Câu 1:
Tìm họ nguyên hàm của các hàm số sau
a) \(f(x)=x^{2}+\displaystyle\frac{2}{x^{2}}\)
b) \(f(x)=\sin^{2}\displaystyle\frac{x}{2}+3^{2x}\)
c) \(f(x)=\sqrt{3x}-\displaystyle\frac{4}{\sin^{2}x}\).
a) \(\displaystyle\int f(x)\mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\left(x^{2}+\displaystyle\frac{2}{x^{2}}\right)\mathrm{d}x=\displaystyle\frac{x^3}{3}-\displaystyle\frac{2}{x}+C\).
b) \(\begin{aligned}[t]\displaystyle\int f(x)\mathrm{\,d}x &=\displaystyle\int\left(\sin^{2}\displaystyle\frac{x}{2}+3^{2x}\right)\mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\left(\displaystyle\frac{1-\cos x}{2}+3^{2x}\right)\mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\left(\displaystyle\frac{1-\cos x}{2}+3^{2x}\right)\mathrm{\,d}x\\ &=\displaystyle\frac{x}{2}-\displaystyle\frac{\sin x}{2}+\displaystyle\frac{1}{2}\cdot\displaystyle\frac{3^{2x}}{\ln 3}+C.\end{aligned}\)
c) \(\begin{aligned}[t]\displaystyle\int f(x)\mathrm{\,d}x&=\displaystyle\int \left( \sqrt{3x}-\displaystyle\frac{4}{\sin^{2}x}\right) \mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\left(3x\right)^{\frac{1}{2}}\mathrm{\,d}x-\displaystyle\int\displaystyle\frac{4}{\sin^{2}x}\mathrm{\,d}x\\&=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot\displaystyle\frac{1}{\frac{1}{2}+1}\cdot\left(3x\right)^{\frac{1}{2}+1}+4\cot x+C=\displaystyle\frac{2}{9}\cdot\left(3x\right)^{\frac{3}{2}}+4\cot x+C.\end{aligned}\)
Câu 2:
Tìm
a) \(\displaystyle\int2x(x^3-x+2)\mathrm{d}x\,\);
b) \(\displaystyle\int\left(2x+\displaystyle\frac1{x^3}\right)\mathrm{d}x\,\);
c) \(\displaystyle\int(3+2\tan^2x)\mathrm{d}x\,\);
d) \(\displaystyle\int(1-3\cot^2x)\mathrm{d}x\,\);
e) \(\displaystyle\int(\sin x+2^{-x+1})\mathrm{d}x\,\);
f) \(\displaystyle\int(2\cdot6^{2x}-\mathrm{e}^{-x+1})\mathrm{d}x\,\).
a) \(\displaystyle\int2x(x^3-x+2)\mathrm{d}x\,=\displaystyle\int(2x^4-2x^2+4x)\mathrm{d}x\,=\displaystyle\frac25x^5-\displaystyle\frac23x^3+2x^2+C\).
b) \(\displaystyle\int\left(2x+\displaystyle\frac1{x^3}\right)\mathrm{d}x\,=\displaystyle\int(2x+x^{-3})\mathrm{d}x\,=x^2-\displaystyle\frac1{2x^2}+C\);
c) \(\displaystyle\int(3+2\tan^2x)\mathrm{d}x\,=\displaystyle\int\left[3+2\left(\displaystyle\frac1{\cos^2x}-1\right)\right]\mathrm{d}x\,=\displaystyle\int\left(1+2\cdot\displaystyle\frac1{\cos^2x}\right)\mathrm{d}x\,=x+2\tan x+C\);
d) \(\displaystyle\int(1-3\cot^2x)\mathrm{d}x\,=\displaystyle\int\left[1-3\left(\displaystyle\frac1{\sin^2x}-1\right)\right]\mathrm{d}x\,=\displaystyle\int\left(4-3\cdot\displaystyle\frac1{\sin^2x}\right)\mathrm{d}x\,=4x+3\cot x+C\);
e) \(\displaystyle\int(\sin x+2^{-x+1})\mathrm{d}x\,=-\cos x-\displaystyle\frac{2^{-x+1}}{\ln2}+C\);
f) \(\displaystyle\int(2\cdot6^{2x}-\mathrm{e}^{-x+1})\mathrm{d}x\,=2\cdot\displaystyle\frac{6^{2x}}{2\ln6}-\displaystyle\frac{\mathrm{e}^{-x+1}}{-1}+C=\displaystyle\frac{6^{2x}}{\ln6}+\mathrm{e}^{-x+1}+C\).
