Chuyên đề 6. HÀM SỐ MŨ - HÀM SỐ LÔGARIT

 

 

Bài 1. BIẾN ĐỔI LŨY THỪA

Mục lục

Dạng 1. Lý thuyết về biến đổi lũy thừa

Dạng 2. Biểu diễn thành lũy thừa với số mũ hữu tỉ (cơ bản)

Dạng 3. Biểu diễn thành lũy thừa với số mũ hữu tỉ (phức tạp hơn)


 

 

Dạng 1. Lý thuyết về biến đổi lũy thừa

Ví dụ 1/5

Với các số thực \(a,b\) bất kỳ, mệnh đề nào dưới đây đúng?

Theo định nghĩa nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta có \(2^a\cdot 2^b=2^{a+b}\).

Ví dụ 2/5

Cho số thực dương \(a\) và các số thực \(x\), \(y\). Đẳng thức nào sau đây sai?

\(a^x-a^y=a^{x-y}\).

Ví dụ 3/5

Cho \(a\), \(b\) là các số thực dương, \(m\), \(n\) là các số thực tùy ý. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

\(a\), \(b\) là các số thực dương, \(m\), \(n\) là các số thực tùy ý thì ta có \(a^{-m}\cdot b^m=\left(\displaystyle\frac{b}{a} \right)^m \).

Ví dụ 4/5

Cho \(a>0\), \(a\ne 1\); \(m,\ , n\in\mathbb{Z}\), \(n\ne 0\), chọn đẳng thức đúng.

Ta có \((a^m)^n=a^{mn}\), \(a^{\tfrac{m}{n}}=\sqrt[n]{a^m}\), \(a^m\cdot a^n=a^{m+n}\).

Ví dụ 5/5

Cho các số thực \(a,\,b,\,n,\,m(a,b>0)\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

Theo quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta có \(a^m\cdot a^n= a^{m+n}\).

 

 

Dạng 2. Biểu diễn thành lũy thừa với số mũ hữu tỉ (đơn giản)

Ví dụ 1/5

Rút gọn biểu thức \(P=a^{\frac{7}{4}} : \sqrt[4]{a}\) với \(a>0\).

\(P=a^{\frac{7}{4}} : \sqrt[4]{a} = a^{\frac{7}{4} - \frac{1}{4}} = a^{\frac{3}{2}}\).

Ví dụ 2/5

Cho biểu thức \(P=x^{-\frac{3}{4}}\cdot\sqrt{\sqrt{x^5}}\), \(x>0\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

Ta có

\(P=x^{-\frac{3}{4}}.\sqrt{x^{\frac{5}{2}}}=x^{-\frac{3}{4}}.x^{\frac{\frac{5}{2}}{2}}=x^{-\frac{3}{4}}.x^{\frac{5}{4}}=x^{-\frac{3}{4}+\displaystyle\frac{5}{4}}=x^{\frac{1}{2}}\).

Ví dụ 3/5

Cho \(a>0\), biểu thức \(a^{\tfrac{3}{4}}\sqrt{a}\) được viết dưới dạng lũy thừa với số mũ hữu tỉ là

Ta có

\(a^{\tfrac{3}{4}}\sqrt{a}=a^{\tfrac{3}{4}}\cdot a^{\tfrac{1}{2}}=a^{\tfrac{5}{4}}\).

Ví dụ 4/5

Với \(\alpha\) là số thực tùy ý, mệnh đề nào sau đây \textbf{sai?}

Ta có

\((10^\alpha)^2=10^{2\alpha}=100^\alpha\). Vậy mệnh đề sai là \((10^\alpha)^2=10^{\alpha^2}\).

Ví dụ 5/5

Biểu thức \(a^{\frac{8}{3}}:\sqrt[3]{a^4}\) viết dưới dạng luỹ thừa với số mũ hữu tỷ là

Ta có

\(a^{\frac{8}{3}}:\sqrt[3]{a^4}=a^{\frac{8}{3}}:a^{\frac{4}{3}}=a^{\frac{8}{3}-\frac{4}{3}}=a^{\frac{4}{3}}\).

 

 

Dạng 3. Biểu diễn thành lũy thừa với số mũ hữu tỉ (phức tạp hơn)

Ví dụ 1/5

Rút gọn biểu thức \( P=\sqrt{a\cdot\sqrt[3]{a^2\cdot\sqrt[4]{\displaystyle\frac{1}{a}}}}:\sqrt[24]{a^7}\ (a>0) \).

Ta có

\(P=\left[a\left[a^2\left(a^{-1}\right)^{\frac{1}{4}}\right]^{\frac{1}{3}}\right]^{\frac{1}{2}}: a^{\frac{7}{24}}\) \(=\left[a\left(a^{\frac{7}{4}}\right)^{\frac{1}{3}}\right]^{\frac{1}{2}}:a^{\frac{7}{24}}=\left(a^{\frac{19}{12}}\right)^{\frac{1}{2}}:a^{\frac{7}{24}}=a^{\frac{19}{24}}:a^{\frac{7}{24}}=a^{\frac{1}{2}} \).

Vậy \( P=a^{\frac{1}{2}} \).

Ví dụ 2/5

Cho \(x>0\), \(y>0\), viết biểu thức \(x^{\tfrac{4}{5}}\cdot \sqrt[6]{x^5\sqrt{x}}\) về dạng \(x^m\) và biểu thức \(y^{\tfrac{4}{5}}:\sqrt[6]{y^5\sqrt{y}}\) về dạng \(y^n\). Tìm giá trị của \(m-n\).

