Chuyên đề 5. DÃY SỐ - CẤP SỐ CỘNG, CẤP SỐ NHÂN

Bài 1. DÃY SỐ

Dạng 1. Tìm số hạng của dãy số

Bài tập 1

Cho dãy số \(\left(u_n\right)\), biết \(u_n=\displaystyle\frac{n}{3^n-1}\). Tìm ba số hạng đầu tiên của dãy số.

Ta có

\(u_1=\displaystyle\frac{1}{2};\) \(u_2=\displaystyle\frac{2}{3^2-1}=\displaystyle\frac{2}{8}=\displaystyle\frac{1}{4};\) \(u_3=\displaystyle\frac{3}{3^3-1}=\displaystyle\frac{3}{26}.\)

Bài tập 2

Cho dãy số \(\left(u_n\right)\), biết \(\begin{cases} u_1=-1 \\ u_{n+1}=u_n+3 \\\end{cases}\) với \(n\ge 0\).

Tìm ba số hạng đầu tiên của dãy số.

Ta có \(u_1=-1;\) \(u_2=u_1+3=2;\) \(u_3=u_2+3=5.\)

Bài tập 3

Hãy viết ba số hạng đầu của dãy số \((u_n)\) cho bởi

a. \(u_n=\displaystyle\frac{2n^2-1}{n^2+1}\).

b. \(u_n=\displaystyle\frac{n+(-1)^n}{2n+1}\).

c. \(u_n=n+\cos^2n\).

d. \(u_n=\displaystyle\frac{(n+1)!}{2^n}\).

a. Ta có

\(u_1=\displaystyle\frac{2\cdot 1^2-1}{1^2+1}=\displaystyle\frac{1}{2};\) \(u_2=\displaystyle\frac{2\cdot 2^2-1}{2^2+1}=\displaystyle\frac{7}{5};\) \(u_3=\displaystyle\frac{2\cdot 3^2-1}{3^2+1}=\displaystyle\frac{17}{10}\).

b. Ta có

\(u_1=\displaystyle\frac{1+(-1)^1}{2\cdot 1+1}=0,\) \(u_2=\displaystyle\frac{2+(-1)^2}{2\cdot 2+1}=\displaystyle\frac{3}{5},\) \(u_3=\displaystyle\frac{3+(-1)^3}{2\cdot 3+1}=\displaystyle\frac{2}{7}\).

c. Ta có \(u_1=1+\cos^21,\) \(u_2=2+\cos^22,\) \(u_3=3+\cos^23\).

d. Ta có

\(u_1=\displaystyle\frac{(1+1)!}{2^1}=1,\) \(u_2=\displaystyle\frac{(2+1)!}{2^2}=\displaystyle\frac{3}{2},\) \(u_3=\displaystyle\frac{(3+1)!}{2^3}=3\).

Bài tập 4

Hãy viết bốn số hạng đầu của dãy số \((u_n)\) cho bởi

a.\(\left\{\begin{aligned} &u_1=2 \\&u_{n+1}=\displaystyle\frac{1}{3}(u_n+1). \\\end{aligned}\right.\)

b. \(\left\{\begin{aligned} &u_1=0 \\&u_{n+1}=\displaystyle\frac{2}{u_n^2+1}. \\\end{aligned}\right. \)

c. \(\left\{\begin{aligned} &u_1=15,u_2=9 \\&u_{n+2}=u_n-u_{n+1}. \\\end{aligned}\right. \)

d. \(\left\{\begin{aligned} &u_1=1,u_2=-2 \\&u_{n+2}=u_{n+1}-2u_n. \\\end{aligned}\right. \)

a. Ta có

\(u_1=2,\) \(u_2=\displaystyle\frac{1}{3}(u_1+1)=\displaystyle\frac{1}{3}(2+1)=1,\) \(u_3=\displaystyle\frac{1}{3}(u_2+1)=\displaystyle\frac{1}{3}(1+1)=\displaystyle\frac{2}{3},\) \(u_4=\displaystyle\frac{1}{3}(u_3+1)=\displaystyle\frac{1}{3}\left(\displaystyle\frac{2}{3}+1\right)=\displaystyle\frac{5}{9}\).

b. Ta có

\(u_1=0,\) \(u_2=\displaystyle\frac{2}{u_1^2+1}=\displaystyle\frac{2}{0^2+1}=2,\) \(u_3=\displaystyle\frac{2}{u_2^2+1}=\displaystyle\frac{2}{2^2+1}=\displaystyle\frac{2}{5},\) \(u_4=\displaystyle\frac{2}{u_3^2+1}=\displaystyle\frac{2}{{\left(\displaystyle\frac{2}{5}\right)}^2+1}=\displaystyle\frac{50}{29}\).

c. Ta có

\(u_1=15,\) \(u_2=9,\) \(u_3=u_1-u_2=15-9=6,\) \(u_4=u_2-u_3=9-6=3\).

d. Ta có

\(u_1=1,\) \(u_2=-2,\) \(u_3=u_2-2u_1=-2-2\cdot 1=-4,\) \(u_4=u_3-2u_2=-4-2\cdot (-2)=0\).

Bài tập 5

Hãy viết bốn số hạng đầu của dãy số \((u_n)\), dự đoán công thức số hạng tổng quát \(u_n\).

a. \(\left\{\begin{aligned} &u_1=1 \\&u_{n+1}=2u_n+3.\end{aligned}\right. \)

b. \(\left\{\begin{aligned} &u_1=3 \\&u_{n+1}=\sqrt{1+u_n^2}.\end{aligned}\right. \)

c. \(\left\{\begin{aligned} &u_1=\displaystyle\frac{5}{4} \\&u_{n+1}=\displaystyle\frac{u_n+1}{2}.\end{aligned}\right. \)

a. Ta có

\(\begin{aligned} &u_1=1=2^2-3 \\&u_2=5=2^3-3 \\&u_3=13=2^4-3 \\&u_4=29=2^5-3 \\&\cdots\end{aligned}\)

Dự đoán: \(u_n=2^{n+1}-3\).

b. Ta có

\(\begin{aligned} &u_1=3=\sqrt{3^2+0} \\&u_2=\sqrt{10}=\sqrt{3^2+1} \\&u_3=\sqrt{11}=\sqrt{3^2+2} \\&u_4=\sqrt{12}=\sqrt{3^2+3} \\&\cdots\end{aligned}\)

Dự đoán: \(u_n=\sqrt{3^2+n-1}\).

c. Ta có

\(\begin{aligned} &u_1=\displaystyle\frac{5}{4}=1+\displaystyle\frac{1}{2^{1+1}} \\&u_2=\displaystyle\frac{9}{8}=1+\displaystyle\frac{1}{2^{2+1}} \\&u_3=\displaystyle\frac{17}{16}=1+\displaystyle\frac{1}{2^{3+1}} \\&u_4=\displaystyle\frac{33}{32}=1+\displaystyle\frac{1}{2^{4+1}} \\&\cdots \end{aligned}\)

Dự đoán: \(u_n=1+\displaystyle\frac{1}{2^{n+1}}\).

