ÔN TẬP CHƯƠNG IX

Câu 1:

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho điểm \(M(-3;2)\) và véc-tơ \(\overrightarrow{u}(2;-5)\). Viết phương trình tham số của đường thẳng \(d\) đi qua \(M\), nhận \(\overrightarrow{u}\) là một véc-tơ chỉ phương.

Image
Image

Phương trình tham số của đường thẳng \(d\)\(\begin{cases}x=-3+2t\\y=2-5t,\end{cases}\).

}

Câu 2:

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho điểm \(N(2;-1)\) và véc-tơ \(\overrightarrow{n}(3;-1)\). Viết phương trình tổng quát của đường thẳng \(d\) đi qua \(N\), nhận \(\overrightarrow{n}\) là một véc-tơ pháp tuyến.

Image
Image

Phương trình tổng quát của đường thẳng \(d\)

\(3(x-2)-(y+1)=0\Leftrightarrow 3x-y-7=0.\)

}

Câu 3:

Cho tam giác \(ABC\) với \(A(1;-1)\), \(B(3;5)\), \(C(-2;4)\).

\(\bullet\,\) Viết phương trình tham số của đường thẳng \(AB\).

\(\bullet\,\) Viết phương trình đường cao \(AH\) của tam giác \(ABC\).

\(\bullet\,\) Tính khoảng cách từ \(A\) đến đường thẳng \(BC\).

\(\bullet\,\) Tính \(\sin \) của góc giữa hai đường thẳng \(AB\)\(AC\).

Image
Image

\(\bullet\,\) Véc-tơ chỉ phương của đường thẳng \(AB\)\(\overrightarrow{AB}=(2;6)=2(1;3)\).

Đường thẳng \(AB\) đi qua \(AB\) nên có phương trình tham số \(\begin{cases}x=1+t\\y=-1+3t.\end{cases}\)

\(\bullet\,\) Đường cao \(AH\) nhận \(\overrightarrow{BC}=(-5-1)=-(5;1)\) làm một véc-tơ pháp tuyến và đi qua điểm \(A\) nên có phương trình tổng quát

\(5(x-1)+(y+1)=0\Leftrightarrow 5x+y-4=0.\)

\(\bullet\,\) Phương trình đường thẳng \(BC\) dạng chính tắc là

\(\displaystyle\frac{x-3}{-2-3}=\displaystyle\frac{y-5}{4-5}\) \(\Leftrightarrow -x+3=-5y+25\Leftrightarrow x-5y+22=0.\)

Khoảng cách từ \(A\) đến đường thẳng \(BC\)

\(\mathrm{d}\left(A,BC\right)=\displaystyle\frac{|1+5+22|}{\sqrt{1^2+5^2}}=\displaystyle\frac{14\sqrt{26}}{13}.\)

\(\bullet\,\) Ta có \(\overrightarrow{AB}=(2;6)\), \(\overrightarrow{AC}=(-3;5)\).

Gọi \(\beta\) là góc giữa hai đường thẳng \(AB\)\(AC\).

Ta có

\(\cos \beta =\left|\cos \left(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right)\right|\) \(=\displaystyle\frac{|-6+30|}{\sqrt{2^2+4^2}\cdot \sqrt{(-3)^2+5^2}}=\displaystyle\frac{6}{\sqrt{85}}.\)

Do đó \(\sin \beta =\sqrt{1-\cos^2 \beta}=\displaystyle\frac{7}{\sqrt{85}}\).

}

Câu 4:

Trong mặt phẳng \(Oxy\) cho hai điểm \(A(-1;0)\)\(B(3;1)\).

\(\bullet\,\) Viết phương trình đường tròn tâm \(A\) và đi qua \(B\).

\(\bullet\,\) Viết phương trình tổng quát của đường thẳng \(AB\).

\(\bullet\,\) Viết phương trình đường tròn tâm \(O\) và tiếp xúc với đường thẳng \(AB\).

Image
Image

\(\bullet\,\) Đường tròn có bán kính là \(R_1=AB=\sqrt{(3+1)^2+(1-0)^2}=\sqrt{17}\).

