ÔN TẬP CHƯƠNG II

Câu 1:

Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\)\(AB=2\), \(AD=3\)\(AA'=4\). Tính độ dài của các véc-tơ \(\overrightarrow{BB'}, \overrightarrow{BD}\)\(\overrightarrow{BD'}\).

Ta có \(\left| \overrightarrow{BB'}\right|=BB'=AA'=4\).

\(\left| \overrightarrow{BD}\right|=BD=\sqrt{AB^2+AD^2}=\sqrt{2^2+3^2}=\sqrt{13}.\)

\(\left| \overrightarrow{BD'}\right|=BD'=\sqrt{BA^2+BC^2+BB'^2}'=\sqrt{2^2+3^2+4^2}=\sqrt{29}\).

Image

Câu 2:

Cho hình hộp \(A B C D.A' B' C' D'\). Chứng minh rằng \(\overrightarrow{B C}+\overrightarrow{D C}+\overrightarrow{A A'}=\overrightarrow{A C'}\).

Vì tứ giác \(A B C D\) là hình bình hành nên \(\overrightarrow{B C}=\overrightarrow{A D}\)\(\overrightarrow{D C}=\overrightarrow{A B}\). Áp dụng quy tắc hình hộp suy ra \(\overrightarrow{B C}+\overrightarrow{D C}+\overrightarrow{A A'}=\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{A B}+\overrightarrow{A A'}=\overrightarrow{A C'}\).

Câu 3:

Cho tứ diện \(ABCD\)\(AB = 2a\), \(CD = 2a\sqrt3\). Hai điểm \(M\)\(N\) theo thứ tự là trung điểm của \(AD\)\(BC\). Biết rằng \(MN= a\sqrt7\), hãy tính góc giữa hai véc-tơ \(\overrightarrow{AB}\)\(\overrightarrow{CD}\).

Image

Ta có \(2 \overrightarrow{MN}= \overrightarrow{AB}+ \overrightarrow{DC}\).

Do đó

\begin{align*}4MN^2=\ & \left(\overrightarrow{AB}+ \overrightarrow{DC}\right)^2\\ =\ & \overrightarrow{AB}^2+ \overrightarrow{DC}^2+ 2\overrightarrow{AB}\cdot \overrightarrow{DC}\\ \Rightarrow\ &4\cdot 7a^2 &=& 4a^2+12a^2+2\cdot 2a\cdot 2a\sqrt3 \cdot\cos \left(\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{DC}\right)\\ \Rightarrow\ &\cos \left(\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{DC}\right)=\ &\displaystyle\frac{\sqrt3}{2}\\ \Rightarrow\ &\left(\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{DC}\right)=\ &30^\circ.\end{align*}

Câu 4:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình bình hành. Chứng minh rằng

\(\overrightarrow{SA}+\overrightarrow{SC}=\overrightarrow{SB}+\overrightarrow{SD}.\)

Image

Gọi \(O\) là tâm hình bình hành \(ABCD\), ta có

\(\overrightarrow{SA}+\overrightarrow{SC}=2\overrightarrow{SO} \quad (1)\)

\(\overrightarrow{SB}+\overrightarrow{SD}=2\overrightarrow{SO}. \quad (2)\)

Từ \((1)\)\((2)\) suy ra \(\overrightarrow{SA}+\overrightarrow{SC}=\overrightarrow{SB}+\overrightarrow{SD}.\)

Câu 5:

Cho hình hộp \(ABCD.EFGH\). Đặt \(\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{AD}=\overrightarrow{b}\), \(\overrightarrow{AE}=\overrightarrow{c}\). Gọi \(M\) là trung điểm của đoạn \(BG\). Hãy biểu diễn \(\overrightarrow{AM}\) theo \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{b}\), \(\overrightarrow{c}\).