Bài tập 6

a. Cho dãy số \((u_n)\) có \(\left\{\begin{aligned} &u_1=\displaystyle\frac{1}{3} \\&u_{n+1}=4u_n+7\end{aligned}\right.\) với \(n\geqslant 1\).

Chứng minh rằng \(u_n=\displaystyle\frac{2^{2n+1}-7}{3}\) với \(n\geqslant 1\).

b. Cho dãy số \((u_n)\) có \(\left\{\begin{aligned} &u_1=2 \\&u_{n+1}=3u_n+2n-1\end{aligned}\right.\) với \(n\geqslant 1\).

Chứng minh rằng \(u_n=3^n-n\) với \(n\geqslant 1\).

a. Khi \(n=1\), ta có

\(u_1=\displaystyle\frac{2^{2\cdot 1+1}-7}{3}=\displaystyle\frac{1}{3}\): đúng.

Giả sử \(u_k=\displaystyle\frac{2^{2k+1}-7}{3}\) với \(k\geqslant 1\).

Ta cần chứng minh

\(u_{k+1}=\displaystyle\frac{2^{2(k+1)+1}-7}{3}\) \(=\displaystyle\frac{2^{2k+3}-7}{3}\).

Theo công thức dãy số đã cho, ta có

\(u_{k+1}=4u_k+7\) \(=4\cdot \displaystyle\frac{2^{2k+1}-7}{3}+7\) \(=\displaystyle\frac{2^{2k+3}-7}{3}\).

Vậy theo phương pháp quy nạp toán học, ta có \(u_n=\displaystyle\frac{2^{2n+1}-7}{3}\) với mọi \(n\) nguyên dương.

b. Khi \(n=1\), ta có \(u_1=3^1-1=3-1=2\): đúng.

Giả sử \(u_k=3^k-k\) với \(k\geqslant 1\).

Ta cần chứng minh \(u_{k+1}=3^{k+1}-(k+1)\).

Theo công thức dãy số đã cho, ta có

\(u_{k+1}=3u_k+2k-1\) \(=3(3^k-k)+2k-1\) \(=3^{k+1}-(k+1)\).

Vậy theo phương pháp quy nạp toán học, ta có \(u_n=3^n-n\) với mọi \(n\) nguyên dương.

Dạng 2. Tính tăng giảm và bị chặn của dãy số

Bài tập 1

Xét tính tăng giảm của các dãy số sau.

a. \(1;\) \( 1;\) \( 1;\) \( 1;\) \( 1;\) \( 1;\) \(\ldots \).

b. \(1;\) \( -\displaystyle\frac{1}{2};\) \( \displaystyle\frac{1}{4};\) \( -\displaystyle\frac{1}{8};\) \( \displaystyle\frac{1}{16};\) \(\ldots \).

c. \(1;\) \( 3;\) \( 5;\) \( 7;\) \( 9;\) \(\ldots \).

d. \(1;\) \( \displaystyle\frac{1}{2};\) \( \displaystyle\frac{1}{4};\) \( \displaystyle\frac{1}{8};\) \( \displaystyle\frac{1}{16};\) \(\ldots \).

a. Ta có \(1;\) \( 1;\) \( 1;\) \( 1;\) \( 1;\) \( 1;\) \(\ldots\) đây là dãy hằng nên không tăng không giảm.

b. Ta có \(1;\) \( -\displaystyle\frac{1}{2};\) \( \displaystyle\frac{1}{4};\) \( -\displaystyle\frac{1}{8};\) \( \displaystyle\frac{1}{16};\) \(\ldots \Rightarrow {}u_1>u_2<u_3\Rightarrow {}(u_n)\) đây không là dãy tăng, không là dãy giảm.

c. Ta có \(1;\) \( 3;\) \( 5;\) \( 7;\) \( 9;\) \(\ldots \Rightarrow {}u_n<{u}_{n+1},n\in {\mathbb{N}}^{*}\Rightarrow {}(u_n)\) là dãy tăng.

d. Ta có \(1;\) \( \displaystyle\frac{1}{2};\) \( \displaystyle\frac{1}{4};\) \( \displaystyle\frac{1}{8};\) \( \displaystyle\frac{1}{16};\) \(\ldots \Rightarrow {}u_1>u_2>u_3\ldots >u_n>\ldots \Rightarrow {}(u_n)\) là dãy giảm.

Bài tập 2

Cho dãy số \(\left(u_n\right)\), biết \(u_n=\displaystyle\frac{3n-1}{3n+1}\). Chứng minh dãy số \(\left(u_n\right)\) bị chặn.

Ta có \(u_n=\displaystyle\frac{3n-1}{3n+1}=1-\displaystyle\frac{2}{3n+1}<1.\)

Mặt khác: \(u_2=\displaystyle\frac{5}{7}>u_1=\displaystyle\frac{1}{2}>0\) nên suy ra dãy \(\left(u_n\right)\) bị chặn.

Bài tập 3

Xét tính tăng, giảm của các dãy số \((u_n)\) cho bởi

a. \(u_n=\displaystyle\frac{n^2+n+1}{n^2+1}\).

b. \(u_n=\displaystyle\frac{4^n-1}{4^n+5}\).

c. \(\left\{\begin{aligned} &u_1=3 \\&u_{n+1}=\displaystyle\frac{2u_n}{u_n+3}.\end{aligned}\right. \)

d. \(\left\{\begin{aligned} &u_1=\sqrt{6} \\&u_{n+1}=\sqrt{6+u_n}.\end{aligned}\right. \)

a. Ta có

\(u_n=\displaystyle\frac{n^2+n+1}{n^2+1}=1+\displaystyle\frac{n}{n^2+1}\).

Suy ra

\(u_{n+1}-u_n=\displaystyle\frac{n+1}{(n+1)^2+1}-\displaystyle\frac{n}{n^2+1}=\displaystyle\frac{n^2+n-1}{(n^2+2n+2)(n^2+1)}>0\), \(\forall n\).

Vậy \((u_n)\) là dãy số tăng.

b. Ta có \(u_n=\displaystyle\frac{4^n-1}{4^n+5}=1-\displaystyle\frac{6}{4^n+5}\).

Suy ra

\(u_{n+1}-u_n=\displaystyle\frac{6}{4^n+5}-\displaystyle\frac{6}{4^{n+1}+5}=\displaystyle\frac{18\cdot 4^n}{(4^n+5)\left(4^{n+1}+5\right)}>0\), \(\forall n\).

Vậy \((u_n)\) là dãy số tăng.

c. Ta có \(u_1=3,\) \(u_2=3,\) \(u_3=3,\) \(\ldots,\) \(u_n=3\), \(\forall n\).

Vậy dãy số đã cho không đổi.

d. Ta có

\(u_{n+1}^2-u_n^2=6+u_n-u_n^2=(u_2+2)(3-u_n)\)

Mặt khác: \(0<u_n<3\), \(\forall n\).

Do đó

\(u_{n+1}^2-u_n^2>0 \Leftrightarrow 0<u_n<u_{n+1}\), \(\forall n\).

Vậy \((u_n)\) là dãy số tăng.