Phương trình đường tròn là \((x+1)^2+y^2=17\).

\(\bullet\,\) Đường thẳng \(AB\) có một véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{AB}=(4;1)\).

Suy ra một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(1;-4)\).

Đường thẳng \(AB\) qua \(A(-1;0)\) nên có phương trình tổng quát là

\((x+1)-4y=0\Leftrightarrow x-4y+1=0.\)

\(\bullet\,\) Đường tròn tâm \(O\), tiếp xúc với \(AB\) nên có bán kính là

\(R_2=\mathrm{d}\left(O,AB\right)=\displaystyle\frac{|1|}{\sqrt{1^2+(-4)^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{17}}{17}.\)

Phương trình đường tròn là

\(x^2+y^2=\displaystyle\frac{1}{17}.\)

}

Câu 5:

Cho đường tròn \(\left(\mathscr{C}\right)\) có phương trình \(x^2+y^2-4x+6y-12=0\).

\(\bullet\,\) Tìm tọa độ tâm \(I\), bán kính \(R\) của đường tròn.

\(\bullet\,\) Chứng minh rằng điểm \(M(5;1)\) thuộc đường tròn. Viết phương trình tiếp tuyến \(d\) của đường tròn.

Image
Image

\(\bullet\,\) Gọi \(I(a;b)\) là tâm đường tròn. Phương trình đường tròn đã cho có dạng \(x^2+y^2-2ax-2by+c=0\). Do đó

\(\begin{cases}2a=4\\2b=-6\\c=-12\end{cases}\Rightarrow \begin{cases}a=2\\b=-3\\c=-12.\end{cases}\)

Vậy đường tròn có tâm \(I(2;-3)\) và bán kính đường tròn

\(R=\sqrt{a^2+b^2-c}=\sqrt{2^2+(-3)^2+12}=5.\)

\(\bullet\,\)\(IM=\sqrt{(5-2)^2+(1+3)^2}=5=R\) nên \(M\) thuộc đường tròn \(\left(\mathscr{C}\right)\).

Tiếp tuyến \(d\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n} =\overrightarrow{IM}=(3;4)\). Phương trình tiếp tuyến là

\(3(x-5)+4(y-1)=0\Leftrightarrow 3x+4y-19=0.\)

}

Câu 6:

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho tam giác \(ABC\)\(A(-1;-2)\), đường trung tuyến kẻ từ \(B\) và đường cao kẻ từ \(C\) lần lượt có phương trình là \(5x+y-9=0\)\(x+3y-5=0\). Tìm tọa độ của hai điểm \(B\)\(C\).

Image

baitapsgk10/t10ch9b5sgkh1.png

Gọi \(M\) là trung điểm của \(AC\), \(K\) là hình chiếu của \(C\) lên \(AB\).

\(CK\) vuông góc với \(AB\) nên véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{n}=(-3;1)\) của \(CK\) là véc-tơ pháp tuyến của \(AB\). Suy ra phương trình đường thẳng \(AB\)\(-3x+y-1=0\).

Ta có \(B\) là điểm chung của \(AB\)\(BM\) nên tọa độ của \(B\) là nghiệm của hệ phương trình

\(\begin{cases}-3x+y-1=0\\5x+y-9=0\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}x=1\\y=4\end{cases}\Rightarrow B(1;4).\)

Ta có \(C\) thuộc \(CK\) nên ta có \(C(5-3c;c)\) (\(c\) là số thực).

\(M\) là trung điểm \(AC\) nên ta có \(M\left(\displaystyle\frac{4-3c}{2};\displaystyle\frac{c-2}{2}\right)\).

Lại có \(M\) thuộc \(BM\) nên ta có \(5\cdot\displaystyle\frac{4-3c}{2}+\displaystyle\frac{c-2}{2}-9=0\Rightarrow c=0\), suy ra \(C(5;0)\).

Vậy ta có \(B(1;4)\)\(C(5;0)\).

}

Câu 7:

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho hai điểm \(A(1;0)\)\(B(0;3)\). Tìm tập hợp các điểm \(M\) thỏa mãn \(MA=2MB\).

