrow{u}=(-1;2;-3)\). Lấy \(B(1;1;-2) \in (P) \cap (Q)\), ta có \(B\in d'\).

Vậy phương trình hình chiếu vuông góc của \(d\) trên \((P)\) là \(\begin{cases} x= 1-t \\ y = 1+2t \\ z = -2-3t.\end{cases}\)

Câu 134:

Trong không gian với \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P): 2x-y+z-10=0\) và đường thẳng \(d \colon \displaystyle\frac{x+2}{2}=\displaystyle\frac{y-1}{1}=\displaystyle\frac{z-1}{-1}\). Đường thẳng \(\Delta\) cắt \((P)\) và \(d\) lần lượt tại \(M\) và \(N\) sao cho \(A(1;3;2)\) là trung điểm \(MN\). Tính độ dài đoạn \(MN\).

\(N(2t-2;t+1;-t+1)\), \(A(1;3;2)\) là trung điểm \(MN\) suy ra \(M(4-2t;5-t;3+t)\), \(M \in (P)\), ta có phương trình \(2(4-2t)-(5-t)+3+t-10=0 \Leftrightarrow -4-2t=0 \Leftrightarrow t=-2.\)

Khi đó \(N(-6;-1;3)\), \(AN= \sqrt{7^2+4^2+1^2} =2\sqrt{16{,}5}\). Suy ra \(MN=4\sqrt{16{,}5}\).

Câu 135:

Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng \((P)\) song song và cách đều hai đường thẳng \(d_1\colon \displaystyle\frac{x-2}{-1}=\displaystyle\frac{y}{1}=\displaystyle\frac{z}{1}\) và \(d_2\colon \displaystyle\frac{x}{2}=\displaystyle\frac{y-1}{-1}=\displaystyle\frac{z-2}{-1}\).

Đường thẳng \(d_1,d_2\) lần lượt có véc-tơ chỉ phương là: \(\overrightarrow{u}_1=(-1;1;1),\overrightarrow{u}_2=(2;-1;-1)\).

Vì \((P)\) song song với hai đường thẳng \(d_1,d_2\) nên \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến là

\(\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{u}_1,\overrightarrow{u}_2 \right]=(0;1;-1).\)

Khi đó \((P)\) có phương trình dạng \(2y-2z+c=0\).

Ta có \(A(2;0;0)\in d_1\), \(B(0;1;2)\in d_2\).

Vì \((P)\) cách đều \(d_1,d_2\) nên \(\mathrm{d}\left(A,(P)\right)=\mathrm{d}\left(B,(P)\right) \Leftrightarrow \left|c\right|=\left|c-2\right| \Leftrightarrow c=1.\)

Vậy phương trình mặt phẳng \((P)\) là \(2y-2z+1=0\).

Câu 136:

Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(2;0;0)\), \(B(0;2;0)\), \(C(0;0;2)\) và \(D\) là điểm đối xứng của gốc tọa độ \(O\) qua mặt phẳng \((ABC)\). Điểm \(I(a,b,c)\) là tâm mặt cầu đi qua bốn điểm \(A\), \(B\), \(C\), \(D\). Tính giá trị của biểu thức \(P=a+2b+3c\).

Ta có

+) \((ABC)\colon \displaystyle\frac{x}{2}+\displaystyle\frac{y}{2}+\displaystyle\frac{z}{2}=1\) và \(\triangle ABC\) là tam giác đều.

+) Gọi \(d\colon\begin{cases}\text{Qua } O(0,0,0)\\\text{Vuông góc }(ABC)\end{cases}\Rightarrow d\colon\begin{cases}x=t\\y=t\\z=t\end{cases}\quad(t\in\mathbb{R})\).

+) Gọi \(M=d\cap(ABC) \Rightarrow M\left(\displaystyle\frac{2}{3};\displaystyle\frac{2}{3};\displaystyle\frac{2}{3} \right)\).

+) \(\overrightarrow{OM}=\overrightarrow{MD} \Leftrightarrow \overrightarrow{OD}=2\overrightarrow{OM} \Rightarrow D\left(\displaystyle\frac{4}{3};\displaystyle\frac{4}{3};\displaystyle\frac{4}{3} \right)\).

Ta có \(I\in d\) nên \(\exists t\in\mathbb{R}\) sao cho \(I(t;t;t)\), mặt khác \(I\) là tâm mặt cầu nên

\(AI^2=DI^2 \Leftrightarrow (t-2)^2+t^2+t^2=3\left(t-\displaystyle\frac{4}{3}\right)^2 \Leftrightarrow t=\displaystyle\frac{1}{3}.\)

Vậy \(I\left(\displaystyle\frac{1}{3};\displaystyle\frac{1}{3};\displaystyle\frac{1}{3} \right) \Rightarrow P=2\).

Câu 137:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x-2}{3}=\displaystyle\frac{y+1}{1}=\displaystyle\frac{z+5}{-1}\) và mặt phẳng \((P)\colon 2x-3y+z-6=0\). Viết phương trình của đường thẳng nằm trong mặt phẳng \((P)\), cắt và vuông góc với \(d\).

Phương trình tham số của đường thẳng \(d\colon \begin{cases}x=2+3t\\y=-1+t\\z=-5-t\end{cases}\).

Tọa độ giao điểm \(M\) của \(d\) và \((P)\) là nghiệm của phương trình \(2(2+3t)-3(-1+t)-5-t-6=0\Leftrightarrow t=2\Rightarrow M(8;1;-7).\(Véc-tơ chỉ phương của \(\Delta\) là \(\overrightarrow{u}=\left[\overrightarrow{u}_d;\overrightarrow{n}_{(P)} \right]=(-2;-5;-11)=-1\cdot (2;5;11)\).

Đường thẳng \(\Delta\) nằm trong \((P)\) cắt và vuông góc với \(d\) suy ra \(\Delta\) đi qua \(M\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(2;5;11)\).

Phương trình chính tắc của \(d\colon \displaystyle\frac{x-8}{2}=\displaystyle\frac{y-1}{5}=\displaystyle\frac{z+7}{11}\).

Câu 138:

Trong không gian \(Oxy\), cho đường thẳng \(\Delta\colon \displaystyle\frac{x-a}{1}=\displaystyle\frac{y+1}{2}=\displaystyle\frac{z}{b}\) và mặt phẳng \(\left(P\right)\colon x+2y-z+1=0\). Biết đường thẳng \(\Delta\) thuộc mặt phẳng \(\left(P\right)\). Tính \(M=a+b\).

Gọi \(\overrightarrow{n}_{P}\) và \(\overrightarrow{u}_{\Delta}\) lần lượt là véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\left(P\right)\) và véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(\Delta\).

Ta có \(\overrightarrow{n}_{P}\left(1;2;-1\right),\,\overrightarrow{n}_{\Delta}\left(1;2;b\right)\).

Vì \(\Delta \subset \left(P\right)\) nên \(\overrightarrow{n}_{P}\cdot \overrightarrow{u}_{\Delta}=0\Leftrightarrow 1+4-b=0\Leftrightarrow b=5\).

Trên \(\Delta\) ta lấy điểm \(M\left(a;-1;0\right)\).

Vì \(M \in \left(P\right)\) nên ta có \(a-2-0+1=0\Leftrightarrow a=1\).

Vậy \(M=a+b=1+5=6\).

Câu 139:

Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\colon x^2+y^2+z^2-2x+2z+1=0\) và đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x}{1}=\displaystyle\frac{y-2}{1}=\displaystyle\frac{z}{-1}\). Hai mặt phẳng \((P)\), \((P')\) chứa \(d\) và tiếp xúc với \((S)\) tại \(T\) và \(T'\). Tìm tọa độ trung điểm \(H\) của \(TT'\).

Image

Mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(1;0;-1)\) và bán kính \(R=1\).

Gọi \((\alpha)\) là mặt phẳng đi qua \(I\) và vuông góc với \(d\), suy ra \((\alpha)\colon x+y-z-2=0\).

Gọi \(M=d \cap (\alpha)\), tọa độ điểm \(M\) thỏa hệ

\[\begin{cases}\displaystyle\frac{x}{1}=\displaystyle\frac{y-2}{1}=\displaystyle\frac{z}{-1}\\x+y-z-2=0\end{cases}\,\Rightarrow\, M(0;2;0).\]

Tam giác \(ITM\) vuông tại \(T\) và \(TH\) là đường cao nên

\[IT^2=IH\cdot IM \,\Rightarrow\, IH=\displaystyle\frac{1}{6}.\]

Ta có

\[\overrightarrow{IH}=\displaystyle\frac{1}{6}\overrightarrow{IM} \,\Rightarrow\, H\left(\displaystyle\frac{5}{6};\displaystyle\frac{1}{3};-\displaystyle\frac{5}{6}\right).\]

Câu 140:

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A\left(1;2;0\right)\), đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x - 1}{2} = \displaystyle\frac{y + 1}{- 1} = \displaystyle\frac{2 - z}{- 1}\) và mặt phẳng \(\left(P\right)\colon x + 2y - z + 3 = 0\). Biết \(\Delta\) là đường thẳng đi qua \(A\) và song song với \(d\). Tìm tọa độ giao điểm của \(\Delta\) và \(\left(P\right)\).

Đường thẳng \(\Delta\) đi qua \(A\) và song song với \(d\) có phương trình \(\Delta\colon \displaystyle\frac{x - 1}{2} = \displaystyle\frac{y - 2}{- 1} = \displaystyle\frac{z}{- 1}\).

Tọa độ giao điểm của \(\Delta\) và \(\left(P\right)\) là nghiệm của hệ \(\begin{cases}\displaystyle\frac{x - 1}{2} = \displaystyle\frac{y - 2}{- 1} = \displaystyle\frac{z}{- 1}\\x + 2y - z + 3 = 0\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x = 17\\y = - 6\\z = 8\end{cases} \Rightarrow B\left(17;-6;8\right)\).

Câu 141:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(\Delta\) có phương trình \(\displaystyle\frac{x-1}{2}=\displaystyle\frac{y}{1}=\displaystyle\frac{z+1}{-1}\) và mặt phẳng \((P)\colon 2x-y+2z-1=0\). Viết phương trình mặt phẳng \((Q)\) chứa \(\Delta\) và tạo với \((P)\) một góc nhỏ nhất.

Đường thẳng

\(\Delta: \begin{cases} \,\ \text{đi qua điểm}\,\ M(1;0;-1)\\\,\ \text{có véc-tơ chỉ phương} \,\ \overrightarrow{u}_{\Delta}=(2;1;-1).\end{cases}\)

Gọi \(\overrightarrow{n}_{Q}=(a;b;c)\) là véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((Q)\).

Ta có \(\overrightarrow{n}_{Q}\cdot\overrightarrow{u}_{\Delta}=0\Rightarrow 2a+b-c=0 \Rightarrow c=2a+b\).

Gọi \(\alpha\) là góc giữa \((P)\) và \((Q)\) thì \(\alpha\) nhỏ nhất khi \(\cos \left((P);(Q)\right)\) lớn nhất.

\(\cos \alpha =\displaystyle\frac{|2a-b+2c|}{3\sqrt{a^2+b^2+c^2}}= \displaystyle\frac{|6a+b|}{3\sqrt{5a^2+2b^2+4ab}}=P\)

\(\Rightarrow P^2=\displaystyle\frac{\left(36a^2+12ab+b^2\right)}{9\left(5a^2+2b^2+4ab\right)}\).

Chia 2 vế phương trình cho \(b^2\), đặt \(t=\displaystyle\frac{a}{b}\) ta được

\(9P^2=\displaystyle\frac{36t^2+12t+1}{5t^2+4t+2}=f(t)\).

\(f'(t)=0\Leftrightarrow \displaystyle\frac{84t^2+134t+20}{\left(5t^2+4t+2\right)^{2}}=0 \Leftrightarrow 84t^2+134t+20=0 \Leftrightarrow t=-\displaystyle\frac{10}{7};\, t=-\displaystyle\frac{1}{6}.\)

Bảng biến thiên

Image

Ta có \(\max f(t)=f\left(-\displaystyle\frac{10}{7}\right)\) nên \(P_{\max}\) ứng với \(t=-\displaystyle\frac{10}{7}=\displaystyle\frac{a}{b}\).

Cho \(a=-10;b=7\Rightarrow c=-13\). Vậy \(\overrightarrow{n}_Q=\left(-10;7;-13\right)=-\left(10;-7;13\right)\).

Câu 142:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(1;-2;-3)\), \(B(1;1;1)\) và hai đường thẳng \(\Delta_1 \colon \displaystyle\frac{x-2}{1} = \displaystyle\frac{y-2}{4} = \displaystyle\frac{z+6}{-3}\), \(\Delta_2 \colon \displaystyle\frac{x-2}{1} = \displaystyle\frac{y+3}{-4} = \displaystyle\frac{z-4}{3}\). Gọi \(m\) là số mặt phẳng \((P)\) tiếp xúc với mặt cầu đường kính \(AB\) đồng thời song song với cả hai đường thẳng \(\Delta_1, \Delta_2\); \(n\) là số mặt phẳng \((Q)\) sao cho khoảng cách từ \(A\) đến \((Q)\) bằng \(15\), khoảng cách từ \(B\) đến \((Q)\) bằng \(10\). Tính \(m+n\).

Véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(\Delta_1\) là \(\overrightarrow{u}_1=(1;4;-3)\).

Véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(\Delta_2\) là \(\overrightarrow{u}_1=(1;-4;3)\).

Tọa độ trung điểm \(I\) của đoạn thẳng \(AB\) là \(I(1;-\displaystyle\frac{1}{2};-1)\).

Ta có \(AB=5\), \(IA=IB=\displaystyle\frac{5}{2}\).

Tìm số mặt phẳng \((P)\).

Do \((P)\) song song với \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) nên véc-tơ pháp tuyến của \((P)\) là \(\overrightarrow{n}=\left[ \overrightarrow{u}_1, \overrightarrow{u}_2 \right]=(0;-6;-8)\).

Phương trình mặt phẳng \((P)\) có dạng \(3y+4z+a=0\). Do \((P)\) tiếp xúc với mặt cầu đường kính \(AB\) nên \(d \left(I, (P)\right) = IA \Leftrightarrow \displaystyle\frac{\left|-\displaystyle\frac{11}{2} + a \right|}{5} = 5 \Leftrightarrow \left|-\displaystyle\frac{11}{2} + a \right|=1 \Leftrightarrow \hoac{a=\displaystyle\frac{13}{2}\\ a=\displaystyle\frac{9}{2}}\).

Vậy có hai mặt phẳng \((P)\). Suy ra \(n=2\).

Tìm số mặt phẳng \((Q)\).

Xét mặt cầu tâm \(A\) bán kính bằng \(15\) và mặt cầu tâm \(B\) bán kính bằng \(10\). Do \(AB=5\) nên mặt cầu \((A,15)\) và mặt cầu \((B,10)\) tiếp xúc trong và mặt cầu \((B,10)\) nằm bên trong mặt cầu \((A,15)\).

Ta có \(d\left(A,(Q)\right)=15\) và \(d\left(A,(P)\right)=10\) nên mặt phẳng \((Q)\) tiếp xúc với cả hai mặt cầu \((A,15)\) và \((B,10)\). Do đó mặt phẳng \((Q)\) tiếp xúc với hai mặt cầu này tại tiếp điểm của hai mặt cầu đó. Chỉ có một mặt phẳng \((Q)\) thỏa mãn. Suy ra \(m=1\).

Vậy \(m+n=1+2=3\).

Câu 143:

Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\colon x^2 + y^2 + z^2 -2x -4y +6z -13 =0\) và đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x+1}{1}=\displaystyle\frac{y+2}{1}=\displaystyle\frac{z-1}{1}\). Điểm \(M(a;b;c)\)\ (với \(a < 0\)) trên đường thẳng \((d)\) sao cho từ \(M\) kẻ được ba tiếp tuyến \(MA, MB, MC\) đến mặt cầu \((S)\)\ (\(A, B, C\) là các tiếp điểm) thỏa mãn các góc \(\widehat{AMB} = 60^\circ; \widehat{BMC} = 90^\circ; \widehat{CMA} = 120^\circ\). Tính \(abc\).

Ta có \(MA=MB=MC\).

Mặt cầu \((S)\): Tâm \(I(1,2,-3)\) và \(R=\sqrt{27}\).

Vì \(IA=IB=IC \Rightarrow MI \perp (ABC); \widehat{AMB}=60^\circ; \widehat{BMC}=90^\circ; \widehat{CMA}=120^\circ\).

Nên \(\Delta ABC\) vuông tại \(B\). Gọi \(N\) là trung điểm \(AC\) thì \(N \in MI\).

Xét \(\Delta MIA\) vuông tại \(A \colon IA = R = \sqrt{27}.\)

Ta có\(\widehat{AMI} = \displaystyle\frac{1}{2}\widehat{AMC} = 60^\circ \Rightarrow MI = \displaystyle\frac{AI}{\sin 60^\circ} = 6.\)

Vì \(M \in d \Rightarrow M(t-1;t-2;t+1)\), lại có \(MI=6 \Rightarrow t=0\) (do \(a<0\)).

Vậy \(M(-1;-2;1) \Rightarrow abc=2.\)

Câu 144:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(\Delta \colon \displaystyle\frac{x-2}{2}=\displaystyle\frac{y}{1}=\displaystyle\frac{z-2}{2}\) và điểm \(A(3;5;3)\). Viết phương trình mặt phẳng \((P)\) chứa \(\Delta\) sao cho khoảng cách từ \(A\) tới \((P)\) là lớn nhất.

Gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(A\) trên \(\Delta\), suy ra \(H(2+2t;t;2+2t)\).

Ta có \(\overrightarrow{u}=(2;1;2)\) là véc-tơ chỉ phương của \(d\), lại có \(\overrightarrow{AH}=(2t-1;t-5;2t-1)\).

Vì \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(A\) trên \(\Delta\) nên

\begin{eqnarray*}\overrightarrow{u} \perp \overrightarrow{AH} \Leftrightarrow \overrightarrow{u} \cdot \overrightarrow{AH}=0 \Leftrightarrow 2(2t-1)+t-5+2(2t-1)=0 \Leftrightarrow t=1.\end{eqnarray*}

Vậy \(H(4;1;4)\).

Gọi \(M\) là hình chiếu vuông góc của \(A\) trên \((P)\) ta luôn có \(AM \leq AH\) nên \(\mathrm{d}(A,(P)) \leq \mathrm{d}(A,\Delta)\). Do đó khoảng cách từ \(A\) đến \((P))\) lớn nhất khi \(M \equiv H\) hay \(AH \perp (P)\).

Như vậy mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(H(4;1;4)\) và nhận \(\overrightarrow{AH}=(1;-4;1)\) làm véc-tơ pháp tuyến. Phương trình của mặt phẳng \((P)\) là \(x-4y+z-4=0\).

Câu 145:

Trong không gian \(Oxyz\), gọi \(H\) là hình chiếu của điểm \(A\left(-1;\,-1;\,-4\right)\) lên đường thẳng \(\Delta \colon \displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y+1}{1}=\displaystyle\frac{z}{-2}\). Tìm hoành độ điểm \(H\).

\(\Delta \colon \displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y+1}{1}=\displaystyle\frac{z}{-2} \Rightarrow \Delta:\left\{\begin{aligned}&x=1+t \\&y=-1+t \\&z=-2t\end{aligned}\right.,\,\left(t\in \mathbb{R}\right)\).

Đường thẳng \(\Delta\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u_{\Delta}}=\left(1;\,1;\,-2\right)\).

\(H\in \left(\Delta \right) \Rightarrow H\left(1+t;\,-1+t;\,-2t\right)\).

\(\overrightarrow{AH}=\left(2+t;\,t;\,4-2t\right)\).

\(H\) là hình chiếu của \(A\) lên \(\Delta\) \(\Rightarrow \overrightarrow{AH}\perp \overrightarrow{u_{\Delta}} \Leftrightarrow \overrightarrow{AH} \cdot \overrightarrow{u_{\Delta}}=0 \Leftrightarrow 2+t+t-2 \cdot (4-2t)=0 \Leftrightarrow t=1\).

\(\Rightarrow H\left(2;0;-2\right)\).

Câu 146:

Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon x+y+z-3=0\) và đường thẳng \(d\colon\displaystyle\frac{x+2}{2}=\displaystyle\frac{y+1}{-1}=\displaystyle\frac{z}{3}\). Viết phương trình hình chiếu vuông góc của đường thẳng \(d\) trên mặt phẳng \((P)\).

\((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1;1;1)\).

\(d\) qua \(A(-2;-1;0)\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(2;-1;3)\).

Gọi \(\Delta\) là hình chiếu vuông góc của đường thẳng \(d\) trên mặt phẳng \((P)\).

Gọi \((Q)\) là mặt phẳng chứa \(d\) và vuông góc với mặt phẳng \((P)\), khi đó véc-tơ pháp tuyến của \((Q)\) là \(\overrightarrow{m}=\overrightarrow{n}\wedge\overrightarrow{u}=(4;-1;-3)\Rightarrow (Q)\colon 4(x+2)-(y+1)-3z=0\Rightarrow (Q)\colon 4x-y-3z+7=0\).

Đường thẳng \(\Delta\) là giao tuyến của \((Q)\) và \((P)\), tọa độ điểm chung của hai mặt phẳng là nghiệm của hệ phương trình:

\begin{eqnarray*}\begin{cases}4x-y-3z+7=0\\x+y+z-3=0\end{cases}&\Leftrightarrow &\begin{cases}5x-2z+4=0\\x+y+z-3=0\end{cases}\\ &\Leftrightarrow &\begin{cases}x=-\displaystyle\frac{2}{7}t+\displaystyle\frac{2}{7}\\y=t\\z=-\displaystyle\frac{5}{7}t+\displaystyle\frac{19}{7}\end{cases},t\in\mathbb{R}.\end{eqnarray*}

Do đó \(\Delta\) qua điểm \((0;1;2)\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{k}=(2;-7;5)\Rightarrow\Delta\colon\displaystyle\frac{x}{2}=\displaystyle\frac{y-1}{-7}=\displaystyle\frac{z-2}{5}\).

Câu 147:

Trong không gian \(Oxyz\), cho \(2\) đường thẳng \(d_1\colon \displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y+2}{1}=\displaystyle\frac{z-1}{2}\) và \(d_2\colon \displaystyle\frac{x-1}{2}=\displaystyle\frac{y-1}{1}=\displaystyle\frac{z+2}{1}\). Mặt phẳng \((P)\colon x+ay+bz+c=0\,\,(c>0)\) song song với \(d_1\), \(d_2\) và khoảng cách từ \(d_1\) đến \((P)\) bằng \(2\) lần khoảng cách từ \(d_2\) đến \((P)\). Tính \(a+b+c\).

\((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1,a,b)\), \(d_1\) đi qua điểm \(M(1,-2,1)\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(1,1,2)\) và \(d_2\) đi qua điểm \(N(1,1,-2)\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_2=(2,1,1)\).

Vì \((P)\) song song với \(d_1, d_2\) nên \(\begin{cases}a+2b+1=0\\a+b+2=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}a=-3\\b=1\end{cases}\). Suy ra \((P)\colon x-3y+z+c=0\).

Mặt khác

\begin{eqnarray*}\mathrm{d}(d_1,(P))=2\mathrm{d}(d_2,(P))&\Leftrightarrow& \mathrm{d}(M,(P))=2\mathrm{d}(N,(P))\\&\Leftrightarrow& |c+8|=2|c-4|\\&\Leftrightarrow& c+8=2(c-4);\, c+8=-2(c-4)\\&\Leftrightarrow& c=16;\,c=0.\end{eqnarray*}

Do \(c>0\) suy ra \(c=16\). Vậy \(a+b+c=-3+1+16=14\).

Câu 148:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x-3}{1}=\displaystyle\frac{y-3}{1}=\displaystyle\frac{z-2}{1}\) và mặt phẳng \((\alpha)\colon x+y-z-1=0\). Viết phương trình đường thẳng \(\Delta\) là hình chiếu vuông góc của đường thẳng \(d\) trên mặt phẳng \((\alpha)\).

Gọi \(A\) là giao điểm của \(d\) và \((\alpha)\). Ta có hệ phương trình \(\left\{\begin{aligned} &\displaystyle\frac{x-3}{1}=\displaystyle\frac{y-3}{1}\\ &\displaystyle\frac{y-3}{1}=\displaystyle\frac{z-2}{1}\\ &x+y-z-1=0 \end{aligned} \right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &x-y=0\\ &y-z=1\\ &x+y-z=1 \end{aligned} \right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &x=0\\ &y=0\\ &z=-1 \end{aligned} \right. \Rightarrow A(0;0;-1).\)

Đường thẳng \(d\) qua điểm \(A(3;3;2)\). Gọi \(d'\) là đường thẳng qua \(A\) và vuông góc \((\alpha)\), \(d'\) có phương trình là \(\displaystyle\frac{x-3}{1}=\displaystyle\frac{y-3}{1}=\displaystyle\frac{z-2}{-1}\).

Gọi \(B\) là giao điểm của \(d'\) và \((\alpha)\). Ta có hệ phương trình \(\left\{\begin{aligned} &\displaystyle\frac{x-3}{1}=\displaystyle\frac{y-3}{1}\\ &\displaystyle\frac{y-3}{1}=\displaystyle\frac{z-2}{-1}\\ &x+y-z-1=0 \end{aligned} \right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &x-y=0\\ &-y-z=-5\\ &x+y-z=1 \end{aligned} \right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &x=2\\ &y=2\\ &z=3 \end{aligned} \right.\Rightarrow B(2;2;3).\)

Khi đó, đường thẳng \(\Delta\) qua \(A\), \(B\) chính là hình chiếu vuông góc của \(d\) lên \((\alpha)\). Ta có \(\overrightarrow{AB}=(2;2;4)\). Gọi \(I\) là trung điểm \(AB\) suy ra \(I(1;1;1)\).

Đường thẳng \(\Delta\) qua \(I\) nhận một véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{n}=(1;1;2)\) có phương trình là \(\displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y-1}{1}=\displaystyle\frac{z-1}{2}.\)

Câu 149:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai đường thẳng \(\break d_1\colon \displaystyle\frac{x-3}{-1}=\displaystyle\frac{y-3}{-2}=\displaystyle\frac{z+2}{1}\), \(d_2\colon \displaystyle\frac{x-5}{-3}=\displaystyle\frac{y+1}{2}=\displaystyle\frac{z-2}{1}\) và mặt phẳng \((P)\colon x+2y+3z-5=0\). Đường thẳng vuông góc \((P)\), cắt \(d_1\) và \(d_2\) lần lượt tại \(A, B\). Tính độ dài \(AB\).

Ta có véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((P)\) là \(\overrightarrow{n}_{(P)}=(1;2;3)\).

Gọi \(A\left(3-a;3-2a;-2+a \right)\) và \(B\left(5-3b;-1+2b;2+b \right)\). Khi đó \(\overrightarrow{AB}=\left(2+a-3b;-4+2a+2b;4-a+b \right)\).

Vì đường thẳng cần tìm vuông góc với mặt phẳng \((P)\) nên \(\overrightarrow{AB}\) cùng phương với \(\overrightarrow{n}_{(P)}\) hay

\begin{eqnarray*}&&\displaystyle\frac{2+a-3b}{1}=\displaystyle\frac{-4+2a+2b}{2}=\displaystyle\frac{4-a+b}{3}\\&\Leftrightarrow&\begin{cases}&\displaystyle\frac{2+a-3b}{1}=\displaystyle\frac{-4+2a+2b}{2}\\&\displaystyle\frac{-4+2a+2b}{2}=\displaystyle\frac{4-a+b}{3}\end{cases}\\&\Leftrightarrow& \begin{cases}b=1\\4a+2b=10\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}a=2\\b=1.\end{cases}\end{eqnarray*}

Khi đó \(\overrightarrow{AB}=\left(1;2;3 \right)\) hay \(AB=\sqrt{14}\).

Dạng 3. Góc, vị trí tương đối giữa hai đường thẳng

Câu 1:

Chứng minh ba đường thẳng sau đây đôi một vuông góc:

\(d_1 \colon \begin{cases}x=2-t\\y=3+2t\\z=-1+4t\end{cases} (t \in \mathbb{R})\); \(d_2 \colon \begin{cases}x=2m\\y=1-m\\z=2+m\end{cases} (m \in \mathbb{R})\); \(d_3 \colon \displaystyle\frac{x+3}{2}=\displaystyle\frac{y-2}{3}=\displaystyle\frac{z}{-1}\).

Đường thẳng \(d_1\); \(d_2\); \(d_3\) lần lượt có các vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{a_1}=(-1;2;4)\); \(\overrightarrow{a_2}=(2;-1;1)\); \(\overrightarrow{a_3}=(2;3;-1).\)

Ta có \(\overrightarrow{a_1} \cdot\overrightarrow{a_2}=0; \overrightarrow{a_1} \cdot\overrightarrow{a_3}=0; \overrightarrow{a_2} \cdot\overrightarrow{a_3}=0.\)

Vậy ba đường thẳng đôi một vuông góc với nhau.

Câu 2:

Trong không gian \(Oxyz\), tìm hai đường thẳng vuông góc nhau trong ba đường thẳng sau đây:

\(d_{1}\colon \displaystyle\frac{x-5}{1}=\displaystyle\frac{y+3}{2}=\displaystyle\frac{z-3}{-2}, d_{2}\colon \displaystyle\frac{x-2}{-3}=\displaystyle\frac{y-3}{1}=\displaystyle\frac{z-1}{6} ~\text { và }~ d_{3} \colon\begin{cases}x=1-2 t \\ y=3 \\z=4-t \end{cases} \left(t \in \mathbb{R} \right)\)

Đường thẳng \(d_1\); \(d_2\); \(d_3\) lần lượt có các vec tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{a_1}=(1;2;-2)\); \(\overrightarrow{a_2}=(-3;1;6)\); \(\overrightarrow{a_3}=(-2;0;-1)\).

Ta có \(\overrightarrow{a_1}\cdot \overrightarrow{a_2}=-13 \ne 0\)

\(\overrightarrow{a_1}\cdot \overrightarrow{a_3}= 0\), suy ra \(d_1\) và \(d_3\) vuông góc với nhau.

\(\overrightarrow{a_2} \cdot \overrightarrow{a_3}= 0\), suy ra \(d_2\) và \(d_3\) vuông góc với nhau.

Câu 3:

Trong không gian \(Oxyz\), chứng minh hai đường thẳng sau đây vuông góc nhau

\(d\colon \begin{cases}x=5-t \\ y=-3+2 t\\z=4 t \end{cases}(t \in \mathbb{R})\) và \(d'\colon \displaystyle\frac{x-9}{2}=\displaystyle\frac{y-13}{3}=\displaystyle\frac{z-1}{-1}\)

\(d\) và \(d^{\prime}\) lần lượt có vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{a}=(-1 ; 2 ; 4)\) và \(\overrightarrow{a^{\prime}}=(2 ; 3 ;-1)\).

Ta có \(\overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{a'}=-2+6-4=0\). Suy ra \(\overrightarrow{a} \perp \overrightarrow{a'}\).

Vậy \(d \perp d'\).

Câu 4:

Tính góc giữa hai đường thẳng \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) biết \(\Delta_1 \colon \begin{cases}x=1+t_1 \\y=2-\sqrt{2}t_1 \\ z=3+t_1}\) và \(\Delta_2 \colon \begin{cases}x=-3+t_2 \\y=1+t_2\\z=5-\sqrt{2} t_2\end{cases}\) (\(t_1\), \(t_2\) là tham số) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ).

Ta có \(\overrightarrow{u}_1=(1;-\sqrt{2};1)\), \(\overrightarrow{u}_2=(1;1;-\sqrt{2})\).

Ta có \(\cos \left(\Delta_1; \Delta_2\right) = \displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}_1 \cdot \overrightarrow{u}_2\right| }{\left|\overrightarrow{u}_1\right| \cdot \left|\overrightarrow{u}_2\right| } = \displaystyle\frac{\left|1-\sqrt{2}-\sqrt{2}\right|}{\sqrt{1^2+(-\sqrt{2})^2+1^2} \cdot \sqrt{1^2+1^2+(-\sqrt{2})^2}} = \displaystyle\frac{1-2\sqrt{2}}{2\sqrt{2}}\).

Suy ra \(\left(\Delta_1; \Delta_2\right)\approx 50^{\circ}\).

Câu 5:

Tính góc giữa đường thẳng \(\Delta\) và mặt phẳng \((P)\) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ), biết \(\Delta \colon \begin{cases} x=-1+2t \\y=4-3t \\ z=-1+4t\end{cases}\) (\(t\) là tham số) và \((P) \colon x+y+z+3=0\).

Ta có \(\overrightarrow{u}_{\Delta}= (2;-3;4)\) và \(\overrightarrow{n}_{P}=(1;1;1)\).

\(\sin \left(\Delta; (P)\right) = \left|\cos\left(\overrightarrow{u}_{\Delta}; \overrightarrow{n}_{P}\right)\right| = \displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}_{\Delta}\cdot \overrightarrow{n}_{P}\right|}{\left|\overrightarrow{u}_{\Delta}\right| \cdot \left| \overrightarrow{n}_{P}\right|} = \displaystyle\frac{3}{\sqrt{29}\cdot \sqrt{3}} =\displaystyle\frac{\sqrt{87}}{29}\).

Suy ra \(\left(\Delta; (P)\right) \approx 19^{\circ}\).

Câu 6:

Tính góc giữa hai đường thẳng \(\Delta_1\), \(\Delta_2\) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ), với \(\Delta_1\colon\begin{cases}x=-1+t_1\\y=4+\sqrt{3}t_1\\z=0\end{cases}\) và \(\Delta_2\colon\begin{cases}x=-1+\sqrt{3}t_2\\y=4+t_2\\z=5\end{cases}\) (\(t_1\), \(t_2\) là tham số).

\(\Delta_1\), \(\Delta_2\) lần lượt có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=\left(1;\sqrt{3};0\right)\) và \(\overrightarrow{u}_2=\left(\sqrt{3};1;0\right)\).

Ta có \(\cos\left(\Delta_1,\Delta_2\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}_1\cdot\overrightarrow{u}_2\right|}{\left|\overrightarrow{u}_1\right|\cdot\left|\overrightarrow{u}_2\right|}=\displaystyle\frac{\left|1\cdot\sqrt{3}+\sqrt{3}\cdot1+0\cdot0\right|}{\sqrt{1^2+\left(\sqrt{3}\right)^2+0^2}\cdot\sqrt{\left(\sqrt{3}\right)^2+1^2+0^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\).

Vậy \(\left(\Delta_1,\Delta_2\right)=30^\circ\).

Câu 7:

Tính góc giữa hai đường thẳng \(\Delta_1\), \(\Delta_2\) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ), với \(\Delta_1\colon\begin{cases}x=-1+2t\\y=3+t\\z=4-t\end{cases}\) (\(t\) là tham số) và \(\Delta_2\colon\displaystyle\frac{x+1}{3}=\displaystyle\frac{y-1}{1}=\displaystyle\frac{z-4}{-2}\).

\(\Delta_1\), \(\Delta_2\) lần lượt có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(2;1;-1)\) và \(\overrightarrow{u}_2=(3;1;-2)\).

Ta có \(\cos\left(\Delta_1,\Delta_2\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}_1\cdot\overrightarrow{u}_2\right|}{\left|\overrightarrow{u}_1\right|\cdot\left|\overrightarrow{u}_2\right|}=\displaystyle\frac{|2\cdot3+1\cdot1+(-1)\cdot(-2)|}{\sqrt{2^2+1^2+(-1)^2}\cdot\sqrt{3^2+1^2+(-2)^2}}=\displaystyle\frac{3\sqrt{21}}{14}\).

Vậy \(\left(\Delta_1,\Delta_2\right)\approx11^\circ\).

Câu 8:

Tính góc giữa hai đường thẳng \(\Delta_1\), \(\Delta_2\) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ), với \(\Delta_1\colon\displaystyle\frac{x+3}{1}=\displaystyle\frac{y-2}{1}=\displaystyle\frac{z-1}{-1}\) và \(\Delta_2\colon\displaystyle\frac{x+2}{-1}=\displaystyle\frac{y-2}{3}=\displaystyle\frac{z-4}{1}\).

\(\Delta_1\), \(\Delta_2\) lần lượt có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(1;1;-1)\) và \(\overrightarrow{u}_2=(-1;3;1)\).

Ta có \(\cos\left(\Delta_1,\Delta_2\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}_1\cdot\overrightarrow{u}_2\right|}{\left|\overrightarrow{u}_1\right|\cdot\left|\overrightarrow{u}_2\right|}=\displaystyle\frac{|1\cdot(-1)+1\cdot3+(-1)\cdot1|}{\sqrt{1^2+1^2+(-1)^2}\cdot\sqrt{(-1)^2+3^2+1^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{33}}{33}\).

Vậy \(\left(\Delta_1,\Delta_2\right)\approx80^\circ\).

Câu 9:

Tính góc giữa đường thẳng \(\Delta\) và mặt phẳng \((P)\) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ), với \(\Delta\colon\begin{cases}x=1+\sqrt{3}t\\y=2\\z=3+t\end{cases}\) (\(t\) là tham số) và \((P)\colon\sqrt{3}x+z-2=0\).

\(\Delta\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=\left(\sqrt{3};0;1\right)\) và \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=\left(\sqrt{3};0;1\right)\).

Ta có \(\overrightarrow{u}\) cùng phương với \(\overrightarrow{n}\) nên \(\Delta\perp(P)\).

Vậy \(\left(\Delta,(P)\right)=90^\circ\).

Câu 10:

Tính góc giữa đường thẳng \(\Delta\) và mặt phẳng \((P)\) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ), với \(\Delta\colon\begin{cases}x=1+t\\y=2-t\\z=3+t\end{cases}\) (\(t\) là tham số) và \((P)\colon x+y+z-4=0\).

\(\Delta\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;-1;1)\) và \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1;1;1)\).

Ta có \(\sin\left(\Delta,(P)\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}\cdot\overrightarrow{n}\right|}{\left|\overrightarrow{u}\right|\cdot\left|\overrightarrow{n}\right|}=\displaystyle\frac{|1\cdot1+(-1)\cdot1+1\cdot1|}{\sqrt{1^2+(-1)^2+1^2}\cdot\sqrt{1^2+1^2+1^2}}=\displaystyle\frac{1}{3}\).

Vậy \(\left(\Delta_1,\Delta_2\right)=71^\circ\).

Câu 11:

Tính góc giữa đường thẳng \(\Delta\colon \displaystyle\frac{x+1}{-1}=\displaystyle\frac{y-3}{2}=\displaystyle\frac{z+2}{3}\) và mặt phẳng \((P)\colon x+y+z+3=0\).

Đường thẳng \(\Delta\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(-1; 2; 3)\), mặt phẳng \((P)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1;1;1)\).

Ta có

\(\sin (\Delta,(P))=\displaystyle\frac{|(-1) \cdot 1+2 \cdot1+3 \cdot 1|}{\sqrt{(-1)^2+2^2+3^2} \cdot \sqrt{1^2+1^2+1^2}}=\displaystyle\frac{2\sqrt{42}}{21}.\)

Vậy \(\left(\Delta, (P)\right) \approx 38{,}11^\circ\).

Câu 12:

Trong không gian \(O x y z\), chứng minh rằng hai đường thẳng sau vuông góc với nhau:

\(\Delta_1:\left\{\begin{array}{l}x=1+2 t \\y=-1-3 t \\z=2-t\end{array}\right.\) và \(\Delta_2:\left\{\begin{array}{l}x=2+s \\y=1-2 s \\z=3+8 s\end{array}\right.\)

Các đường thẳng \(\Delta_{1}, \Delta_{2}\) tương ứng có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{u_{1}}=(2 ;-3 ;-1), \overrightarrow{u_{2}}=(1 ;-2 ; 8)\).