Câu 3:
Tính các tích phân sau:
a) \(\displaystyle \int\limits_{0}^{\frac{\pi}{2}} (\cos x - \sin x)\mathrm{\,d}x\).
b) \( \displaystyle \int\limits_{\frac{\pi}{6}}^{\frac{\pi}{4}} \frac{\mathrm{\,d}x}{\sin^2 x}\).
c) \(\displaystyle \int\limits_{1}^{16} \displaystyle\frac{x-1}{\sqrt{x}}\mathrm{\,d}x\).
a) \(\displaystyle \int\limits_{0}^{\frac{\pi}{2}} (\cos x - \sin x)\mathrm{\,d}x= \left( \sin x + \cos x\right) \bigg|^{\displaystyle\frac{\pi}{2}}_{0} = 0\).
b) \(\displaystyle \int\limits_{\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{6}} \displaystyle\frac{\mathrm{\,d}x}{\sin^2 x} = -\cot x \bigg|^{\frac{\pi}{4}}_{\frac{\pi}{6}} = -1 +\sqrt{3}\).
c) \(\displaystyle \int\limits_{1}^{16} \displaystyle\frac{x-1}{\sqrt{x}}\mathrm{\,d}x =\displaystyle \int\limits_{1}^{16} \left( \sqrt{x} - \displaystyle\frac{1}{\sqrt{x}}\right) = \left(\displaystyle\frac{2}{3}x\sqrt{x} -2\sqrt{x}\right)\bigg|^{16}_{1} = 36 \).
Câu 4:
Tính
a) \(\displaystyle\int\limits_{0}^{2 \pi}(2 x+\cos x)\mathrm{\,d}x\).
b) \(\displaystyle\int\limits_{0}^{\frac{\pi}{2}}\left(e^{x}-2 \cos x\right)\mathrm{\,d}x\).
c) \(\displaystyle\int\limits_{1}^{4}\left(2^{x}-\displaystyle\frac{3}{x^{2}}\right)\mathrm{\,d}x\).
a) \(\displaystyle\int\limits_{0}^{2 \pi}(2 x+\cos x)\mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\limits_{0}^{2 \pi}2x\mathrm{\,d}x + \displaystyle\int\limits_{0}^{2 \pi}\cos x\mathrm{\,d}x=x^2 \Big|_0^{2\pi}+\sin x\Big|_0^{2\pi}=2\pi.\)
b) \(\displaystyle\int\limits_{0}^{\tfrac{\pi}{2}}\left(e^{x}-2 \cos x\right)\mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\limits_{0}^{\tfrac{\pi}{2}} e^{x}\mathrm{\,d}x-2 \displaystyle\int\limits_{0}^{\tfrac{\pi}{2}} \cos x\mathrm{\,d}x\) \(=\left.e^{x}\right|_{0} ^{\tfrac{\pi}{2}}-\left.2 \sin x\right|_{0} ^{\tfrac{\pi}{2}}=e^{\tfrac{\pi}{2}}-3\).
c) \(\displaystyle\int\limits_{1}^{4}\left(2^{x}-\displaystyle\frac{3}{x^{2}}\right) \mathrm{\,d} x=\displaystyle\int\limits_{1}^{4} 2^{x} \mathrm{~d} x-3 \displaystyle\int\limits_{1}^{4} x^{-2} \mathrm{~d} x=\left.\displaystyle\frac{2^{x}}{\ln 2}\right|_{1} ^{4}+\left.3 \cdot \displaystyle\frac{1}{x}\right|_{1} ^{4}=\displaystyle\frac{15}{\ln 2}-\displaystyle\frac{9}{4}\).
