Chuyên đề 8. QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN

 

 

Bài 1. HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC

Mục lục

Dạng 1. Tính góc giữa hai đường thẳng

Dạng 2. Tính tích vô hướng của hai véctơ


 

 

Dạng 1. Tính góc giữa hai đường thẳng

Ví dụ 1/5

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\). Góc giữa \(A'C'\) và \(D'C\) là

Ta có \(A'C'\parallel AC\) nên

\(\left(A'C',D'C\right)=\left( D'C,AC \right).\)

Dễ thấy tam giác \(ACD'\) là tam giác đều nên \(\widehat{D'CA}=60^\circ\), do đó

\begin{align*}\left(A'C',D'C\right)=\left( D'C,AC \right)=60^\circ.\end{align*}

Ví dụ 2/5

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), tam giác \(SAD\) đều. Góc giữa \(BC\) và \(SA\) bằng

Ta có \(AD\parallel BC\) nên \((\widehat{BC,SA})=(\widehat{SA,AD})=\widehat{SAD}=60^{\circ}\).

Ví dụ 3/5

Cho lăng trụ tam giác đều \(ABC.A'B'C'\) có tất cả các cạnh bằng nhau. Gọi \(\varphi\) là góc hợp bởi hai đường thẳng \(A'B\) và \(AC\). Tính \(\cos\varphi\).

Do \(A'C'\parallel AC\) nên \((AC,A'B)=(A'C',A'B)=\widehat{BA'C'}\). Đặt \(AB=a\).

Xét \(\triangle BA'C'\), có \(A'B=BC'=a\sqrt{2}\), \(A'C'=a\). Suy ra

\(\cos\varphi=\displaystyle\frac{A'B^2+A'C'^2-BC'^2}{2A'B\cdot A'C'}=\displaystyle\frac{a^2}{2\cdot a\sqrt{2}\cdot a}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{4}.\)

Ví dụ 4/5

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) tâm \(O\). Góc giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(DC'\) bằng

Do \(AB\parallel CD\) nên góc giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(DC'\) cũng là góc giữa \(CD\) và \(DC'\).

Do \(\triangle CDC'\) vuông cân tại \(C\) nên \(\widehat{CDC'}=45^\circ\).

Vậy góc giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(DC'\) là \(\widehat{CDC'}=45^\circ\).

Ví dụ 5/5

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) (tham khảo hình vẽ bên). Góc giữa hai đường thẳng \(AC\) và \(A'D\) bằng

Ta có: \(AC\parallel A'C' \Rightarrow \left(AC,A'D\right)=\left(A'C',A'D\right)\).

Mặt khác: \(A'C'=A'D=DC'=a\sqrt{2}\) nên suy ra \(\triangle A'DC'\) đều.

Do đó \(\left(A'C',A'D\right)=60^{\circ}\).

 

 

Dạng 2. Tính tích vô hướng của hai véctơ

Ví dụ 1/5

Cho hình lập phương \(ABCD.EFGH\). Góc giữa cặp véc-tơ \(\overrightarrow{AF}\) và \(\overrightarrow{GE}\) bằng

Ta có \(\overrightarrow{GE}=\overrightarrow{CA}\) nên

\(\left(\overrightarrow{AF},\overrightarrow{GE}\right)=\left(\overrightarrow{AF},\overrightarrow{CA}\right)\) \(=180^{\circ}-\left(\overrightarrow{AF},\overrightarrow{AC}\right)=180^{\circ}-\widehat{FAC}.\)

Tam giác \(FAC\) đều nên \(\widehat{FAC}=60^\circ\).

Vậy \(\left(\overrightarrow{AF},\overrightarrow{GE}\right)=180^\circ-60^\circ=120^\circ\).

Ví dụ 2/5

Cho tứ diện đều \(ABCD\). Hỏi số đo góc giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(CD\) bằng bao nhiêu?

\(\overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{CD}=\overrightarrow{AB}\cdot(\overrightarrow{AD}-\overrightarrow{AC})\)

\(=\overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{AD} - \overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{AC} = AB\cdot AD\cdot\cos60^{\circ} -AB\cdot AC\cdot\cos60^{\circ} = 0\)

\(\Rightarrow \overrightarrow{AB}\perp \overrightarrow{CD} \Leftrightarrow\) góc giữa \(AB\) và \(CD\) bằng \(90^{\circ}\).

Ví dụ 3/5

Cho tứ diện đều \(ABCD\). Tính góc giữa hai véc-tơ \(\overrightarrow{BA}\) và \(\overrightarrow{AC}\).

Ta có \(\left(\overrightarrow{BA},\overrightarrow{AC}\right)=180^\circ - \left(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right)\) \(=180^\circ-\widehat{BAC}=180^\circ-60^\circ=120^\circ\).

Ví dụ 4/5

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\). Hãy xác định góc giữa cặp véc-tơ \(\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{C'A'}\)?

Gọi \(E\) là điểm thứ tư của hình bình hành \(BACE\).

Khi đó ta có \(\left(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{C'A'}\right) =\left(\overrightarrow{CE},\overrightarrow{CA}\right)=\widehat{ACE}\) \(=\widehat{ACB}+\widehat{BCE}=45^\circ+90^\circ=135^\circ.\)

Ví dụ 5/5

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\). Góc giữa \(\overrightarrow{AC}\) và \(\overrightarrow{B'D'}\) bằng

Ta có \(\overrightarrow{AC}\cdot\overrightarrow{B'D'}=\overrightarrow{AC}\cdot\overrightarrow{BD}=0\) vì \(ABCD\) là hình vuông nên \(AC\perp BD\).

Vậy \(\left(\overrightarrow{AC},\overrightarrow{B'D'}\right)=90^{\circ}\).

 

 

Bài 2. ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC VỚI MẶT PHẲNG

Mục lục

Dạng 1. Câu hỏi lý thuyết

Dạng 2. Chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Dạng 3. Chứng minh hai đường thẳng vuông góc


 

 

Dạng 1. Câu hỏi lý thuyết

Ví dụ 1/5

Trong không gian cho đường thẳng \(\Delta\) và điểm \(I\). Có bao nhiêu mặt phẳng chứa điểm \(I\) và vuông góc với \(\Delta\)?

Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước (Tính chất 1 - SGK - Bài 3. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng).

Ví dụ 2/5

Biết rằng đường thẳng \(\Delta\) vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mặt phẳng \((P)\). Nhận định nào sau đây là đúng?

Theo dấu hiệu nhận biết đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, ta có \(\Delta \perp (P)\), từ đó suy ra \(\Delta\) vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng \((P)\).

Ví dụ 3/5

Trong không gian cho đường thẳng \(\Delta\) không nằm trong mặt phẳng \((P)\). Đường thẳng \(\Delta\) được gọi là vuông góc với mặt phẳng \((P)\) nếu

Theo định nghĩa đường thẳng vuông góc với mặt phẳng ta có \\

Đường thẳng \(\Delta\) được gọi là vuông góc với mặt phẳng \((P)\) nếu \(\Delta\) vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong \((P)\).

Ví dụ 4/5

Cho hai đường thẳng \(a\), \(b\) và mặt phẳng \((P)\). Chỉ ra mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau.