Bài tập 4

Xét tính tăng, giảm của các dãy số \((u_n)\) cho bởi

a. \(u_n=\sqrt{n+3}-\sqrt{n}\).

b. \(u_n=\displaystyle\frac{\sqrt{n+11}}{n}\).

a. Ta có

\(u_n=\sqrt{n+3}-\sqrt{n}=\displaystyle\frac{3}{\sqrt{n+3}+\sqrt{n}}>0\), \(\forall n\).

Suy ra

\(\displaystyle\frac{u_{n+1}}{u_n}=\displaystyle\frac{\sqrt{n+3}+\sqrt{n}}{\sqrt{n+4}+\sqrt{n+1}}<1\), \(\forall n\).

Vậy \((u_n)\) là dãy số giảm.

b. Ta có

\(u_n=\displaystyle\frac{\sqrt{n+11}}{n}=\sqrt{\displaystyle\frac{1}{n}+\displaystyle\frac{11}{n^2}}>\sqrt{\displaystyle\frac{1}{n+1}+\displaystyle\frac{11}{(n+1)^2}}=u_{n+1}\), \(\forall n\).

Vậy \((u_n)\) là dãy số giảm.

Bài tập 5

Xét tính tăng giảm của dãy số sau \(u_n=\displaystyle\frac{n-1}{n+1}\) với mọi \(n\in\mathbb{N}^\ast\).

Xét dãy

\(u_n=\displaystyle\frac{n-1}{n+1}=1-\displaystyle\frac{2}{n+1}\cdot\)

\(\Rightarrow u_{n+1}-u_{n}=-\displaystyle\frac{2}{n+2}+\displaystyle\frac{2}{n+1}=\displaystyle\frac{2}{(n+2)(n+1)}>0\), \(\forall n\in\mathbb{N}^\ast.\)

Do đó dãy \(u_n=\displaystyle\frac{n-1}{n+1}\) là dãy số tăng.

Bài tập 6

Xét tính tăng giảm của dãy số sau \(u_n=\displaystyle\frac{2n-1}{n+3}\) với mọi \(n\in\mathbb{N}^\ast\).

Xét dãy

\(u_n=\displaystyle\frac{2n-1}{n+3}=2-\displaystyle\frac{7}{n+3}\cdot\)

\(u_{n+1}-u_n=-\displaystyle\frac{7}{n+4}+\displaystyle\frac{7}{n+3}=\displaystyle\frac{7}{(n+4)(n+3)}> 0\), \(\forall n\in\mathbb{N}^\ast.\)

Do đó dãy \(u_n=\displaystyle\frac{2n-1}{n+3}\) là dãy số tăng.

Bài tập 7

Xét tính tăng giảm của dãy số sau \(u_n=\displaystyle\frac{3n^2-2n+1}{n+1}\) với mọi \(n\in\mathbb{N}^\ast\).

Xét dãy

\(u_n=\displaystyle\frac{3n^2-2n+1}{n+1}=3n-5+\displaystyle\frac{6}{n+1}\cdot\)

Xét \(u_{n+1}-u_n=3+\displaystyle\frac{6}{(n+2)(n+1)}>0\), \(\forall n\in\mathbb{N}^\ast.\)

Vậy dãy số \((u_n)\) là dãy số tăng.

Bài tập 8

Xét tính tăng giảm của dãy số sau \(u_n=\displaystyle\frac{n^2+n+1}{2n^2+1}\) với mọi \(n\in\mathbb{N}^\ast\).

Ta có: \(u_{n+1}=\displaystyle\frac{n^2+3n+3}{2n^2+4n+3}\)

Xét

\(u_{n+1}-u_n=\displaystyle\frac{n^2+3n+3}{2n^2+4n+3}-\displaystyle\frac{n^2+n+1}{2n^2+1}=\displaystyle\frac{-2n(n+2)}{(2n^2+4n+3)(2n^2+1)}<0\), \(\forall n\in\mathbb{N}^\ast.\)

Vậy dãy số \((u_n)\) là dãy số giảm.

Bài tập 9

Xét tính tăng giảm của dãy số sau \(u_n=n-\sqrt{n^2-1}\) với mọi \(n\in\mathbb{N}^\ast\).

Ta có \(u_{n+1}=n+1-\sqrt{(n+1)^2-1}=n+1-\sqrt{n^2+2n}\).

\(u_{n+1}-u_n=1+\sqrt{n^2-1}-\sqrt{n^2+2n}\).

Ta có:

\(\begin{aligned} & u_{n+1}-u_n<0 \\ \Leftrightarrow\ & 1+\sqrt{n^2-1}-\sqrt{n^2+2n}<0\\ \Leftrightarrow\ & 1+\sqrt{n^2-1}<\sqrt{n^2+2n}\\ \Leftrightarrow\ & 1+n^2-1+2\sqrt{n^2-1} < n^2+2n\\ \Leftrightarrow\ & \sqrt{n^2-1} < n\\ \Leftrightarrow\ & n^2-1 < n^2\quad \text{(luôn đúng).}\end{aligned}\)

Vậy dãy số \((u_n)\) là dãy số giảm.

Bài tập 10

Xét tính tăng giảm của dãy số sau \(u_n=2n-\sqrt{4n^2-1}\) với mọi \(n\in\mathbb{N}^\ast\).

Ta có \(u_{n+1}=2n+2-\sqrt{4(n+1)^2-1}=2n+2-\sqrt{4n^2+8n+3}\).

\(u_{n+1}-u_n=2+\sqrt{4n^2-1}-\sqrt{4n^2+8n+3}\).

Ta có:

\(\begin{aligned} & u_{n+1}-u_n<0 \\ \Leftrightarrow\ & 2+\sqrt{4n^2-1}-\sqrt{4n^2+8n+3}<0\\ \Leftrightarrow\ & 2+\sqrt{4n^2-1}<\sqrt{4n^2+8n+3}\\ \Leftrightarrow\ & 3+4n^2+4\sqrt{4n^2-1} < 4n^2+8n+3\\ \Leftrightarrow\ & \sqrt{4n^2-1} < 2n\\ \Leftrightarrow\ & 4n^2-1 < 4n^2\quad \text{(luôn đúng).}\end{aligned}\)

Vậy dãy số \((u_n)\) là dãy số giảm.

Bài tập 11

Xét tính tăng giảm của dãy số sau \(u_n=\displaystyle\frac{\sqrt{n+1}-1}{n}\) với mọi \(n\in\mathbb{N}^\ast\).

Ta có: \(u_n=\displaystyle\frac{\sqrt{n+1}-1}{n} = \displaystyle\frac{1}{\sqrt{n+1}+1}\cdot\)

Xét

\( u_{n+1}-u_{n}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{n+2}+1} - \displaystyle\frac{1}{\sqrt{n+1}+1}= \displaystyle\frac{\sqrt{n+1}-\sqrt{n+2}}{\left(\sqrt{n+2}+1\right) \left(\sqrt{n+1}+1\right) }<0\), \(\forall n\in\mathbb{N}^\ast.\)

Do đó dãy \((u_n)\) là dãy số giảm.

Bài tập 12

Xét tính tăng giảm của dãy số sau \(u_n=\displaystyle\frac{\sqrt{3}-\sqrt{3+n}}{n}\) với mọi \(n\in\mathbb{N}^\ast\).

