\(\S4.\) KHOẢNG CÁCH TRONG KHÔNG GIAN

Lỗi khi trích xuất lý thuyết từ dữ liệu

Bài tập

Dạng 1. Khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng

Dạng 2. Các loại khoảng cách khác

Dạng 3. Tính thể tích

Dạng 1. Khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng

Câu 1:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA=a\sqrt{3}\), \(SA\perp \left(ABC\right)\), tam giác \(ABC\) vuông tại \(B\) và \(AB=a\). Tính khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((SBC)\).

Image

Do \(SA\perp \left(ABC\right)\) và \(SA\subset \left(SAB\right)\) nên \(\left(SAB\right)\perp \left(ABC\right)\).

Mà \(\left(SAB\right)\cap \left(ABC\right)=AB\) và \(AB\perp BC\) nên \(BC\perp \left(SAB\right)\).

Do \(BC\subset \left(SBC\right)\) nên \(\left(SBC\right)\perp \left(SAB\right)\).

Kẻ \(AH\perp SB\) với \(H\in SB\).

Do \(\left(SAB\right)\cap \left(SBC\right)=SB\) nên \(AH\perp \left(SBC\right)\) \(\Rightarrow \mathrm{d}\left(A,\left(SBC\right)\right)=AH\).

Do \(SA\perp \left(ABC\right)\) nên \(SA\perp AB\) nên

\(\displaystyle\frac{1}{AH^2}=\displaystyle\frac{1}{SA^2}+\displaystyle\frac{1}{AB^2}=\displaystyle\frac{1}{3a^2}+\displaystyle\frac{1}{a^2}=\displaystyle\frac{4}{3a^2}.\)

Vậy \(\mathrm{d}\left(A,\left(SBC\right)\right)=\displaystyle\frac{\sqrt{3}a}{2}\).

Câu 2:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật có \(AB=a\sqrt{2}\). Cạnh bên \(SA=2a\) và vuông góc với mặt đáy \(\left(ABCD\right)\). Tính khoảng cách từ \(D\) đến mặt phẳng \(\left(SBC\right)\).

Image

Do \(AD\parallel BC\) nên \(\mathrm{d}\left(D,\left(SBC\right)\right)=\mathrm{d}\left(A,\left(SBC\right)\right)\).

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(A\) trên \(SB\), suy ra \(AK\perp SB\).

Khi \(\mathrm{d}\left(A,\left(SBC\right)\right)=AK=\displaystyle\frac{SA\cdot AB}{\sqrt{SA^2+AB^2}}=\displaystyle\frac{2a\sqrt{3}}{3}.\)

Câu 3:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có tam giác \(SAB\) đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với \(\left(ABCD\right)\), tứ giác \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\). Gọi \(H\) là trung điểm của \(AB\). Tính khoảng cách từ điểm \(H\) đến mặt phẳng \((SCD).\)

Image

Do tam giác \(SAB\) đều và \(H\) là trung điểm của \(AB\) nên \(SH\perp AB\).

Mà \(\left(SAB\right)\perp \left(ABCD\right)\) nên \(SH\perp \left(ABCD\right)\) \(\Rightarrow SH\perp CD\).

Do \(ABCD\) là hình vuông nên gọi \(E\) là trung điểm của \(CD\) nên \(HE\perp CD\). Vậy \(CD\perp \left(SHE\right)\).

Mà \(CD\subset \left(SCD\right)\) nên \(\left(SCD\right)\perp \left(SHE\right)\).

Ta có \(\left(SCD\right)\cap \left(SHE\right)=SE\).

Kẻ \(HK\perp SE\) với \(K\in SE\) nên \(HK\perp \left(SCD\right)\).

Khi đó \(\mathrm{d}\left(H,\left(SCD\right)\right)=HK\). Vì \(AB=a\) nên \(SH=\displaystyle\frac{\sqrt{3}a}{2}\).

Do \(ABCD\) là hình vuông nên \(HE=a\). Vì \(SH\perp \left(ABCD\right)\) nên \(SH\perp HE\).

Khi đó \(\displaystyle\frac{1}{HK^2}=\displaystyle\frac{1}{SH^2}+\displaystyle\frac{1}{HE^2}\) \(=\displaystyle\frac{7}{3a^2}\). Nên \(HK=\displaystyle\frac{\sqrt{21}a}{7}\).

Vậy \(\mathrm{d}\left(H,\left(SCD\right)\right)=\displaystyle\frac{\sqrt{21}a}{7}\).

Câu 4:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA\perp (ABC)\), tam giác \(ABC\) vuông tại \(B\), \(AB=a\), \(AC=2a\), \(SA=a\sqrt{3}\). Tính khoảng cách từ điểm \(A\) tới mặt phẳng \((SBC)\).

Image

Kẻ \(AH\perp SB\).

Ta có \(\begin{cases} BC\perp AB \\ BC\perp SA\end{cases}\Rightarrow BC\perp (SAB)\)

\(\Rightarrow BC\perp AH\).

Suy ra \(AH\perp (SBC)\Rightarrow \mathrm{d}(A;(SBC))=AH\).

Xét \(\triangle SAB\) vuông tại \(A\)

\(\Rightarrow \displaystyle\frac{1}{AH^2}=\displaystyle\frac{1}{AS^2}+\displaystyle\frac{1}{AB^2}=\displaystyle\frac{1}{3a^2}+\displaystyle\frac{1}{a^2}=\displaystyle\frac{4}{3a^2}\)

\(\Rightarrow AH=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

Câu 5:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác đều cạnh \(a\), cạnh bên \(SA\) vuông góc với đáy, góc giữa mặt bên \((SBC)\) và đáy bằng \(60^{\circ}\). Tính khoảng cách từ \(A\) đến \((SBC)\).

Image

Gọi \(M\) là trung điểm \(BC\), suy ra \(AM\perp BC\) và \(AM=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\) (do tam giác \(ABC\) đều). Vì \(SA\perp (ABC)\) nên \(SA\perp BC\), suy ra góc giữa \((SBC)\) và \((ABC)\) là \(\widehat{SMA}=60^{\circ}\).

Gọi \(H\) là hình chiếu của \(A\) lên \(SM\), suy ra \(AH\perp (SBC)\) (do \(AH\perp BC\), \(AH\perp SM\)). Do đó \(AH\) là khoảng cách từ \(A\) đến \((SBC)\).

Xét tam giác \(SAM\) vuông tại \(A\), có \(AM=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\), \(\widehat{SMA}=60^{\circ}\). Suy ra

\(SA=AM\cdot \tan 60^{\circ}=\displaystyle\frac{3a}{2}\), do vậy

\[\displaystyle\frac{1}{AH^{2}}=\displaystyle\frac{1}{AM^{2}}+\displaystyle\frac{1}{SA^{2}}=\displaystyle\frac{4}{3a^{2}}+\displaystyle\frac{4}{9a^{2}}=\displaystyle\frac{16}{9a^{2}}\Rightarrow AH=\displaystyle\frac{3a}{4}.\]

Câu 6:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA\), \(SB\), \(SC\) đôi một vuông góc và \(SA=a\sqrt{2}\), \(SB=SC=a\). Tính khoảng cách từ \(S\) đến mặt phẳng \((ABC)\).

Image

Gọi \(I\) là trung điểm của \(BC\), kẻ \(SH \perp AI\).

Ta có \(\begin{cases}SA\perp SB\\SA\perp SC\end{cases} \Rightarrow SA \perp BC\). Mà \(\triangle SBC\) vuông cân tại \(S\) nên \(BC \perp SI\). Vậy \(BC \perp (SAI)\Rightarrow BC \perp SH\).

Do đó \(SH \perp (ABC) \Rightarrow \mathrm{d}(S,(ABC))=SH\).

Xét \(\triangle SBC\) vuông tại \(S\), \(SI\) là đường cao nên

\(\displaystyle\frac{1}{SI^2}=\displaystyle\frac{1}{SB^2}+\displaystyle\frac{1}{SC^2}=\displaystyle\frac{1}{a^2}+\displaystyle\frac{1}{a^2}=\displaystyle\frac{2}{a^2}.\)

Xét \(\triangle SAI\) vuông tại \(S\), \(SH\) là đường cao nên

\(\displaystyle\frac{1}{SH^2}=\displaystyle\frac{1}{SA^2}+\displaystyle\frac{1}{SI^2}=\displaystyle\frac{1}{2a^2}+\displaystyle\frac{2}{a^2}=\displaystyle\frac{5}{2a^2}\Rightarrow SH=\displaystyle\frac{a\sqrt{10}}{5}.\)

Vậy \(\mathrm{d}(S,(ABC))=SH=\displaystyle\frac{a\sqrt{10}}{5}\).

Câu 7:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình vuông cạnh \(\sqrt{3}a\), \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy và \(SA=a\). Tính khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng \((SBC)\).

Image

Ta có \(\left\{\begin{aligned}& BC\perp AB \\ & BC\perp SA \\ \end{aligned}\right. \Rightarrow BC\perp (SAB) \Rightarrow (SAB) \perp (SBC)\).

Trong mặt phẳng \((SAB)\), kẻ \(AH\perp SB\) tại \(B \in SB\) thì

\(AH \perp (SBC)\). Suy ra \(AH=\mathrm{d}(A;(SBC))\).

\(\triangle SAB\) có \(\displaystyle\frac{1}{AH^2}=\displaystyle\frac{1}{SA^2}+\displaystyle\frac{1}{AB^2}=\displaystyle\frac{1}{a^2}+\displaystyle\frac{1}{3a^2}=\displaystyle\frac{4}{3a^2}\).

Vậy \(\mathrm{d}(A,(SBC))=AH=\displaystyle\frac{\sqrt{3}a}{2}\).

Câu 8:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), cạnh bên \(SA\) vuông góc với đáy và \(SA=a\sqrt{3}\). Tính khoảng cách \(h\) từ điểm \(B\) đến mặt phẳng \((SCD)\).

Image

Kẻ \(HA\perp SD\) (\(H\in SD\)).

Ta có \(\displaystyle\frac{1}{AH^{2}}=\displaystyle\frac{1}{SA^{2}}+\displaystyle\frac{1}{AD^{2}}=\displaystyle\frac{1}{3a^{2}}+\displaystyle\frac{1}{a^{2}}=\displaystyle\frac{4}{3a^{2}}\Rightarrow AH=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

Vì \(AB\parallel CD\Rightarrow AB\parallel (SCD)\)

\(\Rightarrow d(B,(SCD))=d(A,(SCD))=AH=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

Câu 9:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông có cạnh bằng \(a\), \(SA\) vuông góc với \((ABCD)\) và \(SA=a\). Tính khoảng cách \(d\) từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((SBC)\).

Image

Trong mặt phẳng \((SAB)\) dựng \(AH\perp SB\) tại \(H\). \((1)\)

Ta có \(SA\perp(ABCD)\Rightarrow SA\perp BC\), mặt khác \(BC\perp AB\) nên từ đó suy ra \(BC\perp (SAB)\Rightarrow BC\perp AH\). \((2)\)

Từ \((1),(2)\) suy ra \(AH\perp (SBC)\) suy ra \(d(A,(SBC))=AH\).

Dễ thấy tam giác \(SAB\) vuông cân cạnh \(a\) tại \(A\) suy ra \(d(A,(SBC))=AH=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Câu 10:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\). Tam giác \(SAB\) đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Tính khoảng cách từ điểm \(C\) đến mặt phẳng \((SAD)\).

Image

Gọi \(H\) là trung điểm \(AB\), suy ra \(SH\perp (ABCD)\).

Ta có \(BC\parallel AD\Rightarrow BC\parallel (SAD)\).

Nên \(\mathrm{d}(C,(SAD)=\mathrm{d}(B,(SAD))\).

Gọi \(K\) là trung điểm của \(SA\Rightarrow SK\perp SA\) (do \(\triangle SAB\) đều).

Ta có \(\begin{cases}AD\perp AB\\ AD\perp SH\end{cases}\Rightarrow AD\perp (SAB)\Rightarrow (SAD)\perp (SAB)\).

Mà \((SAB)\cap (SAD)=SA\), \(BK\perp SA\) nên \(BK\perp (SAD)\) hay \(\mathrm{d}(B,(SAD))=BK\).

Vậy \(\mathrm{d}(C,(SAD))=BK=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

Câu 11:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình vuông cạnh \(a\), \(SA\) vuông góc với mặt phẳng \((ABCD)\) và \(SA=a\). Tính khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((SBC)\).

Image

Ta có \(\triangle SAB\) vuông cân tại \(A\). Gọi \(H\) là trung điểm \(SB\), khi đó \(AH \perp SB\).

Mặt khác \(\begin{cases}BC \perp SA\\BC\perp AB\end{cases} \Rightarrow BC \perp (SAB) \Rightarrow AH \perp BC\).

Do đó \(AH \perp (SBC) \Rightarrow \mathrm{d}(A,(SBC))=AH\).

Xét \(\triangle SAB\) vuông cân tại \(A\), ta có \(SB=\sqrt{AB^2+SA^2}=a\sqrt{2}\).

Ta có \(AH=\displaystyle\frac{1}{2}SB=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\). Vậy \(\mathrm{d}(A,(SBC))=AH=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Câu 12:

Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có các cạnh đáy đều bằng \(a\) và các cạnh bên đều bằng \(2a\). Tính khoảng cách từ \(S\) đến mặt phẳng \((ABCD)\).

Image

Đặt \(O=AC\cap BD\). Do \(S.ABCD\) là chóp tứ giác đều nên ta có \(SO\perp (ABCD)\).

Suy ra \(\mathrm{d}(S,(ABCD))=SO\).

Ta có \(SC=2a\), \(OC=\displaystyle\frac{AC}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Xét tam giác vuông \(SOC\), ta có

\[SO=\sqrt{SC^2-OC^2}=\sqrt{4a^2-\displaystyle\frac{a^2}{2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{14}}{2}.\]

Câu 13:

Cho tứ diện đều \(ABCD\) có cạnh bằng \(a\). Tính khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng \((BCD)\).

Image

Gọi hình chiếu của \(A\) xuống mặt phẳng \((BCD)\) là \(H\) và \(M\) là trung điểm \(CD\).

Vì tứ diện \(ABCD\) đều nên \(H\) là trọng tâm tam giác \(BCD\), suy ra

\(BH=\displaystyle\frac{2}{3}BM=\displaystyle\frac{2}{3}\cdot \displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\).

Khi đó \(\mathrm{d}\left(A,(BCD)\right)=AH=\sqrt{AB^2-BH^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}\).

Câu 14:

Cho lăng trụ tam giác đều \(ABC.A'B'C'\) có tất cả các cạnh đều bằng \(a\). Tính khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng \(\left( {A'BC} \right)\).

Image

Gọi \(E\) là trung điểm của \(BC\). \\Do \(\triangle ABC\) đều nên \(AE \perp BC\) và \(AA' \perp BC\) nên \(BC \perp \left( {A'AE} \right)\).

Trong tam giác \(A'AE\), dựng \(AH \perp A'E\) tại \(H\)

\(\Rightarrow AH \perp \left( {A'BC} \right)\).

Do đó \(\mathrm{d}(A,\left( {A'BC} \right))=AH\).

Tam giác \(ABC\) đều cạnh \(a\) nên \(AE=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

Xét tam giác \(A'AE\) vuông tại \(A\), đường cao \(AH\):

\(\displaystyle\frac{1}{AH^2}=\displaystyle\frac{1}{AA'^2}+\displaystyle\frac{1}{AE^2}=\displaystyle\frac{1}{a^2}+\displaystyle\frac{1}{\displaystyle\frac{1}{\left( {\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}} \right)^2}}=\displaystyle\frac{7}{3a^2}\).

\(\Rightarrow \mathrm{d}(A,\left( {A'BC} \right))=AH=\displaystyle\frac{a\sqrt{21}}{7}\).

Câu 15:

Cho tứ diện \(O.ABC\) có \(OA\), \(OB\), \(OC\) đôi một vuông góc với nhau và \(OA=OB=OC=\sqrt{3}\). Tính khoảng cách từ \(O\) đến mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\).

Image

Do \(\begin{cases}OA \perp OB\\OA \perp OC\end{cases} \Rightarrow OA \perp \left( {OBC} \right)\) \(\left( {1} \right)\).

Trong tam giác \(OBC\), dựng \(OE \perp BC\) mà \(BC \perp OA\) (do \(\left( {1} \right)\)) nên \(BC \perp \left( {OAE} \right)\).

Trong tam giác \(OAE\), dựng \(OH \perp AE\) tại \(H\).

\(\Rightarrow OH \perp \left( {ABC} \right)\).

Do đó \(\mathrm{d}(O,\left( {ABC} \right))=OH\).

Xét tam giác \(OBC\) vuông tại \(O\), đường cao \(OE\):

\(\displaystyle\frac{1}{OE^2}=\displaystyle\frac{1}{OC^2}+\displaystyle\frac{1}{OB^2}=\displaystyle\frac{2}{3}\).

Xét tam giác \(OAE\) vuông tại \(O\), dường cao \(OH\):

\(\displaystyle\frac{1}{OH^2}=\displaystyle\frac{1}{OE^2}+\displaystyle\frac{1}{OA^2}=\displaystyle\frac{2}{3}+\displaystyle\frac{1}{3}=1\).

\(\Rightarrow \mathrm{d}(O,\left( {ABC} \right))=OH=1\).

Câu 16:

Hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có tất cả các cạnh bằng \(a\). Tính khoảng cách từ \(A\) đến mặt bên \((SBC)\).

Image

Gọi \(O\) là tâm của hình vuông \(ABCD\), \(M\) là trung điểm của \(BC\), \(H\) là hình chiếu của \(O\) trên \(SM\).

\(\mathrm{ d}(A,(SBC))=2\mathrm{ d}(O,(SBC))\).

\(\begin{cases}BC \perp OM\\BC \perp SO\end{cases} \Rightarrow BC \perp (SOM) \Rightarrow (SOM) \perp (SBC)\).

\(\Rightarrow OH \perp (SBC)\) nên \(\mathrm{ d}(O,SBC)=OH\).

Ta có \(SO =\displaystyle\frac{AC}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\), \(OM=\displaystyle\frac{AB}{2}=\displaystyle\frac{a}{2}\).

Xét \(\triangle SOM\) vuông tại \(O\) ta có \(\displaystyle\frac{1}{OH^2}=\displaystyle\frac{1}{OM^2}+\displaystyle\frac{1}{SO^2}=\displaystyle\frac{6}{a^2}\).

\(\Rightarrow OH =\displaystyle\frac{a \sqrt{6}}{6}\).

Vậy \(\mathrm{ d}(A,(SBC))=2 \cdot OH =\displaystyle\frac{a \sqrt{6}}{3}\).

Câu 17:

Cho tứ diện \(ABCD\) có \(AB\), \(AC\), \(AD\) đôi một vuông góc với nhau và \(AB=AC=AD=a\). Tính khoảng cách từ \(A\) tới mặt phẳng \((BCD)\).

Image

Gọi \(I\) là trung điểm của \(DC \Rightarrow AI \perp DC\) mà \(DC \perp AB\) nên \(DC \perp (BAI)\).

Gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(A\) lên \(BI\), khi đó \(DC\perp AH\). Vậy \(AH\perp(BDC)\Rightarrow\mathrm{d}(A,(BDC))=AH\).

Xét tam giác \(ADC\) vuông tại \(A\), \(AI\) là đường cao

\(\displaystyle\frac{1}{AI^2}=\displaystyle\frac{1}{AD^2}+\displaystyle\frac{1}{AC^2}=\displaystyle\frac{1}{a^2}+\displaystyle\frac{1}{a^2}=\displaystyle\frac{2}{a^2}.\)

Xét tam giác \(BAI\) vuông tại \(A\), \(AH\) là đường cao thì

\(\displaystyle\frac{1}{AH^2}=\displaystyle\frac{1}{AB^2}+\displaystyle\frac{1}{AI^2}=\displaystyle\frac{3}{a^2} \Rightarrow AH=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}.\)

Vậy \(\mathrm{d}(A,(BDC))=AH=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\).

Câu 18:

Cho hình chóp tứ giác \(S.ABCD\) có đáy là hình vuông cạnh bằng \(a\), \(SA\) vuông góc với mặt phẳng \(ABCD\). Biết góc giữa \(SC\) và mặt phẳng \((ABCD)\) bằng \(60^{\circ}\). Tính khoảng cách \(h\) từ \(B\) đến mặt phẳng \((SCD)\).

Image

Ta có: \(AC=a\sqrt{2}\) (đường chéo hình vuông cạnh \(a\)).

\(SA=AC\cdot \tan 60^{\circ}=a\sqrt{6}.\)

Kẻ \(AH\perp SD\) \(\Rightarrow AH \perp (SCD)\).

\begin{eqnarray*}&\Rightarrow& d(B, (SCD))=d(A,(SCD))=AH\\&\Rightarrow& AH=\displaystyle\frac{SA\cdot AD}{\sqrt{SA^2+AD^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}\cdot a}{\sqrt{(a\sqrt{6})^2+a^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{42}}{7}.\end{eqnarray*}

Câu 19:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABC\) là tam giác đều cạnh \(2a\), tam giác \(SAB\) đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. Tính khoảng cách từ điểm \(S\) đến mặt phẳng \((ABC)\).

Image

Gọi \(H\) là trung điểm của \(AB\), khi đó \(\begin{cases}SH\perp AB\\ (SAB)\cap (ABC)=AB\\ (SAB)\perp (ABC)\end{cases}\) nên \(SH\perp (ABC)\). Vậy \(d(S,(ABC))=SH=a\sqrt{3}\).

Câu 20:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật, \(SA \perp (ABCD)\). Biết \(AD =2a, SA=a\). Tính khoảng cách \(\mathrm{d}\) từ \(A\) đến mặt phẳng \((SCD)\) theo \(a\).

Image

Kẻ \(AH \perp SD \quad (1).\)

Do \(\begin{cases}CD \perp AD\\ CD \perp SA\end{cases} \Rightarrow CD \perp (SAD) \Rightarrow CD \perp AH \quad (2).\)

Từ \((1)\) và \((2)\), ta có \(AH \perp (SCD) \Rightarrow \mathrm{d} \left( A; (SCD)\right)=AH.\)

Xét \(\triangle SAD\), ta có \(\displaystyle\frac{1}{AH^2} =\displaystyle\frac{1}{AS^2}+\displaystyle\frac{1}{AD^2} \Rightarrow AH =\displaystyle\frac{2\sqrt{5}a}{5}.\)

Vậy \(\mathrm{d}=\displaystyle\frac{2\sqrt{5}a}{5}\).

Câu 21:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) đều có \(AB=2a,SO=a\) với \(O\) là giao điểm của \(AC\) và \(BD\). Tính khoảng cách từ điểm \(O\) đến mặt phẳng \((SCD)\).

Image

Gọi \(I\) là trung điểm của \(CD\) và \(H\) là trung điểm \(SI\).

Vì \(SC=SD\) nên \(SI\perp CD\) mà \(SO \perp CD\Rightarrow CD\perp (SOI)\).

Suy ra \(CD\perp OH\). (1)

Lại có \(OI=\displaystyle\frac{BC}{2}=a\) nên \(\triangle SOI\) cân tại \(O\Rightarrow OH\perp SI\). (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(OH\perp (SCD)\).

Dẫn tới \(\mathrm{d}\left[O,(SCD)\right]=OH=\displaystyle\frac{SI}{2}=\displaystyle\frac{SO\sqrt{2}}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Câu 22:

Cho hình lăng trụ đứng tam giác \(ABC.A'B'C'\) có đáy là tam giác vuông cân tại \(A\), cạnh \(AB\) bằng \(a\sqrt{3}\), góc giữa \(A'C\) và \((ABC)\) bằng \(45^\circ\). Tính đường cao của hình lăng trụ.

Image

Do \(ABC.A'B'C\) là lăng trụ đứng nên \(AA'\perp (ABC)\), suy ra góc giữa \(A'C\) và \((ABC)\) là góc \(\widehat{A'CA}=45^\circ\). Tam giác \(AA'C\) vuông cân tại \(A\) nên \(AA'=AC=a\sqrt{3}\).

Câu 23:

Cho tứ diện \(ABCD\) có tất cả các cạnh đều bằng \(a\). Tính khoảng cách từ đỉnh \(A\) đến mặt phẳng \((BCD)\).

Image

Gọi \(H\) là hình chiếu của \(A\) trên mặt phẳng \((DBC)\). Khi đó \(\mathrm{d}\left( A,(DBC) \right)=AH\).

Vì \(AD=AB=AC\) nên \(HD=HB=HC\)

hay \(H\) là trọng tâm của tam giác \(ABC\).

Ta có \(DH=\displaystyle\frac{2}{3}DM=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\).

\(AH=\sqrt{AD^2-DH^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}\).

Câu 24:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có tam giác \(SAB\) và tam giác \(ABC\) là các tam giác đều cạnh \(a\). Mặt phẳng \(SAB\) vuông góc với đáy. Tính khoảng cách từ \(B\) đến \((SAC)\).

Image

Gọi \(I, E, H\) lần lượt là trung điểm \(AC, AI, AB\).

Ta có \(SH \perp (ABC) \Rightarrow \begin{cases}SH \perp AC \\ HE \perp AC\end{cases} \Rightarrow AC \perp (SHE)\).

Trong \((SHE)\) kẻ \(HK \perp SE\) tại \(K\). Ta được \(HK \perp (SAC)\).

Ta có \(\displaystyle\frac{1}{HK^2}=\displaystyle\frac{1}{HE^2}+\displaystyle\frac{1}{HS^2}\Rightarrow HK=\displaystyle\frac{a\sqrt{15}}{10}\).

Ta có \(\mathrm{d}(B;(SAC))=2 \mathrm{d}(H;(SAC))=\displaystyle\frac{a\sqrt{15}}{2}\).

Câu 25:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy là tam giác vuông tại \(A\), biết \(SA \perp (ABC)\) và \(AB=2a\), \(AC=3a\), \(SA=4a\). Tính khoảng cách \(d\) từ \(A\) đến mặt phẳng \((SBC)\).

Image

Kẻ \(AM\perp BC\) tại \(M\). Kẻ \(AH\perp SM\) tại \(H\).

Vì \(\begin{cases}SA\perp BC\\AM\perp BC \end{cases}\) nên \(BC\perp (SAM)\Rightarrow BC\perp AH\) .

Từ \(\begin{cases}AH\perp BC\\AH\perp SM\end{cases}\Rightarrow AH\perp (SBC)\).

Nên \(AH\) là khoảng cách từ \(A\) đến \((SBC)\).

Ta có \(\displaystyle\frac{1}{AH^2}=\displaystyle\frac{1}{AS^2}+\displaystyle\frac{1}{AM^2}=\displaystyle\frac{1}{AS^2}+\displaystyle\frac{1}{AB^2}+\displaystyle\frac{1}{AC^2}\)

\(\Rightarrow AH=\displaystyle\frac{12a\sqrt{61}}{61}.\)

Câu 26:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh bằng \(a\), cạnh bên \(SA\) vuông góc với đáy và \(SA=a\sqrt{3}\). Tính khoảng cách từ \(D\) đến mặt phẳng \((SBC)\).

Image

Do \(AD\parallel (SBC)\) nên \(\mathrm{d}(D,(SBC))=\mathrm{d}(A,(SBC))\).

Kẻ \(AH\perp SB\) tại \(H\), suy ra \(AH\) là khoảng cách từ \(A\) đến \((SBC)\).

Ta có \(\displaystyle\frac{1}{AH^2}=\displaystyle\frac{1}{SA^2}+\displaystyle\frac{1}{AB^2}=\displaystyle\frac{1}{3a^2}+\displaystyle\frac{1}{a^2}=\displaystyle\frac{4}{3a^2}\Rightarrow AH=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

Vậy \(\mathrm{d}(D,(SBC))=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

Câu 27:

Cho hình chóp tam giác đều \(S.ABC\) có cạnh bên bằng \(2a\), góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng \(30^\circ\). Tính khoảng cách từ \(S\) đến mặt phẳng \((ABC)\).

Image

Vì \(S.ABC\) là hình chóp tam giác đều nên gọi \(H\) là tâm của tam giác \(ABC\) thì \(SH\perp (ABC)\).

Do đó khoảng cách từ \(S\) đến mặt phẳng \((ABC)\) là \(SH\).

Ta có góc giữa cạnh bên và mặt đáy là \(\widehat{SAH}=30^{\circ}\).

\(\Rightarrow SH=SA\cdot \sin 30^{\circ}=2a\cdot \displaystyle\frac{1}{2}=a.\)

Câu 28:

Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\), \(O\) là giao điểm của \(AC\) và \(BD\), \(AB=SA=a\). Tính khoảng cách từ \(O\) đến mặt phẳng \((SAD)\).

Image

Gọi \(M\) là trung điểm \(AD\), kẻ \(OH \perp SM\) tại \(H\).

Ta có \(\begin{cases}AD\perp OM\\AD\perp SM\end{cases} \Rightarrow AD \perp (SOM) \Rightarrow AD \perp OH\).

Ta có \(\begin{cases}OH\perp SM\\OH\perp AD\end{cases} \Rightarrow OH \perp (SAD)\)

\(\Rightarrow \mathrm{d}(O,(SAD))=OH\).

Tính: \(OA=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\), \(SO=\sqrt{SA^2-OA^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

\(\displaystyle\frac{1}{OH^2}=\displaystyle\frac{1}{SO^2}+\displaystyle\frac{1}{OM^2}=\displaystyle\frac{6}{a^2}\Rightarrow OH =\displaystyle\frac{a}{\sqrt{6}}\).

Câu 29:

Cho hình chóp tam giác đều \(S.ABC\) có cạnh đáy bằng \(a\), mặt bên tạo với đáy một góc \(30^{\circ}\). Tính khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((SBC)\).

Image

Gọi \(M,N\) lần lượt là trung điểm \(AC\) và \(BC\). Suy ra \(H=AN\cap BM\) là tâm của tam giác đều \(ABC\). Vì \(S.ABC\) là hình chóp đều nên \(SH\perp (ABC)\).

Ta có \(\mathrm{\,d}\left(A,(SBC)\right)=3\mathrm{\,d}\left(H,(SBC)\right)\).

Kẻ \(HK\perp SN\left(K\in SN\right)\). \(\quad(1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&BC\perp HN \\ &BC\perp SH\end{aligned}\right. \Rightarrow BC\perp (SHN) \Rightarrow BC\perp HK\). \(\quad(2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(HK\perp (SBC)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(H,(SBC)\right)=HK\).

Vì \(\left\{\begin{aligned}&BC\perp AN \\&BC\perp SH\end{aligned}\right. \Rightarrow BC\perp (SAN) \Rightarrow BC\perp SN\).

Do \(\left\{\begin{aligned}&(SBC)\cap (ABC)=BC \\&SN\subset (SBC),SN\perp BC \\&AN\subset (ABC),AN\perp BC\end{aligned}\right.\)

suy ra \(30^\circ=\widehat{(SBC),(ABC)}=\widehat{\left(SN,AN\right)}=\widehat{SNA}=\widehat{SNH}\).

Trong tam giác vuông \(SHN\), ta có \(HN=\displaystyle\frac{AN}{3}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{6}\) suy ra \(SH=HN \cdot \tan \widehat{SNH}=\displaystyle\frac{a}{6}\).

Trong tam giác vuông \(SHN\), ta có \(HK=\displaystyle\frac{SH \cdot HN}{\sqrt{SH^2+HN^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{12}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(A,(SBC)\right)=3HK=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{4}\).

Câu 30:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác đều cạnh \(a\), tam giác \(SAC\) cân tại \(S\) và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy, góc \(\widehat{SBC}\) bằng \(60^\circ\). Tính khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng \((SBC)\).

Image

Gọi \(H\) là trung điểm \(AC\), suy ra \(SH\perp AC\).

Mà \((SAC)\perp (ABC)\) theo giao tuyến \(AC\) nên \(SH\perp (ABC)\).

Ta có \(\mathrm{\,d}\left(A,(SBC)\right)=2\mathrm{,d}\left(H,(SBC)\right)\).

Kẻ \(HE\perp BC\left(E\in BC\right)\). Ta có \(HE=\displaystyle\frac{AM}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{4}\)

(với \(M\) là trung điểm \(BC\) ).

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(H\) trên \(SE\), suy ra \(HK\perp SE\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&BC\perp HE \\&BC\perp SH\end{aligned}\right. \Rightarrow BC\perp (SHE) \Rightarrow BC\perp HK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(HK\perp (SBC)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(H,(SBC)\right)=HK\).

Đặt \(SH=x>0\). Ta có

\(SC=\sqrt{SH^2+HC^2}=\sqrt{x^2+\displaystyle\frac{a^2}{4}}\);

\(SB=\sqrt{SH^2+HB^2}=\sqrt{x^2+\displaystyle\frac{3a^2}{4}}\).

Áp dụng định lý hàm số cosin trong tam giác \(SBC\), ta có \(\cos \widehat{SBC}=\displaystyle\frac{SB^2+BC^2-SC^2}{2SB \cdot SC}\).

Suy ra \(x=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{2}\).

Trong tam giác vuông \(SHE\), ta có \(HK=\displaystyle\frac{SH \cdot HE}{\sqrt{SH^2+HE^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{6}\).

Vậy \(\mathrm{\,d} \left(A,(SBC)\right)=2HK=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}\).

Câu 31:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có góc giữa hai mặt phẳng \((SBC)\) và \((ABC)\) bằng \(60^\circ\), các tam giác \(ABC\) và \(SBC\) là tam giác đều cạnh \(a\). Tính khoảng cách từ điểm \(B\) đến mặt phẳng mặt phẳng \((SAC)\).

Image

Gọi \(M,N\) lần lượt là trung điểm của \(SA\) và \(BC\).

Suy ra \(\left\{\begin{aligned}&SN\perp BC \\&AN\perp BC\end{aligned}\right.\) và \(SN=AN=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

Kẻ \(BH\perp CM\left(H\in CM\right)\). \(\left(*\right)\)

Tam giác \(SCA\) cân tại \(C\) nên \(SA\perp CM\). \(\quad (1)\)

Tam giác \(SNA\) cân tại \(N\) nên \(SA\perp MN\). \(\quad (2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(SA\perp (BCM) \Rightarrow SA\perp BH\). \(\left(**\right)\)

Từ \(\left(*\right)\) và \(\left(**\right)\), suy ra \(BH\perp (SAC)\) nên

\(\mathrm{\,d}\left(B,(SAC)\right)=BH\).

Do \(\left\{\begin{aligned}&(SBC)\cap (ABC)=BC \\&SN\subset (SBC),SN\perp BC \\&AN\subset (ABC),AN\perp BC\end{aligned}\right.\)

Suy ra \(60^\circ=\widehat{(SBC),(ABC)}=\widehat{SN,AN}=\widehat{SNA}\).

Do đó tam giác \(SNA\) đều nên \(MN=\displaystyle\frac{SN\sqrt{3}}{2}=\displaystyle\frac{3a}{4}\).

Ta có \(S_{\triangle BCM}=\displaystyle\frac{1}{2}BH \cdot CM=\displaystyle\frac{1}{2}MN.BC\) suy ra \(BH=\displaystyle\frac{MN.BC}{CM}=\displaystyle\frac{MN \cdot BC}{\sqrt{CA^2-AM^2}}=\displaystyle\frac{3\sqrt{13}a}{13}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(B,(SAC)\right)=BH=\displaystyle\frac{3\sqrt{13}a}{13}\).