Nếu \(a\parallel (P)\) và \(b\perp a\) thì \(\hoac{b\parallel (P)\\b\perp (P)\\b\subset (P).}\)\\

Nếu \(a\perp (P)\) và \(b\perp a\) thì \(\hoac{b\parallel (P)\\b\subset (P).}\)\\

Mệnh đề đúng là \lq\lq Nếu \(a\parallel (P)\) và \(b\perp (P)\) thì \(a\perp b\) \rq\rq.

Ví dụ 5/5

Tập hợp các điểm \(M\) trong không gian cách đều hai điểm \(A\) và \(B\) là tập hợp nào sau đây?

Tập hợp các điểm \(M\) trong không gian cách đều hai điểm \(A\) và \(B\) là mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\).

 

 

Dạng 2. Chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Ví dụ 1/5

Cho hình chóp \( S.ABCD \) có đáy \( ABCD \) là hình thang vuông tại \( A \) và \( D \), có \( AD=CD=a \), \( AB=2a \), \( SA\perp (ABCD) \), \( E \) là trung điểm của \( AB \). Mệnh đề nào sau đây đúng?

Ta có \(\begin{cases}DA\perp AB\\DA\perp SA\end{cases}\) suy ra \(DA\perp (SAB)\).

Xét tứ giác \( AECD \) có \(\begin{cases}AE=DC=a\\AE\parallel DC \end{cases}\) suy ra \(AECD\) là hình bình hành.

Do đó \( CE\parallel DA \). Mà \( DA\perp (SAB) \) nên \( CE\perp (SAB) \).

Ví dụ 2/5

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\). Đường thẳng \(A'C\) vuông góc với mặt phẳng

Ta có \(AA'\perp (A'B'C'D')\) nên \(AA' \perp B'D'\).

Kết hợp với \(A'C'\perp B'D'\) (do \(A'B'C'D'\) là hình vuông) ta được \(B'D'\perp (ACC'A')\).

Suy ra \(A'C\perp B'D'\). Tương tự \(A'C\perp B'A\).

Do đó \(A'C\perp (AB'D')\).

Ví dụ 3/5

Cho tứ diện đều \(ABCD\). Gọi \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\). Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau.

Vì \(ABCD\) là tứ diện đều nên các mặt của nó đều là tam giác đều. Khi đó \(G\) cũng là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\).

Theo tính chất của hình chóp đều thì \(DG \perp (ABC)\).

Ví dụ 4/5

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật, cạnh bên \(SA\) vuông góc với \((ABCD)\). Gọi \(AH\), \(AK\) lần lượt là đường cao cho các tam giác \(SAB\), \(SAD\). Mặt phẳng \((AHK)\) vuông góc với đường thẳng

Do \(SA\perp (ABCD)\) nên \(SA\perp BC\) và \(SA\perp CD\).

Do \(ABCD\) là hình vuông nên \(AB\perp BC\) và \(AD\perp DC\).

Ta có \(\begin{cases}SA\perp BC\\ BC\perp AB\end{cases}\) nên \(BC\perp (SAB)\), suy ra \(BC\perp AH\).

Từ đó \(\begin{cases}AH\perp SB\\ AH\perp BC\end{cases}\) nên \(AH\perp (SBC)\), suy ra \(AH\perp SC\).

Tương tự \(CD\perp (SCD) \Rightarrow AK\perp (SCD) \Rightarrow AK\perp SC\).\\

Do \(\begin{cases}SC\perp AH\\ SC\perp AK\end{cases}\) nên \(SC\perp (AHK)\).

Ví dụ 5/5

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy\( ABCD\) là hình thoi tâm \(O\). Biết \(SA = SC\) và \(SB = SD\). Khẳng định nào sau đây sai?

Theo giả thiết \(AC,BD, SO\) đôi một vuông góc, do đó \(SO\perp (ABCD), BD \perp ( SAC), AC \perp ( SBD)\), do \(AB\) có thể không vuông góc với \(BC\) nên \(AB \perp ( SBC)\) là sai.

 

 

Dạng 3. Chứng minh hai đường thẳng vuông góc

Ví dụ 1/5

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA\perp (ABC)\) và đáy \(ABC\) là tam giác cân ở \(C\). Gọi \(H\) và \(K\) lần lượt là trung điểm của \(AB\) và \(SB\). Khẳng định nào sau đây sai?

Vì \(SA\perp (ABC)\) nên \(SA\perp CH\).

Vì \(HK\parallel SA\) và \(SA\perp (ABC)\) nên \(HK\perp (ABC)\).

Suy ra \(HK\perp BC\).

Vì \(CH\perp AB\) và \(CH\perp SA\) nên \(CH\perp SB\).

\(AK\) không vuông góc với \(SB\).

Ví dụ 2/5

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA\perp (ABC)\) và \(\triangle ABC\) vuông ở \(C\), \(AH\) là đường cao của \(\triangle SAC\). Khẳng định nào sau đây đúng?

Vì \(SA\perp (ABC)\) nên \(BC\perp SA\), kết hợp với \(BC\perp AC\) suy ra \(BC\perp (SAC)\), do đó \(BC\perp AH\).

Ví dụ 3/5

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\). Hình chiếu vuông góc \(S\) trên mặt phẳng \((ABCD)\) trùng với trung điểm \(H\) của cạnh \(AB\). Biết tam giác \(SAB\) là tam giác đều. \(M\) và \(N\) lần lượt là trung điểm \(BC\) và \(CD\). Tìm khẳng định sai?

Theo bài ra ta có \(SH\perp (ABCD)\Rightarrow SH \perp BC\).

Mặt khác \(BC\perp AB\) (vì \(ABCD\) là hình vuông) \(\Rightarrow BC\perp (SAB)\Rightarrow BC\perp SA\).

Gọi \(I\) là giao điểm của \(AN\) và \(DM\).

Dễ thấy \(\triangle ADN=\triangle DCN\) (c.g.c) nên \(\widehat{AND}=\widehat{DMC}\), \(\widehat{NAD}=\widehat{MDC}\), do đo \(\widehat{AND}+\widehat{IDC}=90^\circ\Rightarrow \widehat{DIN}=90^\circ\) hay \(AN\perp DM\) \((1)\).

Lại có \(HA=CN\) và \(HA\parallel CN\Rightarrow AHCN\) là hình bìn hành, do đó \(HC\parallel AN\).

Từ \((1)\) suy ra \(DM\perp HC\Rightarrow DM\perp (SHC)\) nên \(DM\perp SC\).

Ví dụ 4/5

Cho hình chóp \( S.ABCD \) trong đó \( ABCD \) là hình chữ nhật, biết rằng \( SA\perp (ABCD) \). Tam giác nào sau đây không phải là tam giác vuông?

\(\bullet\,\) Ta có \(\begin{cases}BC\perp AB\\BC\perp SA\end{cases}\) suy ra \(BC\perp (SAB)\).

Mà \( SB\subset (SAB) \) nên \( BC \perp SB\).

Do đó \( \triangle SBC \) vuông tại \( B \).

\(\bullet\,\) Ta có \(\begin{cases}CD\perp AD\\CD\perp SA\end{cases}\) suy ra \(CD\perp (SAD)\).

Mà \( SD\subset (SAD) \) nên \( CD \perp SD\).

Do đó \( \triangle SCD \) vuông tại \( D \).