Ta có:

\(u_n=\displaystyle\frac{\sqrt{3}-\sqrt{3+n}}{n} = \displaystyle\frac{-1}{\sqrt{3}+\sqrt{n+3}}\cdot\)

Xét

\( u_{n+1}-u_{n}=\displaystyle\frac{-1}{\sqrt{3}+\sqrt{n+4}} + \displaystyle\frac{1}{\sqrt{3}+\sqrt{n+3}}= \displaystyle\frac{\sqrt{n+4}-\sqrt{n+3}}{\left(\sqrt{3}+\sqrt{n+4}\right) \left(\sqrt{3}+\sqrt{n+3}\right) }>0\), \(\forall n\in\mathbb{N}^\ast.\)

Do đó dãy \((u_n)\) là dãy số tăng.

Bài tập 13

Xét tính tăng giảm của dãy số sau \(u_n=\displaystyle\frac{\sqrt{n}}{2^n}\) với mọi \(n\in\mathbb{N}^\ast\).

Xét

\(\displaystyle\frac{u_{n+1}}{u_n}=\displaystyle\frac{\sqrt{n+1}}{2^{n+1}}\cdot \displaystyle\frac{2^n}{\sqrt{n}} = \displaystyle\frac{\sqrt{{n+1}}}{2\sqrt{n}}\leq \displaystyle\frac{\sqrt{n+n}}{2\sqrt{n}}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}<1\), \(\forall n\in\mathbb{N}^\ast.\)

Vậy dãy số \((u_n)\) là dãy số giảm.

Bài tập 14

Xét tính tăng giảm của dãy số sau \(u_n=\displaystyle\frac{n+1}{3^n}\) với mọi \(n\in\mathbb{N}^\ast\).

Xét

\(\displaystyle\frac{u_{n+1}}{u_n}=\displaystyle\frac{n+2}{3^{n+1}}\cdot \displaystyle\frac{3^n}{n+1} = \displaystyle\frac{n+2}{3(n+1)}<\displaystyle\frac{2(n+1)}{3(n+1)}=\displaystyle\frac{2}{3}<1\), \(\forall n\in\mathbb{N}^\ast.\)

Vậy dãy số \((u_n)\) là dãy số giảm.

Bài tập 15

Xét tính tăng giảm của dãy số sau \(u_n=\displaystyle\frac{3^n}{n^2}\) với mọi \(n\in\mathbb{N}^\ast\).

Xét \(\displaystyle\frac{u_{n+1}}{u_n}=\displaystyle\frac{3^{n+1}}{(n+1)^2}\cdot \displaystyle\frac{n^2}{3^n}=\displaystyle\frac{3n^2}{(n+1)^2}\)

Vậy dãy số \((u_n)\) là dãy số .

Bài tập 16

Xét tính tăng giảm của dãy số sau \(u_n=\displaystyle\frac{3^n}{2^{n+1}}\) với mọi \(n\in\mathbb{N}^\ast\).

Xét

\(\displaystyle\frac{u_{n+1}}{u_n}=\displaystyle\frac{3^{n+1}}{2^{n+2}}\cdot \displaystyle\frac{2^{n+1}}{3^n} = \displaystyle\frac{3}{2}>1\), \(\forall n\in\mathbb{N}^\ast.\)

Vậy dãy số \((u_n)\) là dãy số tăng.

Bài tập 17

Xét tính bị chặn trên, bị chặn dưới, bị chặn của các dãy số \((u_n)\) cho bởi

a. \(u_n=\displaystyle\frac{2n+3}{n+2}\).

b. \(u_n=\displaystyle\frac{1}{n(n+1)}\).

c. \(u_n=n^2+4\).

d. \(u_n=\displaystyle\frac{n^2+2n}{n^2+n+1}\).

e. \(u_n=\displaystyle\frac{n}{\sqrt{n^2+2n}+n}\).

f. \(u_n=(-1)^n\cos \displaystyle\frac{\pi}{2n}\).

a. Ta có

\(u_n=\displaystyle\frac{2n+3}{n+2}=2-\displaystyle\frac{1}{n+2}\).

Vì \(0<\displaystyle\frac{1}{n+2}\leqslant \displaystyle\frac{1}{3}\), \(\forall n\in {\mathbb{N}}^{*}\).

Suy ra

\(0>-\displaystyle\frac{1}{n+2}\geqslant -\displaystyle\frac{1}{3}\), \(\forall n\in {\mathbb{N}}^{*}\).

Do đó \(2>u_n=2-\displaystyle\frac{1}{n+2}\geqslant \displaystyle\frac{5}{3}\).

Vậy \((u_n)\) là dãy số bị chặn.

b. Dễ thấy \(\displaystyle\frac{1}{2}\leqslant u_n<1\), \(\forall n\in {\mathbb{N}}^{*}\).

Vậy \((u_n)\) là dãy số bị chặn.

c. Dễ thấy \(u_n\geqslant 5\), \(\forall n\in {\mathbb{N}}^{*}\).

Vậy \((u_n)\) là dãy số bị chặn dưới.

Mặt khác, với mọi \(M>4\) lớn tùy ý, ta luôn tìm được \(N_0=\sqrt{M-4}\) để sao cho

\(\forall n>N_0\) ta đều có \(u_n>M\)

tức là không thể tìm được số \(M\) thỏa mãn \(u_n\leqslant M\), \(\forall n\).

Vậy dãy số \((u_n)\) không bị chặn trên.

d. Ta có \(u_n=\displaystyle\frac{n^2+2n}{n^2+n+1}=1+\displaystyle\frac{n-1}{n^2+n+1}\)

Vì \(0\leqslant \displaystyle\frac{n-1}{n^2+n+1}<1\), \(\forall n\in {\mathbb{N}}^{*}\).

Suy ra \(1\leqslant u_n<2\), \(\forall n\in {\mathbb{N}}^{*}\).

Vậy dãy số \((u_n)\) bị chặn.

e. Ta có

\(u_n=\displaystyle\frac{n}{\sqrt{n^2+2n+n}}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{1+\displaystyle\frac{2}{n}+1}}\), \(\forall n\in {\mathbb{N}}^{*}\).

Suy ra

\(0<u_n<\displaystyle\frac{1}{2}\). Vậy dãy số \((u_n)\) bị chặn.

f. Ta có

\(\left|u_n\right|=\left|\cos \displaystyle\frac{\pi}{2n}\right|\leqslant 1\), \(\forall n\in {\mathbb{N}}^{*}\).

Suy ra \(-1\leqslant u_n\leqslant 1\). Vậy dãy số \((u_n)\) bị chặn.