Do \(\overrightarrow{u_{1}}\cdot \overrightarrow{u_{2}}=2 \cdot 1+(-3) \cdot(-2)+(-1) \cdot 8=0\) nên \(\Delta_{1}\perp \Delta_{2}\).

Câu 13:

Trong không gian \(\mathrm{Oxyz}\), chứng minh rằng hai đường thẳng sau vuông góc với nhau và chéo nhau:

\(\Delta_{1}:\left\{\begin{array}{l}x=1+t \\y=2-t \\z=-1+2 t\end{array}\right.\) và \(\Delta_{2}: \displaystyle\frac{x-4}{3}=\displaystyle\frac{y+1}{1}=\displaystyle\frac{z}{-1}\)

Đường thẳng \(\Delta_{1}\) đi qua điểm \(A_{1}(1 ; 2 ;-1)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{u_{1}}=(1 ;-1 ; 2)\).

Đường thẳng \(\Delta_{2}\) đi qua điểm \(A_{2}(4 ;-1 ; 0)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{u_{2}}=(3 ; 1 ;-1)\).

Vì \(\overrightarrow{u_{1}}\cdot \overrightarrow{u_{2}}=1 \cdot 3+(-1) \cdot 1+2 \cdot(-1)=0\) nên \(\overrightarrow{u_{1}}\) vuông góc với \(\overrightarrow{u_{2}}\). Do đó \(\Delta_{1}\) vuông góc với \(\Delta_{2}\).

Ta có \(\overrightarrow{A_{1}A_{2}}=(3 ;-3 ; 1)\) và \(\left[\overrightarrow{u_{1}}, \overrightarrow{u_{2}}\right]=(-1 ; 7 ; 4)\).

Do \(\overrightarrow{A_{1}A_{2}}\cdot\left[\overrightarrow{u_{1}}, \overrightarrow{u_{2}}\right]=3 \cdot(-1)+(-3) \cdot 7+1 \cdot 4=-20 \neq 0\) nên \(\Delta_{1}\) và \(\Delta_{2}\) chéo nhau.

Câu 14:

Trong không gian \(Oxyz\), tính góc giữa hai đường thẳng

\(\Delta:\begin{cases}x=1+t \\y=-1+t \\z=3\end{cases}\) và \(\Delta':\begin{cases}x=1+2s \\y=-2+2s \\z=4+s.\end{cases}\)

Hai đường thẳng \(\Delta\) và \(\Delta'\) tương ứng có các vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1; 1; 0), \overrightarrow{u'}=(2; 2; 1)\).

Khi đó

\(\cos \left(\Delta, \Delta'\right)=\left|\cos \left(\overrightarrow{u}, \overrightarrow{u}'\right)\right|=\displaystyle\frac{|1 \cdot 2+1 \cdot 2+0 \cdot 1|}{\sqrt{1^2+1^2+0^2} \cdot \sqrt{2^2+2^2+1^2}}=\displaystyle\frac{2 \sqrt{2}}{3}.\)

Vậy \(\left(\Delta, \Delta'\right) \approx 19{,}5^\circ\).

Câu 15:

Tính góc giữa hai đường thẳng \(\Delta_1, \Delta_2\) biết:

\(\Delta_1:\begin{cases}x=1+t_1\\y=2-\sqrt{3} t_1\\z=3\end{cases}\) và \(\Delta_2:\begin{cases}x=4-\sqrt{3} t _ 2 \\y=5+t _ 2 \\z=6\end{cases}\)

Hai đường thẳng \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) có véc-tơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{u}_1=(1;-\sqrt{3}; 0)\), \(\overrightarrow{u}_2=(-\sqrt{3}; 1; 0)\). Ta có:

\(\cos \left(\Delta_1, \Delta_2\right)=\frac{|1\cdot(-\sqrt{3})+(-\sqrt{3}) \cdot 1+0\cdot 0|}{\sqrt{1^2+(-\sqrt{3})^2+0^2} \cdot \sqrt{(-\sqrt{3})^2+1^2+0^2}}=\frac{2\sqrt{3}}{4}=\frac{\sqrt{3}}{2}.\)

Suy ra \(\left(\Delta_1, \Delta_2\right)=30^{\circ}\).

}

Câu 16:

Tính góc giữa đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x+3}{2}=\displaystyle\frac{y-1}{1}=\displaystyle\frac{z-2}{1}\) với các trục toạ độ \(Ox, Oy, Oz\).

Dường thẳng \(d\) có một véc tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=\left(2;1;1\right)\).

Gọi \(\alpha\), \(\beta\), \(\gamma\) lần lượt là góc giữa đường thẳng \(d\) với các trục toạ độ \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\).

Ta có

\(\cos\alpha=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}\cdot\overrightarrow{i}\right|}{|\overrightarrow{u}|\cdot|\overrightarrow{i}|}=\displaystyle\frac{2}{\sqrt{6}}\Leftrightarrow\alpha\approx 35^\circ\).

\(\cos\beta=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}\cdot\overrightarrow{j}\right|}{|\overrightarrow{u}|\cdot|\overrightarrow{j}|}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{6}}\Leftrightarrow\beta\approx 65^\circ\).

\(\cos\gamma=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}\cdot\overrightarrow{k}\right|}{|\overrightarrow{u}|\cdot|\overrightarrow{k}|}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{6}}\Leftrightarrow\gamma\approx 65^\circ\).

Câu 17:

Tính góc giữa cặp đường thẳng \(d\colon\begin{cases}x=1+2t\\y=-1+t\\z=3+4t\end{cases} \left(t\in\mathbb{R}\right)\) và \(d'\colon\begin{cases} x=2-t'\\y=-1+3t'\\z=4+2t'\end{cases}\left(t'\in\mathbb{R}\right)\).

\(d\colon\begin{cases} x=1+2t\\y=-1+t\\z=3+4t\end{cases} \left(t\in\mathbb{R}\right)\) và \(d'\colon\begin{cases} x=2-t'\\y=-1+3t'\\z=4+2t'\end{cases}\left(t'\in\mathbb{R}\right)\).

\(d\) có véc tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=\left(2;1;4\right)\) và \(d'\) có véc tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{v}=\left(-1;3;2\right)\).

Gọi \(\alpha\) là góc giữa \(d\) và \(d'\).

Ta có \(\cos\alpha=\displaystyle\frac{\left|-2+3+8\right|}{\sqrt{21}\cdot\sqrt{14}}=\displaystyle\frac{3\sqrt{6}}{14}\Rightarrow \alpha\approx 58^\circ\).

Câu 18:

Tính góc giữa cặp đường thẳng \(d\colon\displaystyle\frac{x}{1}=\displaystyle\frac{y}{2}=\displaystyle\frac{z-2}{2}\) và \(d'\colon\begin{cases}x=3+t\\y=-1+t\\z=1\end{cases}\left(t\in\mathbb{R}\right)\).

\(d\colon\displaystyle\frac{x}{1}=\displaystyle\frac{y}{2}=\displaystyle\frac{z-2}{2}\) và \(d'\colon\begin{cases} x=3+t\\y=-1+t\\z=1\end{cases}\left(t\in\mathbb{R}\right)\).

\(d\) có véc tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=\left(1;2;2\right)\) và \(d'\) có véc tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{v}=\left(1;1;0\right)\).

Gọi \(\beta\) là góc giữa \(d\) và \(d'\).

Ta có \(\cos\beta=\displaystyle\frac{\left|1+2+0\right|}{\sqrt{9}\cdot\sqrt{2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\Rightarrow \beta=45^\circ\).

Câu 19:

Tính góc giữa cặp đường thẳng \(d\colon\displaystyle\frac{x-1}{-2}=\displaystyle\frac{y}{3}=\displaystyle\frac{z+2}{6}\) và \(d'\colon\displaystyle\frac{x}{12}=\displaystyle\frac{y+1}{2}=\displaystyle\frac{z}{3}\).

\(d\colon\displaystyle\frac{x-1}{-2}=\displaystyle\frac{y}{3}=\displaystyle\frac{z+2}{6}\) và \(d'\colon\displaystyle\frac{x}{12}=\displaystyle\frac{y+1}{2}=\displaystyle\frac{z}{3}\).

\(d\) có véc tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=\left(-2;3;6\right)\) và \(d'\) có véc tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{v}=\left(12;2;3\right)\).

Gọi \(\beta\) là góc giữa \(d\) và \(d'\).

Ta có \(\cos\gamma=\displaystyle\frac{\left|-24+6+18\right|}{\sqrt{4+9+36}\cdot\sqrt{12^2+4+9}}=0\Rightarrow \gamma=90^\circ\).

Câu 20:

Trong không gian \(Oxyz\), tính góc giữa hai đường thẳng \(d\colon \begin{cases}x=1+t\\y=3-t\\z=2t\end{cases} \left(t \in \mathbb{R}\right)\) và \(d'\colon \begin{cases}x=t'\\y=1+2t'\\z=3-t'\end{cases} \left(t' \in \mathbb{R}\right)\).

Đường thẳng \(d\) và \(d'\) lần lượt có các vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{a}=\left(1;-1;2\right)\) và \(\overrightarrow{a'}=\left(1;2;-1\right)\).

Ta có

\(\cos\left(d,d'\right)=\displaystyle\frac{|\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{a'}|}{|\overrightarrow{a}|\cdot |\overrightarrow{a'}|}=\displaystyle\frac{|1\cdot 1-1\cdot 2+2\cdot (-1)|}{\sqrt{1^2+(-1)^2+2^2}\cdot \sqrt{1^2+2^2+(-1)^2}}=\displaystyle\frac{|-3|}{6}=\displaystyle\frac{1}{2}\)

Vậy \(\left(d,d'\right)=60^{\circ}\).

Câu 21:

Trong không gian \(Oxyz\), tính góc giữa hai đường thẳng \(d\) và \(d'\), với \(d\colon \displaystyle\frac{x}{3}=\displaystyle\frac{y}{4}=\displaystyle\frac{z}{5}\) và \(d'\colon \displaystyle\frac{x-1}{4}=\displaystyle\frac{y}{2}=\displaystyle\frac{z+1}{2}\).

Đường thẳng \(d\) và \(d'\) lần lượt có các vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{a}=\left(3;4;5\right)\) và \(\overrightarrow{a'}=\left(4;2;2\right)\).

Ta có

\(\cos\left(d,d'\right)=\displaystyle\frac{|\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{a'}|}{|\overrightarrow{a}|\cdot |\overrightarrow{a'}|}=\displaystyle\frac{|3\cdot 4+4\cdot 2+5\cdot 2|}{\sqrt{3^2+4^2+5^2}\cdot \sqrt{4^2+2^2+2^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\)

Vậy \(\left(d,d'\right)=30^{\circ}\).

Câu 22:

Trong không gian \(Oxyz\), tính góc giữa hai đường thẳng \(d\) và \(d'\), với \(d\colon \displaystyle\frac{x}{2}=\displaystyle\frac{y}{-4}=\displaystyle\frac{z}{5}\) và \(d'\colon \begin{cases}x=2-t\\y=3+2t\\z=2t\end{cases}\left(t \in \mathbb{R}\right)\).

Đường thẳng \(d\) và \(d'\) lần lượt có các vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{a}=\left(2;-4;5\right)\) và \(\overrightarrow{a'}=\left(-1;2;2\right)\).

Ta có

\(\cos\left(d,d'\right)=\displaystyle\frac{|\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{a'}|}{|\overrightarrow{a}|\cdot |\overrightarrow{a'}|}=\displaystyle\frac{|2\cdot(-1)-4\cdot 2+5\cdot2|}{\sqrt{2^2+(-4)^2+5^2}\cdot \sqrt{(-1)^2+2^2+2^2}}=0\)

Vậy \(\left(d,d'\right)=90^{\circ}\).

Câu 23:

Cho hai đường thẳng \(\Delta_1: \displaystyle\frac{x-1}{3}=\displaystyle\frac{y}{2}=\displaystyle\frac{z+1}{1}\) và \(\Delta_2: \displaystyle\frac{x}{-1}=\displaystyle\frac{y-2}{2}=\displaystyle\frac{z-3}{-1}.\) Chứng minh rằng \(\Delta_1 \perp \Delta_2\).

Đường thẳng \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) có véc-tơ chỉ phương lẩn lượt là \(\overrightarrow{u}_1=(3 ; 2 ; 1), \overrightarrow{u}_2=(-1 ; 2 ;-1)\).

Ta có \(\overrightarrow{u}_1 \cdot \overrightarrow{u}_2=3 \cdot(-1)+2 \cdot 2+1 \cdot(-1)=0\).

Suy ra \(\Delta_1 \perp \Delta_2\).

Câu 24:

Cho mặt phẳng \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1 ; 2 ; 2)\) và đường thẳng \(\Delta\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(2 ; 2 ;-1)\). Tính sin của góc giữa đường thẳng \(\Delta\) và mặt phẳng \((P)\). Góc giữa đường thẳng \(\Delta\) và mặt phẳng \((P)\) bằng bao nhiêu độ (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?

Ta có\\ \(\sin (\Delta,(P))=\displaystyle\frac{|1 \cdot 2+2 \cdot 2+2 \cdot(-1)|}{\sqrt{1^2+2^2+2^2} \cdot \sqrt{2^2+2^2+(-1)^2}}=\displaystyle\frac{4}{9}\).\\ Suy ra \((\Delta,(P)) \approx 26^{\circ}\).

Câu 25:

Tính góc giữa hai đường thẳng \(d\colon\displaystyle\frac{x-3}{2}=\displaystyle\frac{y+5}{4}=\displaystyle\frac{z-7}{2}\) và \(d'\colon\displaystyle\frac{x-1}{3}=\displaystyle\frac{y+7}{3}=\displaystyle\frac{z-12}{6}\).

\(d\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(2;4;2)\) và \(d'\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}'=(3;3;6)\).

Ta có \(\cos (d,d')=\displaystyle\frac{|2\cdot 3+4\cdot 3+2\cdot 6|}{\sqrt{2^2+4^2+2^2}\cdot\sqrt{3^2+3^2+6^2}}=\displaystyle\frac{5}{6}\).

Suy ra \((d,d')\approx 33^{\circ}33'\).

Câu 26:

Tính góc giữa đường thẳng \(d\colon\displaystyle\frac{x+2}{2}=\displaystyle\frac{y+2}{2}=\displaystyle\frac{z-1}{1}\) và mặt phẳng \((P)\colon 3y-3z+1=0\).

Đường thẳng \(d\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(2;2;1)\). Mặt phẳng \((P)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(0;3;-3)\).

Ta có \(\sin (d,(P))=\displaystyle\frac{\left |2\cdot 0+2\cdot 3+1\cdot (-3) \right |}{\sqrt{2^2+2^2+1^2}\cdot\sqrt{0^2+3^2+(-3)^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{6}\).

Suy ra \(\left (d,(P) \right )\approx 13^{\circ}38'\).

Câu 27:

Tính góc giữa hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) với \(d\colon\displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y+2}{2}=\displaystyle\frac{z-1}{1}\) và \(d'\colon\displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y+2}{1}=\displaystyle\frac{z-1}{2}\).

\(d\) và \(d'\) có vectơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{a}=(1;2;1)\) và \(\overrightarrow{a}'=(1;1;2)\).

Ta có \(\cos (d,d')=\displaystyle\frac{\left |1\cdot 1+2\cdot 1+1\cdot 2 \right |}{\sqrt{1^2+2^2+1^2}\cdot\sqrt{1^2+1^2+2^2}}=\displaystyle\frac{5}{6}\).

Suy ra \((d,d')\approx 33^{\circ}33'\).

Câu 28:

Tính góc giữa hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) với \(d\colon\displaystyle\frac{x+2}{1}=\displaystyle\frac{y+4}{2}=\displaystyle\frac{z+1}{2}\) và \(d'\colon\begin{cases} x=2-2t\\y=2-2t\\z=1+t.\end{cases}\)

\(d\) và \(d'\) có vectơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{a}=(1;2;2)\) và \(\overrightarrow{a}'=(-2;-2;1)\).

Ta có \(\cos (d,d')=\displaystyle\frac{\left |1\cdot (-2)+2\cdot (-2)+2\cdot 1 \right |}{\sqrt{1^2+2^2+2^2}\cdot\sqrt{(-2)^2+(-2)^2+1^2}}=\displaystyle\frac{4}{9}\).

Suy ra \((d,d')\approx 63^{\circ}36'\).

Câu 29:

Tính góc giữa hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) với \(d\colon\begin{cases} x=1+t\\y=-1+2t\\z=-2-t \end{cases}\) và \(d'\colon\begin{cases} x=2+2t'\\y=3+4t'\\z=10t'.\end{cases}\)

\(d\) và \(d'\) có vectơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{a}=(1;2;-1)\) và \(\overrightarrow{a}'=(2;4;10)\).

Ta có \(\cos (d,d')=\displaystyle\frac{\left |1\cdot 2+2\cdot 4+(-1)\cdot 10 \right |}{\sqrt{1^2+2^2+(-1)^2}\cdot\sqrt{2^2+4^2+10^2}}=0\).

Suy ra \((d,d')=90^{\circ}\).

Câu 30:

Tính góc giữa hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) với \(d\colon \displaystyle\frac{x-7}{3}=\displaystyle\frac{y}{5}=\displaystyle\frac{z-11}{4}\) và \(d'\colon\displaystyle\frac{x-3}{2}=\displaystyle\frac{y+6}{5}=\displaystyle\frac{z-1}{-4}\).

\(d\) và \(d'\) có vectơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{a}=(3;5;4)\) và \(\overrightarrow{a}'=(2;5;-4)\).

Ta có \(\cos (d,d')=\displaystyle\frac{\left |3\cdot 2+5\cdot 5+4\cdot (-4) \right |}{\sqrt{3^2+5^2+4^2}\cdot\sqrt{2^2+5^2+(-4)^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{10}}{10}\).

Suy ra \((d,d')\approx 71^{\circ}34'\).

Câu 31:

Tính góc giữa hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) với \(d\colon \displaystyle\frac{x+9}{3}=\displaystyle\frac{y+4}{6}=\displaystyle\frac{z+1}{6}\) và \(d'\colon\begin{cases} x=9-10t\\y=7-10t\\z=15+5t.\end{cases}\)

\(d\) và \(d'\) có vectơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{a}=(3;6;6)\) và \(\overrightarrow{a}'=(-10;-10;5)\).

Ta có \(\cos (d,d')=\displaystyle\frac{\left |3\cdot (-10)+6\cdot (-10)+6\cdot 5 \right |}{\sqrt{3^2+6^2+6^2}\cdot\sqrt{(-10)^2+(-10)^2+5^2}}=\displaystyle\frac{4}{9}\).

Suy ra \((d,d')\approx 63^{\circ}37'\).

Câu 32:

Trong không gian \(Oxyz\), tính góc giữa đường thẳng \(d\) và mặt phẳng \((P)\) với \(d\colon\displaystyle\frac{x+2}{2}=\displaystyle\frac{y+4}{2}=\displaystyle\frac{z+1}{1}\) và \((P)\colon x+z+24=0\).

Đường thẳng \(d\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(2;2;1)\).

Mặt phẳng \((P)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1;0;1)\).

Ta có \(\sin (d,(P))=\displaystyle\frac{\left |2\cdot 1+2\cdot 0+1\cdot 1 \right |}{\sqrt{2^2+2^2+1^2}\cdot\sqrt{1^2+0^2+1^2}}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}\).

Suy ra \((d,(P))=45^{\circ}\).

Câu 33:

Trong không gian \(Oxyz\), tính góc giữa đường thẳng \(d\) và mặt phẳng \((P)\) với \(d\colon\begin{cases} x=1+t\\y=-1+2t\\z=-2-t \end{cases}\) và \((P)\colon 2x+4y-2z+23=0\).

Đường thẳng \(d\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(1;2;-1)\).

Mặt phẳng \((P)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;-4;-2)\).

Ta có \(\sin (d,(P))=\displaystyle\frac{\left |1\cdot 2+2\cdot 4+(-1)\cdot (-2) \right |}{\sqrt{1^2+2^2+(-1)^2}\cdot\sqrt{2^2+4^2+(-2)^2}}=1\).

Suy ra \((d,(P))=90^{\circ}\).

Câu 34:

Tính góc giữa đường thẳng \(d\) và mặt phẳng \((P)\) với \(d\colon\begin{cases} x=11+3t\\y=-11+t\\z=-21-2t \end{cases}\) và \((P)\colon 6x+2y-4z+7=0\).

Đường thẳng \(d\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(3;1;-2)\).

Mặt phẳng \((P)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(6;2;-4)\).

Ta có \(\sin (d,(P))=\displaystyle\frac{\left |3\cdot 6+1\cdot 2+(-2)\cdot (-4) \right |}{\sqrt{3^2+1^2+(-2)^2}\cdot\sqrt{6^2+2^2+(-4)^2}}=1\).

Suy ra \((d,(P))=90^{\circ}\).

Câu 35:

Tính góc giữa đường thẳng \(d\) và mặt phẳng \((P)\) với \(d\colon\displaystyle\frac{x-3}{2}=\displaystyle\frac{y+4}{4}=\displaystyle\frac{z-5}{2}\) và \((P)\colon 2x+2y-4z+1=0\).

Đường thẳng \(d\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(2;4;2)\).

Mặt phẳng \((P)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;2;-4)\).

Ta có \(\sin (d,(P))=\displaystyle\frac{\left |2\cdot 2+4\cdot 2+2\cdot (-4) \right |}{\sqrt{2^2+4^2+2^2}\cdot\sqrt{2^2+2^2+(-4)^2}}=\displaystyle\frac{1}{6}\).

Suy ra \((d,(P))\approx 9^{\circ}36'\).

Câu 36:

Trong không gian \(Oxyz\), tính góc giữa đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x}{-1}=\displaystyle\frac{y}{2}=\displaystyle\frac{z-1}{-1}\) và mặt phẳng \((\alpha)\colon x+y-2z+1=0\)

Đường thẳng \(d\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=\left(-1;2;01\right)\), mặt phẳng \((\alpha)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1;1;-2)\).

Ta có

\(\sin(d,(\alpha))=\displaystyle\frac{|\overrightarrow{n}\cdot \overrightarrow{a}|}{|\overrightarrow{n}|\cdot|\overrightarrow{a}|}=\displaystyle\frac{|(-1)\cdot1+2\cdot 1+(-1)\cdot (-2)|}{\sqrt{(-1)^2+2^2+(-1)^2}\cdot \sqrt{1^2+1^2+(-2)^2}}=\displaystyle\frac{1}{2}.\)

Vậy \((d,(\alpha))=30^{\circ}\).

Câu 37:

Trong không gian \(Oxyz\), tính góc giữa đường thẳng \(d\colon \begin{cases}x=-3+2t\\y=1+t\\z=2+t\end{cases} \left(t \in \mathbb{R}\right)\) và các mặt phẳng tọa độ \((Oxy),(Oxz),(Oyz)\)

Đường thẳng \(d\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(2;1;1)\) và các mặt phẳng \((Oxy),(Oxz),(Oyz)\) lần lượt có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_1}=\left(0;0;1\right),\overrightarrow{n_2}=\left(0;1;0\right),\overrightarrow{n_3}=\left(1;0;0\right)\).

Ta có

\begin{eqnarray*}\sin(d,(Oxy))=\displaystyle\frac{|2\cdot 0+1\cdot 0+1\cdot 1|}{\sqrt{2^2+1^2+(1)^2}\cdot \sqrt{0^2+0^2+1^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{6}}{6}.\\\sin(d,(Oxz))=\displaystyle\frac{|2\cdot 0+1\cdot 1+1\cdot 0|}{\sqrt{2^2+1^2+1^2}\cdot \sqrt{0^2+1^2+0^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{6}}{6}\\\sin(d,(Oyz))=\displaystyle\frac{|2\cdot 1+1\cdot 0+1\cdot 0|}{\sqrt{(2^2+1^2+1^2}\cdot \sqrt{1^2+0^2+0^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{6}}{3}.\end{eqnarray*}

Vậy \((d,(Oxy)) \approx 24,09^{\circ},(d,(Oxz))=24,09^{\circ},(d,(Oyz))=54,74^{\circ}\).

Câu 38:

Tính góc giữa đường thẳng \(d\) và mặt phẳng \((P)\) với \(d\colon \displaystyle\frac{x+3}{4}=\displaystyle\frac{y+5}{4}=\displaystyle\frac{z+11}{2}\) và \((P)\colon 2y-4z+7=0\).

Đường thẳng \(d\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(4;4;2)\). Mặt phẳng \((P)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(0;2;-4)\).

Ta có \(\sin (d,(P))=\displaystyle\frac{\left |4\cdot 0+4\cdot 2+2\cdot (-4) \right |}{\sqrt{4^2+4^2+2^2}\cdot\sqrt{0^2+2^2+(-4)^2}}=0\).

Suy ra \((d,(P))=0^{\circ}\).

Câu 39:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai đường thẳng \(d: \displaystyle\frac{x-2}{1}=\displaystyle\frac{y+3}{2}=\displaystyle\frac{z-6}{2}\) và \(d':\begin{cases}x=1-2 t \\y=2-3t \\z=2-6t\end{cases} \ (t \in \mathbb{R})\). Tính \(\cos \left(d, d'\right)\).

\(d\) có véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u_1}=(1;2;2)\).

\(d'\) có véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u_2}=(2;3;6)\).

\(\cos (d,d')=\displaystyle\frac{|\overrightarrow{u_1}\cdot \overrightarrow{u_2}|}{|\overrightarrow{u_1}||\overrightarrow{u_2}|}=\displaystyle\frac{|1\cdot 2+2\cdot 3+2\cdot 6|}{\sqrt{1^2+2^2+2^2}\sqrt{2^2+3^2+6^2}}= \displaystyle\frac{20}{21}\).

Câu 40:

Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P) \colon x-y+2z+1=0\) và đường thẳng \(d: \displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y}{2}=\displaystyle\frac{z+1}{-1}\). Tính góc giữa đường thẳng \(d\) và mặt phẳng \((P)\).

Ta có \(\overrightarrow{u}_{d}=(1;2;-1)\) và \(\overrightarrow{n}_{(P)}=(1;-1;2)\).

Do đó \(\cos(\overrightarrow{u}_d;\overrightarrow{n}_{(P)})=\displaystyle\frac{|1-2-2|}{\sqrt{6} \cdot \sqrt{6}}=\displaystyle\frac{1}{2}\), suy ra góc giữa đường thẳng \(d\) và mặt phẳng \((P)\) bằng \(90^{\circ}-60^{\circ}=30^{\circ}\).

Câu 41:

Trong không gian \(Oxyz\), mặt phẳng \((P) \colon 3x+4y+5z+8=0\) và đường thẳng \(d\) là giao tuyến của hai mặt phẳng \((\alpha) \colon x-2y+1=0\), \((\beta) \colon x-2z-3=0\). Góc giữa \(d\) và \((P)\) bằng bao nhiêu?

\((P)\), \((\alpha)\), \((\beta)\) có véc-tơ pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow{n}_P=(3;4;5)\), \(\overrightarrow{n}_\alpha = (1;-2;0)\), \(\overrightarrow{n}_\beta=(1;0;-2)\). Véc-tơ chỉ phương của \(d\) là \(\overrightarrow{u}=\left[\overrightarrow{n}_\alpha, \overrightarrow{n}_\beta\right] = (4;2;2)\). Gọi \(\varphi\) là góc giữa \(d\) và \((P)\), ta có:

\(\sin \varphi = \displaystyle\frac{\left| \overrightarrow{n}_P\cdot \overrightarrow{u} \right|}{\left| \overrightarrow{n}_P\right| \cdot \left| \overrightarrow{u} \right|}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2} \Rightarrow \varphi=60^\circ.\)

Câu 42:

Trong không gian \(Oxyz,\) cho đường thẳng \(\Delta\colon \displaystyle\frac{x-1}{-2}=\displaystyle\frac{y+1}2=\displaystyle\frac{z-2}{-1}\) và mặt phẳng \((P)\colon 2x-y-2z+1=0.\) Gọi \(\alpha\) là góc giữa đường thẳng \(\Delta\) và mặt phẳng \((P).\) Tính \(\cos \alpha\).

\(\Delta\) có một véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=(-2; 2; -1)\), \((P)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(2; -1; -2).\) Từ đó, \(\sin \alpha=\left|\cos (\overrightarrow{u}, \overrightarrow{n})\right|=\left|\displaystyle\frac{\overrightarrow{u}\cdot \overrightarrow{n}}{|\overrightarrow{u}||\overrightarrow{n}|}\right|=\displaystyle\frac{4}{9}.\)

Câu 43:

Trong không gian \(Oxyz\), góc tạo bởi đường thẳng \(d\colon\displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y-1}{2}=\displaystyle\frac{z}{1}\) và mặt phẳng \((P)\colon x-y-2z+1 = 0\) có số đo bằng bao nhiêu?

Ta có

\(d\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;2;1)\).

\((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1;-1;-2)\).

Ta có \(\cos(\overrightarrow{u},\overrightarrow{n})=\displaystyle\frac{\overrightarrow{u}\cdot\overrightarrow{n}}{|\overrightarrow{u}|\cdot|\overrightarrow{n}|}=\displaystyle\frac{-1}{2} \Rightarrow \sin(d,(P))=\displaystyle\frac{1}{2} \Rightarrow (d,(P))=30^\circ\).

Câu 44:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d: \begin{cases}x=5+t\\ y=-2+t\\ z=4+\sqrt{2}t\end{cases},\, (t\in\mathbb{R})\) và mặt phẳng \((P): x-y+\sqrt{2}z-7=0\). Hãy xác định góc giữa đường thẳng \(d\) và mặt phẳng \((P)\).

Đường thẳng \(d\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}(1;1;\sqrt{2})\).

Mặt phẳng \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}(1;-1;\sqrt{2})\).

Gọi \(\varphi\) là góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, khi đó ta có

\(\sin\varphi=\displaystyle\frac{|\overrightarrow{u}\cdot\overrightarrow{n}|}{|\overrightarrow{u}|\cdot|\overrightarrow{n}|}=\displaystyle\frac{|1\cdot1+1\cdot(-1)+\sqrt{2}\cdot\sqrt{2}|}{\sqrt{1^2+1^2+\sqrt{2}^2}\cdot\sqrt{1^2+(-1)^2+\sqrt{2}^2}}=\displaystyle\frac{1}{2}.\)

Từ đó suy ra \(\varphi=30^\circ\).

Câu 45:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(\Delta\colon \displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y-2}{2}=\displaystyle\frac{z}{-2}\) và mặt phẳng \((P)\colon 2x-y+2z-3=0\). Gọi \(\alpha\) là góc giữa đường thẳng \(\Delta\) và mặt phẳng \((P)\). Tính \(\cos\alpha\).

Đường thẳng \(\Delta\) có vtcp \(\overrightarrow{u}=(1;2;-2)\), mặt phẳng \((P)\) có vtpt \(\overrightarrow{n}=(2;-1;2)\).

Khi đó \(\sin\alpha=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}\cdot\overrightarrow{n}\right|}{\left|\overrightarrow{u}\right|\cdot\left|\overrightarrow{n}\right|}=\displaystyle\frac{\left|2-2-4\right|}{\sqrt{1+4+4}\cdot\sqrt{4+1+4}}=\displaystyle\frac{4}{9}\).

Câu 46:

Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P) \colon x-y+2z+1=0\) và đường thẳng \(d: \displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y}{2}=\displaystyle\frac{z+1}{-1}\). Tính góc giữa đường thẳng \(d\) và mặt phẳng \((P)\).

Ta có \(\overrightarrow{u}_{d}=(1;2;-1)\) và \(\overrightarrow{n}_{(P)}=(1;-1;2)\).

Do đó \(\cos(\overrightarrow{u}_d;\overrightarrow{n}_{(P)})=\displaystyle\frac{|1-2-2|}{\sqrt{6} \cdot \sqrt{6}}=\displaystyle\frac{1}{2}\), suy ra góc giữa đường thẳng \(d\) và mặt phẳng \((P)\) bằng \(90^{\circ}-60^{\circ}=30^{\circ}\).

Câu 47:

Trong không gian \(Oxyz\), mặt phẳng \((P) \colon 3x+4y+5z+8=0\) và đường thẳng \(d\) là giao tuyến của hai mặt phẳng \((\alpha) \colon x-2y+1=0\), \((\beta) \colon x-2z-3=0\). Tính góc giữa \(d\) và \((P)\).

\((P)\), \((\alpha)\), \((\beta)\) có véc-tơ pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow{n}_P=(3;4;5)\), \(\overrightarrow{n}_\alpha = (1;-2;0)\), \(\overrightarrow{n}_\beta=(1;0;-2)\). Véc-tơ chỉ phương của \(d\) là \(\overrightarrow{u}=\left[\overrightarrow{n}_\alpha, \overrightarrow{n}_\beta\right] = (4;2;2)\). Gọi \(\varphi\) là góc giữa \(d\) và \((P)\), ta có:

\(\sin \varphi = \displaystyle\frac{\left| \overrightarrow{n}_P\cdot \overrightarrow{u} \right|}{\left| \overrightarrow{n}_P\right| \cdot \left| \overrightarrow{u} \right|}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2} \Rightarrow \varphi=60^\circ.\)

Câu 48:

Trong không gian \(Oxyz,\) cho đường thẳng \(\Delta\colon \displaystyle\frac{x-1}{-2}=\displaystyle\frac{y+1}2=\displaystyle\frac{z-2}{-1}\) và mặt phẳng \((P)\colon 2x-y-2z+1=0.\) Gọi \(\alpha\) là góc giữa đường thẳng \(\Delta\) và mặt phẳng \((P).\) Tính \(\cos \alpha\).

\(\Delta\) có một véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=(-2; 2; -1)\), \((P)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(2; -1; -2).\)

Từ đó, \(\sin \alpha=\left|\cos (\overrightarrow{u}, \overrightarrow{n})\right|=\left|\displaystyle\frac{\overrightarrow{u}\cdot \overrightarrow{n}}{|\overrightarrow{u}||\overrightarrow{n}|}\right|=\displaystyle\frac49.\)

Câu 49:

Trong không gian \(Oxyz,\) cho đường thẳng \(\Delta\colon \displaystyle\frac{x-1}{-2}=\displaystyle\frac{y+1}1=\displaystyle\frac{z-2}{3}\) và mặt phẳng \((\alpha)\colon 4x-2y-6z+5=0.\) Xác định vị trí tương đối của \(\Delta\) và \((\alpha)\).

\(\Delta\) có một véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=(-2; 1; 3)\), \((\alpha)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(2; -1; -3).\) Dễ thấy \(\vec u=-\vec n\) nên \(\Delta\) vuông góc với \((\alpha).\)

Câu 50:

Trong không gian \(Oxyz\), góc tạo bởi đường thẳng \(d\colon\displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y-1}{2}=\displaystyle\frac{z}{1}\) và mặt phẳng \((P)\colon x-y-2z+1 = 0\) có số đo bằng bao nhiêu?

Ta có

\(d\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;2;1)\).

\((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1;-1;-2)\).

Ta có \(\cos(\overrightarrow{u},\overrightarrow{n})=\displaystyle\frac{\overrightarrow{u}\cdot\overrightarrow{n}}{|\overrightarrow{u}|\cdot|\overrightarrow{n}|}=\displaystyle\frac{-1}{2} \Rightarrow \sin(d,(P))=\displaystyle\frac{1}{2} \Rightarrow (d,(P))=30^\circ\).

Câu 51:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(\Delta\colon \displaystyle\frac{x}{1}=\displaystyle\frac{y}{2}=\displaystyle\frac{z}{-1}\) và mặt phẳng \((\alpha)\colon x-y+2z=0\). Góc gữa đường thẳng \(\Delta\) và mặt phẳng \((\alpha)\) bằng bao nhiêu?

Đường thẳng \(\Delta\colon \displaystyle\frac{x}{1}=\displaystyle\frac{y}{2}=\displaystyle\frac{z}{-1}\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{v}_\Delta=(1;2;-1)\). Mặt phẳng \((\alpha)\colon x-y+2z=0\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_{(\alpha)}=(1;-1;2)\). Ta có

\(\sin\left(\Delta,(\alpha) \right)= \displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{v}_\Delta\cdot \overrightarrow{n}_{(\alpha)} \right| }{\left|\overrightarrow{v}_\Delta \right|\cdot \left| \overrightarrow{n}_{(\alpha)} \right|}=\displaystyle\frac{\left|1\cdot1+2\cdot(-1)+(-1)\cdot2 \right| }{\sqrt{1^2+2^2+(-1)^2}\cdot\sqrt{1+(-1)^2+2^2}}=\displaystyle\frac{1}{2}.\)

Vậy góc gữa đường thẳng \(\Delta\) và mặt phẳng \((\alpha)\) bằng \(30^\circ\).

Câu 52:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d: \begin{cases}x=5+t\\ y=-2+t\\ z=4+\sqrt{2}t\end{cases},\, (t\in\mathbb{R})\) và mặt phẳng \((P): x-y+\sqrt{2}z-7=0\). Hãy xác định góc giữa đường thẳng \(d\) và mặt phẳng \((P)\).

Đường thẳng \(d\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}(1;1;\sqrt{2})\).

Mặt phẳng \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}(1;-1;\sqrt{2})\).

Gọi \(\varphi\) là góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, khi đó ta có

\(\sin\varphi=\displaystyle\frac{|\overrightarrow{u}\cdot\overrightarrow{n}|}{|\overrightarrow{u}|\cdot|\overrightarrow{n}|}=\displaystyle\frac{|1\cdot1+1\cdot(-1)+\sqrt{2}\cdot\sqrt{2}|}{\sqrt{1^2+1^2+\sqrt{2}^2}\cdot\sqrt{1^2+(-1)^2+\sqrt{2}^2}}=\displaystyle\frac{1}{2}.\)

Từ đó suy ra \(\varphi=30^\circ\).

Câu 53:

Kiểm tra tính vuông góc của cặp đường thẳng sau \(d\colon \displaystyle\frac{x-2}{3}=\displaystyle\frac{y-1}{5}=\displaystyle\frac{z-3}{1}\) và \(d'\colon\begin{cases} x=-2+t\\y=7+t\\z=9-8t; \end{cases}\)

\(d\) và \(d'\) có vectơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{a}=(3;5;1)\) và \(\overrightarrow{a}'=(1;1;-8)\).

Ta có \(\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{a}'=3+5-8=0\). Vậy \(d\) và \(d'\) vuông góc với nhau.

Câu 54:

Kiểm tra tính vuông góc của cặp đường thẳng sau \(d\colon\displaystyle\frac{x-2}{3}=\displaystyle\frac{y-1}{5}=\displaystyle\frac{z-3}{1}\) và \(d'\colon\displaystyle\frac{x+2}{2}=\displaystyle\frac{y-7}{1}=\displaystyle\frac{z-9}{1}\).

\(d\) và \(d'\) có vectơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{a}=(3;5;1)\) và \(\overrightarrow{a}'=(2;1;1)\).

Ta có \(\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{a}'=6+5+1\ne 0\). Vậy \(d\) và \(d'\) không vuông góc với nhau.

Câu 55:

Kiểm tra tính vuông góc của cặp đường thẳng sau \(d\colon\displaystyle\frac{x}{1}=\displaystyle\frac{y+1}{-3}=\displaystyle\frac{z}{1}\) và \(d'\colon\begin{cases} x=-2+t\\y=t\\z=-6+2t.\end{cases}\)

\(d\) và \(d'\) có vectơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{a}=(1;-3;1)\) và \(\overrightarrow{a}'=(1;1;2)\).

Ta có \(\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{a}'=1\cdot 1+(-3)\cdot 1+1\cdot 2=0\). Vậy \(d\) và \(d'\) vuông góc với nhau.

Câu 56:

Kiểm tra tính vuông góc của cặp đường thẳng sau \(d\colon\displaystyle\frac{x+2}{7}=\displaystyle\frac{y+1}{3}=\displaystyle\frac{z+1}{1}\) và \(d'\colon\displaystyle\frac{x+2}{2}=\displaystyle\frac{y-5}{2}=\displaystyle\frac{z-5}{2}\).