\(\bullet\,\) Ta có \(\begin{cases}SA\perp (ABCD)\\AB\subset (ABCD)\end{cases}\) suy ra \(SA\perp AB\).

Do đó \( \triangle SAB \) vuông tại \( A \).

Ví dụ 5/5

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy là tam giác \(ABC\) cân tại \(B\). Cạnh bên \(SA\) vuông góc với đáy, gọi \(M\), \(N\) lần lượt là trung điểm của các cạnh \(SC\) và \(AC\). Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

\(MN\) là đường trung bình của \(\triangle SAC\) nên \(MN\parallel SA\).

Mà \(SA\perp (ABC)\) nên \(MN\perp (ABC)\Rightarrow MN\perp BC\).

\(\triangle ABC\) cân tại \(B\) nên trung tuyến \(BN\) cũng là đường cao nên \(BN\perp AC\).

Do đó \(\begin{cases}BN\perp AC\\BN\perp SA\end{cases}\Rightarrow BN\perp (SAC)\Rightarrow BN\perp AM\).

Mặt khác \(\begin{cases}AC\perp MN\\AC\perp BN\end{cases}\Rightarrow AC\perp (BMN)\Rightarrow AC\perp BM\).

Vậy \(AM\perp SB\) là sai.

 

 

Bài 3. HAI MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC

Mục lục

Dạng 1. Câu hỏi lý thuyết

Dạng 2. Chứng minh hai mặt phẳng vuông góc

Dạng 3. Tính góc giữa hai mặt phẳng


 

 

Dạng 1. Câu hỏi lý thuyết

Ví dụ 1/5

Trong không gian cho điểm \(A\) và mặt phẳng \((P)\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Có vô số mặt phẳng chứa \(A\) và vuông góc với \((P)\).

Ví dụ 2/5

Cho hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) song song với nhau và một điểm \(M\) không thuộc \((P)\) và \((Q)\). Qua \(M\) có bao nhiêu mặt phẳng vuông góc với \((P)\) và \((Q)\).

Gọi \(d\) là đường thẳng chứa \(M\) và vuông góc với mặt phẳng \((P)\). Lúc đó mọi mặt phẳng chứa \(d\) đều thoả mãn yêu cầu bài toán.

Ví dụ 3/5

Xét các mệnh đề sau, mệnh đề nào là mệnh đề đúng?

Chỉ có mệnh đề: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song với nhau là đúng. Các mệnh đề còn lại là sai.

Ví dụ 4/5

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song hoặc cắt nhau hoặc chéo nhau.

Do vây mệnh đề: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau là sai.

Ví dụ 5/5

Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng?

Theo định lí ta có mệnh đề \lq\lq Cho đường thẳng \(a\) vuông góc với mặt phẳng \((P)\), mọi mặt phẳng \((Q)\) chứa \(a\) thì \((Q)\perp (P)\)\rq\rq là mệnh đề đúng.

 

 

Dạng 2. Chứng minh hai mặt phẳng vuông góc

Ví dụ 1/5

Cho hình chóp tứ giác đều \( S.ABCD \) có \( O \) là giao điểm của \( AC \) và \( BD \), cạnh bên và cạnh đáy đều bằng \( a \). Khẳng định nào sau đây đúng?

Ta có \(SO\perp ( ABCD ),SO\subset ( SAC )\) nên \(( SAC )\perp ( ABCD )\).

Ví dụ 2/5

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình thoi tâm \(I\), cạnh bên \(SA\) vuông góc với đáy. Gọi \(H,K\) là hình chiếu của \(A\) lên \(SC\) và \(SD\). Khẳng định nào sau đây đúng?

\(BD \perp AC ; BD \perp SA \Rightarrow BD \perp (SAC)\) \(\Rightarrow (SAC)\perp (SBD).\)

Ví dụ 3/5

Cho hình chóp \( S.ABCD \) có đáy \( ABCD \) là hình chữ nhật và \( SA\perp (ABCD) \). Khi đó, mặt phẳng \( (SCD) \) vuông góc với mặt phẳng nào sau đây

Theo giả thiết ta có:

\(\begin{cases}AB\perp AD\\AC\perp SA\end{cases}\Rightarrow AB\perp (SAD)\).

Lại có \( CD\parallel AB \Rightarrow CD\perp (SAD)\Rightarrow (SCD)\perp (SAD) \).

Ví dụ 4/5

Cho hình lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(B\), với \(AB =a \sqrt{3}, BC=a\). Góc giữa \((AB'C')\) và \((A'B'C')\) bằng \(45^\circ\). Cặp mặt phẳng nào sau đây không vuông góc với nhau?

\(\bullet\,\) Do \(C'B' \perp (ABB'A') \Rightarrow (BB'C'C) \perp (AA'B'B).\)

\(\bullet\,\) Dễ thấy góc giữa \((AB'C')\) và \((A'B'C')\) bằng \(\widehat {AB'A'} =45^\circ \Rightarrow \triangle AA'B'\) vuông cân tại \(A' \Rightarrow AA'= A'B'= a\sqrt{3} \Rightarrow\) tứ giác \(ABB'A'\) là hình vuông.

Do \( \begin{cases} A'B \perp AB'\\ A'B \perp B'C'\end{cases}\Rightarrow A'B \perp (AB'C') \Rightarrow (A'BC) \perp (AB'C'). \)

\(\bullet\,\) Do \(C'B' \perp (ABB'A') \Rightarrow (AB'C') \perp (ABB'A').\)

Ví dụ 5/5

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có các cạnh bên và cạnh đáy đều bằng \(a\). Gọi \(M\) là trung điểm \(SA\). Mặt phẳng \(\left( MBD \right)\) vuông góc với mặt phẳng nào dưới đây?

Ta có \(\triangle SAB\) đều, \(M\) là trung điểm của \(SA\) nên \(BM \perp SA \quad (1)\).

\(\triangle SAD\) đều, \(M\) là trung điểm của \(SA\) nên \(DM \perp SA \quad (2)\).

Từ \((1)\) và \((2)\), suy ra \(SA \perp (MBD)\).

Mà \(SA \subset (SAC)\) nên \((SAC) \perp (MBD)\).

 

 

Dạng 3. Tính góc giữa hai mặt phẳng

Ví dụ 1/5

Cho tứ diện \(OABC\) có \(OA\), \(OB\), \(OC\) đôi một vuông góc và \(OB=OC=a\sqrt{6}\), \(OA=a\). Tính góc giữa hai mặt phẳng \((ABC)\) và \((OBC)\).

Gọi \(M\) là trung điểm \(BC\), từ \(OB=OC=a\sqrt{6}\), ta có \(OM\perp BC\).

Từ \(OA\perp OB\) và \(OA\perp OC\Rightarrow OA\perp (OBC)\Rightarrow OA\perp BC\).

Từ \(\begin{cases}OA\perp BC\\OM\perp BC\end{cases}\Rightarrow BC\perp (OAM)\).

Từ đây suy ra góc giữa hai mặt phẳng \((ABC)\) và \((OBC)\) bằng góc giữa hai đường thẳng \(AM\), \(OM\) và bằng góc \(\widehat{OMA}\).

Ta có \(OM=\displaystyle\frac{1}{2}BC=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot a\sqrt{6}\cdot\sqrt{2}=a\sqrt{3}\).

