Dạng 1. Tìm tâm và bán kính đường tròn
Dạng 2. Xác định phương trình đường tròn
Dạng 3. Tìm điều kiện để phương trình chứa tham số là phương trình đường tròn
Dạng 4. Viết phương trình đường tròn biết tâm và bán kính
Dạng 5. Viết phương trình đường tròn biết tâm và đi qua 1 điểm
Dạng 6. Viết phương trình đường tròn biết đường kính
Dạng 7. Viết phương trình đường tròn biết tâm và tiếp xúc với một đường thẳng
Dạng 8. Viết phương trình đường tròn đi qua 3 điểm
Dạng 9. Bài toán tổng hợp về viết phương trình đường tròn
Dạng 10. Viết phương trình tiếp tuyến tại một điểm
Dạng 11. Viết phương trình tiếp tuyến có các yếu tố đi qua, song song, vuông góc
Câu 1:
Phương trình nào sau đây là phương trình đường tròn?
Đáp án: \( x^2+y^2+2x-1=0 \)
Lời giải:
Phương trình đường tròn tổng quát có dạng \( x^2+y^2-2ax-2by+c=0 \) với \(a^2+b^2-c>0\).
Trong các đáp án, chỉ có \( x^2+y^2+2x-1=0 \) phù hợp với phương trình tổng quát và là phương trình của đường tròn có tâm \( I(-1;0) \) và bán kính là \( \sqrt{2} \).
Câu 2:
Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), bán kính \(R\) của đường tròn có phương trình \(x^2+y^2-4x+6y-12=0\) là
Đáp án: \(R=5\)
Lời giải:
Đường tròn \(x^2+y^2-4x+6y-12=0\) có bán kính là
\(R= \sqrt{\displaystyle\frac{(-4)^2+6^2}{4}+12}= \sqrt{25}=5.\)
Câu 1:
Phương trình nào sau đây là phương trình đường tròn?
Đáp án: \(x^2+y^2-x+3y-2=0 \)
Lời giải:
Từ phương trình \(x^2+y^2-10x-6y-2=0 \) ta có \(a=5\), \(b=3\), \(c=-2\) và \(a^2+b^2-c=36>0\) nên phương trình này là phương trình đường tròn.
Câu 2:
Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình đường tròn?
Đáp án: \(x^2+y^2-2y+6y-10=0\)
Lời giải:
Phương trình đường tròn có dạng \(x^2+y^2+2ax+2by+c=0\) với \(a^2+b^2-c>0\).
Trong các phương án đã cho chỉ có phương trình \(x^2+y^2-2y+6y-10=0\) là phương trình đường tròn.
Câu 1:
Cho phương trình \(x^2+y^2-2mx-4\left(m-2\right)y+6-m=0\quad(1)\). Tìm điều kiện của \(m\) để \((1)\) là phương trình đường tròn.
Đáp án: \(m\in \left(-\infty;1\right)\cup \left(2;+\infty \right)\)
Lời giải:
Ta có: \(x^2+y^2-2mx-4\left(m-2\right)y+6-m=0\) \(\Rightarrow \begin{cases} a=m \\ b=2\left(m-2\right) \\ c=6-m\end{cases}\) \(\Rightarrow a^2+b^2-c>0.\)
\(\Leftrightarrow 5m^2-15m+10>0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&m<1 \\ &m>2.\end{aligned}\right.\)
Câu 2:
Cho phương trình \(x^2+y^2-2\left(m+1\right)x+4y-1=0 \quad(1)\). Với giá trị nào của \(m\) để \((1)\) là phương trình đường tròn có bán kính nhỏ nhất?
