Câu 1:
Trong không gian \(Oxyz\), tìm một véc-tơ pháp tuyến của các mặt phẳng sau
a) \((\alpha)\colon x-5y+2=0\);
b) \((\beta)\colon 2y+3=0\).
a) Véc-tơ \(\overrightarrow{n}=(1 ; -5 ; 0)\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((\alpha)\).
b) Véc-tơ \(\overrightarrow{n'}=(0 ; 2 ; 0)\) là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((\beta)\).
Câu 2:
Trong không gian \(O x y z\), cho mặt phẳng \((\alpha)\) có phương trình \(2 x+3 y-z+2=0\).
a) Tìm một véc-tơ pháp tuyến của \((\alpha)\).
b) Trong hai điểm \(A(1 ; 3 ; 2)\) và \(B(4 ; -1 ; 7)\), điểm nào thuộc \((\alpha)\)?
a) Một véc-tơ pháp tuyến của \((\alpha)\) là \(\overrightarrow{n}=(2 ; 3 ;-1)\).
b) Thay lần lượt toạ độ của các điểm \(A\) và \(B\) vào vế trái của phương trình \((\alpha)\), ta có
\(2\cdot 1+3\cdot 3-2+2=11 \neq 0\), nên toạ độ điểm \(A\) không thoả mãn phương trình của \((\alpha)\).
Vậy \(A\) không thuộc \((\alpha)\).
\(2\cdot 4+3\cdot(-1)-7+2=0\), nên toạ độ điểm \(B\) thoả mãn phương trình của \((\alpha)\).
Vậy \(B\) thuộc \((\alpha)\).
Câu 3:
Trong không gian \(Oxyz\), cho tứ diện \(ABCD\) có các đỉnh là \(A(5 ; 1 ; 3)\), \(B(1 ; 6 ; 2)\), \(C(5 ; 0 ; 4)\) và \(D(4 ; 0 ; 6)\). Tìm một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng \((\alpha)\) chứa cạnh \(AB\) và song song với cạnh \(CD\).
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-4 ; 5 ;-1)\), \(\overrightarrow{CD}=(-1 ; 0 ; 2)\) nên \(\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{CD}\) không cùng phương.
Mà giá của \(\overrightarrow{AB}\) nằm trong mặt phẳng \((\alpha)\) và giá của \(\overrightarrow{CD}\) song song với mặt phẳng \((\alpha)\) nên \(\overrightarrow{AB}\), \(\overrightarrow{CD}\) là một cặp véc-tơ chỉ phương của mặt phẳng \((\alpha)\).
Vậy một véc-tơ pháp tuyến của \((\alpha)\) là
\(\begin{aligned}\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{CD}\right]&=\left(\left|\begin{array}{cc}5 & -1 \\0 & 2\end{array}\right|;\left|\begin{array}{cc}-1 & -4 \\2 & -1\end{array}\right|;\left|\begin{array}{cc}-4 & 5 \\-1 & 0\end{array}\right|\right) \\ &=\left(5 \cdot 2-0 \cdot(-1) ; (-1)\cdot (-1) - 2 \cdot (-4) ; (-4) \cdot 0-5 \cdot (-1)\right) \\ &=(10 ; 9 ; 5).\end{aligned}\)
Câu 4:
Trong không gian \(Oxyz\), tìm một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng qua ba điểm \(A(2 ;-1 ; 3)\), \(B(4 ; 0 ; 1)\), \(C(-10 ; 5 ; 3)\).
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(2 ; 1 ;-2)\), \(\overrightarrow{AC}=(-12 ; 6 ; 0)\) nên \(\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC}\) không cùng phương. Mà chúng có giá nằm trong mặt phẳng \((ABC)\) nên \(\overrightarrow{AB}\), \(\overrightarrow{AC}\) là một cặp véc-tơ chỉ phương của mặt phẳng \((ABC)\).
Vậy một véc-tơ pháp tuyến của \((ABC)\) là
\(\begin{aligned}\overrightarrow{n}=\left[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC}\right]&=\left(\left|\begin{array}{cc}1 & -2 \\6 & 0\end{array}\right| ;\left|\begin{array}{cc}-2 & 2 \\ 0 & -12\end{array}\right| ;\left|\begin{array}{cc}2 & 1 \\-12 & 6\end{array}\right|\right) \\&=(1 \cdot 0-6 \cdot(-2) ;(-2) \cdot(-12)-0\cdot 2 ; 2 \cdot 6-(-12) \cdot 1) \\&=(12 ; 24 ; 24).\end{aligned}\)
\(\Big(\)Ta cũng có thể chọn véc-tơ \(\overrightarrow{n'}=\displaystyle\frac{1}{12} \overrightarrow{n}=(1 ; 2 ; 2)\) là một véc-tơ pháp tuyến của \((ABC)\Big)\).
Câu 5:
Cho ba mặt phẳng \((P)\), \((Q)\), \((R)\) có phương trình là: \((P)\colon x - 4y + 3z + 2 = 0\); \((Q)\colon 4x + y + 88 = 0\); \((R)\colon x + y + z + 9 = 0.\) Chứng minh rằng \((P) \perp (Q)\) và \((P) \perp (R)\).
Các mặt phẳng \((P), (Q), (R)\) có véctơ pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow{n_1} = (1; -4; 3)\), \(\overrightarrow{n_2} = (4; 1; 0)\), \(\overrightarrow{n_3} = (1; 1; 1)\).
Xét \((P)\) và \((Q)\), ta có \(\overrightarrow{n_1}\cdot \overrightarrow{n_2}= 1\cdot 4 + (-4)\cdot 1 + 3\cdot 0 = 0\). Vậy \((P) \perp (Q)\).
Xét \((P)\) và \((R)\), ta có \(\overrightarrow{n_1}\cdot \overrightarrow{n_3}= 1\cdot1 + (-4)\cdot1 + 3\cdot1 = 0\). Vậy \((P) \perp (R)\).
Câu 6:
Mặt phẳng \((P)\colon 4x - 3y + z + 5 = 0\) song song với mặt phẳng nào sau đây?
a) \((Q)\colon 8x + 6y + 2z + 9 = 0;\)
b) \((R)\colon 8x + 6y + 2z + 10 = 0;\)
c) \((S)\colon 4x + 2y +z + 5 = 0\).
Các mặt phẳng \((P), (Q), (S)\) có các vectơ pháp tuyến lần lượt là \(\overrightarrow{n_1} =(4; 3; 1)\), \(\overrightarrow{n_2} = (8; 6; 2)\), \(\overrightarrow{n_3} =(4; 2; 1)\).
a) Xét \((P)\) và \((Q)\), ta có \(\overrightarrow{n_2} = 2\overrightarrow{n_1}, 9 \neq 2\cdot 5.\) Vậy \((P) \parallel (Q)\).
b) Xét \((P)\) và \((Q)\), ta có \(\overrightarrow{n_3} = 2\overrightarrow{n_1}, 10 = 2\cdot 5.\) Vậy \((P) \equiv (R)\).
c) Xét \((P)\) và \((S)\), ta có \(\displaystyle\frac{4}{4} \neq \displaystyle\frac{3}{2}\) suy ra \(\overrightarrow{n_1}\) và \(\overrightarrow{n_4}\) không cùng phương. Vậy \((P)\) cắt \((S)\).
Câu 7:
Trong không gian \( Oxyz \), tính khoảng cách
a) Từ \( A(-2;-3;-5) \) đến mặt phẳng \( (\alpha) \colon 2x-2y+z-5=0 \);
b) Giữa hai mặt phẳng \( (\alpha)\colon y-4=0 \) và \( (\beta)\colon y+5=0 \)
a) \( \mathrm{d}(A,(\alpha))=\displaystyle\frac{|2\cdot(-2)-2\cdot(-3)+1\cdot(-5)-5|}{\sqrt{2^2+(-2)^2+1^2}} =\displaystyle\frac{8}{3}\);
b) Lấy \( A(0;4;0)\in (\alpha) \).
Vì \( (\alpha) \parallel (\beta) \) nên \( \mathrm{d}((\alpha),(\beta))=\mathrm{d}(A,(\beta))=\displaystyle\frac{|4+5|}{1} =9\).
}
Câu 8:
Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song \(\left(P\right)\) và \(\left(Q\right)\) cho bởi các phương trình sau đây: \(\left(P\right):2x+y+2z+9=0\); \(\left(Q\right):2x+y+2z+99=0\).
Ta lấy điểm \(M\left( 0;-9;0 \right)\) thuộc \(\left( P \right)\).
Do hai mặt phẳng \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\) song song nên khoảng cách giữa chúng là:
\(d\left( \left( P \right),\left( Q \right) \right)=d\left( M,\left( Q \right) \right)=\dfrac{\left| 2\cdot 0+1.\left( -9 \right)+2.0+99 \right|}{\sqrt{{{2}^{2}}+{{1}^{2}}+{{2}^{2}}}}=\dfrac{90}{3}=30.\)
Câu 9:
Trong không gian \(Oxyz\), tìm các cặp mặt phẳng vuông góc với nhau trong ba mặt phẳng \(\left(\alpha_{1}\right)\colon 3 x-2 y-z-1=0 \); \(\left(\alpha_{2}\right)\colon 2 x+4 y-2 z+3=0\); \(\left(\alpha_{3}\right)\colon x+2 y-z=0\).