Image
Image

Gọi \(M\left(x;y\right)\), ta có

\begin{eqnarray*}&&MA=2MB\\ &\Leftrightarrow& MA^2=4MB^2\\ &\Leftrightarrow&\left(x-1\right)^2+y^2=4\left(x^2+\left(y-3\right)^2\right)\\ &\Leftrightarrow& 3x^2+3y^2+2x-24y+35=0\\ &\Leftrightarrow& x^2+y^2+\displaystyle\frac{2}{3}x-8y+\displaystyle\frac{35}{3}=0.\end{eqnarray*}

Đây là phương trình đường tròn tâm \(I\left(-\displaystyle\frac{1}{3};4\right)\) và bán kính \(R=\sqrt{\displaystyle\frac{1}{9}+16-\displaystyle\frac{35}{3}}=\displaystyle\frac{2\sqrt{10}}{3}\).

}

Câu 8:

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho tam giác \(ABC\)\(A(-3;-1)\), \(B(3;5)\), \(C(3;-4)\). Gọi \(G\), \(H\), \(I\) lần lượt là trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\).

\(\bullet\,\) Lập phương trình các đường thẳng \(AB\), \(BC\), \(AC\).

\(\bullet\,\) Tìm tọa độ các điểm \(G\), \(H\), \(I\).

\(\bullet\,\) Tính diện tích tam giác \(ABC\).

Image
Image

\(\bullet\,\) Ta có \(\overrightarrow{AB}=(6;6)\) nên có thể chọn \(\overrightarrow{n}_1=(1;-1)\) là véc-tơ pháp tuyến của \(AB\). Mà \(A\) thuộc \(AB\) nên phương trình đường thẳng \(AB\)

\(1(x+3)-1(y+1)=0\Leftrightarrow x-y+2=0.\)

Ta có \(\overrightarrow{BC}=(0;-9)\) nên có thể chọn \(\overrightarrow{n}_2=(1;0)\) là véc-tơ pháp tuyến của \(BC\). Mà \(B\) thuộc \(BC\) nên phương trình đường thẳng \(BC\)

\(1(x-3)+0(y-5)=0\Leftrightarrow x-3=0.\)

Ta có \(\overrightarrow{CA}=(-6;3)\) nên có thể chọn \(\overrightarrow{n}_3=(1;2)\) là véc-tơ pháp tuyến của \(CA\). Mà \(C\) thuộc \(CA\) nên phương trình đường thẳng \(CA\)

\(1(x-3)+2(y+4)=0\Leftrightarrow x+2y+5=0.\)

\(\bullet\,\) Do \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\) nên \(\begin{cases}x_G=\displaystyle\frac{x_A+x_B+x_C}{3}=1\\y_G=\displaystyle\frac{y_A+y_B+y_C}{3}=0\end{cases}\Rightarrow G(1;0)\).

Đường cao \(AH\) qua \(A\) và vuông góc \(BC\) nên có phương trình là \(y+1=0\).

Đường cao \(CH\) qua \(C\) và vuông góc \(AB\) nên có phương trình đường cao \(CH\)\(x+y+1=0\).

Do \(H\) là giao điểm của \(AH\)\(CH\) nên toạ độ của \(H\) là nghiệm của hệ phương trình

\(\begin{cases}y+1=0\\x+y+1=0\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}x=0\\y=-1\end{cases}\Rightarrow H(0;-1).\)

Do \(I(a;b)\) là tâm đường tròn đi qua ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) nên

\begin{eqnarray*}&&IA^2=IB^2=IC^2\\ &\Leftrightarrow& \begin{cases}(-3-a)^2+(-1-b)^2=(3-a)^2+(5-b)^2\\(-3-a)^2+(-1-b)^2=(3-a)^2+(-4-b)^2\end{cases}\\ &\Leftrightarrow& \begin{cases}a+b-2=0\\4a-2b-5=0\end{cases}\\ &\Leftrightarrow& \begin{cases}a=\displaystyle\frac{3}{2}\\b=\displaystyle\frac{1}{2}.\end{cases}\end{eqnarray*}

Vậy \(I\left(\displaystyle\frac{3}{2};\displaystyle\frac{1}{2}\right)\).