\(d\) và \(d'\) có vectơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{a}=(7;3;1)\) và \(\overrightarrow{a}'=(2;2;2)\).

Ta có \(\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{a}'=7\cdot 2+3\cdot 2+1\cdot 2=22\ne 0\). Vậy \(d\) và \(d'\) không vuông góc với nhau.

Câu 57:

Kiểm tra tính song song hoặc trùng nhau của cặp đường thẳng \(d:\left\{\begin{array}{l}x=1+t\\y=2+t\\z=1+2t\end{array}\right.\) và \(d':\left\{\begin{array}{l}x=2+2t'\\y=5+2t'\\z=1+4t'.\end{array}\right.\)

Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left(1;2;1 \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=\left(1;1;2 \right)\).

Đường thẳng \(d'\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a'}=\left(2;2;4 \right)=2\overrightarrow{a}\)

Thay toạ độ điểm \(M\) vào phương trình của \(d'\), ta được:

\(\left\{\begin{array}{l}1=2+2t'\\2=5+2t'\\1=1+4t'\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}t'=-\displaystyle\frac{1}{2}\\t'=-\displaystyle\frac{3}{2}\\t'=0\end{array}\right. \text{(vô nghiệm)}\)

Suy ra \(M\) không thuộc \(d'\). Vậy \(d \parallel d'\).

Câu 58:

Kiểm tra tính song song hoặc trùng nhau của cặp đường thẳng \(d:\displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y-2}{1}=\displaystyle\frac{z-1}{2}\) và \(d':\displaystyle\frac{x-2}{3}=\displaystyle\frac{y-3}{3}=\displaystyle\frac{z-3}{6}\).

Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left(1;2;1 \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=\left(1;1;2 \right)\).

Đường thẳng \(d'\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a'}=\left(3;3;6\right)=3\overrightarrow{a}\).

Thay toạ độ điểm \(M\) vào phương trình của \({d}'\), ta được:

\(\displaystyle\frac{1-2}{3}=\displaystyle\frac{2-3}{3}=\displaystyle\frac{1-3}{6}.\)

Phương trình nghiệm đúng, suy ra \(M\) thuộc \(d'\). Vậy \(d \equiv d'\).

Câu 59:

Kiểm tra tính song song hoặc trùng nhau của cặp đường thẳng sau \(d:\left\{\begin{array}{l}x=7+4t\\y=3-2t\\z=2-2t\end{array}\right.\) và \(d': d':\displaystyle\frac{x-3}{2}=\displaystyle\frac{y-5}{-1}=\displaystyle\frac{z-4}{-1}\).

Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left(7;3;2 \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=\left(4;-2;-2 \right)\), đường thẳng \({d}'\) đi qua điểm \({M}'\left(3;5;4 \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a'}=\left(2;-1;-1 \right)\). Ta có \(\overrightarrow{MM'}=\left(-4;2;2 \right)\).

Ta có \(\overrightarrow{a'} =\displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{a}=-\displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{MM'}\), suy ra ba vectơ \(\overrightarrow{a},\overrightarrow{a’},\overrightarrow{MM'}\) cùng phương. Vậy \(d\equiv d'\).

Câu 60:

Kiểm tra tính song song hoặc trùng nhau của cặp đường thẳng sau \(d:\displaystyle\frac{x}{3}=\displaystyle\frac{y}{3}=\displaystyle\frac{z-1}{4}\) và \(d':\displaystyle\frac{x-2}{3}=\displaystyle\frac{y-9}{3}=\displaystyle\frac{z-5}{4}\).

Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left(0;0;1 \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=\left(3;3;4 \right)\), đường thẳng \({d}'\) đi qua điểm \({M}'\left(2;9;5 \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a'}=\left(3;3;4 \right)\). Ta có \(\overrightarrow{MM'}=\left(2;9;4 \right)\).

Ta có \(\overrightarrow{a'} =\overrightarrow{a}\), suy ra \(\overrightarrow{a},\overrightarrow{a'}\) cùng phương và \(\displaystyle\frac{3}{2}\ne \displaystyle\frac{3}{9}\), suy ra \(\overrightarrow{a},\overrightarrow{MM'}\) không cùng phương. Vậy \(d//d'\).

Câu 61:

Trong không gian \(Oxyz\), tính góc giữa đường thẳng \(d: \displaystyle\frac{x}{1}=\displaystyle\frac{y-1}{2}=\displaystyle\frac{z}{1}\) và mặt phẳng \((\alpha): 4x+3y+5z-4=0\).

\(d\) có véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=(1;2;1)\).

\((\alpha)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(4;3;5)\).

\(\sin(d,(\alpha))=\displaystyle\frac{|\overrightarrow{n}\cdot \overrightarrow{u}|}{|\overrightarrow{n}||\overrightarrow{u}|}=\displaystyle\frac{|1\cdot 4+2\cdot 3+1\cdot 5|}{\sqrt{1^2+2^2+1^1}\sqrt{4^2+3^2+5^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2} \Rightarrow (d,(\alpha))=60^{\circ}\).

Câu 62:

Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\), biết \(\Delta_1 \colon \displaystyle\frac{x+1}{3}=\displaystyle\frac{y+5}{4}=\displaystyle\frac{z-5}{-1}\) và \(\Delta_2 \colon \displaystyle\frac{x+13}{5}=\displaystyle\frac{y-5}{-2}=\displaystyle\frac{z+17}{7}\).

Ta có \(\Delta_1\) đi qua \(M_1 (-1;-5;5)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(3;4;-1)\); \(\Delta_2\) đi qua \(M_2 (-13;5;-17)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_2 = (5;-2;7)\); \(\overrightarrow{M_1M_2 }= (-12;10;-22)\).

Ta có \(\left[\overrightarrow{u}_1; \overrightarrow{u}_2\right]= (26;-26;-26)\) và \(\left[\overrightarrow{u}_1; \overrightarrow{u}_2\right] \cdot \overrightarrow{M_1M_2}= 0\) suy ra \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) cắt nhau.

Câu 63:

Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\), biết \(\Delta_1 \colon \displaystyle\frac{x-2}{2}=\displaystyle\frac{y+1}{3}=\displaystyle\frac{z-4}{-7}\) và \(\Delta_2 \colon \displaystyle\frac{x+10}{-6}=\displaystyle\frac{y+19}{-9}=\displaystyle\frac{z-45}{21}\).

Ta có \(\Delta_1\) đi qua \(M_1 (2;-1;4)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(2;3;-7)\); \(\Delta_2\) đi qua \(M_2 (-10;-19;45)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_2 = (-6;-9;21)\); \(\overrightarrow{M_1M_2 }= (-12;-18;41)\).

Ta có \(\left[\overrightarrow{u}_1; \overrightarrow{u}_2\right]= (0;0;0)\) và \(\left[\overrightarrow{u}_1; \overrightarrow{M_1M_2}\right] = 160 \ne 0\) nên \(\Delta_1 \parallel \Delta_2\).

Câu 64:

Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\), biết \(\Delta_1 \colon \displaystyle\frac{x+3}{1}=\displaystyle\frac{y-5}{1}=\displaystyle\frac{z-2}{3}\) và \(\Delta_2 \colon \displaystyle\frac{x+13}{5}=\displaystyle\frac{y-9}{-2}=\displaystyle\frac{z+13}{7}\).

Ta có \(\Delta_1\) đi qua \(M_1 (-3;5;2)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(1;1;3)\); \(\Delta_2\) đi qua \(M_2 (-13;9;-13)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_2 = (5;-2;7)\); \(\overrightarrow{M_1M_2 }= (-10;4;-15)\).

Ta có \(\left[\overrightarrow{u}_1; \overrightarrow{u}_2\right]= (13;8;-7)\) và \(\left[\overrightarrow{u}_1; \overrightarrow{u}_2\right] \cdot \overrightarrow{M_1M_2}= 7 \ne 0\) suy ra \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) chéo nhau.

Câu 65:

Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng \(\Delta_1\), \(\Delta_2\), với \(\Delta_1\colon\displaystyle\frac{x-1}{2}=\displaystyle\frac{y-2}{1}=\displaystyle\frac{z-3}{-1}\) và \(\Delta_2\colon\begin{cases}x=-11-6t\\y=-6-3t\\z=10+3t\end{cases}\) (\(t\) là tham số).

\(\Delta_1\) đi qua \(M(1;2;3)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(2;1;-1)\); \(\Delta_2\) đi qua \(N(-11;-6;10)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_2=(-6;-3;3)\).

Khi đó \(\overrightarrow{MN}=(-12;-8;7)\). Suy ra \(\begin{cases}\overrightarrow{u}_1 \text{ cùng phương }\overrightarrow{u_2}\\\overrightarrow{u}_1\text{ không cùng phương }\overrightarrow{MN}.\end{cases}\)

Vậy \(\Delta_1\parallel\Delta_2\).

Câu 66:

Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng \(\Delta_1\), \(\Delta_2\), với \(\Delta_1\colon\begin{cases}x=1+3t\\y=2+4t\\z=3+5t\end{cases}\) (\(t\) là tham số) và \(\Delta_2\colon\displaystyle\frac{x+3}{1}=\displaystyle\frac{y+6}{2}=\displaystyle\frac{z-15}{-3}\).

\(\Delta_1\) đi qua \(M(1;2;3)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(3;4;5)\); \(\Delta_2\) đi qua \(N(-3;-6;15)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_2=(1;2;-3)\).

Khi đó \(\overrightarrow{MN}=(-4;-8;12)\). Suy ra \(\begin{cases}\overrightarrow{u}_1\text{ không cùng phương }\overrightarrow{u}_2\\\left[\overrightarrow{u}_1,\overrightarrow{u}_2\right]\cdot\overrightarrow{MN}=0.\end{cases}\)

Vậy \(\Delta_1\) cắt \(\Delta_2\).

Câu 67:

Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng \(\Delta_1\), \(\Delta_2\), với \(\Delta_1\colon\displaystyle\frac{x+1}{4}=\displaystyle\frac{y-1}{3}=\displaystyle\frac{z}{1}\) và \(\Delta_2\colon\displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y-3}{2}=\displaystyle\frac{z-1}{2}\).

\(\Delta_1\) đi qua \(M(-1;1;0)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_1=(4;3;1)\); \(\Delta_2\) đi qua \(N(1;3;1)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}_2=(1;2;2)\).

Khi đó \(\overrightarrow{MN}=(2;2;1)\). Suy ra \(\left[\overrightarrow{u}_1,\overrightarrow{u}_2\right]\cdot\overrightarrow{MN}=-1\ne0.\)

Vậy \(\Delta_1\), \(\Delta_2\) chéo nhau.

Câu 68:

Trong không gian \(O x y z\), chứng minh rằng hai đường thẳng sau cắt nhau:

\(\Delta_{1}:\left\{\begin{array}{l}x=1-t \\y=2+t \\z=-1+2 t\end{array}\right.\) và \(\Delta_{2}:\left\{\begin{array}{l}x=-6+s \\y=5+s \\z=5+2 s\end{array}\right.\)

Đường thẳng \(\Delta_{1}\) đi qua \(A_{1}(1 ; 2 ;-1)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{u_{1}}=(-1 ; 1 ; 2)\). Đường thẳng \(\Delta_{2}\) đi qua \(A_{2}(-6 ; 5 ; 5)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{u_{2}}=(1 ; 1 ; 2)\). Ta có \(\overrightarrow{A_{1}A_{2}}=(-7 ; 3 ; 6)\) và \(\left[\overrightarrow{u_{1}}, \overrightarrow{u_{2}}\right]=(0 ; 4 ;-2)\).

Do \(\overrightarrow{A_{1}A_{2}}\cdot\left[\overrightarrow{u_{1}}, \overrightarrow{u_{2}}\right]=(-7) \cdot 0+3 \cdot 4+6 \cdot(-2)=0\) và \(\left[\overrightarrow{u_{1}}, \overrightarrow{u_{2}}\right] \neq \overrightarrow{0}\) nên hai đường thẳng \(\Delta_{1}\) và \(\Delta_{2}\) cắt nhau.

Câu 69:

Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng \(\Delta_1\), \(\Delta_2\) với \(\Delta_1:\begin{cases}x=1+5t_1\\y=2-t_1\\z=3+2t_1\end{cases}\), \(\Delta_2:\begin{cases}x=2+10t_2\\y=4-2t_2\\z=1+4t_2.\end{cases}\)

Đường thẳng \(\Delta_1\) đi qua điểm \(M_1(1;2;3)\) và có \(\overrightarrow{u}_1=(5;-1;2)\) là véc-tơ chỉ phương. Đường thẳng \(\Delta_2\) đi qua điểm \(M_2(2;4;1)\) và có \(\overrightarrow{u}_2=(10;-2;4)\) là véc-tơ chỉ phương.

Ta có: \(2 \overrightarrow{u}_1=(10;-2;4)=\overrightarrow{u}_2\), suy ra \(\overrightarrow{u}_1, \overrightarrow{u}_2\) cùng phương; \(\overrightarrow{M_1 M_2}=(1 ; 2 ;-2)\) và \(\displaystyle\frac{1}{5} \neq \displaystyle\frac{2}{-1}\) nên \(\overrightarrow{u}_1, \overrightarrow{M_1 M_2}\) không cùng phương.

Vậy \(\Delta_1\parallel \Delta_2\).

Câu 70:

Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng \(\Delta_1\), \(\Delta_2\) với \(\Delta_1: \displaystyle\frac{x-2}{3}=\displaystyle\frac{y-3}{2}=\displaystyle\frac{z+4}{1}\), \(\Delta_2: \displaystyle\frac{x+2}{2}=\displaystyle\frac{y-1}{1}=\displaystyle\frac{z-2}{-3}\).

Đường thẳng \(\Delta_1\) đi qua điểm \(M_1(2;3;-4)\) và có \(\overrightarrow{u}_1=(3;2;1)\) là véc-tơ chỉ phương. Đường thẳng \(\Delta_2\) đi qua điểm \(M_2(-2;1;2)\) và có \(\overrightarrow{u}_2=(2;1;-3)\) là véc-tơ chỉ phương.

Ta có \(\displaystyle\frac{2}{3} \neq \displaystyle\frac{1}{2}\), suy ra \(\overrightarrow{u}_1, \overrightarrow{u}_2\) không cùng phương;

\(\overrightarrow{M_1 M_2}=(-4 ;-2 ; 6),\left[\overrightarrow{u}_1, \overrightarrow{u}_2\right]=\left(\left|\begin{array}{cc}2 1 \\1 -3\end{array}\right| ;\left|\begin{array}{cc}1 3 \\-3 2\end{array}\right| ;\left|\begin{array}{cc}3 2 \\2 1\end{array}\right|\right)=(-7 ; 11 ;-1).\)

Do \(\left[\overrightarrow{u}_1, \overrightarrow{u}_2\right] \cdot \overrightarrow{M_1 M_2}=(-7) \cdot(-4)+11 \cdot(-2)+(-1) \cdot 6=0\) nên \(\overrightarrow{u}_1, \overrightarrow{u}_2, \overrightarrow{M_1 M_2}\) đồng phẳng.

Vậy \(\Delta_1\) cắt \(\Delta_2\).

Câu 71:

Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng \(\Delta_1: \displaystyle\frac{x+3}{1}=\displaystyle\frac{y-1}{-1}=\displaystyle\frac{z-2}{2}\), \(\Delta_2:\begin{cases}x=6+3t \\y=8+2t \\z=-1-t.\end{cases}\)

Đường thẳng \(\Delta_1\) đi qua điểm \(M_1(-3;1;2)\) và có \(\overrightarrow{u}_1=(1;-1;2)\) là véc-tơ chỉ phương. Đường thẳng \(\Delta_2\) đi qua điểm \(M_2(6;8;-1)\) và có \(\overrightarrow{u}_2=(3;2;-1)\) là véc-tơ chỉ phương. Ta có

\(\overrightarrow{M_1 M_2}=(9 ; 7 ;-3),\left[\overrightarrow{u}_1, \overrightarrow{u}_2\right]=\left(\left|\begin{array}{cc}-1 2 \\2 -1\end{array}\right| ;\left|\begin{array}{cc}2 1 \\-1 3\end{array}\right| ;\left|\begin{array}{cc}1 -1 \\3 2\end{array}\right|\right)=(-3 ; 7 ; 5).\)

Do \(\left[\overrightarrow{u}_1, \overrightarrow{u}_2\right] \cdot \overrightarrow{M_1 M_2}=(-3) \cdot 9+7 \cdot 7+5 \cdot(-3)=7 \neq 0\) nên \(\overrightarrow{u}_1, \overrightarrow{u}_2, \overrightarrow{M_1 M_2}\) không đồng phằng.

Vậy \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) chéo nhau.

Câu 72:

Xét vị trí tương đối giữa cặp đường thẳng \(d\colon\begin{cases} x=1+t\\y=-1+2t\\z=-2+t \end{cases}\) và \(d'\colon\begin{cases} x=2+2t'\\y=3+4t'\\z=2t'.\end{cases}\)

Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M(1;-1;-2)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(1;2;1)\), đường thẳng \(d'\) đi qua điểm \(M'(2;3;0)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}'=(2;4;2)\).

Ta có \(\overrightarrow{MM}'=(1;4;2)\), \(\left [\overrightarrow{a},\overrightarrow{a}' \right ]=\overrightarrow{0}\), \(\left [\overrightarrow{a},\overrightarrow{MM}' \right ]=(0;-1;2)\ne\overrightarrow{0}\).

Vậy \(d\parallel d'\).

Câu 73:

Xét vị trí tương đối giữa cặp đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y-2}{2}=\displaystyle\frac{z-3}{2}\) và \(d'\colon\displaystyle\frac{x-2}{1}=\displaystyle\frac{y-1}{5}=\displaystyle\frac{z-1}{1}\).

Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M(1;2;3)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(1;2;2)\), đường thẳng \(d'\) đi qua điểm \(M'(2;1;1)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}'=(1;5;1)\).

Ta có \(\overrightarrow{MM}'=(1;-1;-2)\), \(\left [\overrightarrow{a},\overrightarrow{a}' \right ]=(-8;1;3)\ne \overrightarrow{0}\), \(\left [\overrightarrow{a},\overrightarrow{a}' \right ]\cdot\overrightarrow{MM}'=-15\ne 0\).

Vậy \(d\) và \(d'\) chéo nhau.

Câu 74:

Xét vị trí tương đối giữa hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) với: \(d:\left\{\begin{array}{l}x=t\\y=1+t\\z=2+t\end{array}\right.\) và \(d:\left\{\begin{array}{l}x=1+2t'\\y=2+5t'\\z=3+t'.\end{array}\right.\)

\(d\) và \(d'\) có vectơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{a}=\left(1;1;1 \right)\) và \(\overrightarrow{a’}=\left(2;5;1 \right)\).

Ta có \(\displaystyle\frac{1}{2}\ne \displaystyle\frac{1}{5}\), suy ra \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{a’}\) không cùng phương. Vậy \(d\) và \({d}'\) hoặc cắt nhau hoặc chéo nhau.

Xét hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l}t=1+2{t}' \\1+t=2+5{t}' \\2+t=3+{t}' \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}t-2{t}'=1 (1)\\t-5{t}'=1 (2)\\t-{t}'=1. (3) \end{array} \right.\)

Từ (1) và (2) suy ra \(t=1;t'=0\).

Thay vào (3) ta thấy phương trình thoả mãn.

Vậy \(d\) cắt \(d'\) tại điểm \(M\left(1;2;3 \right)\).

Câu 75:

Xét vị trí tương đối giữa hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) với: \(d:\left\{\begin{array}{l}x=1+t\\y=2+t\\z=3+t\end{array}\right.\) và \(d': \displaystyle\frac{x-1}{2}=\displaystyle\frac{y-2}{5}=\displaystyle\frac{z-9}{6}.\)

\(d\) và \(d'\) có vectơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{a}=\left(1;1;1 \right)\) và \(\overrightarrow{a’}=\left(2;5;6 \right)\).

Ta có \(\displaystyle\frac{1}{2}\ne \displaystyle\frac{1}{5}\), suy ra \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{a’}\) không cùng phương. Vậy \(d\) và \(d'\) hoặc cắt nhau hoặc chéo nhau.

\({d}'\) có phương trình tham số là: \(\left\{\begin{array}{l}x=1+2t’ \\y=2+5t’ \\z=9+6t’\end{array} \right.\)

Xét hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l}1+t=1+2t’ \\2+t=2+5t’ \\3+t=9+6t’ \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}t-2t’=0 \\t-5t’=0 \\t-6t’=6 \end{array} \right. \)

Từ (1) và (2) suy ra \(t=0;t’=0\). Thay vào (3) ta thấy phương trình không thoả mãn \(\left(0\ne 6 \right)\).

Vậy \(d\) và \(d’\) chéo nhau.

Câu 76:

Xét vị trí tương đối giữa hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) với \(d\colon \begin{cases} x=1+2t\\y=2+t\\z=3+t \end{cases}\) và \(d'\colon\begin{cases} x=3+4t'\\y=3+2t'\\z=4+2t'.\end{cases}\)

Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M(1;2;3)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(2;1;1)\), đường thẳng \(d'\) đi qua điểm \(M'(3;3;4)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}'=(4;2;2)\).

Ta có \(\overrightarrow{MM}'=(2;1;1)\), \(\left [\overrightarrow{a},\overrightarrow{a}' \right ]=\overrightarrow{0}\), \(\left [\overrightarrow{a},\overrightarrow{MM}' \right ]=\overrightarrow{0}\), suy ra ba vectơ \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{a}'\), \(\overrightarrow{MM}'\) cùng phương. Vậy \(d\equiv d'\).

Câu 77:

Xét vị trí tương đối giữa hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) với \(d\colon \displaystyle\frac{x+1}{3}=\displaystyle\frac{y-2}{2}=\displaystyle\frac{z}{1}\) và \(d'\colon\displaystyle\frac{x-4}{9}=\displaystyle\frac{y-4}{6}=\displaystyle\frac{z-2}{3}\).

Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M(-1;2;0)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(3;2;1)\), đường thẳng \(d'\) đi qua điểm \(M'(4;4;2)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}'=(9;6;3)\).

Ta có \(\overrightarrow{MM}'=(5;2;2)\), \(\left [\overrightarrow{a},\overrightarrow{a}' \right ]=\overrightarrow{0}\), \(\left [\overrightarrow{a},\overrightarrow{MM}' \right ]=(2;-1;-4)\ne\overrightarrow{0}\). Vậy \(d\parallel d'\).

Câu 78:

Xét vị trí tương đối giữa hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) với \(d\colon\begin{cases} x=1-t\\y=2+t\\z=-2t \end{cases}\) và \(d'\colon\displaystyle\frac{x-3}{2}=\displaystyle\frac{y}{3}=\displaystyle\frac{z-4}{4}\).

Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M(1;2;0)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(-1;1;-2)\), đường thẳng \(d'\) đi qua điểm \(M'(3;0;4)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}'=(2;3;4)\).

Ta có \(\overrightarrow{MM}'=(2;-2;4)\), \(\left [\overrightarrow{a},\overrightarrow{a}' \right ]=(10;0;-5)\ne \overrightarrow{0}\), \(\left [\overrightarrow{a},\overrightarrow{a}' \right ]\cdot\overrightarrow{MM}'=0\). Vậy \(d\) và \(d'\) cắt nhau.

Câu 79:

Xét vị trí tương đối giữa hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) với \(d\colon \displaystyle\frac{x-1}{2}=\displaystyle\frac{y-2}{3}=\displaystyle\frac{z-1}{2}\) và \(d'\colon\begin{cases} x=1-t\\y=2+t\\z=-2t .\end{cases}\)

Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M(1;2;1)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(2;3;2)\), đường thẳng \(d'\) đi qua điểm \(M'(1;2;0)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}'=(-1;1;-2)\).

Ta có \(\overrightarrow{MM}'=(0;0;-1)\), \(\left [\overrightarrow{a},\overrightarrow{a}' \right ]=(-8;2;5)\ne\overrightarrow{0}\), \(\left [\overrightarrow{a},\overrightarrow{a}' \right ]\cdot\overrightarrow{MM}'=-5\ne 0\). Vậy \(d\) và \(d'\) chéo nhau.

Câu 80:

Xét vị trí tương đối giữa hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) với \(d\colon \begin{cases} x=2t\\y=1-t\\z=2-3t \end{cases}\) và \(d'\colon\displaystyle\frac{x-2}{4}=\displaystyle\frac{y}{7}=\displaystyle\frac{z+1}{11}\).

Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M(0;1;2)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(2;-1;-3)\), đường thẳng \(d'\) đi qua điểm \(M'(2;0;-1)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}'=(4;7;11)\).

Ta có \(\overrightarrow{MM}'=(2;-1;-3)\), \(\left [\overrightarrow{a},\overrightarrow{a}' \right ]=(10;-34;18)\ne\overrightarrow{0}\), \(\left [\overrightarrow{a},\overrightarrow{a}' \right ]\cdot\overrightarrow{MM}'=0\).

Vậy \(d\) và \(d'\) cắt nhau.

Câu 81:

Xét vị trí tương đối giữa hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) với \(d\colon\displaystyle\frac{x-4}{1}=\displaystyle\frac{y-1}{2}=\displaystyle\frac{z-1}{2}\) và \(d'\colon\displaystyle\frac{x-2}{3}=\displaystyle\frac{y-1}{2}=\displaystyle\frac{z-1}{9}\).

Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M(4;1;1)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(1;2;2)\), đường thẳng \(d'\) đi qua điểm \(M'(2;1;1)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}'=(3;2;9)\).

Ta có \(\overrightarrow{MM}'=(-2;0;0)\), \(\left [\overrightarrow{a},\overrightarrow{a}' \right ]=(14;-3;-4)\ne\overrightarrow{0}\), \(\left [\overrightarrow{a},\overrightarrow{a}' \right ]\cdot\overrightarrow{MM}'=-28\ne 0\).

Vậy \(d\) và \(d'\) chéo nhau.

Câu 82:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai đường thẳng \(d_1 \colon \begin{cases}x=1+2t \\y=2+3t \\z=3+4 t\end{cases} \ (t \in \mathbb{R})\) và \(d_2 \colon \begin{cases}x=3+4 t' \\ y=5+6 t' \\ z=7+8 t'\end{cases} \ (t' \in \mathbb{R})\). Xác định vị trí tương đối của \(d_1\) và \(d_2\).

\(d_1\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u_1}=(2;3;4)\) và \(M(1;2;3) \in d_1\).

\(d_2\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u_2}=(4;6;8)\).

Kiểm tra \(M \in d_2\): thay \(x=1\); \(y=2\) và \(z=3\) vào \(d_2\) ta có hệ \(\begin{cases}1=3+4t'\\2=5+6t'\\3=7+8t'\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}t'=-\displaystyle\frac{1}{2}\\t'=-\displaystyle\frac{1}{2}\\t'=-\displaystyle\frac{1}{2}\end{cases}.\)

Suy ra \(M \in d_2\). Mặt khác \(\overrightarrow{u_1}\) cùng phương \(\overrightarrow{u_2}\) nên \(d_1\) trùng \(d_2\).

Câu 83:

Trong không gian \(Oxyz\), xét vị trí tương đối của cặp đường thẳng \(\begin{cases}x=1+t \\ y=2 t \\ z=3-t\end{cases} (t \in \mathbb{R})\) và \(d' \colon \begin{cases}x=2+2 t' \\ y=3+4t'\\ z=5-2 t'\end{cases} (t' \in \mathbb{R})\).

Ta có các vectơ chỉ phương của \(d\) và \(d'\) lần lượt là \(\overrightarrow{a}=(1 ; 2 ;-1)\) và \(\overrightarrow{a^{\prime}}=(2 ; 4 ;-2)\).

Vì \(\overrightarrow{a'}=2 \overrightarrow{a}\) nên \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{a'}\) cùng phương. Từ đó suy ra \(d\) và \(d^{\prime}\) song song với nhau hoặc trùng nhau.

Xét điểm \(M(1 ; 0 ; 3) \in d\), ta có \(M \notin d^{\prime}\) nên \(d \parallel d^{\prime}\).

Câu 84:

Trong không gian \(Oxyz\), xét vị trí tương đối của cặp đường thẳng \(d \colon \begin{cases}x=1+2 t \\ y=-1+3 t\\ z=5+t \end{cases} (t \in \mathbb{R})\) và \(d' \colon \displaystyle\frac{x-1}{3}=\displaystyle\frac{y+2}{2}=\displaystyle\frac{z+1}{2}\).

Ta có \(d\) và \(d'\) lần lượt nhận \(\overrightarrow{a}=(2 ; 3 ; 1)\) và \(\overrightarrow{a'}=(3 ; 2 ; 2)\) là các vectơ chỉ phương.

Vì \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{a'}\) không cùng phương nên \(d\) và \(d'\) cắt nhau hoặc chéo nhau.

\(d'\) đi qua \(M(1 ;-2 ;-1)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a'}=(3 ; 2 ; 2)\) nên có phương trình tham số là:

\(d' \colon \begin{cases}x=1+3 t'\\ y=-2+2 t'\\ z=-1+2 t'\end{cases} \left(t' \in \mathbb{R}\right)\)

Xét hệ phương trình:\(\begin{cases}1+2 t=1+3 t'(1) \\-1+3t=-2+2 t' (2) \\ 5+t=-1+2 t' (3)\end{cases}\)

Từ (1) và (2), ta tìm được \(t=-\displaystyle\frac{3}{5}\) và\(t'=-\displaystyle\frac{2}{5}\), thay vào (3), ta thấy \(t\) và \(t'\) không thoả mãn (3).

Ta suy ra hệ phương trình trên vô nghiệm. Vậy hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) chéo nhau.

Câu 85:

Trong không gian \(Oxyz\), xét vị trí tương đối của cặp đường thẳng \(d: \displaystyle\frac{x}{1}=\displaystyle\frac{y-1}{-1}=\displaystyle\frac{z}{2}\) và \(d': \displaystyle\frac{x-1}{5}=\displaystyle\frac{y-2}{1}=\displaystyle\frac{z+2}{-2}\).

Ta có: \(d\) đi qua \(M(0 ; 1 ; 0)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(1 ;-1 ; 2)\).

\(d'\) đi qua \(M'(1 ; 2 ;-2)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a'}=(5 ; 1 ;-2)\).

Nên phương trình tham số của \(d\) và \(d'\) lần lượt là

\(d \colon \begin{cases}x=t\\y=1-t\\z=2t\end{cases}\) và \(d' \colon \begin{cases}x=1+5t'\\y=2+t'\\z=-2-2t'\end{cases}\)

Xét hệ phương trình \(\begin{cases} t=1+5 t' \\ 1-t=2+t' \\ 2 t=-2-2 t'\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}t-5 t'=1 \\ -t-t'=1 \\2t+2t'=-2\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}t=-\displaystyle\frac{2}{3} \\ t'=-\displaystyle\frac{1}{3}\end{cases}\)

Hệ phương trình trên có đúng một nghiệm, nên \(d\) và \(d^{\prime}\) cắt nhau.

Câu 86:

Trong không gian \(Oxyz\), xét vị trí tương đối của cặp đường thẳng \(d \colon \begin{cases}x=3-t \\ y=4+t \\ z=5-2 t\end{cases} (t \in \mathbb{R})\) và \(d' \colon \begin{cases}x=2-3 t'\\ y=5+3t'\\ z=3-6 t'\end{cases} \left(t' \in \mathbb{R}\right)\).

Ta có các vectơ chỉ phương của \(d\) và \(d'\) lần lượt là \(\overrightarrow{a}=(-1 ; 1 ;-2)\) và \(\overrightarrow{a^{\prime}}=(-3; 3 ;-6)\).

Vì \(\overrightarrow{a'}=3 \overrightarrow{a}\) nên \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{a'}\) cùng phương. Từ đó suy ra \(d\) và \(d^{\prime}\) song song với nhau hoặc trùng nhau.

Xét điểm \(M(2 ; 5 ; 3) \in d\), ta có \(M \in d^{\prime}\) nên \(d\) và \(d^{\prime}\) trùng nhau.

Câu 87:

Trong không gian \(Oxyz\), xét vị trí tương đối của cặp đường thẳng \(d \colon \displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y-2}{3}=\displaystyle\frac{z-3}{-1}\) và \(d' \colon \displaystyle\frac{x-2}{-2}=\displaystyle\frac{y+2}{1}=\displaystyle\frac{z-1}{3}\).

Ta có \(d\) và \(d'\) lần lượt nhận \(\overrightarrow{a}=(1 ; 3 ; -1)\) và \(\overrightarrow{a'}=(-2 ; 1 ; 3)\) là các vectơ chỉ phương.

Vì \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{a'}\) không cùng phương nên \(d\) và \(d'\) cắt nhau hoặc chéo nhau.

\(d\) đi qua \(M(1 ;2 ;3)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(1 ; 3 ; -1)\).

\(d'\) đi qua \(M'(2 ;-2 ;1)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a'}=(-2 ; 1 ; 3)\) .

Nên phương trình tham số của \(d\) và \(d'\) lần lượt là

\(d \colon \begin{cases}x=1+t\\y=2+3t\\z=3-t\end{cases}\) và \(d' \colon \begin{cases}x=2-2t'\\y=-2+t'\\z=1+3t'\end{cases}\)

Xét hệ phương trình \(\begin{cases} 1+t=2-2t' \\ 2+3t=-2+t' \\ 3-t=1+3t'\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}t+2 t'=1 \\ 3t-t'=-4 \\-t-3t'=-2\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}t=-1 \\ t'=1.\end{cases}\)

Hệ phương trình trên có đúng một nghiệm, nên \(d\) và \(d^{\prime}\) cắt nhau.

Câu 88:

Trong không gian \(Oxyz\), xét vị trí tương đối của cặp đường thẳng \(d \colon \begin{cases}x=1+2 t \\y=2+t \\ z=-3+3 t\end{cases} \quad(t \in \mathbb{R})\)

và \(d' \colon \displaystyle\frac{x-2}{1}=\displaystyle\frac{y+3}{2}=\displaystyle\frac{z-1}{3}\).

Ta có \(d\) và \(d'\) lần lượt nhận \(\overrightarrow{a}=(2 ; 1 ; 3\) và \(\overrightarrow{a'}=(1 ; 2 ; 3)\) là các vectơ chỉ phương.

Vì \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{a'}\) không cùng phương nên \(d\) và \(d'\) cắt nhau hoặc chéo nhau.

\(d'\) đi qua \(M(2 ;-3 ;1)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a'}=(1 ; 2 ; 3)\) nên có phương trình tham số là

\(d' \colon \begin{cases}x=2+ t'\\ y=-3+2 t'\\ z=1+3t'\end{cases} \left(t' \in \mathbb{R}\right)\)

Xét hệ phương trình:\(\begin{cases}1+2 t=2+t'(1) \\2+t=-3+2 t' (2) \\ -3+3t=1+3 t' (3)\end{cases}\)

Từ (1) và (2), ta tìm được \(t=\displaystyle\frac{7}{3}\) và\(t'=\displaystyle\frac{11}{3}\), thay vào (3), ta thấy \(t\) và \(t'\) không thoả mãn (3).

Ta suy ra hệ phương trình trên vô nghiệm. Vậy hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) chéo nhau.

Câu 89:

Xét vị trí tương đối của cặp đường thẳng \(d\) và \(d'\), với \(d: \displaystyle\frac{x+3}{2}=\displaystyle\frac{y+2}{3}=\displaystyle\frac{z-6}{4}\) và \(d^{\prime}: \displaystyle\frac{x-5}{1}=\displaystyle\frac{y+1}{-4}=\displaystyle\frac{z-20}{1}\).

Đường thẳng \(d\) đi qua \(M(-3;-2;6)\) và có vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{a}=(2;3;4)\).

Đường thẳng \(d'\) đi qua \(M'(5;-1;20)\) và có vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{a'}=(1;-4;1)\).

Vì \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{a'}\) là hai vectơ không cùng phương nên \(d\) và \(d'\) cắt nhau hoặc chéo nhau.

Phương trình tham số của \(d\) và \(d'\) lần lượt là

\(d \colon \begin{cases}x=-3+2t\\y=-2+3t\\z=6+4t\end{cases}\) và \(d' \colon \begin{cases}x=5+t'\\y=-1-4t'\\z=20+t'\end{cases}\)

Xét hệ phương trình \(\begin{cases}-3+2t=5+t'\\-2+3t=-1-4t'\\6+4t=20+t'\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}2t-t'=8 \quad (1)\\3t+4t'=1 \quad (2)\\4t-t'=14 \quad (3) \end{cases}\)

Từ \((1)\) và \((2)\) ta có \(t=3\) và \(t'=-2\), thay vào \((3)\) ta thấy \(t\) và \(t'\) thỏa mãn.

Vậy \(d\) và \(d'\) cắt nhau và giao điểm của \(d\) và \(d'\) là \(\left(3; 7; 18\right)\).

Câu 90:

Xét vị trí tương đối của cặp đường thẳng \(d\) và \(d'\), với \(d \colon \begin{cases}x=1+t\\y=2+t\\z=3-t\end{cases} (t \in \mathbb{R})\) và \(d' \colon \begin{cases}x=1+2t'\\y=-1+2t'\\z=2-2t'\end{cases} (t' \in \mathbb{R})\).

Đường thẳng \(d\) và \(d'\) có vectơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{a}=\left(1;1;-1 \right)\) và \(\overrightarrow{a'}=\left(2;2;-2 \right)\).

Ta có \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{a'}\) là hai vectơ cùng phương. Do đó \(d\) và \(d'\) song song.

Câu 91:

Xét vị trí tương đối của cặp đường thẳng \(d\) và \(d'\), với \(d \colon \begin{cases}x=1+t\\y=3-2t\\z=-1+4t\end{cases} (t \in \mathbb{R})\) và \(d' \colon \displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y-2}{2}=\displaystyle\frac{z}{3}\).

Đường thẳng \(d\) và \(d'\) có vectơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{a}=\left(1;-2;4 \right)\) và \(\overrightarrow{a'}=\left(1;2;3 \right)\).

Vì Vì \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{a'}\) là hai vectơ không cùng phương nên \(d\) và \(d'\) cắt nhau hoặc chéo nhau.

Ta có \(d'\) đi qua \(M'(1;2;0)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a'}=\left(1;2;3 \right)\) nên phương trình tham số của \(d'\) là

\[d' \colon \begin{cases}x=1+t'\\y=2+2t'\\z=3t'\end{cases}\]

Xét hệ phương trình \(\begin{cases}1+t=1+t'\\3-2t=2+2t'\\-1+4t=3t'\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}t-t'=0 \quad(1)\\ -2t-2t'=-1 \quad(2) \\ 4t-3t'=1 \quad(3)\end{cases}\).

Từ \((1)\) và \((2)\) ta có \(t=t'=\displaystyle\frac{1}{4}\), thay vào \((3)\) không thỏa.Do đó đường thẳng \(d\) và \(d'\) chéo nhau.

Dạng 4. Ứng dụng thực tế

Câu 1:

Trên một sân khấu đã thiết lập sẵn một hệ tọa độ \(Oxyz\). Tính góc giữa tia sáng có phương trình \(d\colon\begin{cases} x=2\\y=1+t\\z=1+t\end{cases}\) và mặt sàn sân khấu có phương trình \(z=0\).

Image

Đường thẳng \(d\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(0;1;1)\). Mặt phẳng \((P)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(0;0;1)\).

Ta có \(\sin (d,(P))=\displaystyle\frac{\left |0\cdot 0+1\cdot 0+1\cdot 1 \right |}{\sqrt{0^2+1^2+1^2}\cdot\sqrt{0^2+0^2+1^2}}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}\).

Suy ra \((d,(P))=45^{\circ}\).