Ba mặt phẳng \(\left(\alpha_{1}\right)\), \(\left(\alpha_{2}\right)\) và \(\left(\alpha_{3}\right)\) lần lượt có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}_{1}=(3 ; -2 ; -1)\), \( \overrightarrow{n}_{2}=(2 ; 4 ; -2)\) và \(\overrightarrow{n_{3}}=(1 ; 2 ; -1)\).
Ta có
\(\overrightarrow{n}_{1} \cdot \overrightarrow{n}_{2}=3 \cdot 2+(-2) \cdot 4+(-1) \cdot(-2)=0\) nên \(\left(\alpha_{1}\right) \perp\left(\alpha_{2}\right)\);
\(\overrightarrow{n}_{1} \cdot \overrightarrow{n_{3}}=3 \cdot 1+(-2) \cdot 2+(-1) \cdot(-1)=0\) nên \(\left(\alpha_{1}\right) \perp\left(\alpha_{3}\right)\);
\(\overrightarrow{n}_{2} \cdot \overrightarrow{n_{3}}=2 \cdot 1+4 \cdot 2+(-2) \cdot(-1)=12 \neq 0\) nên \(\left(\alpha_{2}\right)\), \(\left(\alpha_{3}\right)\) không vuông góc với nhau.
Câu 10:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai mặt phẳng \((P)\colon x+3y-z=0,(Q)\colon x-y-2z+1=0\).
a) Chứng minh rằng hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) vuông góc với nhau.
b) Tìm điểm \(M\) thuộc trục \(Ox\) và cách đều hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\).
a) Mặt phẳng \((P),(Q)\) lần lượt có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_P}=(1;3;-1),\overrightarrow{n_Q}=(1;-1;-2)\).
Do \(\overrightarrow{n_P} \cdot \overrightarrow{n_Q}=1 \cdot 1 +3 \cdot (-1) + (-1) \cdot (-2)=0\) nên hai véc-tơ đó vuông góc nhau. Do đó hai mặt phẳng đã cho vuông góc với nhau.
b) Gọi \(M(a;0;0) \in Ox\).
Khi đó
\(\begin{aligned}[t]\mathrm{d}(M,(P))=\mathrm{d}(M,(Q)) & \Leftrightarrow \displaystyle\frac{|a+3 \cdot0 - 0 |}{\sqrt{1^2+3^2+(-1)^2}} = \displaystyle\frac{|a-0-2 \cdot 0 +1|}{\sqrt{1^2+(-1)^2+(-2)^2}|}\\& \Leftrightarrow \displaystyle\frac{|a+3|}{\sqrt{11}}=\displaystyle\frac{|a+1|}{\sqrt{6}}\\& \Leftrightarrow 5a^2-14a-43=0 \\& \Leftrightarrow a=\displaystyle\frac{7+2\sqrt{66}}{5}\ \vee\ a=\displaystyle\frac{7-2\sqrt{66}}{5}.\end{aligned}\)
Câu 11:
Lập phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua ba điểm \(A(1; 0; 2)\), \(B(1 ; 1 ; 1)\) và \(C(0 ; 1 ; 2)\).
Ta có: \(\overrightarrow{AB} = (0; 1;-1)\), \(\overrightarrow{AC} = (-1; 1; 0)\).
Xét vectơ \(\overrightarrow{n}=[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC}] = \left(\left|\begin{array}{cc}1 & -1 \\ 1 & 0\end{array}\right| ;\left|\begin{array}{cc}-1 & 0 \\ 0 & -1\end{array}\right| ;\left|\begin{array}{cc}0 & 1 \\ -1 & 1\end{array}\right|\right)\), tức là \(\overrightarrow{n} = (1 ; 1 ; 1)\).
Khi đó, \(\overrightarrow{n}\) là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \((\alpha)\).
Vậy mặt phẳng \((\alpha)\) có phương trình là
\(1 \cdot (x - 1) + 1 \cdot (y - 0) + 1 \cdot (z - 2) = 0 \Leftrightarrow x + y + z - 3 = 0.\)
Câu 12:
Lập phương trình mặt phẳng \((P)\) đi qua điểm \(I(1; 2; 7)\) và nhận \(\overrightarrow{n} = (3; 2; 1)\) làm vectơ pháp tuyến.
Phương trình mặt phẳng \((P)\) là
\(3 \cdot (x - 1) + 2 \cdot (y - 2) + 1 \cdot (z - 7) = 0 \Leftrightarrow 3x + 2y + z - 14 = 0.\)
Câu 13:
Lập phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua điểm \(I(-3; 1; 0)\) có cặp vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u} = (2; 1;-1)\), \(\overrightarrow{v} = (-1; 3; 2)\).
Xét vectơ \(\overrightarrow{n} = [\overrightarrow{u}, \overrightarrow{v}]= \left(\left|\begin{array}{cc}1 & -1 \\ 3 & 2\end{array}\right| ;\left|\begin{array}{cc}-1 & 2 \\ 2 & -1\end{array}\right| ;\left|\begin{array}{cc}2 & 1 \\ -1 & 3\end{array}\right|\right)\), tức là \(\overrightarrow{n}=(5 ;-3 ; 7)\).
Khi đó, \(\overrightarrow{n}\) là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \((\alpha)\).
Vậy mặt phẳng \((\alpha)\) có phương trình là:
\(5 \cdot (x+3)+(-3) \cdot(y-1) + 7 \cdot (z-0) = 0 \\\Leftrightarrow 5 x - 3y + 7z+ 18 = 0.\)
Câu 14:
Viết phương trình của mặt phẳng:
a) Đi qua điểm \(A\left( 2;0;0 \right)\) và nhận \(\overrightarrow{n}=\left( 2;1;-1 \right)\) làm vectơ pháp tuyến;
b) Đi qua điểm \(B\left( 1;2;3 \right)\) và song song với giá của mỗi vectơ \(\overrightarrow{u}=\left( 1;2;3 \right)\) và \(\overrightarrow{v}=\left( -2;0;1 \right)\);
c) Đi qua ba điểm \(A\left( 1;0;0 \right),B\left( 0;2;0 \right)\) và \(C\left( 0;0;4 \right)\).
a) Gọi \((P)\) là mặt phẳng cần tìm. Vì \((P)\) đi qua điểm \(A\left( 2;0;0 \right)\) và nhận \(\overrightarrow{n}=\left( 2;1;-1 \right)\) làm vectơ pháp tuyến nên phương trình của \((P)\) là
\(2 \left(x-2\right)+1\left(y-0\right)-1\left(z-0\right)=0 \Leftrightarrow 2x+y-z-4=0.\)
b) Gọi \((Q)\) là mặt phẳng cần tìm. Vì \((Q)\) song song với giá của mỗi vectơ \(\overrightarrow{u}=\left( 1;2;3 \right)\) và \(\overrightarrow{v}=\left( -2;0;1 \right)\) nên \((Q)\) có cặp vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}\) và \(\overrightarrow{v}\), suy ra \((Q)\) có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=\left[ \overrightarrow{u},\overrightarrow{v}\right]=\left(2;-7;4\right)\).
Phương trình của \((Q)\) là
\(2\left( x-1\right)-7\left(y-2\right)+4\left(z-3\right)=0 \Leftrightarrow 2x-7y+4z=0.\)
c) Phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn đi qua ba điểm \(A,B,C\) là \(\displaystyle\frac{x}{1}+\displaystyle\frac{y}{2}+\displaystyle\frac{z}{4}=1\).
Câu 15:
Trong không gian \(Oxyz\), tính góc giữa mặt phẳng \((P):~x+y+z-1=0\) và mặt phẳng \(Oxy\).
Mặt phẳng \((P)\) nhận vectơ \(\overrightarrow{u}=(1;1;1)\) là một vectơ pháp tuyến.
Mặt phẳng \(Oxy\) nhận vectơ \(\overrightarrow{v}=(0;0;1)\) làm một vectơ pháp tuyến.
Ta có
\begin{eqnarray*}\cos((P),(Oxy))&=&|\cos(\overrightarrow{u},\overrightarrow{v})|\\&=&\displaystyle\frac{1\cdot0+1\cdot0+1\cdot1}{\sqrt{1^2+1^2+1^2}\sqrt{0^2+0^2+1^2}}\\&=&\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}.\end{eqnarray*}
Suy ra \(((P),(Oxy))\approx 54{,}7^\circ\).
Câu 16:
Trong không gian \(Oxyz\), tính góc giữa hai mặt phẳng \((\alpha)\colon 2x+2y-4z+1=0\) và \((\beta)\colon x-z-5=0\).
Mặt phẳng \((\alpha)\) và \((\beta)\) lần lượt có các vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=\left(2;2;-4\right)\) và \(\overrightarrow{n'}=\left(1;0;-1\right)\).
Ta có
\(\cos((\alpha),(\beta))=\displaystyle\frac{|\overrightarrow{n}\cdot \overrightarrow{n'}|}{|\overrightarrow{n}|\cdot |\overrightarrow{n'}|}=\displaystyle\frac{|2\cdot 1+2\cdot 0+(-4)\cdot (-1)|}{\sqrt{2^2+2^2+(-4)^2}\cdot \sqrt{1^2+0^2+(-1)^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}.\)
Vậy \(((\alpha),(\beta))=30^{\circ}\).
Câu 17:
Trong không gian \(Ox y z\), tính góc giữa hai mặt phẳng \((P)\colon x+2y+2z-1=0\) và \((Q)\colon x+y-z+1=0\).
Các mặt phẳng \((P)\), \((Q)\) tương ứng có các vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(1; 2; 2)\), \(\overrightarrow{n'}=(1; 1;-1)\).