Câu 32:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(B\), \(\widehat{BAC}=60^{\circ}\); \(SA=AC=a\) và vuông góc với đáy.

a) Tính khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((SBC)\).

b) Tính khoảng cách từ điểm \(B\) đến mặt phẳng \((SAC)\).

Image

a) Trong tam giác vuông \(ABC\), ta có \(AB=AC \cdot \cos \widehat{BAC}=\displaystyle\frac{a}{2}\).

Kẻ \(AH\perp SB\left(H\in SB\right)\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&BC\perp AB \\&BC\perp SA\end{aligned}\right. \Rightarrow BC\perp (SAB) \Rightarrow BC\perp AH\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(AH\perp (SBC)\). Do đó

\(\mathrm{\,d}\left(A,(SBC)\right)=AH\).

Trong tam giác vuông \(SAB\), ta có \(AH=\displaystyle\frac{SA \cdot AB}{\sqrt{SA^2+AB^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{5}}{5}.\)

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(A,(SBC)\right)=AH=\displaystyle\frac{a\sqrt{5}}{5}\).

b) Kẻ \(BK\perp AC\left(K\in AC\right)\).

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&BK\perp AC \\&BK\perp SA\end{aligned}\right. \Rightarrow BK\perp (SAC)\).

Do đó

\(\mathrm{\,d}\left(B,(SAC)\right)=BK\).

Trong tam giác vuông \(ABC\), ta có \(BC=AC \cdot \sin \widehat{BAC}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}.\)

Suy ra \(BK=\displaystyle\frac{AB \cdot BC}{\sqrt{AB^2+BC^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{4}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(B,(SAC)\right)=BK=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{4}\).

Câu 33:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(B\), \(BA=3a,BC=4a\). Mặt phẳng \((SBC)\) vuông góc với đáy và \(SB=2a\sqrt{3}\), \(\widehat{SBC}=30^\circ\). Tính khoảng cách từ điểm \(B\) đến mặt phẳng \((SAC)\).

Image

Gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(S\) trên \(BC\), suy ra \(SH\perp BC\).

Mà \((SBC)\perp (ABC)\) theo giao tuyến \(BC\) nên \(SH\perp (ABC)\).

Trong tam giác vuông \(SHB\): \\ ta có \(BH=SB \cdot \cos \widehat{SBH}=SB \cdot \cos \widehat{SBC}=3a\).

Ta có \(\mathrm{\,d}\left(B,(SAC)\right)=\displaystyle\frac{BC}{HC} \cdot \mathrm{\,d}\left(H,(SAC)\right)=4\mathrm{\,d}\left(H,(SAC)\right)\).

Gọi \(F\), \(E\) lần lượt là hình chiếu vuông góc của \(B\) và \(H\) trên \(AC\).

Kẻ \(HK\perp SE\left(K\in SE\right)\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&AC\perp HE \\&AC\perp SH\end{aligned}\right. \Rightarrow AC\perp (SHE) \Rightarrow AC\perp HK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(HK\perp (SAC)\). Do đó \(\mathrm{\,d}\left(H,(SAC)\right)=HK\).

Câu 34:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(A\), \(\widehat{ABC}=30^\circ\); tam giác \(SBC\) là tam giác đều cạnh \(a\) và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Tính khoảng cách từ điểm \(C\) đến mặt phẳng \((SAB)\).

Image

Gọi \(H\) là trung điểm \(BC\), suy ra \(SH\perp BC\).

Mà \((SBC)\perp (ABC)\) theo giao tuyến \(BC\) nên \(SH\perp (ABC)\).

Ta có

\(\mathrm{\,d}\left(C,(SAB)\right)=2\mathrm{\,d}\left(H,(SAB)\right)\).

Gọi \(E\) là trung điểm \(AB\), suy ra \(HE\parallel AC\) nên \(HE\perp AB\).

Kẻ \(HK\perp SE\left(K\in SE\right)\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&AB\perp HE \\&AB\perp SH\end{aligned}\right. \Rightarrow AB\perp (SHE) \Rightarrow AB\perp HK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(HK\perp (SAB)\). Do đó

\(\mathrm{\,d}\left(H,(SAB)\right)=HK\).

Ta có \(SH=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\); \(HE=\displaystyle\frac{AC}{2}=\displaystyle\frac{BC \cdot \sin \widehat{ABC}}{2}=\displaystyle\frac{a}{4}\).

Trong tam giác vuông \(SHE\), ta có

\(HK=\displaystyle\frac{SH \cdot HE}{\sqrt{SH^2+HE^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{39}}{26}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(C,(SAB)\right)=2\mathrm{\,d}\left(H,(SAB)\right)=2HK=\displaystyle\frac{a\sqrt{39}}{13}\).

Câu 35:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(B\), \(AC=2a\); \(SA=a\) và vuông góc với đáy. Tính khoảng cách từ trung điểm điểm \(I\) của \(AC\) đến mặt phẳng \((SBC)\).

Image

Ta có \(\mathrm{\,d}\left(I,(SBC)\right)=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{\,d}\left(A,(SBC)\right)\).

Kẻ \(AH\perp SB\left(H\in SB\right)\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&BC\perp AB \\&BC\perp SA\end{aligned}\right. \Rightarrow BC\perp (SAB) \Rightarrow BC\perp AH\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(AH\perp (SBC)\). Do đó

\(\mathrm{\,d}\left(A,(SBC)\right)=AH\).

Tam giác vuông cân \(ABC\) tại \(B\) có \(AC=2a\), suy ra \(AB=a\sqrt{2}\).

Trong tam giác vuông \(SAB\), ta có \(AH=\displaystyle\frac{SA \cdot AB}{\sqrt{SA^2+AB^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(A,(SBC)\right)=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}\).

Câu 36:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(C\), cạnh huyền bằng \(3a\). Hình chiếu vuông góc của \(S\) xuống mặt đáy trùng với trọng tâm của tam giác \(ABC\) và \(SB=\displaystyle\frac{a\sqrt{14}}{2}\). Tính khoảng cách từ điểm \(B\) đến mặt phẳng \((SAC)\).

Image

Gọi \(M,N\) lần lượt là trung điểm \(AB,AC\).

Suy ra \(G=CM\cap BN\) là trọng tâm tam giác \(ABC\).

Theo giả thiết, ta có \(SG\perp (ABC)\).

Ta có \(\mathrm{\,d}\left(B,(SAC)\right)=3\mathrm{\,d}\left(G,(SAC)\right)\).

Kẻ \(GE\perp AC\left(E\in AC\right)\).

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(G\) trên \(SE\), suy ra \(GK\perp SE\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&AC\perp GE \\&AC\perp SG\end{aligned}\right. \Rightarrow AC\perp (SGE) \Rightarrow AC\perp GK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(GK\perp (SAC)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(G,(SAC)\right)=GK\).

Tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(C\), suy ra \(CA=CB=\displaystyle\frac{AB}{\sqrt{2}}=\displaystyle\frac{3a}{\sqrt{2}}\) và \(CM\perp AB\).

Ta có \(CM=\displaystyle\frac{1}{2}AB=\displaystyle\frac{3a}{2}\), suy ra \(GM=\displaystyle\frac{1}{3}CM=\displaystyle\frac{a}{2}\); \(BG=\sqrt{BM^2+GM^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{10}}{2}\); \(SG=\sqrt{SB^2+GB^2}=a\).

Do \(GE\perp AC\) suy ra \(GE\parallel BC\). Ta có \(\displaystyle\frac{GE}{BC}=\displaystyle\frac{NG}{NB}=\displaystyle\frac{1}{3}\) suy ra \(GE=\displaystyle\frac{BC}{3}=\displaystyle\frac{a}{\sqrt{2}}\).

Trong tam giác vuông \(SGE\), ta có \(GK=\displaystyle\frac{SG\cdot GE}{\sqrt{SG^2+GE^2}}=\displaystyle\frac{a}{\sqrt{3}}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(B,(SAC)\right)=3d\left(G,(SAC)\right)=3GK=a\sqrt{3}\).

Câu 37:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân đỉnh \(A\), \(AB=a\sqrt{2}\). Gọi \(I\) là trung điểm của \(BC\), hình chiếu vuông góc \(H\) của \(S\) trên mặt đáy \((ABC)\) thỏa mãn \(\overrightarrow{IA}=-2\overrightarrow{IH}\). Tính khoảng cách từ trung điểm \(K\) của \(SB\) đến mặt phẳng \((SAH)\).

Image

Do \(\overrightarrow{IA}=-2\overrightarrow{IH}\). Suy ra \(H\) thuộc tia đối của tia \(IA\) và \(IA=2IH\).

Ta có

\(\mathrm{\,d}\left(K,(SAH)\right)=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{\,d}\left(B,(SAH)\right)\).

Vì \(\left\{\begin{aligned}&BI\perp AH \\&BI\perp SH\end{aligned}\right. \Rightarrow BI\perp (SAH)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(B,(SAH)\right)=BI\).

Tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(A\), suy ra \(BC=AB\sqrt{2}=2a\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(K,(SAH)\right)=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{\,d}\left(B,(SAH)\right)=\displaystyle\frac{1}{2}BI=\displaystyle\frac{a}{4}\).

Câu 38:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(\widehat{ASB}=90^{\circ},\widehat{BSC}=60^{\circ},\widehat{ASC}=120^{\circ}\) và \(SA=SB=SC=a\). Tính khoảng cách từ điểm \(S\) đến mặt phẳng \((ABC)\).

Image

Tam giác \(SAB\) vuông cân tại \(S\) nên \(AB=SA\sqrt{2}=a\sqrt{2}\) .

Tam giác \(SBC\) đều nên \(BC=SB=a\) .

Áp dụng định lí hàm số côsin trong tam giác \(SAC\), ta có \(AC=\sqrt{SA^2+SC^2-2SA\cdot SC\cdot \cos \widehat{ASC}}=a\sqrt{3}\) .

Nhận xét rằng \(AB^2+BC^2=2a^2+a^2=AC^2\) nên tam giác \(ABC\) vuông tại \(B\) .

Gọi \(I\) là trung điểm \(AC\) suy ra \(I\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\) nên \(IA=IB=IC\).

Theo giả thiết \(SA=SB=SC\) , nên \(SI\) là trục của đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\) . Suy ra \(SI\perp \left(ABC\right)\) . Do đó \(\mathrm{\,d}\left(S,\left(ABC\right)\right)=SI\) .

Trong tam giác \(SAC\) , ta có \(SI=\sqrt{\displaystyle\frac{SA^{2}+SC^2}{2}-\displaystyle\frac{AC^2}{4}}=\displaystyle\frac{a}{2}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(S,\left(ABC\right)\right)=SI=\displaystyle\frac{a}{2}\) .

Câu 39:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(A\), \(SA=a\) và vuông góc với đáy, tam giác \(SBC\) cân tại \(S\) và tạo với đáy một góc \(45^\circ\). Tính khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((SBC)\).

Image

Tam giác \(SBC\) cân tại \(S\) nên \(SB=SC\).

Suy ra \(\triangle SAB=\triangle SAC\) (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Do đó \(AB=AC\). Vậy tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(A\).

Gọi \(E\) là trung điểm \(BC\), suy ra \(AE\perp BC\).

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(A\) trên \(SE\), suy ra \(AK\perp SE\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&BC\perp AE \\&BC\perp SA\end{aligned}\right. \Rightarrow BC\perp (SAE) \Rightarrow BC\perp AK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(AK\perp (SBC)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(A,(SBC)\right)=AK\).

Ta có \(\begin{cases} &(SBC)\cap (ABC)=BC \\ &SE\subset (SBC),SE\perp BC \\ &AE\subset (ABC),AE\perp BC\end{cases}\)

\(\Rightarrow \widehat{(SBC),(ABC)}=\widehat{SE,AE}=\widehat{SEA}=45^{\circ}\).

Tam gác \(SAE\) vuông tại \(A\) có \(\widehat{SEA}=45^\circ\) nên là tam giác vuông cân.

Suy ra \(AK=\displaystyle\frac{SE}{2}=\displaystyle\frac{SA\sqrt{2}}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(A,(SBC)\right)=AK=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Câu 40:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy là tam giác \(ABC\) với \(AB=a,AC=2a,\widehat{BAC}=120^\circ\). Cạnh bên \(SA\) vuông góc với đáy, mặt phẳng \((SBC)\) tạo với đáy một góc \(60^\circ\).

a) Tính khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((SBC)\).

a) Tính khoảng cách từ điểm \(B\) đến mặt phẳng \((SAC)\).

Image

Áp dụng định lí côsin trong tam giác \(ABC\), ta có

\(BC=\sqrt{AB^2+AC^2-2AB\cdot AC \cdot \cos \widehat{BAC}}=a\sqrt{7}\) .

Gọi \(E\) là hình chiếu của \(A\) trên \(BC\), suy ra \(AE\perp BC\).

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&BC\perp AE \\&BC\perp SA\end{aligned}\right. \Rightarrow BC\perp (SAE) \Rightarrow BC\perp SE\).

Do \(\begin{cases}(SBC)\cap (ABC)=BC \\SE\subset (SBC),SE\perp BC \\AE\subset (ABC),AE\perp BC\end{cases}\)

\(\Rightarrow \widehat{(SBC),(ABC)}=\widehat{SE,AE}=\widehat{SEA}=60^{\circ}\).

Ta có \(S_{\triangle ABC}=\displaystyle\frac{1}{2}AE.BC=\displaystyle\frac{1}{2}AB \cdot AC \cdot \sin \widehat{BAC}\) nên \(AE=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{\sqrt{7}}\).

a) Kẻ \(AK\perp SE\left(K\in SE\right)\). \((1)\)

Ta có \(BC\perp (SAE) \Rightarrow BC\perp AK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(AK\perp (SBC)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(A,(SBC)\right)=AK\).

Trong tam giác vuông \(AKE\), ta có \(AK=AE \cdot \sin \widehat{KEA}=AE \cdot \sin \widehat{SEA}=\displaystyle\frac{3a}{2\sqrt{7}}\). Vậy \(\mathrm{\,d}\left(A,(SBC)\right)=AK=\displaystyle\frac{3a}{2\sqrt{7}}\).

b) Gọi \(H\) là hình chiếu của \(B\) trên \(AC\).

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&BH\perp AC \\&BH\perp SA\end{aligned}\right. \Rightarrow BH\perp (SAC)\). Do đó \(\mathrm{\,d}\left(B,(SAC)\right)=BH\).

Ta có \(BH=AB\cdot \sin \widehat{BAH}=AB \cdot \sin \widehat{BAC}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\) (do \(\widehat{BAH}+\widehat{BAC}=180^\circ\) ).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(B,(SAC)\right)=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

Câu 41:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), \(SA=a\sqrt{3}\) và vuông góc với đáy.

a) Tính khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((SBC)\).

b) Tính khoảng cách từ điểm \(C\) đến mặt phẳng \((SBD)\).

c) Tính khoảng cách từ trọng tâm của tam giác \(SAB\) đến mặt phẳng \((SAC)\).

Image

a) Kẻ \(AH\perp SB\left(H\in SB\right)\).

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&BC\perp AB \\&BC\perp SA\end{aligned}\right. \Rightarrow BC\perp (SAB) \Rightarrow BC\perp AH\). \\Suy ra \(AH\perp (SBC)\). Do đó

\(\mathrm{\,d}\left(A,(SBC)\right)=AH\).

Trong tam giác vuông \(SAB\), ta có \(AH=\displaystyle\frac{SA.AB}{\sqrt{SA^2+AB^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}.\)

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(A,(SBC)\right)=AH=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

b) Gọi \(O=AC\cap BD\). Ta có \(\mathrm{\,d}\left(C,(SBD)\right)=\mathrm{\,d}\left(A,(SBD)\right)\).

Kẻ \(AK\perp SO\left(K\in SO\right)\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&BD\perp AC \\&BD\perp SA\end{aligned}\right. \Rightarrow BD\perp (SAC) \Rightarrow BD\perp AK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(AK\perp (SBD)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(A,(SBD)\right)=AK\).

Trong tam giác vuông \(SAO\), ta có \(AK=\displaystyle\frac{SA.AO}{\sqrt{SA^2+AO^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}\cdot \displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}}{\sqrt{3a^2+\displaystyle\frac{a^2}{2}}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{21}}{7}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(C,(SBD)\right)=\mathrm{\,d}\left(A,(SBD)\right)=AK=\displaystyle\frac{a\sqrt{21}}{7}\).

c) Gọi \(E\) là trung điểm \(AB\), \(G\) là trọng tâm tam giác \(SAB\). Ta có

\(\mathrm{\,d}\left(G,(SAC)\right)=\displaystyle\frac{SG}{SE}\mathrm{\,d}\left(E,(SAC)\right)=\displaystyle\frac{2}{3}\mathrm{\,d}\left(E,(SAC)\right)\).

Gọi \(F\) là trung điểm \(AO\), suy ra \(EF\parallel BO\) nên \(EF\perp AO\).

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&EF\perp AO &EF\perp SA\end{aligned}\right. \Rightarrow EF\perp (SAC)\).

Do đó \(\mathrm{\,d}\left(E,(SAC)\right)=EF\).

Ta có \(EF=\displaystyle\frac{BO}{2}=\displaystyle\frac{BC}{4}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{4}.\)

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(G,(SAC)\right)=\displaystyle\frac{2}{3}\mathrm{\,d}\left(E,(SAC)\right)=\displaystyle\frac{2}{3}EF=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{6}\).

Câu 42:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông tâm \(O\), cạnh \(a\); \(SA=SB=SC=SD=a\sqrt{2}\). Tính khoảng cách từ điểm \(O\) đến mặt phẳng \((SBC)\).

Image

Do \(O\) là tâm hình vuông nên \(OA=OB=OC=OD\). Mà \(SA=SB=SC=SD\), suy ra \(SO\) là trục của đường tròn ngoại tiếp hình vuông \(ABCD\) nên \(SO \perp (ABCD)\).

Trong tam giác vuông \(SOA\), ta có \(SO=\sqrt{SA^2-OA^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{2}\).

Gọi \(M\) là trung điểm \(BC\), suy ra \(OM=\displaystyle\frac{a}{2}\) và \(OM \perp BC\).

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(O\) trên \(SM\), suy ra \(OK \perp SM\). \(\quad (1)\)

Ta có \(\begin{cases}BC \perp OM \\BC \perp SO\end{cases} \Rightarrow BC \perp (SOM) \Rightarrow BC \perp OK. \quad (2)\)

Từ (1) và (2), suy ra \(OK \perp (SBC)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(O, (SBC)\right)=OK\).

Trong tam giác vuông \(SOM\), ta có \(OK=\displaystyle\frac{SO \cdot OM}{\sqrt{SO^2+OM^2}}=\displaystyle\frac{a \sqrt{42}}{14}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}(O,(SBC))= OK=\displaystyle\frac{a \sqrt{42}}{14}\).

Câu 43:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông tâm \(O\), cạnh \(a\); \(SA=SB=SC=SD=a\sqrt{2}\). Gọi \(A'\), \(C'\) lần lượt là trung điểm hai cạnh \(SA\) và \(SC\). Tính khoảng cách từ điểm \(S\) tới mặt phẳng \(\left(A'BC'\right)\).

Image

Do \(O\) là tâm hình vuông nên \(OA=OB=OC=OD\).

Mà \(SA=SB=SC=SD\), suy ra \(SO\) là trục của đường tròn ngoại tiếp hình vuông \(ABCD\) nên \(SO\perp (ABCD)\).

Tam giác \(SAC\) đều cạnh \(a\sqrt{2}\) nên \(SO=\displaystyle\frac{SA\sqrt{3}}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{2}\).

Gọi \(E=SO\cap A'C'\), suy ra \(E\) là trung điểm \(SO\).

Ta có

\(\mathrm{\,d}\left(S,\left(A'BC'\right)\right)=\mathrm{\,d}\left(O,\left(A'BC'\right)\right)\).

Kẻ \(OK\perp BE\), \(\left(K\in BE\right)\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&AC\perp BD \\&AC\perp SO\end{aligned}\right. \Rightarrow AC\perp (SBD) \Rightarrow A'C'\perp OK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(OK\perp \left(A'BC'\right)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(O,\left(A'BC'\right)\right)=OK\).

Trong tam giác vuông \(EOB\), ta có \(OK=\displaystyle\frac{EO \cdot OB}{\sqrt{EO^2+OB^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{42}}{14}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(O,\left(A'BC'\right)\right)=OK=\displaystyle\frac{a\sqrt{42}}{14}\).

Câu 44:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), tam giác \(SAB\) đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Gọi \(M\), \(N\) lần lượt là trung điểm của \(AB\), \(AD\). Tính khoảng cách từ \(M\) đến mặt phẳng \((SCN)\).

Image

Tam giác \(SAB\) đều và có \(M\) là trung điểm \(AB\) nên \(SM\perp AB\).

Mà \((SAB)\perp (ABCD)\) theo giao tuyến \(AB\) nên \(SM\perp (ABCD)\).

Ta có \(\triangle AMD=\triangle DNC\) suy ra \(\left\{\begin{aligned}&\widehat{AMD}=\widehat{DNC} \\&\widehat{ADM}=\widehat{DCN}.\end{aligned}\right.\)

Mà \(\widehat{AMD}+\widehat{ADM}=90^\circ\) suy ra \(\widehat{DNC}+\widehat{ADM}=90^\circ\) hay \(CN\perp DM\).

Gọi \(E=DM\cap CN\), \(K\) là hình chiếu vuông góc của \(M\) trên \(SE\)

suy ra \(MK\perp SE\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&CN\perp DM \\&CN\perp SM\end{aligned}\right. \Rightarrow CN\perp (SMD) \Rightarrow CN\perp MK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(MK\perp (SCN)\). Do đó \(\mathrm{\,d}\left(M,(SCN)\right)=MK\).

Ta có \(SM=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\); \(DM=\sqrt{AD^2+AM^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{5}}{2}\);

\(DE=\displaystyle\frac{DC.DN}{\sqrt{DC^2+DN^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{5}}{5}\). Suy ra \(ME=DM-DE=\displaystyle\frac{3a\sqrt{5}}{10}\).

Trong tam giác vuông \(SME\), ta có \(MK=\displaystyle\frac{SM \cdot ME}{\sqrt{SM^2+ME^2}}=\displaystyle\frac{3a\sqrt{2}}{8}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(M,(SCN)\right)=MK=\displaystyle\frac{3a\sqrt{2}}{8}\).

Câu 45:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\). Gọi \(M\), \(N\) và \(P\) lần lượt là trung điểm các cạnh \(AB\), \(AD\) và \(DC\). Gọi \(H\) là giao điểm của \(CN\) và \(DM\), biết \(SH=a\sqrt{3}\) và \(SH\) vuông góc với đáy \((ABCD)\). Tính khoảng cách từ điểm \(C\) đến mặt phẳng \((SBP)\).

Image

Xét tam giác \(DHN\), ta có

\(\tan \widehat{DNH}=\tan \widehat{DNC}=\displaystyle\frac{DC}{DN}=2\)

và \(\cot \widehat{NDH}=\cot \widehat{ADM}=\displaystyle\frac{AD}{AM}=2\).

Suy ra \(\tan \widehat{DNH}=\cot \widehat{NDH}\) hay \(\widehat{DNH}+\widehat{NDH}=90^\circ\).

Do đó \(\widehat{DHN}=90^\circ\) hay \(DM\perp NC\). Suy ra \(BP\perp NC\).

Gọi \(E=CN\cap BP\), suy ra \(E\) là trung điểm \(HC\) nên

\(\mathrm{\,d}\left(C,(SBP)\right)=\mathrm{\,d}\left(H,(SBP)\right)\).

Kẻ \(HK\perp SE\left(K\in SE\right)\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&BP\perp NC \\&BP\perp SH\end{aligned}\right. \Rightarrow BP\perp (SHE) \Rightarrow BP\perp HK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(HK\perp (SBP)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(H,(SBP)\right)=HK\).

Ta có \(NC=\sqrt{DN^2+DC^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{5}}{2}\); \(HC=\displaystyle\frac{DC^2}{NC}=\displaystyle\frac{2a\sqrt{5}}{5}\).

Suy ra \(HE=\displaystyle\frac{1}{2}HC=\displaystyle\frac{a\sqrt{5}}{5}\).

Trong tam giác vuông \(SHE\), ta có \(HK=\displaystyle\frac{SH \cdot HE}{\sqrt{SH^2+HE^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{4}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(C,(SBP)\right)=\mathrm{\,d}\left(H,(SBP)\right)=HK=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{4}\).

Câu 46:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật với \(AB=a\), \(AD=2a\); cạnh bên \(SA=a\) và vuông góc với đáy. Tính khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((SBD)\).

Image

Kẻ \(AE\perp BD\left(E\in BD\right)\).

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(A\) trên \(SE\), suy ra \(AK\perp SE\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&BD\perp AE \\&BD\perp SA\end{aligned}\right. \Rightarrow BD\perp (SAE) \Rightarrow BD\perp AK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(AK\perp (SBD)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(A,(SBD)\right)=AK\).

Trong tam giác vuông \(ABD\), ta có

\(AE=\displaystyle\frac{AB.AD}{\sqrt{AB^2+AD^2}}=\displaystyle\frac{2a}{\sqrt{5}}.\)

Trong tam giác vuông \(SAE\), ta có \(AK=\displaystyle\frac{SA.AE}{\sqrt{SA^2+AE^2}}=\displaystyle\frac{2a}{3}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(A,(SBD)\right)=AK=\displaystyle\frac{2a}{3}\).

Câu 47:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật, mặt bên \(SAD\) là tam giác vuông tại \(S\). Hình chiếu vuông góc của \(S\) trên mặt đáy là điểm \(H\) thuộc cạnh \(AD\) sao cho \(HA=3HD\). Biết rằng \(SA=2a\sqrt 3\) và \(SC\) tạo với đáy một góc bằng \(30^\circ\). Tính khoảng cách từ trung điểm \(M\) của \(AB\) đến mặt phẳng \((SBC)\).

Image

Ta có \(\mathrm{d}\left(M, (SBC)\right)=\frac{1}{2}\mathrm{d}\left(A, (SBC)\right)=\frac{1}{2}\mathrm{d}\left(H, (SBC)\right).\)

Kẻ \(HE \perp BC\) (\(E \in BC\)). Gọi \(K\) là hình chiếu của H lên \(SE\), suy ra \(HK \perp SE. \quad (1)\)

Ta có \(\begin{cases}BC \perp HE\\ BC \perp SH\end{cases}\Rightarrow BC \perp (SHE)\)

\(\Rightarrow BC \perp HK. \quad (2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(HK \perp (SBC)\) nên \(\mathrm{d}\left(H, (SBC)\right)=HK\).

Do hình chiếu vuông góc của \(SC\) trên mặt đáy là \(HC\) nên

\(\widehat{\left( SC, (ABCD)\right) }=\widehat{\left( SC,HC\right) }=\widehat{SCH}=30^\circ.\)

Trong tam giác vuông \(SAD\), ta có \(SA^2=AH \cdot AD \Leftrightarrow 12a^2=\frac{3}{4}AD^2\).

Suy ra \(AD=4a\), \(AH=3a\), \(HD=a\), \(SH=\sqrt{HA \cdot HD}=a\sqrt 3\), \(HC=SH \cdot \cot {\widehat{SCH}}=3a\), \(CD=\sqrt{HC^2-HD^2}=2a\sqrt 2\). Trong tam giác vuông \(SHE\), ta có

\(HK=\displaystyle\frac{SH \cdot HE}{\sqrt{SH^2+HE^2}} =\displaystyle\frac{SH \cdot CD}{\sqrt{SH^2+CD^2}}=\displaystyle\frac{2\sqrt{6}a}{\sqrt{11}}.\)

Vậy

\(\mathrm{d}\left(M, (SBC)\right)=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{d}\left(A, (SBC)\right)=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{d}\left(H, (SBC)\right)=\displaystyle\frac{1}{2}HK=\displaystyle\frac{\sqrt{6}a}{\sqrt{11}}\).

Câu 48:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật với \(AB=a\), \(AD=a\sqrt 2\) ; cạnh bên \(SA=a\) và vuông góc với đáy. Gọi \(M\) là trung điểm \(AD\); \(I\) là giao điểm của \(BM\) và \(AC\). Tính khoảng cách từ \(I\) đến mặt phẳng \((SBC)\).

Image

Từ giả thiết suy ra \(I\) là trọng tâm tam giác \(ABD\) nên

\(\mathrm{d}\left(I,(SBC)\right)=\displaystyle\frac{2}{3}\mathrm{d}\left(A,(SBC)\right)\).

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(A\) trên \(SB\), suy ra \(AK \perp SB \quad (1)\).

Ta có \(\begin{cases}BC\perp AB \\ BC\perp SA\end{cases} \Rightarrow BC\perp (SAB)\)

\(\Rightarrow BC\perp AK \quad (2) \).

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(AK\perp (SBC)\) nên \(\mathrm{d}\left(A,(SBC)\right)=AK\).

Tam giác \(SAB\) vuông cân tại \(S\) nên \break \(AK=\displaystyle\frac{SB}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}.\)

Vậy \(\mathrm{d}\left(I,(SBC)\right)=\displaystyle\frac{2}{3}\mathrm{d}\left(A,(SBC)\right)=\displaystyle\frac{2}{3}AK=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{3}.\)

Câu 49:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thoi tâm \(O\), cạnh \(a\), \(\widehat{BAD}=60^\circ\). Cạnh bên \(SA=a\) và vuông góc với đáy. Tính khoảng cách từ điểm \(O\) đến mặt phẳng \((SCD)\).

Image

Ta có \(O\) là trung điểm của \(AC\) nên \break \(\mathrm{d}\left(O,(SCD)\right)=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{d}\left(A,(SCD)\right)\).

Kẻ \(AE \perp CD\), \(\left(E\in CD\right)\).

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(A\) trên \(SE\), suy ra \(AK\perp SE \quad (1)\).

Ta có \(\begin{cases}CD\perp AE \\ CD\perp SA\end{cases} \Rightarrow CD\perp (SAE) \Rightarrow CD\perp AK \quad (2)\).

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(AK\perp (SCD)\) nên \(\mathrm{d}\left(A,(SCD)\right)=AK\).

Theo giả thiết suy ra \(ABD\) là tam giác đều nên \(AE=DH=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\), với \(H\) là trung điểm của cạnh \(AB\).

Trong tam giác vuông \(SAE\), ta có

\(AK=\displaystyle\frac{SA.AE}{\sqrt{SA^2+AE^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{21}}{7}\).

Vậy \(\mathrm{d}\left(O,(SCD)\right)=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{d}\left(A,(SCD)\right)=\displaystyle\frac{1}{2}AK=\displaystyle\frac{a\sqrt{21}}{14}\).

Câu 50:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thoi cạnh \(a\), \(\widehat{BAD}={120}^{\circ}\); cạnh bên \(SA\) vuông góc với đáy. Gọi \(M\) là trung điểm cạnh \(BC\). Tính khoảng cách từ điểm \(D\) đến mặt phẳng \((SBC)\), biết \(\widehat{SMA}={45}^{\circ}\).

Image

Do \(\widehat{BAD}={120}^{\circ}\) suy ra \(\widehat{ABC}={60}^{\circ}\) nên tam giác \(ABC\) đều cạnh \(a\).

Suy ra \(AM\) là đường cao trong tam giác đều \(ABC\) và \(AM =\displaystyle\frac{a \sqrt{3}}{2}\).

Ta có \(\mathrm{d}(D,(SBC))=\mathrm{d}(A,(SBC))\).

Kẻ \(AK \perp SM\), với \(K \in SM \quad \quad (1) .\)

Ta có

\(\begin{cases}BC \perp AM \\ BC \perp SA\end{cases}\Rightarrow BC \perp (SAM)\Rightarrow BC \perp AK \quad \quad (2).\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(AK \perp (SBC)\) nên \(\mathrm{d}(A,(SBC))=AK\).

Trong tam giác vuông \(AKM\), ta có

\(AK=AM \cdot \sin \widehat{SMA}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{4}.\)

Vậy \(\mathrm{d} (D,(SBC))= \mathrm{d} (A,(SBC))=AK=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{4}.\)

Câu 51:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thoi cạnh \(a\), \(\widehat{BAD}={60}^\circ\). Gọi \(O\) là giao điểm của \(AC\) và \(BD\). Đường thẳng \(SO=\displaystyle\frac{3a}{4}\) và vuông góc với đáy. Tính khoảng cách từ điểm \(O\) đến mặt phẳng \((SBC)\).

Image

Từ giả thiết suy ra tam giác \(ABD\) đều nên tam giác \(BCD\) cũng đều.

Do đó đường cao \(DH\) trong \(\Delta BCD\) bằng \(\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

Gọi \(E\) là hình chiếu vuông góc của \(O\) trên \(BC\). Suy ra \(OE=\displaystyle\frac{DH}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{4}\).

Kẻ \(OK \perp SE\) với \(K \in SE \quad \quad (1)\).

Ta có

\(\begin{cases} BC \perp OE \\ BC \perp SO \end{cases}\Rightarrow BC \perp (SOE)\Rightarrow BC \perp OK \quad \quad (2)\).

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(OK \perp (SBC)\) nên \(\mathrm{d} (O,(SBC))=OK\).

Trong tam giác vuông \(SOE\), ta có

\(OK=\displaystyle\frac{SO \cdot OE} {\sqrt {{SO}^2+{OE}^2}}=\displaystyle\frac{3a}{8}\).

Vậy \(\mathrm{d} (O,(SBC))= OK =\displaystyle\frac{3a}{8}\).

Câu 52:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thang vuông tại \(A\) và \(B\), \(AB=BC=a\), \(AD=2a\). Cạnh bên \(SA=a\) và vuông góc với đáy.

a) Tính khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((SCD)\).

b) Tính khoảng cách từ điểm \(B\) đến mặt phẳng \((SCD)\).

Image

a) Gọi \(M\) là trung điểm \(AD\), suy ra \(ABCM\) là hình vuông.

Do đó \(CM=MA=\displaystyle\frac{AD}{2}\) nên tam giác \(ACD\) vuông tại \(C\).

Kẻ \(AK \perp SC\) với \(K \in SC \quad \quad (1)\).

Ta có

\(\begin{cases}CD \perp AC \\ CD \perp SA\end{cases}\Rightarrow CD \perp (SAC)\Rightarrow CD \perp AK \quad \quad (2).\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(AK \bot (SCD)\)

nên \(\mathrm{d}(A,(SCD))= AK\).

Trong tam giác vuông \(SAC\), ta có

\(AK=\displaystyle\frac{SA \cdot AC} {\sqrt{ {SA}^2+{AC}^2}}=\displaystyle\frac{a \cdot a\sqrt{2}} {\sqrt{a^2+2a^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}\)

Vậy \(\mathrm{d}(A,(SCD))=AK=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}\).

b) Gọi \(I=AB\cap CD\). Khi đó \(BC\) là đường trung bình của tam giác \(IAD\) nên \(\displaystyle\frac{BI}{AI}=\displaystyle\frac{1}{2}\).

