\(\S2.\) CÔNG THỨC XÁC SUẤT TOÀN PHẦN VÀ CÔNG THỨC BAYES

Bài tập

Dạng 1. Công thức xác suất toàn phần

Dạng 2. Công thức Bayes

Dạng 1. Công thức xác suất toàn phần

Câu 1:

Cho hai biến cố \(A\), \(B\) với \(\mathrm{P}(B)=0{,}6\); \(\mathrm{P}(A\mid B) =0{,}7\) và \(\mathrm{P}\left(A\mid \overline{B}\right)=0{,}4\). Khi đó, \(\mathrm{P}(A)\) bằng bao nhiêu?

Image

Áp dụng công thức xác suất toàn phần, ta có

\[\mathrm{P}(A) = \mathrm{P}(A\mid B)\cdot \mathrm{P}(B) + \mathrm{P}\left(A\mid \overline{B}\right)\cdot \mathrm{P}\left(\overline{B}\right)= 0{,}7\cdot 0{,}6 + 0{,}4\cdot 0{,}4=0{,}58.\]

Câu 2:

Theo một số liệu thống kê, năm \(2004\) ở Canada có \(64\%\) nam giới là thừa cân và \(53{,}4\%\) nữ giới là thừa cân. Nam giới và nữ giới ở Canada đều chiếm \(50\%\) dân số cả nước. Hỏi rằng, trong năm \(2004\), xác suất để một người Canada được chọn ngẫu nhiên là thừa cân bằng bao nhiêu?

Xét hai biến cố sau:

+) \(A\): Người được chọn ra là người thừa cân.

+) \(B\): Người được chọn ra là nam giới\, (biến cố \(\overline{B}\): Người được chọn ra là nữ giới).

Từ giả thiết ta có

\(\mathrm{P}(B) = \mathrm{P}\left(\overline{B}\right)=50\%=0{,}5\);

\(\mathrm{P}(A\mid B) = 64\%=0{,}64\);

\(\mathrm{P}\left(A\mid \overline{B}\right) = 53{,}4\% = 0{,}534\).

Theo công thức xác suất toàn phần, ta có

\[\mathrm{P}(A) = \mathrm{P}(B)\cdot\mathrm{P}\left(A\mid B\right) + \mathrm{P}\left(\overline{B}\right)\cdot\mathrm{P}\left(A\mid \overline{B}\right) = 0{,}5 \cdot 0{,}64 + 0{,}5\cdot 0{,}534=0{,}587.\]

Vậy xác suất để một người Canada được ngẫu nhiên là người thừa cân bằng \(0{,}587\). Nói cách khác, tỉ lệ người Canada thừa cân là \(58{,}7\%\).

{\bf Cách 2.} Giải bằng sơ đồ cây:

Image

Dựa vào sơ đồ cây: \(\mathrm{P}(A)=\mathrm{P}(AB)+\mathrm{P}(A\overline{B})=0{,}32+0{,}267=0{,}587\).

Câu 3:

Một hộp có \(60\) viên bi màu xanh và \(40\) viên bi màu đỏ; các viên bi có kích thước và khối lượng như nhau. Sau khi thống kê, người ta thấy: có \(50\%\) số viên bi màu xanh có dán nhãn và \(75\%\) số viên bi màu đỏ có dán nhãn; những viên bi còn lại không có dán nhãn.

a) Chọn số thích hợp cho \(\boxed{?}\) trong bảng dưới đây (đơn vị: viên bi).

Image

b) Lấy ra ngẫu nhiên một viên bi trong hộp. Sử dụng công thức xác suất toàn phần, tính xác suất để viên bi được lấy ra có dán nhãn.

a) Số viên bi màu đỏ có dán nhãn là \(75\%\cdot 40 = 30\) (viên bi).

Số viên bi màu xanh có dãn nhẫn là \(50\%\cdot 60 = 30\) (viên bi).

Image

b) Xét hai biến cố sau

+) \(A\): Viên bi được chọn ra có dãn nhãn.

+) \(B\): Viên bi được chọn ra có màu đỏ.

Khi đó, ta có

+) \(\mathrm{P}(B)=\displaystyle\frac{40}{100} = \displaystyle\frac{2}{5}\);

\(\mathrm{P}\left(\overline{B}\right)= 1 - \mathrm{P}(B)=1-\displaystyle\frac{2}{5}=\displaystyle\frac{3}{5}\);

+) \(\mathrm{P}(A\mid B) = \displaystyle\frac{30}{40}=\displaystyle\frac{3}{4}\);

\(\mathrm{P}\left(A\mid \overline{B}\right)=\displaystyle\frac{30}{60}=\displaystyle\frac{1}{2}\).

Áp dụng công thức tính xác suất toàn phần, ta có

\[\mathrm{P}(A) = \mathrm{P}(B)\cdot\mathrm{P}\left(A\mid B\right) + \mathrm{P}\left(\overline{B}\right)\cdot\mathrm{P}\left(A\mid \overline{B}\right) = \displaystyle\frac{2}{3}\cdot \displaystyle\frac{3}{4} + \displaystyle\frac{3}{5}\cdot \displaystyle\frac{1}{2}=\displaystyle\frac{3}{5}.\]

Vậy xác suất để viên bi được lấy ra có dãn nhãn bằng \(\displaystyle\frac{3}{5}\).

Minh họa bằng sơ đồ cây:

Image

Từ sơ đồ ta thấy xác suất để chọn được viên bi có dán nhãn bằng \(0{,}3+0{,}3=0{,}6\).

Câu 4:

Trong trò chơi hái hoa có thưởng của lớp 12A, cô giáo treo \(10\) bông hoa trên cành cây, trong đó có \(5\) bông hoa chưa phiếu có thưởng. Bạn Bình hái bông hoa đầu tiên, sau đó bạn An hái bông hoa thứ hai.

a) Vẽ sơ đồ cây biểu thị tình huống trên.

b) Từ đó, tính xác suất bạn An hái được bông hoa chứa phiếu có thưởng.

Xét hai biến cố

\(A\): Bông hoa bạn An hái được chứa phiếu có thưởng.

\(B\): Bông hoa bạn Bình hái được chứa phiếu có thưởng.

Khi đó, ta có

\(\mathrm{P}(B)=\displaystyle\frac{5}{10}=\displaystyle\frac{1}{2}\)

\(\mathrm{P}\left(\overline{B}\right) = 1 - \mathrm{P}(B)=1-\displaystyle\frac{1}{2}=\displaystyle\frac{1}{2}\)

\(\mathrm{P}(A\mid B)=\displaystyle\frac{4}{9}\)

\(\mathrm{P}\left(A\mid \overline{B}\right)=\displaystyle\frac{5}{9}\).

a) Sơ đồ hình cây biểu thị tình huống đã cho là

Image

b) Áp dụng công thức tính xác suất toàn phần, ta có:

\[\mathrm{P}(A) = \mathrm{P}(B)\cdot\mathrm{P}\left(A\mid B\right) + \mathrm{P}\left(\overline{B}\right)\cdot\mathrm{P}\left(A\mid \overline{B}\right) = \displaystyle\frac{1}{2}\cdot \displaystyle\frac{4}{9} + \displaystyle\frac{1}{2}\cdot\displaystyle\frac{5}{9}=\displaystyle\frac{1}{2}.\]

Vậy xác suất bạn An hái được bông hoa chứa phiếu có thưởng bằng \(\displaystyle\frac{1}{2}\).