Câu 2:

Trên một phần mềm đã thiết kế sân khấu 3D trong không gian \(Oxyz\). Tính góc giữa hai tia sáng có phương trình lần lượt là \(d\colon\displaystyle\frac{x}{2}=\displaystyle\frac{y}{1}=\displaystyle\frac{z}{-1}\text{ và }d'\colon\displaystyle\frac{x-1}{3}=\displaystyle\frac{y-1}{3}=\displaystyle\frac{z-1}{9}.\)

Image

\(d\) và \(d'\) có vectơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{a}=(2;1;-1)\) và \(\overrightarrow{a}'=(3;3;9)\).

Ta có \(\cos (d,d')=\displaystyle\frac{\left |2\cdot 3+1\cdot 3+(-1)\cdot 9 \right |}{\sqrt{2^2+1^2+(-1)^2}\cdot\sqrt{3^2+3^2+9^2}}=0\).

Suy ra \((d,d')=90^{\circ}\).

Câu 3:

Một phần mềm mô phỏng vận động viên đang tập bắn súng trong không gian \(Oxyz\). Cho biết trục \(d\) của nòng súng và cọc đỡ bia \(d'\) có phương trình lần lượt là

\(d\colon\begin{cases} x=t\\y=20\\z=9 \end{cases}\) và \(d'\colon\begin{cases} x=10\\y=20\\z=1+3t'.\end{cases}\)

Xét vị trí tương đối giữa \(d\) và \(d'\), chúng có vuông góc với nhau không?

Image

\(d\) và \(d'\) có vectơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{a}=(1;0;0)\) và \(\overrightarrow{a}'=(0;0;3)\).

Ta có \(\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{a}'=1\cdot 0+0\cdot 0+0\cdot 3=0\). Vậy \(d\) và \(d'\) vuông góc với nhau.

Câu 4:

Trên phần mềm thiết kế chiếc cầu treo, cho đường thẳng \(d\) trên trụ cầu và đường thẳng \(d'\) trên sàn cầu có phương trình lần lượt là \(d\colon\begin{cases} x=0\\y=0\\z=50+t\end{cases}\) và \(d'\colon\begin{cases} x=20\\y=t'\\z=50. \end{cases}\)

Xét vị trí tương đối giữa \(d\) và \(d'\).

Image

Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M(0;0;50)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(0;0;1)\), đường thẳng \(d'\) đi qua điểm \(M'(20;0;50)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}'=(0;1;0)\).

Ta có \(\overrightarrow{MM}'=(20;0;0)\), \(\left [\overrightarrow{a},\overrightarrow{a}' \right ]=(-1;0;0)\ne\overrightarrow{0}\), \(\left [\overrightarrow{a},\overrightarrow{a}' \right ]\cdot\overrightarrow{MM}'=-20\ne 0\).

Vậy \(d\) và \(d'\) chéo nhau.

Câu 5:

Trên một máy khoan bàn đã thiết lập sẵn một hệ tọa độ. Nêu nhận xét về vị trí giữa trục \(d\) của mũi khoan và trục \({d}'\) của giá đỡ có phương trình lần lượt là:

\(d:\left\{\begin{array}{l}x=1\\y=1\\z=1+t\end{array}\right. \text{ và } d':\left\{\begin{array}{l}x=10\\ y=20\\z=5+5t'.\end{array}\right.\)

Image

Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left(1;1;1 \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=\left(0;0;1 \right)\), đường thẳng \({d}'\) đi qua điểm \({M}'\left(10;20;5 \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a'}=\left(0;0;5 \right)\). Ta có \(\overrightarrow{MM'}=\left(9;19;4 \right)\).

Ta có \(\overrightarrow{a'} =5\overrightarrow{a}\), suy ra \(\overrightarrow{a},\overrightarrow{a'}\) cùng phương và \(\displaystyle\frac{0}{19}\ne \displaystyle\frac{1}{4}\), suy ra \(\overrightarrow{a},\overrightarrow{MM'}\) không cùng phương. Vậy trục khoan \(d\) của mũi khoan và trục \(d'\) của giá đỡ song song với nhau.

Câu 6:

Trên phần mềm mô phỏng 3D một máy khoan trong không gian \(Oxyz\), cho biết phương trình trục \(a\) của mũi khoan và một đường rãnh \(b\) trên vật cần khoan (tham khảo hình vẽ bên) lần lượt là \(a\colon\begin{cases} x=1\\y=2\\z=3t\end{cases}\) và \(b\colon\begin{cases} x=1+4t'\\y=2+2t'\\z=6.\end{cases}\)

a) Chứng minh \(a\), \(b\) vuông góc và cắt nhau.

b) Tìm giao điểm của \(a\) và \(b\).

Image

a) \(a\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{m}=(0;0;3)\) và \(b\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{n}=(4;2;0)\).

Ta có \(\overrightarrow{m}\cdot\overrightarrow{n}=0\cdot 4+0\cdot 2+3\cdot 0=0\).

Do đó \(\overrightarrow{m}\perp\overrightarrow{n}\) hay \(a\perp b\).

b) Gọi \(M\) là giao điểm của \(a\) và \(b\), ta có \(\begin{cases} M\in a\\M\in b \end{cases}\Rightarrow\begin{cases} M(1;2;3t)\\M(1+4t';2+2t';6)\end{cases}\).

Khi đó ta có \(\begin{cases} 1=1+4t'\\2=2+2t'\\3t=6\end{cases}\Rightarrow\begin{cases} t=2\\t'=0\end{cases}\Rightarrow M(1;2;6).\)

Vậy giao điểm của \(a\) và \(b\) là \(M(1;2;6)\).

Câu 7:

Trong một trò chơi mô phỏng bắn súng 3D trong không gian \(Oxyz\), một xạ thủ đang ngắm với tọa độ khe ngắm và đầu ruồi lần lượt là \(M(3;3;1{,}5)\), \(N(3;4;1{,}5)\). Viết phương trình tham số của đường ngắm bắn của xạ thủ (xem như đường thẳng \(MN\)).

Image

Đường thẳng \(MN\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{MN}=(0;1;0)\) nên có phương trình tham số là \(\begin{cases} x=3\\y=3+t\\z=1{,}5.\end{cases}\)

Câu 8:

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), một cabin cáp treo xuất phát từ điểm \(A(10;3;0)\) và chuyển động đều theo đường cáp có véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=(2;-2;1)\) với tốc độ là \(4{,}5\) m/s (đơn vị trên mỗi trục tọa độ là mét) (hình minh họa).

Image

a) Viết phương trình đường cáp.

b) Giả sử sau \(t\) (s) kể từ lúc xuất phát \((t\ge0)\), cabin đến điểm \(M\). Tìm tọa độ điểm \(M\).

c) Cabin dừng ở điểm \(B\) có hoành độ \(x_B=550\). Tìm độ dài quãng đường \(AB\) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mét).

d) Đường cáp \(AB\) tạo với mặt phẳng \((Oxy)\) góc bao nhiêu độ (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ)?

a) Phương trình chính tắc của đường cáp là \(\displaystyle\frac{x-10}{2}=\displaystyle\frac{y-3}{-2}=\displaystyle\frac{z}{1}\).

b) Do tốc độ chuyển động của cabin là \(4{,}5\) m/s nên độ dài \(AM=4{,}5t\) (m).

Vì vậy \(\left|\overrightarrow{AM}\right|=4{,}5t\) (\(t\ge0\)).

Do hai véc-tơ \(\overrightarrow{AM}\) và \(\overrightarrow{u}\) là cùng hướng nên \(\overrightarrow{AM}=k\overrightarrow{u}\) với \(k\) là số thực dương nào đó.

Suy ra \(\left|\overrightarrow{AM}\right|=k\left|\overrightarrow{u}\right|=k\cdot\sqrt{2^2+(-2)^2+1^2}=3k\). Do đó \(3k=4{,}5t\Leftrightarrow k=\displaystyle\frac{3t}{2}\).

Vì thế, ta có \(\overrightarrow{AM}=\displaystyle\frac{3t}{2}\overrightarrow{u}=\left(3t;-3t;\displaystyle\frac{3t}{2}\right)\).

Gọi tọa độ của điểm \(M\) là \((x_M;y_M;z_M)\).

Do \(\overrightarrow{AM}=(x_M-x_A;y_M-y_A;z_M-z_A)=\left(3t;-3t;\displaystyle\frac{3t}{2}\right)\) nên \(\begin{cases}x_M=3t+x_A\\y_M=-3t+y_A\\z_M=\displaystyle\frac{3t}{2}+z_A\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}x_M=3t+10\\y_M=-3t+3\\z_M=\displaystyle\frac{3t}{2}.\end{cases}\)

Vậy điểm \(M\) có tọa độ là \(\left(3t+10;-3t+3;\displaystyle\frac{3t}{2}\right)\).

c) Do \(x_B=550\) nên \(3t+10=550\), tức là \(t=180\) (s). Do đó, ta có điểm \(B(550;-537;270)\).

Vậy \(AB=\sqrt{(550-10)^2+(-537-3)^2+(270-0)^2}=\sqrt{656100}=810\) (m).

d) Đường thẳng \(AB\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(2;-2;1)\) và mặt phẳng \((Oxy)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{k}=(0;0;1)\). Do đó, ta có

\(\sin\left(\Delta,(Oxy)\right)=\left|\cos\left(\overrightarrow{u},\overrightarrow{k}\right)\right|=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}\cdot\overrightarrow{k}\right|}{\left|\overrightarrow{u}\right|\cdot\left|\overrightarrow{k}\right|}=\displaystyle\frac{1}{3\cdot1}=\displaystyle\frac{1}{3}.\)

Vậy \(\left(\Delta,(Oxy)\right)\approx 19^\circ\).

Câu 9:

Trên một sườn núi (có độ nghiêng không đều), người ta trồng một cây thông và muốn giữ nó không bị nghiêng bằng hai sợi dây neo như hình minh họa. Giả thiết cây thông mọc thẳng đứng và trong một hệ tọa độ phù hợp, các điểm \(O\) (gốc cây thông) và \(A\), \(B\) (nơi buộc dây neo) có tọa độ tương ứng là \(O(0;0;0)\), \(A(3;-4;2)\), \(B(-5;-2;1)\), đơn vị trên mỗi trục tọa độ là mét. Biết rằng hai dây neo đều được buộc vào cây thông tại điểm \((0;0;5)\) và được kéo căng tạo thành các đoạn thẳng.

Image

a) Tính độ dài của mỗi dây neo được sử dụng.

b) Tính góc tạo bởi mỗi dây neo và mặt phẳng sườn núi (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của độ).

a) Do điểm \(C(0;0;5)\) nên

\(AC=\sqrt{(3-0)^2+(-4-0)^2+(2-5)^2}=\sqrt{24}\) (m);

\(BC=\sqrt{(-5-0)^2+(-2-0)^2+(1-5)^2}=3\sqrt{5}\) (m).

b) Ta có \(\overrightarrow{OA}=(3;-4;2)\), \(\overrightarrow{OB}=(-5;-2;1)\) nên

\(\left[\overrightarrow{OA},\overrightarrow{OB}\right]=\left(\left|\begin{matrix}-4 & 2 \\-2 & 1 \\\end{matrix} \right|;\left| \begin{matrix}2 & 3 \\1 & -5 \\\end{matrix} \right|;\left| \begin{matrix}3 & -4 \\-5 & -2 \\\end{matrix} \right| \right)=(0;-13;-26).\)

Vì thế véc-tơ \(\overrightarrow{n}=(0;1;2)\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((OAB)\).

Mặt khác, do \(\overrightarrow{CA}=(3;-4;-3)\), \(\overrightarrow{BC}=(5;2;4)\) nên ta có

\(\sin\left(CA,(OAB)\right)=\left|\cos\left(\overrightarrow{CA},\overrightarrow{n}\right)\right|=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{CA}\cdot\overrightarrow{n}\right|}{\left|\overrightarrow{CA}\right|\cdot\left|\overrightarrow{n}\right|}=\displaystyle\frac{\left|3\cdot0+(-4)\cdot1+(-3)\cdot2\right|}{\sqrt{34}\cdot\sqrt{5}}=\displaystyle\frac{10}{\sqrt{170}}\),

suy ra \(\left(CA,(OAB)\right)\approx 50^\circ\). Vậy góc tạo bởi dây neo \(CA\) và mặt phẳng sườn núi là khoảng \(50^\circ\).

\(\sin\left(BC,(OAB)\right)=\left|\cos\left(\overrightarrow{BC},\overrightarrow{n}\right)\right|=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{BC}\cdot\overrightarrow{n}\right|}{\left|\overrightarrow{BC}\right|\cdot\left|\overrightarrow{n}\right|}=\displaystyle\frac{\left|5\cdot0+2\cdot1+4\cdot2\right|}{3\sqrt{5}\cdot\sqrt{5}}=\displaystyle\frac{2}{3}\),

suy ra \(\left(BC,(OAB)\right)\approx 42^\circ\). Vậy góc tạo bởi dây neo \(BC\) và mặt phẳng sườn núi là khoảng \(42^\circ\).

Câu 10:

Trong không gian \(Oxyz\) (đơn vị trên mỗi trục tọa độ là kilômét), một máy bay đang ở vị trí \(A(3{,}5;-2;0{,}4)\) và sẽ hạ cánh ở vị trí \(B(3{,}5;5{,}5;0)\) trên đường băng \(EG\) (hình minh họa).

Image

a) Viết phương trình đường thẳng \(AB\).

b) Hãy cho biết góc trượt (góc giữa đường bay \(AB\) và mặt phẳng nằm ngang \((Oxy)\)) có nằm trong phạm vi cho phép từ \(2{,}5^\circ\) đến \(3{,}5^\circ\) hay không?

c) Có một lớp mây được mô phỏng bởi một mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua ba điểm \(M(5;0;0)\), \(N(0;-5;0)\), \(P(0;0;0{,}5)\). Tìm tọa độ của điểm \(C\) là vị trí mà máy bay xuyên qua đám mây để hạ cánh.

d) Tìm tọa độ của điểm \(D\) trên đoạn thẳng \(AB\) là vị trí mà máy bay ở độ cao \(120\) m.

e) Theo quy định an toàn bay, người phi công phải nhìn thấy điểm đầu \(E(3{,}5;6{,}5;0)\) của đường băng ở độ cao tối thiểu là \(120\) m. Hỏi sau khi ra khỏi đám mây, người phi công có đạt được quy định an toàn đó hay không? Biết rằng tầm nhìn của người phi công sau khi ra khỏi đám mây là \(900\) m.

a) Ta có đường thẳng \(AB\) đi qua điểm \(A\left(\displaystyle\frac{7}{2};-2;\displaystyle\frac{2}{5}\right)\) và nhận \(\overrightarrow{AB}=\left(0;\displaystyle\frac{15}{2};-\displaystyle\frac{2}{5}\right)=\displaystyle\frac{1}{10}\left(0;75;-4\right)\) làm véc-tơ chỉ phương nên

\(AB\colon\begin{cases} x=\displaystyle\frac{7}{2}\\ y=-2+75t\\ z=\displaystyle\frac{2}{5}-4t\end{cases},\, (t \text{ là tham số}).\)

b) Đường thẳng \(AB\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(0;75;-4)\) và mặt phẳng \((Oxy)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(0;0;1)\).

Ta có \(\sin\left(AB,(Oxy)\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}\cdot\overrightarrow{n}\right|}{\left|\overrightarrow{u}\right|\cdot\left|\overrightarrow{n}\right|}=\displaystyle\frac{\left|0\cdot0+75\cdot0+(-4)\cdot1\right|}{\sqrt{0^2+75^2+(-4)^2}\cdot\sqrt{0^2+0^2+1^2}}=\displaystyle\frac{4}{\sqrt{5641}}\).

Vậy \(\left(SD,(SAC)\right)\approx3{,}1^\circ\). Do đó góc trượt nằm trong phạm vi cho phép.

c) Ta có \((\alpha)\) đi qua ba điểm \(M(5;0;0)\), \(N(0;-5;0)\), \(P(0;0;0{,}5)\) nên có phương trình

\((\alpha)\colon \displaystyle\frac{x}{5}+\displaystyle\frac{y}{-5}+\displaystyle\frac{z}{0{,}5}=1\Leftrightarrow x-y+10z-5=0.\)

Thay phương trình đường thẳng \(AB\) vào phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) ta có

\(\displaystyle\frac{7}{2}+2-75t+10\cdot\left(\displaystyle\frac{2}{5}-4t\right)-5=0\Leftrightarrow t=\displaystyle\frac{9}{230}.\)

Khi đó \(x=\displaystyle\frac{7}{2}\); \(y=\displaystyle\frac{43}{46}\); \(z=\displaystyle\frac{28}{115}\). Vậy \(C\left(\displaystyle\frac{7}{2};\displaystyle\frac{43}{46};\displaystyle\frac{28}{115}\right)\).

d) Tại vị trí máy bay có độ cao \(120\) m, ta có \(z=0{,}12=\displaystyle\frac{3}{25}\Leftrightarrow \displaystyle\frac{2}{5}-4t=\displaystyle\frac{3}{25}\Leftrightarrow t=\displaystyle\frac{7}{100}\).

Khi đó \(x=\displaystyle\frac{7}{2}\); \(y=\displaystyle\frac{13}{4}\). Vậy \(D\left(\displaystyle\frac{7}{2};\displaystyle\frac{13}{4};\displaystyle\frac{3}{25}\right)\).

e) Khoảng cách \(DE=\sqrt{\left(\displaystyle\frac{7}{2}-\displaystyle\frac{7}{2}\right)^2+\left(\displaystyle\frac{13}{2}-\displaystyle\frac{13}{4}\right)^2+\left(0-\displaystyle\frac{3}{25}\right)^2}\approx 3{,}25\) (km).

Suy ra \(DE>900\) m. Do đó sau khi ra khỏi đám mây, người phi công không đạt được quy định an toàn.

Dạng 5. Bài toán cực trị

Câu 1:

Trong không gian \(Oxyz\), cho bốn điểm \(A(2;-3;7)\), \(B(0;4;1)\), \(C(3;0;5)\), \(D(3;3;3)\). Gọi \(M\) là điểm nằm trên mặt phẳng \((Oyz)\) sao cho biểu thức \(\left |\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}+\overrightarrow{MD} \right |\) đạt giá trị nhỏ nhất. Tìm tọa độ \(M\).

Ta có \(M\in (Oyz)\Rightarrow M(0;a;b)\). Khi đó ta có \(\begin{cases}\overrightarrow{MA}=(2;-3-a;7-b)\\\overrightarrow{MB}=(0;4-a;1-b)\\\overrightarrow{MC}=(3;-a;5-b)\\\overrightarrow{MD}=(3;3-a;3-b)\end{cases}\Rightarrow\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}+\overrightarrow{MD}=(8;4-4a;16-4b).\)

Do đó \(\left |\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}+\overrightarrow{MD} \right |=\sqrt{64+\left(4-4a\right) ^2+\left(16-4b\right) ^2}\ge 8\).

Dấu \(=\) xảy ra \(\Leftrightarrow\begin{cases}a=1\\b=4.\end{cases}\)

Vậy \(M(0;1;4)\).

Câu 2:

Trong không gian tọa độ \(Oxyz\) cho \(A(1;3;10)\), \(B(4;6;5)\) và \(M\) là điểm thay đổi trên mặt phẳng \((Oxy)\) sao cho \(MA,MB\) cùng tạo với mặt phẳng \((Oxy)\) các góc bằng nhau. Tìm giá trị nhỏ nhất của \(AM\).

Image

Gọi \(D\), \(E\) lần lượt là hình chiếu vuông góc của \(A\), \(B\) trên mặt phẳng \((Oxy)\).

Khi đó \((MA, (Oxy)) = \widehat{AMD}\) và \((MB, (Oxy)) =\widehat{BME}\).

Do đó \(MA\), \(MB\) cùng tạo với mặt phẳng \((Oxy)\) các góc bằng nhau khi và chỉ khi \(\triangle AMD \backsim \triangle BME\).

Khi đó \(\displaystyle\frac{AM}{BM} = \displaystyle\frac{AD}{BE}\).

Ta có \(AD =\mathrm{d}(A,(Oxy)) = 10\) và \(BE =\mathrm{d}(B,(Oxy))=5\).

Do đó \(\displaystyle\frac{AM}{BM}=2. \quad (1)\)

Gọi tọa độ của \(M\) là \((x,y,0)\). Ta có

\(AM^2 = (x-1)^2+(y-3)^2+100 \text{ và } MB^2= (x-4)^2+(y-6)^2+25.\)

Từ \((1)\) suy ra

\(AM^2=4BM^2 \Leftrightarrow (x-1)^2+(y-3)^2 = 4(x-4)^2+4(y-6)^2.\)

Đặt \(x-1=a\) và \(y-3=b\). Ta có

\(a^2+b^2=4(a-3)^2+4(b-3)^2 \Leftrightarrow 3(a^2+b^2) - 24(a+b) +72=0.\)

Sử dụng bất đẳng thức \((a+b)^2 \leq 2(a^2+b^2)\) ta có

\(\displaystyle\frac{3}{2}(a+b)^2 -24(a+b) +72 \leq 0 \Leftrightarrow 4 \leq a+b \leq 12.\)

Do đó \(a^2 +b^2 \geq \displaystyle\frac{(a+b)^2}{2} \geq \displaystyle\frac{4^2}{2}=8\).

Vậy \(AM^2= a^2+b^2+100 \geq 108 \Leftrightarrow AM \geq 6\sqrt{3}.\)

Dấu đẳng thức xảy ra khi \(a=b=2 \Leftrightarrow x=3;y=5\). Khi đó điểm \(M\) có tọa độ \((3;5;0)\).

Câu 3:

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho ba điểm \(A(4;2;2)\), \(B(1;1;-1)\), \(C(2;-2;-2)\). Tìm tọa độ điểm \(M\) thuộc \((Oyz)\) sao cho \(|\overrightarrow{MA}+2\overrightarrow{MB}-\overrightarrow{MC}|\) nhỏ nhất.

Gọi \(G(x_{G};y_{G};z_{G})\) là điểm sao cho \(\overrightarrow{GA}+2\overrightarrow{GB}-\overrightarrow{GC} = \overrightarrow{0}\). Ta có \(\overrightarrow{GA}+2\overrightarrow{GB}-\overrightarrow{GC} = \overrightarrow{0} \Leftrightarrow \begin{cases} x_{G}-4 +2(x_{G}-1)-(x_{G}-2) =0 \\ y_{G}-2 +2(y_{G}-1) -(y_{G}+2) =0 \\ z_{G}-2 +2 (z_{G}+1)-(z_{G}+2)=0 \end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} x_{G}=2 \\ y_{G}=3 \\ z_{G}=1 \end{cases}\Rightarrow G(2;3;1).\)

Như vậy ta có \(|\overrightarrow{MA}+2\overrightarrow{MB}-\overrightarrow{MC}| = |\overrightarrow{MG}+\overrightarrow{GA}+2\overrightarrow{MG}+2\overrightarrow{GB}-\overrightarrow{MG}-\overrightarrow{GC}|= |2\overrightarrow{MG}|=2MG\).

Do đó \(|\overrightarrow{MA}+2\overrightarrow{MB}-\overrightarrow{MC}|\) nhỏ nhất khi và chỉ khi \(MG\) ngắn nhất.

Mà \(M\) thuộc \((Oyz)\) nên \(MG\) ngắn nhất khi và chỉ khi \(M\) là hình chiếu của \(G\) lên \((Oyz)\)

\(\Rightarrow M(0;3;1)\).

Câu 4:

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(a;0;0),\ B(0;b;0),\ C(0;0;c)\) với \(a,\ b,\ c\) là các số thực dương thay đổi sao cho \(a^{2}+b^{2}+c^{2}=3\). Tính khoảng cách lớn nhất từ \(O\) đến mặt phẳng \((ABC)\).

Image

Gọi \(H\) là trực tâm tam giác \(ABC\). Dễ thấy tứ diện \(OABC\) là hình chóp tam diện vuông tại \(O\).

Ta có \(CH\perp AB,\ CO\perp AB\Rightarrow AB\perp(CHO)\Rightarrow AB\perp OH\).

Mà \(BH\perp AC,\ BO\perp AC\Rightarrow AC\perp(BHO)\Rightarrow AC\perp OH\).

Từ đó ta suy ra \(OH\perp (ABC)\Rightarrow d(O,(ABC))=OH\).

Xét tam giác \(AOB\) vuông tại \(O\), có đường cao \(OK\)

\[\displaystyle\frac{1}{OK^{2}}=\displaystyle\frac{1}{OA^{2}}+\displaystyle\frac{1}{OB^{2}}=\displaystyle\frac{1}{a^{2}}+\displaystyle\frac{1}{b^{2}}.\]

Xét tam giác \(COK\) vuông tại \(O\), có đường cao \(OH\)

\[\displaystyle\frac{1}{OH^{2}}=\displaystyle\frac{1}{OC^{2}}+\displaystyle\frac{1}{OK^{2}}=\displaystyle\frac{1}{a^{2}}+\displaystyle\frac{1}{b^{2}}+\displaystyle\frac{1}{c^{2}}\geq \displaystyle\frac{3}{\sqrt[3]{a^{2}b^{2}c^{2}}}\Rightarrow OH^{2}\leq \displaystyle\frac{\sqrt[3]{a^{2}b^{2}c^{2}}}{3}.\]

Mà \(3=a^{2}+b^{2}+c^{2}\geq 3\sqrt[3]{a^{2}b^{2}c^{2}}\Rightarrow abc\leq 1\Rightarrow OH\leq \displaystyle\frac{1}{3}\).

Vậy khoảng cách từ \(O\) mặt phẳng \((ABC)\) lớn nhất bằng \(\displaystyle\frac{1}{3}\).

Câu 5:

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho các điểm \(A\left(3;1;-4\right),B\left(2;1-2\right),C\left(1;1;-3\right)\). Tìm tọa độ điểm \(M\in Ox\) sao cho \(\left| \overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}\right|\) đạt giá trị nhỏ nhất.

Giả sử \(M(m;0;0)\). Ta có \(\overrightarrow{MA}=(3-m;1;-4),\overrightarrow{MB}=(2-m;1;-2), \overrightarrow{MC}=(1-m;1;-3)\).

\begin{eqnarray*}\left| \overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}\right|&=&\sqrt{(6-3m)^2+3^2+(-9)^2}= \sqrt{9m^2-36m+126}\\&=&\sqrt{9(m-2)^2+90}\\&\ge & 3\sqrt{10},\forall m \in \mathbb{R}.\end{eqnarray*}

Vậy \(\left| \overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}\right|\) đạt giá trị nhỏ nhất bằng \(3\sqrt{10}\) khi \(m-2=0 \Leftrightarrow m =2\). Hay \(M(2;0;0)\).

Câu 6:

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(-2;2;-3)\), \(B(4;5;-3)\). \(M(a;b;c)\) là điểm trên mặt phẳng \(Oxy\) sao cho \(MA^2+2MB^2\) đạt giá trị nhỏ nhất. Tính tổng \(a+b+c\).

Lấy điểm \(I\) đoạn thẳng \(AB\) sao cho \(\overrightarrow{IA}+2\overrightarrow{IB}=\overrightarrow{0}\), khi đó ta có

\(\begin{cases}x_I=\displaystyle\frac{x_A+2x_B}{3}=\displaystyle\frac{-2+2\cdot4}{3}=2\\ y_I=\displaystyle\frac{y_A+2y_B}{3}=\displaystyle\frac{2+2\cdot5}{3}=4\\ z_I=\displaystyle\frac{z_A+2z_B}{3}=\displaystyle\frac{-3+2\cdot(-3)}{3}=-3,\end{cases}\)

từ đó suy ra \(I(2;4;-3)\).

Ta lại có

\begin{align*}MA^2+MB^2=&\overrightarrow{MA}^2+\overrightarrow{MB}^2=\left(\overrightarrow{MI}+\overrightarrow{IA}\right)^2+\left(\overrightarrow{MI}+\overrightarrow{IB}\right)^2\\=&\overrightarrow{MI}^2+2\overrightarrow{MI}\cdot\overrightarrow{IA}+\overrightarrow{IA}^2+\overrightarrow{MI}^2+2\overrightarrow{MI}\cdot\overrightarrow{IB}+\overrightarrow{IB}^2\\=&2\overrightarrow{MI}^2+2\overrightarrow{MI}\left(\overrightarrow{IA}+\overrightarrow{IB}\right)+\overrightarrow{IA}^2+\overrightarrow{IB}^2=2MI^2+IA^2+IB^2.\end{align*}

Từ đó, kết hợp với \(A\), \(B\) và \(I\) cố định, suy ra \(MA^2+MB^2\) nhỏ nhất khi và chỉ khi \(MI\) nhỏ nhất, khi đó \(M\) là hình chiếu của \(I\) trên mặt phẳng \(Oxy\), suy ra \(M(2;4;0)\).

Vậy \(a+b+c=6\).

Câu 7:

Cho các tia \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\) cố định đôi một vuông góc với nhau. Trên các tia đó lần lượt lấy các điểm \(A\), \(B\), \(C\) thay đổi thỏa mãn \(OA+OB+OC+AB+BC+CA=1\) trong đó \(A\), \(B\), \(C\) không trùng với \(O\). Giá trị lớn nhất của thể tích tứ diện \(OABC\) bằng \(\displaystyle\frac{1}{m\left(1+\sqrt{n}\right)^3}, (m,n\in \mathbb{Z})\). Giá trị của biểu thức \(P=m+n\) bằng bao nhiêu?

Chọn hệ trục tọa độ sao cho các tia \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\) là chiều dương các trục tọa độ, gọi \(A(x;0;0)\), \(B(0;y;0)\), \(C(0;0;z)\), \((x,y,z>0)\).

Ta có \(V_{OABC}=\displaystyle\frac{1}{6}xyz\). Theo giả thiết

\begin{eqnarray*}&&OA+OB+OC+AB+BC+CA=1\\&\Leftrightarrow& x+y+z+\sqrt{x^2+y^2}+\sqrt{y^2+z^2}+\sqrt{z^2+x^2}=1\end{eqnarray*}

Theo bất đẳng thức Cô-si ta có

\begin{eqnarray*}x+y+z+\sqrt{x^2+y^2}+\sqrt{y^2+z^2}+\sqrt{z^2+x^2}&\ge& 3\sqrt[3]{xyz}+3\sqrt[3]{2\sqrt{2}xyz}\\\Leftrightarrow 1 &\ge& 3\sqrt[3]{xyz}\left(1+\sqrt{2}\right)\\\Rightarrow \displaystyle\frac{1}{6}xyz&\le& \displaystyle\frac{1}{162\left(1+\sqrt{2}\right)^3}\\\Leftrightarrow V_{OABC} &\le& \displaystyle\frac{1}{162\left(1+\sqrt{2}\right)^3}.\end{eqnarray*}

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(x=y=z=\displaystyle\frac{1}{3+3\sqrt{2}}.\)

Vậy \(\begin{cases} m=162 \\ n=2 \end{cases}\Rightarrow P=m+n=164\).

Câu 8:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(3;2;1)\) và \(B(-1;4;-3)\). Tìm điểm \(M\) thuộc mặt phẳng \((Oxy)\) sao cho \(|MA-MB|\) lớn nhất.

Image

Ta có \(z_{A}=1\), \(z_{B}=-3\) do đó \(A\) và \(B\) nằm ở hai phía đối với mặt phẳng \((Oxy)\).

Gọi \(B'\) là điểm đối xứng với \(B\) qua mặt phẳng \((Oxy)\), ta có \(\left| MA-MB \right| = \left| MA-MB' \right|\).

Mà ta có

\begin{eqnarray*}& & MA \le MB' + AB' \Rightarrow MA-MB' \le AB' \\& & MB' \le MA + AB' \Rightarrow MB' - MA \le AB' \\& \Rightarrow & \left| MA-MB' \right| \le AB'.\end{eqnarray*}

Do đó \(\left| MA-MB\right|\) lớn nhất là \(AB'\) khi \(B'\), \(A\), \(M\) thẳng hàng hay \(M\) là giao điểm của đường thẳng \(AB'\) và mặt phẳng \((Oxy)\).

Ta có \(B(-1;4;-3)\) \(\Rightarrow B'(-1;4;3)\). Suy ra \(\overrightarrow{AM} = (x_{M}-3; y_{M}-2; -1)\), \(\overrightarrow{AB'}=(-4;2;2)\).

Ta có \(B'\), \(A\), \(M\) thẳng hàng \(\Leftrightarrow\) \(\overrightarrow{AM}\) và \(\overrightarrow{AB'}\) cùng phương \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{x_{M}-3}{-4} = \displaystyle\frac{y_{M}-2}{2} =\displaystyle\frac{-1}{2} \Leftrightarrow \begin{cases} x_{M}=5 \\ y_{M}=1 .\end{cases}\)

Vậy tọa độ \(M(5;1;0)\).

Câu 9:

Trong không gian \(Oxyz\), cho bốn điểm \(A(7;2;3)\), \(B(1;4;3)\), \(C(1;2;6)\), \(D(1;2;3)\) và điểm \(M\) tùy ý. Tính độ dài đoạn \(OM\) khi biểu thức \(P=MA+MB+MC+\sqrt{3}MD\) đạt giá trị nhỏ nhất.

Ta có \(\overrightarrow{DA} = (6;0;0)\), \(\overrightarrow{DB}=(0;2;0)\), \(\overrightarrow{DC}=(0;0;3)\).

Gọi \(M(x+1;y+2;z+3)\), ta có

\begin{eqnarray*}& & MA = \sqrt{(x-6)^{2} +y^{2}+z^{2}} \ge |x-6| \ge 6-x\\& & MB = \sqrt{ x^{2} + (y-2)^{2} +z^{2} } \ge |y-2| \ge 2-y \\& & MC = \sqrt{ x^{2} +y^{2} + (z-3)^{2} } \ge |z-3| \ge 3-z\\& & \sqrt{3}MD = \sqrt{ 3\left(x^{2}+y^{2}+z^{2}\right) } \ge \sqrt{ (x+y+z)^{2} } \ge x+y+z.\end{eqnarray*}

Do đó \(P \ge (6-x)+(2-y)+(3-z)+(x+y+z) =11\).

Vậy \(P\) đạt giá trị nhỏ nhất là \(11\) khi vài chỉ khi \(x=y=z=0\).

Khi đó \(M(1;2;3)\), suy ra \(OM=\sqrt{14}\).

Câu 10:

Trong không gian \(Oxyz\), cho \(4\) điểm \(A(2;4;-1)\), \(B(1;4;-1)\), \(C(2;4;3)\), \(D(2;2;-1)\), biết \(M(x;y;z)\) để \(MA^2+MB^2+MC^2+MD^2\) đạt giá trị nhỏ nhất thì \(x+y+z\) bằng bao nhiêu?

Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-1;0;0)\), \(\overrightarrow{AC}=(0;0;4)\), \(\overrightarrow{AD}=\left(0;-2;0\right)\).

Suy ra \(\left[{\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}}\right]\overrightarrow{AD}=8\ne 0\) nên bốn điểm \(A\) ,\(B\), \(C\), \(D\) lập thành tứ diện.

Gọi \(I\) là trọng trọng tâm tứ diện \(ABCD\) thì \(\overrightarrow{OI}=\displaystyle\frac{1}{4}\left(\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC}+\overrightarrow{OD}\right)\) và \(I\left(\displaystyle\frac{7}{4};\displaystyle\frac{7}{2};0\right)\).

Ta có

\begin{eqnarray*}T&=&MA^2+MB^2+MC^2+MD^2=\overrightarrow{MA}^2+\overrightarrow{MB}^2+\overrightarrow{MC}^2+\overrightarrow{MD}^2\\&=&\left(\overrightarrow{MI}+\overrightarrow{IA}\right)^2+\left(\overrightarrow{MI}+\overrightarrow{IB}\right)^2+\left(\overrightarrow{MI}+\overrightarrow{IC}\right)^2+\left(\overrightarrow{MI}+\overrightarrow{ID}\right)^2\\&=&4\cdot\overrightarrow{MI}^2+\overrightarrow{IA}^2+\overrightarrow{IB}^2+\overrightarrow{IC}^2+\overrightarrow{ID}^2+2\overrightarrow{MI}\left(\overrightarrow{IA}+\overrightarrow{IB}+\overrightarrow{IC}+\overrightarrow{IBD}\right)\\&=&4\cdot\overrightarrow{MI}^2+\overrightarrow{IA}^2+\overrightarrow{IB}^2+\overrightarrow{IC}^2+\overrightarrow{ID}^2\\&=&4.\overrightarrow{MI}^2+\overrightarrow{IA}^2+\overrightarrow{IB}^2+\overrightarrow{IC}^2+\overrightarrow{ID}^2\\&\ge&\overrightarrow{IA}^2+\overrightarrow{IB}^2+\overrightarrow{IC}^2+\overrightarrow{ID}^2.\end{eqnarray*}

Suy ra \(T_{\min}=\overrightarrow{IA}^2+\overrightarrow{IB}^2+\overrightarrow{IC}^2+\overrightarrow{ID}^2\) khi \(M\equiv I\) tức là \(M\left(\displaystyle\frac{7}{4};\displaystyle\frac{7}{2};0\right)\).

Khi đó \(x+y+z=\displaystyle\frac{7}{4}+\displaystyle\frac{7}{2}+0=\displaystyle\frac{21}{4}\).

Câu 11:

Trong không gian \(Oxyz\), cho \(A(a;0;0)\), \(B(0;b;0)\), \(C(0;0;c)\) với \(a\), \(b\), \(c>0\) sao cho \(OA+OB+OC+AB+BC+CA=1+\sqrt 2\). Giá trị lớn nhất của \(V_{O.ABC}\) bằng bao nhiêu?

Ta có \(OA=a\); \(OB=b\); \(OC=c\); \(AB=\sqrt{a^2+b^2}\); \(BC=\sqrt{b^2+c^2}\); \(CA=\sqrt{c^2+a^2}\).

\(V_{OABC}=\displaystyle\frac{1}{6}OA\cdot OB\cdot OC=\displaystyle\frac{1}{6}a\cdot b\cdot c\).

Ta có

\begin{eqnarray*}&&OA+OB+OC+AB+BC+CA=1+\sqrt 2\\&\Leftrightarrow& a+b+c+\sqrt{a^2+b^2}+\sqrt{b^2+c^2}+\sqrt{c^2+a^2}=1+\sqrt 2\end{eqnarray*}

Áp dụng bất đẳng thức Côsi ta có \(a+b+c\geq 3\sqrt[3]{abc}\).

\begin{eqnarray*}&\sqrt{a^2+b^2}+\sqrt{b^2+c^2}+\sqrt{c^2+a^2}&\geq 3\sqrt[6]{\left(a^2+b^2\right)\left(b^2+c^2\right)\left(c^2+a^2\right)}\\&&\geq 3\sqrt[6]{2ab\cdot 2bc\cdot 2ac}\\&&=3\sqrt 2\cdot\sqrt[3]{abc}.\end{eqnarray*}

Suy ra

\begin{eqnarray*}&&a+b+c+\sqrt{a^2+b^2}+\sqrt{b^2+c^2}+\sqrt{c^2+a^2}\geq 3\sqrt[3]{abc}+3\sqrt 2 \cdot\sqrt[3]{abc}\\&\Leftrightarrow& 1+\sqrt 2\geq 3\sqrt[3]{abc}(1+\sqrt 2)\Leftrightarrow\sqrt[3]{abc}\leq\displaystyle\frac{1}{3}\\&\Leftrightarrow& abc\leq\displaystyle\frac{1}{27}\Leftrightarrow\displaystyle\frac{1}{6}abc\leq\displaystyle\frac{1}{162}\Leftrightarrow{V_{OABC}}\leq\displaystyle\frac{1}{162}.\end{eqnarray*}

Dấu bằng xảy ra \(\Leftrightarrow\begin{cases}a>0;b>0;c>0\\a=b=c\\ a+b+c+\sqrt{a^2+b^2}+\sqrt{b^2+c^2}+\sqrt{c^2+a^2}=1+\sqrt 2 \end{cases}\) \(\Leftrightarrow a=b=c=\displaystyle\frac{1}{3}\).