Câu 5:
Tính
a) \(\displaystyle\int\limits_{0}^{3}(3 x-1)^{2}\mathrm{\,d}x\);
b) \(\displaystyle\int\limits_{0}^{\tfrac{\pi}{2}}(1+\sin x)\mathrm{\,d}x\);
c) \(\displaystyle\int\limits_{0}^{1}\left(e^{2 x}+3 x^{2}\right)\mathrm{\,d}x\);
d) \(\displaystyle\int\limits_{-1}^{2}|2 x+1|\mathrm{\,d}x\).
a) \(\displaystyle\int\limits_{0}^{3}\left(9x^2-6x+1\right)\mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\limits_0^3 9 x^2 \mathrm{\,d}x-\displaystyle\int\limits_0^3 6 x \mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_0^3 1 \mathrm{\,d}x=3x^3\Big|_0^3-3x^2\Big|_0^3+x\Big|_0^3=57.\)
b) \(\displaystyle\int\limits_{0}^{\tfrac{\pi}{2}}(1+\sin x)\mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\limits_{0}^{\tfrac{\pi}{2}}\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_{0}^{\tfrac{\pi}{2}}\sin x\mathrm{\,d}x=x\Big|_0^{\tfrac{\pi}{2}}-\cos x\Big|_0^{\tfrac{\pi}{2}}=\displaystyle\frac{\pi}{2}+1.\)
c) \(\displaystyle\int\limits_{0}^{1}\left(e^{2 x}+3 x^{2}\right)\mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\limits_{0}^{1}e^{2x}\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_{0}^{1}3x^2\mathrm{\,d}x=\displaystyle\frac{1}{2}e^{2x}\Big|_0^1+x^3\Big|_0^1=\displaystyle\frac{1}{2}\left(e^2-1\right)+(1-0)=\displaystyle\frac{1}{2}e^2+\displaystyle\frac{1}{2}\).
d) \(\displaystyle\int\limits_{-1}^{2}|2 x+1|\mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\limits_{-1}^{-\frac{1}{2}}(2x+1)\mathrm{\,d}x+\displaystyle\int\limits_{-\frac{1}{2}}^{2}(2x+1)\mathrm{\,d}x=\displaystyle\frac{13}{2}\).
Câu 6:
Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường sau:
a) \(y=e^{x}\), \(y=0\), \(x=0\), \(x=2\);
b) \(y=2 x^{2}\), \(y=-1\), \(x=0\), \(x=1\);
c) \(y=x^{2}-4\), \(y=2 x-4\), \(x=0\), \(x=2\).
a) Diện tích hình phẳng là
\[S=\int\limits_0^2 e^x\mathrm{\,d}x=e^x\Big|_0^2=e^2-e^0=e^2-1.\]
b) Diện tích hình phẳng là
\(S=\int\limits_0^1\left|2x^2-(-1)\right|\mathrm{\,d}x=\int\limits_0^1\left(2x^2+1\right)\mathrm{\,d}x=\left.\left(\displaystyle\frac{2x^3}{3}+x\right) \right|_0^1=\displaystyle\frac{5}{3}.\)
c) Diện tích hình phẳng là
\begin{eqnarray*}S&=&\int\limits_0^2\left|x^2-4-2x+4\right|\mathrm{\,d}x=\int\limits_0^2\left|x^2-2x\right|\mathrm{\,d}x\\&=&\int\limits_0^2\left(-x^2+2x\right)\mathrm{\,d}x=\left.\left(-\displaystyle\frac{x^3}{3}+x^2\right) \right|_0^2\\&=&\displaystyle\frac{4}{3}.\end{eqnarray*}
Câu 7:
Tính diện tích của hình phẳng giới hạn bởi các đường
a) \(y=e^x\), \(y=x^2-1\), \(x=-1\), \(x=1\).
b) \(y=9-x^2\), \(y=2x^2\), \(x=-\sqrt{3}\), \(x=\sqrt{3}\).
c) \(y=\sqrt{x}\), \(y=x^2\), \(x=0\), \(x=1\).