Do đó \(\mathrm{d} (B,(SCD))=\displaystyle\frac{1}{2} \mathrm{d}(A,(SCD))=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}} {6}\).

Câu 53:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là \(ABCD\) là hình thang vuông tại \(A\) và \(B\), \(AB=a\), \(BC=2a\), \(AD=3a\). Cạnh bên \(SA=a\) và vuông góc với đáy và mặt bên \(\left(SCD\right)\) tạo với mặt đáy một góc \(30^\circ\). Gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(A\) trên \(SB\).

a) Tính khoảng cách từ \(H\) đến mặt phẳng \(\left(SAD\right)\).

b) Tính khoảng cách từ \(H\) đến mặt phẳng \(\left(SCD\right)\).

Image

Gọi \(M\) là hình chiếu của \(C\) trên \(AD\), \(N\) là hình chiếu của \(A\) trên \(CD\). Ta có

\(S_{\triangle ACD}=\displaystyle\frac{1}{2}AD\cdot CM\)\(=\displaystyle\frac{1}{2}CD\cdot AN\) suy ra \(AN=\displaystyle\frac{AD\cdot CM}{CD}=\displaystyle\frac{AD\cdot AB}{\sqrt{AB^2+\left(AD-BC\right)^2}}\)\(=\displaystyle\frac{3a}{\sqrt{2}}\).

Vì \(\begin{cases}CD\perp AN \\CD\perp SA\end{cases} \Rightarrow CD\perp \left(SAN\right) \Rightarrow CD\perp SN\).

Do \(\begin{cases}\left(SCD\right)\cap \left(ABCD\right)=CD \\SN\subset \left(SCD\right),SN\perp CD \\AN\subset \left(ABCD\right),AN\perp CD\end{cases}\)

Suy ra \(\widehat{\left((SCD),(ABCD)\right)}=\widehat{\left( SN,AN\right) }=\widehat{SNA}=30^\circ\).

Trong tam giác vuông \(SAN\), ta có \(SA=AN \cdot \tan \widehat{SNA}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{2}\).

a) Kẻ \(HL\perp SA\). Ta có \(AD \perp AB\) và \(AD \perp SA\) suy ra \(AD \perp \left(SAB\right)\) suy ra \(AD \perp HL\). Do đó \(HL \perp \left(SAD\right)\). Như vậy \(\mathrm{d}\left(H,\left(SAD\right)\right)=HL\).

Ta có \(\displaystyle\frac{HL}{AB}=\displaystyle\frac{SH}{SB}\) \(=\displaystyle\frac{SA^2}{SB^2}\) \(=\displaystyle\frac{SA^2}{SA^2+AB^2}\) \(=\displaystyle\frac{3}{5}\). Suy ra \(HL=\displaystyle\frac{3a}{5}\).

Vậy \(\mathrm{d}\left(H,\left(SAD\right)\right)=HL=\displaystyle\frac{3a}{5}\).

b) Ta có \(\mathrm{d}\left(H,\left(SCD\right)\right) =\displaystyle\frac {SH}{SB}\cdot\mathrm{d}\left(B,\left(SCD\right)\right)\) \(=\displaystyle\frac {3}{5}\cdot\mathrm{d}\left(B,\left(SCD\right)\right)\) (1).

Gọi \(I=AB\cap CD\).

Ta có \(\mathrm{d}\left(B,\left(SCD\right)\right)\)\(=\displaystyle\frac{IB}{IA}\mathrm{d}\left(A,\left(SCD\right)\right)=\displaystyle\frac{BC}{BD}\mathrm{d}\left(A,\left(SCD\right)\right)\)\(=\displaystyle\frac{2}{3}\mathrm{d}\left(A,\left(SCD\right)\right)\). (2)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(\mathrm{d}\left(H,(SCD)\right)=\displaystyle\frac{2}{5}d\left(A,(SCD)\right)\).

Kẻ \(AK\perp SN\left(K\in SN\right)\). Từ \(CD\perp (SAN) \Rightarrow CD\perp AK\).

Suy ra \(AK\perp (SCD)\) nên \(\mathrm{d}\left(A,(SCD)\right)=AK\).

Trong tam giác vuông \(SAN\), ta có \(AK=\displaystyle\frac{SA\cdot AN}{\sqrt{SA^2+AN^2}}=\displaystyle\frac{3a}{2\sqrt{2}}\).

Vậy \(\mathrm{d}\left(H,(SCD)\right)=\displaystyle\frac{2}{5}AK=\displaystyle\frac{3a}{5\sqrt{2}}\).

Câu 54:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thang vuông tại \(A\) và \(B\), đáy lớn \(AD\), góc \(\widehat{ADC}\) bằng \(45^\circ\); tam giác \(SAB\) đều cạnh \(a\) và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy; \(SC\) hợp với đáy một góc \(\alpha\) thỏa mãn \(\tan\alpha =\displaystyle\frac{\sqrt{15}}{5}\). Tính khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \(\left(SBD\right)\).

Image

Gọi \(H\) là trung điểm \(AB\), tam giác \(SAB\) đều cạnh \(A\) suy ra \(SH \perp AB\) và \(SH=\displaystyle\frac{a.\sqrt{3}}{2}\).

Mà \(\left(SAB\right)\perp \left(ABCD\right)\) theo giao tuyến \(AB\) nên \(SH\perp \left(ABCD\right)\).

Hình chiếu vuông góc của \(SC\) trên mặt đáy là \(HC\) nên \(\alpha =\widehat{SC,\left(ABCD\right)}=\widehat{SC,HC}=\widehat{SCH}\).

Trong tam giác vuông \(SHC\), ta có \(HC=\displaystyle\frac{SH}{\tan\alpha}=\displaystyle\frac{a\sqrt{5}}{2}\).

Trong tam giác vuông \(HBC\) , ta có \(BC=\sqrt{HC^2-BH^2}=a\).

Gọi \(I\) là hình chiếu vuông góc của \(C\) trên \(AD\).

Khi đó ta có \(AI=BC=a\) và tam giác \(CID\) vuông cân tại \(I\) nên \(ID=IC=AB=a\). Suy ra \(AD=AI+AD=2a\).

Ta có \(\mathrm{d}\left(A,\left(SBD\right)\right)=2 \mathrm{d}\left(H,\left(SBD\right)\right)\).

Gọi \(E\), \(F\) lần lượt là hình chiếu vuông góc của \(H\) và \(A\) trên \(BD\). Ta có \(AF=\displaystyle\frac{AB.AD}{\sqrt{AB^2+AD^2}}=\displaystyle\frac{2a}{\sqrt{5}}\).

suy ra \(HE=\displaystyle\frac{1}{2}AF=\displaystyle\frac{a}{\sqrt{5}}\).

Gọi\(K\) là hình chiếu của \(H\) trên \(SE\), suy ra \(HK \perp SE\). (1)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&CD\perp AN \\ &CD\perp SA\end{aligned}\right. \Rightarrow CD\perp \left(SAN\right) \Rightarrow CD\perp SN\).

Từ (1) và (2), suy ra \(HK\perp \left(SBD\right)\) nên \(\mathrm{d}\left(H,\left(SBD\right)\right)=HK\).

Trong tam giác vuông \(SHE\), ta có \(HK=\displaystyle\frac{HS.HE}{\sqrt{HS^2+HE^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{57}}{19}\).

Vậy \(\mathrm{d}\left(A,\left(SBD\right)\right)=2 \mathrm{d}\left(H,\left(SBD\right)\right)=2HK=\displaystyle\frac{a\sqrt{57}}{19}\).

Câu 55:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là nửa lục giác đều nội tiếp đường tròn đường kính \(AB=2a\), cạnh bên \(SA=a\sqrt{6}\) và vuông góc với đáy. Tính khoảng cách từ điểm \(D\) đến mặt phẳng \(\left(SBC\right)\).

Image

Gọi \(I=AD\cap BC\). Do \(ABCD\) là nửa lục giác đều nội tiếp đường tròn đường kính \(AB\) nên \(IAB\) là tam giác đều có \(DC\) là đường trung bình.

Ta có \(\mathrm{d}\left(D,\left(SBC\right)\right)\) \(=\displaystyle\frac{DI}{AI}\mathrm{d}\left(A,\left(SBC\right)\right)\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{d}\left(A,\left(SBC\right)\right)\).

Vì \(\widehat{ACB}\) chắn nửa đường tròn đường kính \(AB\) nên \(\widehat{ACB}=90^{\circ}\) hay \(AC\perp BC\).

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(A\) trên \(SC\) , suy ra \(AK\perp SC\) (1).

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&BC\perp SA \\&BC\perp AC\end{aligned}\right. \Rightarrow BC\perp \left(SAC\right) \Rightarrow BC\perp AK\).

Từ (1) và (2), suy ra \(AK\perp \left(SBC\right)\) nên \(d\left(A,\left(SBC\right)\right)=AK\).

Do \(AC\) là đường cao trong tam giác đều \(IAB\) cạnh \(2a\) nên \(AC=a\sqrt{3}\).

Trong tam giác vuông \(SAC\), ta có \(AK=\displaystyle\frac{SA.AC}{\sqrt{SA^2+AC^2}}=a\sqrt{2}\) .

Vậy \(\mathrm{d}\left(D,\left(SBC\right)\right)\) \(=\displaystyle\frac{DI}{AI}\mathrm{d}\left(A,\left(SBC\right)\right)\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{d}\left(A,\left(SBC\right)\right)\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}AK=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Câu 56:

Cho hình lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông với \(AB=AC=a\), góc giữa \(BC'\) với mặt phẳng \((ACC'A')\) bằng \(30^\circ\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(B'C'\)

a) Tính khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((A'BC)\).

b) Tính khoảng cách từ \(M\) đến mặt phẳng \((ABC')\).

Image

a) Theo giả thiết \(\triangle ABC\) vuông cân tại \(A\).

Vì \(\begin{cases}&BA\perp AC\\&BA\perp AA'\end{cases}\Rightarrow BA\perp (ACC'A')\)

suy ra hình chiếu vuông góc của \(BC'\) trên mặt phẳng \((ACC'A')\) là \(AC'\) nên \(\left(\widehat{BC',(ACC'A')}\right)=\left(\widehat{BC',AC'}\right)=\widehat{BC'A}=30^\circ.\)

Xét \(\triangle BAC'\) vuông tại \(A\), có \(AC'=AB\cdot\cot\widehat{BC'A}=a\sqrt{3}\).

Xét \(\triangle AA'C\) vuông tại \(A'\), có \(AA'=\sqrt{AC'^2-A'C'^2}=a\sqrt{2}\).

Gọi \(E\) là trung điểm \(BC\), suy ra \(AE\perp BC\).

Kẻ \(AK\perp A'E\) với \(K\in A'E.\quad\quad (1)\)

Ta có \(\begin{cases}BC\perp AE\\BC\perp AA'\end{cases}\Rightarrow BC\perp (A'AE)\)

\(\Rightarrow BC\perp AK.\quad\quad (2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\Rightarrow\) \(AK\perp (A'BC)\) nên \(\mathrm{d}\left(A,(A'BC)\right)=AK\).

Xét trong tam giác vuông \(A'AE\) ta có \(AE=\displaystyle\frac{BC}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\) \(\Rightarrow AK=\displaystyle\frac{AA'\cdot AE}{\sqrt{AA'^2+AE^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{10}}{5}\).

Vậy \(\mathrm{d}\left(A,(A'BC)\right)=AK=\displaystyle\frac{a\sqrt{10}}{5}.\)

b) Ta có \(\mathrm{d}\left(M,(ABC')\right)=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot\mathrm{d}\left(B',(ABC')\right)=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot\mathrm{d}\left(A',(ABC')\right).\)

Kẻ \(A'H\perp AC'\) với \(H\in (AC').\quad\quad (3)\)

Từ \(BA\perp (ACC'A')\Rightarrow BA\perp A'H.\quad\quad (4)\)

Từ \((3)\) và \((4)\) suy ra \(A'H\perp (ABC')\) nên \(\mathrm{d}\left(A',(ABC')\right)=A'H.\)

Xét trong tam giác vuông \(AA'C'\), ta có \(A'H=\displaystyle\frac{AA'\cdot A'C'}{\sqrt{AA'^2+A'C'^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}.\)

Vậy \(\mathrm{d}\left(M,(ABC')\right)=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot A'H=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{6}.\)

Câu 57:

Cho hình lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy \(ABC\) là tam giác cân tại \(A\), \(AB=a\), \(\widehat{BAC}=120^\circ\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(AA'\). Biết góc tạo bởi \(A'B\) và mặt phẳng \((BCC'B')\) là \(\varphi\) thỏa mãn \(\sin\varphi=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{6}\). Tính khoảng cách từ trung điểm \(N\) của \(BB'\) đến \((B'MC)\).

Image

Gọi \(I\) là trung điểm \(B'C'\)

Ta có \(\begin{cases}A'I\perp B'C'\\A'I\perp BB'\end{cases}\Rightarrow A'I\perp (BCC'B')\) suy ra hình chiếu vuông góc của \(A'B\) trên mặt phẳng \((BCC'B')\) là \(IB\) nên

\(\left(\widehat{A'B,(BCC'B')}\right)=\left(\widehat{A'B,IB}\right)=\widehat{A'BI}=\varphi.\)

Xét \(\triangle ABC\), áp dụng định lý \(\cos\) ta có \(B'C'=BC=\sqrt{AB^2+AC^2-2\cdot AB\cdot AC\cdot \cos\widehat{BAC}}=a\sqrt{3}.\)

Suy ra \(A'I=\sqrt{A'B'^2-B'I^2}=\displaystyle\frac{a}{2}\).

Xét tam giác \(\triangle A'IB\) vuông tại \(I\), ta có \(A'B=\displaystyle\frac{A'I}{\sin\varphi}=a\sqrt{3}\Rightarrow AA'=\sqrt{A'B^2-AB^2}=a\sqrt{2}\)

Gọi \(J\) là trung điểm của \(BC\).

Ta có \(\begin{cases}AN\parallel MB'\\JN\parallel CB'\end{cases}\Rightarrow (B'MC)\parallel (NAJ)\).

Do đó \(\mathrm{d}\left(N,(B'MC)\right)=\mathrm{d}\left((NAJ),(B'MC)\right)=\mathrm{d}\left(B',(NAJ)\right)=\mathrm{d}\left(B,(NAJ)\right)\).

Kẻ \(BK\perp NJ\) với \(K\in NJ.\quad\quad (1)\)

Ta có \(\begin{cases}AJ\perp BC\\AJ\perp BN\end{cases}\Rightarrow AJ\perp (JBN)\) suy ra \(AJ\perp BK.\quad \quad (2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\) suy ra \(BK\perp (NAJ)\) nên \(\mathrm{d}\left(B,(NAJ)\right)=BK.\)

Xét \(\triangle NBJ\) vuông tại \(B\), ta có \(BK=\displaystyle\frac{BN\cdot BJ}{\sqrt{BN^2+BJ^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{30}}{10}\).

Vậy \(\mathrm{d}\left(N,(B'MC)\right)=BK=\displaystyle\frac{a\sqrt{30}}{10}.\)

Câu 58:

Cho lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy \(ABC\) là tam giác với \(AB=a\), \(AC=2a\), \(\widehat{BAC}=120^\circ\), \(AA'=2a\sqrt{5}\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(CC'\). Tính khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((A'BM)\).

Image

Kéo dài \(A'M\) cắt \(AC\) tại \(N\) suy ra \(AN=2AC=4a\) và \(\mathrm{d}\left(A,(A'BM)\right)=\mathrm{d}\left(A,(A'BN)\right).\)

Gọi \(E\) là hình chiếu vuông góc của \(A\) trên \(BN\)

suy ra \(AE\perp BN.\)

Kẻ \(AK\perp A'E\) với \(K\in A'E.\quad\quad (1)\)

Ta có \(\begin{cases}BN\perp AE\\BN\perp AA'\end{cases}\Rightarrow BN\perp (A'AE)\)\\ \(\Rightarrow BN\perp AK.\quad (2)\).

Từ \((1)\) và \((2)\) suy ra \(AK\perp (A'BN)\) nên \(\mathrm{d}\left(A,(A'BN)\right)=AK.\)

Xét \(\triangle ABN\), áp dụng định lý \(\cos\) ta có \(BN=\sqrt{AB^2+AN^2-2\cdot AB\cdot AN\cdot \cos\widehat{BAC}}=a\sqrt{21}.\)

Ta có \(S_{\triangle ABN}=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot AB\cdot AN\cdot \sin\widehat{BAC}=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot BN\cdot AE\Rightarrow AE=\displaystyle\frac{AB\cdot AN\cdot \sin\widehat{BAC}}{BN}=\displaystyle\frac{2a\sqrt{7}}{7}.\)

Xét \(\triangle A'AE\) vuông tại \(A\), ta có \(AK=\displaystyle\frac{AA'\cdot AE}{\sqrt{AA'^2+AE^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{5}}{3}\).

Vậy \(\mathrm{d}\left(A,(A'BM)\right)=AK=\displaystyle\frac{a\sqrt{5}}{3}\).

Câu 59:

Cho lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(B\), \(AB=a, AC=2a\). Hình chiếu vuông góc của \(A'\) trên mặt đáy \(\left(ABC\right)\) trùng với chân đường cao hạ từ \(B\) của tam giác \(ABC\). Cạnh bên \(AA'=a\sqrt 2\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(A'C'\). Tính khoảng cách từ điểm \(M\) đến mặt phẳng \(\left(A'BC\right)\).

Image

Gọi \(H\) là chân đường cao hạ từ \(B\) trong tam giác \(ABC\). Theo giả thiết \(A'H\perp \left(ABC\right)\).

Trong tam giác vuông \(ABC\), ta có \(BC=\sqrt{AC^2-AB^2}=a\sqrt 3; AH=\displaystyle\frac{AB^2}{AC}=\displaystyle\frac{a}{2}; BH=\displaystyle\frac{AB\cdot BC}{AC}=\displaystyle\frac{a\sqrt 3}{2}\).

Suy ra \(\displaystyle\frac{AC}{HC}=\displaystyle\frac{AC}{AC-AH}=\displaystyle\frac{4}{3}\).

Trong tam giác vuông \(A'HA\), ta có\\ \(A'H=\sqrt{AA'^2-AH^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt 7}{2}\).

Ta có \(\mathrm{d}[M,\left(A'BC\right)]=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{d}[C',\left(A'BC\right)]=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{d}[A,\left(A'BC\right)]\).

Mà \(\mathrm{d}[A,\left(A'BC\right)]=\displaystyle\frac{AC}{HC}\cdot \mathrm{d}[H,\left(A'BC\right)]=\displaystyle\frac{4}{3}\mathrm{d}[H,\left(A'BC\right)]\) nên \(\mathrm{d}[M,\left(A'BC\right)]=\displaystyle\frac{2}{3}\mathrm{d}[H,\left(A'BC\right)]\).

Kẻ \(HE \parallel AB\) \(\left(E\in BC\right)\) suy ra \(HE\perp BC\).

Ta có \(\displaystyle\frac{HE}{AB}=\displaystyle\frac{CH}{CA}=\displaystyle\frac{3}{4}\) suy ra \(HE=\displaystyle\frac{3AB}{4}=\displaystyle\frac{3a}{4}\). Gọi \(K\) là hình chiếu của \(H\) lên \(A'E\) suy ra \(HK\perp A'E\) (1)

Ta có \(\begin{cases}BC\perp HE \\ BC\perp A'H\end{cases}\Rightarrow BC\perp \left(A'HE\right)\) suy ra \(BC\perp HK\) \ (2)

Từ \((1), (2)\) suy ra \(HK\perp \left(A'BC\right)\) nên \(\mathrm{d}[H,\left(A'BC\right)]=HK\).

Trong tam giác vuông \(A'HE\), ta có \(HK=\displaystyle\frac{A'H\cdot HE}{\sqrt{A'H^2+HE^2}}=\displaystyle\frac{3a\sqrt 7}{2\sqrt{37}}\).

Vậy \(\mathrm{d}[M,\left(A'BC\right)]=\displaystyle\frac{2}{3}HK=a\sqrt{\displaystyle\frac{7}{37}}\).

Câu 60:

Cho lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) có \(A'.ABC\) là hình chóp đều, \(AB=a\). Gọi \(\varphi\) là góc giữa hai mặt phẳng \(\left(A'BC\right)\) và mặt phẳng \(\left(ABC\right)\) với \(\cos\varphi=\displaystyle\frac{\sqrt 3}{3}\). Tính khoảng cách từ điểm \(A'\) đến mặt phẳng \(\left(BCC'B'\right)\).

Image

Gọi \(M, N\) lần lượt là trung điểm của \(BC\) và \(AC\). Gọi \(H=AM\cap BN\). Khi đó \(H\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\). Theo giả thiết suy ra \(A'H\perp \left(ABC\right)\).

Ta có \(\begin{cases}BC\perp AM \\ BC\perp A'H\end{cases}\Rightarrow BC \perp \left(A'HM\right)\Rightarrow BC\perp A'M\).

Do đó \(\varphi=\widehat{\left((A'BC), (ABC)\right)}=\widehat{(A'M,AM)}=\widehat{AMA'}=\widehat{A'MH}\).

Tam giác \(ABC\) đều cạnh \(a\) nên \(AM=\displaystyle\frac{a\sqrt 3}{2}\)

\(\Rightarrow HM=\displaystyle\frac{AM}{3}=\displaystyle\frac{a\sqrt 3}{6}; AH=\displaystyle\frac{2AM}{3}=\displaystyle\frac{a\sqrt 3}{3}\).

Trong tam giác vuông \(A'HM\), ta có \(A'H=HM\cdot \tan\varphi =HM\cdot \sqrt{\displaystyle\frac{1}{\cos^2\varphi }-1}=\displaystyle\frac{a\sqrt 6}{6}\).

Ta có \(\mathrm{d}[A',\left(BCC'B'\right)]= \mathrm{d}[A,\left(BCC'B'\right)]\).

Do \(BC\perp \left(A'HM\right)\), mà \(BC\subset \left(BCC'B'\right)\) nên suy ra \(\left(BCC'B'\right)\perp \left(A'HM\right)\).

Gọi \(P\) là trung điểm của \(B'C'\), suy ra \(\left(A'HM\right)\cap \left(BCC'B'\right)=MP\).\\ Khi đó, ta có \(\mathrm{d}[A,\left(BCC'B'\right)]=\mathrm{d}[A,MP]=\mathrm{d}[M,AA']=\displaystyle\frac{3}{2}\mathrm{d}[H,AA']\).

Kẻ \(HK\perp AA'\) \((K\in AA')\). Suy ra \(\mathrm{d}[H,AA']=HK=\displaystyle\frac{A'H\cdot AH}{\sqrt {A'H^2+ AH^2}}=\displaystyle\frac{a}{3}\).

Vậy \(\mathrm{d}[A,\left(BCC'B'\right)]=\displaystyle\frac{3}{2}HK=\displaystyle\frac{a}{2}\).

Câu 61:

Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(AB=a, AD=a\sqrt 2, AA'=2a\). Gọi \(O\) là tâm mặt bên \(\left(CDD'C'\right)\). Tính khoảng cách từ điểm \(O\) đến mặt phẳng \(\left(AB'C\right)\).

Image

Do \(C'D\parallel AB'\) suy ra \(C'D\parallel \left(AB'C\right)\) nên \(\mathrm{d}[O,\left(AB'C\right)]= \mathrm{d}[C',\left(AB'C\right)]\).

Gọi \(I=B'C\cap BC'\).

Ta có \(\mathrm{d}[C',\left(AB'C\right)]=\displaystyle\frac{C'I}{BI}\mathrm{d}[B,\left(AB'C\right)]=\mathrm{d}[B,\left(AB'C\right)]\).

Nhận xét tứ diện \(B'.ABC\) có các cạnh \(BA, BC, BB'\) đôi một vuông góc nên:

\(\displaystyle\frac{1}{\mathrm{d}^2[B,\left(AB'C\right)]}=\displaystyle\frac{1}{BA^2}+\displaystyle\frac{1}{BC^2}+\displaystyle\frac{1}{BB'^2}=\displaystyle\frac{7}{4a^2}\).

Vậy \(\mathrm{d}[O,\left(AB'C\right)]=\mathrm{d}[B,\left(AB'C\right)]=\displaystyle\frac{2a\sqrt 7}{7}\)

Câu 62:

Cho hình lăng trụ đứng \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy \(ABCD\) là hình thoi cạnh \(a\), \(\widehat {BAD}=120^{\circ}\). Góc giữa đường thẳng \(AC'\) và mặt phẳng \(\left(ADD'A'\right)\) bằng \(30^{\circ}\). Gọi \(M\), \(N\) lần lượt là trung điểm của \(BB'\),\(A'D'\). Tính khoảng cách từ điểm \(M\) đến mặt phẳng \(\left(ANC'\right)\).

Image

Hình thoi \(ABCD\) có \(\widehat {BAD}=120^\circ\) suy ra \(\widehat {ADC}=60^\circ\). Do đó tam giác \(ABC\) và \(ADC\) là các tam giác đều.

Vì \(N\) là trung điểm của \(A'D'\) của tam giác \(A'D'C'\) nên \(C'N \perp A'D'\) và \(C'N=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

Mặt khác, ta có \(C'N \perp AA'\). Suy ra \(C'N \perp \left(ADD'A'\right)\) nên hình chiếu vuông góc của \(AC'\) trên mặt phẳng \(\left(ADD'A'\right)\) là \(AN\). Do đó \(30^\circ=\widehat {\left(AC',\left(ADD'A'\right)\right)}=\widehat {\left(AC',AN\right)}=\widehat{C'AN}\).

Trong tam giác \(C'AN\), ta có \(AN=\displaystyle\frac{C'N}{\tan \widehat {C'AN}}=\displaystyle\frac{3a}{2}\).

Trong tam giác \(AA'N\), ta có \(AA'=\sqrt{AN^2-A'N^2}=a\sqrt{2}\).

Gọi \(I\) là trung điểm \(BC\). Khi đó

\(\mathrm{d}\left(M,\left(ANC'\right)\right)=\mathrm{d}\left(M,\left(ANC'I\right)\right)\quad (1)\)

Ta có \(AI \perp BC\),\(AI \perp BB'\) \(\Rightarrow AI\perp \left(BCC'B'\right)\Rightarrow AI\perp MK \quad (2)\).

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra: \(MK\perp \left(ANC'I\right)\) nên \(\mathrm{d}\left(M,\left(ANC'I\right)\right)=MK.\)

Ta có: \(MK=\displaystyle\frac{2S_{\triangle MC'I}}{C'I}=\displaystyle\frac{2\left(S_{BCC'B'}-S_{\triangle CC'I}-S_{\triangle MBI}-S_{\triangle MB'C'}\right)}{C'I}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Vậy \(\mathrm{d}\left(M,\left(ANC'\right)\right)=MK=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Câu 63:

Cho lăng trụ \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật tâm \(O\) và \(AB=a\),\(AD=a\sqrt{3}\), \(A'O\) vuông góc với mặt đáy \(\left(ABCD\right)\). Tính khoảng cách từ điểm \(B'\) đến mặt phẳng \(\left(A'BD\right)\).

Image

Gọi \(I=AB'\cap BA'\). Ta có \(\mathrm{d}\left(B',\left(A'BD\right)\right)=\displaystyle\frac{IB'}{IA}\mathrm{d}\left(A,\left(A'BD\right)\right)=\mathrm{d}\left(A,\left(A'BD\right)\right)\).

Kẻ \(AH\perp BD\) \((H\in BD)\). Do \(AH\perp BD\),\(A'O\perp AH\) \(\Rightarrow AH\perp \left(A'BD\right)\) suy ra \break \(\mathrm{d}\left(A,\left(A'BD\right)\right)=AH\).

Trong tam giác vuông \(ABD\), ta có \(AH=\displaystyle\frac{AB \cdot AD}{\sqrt{AB^2+AD^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

Vậy \(\mathrm{d}\left(B',\left(A'BD\right)\right)=\mathrm{d}\left(A,\left(A'BD\right)\right)=AH=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

Câu 64:

Cho lăng trụ \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), cạnh bên \(AA'=a\), hình chiếu vuông góc của \(A'\) trên mặt phẳng \(\left(ABCD\right)\) trùng với trung điểm \(H\) của \(AB\). Gọi \(I\) là trung điểm của \(BC\). Tính khoảng cách từ điểm \(H\) đến mặt phẳng \(\left(A'ID\right)\).

Image

Gọi \(E\) là hình chiếu của \(H\) trên \(DI\), suy ra \(HE\perp DI\).

Kẻ \(HK\perp A'E\), \((K\in A'E) \quad (1)\).

Ta có \(DI\perp HE\), \(DI\perp A'H\)\(\Rightarrow DI\perp \left(A'HE\right)\Rightarrow DI\perp HK \quad (2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(HK\perp \left(A'ID\right)\) nên \(\mathrm{d}\left(H,\left(A'ID\right)\right)=HK\).

Trong tam giác vuông \(A'HA\) có \(A'H=\sqrt{AA'^2-AH^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

Diện tích \(S_{\triangle HID}=S_{ABCD}-S_{\triangle AHD}-S_{\triangle CDI}-S_{\triangle BHI}=\displaystyle\frac{3a^2}{8}\).

Mặt khác \(S_{\triangle HID}=\displaystyle\frac{1}{2}ID \cdot HE\), suy ra \(HE=\displaystyle\frac{2S_{\triangle HID}}{DI}=\displaystyle\frac{3a}{2\sqrt{5}}\).

Trong tam giác \(A'HE\), ta có \(HK=\displaystyle\frac{A'H \cdot HE}{\sqrt{A'H^2+HE^2}}=\displaystyle\frac{3a\sqrt{2}}{8}\).

Vậy \(\mathrm{d}\left(H,\left(A'ID\right)\right)=HK=\displaystyle\frac{3a\sqrt{2}}{8}\).

Câu 65:

Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật \(AB=a\), \(AD=2a\). Mặt phẳng \((ADD'A')\) vuông góc với mặt đáy \((ABCD)\), \(AA'=4a\), \(\widehat{ADD'}=60^\circ\). Gọi \(G\) là trọng tâm tam giác \(BB'C'\). Tính theo \(a\) thể tích khối hộp đã cho và khoảng cách từ \(G\) đến mặt phẳng \((BDD'B')\).

Image

Do \(ABCD.A'B'C'D'\) là hình hộp nên \(DD'=AA'=4a\).

Áp dụng định lý hàm số Cô-sin trong tam giác \(ADD'\), ta có

\(AD'^2=\sqrt {AD^2+DD'^2 - 2AD\cdot DD'\cdot\cos \widehat {ADD'}}=2a\sqrt {3}\).

Vì \(AD^2+AD'^2=16a^2=DD'^2\) nên tam giác \(ADD'\) vuông tại \(A\).

Kết hợp với giả thiết \(\begin{cases}(ADD'A') \perp(ABCD)\\(ADD'A') \cap (ABCD)=AD\\AD' \perp AD\end{cases}\), ta suy ra \(AD' \perp (ABCD)\).

Gọi \(I=AC \cap BD\). Do tứ giác \(ABCD\) là hình chữ nhật nên \(IA=IC\).

Vì \(G\) là trọng tâm tam giác \(BB'C'\), \(CC'\parallel (BDD'B')\) và \(IA=IC\) nên ta có

\(\mathrm{d}(G,(BDD'B))=\displaystyle\frac{1}{3}\mathrm{d}(C',(BDD'B'))=\displaystyle\frac{1}{3}\mathrm{d}(C,(BDD'B'))=\displaystyle\frac{1}{3}\mathrm{d}(A,(BDD'B'))\).

Kẻ \(AE \perp BD\) \((E \in BD)\). Ta có \(AE=\displaystyle\frac{AB\cdot AD}{\sqrt {AB^2+AD^2}}=\displaystyle\frac{2a}{\sqrt{5}}\).

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(A\) trên \(D'E\), suy ra \(AK \perp D'E\).\tagEX{1}

Ta có \(\begin{cases} BD \perp AD'\\BD \perp AE\end{cases} \Rightarrow BD \perp (AED') \Rightarrow BD \perp AK\).\tagEX{2}

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(AK \perp (BDD'B')\) nên \(\mathrm{d}(A,(BDD'B'))=AK\).

Trong tam giác vuông \(D'AE\), ta có \(AK=\displaystyle\frac{D'A \cdot AE}{\sqrt{D'A^2+AE^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

Vậy \(\mathrm{d}(G,(BDD'B'))=\displaystyle\frac{1}{3}\mathrm{d}(A,(BDD'B'))=\displaystyle\frac{1}{3}AK=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{6}\).

Câu 66:

Cho lăng trụ \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy \(ABCD\) là hình thoi cạnh \(a\), tâm \(O\) và \(\widehat {ABC}=120^\circ\). Góc giữa cạnh bên \(AA'\) và mặt đáy bằng \(60^\circ\). Đỉnh \(A'\) cách đều các điểm \(A\), \(B\), \(D\). Gọi \(M\) là trung điểm cạnh \(CD\). Tính khoảng cách từ điểm \(M\) đến mặt phẳng \((A'BD)\).

Image

Hình thoi \(ABCD\) có \(\widehat {ABC}=120^\circ\).

Suy ra \(\widehat{BAD}=60^\circ\) nên tam giác \(ABD\) là tam giác đều cạnh \(a\).

Gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(A'\) xuống mặt đáy \((ABCD)\).

Do đỉnh \(A'\) cách đều các điểm \(A\), \(B\), \(D\) nên \(H\) trùng với tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABD\).

Suy ra \(H\) thuộc đoạn \(AO\) sao cho \(OH=\displaystyle\frac{1}{3}AO=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot \displaystyle\frac{a\sqrt {3}}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt {3}}{6}\).

Khi đó hình chiếu vuông góc của \(AA'\) trên mặt đáy \((ABCD)\) là \(HA\) .

Suy ra góc giữa \(AA'\) và \((ABCD)\) là góc giữa \(AA'\) và \(HA\) hay là góc \(\widehat {A'AH}=60^\circ\).

Trong tam giác vuông \(A'AH\), ta có

\(A'H=AH\cdot \tan \widehat {A'AH}=a\).

Do \(M\) là trung điểm \(CD\), \(O\) là trung điểm \(AC\) và \(H\) là tâm của tam giác \(ABD\) nên

\(\mathrm{d}(M,(A'BD))=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{d}(C,(A'BD))=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{d}(A,(A'BD))=\displaystyle\frac{3}{2}\mathrm{d}(H,(A'BD)).\)

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(H\) trên \(A'O\), suy ra \(HK \perp A'O\).\tagEX{1}

Ta có \(\begin{cases}BD \perp HO\\BD \perp A'H\end{cases}\Rightarrow BD \perp (A'HO) \Rightarrow BD \perp HK\).\tagEX{2}

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(HK \perp (A'BD)\) nên \(\mathrm{d}(H,(A'BD))=HK\).

Trong tam giác vuông \(A'HO\), ta có \(HK=\displaystyle\frac{A'H\cdot OH}{\sqrt {A'H^2+OH^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt {13}}{13}\).

Vậy \(\mathrm{d}(M,(A'BD))=\displaystyle\frac{3}{2}HK=\displaystyle\frac{3a\sqrt {13}}{26}\).