Image

Ta có

\begin{eqnarray*}\overrightarrow{AM} &=& \displaystyle\frac{1}{2}\left(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AG}\right)\\

&=& \displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{AB} + \displaystyle\frac{1}{2}\left(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{AE}\right)\\ &=& \displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{a} + \displaystyle\frac{1}{2}\left(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}+\overrightarrow{c}\right)\\ &=& \overrightarrow{a} + \displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{b}+ \displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{c}.\end{eqnarray*}

Câu 6:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có đỉnh \(A\) trùng với gốc tọa độ và các đỉnh \(B\), \(D\), \(A'\) tương ứng thuộc các tia \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\) như trong hình vẽ. Cho biết \(AB=a\), \(AD=3a\), \(AA'=2a\) (với \(a>0\)). Gọi \(G\) là trọng tâm của tam giác \(A'BC\).

a) Tìm tọa độ điểm \(G\).

b) Tính khoảng cách từ \(G\) đến mặt phẳng \((ABCD)\)

c) Tính thể tích khối chóp \(G.ABCD\).

Image

Tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật là \(A(0;0;0)\), \(B(a,0,0)\), \(C(a;2a;0)\), \(D(0,2a,0)\), \(A'(0;0;2a)\), \(B'(a,0,2a)\), \(C'(a,3a;2a)\), \(D'(0;3a,2a)\).

a) \(G\) là trọng tâm tam giác \(A'BC\) nên \(G\left(\displaystyle\frac{2a}{3};\displaystyle\frac{2a}{3};\displaystyle\frac{2a}{3}\right)\).

b) Phương trình mặt phẳng \((ABCD)\)\(z=0\). Suy ra, \(\mathrm{\,d}(G;(ABCD))=\displaystyle\frac{2a}{3}\).

c) Ta có \(V_{G.ABCD}=2V_{G.ABD}=2\cdot\displaystyle\frac{1}{6}|[\overrightarrow{AB};\overrightarrow{AC}]\overrightarrow{AG}|\).

Ta có

\(\begin{cases}\overrightarrow{AB}=(a;0;0)\\ \overrightarrow{AD}=(0;3a;0)\\ \overrightarrow{AG}=\left(\displaystyle\frac{2a}{3};\displaystyle\frac{2a}{3};\displaystyle\frac{2a}{3}\right)\end{cases}\Rightarrow \left[\overrightarrow{AB};\overrightarrow{AD}\right]=(0;0;3a^2)\).

Suy ra, \(V_{G.ABCD}=2\cdot\displaystyle\frac{1}{6}|[\overrightarrow{AB};\overrightarrow{AC}]\overrightarrow{AG}|=\displaystyle\frac{2}{3}a^3\).

Câu 7:

Hình minh họa sơ đồ một ngôi nhà trong hệ trục tọa độ \(Oxyz\), trong đó nền nhà, bốn bức tường và hai mái nhà đều là hình chữ nhật.

a) Tìm tọa độ của các điểm \(A\), \(H\)\(F\).

b) Tính góc dốc của mái nhà, tức là tìm số đo của góc nhị diện có cạnh là đường thẳng \(FG\), hai mặt lần lượt là \((FGQP)\)\((FGHE)\) (làm tròn kết quả đến hàng phần mười của độ).

Image

a) Vì nền nhà là hình chữ nhật nên tứ giác \(OABC\) là hình chữ nhật, suy ra \(x_A=x_B=4\), \(y_C=y_B=5\). Do \(A\) nằm trên trục \(Ox\) nên tọa độ điểm \(A\)\((4;0;0)\). Tường nhà là hình chữ nhật, suy ra \(y_H=y_C=5\), \(z_H=z_E=3\).

Do \(H\) nằm trên mặt phẳng \((Oyz)\) nên tọa độ điểm \(H\)\((0;5;3)\).