Ta có

\(x^{\tfrac{4}{5}}\cdot \sqrt[6]{x^5\sqrt{x}}=x^{\tfrac{4}{5}}\cdot \sqrt[6]{x^5\cdot x^{\tfrac{1}{2}}}\) \(=x^{\tfrac{4}{5}}\cdot \left(x^{\tfrac{11}{2}}\right)^{\tfrac{1}{6}}=x^{\tfrac{103}{60}}\) \(\Rightarrow m=\displaystyle\frac{103}{60}\).

\(y^{\tfrac{4}{5}}:\sqrt[6]{y^5\sqrt{y}}=y^{\tfrac{4}{5}}:\sqrt[6]{y^5\cdot y^{\tfrac{1}{2}}}\) \(=y^{\tfrac{4}{5}}:\left(y^{\tfrac{11}{2}}\right)^{\tfrac{1}{6}}=y^{-\tfrac{7}{60}}\) \(\Rightarrow n=-\displaystyle\frac{7}{60}\).

Vậy \(m-n=\displaystyle\frac{11}{6}\).

Ví dụ 3/5

Cho hai số thực dương \(a\) và \(b\). Biểu thức \(\sqrt[5]{\displaystyle\frac{a}{b}\sqrt[3]{\displaystyle\frac{b}{a}\sqrt{\displaystyle\frac{a}{b}}}}\) được viết dưới dạng lũy thừa với số mũ hữu tỉ là

Ta có

\(\sqrt[5]{\displaystyle\frac{a}{b}\sqrt[3]{\displaystyle\frac{b}{a}\sqrt{\displaystyle\frac{a}{b}}}}=\left(\displaystyle\frac{a}{b}\right)^{\tfrac{1}{5}}\cdot \left(\displaystyle\frac{b}{a}\right)^{\tfrac{1}{15}}\cdot \left(\displaystyle\frac{a}{b}\right)^{\tfrac{1}{30}}\) \(=\left(\displaystyle\frac{a}{b}\right)^{\tfrac{1}{5}-\tfrac{1}{15}+\tfrac{1}{30}}=\left(\displaystyle\frac{a}{b}\right)^{\tfrac{1}{6}}\).

Ví dụ 4/5

Rút gọn biểu thức \( P=\sqrt{a\cdot\sqrt[3]{a^2\cdot\sqrt[4]{\displaystyle\frac{1}{a}}}}:\sqrt[24]{a^7}\ (a>0) \).

Ta có

\( P=\left[a\left[a^2\left(a^{-1}\right)^{\frac{1}{4}}\right]^{\frac{1}{3}}\right]^{\frac{1}{2}}: a^{\frac{7}{24}}\) \(=\left[a\left(a^{\frac{7}{4}}\right)^{\frac{1}{3}}\right]^{\frac{1}{2}}:a^{\frac{7}{24}}=\left(a^{\frac{19}{12}}\right)^{\frac{1}{2}}:a^{\frac{7}{24}}\) \(=a^{\frac{19}{24}}:a^{\frac{7}{24}}=a^{\frac{1}{2}} \).

Vậy \( P=a^{\frac{1}{2}} \).

Ví dụ 5/5

Với \(a\) là số thực dương, biểu thức rút gọn của \(\displaystyle\frac{a^{\sqrt{3}+1}.a^{3-\sqrt{3}}}{\left(a^{\sqrt{5}-2}\right)^{\sqrt{5}+2}}\) là

Ta có: \(\displaystyle\frac{a^{\sqrt{3}+1}.a^{3-\sqrt{3}}}{\left(a^{\sqrt{5}-2}\right)^{\sqrt{5}+2}}\) \(=\displaystyle\frac{a^4}{a}=a^3\)

 

 

Bài 2. PHÉP BIẾN ĐỔI LÔGARIT

Mục lục

Dạng 1. Lý thuyết về biến đổi lôgarit

Dạng 2. Tính toán, rút gọn biểu thức lôgarit

Dạng 3. Biểu diễn qua một lôgarti cho trước

Dạng 4. Biểu diễn qua hai lôgarti cho trước

Dạng 5. Chứng minh, rút gọn


 

 

Dạng 1. Lý thuyết về biến đổi lôgarit

Ví dụ 1/5

Cho các số thực \(a<b<0\). Mệnh đề nào sau đây sai?

Mệnh đề \(\ln \sqrt{ab} = \displaystyle\frac{1}{2} \left( \ln a + \ln b \right)\) sai vì \(a<b<0\) nên \(\ln a\) và \(\ln b\) không tồn tại.

Ví dụ 2/5

Cho \(a,b,c >0\) và \(a\neq 1.\) Khẳng định nào sau đây \textbf{sai}?

Các công thức \(\log_a (bc)=\log_a b +\log_a c\), \(\log_a \displaystyle\frac{b}{c}=\log_a b -\log_a c\), \(\log_a b =c\Leftrightarrow b =a^c\) là các tính chất của logarit nên đúng.

Công thức \(\log_a b +\log_ a c=\log_a (bc)\) nên \(\log_a (b+c)=\log_a b +\log_ a c\) là sai.

Ví dụ 3/5

Cho \(0<a\ne 1\) và \(x>0\), \(y>0\). Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau đây.