Vậy giá trị lớn nhất của \(V_{OABC}\) bằng \(\displaystyle\frac{1}{162}\).

Câu 12:

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho bốn điểm \(A(7;2;3)\), \(B(1;4;3)\), \(C(1;2;6)\), \(D(1;2;3)\) và điểm \(M\) tùy ý. Tính độ dài đoạn \(OM\) khi biểu thức \(P = MA + MB + MC + \sqrt{3} MD\) đạt giá trị nhỏ nhất.

Ta có \(\overrightarrow{DA} = (6;0;0)\), \(\overrightarrow{DB} = (0;2;0)\), \(\overrightarrow{DC} = (0;0;3)\) nên tứ diện \(ABCD\) là tứ diện vuông đỉnh \(D\).

Giả sử \(M(x+1; y+2; z+3)\).

Ta có \(MA = \sqrt{(x-6)^2 + y^2 + z^2} \ge |x-6|\ge 6-x\), \(MB = \sqrt{x^2+(y-2)^2+z^2} \ge |y-2| \ge 2-y\),

\(MC = \sqrt{x^2+y^2+(z-3)^2}\ge |z-3| \ge 3-z\), \\ \(\sqrt{3}MD = \sqrt{3\left(x^2+y^2+z^2 \right)} \ge \sqrt{(x+y+z)^2} \ge x + y + z\).

Do đó \(P\ge (6-x)+(2-y)+(3-z) + (x+y+z)=11\).

Các đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(\begin{cases} x=y=z=0 \\ 6-x \ge 0; 2-y \ge 0; 3-z\ge 0; x+y+z \ge 0\end{cases} \Leftrightarrow x = y = z = 0.\)

Khi đó \(M(1;2;3)\Rightarrow OM = \sqrt{1^2+2^2+3^2}=\sqrt{14}\).

Câu 13:

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) cho hai điểm \(A(2;1;-1)\) và \(B(0;3;1)\) và mặt phẳng \((P) \colon x+y-z+3=0\). Điểm \(M\) thuộc \((P)\) thỏa mãn \(\left|2\overrightarrow{MA} -\overrightarrow{MB}\right|\) nhỏ nhất có hoành độ bằng bao nhiêu?

Tìm điểm \(I(x,y,z)\) sao cho \(2\overrightarrow{IA}-\overrightarrow{IB}=0 \Leftrightarrow \begin{cases} 2(2-x)-(0-x)=0\\ 2(1-y)-(3-y)=0\\ 2(-1-z)-(1-z)=0\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}x=4\\ y=-1\\ z=-3.\end{cases}\)

Vì \(2\overrightarrow{IA} - \overrightarrow{IB}=0 \Rightarrow 2 \overrightarrow{MA} - \overrightarrow{MB} =\overrightarrow{MI}\), nên ta có \(\left| 2\overrightarrow{MA} -\overrightarrow{MB} \right| = \left| \overrightarrow{MI} \right|\).

Để \(\left| 2\overrightarrow{MA} -\overrightarrow{MB} \right|\) đạt giá trị nhỏ nhất thì \(M\) là chân đường cao hạ từ \(I\) xuống mặt phẳng \((P)\).

Mặt phẳng \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_P = (1;1;-1)\).

Phương trình tham số của đường thẳng qua \(I(4;-1;-3)\) và vuông góc với \((P)\) là \(\begin{cases}x=4+t \\ y=-1+t \\ z=-3-t.\end{cases}\)

Chân đường cao hạ từ \(I\) xuống mặt phẳng \((P)\) có tọa độ là nghiệm của hệ phương trình

\begin{eqnarray*}\begin{cases}x+y-z+3=0 \\ x=4+t \\ y=-1+t \\ z=-3-t.\end{cases}\end{eqnarray*}

Thế ba phương trình sau vào phương trình đầu tiên ta có \((4+t)+(-1+t)-(-3-t)+3=0 \Leftrightarrow 3t+9=0 \Leftrightarrow t=-3.\)

Do đó \(x=1, y=-4,z=0\).

Câu 14:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(-1;3;4)\), \(B(9;-7;2)\). Tìm trên trục \(Ox\) tọa độ điểm \(M\) sao cho \(MA^2 + MB^2\) đạt giá trị nhỏ nhất.

Gọi tọa độ điểm cần tìm là \(M(a;0;0)\).

Khi đó \(MA^2 + MB^2=(a+1)^2+9+16 + (9-a)^2 +49+4= 2a^2 -16a+160\).

Đặt \(y = 2x^2 -16x +160 \Rightarrow y'=4x-16\).

Ta có bảng biến thiên

Image

Dựa vào bảng biến thiên ta có \(MA^2 + MB^2\) đạt giá trị nhỏ nhất bằng \(128\) khi \(a =4\). Vậy \(M(4;0;0)\).

Câu 15:

Trong không gian \(Oxyz,\) cho hai điểm \(A(1;0;1)\), \(B(0;1;-1)\). Hai điểm \(D,\ E\) thay đổi trên các đoạn \(OA,\ OB\) sao cho đường thẳng \(DE\) chia tam giác \(OAB\) thành hai phần có diện tích bằng nhau. Khi \(DE\) ngắn nhất thì trung điểm \(I\) của đoạn \(DE\) có tọa độ bằng bao nhiêu?

Image

Theo đề bài ta có \(OA = OB =\sqrt{2}\) và

\begin{align*}& S_{ODE} = \displaystyle\frac{1}{2} S_{OAB} \\\Leftrightarrow & \displaystyle\frac{1}{2} \cdot OD \cdot OE \cdot \sin \widehat{DOE} = \displaystyle\frac{1}{2} \cdot \displaystyle\frac{1}{2} \cdot OA \cdot OB \cdot \sin \widehat{AOB} \\\Leftrightarrow & OD \cdot OE=\displaystyle\frac{1}{2}OA \cdot OB=1.\end{align*}

Mặt khác

\(DE^2 =OD^2+OE^2-2OD.OE.\cos \widehat{AOB}\geq 2OD.OE-2OD.OE.\cos \widehat{AOB}= 2 \left(1-\cos \widehat{AOB}\right).\)

Suy ra \(DE\) nhỏ nhất khi \(OD=OE=1\).

Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\), ta có \(M \left(\displaystyle\frac{1}{2}; \displaystyle\frac{1}{2}; 0 \right)\).

Khi đó, \(\overrightarrow{OI} = \displaystyle\frac{OI}{OM} \cdot \overrightarrow{OM} = \displaystyle\frac{OD}{OA} \cdot \overrightarrow{OM} = \left(\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{4};\ \displaystyle\frac{\sqrt{2}}{4};\ 0 \right)\). Suy ra \(I \left(\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{4};\ \displaystyle\frac{\sqrt{2}}{4};\ 0 \right)\)

Câu 16:

Trong không gian \(Oxyz\), cho các điểm \(A(1;3;2)\), \(B(-2;-1;4)\) và hai điểm \(M\), \(N\) thay đổi trên mặt phẳng \(Oxy\) sao cho \(MN=1\). Giá trị nhỏ nhất của \(AM^2+BN^2\) bằng bao nhiêu?

Image

Gọi \(A'\), \(B'\) lần lượt là hình chiếu vuông góc của \(A\), \(B\) trên mặt phẳng \(Oxy\).

Ta có \(A'(1;3;0)\), \(B'(-2;-1;0)\), suy ra \(A'B'=5\).

Khi đó, xét \(M\), \(N\) bất kì thuộc \(Oxy\) và \(MN=1\), ta có

\(A'M+MN+B'N\ge A'B'\Rightarrow A'M+B'N\ge A'B'-MN=4\)

Vậy ta có

\begin{eqnarray*}AM^2+BN^2&=&AA'^2+A'M^2+BB'^2+B'N^2=20+A'M^2+B'N^2\\&\ge&20+\displaystyle\frac{(A'M+B'N)^2}{2}\ge20+\displaystyle\frac{4^2}{2}=28.\end{eqnarray*}

Vậy giá trị nhỏ nhất của \(AM^2+BN^2\) là \(28\), xảy ra khi \(A'\), \(M\), \(N\), \(B'\) thẳng hàng và \(A'M=B'N=2\).

Câu 17:

Trong không gian \(Oxyz\), cho tam giác \(OAB\) với \(O(0 ; 0 ; 0)\), \(A(6 ; 0 ; 0)\), \(B(0 ; 8 ; 0)\). Điểm \(M(a;b;c)\) thuộc mặt phẳng \((P) : x+2y+3z-2=0\) đồng thời cách đều các đỉnh \(O\), \(A\), \(B\). Giá trị của tổng \(a+b-c\) bằng bao nhiêu?

Theo giả thiết ta có

\[\begin{cases}M \in (P)\\OM^2=AM^2\\OM^2=BM^2\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}a+2b+3c-2=0\\a^{2}+b^{2}+c^{2}=(a-6)^{2}+b^{2}+c^{2}\\a^{2}+b^{2}+c^{2}=a^{2}+(b-8)^{2}+c^{2}\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}a=3\\b=4\\c=-3.\end{cases}\]

Câu 18:

Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(3;0;0)\), \(B(-3;0;0)\) và \(C(0;5;1)\). Gọi \(M\) là một điểm nằm trên mặt phẳng \((Oxy)\) sao cho \(MA+MB=10\), giá trị nhỏ nhất của \(MC\) bằng bao nhiêu?

Image

Dễ thấy hai điểm \(A, B\) thuộc trục \(Ox\).

Vì \(MA+MB=10\) nên tập hợp điểm \(M\) là elip có tâm \(O\), độ dài trục lớn \(2a=10\), tiêu cự \(2c=6\), nằm trong mặt phẳng \((Oxy)\).

Gọi \(H(0;5;0)\) là hình chiếu của \(C\) lên mặt phẳng \((Oxy)\).

Khi đó \(MC=\sqrt{MH^2+CH^2}\), vậy để \(MC\) nhỏ nhất thì \(MH\) nhỏ nhất.

Dễ thấy \(H\) thuộc \(Oy\) nên để \(MH\) nhỏ nhất thì \(M\) là giao điểm của elip với tia \(Oy\).

Ta có \(b=\sqrt{a^2-c^2}=4\) nên \(M(0;4;0)\).

Khi đó \(MH=1, HC=1\). Vậy \(MC_{\min }=\sqrt{2}\).

Câu 19:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(\Delta \colon \displaystyle\frac{x - 1}{2} = \displaystyle\frac{y - 2}{1} = \displaystyle\frac{z}{2}\) và mặt phẳng \((P) \colon 2x - 2y + z + 2 = 0\). Mặt phẳng \((Q)\) chứa \(\Delta\) và tạo với \((P)\) một góc nhỏ nhất có phương trình dạng \(ax + by + cz + 34 = 0\). Tính tích \(abc\).

\(\bullet\) Đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(M(1; 2; 0)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u} = (2; 1; 2)\), mặt phẳng \((P)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_P} = (2; -2; 1)\), mặt phẳng \((Q)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_Q} = (a; b; c)\) trong đó \(a^2 + b^2 + c^2 > 0\).

\((Q)\) đi qua \(\Delta\) nên \(\overrightarrow{n_Q}\cdot \overrightarrow{u} = 0 \Leftrightarrow 2a + b + 2c = 0\).

\(\bullet\) \(\cos((P), (Q)) = \left| \cos (\overrightarrow{n_P},\overrightarrow{n_Q})\right| = \displaystyle\frac{|2a - 2b + c|}{3\sqrt{a^2 + b^2 + c^2}} = \displaystyle\frac{|6a + 5c|}{3\sqrt{5a^2 + 8ac + 5c^2}}\).

Nếu \(a = 0\) thì \(\cos((P), (Q)) = \displaystyle\frac{\sqrt{5}}{3}\).

Nếu \(a \ne 0\) thì \(\cos((P), (Q)) = \displaystyle\frac{\left|6 + 5\displaystyle\frac{c}{a}\right|}{3\sqrt{5 + 8\displaystyle\frac{c}{a} + 5\displaystyle\frac{c^2}{a^2}}} = \displaystyle\frac{|6 + 5t|}{3\sqrt{5 + 8t + 5t^2}}\) với \(t = \displaystyle\frac{c}{a}\).

Đặt \(f(t) = \displaystyle\frac{(6 + 5t)^2}{5t^2 + 8t+5}\).

Ta có \(f'(t) = \displaystyle\frac{-100t^2-110+12}{(5t^2+8t+5)^2}\) nên \(f'(t) = 0 \Leftrightarrow t= \displaystyle\frac{1}{10};\, t =- \displaystyle\frac{6}{5}.\)

Ta có bảng biến thiên

Image

Từ bảng biến thiên, ta có \(\max \cos ((P),(Q)) = \displaystyle\frac{\sqrt{65}}{9}\).

\(((P),(Q))\) đạt giá trị nhỏ nhất \(\Leftrightarrow \cos ((P),(Q))\) đạt giá trị lớn nhất \(\Leftrightarrow t= \displaystyle\frac{1}{10} \Leftrightarrow a = 10c\). \

Suy ra \(b = -22c\). Mặt khác \(M(1;2 ; 0) \in (Q)\) nên \(a + 2b + 34 = 0 \Leftrightarrow -34c + 34 = 0 \Leftrightarrow c = 1\). \\Suy ra \(a = 10, b = -22\).

\(\bullet\) Vậy \(abc = - 220\).

Câu 20:

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho điểm \(A(2;5;3)\) và đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x-1}{2}=\displaystyle\frac{y}{1}=\displaystyle\frac{z-2}{2}\) . Gọi \((P)\) là mặt phẳng chứa đường thẳng \(d\) sao cho khoảng cách từ điểm \(A\) đến \((P)\) lớn nhất. Khoảng cách từ điểm \(M(1;2;-1)\) đến mặt phẳng \((P)\) bằng bao nhiêu?

Gọi \(K\), \(H\) lần lượt là hình chiếu vuông góc của \(A\) lên \(d\) và \((P)\) . Khi đó

\(\mathrm{d}[A,(P)] =AH\leq AK.\)

Do đó khoảng cách từ \(A\) đến \((P)\) lớn nhất bằng \(AK=\mathrm{d}(A,d)\).

Giả sử \(K(1+2t;t;2+2t)\), ta có \(\overrightarrow{AK}=(2t-1;t-5;2t-1)\). Vì \(AK \perp d\) nên

\(2(2t-1)+t-5+2(2t-1)=0\Leftrightarrow t=1.\)

Suy ra \(\overrightarrow{AK}=(-1;-4;1)\). Phương trình mặt phẳng \((P)\colon x-4y+z-3=0\).

Khoảng cách \(\mathrm{d}[M,(P)]=\displaystyle\frac{11\sqrt{2}}{6}.\)

Câu 21:

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(1;2;3)\), \(B(0;1;0)\), \(C(1;0;-2)\). Tìm trên mặt phẳng \((P) \colon x+y+z+2=0\) điểm \(M\) sao cho tổng \(MA^2+2MB^2+3MC^2\) có giá trị nhỏ nhất.

Gọi \(I\) là điểm thỏa mãn \(\overrightarrow{IA} + 2\overrightarrow{IB}+3\overrightarrow{IC} =\overrightarrow{0}\), dễ thấy \(I\left ( \displaystyle\frac{2}{3};\displaystyle\frac{2}{3};-\displaystyle\frac{1}{2}\right )\). Khi đó \(S=MA^2+2MB^2+3MC^2 = 6MI^2 + IA^2+2IB^2+3IC^2.\(Ta thấy \(I\) là điểm cố định nên \(S\) nhỏ nhất khi \(M\) là hình chiếu vuông góc của \(I\) trên \((P)\).

\(MI \perp (P) \Rightarrow M\left (\displaystyle\frac{2}{3}+t; \displaystyle\frac{2}{3}+t;-\displaystyle\frac{1}{2}+t\right )\), \(M \in (P) \Leftrightarrow \displaystyle\frac{2}{3}+t +\displaystyle\frac{2}{3}+t -\displaystyle\frac{1}{2}+t +2=0 \Leftrightarrow t=-\displaystyle\frac{17}{18}\).

Vậy \(M\left (-\displaystyle\frac{5}{18}; -\displaystyle\frac{5}{18};-\displaystyle\frac{13}{9}\right )\).

Câu 22:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\) biết \(A(1;0;1)\), \(B(2;1;2)\), \(D(2;-2;2)\), \(A'(3;0;-1)\), điểm \(M\) thuộc cạnh \(DC\). Giá trị nhỏ nhất của tổng các khoảng cách \(AM+MC'\) bằng bao nhiêu?

Image

Ta có \(\overrightarrow{AA'}=(2;0;-2)\), \(\overrightarrow{AB}=(1;1;1)\). \(\overrightarrow{AD}=(1;-2;1)\).

Theo quy tắc hình hộp ta có \(\overrightarrow{AA'}+\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}=\overrightarrow{AC'}\Rightarrow C'(5;-1;1).\)

Đường thẳng \(DC\) đi qua điểm \(D\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{AB}=(1;1;1)\) có phương trình: \(\begin{cases}x=2+t\\y=-2+t\\z=2+t.\end{cases}\)

Gọi \(M(2+t;-2+t;2+t)\in DC\). Ta có \(AM=\sqrt{3t^2+6}\), \(C'M=\sqrt{3t^2-6t+11}=\sqrt{3(1-t)^2+8}\).

Ta có

\begin{eqnarray*}&AM+C'M&=\sqrt{3t^2+6}+\sqrt{3(1-t)^2+8}\\&&\ge \sqrt{(\sqrt{3}t+\sqrt{3}-\sqrt{3}t)^2+(\sqrt{6}+\sqrt{8})^2}\\&&=\sqrt{17+8\sqrt{3}}.\end{eqnarray*}

Dấu \lq\lq =\rq\rq \; khi và chỉ khi

\(\displaystyle\frac{\sqrt{3}t}{\sqrt{3}(1-t)}=\displaystyle\frac{\sqrt{6}}{\sqrt{8}}\Leftrightarrow t=2\sqrt{3}-3\).

Khi đó \(M(2\sqrt{3}-1; 2\sqrt{3}-5; 2\sqrt{3}-1)\).

Vậy, giá trị nhỏ nhất của tổng các khoảng cách \(AM+MC'\) là \(\sqrt{17+8\sqrt{3}}\).

Câu 23:

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(1;4;5)\), \(B(3;4;0)\), \(C(2;-1;0)\) và mặt phẳng \((P)\colon 3x-3y-2z-12=0\). Gọi \(M(a;b;c)\) thuộc \((P)\) sao cho \(P=MA^2+MB^2+3MC^2\) đạt giá trị nhỏ nhất. Tổng \(a+b+c\) bằng bao nhiêu?

Gọi \(I(x;y;z)\) là điểm thỏa mãn \(\overrightarrow{IA}+\overrightarrow{IB}+3\overrightarrow{IC}=\overrightarrow{0}\).

Khi đó \(\overrightarrow{IA}=(1-x;4-y;5-z)\), \(\overrightarrow{IB}=(3-x;4-y;-z)\) và \(\overrightarrow{IC}=(2-x;-1-y;-z)\), từ đó ta có hệ phương trình \(\begin{cases}1-x+3-x+6-3x=0 \\ 4-y+4-y-3-3y=0 \\ 5-z-z-3z=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x=2\\y=1\\z=1\end{cases}\) hay \(I(2;1;1)\).

Ta có \(MA^2=\left(\overrightarrow{MI}+\overrightarrow{IA}\right)^2=MI^2+2\cdot\overrightarrow{MI}\cdot\overrightarrow{IA}+IA^2\).

Tương tự ta có \(MB^2=MI^2+2\cdot\overrightarrow{MI}\cdot\overrightarrow{IB}+IB^2\) và \(MC^2=MI^2+2\cdot\overrightarrow{MI}\cdot\overrightarrow{IC}+IC^2\).

Suy ra \(P=MA^2+MB^2+3MC^2=5MI^2+IA^2+IB^2+3IC^2\).

Tổng \(P\) đạt giá trị nhỏ nhất khi và chỉ khi \(MI\) đạt giá trị nhỏ nhất, hay \(M\) là hình chiếu của \(I\) lên mặt phẳng \((P)\).

Véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(IM\) là \(\overrightarrow{n}=(3;-3;-2)\).

Phương trình đường thẳng \(IM\) là \(\begin{cases}x=2+3t \\ y=1-3t \\ z=1-2t\end{cases},\ (t\in\mathbb{R})\).

Gọi \(M(2+3t,1-3t,1-2t)\) là hình chiếu của \(I\) lên mặt phẳng \((P)\).

Khi đó \(3(2+3t)-3(1-3t)-2(1-2t)-12=0\Leftrightarrow 22t-11=0\Leftrightarrow t=\displaystyle\frac{1}{2}\).

Suy ra tọa độ điểm \(M\) là \(M\left(\displaystyle\frac{7}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};0\right)\). Vậy \(a+b+c=3\).

Câu 24:

Trong không gian tọa độ \(Oxyz\) cho các điểm \(A(1;5;0)\), \(B(3;3;6)\) và đường thẳng \(\Delta\colon \displaystyle\frac{x+1}{2}=\displaystyle\frac{y-1}{-1}=\displaystyle\frac{z}{2}\). Gọi \(M(a;b;c)\) là điểm trên đường thẳng \(\Delta\) sao cho chu vi tam giác \(MAB\) đạt giá trị nhỏ nhất. Tính tổng \(T=a+b+c\).

Chu vi tam giác \(ABM\) đạt giá trị nhỏ nhất khi tổng \(MA+MB\) đạt giá trị nhỏ nhất.

Do \(M\in \Delta\colon \begin{cases}x=-1+2t \\ y=1-t \\z=2t\end{cases}\) nên \(M(-1+2t;1-t;2t)\).

Ta có \(MA=\sqrt{(2t-2)^2+(t+4)^2+4t^2}=\sqrt{9t^2+20}\);\\ \(MB=\sqrt{(2t-4)^2+(t+2)^2+(2t-6)^2}=\sqrt{9t^2-36t+56}\).

Như vậy \(MA+MB=\sqrt{9t^2+20}+\sqrt{9t^2-36t+56}\).

Xét hàm số \(f(t)=\sqrt{9t^2+20}+\sqrt{9t^2-36t+56}\) trên \(\mathbb{R}\).

Ta có \(f'(t)=\displaystyle\frac{9t}{\sqrt{9t^2+20}}+\displaystyle\frac{9t-18}{\sqrt{9t^2-36t+56}}=\displaystyle\frac{9t}{\sqrt{9t^2+20}}+\displaystyle\frac{9(t-2)}{\sqrt{9(t-2)^2+20}}\).

\(f'(t)=0 \Leftrightarrow \displaystyle\frac{t}{\sqrt{9t^2+20}}=-\displaystyle\frac{t-2}{\sqrt{9(t-2)^2+20}}\,\,(1)\).

Xét hàm số \(g(t)=\displaystyle\frac{t}{\sqrt{9t^2+20}}\) có \(g'(t)=\displaystyle\frac{20}{\left(\sqrt{9t^2+20}\right)^3}>0\).

Do đó phương trình \((1)\) có nghiệm duy nhất \(t=1\).

Bảng biến thiên của \(f(t)\) là

Image

Theo bảng biến thiên, \(f(t)\) đạt giá trị nhỏ nhất khi \(t=1\).

Câu 25:

Trong không gian tọa độ \(Oxyz\) cho \(A(1;2;-1)\), \(B(3;1;-2)\), \(C(2;3;-3)\) và mặt phẳng \((P) \colon x-2y+2z-3=0\). \(M(a;b;c)\) là điểm thuộc mặt phẳng \((P)\) sao cho biểu thức \(MA^2+MB^2+MC^2\) có giá trị nhỏ nhất. Xác định \(a+b+c\).

Gọi \(G\) là trọng tâm của \(\triangle ABC\). Khi đó, \(G\) có tọa độ \(\left(2;2;-2\right)\).

Ta có \(\overrightarrow{MA} + \overrightarrow{MB} +\overrightarrow{MC} =3\overrightarrow{MG}\).

Do đó

\begin{eqnarray*}9MG^2 &=& \left(\overrightarrow{MA} + \overrightarrow{MB} +\overrightarrow{MC}\right)^2\\&=& MA^2+ MB^2+ MC^2 + 2\left(\overrightarrow{MA} \cdot \overrightarrow{MB} + \overrightarrow{MB} \cdot \overrightarrow{MC} + \overrightarrow{MC} \cdot \overrightarrow{MA}\right) \quad (1).\end{eqnarray*}

Mặt khác, ta có \(2\overrightarrow{MA} \cdot \overrightarrow{MB} = MA^2 +MB^2 -\left(\overrightarrow{MA} - \overrightarrow{MB}\right)^2 =MA^2 +MB^2 -AB^2\).

Do đó \(2\left(\overrightarrow{MA} \cdot \overrightarrow{MB} + \overrightarrow{MB} \cdot \overrightarrow{MC} + \overrightarrow{MC} \cdot \overrightarrow{MA} \right) = 2\left(MA^2 +MB^2 +MC^2\right) -\left(AB^2 +BC^2+ CA^2\right)\).

Thay vào \((1)\) ta có

\begin{eqnarray*}& &9MG^2 = 3\left(MA^2 +MB^2 +MC^2\right) - \left(AB^2 +BC^2+ CA^2\right) \\&\Leftrightarrow &MA^2 +MB^2 +MC^2 =3MG^2 +\displaystyle\frac{AB^2 +BC^2+ CA^2 }{3}.\end{eqnarray*}

Biểu thức \(MA^2 +MB^2 +MC^2\) có giá trị nhỏ nhất khi và chỉ khi \(MG\) nhỏ nhất. Khi đó, \(M\) là hình chiếu vuông góc của \(G\) trên mặt phẳng \((P)\).

Mặt phẳng \((P)\) có một VTPT là \(\overrightarrow{n}=(1;-2;2)\). Phương trình tham số của đường thẳng đi qua \(G\) và vuông góc với \((P)\) là \(\begin{cases}x=2+t \\ y=2-2t \\ z=-2+2t\end{cases}, t\in \mathbb{R}\).

Tọa độ của điểm \(M\) cần tìm là nghiệm nghiệm của hệ \(\begin{cases} x-2y+2z-3=0 \\ x=2+t \\ y=2-2t \\ z=-2+2t\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x= 3\\ y=0 \\ z= 0\\t=1\end{cases}\)

Khi đó \(a=3;b=0;c=0\) nên \(a+b+c=3\).

Câu 26:

Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon x-y+z+1=0\), \(A(1;1;1)\), \(B(0;1;2)\), \(C(-2;0;1)\) và điểm \(M(a,b,c)\in (P)\) sao cho \(S=2MA^2+MB^2+MC^2\) đạt giá trị nhỏ nhất. Khi đó \(T=3a+2b+c\) bằng bao nhiêu?

Gọi \(I\) là trung điểm của \(BC\). Ta có \(I\left(-1;\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{3}{2}\right)\) và \(BC^2=6.\)

Xét tam giác \(MBC\), \(MI\) là đường trung tuyến, ta có:

\(MI^2=\displaystyle\frac{MB^2+MC^2}{2}-\displaystyle\frac{BC^2}{4}\) \(\Leftrightarrow MB^2+MC^2=2MI^2+\displaystyle\frac{BC^2}{2}=2MI^2+3.\)

Khi đó, \(S=2MA^2+2MI^2+3=2(MA^2+MI^2)+3.\)

Gọi \(J\) là trung điểm của \(AI\). Ta có \(J\left(0;\displaystyle\frac{3}{4};\displaystyle\frac{5}{4}\right)\) và \(AI^2=\displaystyle\frac{9}{2}\).

Xét tam giác \(MAI\), \(MJ\) là đường trung tuyến, ta có:

\(MJ^2=\displaystyle\frac{MA^2+MI^2}{2}-\displaystyle\frac{AI^2}{4}\) \(\Leftrightarrow MA^2+MI^2=2MJ^2+\displaystyle\frac{AI^2}{2}=2MJ^2+\displaystyle\frac{9}{4}.\)

Suy ra \(S=2\left(2MJ^2+\displaystyle\frac{9}{4}\right)+3=4MJ^2+\displaystyle\frac{15}{2}.\) \(S\) nhỏ nhất khi \(M\) là hình chiếu vuông góc của \(J\) trên mặt phẳng \((P)\).

Đường thẳng qua \(J\) và vuông góc với \((P)\) có phương trình

\(\begin{cases}x=t\\y=\displaystyle\frac{3}{4}-t\\z=\displaystyle\frac{5}{4}+t\end{cases}\,(t\in \mathbb{R})\Rightarrow M\left(t;\displaystyle\frac{3}{4}-t;\displaystyle\frac{5}{4}+t\right)\).

Thay vào \((P)\) ta được \(t=-\displaystyle\frac{1}{2}\).

Suy ra \(M\left(\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{5}{4};\displaystyle\frac{3}{4}\right)\), từ đó \(T=\displaystyle\frac{7}{4}\).

Câu 27:

Trong không gian \(Oxyz\), cho \(A(0;1;1)\), \(B(2;-1;1)\), \(C(4;1;1)\) và \((P)\colon x+y+z-6=0\). Xét điểm \(M(a;b;c)\) thuộc \((P)\) sao cho \(T=\left|\overrightarrow{MA}+2\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}\right|\) đạt giá trị nhỏ nhất. Giá trị của \(2a+4b+c\) bằng bao nhiêu?

Gọi \(I\) là điểm thỏa mãn \(\overrightarrow{IA}+2\overrightarrow{IB}+\overrightarrow{IC}=\overrightarrow{0}\). Ta có

\[\begin{cases}x_I=\displaystyle\frac{x_A+2x_B+x_C}{4}=2\\ y_I=\displaystyle\frac{y_A+2y_B+y_C}{4}=0\\ z_I=\displaystyle\frac{z_A+2z_B+z_C}{4}=1\end{cases}\Rightarrow I\left(2;0;1\right).\]

Khi đó

\[T=\left|\overrightarrow{MA}+2\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}\right|=\left|4\overrightarrow{MI}\right|=4MI.\]

Suy ra \(T\) nhỏ nhất khi và chỉ khi \(MI\) nhỏ nhất \(\Leftrightarrow M\) là hình chiếu của \(I\) trên \((P)\).

Gọi \(d\) là đường thẳng qua \(I\) và vuông góc với \((P)\). Phương trình của \(d\)

\[\begin{cases}x=2+t\\ y=t\\ z=1+t.\end{cases}\]

Từ đó suy ra tọa độ giao điểm \(M\) của \(d\) và \((P)\) là \(M\left(3;1;2\right)\).

Vậy \(a=3,b=1,c=2\Rightarrow 2a+4b+c=12\).

Câu 28:

Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt phẳng \((P)\colon mx+(m+1)y-z-2m-1=0\), với \(m\) là tham số. Gọi \((T)\) là tập hợp các điểm \(H_m\) là hình chiếu vuông góc của điểm \(H(3;3;0)\) trên \((P)\). Gọi \(a\), \(b\) lần lượt là khoảng cách lớn nhất, khoảng cách nhỏ nhất từ \(O\) đến một điểm thuộc \((T)\). Khi đó \(a+b\) bằng bao nhiêu?

Ta có \((P)\colon mx+(m+1)y-z-2m-1=0\Leftrightarrow m(x+y-2)+(y-z-1)=0\).

Suy ra \((P)\) chứa đường thẳng cố định \(d\colon \begin{cases}x+y-2=0\\y-z-1=0\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}x=2-t\\y=t\\z=-1+t.\end{cases}\)

Image

Gọi \(K\) là hình chiếu vuông góc của \(H\) trên \(d\). Khi đó, ta có \((HKH_m)\perp d\).

Gọi \((Q)\) là mặt phẳng qua \(H\) và vuông góc với \(d\), ta có \((Q)\equiv (HKH_m)\).

Suy ra \(H_m\in (Q)\), mà \(\widehat{HH_mK}=90^\circ\), do đó tập hợp \((T)\) là đường tròn đường kính \(HK\), nằm trong \((Q)\).

Ta lại có \(\overrightarrow{OH}\cdot\overrightarrow{u}_d=0\Leftrightarrow OH\perp d\), do đó \(O\in (Q)\).

Image

Khi đó, trong \((Q)\), ta xác định \(H_m\) trên đường tròn \((T)\) sao cho \(OH_m\) đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất.

Ta xác định được \(K(1;1;0)\), \((T)\) có tâm \(I(2;2;0)\) là trung điểm của \(HK\), bán kính \(R=IH=\sqrt{2}\).

Khi đó \(\max (OH_m)=IO+R=3\sqrt{2}\),

\(\min(OH_m)=|IO-R|=\sqrt{2}\).

Suy ra \(a=3\sqrt{2}\), \(b=\sqrt{2}\Rightarrow a+b=4\sqrt{2}\).

Câu 29:

Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(4;0;0)\), \(B(0;4;0)\), \(S(0;0;c)\) và đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y-1}{1}=\displaystyle\frac{z-1}{2}\). Gọi \(A'\), \(B'\) lần lượt là hình chiếu vuông góc của \(O\) lên \(SA\), \(SB\). Khi góc giữa đường thẳng \(d\) và mặt phẳng \((OA'B')\) lớn nhất, tìm \(c\).

Image

Ta có \(A\in Ox\), \(B\in Oy\), \(S\in Oz\) và \(\triangle OAB\) vuông cân tại \(O\), \((SOA)\equiv (xOz)\).

Gọi \(M(2;2;0)\) là trung điểm của \(BA\), ta có

\(AB\perp (SOM)\). Khi đó phương trình \((SOM)\) là

\(-4(x-2)+4(y-2)+0(z-0)=0\Leftrightarrow -x+y=0\).

Đường thẳng \(d\) đi qua \(I(1;1;1)\in (SOM)\) và

\(\overrightarrow{u}_d\cdot\overrightarrow{AB}=0\), do đó \(d\subset (SOM)\).

Do \(\triangle SOA\), \(\triangle SOB\) bằng nhau nên dễ thấy \(A'B'\parallel AB\), suy ra \(A'B'\perp d\).

Do đó \((d,(OA'B'))\leq 90^\circ\). Đẳng thức xảy ra khi và chỉ \(OA'\perp d\).

Khi đó \(\overrightarrow{u}_{OA'}=\left[\overrightarrow{u}_d,\overrightarrow{n}_{(SOA)}\right]=(-2;0;1)\).

Mà \(SA\perp OA'\), suy ra \(\overrightarrow{SA}\cdot\overrightarrow{u}_{OA'}=0\Leftrightarrow -8-c=0\Leftrightarrow c=-8\).

Suy ra \(c\in\left(-\displaystyle\frac{17}{2};-\displaystyle\frac{15}{2}\right)\).

Câu 30:

Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(3;1;1),~B(-7;3;9),~C(2;2;2)\) và mặt phẳng \((P)\colon x+y+z-3=0\). Gọi \(M(a;b;c)\) trên mặt phẳng \((P)\) sao cho \(\overrightarrow{MA}\cdot\overrightarrow{MB}-2\overrightarrow{MB}\cdot\overrightarrow{MC}+3\overrightarrow{MC}\cdot\overrightarrow{MA}\) nhỏ nhất. Tính \(2a+b+4c\).

Ta có

\begin{eqnarray*}T&=&\overrightarrow{MA}\cdot\overrightarrow{MB}-2\overrightarrow{MB}\cdot\overrightarrow{MC}+3\overrightarrow{MC}\cdot\overrightarrow{MA} \\& =& \displaystyle\frac{MA^2+MB^2-AB^2}{2}-2\cdot\displaystyle\frac{MB^2+MC^2-BC^2}{2}+3\cdot\displaystyle\frac{MC^2+MA^2-AC^2}{2}\\&=&2MA^2-\displaystyle\frac{1}{2}MB^2+\displaystyle\frac{1}{2}MC^2-\displaystyle\frac{1}{2}AB^2+BC^2-\displaystyle\frac{3}{2}AC^2.\end{eqnarray*}

Gọi \(I(x;y;z)\) sao cho \(2\overrightarrow{IA}-\displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{IB}+\displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{IC}=\overrightarrow{0}\). Suy ra tọa độ \(I\) thỏa mãn hệ phương trình

\[\begin{cases}2(3-x)-\displaystyle\frac{1}{2}(-7-x)+\displaystyle\frac{1}{2}(2-x)=0\\2(1-y)-\displaystyle\frac{1}{2}(3-y)+\displaystyle\frac{1}{2}(2-y)=0\\2(1-z)-\displaystyle\frac{1}{2}(9-z)+\displaystyle\frac{1}{2}(2-z)=0\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}x=\displaystyle\frac{21}{4}\\y=\displaystyle\frac{3}{4}\\z=-\displaystyle\frac{3}{4}\end{cases}\Rightarrow I\left(\displaystyle\frac{21}{4};\displaystyle\frac{3}{4};-\displaystyle\frac{3}{4}\right)\]

Khi đó,

\[T=\left(2-\displaystyle\frac{1}{2}+\displaystyle\frac{1}{2}\right)MI^2+2IA^2-\displaystyle\frac{1}{2}IB^2+\displaystyle\frac{1}{2}IC^2-\displaystyle\frac{1}{2}AB^2+BC^2-\displaystyle\frac{3}{2}AC^2.\]

Do đó, \(T\) nhỏ nhất khi và chỉ khi \(MI\) nhỏ nhất. Suy ra \(M\) là hình chiếu vuông góc của \(I\) trên \((P)\).

Đường thẳng \(IM\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{n}_P=(1;1;1)\) có phương trình là \(\begin{cases}x=\displaystyle\frac{21}{4}+t\\y=\displaystyle\frac{3}{4}+t\\z=-\displaystyle\frac{3}{4}+t.\end{cases}\)

Xét phương trình \(\left(\displaystyle\frac{21}{4}+t\right)+\left(\displaystyle\frac{3}{4}+t\right)+\left(-\displaystyle\frac{3}{4}+t\right)-3=0\Leftrightarrow t=-\displaystyle\frac{3}{4}\Rightarrow M\left(\displaystyle\frac{9}{2};0;-\displaystyle\frac{3}{2}\right)\).

Vậy \(a=\displaystyle\frac{9}{2},~b=0,~c=-\displaystyle\frac{3}{2}\). Khi đó \(2a+b+4c=9+0-6=3\).

Câu 31:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(-3;0;1)\), \(B(1;-1;3)\) và mặt phẳng \((P)\colon x-2y+2z-5=0\). Viết phương trình chính tắc của đường thẳng \(d\) đi qua \(A\), song song với mặt phẳng \((P)\) sao cho khoảng cách từ \(B\) đến \(d\) nhỏ nhất.

Image

Gọi \((Q)\) là mặt phẳng chứa \(A\) và song song với mặt phẳng \((P)\), mặt phẳng \((Q)\) có phương trình là \(x-2y+2z+1=0\). Khi đó, đường thẳng \(d\) nằm trên mặt phẳng \((Q)\). Gọi \(K\) là hình chiếu của \(B\) trên \(d\), \(H\) là hình chiếu của \(B\) trên \((Q)\). Suy ra

\(d\left(B,d \right)= BK \ge BH=d(B,(Q)).\)

Do đó, điểm khoảng cách đến \(B\) nhỏ nhất khi \(d\) đi qua hình chiếu \(H\) của \(B\) trên mặt phẳng \((Q)\). Phương trình đường thẳng qua \(B\) vuông góc với mặt phẳng \((Q)\) là

\begin{align*}\displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y+1}{-2}=\displaystyle\frac{z-3}{2}.\end{align*}

Tọa độ của điểm \(H\) là nghiệm của hệ

\begin{align*}\begin{cases}\displaystyle\frac{x-1}{1}=\displaystyle\frac{y+1}{-2}=\displaystyle\frac{z-3}{2}\\ x-2y+2z+1=0\end{cases} \Rightarrow H\left(-\displaystyle\frac{1}{9}; \displaystyle\frac{11}{9}; \displaystyle\frac{7}{9} \right).\end{align*}

Suy ra đường thẳng \(d\) nhận véc-tơ \(\overrightarrow{u}=9\overrightarrow{AH}=(26;11;-2)\). Vậy phương trình đường thẳng \(d\) là \(\displaystyle\frac{x+3}{26}=\displaystyle\frac{y}{11}=\displaystyle\frac{z-1}{-2}\).