Tứ giác \(OAFE\) là hình chữ nhật nên \(x_F=x_A=4\); \(z_F=z_E=3\). Do \(F\) nằm trên mặt phẳng \((Ozx)\) nên tọa độ điểm \(F\)\((4;0;3)\).

b) Để tính góc dốc của mái nhà, ta đi tính số đo góc nhị diện có cạnh là đường thẳng \(FG\), hai mặt phẳng lần lượt là \((FGQP)\)\((FGHE)\). Do mặt phẳng \((Ozx)\) vuông góc với hai mặt phẳng \((FGQP)\)\((FGHE)\) nên góc \(PFE\) là góc phẳng nhị diện ứng với góc nhị diện đó.

Ta có \(\overrightarrow{FP}=(-2;0;1)\), \(\overrightarrow{FE}=(-4;0;0)\).

Suy ra

\begin{eqnarray*}\cos \widehat{PFE}&=&\cos \left(\overrightarrow{FP},\overrightarrow{FE}\right)=\displaystyle\frac{\overrightarrow{FP}\cdot \overrightarrow{FE}}{\left|\overrightarrow{FP}\right|\cdot \left|\overrightarrow{FE}\right|}\\ &=&\displaystyle\frac{(-2)\cdot (-4)+0\cdot 0+1\cdot 0}{\sqrt{(-2)^2+0^2+1^2}\cdot \sqrt{(-4)^2+0^2+0^2}}=\displaystyle\frac{2\sqrt{5}}{5}.\end{eqnarray*}

Do đó, \(\widehat{PFE}\approx 26{,}^\circ\). Vậy góc dốc của mái nhà khoảng \(26{,}6^\circ\).

Câu 8:

Trong không gian \(Oxyz\), cho tứ diện \(ABCD\) với \(A(1;3;-2)\), \(B(3;2;-4)\), \(C(2;1;0)\), \(D(3;5;-1)\).

a) Chứng minh rằng \(AB\perp CD\).

b) Chứng minh rằng \(BCD\) là tam giác đều.

c) Tính số đo của \(\widehat{AMD}\) với \(M\) là trung điểm \(BC\).

a) Ta có \(\begin{cases}\overrightarrow{AB}=(2;-1;-2)\\ \overrightarrow{CD}=(1;4;-1)\end{cases}\) \(\Rightarrow \overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{CD}=0\Rightarrow AB\perp CD\).

b) Ta có \(\begin{cases}\overrightarrow{BC}=(-1;-1;4)\\ \overrightarrow{CD}=(1;4;-1)\\ \overrightarrow{BD}=(0;3;3)\end{cases}\Rightarrow \begin{cases}BC=\sqrt{18}\\ CD=\sqrt{18}\\ BD=\sqrt{18}\end{cases}\)

\(\Rightarrow BC=CD=BD\Rightarrow BCD\) là tam giác đều.

c) \(M\) là trung điểm \(BC\) nên \(M\left(\displaystyle\frac{5}{2};\displaystyle\frac{3}{2};-2\right)\).

\(\begin{cases} \overrightarrow{MA}=\left(-\displaystyle\frac{3}{2};\displaystyle\frac{3}{2};0\right)\\ \overrightarrow{MD}=\left(\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{7}{2};1\right)\end{cases}\) \(\Rightarrow\cos\widehat{AMD}=\displaystyle\frac{\overrightarrow{MA}\cdot\overrightarrow{MD}}{MA\cdot MD}=\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{9}{2}}{\displaystyle\frac{3\sqrt{2}}{2}\displaystyle\frac{3\sqrt{6}}{2}}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{3}}\) \(\Rightarrow \widehat{AMD}=54^\circ 44^\circ\).

Câu 9:

Trong không gian \(Oxyz\), cho tam giác \(ABC\). Biết tọa độ các đỉnh là \(A(0;1;1)\), \(B(0;1;2)\), \(C(-1;1;1)\).

a) Tính độ dài các cạnh của tam giác \(ABC\).

b) Tính \(\widehat{ABC}\).

a) Ta có \(\begin{cases}\overrightarrow{BA}=(0;0;-1)\\ \overrightarrow{BC}=(-1;0;-1)\\ \overrightarrow{CA}=(1,0;0)\end{cases}\Rightarrow \begin{cases}BA=1\\BC=\sqrt{2}\\ CA=1\end{cases}\).

b) Do \(BA^2+CA^2=BC^2\)\(BA=CA\) nên \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(A\), suy ra \(\widehat{ABC}=45^\circ\).