Ta có \(\cos ((P),(Q))=\displaystyle\frac{|1\cdot 1+2\cdot 1+2\cdot(-1)|}{\sqrt{1^2+2^2+2^2} \cdot \sqrt{1^2+1^2+(-1)^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{9}\).
Do đó \(((P),(Q)) \approx 78{,}9^{\circ}\).
Câu 18:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\), với \(A(1;-1;3),B(0;2;4),D(2;-1; 1), A'(0 ; 1 ; 2)\).
a) Tính tọa độ các điểm \(C,B',D'\).
b) Viết phương trình mặt phẳng \((CB'D')\).
a) Ta có \(\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{DC} \Rightarrow \begin{cases}x_B-x_A=x_C-x_D\\y_B-y_A=y_C-y_D\\z_B-z_A=z_C-z_D\end{cases} \Rightarrow \begin{cases}x_C=1\\y_C=4\\z_C=2.\end{cases}\)
Vậy \(C(1;4;2)\).
Tương tự ta có \(\overrightarrow{AA'}=\overrightarrow{BB'} \Rightarrow \begin{cases}x_B'=-1\\y_B'=4\\z_B'=3.\end{cases}\)
Vậy \(B'(-1;4;3)\).
Tương tự ta có \(\overrightarrow{AA'}=\overrightarrow{DD'} \Rightarrow \begin{cases}x_D'=1\\y_D'=1\\z_D'=0.\end{cases}\)
Vậy \(D'(1;1;0)\).
b) Ta có \(C(2;-1;1),B'(-1;4;3),D'(1;1;0)\).
\(\overrightarrow{CB'}=(-3;5;2),\overrightarrow{CD'}=(-1;2;-1), \left[\overrightarrow{CB'};\overrightarrow{CD'}\right]=(-9;-5;-1)\).
Phương trình mặt phẳng \((CB'D')\) là
\[-9(x-2)-5(y+1)-1(z-1)=0 \Leftrightarrow 9x+5y+z-14=0.\]
Câu 19:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hình lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) với \(A(1;2;3)\), \(B(4;3;5)\), \(C(2;3;2)\), \(A'(1;1;1)\). Viết phương trình mặt phẳng \((A'B'C')\).
Mặt phẳng \((A'B'C')\) nhận \(\overrightarrow{AB}=(3;1;2)\), \(\overrightarrow{AC}=(1;1;-1)\) làm cặp véc-tơ chỉ phương nên có véc-tơ pháp tuyến là
\(\vec n=[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}]=(-3;5;2).\)
Mặt phẳng \((A'B'C')\) đi qua \(A'(1;1;1)\) và nhận \(\vec n=(-3;5;2)\) làm một véc-tơ pháp tuyến nên có phương trình
\(-3(x-1)+5(x-1)+2(x-1)=0\Leftrightarrow 3x-5y+2z+4=0.\)
Câu 20:
Cho hình hộp \( ABCD.A'B'C'D' \) có \( A(1;0;1)\), \(B(2;1;2)\), \(D(1;-1;1)\), \(C'(4;5;-5) \)
a) Viết phương trình mặt phẳng \( (ABCD)\), \((A'B'C'D') \) và \( (ADD'A') \);
b) Tính chiều cao của hình hộp \( ABCD.A'B'C'D' \).
\( ABCD \) là hình bình hành \(\Leftrightarrow \overrightarrow{AB}=\overrightarrow{DC} \)
\(\Leftrightarrow \begin{cases}1=x_C-1\\1=y_C+1\\1=z_C-1\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x_C=2\\y_C=0\\z_C=2\end{cases}\Rightarrow C(2;0;2) \).
Ta có \(\overrightarrow{CC'}=(2;5;-7),\overrightarrow{DD'}=(x_{D'}-1;y_{D'}+1;z_{D'}-1) \).
\( CC'D'D \) là hình bình hành \(\Leftrightarrow \overrightarrow{CC'}=\overrightarrow{DD'}\)
\(\Leftrightarrow \begin{cases}2=x_{D'}-1\\5=y_{D'}+1\\-7=z_{D'}-1\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x_{D'}=3\\y_{D'}=4\\z_{D'}=-6\end{cases} \Rightarrow D'(3;4;-6)\).
a) \(\overrightarrow{AB}=(1;1;1)\), \(\overrightarrow{AD}=(0;-1;0) \) nên véc-tơ pháp tuyến của \( (ABCD) \) là\\\( \overrightarrow{n}_1=\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AD}\right]=(1;0;-1) \).
Mà mặt phẳng \( (ABCD) \) qua \( A(1;0;1) \) nên có phương trình là
\((x-1)+0(y-0)-(z-1)=0\Leftrightarrow x-z=0.\)
Mặt phẳng \( (A'B'C'D') \parallel (ABCD)\) nên phương trình có dạng \( x-z+m=0\,\,(m\ne0) \).
Mà \( D'(3;4;-6) \in(A'B'C'D')\Leftrightarrow 1\cdot3+(-1)\cdot(-6)+m=0\Leftrightarrow m=-9\) (nhận).
Vậy phương trình mặt phẳng \( (A'B'C'D') \) là \( x-z-9=0 \).
\(\overrightarrow{AD'}=(2;3;-7)\), \(\overrightarrow{AD}=(0;-1;0) \) nên véc-tơ pháp tuyến của \( (ADD'A') \) là\\\( \overrightarrow{n}_2=\left[\overrightarrow{AD},\overrightarrow{AD'}\right]=(7;0;-2) \).
Mà mặt phẳng \( (ADD'A') \) qua \( A(1;0;1) \) nên có phương trình là
\(7(x-1)+0(y-0)-2(z-1)=0\Leftrightarrow 7x-2z-5=0.\)
b) Gọi \( h \) là chiều cao của hình hộp \( \Rightarrow h=\mathrm{d}(A,(A'B'C'D')) =\displaystyle\frac{|1\cdot1+0-1\cdot1-9|}{\sqrt{1^2+0^2+1^2}}=\displaystyle\frac{9\sqrt{2}}{2}\).
Câu 21:
Cho hình chóp \(S.ABCD\) với \(ABCD\) là hình chữ nhật có \(A(0 ; 0 ; 0)\), \(B(1 ; 0 ; 0)\), \(D(0 ; 3 ; 0)\), \(S(0 ; 0 ; 2)\).
a) Tính khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng (SBD).
b) Tính \(\sin\) của góc giữa đường thẳng \(S D\) và mặt phẳng \((S A B)\).
c) Tính côsin của góc giữa hai mặt phẳng \((SBC)\) và \((SCD)\).
a) Phương trình mặt phẳng \( (SBD) \) là \[ \displaystyle\frac{x}{1}+\displaystyle\frac{y}{3}+\displaystyle\frac{z}{2}=1 \Leftrightarrow 6x+2y+3z-6=0.\]
Khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng \((SBD)\) là
\[\mathrm{d}(A,(SBD))=\displaystyle\frac{|6\cdot 0+2\cdot 0+3\cdot 0-6|}{\sqrt{6^2+2^2+3^2}}=\displaystyle\frac{6}{7}.\]
b) Đường thẳng \(SD\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{SD}=(0;3;-2)\), mặt phẳng \((SAB)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{j}=(0;1;0)\).
Ta có \[\sin (SD,(SAB))=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{SD} \cdot \overrightarrow{j}\right|}{\left|\overrightarrow{SD}\right| \cdot\left|\overrightarrow{j}\right|}=\displaystyle\frac{|0 \cdot 0+3 \cdot 1+(-2)\cdot0|}{\sqrt{0^2+3^2+(-2)^2} \cdot \sqrt{0^2+1^2+0^2}}=\displaystyle\frac{3\sqrt{13}}{13}.\]
Vậy \(((SD,(SAB))\approx 33{,}69^{\circ}\).
c) Ta có \(\overrightarrow{SB}=(-1;0;2)\), \( \overrightarrow{BC}=(0;3;0) \).
\(\left[\overrightarrow{SB},\overrightarrow{BC} \right]=(-6;0;-3)\).
Ta có \(\overrightarrow{SC}=(1;3;-2) \), \( \overrightarrow{CD}=(-1;0;0) \).
\(\left[\overrightarrow{SC},\overrightarrow{CD} \right]=(0;-2;3)\).
Mặt phẳng \((SBC)\) và \((SCD)\) lần lượt có các véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(-6; 0;-3)\) và \(\overrightarrow{n'}=(0;-2;3)\).
Ta có
\(\cos ((SBC),(SCD))=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n} \cdot \overrightarrow{n'}\right|}{\left|\overrightarrow{n}\right| \cdot\left|\overrightarrow{n'}\right|}=\displaystyle\frac{|-6 \cdot 0+0 \cdot (-2)+(-3)\cdot3|}{\sqrt{(-6)^2+0^2+(-3)^2} \cdot \sqrt{0^2+(-2)^2+3^2}}=\displaystyle\frac{3\sqrt{65}}{65}.\)
Vậy \(((SBC),(SCD))\approx 68{,}15^{\circ}\).
Câu 22:
Lập phương trình chính tắc và phương trình tham số của đường thẳng \(AB\) biết \(A(4;1;2)\) và \(B(5;8;6)\).