Câu 5:

Một chiếc hộp có \(20\) chiếc thẻ cùng loại, trong đó có \(2\) chiếc thẻ màu xanh và \(18\) chiếc thẻ màu trắng. Bạn Châu rút thẻ hai lần một cách ngẫu nhiên, mỗi lần rút một thẻ và thẻ được rút ra không bỏ lại hộp. Tính xác suất để cả hai lần bạn Châu đều rút được thẻ màu xanh.

Image

Vậy xác suất để cả hai lần bạn Châu đều rút được thẻ màu xanh là \(\mathrm{P}(A\cap B)=\displaystyle\frac{1}{190}.\)

Câu 6:

Vào mỗi buổi sáng ở tuyến phố H, xác suất xảy ra tắc đường khi trời mưa và không mưa lần lượt là \(0,7\) và \(0,2\). Xác suất có mưa vào một buổi sáng là \(0,1\). Tính xác suất để sáng đó tuyến phố H bị tắc đường.

Image

Xác suất để sáng đó tuyến phố H bị tắc đường là

\(\mathrm{P}(A)= 0{,}07+0{,}18=0{,}25.\)

Câu 7:

Người ta khảo sát khả năng chơi nhạc cụ của một nhóm học sinh tại trường X. Nhóm này có \(60\%\) học sinh là nam. Kết quả khảo sát cho thấy có \(20\%\) học sinh nam và \(15\%\) học sinh nữ biết chơi ít nhất một nhạc cụ. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong nhóm này. Tính xác suất để chọn được học sinh biết chơi ít nhất một nhạc cụ.

Image

Xác suất để chọn được một học sinh biết chơi ít nhất một nhạc cụ là:

\(P(B) = P(A)\cdot P(B\mid A) + P(\overline{A})\cdot P(B\mid \overline{A}) = 0{,}12 + 0{,}06= 0{,}18.\)

Vậy xác suất để chọn được một học sinh biết chơi nhạc cụ là \(0{,}18\) hay \(18\%\).

Câu 8:

Có hai hộp đựng các viên bi cùng kích thước và khối lượng. Hộp thứ nhất chứa \(5\) viên bi đỏ và \(5\) viên bi xanh, hộp thứ hai chứa \(6\) viên bi đỏ và \(4\) viên bi xanh. Lấy ngẫu nhiên một viên bi từ hộp thứ nhất chuyển sang hộp thứ hai, sau đó lấy ra ngẫu nhiên một viên bi từ hộp thứ hai. Tính xác suất để viên bi được lấy ra từ hộp thứ hai là viên bi đỏ.

Image

Vậy xác suất để viên bi được lấy ra từ hộp thứ hai là bi đỏ bằng \(\displaystyle\frac{13}{22}\).

Câu 9:

Một hộp có \(5\) quả cầu trắng và \(10\) quả cầu đen cùng kích thước và khối lượng. Lấy ngẫu nhiên lần lượt hai quả cầu (không hoàn lại) từ hộp. Tính xác suất để lần thứ hai lấy được quả cầu trắng.

Image

Vậy xác suất để lần thứ hai lấy được quả cầu trắng là:

\(P(B) = P(A)\cdot P(B\mid A) + P(\overline{A})\cdot P(B\mid \overline{A}) =\displaystyle\frac{5}{15}\cdot \displaystyle\frac{4}{14}+\displaystyle\frac{10}{15}\cdot \displaystyle\frac{5}{14}=\displaystyle\frac{1}{3}.\)

Câu 10:

Ở một địa phương, tỉ lệ nam và nữ là \(2 : 3\). Số người mắc bệnh bạch tạng của địa phương này chiếm tỉ lệ \(0{,}45\%\) dân cư. Tính tỉ lệ nam giới mắc bệnh bạch tạng của địa phương đó, biết tỉ lệ này ở nữ là \(0{,}35\%\).

Image

Vì số lượng người mắc bệnh ở địa phương chiếm \(0{,}45\%\) dân cư nên \(\mathrm{P}(B)=0{,}0045\).

Vì tỉ lệ nữ giới mắc bệnh là \(0{,}35\%\) nên \(\mathrm{P}(B\mid \overline{A})=0{,}0035\).

Tỉ lệ nam giới mắc bệnh là \(\mathrm{P}(B\mid A)\).

Ta có \(\mathrm{P}(B)=\mathrm{P}(A)\cdot\mathrm{P}(B\mid A)+\mathrm{P}(\overline{A})\cdot\mathrm{P}(B\mid \overline{A})\)

Giải phương trình này, tìm được: \(\mathrm{P}(B\mid A)=0{,}0065\).

Câu 11:

Ông An hằng ngày đi làm bằng xe máy hoặc xe buýt. Nếu hôm nay ông đi làm bằng xe buýt thì xác suất để hôm sau ông đi làm bằng xe máy là \(0{,}4\). Nếu hôm nay ông đi làm bằng xe máy thì xác suất để hôm sau ông đi làm bằng xe buýt là \(0{,}7\). Xét một tuần mà thứ Hai ông An đi làm bằng xe buýt.

a) Tính xác suất để thứ Tư trong tuần đó, ông An đi làm bằng xe máy.

b) Tính xác suất để thứ Tư trong tuần đó, ông An đi làm bằng xe buýt.

Image

a) Xác suất để thứ tư ông An đi làm bằng xe máy là: \(\mathrm{P}(\overline{B})=0{,}6\cdot0{,}4+0{,}4\cdot0{,}3=0{,}36\).

b) Xác suất để thứ tư ông An đi làm bằng xe buýt là: \(\mathrm{P}(B)=0{,}6\cdot0{,}6+0{,}4\cdot0{,}7=0{,}64\).

Câu 12:

Số khán giả đến xem buổi biểu diễn ca nhạc ngoài trời phụ thuộc vào thời tiết. Giả sử, nếu trời không mưa thì xác suất để bán hết vé là \(0{,}9\); còn nếu trời mưa thì xác suất để bán hết vé chỉ là \(0{,}4\). Dự báo thời tiết cho thấy xác suất để trời mưa vào buổi biểu diễn là \(0{,}75\). Tính xác suất để nhà tổ chức sự kiện bán hết vé.

Image

Xác suất để nhà tổ chức bán hết vé là:

\(P(B)= P(A) \cdot P(B \mid A)+P(\overline{A}) \cdot P(B \mid \overline{A}) = 0{,}75\cdot 0{,}4 +0{,}25\cdot 0{,}9=0{,}525\).

Câu 13:

Hình dạng hạt của đậu Hà Lan có hai kiểu hình: hạt trơn và hạt nhăn, có hai gene ứng với hai kiểu hình này là gene trội B và gene lặn b.

Khi cho lai hai cây đậu Hà Lan, cây con lấy ngẫu nhiên một cách độc lập một gene từ cây bố và một gene từ cây mẹ để hình thành một cặp gene. Giả sử cây bố và cây mẹ được chọn ngẫu nhiên từ một quần thể các cây đậu Hà Lan, ở đó tỉ lệ cây mang kiểu gene bb, Bb tương ứng là \(40 \%\) và \(60 \%\).

a) Tính xác suất để cây con có kiểu gene bb.

b) Tính xác suất để cây con có kiểu gene BB.

c) Tính xác suất để cây con có kiểu gene Bb.