Câu 67:

Cho hình chóp \(SABCD\), đáy \(ABCD\) là hình thoi cạnh \(a\) có \(O\) là giao điểm của hai đường chéo, \(\widehat{ABC}=60^{\circ}, SO \perp(ABCD), SO=a\sqrt{3}\). Tính khoảng cách từ \(O\) đến mặt phẳng \((SCD)\).

Image

Dựng \(OM \perp CD\) và \(OH \perp SM\) khi đó

Ta có

\(\begin{cases}CD \perp OM \\ CD \perp SO\end{cases}\Rightarrow CD \perp (SOM)\Rightarrow CD \perp OH\);

Ta có \(\begin{cases} OH \perp SM\\OH \perp CD\end{cases}\Rightarrow OH \perp (SCD)\);

Do đó \(\mathrm{d}(O,(SCD))=OH\).

Ta có tam giác \(ACD\) đều suy ra

\(OM = OC\cdot \sin\widehat{OCM}= \displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{4}.\)

Vậy \(\mathrm{d}(O,(SCD))=OH\) \(= \displaystyle\frac{OM\cdot SO}{\sqrt{SO^2 + OM^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{51}}{17}\).

Câu 68:

Cho hai tam giác cân \(ABC\) và \(ABD\) có đáy chung \(AB\) và không cùng nằm trong một mặt phẳng.

\(\bullet\,\) Chứng minh rằng \(AB \perp CD\).

\(\bullet\,\) Xác định đoạn vuông góc chung của \(AB\) và \(CD\).

Image

\(\bullet\,\) Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\), vì \(ABC\) và \(ABD\) là các tam giác cân nên

\(\begin{cases}AB\perp CM\\ AB \perp DM\\ CM\cap DM = M\\ CM \subset (MCD) \\ DM \subset (MCD)\end{cases}\) \(\Rightarrow AB \perp (MCD)\Rightarrow AB \perp CD.\)

\(\bullet\,\) Gọi \(N\) là trung điểm của \(CD\), vì \(ABC\) và \(ABD\) là các tam giác cân và bằng nhau nên \(CM = DM\), do đó tam giác \(CMD\) cân tại \(M\) suy ra \(MN \perp CD\).

Ta có \(\begin{cases}MN \perp CD\\MN \perp AB \end{cases}\).

Vậy \(MN\) là đoạn vuông góc chung của \(AB\) và \(CD\).

Câu 69:

Cho hình chóp \(S . A B C D\) có đáy là hình vuông cạnh \(a\), \(S A=S B=S C=S D=a \sqrt{2}\). Gọi \(I\), \(J\) lần lượt là trung điểm của \(A B\) và \(C D\).

\(\bullet\,\) Chứng \(\operatorname{minh} A B \perp(S I J)\).

\(\bullet\,\) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(A B\) và \(S C\).

Image

\(\bullet\,\) Gọi \(O\) là tâm của hình vuông \(ABC\).

Khi đó \(\triangle SAC\) cân tại \(S\) có \(SO\) là trung tuyến nên \(SO\perp AC\). Tương tự, \(SO\perp BD\).

Do đó, \(SO\perp \left(ABCD\right)\).

Ta có \(\begin{cases}AB\perp IJ\ \left(\text{vì}\; ABCD\;\text{là hình vuông}\right)\\ AB\perp SO \left(\text{vì}\;SO\perp\left(ABCD\right)\right).\end{cases}\)

Mà \(IJ\) và \(SO\) là hai đường thẳng cắt nhau trong \(\left(SIJ\right)\) nên suy ra \(AB\perp\left(SIJ\right)\).

\(\bullet\,\) Vì \(AB\parallel CD\) nên \(AB\parallel\left(SCD\right)\), suy ra

\(\mathrm{d}\left(AB,SC\right) = \mathrm{d}\left(A,\left(SCD\right)\right) = 2\mathrm{d}\left(O,\left(SCD\right)\right).\)

Kẻ \(OH\perp SJ\). Vì \(CD\parallel AB\) mà \(AB\perp \left(SIJ\right)\) nên ta cũng có \(CD\perp \left(SIJ\right)\).

Suy ra \(CD\perp OH\). Kết hợp với \(SJ\perp OH\) ta được \(OH\perp \left(SCD\right)\) hay \(OH\) chính là khoảng cách từ \(O\) đến \(\left(SCD\right)\).

Ta có \(\triangle SAC\) đều cạnh \(a\sqrt{2}\) nên \(SO = \displaystyle\frac{a\sqrt{2}\cdot\sqrt{3}}{2} = \displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{2}\).

Suy ra

\(OH = \displaystyle\frac{SO\cdot OJ}{\sqrt{SO^2 + OJ^2}}\) \(= \displaystyle\frac{\tfrac{a\sqrt{6}}{2}\cdot\tfrac{a}{2}}{ \sqrt{\left(\tfrac{a\sqrt{6}}{2}\right)^2 + \left(\tfrac{a}{2}\right)^2}} = \displaystyle\frac{a\sqrt{42}}{14}.\)

Vậy khoảng cách giữa hai đường thẳng \(A B\) và \(S C\) bằng \(\displaystyle\frac{a\sqrt{42}}{7}\).

Câu 70:

Cho hình lăng trụ tam giác đều \(A B C \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}\) có \(A B=a\), góc giữa hai mặt phẳng \(\left(A^{\prime} B C\right)\) và \((A B C)\) bằng \(60^{\circ}\).

\(\bullet\,\) Tính khoảng cách giữa hai đáy của hình lăng trụ.

\(\bullet\,\) Tính thể tích của khối lăng trụ.

Image

\(\bullet\,\) Gọi \(I\) là trung điểm của \(BC\), khi đó ta có

\(\begin{cases}BC\perp AI\\BC\perp AA'\end{cases}\Rightarrow BC\perp\left(AA'I\right).\)

Mà \(\begin{cases}\left(AA'I\right)\cap\left(ABC\right) = AI\\ \left(AA'I\right)\cap\left(A'BC\right) = A'I\end{cases}\) nên

\(\left(\left(A'BC\right),\left(ABC\right)\right) = \widehat{A'IA} = 60^\circ.\)

Vậy khoảng cách giữa hai đáy của hình lăng trụ bằng \(AA' = AI\cdot \tan\widehat{A'IA} = \displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\cdot\sqrt{3} = \displaystyle\frac{3a}{2}.\)

\(\bullet\,\) Diện tích \(\triangle ABC\) là \(S_{\triangle ABC} = \displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{4}\).

Suy ra thể tích khối lăng trụ là \(V = S_{\triangle ABC}\cdot AA' = \displaystyle\frac{3a^3\sqrt{3}}{8}.\)

Câu 71:

Một cây cầu dành cho người đi bộ (hình bên) có mặt sàn cầu cách mặt đường \(3{,}5\)m, khoảng cách từ đường thẳng \(a\) nằm trên tay vịn của cầu đến mặt sàn cầu là \(0{,}8\)m. Gọi \(b\) là đường thẳng kẻ theo tim đường. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(a\) và \(b\).

Image

Ta coi mặt đường là một mặt phẳng \(\left(P\right)\) chứa đường thẳng \(b\) và song song với đường thẳng \(a\).

Suy ra \(\mathrm{d}\left(a,b\right) = \mathrm{d}\left(a,\left(P\right)\right)\) \(= 0{,}8 + 3{,}5 = 4{,}3\)(m).

Câu 72:

Cho hình hộp đứng \(ABCD.A'B'C'D'\) có cạnh bên \(AA'=2 a\) và đáy \(A B C D\) là hình thoi có \(A B=a\) và \(A C=a \sqrt{3}\).

\(\bullet\,\) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(B D\) và \(AA'\).

\(\bullet\,\) Tính thể tích của khối hộp.

Image

\(\bullet\,\) Ta có \(\begin{cases}AO \perp AA'\\AO \perp BD\end{cases}\Rightarrow \mathrm{d}(BD,AA')=\displaystyle\frac{1}{2}AC=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

\(\bullet\,\) Ta có \(BO=\sqrt{AB^2-OA^2}\) \(=\sqrt{a^2-\left(\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\right)^2}=\displaystyle\frac{a}{2}\Rightarrow BD=a\).

Thể tích của khối hộp \(V=AA'\cdot S_{ABCD}=2a\cdot \displaystyle\frac{1}{2}\cdot a\sqrt{3}\cdot a=a^3\sqrt{3}.\)

Câu 73:

Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có tất cả các cạnh đều bằng \(a\) và có \(O\) là giao điểm hai đường chéo của đáy.

\(\bullet\,\) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AC\) và \(SB\).

\(\bullet\,\) Tính thể tích của khối chóp.

Image

\(\bullet\,\) Kẻ \(OH \perp SB\) tại \(H\).

Ta có \(\begin{cases}AC\perp BD\\AC \perp SO\end{cases}\Rightarrow AC \perp (SBD)\Rightarrow AC \perp OH\). Khi đó \(\mathrm{d}(AC,SB)=OH\).

Có \(\triangle SAC\) vuông tại \(S\) suy ra \(SO=\displaystyle\frac{1}{2}AC=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Khi đó \(OH=\displaystyle\frac{SO\cdot OB}{SB}\) \(=\displaystyle\frac{\tfrac{a\sqrt{2}}{2}\cdot \tfrac{a\sqrt{2}}{2}}{a}=\displaystyle\frac{a}{2}\).

Vậy \(\mathrm{d}(AC,SB)=\displaystyle\frac{a}{2}\).

\(\bullet\,\) Thể tích của khối chóp \(V_{S.ABCD}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SO \cdot S_{ABCD}\) \(=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot \displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2} \cdot a^2=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{6}a^3\).

Câu 74:

Tính thể tích của khối chóp cụt lục giác đều \(ABCDEF \cdot A'B'C'D'E'F'\) với \(O\) và \(O'\) là tâm hai đáy, cạnh đáy lớn và đáy nhỏ lần lượt là \(a\) và \(\displaystyle\frac{a}{2}\), \(OO'=a\).

Image

Diện tích đáy lớn \(S=6\cdot a^2\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{4}=\displaystyle\frac{3\sqrt{3}}{2}a^2\).

Diện tích đáy lớn \(S'=6\cdot \left(\displaystyle\frac{a}{2}\right)^2\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{4}=\displaystyle\frac{3\sqrt{3}}{8}a^2\).

Thể tích của khối chóp cụt lục giác đều \(ABCDEF \cdot A'B'C'D'E'F'\) là

\begin{align*}V=\ &\displaystyle\frac{1}{3}OO'\cdot \left(S+\sqrt{S\cdot S'}+S'\right)\\ =\ &\displaystyle\frac{1}{3}\cdot a \cdot \left(\displaystyle\frac{3\sqrt{3}}{2}a^2+\sqrt{\displaystyle\frac{3\sqrt{3}}{2}a^2\cdot \displaystyle\frac{3\sqrt{3}}{8}a^2}+\displaystyle\frac{3\sqrt{3}}{8}a^2\right)\\ =\ &\displaystyle\frac{7\sqrt{3}}{8}a^3.\end{align*}

Câu 75:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là một hình vuông cạnh \(a\), mặt bên \(SAD\) là một tam giác đều và \((SAD)\perp (ABCD)\).

\(\bullet\,\) Tính chiều cao của hình chóp.

\(\bullet\,\) Tính khoảng cách giữa \(BC\) và \((SAD)\).

\(\bullet\,\) Xác định đường vuông góc chung và tính khoảng cách giữa \(AB\) và \(SD\).

Image

\(\bullet\,\) Tính chiều cao của hình chóp.

Gọi \(H\) là trung điểm của \(DA\), ta có \(SH\perp DA\). Lại có \((SDA)\perp (ABCD)\) nên \(SH\perp (ABCD)\). Vậy \(SH\) là đường cao của hình chóp \(S.ABCD\).

Do tam giác \(SAD\) đều cạnh \(a\) nên \(SH=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

\(\bullet\,\) Tính khoảng cách giữa \(BC\) và \((SAD)\).

Ta có \(\begin{cases}BA\perp DA\\BA\perp SH\end{cases}\Rightarrow BA\perp (SAD)\) \(\Rightarrow \mathrm{d}(BC,(SAD))=\mathrm{d}(B,(SAD))=AB=a\).

\(\bullet\,\) Xác định đường vuông góc chung và tính khoảng cách giữa \(AB\) và \(SD\).

Kẻ \(AK\perp SD\). Do \(AB\perp (SAD)\Rightarrow AB\perp AK\).

Vậy \(AK\) là đường vuôngg góc chung, suy ra \(\mathrm{d}(AB,SD)=AK=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

Câu 76:

Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(AA'=a\), \(AB=b\), \(BC=c\).

\(\bullet\,\) Tính khoảng cách giữa \(CC'\) và \((BB'D'D)\).

\(\bullet\,\) Xác định đường vuông góc chung và tính khoảng cách giữa \(AC\) và \(B'D'\)

Image

\(\bullet\,\) Tính khoảng cách giữa \(CC'\) và \((BB'D'D)\).

Kẻ \(CH\perp BD\) tại \(H\).

Ta có \(\begin{cases}CH\perp BD\\CH\perp BB'\end{cases}\Rightarrow CH\perp (BDD'B)\).

Vậy \(CH\) là khoảng cách giữa \(CC'\) và \((BB'D'D)\).

Xét \(\triangle CBD\) ta có \(\displaystyle\frac{1}{CH^2}=\displaystyle\frac{1}{CB^2}+\displaystyle\frac{1}{CD^2}=\displaystyle\frac{1}{b^2}+\displaystyle\frac{1}{c^2}\Rightarrow CH=\displaystyle\frac{bc}{\sqrt{b^2+c^2}}\).

\(\bullet\,\) Xác định đường vuông góc chung và tính khoảng cách giữa \(AC\) và \(B'D'\).

Gọi \(O\) và \(O'\) là tâm hình vuông \(ABCD\) và \(A'B'C'D'\), suy ra \(OO'\parallel AA'\).

Ta có \(\begin{cases}O'O\perp B'D'\\O'O\perp AC\end{cases}\Rightarrow O'O\) là đường vuông góc chung của \(AC\) và \(B'D'\), nên \(O'O\) là khoảng cách giữa \(AC\) và \(B'D'\). Vậy \(\mathrm{d}(AC,B'D')=a\).

Câu 77:

Cho tứ diện \(ABCD\) có các cạnh đều bằng \(a\). Gọi \(M\), \(N\) tương tứng là trung điểm của các cạnh \(AB\), \(CD\). Chứng minh rằng

\(\bullet\,\) \(MN\) là đường vuông góc chung của \(AB\) và \(CD\).

\(\bullet\,\) Các cặp cạnh đối diện trong tứ diện \(ABCD\) đều vuông góc với nhau.

Image

\(\bullet\,\) \(MN\) là đường vuông góc chung của \(AB\) và \(CD\).

Ta có \(\begin{cases}CD\perp BN\\ CD\perp AN\end{cases}\Rightarrow CD\perp (ABN)\Rightarrow CD\perp MN\) \(\quad(1)\).

Tương tự ta có \(AB\perp (MCD)\Rightarrow AB\perp MN\) \(\quad (2)\).

Từ (1), (2) suy ra \(MN\) là đường vuông góc chung của \(AB\) và \(CD\).

\(\bullet\,\) Các cặp cạnh đối diện trong tứ diện \(ABCD\) đều vuông góc với nhau.

Do \(CD\perp (ABN)\Rightarrow CD\perp AB\).

Chứng minh tương tự ta có \(BC\perp AD\), \(AC\perp BD\).

Vậy các cặp cạnh đối diện trong tứ diện đều vuông góc với nhau.

Câu 78:

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có cạnh \(a\).

\(\bullet\,\) Chứng minh rằng hai mặt phẳng \((D'AC)\) và \((BC'A')\) song song với nhau và \(DB'\) vuông góc với hai mặt phẳng đó.

\(\bullet\,\) Xác định các giao điểm \(E\), \(F\) của \(DB'\) với \((D'AC)\), \((BC'A')\). Tính \(\mathrm{d}((D'AC),(BC'A'))\).

Image

\(\bullet\,\) Chứng minh rằng hai mặt phẳng \((D'AC)\) và \((BC'A')\) song song với nhau và \(DB'\) vuông góc với hai mặt phẳng đó.

Ta có \(\begin{cases}AB\parallel D'C'\\AB= D'C'\end{cases}\Rightarrow ABC'D\) là hình bình hành. Vậy \(BC'\parallel AD'\). \(\quad (1)\)

Tương tự \(AA'C'C\) là hình bình hành, suy ra \(C'A'\parallel CA'\). \(\quad (2)\)

Từ (1), (2) suy ra \((D'AC)\parallel (BC'A')\).

Lại có \(\begin{cases}AC\perp BD\\AC\perp BB'\end{cases}\Rightarrow AC\perp (BDD'B')\Rightarrow AC\perp B'D\).\(\quad (3)\)

Tương tự ta có \(CD'\perp (AB'C'D)\Rightarrow CD'\perp B'D\).\(\quad (4)\)

Từ (3), (4) suy ra \(B'D\perp (ACD')\).

Mà \((D'AC)\parallel (BC'A')\) nên \(B'D\perp (BC'A')\).

Vậy \(B'D\) vuông góc với hai mặt phẳng \((D'AC)\) và \((BC'A')\).

\(\bullet\,\) Xác định các giao điểm \(E\), \(F\) của \(DB'\) với \((D'AC)\), \((BC'A')\). Tính \(\mathrm{d}((D'AC),(BC'A'))\).

Gọi \(E=D'O\cap DB'\), \(F=O'B\cap DB'\), suy ra \(EF\) là khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((D'AC)\) và \((BC'A')\).

Xét \(\triangle B'D'E\) có \(O'F\) là đường trung bình nên \(F\) là trung điểm của \(B'E\).

Tương tự, \(E\) là trung điểm của \(DF\).

Suy ra \(EF=\displaystyle\frac{1}{3}B'D=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\).

Câu 79:

Giá đỡ ba chân ở hình bên đang được mở sao cho ba chân cách đều nhau một khoảng bằng \(110\) cm. Tính chiều cao giá đỡ, biết các chân của giá đỡ dài \(129\) cm.

Image

Image

Ta có \(S.ABC\) là hình chóp đều. Gọi \(E\) là trung điểm \(BC\) và \(H\) là trọng tâm tam giác \(ABC\), suy ra \(SH\perp (ABC)\).

Ta có \(AH=\displaystyle\frac{2}{3}AE=\displaystyle\frac{2}{3}\cdot\displaystyle\frac{110\sqrt{3}}{2}=\displaystyle\frac{110}{\sqrt{3}}\).

Lại có \(SH=\sqrt{SA^2-AH^2}=\sqrt{129^2-\displaystyle\frac{110^2}{3}}\approx 112{,}28\).

Vậy chiều cao của giá đỡ là \(112{,}28\) cm.

Câu 80:

Một bể nước có đáy thuộc mặt phẳng nằm ngang. Trong trường hợp này, độ sâu của bể là khoảng cách giữa mặt nước và đáy bể. Giải thích vì sao để đo độ sâu của bể, ta có thể thả quả dọi chạm đáy bể và đo chiều dài của đoạn dây dọi nằm trong bể nước.

Do đáy bể thuộc mặt phẳng nằm ngang nên phương của dây dọi vuông góc với mặt phẳng đáy bể, do đó chiều dài của đoạn dây dọi nằm trong bể nước bằng độ sâu của bể.

Câu 81:

Cho khối chóp đều \(S.ABC\), đáy có cạnh bằng \(a\), cạnh bên bằng \(b\). Tính thể tích của khối chóp đó. Từ đó suy ra thể tích của khối tứ diện đều có cạnh bằng \(a\).

Image

Diện tích đáy tam giác đều là \(S_{ABC}=a^2\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{4}\);

\(AO=a \cdot \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}\).

Chiều cao của hình chóp là \(SO=\sqrt{SA^2-AO^2}= \sqrt{b^2-\displaystyle\frac{a^2}{3}}\).

Thể tích khối chóp là \(V=\displaystyle\frac{1}{3} \cdot S_{ABC} \cdot SO= \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{12} \cdot a^2 \cdot \sqrt{b^2-\displaystyle\frac{a^2}{3}}\).

Do đó thể tích của khối tứ diện đều có cạnh bằng \(a\) là

\(V= \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{12} \cdot a^2 \cdot \sqrt{a^2-\displaystyle\frac{a^2}{3}}=\displaystyle\frac{a^ 3 \sqrt{2}}{12}.\)

Câu 82:

Cho khối lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có \(AA'=5\) cm, \(AB=6\) cm, \(BC=2\) cm, \(\widehat{ABC}=150^{\circ}\). Tính thể tích của khối lăng trụ.

Image

Diện tích đáy là \(S_{ABC}= \displaystyle\frac{1}{2}AB \cdot BC \cdot \sin\widehat{ABC} =6\) (cm\(^2\)).

Thể tích khối lăng trụ là \(V=S_{ABC} \cdot AA'=6 \cdot 5=30\) (cm\(^3\)).

}

Câu 83:

Cho khối chóp đều \(S.ABCD\), đáy có cạnh \(6\) cm. Tính thể tích của khối chóp đó trong các trường hợp sau:

\(\bullet\,\) Cạnh bên tạo với mặt đáy một góc bằng \(60^{\circ}\).

\(\bullet\,\) Mặt bên tạo với mặt đáy một góc bằng \(45^{\circ}\).

Image

\(\bullet\,\) Diện tích đáy là \(S_{ABCD}=36\) (cm\(^2\)); \(AO=3\sqrt{2}\) cm.

\(\left(\widehat{SA,(ABCD)}\right) = \widehat{SAO} =60^{\circ}\).

Chiều cao của hình chóp là \(SO=AO \cdot \tan SAO= 3\sqrt{6}\) cm.

Thể tích khối chóp là \(V=\displaystyle\frac{1}{3} \cdot S_{ABCD} \cdot SO=36\sqrt{6}\) cm\(^3\).

\(\bullet\,\) Gọi \(M\) là trung điểm \(BC\).

\(\left(\widehat{(SBC),(ABCD)}\right) = \widehat{SMO} =45^{\circ}\)

\(\Rightarrow SO=OM=3\) cm.

Thể tích khối chóp là \(V=\displaystyle\frac{1}{3} \cdot S_{ABCD} \cdot SO=108\) cm\(^3\).

Câu 84:

Cho khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) có đáy là các tam giác đều cạnh \(a\), \(A'A=A'B=A'C=b\). Tính thể tích khối lăng trụ.

Image

Gọi \(O\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\) và dựng \(AK\perp BC\) tại \(K\).

Khi đó \(A'O \perp (ABC)\).

Suy ra \(A'O \perp OA\).

Dễ dàng tính được \(OA =\displaystyle\frac{2}{3}OK= \displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\).

Từ đó suy ra \(OA' = \sqrt{AA'^{2} - OA^{2}} = \sqrt{b^{2} - \displaystyle\frac{a^{2}}{3}}\).

Vậy thể tích của khối lăng trụ là

\(V = S_{ABC} \cdot h = \displaystyle\frac{a^{2}\sqrt{3}}{4} \cdot \sqrt{b^{2}-\displaystyle\frac{a^{2}}{3}}.\)

Câu 85:

Từ một tấm tôn hình vuông có cạnh \(8\) dm, bác Hùng cắt bỏ bốn phần như nhau ở bốn góc, sau đó bác hàn các mép lại để được một chiếc thùng (không có nắp) như hình bên dưới.

\(\bullet\,\) Giải thích vì sao chiếc thùng có dạng hình chóp cụt.

\(\bullet\,\) Tính cạnh bên của thùng.

\(\bullet\,\) Hỏi thùng có thể chứa được nhiều nhất bao nhiêu lít nước?

Image

Image

\(\bullet\,\) Do các mặt bên của chiếc thùng đều là các hình thang nên chiếc thùng có dạng hình chóp cụt.

\(\bullet\,\) Kẻ \(AK \perp A'B'\) thì \(AK =\displaystyle\frac{8-3}{2} = 2{,}5 \text{ dm}\).

\(A'B'=8-1-1=6 \text{ dm}.\)

\(A'K=\displaystyle\frac{A'B'-AB}{2}=\displaystyle\frac{6-3}{2}=1{,}5 \text{ dm}.\)

Khi đó, \(AA'=\sqrt{AK^2+A'K^2}=\sqrt{2{,}5^2+1{,}5^2}=\sqrt{\displaystyle\frac{17}{2}}.\)

\(\bullet\,\) Ta có: \(AC=3\sqrt{2}, A'C'=6\sqrt{2}, AA'=\sqrt{\displaystyle\frac{17}{2}}\).

Dựng \(AH \perp A'C'\) thì \(AH \perp (A'B'C'D')\) nên đường cao của khối chóp cụt là \(h = AH\).

Xét \(\Delta AA'H\) vuông tại \(H\):

\(AH = \sqrt{AA'^2-AH^2}= \sqrt{\displaystyle\frac{17}{2}-\displaystyle\frac{9}{2}}=2.\)

\(S_1=S_{ABCD}=3^2=9, S_2=S_{A'B'C'D'}=6^2=36, h = 2 \)

\(\Rightarrow V_{ABCD.A'B'C'D'}=\displaystyle\frac{1}{3} \sqrt{S_1^2+S_2^2+S_1S_2}.h = \displaystyle\frac{1}{3} \sqrt{9^2+36^2+9.36}.2=2\sqrt{179} \text{ dm}^3\).

Vậy, thùng có thể đựng tối đa \(2\sqrt{179}\) lít nước.

Câu 86:

Hình bên gợi nên hình ảnh hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) song song với nhau. Cột gỗ cao \(4{,}2 \mathrm{~m}\). Khoảng cách giữa \((P)\) và \((Q)\) là bao nhiêu mét?

Image

Vì cột gỗ vuông góc với cả trần nhà \((P)\) và sàn nhà \((Q)\) nên khoảng cách giữa \((P)\) và \((Q)\) chính là chiều cao của cột gỗ.

Vậy khoảng cách giữa \((P)\) và \((Q)\) là \(4{,}2 \mathrm{~m}\).

Câu 87:

Cho hình tứ diện \(A B C D\) có \(A B=a\), \(B C=b\), \(B D=c\), \(\widehat{A B C}=\widehat{A B D}=\widehat{B C D}=90^{\circ}\). Gọi \(M\), \(N\), \(P\) lần lượt là trung điểm của \(A B\), \(A C\), \(A D\).

\(\bullet\,\) Tính khoảng cách từ điểm \(C\) đến đường thẳng \(A B\).

\(\bullet\,\) Tính khoảng cách từ điểm \(D\) đến mặt phẳng \((A B C)\).

\(\bullet\,\) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(A B\) và \(C D\).

Image

\(\bullet\,\) Vì \(CB\perp AB\) nên khoảng cách từ \(C\) đến \(AB\) bằng \(CB=b\).

\(\bullet\,\) Ta có \(AB\perp BC\) và \(AB\perp BD\) nên \(AB\perp (BCD)\), suy ra \(AB\perp CD\). Mà \(CD\perp BC\) nên \(CD\perp (ABC)\).

Do đó khoảng cách từ \(D\) đến \((ABC)\) là \(DC=\sqrt{c^2-b^2}\).

\(\bullet\,\) Ta có \(BC\perp AB\) và \(BC\perp CD\) nên \(BC\) là đoạn vuông góc chung của \(AB\) và \(CD\). Suy ra khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(CD\) là \(BC=b\).

Câu 88:

Cho hình tứ diện \(A B C D\) có \(A B=a\), \(B C=b\), \(B D=c\), \(\widehat{A B C}=\widehat{A B D}=\widehat{B C D}=90^{\circ}\). Gọi \(M\), \(N\), \(P\) lần lượt là trung điểm của \(A B\), \(A C\), \(A D\).

\(\bullet\,\) Chứng minh rằng \(M N \parallel B C\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(M N\) và \(B C\).

\(\bullet\,\) Chứng minh rằng \(M P \parallel (B C D)\). Tính khoảng cách từ đường thẳng \(M P\) đến mặt phẳng \((B C D)\).

\(\bullet\,\) Chứng minh rằng \((M N P) \parallel (B C D)\). Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((M N P)\) và \((B C D)\).

Image

\(\bullet\,\) Ta có \(MN\) là đường trung bình của \(\triangle ABC\) nên \(MN\parallel BC\).

Trong mặt phẳng \((ABC)\) có \(AB\perp BC\) nên \(AB\perp MN\). Do đó khoảng cách giữa \(MN\) và \(BC\) là \(MB=\displaystyle\frac{1}{2}AB=\displaystyle\frac{a}{2}\).

\(\bullet\,\) Ta có \(MP\) là đường trung bình của \(\triangle ABD\) nên \(MP\parallel BD\), mà \(BD\subset (BCD)\) nên \(MP\parallel (BCD)\).

Lại có \(MB\perp BC\) và \(MB\perp BD\) nên \(MB\perp (BCD)\).

Suy ra \(\mathrm{d}(MP,(BCD))=\mathrm{d}(M,(BCD))=MB=\displaystyle\frac{AB}{2}=\displaystyle\frac{a}{2}\).

\(\bullet\,\) Theo chứng minh trên ta có \(MN\parallel (BCD)\) và \(MP\parallel (BCD)\) mà \(MN\) và \(MP\) cắt nhau và cùng nằm trong mặt phẳng \((MNP)\) nên \((MNP)\parallel (BCD)\).

Khi đó \(\mathrm{d}((MNP),(BCD))=\mathrm{d}(M,(BCD))=MB=\displaystyle\frac{a}{2}\).

Câu 89:

Cho hình chóp \(S. A B C D\) có \(S A \perp(A B C D)\), đáy \(A B C D\) là hình vuông cạnh \(a\), \(S A=a\).

\(\bullet\,\) Tính khoảng cách từ điểm \(S\) đến đường thẳng \(C D\).

\(\bullet\,\) Tính khoảng cách từ điểm \(D\) đến mặt phẳng \((S A B)\).

\(\bullet\,\) Tính khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((S C D)\).

Image

\(\bullet\,\) Ta có \(SA\perp (ABCD)\) nên \(SA\perp CD\) mà \(CD\perp AD\), suy ra \(CD\perp (SAD)\), do đó \(CD\perp SD\) và khoảng cách từ \(S\) đến \(CD\) là \(SD=\sqrt{SA^2+AD^2}=a\sqrt{2}\).

\(\bullet\,\) Ta có \(SA\perp (ABCD)\) nên \(SA\perp DA\) mà \(DA\perp AB\), suy ra \(DA\perp (SAB)\), do đó khoảng cách từ \(D\) đến \((SAB)\) là \(DA=a\).

\(\bullet\,\) Trong \((SAD)\) kẻ \(AH\perp SD\), mà \(CD\perp (SAD)\) nên \(CD\perp AH\). Suy ra \(AH\perp (SCD)\) và khoảng cách từ \(A\) đến \((SCD)\) là \(AH=\displaystyle\frac{1}{2}SD=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Câu 90:

Cho hình chóp \(S. A B C D\) có \(S A \perp(A B C D)\), đáy \(A B C D\) là hình vuông cạnh \(a\), \(S A=a\).

\(\bullet\,\) Chứng minh rằng \(B C \parallel (S A D)\) và tính khoảng cách giữa \(B C\) và mặt phẳng \((S A D)\).

\(\bullet\,\) Chứng minh rằng \(B D \perp(S A C)\) và tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(B D\) và \(S C\).

Image

\(\bullet\,\) Ta có \(BC\parallel AD\subset (SAD)\) nên \(BC\parallel (SAD)\).

Lại có \(SA\perp (ABCD)\) nên \(SA\perp AB\), mà \(AB\perp AD\) nên \(AB\perp (SAD)\).

Do đó \(\mathrm{d}(BC,(SAD))=\mathrm{d}(B,(SAD))=BA=a\).

\(\bullet\,\) Ta có \(SA\perp (ABCD)\) nên \(SA\perp BD\), mà \(BD\perp AC\) nên \(BD\perp (SAC)\).

Gọi \(O\) là giao điểm của \(AC\) và \(BD\), trong \((SAC)\) kẻ \(OH\perp SC\), vì \(BD\perp (SAC)\) nên cũng có \(BD\perp OH\). Suy ra \(OH\) là đoạn vuông góc chung của \(BD\) và \(SC\).

Mặt khác \(\triangle SAC\backsim \triangle OHC\) nên \(\displaystyle\frac{OH}{SA}=\displaystyle\frac{OC}{SC}\) \(\Rightarrow OH=\displaystyle\frac{SA\cdot OC}{SC}=\displaystyle\frac{a\cdot \displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}}{a\sqrt{3}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{6}.\)

Vậy khoảng cách giữa hai đường thẳng \(B D\) và \(S C\) là \(OH=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{6}\).

Câu 91:

Quan sát và cho biết chiếc đèn treo ở hình \(96 a\), trạm khảo sát trắc địa ở hình \(96 b\) có dạng hình gì?

Image

Chiếc đèn treo có dạng hình lăng trụ đều.

Trạm khảo sát trắc địa có dạng hình chóp cụt đều.

Câu 92:

Cho hình chóp đều \(S.ABCD\) có các cạnh bên và các cạnh đáy đều bằng \(a\).

\(\bullet\,\) Chứng minh rằng các tam giác

\(ASC\) và \(BSD\) là tam giác vuông cân.

\(\bullet\,\) Gọi \(O\) là giao điểm của \(AC\) và \(BD\), chứng minh rằng đường thẳng \(SO\) vuông góc với mặt phẳng \((ABCD)\).

\(\bullet\,\) Chứng minh rằng góc giữa đường thẳng \(SA\) và mặt phẳng \((ABCD)\) bằng \(45^{\circ}\).

Image

\(\bullet\,\) Chứng minh rằng các tam giác

\(ASC\) và \(BSD\) là tam giác vuông cân.

Hai tam giác \(ASC\) và \(ABC\) có \(AS=AB=a\), \(CS=CS\), \(AC\) là cạnh chung nên \(\triangle ASC=\triangle ABC\).

Vì \(ABCD\) là hình vuông nên tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(A\).

Do đó \(\triangle ASC\) vuông cân tại \(S\).

Chứng minh tương tự, tam giác \(BSD\) vuông cân tại \(S\).

\(\bullet\,\) Gọi \(O\) là giao điểm của \(AC\) và \(BD\), chứng minh rằng đường thẳng \(SO\) vuông góc với mặt phẳng \((ABCD)\).

Tam giác \(ASC\) cân tại \(S\) có \(O\) là trung điểm của \(AC\) nên \(SO\perp AC.\)

Tương tự, \(SO\perp BD\).

Mà \(AC, BD\subset (ABCD)\) và \(AC\cap BD=O\) nên \(SO\perp (ABCD)\).

\(\bullet\,\) Chứng minh rằng góc giữa đường thẳng \(SA\) và mặt phẳng \((ABCD)\) bằng \(45^{\circ}\).

Tam giác \(ASC\) vuông cân tại \(S\) nên \(\widehat{SAC}=445^\circ\).

Ta có \(SO\perp (ABCD)\) và \(SA\cap (ABCD)=A\) nên góc giữa đường thẳng \(SA\) và mặt phẳng \((ABCD)\) là \(\widehat{SAC}=45^\circ\).

Câu 93:

Cho hình lăng trụ đứng \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\). Góc giữa đường thẳng \(AC'\) và mặt phẳng \((ABCD)\) bằng \(60^{\circ}\).