Phương trình chính tắc của đường thẳng \(AB\) là
\(\displaystyle\frac{x-4}{5-4}=\displaystyle\frac{y-1}{8-1}=\displaystyle\frac{z-2}{6-2} \Leftrightarrow \displaystyle\frac{x-4}{1}=\displaystyle\frac{y-1}{7}=\displaystyle\frac{z-2}{4}.\)
Phương trình tham số của đường thẳng \(AB\) là
\(\begin{cases}x=4+t \\y=1+7 t \\z=2+4 t\end{cases}\) ( \(t\) là tham số).
Câu 23:
Viết phương trình chính tắc của đường thẳng \(O M\) biết \(M(a;b;c)\) vối \(abc \neq 0\).
Phương trình chính tắc của \(OM\) có \(\begin{cases}\text{Qua}\, O(0;0;0)\\\text{VTCP} \overrightarrow{OM}=(a;b;c).\end{cases}\)
\(OM\colon \displaystyle\frac{x}{a}=\displaystyle\frac{y}{b}=\displaystyle\frac{z}{c}.\)
Câu 24:
Tính góc giữa hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) trong mỗi trường hợp sau
a) \(d\colon \displaystyle\frac{x-7}{3}=\displaystyle\frac{y}{5}=\displaystyle\frac{z-11}{4}\) và \(d'\colon\displaystyle\frac{x-3}{2}=\displaystyle\frac{y+6}{5}=\displaystyle\frac{z-1}{-4}\);
b) \(d\colon \displaystyle\frac{x+9}{3}=\displaystyle\frac{y+4}{6}=\displaystyle\frac{z+1}{6}\) và \(d'\colon\begin{cases} x=9-10t\\y=7-10t\\z=15+5t; \end{cases}\)
a) \(d\) và \(d'\) có vectơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{a}=(3;5;4)\) và \(\overrightarrow{a}'=(2;5;-4)\).
Ta có \(\cos (d,d')=\displaystyle\frac{\left |3\cdot 2+5\cdot 5+4\cdot (-4) \right |}{\sqrt{3^2+5^2+4^2}\cdot\sqrt{2^2+5^2+(-4)^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{10}}{10}\).
Suy ra \((d,d')\approx 71^{\circ}34'\).
b) \(d\) và \(d'\) có vectơ chỉ phương lần lượt là \(\overrightarrow{a}=(3;6;6)\) và \(\overrightarrow{a}'=(-10;-10;5)\).
Ta có \(\cos (d,d')=\displaystyle\frac{\left |3\cdot (-10)+6\cdot (-10)+6\cdot 5 \right |}{\sqrt{3^2+6^2+6^2}\cdot\sqrt{(-10)^2+(-10)^2+5^2}}=\displaystyle\frac{4}{9}\).
Suy ra \((d,d')\approx 63^{\circ}37'\).
Câu 25:
Tính góc giữa đường thẳng \(d\) và mặt phẳng \((P)\) trong mỗi trường hợp sau
a) \(d\colon\displaystyle\frac{x+2}{2}=\displaystyle\frac{y+4}{2}=\displaystyle\frac{z+1}{1}\) và \((P)\colon x+z+24=0\);
b) \(d\colon\begin{cases} x=1+t\\y=-1+2t\\z=-2-t \end{cases}\) và \((P)\colon 2x+4y-2z+23=0\).
a) Đường thẳng \(d\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(2;2;1)\).
Mặt phẳng \((P)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(1;0;1)\).
Ta có \(\sin (d,(P))=\displaystyle\frac{\left |2\cdot 1+2\cdot 0+1\cdot 1 \right |}{\sqrt{2^2+2^2+1^2}\cdot\sqrt{1^2+0^2+1^2}}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}\).
Suy ra \((d,(P))=45^{\circ}\).
b) Đường thẳng \(d\) có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=(1;2;-1)\).
Mặt phẳng \((P)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;-4;-2)\).
Ta có \(\sin (d,(P))=\displaystyle\frac{\left |1\cdot 2+2\cdot 4+(-1)\cdot (-2) \right |}{\sqrt{1^2+2^2+(-1)^2}\cdot\sqrt{2^2+4^2+(-2)^2}}=1\).
Suy ra \((d,(P))=90^{\circ}\).
Câu 26:
Cho bốn điểm \(A(0;1;3)\), \(B(-1;0;5)\), \(C(2;0;2)\), \(D(1;1;-2)\).
a) Tìm tọa độ các véc-tơ \(\overrightarrow{AB}\), \(\overrightarrow{AC}\) và một véc-tơ vuông góc với cả hai véc-tơ đó.
b) Viết phương trình tham số và phương trình chính tắc của các đường thẳng \(AB\) và \(AC\).
c) Viết phương trình tổng quát của mặt phẳng \((ABC)\).
d) Chứng minh rằng bốn điểm \(A\), \(B\), \(C\), \(D\) không đồng phẳng.
e) Tính khoảng cách từ điểm \(D\) đến mặt phẳng \((ABC)\).
a) \(\overrightarrow{AB}=(-1;-1;2)\), \(\overrightarrow{AC}=(2;-1;-1)\). Ta có \(\left[\overrightarrow{AB};\overrightarrow{AC}\right] = (3;3;3)=3(1;1;1)\) nên \(\overrightarrow{u}=(1;1;1)\) là một véc-tơ vuông góc với cả hai véc-tơ \(\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{AC}\).
b) Đường thẳng \(AB\) đi qua \(A(0;1;3)\) và nhận véc-tơ \(\overrightarrow{AB}=(-1;-1;2)\) làm véc-tơ chỉ phương.
Phương trình chính tắc của đường thẳng \(AB\) là \(\displaystyle\frac{x}{-1}=\displaystyle\frac{y-1}{-1}=\displaystyle\frac{z-3}{2}\).
Phương trình tham số của đường thẳng \(AB\) là \(\begin{cases}x=-t \\y=1-t\\z=3+2t\end{cases}, (t\in \mathbb{R})\).
Đường thẳng \(AC\) đi qua \(A(0;1;3)\) và nhận véc-tơ \(\overrightarrow{AC}=(2;-1;-1)\) làm véc-tơ chỉ phương.
Phương trình chính tắc của đường thẳng \(AC\) là \(\displaystyle\frac{x}{2}=\displaystyle\frac{y-1}{-1}=\displaystyle\frac{z-3}{-1}\).
Phương trình tham số của đường thẳng \(AC\) là \(\begin{cases}x=2t \\y=1-t\\z=3-t\end{cases}, (t\in \mathbb{R})\).
c) Mặt phẳng \((ABC)\) đi qua \(A(0;1;3)\) và có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(1;1;1)\) nên có phương trình \(1\cdot (x-0)+1\cdot (y-1) + 1\cdot (z-3) =0 \Leftrightarrow x+y+z-4=0\).
d) Ta có \(\overrightarrow{AD}=(1;0;-5)\). Khi đó \(\left[\overrightarrow{AB};\overrightarrow{AC}\right] \cdot \overrightarrow{AD} =-12 \ne 0\) nên bốn điểm \(A\), \(B\), \(C\), \(D\) không đồng phẳng.
e) Ta có \(\mathrm{d} \left(D;(ABC)\right) = \displaystyle\frac{\left|1+1-2-4\right|}{\sqrt{1^2+1^2+1^2}}=\displaystyle\frac{4\sqrt{3}}{3}\).
Câu 27:
Viết phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng \(\Delta\) trong mỗi trường hợp sau:
a) \(\Delta\) đi qua điểm \(A(-1;3;2)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(-2;3;4)\);
b) \(\Delta\) đi qua hai điểm \(M(2;-1;3)\) và \(N(3;0;4)\).
a) Phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(A(-1;3;2)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(-2;3;4)\) lần lượt là
\(\Delta\colon\begin{cases}x=-1-2t\\y=3+3t\\z=2+4t\end{cases}\) (\(t\in\mathbb{R}\)) và \(\Delta\colon\displaystyle\frac{x+1}{-2}=\displaystyle\frac{y-3}{3}=\displaystyle\frac{z-2}{4}\).
b) Đường thẳng \(\Delta\) đi qua hai điểm \(M(2;-1;3)\); \(N(3;0;4)\) sẽ nhận véc-tơ \(\overrightarrow{MN}=(1;1;1)\) làm véc-tơ chỉ phương. Khi đó phương trình tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng \(\Delta\) lần lượt là
\(\Delta\colon\begin{cases}x=2+t\\y=-1+t\\z=3+t\end{cases}\) (\(t\in\mathbb{R}\)) và \(\Delta\colon\displaystyle\frac{x-2}{1}=\displaystyle\frac{y+1}{1}=\displaystyle\frac{z-3}{1}\).
Câu 28:
Trong không gian \(Oxyz\), phương trình nào trong các phương trình sau là phương trình của một mặt cầu? Xác định tâm và tính bán kính của mặt cầu đó.
a) \(x^2+y^2+z^2-2x+3y-8z+100=0\).
b) \(x^2+y^2+z^2-4x+5 y-2 z-\displaystyle\frac{3}{4}=0\).
c) \(x^2+y^2+z^2-2 x y+6 y-9 z+10=0\).
a) Phương trình đã cho tương ứng với \(a=1\), \(b=-\displaystyle\frac{3}{2}\), \(c=4\), \(d=100\). Trong trường hợp này, \(a^2+b^2+c^2-d=1+\displaystyle\frac{9}{4}+16-100<0\). Do đó phương trình đã cho không phải là phương trình của một mặt cầu.
b) Phương trình đã cho tương ứng với \(a=2\), \(b=-\displaystyle\frac{5}{2}\), \(c=1\), \(d=-\displaystyle\frac{3}{4}\). Trong trường hợp này, \(a^2+b^2+c^2-d=4+\displaystyle\frac{25}{4}+1+\displaystyle\frac{3}{4}=12>0\). Do đó phương trình đã cho là phương trình của mặt cầu có tâm \(I\left(2 ;-\displaystyle\frac{5}{2} ; 1\right)\) và bán kính \(R=\sqrt{12}=2 \sqrt{3}\).
c) Phương trình đã cho không phải là phương trình của một mặt cầu vì xuất hiện \(-2 x y\) trong phương trình.