Đáp án: \(m=-1\)
Lời giải:
Ta có: \(x^2+y^2-2\left(m+1\right)x+4y-1=0\) \(\Rightarrow \begin{cases}a=m+1 \\ b=-2 \\ c=-1\end{cases}\)
\(\Rightarrow R^2=a^2+b^2-c={\left(m+1\right)}^2+5\) \(\Rightarrow R_{\min}=5\Leftrightarrow m=-1.\)
Câu 1:
Đường tròn có tâm trùng với gốc tọa độ, bán kính \(R=1\) có phương trình là
Đáp án: \(x^2+y^2=1\)
Lời giải:
\((C)\colon \begin{cases} I(0;0) \\ R=1\end{cases}\Rightarrow (C)\colon x^2+y^2=1.\)
Câu 2:
Trong hệ tọa độ \(Oxy\), phương trình đường tròn \((C)\) có tâm \(I(2;0)\) và bán kính \(R=3\) là
Đáp án: \((x-2)^2+y^2=9\)
Lời giải:
Phương trình đường tròn \((C)\) là \((x-2)^2+y^2=9\).
Câu 1:
Đường tròn có tâm \(I(3;0)\) và đi qua \(A(1;4)\) có phương trình là
Đáp án: \((x-3)^2+y^2=20\)
Lời giải:
Đường tròn có tâm \(I(3;0)\) và đi qua \(A(1;4)\) có bán kính \(R=IA=\sqrt{(1-3)^2+(4-0)^2}=2\sqrt{5}\).
Đường tròn có tâm \(I(3;0)\) và bán kính \(R=2\sqrt{5}\) có phương trình là \((x-3)^2+y^2=20\).
Câu 2:
Viết phương trình đường tròn tâm \(I(3;-2)\) và đi qua điểm \(M(-1;1)\).
Đáp án: \((x-3)^2+(y+2)^2=25\)
Lời giải:
Đường tròn tâm \(I(3;-2)\) và đi qua điểm \(M(-1;1)\) nên có bán kính bằng \(MI\).
\(MI^2=(3+1)^2+(-2-1)^2\) \(=25\)
Vậy phương trình đường tròn là \((x-3)^2+(y+2)^2=25\).
Câu 1:
Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho \(2\) điểm \(A(3; -1)\) và \(B(1; -5)\). Đường tròn đường kính \(AB\) có phương trình là
Đáp án: \((x-2)^{2}+(y+3)^{2}=5\)
Lời giải:
Đường tròn đường kính \(AB\) nhận trung điểm \(I(2;-3)\) của \(AB\) làm tâm và bán kính \(IA=\sqrt{(3-2)^2+(-1+3)^2}=\sqrt{5}\) nên có phương trình \((x-2)^{2}+(y+3)^{2}=5\).
Câu 2:
Đường tròn \((C)\) nhận đoạn thẳng \(AB\) với \(A(1;-1)\), \(B(3;1)\) làm đường kính có phương trình là
Đáp án: \((C)\colon (x-2)^2+y^2=2\)
Lời giải:
Ta có \(AB=\sqrt{2^2+2^2}=2\sqrt{2}\). Tọa độ trung điểm \(M\) của \(AB\) là \((2;0)\)
Đường tròn \(C\) nhận \(AB\) là đường kính nên có bán kính là \(R=\displaystyle\frac{AB}{2}=\sqrt{2}\).
Vậy phương trình đường tròn \((C)\) đi qua \(M(2;0)\) và có bán kính \(R=\sqrt{2}\) là
\((x-2)^2+y^2=2.\)
Câu 1:
Đường tròn \((C)\) có tâm \(I(2;-3)\) và tiếp xúc với trục \(Oy\) có phương trình là
Đáp án: \((x-2)^2+(y+3)^2=4\)
Lời giải:
\((C)\colon \begin{cases} I(2;-3) \\ R=\mathrm{d}\left(I;Oy\right)=2\end{cases}\) \(\Rightarrow (C)\colon (x-2)^2+(y+3)^2=4.\)
Câu 2:
Viết phương trình đường tròn tâm \(I\left( 3;-2 \right)\) và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta \colon 2x-y+1=0\).