Mệnh đề đúng là \(\log_a (xy)=\log_a x+\log_a y\).

Ví dụ 4/5

Cho \(a\) là số thực dương bất kỳ. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Ta có \(\log(10a)=\log (10)+\log a=1+\log a\).

Ví dụ 5/5

Cho \(a\) là một số dương lớn hơn \(1\). Mệnh đề nào dưới đây \textbf{sai}?

Các công thức đúng theo sách giáo khoa Toán 12, chỉ có công thức sau sai:

\(\log_{a} \displaystyle\frac{x}{y} = \displaystyle\frac{\log_a x}{\log_a y}\) với \(x, y>0\).

Công thức đúng là \(\log_{a} \displaystyle\frac{x}{y} = \log_a x - \log_a y\) với \(x, y>0\) .

 

 

Dạng 2. Tính toán, rút gọn, biến đổi biểu thức lôgarit

Ví dụ 1/5

Với \(a\), \(b\) là các số thực dương và \(a\ne 1\). Biểu thức \(\log_a \left( a^2b \right)\) bằng

Ta có \(\log_a (a^2 b) = \log_a a^2 + \log_a b = 2 + \log_a b\).

Ví dụ 2/5

Cho \( 0<a\neq 1 \). Tính \( A=a^{\log_{\sqrt{a}}4} \).

Ta có \( A=a^{\log_{a^{\frac{1}{2}}} 4}=a^{2\log_a 4}=(a^{\log_a 4})^2=4^2=16 \).

Ví dụ 3/5

Rút gọn biểu thức \(A=a^{2\log_{\sqrt{a}} 3}\) với \(0<a\ne 1\) ta được kết quả là

\(A=a^{2\log_{\sqrt{a}} 3}=a^{4\log_a 3}=a^{\log_a 3^4}=3^4\).

Ví dụ 4/5

Cho \(a>0,\ a\ne 1\). Tính \(A=\log^2_{a^2}a^4\).

Ta có \(A=\log^2_{a^2}a^4=\left(\log_{a^2}a^4\right)^2=\left(4\cdot \displaystyle\frac{1}{2}\log_aa\right)^2=4.\)

Ví dụ 5/5

Cho \(a\) là số thực dương khác \(1\). Tính \(I=\log _a\sqrt[3]{a}\).

Ta có \(I=\log _a\sqrt[3]{a}=\log _aa^{\tfrac{1}{3}}=\displaystyle\frac{1}{3}\).

 

 

Dạng 3. Biểu diễn qua một lôgarit cho trước

Ví dụ 1/5

Cho a là một số thực dương khác 1 thoả mãn \(\log_4\sqrt{a}=5\). Tính \(\log_a2.\)

Ta có

\(\log_4\sqrt{a}=5 \Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{4} \log_2 a = 5 \Leftrightarrow \log_2 a = 20.\)

Ví dụ 2/5

Cho \(\log_2{5}=a\). Giá trị của \(\log_8{25}\) theo \(a\) bằng

Ta có \(\log_8{25}=\log_{2^3}{5^2}=\displaystyle\frac{2}{3}\log_2{5}=\displaystyle\frac{2}{3}a\).

Ví dụ 3/5

Biết \(\log_6 a=2\), (\(a>0\)). Tính \(I=\log_6 \left(\displaystyle\frac{1}{a}\right)\)

Từ \(\log_6 a=2\) (\(a>0\)) \(\Leftrightarrow a=6^2\).

Khi đó \(I=\log_6 \left(\displaystyle\frac{1}{a}\right)=\log_6\left(6^2\right)^{-1}=-2\).

Ví dụ 4/5

Cho \(a=\log _23\). Hãy tính \(\log _{12}18\) theo \(a\).

Ta có

\(\log _{12}18=\displaystyle\frac{\log _218}{\log _212}\) \(=\displaystyle\frac{\log _2(2\cdot3^2)}{\log _2(2^2\cdot3)}=\displaystyle\frac{\log _22+\log _23^2}{\log _22^2+\log _23}\) \(=\displaystyle\frac{1+2\log _23}{2+\log _23}=\displaystyle\frac{1+2a}{2+a}.\)

Ví dụ 5/5

Cho \(n=\log _{20}5\). Hãy biểu diễn \(\log _{2}{20}\) theo \(n\).

\(n=\log_{20}5=\log_{20}\displaystyle\frac{20}{4}\) \(=1-2\log _{20}2\).

Suy ra \(\log _{20}2=\displaystyle\frac{1-n}{2}\) hay \(\log _{2}{20}=\displaystyle\frac{2}{1-n}\).

 

 

Dạng 4. Biểu diễn qua hai lôgarit cho trước

Ví dụ 1/5

Cho \(\log_25=a; \log_35=b\). Tính \(\log_65\) theo \(a\) và \(b\).

Ta có \(\log_65 =\displaystyle\frac{1}{\log_56}= \displaystyle\frac{1}{\log_52+\log_53}\) \(=\displaystyle\frac{1}{\displaystyle\frac{1}{\log_25}+\displaystyle\frac{1}{\log_35}}\) \(=\displaystyle\frac{1}{\displaystyle\frac{1}{a}+\displaystyle\frac{1}{b}}= \displaystyle\frac{ab}{a+b}.\)

Ví dụ 2/5

Cho \(\log_ac=x>0\) và \(\log_bc=y>0\). Khi đó giá trị của \(\log_{ab}c\) là

Ta có: \(\log_ac>0 \Rightarrow c>0\) và \(c\ne 1\).