\(\bullet\,\) Diện tích tam giác \(ABC\)\(S=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{d}(A,BC)\cdot BC=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot6\cdot9=27\).

}

Câu 9:

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho hai điểm \(F_1(-4;0)\)\(F_2(4;0)\).

\(\bullet\,\) Lập phương trình đường tròn có đường kính là \(F_1F_2\).

\(\bullet\,\) Tập hợp các điểm \(M\) trong mặt phẳng tọa độ thỏa mãn \(MF_1+MF_2=12\) là một đường conic \((E)\). Cho biết \((E)\) là đường conic nào và viết phương trình chính tắc của \((E)\).

\(\bullet\,\) Tập hợp các điểm \(M\) trong mặt phẳng tọa độ thỏa mãn \(\left|MF_1-MF_2\right|=4\) là một đường conic \((H)\). Cho biết \((H)\) là đường conic nào và viết phương trình chính tắc của \((H)\).

Image
Image

\(\bullet\,\) Do đường tròn nhận \(F_1F_2\) làm đường kính, nên nhận trung điểm \(O(0;0)\) của \(F_1F_2\) làm tâm và bán kính là \(R=OF_1=4\).

Suy ra phương trình đường tròn là \(x^2+y^2=16\).

\(\bullet\,\) Theo định nghĩa, đường conic \((E)\) là e-líp nhận hai tiêu điểm \(F_1(-4;0)\)\(F_2(4;0)\) suy ra \(c=4\).

Ta có \(MF_1+MF_2=2a=12\Rightarrow a=6\). Suy ra \(b^2=a^2-c^2=36-16=20\).

Vậy phương trình chinh tắc của elip \((E)\)\(\displaystyle\frac{x^2}{36}+\displaystyle\frac{y^2}{20}=1\).

\(\bullet\,\) Theo định nghĩa, đường conic \((H)\) là hypebol nhận hai tiêu điểm \(F_1(-4;0)\)\(F_2(4;0)\) suy ra \(c=4\).

Ta có: \(\left|M F_1-M F_2\right|=2 a=4\Rightarrow a=2\). Suy ra \(b^2=c^2-a^2=16-4=12\).

Vậy phương trình chính tắc của hypebol \((H)\)\(\displaystyle\frac{x^2}{4}-\displaystyle\frac{y^2}{12}=1\).

}

Câu 10:

Các phương trình dưới đây là phương trình chính tắc của đường nào? Khi đó, hãy tìm tiêu cự, tiêu điểm, đường chuẩn (nếu là đường parabol).

\(\bullet\,\) \(y^2=10x\).

\(\bullet\,\) \(x^2-y^2=1\).

\(\bullet\,\) \(\displaystyle\frac{x^2}{25}+\displaystyle\frac{y^2}{16}=1\).

Image
Image

\(\bullet\,\) Xét phương trình \(y^2=10x\).

Vì phương trình có dạng \(y^2=2px\) nên đây là phương trình đường parabol.

Ta có \(2p=10\Leftrightarrow p=5\). Do đó tham số tiêu \(p=5\).

Tiêu điểm \(F\left(\displaystyle\frac{5}{2};0\right)\). Đường chuẩn \(x=-\displaystyle\frac{5}{2}\).

\(\bullet\,\) Xét phương trình \(x^2-y^2=1\).

Phương trình có dạng \(\displaystyle\frac{x^2}{a^2} -\displaystyle\frac{y^2}{b^2}=1\) với \(a^2=b^2=1\).

Từ đó ta có \(c^2=a^2+b^2=2\Rightarrow c=\sqrt{2}\).

Tiêu điểm \(F_1\left(-\sqrt{2};0\right)\), \(F_2\left(\sqrt{2};0\right)\).

Tiêu cự \(F_1F_2=2c=2\sqrt{2}\).

\(\bullet\,\) Xét phương trình \(\displaystyle\frac{x^2}{25}+\displaystyle\frac{y^2}{16}=1\).