Bài tập 18

Xét tính bị chặn của các dãy số \((u_n)\) cho bởi

a. \(u_n=\displaystyle\frac{1}{1\cdot 3}+\displaystyle\frac{1}{3\cdot 5}+\cdots +\displaystyle\frac{1}{(2n-1)(2n+1)}\).

b. \(u_n=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{n^2+1}}+\displaystyle\frac{1}{\sqrt{n^2+2}}+\cdots +\displaystyle\frac{1}{\sqrt{n^2+n}}\).

a. Ta có

\(u_n=\displaystyle\frac{1}{1\cdot 3}+\displaystyle\frac{1}{3\cdot 5}+\cdots +\displaystyle\frac{1}{(2n-1)(2n+1)}\)

\(=\displaystyle\frac{1}{2}\left(\displaystyle\frac{1}{1}-\displaystyle\frac{1}{3}\right)+\displaystyle\frac{1}{2}\left(\displaystyle\frac{1}{3}-\displaystyle\frac{1}{5}\right)+\cdots +\displaystyle\frac{1}{2}\left(\displaystyle\frac{1}{2n-1}-\displaystyle\frac{1}{2n+1}\right)=\displaystyle\frac{1}{2}\left(\displaystyle\frac{1}{1}-\displaystyle\frac{1}{2n+1}\right)=\displaystyle\frac{1}{2}-\displaystyle\frac{1}{2(2n+1)}\).

Do đó \(0<u_n<\displaystyle\frac{1}{2}\), \(\forall n\in {\mathbb{N}}^{*}\).

Vậy \((u_n)\) là dãy số bị chặn.

b. Ta có \(0<\displaystyle\frac{1}{\sqrt{n^2+1}}+\displaystyle\frac{1}{\sqrt{n^2+2}}+\cdots +\displaystyle\frac{1}{\sqrt{n^2+n}}<\displaystyle\frac{1}{\sqrt{n^2}}+\displaystyle\frac{1}{\sqrt{n^2}}+\cdots +\displaystyle\frac{1}{\sqrt{n^2}}=\displaystyle\frac{n}{\sqrt{n^2}}=1\), \(\forall n\in {\mathbb{N}}^{*}\).

Do đó \(0<u_n<1\), \(\forall n\in {\mathbb{N}}^{*}\).

Vậy \((u_n)\) là dãy số bị chặn.

Dạng 3. Tìm công thức số hạng tổng quát

Bài tập 1

Cho dãy số \(\left(u_n\right)\) và đặt \(u_n=\displaystyle \sum_{k=1}^{n} a_k\) với \(a_k=\displaystyle\frac{1}{k(k+1)}.\)

a. Xác định \(u_1\), \(u_2\), \(u_3\), \(u_4\).

b. Xét tính bị chặn.

a. Xác định \(u_1,\) \(u_2,\) \(u_3,\) \(u_4.\)

Với \(n=1 \Rightarrow u_1=a_1=\displaystyle\frac{1}{1.2}=\displaystyle\frac{1}{2}.\)

Với \(n=2 \Rightarrow u_2=a_1+a_2=\displaystyle\frac{1}{2}+\displaystyle\frac{1}{2.(2+1)}=\displaystyle\frac{2}{3}.\)

Với \(n=3\Rightarrow u_3=a_1+a_2+a_3=u_2+a_3=\displaystyle\frac{2}{3}+\displaystyle\frac{1}{3(3+1)}=\displaystyle\frac{3}{4}.\)

Với \(n=4 \Rightarrow u_4=a_1+a_2+a_3+a_4=u_3+a_4=\displaystyle\frac{3}{4}+\displaystyle\frac{1}{4.5}=\displaystyle\frac{4}{5}.\)

Xác định công thức tổng quát \(u_n\) của dãy số.

Ta có: \(a_k=\displaystyle\frac{1}{k(k+1)}=\displaystyle\frac{1}{k}-\displaystyle\frac{1}{k+1}\).

Do đó:

\(u_n=\displaystyle \sum_{k=1}^{n}a_k=\left(1-\displaystyle\frac{1}{2}\right)+\left(\displaystyle\frac{1}{2}-\displaystyle\frac{1}{3}\right)+\cdots\left(\displaystyle\frac{1}{n-1}-\displaystyle\frac{1}{n}\right)+\left(\displaystyle\frac{1}{n}-\displaystyle\frac{1}{n+1}\right)=1-\displaystyle\frac{1}{n+1}=\displaystyle\frac{n}{n+1}\).

b. Xét tính bị chặn.

Với mọi \(n \in \mathbb{N}^*\) thì \(u_n>0\) nên dãy số \(\left(u_n\right)\) bị chặn dưới.

Ta lại có \(u_n=1-\displaystyle\frac{n}{n+1}<1,\forall n \in \mathbb{N}^*\) nên dãy số \(\left(u_n\right)\) bị chặn trên.

Do đó dãy số bị chặn.

Bài tập 2

Cho dãy số \(\left(u_n\right)\) và đặt \(u_n= \displaystyle \sum_{k=1}^{n} a_k\) với \(a_k=\displaystyle\frac{1}{k(k+4)}\).

a. Xác định \(u_1\), \(u_2\), \(u_3\), \(u_4\).

b. Xác định công thức tổng quát của \(u_n\) của dãy số.

a. Xác định \(u_1,u_2,u_3,u_4.\)

Với \(n=1 \Rightarrow u_1=a_1=\displaystyle\frac{1}{1.5}=\displaystyle\frac{1}{5}.\)

Với \(n=2 \Rightarrow u_2=a_1+a_2=\displaystyle\frac{1}{5}+\displaystyle\frac{1}{2.6}=\displaystyle\frac{17}{60}.\)

Với \(n=3 \Rightarrow u_3=a_1+a_2+a_3=u_2+a_3=\displaystyle\frac{17}{60}+\displaystyle\frac{1}{3.7}=\displaystyle\frac{139}{420}.\)

Với \(n=4 \Rightarrow u_4=a_1+a_2+a_3+a_4=u_3+a_4=\displaystyle\frac{139}{420}+\displaystyle\frac{1}{4.8}=\displaystyle\frac{1217}{3360}.\)

b. Xác định công thức tổng quát của \(u_n\) của dãy số.

Ta có:

\(a_k=\displaystyle\frac{1}{k(k+4)}=\displaystyle\frac{1}{4}.\displaystyle\frac{4}{k(k+4)}=\displaystyle\frac{1}{4}.\displaystyle\frac{k+4-k}{k(k+4)}=\displaystyle\frac{1}{4}.\left(\displaystyle\frac{1}{k}-\displaystyle\frac{1}{k+4}\right).\)

Ta lại có: \(u_n=\displaystyle \sum_{k=1}^{n} a_k\).

Do đó

\(\begin{aligned}u_n&=\displaystyle\frac{1}{4}.\left(\displaystyle\frac{1}{1}-\displaystyle\frac{1}{5}\right)+\displaystyle\frac{1}{4}.\left(\displaystyle\frac{1}{2}-\displaystyle\frac{1}{6}\right)+\cdots + \displaystyle\frac{1}{4}.\left(\displaystyle\frac{1}{n}-\displaystyle\frac{1}{n+4}\right)\\&=\displaystyle\frac{1}{4}\left(\displaystyle\frac{1}{1}+\displaystyle\frac{1}{2}+\displaystyle\frac{1}{3}+\displaystyle\frac{1}{4}-\displaystyle\frac{1}{n+1}-\displaystyle\frac{1}{n+2}-\displaystyle\frac{1}{n+3}-\displaystyle\frac{1}{n+4}\right)\\&=\displaystyle\frac{1}{4}\left(\displaystyle\frac{25}{12}-\displaystyle\frac{1}{n+1}-\displaystyle\frac{1}{n+2}-\displaystyle\frac{1}{n+3}-\displaystyle\frac{1}{n+4}\right).\end{aligned}\)

b. Xét tính bị chặn.