Suy ra

\(\log_{ab}c=\displaystyle\frac{1}{\log_cab}\) \(=\displaystyle\frac{1}{\log_ca+\log_cb}\) \(=\displaystyle\frac{1}{\displaystyle\frac{1}{x}+\displaystyle\frac{1}{y}}=\displaystyle\frac{xy}{x+y}.\)

Ví dụ 3/5

Cho \(\log_ab=2\), \(\log_ac=3\). Giá trị của biểu thức \(P=\log_a\left(\displaystyle\frac{b^2}{c^3}\right)\) bằng

Ta có \(P=\log_a\left(\displaystyle\frac{b^2}{c^3}\right)\) \(\Leftrightarrow P=2\log_ab-3\log_ac\) \(\Leftrightarrow P=2\cdot 2-3\cdot 3=-5.\)

Ví dụ 4/5

Cho \( \log_a b=2 \) và \( \log_a c=3 \). Tính \(P= \log_a (b^2c^3) \)?

Theo tính chất lôgarit, suy ra \(P= \log_a (b^2c^3) =\log_a b^2 +\log_a c^3\) \(=2 \log_a b + 3 \log_a c=13\).

Ví dụ 5/5

Cho \(a=\log_5 2\); \(b=\log_53\). Khi đó \(\log_{10}6\) bằng

Ta có

\(\log_{10}6=\displaystyle\frac{\log_5 6}{\log_5 10}\) \(=\displaystyle\frac{\log_5 (2\cdot3)}{\log_5 (2\cdot5)}\) \(=\displaystyle\frac{\log_5 2+\log_5 3}{\log_5 2+1}=\displaystyle\frac{a+b}{a+1}.\)

 

 

Dạng 5. Chứng minh, rút gọn

Ví dụ 1/5

Cho \(a\), \(b\) là các số thực dương thỏa mãn \(a^2+b^2=23ab\). Khẳng định nào sau đây là \textbf{sai}?

Ta có \(a^2+b^2=23ab\) \(\Leftrightarrow (a+b)^2=25ab\) \(\Leftrightarrow \left(\displaystyle\frac{a+b}{5}\right)^2=ab\) (*)

Lấy lôgarit thập phân hai vế của (*), ta có

\(2\log\displaystyle\frac{a+b}{5}=\log a+\log b\).

Lấy lôgarit tự nhiên hai vế của (*), ta được

\(2\ln\displaystyle\frac{a+b}{5}=\ln(ab)=\ln a+\ln b\) \(\Rightarrow \ln\displaystyle\frac{a+b}{5}=\displaystyle\frac{\ln a+\ln b}{2}\).

Lấy lôgarit cơ số \(5\) hai vế của (*) ta được

\(2\left[\log_{5}(a+b)-\log_{5}5\right]=\log_5(ab)\) \(\Leftrightarrow 2\left[\log_{5}(a+b)-1\right]=\log_{5}a+\log_{5}b\)

\(\Leftrightarrow \log_5(a+b)=\displaystyle\frac{1}{2}\left(\log_5{a}+\log_5{b}\right)+1\) \(=1+\log_{25}a+\log_{25}b\).

Lấy lôgarit cơ số \(5\) hai vế của (*), ta được

\(2\left[\log_{5}(a+b)-\log_{5}5\right]=\log_5(ab)\) \(\Leftrightarrow 2\log_{5}(a+b)=2+\log_{5}a+\log_{5}b\).

Ví dụ 2/5

Với mọi số thực dương \(a\) và \(b\) thỏa mãn \(a^2 + b^2 = 2ab\), mệnh đề nào dưới đây đúng?

Với mọi số thực dương \(a\) và \(b\), ta có \(a^2 + b^2 = 2ab \Leftrightarrow (a+b)^2 = 4ab\).

Do đó, ta có

\(\log_2(a+b)^2 = \log_2(4ab)\) \(\Leftrightarrow 2\log_2(a+b) = \log_24+\log_2a+\log_2b\) \(\Leftrightarrow \log_2(a+b)=\displaystyle\frac{1}{2}(2+\log_2a+\log_2b)\).

Ví dụ 3/5

Cho \(a>0;b>0\) và \(a^2+b^2=7ab\). Đẳng thức nào dưới đây là đúng?

Ta có

\(a^2+b^2=7ab\) \(\Leftrightarrow (a+b)^2=9ab\) \(\Leftrightarrow \left(\displaystyle\frac{a+b}{3}\right)^2=ab.\)

Suy ra

\(\log_7\left(\displaystyle\frac{a+b}{3}\right)^2=\log_7(ab)\) \(\Leftrightarrow \log_7\displaystyle\frac{a+b}{3}=\displaystyle\frac{1}{2}\left(\log_7a+\log_7b\right).\)

Ví dụ 4/5

Cho các số thực dương \(a,b,x\) thỏa mãn \(\log_5x=\log_{\sqrt[3]{5}}b-2\log_{\frac{1}{5}}a\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

Ta có \(\log_5x=\log_{\sqrt[3]{5}}b-2\log_{\frac{1}{5}}a\Leftrightarrow \log_5x=3\log_5b+2\log_5a\)

\(\Leftrightarrow \log_5x=\log_5\left(a^2b^3\right)\Leftrightarrow x=a^2b^3\).