Xét tam giác \(OAM\) vuông tại \(O\), ta có \(\tan\widehat{OMA}=\displaystyle\frac{OA}{OM}=\displaystyle\frac{a}{a\sqrt{3}}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}\Rightarrow \widehat{OMA}=30^\circ\).

Vậy, góc giữa hai mặt phẳng \((ABC)\) và \((OBC)\) bằng \(30^\circ\).

Ví dụ 2/5

Cho hình lập phương \(ABCD. A'B'C'D'\) có cạnh \(a\). Góc giữa hai mặt phẳng \((A'B'CD)\) và \((ACC'A')\) bằng

Gọi \(\alpha\) là góc giữa hai mặt phẳng \((A'B'CD)\) và \((ACC'A')\).

Ta có \(\begin{cases} B'D'\perp A'C' \\ B'D'\perp AA'\end{cases}\Rightarrow B'D'\perp (ACC'A')\); \(\begin{cases} AD'\perp A'D \\ AD'\perp CD\end{cases}\Rightarrow AD'\perp (A'B'CD)\).

Suy ra góc giữa hai mặt phẳng \((A'B'CD)\) và \((ACC'A')\) chính là góc giữa \(AD'\) và \(B'D'\).

Xét tam giác \(AD'B'\) có \(AD'=B'D'=B'A= a\sqrt{2}\).

Suy ra tam giác \(AD'B'\) là tam giác đều. Vậy \(\alpha =60^\circ\).

Ví dụ 3/5

Cho hình lập phương \(ABCD. A'B'C'D'\) có cạnh bằng \(a\). Số đo của góc giữa \((BA'C)\) và \((DA'C)\) là

Ta có \(A'D'\perp (ABB'A')\) nên \(A'D'\perp AB'\) mà \(AB' \perp A'B'\) nên \(AB' \perp (BA'D'C)\).

Tương tự \(AD'\perp (DA'B'C)\).

Do đó \(\left( (BA'D'C), (DA'B'C)\right)=(AB',AD')\).

Mặt khác ta có \(AD'=AB'=B'D'=a\sqrt{2}\) nên tam giác \(AB'D'\) là tam giác đều.

Vậy góc giữa hai mặt phẳng \((BA'C)\) và \((DA'C)\) bằng \(60^\circ\).

Ví dụ 4/5

Cho hình chóp tứ giác đều \( S.ABCD \) có \( O \) là giao điểm của \( AC \) và \( BD \), cạnh bên và cạnh đáy đều bằng \( a \). Góc giữa hai mặt phẳng \( (SAC) \) và \( (SBD) \) bằng:

\(( SAC )\perp ( SBD )\) do \(BD\perp ( SAC )\).

Ví dụ 5/5

Cho hình chóp \(S.ABC\) có cạnh \(SA\) vuông góc với mặt phẳng \((ABC),\) biết \(AB=AC=a,\) \(BC=a\sqrt{3}.\) Tính góc giữa hai mặt phẳng \((SAB)\) và \((SAC)\)?

Ta có \(\begin{cases}(SAB)\cap (SAC)=SA\\(ABC)\perp SA\\(ABC)\cap (SAB)=AB\\(ABC)\cap (SAC)=AC.\end{cases}\)

Suy ra góc giữa hai mặt phẳng \((SAB)\) và \((SAC)\) bằng góc giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(AC.\)

Xét tam giác \(ABC\Rightarrow \cos BAC=\displaystyle\frac{AB^2+AC^2-BC^2}{2\cdot AB\cdot AC}\) \(=\displaystyle\frac{a^2+a^2-3a^2}{2\cdot a\cdot a}=-\displaystyle\frac{1}{2}\Rightarrow\widehat{BAC}=120^\circ.\)

Khi đó, góc gữa hai đường thẳng \(AB\) và \(AC\) bằng \(60^\circ.\)

Vậy góc giữa hai mặt phẳng \((SAB)\) và \((SAC)\) bằng \(60^\circ.\)

 

 

Bài 4. KHOẢNG CÁCH TRONG KHÔNG GIAN

Mục lục

Dạng 1. Câu hỏi lý thuyết

Dạng 2. Tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng

Dạng 3. Câu hỏi lý thuyết về công thức thể tích

Dạng 4. Thể tích khối chóp, lăng trụ khi biết diện tích mặt đáy và chiều cao

Dạng 5. Thể tích khối chóp, lăng trụ khi biết diện tích mặt đáy và độ dài của một cạnh bên

Dạng 6. Thể tích khối chóp, lăng trụ khi biết diện tích mặt đáy và góc tạo bởi một cạnh bên với mặt đáy

Dạng 7. Thể tích khối chóp, lăng trụ khi biết diện tích mặt đáy và góc tạo bởi một mặt bên với mặt đáy


 

 

Dạng 1. Câu hỏi lý thuyết

Ví dụ 1/5

Khẳng định nào sau đây sai?

Khẳng định: Cho đường thẳng \(a\) song song với mặt phẳng \((\alpha)\). Khoảng cách giữa \(a\) và \((\alpha)\) là khoảng cách từ một điểm bất kì của \((\alpha)\) đến \(a\) là sai.

Khẳng định đúng: Cho đường thẳng \(a\) song song với mặt phẳng \((\alpha)\). Khoảng cách giữa \(a\) và \((\alpha)\) là khoảng cách từ một điểm bất kì của \(a\) đến \((\alpha)\).

Ví dụ 2/5

Khẳng định nào sau đây là đúng?

Khoảng cách giữa một đường thẳng và một mặt phẳng song song với nhau là khoảng cách từ một điểm bất kì thuộc đường thẳng tới mặt phẳng đó.

Ví dụ 3/5

Cho \( a \) và \( b \) là hai đường thẳng chéo nhau, biết \( a\subset (P), b\subset (Q) \) và \( (P)\parallel (Q) \). Khẳng định nào sau đây là sai?

Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau bằng khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song lần lượt chứa hai đường thẳng đó.

Ví dụ 4/5

Mệnh đề nào sau đây đúng?

Hai mặt phẳng vuông góc với nhau, nếu một đường thẳng nằm trong mặt phẳng này và vuông góc với giao tuyến của hai mặt phẳng thì vuông góc với mặt phẳng kia.

Ví dụ 5/5

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

Mệnh đề đúng là: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song với nhau.

 

 

Dạng 2. Tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng

Ví dụ 1/5

Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có các cạnh đáy đều bằng \(a\) và các cạnh bên đều bằng \(2a\). Tính khoảng cách từ \(S\) đến mặt phẳng \((ABCD)\).

Đặt \(O=AC\cap BD\). Do \(S.ABCD\) là chóp tứ giác đều nên ta có \(SO\perp (ABCD)\).

Suy ra \(\mathrm{d}(S,(ABCD))=SO\).

Ta có \(SC=2a\), \(OC=\displaystyle\frac{AC}{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Xét tam giác vuông \(SOC\), ta có

\(SO=\sqrt{SC^2-OC^2}=\sqrt{4a^2-\displaystyle\frac{a^2}{2}}=\displaystyle\frac{a\sqrt{14}}{2}.\)

Ví dụ 2/5

Cho tứ diện \(ABCD\) có tất cả các cạnh đều bằng \(a\). Khi đó khoảng cách từ đỉnh \(A\) đến mặt phẳng \((BCD)\) bằng

Gọi \(H\) là hình chiếu của \(A\) trên mặt phẳng \((DBC)\). Khi đó \(\mathrm{d}\left( A,(DBC) \right) = AH\).