Câu 10:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hình tứ diện \(ABCD\). Biết rằng \(A(1;0;-1)\), \(B(-3;2;0)\), \(C(1;1;4)\), \(D(-2;1;5)\).

a) Tìm tọa độ điểm \(E\) sao cho \(\overrightarrow{AE}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC}-\overrightarrow{AD}\).

b) Tìm tọa độ trung điểm \(M\) của cạnh \(AB\) và trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC\).

a) Ta có \(\overrightarrow{AE}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC}-\overrightarrow{AD}\) \(\Leftrightarrow \overrightarrow{OE}=\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC}-\overrightarrow{OD}=(0;2;-1)\), suy ra \(E(0;2;-1)\).

b) Trung điểm của cạnh \(AB\)\(M\left(-1;1;-\displaystyle\frac{1}{2}\right)\) và trọng tâm của tam giác \(ABC\)\(G\left(-1;1;1\right)\).

Câu 11:

Một chiếc đèn chùm treo có khối lượng \(m=5\) kg được thiết kế với đĩa đèn được giữ bởi bốn đoạn dây \(SA\), \(SB\), \(SC\), \(SD\) sao cho \(S.ABCD\) là hình chóp đều có \(\widehat{ASC}=60^\circ\).

a) Sử dụng công thức \(\overrightarrow{P}=m\cdot \overrightarrow{g}\) trong đó \(\overrightarrow{g}\) là véctơ gia tốc rơi tự do có độ lớn \(10\)m/s\(^2\), tìm độ lớn của trọng lực \(\overrightarrow{P}\) tác dụng lên chiếc đèn chùm.

b) Tìm độ lớn của lực căng cho mỗi sợi xích.

Image

a) Ta có \(|\overrightarrow{P}|=m\cdot |\overrightarrow{g}|=5\cdot 10=50\) (N).

b) Gọi \(\overrightarrow{F_1}\), \(\overrightarrow{F_2}\), \(\overrightarrow{F_3}\), \(\overrightarrow{F_4}\) lần lượt là lực căng của \(4\) đoạn dây \(OA\), \(OB\), \(OC\), \(OD\).

Image

Khi đó ta có \(\overrightarrow{P}=\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_3}+\overrightarrow{F_4}\).

\(S.ABCD\) là hình chóp đều nên \(|\overrightarrow{F_1}|=|\overrightarrow{F_2}|=|\overrightarrow{F_3}|=|\overrightarrow{F_4}|\)\(\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_3}=\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_4}=\displaystyle\frac{\overrightarrow{P}}{2}\).

Suy ra \(|\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_3}|=\displaystyle\frac{|\overrightarrow{P}|}{2}=25\) (N).

Do \(|\overrightarrow{F_1}|=|\overrightarrow{F_3}|\)\(\left(\overrightarrow{F_1},\overrightarrow{F_3}\right)=60^\circ\) nên \(\triangle SF_1F_2\) là tam giác đều.

Suy ra \(|\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_3}|=|\overrightarrow{F_1}|\cdot \sqrt{3}\Leftrightarrow 25=|\overrightarrow{F_1}|\cdot \sqrt{3}\Rightarrow |\overrightarrow{F_1}=\displaystyle\frac{25}{\sqrt{3}}\).

Câu 12:

Một chất điểm \(A\) nằm trên mặt phẳng nằm ngang \(\left(\alpha\right)\), chịu tác động bởi ba lực \(\overrightarrow{F}_1\), \(\overrightarrow{F}_2\), \(\overrightarrow{F}_3\). Các lực \(\overrightarrow{F}_1\), \(\overrightarrow{F}_2\) có giá nằm trong \(\left(\alpha\right)\)\(\left(\overrightarrow{F}_1, \overrightarrow{F}_2\right)=135^\circ\), còn lực \(\overrightarrow{F}_3\) có giá vuông góc với \(\left(\alpha\right)\) và hướng lên trên. Xác định cường độ hợp lực của các lực \(\overrightarrow{F}_1\), \(\overrightarrow{F}_2\), \(\overrightarrow{F}_3\) biết rằng độ lớn của ba lực đó lần lượt là \(20\) N, \(15\) N và \(10\) N.