Câu 29:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\) có phương trình \((x-1)^2+(y+3)^2+z^2=5\).
a) Xác định tâm và bán kính của \((S)\).
b) Hỏi gốc toạ độ \(O(0 ; 0 ; 0)\) nằm trong, nằm ngoài hay thuộc mặt cầu \((S)\) ?
a) Ta viết lại phương trình của mặt cầu \((S)\) dưới dạng: \((x-1)^2+[y-(-3)]^2+(z-0)^2=\left(\sqrt{5}\right)^2\). Vậy mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(1 ;-3 ; 0)\) và bán kính \(R=\sqrt{5}\).
b) Ta có \(O I^2=(0-1)^2+(0+3)^2+(0-0)^2=10>5=R^2\). Do đó, gốc toạ độ \(O(0 ; 0 ; 0)\) nằm ngoài mặt cầu \((S)\).
Câu 30:
Tìm tâm và bán kính của các mặt cầu có phương trình sau đây:
a) \(x^2+(y-3)^2+(z+2)^2=1\);
b) \((x-2)^2+(y-3)^2+z^2=4\);
c) \(x^2+y^2+z^2-8x-2y+1=0\);
d) \(3x^2+3y^2+3z^2-6x+8y+15z-3=0\).
a) Ta có \(x^2+(y-3)^2+(z+2)^2=1\Leftrightarrow \left(x-0\right)^2+(y-3)^2+\left(z-(-2)\right)^2=1^2\).
Vậy đây là phương trình mặt cầu có tâm \(I(0;3;-2)\) và bán kính \(r=1\).
b) Ta có \((x-2)^2+(y-3)^2+z^2=4\Leftrightarrow \left(x-2\right)^2+\left(y-3\right)^2+\left(z-0\right)^2=2^2\).
Vậy đây là phương trình mặt cầu có tâm \(I(2;3;0)\) và bán kính \(r=2\).
c) Xét phương trình \(x^2+y^2+z^2-8x-2y+1=0\).
Ta thấy phương trình được cho ở dạng \(x^2+y^2+z^2+2Ax+2By+2Cz+D=0\).
Ta có \(A=-4\); \(B=-1\); \(C=0\); \(D=1\). Suy ra \(A^2+B^2+C^2-D=16>0\).
Vậy đây là phương trình mặt cầu \((S)\) tâm \(I(-4;-1;0)\), bán kính \(r=\sqrt{A^2+B^2+C^2-D}=4\).
d) Xét phương trình \(3x^2+3y^2+3z^2-6x+8y+15z-3=0\Leftrightarrow x^2+y^2+z^2-2x+4y+5z-1=0\).
Ta thấy phương trình được cho ở dạng \(x^2+y^2+z^2+2Ax+2By+2Cz+D=0\).
Ta có \(A=-1\); \(B=2\); \(C=\displaystyle\frac{5}{2}\); \(D=-1\). Suy ra \(A^2+B^2+C^2-D=\displaystyle\frac{49}{4}>0\).
Vậy đây là phương trình mặt cầu \((S)\) tâm \(I(-1;2;\displaystyle\frac{5}{2})\), bán kính \(r=\sqrt{A^2+B^2+C^2-D}=\displaystyle\frac{25}{2}\).
Câu 31:
Viết phương trình mặt cầu \((S)\) trong mỗi trường hợp sau
a) \((S)\) có tâm \(I(4;-2;1)\) và bán kính \(R=9\).
b) \((S)\) có tâm \(I(3;2;0)\) và đi qua điểm \(M(2;4;-1)\).
c) \((S)\) có đường kính là đoạn thẳng \(AB\) với \(A(1;2;0)\) và \(B(-1;0;4)\).
a) Phương trình mặt cầu \((S)\) là \((x-4)^2+(y+2)^2+(z-1)^2=81\).
b) Ta có \(R=IM=\sqrt{(2-3)^2+(4-2)^2+(-1-0)^2} = \sqrt{6}\).
Phương trình mặt cầu \((S)\) là \((x-3)^2+(y-2)^2+z^2=6\).
c) Gọi \(I\) là trung điểm \(AB\), ta có \(I(0;1;2)\), điểm \(I\) chính là tâm của mặt cầu đường kính \(AB\).
Ta có \(AB=\sqrt{(-1-1)^2+(0-2)^2+(4-0)^2}=4\sqrt{2}\). Suy ra \(R= \displaystyle\frac{AB}{2}=2\sqrt{2}\).
Phương trình mặt cầu \((S)\) là \((x-0)^2+(y-1)^2+(z-2)^2=8 \Leftrightarrow x^2+(y-1)^2+(z-2)^2=8\).
Câu 32:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình của mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(0 ; 3 ;-1)\) và có bán kính bằng khoảng cách từ \(I\) đến mặt phẳng \((P): 3 x+2 y-z=0\).
Ta có \(R = \mathrm{d}_{(I, (P))} = \displaystyle\frac{|3 \cdot 0 + 2 \cdot 3 -1 \cdot (-1)|}{\sqrt{3^2 + 2^2 + (-1)^2}} = \displaystyle\frac{\sqrt{14}}{2}\).
Do đó phương trình mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(0 ; 3 ;-1)\) và có bán kính bằng khoảng cách từ \(I\) đến mặt phẳng \((P): 3 x+2 y-z=0\) là
\(x^2 + (y-3)^2 + (x + 1)^2 = \displaystyle\frac{7}{2}.\)
Câu 33:
Viết phương trình mặt cầu \((S)\)
a) Có tâm \(I(3 ;-2 ;-4)\), bán kính \(R=10\);
b) Có đường kính \(EF\) với \(E(3;-1;8)\) và \(F(7;-3;0)\);
c) Có tâm \(M(-2;1;3)\) và đi qua điểm \(N(2;-3;-4)\).
a) Mặt cầu \((S)\) có phương trình \((x-3)^2+(y+2)^2+(z+4)^2=100\).
b) Mặt cầu \((S)\) có đường kính \(EF\) nên có tâm \(J(5;-2;4)\) là trung điểm của \(EF\) và bán kính \(R=JE=\sqrt{21}\).
Vậy \((S)\) có phương trình \((x-5)^2+(y+2)^2+(z-4)^2=21\).
c) Mặt cầu \((S)\) có tâm \(M(-2;1;3)\) và đi qua điểm \(N(2;-3;-4)\) nên có bán kính \(R=MN=9\). Vậy \((S)\) có phương trình \((x+2)^2+(y-1)^2+(z-3)^2=81\).
Câu 34:
Dùng phương pháp tọa độ để giải bài toán sau: Bạn An muốn trưng bày một mô hình thapd Effel trong một cái hộp có dạng hình chóp tam giác đều với cạnh bện bằng \( 20 \) cm, các mặt bên là các tam giác vuông và chân tháp nằm trên mặt đáy của cái hộp. Hỏi nếu mô hình tháp Effel này cao \( 11 \) cm thì đặt được trong hộp không? Vì sao?
Gắn hệ trục tọa độ như hình vẽ với \( S(0;0;0) \), \( A(20;0;0) \), \( B(0;20;0) \), \( C(0;0;20)\).
Phương trình mặt phẳng \( (ABC) \) là
\(\displaystyle\frac{x}{20}+\displaystyle\frac{y}{20}+\displaystyle\frac{z}{20}=1\Leftrightarrow x+y+z-20=0 \).
Gọi \( h \) là chiều cao của hình chóp \( S.ABC \). Khi đó
\( h=\mathrm{d}\left(S,(ABC) \right)=\displaystyle\frac{|0+0+0-20|}{\sqrt{1^2+1^2+1^2}}=\displaystyle\frac{20\sqrt{3}}{3}\approx 11{,}54\).
Vì \( h>11 \) cm nên có thể đặt mô hình tháp Effel vào hộp.
Câu 35:
Một phần sân nhà bác An có dạng hình thang \(ABCD\) vuông tại \(A\) và \(B\) với độ dài \(AB=9\) m, \(AD=5\) m và \(BC=6\) m như Hình 5.9. Theo thiết kế ban đầu thì mặt sân bằng phẳng và \(A\), \(B\), \(C\), \(D\) có độ cao như nhau. Sau đó bác An thay đổi thiết kế để nước có thể thoát về phía góc sân ở vị trí \(C\) bằng cách giữ nguyên độ cao ở \(A\), giảm độ cao của sân ở vị trí \(B\) và \(D\) xuống thấp hơn độ cao ở \(A\) lần lượt là \(6\) cm và \(3{,}6\) cm. Để mặt sân sau khi lát gạch vẫn là bề mặt phẳng thì bác An cần phải giảm độ cao ở \(C\) xuống bao nhiêu centimét so với độ cao ở \(A\)?
Tại vị trí ban đầu \(A\), \(B\), \(C\), \(D\) có độ cao như nhau, chọn hệ trục tọa độ có gốc tọa độ là điểm \(A\) và các trục tọa độ lần lượt là \(AD\), \(AB\) và \(Az\), với \(Az \perp (ABCD)\).