a) Diện tích hình phẳng cần tính là
\begin{eqnarray*}S&=&\displaystyle\int\limits_{-1}^{1} \left|e^x-(x^2-1)\right| \mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\limits_{-1}^{1}\left(e^x-x^2+1\right)\mathrm{\,d}x\\ &=&\left(e^x-\displaystyle\frac{x^3}{3}+x\right)\bigg|_{-1}^1=e-\displaystyle\frac{1}{e}+\displaystyle\frac{4}{3}.\end{eqnarray*}
b) Diện tích hình phẳng cần tính là
\begin{eqnarray*}S&=&\displaystyle\int\limits_{\displaystyle\frac{\pi}{2}}^{\pi} \left|\sin x-x\right| \mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\limits_{\displaystyle\frac{\pi}{2}}^{\pi}\left(x-\sin x\right)\mathrm{\,d}x\\&=&\left(\displaystyle\frac{x^2}{2}+\cos x\right)\bigg|_{\displaystyle\frac{\pi}{2}}^{\pi}=\displaystyle\frac{3\pi^2}{8}-1.\end{eqnarray*}
c) Diện tích hình phẳng cần tính là
\begin{eqnarray*}S&=&\displaystyle\int\limits_{-\sqrt{3}}^{\sqrt{3}} \left|(9-x^2)-2x^2\right| \mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\limits_{-\sqrt{3}}^{\sqrt{3}}\left|9-3x^2\right|\mathrm{\,d}x\\&=&\displaystyle\int\limits_{-\sqrt{3}}^{\sqrt{3}}\left(9-3x^2\right)\mathrm{\,d}x\\&=&\left(9x-x^3\right)\bigg|_{-\sqrt{3}}^{\sqrt{3}}=12\sqrt{3}.\end{eqnarray*}
d) Diện tích hình phẳng cần tính là
\begin{eqnarray*}S&=&\displaystyle\int\limits_{0}^{1} \left|\sqrt{x}-x^2\right| \mathrm{\,d}x=\displaystyle\int\limits_{0}^{1}\left(\sqrt{x}-x^2\right)\mathrm{\,d}x\\&=&\left(\displaystyle\frac{2}{3}x^{\tfrac{3}{2}}-\displaystyle\frac{x^3}{3}\right)\bigg|_{0}^1=\displaystyle\frac{1}{3}.\end{eqnarray*}
Câu 8:
Mặt cắt của một của hầm có dạng là hình phẳng giới hạn bởi một parabol và đường thẳng nằm ngang như hình bên. Tính diện tích của cửa hầm.
Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ.
Gọi đồ thị hàm số của parabol có dạng \(y=ax^2+bx+c\) \((a\neq 0)\).
Vì đồ thị hàm số có trục đối xứng là trục \(Oy\) nên ta có: \(-\displaystyle\frac{b}{2a}=0\Rightarrow b=0\).
Vì đồ thị hàm số đi qua điểm \((0;6)\) nên ta có: \(c=6\).
Vì đồ thị hàm số đi qua điểm \((3;0)\) nên ta có: \(a\cdot3^2+6=0\Rightarrow a=-\displaystyle\frac{2}{3}\).
Vậy \(y=-\displaystyle\frac{2}{3}x^2+6\).
Diện tích của cửa hầm là diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=-\displaystyle\frac{2}{3}x^2+6\), trục hoành và hai đường thẳng \(x=-3, x=3\).
Vậy
\begin{align*}S&=\displaystyle\int\limits_{-3}^{3} \left|-\displaystyle\frac{2}{3}x^2+6\right|\mathrm{\,d}x\\&=\left|\displaystyle\int\limits_{-3}^{3} (-\displaystyle\frac{2}{3}x^2+6)\mathrm{\,d}x\right|\\&=\left|\left(-\displaystyle\frac{2x^3}{9}+6x\right)\bigg|_{-3}^{3}\right|\\&=\left|24\right|\\&=24.\end{align*}
Câu 9:
Tính thể tích của khối tròn xoay sinh ra khi quay hình phẳng giới hạn bởi các đường sau xung quanh truc \(Ox\colon\)\(y=2x-x^2\), \(y=0\), \(x=0\), \(x=2\).