Image

Gọi \(\overrightarrow{F}\) là hợp lực của các lực \(\overrightarrow{F}_1\), \(\overrightarrow{F}_2\), \(\overrightarrow{F}_3\), tức là \(\overrightarrow{F}= \overrightarrow{F}_1+ \overrightarrow{F}_2+ \overrightarrow{F}_3\), ta có

\begin{eqnarray*}\left|\overrightarrow{F}\right|^2 &=& \left(\overrightarrow{F}_1+ \overrightarrow{F}_2+ \overrightarrow{F}_3\right)^2\\ &=& \overrightarrow{F}_1^2+ \overrightarrow{F}_2^2+ \overrightarrow{F}_3^2+ 2\overrightarrow{F}_1\cdot\overrightarrow{F}_2+ 2\overrightarrow{F}_2\cdot\overrightarrow{F}_3+ 2\overrightarrow{F}_3\cdot\overrightarrow{F}_1\\ &=& 20^2+ 15^2+ 10^2+ 2\cdot 20\cdot 15\cdot\cos 135^\circ\\ &=& 725-300\sqrt2.\end{eqnarray*}

Vậy \(\left|\overrightarrow{F}\right|= \sqrt{725-300\sqrt2} \approx 17{,}34\) (N).

Câu 13:

Ba lực cùng tác động vào một vật. Hai trong ba lực này hợp với nhau một góc \(100^{\circ}\) và có độ lớn lần lượt là \(25 \mathrm{\,N}\)\(12 \mathrm{\,N}\). Lực thứ ba vuông góc với mặt phẳng tạo bởi hai lực đã cho và có độ lớn \(4 \mathrm{\,N}\). Tính độ lớn của hợp lực của ba lực trên.

Gọi \(\overrightarrow{F_1}\), \(\overrightarrow{F_2}\), \(\overrightarrow{F_3}\) là ba lực tác động vào vật đặt tại điểm \(O\) lần lượt có độ lớn là \(25 \mathrm{\,N}\), \(12 \mathrm{\,N}\)\(4 \mathrm{\,N}\).

Vẽ \(\overrightarrow{OA}=\overrightarrow{F_1}\),\(\overrightarrow{OB}=\overrightarrow{F_2}\), \(\overrightarrow{OC}=\overrightarrow{F_3}\).

Dựng hình bình hành \(OADB\) và hình bình hành \(ODEC\).

Hợp lực tác động vào vật là

\(\overrightarrow{F}=\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC}=\overrightarrow{OD}+\overrightarrow{OC}=\overrightarrow{OE}.\)

Áp dụng định lý cô-sin trong tam giác \(OBD\), ta có

\(\begin{aligned}OD^2 &=BD^2+OB^2-2BD\cdot OB\cdot \cos\widehat{OBD}\\ &=OA^2+OB^2+2\cdot OA\cdot OB\cdot\cos 100^{\circ}.\end{aligned}\)

Image

\(OC \perp (OADB)\) nên \(OC \perp OD\), suy ra \(ODEC\) là hình chữ nhật.

Do đó tam giác \(ODE\) vuông tại \(D\).

Ta có \(OE^2=OC^2+OD^2=OC^2+OA^2+OB^2+2\cdot OA\cdot OB\cdot\cos 100^{\circ}\).

Suy ra

\(\begin{aligned}[t]OE&=\sqrt{OC^2+OA^2+OB^2+2\cdot OA\cdot OB\cdot\cos 100^{\circ}}\\ &=\sqrt{4^2+25^2+12^2+2\cdot 25\cdot 12\cdot \cos 100^{\circ}} \approx 26{,}092.\end{aligned}\)

Vậy độ lớn của hợp lực là \(F=OE \approx 26 \mathrm{\,N}\).