Image

a) Xác suất để cây con có kiểu gene \(bb\) là

\[0{,}6\cdot0{,}6\cdot1+0{,}6\cdot0{,}4\cdot0{,}5+0{,}4\cdot0{,}6\cdot0{,}5+0{,}4\cdot0{,}4\cdot0{,}25=0{,}64.\]

b) Xác suất để cây con có kiểu gene \(BB\) bằng \(0\) vì bố, mẹ và quần thể này không có cây nào mang gene \(BB\).

c) Xác suất để cây con có kiểu gene \(Bb\) là

\[0{,}6\cdot0{,}4\cdot0{,}5+0{,}4\cdot0{,}6\cdot0{,}5+0{,}4\cdot0{,}4\cdot0{,}75=0{,}36.\]

Câu 14:

Trong quân sự, một máy bay chiến đấu của đối phương có thể xuất hiện ở vị trí X với xác suất 0{,}55. Nếu máy bay đó không xuất hiện ở vị trí X thì nó xuât hiện ở vị trí Y. Để phòng thủ, các bệ phóng tên lửa được bố trí tại các vị trí X và Y. Khi máy bay đối phương xuất hiện ở vị trí X hoặc Y thì tên lửa sẽ được phóng để hạ máy bay đó.

Xét phương án tác chiến sau: Nếu máy bay xuất hiện tại X thì bắn 2 quả tên lửa và nếu máy bay xuất hiện tại Y thì bắn 1 quả tên lửa.

Biết rằng, xác suất bắn trúng máy bay của mỗi quả tên lửa là 0{,}8 và các bệ phóng tên lửa hoạt động độc lập. Máy bay bị bắn hạ nếu nó trúng ít nhất 1 quả tên lửa. Tính xác suất bắn hạ máy bay đối phương trong phương án tác chiến nêu trên.

Image

\[\mathrm{P}(\text{bắn hạ})=\mathrm{P}(\text{bắn hạ tại X})\cdot\mathrm{P}(X)+\mathrm{P}(\text{bắn hạ tại Y})\cdot\mathrm{P}(Y).\]

Tại vị trí X, Máy bay bị bắn hạ nếu nó trúng ít nhất một 1 quả tên lửa (trong 2 quả tên lửa phóng tại vị trí X), mà xác suất bắn trúng máy bay của mỗi quả tên lửa là \(0{,}8\). Do đó

Xác suất trật cả hai là: \(0{,}2\cdot0{,}2=0{,}04\).

Xác suất máy bay bị bắn hạ là: \(1-0{,}04=0{,}96\).

Vậy xác suất để máy bay bị bắn hạ là

\[\mathrm{P}(\text{bắn hạ})=0{,}96\cdot0{,}55+0{,}8\cdot0{,}45=0{,}888.\]

Câu 15:

Có hai chuồng thỏ. Chuồng I có 5 con thỏ đen và 10 con thỏ trắng. Chuồng II có 7 con thỏ đen và 3 con thỏ trắng. Trước tiên, từ chuồng II lấy ra ngẫu nhiên 1 con thỏ rồi cho vào chuồng I. Sau đó, từ chuồng I lấy ra ngẫu nhiên 1 con thỏ. Tính xác suất để con thỏ được lấy ra từ chuồng I là con thỏ trắng.

Image

Vậy xác suất để con thỏ được lấy ra từ chuồng I là con thỏ trắng bằng

\[\displaystyle\frac{10}{16}\cdot\displaystyle\frac{7}{10}+\displaystyle\frac{11}{16}\cdot\displaystyle\frac{3}{10}=\displaystyle\frac{103}{160}=0{,}64375.\]

Câu 16:

Tại nhà máy X sản xuất linh kiện điện tử tỉ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn là \(80 \%\). Trước khi xuất xưởng ra thị trường, các linh kiện điện tử đều phải qua khâu kiểm tra chất lượng để đóng dấu OTK. Vì sự kiểm tra không tuyệt đối hoàn hảo nên nếu một linh kiện điện tử đạt tiêu chuẩn thì nó có xác suất 0{,}99 được đóng dấu OTK; nếu một linh kiện điện tử không đạt tiêu chuẩn thì nó có xác suất 0{,}95 không được đóng dấu OTK. Chọn ngẫu nhiên một linh kiện điện tử của nhà máy X trên thị trường.

a) Tính xác suất để linh kiện điện tử đó được đóng dấu OTK.

b) Dùng sơ đồ hình cây, hãy mô tả cách tính xác suất để linh kiện điện tử được chọn không được đóng dấu OTK.

Gọi \(A\) là biến cố: ``Linh kiện điện tử đó đạt tiêu chuẩn''. Gọi \(B\) là biến cố: ``Linh kiện điện tử đó được đóng dấu OTK''.

a) Ta có \(P(B)=P(A)\cdot P(B \mid A)+P(\overline{A}) \cdot P(B \mid \overline{A})\).

+) Tính \(P(A)\): Đây là xác suất để linh kiện đó đạt tiêu chuẩn. Vậy \(P(A)=0{,}8\).

+) Tính \(P(\overline{A})\): \(P(\overline{A})=1-P(A)=0{,}2\).

+) Tính \(P(B\mid A)\): Đây là xác suất để linh kiện điện tử đó được đóng dấu OTK với điều kiện nó đạt tiêu chuẩn. Vậy \(P(B\mid A)=0{,}99\).

+) Tính \(P(B\mid \overline{A})\): Đây là xác suất để linh kiện điện tử đó được đóng dấu OTK với điều kiện nó không đạt tiêu chuẩn. Vậy \(P(B\mid \overline{A})=1-0{,}95=0{,}05\).

Vậy \(P(B)=P(A)\cdot P(B\mid A)+P(\overline{A})\cdot P(B\mid \overline{A})=0{,}8\cdot 0{,}99+0{,}2\cdot 0{,}05=0{,}802\).

Vậy xác suất để linh kiện điện tử đó được đóng dấu OTK là \(0{,}802\).

b) Ta có sơ đồ hình cây

Image

Có hai nhánh cây đi từ \(O\) tới \(\overline{B}\) là \(OA\overline{B}\) và \(O\overline{AB}\). Vậy xác suất để linh kiện điện tử được chọn không được đóng dấu OTK là \(P(\overline{B})=0{,}8\cdot 0{,}01+0{,}2\cdot 0{,}95=0{,}198.\)

Dạng 2. Công thức Bayes

Câu 1:

Cho hai biến cố \(A\), \(B\) sao cho \(\mathrm{P}(A) = 0{,}6\); \(\mathrm{P}(B)=0{,}4\); \(\mathrm{P}(A\mid B) = 0{,}3\). Tính \(\mathrm{P}(B\mid A)\).