Thể tích của khối tròn xoay là
\(V=\pi \displaystyle\int_0^2 \left(2x-x^2 \right)^2 \mathrm{\,d} x= \pi \displaystyle\int_0^2 \left(x^4-4x^3+4x^2\right) \mathrm{\,d} x=\left.\pi\left(\displaystyle\frac{x^5}{5}-x^4+\displaystyle\frac{4}{3}x^3\right)\right|_0^2=\displaystyle\frac{16}{15}\pi.\)
Câu 10:
Cho hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(f(x)=x\), trục hoành và hai đường thẳng \(x=1\), \(x=2\). Tính thể tích khối tròn xoay tạo thành khi cho hình phẳng đó quay quanh trục \(Ox\).
Thể tích khối tròn xoay là
\begin{align*}V=\pi \displaystyle\int\limits_{1}^{2} x^2 \mathrm{\,d}x=\pi \displaystyle\frac{x^3}{3}\bigg|_1^2=\pi \left(\displaystyle\frac{8}{3}-\displaystyle\frac{1}{3}\right)=\displaystyle\frac{7\pi}{3}.\end{align*}
Câu 11:
Tại một lễ hội dân gian, tốc độ thay đổi lượng khách tham dự được biểu diễn bằng hàm số \(B'(t)=20t^3-300t^2+1\,000t\), trong đó \(t\) tính bằng giờ (\(0\le t\le15\)), \(B'(t)\) tính bằng khách/giờ. Sau một giờ, \(500\) người đã có mặt tại lễ hội.
a) Viết công thức hàm số \(B(t)\) biểu diễn số lượng khách tham dự lễ hội với \(0\le t\le15\).
b) Sau \(3\) giờ sẽ có bao nhiêu khách tham dự lễ hội?
c) Số lượng khách tham dự lễ hội lớn nhất là bao nhiêu?
d) Tại thời điểm nào thì tốc độ thay đổi lượng khách tham dự lễ hội là lớn nhất?
a) Công thức hàm số biểu diễn số lượng khách tham dự lễ hội với \(0\le t\le15\) là
\(B(t)=\displaystyle\int B'(t)\mathrm{\,d}t=\displaystyle\int(20t^3-300t^2+1\,000t)\mathrm{\,d}t=5t^4-100t^3+500t^2+C.\)
Vì \(B(1)=500\) nên \(5\cdot1^4-100\cdot1^3+500\cdot1^2+C=500\Leftrightarrow C=95\).
Vậy \(B(t)=5t^4-100t^3+500t^2+95\).
b) Sau \(3\) giờ số khách tham dự lễ hội là \(B(3)=2\,300\) (khách).
c) Ta có \(B'(t)=0\Leftrightarrow t=0\); \(t=10\) hoặc \(t=5.\)
Vì \(B(0)=95\); \(B(5)=3\,220\); \(B(10)=95\); \(B(15)=28\,220\) nên số lượng khách tham dự lễ hội lớn nhất là \(28\,220\) (khách).
d) Ta có \(B''(t)=60t^2-600t+1\,000=0\Leftrightarrow t=\displaystyle\frac{15\pm5\sqrt3}3\).
Vì \(B'(0)=0\); \(B'(15)=15\,000\); \(B'\left(\displaystyle\frac{15+5\sqrt3}3\right)\approx-962\); \(B'\left(\displaystyle\frac{15-5\sqrt3}3\right)\approx962\) nên tại thời điểm \(15\) giờ sau khi khai tiệc thì tốc độ thay đổi lượng khách tham dự lễ hội là lớn nhất.
Câu 12:
Đối với các dự án xây dựng, chi phí nhân công lao động được tính theo số ngày công. Gọi \(m(t)\) là số lượng công nhân được sử dụng ở ngày thứ \(t\) (kể từ khi khởi công dự án). Gọi \(M(t)\) là số ngày công được tính đến hết ngày thứ \(t\) (kể từ khi khởi công dự án). Trong kinh tế xây dựng, người ta đã biết rằng \(M'(t)=m(t)\). Một công trình xây dựng dự kiến hoàn thành trong \(400\) ngày. Số lượng công nhân được sử dụng cho bởi hàm số \(m(t)=800-2t,\) trong đó \(t\) tính theo ngày \((0\le t\le400)\), \(m(t)\) tính theo người. Đơn giá cho một ngày công lao động là \(400\,000\) đồng. Tính chi phí nhân công lao động của công trình đó (cho đến lúc hoàn thành).