Với mọi \(n \in \mathbb{N}^*\) thì \(u_n>0\) nên dãy số \(\left(u_n\right)\) bị chặn dưới.

Ta lại có:

\(u_n==\displaystyle\frac{1}{4}\left(\displaystyle\frac{25}{12}-\displaystyle\frac{1}{n+1}-\displaystyle\frac{1}{n+2}-\displaystyle\frac{1}{n+3}-\displaystyle\frac{1}{n+4}\right)<\displaystyle\frac{1}{4}.\displaystyle\frac{25}{12}=\displaystyle\frac{25}{48}.\)

Do đó dãy số bị chặn.

Bài tập 3

Cho dãy số \(\left(u_n\right)\) và đặt \(u_n= \displaystyle \sum_{k=1}^{n} a_k\) với \(a_k=\displaystyle\frac{1}{4k^2-1}.\)

+) Xác định \(u_1,u_2,u_3,u_4.\)

Với \(n=1 \Rightarrow u_1=a_1=\displaystyle\frac{1}{4.1^2-1}=\displaystyle\frac{1}{3}.\)

Với \(n=2 \Rightarrow u_2=a_1+a_2=\displaystyle\frac{1}{3}+\displaystyle\frac{1}{4.2^2-1}=\displaystyle\frac{2}{5}.\)

Với \(n=3 \Rightarrow u_3=a_1+a_2+a_3=u_2+a_3=\displaystyle\frac{2}{5}+\displaystyle\frac{1}{4.3^2-1}=\displaystyle\frac{3}{7}.\)

Với \(n=4 \Rightarrow u_4=a_1+a_2+a_3+a_4=u_3+a_4=\displaystyle\frac{3}{7}+\displaystyle\frac{1}{4.4^2-1}=\displaystyle\frac{4}{9}.\)

+) Xác định công thức tổng quát của \(u_n\) của dãy số.

Ta có:

\(a_k=\displaystyle\frac{1}{4k^2-1}=\displaystyle\frac{1}{(2k+1)(2k-1)}=\displaystyle\frac{1}{2}.\displaystyle\frac{(2k+1)-(2k-1)}{(2k+1)(2k-1)}=\displaystyle\frac{1}{2}.\left(\displaystyle\frac{1}{2k-1}-\displaystyle\frac{1}{2k+1}\right).\)

Ta lại có: \(u_n=\displaystyle \sum_{k=1}^{n} a_k\).

Do đó

\(\begin{aligned}u_n&=\displaystyle\frac{1}{2}.\left(\displaystyle\frac{1}{1}-\displaystyle\frac{1}{3}\right)+\displaystyle\frac{1}{2}.\left(\displaystyle\frac{1}{3}-\displaystyle\frac{1}{5}\right)+\cdots + \displaystyle\frac{1}{2}.\left(\displaystyle\frac{1}{2n-1}-\displaystyle\frac{1}{2n+1}\right).\\&=\displaystyle\frac{1}{2}\left(\displaystyle\frac{1}{1}-\displaystyle\frac{1}{2n+1}\right).\\&=\displaystyle\frac{1}{2}.\displaystyle\frac{2n}{2n+1}=\displaystyle\frac{n}{2n+1}.\end{aligned}\)

+) Xét tính bị chặn.

Với mọi \(n \in \mathbb{N}^*\) thì \(u_n>0\) nên dãy số \(\left(u_n\right)\) bị chặn dưới.

Ta lại có:

\(u_n=\displaystyle\frac{1}{2}.\left(1-\displaystyle\frac{1}{2n+1}\right)<\displaystyle\frac{1}{2}.\)

Do đó dãy số bị chặn.

Bài tập 4

Tìm \(5\) số hạng đầu và tìm công thức tính số hạng tổng quát \(u_n\) theo \(n\) của các dãy số.

a. \(\begin{cases} u_1=3\\ u_{n+1}=u_n+2\end{cases}\)

b. \(\begin{cases} u_1=2\\ u_{n+1}=2u_n.\end{cases}\)

a. \(\begin{cases}u_1=3\\ u_{n+1}=u_n+2\end{cases}\)

Với \(n=1 \Rightarrow u_2=u_1+2=3+2=5.\)

Với \(n=2 \Rightarrow u_3=u_2+2=5+2=7.\)

Với \(n=3 \Rightarrow u_4=u_3+2=7+2=9.\)

Với \(n=4 \Rightarrow u_5=u_4+2=9+2=11.\)

Từ các số hạng đầu tiên, ta dự đoán số hạng tổng quát \(u_n\) có dạng \(u_n=2n+1, \forall n \in \mathbb{N}^{\ast}.\)

Dùng phương pháp quy nạp để chứng minh \(u_n=2n+1, \forall n \in \mathbb{N}^{\ast} \ (i).\)

+) Với \(n=1 \Rightarrow u_1=2.1+1=3:\) đúng. Do đó \((i)\) đúng khi \(n=1.\)

+) Giả sử \((i)\) đúng với \(n=k\), nghĩa là ta có: \(u_{k}=2k+1.\)

+) Ta cần chứng minh \((i)\) đúng với \(n=k+1\), nghĩa là \(u_{k+1}=2(k+1)+1=2k+3.\)

Thật vậy, từ đề bài ta có: \(u_{n+1}=u_n+2\Rightarrow u_{k+1}=u_k+2=(2k+1)+2=2k+3.\)

Theo nguyên lý quy nạp, thì \(u_n=2n+1, \forall n \in \mathbb{N}^*.\)

b. \(\begin{cases}&u_1=2\\&u_{n+1}=2u_n\end{cases}.\)

Với \(n=1 \Rightarrow u_2=2.u_1=2.2=4.\)

Với \(n=2 \Rightarrow u_3=2.u_2=2.4=8.\)

Với \(n=3 \Rightarrow u_4=2.u_3=2.8=16.\)

Với \(n=4 \Rightarrow u_5=2.u_4=2.16=32.\)

Từ các số hạng đầu tiên, ta dự đoán số hạng tổng quát \(u_n\) có dạng \(u_n=2^n, \forall n \in \mathbb{N}^{\ast}.\)

Dùng phương pháp quy nạp để chứng minh \(u_n=2^n, \forall n \in \mathbb{N}^{\ast} \ (i).\)

+) Với \(n=1 \Rightarrow u_1=2^1=2:\) đúng. Do đó \((i)\) đúng khi \(n=1.\)

+) Giả sử \((i)\) đúng với \(n=k\), nghĩa là ta có: \(u_k=2^k.\)

+) Ta cần chứng minh \((i)\) đúng với \(n=k+1\), nghĩa là \(u_{k+1}=2^{k+1}.\)

Thật vậy, từ đề bài ta có: \(u_{n+1}=2u_n \Rightarrow u_{k+1}=2.u_k=2.2^k=2^{k+1}.\)