Khi đó \(A(0 ; 0 ; 0)\), \(D(5; 0 ; 0)\), \(B(0; 9 ; 0)\), \(C(6; 9 ; 0)\).
Sau đó bác An thay đổi thiết kế để nước có thể thoát về phía góc sân ở vị trí \(C\) bằng cách giữ nguyên độ cao ở \(A\), giảm độ cao của sân ở vị trí \(B\) và \(D\) xuống thấp hơn độ cao ở \(A\) lần lượt là \(6\) cm và \(3{,}6\) cm.
Khi đó, \(A(0 ; 0 ; 0)\), \(D(5; 0 ; -3{,}6)\), \(B(0; 9 ; -6)\).
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(0 ; 9 ; -6)\), \( \overrightarrow{AD}=(5 ; 0 ; -3{,}6)\) là cặp véc-tơ chỉ phương của mặt phẳng \((ABD)\) nên một véc-tơ pháp tuyến của \((ABD)\) là \(\left[\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AD}\right]=(-32{,}4 ; -30 ; -45)\).
Vậy mặt phẳng \((ABD)\) qua \(A(0 ; 0 ; 0)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(-32{,}4 ; -30 ; -45)\) nên có phương trình là
\begin{eqnarray*}-32{,}4 (x-2)-30(y+1)-45(z-3)=0 \qquad \text{hay } -32{,}4 x -30y -45z=0.\end{eqnarray*}
Để mặt sân sau khi lát gạch vẫn là bề mặt phẳng thì bác An cần phải giảm độ cao ở \(C\) xuống \(k\) centimét so với độ cao ở \(A\) nên suy ra \(C(6; 9 ; -k)\).
Ta có \(A\), \(B\), \(C\), \(D\) đồng phẳng
\(\Leftrightarrow C \in (ABD)\)
\(\Leftrightarrow -32{,}4\cdot 6 -30 \cdot 9 -45\cdot (-k)=0\)
\(\Leftrightarrow k=10{,}32\).
Vậy bác An cần phải giảm độ cao ở \(C\) xuống \(10{,}32\) centimét so với độ cao ở \(A\).
Câu 36:
Kim tự tháp Kheops ở Ai Cập có dạng hình chóp \(S. ABCD\), có đáy là hình vuông với cạnh dài \(230\) m, các cạnh bên bằng nhau và dài \(219\) m (theo britan nica.com). Tính góc giữa hai mặt phẳng \((SAB)\) và \((SBC)\).
Gọi \(O=AC\cap BD\). Do \(ABCD\) là hình vuông nên \(SO\) là đường trung tuyến của các tam giác \(SAC\) và \(SBD\).
Do \(SA=SB=SC=SD\) nên ta có \(SO\perp AC\), \(SO\perp BD\).
Gọi \(F\) là trung điểm của \(BC\).
Khi đó \(SF=\sqrt{SB^2-BF^2}=\sqrt{34736}\) m.
Ta có \(\begin{cases}AC\perp BD\\SO\perp AC\\\text{Trong } (SBD)\colon BD\cap SO=O\end{cases}\Rightarrow AC\perp(SBD)\Rightarrow AC\perp SB\).
Dựng \(HE\perp SB\), khi đó \(SB\perp(ACE)\Rightarrow\begin{cases}AE\perp SB\\CE\perp SB.\end{cases}\)
Do đó \(\left[(SAB),(SBC) \right]=(AE,CE)\).
Xét tam giác \(SBC\) ta có \(SF\cdot BC=CE\cdot SB\Rightarrow CE=\displaystyle\frac{230\cdot\sqrt{34736}}{219}\) m.
\(ABCD\) là hình vuông cạnh \(230\) m nên \(AC=230\sqrt{2}\) m.
Xét tam giác \(ACE\) ta có \(\cos(AE,CE)=|\cos\widehat{AEC}|=\left|\displaystyle\frac{AE^2+CE^2-AC^2}{2AE\cdot CE} \right|=\displaystyle\frac{13225}{34736}\).
Vậy \(\left[(SAB),(SBC) \right]\approx 67{,}62^\circ\).
Câu 37:
Trong một bể hình lập phương cạnh \(1\) m có chứa một ít nước. Người ta đặt đáy bể nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Biết rằng, lúc đó mặt nước có dạng hình bình hành \(ABCD\) và khoảng cách từ các điểm \(A\), \(B\), \(C\) đến đáy bể tương ứng là \(40\) cm, \(44\) cm, \(48\) cm.
a) Khoảng cách từ điểm \(D\) đến đáy bể bằng bao nhiêu centimét? (Tính gần đúng, lấy giá trị nguyên.)
b) Đáy bể nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang một góc bao nhiêu độ?
Lấy các điểm \(B_1\), \(C_1\), \(D_1\) như hình vẽ sao cho các điểm này cách đáy bể một khoảng \(40\) cm.
Xét hệ trục \(Axyz\) như hình vẽ sao cho \(B_1\in Ax\), \(D_1\in Ay\).
Khi đó \(A(0;0;0)\), \(B_1(1;0;0)\), \(C_1(1;1;0)\), \(D_1(0;1;0)\), \(B(1;0;0{,}04)\), \(C(1;1;0{,}08)\), \(D(0;1;z_0)\).
a) Do \(ABCD\) là hình bình hành nên trung điểm đoạn \(AC\) cũng chính là trung điểm \(BD\), hay \(\begin{cases}0{,}5=0{,}5\\0{,}5=0{,}5\\0{,}08=z_0+0{,}04\end{cases}\Rightarrow z_0=0{,}04.\)
Vậy khoảng cách từ điểm \(D\) đến đáy bể bằng \(44\) cm.
b) Khi đặt bể trên mặt phẳng nằm ngang thì mặt phẳng \((AB_1C_1D_1)\) sẽ song song với bề mặt nằm ngang.
Do đó góc giữa bề mặt nằm ngang và mặt phẳng \((ABCD)\) chính là góc giữa mặt phẳng \((ABCD)\) và mặt phẳng \((AB_1C_1D_1)\).
Mặt phẳng \((ABCD)\) có cặp véctơ chỉ phương \(\begin{cases}u_1=\overrightarrow{AB}=(1;0; 0{,}04)\\u_2=\overrightarrow{AD}=(0;1; 0{,}04)\end{cases}\) nên có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n_1}=(1;1; -25)\).
Mặt phẳng \((AB_1C_1D_1)\) có cặp véctơ chỉ phương \(\begin{cases}u_1=\overrightarrow{AB_1}=(1;0; 0)\\u_2=\overrightarrow{AD_1}=(0;1; 0)\end{cases}\) nên có véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n_2}=(0;0;1)\).
Khi đó góc giữa hai mặt phẳng \((ABCD)\) và \((AB_1C_1D_1)\) được xác định bởi công thức
\(\left|\cos \left(\overrightarrow{n_1}, \overrightarrow{n_2}\right)\right|=\displaystyle\frac{\left|1\cdot 0+1\cdot 0+(-25)\cdot 1\right|}{\sqrt{1^2+1^2+(-25)^2} \cdot \sqrt{0^2+0^2+1^2}}=\displaystyle\frac{25}{\sqrt{627}}.\)
Vậy đáy bể nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang một góc \(2{,}34^\circ\).
Câu 38:
Bác An dự định làm bốn mái của ngôi nhà sao cho chúng là bốn mặt bên của một hình chóp đều và các mái nhà kề nhau thì vuông góc với nhau. Hỏi ý tưởng trên có thực hiện được không?
Giả sử mái nhà là hình chóp đều \(S.ABCD\). Chọn hệ trục tọa đội \(Oxyz\) như hình bên.
Giả sử \(OA=a\), \(OS=h\) (\(a,h>0\)). Khi đó \(B(0;-a;0)\), \(C(a;0;0)\), \(D(0;a;0)\) và \(S(0;0;h)\).
Áp dụng công thức phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn, ta có
\((SBC)\colon \displaystyle\frac{x}{a}+\displaystyle\frac{y}{-a}+\displaystyle\frac{z}{h}=1, \quad (SCD)\colon \displaystyle\frac{x}{a}+\displaystyle\frac{y}{a}+\displaystyle\frac{z}{h}=1.\)
Suy ra \(\vec n=\left(\displaystyle\frac1a;\displaystyle\frac1{-a};\displaystyle\frac1h\right)\), \(\vec {n'}=\left(\displaystyle\frac1a;\displaystyle\frac1{a};\displaystyle\frac1h\right)\) lần lượt là véc-tơ pháp tuyến của \((SBC)\) và \((SCD)\).
Ta có \((SBC)\perp (SCD)\Leftrightarrow \vec n\cdot\overrightarrow{n'}=0\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{a^2}-\displaystyle\frac{1}{a^2}+\displaystyle\frac{1}{h^2}=0\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{h^2}=0\). Điều này không thể xảy ra. Do đó ý tưởng của bác An không thể thực hiện được.
Câu 39:
Một vật thể chuyển động trong không gian \(Oxyz\). Tại mỗi thời điểm \(t\), vật thể ở vị trí \(M(\cos t-\sin t;\cos t+\sin t;\cos t)\). Hỏi vật thể có chuyển động trong một mặt phẳng cố định hay không? Hãy trả lời câu hỏi này bằng cách thực hiện các bước sau.
a) Xác định tọa độ của vị trí \(M_1\), \(M_2\), \(M_3\) của vật tương ứng với các thời điểm \(t=0\), \(t=\displaystyle\frac{\pi}{2}\), \(t=\pi\).
b) Chứng minh rằng \(M_1\), \(M_2\), \(M_3\) không thẳng hàng và viết phương trình mặt phẳng \((M_1M_2M_3)\).
c) Vị trí \(M(\cos t-\sin t;\cos t+\sin t;\cos t)\) có luôn thuộc mặt phẳng \((M_1M_2M_3)\) hay không?
a) Tại thời điểm \(t=0\), ta có \(M_1=(\cos 0-\sin 0;\cos 0+\sin 0;\cos 0)=(1;1;1)\).