Ta có \(M(t)=\displaystyle\int m(t)\mathrm{\,d}t=\displaystyle\int(800-2t)\mathrm{\,d}t=800t-t^2+C\).
Vì \(M(0)=0\) nên \(C=0\), khi đó \(M(t)=800t-t^2\).
Chi phí nhân công lao động của công trình đó là
\(M(400)\cdot400\,000=160\,000\cdot400\,000=64\,000\,000\) (đồng) \(= 64\) (triệu đồng).
Câu 13:
Một chất điểm đang chuyển động với tốc độ \(v_0=1\) m/s thì tăng tốc với giá tốc không đổi \(a = 3\) m/s\(^2\). Hỏi tốc độ của chất điểm là bao nhieu sau \(10\) giây kể từ khi bắt đầu tăng tốc?
Vì \(a(t)=v'(t)\) nên
\(v(t)= \displaystyle \int a(t) \mathrm{d}t=\displaystyle \int 3 \mathrm{d}t=3t+C\).
Ta có: \(v_0=1\) nên \(3.0+C=1\) hay \(C=1\). Vậy \(v(t)=3t+1 \text{ m/s}\)
Vậy tốc độ của chất điểm sau \(10\) giây kể từ khi bắt đầu tăng tốc là \(v(10)=3.10+1=31\) m/s.
Câu 14:
Tốc độ tăng dân số của một thành phố trong một năm được ước lượng bởi công thức
\(P'(t)=20.(1,106)^t\) với \(0 \leq t \leq 7\), trong đó \(t\) là thời gian tính theo năm và \(t=0\) ứng với đầu năm \(2015\), \(P(t)\) là dân số của thành phố tính theo nghìn người. Cho biết dân số của thành phố đầu năm \(2015\) là \(1008\) nghìn người.
a) Tính dân số của thành phố ở thời điểm đầu năm \(2020\) (làm tròn đến nghìn người).
b) Tính tốc độ tăng dân số trung bình hằng năm của thành phố trong giai đoạn từ đầu năm \(2015\) đến đầu năm \(2020\).
Ta có \(P(t)=\displaystyle \int P'(t) \mathrm{d}t=\displaystyle \int 20.(1,106)^t \mathrm{d}t=20.\displaystyle\frac{1,106^t}{\ln{1,106}}+C\)
Vì dân số thành phố đầu năm \(2015\text{ }(t=0)\) là \(1008\) nghìn người nên
\(20.\displaystyle\frac{1,106^0}{\ln{1,106}}+C=1008\) hay \(C \approx 810\)
Vậy \(P(t)=20.\displaystyle\frac{1,106^t}{\ln{1,106}}+810\)
a) Dân số của thành phố ở thời điểm đầu năm \(2020 \text{ } (t=5)\) là
\(P(5)=20.\displaystyle\frac{1,106^5}{\ln{1,106}}+810 \approx 1139\) (nghìn người).
b) Tốc độ tăng dân số trung bình hằng năm của thành phố trong giai đoạn từ đầu năm \(2015\) đến đầu năm \(2020\) là
\(\displaystyle\frac{1139-1008}{5}=26,2\) (nghìn người).
Câu 15:
Trọng lực của Trái Đất tác dụng lên một vệ tinh trong quá trình vệ tinh này được phóng lên từ mặt đất tới vị trí cách tâm Trái Đất \(r\) (m) xác định bởi công thức \(F(r)=G\displaystyle\frac{Mm}{r^{2}}\), trong đó \(M=6\cdot10^{24}\) kg là khối lượng Trái Đất, \(m\) (kg) là khối lượng vệ tinh và \(G=6{,}67\cdot10^{-11}\) Nm\(^2\)/kg\(^2\) là hằng số hấp dẫn. Trọng lực này sinh công \(W=\displaystyle\int_{a}^{b}F(h)\mathrm{\,d}h~(J)\) khi vệ tinh thay đổi từ vị trí cách tâm Trái Đất \(a\) (m) lên vị trí cách tâm Trái Đất \(b\) (m). Tính công tối thiểu để phóng một vệ tinh nặng \(m=1000\) kg từ mặt đất lên độ cao \(35\,780\) km so với mặt đất, biết bán kính Trái Đất là \(6\,370\) km.