Ví dụ 5/5

Cho \(a,b,c\in \mathbb{R}\) thỏa mãn \(\log_4a=\log_9b=\log_6(a-b)\). Tính \(M=\displaystyle\frac{a}{a+b}\).

Ta có \(\log_4a=\log_9b=\log_6(a-b)=t\) \(\Rightarrow a=4^t;\) \(b=9^t;\) \(a-b=6^t\)

\begin{eqnarray*}&\Rightarrow& 4^t-9^t=6^t\\ &\Leftrightarrow& {\left(\displaystyle\frac{2}{3}\right)}^{2t}-{\left(\displaystyle\frac{2}{3}\right)}^t-1=0\\ &\Rightarrow&\left[\begin{aligned}&\left(\displaystyle\frac{2}{3}\right)^t=\displaystyle\frac{1-\sqrt{5}}{2}<0\quad \text{(loại)}\\ &\left(\displaystyle\frac{2}{3}\right)^t=\displaystyle\frac{1+\sqrt{5}}{2}\end{aligned}\right.\\ &\Rightarrow& M=\displaystyle\frac{5+\sqrt{5}}{10}.\end{eqnarray*}

 

 

Bài 3. HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LÔGARIT

Mục lục

Dạng 1. Tìm tập xác định của hàm số lôgarit


 

 

Dạng 1. Tìm tập xác định của hàm số lôgarit

Ví dụ 1/5

Tập xác định của hàm số \(y = \log_3 \left(2x + 1\right)\) là

Hàm số đã cho xác định khi

\(2x + 1 > 0 \Leftrightarrow x > - \displaystyle\frac{1}{2}\) \(\Rightarrow \mathscr{D} = \left(- \displaystyle\frac{1}{2};+\infty\right)\).

Ví dụ 2/5

Hàm số \( y=\log_3 (3-2x) \) có tập xác định là

Điều kiện \(3-2x>0\Leftrightarrow x<\displaystyle\frac{3}{2}\) nên hàm số có tập xác định là \(\left(-\infty;\displaystyle\frac{3}{2}\right)\).

Ví dụ 3/5

Tìm tập xác định \(\mathscr{D}\) của hàm số \(y=\log(x^2+2x+3)\).

Điều kiện xác định của hàm số là \(x^2+2x+3>0\) (đúng \(\forall x \in \mathbb{R}\)).

Ví dụ 4/5

Tập xác định của hàm số \(y=\log (x-1)\) là

Hàm số xác định khi \(x-1>0\Leftrightarrow x>1\) hay \(x\in (1;+\infty)\).

Ví dụ 5/5

Hàm số \(y=\log_7(3x+1)\) có tập xác định là

Điều kiện \(3x+1>0\Leftrightarrow x>-\displaystyle\frac{1}{3}\)

Tập xác định của hàm số là \(\left(-\displaystyle\frac{1}{3};+\infty\right)\cdot\)

 

 

Bài 4. PHƯƠNG TRÌNH VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH MŨ, LÔGARIT

Mục lục

Dạng 1. Giải phương trình mũ cơ bản

Dạng 2. Giải phương trình lôgarit cơ bản

Dạng 3. Giải bất phương trình mũ cơ bản

Dạng 4. Giải bất phương trình lôgarit cơ bản

Dạng 5. Giải phương trình mũ bằng phương pháp đưa về cùng cơ số

Dạng 6. Giải phương trình lôgarit bằng phương pháp đưa về cùng cơ số

Dạng 7. Giải bất phương trình mũ bằng phương pháp đưa về cùng cơ số

Dạng 8. Giải bất phương trình lôgarit bằng phương pháp đưa về cùng cơ số


 

 

Dạng 1. Giải phương trình mũ cơ bản

Ví dụ 1/5

Số nghiệm của phương trình \(2^{2x^2-5x+3}=1\) là

Ta có \(2^{2x^2-5x+3}=1=2^0\) \(\Leftrightarrow 2x^2-5x+3=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=1 \\&x=\displaystyle\frac{3}{2}.\end{aligned}\right.\)

Ví dụ 2/5

Tìm nghiệm thực của phương trình \(2^x=7\).

Ta có \(2^x=7\Leftrightarrow x=\log_27\).

Ví dụ 3/5

Tích tất cả các nghiệm của phương trình \( 2^{x^2 + x } = 4 \) bằng

Ta có

\(2^{x^2 + x } = 4\) \(\Leftrightarrow x^2+x=\log_24\) \(\Leftrightarrow x^2 + x - 2 =0\) \(\Leftrightarrow x = -2 \lor x = 1.\)

Vậy tích các nghiệm bằng: \(-2\cdot1=-2\).

Ví dụ 4/5

Nghiệm của phương trình \(2^{\frac{1}{x}}=3\) là

Phương trình tương đương

\(\begin{cases}x \ne 0\\ \displaystyle\frac{1}{x} = \log_2 3\end{cases}\) \(\Leftrightarrow x = \displaystyle\frac{1}{\log_2 3}=\log_3 2.\)

Ví dụ 5/5

Phương trình \(2^{x+1}=8\) có nghiệm là

Ta có

\(2^{x+1}=8\Leftrightarrow x+1=\log_28\) \(\Leftrightarrow x+1=3\Leftrightarrow x=2.\)

 

 

Dạng 2. Giải phương trình lôgarit cơ bản

Ví dụ 1/5

Phương trình \(\log_5 (x+5)=2\) có nghiệm là

\(\log_5 (x+5)=2\Leftrightarrow x+5=25\Leftrightarrow x=20\).