Tại thời điểm \(t=\displaystyle\frac{\pi}{2}\), ta có \(M_2=\left(\cos \displaystyle\frac{\pi}{2}-\sin \displaystyle\frac{\pi}{2};\cos \displaystyle\frac{\pi}{2}+\sin \displaystyle\frac{\pi}{2};\cos \displaystyle\frac{\pi}{2}\right)=(-1;1;0)\).
Tại thời điểm \(t=\pi\), ta có \(M_3=(\cos \pi-\sin \pi;\cos \pi+\sin \pi;\cos \pi)=(-1;-1;-1)\).
b) Hai véc-tơ \(\overrightarrow{M_1M_2}=(-2;0;-1)\), \(\overrightarrow{M_1M_3}=(-2;-2;-2)\) không cùng phương nên ba điểm \(M_1\), \(M_2\), \(M_3\) không thẳng hàng.
Mặt phẳng \((M_1M_2M_3)\) có cặp véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{M_1M_2}=(-2;0;-1)\), \(\overrightarrow{M_1M_3}=(-2;-2;-2)\) nên có véc-tơ pháp tuyến \(\vec n=[\overrightarrow{M_1M_2},\overrightarrow{M_1M_3}]=(-2;-2;4)\).
Mặt phẳng \((M_1M_2M_3)\) đi qua \(M_1(1;1;1)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\vec n=(-2;-2;4)\) nên có phương trình
\(\)-2(x-1)-2(y-1)+4(z-1)=0\Leftrightarrow x+y-2z=0.\(\)
c) Ta có \((\cos t-\sin t)+(\cos t+\sin t)-2\cos t=0\) nên điểm \(M(\cos t-\sin t;\cos t+\sin t;\cos t)\) luôn thuộc mặt phẳng \((M_1M_2M_3)\).
Câu 40:
Trong một kì thi tuyển sinh có ba môn thi Toán, Văn, Tiếng Anh. Trong không gian \(Oxyz\), người ta biểu diễn kết quả thi của mỗi thí sinh bởi điểm có hoành độ, tung độ, cao độ tương ứng là điểm Toán, Văn, Tiếng Anh của thí sinh đó.
a) Chứng minh rằng các điểm biểu diễn tương ứng với các thi sinh có tổng số điểm ba môn thi bằng \(27\) (nếu có) cùng thuộc mặt phẳng có phương trình \(x+y+z-27=0\).
b) Chứng minh rằng tồn tại một số mặt phẳng đôi một song song với nhau sao cho hai điểm biểu diễn ứng với hai thí sinh có tổng số điểm thi bằng nhau thì cùng thuộc một mặt phẳng trong số các mặt phẳng đó.
Gọi \(x,y,z\) lần lượt là điểm thi ba môn Toán, Văn, Tiếng Anh.
a) Các thí sinh có tổng số điểm ba môn bằng \(27\) tức là \(x+y+z=27 \Leftrightarrow x+y+z-27=0\). Do đó các điểm biểu diễn này cùng thuộc mặt phẳng có phương trình \(x+y+z-27=0\).
b) Nếu tổng điểm ba môn của một thí sinh là \(m\) thì điểm biểu diễn số điểm của thí sinh đó thuộc mặt phẳng \((P_m)\colon x+y+z-m=0\). Nếu tổng điểm ba môn của một thí sinh là \(n\) thì điểm biểu diễn số điểm của thí sinh đó thuộc mặt phẳng \((P_n)\colon x+y+z-n=0\).
Nếu \(m\ne n\) thì ta có \((P_m)\parallel (P_n)\).
Câu 41:
Góc quan sát ngang của một camera là \(115^{\circ}\). Trong không gian \(Oxyz\), camera được đặt tại điểm \(C(1;2;4)\) và chiếu thẳng về phía mặt phằng \((P)\colon x+2y+2z+3=0\). Hỏi vùng quan sát được trên mặt phẳng \((P)\) của camera là hình tròn có bán kính bằng bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất.)
Khoảng cách từ Camera đến mặt phẳng \((P)\) là
\[ \mathrm{d} = \displaystyle\frac{|1+2\cdot2+2\cdot4+3|}{\sqrt{1^2+2^2+2^2}} = \displaystyle\frac{16}{3}. \]
Bán kính của hình tròn cần tìm bằng
\( \tan 57{,}5^\circ \cdot \displaystyle\frac{16}{3} \approx 8{,}4\).
Câu 42:
Từ mặt nước trong một bể nước, tại ba vị trí đôi một cách nhau 2 m, người ta lần lượt thả dây dọi để quả dọi chạm đáy bể. Phần dây dọi (thẳng) nằm trong nước tại ba vị trí đó lần lượt có độ dài 4 m; 4{,}4 m; 4{,}8 m. Biết đáy bể là phẳng. Hỏi đáy bể nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang một góc bao nhiêu độ?
Trong không gian \(Oxyz\), ta xem mặt phẳng \(Oxy\) là mặt nước. Khi đó, ta cho vị trí của quả dọi khi còn ở mặt nước lần lượt là \(A(0;0;0)\), \(B(2;0;0)\) và \(C(1;\sqrt{3};0\)).
Sau khi thả dây dọi để quả dọi chạm đáy bể, vị trí của quả dọi lần lượt thay đổi thành \(A'(0;0;-4)\), \(B'(2;0;-4{,}4)\) và \(C'(1;\sqrt{3};-4{,}8)\).
Mặt đáy bể là mặt phẳng đi qua cả ba điểm \(A'\), \(B'\), \(C'\). Tức là mặt phẳng nhận hai vectơ \(\overrightarrow{A'B'}=(2;0;-0{,}4)\) và \(\overrightarrow{A'C'}=(1;\sqrt{3};-0{,}8)\) làm hai vectơ chỉ phương.
Khi đó. mặt phẳng nhận vectơ \(\overrightarrow{u}=\left[\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right]=(0{,}4\sqrt{3};2;2\sqrt{3})\) làm một vectơ pháp tuyến.
Mặt khác mặt phẳng \(Oxy\) nhận vectơ \(\overrightarrow{v}=(0;0;1)\) làm một vectơ pháp tuyến.
Ta có
\(\cos\left(\overrightarrow{u},\overrightarrow{v}\right)=\displaystyle\frac{0{,}4\sqrt{3}\cdot0+2\cdot0+2\sqrt{3}\cdot1}{\sqrt{(0{,}4\sqrt{3})^2+2^2+(2\sqrt{3})^2}\cdot\sqrt{0^2+0^2+1^2}}\approx 0{,}85.\)
Suy ra \(\left(\overrightarrow{u},\overrightarrow{v}\right)\approx 31{,}4^\circ\).
Vậy đáy bể nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang một góc \(31{,}4^\circ\).
Câu 43:
Bản vẽ thiết kế của một công trình được vẽ trong một hệ trục toạ độ \(Oxyz\). Sàn nhà của công trình thuộc mặt phẳng \(Oxy\), đường ống thoát nước thẳng và đi qua hai điểm \(A(1;2;-1)\) và \(B(5;6;-2)\). Tính góc tạo bởi đường ống thoát nước và mặt sàn.
Trong không gian \(Oxyz\), ta xem mặt phẳng \(Oxy\) là mặt sàn, đường thẳng \(d\) là ống nước, trong đó mặt phẳng \(Oxy\) nhận vectơ \(\overrightarrow{n}=(0;0;1)\) là một vectơ pháp tuyến và đường thẳng \(d\) nhận vectơ \(\overrightarrow{AB}=(4;4;-1)\) làm một vectơ chỉ phương.
Ta có
\begin{eqnarray*}\sin(d,(Oxy))&=&|\cos(\overrightarrow{n},\overrightarrow{AB})|\\&=&\displaystyle\frac{|0\cdot4+0\cdot4-1\cdot1|}{\sqrt{0^2+0^2+1^2}\sqrt{4^2+4^2+1^2}}\\&=&\displaystyle\frac{\sqrt{33}}{33}.\end{eqnarray*}
Suy ra \((d,(Oxy))\approx10^\circ\).
Vậy góc tạo bởi đường ống thoát nước và mặt sàn là khoảng \(10^\circ\).
Câu 44:
Trên một máy khoan bàn đã thiết lập sẵn một hệ tọa độ. Nêu nhận xét về vị trí giữa trục \(d\) của mũi khoan và trục \({d}'\) của giá đỡ có phương trình lần lượt là:
\(d:\left\{ \begin{array}{l}x=1\\y=1\\z=1+t\end{array}\right. \text{ và } d':\left\{ \begin{array}{l}x=10\\y=20\\z=5+5t'.\end{array}\right.\)
Đường thẳng \(d\) đi qua điểm \(M\left( 1;1;1 \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a}=\left( 0;0;1 \right)\), đường thẳng \({d}'\) đi qua điểm \({M}'\left( 10;20;5 \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{a'}=\left( 0;0;5 \right)\). Ta có \(\overrightarrow{MM'}=\left( 9;19;4 \right)\).