Công tối thiểu để phóng một vệ tinh nặng \(m=1000\) kg từ mặt đất lên độ cao \(35\,780\) km so với mặt đất là
\(W=\displaystyle\int_{6370000}^{42150000}F(h)\mathrm{\,d}h =\displaystyle\int_{6370000}^{42150000}6{,}67\cdot10^{-11}\cdot\displaystyle\frac{6\cdot10^{24}\cdot1000}{42150000^{2}}\mathrm{\,d}h=8\,059\,762\,837\) (J).
Câu 16:
Một bồn chứa nước bắt đầu bị rỉ từ đáy. Tốc độ nước chảy ra từ đáy bồn tại thời điểm \(t\) phút được cho bởi hàm số \(V^{\prime}(t)=200-4t\) (lít/phút) với \(0 \leq t \leq 50\) và \(V(t)\) là hàm số cho biết thể tích nước trong bồn tại thời điểm \(t\). Tính lượng nước chảy ra khỏi bồn trong \(10\) phút đầu từ khi bồn bị rỉ nước.
Lượng nước chảy ra khỏi bồn trong \(10\) phút đầu từ khi bồn bị rỉ nước là
\(\displaystyle\int_{0}^{10}V^{\prime}(t)\mathrm{\,d}t=\displaystyle\int_{0}^{10}\left(200-4t\right) \mathrm{\,d}t=1800\) (lít).
Câu 17:
Trong kinh tế, nếu hàm số \(C(x)\) là tổng chi phí khi sản xuất \(x\) đơn vị hàng hoá nào đó thì tốc độ thay đổi tức thời của chi phí theo số lượng sản phẩm được sản xuất \(C^{\prime}(x)\) được gọi là chi phí biên. Chi phí biên \(C^{\prime}(n)\) là chi phí gia tăng để sản xuất thêm \(1\) sản phẩm từ \(n\) sản phẩm lên \(n+1\) sản phẩm. Giả sử chi phí biên khi sản xuất \(x\) sản phẩm của một công ty là \(C^{\prime}(x)=2x+80\) (USD/sản phẩm) thì tổng chi phí sản xuất tăng lên bao nhiêu nếu sản phẩm sản xuất ra tăng từ \(40\) sản phẩm lên \(50\) sản phẩm?
Tổng chi phí sản xuất tăng lên nếu sản phẩm sản xuất ra tăng từ \(40\) sản phẩm lên \(50\) sản phẩm là
\(\displaystyle \int_{40}^{50}C^{\prime}(x) \mathrm{\,d}x=\displaystyle \int_{40}^{50}\left( 2x+80\right)\mathrm{\,d}x=1700\) (USD).
Câu 18:
Tốc độ tăng cân nặng của một bé gái trong độ tuổi từ \(0\) đến \(36\) tháng được ước tính bởi hàm số \(f^{\prime}(t)=0{,}00093t^{2}-0{,}04792t+0{,}76806\) (kg/tháng) với \(f(t)\) là cân nặng của bé gái lúc \(t\) tháng tuổi. Hãy ước tính cân nặng của một bé gái \(5\) tháng tuổi, biết cân nặng trung bình của một bé gái khi mới sinh là \(3{,}3\) kg.
Cân nặng của một bé gái \(5\) tháng tuổi là
\(\displaystyle\int_{0}^{5}f^{\prime}(t)\mathrm{\,d}t=\displaystyle\int_{0}^{5}\left( 0{,}00093t^{2}-0{,}04792t+0{,}76806\right) \mathrm{\,d}t+3{,}3=6{,}58005\) (kg).
Câu 19:
Giả sử vận tốc \(v\) của dòng máu ở khoảng cách \(r\) từ tâm của động mạch bán kính \(R\) không đổi, có thể được mô hình hoá bởi công thức \(v=k\left(R^{2}-r^{2}\right)\), trong đó \(k\) là một hằng số. Tìm vận tốc trung bình (đối với \(r\)) của động mạch trong khoảng \(0 \leq r \leq R\). So sánh vận tốc trung bình với vận tốc lớn nhất.