Vậy phương trình có nghiệm là \(x=20\).

Ví dụ 2/5

Phương trình \(\log_2(x-2)=3\) có nghiệm là

Điều kiện của phương trình là \(x>2\).

\(\log_2(x-2)=3\Leftrightarrow x-2=8\Leftrightarrow x=10\).

Ví dụ 3/5

Phương trình \(\log_2(3x-2)=3\) có nghiệm là

Trong điều kiện \(x>\displaystyle\frac{2}{3}\).

Phương trình tương đương với

\(3x-2=8\Leftrightarrow x=\displaystyle\frac{10}{3}\).

Ví dụ 4/5

Nghiệm của phương trình \(\log_4 \left(x + 1\right) = 3\) là

Điều kiện: \(x >- 1\).

\(PT\Leftrightarrow x + 1 = 4^3 = 64 \Leftrightarrow x = 63\).

Ví dụ 5/5

Nghiệm của phương trình \(\log 10^{100x}=250\) thuộc khoảng nào sau đây?

Ta có \(\log 10^{100x}=250\Leftrightarrow 100x\cdot\log 10=250\) \(\Leftrightarrow 100x=250\Leftrightarrow x=\displaystyle\frac{5}{2}\in (2;+\infty).\)

 

 

Dạng 3. Giải bất phương trình mũ cơ bản

Ví dụ 1/5

Tập nghiệm của bất phương trình \(7^x<14\) là

Ta có \(7^x<14\Leftrightarrow x<\log_7{14}.\)

Ví dụ 2/5

Tập nghiệm của bất phương trình \(3^x<2\) là

Ta có \(3^x<2\Leftrightarrow x<\log_32.\)

Ví dụ 3/5

Tập nghiệm của bất phương trình \(5^x<2\) là

Ta có \(5^x<2\Leftrightarrow x<\log_52\).

Ví dụ 4/5

Tìm tập nghiệm \(S\) của bất phương trình \(3^{2x-1}>243\).

Ta có

\begin{equation*}3^{2x-1}>243 \Leftrightarrow 3^{2x-1} > 3^5 \Leftrightarrow 2x-1 > 5 \Leftrightarrow x > 3.\end{equation*}

Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là \(S = (3;+\infty)\).

Ví dụ 5/5

Tập nghiệm của bất phương trình \(5^x<3\) là

Ta có \(5^x<3\Leftrightarrow x<\log_53.\)

 

 

Dạng 4. Giải bất phương trình lôgarit cơ bản

Ví dụ 1/5

Tập hợp nghiệm của bất phương trình \(\log_2(x+5)<3\) là

\(\log_2(x+5)<3\Leftrightarrow 0<x+5<8\Leftrightarrow x\in (-5;3)\).

Ví dụ 2/5

Tập nghiệm của bất phương trình \(\log_2(2x-1)<1\) là

\(\log_2(2x-1)<1\Leftrightarrow 0<2x-1<2\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{2}<x<\displaystyle\frac{3}{2}\).

Ví dụ 3/5

Tập nghiệm của bất phương trình \(\log_{\frac{1}{3}} \displaystyle\frac{1-2x}{x}>0\) là

Ta có \(\log_{\frac{1}{3}} \displaystyle\frac{1-2x}{x}>0\Leftrightarrow \begin{cases} \displaystyle\frac{1-2x}{x} > 0 \\ \displaystyle\frac{1-2x}{x}< 1\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{3}<x<\displaystyle\frac{1}{2}\).

Ví dụ 4/5

Tập nghiệm của bất phương trình \(\log (x+1) <0\) là

Ta có \(\log (x+1) <0 \Leftrightarrow 0<x+1<1 \Leftrightarrow -1<x<0\).

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là \((-1;0)\).

Ví dụ 5/5

Giải bất phương trình \(\log_3(2x-3)>2\).

\(\log_3(2x-3)>2\Leftrightarrow \begin{cases}2x-3>0\\ 2x-3>3^2\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x>\displaystyle\frac{3}{2}\\ x>6\end{cases}\Leftrightarrow x>6\).

 

 

Dạng 5. Giải phương trình mũ bằng phương pháp đưa về cùng cơ số

Ví dụ 1/5

Tổng lập phương các nghiệm của phương trình \(\left(2^x-2\right)\left(1-3^x\right)=0\) bằng

Ta có \(\left(2^x-2\right)\left(1-3^x\right)=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&2^x=2\\&3^x=1\end{aligned}\right.\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=1\\&x=0.\end{aligned}\right.\)

Tổng lập phương các nghiệm bằng \(1\).

Ví dụ 2/5

Tìm nghiệm của phương trình \(2^{x-5}=2^{3-3x}\).

Ta có \(2^{x-5}=2^{3-3x}\) \(\Leftrightarrow x-5=3-3x \Leftrightarrow x=2\).

Ví dụ 3/5

Nghiệm của phương trình \( \left( \displaystyle\frac{1}{25}\right)^{x+1}=125^{2x} \) là giá trị nào?