Áp dụng công thức Bayes, ta có

\[\mathrm{P}(B\mid A)=\displaystyle\frac{\mathrm{P}(B)\cdot \mathrm{P}(A\mid B)}{\mathrm{P}(A)}=\displaystyle\frac{0{,}4\cdot 0{,}3}{0{,}6}=0{,}2.\]

Câu 2:

Trong một trường học, tỉ lệ học sinh nữ là \(52\%\). Tỉ lệ học sinh nữ và tỉ lệ học sinh nam tham gia câu lạc bộ nghệ thuật lần lượt là \(18\%\) và \(15\%\). Gặp ngẫu nhiên 1 học sinh của trường.

a) Tính xác suất học sinh đó có tham gia câu lạc bộ nghệ thuật.

b) Biết rằng học sinh có tham gia câu lạc bộ nghệ thuật. Tính xác suất học sinh đó là nam.

Image

a) Xác suất để học sinh (được gặp) có tham gia câu lạc bộ nghệ thuật là

\(P(B)=P(A)P(B\mid A)+P(\overline{A})P(B\mid\overline{A})=0{,}0936+0{,}072=0{,}1656.\)

b) Do học sinh có tham gia câu lạc bộ nghệ thuật nên xác suất học sinh đó là nam là

\(P(\overline{A}\mid B)=\displaystyle\frac{P(\overline{A})\cdot P(B\mid\overline{A})}{P(B)}=\displaystyle\frac{0{,}072}{0{,}1656}=\displaystyle\frac{10}{23}.\)

Câu 3:

Hộp thứ nhất có 3 viên bi xanh và 6 viên bi đỏ. Hộp thứ hai có 3 viên bi xanh và 7 viên bi đỏ. Các viên bi có cùng kích thước và khối lượng. Lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi từ hộp thứ nhất chuyển sang hộp thứ hai. Sau đó lại lấy ra ngẫu nhiên đồng thời 2 viên bi từ hộp thứ hai.

a) Tính xác suất để hai viên bi lấy ra từ hộp thứ hai là bi đỏ.

b) Biết rằng 2 viên bi lấy ra từ hộp thứ hai là bi đỏ, tính xác suất viên bi lấy ra từ hộp

thứ nhất cũng là bi đỏ.

Image

a) Xác suất để hai viên bi được lấy từ hộp thứ hai là bi đỏ là

\(\mathrm{P}(B)=\mathrm{P}(A)\mathrm{P}(B\mid A)+\mathrm{P}(\overline{A})\mathrm{P}(B\mid\overline{A})=\displaystyle\frac{6}{9}\cdot \displaystyle\frac{\mathrm{C}_8^2}{\mathrm{C}_{11}^2}+\displaystyle\frac{3}{9}\cdot \displaystyle\frac{\mathrm{C}_7^2}{\mathrm{C}_{11}^2}=\displaystyle\frac{7}{15}.\)

b) Nếu 2 viên bi lấy ra từ hộp thứ hai là bi đỏ thì xác suất viên bi lấy ra từ hộp thứ nhất là bi đỏ là

\(\mathrm{P}(A\mid B)=\displaystyle\frac{\mathrm{P}(A)\cdot\mathrm{P}(B\mid A)}{\mathrm{P}(B)}=\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{6}{9}\cdot \displaystyle\frac{\mathrm{C}_8^2}{\mathrm{C}_{11}^2}}{\displaystyle\frac{7}{15}}=\displaystyle\frac{8}{11}.\)

Câu 4:

Người ta điều tra thấy ở một địa phương nọ có \(2\%\) tài xế sử dụng điện thoại di động khi lái xe. Trong các vụ tai nạn ở địa phương đó, người ta nhận thấy có \(10\%\) là do tài xế có sử dụng điện thoại khi lái xe gây ra. Hỏi việc sử dụng điện thoại di động khi lái xe làm tăng xác suất gây tai nạn lên bao nhiêu lần?

Gọi \(A\) là biến cố "Tài xế sử dụng điện thoại di động khi lái xe" và \(B\) là biến cố "Địa phương có tai nạn".

Do có \(2\%\) tài xế sử dụng điện thoại di động khi lái xe nên \(\mathrm{P}(A)=0,02\).

Do trong các vụ tai nạn ở địa phương, có \(10\%\) là do tài xế có sử dụng điện thoại khi lái xe nên \(\mathrm{P}(A\mid B)=0,1\).

Xác suất gây tai nạn do tài xế sử dụng điện thoại di động khi lái xe là

\(\mathrm{P}(B\mid A)= \displaystyle\frac{\mathrm{P}(B)\mathrm{P}(A\mid B)}{\mathrm{P}(A)}\)

Do đó \(\displaystyle\frac{\mathrm{P}(B\mid A)}{\mathrm{P}(B)}=\displaystyle\frac{\mathrm{P}(A\mid B)}{\mathrm{P}(A)}=\displaystyle\frac{0,1}{0,02}= 5\). Suy ra \(\mathrm{P}(B\mid A)=5\mathrm{P}(B)\).

Vậy việc sử dụng điện thoại di động khi lái xe làm tăng xác suất gây tai nạn lên \( 5 \) lần.

Câu 5:

Khi phát hiện một vật thể bay, xác suất một hệ thống radar phát cảnh báo là \(0{,}9\) nếu vật thể bay đó là mục tiêu thật và là \(0{,}05\) nếu đó là mục tiêu giả. Có \(99\%\) các vật thể bay là mục tiêu giả. Biết rằng hệ thống radar đang phát cảnh báo khi phát hiện một vật thể bay. Tính xác suất vật thể đó là mục tiêu thật.

Image

Xác suất radar phát cảnh báo là:

\[\mathrm{P}(A)=\mathrm{P}(A\mid B)\cdot\mathrm{P}(B)+\mathrm{P}(A\mid \overline{B})\cdot\mathrm{P}(\overline{B})=0{,}0585.\]

Nếu radar đang phát cảnh báo thì xác suất vật thể đó là mục tiêu thật là:

\[\mathrm{P}(B\mid A)=\displaystyle\frac{\mathrm{P}(A\mid B)\cdot\mathrm{P}(B)}{\mathrm{P}(A)}=\displaystyle\frac{0{,}9\cdot 0{,}01}{0{,}0585}=\displaystyle\frac{2}{13}\approx 0{,}1538.\]

Câu 6:

Một nhà máy có hai phân xưởng I và II. Phân xưởng I sản xuất \(40\%\) số sản phẩm và phân xưởng II sản xuất \(60\%\) số sản phẩm. Tỉ lệ sản phẩm bị lỗi của phần xưởng I là \(2\%\) và của phân xưởng II là \(1\%\).

a) Kiểm tra ngẫu nhiên 1 sản phẩm của nhà máy và tính xác suất để sản phẩm đó bị lỗi.

b) Biết rằng sản phẩm được chọn bị lỗi. Hỏi xác suất sản phẩm đó do phân xưởng nào

sản xuất cao hơn?

a) Gọi \(A\) là biến cố “Sản phẩm bị lỗi” và \(B\) là biến cố “Sản phẩm lấy ra do phân xưởng I sản xuất”.