Theo nguyên lý quy nạp, thì \(u_n=2^n, \forall n \in \mathbb{N}^*.\)

Bài tập 5

Tìm số hạng tổng quát của dãy số \(\left(u_n\right)\) xác định bởi: \(\begin{cases}u_1=5\\u_{n+1}=u_n+3n-2\end{cases}.\)

Ta có: \(u_{n+1}=u_n+3n-2 \Rightarrow u_{n+1}-u_n=3n-2.\) Từ đó suy ra:

\(u_1=5.\)

\(u_2-u_1=3.1-2.\)

\(u_3-u_2=3.2-2.\)

\(u_4-u_3=3.3-2\)

\(\cdots\)

\(u_{n-1}-u_{n-2}=3(n-2)-2.\)

\(u_n-u_{n-1}=3(n-1)-2.\)

Cộng từng vế cho \(n\) đẳng thức trên, ta được:

\(\begin{aligned}u_n&=5+3\left[1+2+3+\cdots+(n-1)\right]-2(n-1).\\&=5+\displaystyle\frac{3(n-1)n}{2}-2(n-1)\\ &=5+\displaystyle\frac{3(n-1)n-4(n-1)}{2}\\&=5+\displaystyle\frac{(n-1)(3n-4)}{2}.\end{aligned}\)

Bài tập 6

Tìm số hạng tổng quát của dãy số \(\left(u_n\right)\) xác định bởi: \(\begin{cases} u_1=11\\ u_{n+1}=10u_n+1-9n\end{cases}.\)

Ta có: \(u_{n+1}=10u_n+1-9n.\) Từ đó suy ra:

\(u_1=11=10+1.\)

\(u_2=10.11+1-9=102=100+2=10^2+2.\)

\(u_3=10.102+1-9.2=1003=1000+3=10^3+3.\)

Từ các số hạng đầu tiên, ta dự đoán số hạng tổng quát \(u_n\) có dạng \(u_n=10^n+n, \forall n \in \mathbb{N}^{\ast}.\)

Dùng phương pháp quy nạp để chứng minh \(u_n=10^n+n,\, \forall n \in \mathbb{N}^{\ast} \ (i).\)

+) Với \(n=1 \Rightarrow u_1=10^1+1=11\): đúng. Do đó \((i)\) đúng khi \(n=1\).

+) Giả sử \((i)\) đúng với \(n=k\), nghĩa là ta có: \(u_k=10^k+k\).

+) Ta cần chứng minh \((i)\) đúng với \(n=k+1\), nghĩa là cần \(u_{k+1}=10^{k+1}+k+1\).

Thật vậy, từ đề bài ta có: \(u_{k+1}=10u_k+1-9k=10\cdot(10^k+k)+1-9k=10^{k+1}+k+1\).

Theo nguyên lý quy nạp, thì \(u_n=u_n=10^n+n,\, \forall n \in \mathbb{N}^*\).

Bài 2. CẤP SỐ CỘNG

Dạng 1. Tìm công sai, số hạng thứ n và tính tổng của cấp số cộng

Bài tập 1

Cho cấp số cộng có số hạng đầu \(u_1=-\displaystyle\frac{1}{2},\) công sai \(d=\displaystyle\frac{1}{2}.\) Xác định năm số hạng liên tiếp đầu tiên của cấp số cộng.

Ta dùng công thức tổng quát

\(u_n\) \(=u_1+\left(n-1\right)d\) \(=-\displaystyle\frac{1}{2}+\left(n-1\right)\displaystyle\frac{1}{2}\) \(=-1+\displaystyle\frac{n}{2}\), hoặc \({u}_{n+1}\) \(=u_n+d\) \(=u_n+\displaystyle\frac{1}{2}\)

Để tính các số hạng của một cấp số cộng.

Ta có

\(u_1=-\displaystyle\frac{1}{2};\) \(d=\displaystyle\frac{1}{2}\).

Suy ra

\(u_1=-\displaystyle\frac{1}{2}\)

\(u_2=u_1+d=0\)

\(u_3-u_2+d=\displaystyle\frac{1}{2}\)

\(u_4=u_3+d=1\)

\(u_5=u_4+d=\displaystyle\frac{3}{2}\)

Bài tập 2

Với giá trị nào của \(x\) và \(y\) thì các số \(-7;\) \(x;\) \(11;\) \(y\) theo thứ tự đó lập thành một cấp số công?

Bốn số \(-7;\) \(x;\) \(11;\) \(y\) theo thứ tự \(u_1,\) \(u_2,\) \(u_3,\) \(u_4\) lập thành cấp số cộng nên

\(\begin{cases} u_4-u_3=u_3-u_2 \\ u_4-u_3=u_2-u_1\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases} y-11=11-x \\ y-11=x+7\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases} x+y=22 \\ x-y=-18\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases} x=2 \\ y=20.\end{cases}\)

Bài tập 3

Giữa các số \(7\) và \(35\) hãy đặt thêm sáu số nữa để được một cấp số cộng.

Gọi \(d\) là công sai của cấp số cộng. Theo giả thiết bài toán, ta có

\(7,\) \(7+d,\) \(7+2d,\) \(7+3d,\) \(7+4d,\) \(7+5d,\) \(7+6d,\) \(35\)

là một cấp số cộng. Do đó \(35=7+7d \Leftrightarrow d=4\).

Vây sáu số cần tìm là: \(11,\) \(15,\) \(19,\) \(23,\) \(27,\) \(31\).

Bài tập 4

Cho cấp số cộng \((u_n)\) với \(\left\{\begin{aligned} &u_1=-9 \\&u_{n+1}=u_n-5\end{aligned}\right.\) Tìm \(u_{25}\).

Ta có \(u_{n+1}-u_n=-5\).

Suy ra cấp số cộng \((u_n)\) có công sai \(d=-5\).

Vậy \(u_{25}=u_1+24d=-9+24.(-5)=-129\).

Bài tập 5

Cho cấp số cộng \((u_n)\) với \(\left\{\begin{aligned} &u_5=-43 \\&u_{21}=-171.\end{aligned}\right. \)

a. Tìm \(d\) và \(u_1\).

b. Tìm \(u_{29}\).

c. \(-16123\) là số hạng thứ bao nhiêu.

d. \(-35\) có thuộc cấp số cộng trên hay không?

Từ giả thiết

\(\left\{\begin{aligned} &u_5=-43 \\&u_{21}=-171\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1+4d=-43 \\&u_1+20d=-171\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1=-11 \\&d=-8.\end{aligned}\right. \)

a. Vậy \(d=-8\) và \(u_1=-11\).

b. Ta có \(u_{29}=u_1+28d=-11+28(-8)=-235\).

c. Gọi \(u_n=-16123\). Theo công thức tổng quát của cấp số cộng ta có

\(u_n=u_1+(n-1)d\) \(\Leftrightarrow -16123=-11+(n-1)(-8)\) \(\Leftrightarrow n=2015\).

Vậy \(-16123\) là số hạng thứ \(2015\).

d. Giả sử \(-35\) là số hạng thứ \(k\in {\mathbb{N}}^{*}\) của cấp số cộng.