Vì \(AD=AB=AC\) nên \(HD=HB=HC\) hay \(H\) là trọng tâm của tam giác \(ABC\).

Ta có \(DH=\displaystyle\frac{2}{3}DM=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\).

\(AH=\sqrt{AD^2-DH^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}\).

Ví dụ 3/5

Cho hình chóp tam giác đều \(S.ABC\) có cạnh bên bằng \(2a\), góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng \(30^\circ\). Tính khoảng cách từ \(S\) đến mặt phẳng \((ABC)\).

Vì \(S.ABC\) là hình chóp tam giác đều nên gọi \(H\) là tâm của tam giác \(ABC\) thì \(SH\perp (ABC)\).

Do đó khoảng cách từ \(S\) đến mặt phẳng \((ABC)\) là \(SH\).

Ta có góc giữa cạnh bên và mặt đáy là \(\widehat{SAH}=30^{\circ}\).

\(\Rightarrow SH=SA\cdot \sin 30^{\circ}=2a\cdot \displaystyle\frac{1}{2}=a.\)

Ví dụ 4/5

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA\), \(SB\), \(SC\) đôi một vuông góc và \(SA = a\sqrt{2}\), \(SB = SC = a\). Khi đó khoảng cách từ \(S\) đến mặt phẳng \((ABC)\) bằng

Gọi \(I\) là trung điểm của \(BC\), kẻ \(SH \perp AI\).

Ta có \(\begin{cases}SA\perp SB\\SA\perp SC\end{cases}\Rightarrow SA \perp BC\). Mà \(\triangle SBC\) vuông cân tại \(S\) nên \(BC \perp SI\).

Vậy \(BC \perp (SAI)\Rightarrow BC \perp SH\).

Do đó \(SH \perp (ABC) \Rightarrow \mathrm{d}(S,(ABC)) = SH\).

Xét \(\triangle SBC\) vuông tại \(S\), \(SI\) là đường cao nên

\(\displaystyle\frac{1}{SI^2} = \displaystyle\frac{1}{SB^2} + \displaystyle\frac{1}{SC^2}\) \(= \displaystyle\frac{1}{a^2} + \displaystyle\frac{1}{a^2} = \displaystyle\frac{2}{a^2}.\)

Xét \(\triangle SAI\) vuông tại \(S\), \(SH\) là đường cao nên

\(\displaystyle\frac{1}{SH^2} = \displaystyle\frac{1}{SA^2} + \displaystyle\frac{1}{SI^2} = \displaystyle\frac{1}{2a^2} + \displaystyle\frac{2}{a^2}\) \(= \displaystyle\frac{5}{2a^2}\Rightarrow SH = \displaystyle\frac{a\sqrt{10}}{5}.\)

Vậy \(\mathrm{d}(S,(ABC)) = SH = \displaystyle\frac{a\sqrt{10}}{5}\).

Ví dụ 5/5

Cho tứ diện \(O.ABC\) có \(OA\), \(OB\), \(OC\) đôi một vuông góc với nhau và \(OA=OB=OC=\sqrt{3}\). Khoảng cách từ \(O\) đến mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) là

Do \(\begin{cases}OA \perp OB\\OA \perp OC\end{cases} \Rightarrow OA \perp \left( {OBC} \right)\) \(\left( {1} \right)\).

Trong tam giác \(OBC\), dựng \(OE \perp BC\) mà \(BC \perp OA\) (do \(\left( {1} \right)\)) nên \(BC \perp \left( {OAE} \right)\). \\Trong tam giác \(OAE\), dựng \(OH \perp AE\) tại \(H. \\\Rightarrow OH \perp \left( {ABC} \right)\). Do đó \(\mathrm{d}(O,\left( {ABC} \right))=OH\).

Xét tam giác \(OBC\) vuông tại \(O\), đường cao \(OE\):

\(\displaystyle\frac{1}{OE^2}=\displaystyle\frac{1}{OC^2}+\displaystyle\frac{1}{OB^2}=\displaystyle\frac{2}{3}\).

Xét tam giác \(OAE\) vuông tại \(O\), dường cao \(OH\):

\(\displaystyle\frac{1}{OH^2}=\displaystyle\frac{1}{OE^2}+\displaystyle\frac{1}{OA^2}=\displaystyle\frac{2}{3}+\displaystyle\frac{1}{3}=1.\)

\(\Rightarrow \mathrm{d}(O,\left( {ABC} \right))=OH=1\).

 

 

Dạng 3. Câu hỏi lý thuyết về công thức thể tích

Ví dụ 1/5

Thể tích của khối lăng trụ có đáy là hình vuông cạnh \(a\) và chiều cao bằng \(2a\) bằng

Thể tích khối lăng trụ \(V=B\cdot h=a^2\cdot 2a=2a^3\).

Ví dụ 2/5

Một khối lập phương có độ dài cạnh bằng \(5\), thể tích khối lập phương đã cho bằng

Khối lập phương có cạnh bằng \(a\) có thể tích bằng \(a^3\).

Nên thể tích khối lập phương đã cho là \(5^3=125\).

Ví dụ 3/5

Thể tích của khối lập phương có độ dài cạnh bằng \(2a\) là

Xét hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có cạnh \(AB=2a\) như hình vẽ.

Thể tích của khối lập phương có độ dài cạnh bằng \(2a\) là\\ \(V=(2a)^3=8a^3\).

Ví dụ 4/5

Cho khối chóp có đáy hình vuông cạnh \(a\) và chiều cao bằng \(2a\). Thể tích của khối chóp đã cho bằng

Diện tích đáy của hình chóp là \(S_{\text{đáy}}=a^2\).

Thể tích của khối chóp đã cho là \(V=\displaystyle\frac{1}{3}S_{\text{đáy}}\times h=\displaystyle\frac{1}{3}a^2\times 2a=\displaystyle\frac{2}{3}a^3\).

Ví dụ 5/5

Thể tích hình lập phương cạnh \( \sqrt{3} \) là

Thể tích hình lập phương \( V = (\sqrt{3})^3 = 3\sqrt{3}\).

 

 

Dạng 4. Thể tích khối chóp, lăng trụ khi biết diện tích mặt đáy và chiều cao

Ví dụ 1/5

Hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình chữ nhật, \(AB = a\), \(BC = 2a\), \(SA \perp (ABCD)\), \(SA= a\). Tính thể tích khối chóp \(S.ABCD\) theo \(a\).

\(V=\displaystyle\frac{1}{3} \cdot SA \cdot S_{ABCD}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot a\cdot a\cdot 2a=\displaystyle\frac{2a^3}{3}\).

Ví dụ 2/5

Cho lăng trụ đứng \( ABC.A'B'C' \) có \( AA'=a \), đáy \( ABC \) là tam giác vuông cân tại \( A \) và \( AB=a \). Tính thể tích \( V \) của khối lăng trụ đã cho.