Đáp án: \(\left( x-3 \right)^{2}+\left( y+2 \right)^{2}=\displaystyle\frac{81}{5}\)
Lời giải:
Bán kính \(R=\mathrm{d} \left(I,\Delta \right)=\displaystyle\frac{\left| 2.3+2+1 \right|}{\sqrt{2^2+(-1)^{2}}}=\displaystyle\frac{9}{\sqrt{5}}\).
Đường tròn \((C)\) có tâm \(I\left( 3;-2 \right)\), bán kính \(R=\displaystyle\frac{9}{\sqrt{5}}\) có phương trình là \((C) \colon \left( x-3 \right)^{2}+\left( y+2 \right)^{2}=\displaystyle\frac{81}{5}\).
Câu 1:
Cho tam giác \(ABC\) có \(A(-2;4)\), \(B(5;5)\), \(C(6;-2)\). Đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\) có phương trình là
Đáp án: \(x^2+y^2-4x-2y-20=0\)
Lời giải:
\(A,B,C\in (C)\colon x^2+y^2+2ax+2by+c=0\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}20-4a+8b+c=0 \\ 50+10a+10b+c=0 \\ 40+12a-4b+c=0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}a=-2 \\ b=-1 \\ c=-20.\end{cases}\)
Vậy \((C)\colon x^2+y^2-4x-2y-20=0.\)
Câu 2:
Trong mặt phẳng tọa độ \( Oxy \), cho tam giác \( ABC \) với \( A(1;0) \), \( B(1;-4) \) và \( C(3;-2) \). Đường tròn ngoại tiếp tam giác \( ABC \) có phương trình là
Đáp án: \( x^2+y^2-2x+4y+1=0 \)
Lời giải:
{Gọi phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác \( ABC \) là \( x^2+y^2-2ax-2by+c=0 \) với \( a , b ,c\in \mathbb{R} \).
Do đường tròn đi qua 3 điểm \( A , B \) và \( C \) nên ta có hệ phương trình
\( \begin{cases} 1^2+0^2-2a \cdot 1 -2b \cdot 0 +c =0 \\ 1^2+(-4)^2-2a \cdot 1 -2b \cdot (-4) +c =0 \\ 3^2+(-2)^2-2a \cdot 3 -2b \cdot (-2) +c =0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases} -2a+c=-1 \\ -2a+8b+c =-17 \\ -6a+4b+c=-13\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases} a=1 \\ b=-2 \\ c=1.\end{cases}\)
Phương trình đường tròn cần tìm là \( x^2+y^2-2x+4y+1=0 \).
Câu 1:
Đường tròn \((C)\) đi qua điểm \(A\left(1;-2\right)\) và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta:x-y+1=0\) tại \(M\left(1;2\right)\). Phương trình của đường tròn \((C)\) là:
Đáp án: \({\left(x-3\right)}^2+y^2=8\)
Lời giải:
Tâm \(I\) của đường tròn nằm trên đường thẳng qua \(M\) vuông góc với \(\Delta\) là
\({\Delta}':x+y-3=0\Rightarrow I\left(a;3-a\right).\)
Ta có: \(R^2=IA^2=IM^2={\left(a-1\right)}^2+{\left(a-5\right)}^2={\left(a-1\right)}^2+{\left(a-1\right)}^2\)
\(\Leftrightarrow a=3\Rightarrow \begin{cases}I\left(3;0\right) \\ R^2=8\end{cases}\Rightarrow (C):{\left(x-3\right)}^2+y^2=8.\)
Câu 2:
Đường tròn \((C)\) đi qua điểm \(M\left(2;1\right)\) và tiếp xúc với hai trục tọa độ \(Ox, Oy\) có phương trình là:
Đáp án: \({\left(x-1\right)}^2+{\left(y-1\right)}^2=1\) hoặc \((x-5)^2+(y-5)^2=25\)
Lời giải:
Vì \(M\left(2;1\right)\) thuộc góc phần tư \((I)\) nên \(A\left(a;a\right),a>0.\)
Khi đó: \(R=a^2=IM^2={\left(a-2\right)}^2+{\left(a-1\right)}^2\)
\(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}& a=1\Rightarrow I\left(1;1\right),R=1\Rightarrow C:{\left(x-1\right)}^2+{\left(y-1\right)}^2=1 \\ &a=5\Rightarrow I\left(5;5\right),R=5\Rightarrow C:{\left(x-5\right)}^2+{\left(y-5\right)}^2=25.\end{aligned}\right.\)
Câu 1:
Tiếp tuyến của đường tròn \((x-4)^2 +(y-1)^2=5\) tại điểm \(A(3;-1)\) có phương trình là
Đáp án: \(x+2y=1\)
Lời giải:
Đường tròn có tâm \(I(4;1)\). Khi đó \(\overrightarrow{AI} =(1;2)\).