Câu 32:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(\Delta\colon\displaystyle\frac{x+1}{2}=\displaystyle\frac{y-5}{2}=\displaystyle\frac{z}{-1}\) và hai điểm \(A(-2;-2;1)\), \(B(1;2;-3)\). Tìm véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(d\) đi qua \(A\) vuông góc với đường thẳng \(\Delta\) đồng thời cách điểm \(B\) một khoảng cách bé nhất.

Image

Gọi \((P)\) là mặt phẳng đi qua \(A\) và vuông góc với \(\Delta\).

Phương trình mặt phẳng \((P)\) là \(2(x+2)+2(y+2)-(z-1)=0\Leftrightarrow 2x+2y-z+9=0.\)

Đường thẳng \(d\) đi qua \(A\) và vuông góc \(\Delta\) nên \(d\) nằm trong \((P)\).

Gọi \(K\), \(H\) lần lượt là hình chiếu vuông góc của \(B\) lên \(d\) và \((P)\).

Ta có khoảng cách từ \(B\) đến \(d\) là \(BK\geq BH=\mathrm{d}\left(B,(P)\right)=6\).

Đẳng thức xảy ra khi \(d\) đi qua \(A\) và \(H\).

Đường thẳng \(a\) đi qua \(B(1;2;-3)\) và vuông góc với \((P)\) có phương trình \(\begin{cases}x=1+2t\\y=2+2t\\z=-3-t.\end{cases}\)

Vì \(H\in a\) nên \(H(1+2t; 2+2t; -3-t)\).

Mặt khác \(H\in(P)\) nên \(2(1+2t)+2(2+2t)-(-3-t)+9=0\Leftrightarrow 9t+18=0\)\(\Leftrightarrow t=-2\).

Khi đó, \(H(-3;-2;-1)\) và \(\overrightarrow{AH}=(-1;0;-2)\) là một véc-tơ chỉ phương của \(d\).

Vậy một véc-tơ chỉ phương của \(d\) là \(\overrightarrow{u}=(1;0;2)\).

Câu 33:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x+2}{4}=\displaystyle\frac{y-1}{-4}=\displaystyle\frac{z+2}{3}\) và mặt phẳng \((P)\colon 2x-y+2z+1=0\). Đường thẳng \(\Delta\) đi qua \(E(-2;1;-2)\) song song với \((P)\) đồng thời tạo với \(d\) góc bé nhất. Biết rằng \(\Delta\) có một véc-tơ chỉ phương \(\vec {u}=(m;n;1)\). Tính \(T=m^2-n^2\).

Ta có: \(\Delta \parallel (P)\) nên \(\vec {u}_{\Delta}\perp \vec {n}_{(P)} \Leftrightarrow \vec {u}_{\Delta}\cdot \vec {n}_{(P)}=0 \Leftrightarrow n=2m+2 \Rightarrow \vec {u}_{\Delta}=(m;2m+2;1)\)

Do đó, gọi \(\alpha\) góc giữa hai đường thẳng \(\Delta\) và \(d\), ta có \(\cos \alpha=\displaystyle\frac{\left|\vec {u}_{\Delta}\cdot \vec {u}_{(d)}\right|}{\left|\vec {u}_{\Delta}\right|\cdot \left|\vec {u}_{(d)}\right|}=\displaystyle\frac{\left|4m+5 \right|}{\sqrt{41(5m^2+8m+5)}}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{41}}\cdot \sqrt{\displaystyle\frac{16m^2+40m+25}{5m^2+8m+5}}.\)

Góc \(\alpha\) nhỏ nhất khi và chỉ khi \(\cos \alpha\) đạt giá trị lớn nhất.

Xét hàm số \(f(m)=\displaystyle\frac{16m^2+40m+25}{5m^2+8m+5}\) trên \(\mathbb{R}\), ta có:

\(f'(m)=\displaystyle\frac{-72m^2-90m}{\left(5m^2+8m+5\right)^2}=0\Leftrightarrow m=0;\, m=-\displaystyle\frac{5}{4}.\)

Bảng biến thiên

Image

Suy ra \(\max\limits_{m\in \mathbb{R}} f(m)=f(0)=5\).

Với \(m=0\) suy ra \(n=2\). Do đó \(T=0-2^2=-4\).

Câu 34:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(\Delta\colon \displaystyle\frac{x}{1}=\displaystyle\frac{y-1}{1}=\displaystyle\frac{z}{1}\) và hai điểm \(A(1;2;-5)\), \(B(-1;0;2)\). Biết điểm \(M\) thuộc \(\Delta\) sao cho biểu thức \(T=\left|MA-MB\right|\) đạt giá trị lớn nhất là \(T_{\max}\). Tính \(T_{\max}\).

Image

Đường thẳng \(\Delta\) qua điểm \(K(0;1;0)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;1;1)\). Ta có

\(\overrightarrow{KA}=(1;1;-5)\), \(\overrightarrow{KB}=(-1;-1;2)\). Suy ra

\(\left[\overrightarrow{KA},\overrightarrow{KB}\right]=(-3;3;0)\) và

\(\left[\overrightarrow{KA},\overrightarrow{KB}\right]\cdot \overrightarrow{u}=(-3)\cdot1+3\cdot 1+0\cdot 1=0\).

Vậy đường thẳng \(AB\) và \(\Delta\) đồng phẳng.

Gọi \(H\) là hình chiếu của \(A\) lên \(\Delta\)

\(\Rightarrow H(t;1+t;t)\), \(\overrightarrow{AH}=(t-1;t-1;t+5)\).

Từ \(\overrightarrow{AH}\perp \overrightarrow{u}\Leftrightarrow 1\cdot(t-1)+1\cdot(t-1)+1\cdot(t+5)=0\)

\(\Leftrightarrow t=-1\Rightarrow H(-1;0;-1)\).

Gọi \((P)\) là mặt phẳng chứa \(\Delta\) và vuông góc với \(AH\).

Phương trình của \((P)\colon -2(x+1)-2(y-0)+4(z+1)=0\Leftrightarrow x+y-2z-1=0\).

Vì \([1+2-2(-5)-1][-1+0-2\cdot 2-1]=12\cdot (-6)< 0\) nên hai điểm \(A\) và \(B\) nằm trái phía đối với \((P)\).

Gọi \(A'\) là điểm đối xứng với \(A\) qua \(\Delta\) thì \(A'(-3;-2;3)\).

Ta có \(T=|MA-MB|=|MA'-MB|\leq A'B.\)

Do đó \(T_{\max}=A'B=\sqrt{(-1+3)^2+(0+2)^2+(2-3)^2}=3\), xảy ra khi \(M\) là giao điểm của \(A'B\) và \(\Delta\).

Câu 35:

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d\colon \displaystyle\frac{x-2}{-1}=\displaystyle\frac{y+1}{2}=\displaystyle\frac{z}{1}\) và điểm \(A(2;1;2)\). Gọi \(\Delta\) là đường thẳng qua \(A\), vuông góc với \(d\) đồng thời khoảng cách giữa \(d\) và \(\Delta\) là lớn nhất. Biết \(\overrightarrow{v}=(a;b;4)\) là một véc-tơ chỉ phương của \(\Delta\). Tính giá trị của biểu thức \(a+b\).

Image

Gọi \(H\) là hình chiếu của \(A\) lên \(d\), \((P)\) là mặt phẳng qua \(A\) và vuông góc với \(d\). Ta có \(\Delta\subset (P)\). Gọi \(M\) là hình chiếu của \(H\) lên \(\Delta\).

Ta có

\(\mathrm{d}(\Delta,d)=MH\leq AH.\)

Suy ra \(\mathrm{d}(\Delta,d)\) lớn nhất khi và chỉ khi \(MH=AH\), tức là \(M\equiv A\). Khi đó, một véc-tơ chỉ phương của \(\Delta\) là \(\overrightarrow{u}=\left[\overrightarrow{AH},\overrightarrow{u}_{\text{d}}\right]\) với \(\overrightarrow{u}_{\text{d}}=(-1;2;1)\) là véc-tơ chỉ phương của \(d\).

Ta có \(H\in d\), suy ra \(H(2-t;-1+2t;t)\) và \(\overrightarrow{AH}=(-t;2t-2;t-2)\). Do đó

\begin{align*}\overrightarrow{AH}\perp\overrightarrow{u}_{\text{d}}\Leftrightarrow (-t)(-1)+(2t-2)\cdot 2+(t-2)\cdot 1=0\Leftrightarrow t=1.\end{align*}

Suy ra \(\overrightarrow{AH}=(-1;0;-1)\), \(\overrightarrow{u}=(2;2;-2)=-\displaystyle\frac{1}{2}(-4;-4;4)\).

Từ đó suy ra \(\overrightarrow{v}=(-4;-4;4)\), tức là \(a=-4,b=-4\).

Vậy \(a+b=-8\).

Câu 36:

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) cạnh bằng \(1\). Gọi \(M\) là điểm trên mặt phẳng \((A'BD)\) sao cho \(CM^2+C'M^2+B'M^2\) đạt giá trị nhỏ nhất. Tính \(BM\).

Image

Gọi \(G\) là trọng tâm tam giác \(CC'B\), ta có

\begin{eqnarray*}& & CM^2+C'M^2+B'M^2\\&=& (\overrightarrow{CG}+\overrightarrow{GM})^2 + (\overrightarrow{C'G}+\overrightarrow{GM})^2 + (\overrightarrow{B'G}+\overrightarrow{GM})^2\\&=& CG^2 + C'G^2 +B'G^2 +2\overrightarrow{GM}(\overrightarrow{CG}+\overrightarrow{C'G}+\overrightarrow{B'G})+3GM^2\\&=& CG^2 + C'G^2 +B'G^2+3GM^2.\end{eqnarray*}

Vậy \(CM^2+C'M^2+B'M^2\) nhỏ nhất \(\Leftrightarrow M\) là hình chiếu vuông góc của \(G\) lên \((A'BD)\).

Chọn hệ tọa độ \(Oxyz\) như hình vẽ.

Khi đó phương trình mặt phẳng là \((A'BD)\colon x+y+z-1-0\), \(C(1;1;0)\), \(C'(1;1;1)\), \(B'(1;0;1)\Rightarrow G\left(1;\displaystyle\frac{2}{3};\displaystyle\frac{2}{3}\right)\).

Phương trình đường thẳng \((\Delta)\) qua \(G\) và vuông góc với \((A'BD)\) là \(\begin{cases}x=1+t\\y=\displaystyle\frac{2}{3}+t\\z=\displaystyle\frac{2}{3}+t.\end{cases}\)

Có \(M=(\Delta)\cap (A'BD)\). Vì \(M\in (\Delta)\Rightarrow M\left(1+t;\displaystyle\frac{2}{3}+t;\displaystyle\frac{2}{3}+t\right)\).

Mặt khác \(M\in (A'BD)\Rightarrow \displaystyle\frac{4}{3}+3t=0\Rightarrow t=-\displaystyle\frac{4}{9}\Rightarrow M\left(\displaystyle\frac{5}{9};\displaystyle\frac{2}{9};\displaystyle\frac{2}{9}\right)\).

Suy ra \(\overrightarrow{BM}=\left(-\displaystyle\frac{4}{9};\displaystyle\frac{2}{9};\displaystyle\frac{2}{9}\right)\Rightarrow BM=\displaystyle\frac{2\sqrt{6}}{9}.\)

Câu 37:

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho điểm \(M(1;2;3)\). Gọi \((P)\) là mặt phẳng đi qua điểm \(M\) và cách gốc tọa độ \(O\) một khoảng lớn nhất, mặt phẳng \((P)\) cắt các trục tọa độ tại các điểm \(A\), \(B\), \(C\). Tính thể tích khối chóp \(O.ABC\).

Không mất tính tổng quát, giả sử \(A\), \(B\), \(C\) lần lượt là giao điểm của mặt phẳng \((P)\) và các trục tọa độ \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\).

Ta có \(\mathrm{d}\left(O, (P)\right) \le OM\). Nên khoảng cách từ \(O\) đến mặt phẳng \((P)\) lớn nhất \(\Leftrightarrow OM \perp (P)\).

Phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(M(1;2;3)\) nhận \(\overrightarrow{OM}\) làm véc-tơ pháp tuyến là

\(1(x-1)+2(y-2)+3(z-3)=0 \Leftrightarrow x+2y+3z-14=0.\)

Khi đó \(A(14;0;0)\), \(B(0;7;0)\) và \(C\left(0;0;\displaystyle\frac{14}{3}\right)\).

Vậy thể tích khối chóp \(O.ABC\) là \(V=\displaystyle\frac{1}{6}OA \cdot OB \cdot OC = \displaystyle\frac{1}{6} \cdot 14 \cdot 7 \cdot \displaystyle\frac{14}{3} = \displaystyle\frac{686}{9}\).

Câu 38:

Trong không gian với hệ trục toạ độ Oxyz, cho tứ diện ABCD có điểm \(A(1;1;1)\), \(B(2;0;2)\), \(C(-1; -1;0)\), \(D(0;3;4)\). Trên các cạnh \(AB, AC, AD\) lần lượt lấy các điểm \(B', C', D'\) thỏa: \(\displaystyle\frac{AB}{AB'}+\displaystyle\frac{AC}{AC'}+\displaystyle\frac{AD}{AD'}=4\). Viết phương trình mặt phẳng \((B'C'D')\) biết tứ diện \(AB'C'D'\) có thể tích nhỏ nhất?

Image

\(\displaystyle\frac{V_{ABCD}}{V_{AB'C'D'}}=\displaystyle\frac{AB}{AB'}\cdot\displaystyle\frac{AC}{AC'}\cdot\displaystyle\frac{AD}{AD'} \leq \left(\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{AB}{AB'}+\displaystyle\frac{AC}{AC'}+\displaystyle\frac{AD}{AD'}}{3}\right)^3=\displaystyle\frac{64}{27}\).

\(\Rightarrow V_{AB'C'D'}\geq \displaystyle\frac{27}{64}V_{ABCD}\).

Dấu \(=\) xảy ra khi: \(\displaystyle\frac{AB}{AB'}=\displaystyle\frac{AC}{AC'}=\displaystyle\frac{AD}{AD'}=\displaystyle\frac{4}{3}\).

Suy ra \(\begin{cases}(B'C'D')\parallel (BCD)\\\overrightarrow{AB'}=\displaystyle\frac{3}{4}\overrightarrow{AB}.\end{cases}\)

Ta có \(\begin{cases}\overrightarrow{BC}=(-3;-1;-2)\\\overrightarrow{BD}=(-2;3;2)\end{cases}\Rightarrow \overrightarrow{n}_{(B'C'D')}=(4;10;-11)\).

Mặt khác \(\overrightarrow{AB'}=\displaystyle\frac{3}{2}\overrightarrow{AB}=\left(\displaystyle\frac{3}{4};-\displaystyle\frac{3}{4};\displaystyle\frac{3}{4}\right)\Rightarrow B'\left(\displaystyle\frac{7}{4};\displaystyle\frac{1}{4};\displaystyle\frac{7}{4}\right)\).

Vậy phương trình mặt phẳng \((B'C'D')\) là \(16x+40y-44z+39=0\).

Câu 39:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh bằng \(2\), \(SA = 2\) và \(SA\) vuông góc với mặt đáy \((ABCD)\). Gọi \(M\) và \(N\) là hai điểm thay đổi trên hai cạnh \(AB\), \(AD\) sao cho mặt phẳng \((SMC)\) vuông góc với mặt phẳng \((SNC)\). Tính tổng \(T = \displaystyle\frac{1}{AN^2} + \displaystyle\frac{1}{AM^2}\) khi thể tích hình chóp \(S.AMCN\) đạt giá trị lớn nhất.

Image

Image

Chọn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) sao cho \(A(0;0;0)\), \(B(2;0;0)\), \(D(0;2;0)\), \(S(0;0;2) \Rightarrow C(2;2;0)\).

Đặt \(AM = x\), \(AN = y\), \(x;y\in[0;2]\), suy ra \(M(x;0;0)\), \(N(0;y;0)\).

\(\overrightarrow{SM} = (x;0;-2)\), \(\overrightarrow{SC} = (2;2;-2)\), \(\overrightarrow{SN} = (0;y;-2)\).

\(\Rightarrow \overrightarrow{n}_1 = \left[ \overrightarrow{SM}, \overrightarrow{SC} \right] = (4;2x-4;2x)\),

\(\overrightarrow{n}_2 = \left[ \overrightarrow{SN}, \overrightarrow{SC} \right] = (4-2y; -4; -2y)\).

Do \((SMC) \perp (SNC)\) nên

\begin{align*}& \overrightarrow{n}_1 \cdot \overrightarrow{n}_2 = 0 \Leftrightarrow 4(4-2y) - 4(2x-4) -4xy = 0\\\Leftrightarrow & xy + 2(x+y) = 8 \Leftrightarrow y = \displaystyle\frac{8-2x}{x+2}.\end{align*}

Do \(y \le 2\) nên \(\displaystyle\frac{8-2x}{x+2} \le 2 \Leftrightarrow x \ge 1\).

\(S_{AMCN} = S_{ABCD} - S_{BMC} - S_{DNC} = 4 - (2-x) - (2-y) = x+ y\).

Do đó \(V_{S.AMCD} = \displaystyle\frac{1}{3} SA \cdot S_{AMCN} = \displaystyle\frac{2}{3}( x+y) = \displaystyle\frac{2}{3} \left(x + \displaystyle\frac{8-2x}{x+2} \right) = \displaystyle\frac{2}{3} \cdot \displaystyle\frac{x^2+8}{x+2}\).

Xét hàm \(f(x) = \displaystyle\frac{2}{3} \cdot \displaystyle\frac{x^2+8}{x+2}\) với \(x \in [1;2]\), \(f'(x) = \displaystyle\frac{2}{3} \cdot \displaystyle\frac{x^2 + 4x - 8}{(x+2)^2}\).

\(f'(x) = 0 \Leftrightarrow x^2 + 4x - 8 = 0 \Leftrightarrow \hoac{& x = -2+2\sqrt{3} \\ & x = -2 - 2\sqrt{3} \ (\text{loại}).}\)

Lập bảng biến thiên ta suy ra được \(\displaystyle \max \limits_{[0;2]} f(x) = f(1) = f(2) = 2\).

Vậy \(\max V_{S.AMCN} = 2 \Leftrightarrow \hoac{& x= 1, y = 2 \\ & x= 2, y = 1}\). Khi đó \(T = \displaystyle\frac{1}{AM^2} + \displaystyle\frac{1}{AN^2} = \displaystyle\frac{1}{x^2} + \displaystyle\frac{1}{y^2} = \displaystyle\frac{5}{4}\).

Câu 40:

Cho tứ diện \(SABC\) có \(SC=CA=AB=3\sqrt{2}\), \(SC\perp (ABC)\), tam giác \(ABC\) vuông tại \(A.\) Các điểm \(M\in SA\), \(N\in BC\) sao cho \(AM=CN=t\) \((0< t< 6)\). Tìm \(t\) để \(MN\) ngắn nhất.

Image

Xét hệ trục tọa độ \(Oxyz\) như hình vẽ với \(O\equiv C\), \(B\in Oy\), \(S\in Oz.\)

Vì \(\triangle SCA\), \(\triangle ABC\) vuông cân nên \(SA=BC=6.\)

Ta có \(C(0;0;0)\), \(A(3;3;0)\), \(B(0;6;0)\), \(N(0;t;0)\), \(S\left(0;0;3\sqrt{2}\right).\)

Ta có \(\overrightarrow{AM}=\displaystyle\frac{t}{6}\overrightarrow{AS}\Rightarrow \begin{cases}x-3=-\displaystyle\frac{t}{2}\\y-3=-\displaystyle\frac{t}{2}\\z=\displaystyle\frac{t\sqrt{2}}{2}\end{cases}\)

\(\Rightarrow \begin{cases}x=3-\displaystyle\frac{t}{2}\\y=3-\displaystyle\frac{t}{2}\\z=\displaystyle\frac{t\sqrt{2}}{2}\end{cases}\)

\(\Rightarrow M\left(3-\displaystyle\frac{t}{2};3-\displaystyle\frac{t}{2};\displaystyle\frac{t\sqrt{2}}{2}\right).\)

Ta có \(\overrightarrow{MN}=\left(\displaystyle\frac{t}{2}-3;\displaystyle\frac{3t}{2}-3;-\displaystyle\frac{t\sqrt{2}}{2}\right)\Rightarrow MN^2=\left(\displaystyle\frac{t}{2}-3\right)^2+\left(\displaystyle\frac{3t}{2}-3\right)^2+\displaystyle\frac{t^2}{2}=3t^2-12t+18.\)

Khi đó \(MN^2=3(t-2)^2+6\ge 6\Rightarrow MN\) nhỏ nhất bằng \(\sqrt{6}\) khi \(t=2.\)

Câu 41:

Tứ diện \(ABCD\) có tam giác \(BCD\) vuông cân tại \(B\), \(BC = 4\), \(AC = 4\), \(AC\perp (BCD)\). \(M\), \(N\) là các điểm lần lượt di động trên các tia \(BC\) \(BD\) sao cho \(\displaystyle\frac{BC}{BM}+\displaystyle\frac{BD}{BN} = 4\). Đặt \(d\) là khoảng cách từ \(C\) đến \((AMN)\). Tính giá trị lớn nhất của \(d\).

Image

Dựng hệ trục tọa độ \(Bxyz\) sao cho \(B=(0;0;0)\), \(C(4;0;0)\), \(D(0;4;0)\), \(A(4;0;4)\). Giả sử \(M(m;0;0)\) và \(N(0;n;0)\) (\(m,n>0\)). Theo giả thiết ta có \(\displaystyle\frac{1}{m}+\displaystyle\frac{1}{n}=1 \Rightarrow MN\) luôn đi qua điểm \(I(1;1;0)\). Do đó \(\mathrm{d} \le \mathrm{d}(C,AI)\). Giá trị lớn nhất của \(\mathrm{d}\) là \(\mathrm{d}(C,AI)\). Ta có \(\overrightarrow{AI}=(-3;1;-4), \overrightarrow{AC}=(-4;4;-4)\)

\(\Rightarrow \mathrm{d}(C,AI) = \displaystyle\frac{\left|[\overrightarrow{AI},\overrightarrow{AC}]\right|}{AI} =\displaystyle\frac{4\sqrt{65}}{13}.\)

Câu 42:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(A\) trùng với gốc tọa độ \(O\). Biết rằng \(B\left(m;0;0\right), D\left(0;m;0\right), A'\left(0;0;n\right)\) với \(m\), \(n\) là các số dương và \(m+n=4\). Gọi \(M\) là trung điểm của cạnh \(CC'\). Thể tích lớn nhất của khối tứ diện \(BDA'M\) bằng bao nhiêu?

Image

Ta có \(A\left(0;0;0\right)\), \(B\left(m;0;0\right)\), \(D\left(0;m;0\right)\), \(A'\left(0;0;n\right)\) suy ra \(C\left(m;m;0\right)\), \(B'\left(m;0;n\right)\), \(C'\left(m;m;n\right)\), \(D'\left(0;m;n\right)\), \(M\left(m;m;\displaystyle\frac{n}{2}\right)\).

Từ đó ta tính \(\overrightarrow{BD}=\left(-m;m;0\right)\), \(\overrightarrow{BA'}=\left(-m;0;n\right)\), \(\overrightarrow{BM}=\left(0;m;\displaystyle\frac{n}{2}\right)\).

\(V_{BDA'M}=\displaystyle\frac{1}{6}\left|\left[\overrightarrow{BD},\overrightarrow{BA'}\right]\cdot\overrightarrow{BM}\right|=\displaystyle\frac{1}{4}\left|{m^2\cdot n}\right|\)

\(=\displaystyle\frac{1}{4}\left|{m^2\cdot \left({4-m}\right)}\right|=\displaystyle\frac{1}{8}\left|m \cdot m\cdot \left({8-2m}\right)\right| \leqslant \displaystyle\frac{1}{8}\left(\displaystyle\frac{m+m+8-2m}{3}\right)^3=\displaystyle\frac{64}{27}\).

Dạng 6. Tọa độ hóa

Câu 1:

Cho hình chóp đều \(S.ABCD\) có đáy là hình vuông cạnh \(a\), \(M\) là trung điểm của \(SA\). Biết mặt phẳng \((MCD)\) vuông góc với mặt phẳng \((SAB)\). Thể tích của khối chóp \(S.ABCD\) bằng bao nhiêu?

Image

Đặt \(SO=x>0\) và gọi \(O\) là tâm hình vuông \(ABCD\). Dựng hệ trục toạ độ \(Oxyz\) như hình vẽ, khi đó toạ độ các điểm là \(S(0,0,x)\), \(A\left(-\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2},0,0\right)\), \(B\left(0,-\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2},0\right)\), \(C\left(\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2},0,0\right)\), \(D\left(0,\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2},0\right)\), \(M\left(-\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{4},0,\displaystyle\frac{x}{2}\right)\).

Ta có \(\left[\overrightarrow{MC},\overrightarrow{CD}\right]=\left(\displaystyle\frac{ax\sqrt{2}}{4},\displaystyle\frac{ax\sqrt{2}}{4},\displaystyle\frac{3a^2}{4}\right)=\displaystyle\frac{a}{4}\left(x\sqrt{2},x\sqrt{2},3a\right)\) nên mp\((MCD)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n_1}=\left(x\sqrt{2},x\sqrt{2},3a\right)\).

Và \(\left[\overrightarrow{AS},\overrightarrow{AB}\right]=\left(\displaystyle\frac{ax\sqrt{2}}{2},\displaystyle\frac{ax\sqrt{2}}{2},\displaystyle\frac{-a^2}{2}\right)=\displaystyle\frac{a}{2}\left(x\sqrt{2},x\sqrt{2},-a\right)\) nên mp\((SAB)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n_2}=\left(x\sqrt{2},x\sqrt{2},-a\right)\).

Để mặt phẳng \((MCD)\) vuông góc với mặt phẳng \((SAB)\) thì \(\overrightarrow{n_1}\cdot \overrightarrow{n_2}=0 \Leftrightarrow 4x^2-3a^2=0 \Leftrightarrow x=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\quad(\text{vì }x>0).\)

Suy ra thể tích khối chóp \(S.ABCD\) là \(V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SO\cdot S_{ABCD}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}a^3}{6}\).

Câu 2:

Cho hình lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy là tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(A\), cạnh \(BC=a\sqrt{6}\). Góc giữa mặt phẳng \((AB'C)\) và mặt phẳng \((BCC'B')\) bằng \(60^{\circ}\). Tính thể tích khối đa diện \(AB'CA'C'\).

Image

Gọi \(h\;(h>0)\) là chiều cao lăng trụ. Tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(A\) nên ta tính được \(AB=AC=a\sqrt{3}\).

Chọn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) sao cho

\(A \equiv O\), tia \(AB\) trùng \(Ox\), tia \(AC\) trùng \(Oy\), tia \(AA'\) trùng \(Oz\).\\ Khi đó ta có

\(A(0;0;0)\), \(B(a\sqrt{3};0;0),\) \(C(0;a\sqrt{3};0),\) \(B'(a\sqrt{3};0;h)\) \(\Rightarrow \overrightarrow{AC}=(0;a\sqrt{3};0)\), \(\overrightarrow{BC}=(-a\sqrt{3};\) \(a\sqrt{3};0),\) \(\overrightarrow{B'C}~=~(a\sqrt{3};-a\sqrt{3};h)\).

Như vậy \(\overrightarrow{n_1}=\left[\overrightarrow{AC},\overrightarrow{B'C}\right]=(ha\sqrt{3};0;-3a^2)\) là một véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((AB'C)\) và \(\overrightarrow{n_2}~=~\left[\overrightarrow{BC},\overrightarrow{B'C}\right]~=~(ha\sqrt{3};ha\sqrt{3};0)\) là một véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((BCC'B')\).

Theo giả thiết

\begin{align*}\left((AB'C),(BCC'B')\right)=60^{\circ}\Rightarrow \cos \left((AB'C),(BCC'B')\right)= \cos (\overrightarrow{n_1},\overrightarrow{n_2})=\displaystyle\frac{1}{2}\\\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{2}=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n_1}\cdot \overrightarrow{n_2}\right|}{\left|\overrightarrow{n_1}\right|\cdot \left|\overrightarrow{n_2}\right|}=\displaystyle\frac{3a^2h^2}{\sqrt{3a^2h^2+9a^4}\cdot \sqrt{6a^2h^2}}\\\Leftrightarrow \sqrt{3a^2h^2+9a^4}\cdot \sqrt{6a^2h^2}=6a^2h^2\\ \Leftrightarrow 3a^2h^2+9a^4=6a^2h^2\\\Leftrightarrow h=a\sqrt{3}.\end{align*}

Do đó \(V_{ABC.A'B'C'}=a\sqrt{3}\cdot \displaystyle\frac{1}{2}(a\sqrt{3})^2=\displaystyle\frac{3\sqrt{3}a^3}{2}, V_{B'.ABC}=\displaystyle\frac{1}{3}a\sqrt{3}\cdot \displaystyle\frac{1}{2}(a\sqrt{3})^2=\displaystyle\frac{\sqrt{3}a^3}{2}.

\Rightarrow V_{AB'CA'C}=V_{ABC.A'B'C'}-V_{B'.ABC}=\sqrt{3}a^3\).

Câu 3:

Hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(A\) với \(AB=a\), \(\widehat{ACB}=30^\circ\) và \(SA=SB=SD\) với \(D\) là trung điểm \(BC\). Biết khoảng cách giữa hai đường thẳng \(SA\) và \(BC\) bằng \(\displaystyle\frac{3a}{4}\). Tính \(\cos\) góc giữa hai mặt phẳng \((SAC)\) và \((SBC)\).

Image

Do tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có \(D\) là trung điểm \(BC\) và \(\widehat{ACB}=60^\circ\) nên tam giác \(ABD\) đều cạnh \(a\) và \(BC=2a\), \(CA=a\sqrt{3}\).

Dựng \(SH\perp(ABC)\) với \(H\in(ABC)\).

\(\Rightarrow\) \(H\) là tâm tam giác đều \(BAD\) do \(SA=SB=SD\).

Gọi hình chiếu của \(H\) lên \(AB\), \(AC\) thứ tự là \(E\), \(F\).

Gọi \(M\) là trung điểm đoạn \(BD\).

\(\Rightarrow\) \(AM=\sqrt{BA^2-BM^2}=\sqrt{a^2-\displaystyle\frac{a^2}{4}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

\(\Rightarrow\) \(AH=\displaystyle\frac{2}{3}AM=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\) và \(HE=HM=\displaystyle\frac{AM}{3}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{6}\).

Ta có: \(SH\perp BC\), \(AM\perp BC\) nên \(BC\perp (SAM)\).

Kẻ \(MN\perp SA\) (\(N\in SA\)) thì \(MN\) là đường vuông góc chung của \(SA\) và \(BC\) hay \(MN=\displaystyle\frac{3a}{4}\).

\(\Rightarrow\) \(NA=\sqrt{MA^2-MN^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{4}\).

Trong tam giác \(SAM\) có \(MN\), \(SH\) là hai đường cao nên \(AH\cdot AM=AN\cdot AS\).

\(\Rightarrow\) \(AS=\displaystyle\frac{AH\cdot AM}{AN}=\displaystyle\frac{2a\sqrt{3}}{3}\)

\(\Rightarrow\) \(SH=\sqrt{SA^2-AH^2}=a\).

Chọn hệ trục tọa độ với gốc tại \(A\) và các trục tọa độ như hình vẽ với tia \(Ox\) trùng với tia \(AB\), tia \(Oy\) trùng với tia \(AC\) và tia \(Oz\) vuông góc với mặt phẳng \((ABC)\) và có hướng theo \(\overrightarrow{HS}\). Các đơn vị trên các trục bằng nhau và bằng \(a\).

Khi đó: \(A(0;0;0)\), \(B(1;0;0)\), \(C(0;\sqrt{3};0)\).

Do \(HF=AE=\displaystyle\frac{a}{2}\), \(HE=HM=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{6}\) và \(SH=a\) nên \(S\left(\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{6};1\right)\).

Véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((SAC)\) là \(\overrightarrow{n_1}=[\overrightarrow{AC},\overrightarrow{AS}]=\left(\sqrt{3};0;\displaystyle\frac{-\sqrt{3}}{2}\right).\)

Véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((SBC)\) là \(\overrightarrow{n_2}=[\overrightarrow{BC},\overrightarrow{SC}]=\left(-\sqrt{3};-1;\displaystyle\frac{-\sqrt{3}}{3}\right).\)

Gọi \(\alpha\) là góc giữa hai mặt phẳng \((SAC)\) và \((SBC)\), ta có: \(\cos \alpha=|\cos (\overrightarrow{n_1};\overrightarrow{n_2})|=\displaystyle\frac{|\overrightarrow{n_1}\cdot\overrightarrow{n_2}|}{|\overrightarrow{n_1}||\overrightarrow{n_2}|}=\displaystyle\frac{\sqrt{65}}{13}.\)

Câu 4:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(B, BC=2a\), \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy và \(SA=2a\sqrt{3}\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(AC\). Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(SM\) bằng bao nhiêu?

Image

Đặt độ dài \(AB=b\), chọn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) sao cho

\(B \equiv O\), tia \(BA\) trùng với tia \(Ox\), \(BC\) trùng với tia \(Oy\), tia \(Bz\) song song \(SA\).

Khi đó \(B(0;0;0), A(b;0;0), C(0;2a;0), S(b;0;2a\sqrt{3})\).

\(M\) là trung điểm \(AC \Rightarrow M\left(\displaystyle\frac{b}{2};a;0\right)\).

Do đó ta được

\(\overrightarrow{BA}=(b;0;0), \overrightarrow{MS}=\left(\displaystyle\frac{b}{2},-a,2a\sqrt{3}\right), \overrightarrow{BM}=\left(\displaystyle\frac{b}{2};a;0\right)\).

\(\left[\overrightarrow{BA},\overrightarrow{MS}\right] =(0;-2ab\sqrt{3};ab) \Rightarrow \left| \left[\overrightarrow{BA},\overrightarrow{MS}\right]\right|=\sqrt{13}ab\)

\(\left| \left[\overrightarrow{BA},\overrightarrow{MS}\right] \cdot\overrightarrow{BM} \right|=2a^2b\sqrt{3}\).

Vậy \(\mathrm{d}(AB,SM)=\displaystyle\frac{\left| \left[\overrightarrow{BA},\overrightarrow{MS}\right]\cdot \overrightarrow{BM}\right| }{\left|\left[\overrightarrow{BA},\overrightarrow{MS}\right]\right|}=\displaystyle\frac{2a\sqrt{39}}{13}\).

Câu 5:

Cho hình lăng trụ tam giác \(ABC.A'B'C'\) có đáy là tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), \(AB=3\), \(AC=4\), \(AA'=\displaystyle\frac{\sqrt{61}}{2}\). Hình chiếu của \(B'\) lên mặt phẳng \(\left(ABC\right)\) là trung điểm cạnh \(BC\), \(M\) là trung điểm cạnh\(A'B'\). Cosin của góc tạo bởi mặt phẳng \(\left(AMC'\right)\) và mặt phẳng \(\left(A'BC\right)\) bằng bao nhiêu?

Image

Gọi \(H\) là trung điểm\(BC\), theo giả thiết ta có \(B'H\perp \left(ABC\right)\).

Mặt khác ta lại có tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), \(AB=3\), \(AC=4\) nên \(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=5\).

Xét tam giác vuông \(B'BH\) ta có

\(B'H^2=\sqrt{BB'^2-B'H^2}=3.\)

Chọn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) có \(A\) trùng với \(O\) như hình vẽ

Với\(A\left(0;0;0\right)\), \(B\left(4;0;0\right)\), \(C\left(0;3;0\right)\), khi đó trung điểm \(H\) của \(BC\) là \(H\left(\displaystyle\frac{3}{2};2;0\right)\).\\ Mặt khác theo giả thiết ta có \(AA'=BB'=\displaystyle\frac{\sqrt{61}}{2}\) nên \(B'\left(\displaystyle\frac{3}{2};2;3\right)\).

Do \(\overrightarrow{BB'}=\overrightarrow{AA'}=\overrightarrow{CC'}\) nên \(A'\left(-\displaystyle\frac{3}{2};2;3\right)\); \(C'\left(-\displaystyle\frac{3}{2};6;3\right)\Rightarrow M\left(0;2;3\right)\).

\(\overrightarrow{AM}=\left(0;2;3\right)\); \(\overrightarrow{AC'}=\left(-\displaystyle\frac{3}{2};6;3\right)\) nên vectơ pháp tuyến của \(\left(MAC'\right)\) là \(\overrightarrow{n}_1=\left[\overrightarrow{AM},\overrightarrow{AC'}\right]=\left(-12;-\displaystyle\frac{9}{2};3\right)\).

\(\overrightarrow{A'B}=\left(\displaystyle\frac{9}{2};-2;-3\right)\); \(\overrightarrow{A'C}=\left(\displaystyle\frac{3}{2};2;-3\right)\) nên vectơ pháp tuyến của \(\left(A'BC\right)\) là \(\overrightarrow{n}_2=\left[\overrightarrow{A'B},\overrightarrow{A'C}\right]=\left(12;9;12\right)\).

Gọi \(\varphi\) là góc tạo bởi mặt phẳng \(\left(AMC'\right)\) và mặt phẳng\(\left(A'BC\right)\), ta có

\(\cos \varphi =\displaystyle\frac{\left| \overrightarrow{n}_1\cdot\overrightarrow{n}_2\right|}{\left| \overrightarrow{n}_1\right|\cdot\left| \overrightarrow{n}_2\right|}=\displaystyle\frac{\left| 12\cdot(-12)+9\cdot\left(-\displaystyle\frac{9}{2}\right)+12\cdot 3\right|}{\sqrt{\left(-12\right)^2+\left(-\displaystyle\frac{9}{2}\right)^2+3^2}\cdot\sqrt{9^2+12^2+12^2}}=\displaystyle\frac{33}{\sqrt{3157}}\).

Câu 6:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình vuông cạnh \(2a,\) hình chiếu của \(S\) trên mặt đáy trùng với điểm \(H\) thỏa mãn \(\overrightarrow{BH}=\displaystyle\frac{2}{5}\overrightarrow{BD}.\) Gọi \(M\) và \(N\) lần lượt là hình chiếu vuông góc của \(H\) trên các cạnh \(AB\) và \(AD\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(MN\) và \(SC\) biết \(SH=2a\sqrt{13}\).

Image

Gắn hệ trục tọa độ như hình vẽ.

Ta có: \(H(0; 0; 0); S(0;0; 2a\sqrt{13}); M\left(0; \displaystyle\frac{4a}{5};0\right); N \left(\displaystyle\frac{6a}{5}; 0; 0\right); C\left(-\displaystyle\frac{4a}{5}; -\displaystyle\frac{6a}{5};0\right)\).

Ta có: \(\overrightarrow{CS}=\left(\displaystyle\frac{4a}{5}; \displaystyle\frac{6a}{5}; 2a\sqrt{13}\right) \Rightarrow \overrightarrow{u_1}=\left(\displaystyle\frac{2}{5}; \displaystyle\frac{3}{5};\sqrt{13}\right)\) là véc-tơ chỉ phương của \(SC\).

Ta có: \(\overrightarrow{MN}=\left(\displaystyle\frac{6a}{5}; -\displaystyle\frac{4a}{5}; 0\right) \Rightarrow \overrightarrow{u_2}=(3;-2;0)\) là véc-tơ chỉ phương của \(MN\).