\(\bullet\,\) Chứng minh rằng hai mặt phẳng \(\left(ACC'A'\right)\) và \(\left(BDD'B'\right)\) vuông góc với nhau.

\(\bullet\,\) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(C'D'\).

Image

\(\bullet\,\) Chứng minh rằng hai mặt phẳng \(\left(ACC'A'\right)\) và \(\left(BDD'B'\right)\) vuông góc với nhau.

Vì \(ABCD.A'B'C'D'\) là lăng trụ đứng nên \(CC'\perp (ABCD)\Rightarrow CC'\perp BD.\)

Do \(ABCD\) là hình vuông nên \(AC\perp BD\).

Như thế \(BD\perp (ACC'A")\).

Mà \(BD\subset (BDD'B')\) nên \((BDD'B')\perp (ACC'A')\).

\(\bullet\,\) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(C'D'\).

Ta có \(CC'\perp (ABCD)\) và \(AC'\cap (ABCD)=A\) nên góc giữa đường thẳng \(AC'\) và mặt phẳng \((ABCD)\) là \(\widehat{C'AC}=60^\circ\).

Ta tính được \(AC=a\sqrt{2}\) và \(AA'=CC'=AC\cdot\tan \widehat{C'AC}=a\sqrt{2}\cdot\tan 60^\circ=a\sqrt{6}.\)

Ta có \(BA\perp AD\) và \(BA\perp AA'\) nên \(BA\perp (ADD'A')\Rightarrow BA\perp AD'\).

Tương tự \(A'D'\perp AD'\).

Do đó \(\mathrm{d}(AB,C'D')=AD'\).

Trong hình chữ nhật \(ADD'A'\) ta tính được \(AD'=\sqrt{AA'^2+AD^2}=\sqrt{\left(a\sqrt{6}\right)^2+a^2}=a\sqrt{7}\).

Vậy \(\mathrm{d}(AB,C'D')=a\sqrt{7}\).

Câu 94:

Một chiếc bánh chưng có dạng khối hộp chữ nhật với kích thước ba cạnh là \(15\) cm, \(15\) cm và \(6\) cm. Tính thể tích của chiếc bánh chưng đó.

Thể tích của chiếc bánh chưng là \(V=15\cdot 15\cdot 6=1350\) cm\(^3\).

Câu 95:

Một miếng pho mát có dạng khối lăng trụ đứng với chiều cao \(10\) cm và đáy là tam giác vuông cân có cạnh góc vuông bằng \(12\) cm. Tính khối lượng của miếng pho mát theo đơn vị gam, biết khối lượng riêng của loại pho mát đó là \(3\) g/cm\(^3\).

Image

Diện tích tam giác vuông cân là \(S=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot 12^2=72\) cm\(^2\).

Thể tích của khối pho mát là \(V=72\cdot 10=720\) cm\(^3\).

Vậy khối lượng của miếng pho mát là \(m=720\cdot 3=2160\) g.

Câu 96:

Một loại đèn đá muối có dạng khối chóp tứ giác đều (Hình \(97\)). Tính theo \(a\) thể tích của đèn đá muối đó, giả sử các cạnh đáy và các cạnh bên đều bằng \(a\).

Image

Image

Hình biểu diễn của đèn đá muối là hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) như hình vẽ bên.

Gọi \(O\) là tâm của hình vuông \(ABCD\). Khi đó \(SO\) là chiều cao của khối chóp.

Ta tính được \(OA=\displaystyle\frac{AC}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\) và \(SO=\sqrt{SA^2-OA^2}=\sqrt{a^2-\left(\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\right)^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}.\)

Diện tích hình vuông \(ABCD\) là \(S_{ABCD}=a^2\).

Vậy thể tích của đèn đá muối là \(V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot S_{ABCD}\cdot SO=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot a^2\cdot\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}=\displaystyle\frac{a^3\sqrt{2}}{6}\).

Câu 97:

Người ta xây dựng một chân tháp bằng bê tông có dạng khối chóp cụt tứ giác đều (Hình \(98\)). Cạnh đáy dưới dài \(5\) m, cạnh đáy trên dài \(2\) m, cạnh bên dài \(3\) m. Biết rằng chân tháp được làm bằng bê tông tươi với giá tiền là \(1\,470\,000\) đồng/m\(^3\). Tính số tiền để mua bê tông tươi làm chân tháp theo đơn vị đồng.

Image

Image

Diện tích đáy dưới của khối chóp cụt là \(S_1=5^2=25\) m\(^2\).

Diện tích đáy trên của khối chóp cụt là \(S_2=2^2=4\) m\(^2\).

Gọi \(O\), \(O'\) lần lượt là tâm của đáy dưới và đáy trên.

Gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(D'\) trên \((ABCD)\).

Ta tính được \(O'D'=\displaystyle\frac{2\sqrt{2}}{2}=\sqrt{2}\), \(OD=\displaystyle\frac{5\sqrt{2}}{2}\).

Chiều cao của khối chóp cụt là \(D'H=\sqrt{D'D^2-HD^2}=\sqrt{3^2-\left(\displaystyle\frac{5\sqrt{2}}{2}-\sqrt{2}\right)^2}=\displaystyle\frac{3\sqrt{2}}{2}.\)

Do đó, thể tích của khối chân tháp là \(V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot D'H\left(S_1+\sqrt{S_1S_2}+S_2\right)\) \(=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot\displaystyle\frac{3\sqrt{2}}{2}\cdot\left(25+\sqrt{25\cdot 4}+4\right)\) \(=\displaystyle\frac{39\sqrt{2}}{2}\approx 27{,}6\ \mathrm{m}^3.\)

Vậy số tiền để mua bê tông tươi làm chân tháp là \(1\ 470\ 000\times 27{,}6=40\ 572\ 000\) đồng.

Dạng 2. Các loại khoảng cách khác

Câu 1:

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có cạnh bằng \(a\). Tính theo \(a\):

a) Khoảng cách giữa đường thẳng \(DD'\) và \((AA'C'C)\).

b) Khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((AA'D'D)\) và \((BB'C'C)\).

Image

a) Ta có \(DD'\parallel AA'\),

suy ra \(\mathrm{d}(DD',(AA'C'C))=\mathrm{d}(D,(AA'C'C))\).

Gọi \(O\) là tâm hình vuông \(ABCD\).

Ta có \(\begin{cases} DO\perp AC \\ DO\perp AA'\end{cases} \Rightarrow DO\perp (AA'C'C)\).

Vậy \(\begin{aligned}[t]\mathrm{d}(DD',(AA'C'C))&=\mathrm{d}(D,(AA'C'C)) \\ &=DO=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}.\end{aligned}\)

b) Ta có \((AA'D'D)\parallel (BB'C'C)\) suy ra

\(\mathrm{d}((AA'D'D),(BB'C'C))=\mathrm{d}(A,(BB'C'C))\).

Do \(AB\perp BB'\) và \(AB\perp BC\), suy ra \(AB\perp (BB'C'C)\).

Vậy \(\mathrm{d}((AA'D'D),(BB'C'C))=AB=a\).

Câu 2:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình vuông \(ABCD\) cạnh \(a\), cạnh \(SA=a\) và vuông góc với mặt phẳng \((ABCD)\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng:

a) \(SB\) và \(CD\).

b) \(AB\) và \(SC\).

Image

a) Ta có \(BC\perp SA\) và \(BC\perp AB\), suy ra \(BC\perp SB\).

Mặt khác \(BC\perp CD\), suy ra \(BC\) là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng \(SB\) và \(CD\). Ta có \(\mathrm{d}(SB,CD)=BC=a\).

b) Ta có \(AB\perp(SAD)\) và \(SD\) là hình chiếu vuông góc của \(SC\) lên \((SAD)\).

Vẽ \(AK\perp SD\), \(KE\parallel AB\), \(EF\parallel AK\).

Ta có \(AB\perp AK\), \(AK\perp SD\), suy ra \(AK\perp SC\).

Do \(EF\parallel AK\), suy ra ta cũng có \(EF\perp AB\) và \(EF\) cắt \(AB\) tại \(F\), \(EF\perp SC\) và \(EF\) cắt \(SC\) tại \(E\).

Các kết quả trên chứng tỏ \(EF\) là đoạn vuông góc chung của \(AB\) và \(SC\).

Trong tam giác \(SAD\) vuông cân tại \(A\) có \(AK=\displaystyle\frac{SD}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Vậy \(\mathrm{d}(AB,SC)=EF=AK=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Câu 3:

Cho hai tam giác cân \(ABC\) và \(ABD\) có đáy chung \(AB\) và không cùng nằm trong một mặt phẳng.

a) Chứng minh rằng \(AB \perp CD\).

b) Xác định đoạn vuông góc chung của \(AB\) và \(CD\).

Image

a) Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\), vì \(ABC\) và \(ABD\) là các tam giác cân nên

\(\begin{cases}AB\perp CM\\ AB \perp DM\\ CM\cap DM=M\\ CM \subset (MCD) \\ DM \subset (MCD)\end{cases}\Rightarrow AB \perp (MCD)\Rightarrow AB \perp CD.\)

b) Gọi \(N\) là trung điểm của \(CD\), vì \(ABC\) và \(ABD\) là các tam giác cân và bằng nhau nên \(CM=DM\), do đó tam giác \(CMD\) cân tại \(M\) suy ra \(MN \perp CD\).

Ta có \(\begin{cases}MN \perp CD\\MN \perp AB \end{cases}\).

Vậy \(MN\) là đoạn vuông góc chung của \(AB\) và \(CD\).

Câu 4:

Cho hình chóp \(S . A B C D\) có đáy là hình vuông cạnh \(a\), \(S A=S B=S C=S D=a \sqrt{2}\). Gọi \(I\), \(J\) lần lượt là trung điểm của \(A B\) và \(C D\).

a) Chứng \(\operatorname{minh} A B \perp(S I J)\).

b) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(A B\) và \(S C\).

Image

a) Gọi \(O\) là tâm của hình vuông \(ABC\).

Khi đó \(\triangle SAC\) cân tại \(S\) có \(SO\) là trung tuyến nên \(SO\perp AC\). Tương tự, \(SO\perp BD\).

Do đó, \(SO\perp \left(ABCD\right)\).

Ta có \(\begin{cases}AB\perp IJ \left(\text{vì}\; ABCD\;\text{là hình vuông}\right)\\AB\perp SO \left(\text{vì}\;SO\perp\left(ABCD\right)\right).\end{cases}\)

Mà \(IJ\) và \(SO\) là hai đường thẳng cắt nhau trong \(\left(SIJ\right)\) nên suy ra \(AB\perp\left(SIJ\right)\).

b) Vì \(AB\parallel CD\) nên \(AB\parallel\left(SCD\right)\), suy ra

\[\mathrm{d}\left(AB,SC\right)=\mathrm{d}\left(A,\left(SCD\right)\right)=2\mathrm{d}\left(O,\left(SCD\right)\right).\]

Kẻ \(OH\perp SJ\). Vì \(CD\parallel AB\) mà \(AB\perp \left(SIJ\right)\) nên ta cũng có \(CD\perp \left(SIJ\right)\).

Suy ra \(CD\perp OH\). Kết hợp với \(SJ\perp OH\) ta được \(OH\perp \left(SCD\right)\) hay \(OH\) chính là khoảng cách từ \(O\) đến \(\left(SCD\right)\).

Ta có \(\triangle SAC\) đều cạnh \(a\sqrt{2}\) nên \(SO=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}\cdot\sqrt{3}}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{2}\).

Suy ra

\[OH=\displaystyle\frac{SO\cdot OJ}{\sqrt{SO^2+OJ^2}}=\displaystyle\frac{\tfrac{a\sqrt{6}}{2}\cdot\tfrac{a}{2}}{ \sqrt{\left(\tfrac{a\sqrt{6}}{2}\right)^2+\left(\tfrac{a}{2}\right)^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{42}}{14}.\]

Vậy khoảng cách giữa hai đường thẳng \(A B\) và \(S C\) bằng \(\displaystyle\frac{a\sqrt{42}}{7}\).

Câu 5:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(B\), \(BC=a\) và \(\widehat{CAB}=30^{\circ}\). Biết \(SA\perp(ABC)\) và \(SA=a\sqrt{2}\).

a) Chứng minh rằng \((SBC)\perp(SAB)\).

b) Tính theo \(a\) khoảng cách từ điểm \(A\) đến đường thẳng \(SC\) và khoảng cách từ điểm \(A\) đến mặt phẳng \((SBC)\).

Image

a) Ta có \(\begin{cases} BC\perp AB \text{ (vì } \triangle ABC \text{ vuông tại } B)\\ BC\perp SA \text{ (vì } SA\perp (ABC), BC\subset (ABC))\end{cases}\)

\(\Rightarrow BC\perp (SAB)\).\\Mà \(BC\subset (SBC)\).

Suy ra \((SBC)\perp(SAB)\).

b) Kẻ \(AH\perp SC\) tại \(H\). Khi đó \(\mathrm{d}(A,SC)=AH\).

Ta có \(AC= \displaystyle\frac{BC}{\sin \widehat{BAC}}=\displaystyle\frac{a}{\sin 30^\circ}=2a\).

\(\displaystyle\frac{1}{AH^2}=\displaystyle\frac{1}{SA^2}+\displaystyle\frac{1}{AC^2}=\displaystyle\frac{1}{2a^2}+\displaystyle\frac{1}{4a^2}=\displaystyle\frac{3}{4a^2} \Rightarrow AH=\displaystyle\frac{2a\sqrt{3}}{3}\).

Suy ra \(\mathrm{d}(A,SC)=\displaystyle\frac{2a\sqrt{3}}{3}\).

Kẻ \(AK\perp SB\) tại \(K\).

Mà \(AK\perp BC\) (vì \(BC\perp (SAB), AK\subset (SAB)\)).

Suy ra \(AK\perp (SBC)\). Do đó \(\mathrm{d}[A,(SBC)]=AK\).

Ta có \(AB=\displaystyle\frac{BC}{\tan \widehat{BAC}}=\displaystyle\frac{a}{\tan 30^\circ}=a\sqrt{3}\).

\(\displaystyle\frac{1}{AK^2}=\displaystyle\frac{1}{AB^2}+\displaystyle\frac{1}{SA^2}=\displaystyle\frac{1}{3a^2}+\displaystyle\frac{1}{2a^2}=\displaystyle\frac{5}{6a^2} \Rightarrow AK=\displaystyle\frac{a\sqrt{30}}{5}\).

Vậy \(\mathrm{d}[A,(SBC)]=\displaystyle\frac{a\sqrt{30}}{5}\).

Câu 6:

Cho hình lăng trụ đứng \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\). Góc giữa đường thẳng \(AC'\) và mặt phẳng \((ABCD)\) bằng \(60^{\circ}\).

a) Chứng minh rằng hai mặt phẳng \(\left(ACC'A'\right)\) và \(\left(BDD'B'\right)\) vuông góc với nhau.

b) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(C'D'\).

a) Chứng minh rằng hai mặt phẳng \(\left(ACC'A'\right)\) và \(\left(BDD'B'\right)\) vuông góc với nhau.

Image

Vì \(ABCD.A'B'C'D'\) là lăng trụ đứng nên \(CC'\perp (ABCD)\Rightarrow CC'\perp BD.\)

Do \(ABCD\) là hình vuông nên \(AC\perp BD\).

Như thế \(BD\perp (ACC'A")\).

Mà \(BD\subset (BDD'B')\) nên \((BDD'B')\perp (ACC'A')\).

b) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(C'D'\).

Ta có \(CC'\perp (ABCD)\) và \(AC'\cap(ABCD)=A\) nên góc giữa đường thẳng \(AC'\) và mặt phẳng \((ABCD)\) là \(\widehat{C'AC}=60^\circ\).

Ta tính được \(AC=a\sqrt{2}\) và \(AA'=CC'=AC\cdot\tan \widehat{C'AC}=a\sqrt{2}\cdot\tan 60^\circ=a\sqrt{6}.\)

Ta có \(BA\perp AD\) và \(BA\perp AA'\) nên \(BA\perp (ADD'A')\Rightarrow BA\perp AD'\).

Tương tự \(A'D'\perp AD'\).

Do đó \(\mathrm{d}(AB,C'D')=AD'\).

Trong hình chữ nhật \(ADD'A'\) ta tính được \(AD'=\sqrt{AA'^2+AD^2}=\sqrt{\left(a\sqrt{6}\right)^2+a^2}=a\sqrt{7}\).

Vậy \(\mathrm{d}(AB,C'D')=a\sqrt{7}\).

Câu 7:

Cho hình tứ diện \(A B C D\) có \(A B=a\), \(B C=b\), \(B D=c\), \(\widehat{A B C}=\widehat{A B D}=\widehat{B C D}=90^{\circ}\). Gọi \(M\), \(N\), \(P\) lần lượt là trung điểm của \(A B\), \(A C\), \(A D\).

a) Tính khoảng cách từ điểm \(C\) đến đường thẳng \(A B\).

b) Tính khoảng cách từ điểm \(D\) đến mặt phẳng \((A B C)\).

c) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(A B\) và \(C D\).

Image

a) Vì \(CB\perp AB\) nên khoảng cách từ \(C\) đến \(AB\) bằng \(CB=b\).

b) Ta có \(AB\perp BC\) và \(AB\perp BD\) nên \(AB\perp (BCD)\), suy ra \(AB\perp CD\). Mà \(CD\perp BC\) nên \(CD\perp (ABC)\).

Do đó khoảng cách từ \(D\) đến \((ABC)\) là \(DC=\sqrt{c^2-b^2}\).

c) Ta có \(BC\perp AB\) và \(BC\perp CD\) nên \(BC\) là đoạn vuông góc chung của \(AB\) và \(CD\). Suy ra khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(CD\) là \(BC=b\).

Câu 8:

Cho hình tứ diện \(A B C D\) có \(A B=a\), \(B C=b\), \(B D=c\), \(\widehat{A B C}=\widehat{A B D}=\widehat{B C D}=90^{\circ}\). Gọi \(M\), \(N\), \(P\) lần lượt là trung điểm của \(A B\), \(A C\), \(A D\).

a) Chứng minh rằng \(M N \parallel B C\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(M N\) và \(B C\).

b) Chứng minh rằng \(M P \parallel (B C D)\). Tính khoảng cách từ đường thẳng \(M P\) đến mặt phẳng \((B C D)\).

c) Chứng minh rằng \((M N P) \parallel (B C D)\). Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((M N P)\) và \((B C D)\).

Image

a) Ta có \(MN\) là đường trung bình của \(\triangle ABC\) nên \(MN\parallel BC\).

Trong mặt phẳng \((ABC)\) có \(AB\perp BC\) nên \(AB\perp MN\). Do đó khoảng cách giữa \(MN\) và \(BC\) là \(MB=\displaystyle\frac{1}{2}AB=\displaystyle\frac{a}{2}\).

b) Ta có \(MP\) là đường trung bình của \(\triangle ABD\) nên \(MP\parallel BD\), mà \(BD\subset (BCD)\) nên \(MP\parallel (BCD)\).

Lại có \(MB\perp BC\) và \(MB\perp BD\) nên \(MB\perp (BCD)\).

Suy ra \(\mathrm{d}(MP,(BCD))=\mathrm{d}(M,(BCD))=MB=\displaystyle\frac{AB}{2}=\displaystyle\frac{a}{2}\).

c) Theo chứng minh trên ta có \(MN\parallel (BCD)\) và \(MP\parallel (BCD)\) mà \(MN\) và \(MP\) cắt nhau và cùng nằm trong mặt phẳng \((MNP)\) nên \((MNP)\parallel (BCD)\).

Khi đó \(\mathrm{d}((MNP),(BCD))=\mathrm{d}(M,(BCD))=MB=\displaystyle\frac{a}{2}\).

Câu 9:

Cho hình chóp \(S. A B C D\) có \(S A \perp(A B C D)\), đáy \(A B C D\) là hình vuông cạnh \(a\), \(S A=a\).

a) Chứng minh rằng \(B C \parallel (S A D)\) và tính khoảng cách giữa \(B C\) và mặt phẳng \((S A D)\).

b) Chứng minh rằng \(B D \perp(S A C)\) và tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(B D\) và \(S C\).

Image

a) Ta có \(BC\parallel AD\subset (SAD)\) nên \(BC\parallel (SAD)\).

Lại có \(SA\perp (ABCD)\) nên \(SA\perp AB\), mà \(AB\perp AD\) nên \(AB\perp (SAD)\).

Do đó \(\mathrm{d}(BC,(SAD))=\mathrm{d}(B,(SAD))=BA=a\).

b) Ta có \(SA\perp (ABCD)\) nên \(SA\perp BD\), mà \(BD\perp AC\) nên \(BD\perp (SAC)\).

Gọi \(O\) là giao điểm của \(AC\) và \(BD\), trong \((SAC)\) kẻ \(OH\perp SC\), vì \(BD\perp (SAC)\) nên cũng có \(BD\perp OH\). Suy ra \(OH\) là đoạn vuông góc chung của \(BD\) và \(SC\).

Mặt khác \(\triangle SAC\backsim \triangle OHC\) nên \(\displaystyle\frac{OH}{SA}=\displaystyle\frac{OC}{SC}\Rightarrow OH=\displaystyle\frac{SA\cdot OC}{SC}=\displaystyle\frac{a\cdot \displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}}{a\sqrt{3}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{6}.\)

Vậy khoảng cách giữa hai đường thẳng \(B D\) và \(S C\) là \(OH=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{6}\).

Câu 10:

Cho hình hộp \(A B C D. A' B' C' D'\) có \(A A'=a\), góc giữa hai đường thẳng \(A B\) và \(D D'\) bằng \(60^{\circ}\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(A B\) và \(A' B'\).

Image

Gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(A'\) trên \(A B\). Do \(A B \parallel A' B'\) nên \(\mathrm{d}\left(A B, A' B'\right)=A' H\).

Vì \(A A' \parallel D D'\) nên góc giữa đường thẳng \(A B\) và \(A A'\) bằng góc giữa đường thẳng \(A B\) và \(D D'\).

Suy ra \(\widehat{A' A H}=60^{\circ}\).

Trong tam giác vuông \(H A A'\) có \(A' H=A A' \cdot \sin \widehat{A' A H}=a \sin 60^{\circ}=\displaystyle\frac{a \sqrt{3}}{2}\).

Vậy \(\mathrm{d}\left(A B, A' B'\right)=\displaystyle\frac{a \sqrt{3}}{2}\).

Câu 11:

Cho hình chóp \(S. A B C D\) có đáy \(A B C D\) là hình vuông cạnh \(a\), \(S A \perp(A B C D)\). Chứng minh \(C D \parallel (S A B)\) và tính khoảng cách giữa \(C D\) và mặt phẳng \((S A B)\).

Image

Do \(C D\parallel A B\), \(A B \subset(S A B)\), \(C D \not \subset(S A B)\) nên \(C D \parallel (S A B)\).

Vì \(D \in C D\) nên \(\mathrm{d}(C D,(S A B))=\mathrm{d}(D,(S A B))\).

Do \(S A \perp(A B C D)\), \(D A \subset(A B C D)\) nên \(S A \perp D A\).

Vì \(D A\) vuông góc với hai đường thẳng \(A B\), \(S A\) cắt nhau trong \((S A B)\) nên \(D A \perp(S A B)\).

Do đó \(\mathrm{d}(D,(S A B))=D A=a\). Vậy \(\mathrm{d}(C D,(S A B))=a\).

Câu 12:

Cho hình hộp \(A B C D. A' B' C' D'\) có tất cả các cạnh bằng \(a\) và đáy là hình vuông. Hình chiếu của \(A'\) trên mặt phẳng \((A B C D)\) là giao điểm \(H\) của \(A C\) và \(B D\). Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((A B C D)\) và \(\left(A' B' C' D'\right)\).

Image

Vì \(H\) là trung điểm của \(A C\) nên \(A H=\displaystyle\frac{A C}{2}=\displaystyle\frac{a \sqrt{2}}{2}\).

Do \(A' H \perp(A B C D)\) và \(A H \subset(A B C D)\) nên \(A' H \perp A H\).

Xét tam giác \(A A' H\) vuông tại \(H\) có \(A' H^2=A' A^2-A H^2=a^2-\left(\displaystyle\frac{a \sqrt{2}}{2}\right)^2=\displaystyle\frac{a^2}{2}\).

Suy ra \(A' H=\displaystyle\frac{a \sqrt{2}}{2}\).

Vậy khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((A B C D)\) và \(\left(A' B' C' D'\right)\) bằng \(A' H=\displaystyle\frac{a \sqrt{2}}{2}\).

Câu 13:

Cho lăng trụ \(A B C D. A' B' C' D'\) có đáy \(A B C D\) là hình vuông cạnh \(2 a\), \(O\) là giao điểm của \(A C\) và \(B D\), \(A A'=a\), \(A A'\) vuông góc với mặt phẳng chứa đáy. Tính

a) \(\mathrm{d}\left(A C, A' B'\right)\);

b) \(\mathrm{d}\left(C C', B D\right)\).

Image

a) Vì \(A A'\) vuông góc với cả hai mặt phẳng \((A B C D)\) và \(\left(A' B' C' D'\right)\) nên \(A A' \perp A C\), \(A A' \perp A' B'\).

Suy ra đoạn thẳng \(A A'\) là đoạn vuông góc chung của \(A C\) và \(A' B'\). Vậy \(\mathrm{d}\left(A C, A' B'\right)=A A'=a\).

b) Vì \(C C'\) vuông góc với \((A B C D)\) nên \(C C' \perp O C\). Do đáy \(A B C D\) là hình vuông có \(O\) là giao điểm của \(A C\) và \(B D\) nên \(B D \perp O C\). Suy ra đoạn thẳng \(O C\) là đoạn vuông góc chung của \(C C'\) và \(B D\). Vậy \(\mathrm{d}\left(C C', B D\right)=O C=a \sqrt{2}\).

Câu 14:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình vuông cạnh \(a\), \(SA \perp (ABCD)\) và \(SA=a\). Gọi \(M\), \(N\), \(P\) lần lượt là trung điểm của \(SB\), \(SC\) và \(SD\). Tính khoảng cách giữa \(AM\) và \(NP\).

Image

Gọi \(Q\) là trung điểm điểm \(SA\). Suy ra \(PQ \parallel AD\).

Do \(AD \perp (SAB) \Rightarrow PQ \perp (SAB)\).

Ta có \(\begin{cases}NP \parallel CD\\AB \parallel CD\end{cases} \Rightarrow NP \parallel AP\).

Suy ra \(NP \parallel (SAB)\).

Do \(AM \subset (SAB)\) nên \[\mathrm{\,d} (AM,NP)=\mathrm{\,d} (NP,(SAB))=\mathrm{\,d} (P,(SAB))=PQ=\displaystyle\frac{AD}{2}=\displaystyle\frac{a}{2}.\]

Câu 15:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông tâm \(O\), cạnh \(a\); \(SA=a\) và vuông góc với đáy. Gọi \(I,M\) theo thứ tự là trung điểm của \(SC,AB\). Tính khoảng cách từ \(I\) đến đường thẳng \(CM\). Từ đó suy ra khoảng cách từ \(S\) đến \(CM\).

Image

Ta có \(IO\) là đường trung bình của \(\triangle SAC\) nên \(IO\parallel SA\).

Mà \(SA\perp (ABCD)\) suy ra \(IO\perp (ABCD)\) nên \(IO\perp CM\). \((1)\)

Kẻ \(OH\perp CM\left(H\in CM\right)\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(CM\perp (IOH) \Rightarrow CM\perp IH\).

Do đó \(\mathrm{\,d}(I,CM)=IH\).

Gọi \(K=CM\cap BO\), suy ra \(K\) là trọng tâm tam giác \(ABC\) nên \(OK=\displaystyle\frac{BO}{3}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{6}\).

Trong tam giác vuông \(KOC\), ta có

\(OH=\displaystyle\frac{OK.OC}{\sqrt{OK^2+OC^2}}=\displaystyle\frac{a}{\sqrt{20}}\).

Trong tam giác vuông \(IOH\), ta có

\(IH=\sqrt{IO^2+OH^2}=\sqrt{{\left(\displaystyle\frac{SA}{2}\right)}^2+OH^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{30}}{10}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}(I,CM)=IH=\displaystyle\frac{a\sqrt{30}}{10}\).

Vì \(SI\cap CM=C\) nên \(\displaystyle\frac{\mathrm{\,d}(S,CM)}{\mathrm{\,d}(I,CM)}=\displaystyle\frac{SC}{IC}=2\).

Suy ra \(\mathrm{\,d}(S,CM)=2 \cdot \mathrm{\,d}(I,CM)=\displaystyle\frac{a\sqrt{30}}{5}\).

Câu 16:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thang vuông tại \(A\) và \(B\), \(AB=BC=a\), \(AD=2a\). Cạnh bên \(SA\) vuông góc với đáy và \(SA=a\sqrt{2}\). Tính khoảng cách từ \(B\) đến đường thẳng \(SD\).

Image

Trong tam giác \(SBD\), kẻ \(BH\perp SD\). Khi đó \(\mathrm{\,d}(B,SD)=BH\).

Ta có \(SB=\sqrt{SA^2+AB^2}=a\sqrt{3}\); \(SD=\sqrt{SA^2+AD^2}=a\sqrt{6}\);

\(BD=\sqrt{AB^2+AD^2}=a\sqrt{5}\).

Suy ra \(\cos \widehat{BSD}=\displaystyle\frac{SB^2+SD^2-BD^2}{2SB.SD}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{3}\);

nên \(\sin \widehat{BSD}=\displaystyle\frac{\sqrt{7}}{3}\).

Ta có \(S_{\triangle SBD}=\displaystyle\frac{1}{2}SB\cdot SD\cdot \sin \widehat{BSD}=\displaystyle\frac{1}{2}SD \cdot BH\).

Suy ra \(BH=SB \cdot \sin \widehat{BSD}=\displaystyle\frac{a\sqrt{21}}{3}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}(B,SD)=BH=\displaystyle\frac{a\sqrt{21}}{3}\).

Câu 17:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật với \(BC=a\), cạnh bên \(SA=2a\). Hình chiếu vuông góc của \(S\) trên mặt đáy trùng với tâm của đáy, mặt phẳng \((SBC)\) tạo với đáy một góc bằng \(60^\circ\). Tính khoảng cách giữa đường thẳng \(BC\) và mặt phẳng \((SAD)\)

Image

Gọi \(O=AC \cap BD\). Theo giả thiết ta có \(SO \perp (ABCD)\).

Gọi \(M\) là trung điểm \(BC\), suy ra \(OM \perp BC\).

Ta có \(\begin{cases}BC \perp OM\\BC \perp SO\end{cases}\Rightarrow BC \perp (SOM) \Rightarrow BC \perp SM\).

Suy ra góc giữa hai mặt phẳng \((SBC)\) và \((ABCD)\) là góc giữa \(SM\) và \(OM\) hay là góc \(\widehat{SMO}=60^\circ\).

Tam giác \(SAC\) có \(SO\) vừa là trung tuyến vừa là đường cao nên cân tại \(S\), suy ra \(SC=SA=2a\).

Trong tam giác vuông \(SMC\), ta có.

\(SM=\sqrt {SC^2 - MC^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt {15}}{2}\).

Trong tam giác vuông \(SOM\), ta có

\(SO=SM\cdot\sin \widehat{SMO}=\displaystyle\frac{3a\sqrt {5}}{4}\); \(OM=SM\cdot\cos\widehat{SMO}=\displaystyle\frac{a\sqrt {15}}{4}\).

Vì \(BC\parallel (SAD)\) và \(M \in BC\) nên.

\(\mathrm{d}(BC,(SAD))=\mathrm{d}(M,(SAD))=2\mathrm{d}(O,(SAD))\).

Kéo dài \(MO\) cắt \(AD\) tại \(N\), suy ra \(\begin{cases}ON \perp AD\\ON=OM=\displaystyle\frac{a\sqrt {15}}{4}.\end{cases}\)

Kẻ \(OK \perp SE\) \((K \in SE)\).(1)

Ta có \(\begin{cases}AD \perp ON\\AD \perp SO\end{cases}\Rightarrow AD \perp (SON) \Rightarrow AD \perp OK\).(2)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(OK \perp (SAD)\) nên \(\mathrm{d}(O,(SAD))=OK\).

Trong tam giác vuông \(SON\), ta có \(OK=\displaystyle\frac{SO\cdot ON}{\sqrt {SO^2+ON^2}}=\displaystyle\frac{3a\sqrt {5}}{8}\).

Vậy \(\mathrm{d}(BC,(SAD))=2\mathrm{d}(O,(SAD))=2OK=\displaystyle\frac{3a\sqrt {5}}{4}\).

Câu 18:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là nửa lục giác đều nội tiếp đường tròn đường kính \(AB=2a\), cạnh bên \(SA=a\sqrt {6}\) và vuông góc với đáy. Tính khoảng cách từ đường thẳng \(AB\) đến mặt phẳng \((SCD)\).

Image

Do \(ABCD\) là nửa lục giác đều nội tiếp đường tròn đường kính \(AB\) nên \(AB\parallel CD\).

Suy ra \(AB\parallel (SCD)\). Do đó \(\mathrm{d}(AB,(SCD))=\mathrm{d}(A,(SCD))\).

Kẻ \(AE \perp CD\) với \(E\) thuộc đường thẳng \(CD\).

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(A\) trên \(SE\), suy ra \(AK \perp SE\).(1)

Ta có \(\begin{cases}CD \perp SA\\CD \perp AE\end{cases}\Rightarrow CD \perp (SAE) \Rightarrow CD \perp AK\). (2)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(AK \perp (SCD)\) nên \(\mathrm{d}(A,(SCD))=AK\).

Goi \(O\) là trung điểm \(AB\), suy ra tam giác \(OAD\) đều cạnh \(a\).

Hạ \(DI \perp AO\) \((I \in AO)\), suy ra \(DI=\displaystyle\frac{a\sqrt {3}}{2}\).

Trong tam giác vuông \(SAE\), ta có

\(AK=\displaystyle\frac{SA\cdot AE}{\sqrt {SA^2+AE^2}}=\displaystyle\frac{SA\cdot DI}{\sqrt {SA^2+DI^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt {6}}{3}\).

Vậy \(\mathrm{d}(AB,(SCD))=\mathrm{d}(A,(SCD))=AK=\displaystyle\frac{a\sqrt {6}}{3}\).

Câu 19:

Cho lăng trụ đứng \(ABC. A'B'C'\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông có \(BA=BC=a\), cạnh bên \(AA'=a\sqrt {2}\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(BC\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AM\) và \(B'C\).

Image

Gọi \(E\) là trung điểm của \(BB'\).

Ta có \(EM\parallel B'C\) suy ra \(B'C\parallel (AEM)\). Do đó

\(\mathrm{d}(B'C,AM)=\mathrm{d}(B'C,(AEM))=\mathrm{d}(C,(AEM))=\mathrm{d}(B,(AEM)).\)

Nhận xét tứ diện \(EABM\) có \(BA,BE,BM\) đôi một vuông góc nên

\(\displaystyle\frac{1}{d^2(B,(AEM))}=\displaystyle\frac{1}{BA^2}+\displaystyle\frac{1}{BE^2}+\displaystyle\frac{1}{BM^2}= \displaystyle\frac{1}{a^2}+\displaystyle\frac{2}{a^2}+\displaystyle\frac{4}{a^2}=\displaystyle\frac{7}{a^2}.\)

Vậy \(\mathrm{d}(B'C,AM)=\mathrm{d}(B,(AEM))=\displaystyle\frac{a\sqrt {7}}{7}\).