Image

Do phân xưởng I sản xuất \(40\%\) số sản phẩm và phân xưởng II sản xuất \(60\%\) số sản phẩm nên \(\mathrm{P}(B)=0{,}4 \text{ và } \mathrm{P}(\overline{B})=1-0{,}4=0{,}6.\)

Do tỉ lệ sản phẩm bị lỗi của phân xưởng I là \(2\%\) và của phân xưởng II là \(1\%\) nên

\(\mathrm{P}(A\mid B)=0{,}02 \text{ và } \mathrm{P}(A\mid \overline{B})=1-0{,}01.\)

Xác suất để sản phẩm lấy ra bị lỗi là

\(\mathrm{P}(A)=\mathrm{P}(B)\mathrm{P}(A\mid B)+\mathrm{P}(\overline{B})\mathrm{P}(A\mid \overline{B})=0{,}4\cdot0{,}02+0{,}6 \cdot 0{,}01=0{,}014.\)

b) Nếu sản phẩm lấy ra bị lỗi thì xác suất sản phẩm đó do phân xưởng I sản xuất là

\(\mathrm{P}(B\mid A)=\displaystyle\frac{\mathrm{P}(B)\mathrm{P}(A\mid B)}{\mathrm{P}(A)}=\displaystyle\frac{0{,}4 \cdot 0{,}02}{0{,}014}=\displaystyle\frac{4}{7}.\)

Nếu sản phẩm lấy ra bị lỗi thì xác suất sản phẩm đó do phân xưởng II sản xuất là

\(\mathrm{P}(\overline{B}\mid A)=1-\mathrm{P}(B\mid A)=\displaystyle\frac{3}{7}.\)

Vậy nếu sản phẩm lấy ra bị lỗi thì xác suất sản phẩm đó do phân xưởng I sản xuất cao hơn

xác suất sản phẩm đó do phân xưởng II sản xuất.

Câu 7:

Một loại xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 cho kết quả dương tính với \(76,2\%\) các ca thực sự nhiễm virus và kết quả âm tính với \(99,1\%\) các ca thực sự không nhiễm virus. Giả sử tỉ lệ người nhiễm virus SARS-CoV-2 trong một cộng đồng là \(1\%\). Một người trong cộng đồng đó làm xét nghiệm và nhận được kết quả dương tính. Hỏi khả năng người đó thực sự nhiễm virus là cao hay thấp? Hãy tính xác suất người làm xét nghiệm có kết quả dương tính.

Gọi \(A\) là biến cố “Người làm xét nghiệm có kết quả dương tính” và \(B\) là biến cố “Người làm xét nghiệm thực sự nhiễm virus”.

Image

Xác suất người làm xét nghiệm có kết quả dương tính là

\(\mathrm{P}(A)=\mathrm{P}(B)\mathrm{P}(A\mid B)+\mathrm{P}(\overline{B})\mathrm{P}(A\mid \overline{B})=0{,}01653.\)

Nếu người được xét nghiệm và nhận kết quả dương tính thì xác suất để họ thực sự nhiễm vi rút là:

\(\mathrm{P}(B\mid A)=\displaystyle\frac{\mathrm{P}(A\mid B)\cdot\mathrm{P}(B)}{\mathrm{P}(A)}=0{,}461\).

\(\Rightarrow\) Khả năng người đó thực sự nhiễm virus là tương đối thấp (\(46{,}1\%\)), do tỉ lệ nhiễm trong cộng đồng thấp.

Câu 8:

Giả sử có một loại bệnh mà tỉ lệ người mắc bệnh là \(0{,}1\%\). Giả sử có một loại xét nghiệm, mà ai mắc bệnh khi xét nghiệm cũng có phản ứng dương tính, nhưng tỉ lệ phản ứng dương tính giả là \(5\%\) (tức là trong số những người không bị bệnh có \(5\%\) số người xét nghiệm lại có phản ứng dương tính).

a) Vẽ sơ đồ cây biểu thị tình huống trên.

b) Khi một người xét nghiệm có phản ứng dương tính thì khả năng mắc bệnh của người đó là bao nhiêu phần trăm (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).

a) Xét hai biến cố

\(K\): Người được chọn ra không mắc bệnh.

\(D\): Người được chọn ra có phản ứng dương tính.

Do tỉ lệ người mắc bệnh là là \(0,1\%=0{,}001\) nên \(\mathrm{P}(K)=1-0{,}001 = 0{,}999\).

Trong số những người không mắc bệnh có \(5\%\) số người có phản ứng dương tính nên \break \(\mathrm{P}(D\mid K) = 5\% = 0{,}05\). Vì ai mắc bệnh khi xét nghiệm cũng có phản ứng dương tính nên \(\mathrm{P}\left(\overline{K}\right)=1\).

Ta có sơ đồ cây biểu thị tình huống đã cho

Image

b) Ta thấy rằng khả năng mắc bệnh của một người xét nghiệm có phản ứng dương tính chính là \(\mathrm{P}\left(\overline{K}\mid D\right)\). Áp dụng công thức Bayes, ta có:

\[\mathrm{P}\left(\overline{K}\mid D\right)=\displaystyle\frac{\mathrm{P}\left(\overline{K}\right)\cdot \mathrm{P}\left(D\mid \overline{K}\right)}{\mathrm{P}\left(\overline{K}\right)\cdot \mathrm{P}\left(D\mid \overline{K}\right) + \mathrm{P}(K)\cdot\mathrm{P}(D\mid K)}=\displaystyle\frac{0{,}001\cdot 1}{0{,}001\cdot 1 + 0{,}999 \cdot 0{,}05}\approx 1{,}96\%.\]

Vậy xác suất mắc bệnh của một người xét nghiệm có phản ứng dương tính là \(1{,}96\%\).

Câu 9:

Kết quả khảo sát tại một xã cho thấy có \(20 \%\) cư dân hút thuốc lá. Tỉ lệ cư dân thường xuyên gặp các vấn đề sức khoẻ về đường hô hấp trong số những người hút thuốc lá và không hút thuốc lá lần lượt là \(70\%\), \(15\%\).

a) Nếu ta gặp một cư dân của xã thì xác suất người đó thường xuyên gặp các vấn đề sức khoẻ về đường hô hấp là bao nhiêu?

b) Nếu ta gặp một cư dân của xã thường xuyên gặp các vấn đề sức khoẻ về đường hô hấp thì xác suất người đó có hút thuốc lá là bao nhiêu?

Image

a) Xác suất để người đó thường xuyên gặp vấn đề về sức khỏe là

\(\mathrm{P}(AB)=0{,}2\cdot0{,}7+0{,}8\cdot0{,}15=0{,}26\).

b) Nếu một người thường xuyên gặp vấn đề về sức khỏe thì xác suất người đó có hút thuốc là

\(\mathrm{P}(A\mid B)=\displaystyle\frac{\mathrm{P}(A)\cdot \mathrm{P}\left(B\mid A\right)}{\mathrm{P}(B)}=\displaystyle\frac{0{,}14}{0{,}26} \approx 0{,}54\).

Câu 10:

Có hai hộp đựng các viên bi cùng kích thước và khối lượng. Hộp thứ nhất chứa \(5\) viên bi đỏ và \(5\) viên bi xanh, hộp thứ hai chứa \(6\) viên bi đỏ và \(4\) viên bi xanh. Lấy ngẫu nhiên một viên bi từ hộp thứ nhất chuyển sang hộp thứ hai, sau đó lấy ra ngẫu nhiên một viên bi từ hộp thứ hai (giả sử viên bi được lấy ra từ hộp thứ hai là bi đỏ). Tính xác suất viên bi đỏ đó là của hộp thứ nhất.