Câu 14:

Một vật ở trạng thái cân bằng khi hợp của tất cả các lực tác dụng lên vật được biểu diễn bằng véc-tơ-không. Trong không gian \(Oxyz\), biết rằng đang có ba lực biểu thị bởi ba véc-tơ \(\overrightarrow{F}_1=(9; 7; 2)\), \(\overrightarrow{F}_2=(1; 5; 10)\)\(\overrightarrow{F}_3=(9; -2; -7)\) tác dụng lên một vật. Hãy tìm tọa độ của véc-tơ biểu thị lực \(\overrightarrow{F}_4\) để khi tác dụng thêm lực này vào vật thì vật ở trạng thái cân bằng.

Gọi \(\overrightarrow{F_4}=(x, y, z)\) là véc-tơ lực cần tìm. Khi vật ở trạng thái cân băng, tổng của các lực là

\(\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_3}+\overrightarrow{F_4}=\overrightarrow{0}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}9+1+9+x=0 \\ 7+5-2+y=0 \\ 2+10-7+z=0\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x=-19\\ y=0\\ z=-5.\end{cases}\)

Vậy véc-tơ lực \(\overrightarrow{F_4}=(-19,0,-5)\) là véc-tơ cần tìm để vật ở trạng thái cân bằng.

Câu 15:

Một chiếc máy quay được đặt trên một giá đỡ ba chân với điểm đặt \(E(0;0;6)\) và các điểm tiếp xúc với mặt đất của ba chân lần lượt là \(A_1(0;1;0)\), \(A_2\left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};0\right)\), \(A_3\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};0\right).\) Biết rằng trọng lượng của chiếc máy là \(300\) N (hình vẽ). Tìm tọa độ của các lực tác dụng lên giá đỡ \(\overrightarrow{F_1}\), \(\overrightarrow{F_2}\), \(\overrightarrow{F_3}\).

Image
Image

Theo giả thiết ta suy ra

\(\overrightarrow{EA_1}=(0;1;-6)\); \(\overrightarrow{EA_2}=\left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};-6\right)\);\break \(\overrightarrow{EA_3}=\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};-6\right)\).

Suy ra \(|\overrightarrow{EA_1}|=|\overrightarrow{EA_2}|=|\overrightarrow{EA_3}|=\sqrt{37}\).

Do đó \(|\overrightarrow{F_1}|=|\overrightarrow{F_2}|=|\overrightarrow{F_3}|\).

Vì vậy, tồn tại hằng số \(c\ne 0\) sao cho

\(\overrightarrow{F_1}=c\cdot \overrightarrow{EA_1}=(0;c;-6c);\)

\(\overrightarrow{F_2}=c\cdot \overrightarrow{EA_2}=\left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}c;-\displaystyle\frac{1}{2}c;-6c\right);\)

\(\overrightarrow{F_3}=c\cdot \overrightarrow{EA_3}=\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}c;-\displaystyle\frac{1}{2}c;-6c\right).\)

Suy ra \(\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_3}=(0;0;-18c)\).

Mặt khác, ta có \(\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_3}=\overrightarrow{F}\), trong đó \(\overrightarrow{F}=(0;0;-300)\) là trọng lực tác dụng lên máy quay. Suy ra \(-18c=-300\), tức là \(c=\displaystyle\frac{50}{3}\).

Vậy \(\overrightarrow{F_1}=\left(0;\displaystyle\frac{50}{3};-100\right)\); \(\overrightarrow{F_2}=\left(\displaystyle\frac{25\sqrt{3}}{3};-\displaystyle\frac{25}{3};-100\right)\); \(\overrightarrow{F_3}=\left(-\displaystyle\frac{25\sqrt{3}}{3};-\displaystyle\frac{25}{3};-100\right)\)