Ta có \( \left( \displaystyle\frac{1}{25}\right)^{x+1}=125^{2x}\) \(\Leftrightarrow 5^{-2x-2}=5^{6x}\) \(\Leftrightarrow -2x-2=6x\Leftrightarrow x=-\displaystyle\frac{1}{4}\).

Ví dụ 4/5

Tìm tập nghiệm \(S\) của phương trình \(\sqrt{2}^{x^2+2x-3}=4^x.\)

Phương trình tương đương với

\(\sqrt{2}^{x^2+2x-3}=\sqrt{2}^{4x}\) \(\Leftrightarrow x^2+2x-3=4x\) \(\Leftrightarrow x^2-2x-3=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}& x=-1\\ & x=3.\end{aligned}\right.\)

Ví dụ 5/5

Tính tổng bình phương các nghiệm của phương trình \(7^{x+1}=\left(\displaystyle\frac{1}{7}\right)^{x^2-2x-3}\).

Phương trình tương đương với

\(7^{x+1}=7^{-x^2+2x+3}\) \(\Leftrightarrow x+1=-x^2+2x+3\) \(\Leftrightarrow x^2-x-2=0\) \(\Leftrightarrow\left[\begin{aligned}&x=-1\\ &x=2.\end{aligned}\right.\)

Từ đó suy ra \(x_1^2+x_2^2=(-1)^2+2^2=5\).

 

 

Dạng 6. Giải phương trình lôgarit bằng phương pháp đưa về cùng cơ số

Ví dụ 1/5

Tập nghiệm của phương trình \(\log_3(x^2-x)=\log_3(2x-2)\) là

\(\log_3(x^2-x)=\log_3(2x-2)\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}2x-2>0\\ x^2-x=2x-2\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x>1\\ \left[\begin{aligned}&x=1\\&x=2\end{aligned}\right.\end{cases}\Leftrightarrow x=2.\)

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là \(S=\{2\}\).

Ví dụ 2/5

Phương trình \(\log _2x+\log _2(x-3)=2\) có bao nhiêu nghiệm?

Điều kiện: \(\begin{cases}x>0\\ x-3>0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x>0\\x>3\end{cases} \Leftrightarrow x>3\).

Ta có

\begin{eqnarray*}& &\log _2x+\log _2(x-3)=2\\&\Leftrightarrow &\log_2x(x-3)=2\\ &\Leftrightarrow &x(x-3)=2^2\\ &\Leftrightarrow &x^2-3x-4=0\\ &\Leftrightarrow &\left[\begin{aligned}&x=-1~(\text{loại vì}~x>3)\\&x=4.\end{aligned}\right.\end{eqnarray*}

Vậy phương trình có \(1\) nghiệm \(x=4\).

Ví dụ 3/5

Số nghiệm của phương trình \(\log_{2017} x+\log_{2017} (3x-2)=0\) là

Điều kiện \(x>\displaystyle\frac{2}{3}\).

Với điều kiện trên phương trình tương đương với

\(\log_{2017}(3x^2-2x)=0 \Leftrightarrow 3x^2-2x-1=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=1 \quad \text{(nhận)}\\&x=-\displaystyle\frac{1}{3}\quad \text{(loại).}\end{aligned}\right.\)

Vậy phương trình có \(1\) nghiệm.

Ví dụ 4/5

Gọi \( S \) là tập nghiệm của phương trình \( 2 \log_2 (2x -2) + \log_2 (x - 3)^2 = 2 \) trên \( \mathbb{R} \). Tổng các phần tử của \( S \) bằng

Điều kiện \( \begin{cases} x \neq 3 \\ x > 2.\end{cases}\) \(\qquad (*) \)

Với điều kiện \( (*) \), ta có

\begin{eqnarray*}&& 2 \log_2 (2x -2) + \log_2 (x - 3)^2 = 2 \\ & \Leftrightarrow & \left [ 2(x-1) \right ]^2 \cdot (x-3)^2 = 4\\ & \Leftrightarrow & \left[\begin{aligned} & x^2 - 4x + 2 = 0 \\ & x^2 - 4x + 4 = 0\end{aligned}\right.\\ & \Leftrightarrow & \left[\begin{aligned} & x = 2 - \sqrt{2}\ \ (\text{loại}) \\ & x = 2 + \sqrt{2} \\ & x = 2.\end{aligned}\right.\end{eqnarray*}

Vậy tổng các phần tử của tập \( S \) bằng \( 4 + \sqrt{2} \).

Ví dụ 5/5

Tìm số nghiệm của phương trình \(\log_2 x+\log_2 (x-1)=2.\)

Điều kiện \(x>1.\)

Phương trình

\(\Leftrightarrow \log_2\left[x(x-1)\right]=2\) \(\Leftrightarrow x(x-1)=2^2\) \(\Leftrightarrow x^2-x-4=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=\displaystyle\frac{1+\sqrt{17}}{2}\quad (\text{thỏa mãn})\\ &x=\displaystyle\frac{1-\sqrt{17}}{2}\quad (\text{loại}).\end{aligned}\right.\)

Vậy phương trình có \(1\) nghiệm.

 

 

Dạng 7. Giải bất phương trình mũ bằng phương pháp đưa về cùng cơ số

Ví dụ 1/5

Tập nghiệm của bất phương trình \(\left(\displaystyle\frac{1}{2}\right)^x > 2^{2x + 1}\) là

Ta có

\(\left(\displaystyle\frac{1}{2}\right)^x > 2^{2x + 1}\) \( \Leftrightarrow -x > 2x + 1\) \( \Leftrightarrow x < -\displaystyle\frac{1}{3}\).