Image

Nếu viên bi lấy ra từ hộp thứ hai là bi đỏ thì xác suất để viên bi đỏ đó là của hộp thứ nhất bằng \(\mathrm{P}(A\mid B)\).

Ta có \(\mathrm{P}(B)=\mathrm{P} (B\mid A)\cdot \mathrm{P} (A)+\mathrm{P} \left(B\mid\overline{A}\right)\cdot \mathrm{P}\left(\overline{A}\right)=\displaystyle\frac{5}{11}\cdot \displaystyle\frac{1}{2}+\displaystyle\frac{3}{5}\cdot \displaystyle\frac{1}{2}=\displaystyle\frac{29}{55}\).

Theo công thức Bayes, ta có

\[\mathrm{P}(A\mid B)=\displaystyle\frac{\mathrm{P}(B\mid A)\cdot\mathrm{P}(A)}{\mathrm{P}(B)}=\displaystyle\frac{5}{11}\cdot \displaystyle\frac{1}{2}:\displaystyle\frac{29}{55}=\displaystyle\frac{25}{58}.\]

Câu 11:

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ người bị lao phổi trong nhóm \(X\) những người mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch \({H}\) là \(15{,}2 \%\). Kết quả nghiên cứu về một số triệu chứng lâm sàng như có ho trong vòng bốn tuần, hoặc có bị sốt trong vòng bốn tuần, hoặc ra mồ hôi ban đêm từ ba tuần trở lên của nhóm \(X\) cho thấy.

a) Trong số những người mắc bệnh lao phổi, có \(93{,}2 \%\) trường hợp có ít nhất một triệu chứng;

b) Trong số những người không mắc bệnh lao phổi, có \(35{,}8 \%\) trường hợp không có triệu chứng nào.

Nếu bác sĩ gặp một bệnh nhân thuộc nhóm \(X\) và bệnh nhân đó có ít nhất một triệu chứng trên thì xác suất bệnh nhân này mắc bệnh lao phổi là bao nhiêu?

Image

Xác suất bệnh nhân mắc bệnh lao phổi (có triệu chứng) bằng \(\mathrm{P}(B\mid A)\).

Ta có

\(\mathrm{P}(B)=\mathrm{P}\left(B\mid A\right)\cdot \mathrm{P}(A)+\mathrm{P}\left(B\mid\overline{A}\right)\cdot \mathrm{P}\left(\overline{A}\right)=0{,}932\cdot 0{,}152+0{,}642\cdot 0{,}848=0{,}68608\).

Theo công thức Bayes, ta có

\(\mathrm{P}(A\mid B)=\displaystyle\frac{\mathrm{P}(A)\cdot\mathrm{P}\left(B\mid A\right)}{\mathrm{P}(B)}=\displaystyle\frac{0{,}152\cdot 0{,}932}{0{,}68608}\approx 0{,}2065\).

Câu 12:

Trong một kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, một tỉnh X có \(80 \%\) học sinh lựa chọn tổ hợp A00 (gồm các môn Toán, Vật lí, Hoá học). Biết rằng, nếu một học sinh chọn tổ hợp A00 thì xác suất để học sinh đó đỗ đại học là 0{,}6; còn nếu một học sinh không chọn tổ hợp A00 thì xác suất để học sinh đó đỗ đại học là 0{,}7. Chọn ngẫu nhiên một học sinh của tỉnh X đã tốt nghiệp trung học phổ thông trong kì thi trên. Biết rằng học sinh này đã đỗ đại học. Tính xác suất để học sinh đó chọn tổ hợp A00.

Image

Xác suất học sinh chọn tổ hợp môn A00 (đã đỗ đại học) bằng \(\mathrm{P}(A\mid B)\).

Ta có:

\[\mathrm{P}(B)=P(A) \cdot P(B \mid A)+P(\overline{A}) \cdot P(B \mid \overline{A})=0{,}8 \cdot 0{,}6+0{,}2 \cdot 0{,}7=0{,}62.\]

Theo công thức Bayes:

\(P(A \mid B)=\displaystyle\frac{P(A) \cdot P(B \mid A)}{P(B)}=\displaystyle\frac{0{,}8 \cdot 0{,}6}{0{,}62} \approx 0{,}7742.\)

Câu 13:

Trong một kho rượu có 30\% là rượu loại I. Chọn ngẫu nhiên một chai rượu đưa cho ông Tùng, một người sành rượu, để nếm thử. Biết rằng, một chai rượu loại I có xác suất 0{,}9 để ông Tùng xác nhận là loại I; một chai rượu không phải loại I có xác suất 0{,}95 để ông Tùng xác nhận đây không phải là loại I. Sau khi nếm, ông Tùng xác nhận đây là rượu loại I. Tính xác suất để chai rượu đúng là rượu loại I.

Image

Xác suất để chai rượu (đã xác nhận là loại I) đúng là rượu loại I bằng \(\mathrm{P}(A\mid B)\).

Ta có

\[\mathrm{P}(B)=0{,}9\cdot0{,}3+0{,}05\cdot0{,}7=0{,}305.\]

Áp dụng công thức Bayes:

\(P(A\mid B) = \displaystyle\frac{P(A)\cdot P(B\mid A)}{P(A)\cdot P(B\mid A) + P(\overline{A})\cdot P(B \mid \overline{A})}=\displaystyle\frac{0{,}3\cdot 0{,}9}{0{,}305}=\displaystyle\frac{54}{61}\approx 0{,}885.\)

Vậy xác suất để chai rượu mà ông Tùng xác nhận là rượu loại I đúng là rượu loại I là khoảng \(0{,}885\).

Câu 14:

Một thống kê cho thấy tỉ lệ dân số mắc bệnh hiểm nghèo Y là \(0{,}5 \%\). Bà N đi xét nghiệm bệnh hiểm nghèo Y và nhận được kết quả là âm tính. Biết rằng, nếu mắc bệnh hiểm nghèo Y thì với xác suất 0{,}94 xét nghiệm là dương tính; nếu không bị bệnh hiểm nghèo Y thì với xác suất 0{,}97 xét nghiệm là âm tính.

a) Trước khi tiến hành xét nghiệm xác suất không mắc bệnh hiểm nghèo Y của bà N là bao nhiêu?

b) Sau khi xét nghiệm cho kết quả âm tính, xác suất không mắc bệnh hiểm nghèo Y của bà N là bao nhiêu?

Image

a) Trước khi tiến hành xét nghiệm, xác suất không mắc bệnh hiểm nghèo Y của bà N là

\(\mathrm{P}(\overline{A})=1-P(A)=1-0{,}005=0{,}995.\)

b) Sau khi xét nghiệm cho kết quả âm tính, xác suất bà N không mắc bệnh Y là \(\mathrm{P}(\overline{A} \mid \overline{B})\).

Ta có

\[\mathrm{P}(\overline{B})=0{,}06\cdot0{,}005+0{,}970{,}995=0{,}96545.\]

Theo công thức Bayes ta có

\[P(\overline{A} \mid \overline{B})=\displaystyle\frac{P(\overline{A}) \cdot P(\overline{B} \mid \overline{A})}{P(\overline{B})}=\displaystyle\frac{0{,}995\cdot0{,}97}{0{,}96545} \approx 0{,}9997.\]

Vậy xác suất không mắc bệnh Y của bà N là \(99{,}97\%\).