Phương trình có dạng \(\displaystyle\frac{x^2}{a^2} +\displaystyle\frac{y^2}{b^2}=1\) với \(a^2=25\); \(b^2=16\).

Từ đó ta có \(c^2=a^2-b^2=9\Rightarrow c=3\).

Tiêu điểm \(F_1\left(-3;0\right)\), \(F_2\left(3;0\right)\).

Tiêu cự \(F_1F_2=2c=6\).

}

Câu 11:

Cho elip \((E)\) có phương trình \(\displaystyle\frac{x^2}{25}+\displaystyle\frac{y^2}{9}=1\). Tìm tọa độ các điểm \(M\) thuộc \((E)\) nhìn hai tiêu điểm của \((E)\) dưới một góc vuông.

Image
Image

Từ phương trình chính tắc, ta suy ra \(a=5\), \(b=3\). Từ đó suy ra \(c=4\).

Hai tiêu điểm \(F_1(-4;0)\), \(F_2(4;0)\).

Do \(M\) nhìn hai tiêu điểm dưới một góc vuông nên \(M\) nằm trên đường tròn \(\left(\mathscr{C}\right)\) đường kính \(F_1F_2\). Phương trình của \(\left(\mathscr{C}\right)\)\(x^2+y^2=16\). Khi đó, tọa độ \(M\) là nghiệm của hệ phương trình

\(\begin{cases}\displaystyle\frac{x^2}{25}+\displaystyle\frac{y^2}{9}=1\\x^2+y^2=16.\end{cases}\)

Giải hệ trên, ta tìm được bốn điểm \(M\) thỏa mãn là \(M\left(\pm \displaystyle\frac{5\sqrt{7}}{4};\pm \displaystyle\frac{9}{4}\right)\).

}

Câu 12:

Lập phương trình chính tắc của parabol \((P)\), biết \((P)\) đi qua điểm \(A(2;4)\). Khi đó hãy tìm điểm \(M\) thuộc \((P)\) và cách tiêu điểm của \((P)\) một khoảng bằng \(5\).

Image
Image

Phương trình chính tắc của \((P)\) có dạng \(y^2=2px\).

Do \((P)\) đi qua điểm \(A(2;4)\) nên ta có phương trình \(16=2p\cdot 2\Leftrightarrow p=4\). Vậy phương trình chính tắc của \((P)\)\(y^2=8x\).

Tiêu điểm \(F(2;0)\). Phương trình đường chuẩn \(\Delta \colon x+2=0\).

Gọi \(M(x;y)\) là điểm thuộc \((P)\) với \(x\geq 0\). Khi đó

\(MF=\mathrm{d}\left(M,\Delta\right)\Leftrightarrow 5=|x+2|\Leftrightarrow x=3.\)

Thay \(x=3\) vào phương trình của \((P)\), ta có \(y^2=24\Leftrightarrow y=\pm 2\sqrt{6}\).

Vậy có hai điểm \(M\)\(M\left(3;\pm 2\sqrt{6}\right)\).

}

Câu 13:

Một phòng thì thầm (Whispering gallery) với mặt cắt ngang là một hình bán elip với chiều cao \(24\) feet và chiều rộng \(80\) feet. Một âm thanh được phát ra từ một tiêu điểm của phòng có thể được nghe thấy tại tiêu điểm còn lại. Hỏi hai người nói thầm qua lại với nhau thì sẽ cách trung tâm của phòng bao nhiêu mét? Theo đơn vị đo lường quốc tế, \(1\) feet \(=0{,}3048\) m.

Image
Image

Gọi phương trình chính tắc của đường elip là \(\displaystyle\frac{x^2}{a^2}+\displaystyle\frac{y^2}{b^2}=1\).

Theo giả thiết ta có \(\begin{cases}2a=80\\b=24\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}a=40\\b=24\end{cases}\Rightarrow c=\sqrt{40^2-24^2}=32\).

Vậy nếu hai người nói chuyện thì thầm với nhau thì cách trung tâm phòng \(32\) feet \(=9{,}7536\) m.

}