Câu 20:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông với \(AB=BC=a\), cạnh bên \(SA=2a\) và vuông góc với đáy. Gọi \(M\) là trung điểm \(AC\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(SM\) và \(BC\).

Image

Gọi \(N\) là trung điểm \(AB\), suy ra \(BC\parallel MN\) nên \(BC\parallel (SMN)\).

Do đó \(\mathrm{d}(BC,SM)=\mathrm{d}(BC,(SMN))=\mathrm{d}(B,(SMN))=\mathrm{d}(A,(SMN))\).

Kẻ \(AK \perp SN\) \((K \in SN)\). (1)

Vì \(BC\parallel MN\) mà \(BC \perp AB\) nên \(MN \perp AB\).

Ta có \(\begin{cases}MN \perp AB\\MN \perp SA\end{cases}\Rightarrow MN \perp (SAB) \Rightarrow MN \perp AK\). (2)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(AK \perp (SMN)\) nên \(\mathrm{d}(A,(SMN))=AK\).

Trong tam giác vuông \(SAN\), ta có

\(AK=\displaystyle\frac{SA\cdot AN}{\sqrt {SA^2+AN^2}}=\displaystyle\frac{2a\sqrt {17}}{17}\).

Vậy \(\mathrm{d}(BC,SM)=\mathrm{d}(A,(SMN))=AK=\displaystyle\frac{2a\sqrt {17}}{17}\).

Câu 21:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(B\) với \(AC=2a\sqrt {2}\). Hai mặt phẳng \((SAB)\) và \((SAC)\) cùng vuông góc với đáy, mặt phẳng \((SBC)\) tạo với đáy một góc \(60^\circ\). Gọi \(M\) là trung điểm \(AC\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(SM\).

Image

Do hai mặt phẳng \((SAB)\) và \((SAC)\) cắt nhau theo giao tuyến \(SA\) và cùng vuông góc với đáy \((ABC)\) nên \(SA \perp (ABC)\).

Ta có \(\begin{cases}BC \perp AB\\ BC \perp SA\end{cases}\Rightarrow BC \perp (SAB) \Rightarrow BC \perp SB\).

Do \(\begin{cases}(SBC) \cap (ABC)=BC\\SB \subset (SBC),SB \perp BC\\AB \subset (ABC),AB \perp BC.\end{cases}\)

Suy ra góc giữa hai mặt phẳng \((SBC)\) và \((ABC)\) là góc giữa \(SB\) và \(AB\) hay là góc \(\widehat{SBA}=60^\circ\).

Vì tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(B\) nên \(AB=BC=\displaystyle\frac{AC}{\sqrt {2}}=2a\).

Trong tam giác vuông \(SAB\), ta có \(SA=AB\cdot \tan \widehat{SBA}=2a\sqrt {3}\).

Gọi \(N\) là trung điểm \(BC\), suy ra \(AB\parallel MN\) nên \(AB\parallel (SMN)\).

Do đó \(\mathrm{d}(AB,SM)=\mathrm{d}(AB,(SMN))=\mathrm{d}(A,(SMN))\).

Gọi \(E\) là hình chiếu vuông góc của \(A\) trên đường thẳng \(MN\).

Khi đó tứ giác \(ABNE\) là hình chữ nhật nên \(AE=BN=\displaystyle\frac{BC}{2}=a\).

Kẻ \(AK \perp SE\) \((K \in SE)\). (1)

Ta có \(\begin{cases}MN \perp AE\\ MN \perp SA\end{cases}\Rightarrow MN \perp (SAE) \Rightarrow MN \perp AK\). (2)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(AK \perp (SMN)\) nên \(\mathrm{d}(A,(SMN))=AK\).

Trong tam giác vuông \(SAE\), ta có \(AK=\displaystyle\frac{SA\cdot AE}{\sqrt{SA^2+AE^2}}=\displaystyle\frac{2a\sqrt{39}}{13}\).

Vậy \(\mathrm{d}(AB,SM)=\mathrm{d}(A,SMN))=AK =\displaystyle\frac{2a\sqrt {39}}{13}\).

Câu 22:

Cho tứ diện \(ABCD\) có \(ABC\) là tam giác vuông tại \(A\), \(AB=a\), \(AC=a\sqrt{3}\), \(DA=DB=DC\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AD\) và \(BC\), biết tam giác \(DBC\) vuông.

Image

Gọi \(H\) là trung điểm \(BC\).

Suy ra \(H\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\) nên \(HA=HB=HC\).

Mặt khác, \(DA=DB=DC\) suy ra \(DH\) là trục của đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\).

Do đó \(DH \perp (ABC )\).

Kẻ \(Ax\parallel BC\). Khi đó

\(\mathrm{d}(AD,BC )=\mathrm{d}(BC,( ADx ) )=\mathrm{d}(H,( ADx ) )\).

Gọi \(E\) là hình chiếu của \(H\) trên \(Ax\), suy ra \(HE \bot Ax\).

Kẻ \(HK \bot DE\) \(( K \in DE )\). (1)

Ta có \(\begin{cases}Ax \bot HE\\Ax \perp DH\end{cases}\Rightarrow Ax \bot ( DHE ) \Rightarrow Ax \bot HK\). (2)

Từ \(( 1 )\) và \(( 2 )\), suy ra \(HK \bot ( ADx )\) nên \(\mathrm{d}(H,( ADx ) )=HK\).

Ta có \(BC=\sqrt {AB^2+AC^2}=2a\). Tam giác \(BDC\) vuông tại \(D\) nên \(DH=\displaystyle\frac{BC}{2}=a\).

Gọi \(F\) là chân đường cao hạ từ \(A\) của tam giác \(ABC\), suy ra \(HE=AF=\displaystyle\frac{AB\cdot AC}{BC}=\displaystyle\frac{a\sqrt {3}}{2}\).

Trong tam giác vuông \(DHE\), ta có \(HK=\displaystyle\frac{DH\cdot HE}{\sqrt {DH^2+HE^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt {21}}{7}\).

Vậy \(\mathrm{d}(AD,BC)=\mathrm{d}(H,(ADx))=HK=\displaystyle\frac{a\sqrt {21}}{7}\).

Câu 23:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(B\), \(BC=a\), \(AC=2a\); tam giác \(SAB\) đều. Hình chiếu vuông góc của đỉnh \(S\) trên mặt đáy trùng với trung điểm \(M\) của \(AC\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(SA\) và \(BC\).

Image

Kẻ \(Ax\parallel BC\). Khi đó.

\(\mathrm{d}(SA,BC)=\mathrm{d}(BC,(SAx))=\mathrm{d}(C,(SAx))=2\mathrm{d}(M,(SAx))\).

Gọi \(E\) là hình chiếu của \(M\) trên \(Ax\), suy ra \(ME \perp Ax\).

Kẻ \(MK \perp SE\) \((K \in SE)\). (1)

Ta có \(\begin{cases}Ax \perp ME\\Ax \perp SM\end{cases}\Rightarrow Ax \perp (SME) \Rightarrow Ax \perp MK\). (2)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(MK \perp (SAx)\) nên \(\mathrm{d}(M,(SAx))=MK\).

Tam giác \(SAB\) đều nên \(SA=SB=AB=\sqrt {AC^2 - BC^2}=a\sqrt {3}\).

Trong tam giác vuông \(SMA\), ta có \(SM=\sqrt {SA^2 - AM^2}=a\sqrt {2}\).

Ta có \(ME=AM\cdot \sin \widehat{EAM}=AM\cdot\sin\widehat{ACB}=AM\cdot \displaystyle\frac{AB}{AC}=\displaystyle\frac{a\sqrt {3}}{2}\).

Trong tam giác vuông \(SME\), ta có \(MK=\displaystyle\frac{SM\cdot ME}{\sqrt {SM^2+ME^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt {66}}{11}\).

Vậy \(\mathrm{d}(SA,BC)=2\mathrm{d}(M,(SAx))=2MK=\displaystyle\frac{2a\sqrt {66}}{11}\).

Câu 24:

Cho tứ diện đều \(ABCD\) cạnh \(a\). Gọi \(M\), \(N\) lần lượt là trung điểm của \(AB\) và \(CD\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(BN\) và \(CM\).

Image

Gọi \(H\) là tâm của tam giác đều \(BCD\) thì \(AH \perp ( BCD )\).

Goi \(P\) là trung điểm \(AN\), suy ra \(MP\parallel BN\).

Từ \(C\) kẻ đường thẳng \(Cx\) song song với \(BN\), hạ \(BQ \perp Cx\) tại \(Q\).

Khi đó \(CM\), \(MP\), \(CQ\) cùng thuộc một mặt phẳng chứa \(CM\) và song song với \(BN\).

Do đó \(\mathrm{d}( BN,CM )=\mathrm{d}( BN,( MPCQ ) )=\mathrm{d}( H,( MPCQ ) )\).

Gọi \(L=MP \cap AH\), \(E\) là hình chiếu của \(H\) trên \(CQ\).

Kẻ \(HK \perp LE\) \(( K \in LE )\). (1)

Ta có \(\begin{cases}CQ \perp HE\\CQ \perp AH\end{cases}\Rightarrow CQ \perp ( AHE ) \Rightarrow CQ \perp HK\). (2)

Từ \(( 1 )\) và \(( 2 )\), suy ra \(HK \perp ( MPCQ )\) nên \(\mathrm{d}( H,( MPCQ ) )=HK\).

Ta có \(HE=BQ=BC\cdot\cos \widehat{QBC}=a\cdot\cos 60^\circ=\displaystyle\frac{a}{2}\);

\(LH=\displaystyle\frac{AH}{2}=\displaystyle\frac{\sqrt {AB^ 2 - BH^ 2} }{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt {6} }{6}\).

Trong tam giác vuông \(LHE\), ta có \(HK=\displaystyle\frac{LH\cdot HE}{\sqrt {LH^2+HE^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt {10}}{10}\).

Vậy \(\mathrm{d}(BN,CM)=\mathrm{d}(H,(MPCQ))=HK=\displaystyle\frac{a\sqrt {10}}{10}\).

Câu 25:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(A\) và \(AB=a,AC=a\sqrt {3}\); \(SA=2a\) và vuông góc với đáy. Gọi \(M\) là trung điểm \(SB\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AM\) và \(BC\).

Image

Gọi \(H\) là hình chiếu của \(A\) lên đường thẳng \(BC\).

Ta có \(\begin{cases}BC \perp AH\\BC \perp SA\end{cases}\Rightarrow BC \perp (SAH)\).

Gọi \(N\) là trung điểm \(SC\), suy ra \(MN\parallel BC\). Do đó .

\(\mathrm{d}(BC,AM)=\mathrm{d}(BC,(AMN))=\mathrm{d}(B,(AMN))=\mathrm{d}(S,(AMN))\).

Gọi \(E=SH \cap MN\). Kẻ \(SK \perp AE\) \((K \in AE)\). (1)

Ta có \(\begin{cases}MN\parallel BC\\BC \perp (SAH)\end{cases}\Rightarrow MN \perp (SAH) \Rightarrow MN \perp SK\). (2)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(SK \perp (AMN)\) nên \(\mathrm{d}(S,(AMN))=SK\).

Trong tam giác vuông \(ABC\), ta có

\(BC=\sqrt {AB^2+AC^2}=2a\); \(AH=\displaystyle\frac{AB\cdot AC}{BC}=\displaystyle\frac{a\sqrt {3}}{2}\); \(BH=\displaystyle\frac{AB^2}{BC}=\displaystyle\frac{a}{2}\).

Suy ra \(ME=\displaystyle\frac{BH}{2}=\displaystyle\frac{a}{4}\).

Ta có \(AM=\displaystyle\frac{SB}{2}=\displaystyle\frac{\sqrt {SA^2+AB^2}}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt {5}}{2}\).

Tam giác \(AEM\) vuông tại \(E\) nên \(AE=\sqrt {AM^2 - ME^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt {19}}{4}\).

Ta có \(\displaystyle\frac{1}{4}SA\cdot AH=\displaystyle\frac{S_{\Delta SAH}}{2}=S_{\Delta SAE}=\displaystyle\frac{1}{2}AE\cdot SK\).

Suy ra \(SK=\displaystyle\frac{SA\cdot AH}{2AE}=\displaystyle\frac{2a\sqrt {3}}{\sqrt {19}}\).

Vậy \(\mathrm{d}(BC,AM)=\mathrm{d}(S,(AMN))=SK=\displaystyle\frac{2a\sqrt {3}}{\sqrt {19}}\).

Câu 26:

Cho tứ diện \(ABCD\) có \(AB=CD=a,AC=BD=b,AD=BC=c\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(CD\).

Image

Gọi \(M\), \(N\) lần lượt là trung điểm cạnh \(AB\) và \(CD\). Ta có

\(CM^2=\displaystyle\frac{CA^2+CB^2}{2} - \displaystyle\frac{CD^2}{4}=\displaystyle\frac{b^2+c^2}{2} - \displaystyle\frac{a^2}{4}\);

\(DM^2=\displaystyle\frac{AD^2+DB^2}{2} - \displaystyle\frac{AB^2}{4}=\displaystyle\frac{b^2+c^2}{2} - \displaystyle\frac{a^2}{4}\).

Suy ra \(CM=DM\) nên tam giác \(CMD\) cân tại \(M\).

Suy ra \(MN \perp CD\) (do \(MN\) là trung tuyến của tam giác \(CMD\)).

Tương tự, ta cũng có \(NM \perp AB\). Vậy \(\mathrm{d}(AB,CD)=MN\).

Trong tam giác vuông \(MNC\), ta có .

\(MN^2=CM^2 - CN^2=\displaystyle\frac{b^2+c^2}{2} - \displaystyle\frac{a^2}{4} - \displaystyle\frac{a^2}{4}=\displaystyle\frac{b^2+c^2 - a^2}{2}\).

Vậy \(\mathrm{d}(AB,CD)=MN=\sqrt {\displaystyle\frac{b^2+c^2 - a^2}{2}}\).

Câu 27:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh bằng \(a\), cạnh bên \(SA=a\sqrt {3}\) và vuông góc với đáy. Gọi \(M\) là trung điểm của \(SD\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AM\) và \(SB\).

Image

Gọi \(O=AC \cap BD\), suy ra \(MO\parallel SB\).

Do đó \(\mathrm{d}(SB,AM)=\mathrm{d}(SB,(AMO))=\mathrm{d}(S,(AMO))=\mathrm{d}(D,(AMO))\).

Gọi \(I\) là trung điểm \(AD\), suy ra \(MI\parallel SA\) nên \(MI \perp (ABCD)\).

Khi đó \(\mathrm{d}(SB,AM)=\mathrm{d}(D,(AMO))=2\mathrm{d}(I,(AMO))\).

Gọi \(E\) là hình chiếu của \(I\) trên \(AC\), suy ra \(IE \perp AC\).

Kẻ \(IK \perp ME\) \((K \in ME)\). (1)

Ta có \(\begin{cases}AC \perp IE\\AC \perp MI\end{cases}\Rightarrow AC \perp (MIE) \Rightarrow AC \perp IK\). (2)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(IK \perp (AMO)\) nên \(\mathrm{d}(I,(AMO))=IK\).

Ta có \(MI=\displaystyle\frac{SA}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt {3}}{2}\) ; \(IE=\displaystyle\frac{DO}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt {2}}{4}\).

Trong tam giác vuông \(MIE\), ta có \(IK=\displaystyle\frac{MI\cdot IE}{\sqrt {MI^2+IE^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt {21}}{14}\).

Vậy \(\mathrm{d}(SB,AM)=2\mathrm{d}(I,(AMO))=2IK=\displaystyle\frac{a\sqrt {21}}{7}\).

Câu 28:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), tam giác \(SAD\) đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy.

a) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AD\) và \(SB\).

b) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(SA\) và \(BD\).

Image

Gọi \(M\) là trung điểm \(AD\), suy ra \(SM \perp AD\).

Mà \((SAD) \perp (ABCD)\) theo giao tuyến \(AD\) nên \(SM \perp (ABCD)\).

a) Do \(BC\parallel AD\) nên \(AD\parallel (SBC)\).

Khi đó \(\mathrm{d}(AD,SB)=\mathrm{d}(AD,(SBC))=\mathrm{d}(M,(SBC))\).

Gọi \(N\) là trung điểm \(BC\), suy ra \(MN=AB=a\) và \(MN \perp BC\).

Kẻ \(MK \perp SN\) \((K \in SN)\). (1)

Ta có \(\begin{cases}BC \perp MN\\BC \perp SM\end{cases}\Rightarrow BC \perp (SMN) \Rightarrow BC \perp MK\). (2)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(MK \perp (SBC)\) nên \(\mathrm{d}(M,(SBC))=MK\).

Ta có \(SM\) là đường cao trong tam giác đều nên \(SM=\displaystyle\frac{AD\sqrt {3}}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt {3}}{2}\).

Trong tam giác vuông \(SMN\), ta có \(MK=\displaystyle\frac{SM\cdot MN}{\sqrt {SM^2+MN^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt {21}}{7}\).

Vậy \(\mathrm{d}(AD,SB)=\mathrm{d}(M,(SBC))=MK=\displaystyle\frac{a\sqrt {21}}{7}\).

b) Trong mặt phẳng \((ABCD)\) lấy điểm \(G\) sao cho \(ABDG\) là hình bình hành, suy ra \(AG\parallel BD\) nên \(BD\parallel (SAG)\).

Khi đó \(\mathrm{d}(BD,SA)=\mathrm{d}(BD,(SAG))=\mathrm{d}(D,(SAG))=2\mathrm{d}(M,(SAG))\).

Gọi \(E\), \(F\) lần lượt là hình chiếu của \(M\) trên \(AG\) và \(BD\). Ta có \(ME=MF=\displaystyle\frac{AO}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt {2}}{4}\).

Kẻ \(MH \perp SE\) \((H \in SE)\). (3)

Ta có \(\begin{cases}AG \perp ME\\AG \perp SM\end{cases}\Rightarrow AG \perp (SME) \Rightarrow AG \perp MH\). (4)

Từ \((3)\) và \((4)\), suy ra \(MH \perp (SAG)\) nên \(\mathrm{d}(M,(SAG))=MH\).

Trong tam giác vuông \(SME\), ta có \(MH=\displaystyle\frac{SM\cdot ME}{\sqrt {SM^2+ME^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt {21}}{14}\).

Vậy \(\mathrm{d}(BD,SA)=2\mathrm{d}(M,(SAG))=2MH=\displaystyle\frac{a\sqrt {21}}{7}\).

Câu 29:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(2a\). Gọi \(M\), \(N\) lần lượt là trung điểm \(AD\) và \(DC\). Hai mặt phẳng \((SMC)\) và \((SNB)\) cùng vuông góc với đáy, \(SB\) hợp với đáy một góc bằng \(60^\circ\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(CM\) và \(SB\).

Image

Gọi \(H=CM \cap BN\). Ta có \((SMC) \cap (SNB)=SH\). Mà \((SMC)\) và \((SNB)\) vuông góc với \((ABCD)\) nên \(SH \perp (ABCD)\).

Do đó hình chiếu vuông góc của \(SB\) trên \((ABCD)\) là \(HB\).

Suy ra góc giữa \(SB\) và \((ABCD)\) là góc giữa \(SB\) và \(HB\) hay \(\widehat{SBH}=60^\circ\).

Ta có \(\Delta CMD=\Delta BNC\) \((c - c - c)\).

Suy ra \(\widehat{CMD}=\widehat{BNC}\).

Mà \(\widehat{CMD}+\widehat{DCM}=90^\circ\) nên \(\widehat{BNC}+\widehat{DCM}=90^\circ\).

Suy ra \(\widehat{CHN}=90^\circ\) hay \(CM \perp BN\).

Ta có \(BN=\sqrt {BC^2+NC^2}=a\sqrt {5}\), \(BH=\displaystyle\frac{BC^2}{BN}=\displaystyle\frac{4a}{\sqrt {5}}\), \(SH=BH\cdot \tan \widehat{SBH}=\displaystyle\frac{4a\sqrt {3}}{\sqrt {5}}\).

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(H\) trên \(SB\), suy ra \(HK \perp SB\). (1)

Ta có \(\begin{cases}MC \perp BN\\MC \perp SH\end{cases}\Rightarrow MC \perp (SHB) \Rightarrow MC \perp HK\). (2)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(\mathrm{d}(CM,SB)=HK\).

Trong tam giác vuông \(SHB\), ta có

\(HK=\displaystyle\frac{SH\cdot HB}{\sqrt {SH^2+HB^2}}=\displaystyle\frac{2a\sqrt {15}}{5}\).

Vậy \(\mathrm{d}(CM,SB)=HK=\displaystyle\frac{2a\sqrt {15}}{5}\).

Câu 30:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\). Gọi \(M\), \(N\) lần lượt là trung điểm \(AD\) và \(DC\). Hai đường thẳng \(CM\) và \(BN\) cắt nhau tại \(H\), \(SH=a\sqrt {3}\) và vuông góc với đáy. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AN\) và \(SB\).

Image

Ta có \(\Delta CMD=\Delta BNC\) \((c - c - c)\), suy ra \(\widehat{CMD}=\widehat{BNC}\).

Mà \(\widehat{CMD}+\widehat{DCM}=90^\circ\) nên \(\widehat{BNC}+\widehat{DCM}=90^\circ\).

Suy ra \(\widehat{CHN}=90^\circ\) hay \(CM \perp BN\).

Gọi \(P\) là điểm đối xứng của \(N\) qua \(C\).

Khi đó \(ABPN\) là

hình bình hành nên \(AN\parallel BP\), suy ra \(AN\parallel (SBP)\).

Do đó

\(\mathrm{d}(AN,SB)=\mathrm{d}(AN,(SBP))=\mathrm{d}(N,(SBP))=\displaystyle\frac{NB}{HB} \cdot \mathrm{d}(H,(SBP))=\displaystyle\frac{5}{4}\mathrm{d}(H,(SBP))\).

Gọi \(E\), \(F\) lần lượt là hình chiếu của \(H\) và \(N\) trên \(BP\).

Kẻ \(HL \perp SE\) \((L \in SE)\). (1)

Ta có \(\begin{cases}BP \perp HE\\BP \perp SH\end{cases}\Rightarrow BP \perp (SHE) \Rightarrow BP \perp HL\). (2)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(HL \perp (SBP)\) nên \(\mathrm{d}(H,(SBP))=HL\).

Ta có \(S_{\Delta BNP}=\displaystyle\frac{1}{2}NP \cdot BC=\displaystyle\frac{1}{2}BP \cdot NF\) suy ra \(NF=\displaystyle\frac{NP \cdot BC}{BP}=\displaystyle\frac{AB \cdot BC}{BN}=\displaystyle\frac{2a}{\sqrt {5} }\).

Vì \(\displaystyle\frac{HE}{NF}=\displaystyle\frac{BH}{BN}=\displaystyle\frac{4}{5}\) suy ra \(HE=\displaystyle\frac{4NF}{5}=\displaystyle\frac{8a}{5\sqrt {5} }\).

Trong tam giác vuông \(SHE\), ta có \(HL=\displaystyle\frac{SH \cdot HE}{\sqrt {SH^2+HE^2} }=\displaystyle\frac{24a}{\sqrt {1317} }\).

Vậy \(\mathrm{d}(AN,SB)=\displaystyle\frac{5}{4}\mathrm{d}(H,(SBP))=\displaystyle\frac{5}{4}HL=\displaystyle\frac{30a}{\sqrt {1317}}\).

Câu 31:

Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\). Gọi \(E\) là điểm đối xứng của \(D\) qua trung điểm của \(SA\), \(M\) là trung điểm của \(AE\), \(N\) là trung điểm của \(BC\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(MN\) và \(AC\).

Image

Gọi \(P\) là trung điểm của \(SA\).

Suy ra \(MP\) là đường trung bình của tam giác \(EAD\).

Suy ra \(MP\) song song và bằng một nửa \(AD\). Do đó tứ giác \(MNCP\) là hình hình hành.

Suy ra \(MN\parallel PC\) nên \(MN\parallel (SAC)\).

Khi đó

\(\mathrm{d}(MN,AC)=\mathrm{d}(MN,(SAC))=\mathrm{d}(N,(SAC))=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{d}(B,(SAC))\).

Ta có \(\begin{cases}BO \perp AC\\BO \perp SO\end{cases}\Rightarrow BO \perp (SAC)\) nên \(\mathrm{d}(B,(SAC))=BO\).

Vậy \(\mathrm{d}(MN,AC)=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{d}(B,(SAC))=\displaystyle\frac{1}{2}BO=\displaystyle\frac{1}{4}BD=\displaystyle\frac{a\sqrt {2}}{4}\).

Câu 32:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật với \(AB=a\), \(AD=a\sqrt {2}\). Gọi \(H\) là trung điểm cạnh \(AB\), tam giác \(SAB\) cân tại \(S\) và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy, góc giữa mặt phẳng \((SAC)\) và đáy \((ABCD)\) bằng \(60^\circ\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(CH\) và \(SD\).

Image

Từ giả thiết suy ra \(SH \perp AB\). Mà \((SAB)\) vuông góc với đáy \((ABCD)\) theo giao tuyến \(AB\).

Suy ra \(SH \perp (ABCD)\).

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(H\) trên \(AC\), suy ra \(HK \perp AC\).

Ta có \(\begin{cases}AC \perp HK\\AC \perp SH\end{cases}\Rightarrow AC \perp (SHK) \Rightarrow AC \perp SK\).

Do \(\begin{cases}(SAC) \cap (ABCD)=AC\\SK \subset (SAC),SK \perp AC\\HK \subset (ABCD),HK \perp AC.\end{cases}\)

Suy ra

\(60^\circ=\widehat{(SAC),(ABCD)}=\widehat{SK,HK}=\widehat{SKH}\).

Gọi \(E\) là điểm đối xứng của \(H\) qua \(A\). Khi đó \(HCDE\) là hình bình hành nên \(ED\parallel CH\).

Suy ra \(CH\parallel (SDE)\). Suy ra

\(\mathrm{d}(CH,SD)=\mathrm{d}(CH,(SDE))=\mathrm{d}(H,(SDE))\).

Kẻ \(HM \perp ED\) \((M \in ED)\). Gọi \(N\) là hình chiếu của \(H\) trên \(SM\), suy ra \(HN \perp SM\). (1)

Ta có \(\begin{cases}ED \perp HM\\ED \perp SH\end{cases}\Rightarrow ED \perp (SHM) \Rightarrow ED \perp HN\). (2)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(HN \perp (SDE)\) nên \(\mathrm{d}(H,(SDE))=HN\).

Kẻ \(BI \perp AC\) \((I \in AC)\), ta có \(BI=\displaystyle\frac{AB\cdot BC}{\sqrt {AB^2+BC^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt {6}}{3}\). Suy ra \(HK=\displaystyle\frac{BI}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt {6}}{6}\).

Trong tam giác vuông \(SHK\), ta có \(SH=HK\cdot \tan \widehat{SKH}=\displaystyle\frac{a\sqrt {2}}{2}\).

Do \(HCDE\) là hình bình hành nên\\ \(HM=\mathrm{d}(D,CH)=\displaystyle\frac{2S_{\Delta CHD}}{CH}=\displaystyle\frac{CD\cdot AD}{CH}=\displaystyle\frac{CD\cdot AD}{\sqrt {CB^2+BH^2}}=\displaystyle\frac{2a\sqrt {2}}{3}\).

Trong tam giác vuông \(SHM\), ta có \(HN=\displaystyle\frac{SH\cdot HM}{\sqrt {SH^2+HM^2}}=\displaystyle\frac{2a\sqrt {2}}{5}\).

Vậy \(\mathrm{d}(CH,SD)=\mathrm{d}(H,(SDE))=HN=\displaystyle\frac{2a\sqrt {2}}{5}\).

Câu 33:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật với \(AB=3a\), \(BC=2a\). Hình chiếu vuông góc của điểm \(S\) trên mặt phẳng \((ABCD)\) trùng với trọng tâm của tam giác \(BCD\), góc giữa mặt phẳng \((SBC)\) và đáy \((ABCD)\) bằng \(60^\circ\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AD\) và \(SC\).

Image

Gọi \(G\) là trọng tâm tam giác \(BCD\). Theo giả thiết \(SG \perp (ABCD)\).

Kẻ \(GI \perp BCI \in BC)\). Ta có \(\begin{cases}BC \perp SG\\BC \perp GI\end{cases}\Rightarrow BC \perp (SGI) \Rightarrow BC \perp SI\).

Do \(\begin{cases}(SBC) \cap (ABCD)=BC\\ SI \subset (SBC),SI \perp BC\\ GI \subset (ABCD),GI \perp BC.\end{cases}\)

Suy ra góc giữa hai mặt phẳng \((SBC)\) và \((ABCD)\) là góc giữa \(SI\) và \(GI\) hay \(\widehat{SIG}=60^\circ\).

Do \(AD\parallel BC\) nên \(AD\parallel (SBC)\).

Ta có

\(\mathrm{d}(AD,SC)=\mathrm{d}(AD,(SBC))=\mathrm{d}(A,(SBC))=\displaystyle\frac{AC}{GC}\cdot \mathrm{d}(G,(SBC))=3\mathrm{d}(G,(SBC))\).

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(G\) trên \(SI\), suy ra \(GK \perp SI\). (1)

Theo chứng minh trên \(BC \perp (SGI)\), suy ra \(BC \perp GK\). (2)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(GK \perp (SBC)\) nên \(\mathrm{d}(G,(SBC))=GK\).

Ta có \(\displaystyle\frac{GI}{AB}=\displaystyle\frac{CG}{CA}=\displaystyle\frac{1}{3}\), suy ra \(GI=\displaystyle\frac{AB}{3}=a\).

Trong tam giác vuông \(GKI\), ta có

\(GK=GI\cdot \sin \widehat{KIG}=GI\cdot \sin \widehat{SIG}=\displaystyle\frac{a\sqrt {3}}{2}\).

Vậy \(\mathrm{d}(AD,SC)=3\mathrm{d}(G,(SBC))=3GK=\displaystyle\frac{3a\sqrt {3}}{2}\).

Câu 34:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật tâm \(O,AB=a,BC=a\sqrt {3}\); tam giác \(SOA\) cân tại \(S\) và mặt phẳng \((SAD)\) vuông góc với đáy. Biết góc giữa \(SD\) với đáy bằng \(60^\circ\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(SB\) và \(AC\).

Image

Tam giác \(SOA\) cân tại \(S\) nên \(SO=SA\).

Suy ra \(H\) thuộc trung trực đoạn \(OA\).

Mặt phẳng \((SAD)\) vuông góc vói mặt đáy \((ABCD)\) nên \(H\) thuộc giao tuyến \(AD\).

Từ đó suy ra \(H\) là giao điểm của trung trực đoạn \(OA\) với cạnh \(AD\).

Trong hình chữ nhật \(ABCD\), ta có \(AC=BD=\sqrt {AB^2+BC^2}=2a\).

Suy ra \(AO=BO=AB=a\) nên tam giác \(ABO\) đều.

Gọi \(I\) là trung điểm của \(AO\).

Suy ra đường trung trực đoạn \(OA\) đi qua hai điểm \(I\) và \(B\). Do đó \(H=BI \cap AD\).

Hình chiếu của \(SD\) trên mặt phẳng \((ABCD)\) là \(HD\).

Suy ra góc giữa \(SD\) và \((ABCD)\) là góc giữa \(SD\) và \(HD\) hay \(\widehat{SDH}=60^\circ\).

Kẻ \(IK \perp SB\) \((K \in SB)\). (1)

Ta có \(\begin{cases}AC \perp BH\\AC \perp SH\end{cases}\Rightarrow AC \perp (SHB) \Rightarrow AC \perp IK\). (2)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(IK\) là đoạn vuông góc chung của \(SB\) và \(AC\).

Tam giác \(ABO\) đều nên \(\widehat{ABI}=30^\circ\), suy ra \(\widehat{ABH}=30^\circ\).

Trong tam giác vuông \(HAB\), ta có

\(HB=\displaystyle\frac{AB}{\cos \widehat{ABH}}=\displaystyle\frac{2a}{\sqrt {3}}\); \(AH=AB\cdot \tan \widehat{ABH}=AB\cdot \tan \widehat{ABI}=\displaystyle\frac{a}{\sqrt {3}}\).

Suy ra \(HD=AD - AH=\displaystyle\frac{2a}{\sqrt {3}}\).

Trong tam giác vuông \(HAB\), ta có \(SH=HD\cdot \tan \widehat{SDH}=2a\).

Kẻ \(HL \perp SB\) \((L \in SB)\). Trong tam giác vuông \(SHB\), ta có \(HL=\displaystyle\frac{SH\cdot HB}{\sqrt {SH^2+HB^2}}=a\).

Ta có \(\displaystyle\frac{IK}{HL}=\displaystyle\frac{BI}{BH}\) suy ra

\(IK=\displaystyle\frac{BI}{BH}\cdot HL=\displaystyle\frac{3a}{4}\).

Vậy \(\mathrm{d}(AC,SB)=\displaystyle\frac{3a}{4}\).

Câu 35:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật với \(AB=a\), \(AD=a\sqrt{3}\). Hình chiếu của \(S\) trên mặt đáy trùng với trọng tâm tam giác \(ABC\). Mặt phẳng \((SAC)\) tạo với đáy một góc \(60^{\circ}\). Gọi \(I\) là trung điểm \(SB\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AI\) và \(SD.\)

Image

Gọi \(H\) là trọng tâm tam giác \(ABC\), suy ra \(SH\perp (ABCD)\).

Kẻ \(HM\perp AC\left(M\in AC\right)\). Ta có

\(\left\{\begin{aligned}&AC\perp HM \\&AC\perp SH\end{aligned}\right. \Rightarrow AC\perp (SHM) \Rightarrow AC\perp SM\).

Do \(\left.\begin{aligned}&(SAC)\cap (ABCD)=AC \\&SM\subset (SAC),SM\perp AC \\&HM\subset (ABCD),HM\perp AC\end{aligned}\right\}\) suy ra \(60^{\circ}=((SAC),(ABCD))=(SM,HM)=\widehat{SMH}\).

Gọi \(J\) là hình chiếu của \(I\) trên \(BD\), suy ra \(IJ\parallel SH\) nên \(IJ\perp (ABCD)\) và \(J\) là trung điểm đoạn \(BH\).

Gọi \(O=AC\cap BD\), ta có \(OI\parallel SD\) suy ra \(SD\parallel (AOI)\).

Do đó

\(\mathrm{\,d}(AI,SD)=\mathrm{\,d}\left(SD,(AIO)\right)=\mathrm{\,d}\left(D,(AIO)\right)=\displaystyle\frac{DO}{JO}\mathrm{\,d}\left(J,(AIO)\right)=\displaystyle\frac{3}{2}\mathrm{\,d}\left(J,(AIO)\right)\).

Gọi \(N\) là hình chiếu của \(J\) trên \(AC\), suy ra \(JN\perp AO\). Kẻ \(JK\perp IN\left(K\in IN\right)\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&AO\perp JN \\&AO\perp IJ\end{aligned}\right. \Rightarrow AO\perp (IJN) \Rightarrow AO\perp JK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(JK\perp (AIO)\) nên \(d\left(J,(AIO)\right)=JK\).