Diện tích tam giác \( ABC \) là

\(S=\displaystyle\frac{AB\cdot AC}{2}=\displaystyle\frac{a^{2}}{2}.\)

Thể tích khối lăng trụ \( ABC.A'B'C' \) là

\(V=AA'\cdot S=a\cdot \displaystyle\frac{a^{2}}{2}=\displaystyle\frac{a^{3}}{2}.\)

Ví dụ 3/5

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh bằng \(2a\). Biết \(SA=6a\) và \(SA\) vuông góc với mặt đáy. Tính thể tích khối chóp \(S.ABCD\).

Thể tích khối chóp \(S.ABCD\) là \(V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SA\cdot S_{ABCD}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot 6a\cdot (2a)^2=8a^3\).

Ví dụ 4/5

Cho lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(B\). Biết \(AB=a\), \(BC=2a\), \(AA'=2a\sqrt{3}\). Tính thể tích \(V\) của khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) theo \(a\).

\(V_{ABC.A'B'C'}=S_{\Delta ABC}\cdot AA'=\displaystyle\frac12 a\cdot 2a\cdot 2\sqrt3 a=2\sqrt3 a^3.\)

Ví dụ 5/5

Tính thể tích của khối chóp \(S.ABC\) có \(SA=a\), \(SB=b\), \(SC=c\) và \(SA,SB,SC\) đôi một vuông góc.

\(V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SA\cdot \mathcal{S}_{\triangle SBC}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot a\cdot\displaystyle\frac{1}{2}bc=\displaystyle\frac{1}{6}abc\).

 

 

Dạng 5. Thể tích khối chóp, lăng trụ khi biết diện tích mặt đáy và độ dài cạnh bên

Ví dụ 1/5

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), \(SC=3a\), \(SA\perp (ABCD)\). Tính thể tích \(V\) của khối chóp \(S.ABCD\).

Ta có diện tích \(ABCD\) là \(S=a^2\).

Xét tam giác \(SAC\) có \(SA=\sqrt{SC^2-AC^2}=\sqrt{9a^2-2a^2}=\sqrt{7}a.\)

Vậy thể tích khối chóp \(S.ABCD\) là \(V=\displaystyle\frac{1}{3}S\cdot SA=\displaystyle\frac{a^3\sqrt{7}}{3}\).

Ví dụ 2/5

Cho lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy là tam giác đều cạnh \(a\sqrt{3}\), \(A'B = 3a\). Thể tích khối lăng trụ là

Ta có \(AA' = \sqrt{A'B^2 - AB^2} = \sqrt{9a^2-3a^2} = a\sqrt{6}\).

Diện tích tam giác \(ABC\) là \(S=\displaystyle\frac{\left(a\sqrt{3}\right)^2 \sqrt{3}}{4} = \displaystyle\frac{3a^2\sqrt{3}}{4}\).

Thể tích khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) là

\(V = \displaystyle\frac{3a^2 \sqrt{3}}{4} \cdot a\sqrt{6} = \displaystyle\frac{9a^3\sqrt{2}}{4}.\)

Ví dụ 3/5

Cho hình lăng trụ \(ABC. A'B'C'\) có \(ABC\) là tam giác vuông tại \(A\). Hình chiếu của \(A'\) lên \(( ABC)\) là trung điểm của \(BC\). Tính thể tích \(V\) của khối lăng trụ \(ABC. A'B'C'\) biết \(AB=a,AC=a\sqrt{3}\), \(AA'=2a\).

Ta có \(A'H=\sqrt{AA'^2-AH^2}=\sqrt{4a^2-a^2}=a\sqrt{3}\).

Suy ra

\(V_{ABC.A'B'C'}= A'H \cdot S_{ABC}=a \sqrt{3} \cdot \displaystyle\frac{1}{2}a \cdot a\sqrt{3}= \displaystyle\frac{3a^3}{2}.\)

Ví dụ 4/5

Thể tích khối tứ diện đều có cạnh bằng \(a\) là

Gọi tứ diện đều \(S.ABC\) có \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\).

Ta có \(SG=\sqrt{SA^2-AG^2}=\sqrt{a^2-\left(\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\right)^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}\).

Thể tích khối tứ diện \(V=\displaystyle\frac{1}{3}SG\cdot S_{ABC}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot \displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}\cdot \displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{4}=\displaystyle\frac{a^3\sqrt{2}}{12}.\)

Ví dụ 5/5

Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có \(SA=a\sqrt{11}\). Cô-sin góc hợp bởi cạnh \(SB\) và \((ABCD)\) bằng \(\displaystyle\frac{1}{10}\). Thể tích của khối chóp \(S.ABCD\) bằng

Vì \(BO\) là hình chiếu vuông góc của \(SB\) lên \((ABCD)\) nên góc giữa \(SB\) và \((ABCD)\) là góc \(\widehat{SBO}=\alpha\).

\(\triangle SBO\) vuông tại \(O\) có

\(\bullet\,\) \(BO=SB\cos \alpha=\displaystyle\frac{a\sqrt{11}}{10}\). Suy ra \(AB=BO\sqrt{2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{22}}{10}\).

\(\bullet\,\) \(SO^2=SB^2-BO^2\Rightarrow SO=\displaystyle\frac{33a}{10}\).

Thể tích khối chóp \(S.ABCD\) là \(V=\displaystyle\frac{1}{3}SO\cdot S_{ABCD}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot \displaystyle\frac{33a}{10}\cdot\left(\displaystyle\frac{a\sqrt{22}}{10}\right)^2 =\displaystyle\frac{121}{500}a^3.\)

 

 

Dạng 6. Thể tích khối chóp, lăng trụ khi biết diện tích mặt đáy và góc giữa cạnh bên với mặt đáy

Ví dụ 1/5

Khối chóp tam giác đều có cạnh đáy bằng \(a\), góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng \(30^\circ\). Thể tích của khối chóp là

Xét hình chóp tam giác đều \(S.ABC\), \(H\) là trọng tâm tam giác \(ABC\),

\(M\) là trung điểm của \(BC\). Vì \(S.ABC\) là chóp đều nên \(SH\perp (ABC)\),

suy ra \((SA, (ABC))=\widehat{SAH}=30^\circ\).

Ta có \(AM\) là đường cao của tam giác đều cạnh \(a\), suy ra

\(AM=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\), \(AH=\displaystyle\frac{2}{3}AM=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\).

Xét tam giác vuông \(SAH\) có \(SH=AH\cdot\tan30^\circ=\displaystyle\frac{a}{3}\).

Diện tích đáy của chóp là \(S_{ABC}=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot AM\cdot BC=\displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{4}\).

Khi đó \(V_{S.ABC}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot S_{ABC}\cdot SH=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot\displaystyle\frac{a^2\sqrt{3}}{4}\cdot\displaystyle\frac{a}{3}=\displaystyle\frac{a^3\sqrt{3}}{36}\).

Ví dụ 2/5

Cho khối lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy là một tam giác vuông tại \(A\). Cho \(AC=AB=4a\), góc giữa \(AC'\) và mặt phẳng \((ABC)\) bằng \(30^\circ\). Tính thể tích khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\).

Hình chiếu của \(AC'\) lên \((ABC)\) là \(AC\), do đó góc giữa \(AC'\) và \((ABC)\) là \(\widehat{C'AC}=30^\circ\).