Ví dụ 2/5

Tìm tập nghiệm của bất phương trình \(2^{x+1}> 3^{x+2}\).

Bất phương trình đã cho tương đương với

\begin{eqnarray*}&&\left(\displaystyle\frac{2}{3} \right)^{x} > \displaystyle\frac{9}{2}\\ &\Leftrightarrow& x < \log_{\frac{2}{3}} \displaystyle\frac{9}{2}.\end{eqnarray*}

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là \(\left( -\infty; \log_{\frac{2}{3}} \displaystyle\frac{9}{2}\right)\).

Ví dụ 3/5

Tập nghiệm bất phương trình \(\left(0,5\right)^3<\left(\displaystyle\frac{1}{2}\right)^{3x}\) là

Ta có

\(\left(0,5\right)^3<\left(\displaystyle\frac{1}{2}\right)^{3x}\) \(\Leftrightarrow 3x<3\Leftrightarrow x<1\).

Vậy tập nghiệm là \((-\infty;1)\).

Ví dụ 4/5

Tập nghiệm của bất phương trình \(3^{3x} \leq 3^{x+2}\) là

\(3^{3x} \leq 3^{x+2}\) \(\Leftrightarrow 3x \leq x+2\) \(\Leftrightarrow x \leq 1\).

Ví dụ 5/5

Tập nghiệm của bất phương trình \({{\left(\displaystyle\frac{1}{3}\right)}^{3x}}>{{\left(\displaystyle\frac{1}{3}\right)}^{2x + 6}}\) là

Ta có

\({{\left(\displaystyle\frac{1}{3}\right)}^{3x}}>{{\left(\displaystyle\frac{1}{3}\right)}^{2x + 6}}\) \(\Leftrightarrow 3x < 2x+6 \Leftrightarrow x < 6\).

 

 

Dạng 8. Giải bất phương trình lôgarit bằng phương pháp đưa về cùng cơ số

Ví dụ 1/5

Bất phương trình \(\log_{\frac{1}{2}}(3x+1) > \log_{\frac{1}{2}}(x+7)\) có bao nhiêu nghiệm nguyên?

Bất phương trình tương đương với

\(\begin{cases} 3x+1>0\\ x+7>0\\ 3x+1<x+7\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}3x+1>0\\ 2x<6\end{cases}\) \(\Leftrightarrow -\displaystyle\frac{1}{3}<x<3.\)

Do \(x\) nguyên nên \(x\in\{0;1;2\}\). Vậy có tất cả ba nghiệm nguyên.

Ví dụ 2/5

Tập nghiệm của bất phương trình \(\log_{0,8}\left(x^2+x\right)<\log_{0,8}\left(-2x+4\right)\) là:

Điều kiện: \(x\in (-\infty; -1) \cup (0;2)\).

\begin{eqnarray*}&&\log_{0,8}\left(x^2+x\right)<\log_{0,8}\left(-2x+4\right)\\ &\Leftrightarrow & x^2+x>-2x+4 \Leftrightarrow x^2+3x-4>0\\ &\Leftrightarrow & x \in (-\infty; -4) \cup (1;+\infty)\end{eqnarray*}

Kết hợp với điều kiện ta được \(S=\left(-\infty;-4\right)\cup \left(1;2\right)\).

Ví dụ 3/5

Tìm tập nghiệm của bất phương trình \( \log_6 x+8 \log_{36} x \le 10 \).

Điều kiện xác định \( x >0 \). Bất phương trình viết lại \( \log_6 x + 8 \cdot \displaystyle\frac{1}{2} \cdot \log_6 x \le 10\) \(\Leftrightarrow \log_6 x \le 2 \Leftrightarrow x \le 36\).

Kết hợp với điều kiện xác định, bất phương trình có tập nghiệm là \( S=(0;36] \).

Ví dụ 4/5

Bất phương trình \(\log_2(3x-2)>\log_2(6-5x)\) có tập nghiệm là

\(\log_2(3x-2)>\log_2(6-5x)\Leftrightarrow \begin{cases}3x-2>6-5x\\6-5x>0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x>1\\ x<\displaystyle\frac{6}{5}\end{cases}\) \(\Leftrightarrow 1<x<\displaystyle\frac{6}{5}.\)

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là \(\left(1;\displaystyle\frac{6}{5}\right)\).

Ví dụ 5/5

Tìm tập nghiệm \(S\) của bất phương trình \(\log_2(3x-2)- \log_2(6-5x)>0.\)

Điều kiện xác định \(\begin{cases} 3x-2 >0\\ 6-5x>0\end{cases} \Leftrightarrow \displaystyle\frac{2}{3} <x< \displaystyle\frac{6}{5}\).

Bất phương trình

\begin{eqnarray*}& & \log_2(3x-2)- \log_2(6-5x)>0\\&\Leftrightarrow & \log_2 {\displaystyle\frac{3x-2}{6-5x} >0}\\&\Leftrightarrow & \displaystyle\frac{3x-2}{6-5x} >1\\ &\Leftrightarrow & \displaystyle\frac{8x -8}{6-5x}>0\\& \Leftrightarrow & 1<x< \displaystyle\frac{6}{5} \quad \text{(thỏa mãn điều kiện xác định).}\end{eqnarray*}