Có: \(\left[\overrightarrow{u_1}; \overrightarrow{u_2}\right] = \left(2\sqrt{13}; 3\sqrt{13}; -\displaystyle\frac{13}{5}\right) \Rightarrow \left| \left[\overrightarrow{u_1}; \overrightarrow{u_2}\right] \right| = \displaystyle\frac{13\sqrt{26}}{5}\).

Có: \(\overrightarrow{SM}=\left(0; \displaystyle\frac{4a}{5}; -2a\sqrt{13}\right) \Rightarrow \left[\overrightarrow{u_1}; \overrightarrow{u_2}\right] \cdot \overrightarrow{SM} = \displaystyle\frac{38a\sqrt{13}}{5}\).

Ta có: \(d\left(SC; MN\right)= \displaystyle\frac{\left| \left[\overrightarrow{u_1}; \overrightarrow{u_2}\right] \cdot \overrightarrow{SM} \right|}{\left| \left[\overrightarrow{u_1}; \overrightarrow{u_2}\right] \right|} = \displaystyle\frac{38a\sqrt{2}}{13}.\)

Câu 7:

Cho hình lăng trụ tam giác đều \(ABC.A'B'C'\) có \(AB=2\sqrt{3}\) và \(AA'=2\). Gọi \(M\) và \(N\) lần lượt là trung điển của \(A'C'\) và \(A'B'\). Tính cô-sin của góc tạo bởi hai mặt phẳng \((ABC')\) và \((BCMN)\).

Image

Image

Ta có \(ABC.A'B'C'\) là lăng trụ tam giác đều nên \(A'B'C'\) là tam giác đều cạnh \(2\sqrt{3}\). Do đó \(C'N=3\).

Chọn hệ tọa độ \(Nxyz\) như hình vẽ. Khi đó \(N(0;0;0)\), \(A(0;\sqrt{3};2)\), \(B'(0;-\sqrt{3};0)\), \(C'(3;0;0)\), \(M\left(\displaystyle\frac{3}{2};\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};0\right)\), \(B(0;-\sqrt{3};2)\).

Mặt phẳng \((AB'C')\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n_1}=[\overrightarrow{AB'},\overrightarrow{AC'}]\). Có \(\overrightarrow{AB'}=(0;-2\sqrt{3};-2)\), \(\overrightarrow{AC'}=(3;-\sqrt{3};-2)\). Suy ra \(\overrightarrow{n_1}=(2\sqrt{3};-6;6\sqrt{3})\) cùng phương với \(\overrightarrow{a}=(1;-\sqrt{3};3)\).

Mặt phẳng \((BCMN)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n_2}=[\overrightarrow{NM},\overrightarrow{NB}]\). Có \(\overrightarrow{NM}=\left(\displaystyle\frac{3}{2};\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};0\right)\), \(\overrightarrow{NB}=(0;-\sqrt{3};2)\). Suy ra \(\overrightarrow{n_2}=\left(\sqrt{3};-3;\displaystyle\frac{3\sqrt{3}}{2}\right)\) cùng phương với \(\overrightarrow{b}=(2;-2\sqrt{3};-3)\).

Có \(\cos(\widehat{(ABC'),(BCMN)})=|\cos(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b})|=\displaystyle\frac{|1\cdot 2+(-\sqrt{3})\cdot(-2\sqrt{3})+3\cdot(-3)|}{\sqrt{1+3+9}\cdot\sqrt{4+12+9}}=\displaystyle\frac{\sqrt{13}}{65}\).

Câu 8:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy. Gọi \(M\) là trung điểm của \(BC\) và \(H\) là trung điểm của \(AM\). Biết \(HB=HC\), \(\widehat{HBC}=30^\circ\); góc giữa mặt phẳng \((SHC)\) và mặt phẳng \((HBC)\) bằng \(60^\circ\). Tính cô-sin của góc giữa đường thẳng \(BC\) và mặt phẳng \((SHC)\).

Image

\(HB=HC\) nên tam giác \(HBC\) cân tại \(H\), suy ra \(HM\perp BC\).

Trong mặt phẳng \((ABC)\) dựng \(AK\perp HC\Rightarrow HC\perp (SAK)\).

Mà góc giữa mặt phẳng \((SHC)\) và \((ABC)\) bằng \(60^\circ\) nên \(\widehat{SKA}=60^\circ\).

Giả sử \(BC=a\).

\(\Rightarrow BM=\displaystyle\frac{a}{2}\Rightarrow AH=HM=BM\cdot \tan 30^\circ=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{6}\)

\(\Rightarrow AK=AH\cdot \sin 60^\circ=\displaystyle\frac{a}{4}\Rightarrow SA=AK\cdot \tan 60^\circ=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{4}\).

Trang bị hệ trục tọa độ \(Axyz\) với \(A(0;0;0)\), \(S \left(0;0;\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{4}\right)\), \(H \left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{6};0;0\right)\), \(C \left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3};\displaystyle\frac{1}{2};0\right)\), \(B \left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3};\displaystyle\frac{-1}{2};0\right)\).

\(\Rightarrow \overrightarrow{SH}=\left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{6};0;\displaystyle\frac{-\sqrt{3}}{4}\right)\), \(\overrightarrow{HC}=\left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{6};\displaystyle\frac{1}{2};0\right)\), \(\overrightarrow{BC}=(0;1;0)\).

Từ đó suy ra mặt phẳng \((SHC)\) nhận \(\overrightarrow{n}=(3\sqrt{3};-3;2\sqrt{3})\) là véc-tơ pháp tuyến.

Ta có \(\sin (BC,(SHC))=|\cos (\overrightarrow{n},\overrightarrow{BC})|=\left|\displaystyle\frac{-3}{\sqrt{48}}\right|=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{4}\Rightarrow \cos (BC,(SHC))=\displaystyle\frac{\sqrt{13}}{4}\).

Câu 9:

Cho khối tứ diện \(ABCD\) có \(BC=3\), \(CD=4\), \(\widehat{ABC}=\widehat{BCD}=\widehat{ADC}=90^\circ\). Góc giữa hai đường thẳng \(AD\) và \(BC\) bằng \(60^\circ\), cô-sin góc giữa hai mặt phẳng \((ABC)\) và \((ACD)\) bằng bao nhiêu?

Image

Chọn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) như hình vẽ.

\(C(0;0;0)\), \(B(3;0;0)\), \(D(0;4;0)\). Gọi \(A(x;y;z)\),(\(x,y,z>0\)).

\(\overrightarrow{BA}=(x-3;y;z)\), \(\overrightarrow{DA}=(x;y-4;z)\).

Do \(\widehat{ABC}=\widehat{ADC}=90^\circ\Rightarrow \begin{cases}\overrightarrow{BA}\cdot \overrightarrow{CB}=0\\\overrightarrow{DA}\cdot \overrightarrow{CD}=0\end{cases}\)

\(\Leftrightarrow \begin{cases}3(x-3)=0\\4(y-4)=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x=3\\y=4.\end{cases}\)

Vậy \(A(3;4;z)\), suy ra \(\overrightarrow{DA}=(3;0;z), \overrightarrow{CB}=(3;0;0)\).

Vì góc giữa hai đường thẳng \(AD\) và \(BC\) bằng \(60^\circ\) nên \(\cos 60^\circ =\displaystyle\frac{|\overrightarrow{DA}\cdot \overrightarrow{CB}|}{|\overrightarrow{DA}|\cdot |\overrightarrow{CB}|}\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{2}=\displaystyle\frac{|9|}{3\sqrt{9+z^2}}\Rightarrow 9+z^2=36\Rightarrow z=3\sqrt{3}\Rightarrow A(3;4;3\sqrt{3}).\)

Suy ra \(\overrightarrow{CB}=(3;0;0)\), \(\overrightarrow{CA}=(3;4;3\sqrt{3})\), \(\overrightarrow{CD}=(0;4;0)\).

\([\overrightarrow{CB},\overrightarrow{CA}]=(0;-9\sqrt{3};12)\Rightarrow \overrightarrow{n}_1=(0;-3\sqrt{3};4)\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((ABC)\).

\([\overrightarrow{CA},\overrightarrow{CD}]=(-12\sqrt{3};0;12)\Rightarrow \overrightarrow{n}_2=(-\sqrt{3};0;1)\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((ACD)\).

Gọi \(\alpha\) là góc giữa hai mặt phẳng \((ABC)\) và \((ACD)\)

\(\cos \alpha =\displaystyle\frac{|\overrightarrow{n}_1\cdot \overrightarrow{n}_2|}{|\overrightarrow{n}_1|\cdot |\overrightarrow{n}_2|}=\displaystyle\frac{4}{\sqrt{27+16}\cdot \sqrt{3+1}}=\displaystyle\frac{2\sqrt{43}}{43}.\)

Câu 10:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(AB=a\), \(AC=a\sqrt{3}\), \(SB>2a\) và \(\widehat{ABC}=\widehat{BAS}=\widehat{BCS}=90^{\circ}\). Sin của góc giữa đường thẳng \(SB\) và mặt phẳng \((SAC)\) bằng \(\displaystyle\frac{\sqrt{11}}{11}\). Tính thể tích khối chóp \(S.ABC\).

Image

Image

Gọi \(M\) là trung điểm \(SB\), ta có \(MC=MB=MA=\displaystyle\frac{SB}{2}\).

Gọi \(O\) là trung điểm \(AC\), ta có \(OA=OC=OB\).

Suy ra \(OM\) là trục của đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\) nên \(MO\perp(ABC)\).

Gọi \(H\) là hình chiếu của \(S\) lên \((ABC)\), suy ra \(H\) đối xứng với \(B\) qua \(O\).

Gọi \(I\), \(K\) lần lượt là hình chiếu của \(H\) lên \(AC\), \(SI\). Ta có \(\mathrm{d}(H,(SAC))=HK\).

Ta có \(\sin(SB,(SAC))=\displaystyle\frac{\mathrm{d}(B,(SAC))}{SB}=\displaystyle\frac{\mathrm{d}(H,(SAC))}{SB}=\displaystyle\frac{HK}{SB}\).

\(\Rightarrow \displaystyle\frac{SB^2}{HK^2}=11.\)

Ta có \((SH^2+AB^2+BC^2)=11\left(\displaystyle\frac{SH^2 \cdot \displaystyle\frac{2a^2}{3}}{SH^2+\displaystyle\frac{2a^2}{3}} \right) \)

\(\Leftrightarrow SH^2+3a^2=11\displaystyle\frac{2a^2 \cdot SH^2}{3SH^2+2a^2}\)

\(\Leftrightarrow 3SH^4-11a^2SH^2+6a^2=0\Leftrightarrow SH=a\sqrt{3}\) (nhận vì thỏa điều kiện \(SB>2a)\) hoặc \(SH=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}\) (loại vì không thỏa điều kiện \(SB>2a).\)

Vậy thể tích khối chóp là \(V=\displaystyle\frac{1}{3}SH\cdot S_{\triangle ABC}=\displaystyle\frac{1}{6}SH\cdot BA\cdot BC=\displaystyle\frac{a^3\sqrt{6}}{6}\).

Câu 11:

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) cạnh bằng \(a\sqrt{5}\). Gọi \(M,N\) lần lượt là trung điểm của các cạnh \(AD, C'D'\). Tính theo \(a\) khoảng cách giữa hai đường thẳng \(BM\) và \(AN\).

Image

Chọn \(a=1\) và xét hệ trục tọa độ với \(A(0;0;0), B(0;\sqrt{5};0)\),

\(D(\sqrt{5};0;0), C(\sqrt{5};\sqrt{5};0),D'(\sqrt{5};0;\sqrt{5}),\\ C'(\sqrt{5};\sqrt{5};\sqrt{5})\). Vì \(M, N\) là trung điểm của \(AD, C'D'\) nên \(M\left(\displaystyle\frac{\sqrt{5}}{2};0;0 \right), N\left(\sqrt{5};\displaystyle\frac{\sqrt{5}}{2};\sqrt{5}\right)\).

Trong mặt phẳng \(ABCD\) ta xét hình hình hành \(APBM\)

\(\Rightarrow P\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{5}}{2};\sqrt{5};0\right)\)

Ta có phương trình mặt phẳng \((APN)\) là \(4x+2y-5z=0\).

Vì \(BM\parallel AP\) nên ta có

\(\mathrm{d}(BM,AN)=\mathrm{d}(BM,(APN))=\mathrm{d}(B,(APN))=\displaystyle\frac{2}{3}\).

Câu 12:

Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có tất cả các cạnh bằng \(a.\) Gọi \(M\) là trung điểm của cạnh \(BC,\) \(\alpha\) là góc giữa đường thẳng \(SD\) và mặt phẳng \((SAM).\) Tính giá trị \(\sin\alpha.\)

Image

Image

Gọi \(O=AC\cap BD.\) Vì \(S.ABCD\) là hình chóp đều nên \(SO\perp (ABCD).\)

Mặt khác \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\) nên

\(OA=OC=OB=OD=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}.\)

Xét tam giác \(SOA\) vuông tại \(O\)

\(\Rightarrow SO=\sqrt{SA^2-OA^2}=\sqrt{a^2-\displaystyle\frac{a^2}{2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}.\)

Chọn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) như hình vẽ.

Khi đó, tọa độ các điểm là \(B\left(\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2};0;0\right)\), \(C\left(0;\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2};0\right)\),

\(S\left(0;0;\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\right)\), \(A\left(0;-\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2};0\right)\), \(D\left(-\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2};0;0\right)\) và \(M\left(\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{4};\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{4};0\right).\)

Ta có \(\overrightarrow{SD}=\left(-\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2};0;-\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\right)\Rightarrow \overrightarrow{u}=\left(1;0;1\right)\) là véc-tơ chỉ phương của \(SD.\)

Mặt khác \(\overrightarrow{SA}=\left(0;-\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2};-\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\right)\), \(\overrightarrow{AM}=\left(\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{4};\displaystyle\frac{3a\sqrt{2}}{4};0\right)\)

\(\Rightarrow \left[\overrightarrow{SA},\overrightarrow{AM}\right]=\left(\displaystyle\frac{3a^2}{4};-\displaystyle\frac{a^2}{4};\displaystyle\frac{a^2}{4}\right)\)

\(\Rightarrow \overrightarrow{n}=(3;-1;1)\) là véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((SAM).\)

Khi đó \(\sin\alpha=\left|\cos(\overrightarrow{u},\overrightarrow{n})\right|=\left|\displaystyle\frac{\overrightarrow{u}\cdot \overrightarrow{n}}{|\overrightarrow{u}|\cdot |\overrightarrow{n}|}\right|=\left|\displaystyle\frac{3+0+1}{\sqrt{2}\cdot \sqrt{11}}\right|=\displaystyle\frac{2\sqrt{22}}{11}.\)

Câu 13:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(\triangle ABC\) vuông tại \(B\), \(AB=1\), \(BC=\sqrt{3}\), \(\triangle SAC\) đều, mặt phẳng \((SAC)\) vuông góc với mặt phẳng đáy. Gọi \(\alpha\) là số đo của góc giữa hai mặt phẳng \((SAB)\) và \((SBC)\). Giá trị \(\cos \alpha\) bằng bao nhiêu?

Image

Gọi \(H\) là trung điểm của \(AC\), khi đó \(SH\perp AC \Rightarrow SH\perp (ABC)\).

Ta có \(AC=\sqrt{AB^2+BC^2}=2\), suy ra \(SH=\displaystyle\frac{AC\sqrt{3}}{2}=\sqrt{3}\).

Đặt hệ trục tọa độ \(Oxyz\) như hình vẽ, ta có \(B(0;0;0)\), \(A(1;0;0)\), \(C(0;\sqrt{3};0)\), \(H\left(\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};0\right)\) và \(S\left(\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};\sqrt{3}\right)\).

\(\overrightarrow{BA}=(1;0;0)\), \(\overrightarrow{BS}=\left(\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};\sqrt{3}\right)\),

\(\left[\overrightarrow{BA},\overrightarrow{BS}\right]=\left(0;-\sqrt{3};\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\right)\).

Suy ra, mặt phẳng \((SAB)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_1=(0;-2;1)\).

\(\overrightarrow{BC}=(0;\sqrt{3};0)\), \(\overrightarrow{BS}=\left(\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};\sqrt{3}\right)\),

\(\left[\overrightarrow{BC},\overrightarrow{BS}\right]=\left(3;0;-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\right)\).

Suy ra, mặt phẳng \((SAC)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_2=(2\sqrt{3};0;-1)\).

Do đó

\begin{eqnarray*}\cos \alpha =\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n}_1\cdot \overrightarrow{n}_2\right|}{\left|\overrightarrow{n}_2\right|\cdot\left|\overrightarrow{n}_2\right|}=\displaystyle\frac{\left|0\cdot (2\sqrt{3})+(-2)\cdot 0+1\cdot (-1)\right|}{\sqrt{0^2+(-2)^2+1^2}\cdot \sqrt{(2\sqrt{3})^2+0^2+(-1)^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{65}}{65}.\end{eqnarray*}

Câu 14:

Trong không gian, cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thang vuông tại \(A\) và \(B\) với \(AB=BC=a\),\(AD = 2a\), cạnh bên \(SA = a\) và \(SA\) vuông góc với đáy. Gọi \(E\) là trung điểm của \(AD\). Tính diện tích \(S\) của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp \(S.CDE\).

Image

Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ, với

\(A\equiv O(0;0;0),B(a;0;0),D(0;2a;0),S(0;0;a),C(a;a;0),E(0;a;0).\)

Phương trình mặt cầu cần tìm có dạng

\(x^2+y^2+z^2-2mx-2ny-2pz+d=0.\)

Ta có mặt cầu đi qua các điểm \(S,C,E,D\) nên ta có hệ phương trình

\(\begin{cases}a^2-2ap+d=0\\2a^2-2am-2an+d=0\\a^2-2an+d=0\\4a^2-4an+d=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}m=\displaystyle\frac{a}{2} \\n=\displaystyle\frac{3a}{2}\\ p=\displaystyle\frac{3a}{2}\\d=2a^2.\end{cases}\)

Bán kính của mặt cầu

\(R=\sqrt{m^2+n^2+p^2-d}=\displaystyle\frac{a\sqrt{11}}{2}.\)

Vậy diện tích mặt cầu ngoại tiếp hình chóp \(S.CDE\)

\(S=4 \pi R^2=11 \pi a^2.\)

Câu 15:

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có cạnh bằng \(a\). Gọi \(M,N,P\) lần lượt là trung điểm của \(CD,CB,A'B'\). Khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((MNP)\) bằng bao nhiêu?

Image

Dựng hệ trục toạ độ \(Oxyz\) với \(O\equiv A\) như hình vẽ. Khi đó toạ độ các điểm là \(A(0,0,0)\), \(B(0,a,0)\), \(C(a,a,0)\), \(D(a,0,0)\), \(A'(0,0,a)\), \(B'(0,a,a)\), \(M\left(a,\displaystyle\frac{a}{2},0\right)\), \(N\left(\displaystyle\frac{a}{2},a,0\right)\), \(P\left(0,\displaystyle\frac{a}{2},a\right)\). Ta có \(\overrightarrow{MN}=\left(-\displaystyle\frac{a}{2},\displaystyle\frac{a}{2},0\right),\overrightarrow{MP}=(-a,0,a)\) nên \(\left[\overrightarrow{MN},\overrightarrow{MP}\right]=\left(\displaystyle\frac{a^2}{2},\displaystyle\frac{a^2}{2},\displaystyle\frac{a^2}{2}\right)=\displaystyle\frac{a^2}{2}(1,1,1)\). Suy ra mặt phẳng \((MNP)\) có phương trình \(x+y+z-\displaystyle\frac{3a}{2}=0\). Dẫn tới \(\mathrm{d}\left[A,(MNP)\right]=\displaystyle\frac{\left|-\displaystyle\frac{3a}{2}\right|}{\sqrt{3}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

Câu 16:

Cho hình lăng trụ đều \(ABC.A'B'C'\) có cạnh đáy bằng \(a\). \(M,N\) là hai điểm thoả \(\overrightarrow{MB}+2\overrightarrow{MB'}=\overrightarrow{0}; \overrightarrow{NB'}=3\overrightarrow{NC'}\). Biết hai mặt phẳng \((MCA)\) và \((NAB)\) vuông góc nhau. Tính thể tích khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\).

Image

Giả sử \(AA'=BB'=CC'=x\), với \(x>0\).

Gọi \(O\) là trung điểm \(BC\). Dựng hệ trục toạ độ \(Oxyz\) như hình bên. Khi đó toạ độ các điểm là \(A\left(0;\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2};0\right)\), \(B\left(\displaystyle\frac{a}{2};0;0\right)\), \(C\left(-\displaystyle\frac{a}{2};0;0\right)\), \(N(-a;0;x)\), \(M\left(\displaystyle\frac{a}{2};0;\displaystyle\frac{2x}{3}\right)\).

Véc-tơ pháp tuyến của mp\((NAB)\) là:

\(\overrightarrow{n_1}=\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{BN}\right]=\left(-\displaystyle\frac{xa\sqrt{3}}{2};-\displaystyle\frac{xa}{2};-\displaystyle\frac{3a^2\sqrt{3}}{2}\right)\).

Véc-tơ pháp tuyến của mp\((MAC)\) là:

\(\overrightarrow{n_2}=\left[\overrightarrow{AC},\overrightarrow{CM}\right]=\left(-\displaystyle\frac{xa\sqrt{3}}{3};\displaystyle\frac{xa}{3};\displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{2}\right)\).

Hai mặt phẳng \((MCA)\) và \((NAB)\) vuông góc nhau nên ta có:

\(\overrightarrow{n_1}\cdot \overrightarrow{n_2}=0\Leftrightarrow x^2\cdot \displaystyle\frac{a^2}{2}-x^2\cdot \displaystyle\frac{a^2}{6}-\displaystyle\frac{9a^4}{8}=0\Leftrightarrow x=\displaystyle\frac{3a\sqrt{6}}{4}\).

Vậy thể tích khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) là:

\(V=S_{ABC}\cdot AA'=\displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{4}\cdot\displaystyle\frac{3a\sqrt{6}}{4}=\displaystyle\frac{3a^3\sqrt{2}}{16}\).

Câu 17:

Cho hình lăng trụ \(ABC.{A}'{B}'{C}'\) có đáy là tam giác vuông tại \(A\), \(AB=a,AC=a\sqrt{2}\). Biết góc giữa hai mặt phẳng \(\left(A{B}'{C}'\right)\) và \(\left(ABC\right)\) bằng \(60^\circ\) và hình chiếu của \(A\) lên \(\left({A}'{B}'{C}'\right)\) là trung điểm \(H\) của đoạn thẳng \({A}'{B}'\). Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện \(A.H{B}'{C}'\) theo \(a\).

Image

Gọi \(M\) là trung điểm \(B'C'\) và \(N\) là hình chiếu của \(H\) trên \(B'C'\). Ta có

\(\bullet \begin{cases}B'C'\perp HN\\B'C' \perp AH\end{cases} \Rightarrow B'C' \perp (AHN) \Rightarrow B'C' \perp AN\).

\(\bullet \begin{cases}(AB'C') \cap (A'B'C') = B'C'\\ B'C' \perp HN\\B'C' \perp AN\end{cases}\)

\(\Rightarrow \left((A'B'C'),(AB'C') \right)=\widehat{ANH}=60^{\circ}\)

Ta có \(B'C'=\sqrt{A'B'^2+A'C'^2}=a\sqrt{3}\)

\(\displaystyle\frac{1}{HN^2}=\displaystyle\frac{1}{HB'^2}+\displaystyle\frac{1}{HM^2} \Rightarrow HN=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{6}\) và \(AH=HN \cdot \tan 60^{\circ}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\)

Chọn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) sao cho \(H\) trùng với \(O\) các điểm \(B',M,A\) lần lượt thuộc các tia \(Ox, Oy, Oz\). Ta có \(H(0;0;0), B'\left(\displaystyle\frac{a}{2};0;0 \right), A \left(0;0; \displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2} \right), \; C' \left(-\displaystyle\frac{a}{2}; a\sqrt{2}; 0 \right)\).

Gọi \((S): x^2+y^2+z^2-2Ax-2By-2Cz+D=0\) là phương trình mặt cầu ngoại tiếp tứ diện \(AHB'C'\). Ta có

\begin{equation*}\begin{cases}D=0\\ 2A \displaystyle\frac{a}{2}=\left(\displaystyle\frac{a}{2}\right)^2 \\2C\cdot a\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}= \left(\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2} \right)^2\\ 2A\cdot \left(-\displaystyle\frac{a}{2} \right) +2B \cdot a\sqrt{2}=\left(-\displaystyle\frac{a}{2}\right)^2+\left(a\sqrt{2} \right)^2 \end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}A= \displaystyle\frac{a}{4}\\ B= \displaystyle\frac{5}{4\sqrt{2}}\\ C=\displaystyle\frac{a}{2\sqrt{2}}\\ D=0.\end{cases}\end{equation*}

Bán kính \(R=\sqrt{A^2+B^2+C^2-D}= \displaystyle\frac{a\sqrt{62}}{8}\).

Câu 18:

Cho tứ diện \(ABCD\) đều có cạnh bằng \(2\sqrt{2}\). Gọi \(G\) là trọng tâm của tứ diện \(ABCD\) và \(M\) là trung điểm của \(AB\). Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(BG\) và \(CM\) bằng bao nhiêu?

Image

Gọi \(H\) là trọng tâm \(\triangle ABC\), khi đó ta có \(DH\perp CM\).

Ta có \(CM=DM=AB\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}=\sqrt{6}\), \(HM=\displaystyle\frac{CM}{3}=\displaystyle\frac{\sqrt{6}}{3}\),

\(DH=\sqrt{DM^2-HM^2}=\displaystyle\frac{4\sqrt{3}}{3}\).

Dựng hệ trục toạ độ \(Oxyz\) (với \(M\equiv O\)) như hình vẽ, khi đó toạ độ các điểm là \(A(\sqrt{2};0;0)\), \(B(-\sqrt{2};0;0)\), \(C(0;\sqrt{6};0)\), \(D\left(0;\displaystyle\frac{\sqrt{6}}{3};\displaystyle\frac{4\sqrt{3}}{3}\right)\).

Toạ độ trọng tâm \(G\) của tứ diện là \(G\left(0;\displaystyle\frac{\sqrt{6}}{3};\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}\right)\).

Ta có \(\overrightarrow{BG}=\left(\sqrt{2};\displaystyle\frac{\sqrt{6}}{3};\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}\right), \overrightarrow{MC}=(0;\sqrt{6};0)\) và

\(\overrightarrow{BM}=(\sqrt{2};0;0)\).

Suy ra \(\left[\overrightarrow{BG},\overrightarrow{MC}\right]=(-\sqrt{2};0;3\sqrt{2})\), \(\mathrm{d}(BG,MC)=\displaystyle\frac{\left|\left[\overrightarrow{BG},\overrightarrow{MC}\right]\cdot\overrightarrow{BM}\right|}{\left|\left[\overrightarrow{BG},\overrightarrow{MC}\right]\right|}=\displaystyle\frac{2}{\sqrt{14}}\).

Câu 19:

Tập hợp các điểm có tọa độ \(\left(x;y;z\right)\) sao cho \(\left| x\right| \leq 1; \left| y\right| \leq 2; \left| z\right| \leq 2\) là tập hợp các điểm trong của một khối đa diện (lồi). Tính thể tích của khối đa diện đó.

Khối đa diện giới hạn bởi các mặt phẳng \(x = \pm 1, y = \pm 2, z = \pm 2\) là hình hộp chữ nhật có ba kích thước \(2; 4; 4\).

Vậy thể tích là \(V = 2\cdot 4\cdot 4 = 32\).

Câu 20:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA=SB=SC=AB=AC=a\sqrt{2}\) và \(BC=2a\). Góc giữa hai đường thẳng \(SC\) và \(AB\) bằng bao nhiêu?

Image

Dễ dàng chứng minh được các tam giác \(ABC\) và \(SBC\) là tam giác vuông cân tại \(A\) và \(S\).

Gọi \(H\) là trung điểm của cạnh \(BC\), suy ra \(H\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông \(ABC\) và \(AH=SH=a\).

Mặt khác, do \(SA=SB=SC\) nên \(SH\) là trục của đáy \(ABC\), tương tự \(AH\) là trục của tam giác \(SBC\).

Gắn khối chóp vào hệ tọa độ \(Oxyz\), với \(H(0;0;0)\), \(A(a;0;0)\), \(C(0;a;0)\), \(S(0;0;a)\), \(B(0;-a;0)\).

Từ đó ta có \(\overrightarrow{SC}=(0;a;-a)=a(0;1;-1)\) và \(\overrightarrow{AB}=(-a;-a;0)=-a(1;1;0)\).

Gọi \(\varphi\) là góc giữa hai đường thẳng \(SC\) và \(AB\), suy ra

\(\cos\varphi=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{SC}\cdot\overrightarrow{AB}\right|}{\left|\overrightarrow{SC}\right|\cdot\left|\overrightarrow{AB}\right|}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}\cdot\sqrt{2}}=\displaystyle\frac{1}{2}.\)

Từ đó suy ra \(\varphi=60^\circ\).

Câu 21:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh bằng \(2\), \(SA\perp (ABCD)\) và \(SA=2\). Gọi \(M\), \(N\), \(P\) lần lượt là trung điểm của \(AB\), \(BC\), \(CS\). Tính cosin của góc tạo bởi mặt phẳng \((MNP)\) và \((SBD)\).

Image

Gắn khối chóp vào hệ tọa độ \(Oxyz\) với \(A(0;0;0)\), \(B(2;0;0)\), \(D(0;2;0)\), \(S(0;0;2)\), \(C(2;2;0)\).

Do \(M\), \(N\), \(P\) lần lượt là trung điểm của \(AB\), \(BC\), \(SC\) suy ra \(M(1;0;0)\), \(N(2;1;0)\), \(P(1;1;1)\).

Ta có phương trình dạng chắn của mặt phẳng \((SBD)\) là

\(\displaystyle\frac{x}{2}+\displaystyle\frac{y}{2}+\displaystyle\frac{z}{2}=1,\)

từ đó suy ra mặt phẳng \((SBD)\) có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_1=(1;1;1)\).

Mặt khác, mặt phẳng \((MNP)\) có hai véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{MN}=(1;1;0)\) và \(\overrightarrow{MP}=(0;1;1)\), từ đó suy ra \(\overrightarrow{n}_2=\left[\overrightarrow{MN},\overrightarrow{MP}\right]=(1;-1;1)\) là véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((MNP)\).

Gọi \(\varphi\) là góc tạo bởi hai mặt phẳng \((MNP)\) và \((SBD)\), suy ra

\(\cos\varphi=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n}_1\cdot\overrightarrow{n}_2\right|}{\left|\overrightarrow{n}_1\right|\cdot\left|\overrightarrow{n}_2\right|}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{3}\cdot\sqrt{3}}=\displaystyle\frac{1}{3}\).

Câu 22:

Cho hình lăng trụ đứng \(ABCD.A_1B_1C_1D_1\), đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật có \(AB=a\), \(AD=a\sqrt{3}\). Biết góc giữa đường thẳng \(A_1C\) và mặt phẳng \((ABCD)\) bằng \(60^\circ\). Tính khoảng cách giữa đường thẳng \(B_1C\) và \(C_1D\) theo \(a\).

Image

Ta có \(C_1D\parallel B_1A\Rightarrow C_1D\parallel (AB_1C)\)

\(\Rightarrow \mathrm{d}(C_1D,B_1C)=\mathrm{d}(C_1D,(B_1AC))=\mathrm{d}(C_1,(AB_1C))\). \(AA_1\perp (ABCD)\) suy ra \(AC\) là hình chiếu của \(A_1C\) lên mặt phẳng \((ABCD)\). Do đó góc tạo bởi \(A_1C\) và mặt phẳng \((ABCD)\) là góc \(\widehat{A_1CA}\).

Ta có \(AC=\sqrt{AB^2+BC^2}=\sqrt{AD^2+AB^2}=\sqrt{(a\sqrt{3})^2+a^2}=2a\).

Xét tam giác \(AA_1C\) có \(AA_1=AC\cdot \tan 60^\circ=2\sqrt{3}a.\)

Chọn hệ trục với \(A(0;0;0)\), \(B(a;0;0)\), \(D(0;a\sqrt{3};0)\), \(C(a;a\sqrt{3};0)\), \(A_1(0;0;2a\sqrt{3})\), \(D_1(0;a\sqrt{3};2a\sqrt{3})\), \(B_1(a;0;2a\sqrt{3})\); \(C_1(a;a\sqrt{3};2a\sqrt{3})\).

Ta có \(\overrightarrow{AB_1}=(a;0;2a\sqrt{3})\), \(\overrightarrow{AC}=(a;a\sqrt{3};0)\), \([\overrightarrow{AB_1},\overrightarrow{AC}]=\left(-6a^2;2\sqrt{3}a^2;\sqrt{3}a^2\right)\). Mặt phẳng \((AB_1C)\) qua ba điểm \(A\), \(B_1\), \(C\).\\ Khi đó mặt phẳng \((AB_1C)\) có một véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(-6,2\sqrt{3};\sqrt{3})\). Phương trình mặt phẳng \((AB_1C)\colon -6x+2\sqrt{3}y+\sqrt{3}z=0\).

Khoảng cách từ \(C_1\) đến \((AB_1C)\) là \(\mathrm{d}(C_1,(AB_1C))=\displaystyle\frac{|-6 \cdot a+2\sqrt{3} \cdot a\sqrt{3}+\sqrt{3}\cdot 2a\sqrt{3}|}{\sqrt{(-6)^2+(2\sqrt{3})^2+(\sqrt{3})^2}}=\displaystyle\frac{2a\sqrt{51}}{17}.\)

Câu 23:

Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có các cạnh \(AB=2,AD=3,AA'=4\). Góc giữa hai mặt phẳng \((AB'D')\) và \((A'C'D)\) là \(\alpha\). Tính giá trị gần đúng của góc \(\alpha\).

Image

Gắn hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) vào hệ trục tọa độ \(Oxyz\). Khi đó \(A(0,0,0), B(0;2;0), C(3;2;0), D(3;0;0), A'(0;0;4), B'(0;2;4),C'(3;2;4),D'(3;0;4)\).

\(\overrightarrow{AB'}=(0;2;4), \overrightarrow{AD'}=(3;0;4)\), \(\overrightarrow{A'C'}=(3;2;0),\overrightarrow{A'D}=(3;0;-4)\).

Gọi \(\overrightarrow{n}_{1}\) là véc-tơ pháp tuyến của \((AB'D')\). Ta có \(\overrightarrow{n}_{1}=[\overrightarrow{AB'},\overrightarrow{AD'}]=(8;12;-6)\).

Gọi \(\overrightarrow{n}_{2}\) là véc-tơ pháp tuyến của \((A'C'D)\). Ta có \(\overrightarrow{n}_{2}=[\overrightarrow{A'C'},\overrightarrow{A'D}]=(-8;12;-6)\).

\(\alpha\) là góc giữa hai mặt phẳng \((AB'D')\) và \((A'C'D)\), ta có

\(\cos \alpha=\left|\displaystyle\frac{\overrightarrow{n}_{1}\cdot \overrightarrow{n}_{2}}{|\overrightarrow{n}_{1}||\overrightarrow{n}_{2}|} \right|=\displaystyle\frac{29}{61}\).

Vậy giá trị gần đúng của góc \(\alpha\) là \(61,6^{\circ}\).

Câu 24:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA, SB, SC\) đôi một vuông góc với nhau và \(SA=SB=SC=2a\) . Cosin của góc giữa đường thẳng \(SC\) và mặt phẳng \((ABC)\) bằng bao nhiêu?

Image

Đặt hệ trục tọa độ \(Sxyz\) như hình vẽ.

Chuẩn hóa \(a=1\).

Tọa độ hóa các điểm :\\ \(S(0;0;0),B(2;0;0),C(0;2;0),A(0;0;2)\).

\(\overrightarrow{SC}=(0;2;0),\overrightarrow{AB}=(2;0;-2),\overrightarrow{AC}=(0;2;-2)\).

\(\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right]=(4;4;4)\Rightarrow \overrightarrow{n_{ABC}}=(1;1;1)\).

Gọi \(\varphi\) là góc giữa \(SC\) và \((ABC)\).

\(\sin \varphi =\left|\cos (\overrightarrow{SC},\overrightarrow{n_{ABC}})\right|=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{SC}\cdot \overrightarrow{n_{ABC}}\right|}{\left|\overrightarrow{SC}\right|\cdot \left|\overrightarrow{n_{ABC}}\right|}=\displaystyle\frac{2}{2\sqrt{3}}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{3}}\).

\(\cos \varphi = \sqrt{1-\sin ^2 \varphi}=\sqrt{1-\displaystyle\frac{1}{3}}=\displaystyle\frac{\sqrt{6}}{3}=\displaystyle\frac{2}{\sqrt{6}}\).

Câu 25:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SC\perp (ABC)\) và tam giác \(ABC\) vuông tại \(B\). Biết \(AB=a,AC=a\sqrt{3},SC=a\sqrt{12}\). Sin của góc giữa hai mặt phẳng \((SAB),(SAC)\) bằng bao nhiêu?

Image

Ta có tam giác \(ABC\) vuông tại B nên:\\ \(BC=\sqrt{AC^2-AB^2}=a\sqrt{2}\).

Ta dựng trục tọa độ \(Oxyz\) như hình vẽ bên. Chuẩn hóa \(a = 1\).

Tọa độ các điểm như sau:

\(B(0;0;0),A(1;0;0), C(0;\sqrt{2};0),S(0;\sqrt{2};\sqrt{12})\).

\(\overrightarrow{SA}=(1;-\sqrt{2};-\sqrt{12});\overrightarrow{SB}=(0;-\sqrt{2};-\sqrt{12})\).

\(\overrightarrow{SC}=(0;0;-\sqrt{12})\).

\(\left[\overrightarrow{SA},\overrightarrow{SB}\right]=(0;\sqrt{12};-\sqrt{2})\)

\(\Rightarrow \overrightarrow{n_{SAB}}=(0;\sqrt{6};-1)\).

\(\left[\overrightarrow{SA},\overrightarrow{SC}\right]=(\sqrt{24};\sqrt{12};0)\)

\(\Rightarrow \overrightarrow{n_{SAB}} = (\sqrt{2};1;0)\).

Gọi \(\varphi\) là góc giữa hai mặt phẳng \((SAB)\) và \((SAC)\).

\(\cos \varphi = \cos ((SAB),(SAC))=\cos (\overrightarrow{n_{SAB}},\overrightarrow{n_{SAB}})=\displaystyle\frac{|\overrightarrow{n_{SAB}}\cdot \overrightarrow{n_{SAC}}|}{|\overrightarrow{n_{SAB}}|\cdot |\overrightarrow{n_{SAB}}|}=\displaystyle\frac{\sqrt{6}}{\sqrt{3}\sqrt{7}}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{\sqrt{7}}\).

\(\Rightarrow \sin \varphi = \sqrt{1-\cos ^2 \varphi }=\sqrt{\displaystyle\frac{5}{7}}\).

Câu 26:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy là tam giác vuông tại \(C, AC=3,BC=1\), \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy, \(SA=4\). Gọi \(M\) là trung điểm của cạnh \(AB\). \(H\) là điểm đối xứng với \(C\) qua \(M\). Tính cô-sin của góc tạo bởi hai mặt phẳng \((SHB)\) và \((SBC)\).

Image

Chọn hệ tọa độ \(Cxyz\) như hình vẽ, khi đó ta có \(C(0;0;0), A(3;0;0), B(0;1;0), S(3;0;4), H(3;1;0)\).