Ta có \(AC=\sqrt{AB^2+BC^2}=2a\), suy ra \(OA=OB=AB=a\) nên tam giác \(AOB\) đều.

Gọi \(P\) là trung điểm đoạn \(OA\), suy ra \(BP\perp AO\) nên \(BP\parallel JN\parallel HM\).

Do đó \(JN=\displaystyle\frac{2BP}{3}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\); \(HM=\displaystyle\frac{BP}{3}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{6}\)

\\\(\Rightarrow SH=HM\cdot \tan \widehat{SMH}=\displaystyle\frac{a}{2}\) nên \(IJ=\displaystyle\frac{SH}{2}=\displaystyle\frac{a}{4}\).

Trong tam giác vuông \(IJN\), ta có \(JK=\displaystyle\frac{IJ\cdot JN}{\sqrt{IJ^2+JN^2}}=\displaystyle\frac{a}{\sqrt{19}}.\)\\ Vậy \(\mathrm{\,d}(AI,SD)=\displaystyle\frac{3}{2}\mathrm{\,d}\left(J,(AIO)\right)=\displaystyle\frac{3}{2}JK=\displaystyle\frac{3a\sqrt{19}}{38}\).

Câu 36:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thoi tâm \(O\), cạnh \(a\), \(\widehat{BAD}=60^{\circ}\), \(SO=\displaystyle\frac{a}{4}\) và vuông góc với đáy. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(SD\) và \(AB\).

Image

Từ giả thiết suy ra \(\triangle ABD\) đều nên \(\triangle BCD\) đều.

Gọi \(H\) là trung điểm \(CD\), \(M\) là trung điểm \(DH\). Suy ra \(BH\perp CD\) và \(OM\parallel BH\).

Kéo dài \(OM\) cắt \(AB\) tại \(N\), suy ra \(O\) là trung điểm \(MN\).

Vì \(AB\parallel CD\) nên \(AB\parallel (SCD)\).

Do đó

\(\mathrm{\,d}(AB,SD)=\mathrm{\,d}\left(AB,(SCD)\right)=\mathrm{\,d}\left(N,(SCD)\right)=2\mathrm{\,d}\left(O,(SCD)\right)\).

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(O\) trên \(SM\), suy ra \(OK\perp SM\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&CD\perp SO \\&CD\perp OM\end{aligned}\right.\)\\\(\Rightarrow CD\perp (SOM) \Rightarrow CD\perp OK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(OK\perp (SCD)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(O,(SCD)\right)=OK\).

Ta có \(BH=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\), suy ra \(OM=\displaystyle\frac{BH}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{4}\).

Trong tam giác vuông \(SOM\), ta có \(OK=\displaystyle\frac{SO\cdot OM}{\sqrt{SO^2+OM^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{8}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}(AB,SD)=2\mathrm{\,d}\left(O,(SCD)\right)=2OK=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{4}\).

Câu 37:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thoi cạnh \(a\), \(SD=a\sqrt{2}\), \(SA=SB=SC=a\).

a) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AC\) và \(SB\).

b) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AE\) và \(SB\), với \(E\) là trung điểm \(CD\).

Image

Vì \(SA=SB=SC\) nên hình chiếu của \(S\) trên mặt phẳng \((ABCD)\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\).

Gọi \(H\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\), ta có \(H\in BD\) và \(SH\perp (ABCD)\).

a) Trong tam giác \(SBO\), kẻ \(OF\perp SB\left(F\in SB\right)\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&AC\perp BD \\&AC\perp SO\end{aligned}\right. \Rightarrow AC\perp (SBD) \Rightarrow AC\perp OF\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(OF\) là đoạn vuông góc chung của \(AC\) và \(SB\) nên \(\mathrm{\,d}(AC,SB)=OF\).

Ta có \(\triangle SAC=\triangle BAC(c-c-c)\) nên hai đường trung tuyến tương ứng bằng nhau \(SO=BO\), suy ra \(SO=\displaystyle\frac{BD}{2}\) do đó tam giác \(SBD\) vuông tại \(S\).

Trong tam giác vuông \(SBD\), ta có \(BD=\sqrt{SB^2+SD^2}=a\sqrt{3}\); \(BO=\displaystyle\frac{BD}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\); \(SH=\displaystyle\frac{SB\cdot SD}{\sqrt{SB^2+SD^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}\).

Trong tam giác \(SBO\), ta có \(S_{\triangle SBO}=\displaystyle\frac{1}{2}BO\cdot SH=\displaystyle\frac{1}{2}SB.OF\) suy ra \(OF=\displaystyle\frac{BO\cdot SH}{SB}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}(AC,SB)=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

b) Gọi \(K=AE\cap BD\), suy ra \(K\) là trọng tâm tam giác \(ADC\).

Từ \(K\) kẻ \(KM\parallel SB\) với \(M\in SD\), suy ra \(SB\parallel (AME)\).

Do đó \(\mathrm{\,d}(SB,AE)=d\left(SB,(AME)\right)=\mathrm{\,d}\left(S,(AME)\right)=\displaystyle\frac{SM}{DM}\cdot \mathrm{\,d}\left(D,(AME)\right)\). \((3)\)

Từ \(M\) KẺ \(MN\parallel SH\) với \(N\in BD\), suy ra \(\mathrm{\,d}\left(D,(AME)\right)=\displaystyle\frac{DK}{NK}\cdot \mathrm{\,d}\left(N,(AME)\right)\). \((4)\)

Ta có \(\displaystyle\frac{SM}{DM}=\displaystyle\frac{BK}{DK}=2\); \(\displaystyle\frac{DN}{DH}=\displaystyle\frac{DM}{DS}=\displaystyle\frac{1}{3}\) suy ra \(\displaystyle\frac{DN}{DK}=\displaystyle\frac{2}{3}\) vì \(DK=\displaystyle\frac{DH}{2}\). \((5)\)

Từ \((3)\), \((4)\) và \((5)\), suy ra

\(\mathrm{\,d}(SB,AE)=\displaystyle\frac{4}{3}\mathrm{\,d}\left(N,(AME)\right)\).

Gọi \(P\) là hình chiếu của \(N\) trên \(KE\), suy ra \(NP\perp KE\). Kẻ \(NQ\perp MP\left(Q\in MP\right)\). \((6)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&KE\perp NP \\&KE\perp MN\end{aligned}\right. \Rightarrow KE\perp (MNP) \Rightarrow KE\perp NQ\). \((7)\)

Từ \((6)\) và \((7)\), \(\Rightarrow NQ\perp (AME)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(N,(AME)\right)=NQ\).

Ta có \(\displaystyle\frac{MN}{SH}=\displaystyle\frac{DM}{DS}=\displaystyle\frac{1}{3}\)

\(\Rightarrow MN=\displaystyle\frac{SH}{3}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{9}\); \(\displaystyle\frac{NP}{DE}=\displaystyle\frac{KN}{KD}=\displaystyle\frac{1}{3}\) \(\Rightarrow NP=\displaystyle\frac{DE}{3}=\displaystyle\frac{a}{6}.\)

Trong tam giác vuông \(MNP\), ta có \(NQ=\displaystyle\frac{MN\cdot NP}{\sqrt{MN^2+NP^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{22}}{33}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}(SB,AE)=\displaystyle\frac{a\sqrt{22}}{33}\).

Câu 38:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thang vuông tại \(A\) và \(B\), \(AB=BC=a\), \(AD=2a\). Cạnh bên \(SA=a\sqrt{2}\) và vuông góc với đáy.

a) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AC\) và \(SD\).

b) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(CD\) và \(SB\).

Image

a) Gọi \(M\) là trung điểm \(AD\Rightarrow ABCM\) là hình vuông nên \(CM=MA=\displaystyle\frac{AD}{2}\).

Do đó tam giác \(ACD\) vuông tại \(C\).

Lấy \(E\) sao cho \(ACDE\) là hình bình hành\(\Rightarrow AC\parallel DE\) nên \(AC\parallel (SDE)\)

\(\Rightarrow \mathrm{\,d}(AC,SD)=\mathrm{\,d}\left(AC,(SDE)\right)=\mathrm{\,d}\left(A,(SDE)\right).\)

Tứ giác \(ACDE\) là hình bình hành có \(\widehat{ACD}=90^{\circ}\) nên \(ACDE\) là hình chữ nhật, suy ra \(AE\perp DE\).

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(A\) trên \(SE\), suy ra \(AK\perp SE\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&DE\perp AE \\&DE\perp SA\end{aligned}\right. \Rightarrow DE\perp (SAE) \Rightarrow DE\perp AK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(AK\perp (SDE)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(A,(SDE)\right)=AK\).

Do \(ACDE\) là hình chữ nhật nên

\(AE=CD=BM=\sqrt{AB^2+AM^2}=a\sqrt{2}.\)

Trong tam giác vuông \(SAE\), ta có \(AK=\displaystyle\frac{SA\cdot AE}{\sqrt{SA^2+AE^2}}=a\).

Vậy \(\mathrm{\,d}(AC,SD)=AK=a\).

b) Do \(BM\parallel CD\) suy ra \(CD\parallel (SBM)\), nên

\(\mathrm{\,d}(CD,SB)=\mathrm{\,d}\left(CD,(SBM)\right)=\mathrm{\,d}\left(C,(SBM)\right)=\mathrm{\,d}\left(A,(SBM)\right)\).

Gọi \(I=AC\cap BM\), do \(ABCM\) nên \(AI\perp BM\) và \(AI=\displaystyle\frac{AC}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Gọi \(H\) là hình chiếu của \(A\) trên \(SI\), suy ra \(AH\perp SI\). \((3)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&BM\perp AI \\&BM\perp SA\end{aligned}\right. \Rightarrow BM\perp (SAI) \Rightarrow BM\perp AH\). \((4)\)

Từ \((3)\) và \((4)\), suy ra \(AH\perp (SBM)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(A,(SBM)\right)=AH\).

Trong tam giác vuông \(SAI\), ta có \(AH=\displaystyle\frac{SA\cdot AI}{\sqrt{SA^2+AI^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{10}}{5}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}(CD,SB)=AH=\displaystyle\frac{a\sqrt{10}}{5}\).

Câu 39:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thang vuông tại \(A\) và \(B\), \(AB=BC=a\), \(AD=2a\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(AD\), \(N\) là trung điểm của \(CM\), \(SN=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\) và vuông góc với đáy. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(SB\) và \(CD\).

Image

Do \(BC=MD=a\) nên tứ giác \(BCDM\) là hình bình hành, suy ra \(CD\parallel BM\). Khi đó

\(\mathrm{\,d}(SB,CD)=\mathrm{\,d}\left(CD,(SBM)\right)=\mathrm{\,d}\left(C,(SBM)\right)=2\mathrm{\,d}\left(N,(SBM)\right)\).

Tứ giác \(ABCM\) là hình vuông nên \(AC\perp BM\). Gọi \(E\) là trung điểm \(MO\), suy ra \(NE\parallel CO\) nên \(NE\perp BM\).

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(N\) trên \(SE\)

\(\Rightarrow NK\perp SE\). \((1)\)

Ta có

\(\left\{\begin{aligned}&BM\perp NE \\&BM\perp SN\end{aligned}\right. \Rightarrow BM\perp (SNE) \Rightarrow BM\perp NK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(NK\perp (SBM)\) nên \(NK=\mathrm{\,d}\left(N,(SBM)\right)\).

Ta có \(NE=\displaystyle\frac{1}{2}OC=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{4}\).

Trong tam giác vuông \(SNE\), ta có

\(NK=\displaystyle\frac{SN\cdot NE}{\sqrt{SN^2+NE^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{11}}{11}.\)

Vậy \(\mathrm{\,d}(SB,CD)=2\mathrm{\,d}\left(N,(SBM)\right)=2NK=\displaystyle\frac{2a\sqrt{11}}{11}\).

Câu 40:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thang vuông tại \(A\) và \(B\), \(AB=BC=a\), \(AD=2a\). Tam giác \(SAD\) đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Gọi \(M\) là trung điểm của \(SB\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AM\) và \(CD\).

Image

Gọi \(H\) là trung điểm \(AD\Rightarrow SH\perp AD.\)

Mà \((SAD)\perp (ABCD)\) theo giao tuyến \(AD\) nên

\(SH\perp (ABCD).\)

Vì \(H\) là trung điểm \(AD\) nên \(ABCH\) là hình vuông.

Hơn nữa \(BC=HD=a\) suy ra \(BCDH\) là hình bình hành nên \(CD\parallel BH.\)

Do đó

\(\mathrm{\,d}\left(AM,CD\right)=2\mathrm{\,d}\left(AM,BH\right)\) .

Gọi \(I=AC\cap BH\Rightarrow MI\parallel SH\) nên \(MI\perp \left(ABCD\right).\)

Trong tam giác \(MAI\) , kẻ \(IK\perp AM.\) \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&BH\perp AI\\&BH\perp MI\end{aligned}\right. \Rightarrow BH\perp \left(MIA\right)\)

\(\Rightarrow BH\perp IK\) . \(\left(2\right)\)

Từ \(\left(1\right)\) và \(\left(2\right)\) , suy ra \(IK\) là đường vuông góc chung của \(AM\) và \(BH\) nên \(d\left(AM,BH\right)=IK.\)

Ta có \(MI=\displaystyle\frac{SH}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\) và \(AI=\displaystyle\frac{AC}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\) .

Trong tam giác vuông \(MIA\), ta có \(IK=\displaystyle\frac{MI\cdot IA}{\sqrt{MI^2+IA^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{30}}{10}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}(AM,CD)=2\mathrm{\,d}(AM,BH)=2IK=\displaystyle\frac{a\sqrt{30}}{5}.\)

Câu 41:

Cho lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông, \(AB=BC=a\); cạnh bên \(AA'=a\sqrt{2}\). Gọi \(M\) là trung điểm cạnh \(BC\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AM\) và \(B'C\).

Image

Gọi \(N\) là trung điểm \(BB'\), suy ra \(B'C\parallel MN\) nên \(B'C\parallel (AMN)\). Do đó

\(\mathrm{\,d}\left(B'C,AM\right)=\mathrm{\,d}\left(B'C,(AMN)\right)=\mathrm{\,d}\left(B',(AMN)\right)=\mathrm{\,d}\left(B,(AMN)\right)\).

Kẻ \(BE\perp AM\left(E\in AM\right)\).

Gọi \(K\) là hình chiếu của \(B\) trên \(NE\), suy ra \(BK\perp NE\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&AM\perp BE \\&AM\perp BN\end{aligned}\right. \Rightarrow AM\perp (NBE) \Rightarrow AM\perp BK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(BK\perp (AMN)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(B,(AMN)\right)=BK\).

Trong tam giác vuông \(NBE\), ta có

\(\displaystyle\frac{1}{BK^2}=\displaystyle\frac{1}{BN^2}+\displaystyle\frac{1}{BE^2}=\displaystyle\frac{1}{BN^2}+\left(\displaystyle\frac{1}{BM^2}+\displaystyle\frac{1}{BA^2}\right)=\displaystyle\frac{7}{a^2}\).

Suy ra \(BK=\displaystyle\frac{a\sqrt{7}}{7}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(B'C,AM\right)=BK=\displaystyle\frac{a\sqrt{7}}{7}.\)

Câu 42:

Cho lăng trụ đều \(ABC.A'B'C'\) có tất cả các cạnh bằng \(a\). Gọi \(M\), \(N\) lần lượt là trung điểm của \(AA'\) và \(BB'\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(B'M\) và \(CN\).

Image

Ta có \(B'M\parallel NA\) suy ra \(B'M\parallel (CNA)\). Do đó

\(\mathrm{\,d}\left(B'M,CN\right)=\mathrm{\,d}\left(B'M,(CNA)\right)=\mathrm{\,d}\left(B',(CNA)\right)=\mathrm{\,d}\left(B,(CNA)\right)\).

Gọi \(E\) là trung điểm \(AC\). Do tam giác \(ABC\) đều nên \(BE\perp AC\).

Kẻ \(BK\perp NE\left(K\in NE\right)\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&AC\perp BE \\&AC\perp NB\end{aligned}\right. \Rightarrow AC\perp (NBE) \Rightarrow AC\perp BK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(BK\perp (CNA)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(B,(CNA)\right)=BK\).

Vì \(BE\) là đường cao trong tam giác đều \(ABC\) nên \(BE=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

Trong tam giác vuông \(NBE\), ta có

\(BK=\displaystyle\frac{NB\cdot BE}{\sqrt{NB^2+BE^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{4}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(B'M,CN\right)=\mathrm{\,d}\left(B,(CNA)\right)=BK=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{4}\).

Câu 43:

Cho hình lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có tất cả các cạnh đều bằng \(a\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(AA'\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(BM\) và \(B'C\).

Image

Gọi \(N\) là điểm đối xứng của \(M\) qua \(A'\), suy ra \(BM\parallel B'N\) nên \(BM\parallel \left(B'CN\right)\). Do đó \(\mathrm{\,d}\left(BM,B'C\right)=\mathrm{\,d}\left(BM,\left(B'CN\right)\right)\)

\(=\mathrm{\,d}\left(M,\left(B'CN\right)\right)=2\mathrm{\,d}\left(A',\left(B'CN\right)\right)\). \((1)\)

Gọi \(P=CN\cap A'C'\). Ta có \(\displaystyle\frac{A'P}{AC}=\displaystyle\frac{NA'}{NA}=\displaystyle\frac{1}{3}\) suy ra \(\displaystyle\frac{A'P}{C'P}=\displaystyle\frac{1}{2}\)

\(\Rightarrow \mathrm{\,d}\left(A',\left(B'CN\right)\right)=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{\,d}\left(C',\left(B'CN\right)\right)=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{\,d}\left(C',\left(B'CP\right)\right)\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra

\(\mathrm{\,d}\left(BM,B'C\right)=\mathrm{\,d}\left(C',\left(B'CP\right)\right)\).

Gọi \(E\) là hình chiếu của \(C'\) trên \(B'P\), suy ra \(C'E\perp B'P\).

Kẻ \(C'K\perp CE\left(K\in CE\right)\). \((3)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&B'P\perp C'E \\&B'P\perp CC'\end{aligned}\right. \Rightarrow B'P\perp \left(CC'E\right) \Rightarrow B'P\perp C'K\). \((4)\)

Từ \((3)\) và \((4)\), suy ra \(C'K\perp \left(B'CP\right)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(C',\left(B'CP\right)\right)=C'K\).

Định lí hàm số côsin trong \(\triangle B'C'P\Rightarrow B'P=\sqrt{B'C{'}^2+C'P^2-2B'C'\cdot C'P\cdot \cos \widehat{B'C'P}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{7}}{3}\).

Ta có \(S_{\Delta B'C'P}=\displaystyle\frac{1}{2}B'C'\cdot C'P\cdot\sin \widehat{B'C'P}=\displaystyle\frac{1}{2}B'P\cdot C'E\)

\(\Rightarrow C'E=\displaystyle\frac{B'C'\cdot C'P\cdot \sin \widehat{B'C'P}}{B'P}=\displaystyle\frac{2a\sqrt{7}}{7}.\)

Trong tam giác vuông \(CC'E\), ta có \(C'K=\displaystyle\frac{CC'.C'E}{\sqrt{CC{'}^2+C'E^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{30}}{10}.\)

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(BM,B'C\right)=\mathrm{\,d}\left(C',\left(B'CP\right)\right)=C'K=\displaystyle\frac{a\sqrt{30}}{10}\).

Câu 44:

Cho lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(A\), \(AB=AC=a\). Biết rằng \(AA'=AB'=AC'=a\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(BB'\) và \(AC'\).

Image

Từ giả thiết suy ra \(A\) cách đều ba điểm \(A',B',C'\) nên \(A\) thuộc trục đường tròn ngoại tiếp của tam giác \(A'B'C'\). Gọi \(I\) là trung điểm \(B'C'\), do tam giác \(A'B'C'\) vuông tại \(A'\) nên \(I\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(A'B'C'\).

Suy ra \(AI\perp \left(A'B'C'\right)\). Ta có

\(\mathrm{\,d}\left(BB',AC'\right)=\mathrm{\,d}\left(BB',\left(AA'C'\right)\right)=\mathrm{\,d}\left(B',\left(AA'C'\right)\right)=2\mathrm{\,d}\left(I,\left(AA'C'\right)\right).\)

Gọi \(E\) là trung điểm \(A'C'\), suy ra \(IE\parallel A'B'\) nên \(IE\perp A'C'\).

Kẻ \(IK\perp AE\left(K\in AE\right)\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&A'C'\perp IE \\&A'C'\perp AI\end{aligned}\right. \Rightarrow A'C'\perp (AIE) \Rightarrow A'C'\perp IK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(IK\perp \left(AA'C'\right)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(I,\left(AA'C'\right)\right)=IK\).

Ta có \(A'I=\displaystyle\frac{B'C'}{2}=\displaystyle\frac{a}{\sqrt{2}}\); \(AI=\sqrt{A'A^2-A'I^2}=\displaystyle\frac{a}{\sqrt{2}}\), \(IE=\displaystyle\frac{A'B'}{2}=\displaystyle\frac{a}{2}\).

Trong tam giác vuông \(AIE\), ta có \(IK=\displaystyle\frac{AI\cdot IE}{\sqrt{AI^2+IE^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{6}.\)

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(BB',AC'\right)=2\mathrm{\,d}\left(I,\left(AA'C'\right)\right)=2IK=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}\).

Câu 45:

Cho lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(A\) và góc \(\widehat{ABC}=30^{\circ}\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\), tam giác \(MA'C\) đều cạnh \(a\) và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy \((ABC)\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AC\) và \(BB'\).

Image

Gọi \(H\) là trung điểm \(CM\). Do tam giác \(MA'C\) đều nên \(A'H\perp CM\).

Mà \(\left(MA'C\right)\perp (ABC)\) theo giao tuyến \(CM\), suy ra \(A'H\perp (ABC)\).

Ta có \(BB'\parallel AA'\) suy ra \(BB'\parallel \left(AA'C\right)\) nên

\(\mathrm{\,d}\left(AC,BB'\right)=\mathrm{\,d}\left(BB',\left(AA'C\right)\right)=\mathrm{\,d}\left(B,\left(AA'C\right)\right)=2\mathrm{\,d}\left(M,\left(AA'C\right)\right)=4\mathrm{\,d}\left(H,\left(AA'C\right)\right)\).

Gọi \(E\) là hình chiếu của \(H\) trên \(AC\Rightarrow HE\perp AC\).

Kẻ \(HK\perp A'E\left(K\in A'E\right)\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&AC\perp HE \\&AC\perp A'H\end{aligned}\right. \Rightarrow AC\perp \left(A'HE\right) \Rightarrow AC\perp HK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(HK\perp \left(AA'C\right)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(H,\left(AA'C\right)\right)=HK\).

Ta có \(A'H\) là đường cao trong tam giác đều \(MA'C\) cạnh \(a\) nên \(A'H=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\).

Đặt \(AC=x\), suy ra \(BC=\displaystyle\frac{AC}{\sin \widehat{ABC}}=2x\) và \(AB=\displaystyle\frac{AC}{\tan \widehat{ABC}}=x\sqrt{3}\).

Ta có \(a^2=CM^2=AC^2+AM^2=x^2+{\left(\displaystyle\frac{x\sqrt{3}}{2}\right)}^2\), suy ra \(x=\displaystyle\frac{2a}{\sqrt{7}}\) nên \(HE=\displaystyle\frac{1}{2}AM=\displaystyle\frac{1}{4}AB=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2\sqrt{7}}\).

Trong tam giác vuông \(A'HE\), ta có \(HK=\displaystyle\frac{A'H\cdot HE}{\sqrt{A'H^2+HE^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{8}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(AC,BB'\right)=4\mathrm{\,d}\left(H,\left(AA'C\right)\right)=4HK=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{2}\).

Câu 46:

Cho lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) có đáy \(ABC\) là tam giác đều cạnh \(a\), cạnh bên \(AA'=2a\). Hình chiếu của \(A'\) trên mặt phẳng \((ABC)\) trùng với trọng tâm tam giác \(ABC\). Gọi \(M\), \(N\) lần lượt là trung điểm các đoạn \(AA'\) và \(CC'\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(BN\) và \(B'M\).

Image

Gọi \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\), suy ra \(A'G\perp (ABC)\).

Gọi \(Q\) là điểm đối xứng với \(M\) qua \(A\), suy ra \(B'M\parallel BQ\) nên \(B'M\parallel (BQN)\).

Do đó \(\mathrm{\,d}\left(BN,B'M\right)=\mathrm{\,d}\left(B'M,(BQN)\right)\)

\(=\mathrm{\,d}\left(M,(BQN)\right)=2\mathrm{\,d}\left(A,(BQN)\right)\). \(\left(*\right)\)

Gọi \(P=QN\cap AC\). Ta có \(AP\parallel MN\) và \(A\) là trung điểm \(MQ\) nên \(AP\) là đường trung bình của tam giác \(QMN\), suy ra \(AP=\displaystyle\frac{MN}{2}=\displaystyle\frac{AC}{2}\).

Do đó \(P\) là trung điểm \(AC\).

Gọi \(I\) là điểm đối xứng của \(A\) qua \(C\), \(H\) là trung điểm \(IG.\) Ta có \(\mathrm{\,d}\left(A,(BQN)\right)=\displaystyle\frac{AP}{IP}d\left(I,(BQN)\right)=\displaystyle\frac{AP}{IP}\cdot \displaystyle\frac{IG}{HG}\mathrm{\,d}\left(H,(BQN)\right)\)

\(=\displaystyle\frac{2}{3}\mathrm{\,d}\left(H,(BQN)\right)=\displaystyle\frac{2}{3}\mathrm{\,d}\left(H,(BPN)\right)\). \(\left(**\right)\)

Từ \(\left(*\right)\) và \(\left(**\right)\), suy ra \(\mathrm{\,d}\left(BN,B'M\right)=\displaystyle\frac{4}{3}\mathrm{\,d}\left(H,(BPN)\right)\).

Ta có \(\Delta NC'A'=\triangle NCI\) suy ra \(NA'=NI\).

Do đó \(NH\) là đường trung bình của tam giác \(A'IG\) nên \(NH\parallel A'G\), suy ra \(NH\perp (ABCD)\).

Gọi \(E\) là hình chiếu của \(H\) trên \(BP\), suy ra \(HE\perp BP\).

Kẻ \(HK\perp NE\left(K\in NE\right)\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&BP\perp HE \\&BP\perp NH\end{aligned}\right. \Rightarrow BP\perp (NHE) \Rightarrow BP\perp HK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(HK\perp (BPN)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(H,(BPN)\right)=HK\).

Ta có \(AG=BG=\displaystyle\frac{2}{3}BP=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\); \(A'G=\sqrt{AA{'}^2-AG^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{33}}{3}\) suy ra \(NH=\displaystyle\frac{A'G}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{33}}{6}\).

Xét tam giác \(GPI\), ta có \(HE\parallel IP\) (do cùng vuông góc với \(BP\)) nên \(\displaystyle\frac{HE}{IP}=\displaystyle\frac{GH}{GI}=\displaystyle\frac{1}{2}\)

\(\Rightarrow HE=\displaystyle\frac{IP}{2}=\displaystyle\frac{3a}{4}\).

Trong tam giác vuông \(NHE\), ta có \(HK=\displaystyle\frac{NH\cdot HE}{\sqrt{NH^2+HE^2}}=\displaystyle\frac{3a\sqrt{781}}{142}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(BN,B'M\right)=\displaystyle\frac{4}{3}\mathrm{\,d}\left(H,(BPN)\right)=\displaystyle\frac{4}{3}HK=\displaystyle\frac{2a\sqrt{781}}{71}\).

Câu 47:

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có cạnh bằng \(a\). Gọi \(I'\) là tâm của mặt đáy \(A'B'C'D'\), điểm \(M\) thuộc đoạn \(BD\) sao cho \(\overrightarrow{MB}=-3\overrightarrow{MD}\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AM\) và \(I'D\).

Image

Gọi \(I=AC\cap BD\). Từ hệ thức \(\overrightarrow{MB}=-3\overrightarrow{MD}\) suy ra \(M\) là trung điểm \(ID\) nên \(IM=\displaystyle\frac{BD}{4}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{4}\).

Kẻ \(Dx\parallel AM\). Khi đó

\(\mathrm{\,d}\left(AM,I'D\right)=\mathrm{\,d}\left(AM,\left(I'Dx\right)\right)=\mathrm{\,d}\left(M,\left(I'Dx\right)\right)=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{\,d}\left(I,\left(I'Dx\right)\right)\).

Gọi \(E\) là hình chiếu của \(I\) trên \(Dx\), suy ra \(IE\perp Dx\).

Kẻ \(IK\perp I'E\left(K\in I'E\right)\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&Dx\perp IE \\&Dx\perp II'\end{aligned}\right. \Rightarrow Dx\perp \left(I'IE\right) \Rightarrow Dx\perp IK\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(IK\perp \left(I'Dx\right)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(I,\left(I'Dx\right)\right)=IK\).

Ta có \(IE=2\cdot \displaystyle\frac{IA\cdot IM}{\sqrt{IA^2+IM^2}}=\displaystyle\frac{2a}{\sqrt{10}}\).

Trong tam giác vuông \(I'IE\), ta có \(IK=\displaystyle\frac{II'.IE}{\sqrt{II{'}^2+IE^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{14}}{7}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(AM,I'D\right)=\displaystyle\frac{1}{2}\mathrm{\,d}\left(I,\left(I'Dx\right)\right)=\displaystyle\frac{1}{2}IK=\displaystyle\frac{a\sqrt{14}}{14}\).

Câu 48:

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có cạnh bằng \(a\). Gọi \(M\), \(N\) lần lượt là trung điểm của \(AB\) và \(B'C'\).

a) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AD'\) và \(BD\).

b) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AN\) và \(DM\).

Image

a) Gọi \(I=AB'\cap A'B\).

Do \(B'D'\parallel BD\), suy ra \(BD\parallel \left(AB'D'\right)\) nên

\(\mathrm{\,d}\left(AD',BD\right)=\mathrm{\,d}\left(BD,\left(AB'D'\right)\right)=\mathrm{\,d}\left(B,\left(AB'D'\right)\right)=\mathrm{\,d}\left(A',\left(AB'D'\right)\right)\).

Nhận xét: tứ diện \(A'AB'D'\) là tứ diện có \(A'A,A'B',A'D'\) đôi

một vuông góc nên

\(\displaystyle\frac{1}{\mathrm{\,d}^2\left(A',\left(AB'D'\right)\right)}=\displaystyle\frac{1}{A'A^2}+\displaystyle\frac{1}{A'B'^2}+\displaystyle\frac{1}{A'D{'}^2}=\displaystyle\frac{3}{a^2}\).

Suy ra \(\mathrm{\,d}\left(A',\left(AB'D'\right)\right)=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(AD',BD\right)=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\).

b) Gọi \(E\) là trung điểm \(BC\).

Image

Ta có \(\triangle ADM=\triangle BAE(c-c-c)\) nên \(\widehat{AMD}=\widehat{AEB}\).

Mà \(\widehat{AEB}+\widehat{BAE}=90^{\circ}\), suy ra \(\widehat{AMD}+\widehat{BAE}=90^{\circ}\)

hay \(DM\perp AE\). \((1)\)

Lại có \(EN\perp (ABCD) \Rightarrow EN\perp DM\). \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(DM\perp (AEN)\) tại \(I\).

Kẻ \(IK\perp AN\left(K\in AN\right)\). \(\left(*\right)\)

Từ \(DM\perp (AEN)\) suy ra \(DM\perp IK\). \(\left(**\right)\)

Từ \(\left(*\right)\) và \(\left(**\right)\), suy ra \(IK\) là đoạn vuông góc chung của \(AN\) và \(DM\) nên \(\mathrm{\,d}(AN,DM)=IK\).

Ta có \(AN=\sqrt{AE^2+EN^2}=\sqrt{AB^2+BE^2+EN^2}=\displaystyle\frac{3a}{2}\); \(AI=\displaystyle\frac{AD\cdot AM}{\sqrt{AD^2+AM^2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{5}}{5}\).

Vì \(\triangle AKI\backsim \triangle AEN\) nên ta có \(\displaystyle\frac{IK}{NE}=\displaystyle\frac{AI}{AN}\) suy ra \(IK=\displaystyle\frac{AI\cdot EN}{AN}=\displaystyle\frac{2a\sqrt{5}}{15}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}(DM,AN)=IK=\displaystyle\frac{2a\sqrt{5}}{15}\).

Câu 49:

Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(AB=AA'=a\), \(AD=2a\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AB'\) và \(A'C'\).

Image

Do \(A'C'\parallel AC\) suy ra \(A'C'\parallel \left(ACB'\right)\) nên

\(\mathrm{\,d}\left(AB',A'C'\right)=\mathrm{\,d}\left(A'C',\left(ACB'\right)\right)=\mathrm{\,d}\left(A',\left(ACB'\right)\right)\).

Gọi \(I=AB'\cap A'B\). Ta có

\(\mathrm{\,d}\left(A',\left(ACB'\right)\right)=\displaystyle\frac{A'I}{BI}\cdot \mathrm{\,d}\left(B,\left(B'AC\right)\right)=\mathrm{\,d}\left(B,\left(B'AC\right)\right)\).

Nhận xét: tứ diện \(BACB'\) là tứ diện có \(BA\), \(BC\), \(BB'\) đôi

một vuông góc nên

\(\displaystyle\frac{1}{\mathrm{\,d}^2\left(B,\left(B'AC\right)\right)}=\displaystyle\frac{1}{BB'^2}+\displaystyle\frac{1}{BA^2}+\displaystyle\frac{1}{BC^2}=\displaystyle\frac{9}{4a^2}\).

Suy ra \(\mathrm{\,d}\left(B,\left(B'AC\right)\right)=\displaystyle\frac{2a}{3}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(AB',A'C'\right)=\displaystyle\frac{2a}{3}\).

Câu 50:

Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\). Mặt phẳng \(\left(A'BC\right)\) hợp với đáy \((ABCD)\) một góc \(60^{\circ}\), \(A'C\) hợp với đáy \((ABCD)\) một góc \(30^{\circ}\) và \(AA'=a\sqrt{3}\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(C'D'\) và \(A'C\).

Image

Hình chiếu vuông góc của \(A'C\) trên \((ABCD)\) là \(AC\) nên

\(30^{\circ}=(A'C,(ABCD))=(A'C,AC)=\widehat{A'CA}\).

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&BC\perp AB \\&BC\perp BB'\end{aligned}\right.\Rightarrow BC\perp \left(ABB'A'\right) \Rightarrow BC\perp A'B\).

Do \(\left\{\begin{aligned}&\left(A'BC\right)\cap (ABCD)=BC \\&AB\subset (ABCD),AB\perp BC \\&A'B\subset \left(A'BC\right),A'B\perp BC\end{aligned}\right.\) suy ra

\(60^{\circ}=(\left(A'BC\right),(ABCD))=(A'B,AB)=\widehat{A'BA}\).