Tam giác \(ACC'\) vuông tại \(C\) nên \(CC'=AC\cdot \tan\widehat{C'AC}=4a\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}=\displaystyle\frac{4\sqrt{3}a}{3}\).

Thể tích khối lăng trụ là \(V=S_{ABC}\cdot CC'=\displaystyle\frac{1}{2}AB\cdot AC\cdot CC'\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot 4a\cdot 4a\cdot \displaystyle\frac{4\sqrt{3}}{3}=\displaystyle\frac{32a^3\sqrt{3}}{3}.\)

Ví dụ 3/5

Cho hình chóp tứ giác \(S.ABCD\) có đáy là hình chữ nhật cạnh \(AB=a\), \(AD=a\sqrt{2}\), \(SA \perp (ABCD)\), góc giữa \(SC\) và đáy bằng \(60^\circ\). Thể tích khối chóp \(S.ABCD\) bằng

Ta có \(AC\) là hình chiếu vuông góc của \(SC\) xuống \((ABCD)\) nên góc giữa \(SC\) và \((ABCD)\) bằng góc giữa \(SC\) và \(AC\) chính là \(\widehat{SCA}=60^\circ\).

Lại có \(AC=\sqrt{AB^2+AD^2} = \sqrt{a^2+2a^2} = a\sqrt{3}\).

Trong tam giác \(SAC\) vuông tại \(A\) ta có \(SA=AC\cdot \tan 60^\circ = 3a.\)

Diện tích hình chữ nhật \(ABCD\) là \(a\cdot a\sqrt{2}=a^2\sqrt{2}\).

Vậy thể tích khối chóp \(S.ABCD\) là \(V=\displaystyle\frac{1}{3} \cdot a^2\sqrt{2} \cdot 3a = \sqrt{2}a^3\).

Ví dụ 4/5

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), \(SA\) vuông góc với đáy, \(SC\) tạo với đáy một góc \(60^\circ\). Khi đó thể tích của khối chóp là

Vì \(ABCD\) là hình vuông nên \(AC=a\sqrt{2}\).

Hình chiếu của \(SC\) lên \((ABCD)\) là \(AC\) nên góc giữa \(SC\) và \((ABCD)\) là \(\widehat{SCA}=60^\circ\), từ đó \(SA=AC\cdot \tan 60^\circ=a\sqrt{6}\).

Thể tích khối chóp là \(V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot S_{ABCD}\cdot SA=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot a^2\cdot a\sqrt{6}=\displaystyle\frac{a^3\sqrt{6}}{3}.\)

Ví dụ 5/5

Cho khối chóp \(S.ABC\) có \(SA\) vuông góc với \((ABC)\), đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(A\), \(BC=2a\), góc giữa \(SB\) và \((ABC)\) là \(30^\circ\). Tính thể tích khối chóp \(S.ABC\).

Ta có \(\widehat{(SB,(ABC))}=\widehat{SBA}=30^\circ\).

Xét tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(A\) và \(BC=2a\) nên \(AB=AC=\displaystyle\frac{BC}{\sqrt{2}}=a\sqrt{2}.\)

Xét tam giác \(SAB\) vuông tại \(A\) nên \(\tan\widehat{SBA}=\displaystyle\frac{SA}{AB} \Rightarrow SA=AB\cdot\tan\widehat{SBA}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}.\)

Vậy thể tích khối chóp \(S.ABC\) là \(V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SA\cdot S_{\triangle ABC}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SA\cdot\displaystyle\frac{1}{2}\cdot AB\cdot AC=\displaystyle\frac{a^{3}\sqrt{6}}{9}.\)

 

 

Dạng 7. Thể tích khối chóp, lăng trụ khi biết diện tích mặt đáy và góc giữa mặt bên với mặt đáy

Ví dụ 1/5

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a\), cạnh bên \(SA\) vuông góc với đáy \((ABCD)\). Biết góc tạo bởi hai mặt phẳng \((SBC)\) và \((ABCD)\) bằng \(60^\circ\). Tính thể tích \(V\) của khối chóp \(S.ABCD\).

Góc giữa mặt \((SBC)\) và \((ABCD)\) là góc \(\widehat{SBA}=60^\circ\).

Ta có \(SA=AB\cdot \tan \widehat{SBA}=a\sqrt{3}\).

Diện tích đáy là \(S_{ABCD}=a^2\).

Thể tích khối chóp là \(V_{S.ABCD}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot S_{ABCD} \cdot SA =\displaystyle\frac{a^3\sqrt{3}}{3}\).

Ví dụ 2/5

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy. Tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(A\) có \(BC=a\), góc giữa mặt phẳng \((SBC)\) và mặt phẳng đáy là \(45{}^\circ\). Tính thể tích \(V\) của khối chóp \(S.ABC\).

Gọi \(M\) là trung điểm đoạn \(BC\).

Do \(ABC\) vuông cân tại \(A\) nên \(AM=\displaystyle\frac{1}{2}BC=\displaystyle\frac{a}{2}\).

Góc giữa mặt phẳng \((SBC)\) và đáy bằng góc \(\widehat{SMA}=45{}^\circ\), nên suy ra \(\triangle SAM\) vuông cân ở \(A\).

Do đó ta có \(SA=AM=\displaystyle\frac{a}{2}\).

Thể tích cần tìm là

\(V=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SA\cdot S_{ABC}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot SA\cdot \displaystyle\frac{1}{2}\cdot AM\cdot BC\) \(=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot \displaystyle\frac{a}{2}\cdot \displaystyle\frac{1}{2}\cdot \displaystyle\frac{a}{2}\cdot a=\displaystyle\frac{a^3}{24}.\)

Ví dụ 3/5

Cho hình chóp đều \(S.ABCD\) có cạnh đáy bằng \(2a\) và mặt bên tạo với đáy một góc \(60^\circ\). Thể tích khối chóp \(S.ABCD\) bằng

Gọi \(O\) là tâm hình vuông \(ABCD\) và \(M\) là trung điểm \(CD\), khi đó

\(\left\{\begin{aligned}CD \perp SM \\CD \perp OM \end{aligned}\right.\Rightarrow CD \perp (SOM)\).

Suy ra \({\left( \left(SCD\right),\left(ABCD\right)\right)}={\left(SM,OM \right)}=\widehat{SMO}=60^\circ\).

Vì \(S.ABCD\) là hình chóp đều nên \(SO \perp (ABCD)\), do đó \(\triangle SOM\) vuông tại \(O\).

Suy ra \( SO=OM\cdot\tan 60^\circ=a\cdot \sqrt{3}=a\sqrt{3}\).

Vậy \(V_{S.ABCD}=\displaystyle\frac{1}{3}S_{ABCD}\cdot SO=\displaystyle\frac{1}{3}\left(2a\right)^2\cdot a\sqrt{3}=\displaystyle\frac{4a^3\sqrt{3}}{3}\).

Ví dụ 4/5

Cho hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng \(a\), góc giữa mặt bên và mặt đáy bằng \(30^{\circ}\). Tính thể tích của khối chóp đều đã cho.

Giả sử \(S.ABCD\) là hình chóp tứ giác đều, có \(O\) là tâm của hình vuông \(ABCD\) và \(M\) là trung điểm cạnh \(BC\). Khi đó \(SO\perp (ABCD)\) và \(OM\perp BC\), suy ra \(BC\perp (SOM)\Rightarrow BC\perp SM\).