\(\overrightarrow{CB}=(0;1;0), \overrightarrow{CS}=(3;0;4)\Rightarrow [\overrightarrow{CB},\overrightarrow{CS}]=(4;0;-3)\)

\(\overrightarrow{BS}=(3;0;0), \overrightarrow{BH}=(3;-1;4)\Rightarrow [\overrightarrow{BS},\overrightarrow{BH}]=(0;12;3)\)

Từ đó suy ra các mặt phẳng \((SBC)\) và \((SHB)\) lần lượt có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_1}=(4;0;-3)\) và \(\overrightarrow{n_2}=(0;4;1)\).

Gọi \(\alpha\) là góc giữa các mặt phẳng \((SBC)\) và \((SHB)\), khi đó \(\cos\alpha =|\cos(\overrightarrow{n_1},\overrightarrow{n_2})|=\displaystyle\frac{3}{5\sqrt{17}}=\displaystyle\frac{3\sqrt{17}}{85}.\)

Câu 27:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình vuông cạnh \(a\), \(SAD\) là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Gọi \(M\) và \(N\) lần lượt là trung điểm của \(BC\) và \(CD\) (tham khảo hình vẽ bên). Tính bán kính \(R\) của khối cầu ngoại tiếp hình chóp \(S.CMN\).

Image

Image

Gọi \(H\) là trung điểm của \(AD\). Khi đó, \(SH \perp (ABCD)\). Gắn hệ trục tọa độ như hình vẽ.

Lấy độ dài \(a=1\) ta xác định được tọa độ các điểm \(H(0;0;0), D\left(\displaystyle\frac{1}{2};0;0\right), M(0;1;0), C\left(\displaystyle\frac{1}{2};1;0\right)\), \(N\left(\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2};0\right), S\left(0;0;\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\right)\).

Gọi \(I(x;y;z)\) là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp \(S.CMN\), ta có

\(IC^2=IM^2=IN^2=IS^2 \Leftrightarrow \begin{cases} \left(x-\displaystyle\frac{1}{2}\right)^2+(y-1)^2+z^2=x^2+(y-1)^2+z^2 \\ \left(x-\displaystyle\frac{1}{2}\right)^2+(y-1)^2+z^2=\left(x-\displaystyle\frac{1}{2}\right)^2+\left(y-\displaystyle\frac{1}{2}\right)^2+z^2 \\ \left(x-\displaystyle\frac{1}{2}\right)^2+(y-1)^2+z^2=x^2+y^2+\left(z-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\right)^2\end{cases}\)

\(\Leftrightarrow \begin{cases} x=\displaystyle\frac{1}{4} \\ y=\displaystyle\frac{3}{4} \\ z= \displaystyle\frac{5}{4\sqrt{3}}\end{cases}\).

Suy ra

\(R=IM =\sqrt{\displaystyle\frac{1}{4^2}+\left(\displaystyle\frac{3}{4}-1\right)^2+ \left(\displaystyle\frac{5}{4\sqrt{3}}\right)^2}=\displaystyle\frac{\sqrt{93}}{12}\). Vậy \(R=\displaystyle\frac{a \sqrt{93}}{12}\).

Câu 28:

Cho hình lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy là tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(C\), \(CC'=CA=x\). Gọi \(D, E, F\) lần lượt là trung điểm các cạnh \(AB, B'C'\) và \(AA'\). Tìm độ dài cạnh \(x\) sao cho bán kính mặt cầu ngoại tiếp khối tứ diện \(CDEF\) bằng \(\displaystyle\frac{\sqrt{179}}{20}\).

Image

Gán hệ trục tọa độ \(Oxyz\) sao cho \(C(0;0;0)\) trùng với gốc tọa độ và \(A(x;0;0), B(0;x;0), C'(0;0;x)\).

Khi đó \(A'(x;0;x), B'(0;x;x)\) và \(D\left(\displaystyle\frac{x}{2};\displaystyle\frac{x}{2};0\right)\), \(F\left(x;0;\displaystyle\frac{x}{2}\right)\), \(E\left(0;\displaystyle\frac{x}{2};x\right)\).

Giả sử \(I(a;b;c), R\) lần lượt là tâm, bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện \(CDEF\). Từ đó ta có \(IC=ID=IE=IF\).

Ta có hệ phương trình

\(\begin{cases} a^2+b^2+c^2=\left(a-\displaystyle\frac{x}{2}\right)^2+\left(b-\displaystyle\frac{x}{2}\right)^2+c^2a^2+b^2+c^2=(a-x)^2+b^2+\left(c-\displaystyle\frac{x}{2}\right)^2a^2+b^2+c^2=a^2+\left(b-\displaystyle\frac{x}{2}\right)^2+(c-x)^2\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}a+b=\displaystyle\frac{x}{2}\\ 2a+c=\displaystyle\frac{5x}{4}\\ b+2c=\displaystyle\frac{5x}{4}\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}a=\displaystyle\frac{7x}{20}\\ b=\displaystyle\frac{3x}{20}\\c=\displaystyle\frac{11x}{20}.\end{cases}\)

Suy ra \(I\left(\displaystyle\frac{7x}{20};\displaystyle\frac{3x}{20};\displaystyle\frac{11x}{20}\right)\), và \(R=IC=\displaystyle\frac{x\sqrt{179}}{20}\).

Theo giả thiết \(R=\displaystyle\frac{\sqrt{179}}{20}\), suy ra \(x=1\).

Câu 29:

Cho hình chóp \(S.MNPQ\) có đáy là hình vuông cạnh bằng \(1\), \(SM\) vuông góc với đáy và \(SM=2\). Tính khoảng cách \(h\) giữa hai đường thẳng \(SN\) và \(MP\).

Image

Chọn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) sao cho \(M(0;0;0)\), \(S(0;0;2)\), \(N(1;0;0)\), \(Q(0;1;0)\). Lúc đó \(P(1;1;0)\), \(\overrightarrow{SN}=(1;0;-2)\), \(\overrightarrow{MP}=(1;1;0)\) và \(\overrightarrow{MN}=(1;0;0)\).

Suy ra \(\left[\overrightarrow{SN},\overrightarrow{MP}\right]=(2;-2;1)\), do đó

\(h=\displaystyle\frac{\left|\left[\overrightarrow{SN},\overrightarrow{MP}\right]\cdot \overrightarrow{MN}\right|}{\left|\left[\overrightarrow{SN},\overrightarrow{MP}\right]\right|}=\displaystyle\frac{2}{3}.\)

Câu 30:

Cho hình lập phương \(MNPQ.M'N'P'Q'\) có \(E\), \(F\), \(G\) lần lượt là trung điểm của \(NN'\), \(PQ\), \(M'Q'\) Tính góc giữa hai đường thẳng \(EG\) và \(P'F\).

Image

Chọn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) sao cho \(M(0;0;0)\), \(N(1;0;0)\), \(Q(0;1;0)\) và \(M'(0;0;1)\). Lúc đó \(P(1;1;0), N'(1;0;1), Q'(0;1;1)\) và \(P'(1;1;1)\).

Vì \(E, F, G\) lần lượt là trung điểm \(NN', PQ\) và \(M'Q'\) nên \(E\left(1;0;\displaystyle\frac{1}{2}\right)\), \(F\left(\displaystyle\frac{1}{2};1;0\right)\) và \(G\left(0;\displaystyle\frac{1}{2};1\right)\).

Suy ra \(\overrightarrow{EG}=\left(-1;\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2}\right)\), \(\overrightarrow{P'F}=\left(-\displaystyle\frac{1}{2};0;-1\right)\), do đó \(\overrightarrow{EG}\cdot \overrightarrow{P'F}=0\) hay \((EG,P'F)=90^{\circ}\).

Câu 31:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật, \(AB=2a\), \(BC=a\), tam giác \(SAB\) là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Gọi \(E\) là trung điểm của \(CD\). Tính theo \(a\) khoảng cách giữa hai đường thẳng \(BE\) và \(SC\).

Image

Image

Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ, ta có \(H(0;0;0)\), \(B(-a;0;0)\), \(C(-a;a;0)\), \(E(0;a;0)\) và \(S(0;0;a\sqrt{3})\).

Ta có \(\overrightarrow{BE}=(a;a;0)\), \(\overrightarrow{SC}=(-a;a;-a\sqrt{3})\), \(\overrightarrow{EC}=(-a;0;0)\).

Khi đó, \([\overrightarrow{BE},\overrightarrow{SC}] = \left(-a^2\sqrt{3};a^2\sqrt{3};2a^2\right)\).

Khoảng cách giữa \(BE\) và \(SC\) là \(\mathrm{d}(BE,SC)=\displaystyle\frac{\left| [\overrightarrow{BE},\overrightarrow{SC}]\cdot\overrightarrow{EC} \right| }{\left| [\overrightarrow{BE},\overrightarrow{SC}] \right| }=\displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{a\sqrt{10}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{30}}{10}.\)

Câu 32:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình chữ nhật, \(AB=3\), \(BC=4\). Tam giác \(SAC\) nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy, khoảng cách từ điểm \(C\) đến đường thẳng \(SA\) bằng \(4\). Cô-sin góc giữa hai mặt phẳng \((SAB)\) và \((SAC)\) bằng bao nhiêu?

Image

Image

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(C\) lên \(SA\), ta có \(CK=4\), \(AK=3\), \(AC=5\).

Gọi \(H\) là hình chiếu của \(K\) lên \((ABCD)\), ta có \(KH\perp(ABCD)\).

Gọi \(I\) là trung điểm \(KB\). Ta có

\(\begin{cases}KB\perp AI\\KB\perp CI\end{cases}\Rightarrow KB\perp AC\).

\(\begin{cases}KH\perp AC\\KB\perp AC\end{cases}\Rightarrow AC\perp BH\).

\(HK=\displaystyle\frac{KA\cdot KC}{AC}=\displaystyle\frac{12}{5}\),

\(HA=\sqrt{9-\left(\displaystyle\frac{12}{5}\right)^2 }=\displaystyle\frac{9}{5}\),

\(HB=\displaystyle\frac{AB\cdot BC}{AC}=\displaystyle\frac{12}{5}\).

Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ, ta có \(H(0;0;0)\), \(B\left(0;\displaystyle\frac{12}{5};0\right) \), \(A\left(-\displaystyle\frac{9}{5};0;0 \right) \), \(K\left(0;0;\displaystyle\frac{12}{5} \right) \).\\ Ta có

\(\overrightarrow{KA}=\left(-\displaystyle\frac{9}{5};0;-\displaystyle\frac{12}{5} \right) \), \(\overrightarrow{KB}=\left(\displaystyle\frac{9}{5};\displaystyle\frac{12}{5};0 \right) \).

Véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((SAB)\) là \(\overrightarrow{n}_1=\left(-16;12;12 \right)\).

Véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((SAC)\) là \(\overrightarrow{j}=(0;0;1)\).

Do đó \(\cos((SAB),(SAC))=\displaystyle\frac{|12|}{\sqrt{0^2+0^2+1^2}\sqrt{16^2+12^2+12^2}}=\displaystyle\frac{3\sqrt{34}}{34}.\)

Câu 33:

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(M\), \(N\), \(E\), \(F\) lần lượt là trung điểm của cạnh \(A'B'\), \(A'D'\), \(B'C'\), \(C'D'\)(tham khảo hình bên). Tính cosin của góc tạo giữa hai mặt phẳng \((CMN)\) và \((AEF)\).

Image

Cho độ dài của cạnh hình lập phương là \(1\). Đắt hệ trục tọa độ vuông góc \(Oxyz\) sao cho gốc \(O\) trùng với điểm \(A\), \(AB\) trùng với \(Ox\), \(AD\) trùng với \(Oy\) và \(AA'\) trùng với \(Oz\). Khi đó ta tính được tọa độ các điểm \(A(0,0,0)\), \(E\left (1;\displaystyle\frac{1}{2};1\right )\), \(F\left (\displaystyle\frac{1}{2};1;1\right )\), \(C(1;1;0)\), \(M\left (\displaystyle\frac{1}{2};0;1\right )\), \(N\left (0;\displaystyle\frac{1}{2};1\right )\).

Ta tính được \(\overrightarrow{AE}= \left (1;\displaystyle\frac{1}{2};1\right )\), \(\overrightarrow{AF}=\left (\displaystyle\frac{1}{2};1;1\right )\), \(\overrightarrow{CM}=\left (-\displaystyle\frac{1}{2};-1;1\right )\), \(\overrightarrow{CN}=\left (-1;-\displaystyle\frac{1}{2};1\right )\).

\(\overrightarrow{n}_{(AEF)}=\left [\overrightarrow{AE};\overrightarrow{AF}\right ]=\left (-\displaystyle\frac{1}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{3}{4}\right ).\)

\(\overrightarrow{n}_{(CMN)}=\left [\overrightarrow{CM};\overrightarrow{CN}\right ]=\left (-\displaystyle\frac{1}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};-\displaystyle\frac{3}{4}\right ).\)

\(\cos \left [\overrightarrow{n}_{(AEF)}; \overrightarrow{n}_{(CMN)}\right ]=\displaystyle\frac{\overrightarrow{n}_{(AEF)}\cdot \overrightarrow{n}_{(CMN}}{\left |\overrightarrow{n}_{(AEF)}\right |\cdot \left |\overrightarrow{n}_{(CMN)}\right |} =-\displaystyle\frac{1}{17}\).

Vậy cosin của góc tạo giữa hai mặt phẳng \((CMN)\) và \((AEF)\) là \(\displaystyle\frac{1}{17}\).

Câu 34:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình bình hành, \(AD=2\) cm, \(CD=1\) cm, \(\widehat{ADC}=120^\circ\). Cạnh bên \(SB=\sqrt{3}\) cm, hai mặt phẳng \((SAB)\) và \((SBC)\) cùng vuông góc với mặt phẳng đáy. Gọi \(\alpha\) là góc tạo bởi \(SD\) và mặt phẳng \((SAC)\). Tính \(\sin \alpha\).

Image

Xét \(\triangle ABD\) có

\begin{align*}BD^2=AB^2+AD^2-2\cdot AB\cdot AD\cdot \cos\widehat{BAD}=1+4-2=3.\end{align*}

Suy ra \(AD^2=BD^2+AB^2\), vậy tam giác \(ABD\) vuông tại \(B\) và \(BD=\sqrt{3}\).

Lại có \((SAB)\) và \((SBC)\) cùng vuông góc với đáy nên \(SB\perp (ABCD)\). Suy ra \(BA\), \(BD\), \(BS\) đôi một vuông góc.

Xét hệ trục tọa độ \(Oxyz\), sao cho

+ gốc \(O\) trùng với \(B\)

+ trục \(Ox\) trùng với tia \(BA\)

+ trục \(Oy\) trùng với tia \(BD\)

+ trục \(Oz\) trùng với tia \(BS\).

Ta có \(B(0;0;0)\), \(A(1;0;0)\), \(C(-1;\sqrt{3};0)\), \(D(0;\sqrt{3};0)\), \(S(0;0;\sqrt{3})\).

\(\overrightarrow{SD}=(0;\sqrt{3};\sqrt{3})\Rightarrow \overrightarrow{u}=(0;1;-1)\) là một véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(SD\).

\(\overrightarrow{SA}=(1;0;-\sqrt{3})\), \(\overrightarrow{SC}=(-1;\sqrt{3};-\sqrt{3})\Rightarrow [\overrightarrow{SA},\overrightarrow{SC}]=(3;2\sqrt{3};\sqrt{3})\Rightarrow \overrightarrow{n}=(\sqrt{3};2;1)\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((SAC)\). Vì \(\alpha\) là góc tạo bởi \(SD\) và mặt phẳng \((SAC)\) nên

\(\sin \alpha =|\cos(\overrightarrow{u},\overrightarrow{n})|=\displaystyle\frac{|0+2-1|}{\sqrt{2}\cdot \sqrt{8}}=\displaystyle\frac{1}{4}.\)

Câu 35:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật và cạnh bên \(SA\) vuông góc với đáy. Biết rằng \(AB=a\), \(AD=a\sqrt{2}\), \(SA=2a\). Gọi góc giữa hai mặt phẳng \((SBC)\) và mặt phẳng \((SBD)\) là \(\alpha\). Tính \(\cos\alpha\). (tham khảo hình vẽ bên).

Image

Image

Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ, ta có

\(A(0;0;0)\), \(B(a;0;0)\), \(D(0;a\sqrt{2};0)\), \(C(a;a\sqrt{2};0)\), \(S(0;0;2a)\).

\(\overrightarrow{BC}=(0;a\sqrt{2};0)\), \(\overrightarrow{BS}=(-a;0;2a)\), \(\overrightarrow{BD}=(-a;a\sqrt{2};0)\).

\((SBC)\) có một véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_1=[\overrightarrow{BC},\overrightarrow{BS}]=(2a^2\sqrt{2};0;a^2\sqrt{2})\).

\((SBD)\) có một véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_2=[\overrightarrow{BS},\overrightarrow{BD}]=(-2a^2\sqrt{2};-2a^2;-a^2\sqrt{2})\).

\(\cos\alpha=\left|\cos\left(\overrightarrow{n}_1,\overrightarrow{n}_2\right)\right|=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n}_1\cdot\overrightarrow{n}_2\right|}{\left|\overrightarrow{n}_1\right|\cdot\left|\overrightarrow{n}_2\right|}=\sqrt{\displaystyle\frac{5}{7}}\).

Câu 36:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình vuông, tam giác \(SAD\) vuông cân tại \(S\) và thuộc mặt phẳng vuông góc với \((ABCD)\). Gọi \(\alpha\) là góc hợp bởi hai mặt phẳng \((SBC)\) và \((SCD)\). Giá trị của \(\tan \alpha\) bằng bao nhiêu?

Image

Gọi \(O\) là trung điểm \(AD\), \(a\) là độ dài cạnh hình vuông.

Gắn hệ tọa độ \(Oxyz\) như hình vẽ. Khi đó

\(S\left(0;0;\displaystyle\frac{a}{2} \right),B\left(a;-\displaystyle\frac{a}{2};0 \right),C\left(a;\displaystyle\frac{a}{2};0 \right), D\left(0;\displaystyle\frac{a}{2};0 \right)\)

Ta có

\(\overrightarrow{SC}\left(a;\displaystyle\frac{a}{2};-\displaystyle\frac{a}{2} \right)\).

\(\overrightarrow{SB}\left(a;-\displaystyle\frac{a}{2};-\displaystyle\frac{a}{2} \right)\).

\(\overrightarrow{SD}\left(0;\displaystyle\frac{a}{2};-\displaystyle\frac{a}{2} \right)\).

\(\left[ \overrightarrow{SC},\overrightarrow{SB} \right]=a^2\left(-\displaystyle\frac{1}{2};0;-1 \right)\),

vậy \((SBC)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_1=\left(-\displaystyle\frac{1}{2};0;-1 \right)\).

\(\left[ \overrightarrow{SC},\overrightarrow{SD} \right]=a^2\left(0;\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2} \right)\), vậy \((SCD)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}_2=\left(0;\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2} \right)\).

Ta có \(\cos(\overrightarrow{n}_1,\overrightarrow{n}_2)=\displaystyle\frac{\overrightarrow{n}_1\cdot\overrightarrow{n}_2}{|\overrightarrow{n}_1|\cdot|\overrightarrow{n}_2|}=-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{\sqrt{5}} \Rightarrow \cos\alpha=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{\sqrt{5}} \Rightarrow \sin\alpha=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{\sqrt{5}}\).

Vậy \(\tan\alpha=\displaystyle\frac{\sin\alpha}{\cos\alpha}=\displaystyle\frac{\sqrt{6}}{2}\).

Câu 37:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh bằng \(a\), \(SO=a\) và \(SO\) vuông góc với mặt đáy \((ABCD)\). Gọi \(M\), \(N\) là trung điểm của \(SA\), \(BC\). Gọi \(\alpha\) là góc giữa đường thẳng \(MN\) và mặt phẳng \((SBD)\). Tính \(\cos\alpha\).

Image

Ta chuẩn hóa \(a=1\).

Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ với:

\(S(0;0;1)\), \(A\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2};0;0\right)\Rightarrow M\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{4};0;\displaystyle\frac{1}{2}\right)\).

\(B\left(0;-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2};0\right)\), \(C\left(\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2};0;0\right)\Rightarrow N\left(\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{4};-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{4};0\right)\).

Suy ra \(\overrightarrow{MN}=\left(\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2};-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{4};-\displaystyle\frac{1}{2}\right)\) do đó đường thẳng \(MN\) có một véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=(2;-1;-\sqrt{2})\).

Ta thấy mặt phẳng \((SBD)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{i}=(1;0;0)\).

Suy ra \(\sin\alpha=\displaystyle\frac{|2\cdot 1 -1\cdot 0 -\sqrt{2}\cdot 0|}{\sqrt{2^2+(-1)^2+(-\sqrt{2})^2}\cdot \sqrt{1^2+0^2+0^2}}=\displaystyle\frac{2}{\sqrt{7}}\).

Vì \(\alpha \leq 90^\circ\) nên \(\cos\alpha=\displaystyle\frac{\sqrt{21}}{7}\).

Câu 38:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(B, AB=a, BC=2a\), cạnh bên \(SA\) vuông góc với mặt đáy \((ABC)\) và \(SA=3a\). Gọi \(\alpha\) là góc giữa hai mặt phẳng \((SAC)\) và \((SBC)\). Tính \(\sin \alpha\).

Image

Image

Chọn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) sao cho \(O\equiv B, C\in Ox, A\in Oy, Bz\parallel AS\) (như hình vẽ).

Ta có

\(B(0;0;0), C(2a;0;0), A(0;a;0), S(0;a;3a)\);

\(\overrightarrow{AS}=(0;0;3a), \overrightarrow{AC}=(2a;-a;0)\)

\(\Rightarrow \left[\overrightarrow{AS}, \overrightarrow{AC}\right]=\left(3a^2;6a^2;0\right)\)

\(\Rightarrow \overrightarrow{u}=(1;2;0)\) là một véc-tơ pháp tuyến của \((SAC)\);

\(\overrightarrow{BS}=(0;a;3a), \overrightarrow{BC}=(2a;0;0) \Rightarrow \left[ \overrightarrow{BS}, \overrightarrow{BC}\right]=\left(0;6a^2;-2a^2\right)\)

\(\Rightarrow \overrightarrow{v}=(0;3;-1)\) là một véc-tơ pháp tuyến của \((SBC)\).

Do đó, \(\cos \alpha =\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}\cdot\overrightarrow{v}\right|}{\left|\overrightarrow{u}\right|\cdot\left|\overrightarrow{v}\right|}\)\(=\displaystyle\frac{6}{\sqrt{5}\cdot\sqrt{10}}\)\(=\displaystyle\frac{3\sqrt{2}}{5}\). Vậy \(\sin \alpha =\displaystyle\frac{\sqrt{7}}{5}\).

Câu 39:

Cho lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy là tam giác vuông tại \(B\) với \(AB=3\), \(AA'=2\). Gọi \(M\) là trung điểm cạnh \(A'B, G\) là trọng tâm \(\triangle ABC, (\alpha)\) là mặt phẳng đi qua \(MG\) và song song với \(BC\). Tính khoảng cách \(d\) từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((\alpha)\).

Image

Chọn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) như sau: \(O\equiv B, C\) nằm trên tia \(Ox, A\) nằm trên tia \(Oy, B'\) nằm trên tia \(Oz\).

Gọi \(N, P\) lần lượt là giao điểm của mặt phẳng \((\alpha)\) với cạnh \(AB, BC\).

Dễ tìm được \(M(0;\displaystyle\frac{3}{2};1), N(0;1;0)\).

Ta có \(\overrightarrow{NM}=(0;\displaystyle\frac{1}{2};1), \overrightarrow{i}=(1;0;0)\).

VTPT của \((\alpha)\) là \(\overrightarrow{n}=[{\overrightarrow{NM},\overrightarrow{i}}]=(0;1;-\displaystyle\frac{1}{2})\).

Phương trình \((\alpha)\colon y-\displaystyle\frac{1}{2}z-1=0\).

Khoảng cách từ \(A(0;3;0)\) đến \((\alpha)\) là \(d=\displaystyle\frac{\left|{3-1}\right|}{\sqrt{1+\displaystyle\frac{1}{4}}}\)\(=\displaystyle\frac{4}{\sqrt{5}}\).

Câu 40:

Cho hình lăng trụ tam giác \(ABC.A'B'C'\) có đáy là tam giác đều cạnh bằng \(2a\), \(AA'=a\sqrt{2}\). Hình chiếu vuông góc của \(A'\) lên mặt phẳng \((ABC)\) trùng với trung điểm của cạnh \(BA\). Tính \(\sin\) của góc tạo bởi hai mặt phẳng \((AB'C)\) và \((BA'C')\).

Image

\(A'H=\sqrt{AA'^2-AH^2}=a\).

Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ bên.

Không mất tính tổng quát có thể giả sử \(a=1\).

Ta có \(H(0;0;0)\), \(B(1;0;0)\), \(C(0;\sqrt{3};0)\), \(A(-1;0;0)\), \(A'(0;0;1)\), \(B'(2;0;1)\), \(C'(1;\sqrt{3};1)\).

Gọi \(\varphi\) là góc giữa hai mặt phẳng \((AB'C)\) và \((BA'C')\).

\(\overrightarrow{AB'}=(3;0;1)\), \(\overrightarrow{AC}=(1;\sqrt{3};0)\)

\(\Rightarrow \overrightarrow{n}_1 =\left[ \overrightarrow{AB'}, \overrightarrow{AC} \right] =(-\sqrt{3};1;3\sqrt{3})\).

\(\overrightarrow{A'B}=(1;0;-1)\), \(\overrightarrow{A'C'}=(1;\sqrt{3};0)\)

\(\Rightarrow \overrightarrow{n}_2 =\left[ \overrightarrow{A'B}, \overrightarrow{A'C'} \right] =(\sqrt{3};-1;\sqrt{3})\).

\(\cos \varphi =\left| \cos \left(\overrightarrow{n}_1, \overrightarrow{n}_2 \right) \right|=\displaystyle\frac{\left| {\overrightarrow{n}_1 \cdot \overrightarrow{n}_2} \right|}{\left| {\overrightarrow{n}_1} \right| \cdot \left| {\overrightarrow{n}_2} \right|}=\displaystyle\frac{5}{\sqrt{31} \cdot \sqrt{7}}.\Rightarrow \sin \varphi =\displaystyle\frac{8\sqrt{3}}{\sqrt{217}}\).

Câu 41:

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho mặt phẳng \(\left(\alpha\right)\colon 2x - y - 3z = 4\). Gọi \(A\), \(B\), \(C\) lần lượt là giao điểm của mặt phẳng \(\left(\alpha\right)\) với các trục tọa độ \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\). Thể tích tứ diện \(OABC\) bằng bao nhiêu?

Do giả thiết suy ra tọa độ điểm \(A\left(2;0;0\right)\), \(B\left(0;- 4;0\right)\) và \(C\left(0;0;-\displaystyle\frac{4}{3}\right)\) nên \(OA = 2\); \(OB = 4\) và \(OC = \displaystyle\frac{4}{3}\). Gọi \(V\) là thể tích tứ diện \(OABC\) ta có \(V = \displaystyle\frac{1}{6}\cdot OA\cdot OB\cdot OC = \displaystyle\frac{1}{6}\cdot 2\cdot 4\cdot \displaystyle\frac{4}{3} = \displaystyle\frac{16}{9}\).

Câu 42:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình chữ nhật, \(AB = a\), \(BC = 2a\), \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy và \(SA = a\). Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(BD\) và \(SC\) bằng bao nhiêu?

Image

Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ, ta có \(A(0;0;0)\), \(B(0;a;0)\), \(D(2a;0;0)\), \(C(2a;a;0)\) và \(S(0;0;a)\).

Ta có

\(\overrightarrow{BD}=(2a;-a;0)\).

\(\overrightarrow{SC}=(2a;a;-a)\).

\(\overrightarrow{SB}=(0;a;-a)\).

\([\overrightarrow{BD},\overrightarrow{SC}]=(a^2;2a^2;4a^2)\\ \Rightarrow \left|[\overrightarrow{BD},\overrightarrow{SC}] \right|=a^2\sqrt{21}\).

\(\left| [\overrightarrow{BD},\overrightarrow{SC}]\cdot\overrightarrow{SB}\right|=2a^3\).

Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(BD\) và \(SC\) là \(\mathrm{d}(SC,BD)=\displaystyle\frac{\left| [\overrightarrow{BD},\overrightarrow{SC}]\cdot\overrightarrow{SB}\right| }{\left| [\overrightarrow{BD},\overrightarrow{SC}] \right| }=\displaystyle\frac{2a\sqrt{21}}{21}.\)

Câu 43:

Cho hình lăng trụ tam giác \(ABC.A'B'C'\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(A, AB=3,AC=4,AA'=\displaystyle\frac{\sqrt{61}}{2}\); hình chiếu của \(B'\) trên mặt phẳng \((ABC)\) là trung điểm cạnh \(BC\). Gọi \(M\) là trung điểm cạnh \(A'B'\) (tham khảo hình vẽ bên). Cô-sin của góc tạo bởi hai mặt phẳng \((AMC')\) và \((A'BC)\) bằng bao nhiêu?

Image

Image

Chọn hệ trục tọa độ gốc \(A\) như hình vẽ.

Khi đó \(A(0;0;0),B(3;0;0),C(0;4;0)\).

Gọi \(N\) là trung điểm \(BC\Rightarrow N\left(\displaystyle\frac{3}{2};2;0\right)\).

\(NB'=\sqrt{BB'^2-BN^2}=3\Rightarrow B'\left(\displaystyle\frac{3}{2};2;3\right)\).

Ta có \(\overrightarrow{AA'}=\overrightarrow{BB'}\Rightarrow A'\left(-\displaystyle\frac{3}{2};2;3\right)\).

Tương tự \(\overrightarrow{CC'}=\overrightarrow{BB'}\Rightarrow C'\left(-\displaystyle\frac{3}{2};6;3\right)\).

Khi đó \(M(0;2;3)\).

\(\overrightarrow{AM}=(0;2;3);\overrightarrow{AC'}=\left(-\displaystyle\frac{3}{2};6;3\right)\)

\(\Rightarrow \left[\overrightarrow{AM},\overrightarrow{AC'}\right]=\left(-12;-\displaystyle\frac{9}{2};3\right)\).

\(\overrightarrow{A'B}=\left(\displaystyle\frac{9}{2};-2;-3\right);\overrightarrow{A'C}=\left(\displaystyle\frac{3}{2};2;-3\right)\)

\(\Rightarrow \left[\overrightarrow{A'B},\overrightarrow{A'C}\right]=\left(12;9;12\right)\).

Hai mặt phẳng \((AMC')\) và \((A'BC)\) lần lượt nhận hai véc-tơ \(\overrightarrow{n_1}=(-8;-3;2)\) và \(\overrightarrow{n_2}=(4;3;4)\) làm véc-tơ pháp tuyến.

\(\Rightarrow\cos \left(\overrightarrow{n_1},\overrightarrow{n_2}\right)=\displaystyle\frac{\overrightarrow{n_1}\cdot\overrightarrow{n_2}}{|\overrightarrow{n_1}|\cdot |\overrightarrow{n_2}|}=\displaystyle\frac{33}{\sqrt{3157}}\)

\(\Rightarrow\) Cô-sin của góc tạo bởi hai mặt phẳng \((AMC')\) và \((A'BC)\) bằng \(\displaystyle\frac{33}{\sqrt{3157}}\).

Câu 44:

Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có cạnh bằng \(AB=2a\), \(AD=AA'=a\). Tham khảo hình bên. Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(BD\) và \(AD'\) bằng bao nhiêu?

Image

Xét hệ trục tọa độ \(Oxyz\) sao cho \(A(0;0;0)\), \(B(2a; 0; 0)\), \(D(0; a; 0)\), \(A'(0; 0; a)\). Ta có \(D'(0; a; a)\).

Khi đó \(\overrightarrow{BD} = (-2a; a; 0)\), \(\overrightarrow{AD'}=(0; a; a)\), \(\overrightarrow{AB} = (2a; 0; 0)\).

Ta có \(\overrightarrow{AD'} \wedge \overrightarrow{BD} = (-a^2; -2a^2; 2a^2)\), \((\overrightarrow{AD'} \wedge \overrightarrow{BD})\overrightarrow{AB} = -2a^3\).

\(\mathrm{d} \left(AD',BD\right) = \displaystyle\frac{\left|(\overrightarrow{AD'} \wedge \overrightarrow{BD})\overrightarrow{AB}\right|}{\left|\overrightarrow{AD'} \wedge \overrightarrow{BD}\right|} = \displaystyle\frac{2a^3}{3a^2} = \displaystyle\frac{2a}{3}\).

Câu 45:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA=a\), \(SA\perp (ABC)\), tam giác \(ABC\) vuông cân đỉnh \(A\) và \(BC=a\sqrt{2}\). Gọi \(M\), \(N\) lần lượt là trung điểm của \(SB\), \(SC\). Cô-sin của góc tạo bởi hai mặt phẳng \((MNA)\) và \((ABC)\) bằng bao nhiêu?

Image

\(\triangle ABC\) vuông cân tại \(A\) nên \(AB=AC=\displaystyle\frac{BC}{\sqrt{2}}=a\).

Dựng hệ trục toạ độ \(Oxyz\) (với \(O\equiv A\)) như hình bên. Khi đó toạ độ các điểm là \(A(0,0,0)\), \(B(a,0,0)\), \(C(0,a,0)\), \(S(0,0,a)\), \(M\left(\displaystyle\frac{a}{2};0;\displaystyle\frac{a}{2}\right)\), \(N\left(0;\displaystyle\frac{a}{2};\displaystyle\frac{a}{2}\right)\).

Mặt phẳng \((ABC)\) có phương trình \(z=0\) nên có VTPT \(\overrightarrow{n_1}=(0;0;1)\).

Ta có \(\left[\overrightarrow{AM},\overrightarrow{AN}\right]=\left(-\displaystyle\frac{a^2}{4};-\displaystyle\frac{a^2}{4};\displaystyle\frac{a^2}{4}\right)=-\displaystyle\frac{a^2}{4}(1;1;-1)\), nên mặt phẳng \((AMN)\) có VTPT \(\overrightarrow{n_2}=(1;1;-1)\).

Gọi \(\alpha\) là góc tạo bởi hai mặt phẳng \((AMN)\) và \((ABC)\).

Khi đó \(\cos\alpha=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n_1}\cdot \overrightarrow{n_2}\right|}{\left|\overrightarrow{n_1}\right|\cdot \left|\overrightarrow{n_2}\right|}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{3}}\).

Câu 46:

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có cạnh là \(a>0\). Khi đó khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau \(AB'\) và \(BC'\) bằng bao nhiêu?

Image

Chọn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) sao cho \(A\) trùng với gốc tọa độ và \(B\), \(D\), \(A'\) lần lượt thuộc tia \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\).

Ta có \(A(0;0;0)\), \(B'(a;0;a)\), \(B(a;0;0)\), \(C'(a;a;a)\).

\(\overrightarrow{AB'}=(a;0;a)\), \(\overrightarrow{BC'}=(0;a;a)\) và \(\overrightarrow{AB}=(a;0;0)\).

\(\mathrm{d}(AB',BC')=\displaystyle\frac{\left| \left[\overrightarrow{AB'},\overrightarrow{BC'}\right] \cdot \overrightarrow{AB} \right|}{\left|\left[\overrightarrow{AB'},\overrightarrow{BC'}\right] \right|}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}.\)

Câu 47:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật \(AB=2AD=2a\), \(SA\) vuông góc với đáy. Góc giữa cạnh bên \(SB\) và đáy là \(45^\circ\). Tính bán kính mặt cầu tâm \(A\) cắt mặt phẳng \(\left(SBD\right)\) theo một đường tròn bán kính bằng \(a\).

Image

\(AB\) là hình chiếu của \(SB\) trên \((ABCD)\) nên

\(\left(SB,(ABCD) \right)=\widehat{SBA}=45^{\circ} \Rightarrow SA=AB\cdot \tan 45^{\circ}=2a\).

Chọn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) sao cho điểm \(A\) trùng với điểm \(O\), các điểm \(B,D,S\) lần lượt thuộc các tia \(Ox, Oy, Oz\). Ta có \(A(0;0;0),B(2a;0;0),D(0;a;0),S(0;0;2a)\).

Phương trình mặt phẳng \((SBD)\) là

\(\displaystyle\frac{x}{2a}+\displaystyle\frac{y}{a}+\displaystyle\frac{z}{2a}=1\Leftrightarrow x+2y+z-2a=0\)

Ta có \(\mathrm{d}\left(A, (SBD)\right)=\displaystyle\frac{\left| 0+2\cdot0+0-2a\right|}{\sqrt{1^2+2^2+1^2}}=\displaystyle\frac{2a}{\sqrt{6}}\).

Khi đó \(R=\sqrt{r^2+\mathrm{d}^2(A,(SBD))}=\displaystyle\frac{a\sqrt{15}}{3}\).

Câu 48:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật, cạnh \(AB=a,~BC=2a\). Cạnh \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy \((ABCD)\), \(SA=2a\). Tính khoảng cách \(d\) giữa hai đường thẳng \(BD\) và \(SC\).

Image

Chọn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) sao cho \(A(0;0;0)\), \(B(0;a;0)\), \(D(2a;0;0)\), \(S(0;0;2a)\). Suy ra \(C(2a;a;0)\).

Ta có

\(\mathrm{d}(BD,SC)=\displaystyle\frac{\left|[\vec{BD},\vec{SC}]\cdot\vec{SB}\right|}{\left|[\vec{BD},\vec{SC}]\right|}.\qquad(1)\)

Trong đó,

\begin{eqnarray*}& & \vec{BD}=(2a;-a;0),\\& & \vec{SC}=(2a;a;-2a),\\& \Rightarrow & [\vec{BD},\vec{SC}]=(2a^2;4a^2;4a^2).\\& & \vec{SB}=(0;a;-2a).\end{eqnarray*}

Từ (1) ta có \(d=\displaystyle\frac{\left|4a^3-8a^3\right|}{\sqrt{4a^4+16a^4+16a^4}}=\displaystyle\frac{4a^3}{6a^2}=\displaystyle\frac{2a}{3}\).

Câu 49:

Trong không gian với hệ trục tọa độ \(Oxyz\), cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có điểm \(A\) trùng với gốc tọa độ \(O\), \(B(a;0;0)\), \(D(0;a;0)\), \(A'(0;0;b)\) \((a>0, \ b>0)\). Gọi \(M\) là trung điểm của cạnh \(CC'\). Giá trị của tỉ số \(\displaystyle\frac{a}{b}\) để hai mặt phẳng \((A'BD)\) và \((MBD)\) vuông góc với nhau bằng bao nhiêu?

Image

Gọi \(K\) là trung điểm của \(BD\). Do \(A'B = A'D\) nên \(A'K \perp BD\). Lại có \(MB = MD\) nên \(MK \perp BD\).

\((A'BD) \perp (MBD)\) nên \(A'K \perp MK\).

Ta có \(K\left(\displaystyle\frac{a}{2};\displaystyle\frac{a}{2};0 \right)\), \(M \left(a;a;\displaystyle\frac{b}{2} \right)\).

Khi đó \(\overrightarrow{A'K} = \left(\displaystyle\frac{a}{2};\displaystyle\frac{a}{2};-b \right)\), \(\overrightarrow{MK} = \left(-\displaystyle\frac{a}{2};-\displaystyle\frac{a}{2};-\displaystyle\frac{b}{2} \right)\).

\begin{eqnarray*}A'K \perp MK &\Leftrightarrow & \overrightarrow{A'K} \cdot \overrightarrow{MK} = 0 \Leftrightarrow -\displaystyle\frac{a^2}{4}-\displaystyle\frac{a^2}{4}+\displaystyle\frac{b^2}{2} = 0\\&\Leftrightarrow & \displaystyle\frac{a^2}{2} = \displaystyle\frac{b^2}{2} \Leftrightarrow a^2 = b^2 \Leftrightarrow \displaystyle\frac{a}{b} = 1. \,(\text{vì } a>0, b>0)\end{eqnarray*}