Vận tốc trung bình của động mạch trong khoảng \(0\leq r\leq R\) là
\(v_{tb}=\displaystyle\frac{1}{R}\int\limits_{0}^R k(R^2-r^2)\mathrm{\,d}r=\displaystyle\frac{k}{R}\left(R^2r-\displaystyle\frac{1}{3}r^3\right)\Big|_0^R=\displaystyle\frac{2}{3}kR^2.\)
Ta có \(v\) lớn nhất khi \(r=0\), tức là \(v_{\max}=kR^2\), đó đó \(v_{tb}=\displaystyle\frac{2}{3}v_{\max}\).
Câu 20:
Một viên đạn được bắn lên từ mặt đất theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là \(30\) m/s. Gia tốc trọng trường là \(9{,}8 \) m/s\(^2\). Tìm vận tốc của viên đạn ở thời điểm \(2\) giây.
Ta có gia tốc của viên đạn là \(a(t)= -9{,}8t\).
Vận tốc của viên đạn là \(v(t) = \displaystyle \int a(t)dt = \displaystyle \int \left(-9{,}8t\right)dt = -\displaystyle\frac{9{,}8}{2}t^2 +C\).
Vận tốc thời điểm ban đầu của viên đạn là \(30\) (m/s) ta có \(v(0) = 30 \Leftrightarrow C = 30\).
Suy ra \(v(t) = -\displaystyle\frac{9{,}8}{2}t^2 + 30\).
Vậy vận tốc của viên đạn ở thời điểm \(2\) (s) là \(v(2)= 10{,}4\) (m/s).
Câu 21:
Cho \((D)\) là hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=\sqrt{4-x}\) (\(x\le 4\)), trục tung và trục hoành. Tính thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay \((D)\) quanh trục \(Ox\).
Thể tích cần tìm là
\(V=\pi\displaystyle\int\limits_{0}^{4} f^2(x)\mathrm{\,d}x=\pi\displaystyle\int\limits_{0}^{4} \left(4-x\right) \mathrm{\,d}x=\pi\left(4x-\displaystyle\frac{x^2}{2}\right)\bigg|_{0}^{4}=8\pi\).
Câu 22:
Một thùng rượu vang có dạng khối tròn xoay với bán kính mặt đáy và mặt ở trên là \(33\) cm, bán kính mặt cắt ở chính giữa thùng là \(43\) cm. Chiều cao của thùng rượu là \(112\) cm, bao gồm phần thân thùng rượu, hai đế đỡ thùng rượu (mỗi đế cao \(3\) cm ) và thùng rượu được ghép từ các thanh gỗ sồi với độ dày mỗi thanh gỗ là \(3\) cm (Hình a). Hình b mô phỏng phần bên trong thùng rượu có dạng một khối tròn xoay tạo thành khi quay một phần của parabol \((P)\colon y=a x^{2}+bx+c\) quanh trục hoành.
a) Tìm \(a\), \(b\), \(c\).
b) Hỏi thùng rượu đó chứa được tối đa bao nhiêu lít rượu (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)?
a) Parabol \((P)\) có đỉnh \(B(0;40)\) nên \(b=0\), \(c=40\). Mặt khác \((P)\) đi qua \(C(50;30)\) nên suy ra
\(30=a\cdot 50^2+0\cdot 50+40\Leftrightarrow 2500 a=-10\Leftrightarrow a=-\displaystyle\frac{1}{250}.\)
Vậy \(a=-\displaystyle\frac{1}{250}\), \(b=0\), \(c=40\).
b) Thể tích thùng rượu (tính bằng đơn vị \(\mathrm{cm}^3\)) bằng thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay quanh \(Ox\) hình phẳng giới hạn bởi \((P)\), trục \(Ox\) và hai đường thẳng \(x=-50\), \(x=50\). Vậy số lít rượu tối đa mà thùng rượu chứa được là
\(V=\displaystyle\frac{1}{1000}\cdot \pi \int\limits_{-50}^{50} \left(-\displaystyle\frac{1}{250}x^2+40\right)^2\,\mathrm{d}x=\displaystyle\frac{406\pi}{3}\approx 425{,}16\quad (\text{lít}).\)