Do đó góc giữa \((SBC)\) và \((ABCD)\) là \(\widehat{SMO}=30^{\circ}\).

Xét tam giác \(SOM\) vuông tại \(O\) có \(OM=\displaystyle\frac{a}{2}\), do đó

\(SO=OM\cdot \tan 30^{\circ}=\displaystyle\frac{a}{2\sqrt{3}}\)

\(\Rightarrow V_{S.ABCD}=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot a^{2}\cdot \displaystyle\frac{a}{2\sqrt{3}}=\displaystyle\frac{a^{3}\sqrt{3}}{18}.\)

Ví dụ 5/5

Cho hình hộp đứng \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy là hình vuông cạnh \(a\), góc giữa mặt phẳng \((D'AB)\) và mặt phẳng \((ABCD)\) bằng \(30^{\circ}\). Thể tích khối hộp \(ABCD.A'B'C'D'\) bằng

Góc giữa mặt phẳng \((D'AB)\) và mặt phẳng \((ABCD)\) là \(\widehat {D'AD}=30^{\circ}\).

\(\Rightarrow D'D=AD\cdot \tan 30^{\circ}=\displaystyle\frac {a\sqrt {3}}{3}\).

\(V_{ABCD.A'B'C'D'}=S_{ABCD}\cdot D'D=\displaystyle\frac {a^3\sqrt {3}}{3}\).

 

 

Bài 5. GÓC GIỮA ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG

Mục lục

Dạng 1. Tính góc hợp bởi đường thẳng và mặt phẳng


 

 

Dạng 1. Tính góc hợp bởi đường thẳng và mặt phẳng

Ví dụ 1/5

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(A\), \(SA=SB=SC=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\), \(BC=a\). Tính cô-sin của góc giữa \(SA\) và \((ABC)\).

Do tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) nên trung điểm \(M\) của \(BC\) là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\). Lại có \(SA=SB=SC\) nên chóp \(S.ABC\) có \(SM\perp (ABC)\).

Góc giữa \(SA\) và \((ABC)\) là góc \(\widehat{SAM}\).

Tam giác \(SMC\) vuông tại \(M\) nên \(SM=\sqrt{SC^2-MC^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\).

Tam giác \(SMA\) vuông tại \(M\) nên \(AM=\sqrt{SA^2-SM^2}=\displaystyle\frac{a}{2}\).

Khi đó \(\cos \widehat{SAM}=\displaystyle\frac{AM}{SA}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}\).

Ví dụ 2/5

Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có đáy là hình vuông, \(AC=\sqrt{2}AA'\). Góc giữa đường thẳng \(AD'\) và mặt phẳng \((ABCD)\) là

Ta có \(AD\) là hình chiếu vuông góc của \(AD'\) lên mặt phẳng \((ABCD)\) nên góc giữa đường thẳng \(AD'\) và mặt phẳng \((ABCD)\) là góc giữa hai đường thẳng \(AD\) và \(AD'\) bằng \(\widehat{DAD'}\).

Ta lại có \(AC=\sqrt{2}AD=\sqrt{2}AA'\Rightarrow AA'=AD\), hay \(ADD'A'\) là hình vuông suy ra \(\widehat{DAD'}=45^{\circ}\).

Vậy góc giữa đường thẳng \(AD'\) và mặt phẳng \((ABCD)\) là \(45^{\circ}\).

Ví dụ 3/5

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thoi cạnh \(2a\), \(\widehat{ADC} = 60^{\circ}\). Gọi \(O\) là giao điểm của \(AC\) và \(BD\), \(SO\) vuông góc với \((ABCD)\) và \(SO=a\). Góc giữa đường thẳng \(SD\) và \((ABCD)\) bằng

Ta có \(\begin{cases} O \text{ là hình chiếu của } S \text{ lên } (ABCD)\left( \text{ do } SO \perp (ABCD) \right) \\ D \text{ là hình chiếu của } D \text{ lên } (ABCD)\end{cases}\)

\(\Rightarrow OD \text{ là hình chiếu của } SD \text{ lên } (ABCD)\).

Vậy \(\widehat{ \left[ SD , (ABCD) \right]} = \widehat{ \left[ SD , OD \right]} = \widehat{SDO}\).

\(\triangle ADC\) cân tại \(D\) có \(\widehat{ADC} = 60^{\circ}\) nên \(\triangle ADC\) là tam giác đều cạnh \(2a\Rightarrow DO = \displaystyle\frac{2a\sqrt{3}}{2} = a\sqrt{3}\).

Xét \(\triangle SOD\) vuông tại \(O\) (do \(SO \perp (ABCD)\) và \(OD \subset (ABCD)\)).

\(\Rightarrow \tan \widehat{SDO} = \displaystyle\frac{SO}{OD} = \displaystyle\frac{a}{a\sqrt{3}} = \displaystyle\frac{1}{\sqrt{3}}\).

Vậy \(\widehat{SDO}=30^{\circ}\).

Ví dụ 4/5

Cho hình chóp \( S.ABC \) có đáy là tam giác vuông tại \( B \), cạnh bên \( SA \) vuông góc với mặt phẳng đáy, \( AB=2a,\widehat{BAC}=60^\circ \) và \( SA=a\sqrt{2}\). Góc giữa đường thẳng \( SB \) và mặt phẳng \( (SAC) \) bằng

Gọi \( H \) là hình chiếu vuông góc của \( B \) lên \( AC \Rightarrow BH\bot (SAC)\)

Xét tam giác \( ABH \) vuông tại \( H \), ta có

\( \sin \widehat{BAH}=\displaystyle\frac{BH}{AB}\Rightarrow BH=AB\cdot\sin 60^\circ=a\sqrt{3}\)

\( SB=\sqrt{SA^2+AB^2}=a\sqrt{6}.\)

Xét tam giác \( SBH \) vuông tại \( H \), ta có

\( \sin \widehat{BSH}=\displaystyle\frac{BH}{SB}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}\Rightarrow \widehat{BSH}=45^\circ \)

Vậy \( [\widehat{SB,(SAC)}]=\widehat{BSH}=45^\circ.\)

Ví dụ 5/5

Cho hình lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(A,AB=AA'=a\). Tính tang của góc giữa đường thẳng \(BC'\) và mặt phẳng \(\left(ABB'A'\right)\).

\(\triangle ABC\) vuông cân tại \(A\) nên \(\Rightarrow AB=AC=a\).

\(\triangle ABA'\) vuông tại \(A\) nên \(\Rightarrow A'B=a\sqrt{2}\).

Ta có \(\begin{cases} C'A'\perp A'B'\\ C'A'\perp AA'\end{cases}\Rightarrow C'A'\perp \left(ABB'A'\right)\).

\(\Rightarrow BA'\) là hình chiếu của \(BC'\) lên mặt phẳng \(\left(ABB'A'\right)\).

\(\Rightarrow \left(BC',\left(ABB'A'\right)\right)=\left(BC',BA'\right)\).

\(\triangle A'BC'\) vuông tại \(A'\Rightarrow \tan \widehat{A'BC'}=\displaystyle\frac{A'C'}{A'B}=\displaystyle\frac{a}{a\sqrt{2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\).