Câu 15:

Một bộ lọc được sử dụng để chặn thư rác trong các tài khoản thư điện tử. Tuy nhiên, vì bộ lọc không tuyệt đối hoàn hảo nên một thư rác bị chặn với xác suất 0{,}95 và một thư đúng (không phải là thư rác) bị chặn với xác suất 0{,}01. Thống kê cho thấy tỉ lệ thư rác là \(3 \%\).

a) Chọn ngẫu nhiên một thư bị chặn. Tính xác suất để đó là thư rác.

b) Chọn ngẫu nhiên một thư không bị chặn. Tính xác suất để đó là thư đúng.

c) Trong số các thư bị chặn, có bao nhiêu phần trăm là thư đúng? Trong số các thư không bị chặn, có bao nhiêu phần trăm là thư rác?

Image

a) Xác suất để một thư bị chặn là thư rác là \(P(A\mid B)\). Theo công thức Bayes:

\[P(A\mid B) = \displaystyle\frac{P(A)\cdot P(B\mid A)}{P(B)}=\displaystyle\frac{0{,}03\cdot 0{,}95}{0{,}03\cdot 0{,}95+0{,}97\cdot 0{,}01}=\displaystyle\frac{285}{382}\approx 0{,}746.\]

b) Xác suất để một thư không bị chạn là thư đúng là \(P(\overline{A}\mid \overline{B})\). Theo công thức Bayes:

\(P(\overline{A}\mid \overline{B}) = \displaystyle\frac{P(\overline{A})\cdot P(\overline{B}\mid \overline{A})}{P(\overline{A})}==\displaystyle\frac{0{,}97\cdot 0{,}99}{0{,}97\cdot 0{,}99+0{,}03\cdot 0{,}05}=\displaystyle\frac{3201}{3206}\approx 0{,}998.\)

c) Trong số các thư bị chặn, có \(74{,}6 \%\) là thư rác, có \(25{,}4 \%\) là thư đúng.

Trong số các thư không bị chặn, có \(0{,}2 \%\) là thư rác, có \(99{,}8 \%\) là thư đúng.

Câu 16:

Có hai đội thi đấu môn Bắn súng. Đội I có 5 vận động viên, đội II có 7 vận động viên. Xác suất đạt huy chương vàng của mỗi vận động viên đội I và đội II tương ứng là \(0{,}65\) và \(0{,}55\). Chọn ngẫu nhiên một vận động viên.

a) Tính xác suất để vận động viên này đạt huy chương vàng;

b) Giả sử vận động viên được chọn đạt huy chương vàng. Tính xác suất để vận động viên này thuộc đội I.

Image

a) Xác suất để vận động viên chọn ngẫu nhiên đạt HCV là

\[P(B)=P(A)\cdot P(B \mid A)+P(\overline{A}) \cdot P(B \mid \overline{A})=\displaystyle\frac{5}{12}\cdot 0{,}65+\displaystyle\frac{7}{12}\cdot 0{,}55=\displaystyle\frac{71}{120}\approx 0{,}59.\]

b) Xác suất để vận động viên (đã đạt HCV) thuộc đội I là \(P(A\mid B)\). Theo công thức Bayes ta có

\(P(A\mid B) = \displaystyle\frac{P(A) \cdot P(B\mid A)}{P(B)}=\displaystyle\frac{5}{12}\cdot 0{,}65:\displaystyle\frac{71}{120}=\displaystyle\frac{65}{142}\approx 0{,}46.\)

Câu 17:

Giả sử có khoảng \(40 \%\) thư điện tử (email) gửi đến một địa chỉ là thư rác. Người ta sử dụng một thuật toán để phân loại thư rác, biết rằng thuật toán này có thể phân loại đến \(99 \%\) thư rác và tỉ lệ sai sót khi phân loại thư bình thường thành thư rác là \(5 \%\). Tính xác suất một thư điện tử là thư bình thường nếu thư này đã được phân loại đúng.

Image

Xác suất một thư (đã lọc đúng) là thư bình thường là \(P(\overline{A}\mid B)\).

Ta có

\(\begin{aligned}\mathrm{P}(B)&=\mathrm{P}(B\mid A) \cdot \mathrm{P}(A)+\mathrm{P}(B\mid \overline{A}) \cdot \mathrm{P}(\overline{A}) \\&=0{,}99 \cdot 0{,}4+0{,}95 \cdot 0{,}6=0{,}97.\end{aligned}\)

Áp dụng định lý Bayes:

\[\mathrm{P}(\overline{A}\mid B)=\displaystyle\frac{\mathrm{P}(B\mid \overline{A}) \cdot \mathrm{P}(\overline{A})}{\mathrm{P}(B)}=\displaystyle\frac{0{,}95 \cdot 0{,}6}{0{,}97}= \displaystyle\frac{57}{97}.\]

Câu 18:

Bạn Nam tham gia một gian hàng trò chơi dân gian trong hội xuân của trường. Trò chơi có hai lượt chơi. Xác suất để Nam thắng ở lượt chơi thứ nhất là \(0{,}6\). Nếu Nam thắng ở lượt chơi thứ nhất thì xác suất Nam thắng ở lượt chơi thứ hai là \(0{,}8\). Ngược lại, nếu Nam thua ở lượt chơi thứ nhất thì xác suất Nam thắng ở lượt chơi thứ hai là \(0{,}3\). Biết Nam đã thắng ở lượt chơi thứ hai, tính xác suất Nam thắng ở lượt chơi thứ nhất.

Image

Xác suất Nam thắng ở lượt chơi thứ nhất sau khi đã thẳng ở lượt chơi thứ hai là

\[\mathrm{P}(A\mid B)=\displaystyle\frac{\mathrm{P}(B\mid A) \cdot \mathrm{P}(A)}{\mathrm{P}(B)}=\displaystyle\frac{0{,}8\cdot0{,}6}{0{,}8\cdot0{,}6+0{,}3\cdot0{,}4}=0{,}8.\]

Câu 19:

Trong một kì sát hạch lái xe có \(65 \%\) thí sinh nam. Biết rằng \(80 \%\) thí sinh nam và \(70\% \) thí sinh nữ đỗ kì sát hạch này.

a) Tính tỉ lệ thí sinh đỗ kì sát hạch này.

b) Chọn ngẫu nhiên một thí sinh đã đỗ kì sát hạch. Tính xác suất thí sinh đó là nữ.

Image

a) Xác suất thí sinh đậu là

\[\mathrm{P}(B)=0{,}8\cdot0{,}65+0{,}7\cdot0{,}35=0{,}765.\]

b) Xác suất để thí sinh đã đậu là nữ là

\[\mathrm{P}(\overline{A}\mid B)=\displaystyle\frac{\mathrm{P}(B\mid \overline{A})\cdot\mathrm{P}(\overline{A})}{\mathrm{P}(B)}=\displaystyle\frac{0{,}7\cdot 0{,}35}{0{,}765}\approx 0{,}32.\]

Câu 20:

Tỉ lệ người dân đã tiêm vắc xin phòng bệnh A ở một địa phương là \(65\%\). Trong số những người đã tiêm phòng, tỉ lệ mắc bệnh A là \(5\%\) còn trong số những người chưa tiêm, tỉ lệ mắc bệnh A là \(17\%\). Gặp ngẫu nhiên một người ở địa phương đó.

a) Tính xác suất người đó mắc bệnh A.

b) Biết rằng người đó mắc bệnh A. Tính xác suất người đó không tiêm vắc xin phòng bệnh A.