Do \(C'D'\parallel CD\), suy ra \(C'D'\parallel \left(A'CD\right)\) nên

\(\mathrm{\,d}\left(C'D',\left(A'C\right)\right)=\mathrm{\,d}\left(C'D',\left(A'CD\right)\right)\)

\(=\mathrm{\,d}\left(D',\left(A'CD\right)\right)=\mathrm{\,d}\left(A,\left(A'CD\right)\right)\).

Kẻ \(AH\perp A'D\left(H\in A'D\right)\). \((1)\)

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&CD\perp AD \\&CD\perp AA'\end{aligned}\right. \Rightarrow CD\perp \left(ADD'A'\right) \Rightarrow CD\perp AH. \quad (2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(AH\perp \left(A'CD\right)\) nên \(\mathrm{\,d}\left(A,\left(A'CD\right)\right)=AH\).

Trong tam giác vuông \(A'AB\), ta có \(AB=\displaystyle\frac{AA'}{\tan \widehat{A'BA}}=a\).

Trong tam giác vuông \(A'AC\), ta có \(AC=\displaystyle\frac{AA'}{\tan \widehat{A'CA}}=3a\).

Suy ra \(AD=\sqrt{AC^2-CD^2}=2a\sqrt{2}\).

Trong tam giác vuông \(A'AD\), ta có

\(AH=\displaystyle\frac{A'A\cdot AD}{\sqrt{A'A^2+AD^2}}=\displaystyle\frac{2a\sqrt{66}}{11}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(C'D',\left(A'C\right)\right)=\mathrm{\,d}\left(A,\left(A'CD\right)\right)=AH=\displaystyle\frac{2a\sqrt{66}}{11}\).

Câu 51:

Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\) có tất cả các cạnh bằng \(a\), \(\widehat{BAD}=\widehat{BAA'}=\widehat{DAA'}=60^{\circ}\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(BD\) và \(CC'\).

Image

Gọi \(I=AC\cap BD\), suy ra \(I\) là trung điểm \(AC\).

Do \(AA'\parallel CC'\) nên\\ \(\mathrm{\,d}\left(BD,CC'\right)=\displaystyle\frac{CI}{AI}\cdot\mathrm{\,d}\left(BD,AA'\right)=\mathrm{\,d}\left(BD,AA'\right)\).

Từ giả thiết suy ra các tam giác \(ABD\), \(A'AD\), \(A'AB\) là các tam giác đều. Do đó \(A'ABD\) là tứ diện đều cạnh \(a\).

Gọi \(E\) là trung điểm \(AA'\). Vì \(A'ABD\) là tứ diện đều nên ta có \(IE\) là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng \(AA'\) và \(BD\).

Suy ra \(\mathrm{\,d}\left(BD,AA'\right)=IE\).

Trong tam giác \(IEA\) vuông tại \(E\), ta có

\(IE=\sqrt{AI^2-AE^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Vậy \(\mathrm{\,d}\left(BD,CC'\right)=\mathrm{\,d}\left(BD,AA'\right)=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Dạng 3. Tính thể tích

Câu 1:

Thể tích của khối hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có các cạnh \(AB=3\), \(AD=4\) và \(AA'=5\) bằng bao nhiêu?

Thể tích \(V=AB\cdot AD\cdot AA'=3\cdot 4\cdot 5=60\).

Câu 2:

Hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình chữ nhật, \(AB=a\), \(BC=2a\), \(SA\perp(ABCD)\), \(SA=a\). Tính thể tích khối chóp \(S.ABCD\) theo \(a\).

Image

\(V=\displaystyle\frac{1}{3} \cdot SA \cdot S_{ABCD}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot a\cdot a\cdot 2a=\displaystyle\frac{2a^3}{3}\).

Câu 3:

Cho lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(B\). Biết \(AB=a\), \(BC=2a\), \(AA'=2a\sqrt{3}\). Tính thể tích \(V\) của khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) theo \(a\).

Image

\(V_{ABC.A'B'C'}=S_{\Delta ABC}\cdot AA'=\displaystyle\frac12 a\cdot 2a\cdot 2\sqrt3 a=2\sqrt3 a^3.\)

Câu 4:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\). Cạnh \(SA\) vuông góc với mặt đáy \((ABCD)\) và \(SA=2a\). Tính thể tích \(V\) khối chóp \(S.ABC\).

Image

Ta có \(V_{S.ABCD}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SA\cdot S_{ABCD}=\displaystyle\frac{2a^3}{3}.\)

Suy ra \(V_{S.ABC}=\displaystyle\frac{1}{2}V_{S.ABCD}=\displaystyle\frac{a^3}{3}\).

Câu 5:

Cho hình lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có tất cả các cạnh đều bằng \(a\). Tính thể tích \(V\) của khối lăng trụ đó theo \(a\).

Ta có \(V_{ABC.A'B'C'}=AA'\cdot S_{\triangle ABC}=a\cdot \displaystyle\frac{a^2\sqrt3}{4}=\displaystyle\frac{a^3\sqrt3}{4}\).

Câu 6:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), \(AB =2a\) và \(AC=a\). Biết \(SA=3a\) và vuông góc với đáy \((ABC)\). Thể tích \(V\) của khối chóp \(S.ABC\) bằng bao nhiêu?

Ta có \(V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SA \cdot S_{\triangle ABC}=a^3\).

Câu 7:

Cho khối chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác đều cạnh \(a\), \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy và \(SA =2a\). Tính thể tích khối chóp \(S.ABC\).

Image

Ta có \(V_{S.ABC}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SA \cdot S_{ABC}= \displaystyle\frac{1}{3} \cdot 2a \cdot \displaystyle\frac{a^2 \sqrt{3}}{4}=\displaystyle\frac{a^3 \sqrt{3}}{6}\).

Câu 8:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) đáy hình vuông cạnh \(a\). Cạnh bên \(SD\) vuông góc với mặt phẳng đáy, \(SD=2a\). Tính thể tích khối chóp \(S.ABCD.\)

Image

Thể tích khối chóp \(S.ABCD\) là

\(V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot S_{ABCD}\cdot SD=\displaystyle\frac{1}{3} a^2\cdot 2a=\displaystyle\frac{2a^3}{3}.\)

Câu 9:

Cho khối chóp \(S.ABC\) có đáy là tam giác vuông cân tại \(A\), \(SA\) vuông góc với đáy và \(SA=BC=a\sqrt{3}\). Tính thể tích khối chóp \(S.ABC\).

Image

Vì tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(A\) nên \(AB=AC=\displaystyle\frac{BC}{\sqrt{2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{\sqrt{2}}\), suy ra: \(S_{ABC}=\displaystyle\frac{1}{2}AB\cdot AC=\displaystyle\frac{3a^2}{4}\).

Dẫn tới: \(V_{S.ABC}=\displaystyle\frac{1}{3}SA\cdot S_{ABC}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot a\sqrt{3}\cdot \displaystyle\frac{3a^2}{4}=\displaystyle\frac{a^3\sqrt{3}}{4}\).

Câu 10:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh bằng \(2a\). Biết \(SA=6a\) và \(SA\) vuông góc với mặt đáy. Tính thể tích khối chóp \(S.ABCD\).

Thể tích khối chóp \(S.ABCD\) là \(V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SA\cdot S_{ABCD}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot 6a\cdot (2a)^2=8a^3\).

Câu 11:

Cho hình chóp \(S.ABC\) đáy là tam giác \(ABC\) có diện tích bằng \(2\), cạnh bên \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy, \(SA=4\). Thể tích của khối chóp \(S.ABC\) bằng bao nhiêu?

Ta có \(V=\displaystyle\frac{1}{3}S_{ABC}\cdot SA=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot 2 \cdot 4=\displaystyle\frac{8}{3}\).

Câu 12:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA\) vuông góc với mặt phẳng \((ABC)\). Biết \(SA=2a\) và tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có \(AB=3a\), \(AC=4a\). Tính thể tích \(V\) của khối chóp \(S.ABC\) theo \(a\).

Image

Thể tích khối chóp \(S.ABC\) là

\(V= \displaystyle\frac{1}{3}SA\cdot S_{ABC}= \displaystyle\frac{1}{3}\cdot 2a\cdot\displaystyle\frac{1}{2}\cdot3a\cdot4a= 4a^3\).

Câu 13:

Tính thể tích của khối chóp \(S.ABC\) có \(SA=a\), \(SB=b\), \(SC=c\) và \(SA,SB,SC\) đôi một vuông góc.

\(V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SA\cdot \mathcal{S}_{\triangle SBC}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot a\cdot\displaystyle\frac{1}{2}bc=\displaystyle\frac{1}{6}abc\).

Câu 14:

Cho khối chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(B\), độ dài cạnh \(AB=BC=a\), cạnh bên \(SA\) vuông góc với đáy và \(SA=2a\). Tính thể tích \(V\) của khối chóp \(S.ABC\).

Image

\(V=\displaystyle\frac{1}{3}SA\cdot S_{ABC}=\displaystyle\frac{1}{3}SA\cdot\displaystyle\frac{1}{2}AB\cdot AC=\displaystyle\frac{1}{3}a^3\).

Câu 15:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), cạnh bên \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy và \(SA=a\sqrt 2\). Tính thể tích \(V\) của khối chóp \(S.ABCD\).

Image

\(V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot a^2\cdot a\sqrt 2=\displaystyle\frac{a^3\sqrt 2}{3}\).

Câu 16:

Cho hình chóp tứ giác \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), cạnh bên \(SA\perp (ABCD)\) và \(SA=a\sqrt{3}\). Tính thể tích khối chóp \(S.ABCD\).

Thể tích khối chóp \(S.ABCD\) là \(V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot a^2\cdot a\sqrt{3}=\displaystyle\frac{a^3\sqrt{3}}{3}\).

Câu 17:

Cho lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có \(AA'=a\), đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(A\) và \(AB=a\). Tính thể tích \(V\) của khối lăng trụ đã cho.

Image

Diện tích tam giác \(ABC\) là

\[S=\displaystyle\frac{AB\cdot AC}{2}=\displaystyle\frac{a^{2}}{2}.\]

Thể tích khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) là

\[V=AA'\cdot S=a\cdot \displaystyle\frac{a^{2}}{2}=\displaystyle\frac{a^{3}}{2}.\]

Câu 18:

Thể tích của khối lăng trụ đứng \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy là hình vuông cạnh \(a\), \(A'B=2a\).

Image

Xét tam giác \(AA'B\) vuông tại \(A\).

suy ra \(AA'=\sqrt{A'B^2-AB^2}=\sqrt{(2a)^2-a^2}=a \sqrt{3}\).

\(V=AA'.S_{ABCD}=a \sqrt{3} \cdot a^2=a^3 \sqrt{3}\).

Câu 19:

Tính thể tích của khối lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\), biết \(AC'=a\sqrt{3}\).

Có \(AB=\displaystyle\frac{AC'}{\sqrt{3}}=a\Rightarrow V=a^3\).

Câu 20:

Cho khối chóp \(S.ABC\) có đáy là tam giác đều cạnh \(2a\). Cạnh bên \(SA\) vuông góc với mặt đáy và \(SC=2a\sqrt{3}\). Thể tích khối chóp đã cho bằng bao nhiêu?

Image

Diện tích tam giác \(ABC\) là \(S=\displaystyle\frac{(2a)^2\sqrt{3}}{4}=a^2\sqrt{3}\).

Tam giác \(SAC\) vuông tại \(A\) có \\\(SA=\sqrt{SC^2-AC^2}=\sqrt{12a^2-4a}=2\sqrt{2}a\).

Thể tích khối chóp là \(V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot 2\sqrt{2}a\cdot a^2\sqrt{3}=\displaystyle\frac{2\sqrt{6}a^3}{3}\).

Câu 21:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), \(SC=3a\), \(SA\perp (ABCD)\). Tính thể tích \(V\) của khối chóp \(S.ABCD\).

Image

Ta có diện tích \(ABCD\) là \(S=a^2\). Xét tam giác \(SAC\) có \(SA=\sqrt{SC^2-AC^2}=\sqrt{9a^2-2a^2}=\sqrt{7}a.\)

Vậy thể tích khối chóp \(S.ABCD\) là

\(V=\displaystyle\frac{1}{3}S\cdot SA=\displaystyle\frac{a^3\sqrt{7}}{3}\).

Câu 22:

Tính thể tích khối tứ diện đều có cạnh bằng \(a\).

Image

Gọi tứ diện đều \(S.ABC\) có \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\).

Ta có \(SG=\sqrt{SA^2-AG^2}=\sqrt{a^2-\left(\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\right)^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}\).

Thể tích khối tứ diện

\(V=\displaystyle\frac{1}{3}SG\cdot S_{ABC}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot \displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}\cdot \displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{4}=\displaystyle\frac{a^3\sqrt{2}}{12}.\)

Câu 23:

Image

Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có \(SA=a\sqrt{11}\). Cô-sin góc hợp bởi cạnh \(SB\) và \((ABCD)\) bằng \(\displaystyle\frac{1}{10}\). Thể tích của khối chóp \(S.ABCD\) bằng bao nhiêu?

Vì \(BO\) là hình chiếu vuông góc của \(SB\) lên \((ABCD)\) nên góc giữa \(SB\) và \((ABCD)\) là góc \(\widehat{SBO}=\alpha\).

\(\triangle SBO\) vuông tại \(O\) có

\(BO=SB\cos \alpha=\displaystyle\frac{a\sqrt{11}}{10}\). Suy ra \(AB=BO\sqrt{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{22}}{10}\).

\(SO^2=SB^2-BO^2\Rightarrow SO=\displaystyle\frac{33a}{10}\).

Thể tích khối chóp \(S.ABCD\) là \(V=\displaystyle\frac{1}{3}SO\cdot S_{ABCD}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot \displaystyle\frac{33a}{10}\cdot\left(\displaystyle\frac{a\sqrt{22}}{10}\right)^2 =\displaystyle\frac{121}{500}a^3.\)

Câu 24:

Cho lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy là tam giác đều cạnh \(a\sqrt{3}\), \(A'B=3a\). Thể tích khối lăng trụ bằng bao nhiêu?

Image

Ta có \(AA'=\sqrt{A'B^2 - AB^2}=\sqrt{9a^2-3a^2}=a\sqrt{6}\).

Diện tích tam giác \(ABC\) là \(S=\displaystyle\frac{\left(a\sqrt{3}\right)^2 \sqrt{3}}{4}=\displaystyle\frac{3a^2\sqrt{3}}{4}\).

Thể tích khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) là

\(V=\displaystyle\frac{3a^2 \sqrt{3}}{4} \cdot a\sqrt{6}=\displaystyle\frac{9a^3\sqrt{2}}{4}.\)

Câu 25:

Thể tích của khối lăng trụ tam giác đều có tất cả các cạnh bằng \(a\) bằng bao nhiêu?

Image

Ta có đáy là tam giác đều cạnh bằng \(a\) nên diện tích đáy là

\[S=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot a\cdot a\cdot\sin60^\circ=\displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{4}.\]

Đường cao lăng trụ là \(h=a\).

Thể tích khối lăng trụ đã cho là \(V=S\cdot h=\displaystyle\frac{a^3\sqrt{3}}{4}\).

Câu 26:

Cho hình lăng trụ \(ABC. A'B'C'\) có \(ABC\) là tam giác vuông tại \(A\). Hình chiếu của \(A'\) lên \(( ABC)\) là trung điểm của \(BC\). Tính thể tích \(V\) của khối lăng trụ \(ABC. A'B'C'\) biết \(AB=a,AC=a\sqrt{3}\), \(AA'=2a\).

Image

Ta có \(A'H=\sqrt{AA'^2-AH^2}=\sqrt{4a^2-a^2}=a\sqrt{3}\). Suy ra

\[V_{ABC.A'B'C'}= A'H \cdot S_{ABC}=a \sqrt{3} \cdot \displaystyle\frac{1}{2}a \cdot a\sqrt{3}= \displaystyle\frac{3a^3}{2}.\]

Câu 27:

Cho khối chóp \(S.ABC\) có \(SA\) vuông góc với \((ABC)\), đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(A\), \(BC=2a\), góc giữa \(SB\) và \((ABC)\) là \(30^\circ\). Tính thể tích khối chóp \(S.ABC\).

Image

Ta có \(\widehat{(SB,(ABC))}=\widehat{SBA}=30^\circ\).

Xét tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(A\) và \(BC=2a\) nên \[AB=AC=\displaystyle\frac{BC}{\sqrt{2}}=a\sqrt{2}.\]

Xét tam giác \(SAB\) vuông tại \(A\) nên

\[\tan\widehat{SBA}=\displaystyle\frac{SA}{AB} \Rightarrow SA=AB\cdot\tan\widehat{SBA}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}.\]

Vậy thể tích khối chóp \(S.ABC\) là

\[V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SA\cdot S_{\triangle ABC}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SA\cdot\displaystyle\frac{1}{2}\cdot AB\cdot AC=\displaystyle\frac{a^{3}\sqrt{6}}{9}.\]

Câu 28:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thang vuông tại \(A\) và \(D\). Cạnh bên \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy, \(AD=CD=a\), \(AB=2a\), cạnh \(SC\) hợp với đáy một góc \(30^\circ\). Tính thể tích khối chóp \(S.ABC\) theo \(a\).

Image

Ta có \(\widehat{(SC,(ABCD))}=\widehat{SCA}=30^\circ\).

Xét tam giác \(ACD\) vuông cân tại \(A\) nên \[AC=\sqrt{AD^{2}+CD^{2}}=a\sqrt{2}.\]

Xét tam giác \(SAC\) vuông tại \(A\) nên \[\tan\widehat{SCA}=\displaystyle\frac{SA}{AC} \Rightarrow SA=AC\cdot\tan\widehat{SCA}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}.\]

Ta có \[S_{\triangle ABC}=S_{ABCD}-S_{\triangle ACD}=\displaystyle\frac{(AB+CD) \cdot AD}{2}-\displaystyle\frac{AD \cdot DC}{2}=a^{2}.\]

Vậy thể tích khối chóp \(S.ABC\) là

\[V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SA\cdot S_{\triangle ABC}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot \displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}\cdot a^{2}=\displaystyle\frac{a^{3}\sqrt{6}}{9}.\]

Câu 29:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), \(SA\) vuông góc với đáy, \(SC\) tạo với đáy một góc \(60^\circ\). Tính thể tích của khối chóp đã cho.

Image

Vì \(ABCD\) là hình vuông nên \(AC=a\sqrt{2}\).

Hình chiếu của \(SC\) lên \((ABCD)\) là \(AC\) nên góc giữa \(SC\) và \((ABCD)\) là \(\widehat{SCA}=60^\circ\), từ đó \(SA=AC\cdot \tan 60^\circ=a\sqrt{6}\).

Thể tích khối chóp là

\(V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot S_{ABCD}\cdot SA=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot a^2\cdot a\sqrt{6}=\displaystyle\frac{a^3\sqrt{6}}{3}.\)

Câu 30:

Image

Cho khối lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy là một tam giác vuông tại \(A\). Cho \(AC=AB=4a\), góc giữa \(AC'\) và mặt phẳng \((ABC)\) bằng \(30^\circ\). Tính thể tích khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\).

Hình chiếu của \(AC'\) lên \((ABC)\) là \(AC\), do đó góc giữa \(AC'\) và \((ABC)\) là \(\widehat{C'AC}=30^\circ\).

Tam giác \(ACC'\) vuông tại \(C\) nên

\(CC'=AC\cdot \tan\widehat{C'AC}=4a\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}=\displaystyle\frac{4\sqrt{3}a}{3}\).

Thể tích khối lăng trụ là \(V=S_{ABC}\cdot CC'=\displaystyle\frac{1}{2}AB\cdot AC\cdot CC'=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot 4a\cdot 4a\cdot \displaystyle\frac{4\sqrt{3}}{3}=\displaystyle\frac{32a^3\sqrt{3}}{3}.\)

Câu 31:

Cho hình chóp tứ giác \(S.ABCD\) có đáy là hình chữ nhật cạnh \(AB=a\), \(AD=a\sqrt{2}\), \(SA \perp (ABCD)\), góc giữa \(SC\) và đáy bằng \(60^\circ\). Tính thể tích khối chóp \(S.ABCD\).

Image

Ta có \(AC\) là hình chiếu vuông góc của \(SC\) xuống \((ABCD)\) nên góc giữa \(SC\) và \((ABCD)\) bằng góc giữa \(SC\) và \(AC\) chính là \(\widehat{SCA}=60^\circ\).

Lại có \(AC=\sqrt{AB^2+AD^2}=\sqrt{a^2+2a^2}=a\sqrt{3}\).

Trong tam giác \(SAC\) vuông tại \(A\) ta có \(SA=AC\cdot \tan 60^\circ=3a.\)

Diện tích hình chữ nhật \(ABCD\) là \(a\cdot a\sqrt{2}=a^2\sqrt{2}\).

Vậy thể tích khối chóp \(S.ABCD\) là

\(V=\displaystyle\frac{1}{3} \cdot a^2\sqrt{2} \cdot 3a=\sqrt{2}a^3\).

Câu 32:

Khối chóp tam giác đều có cạnh đáy bằng \(a\), góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng \(30^\circ\). Tính thể tích của khối chóp.

Image

Xét hình chóp tam giác đều \(S.ABC\), \(H\) là trọng tâm tam giác \(ABC\),

\(M\) là trung điểm của \(BC\). Vì \(S.ABC\) là chóp đều nên \(SH\perp (ABC)\),

suy ra \((SA, (ABC))=\widehat{SAH}=30^\circ\).

Ta có \(AM\) là đường cao của tam giác đều cạnh \(a\), suy ra

\(AM=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\), \(AH=\displaystyle\frac{2}{3}AM=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\).

Xét tam giác vuông \(SAH\) có \(SH=AH\cdot\tan30^\circ=\displaystyle\frac{a}{3}\).

Diện tích đáy của chóp là \(S_{ABC}=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot AM\cdot BC=\displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{4}\).

Khi đó \(V_{S.ABC}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot S_{ABC}\cdot SH=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot\displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{4}\cdot\displaystyle\frac{a}{3}=\displaystyle\frac{a^3\sqrt{3}}{36}\).

Câu 33:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(B\), \(BC=a\sqrt{2}\). Biết \(SA\perp (ABC)\), góc giữa \(SC\) và đáy bằng \(60^\circ\). Tính thể tích khối chóp \(S.ABC\).

Image

Do \(ABC\) vuông cân tại \(B\) nên \(AB=BC=a\sqrt{2}\).

Suy ra \(S_{ABC}=\displaystyle\frac{1}{2}BC\cdot AB=a^2.\)

Mặt khác góc giữa \(SC\) và mặt đáy là \(\widehat{SCA}=60^\circ\), xét tam giác vuông \(SAC\) ta có \(\tan \widehat{SCA}=\displaystyle\frac{SA}{AC}\Rightarrow SA=AC\cdot \tan60^\circ=2a\cdot \sqrt{3}=2\sqrt{3}a.\)

Vậy thể tích khối chóp \(S.ABC\) là

\(V=\displaystyle\frac{1}{3}SA\cdot S_{ABC}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot 2\sqrt{3}a\cdot a^2=\displaystyle\frac{2\sqrt{3}a^3}{3}.\)

Câu 34:

Cho khối chóp \(S.ABC\) có \(SA\) vuông góc với \((ABC)\), đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(A\), \(BC=2a\), góc giữa \(SB\) và \((ABC)\) là \(30^\circ\). Tính thể tích khối chóp \(S.ABC\).

Image

Ta có \(\widehat{(SB,(ABC))}=\widehat{SBA}=30^\circ\).

Xét tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(A\) và \(BC=2a\) nên

\[AB=AC=\displaystyle\frac{BC}{\sqrt{2}}=a\sqrt{2}.\]

Xét tam giác \(SAB\) vuông tại \(A\) nên

\[\tan\widehat{SBA}=\displaystyle\frac{SA}{AB} \Rightarrow SA=AB\cdot\tan\widehat{SBA}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}.\]

Vậy thể tích khối chóp \(S.ABC\) là

\[V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SA\cdot S_{\triangle ABC}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SA\cdot\displaystyle\frac{1}{2}\cdot AB\cdot AC=\displaystyle\frac{a^{3}\sqrt{6}}{9}.\]

Câu 35:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thang vuông tại \(A\) và \(D\). Cạnh bên \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy, \(AD=CD=a\), \(AB=2a\), cạnh \(SC\) hợp với đáy một góc \(30^\circ\). Tính thể tích khối chóp \(S.ABC\) theo \(a\).

Image

Ta có \(\widehat{(SC,(ABCD))}=\widehat{SCA}=30^\circ\).

Xét tam giác \(ACD\) vuông cân tại \(A\) nên \[AC=\sqrt{AD^{2}+CD^{2}}=a\sqrt{2}.\]

Xét tam giác \(SAC\) vuông tại \(A\) nên

\[\tan\widehat{SCA}=\displaystyle\frac{SA}{AC} \Rightarrow SA=AC\cdot\tan\widehat{SCA}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}.\]

Ta có \[S_{\triangle ABC}=S_{ABCD}-S_{\triangle ACD}=\displaystyle\frac{(AB+CD) \cdot AD}{2}-\displaystyle\frac{AD \cdot DC}{2}=a^{2}.\]

Vậy thể tích khối chóp \(S.ABC\) là

\[V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SA\cdot S_{\triangle ABC}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot \displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}\cdot a^{2}=\displaystyle\frac{a^{3}\sqrt{6}}{9}.\]

Câu 36:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), \(SA\) vuông góc với đáy, \(SC\) tạo với đáy một góc \(60^\circ\). Tính thể tích của khối chóp đã cho.

Image

Vì \(ABCD\) là hình vuông nên \(AC=a\sqrt{2}\).

Hình chiếu của \(SC\) lên \((ABCD)\) là \(AC\) nên góc giữa \(SC\) và \((ABCD)\) là \(\widehat{SCA}=60^\circ\), từ đó \(SA=AC\cdot \tan 60^\circ=a\sqrt{6}\).

Thể tích khối chóp là

\(V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot S_{ABCD}\cdot SA=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot a^2\cdot a\sqrt{6}=\displaystyle\frac{a^3\sqrt{6}}{3}.\)

Câu 37:

Image

Cho khối lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy là một tam giác vuông tại \(A\). Cho \(AC=AB=4a\), góc giữa \(AC'\) và mặt phẳng \((ABC)\) bằng \(30^\circ\). Tính thể tích khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\).

Hình chiếu của \(AC'\) lên \((ABC)\) là \(AC\), do đó góc giữa \(AC'\) và \((ABC)\) là \(\widehat{C'AC}=30^\circ\).

Tam giác \(ACC'\) vuông tại \(C\) nên

\(CC'=AC\cdot \tan\widehat{C'AC}=4a\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}=\displaystyle\frac{4\sqrt{3}a}{3}\).

Thể tích khối lăng trụ là

\(V=S_{ABC}\cdot CC'=\displaystyle\frac{1}{2}AB\cdot AC\cdot CC'=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot 4a\cdot 4a\cdot \displaystyle\frac{4\sqrt{3}}{3}=\displaystyle\frac{32a^3\sqrt{3}}{3}.\)

Câu 38:

Cho hình chóp tứ giác \(S.ABCD\) có đáy là hình chữ nhật cạnh \(AB=a\), \(AD=a\sqrt{2}\), \(SA \perp (ABCD)\), góc giữa \(SC\) và đáy bằng \(60^\circ\). Tính thể tích khối chóp \(S.ABCD\).

Image

Ta có \(AC\) là hình chiếu vuông góc của \(SC\) xuống \((ABCD)\) nên góc giữa \(SC\) và \((ABCD)\) bằng góc giữa \(SC\) và \(AC\) chính là \(\widehat{SCA}=60^\circ\).

Lại có \(AC=\sqrt{AB^2+AD^2}=\sqrt{a^2+2a^2}=a\sqrt{3}\).

Trong tam giác \(SAC\) vuông tại \(A\) ta có \(SA=AC\cdot \tan 60^\circ=3a.\)

Diện tích hình chữ nhật \(ABCD\) là \(a\cdot a\sqrt{2}=a^2\sqrt{2}\).

Vậy thể tích khối chóp \(S.ABCD\) là \(V=\displaystyle\frac{1}{3} \cdot a^2\sqrt{2} \cdot 3a=\sqrt{2}a^3\).

Câu 39:

Khối chóp tam giác đều có cạnh đáy bằng \(a\), góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng \(30^\circ\). Tính thể tích của khối chóp.

Image

Xét hình chóp tam giác đều \(S.ABC\), \(H\) là trọng tâm tam giác \(ABC\),

\(M\) là trung điểm của \(BC\). Vì \(S.ABC\) là chóp đều nên \(SH\perp (ABC)\),

suy ra \((SA, (ABC))=\widehat{SAH}=30^\circ\).

Ta có \(AM\) là đường cao của tam giác đều cạnh \(a\), suy ra

\(AM=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\), \(AH=\displaystyle\frac{2}{3}AM=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\).

Xét tam giác vuông \(SAH\) có \(SH=AH\cdot\tan30^\circ=\displaystyle\frac{a}{3}\).

Diện tích đáy của chóp là \(S_{ABC}=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot AM\cdot BC=\displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{4}\).

Khi đó \(V_{S.ABC}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot S_{ABC}\cdot SH=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot\displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{4}\cdot\displaystyle\frac{a}{3}=\displaystyle\frac{a^3\sqrt{3}}{36}\).

Câu 40:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(B\), \(BC=a\sqrt{2}\). Biết \(SA\perp (ABC)\), góc giữa \(SC\) và đáy bằng \(60^\circ\). Tính thể tích khối chóp \(S.ABC\).

Image

Do \(ABC\) vuông cân tại \(B\) nên \(AB=BC=a\sqrt{2}\).\\ Suy ra \(S_{ABC}=\displaystyle\frac{1}{2}BC\cdot AB=a^2.\)

Mặt khác góc giữa \(SC\) và mặt đáy là \(\widehat{SCA}=60^\circ\), xét tam giác vuông \(SAC\) ta có

\(\tan \widehat{SCA}=\displaystyle\frac{SA}{AC}\Rightarrow SA=AC\cdot \tan60^\circ=2a\cdot \sqrt{3}=2\sqrt{3}a.\)

Vậy thể tích khối chóp \(S.ABC\) là

\(V=\displaystyle\frac{1}{3}SA\cdot S_{ABC}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot 2\sqrt{3}a\cdot a^2=\displaystyle\frac{2\sqrt{3}a^3}{3}.\)

Câu 41:

Cho hình hộp đứng \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy là hình vuông cạnh \(a\), góc giữa mặt phẳng \((D'AB)\) và mặt phẳng \((ABCD)\) bằng \(30^{\circ}\). Tính thể tích khối hộp \(ABCD.A'B'C'D'\).

Image

Góc giữa mặt phẳng \((D'AB)\) và mặt phẳng \((ABCD)\) \\là \(\widehat {D'AD}=30^{\circ}\).

\(\Rightarrow D'D=AD\cdot \tan 30^{\circ}=\displaystyle\frac {a\sqrt {3}}{3}\).

\(V_{ABCD.A'B'C'D'}=S_{ABCD}\cdot D'D=\displaystyle\frac {a^3\sqrt {3}}{3}\).

Câu 42:

Cho hình chóp đều \(S.ABCD\) có cạnh đáy bằng \(2a\) và mặt bên tạo với đáy một góc \(60^\circ\). Tính thể tích khối chóp \(S.ABCD\).

Image

Gọi \(O\) là tâm hình vuông \(ABCD\) và \(M\) là trung điểm \(CD\), khi đó

\(\left\{\begin{aligned}&CD \perp SM \\&CD \perp OM \end{aligned}\right.\Rightarrow CD \perp (SOM)\).

Suy ra \({\left( \left(SCD\right),\left(ABCD\right)\right)}={\left(SM,OM \right)}=\widehat{SMO}=60^\circ\).

Vì \(S.ABCD\) là hình chóp đều nên \(SO \perp (ABCD)\), do đó \(\triangle SOM\) vuông tại \(O\).

Suy ra \(SO=OM\cdot\tan 60^\circ=a\cdot \sqrt{3}=a\sqrt{3}\).

Vậy \(V_{S.ABCD}=\displaystyle\frac{1}{3}S_{ABCD}\cdot SO=\displaystyle\frac{1}{3}\left(2a\right)^2\cdot a\sqrt{3}=\displaystyle\frac{4a^3\sqrt{3}}{3}\).

Câu 43:

Cho hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng \(a\), góc giữa mặt bên và mặt đáy bằng \(30^{\circ}\). Tính thể tích của khối chóp đều đã cho.

Image

Giả sử \(S.ABCD\) là hình chóp tứ giác đều, có \(O\) là tâm của hình vuông \(ABCD\) và \(M\) là trung điểm cạnh \(BC\). Khi đó \(SO\perp (ABCD)\) và \(OM\perp BC\), suy ra \(BC\perp (SOM)\Rightarrow BC\perp SM\). Do đó góc giữa \((SBC)\) và \((ABCD)\) là \(\widehat{SMO}=30^{\circ}\).

Xét tam giác \(SOM\) vuông tại \(O\) có \(OM=\displaystyle\frac{a}{2}\), do đó

\[SO=OM\cdot \tan 30^{\circ}=\displaystyle\frac{a}{2\sqrt{3}}\Rightarrow V_{S.ABCD}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot a^{2}\cdot \displaystyle\frac{a}{2\sqrt{3}}=\displaystyle\frac{a^{3}\sqrt{3}}{18}.\]

Câu 44:

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy. Tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(A\) có \(BC=a\), góc giữa mặt phẳng \((SBC)\) và mặt phẳng đáy là \(45{}^\circ\). Tính thể tích \(V\) của khối chóp \(S.ABC\).

Image

Gọi \(M\) là trung điểm đoạn \(BC\).

Do \(ABC\) vuông cân tại \(A\) nên \(AM=\displaystyle\frac{1}{2}BC=\displaystyle\frac{a}{2}\).

Góc giữa mặt phẳng \((SBC)\) và đáy bằng góc \(\widehat{SMA}=45{}^\circ\), nên suy ra \(\triangle SAM\) vuông cân ở \(A\).

Do đó ta có \(SA=AM=\displaystyle\frac{a}{2}\).

Thể tích cần tìm là

\(V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SA\cdot S_{ABC}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SA\cdot \displaystyle\frac{1}{2}\cdot AM\cdot BC=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot \displaystyle\frac{a}{2}\cdot \displaystyle\frac{1}{2}\cdot \displaystyle\frac{a}{2}\cdot a=\displaystyle\frac{a^3}{24}.\)

Câu 45:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), cạnh bên \(SA\) vuông góc với đáy \((ABCD)\). Biết góc tạo bởi hai mặt phẳng \((SBC)\) và \((ABCD)\) bằng \(60^\circ\). Tính thể tích \(V\) của khối chóp \(S.ABCD\).

Image

Góc giữa mặt \((SBC)\) và \((ABCD)\) là góc \(\widehat{SBA}=60^\circ\).

Ta có \(SA=AB\cdot \tan \widehat{SBA}=a\sqrt{3}\).

Diện tích đáy là \(S_{ABCD}=a^2\).

Thể tích khối chóp là \(V_{S.ABCD}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot S_{ABCD} \cdot SA =\displaystyle\frac{a^3\sqrt{3}}{3}\).