Tiếp tuyến của đường tròn tại điểm \(A\) nhận \(\overrightarrow{AI}\) làm véc-tơ pháp tuyến có phương trình là
\(1\cdot (x-3) +2\cdot (y+1)=0\) \(\Leftrightarrow x+2y=1.\)
Câu 2:
Phương trình tiếp tuyến tại điểm \(M(2;3)\) với đường tròn \((C) \colon x^2+y^2-2x-4y+3=0\) là
Đáp án: \(x+y-5=0\)
Lời giải:
Đường tròn \((C)\) có tâm \(I(1;2)\) và bán kính \(R = \sqrt{2}\).
Gọi \(\Delta\) là tiếp tuyến với \((C)\) tại \(M(2;3)\).
Đường thẳng \(\Delta\) qua \(M(2;3)\) và nhận \(\overrightarrow{IM} = (1;1)\) làm véc-tơ pháp tuyến.
Vậy phương trình \(\Delta\) là \(1(x-2) + 1(y-3) = 0\) \(\Leftrightarrow x + y - 5 = 0\).
Câu 1:
Cho đường tròn \((C) \colon (x-3)^2+(y+1)^2=5\). Viết phương trình tiếp tuyến của \((C)\) biết tiếp tuyến song song với đường thẳng \(2x+y+7=0\).
Đáp án: \(2x+y=0\); \(2x+y-10=0\)
Lời giải:
Đường tròn \((C) \colon (x-3)^2+(y+1)^2=5\) có tâm \(I(3;-1)\) và bán kính \(R=\sqrt{5}\).
Đường thẳng \((d)\) song song với đường thẳng \(2x+y+7=0\) có dạng: \(2x+y+m=0\); \(m \ne 7\).
Đường thẳng \((d)\) là tiếp tuyến của đường tròn \((C)\) \(\Leftrightarrow \mathrm{d}(I,d)=R\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{|2 \cdot 3-1+m|}{\sqrt{2^2+1^2}}=\sqrt{5}\) \(\Leftrightarrow |m+5|=5\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&m=0\\ &m=-10\end{aligned}\right.\).
Vậy đường tròn \((C)\) có \(2\) tiếp tuyến thỏa mãn yêu cầu bài toán: \(2x+y=0\) và \(2x+y-10=0\).
Câu 2:
Cho đường tròn \((C)\colon (x-3)^{2}+(y+1)^{2}=5\). Phương trình tiếp tuyến của \((C)\) song song với đường thẳng \(d\colon 2 x+y+7=0\) là
Đáp án: \(2 x+y=0 ; 2 x+y-10=0\)
Lời giải:
Đường tròn \((C)\) có tâm \(I(3;-1)\) và bán kính \(R=\sqrt{5}\).
Gọi \(\Delta \colon 2x+y+m =0\) (\(m\ne 7\)) là tiếp tuyến song song với \(d\).
Ta có
\(\mathrm{d}(I,\Delta) =R \Leftrightarrow \displaystyle\frac{\left |6-1+m\right |}{\sqrt{5}} =\sqrt{5}\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&m=0\\ &m=-10\end{aligned}\right.\ (\text{thỏa mãn}).\)
Vậy phương trình các tiếp tuyến là \(2 x+y=0 ; 2 x+y-10=0\).