Image

a) Xác suất người dân mắc bệnh A là

\[\mathrm{P}(B)=0{,}05\cdot0{,}65+0{,}17\cdot0{,}35=0{,}092.\]

b) Xác suất người dân đã mắc bệnh A mà không tiêm vắc xin là

\[\mathrm{P}(\overline{A}\mid B)=\displaystyle\frac{\mathrm{P}(B\mid \overline{A})\cdot\mathrm{P}(\overline{A})}{\mathrm{P}(B)}=\displaystyle\frac{0{,}17\cdot 0{,}35}{0{,}092}\approx 0{,}647.\]

Câu 21:

Có hai chiếc hộp, hộp I có \(5\) viên bi màu trắng và \(5\) viên bi màu đen; hộp II có \(6\) viên bi màu trắng và \(4\) viên bi màu đen. Các viên bi có cùng kích thước và khối lượng. Lấy ngẫu nhiên đồng thời hai viên bi từ hộp I bỏ sang hộp II. Sau đó lấy ngẫu nhiên một viên bi từ hộp II.

a) Tính xác suất để viên bi được lấy ra là viên bi màu trắng.

b) Giả sử viên bi được lấy ra là viên bi màu trắng. Tính xác suất viên bi màu trắng đó thuộc hộp I.

Image

a) Xác suất lấy được viên bi trắng là

\[\mathrm{P}(\text{Bi trắng})=\displaystyle\frac{8}{12}\cdot \displaystyle\frac{2}{9}+\displaystyle\frac{7}{12}\cdot \displaystyle\frac{5}{9}+\displaystyle\frac{6}{12}\cdot \displaystyle\frac{2}{9}=\displaystyle\frac{7}{12}.\]

b) Xác suất để viên bi trắng (đã được lấy ra) thuộc hộp I là

\[\mathrm{P}(\text{Hộp I}\mid \text{Bi trắng})=\left(\displaystyle\frac{8}{12}\cdot \displaystyle\frac{2}{9}+\displaystyle\frac{7}{12}\cdot \displaystyle\frac{5}{9}\right):\displaystyle\frac{7}{12}=\displaystyle\frac{17}{21}.\]

Câu 22:

Một loại linh kiện do hai nhà máy số I, số II cùng sản xuất. Tỉ lệ phế phẩm của các nhà máy I, II lần lượt là \(4\%\); \(3\%\). Trong một lô linh kiện để lẫn lộn \(80\) sản phẩm của nhà máy số I và \(120\) sản phẩm của nhà máy số II. Một khách hàng lấy ngẫu nhiên một linh liện từ lô hàng đó.

a) Tính xác suất để linh kiện được lấy ra là linh kiện tốt.

b) Giả sử linh kiện được lấy ra là linh kiện phế phẩm. Xác suất linh kiện đó do nhà máy nào sản xuất là cao nhất?

Image

a) Xác suất lấy được linh kiện tốt là

\[\mathrm{P}(B)=0{,}96\cdot\displaystyle\frac{80}{120}+0{,}97\cdot\displaystyle\frac{120}{200}=0{,}966.\]

b) Xác suất lấy được linh kiện phế phẩm là

\[\mathrm{P}(\overline{B})=1-0{,}966=0{,}034.\]

Xác suất lấy được linh kiện phế phẩm thuộc nhà máy số I:

\[\mathrm{P}(A\mid \overline{B})=\displaystyle\frac{0{,}04\cdot\displaystyle\frac{80}{200}}{0{,}034}=\displaystyle\frac{8}{17}.\]

Xác suất lấy được linh kiện phế phẩm thuộc nhà máy số II:

\[\mathrm{P}(\overline{A}\mid \overline{B})=\displaystyle\frac{0{,}03\cdot\displaystyle\frac{120}{200}}{0{,}034}=\displaystyle\frac{9}{17}.\]

Vậy với điều kiện linh kiện lấy ra là linh kiện phế phẩm thì xác suất linh kiện đó do nhà máy II sản xuất là cao nhất.

Câu 23:

Năm \(2001\), cộng đồng châu Âu có làm một đợt kiểm tra rất rộng rãi các con bò để phát hiện những con bị bệnh bò điên. Không có xét nghiệm nào cho kết quả chính xác \(100 \%\). Một loại xét nghiệm, mà ở đây ta gọi là xét nghiệm \(A\) cho kết quả như sau: khi con bò bị bệnh bò điên thì xác suất để có phản ứng dương tính trong xét nghiệm A là \(70 \%\) còn khi con bò không bị bệnh thì xác suất để có phản ứng dương tính trong xét nghiệm \(A\) là \(10 \%\). Biết rằng tỉ lệ bò bị mắc bệnh bò điên ở Hà Lan là \(13\) con trên \(1~000~000\) con. Hỏi khi một con bò ở Hà Lan có phản ứng dương tính với xét nghiệm \(A\) thì xác suất để nó bị mắc bệnh bò điên là bao nhiêu?

Image

Nếu con bò có xét nghiệm dương tính thì xác suất nó bị bệnh là

\[\mathrm{P}(A\mid B)=\displaystyle\frac{0{,}7 \cdot 0{,}000013}{0{,}7 \cdot 0{,}000013+0{,}1 \cdot 0{,}999987}\approx 0{,}009\%.\]

Câu 24:

Ở một khu rừng nọ có 7 chú lùn, trong đó có 4 chú luôn nói thật, 3 chú còn lại nói thật với xác suất 0,5. Bạn Tuyết gặp ngẫu nhiên một chú lùn. Gọi \(A\) là biến cố “Chú lùn đó luôn nói thật” và \(B\) là biến cố “Chú lùn đó tự nhận mình luôn nói thật”.

a) Tính xác suất của các biến cố \(A\) và \(B\).

b) Biết rằng chú lùn mà bạn Tuyết gặp tự nhận mình là người luôn nói thật. Tính xác suất để

chú lùn đó luôn nói thật.

Image

a) Vì biến cố \(A\) chỉ xảy ra khi bạn Tuyết gặp đúng chú lùn luôn nói thật nên \(\mathrm{P}(A)=1\cdot \displaystyle\frac{4}{7}=\displaystyle\frac{4}{7}\).

Còn biến cố \(B\) xảy ra khi bạn Tuyết gặp bất kì chú lùn nào. Do đó

\[\mathrm{P}(B)=1\cdot\displaystyle\frac{4}{7}+0{,}5\cdot\displaystyle\frac{3}{7}=\displaystyle\frac{11}{14}\approx 0{,}79.\]

b) Nếu chú lùn mà bạn Tuyết gặp tự nhận mình là người nói thật (B xảy ra) thì xác suất để người đó là chú lùn nói thật là

\[\mathrm{P}(A\mid B)=1\cdot\displaystyle\frac{4}{7}:\displaystyle\frac{11}{14}=\displaystyle\frac{8}{11}\approx0{,}73.\]