Ta có \(\overrightarrow{a'} =5\overrightarrow{a}\), suy ra \(\overrightarrow{a},\overrightarrow{a'}\) cùng phương và \(\displaystyle\frac{0}{19}\ne \displaystyle\frac{1}{4}\), suy ra \(\overrightarrow{a},\overrightarrow{MM'}\) không cùng phương. Vậy trục khoan \(d\) của mũi khoan và trục \(d'\) của giá đỡ song song với nhau.
Câu 45:
Trong không gian \(Oxyz\) (đơn vị trên mỗi trục tọa độ là kilômét), một máy bay đang ở vị trí \(A(3{,}5;-2;0{,}4)\) và sẽ hạ cánh ở vị trí \(B(3{,}5;5{,}5;0)\) trên đường băng \(EG\).
a) Viết phương trình đường thẳng \(AB\).
b) Hãy cho biết góc trượt (góc giữa đường bay \(AB\) và mặt phẳng nằm ngang \((Oxy)\)) có nằm trong phạm vi cho phép từ \(2{,}5^\circ\) đến \(3{,}5^\circ\) hay không?
c) Có một lớp mây được mô phỏng bởi một mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua ba điểm \(M(5;0;0)\), \(N(0;-5;0)\), \(P(0;0;0{,}5)\). Tìm tọa độ của điểm \(C\) là vị trí mà máy bay xuyên qua đám mây để hạ cánh.
d) Tìm tọa độ của điểm \(D\) trên đoạn thẳng \(AB\) là vị trí mà máy bay ở độ cao \(120\) m.
e) Theo quy định an toàn bay, người phi công phải nhìn thấy điểm đầu \(E(3{,}5;6{,}5;0)\) của đường băng ở độ cao tối thiểu là \(120\) m. Hỏi sau khi ra khỏi đám mây, người phi công có đạt được quy định an toàn đó hay không? Biết rằng tầm nhìn của người phi công sau khi ra khỏi đám mây là \(900\) m.
a) Ta có đường thẳng \(AB\) đi qua điểm \(A\left(\displaystyle\frac{7}{2};-2;\displaystyle\frac{2}{5}\right)\) và nhận \(\overrightarrow{AB}=\left(0;\displaystyle\frac{15}{2};-\displaystyle\frac{2}{5}\right)=\displaystyle\frac{1}{10}\left(0;75;-4\right)\) làm véc-tơ chỉ phương nên
\(AB\colon\begin{cases}x=\displaystyle\frac{7}{2}\\y=-2+75t\\z=\displaystyle\frac{2}{5}-4t\end{cases},\, (t \text{ là tham số}).\)
b) Đường thẳng \(AB\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(0;75;-4)\) và mặt phẳng \((Oxy)\) có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(0;0;1)\).
Ta có \(\sin\left(AB,(Oxy)\right)=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{u}\cdot\overrightarrow{n}\right|}{\left|\overrightarrow{u}\right|\cdot\left|\overrightarrow{n}\right|}=\displaystyle\frac{\left|0\cdot0+75\cdot0+(-4)\cdot1\right|}{\sqrt{0^2+75^2+(-4)^2}\cdot\sqrt{0^2+0^2+1^2}}=\displaystyle\frac{4}{\sqrt{5641}}\).
Vậy \(\left(SD,(SAC)\right)\approx3{,}1^\circ\). Do đó góc trượt nằm trong phạm vi cho phép.
c) Ta có \((\alpha)\) đi qua ba điểm \(M(5;0;0)\), \(N(0;-5;0)\), \(P(0;0;0{,}5)\) nên có phương trình
\((\alpha)\colon \displaystyle\frac{x}{5}+\displaystyle\frac{y}{-5}+\displaystyle\frac{z}{0{,}5}=1\Leftrightarrow x-y+10z-5=0.\)
Thay phương trình đường thẳng \(AB\) vào phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) ta có
\(\displaystyle\frac{7}{2}+2-75t+10\cdot\left(\displaystyle\frac{2}{5}-4t\right)-5=0\Leftrightarrow t=\displaystyle\frac{9}{230}.\)
Khi đó \(x=\displaystyle\frac{7}{2}\); \(y=\displaystyle\frac{43}{46}\); \(z=\displaystyle\frac{28}{115}\). Vậy \(C\left(\displaystyle\frac{7}{2};\displaystyle\frac{43}{46};\displaystyle\frac{28}{115}\right)\).
d) Tại vị trí máy bay có độ cao \(120\) m, ta có \(z=0{,}12=\displaystyle\frac{3}{25}\Leftrightarrow \displaystyle\frac{2}{5}-4t=\displaystyle\frac{3}{25}\Leftrightarrow t=\displaystyle\frac{7}{100}\).
Khi đó \(x=\displaystyle\frac{7}{2}\); \(y=\displaystyle\frac{13}{4}\). Vậy \(D\left(\displaystyle\frac{7}{2};\displaystyle\frac{13}{4};\displaystyle\frac{3}{25}\right)\).
e) Khoảng cách \(DE=\sqrt{\left(\displaystyle\frac{7}{2}-\displaystyle\frac{7}{2}\right)^2+\left(\displaystyle\frac{13}{2}-\displaystyle\frac{13}{4}\right)^2+\left(0-\displaystyle\frac{3}{25}\right)^2}\approx 3{,}25\) (km).
Suy ra \(DE>900\) m. Do đó sau khi ra khỏi đám mây, người phi công không đạt được quy định an toàn.
Câu 46:
Trong không gian \(Oxyz\) (đơn vị của các trục toạ độ là mét), các nhà nghiên cứu khí tượng dùng một phần mềm mô phỏng bề mặt của một quả bóng thám không có dạng hình cầu bằng phương trình \((x-300)^2+(y-400)^2+(z-2000)^2=1\). Tìm tọa độ tâm, bán kính của quả bóng và tính khoảng cách từ tâm của quả bóng đến mặt đất có phương trình \(z=0\).
Tọa độ tâm của quả bóng là \(I(300;400;2000)\).
Bán kính của quả bóng là \(R=1\).
Gọi \((\alpha)\colon z=0\). Ta có \(\mathrm{d}(I,(\alpha))=\displaystyle\frac{\left|2000 \right| }{\sqrt{0+0+1}}=2000\).
Câu 47:
Trên hệ trục \(Oxyz\) cho trước (đơn vị trên trục là mét), một trạm thu phát sóng 5G có bán kính vùng phủ sóng của trạm ở ngưỡng \(600\) m được đặt ở vị trí \(I(200;450;60)\).
a) Lập phương trình mặt cầu mô tả ranh giới bên ngoài và bên trong của vùng phủ sóng.
b) Nếu người dùng điện thoại đang ở vị trí \(A(-100;50;10)\) thì có thể sử dụng dịch vụ của trạm này không? Vì sao?
a) Phương trình mặt cầu \((S)\) cần lập có tâm \(I(200;450;60)\) và bán kính \(r=600m\) là:
\((x-200)^2+(y-450)^2+(z-60)^2=600^2\qquad \text{hay}\qquad (x-200)^2+(y-450)^2+(z-60)^2=360000.\)
b) Vì \(IA=\sqrt{(200+100)^2+(450-50)^2+(60-10)^2}=50\sqrt{101}\sim=502{,}494\)m \(< r=600\)m.
Nên ở vị trí \(A\) nằm trong mặt cầu \((S)\). Do đó người đang đứng ở vị trí \(A\) sẽ có thể sử dụng dịch vụ của trạm này.
Câu 48:
Nếu đứng trước biển và nhìn ra xa, người ta sẽ thấy một đường giao giữa mặt biển và bầu trời, đó là đường chân trời đối với người quan sát (hình a). Về mặt Vật lí, đường chân trời là đường giới hạn phần Trái Đất mà người quan sát có thể nhìn thấy được (phần còn lại bị chính Trái Đất che khuất). Ta có thể hình dung rằng, nếu người quan sát ở tại đỉnh của một chiếc nón và Trái Đất được "thả" vào trong chiếc nón đó, thì đường chân trời trong trường hợp này là đường chạm giữa Trái Đất và chiếc nón (hình b). Trong mô hình toán học, đường chân trời đối với người quan sát tại vị trí \(B\) là tập hợp những điểm \(A\) nằm trên bề mặt Trái Đất sao cho \(\widehat{BAO}=90^\circ\), với \(O\) là tâm Trái Đất (hình c). Trong không gian \(Oxyz\), giả sử bề mặt Trái Đất \((S)\) có phương trình \(x^2+y^2+z^2=1\) và người quan sát ở vị trí \(B(1;1;-1)\).
Gọi \(A\) là một vị trí bất kì trên đường chân trời đối với người quan sát ở vị trí \(B\). Tính khoảng cách \(AB\).
Mặt cầu \((S)\) có tâm \(O(0;0;0)\), bán kính \(R=1\).
Ta có \(BO=d(B,O)=\sqrt{(0-1)^2+(0-1)^2+(0+1)^2}=\sqrt{3}\) và \(OA=R=1\).
Xét tam giác \(ABO\) vuông tại \(A\) (\(\widehat{BAO}=90^\circ\)), theo định lý Pythagore, ta có:
\begin{eqnarray*}BO^2&=&AB^2+AO^2\\\sqrt{3}^2&=&AB^2+1^2\\3&=&AB^2+1\\AB^2&=&2\\AB&=&\sqrt{2}.\end{eqnarray*}
Vậy khoảng cách \(AB=\sqrt{2}\).