Ta có

\(u_k=u_1+(k-1)d\) \(\Leftrightarrow -35=-11+(k-1)(-8)\) \(\Leftrightarrow k=4\in {\mathbb{N}}^{*}\).

Vậy \(-35\) thuộc cấp số cộng đã cho và là số hạng thứ 4.

Bài tập 6

Cho dãy số \((u_n)\) với \(u_n=5n-2\).

a. Chứng minh \((u_n)\) là một cấp số cộng.

b. Tìm \(S_{50}\).

c. Biết \(S_n=2576\), tìm \(n\).

a. Ta có

\(u_{n+1}-u_n=\left[5(n+1)-2\right]-[5n-2]=5\).

Vậy \((u_n)\) là cấp số cộng với công sai \(d=5\).

b. Số hạng đầu \(u_1=5\cdot 1-2=3\).

Vậy

\(S_{50}=\displaystyle\frac{\left(u_1+u_{50}\right)\cdot 50}{2}\) \(=\displaystyle\frac{(2u_1+49d)\cdot 50}{2}\) \(=\displaystyle\frac{(2\cdot 3+49\cdot 5)\cdot 50}{2}\) \(=6275\).

c. Ta có

\(S_n=\displaystyle\frac{(u_1+u_n)\cdot n}{2}\) \(=\displaystyle\frac{\left[2u_1+(n-1)d\right]\cdot n}{2}\) \(=\displaystyle\frac{\left[2\cdot 3+(n-1)\cdot 5\right]\cdot n}{2}\) \(=2576\)

\( \Leftrightarrow 5n^2+n-5152=0 \Leftrightarrow n=32\) hoặc \(n=-\displaystyle\frac{161}{5}\) (loại).

Vậy \(n=32\).

Bài tập 7

Tìm số hạng đầu và công sai của cấp số cộng \((u_n)\), biết

a. \(\left\{\begin{aligned} &u_9=5u_2 \\&u_{13}=2u_6+5.\end{aligned}\right. \)

b. \(\left\{\begin{aligned} &u_1-u_3+u_5=10 \\&u_1+u_6=7. \end{aligned}\right. \)

c. \(\left\{\begin{aligned} &-u_3+u_7=8 \\&u_2u_7=75. \end{aligned}\right. \)

d. \(\left\{\begin{aligned} &u_5=4u_3 \\&u_2u_6=-11. \end{aligned}\right. \)

a. Ta có

\(\left\{\begin{aligned} &u_9=5u_2 \\&u_{13}=2u_6+5\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1+8d=5(u_1+d) \\&u_1+12d=2(u_1+5d)+5\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &4u_1-3d=0 \\&u_1-2d=-5\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1=3 \\&d=4.\end{aligned}\right. \)

b. Ta có

\(\left\{\begin{aligned} &u_1+u_5-u_3=10 \\&u_1+u_6=7\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1+(u_1+4d)-(u_1+2d)=10 \\&u_1+(u_1+5d)=7\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1+2d=10 \\&2u_1+5d=7\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1=36 \\&d=-13.\end{aligned}\right. \)

c. Ta có

\(\left\{\begin{aligned} &-u_3+u_7=8 \\&u_2.u_7=75\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &-(u_1+2d)+u_1+6d=8 \\&(u_1+d)(u_1+6d)=75\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &4d=8 \\&(u_1+d)(u_1+6d)=75\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &d=2 \\&u_1^2+14u_1-51=0\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1=3 \\&d=2\end{aligned}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{aligned} &u_1=-17 \\&d=2.\end{aligned}\right.\)

d. Ta có

\(\left\{\begin{aligned} &u_5=4u_3 \\&u_2u_6=-11\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &(u_1+4d)=4(u_1+2d) \\&(u_1+d)(u_1+5d)=-11\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}& 3u_1+4d=0 & (1) \\ & (u_1+d)(u_1+5d)=-11. & (2)\end{aligned}\right. \)

Từ \((1)\) suy ra \(d=-\displaystyle\frac{3}{4}u_1\). Thay vào \((2)\), ta được

\(\left(u_1-\displaystyle\frac{3}{4}u_1\right)\left[u_1+5\left(-\displaystyle\frac{3}{4}u_1\right)\right]=-11\) \(\Leftrightarrow \left(\displaystyle\frac{1}{4}u_1\right)\left(-\displaystyle\frac{11}{4}u_1\right)=-11\) \(\Leftrightarrow u_1^2=16\) \(\Leftrightarrow u_1=\pm 4\).

Vậy \(\left\{\begin{aligned} &u_1=4 \\&d=-3\end{aligned}\right. \) hoặc \(\left\{\begin{aligned} &u_1=-4 \\&d=3.\end{aligned}\right. \)

Bài tập 8

Tìm số hạng đầu và công sai của cấp số cộng \((u_n)\), biết

a. \(\left\{\begin{aligned} &u_2+u_4+u_6=36 \\&u_2u_3=54.\end{aligned}\right. \)

b. \(\left\{\begin{aligned} &u_1+u_2+u_3=9 \\&u_1u_2u_3=-21. \end{aligned}\right. \)

c. \(\left\{\begin{aligned} &u_1+u_7=4 \\&u_3^2+u_7^2=122. \end{aligned}\right. \)

d. \(\left\{\begin{aligned} &u_1+u_2+u_3=27 \\&u_1^2+u_2^2+u_3^2=275. \end{aligned}\right.\)

a. Ta có

\(\left\{\begin{aligned} &u_2+u_4+u_6=36 \\&u_2u_3=54\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &(u_1+d)+(u_1+3d)+(u_1+5d)=36 \\&(u_1+d)(u_1+2d)=54 \end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}& u_1+3d=12 & (1) \\ & (u_1+d)(u_1+2d)=54. & (2) \\ \end{aligned}\right.\)

Từ \((1)\) suy ra \(u_1=12-3d\).

Thay vào \((2)\), ta được

\((12-2d)(12-d)=54\) \(\Leftrightarrow d^2-18d+45=0\) \(\Leftrightarrow d=3\) hoặc \(d=15\).

Vậy \(\left\{\begin{aligned} &u_1=3 \\&d=3\end{aligned}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{aligned} &u_1=-33 \\&d=15.\end{aligned}\right. \)

b. Ta có

\(\left\{\begin{aligned} &u_1+u_2+u_3=9 \\&u_1u_2u_3=-21 \end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1+(u_1+d)+(u_1+2d)=9 \\&u_1(u_1+d)(u_1+2d)=-21 \end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}& u_1+d=3 & (1) \\ & u_1(u_1+d)(u_1+2d)=-21. & (2) \\ \end{aligned}\right.\)

Từ \((1)\) suy ra \(d=3-u_1\).

Thay vào \((2)\), ta được

\(u_1(u_1+3-u_1)\left[u_1+2(3-u_1)\right]=-21\) \(\Leftrightarrow u_1^2-6u_1-7=0\) \(\Leftrightarrow u_1=-1\) hoặc \(u_1=7\).

Vậy \(\left\{\begin{aligned} &u_1=-1 \\&d=4 \end{aligned}\right. \) hoặc \(\left\{\begin{aligned} &u_1=7 \\&d=-4. \end{aligned}\right.\)

c. Ta có

\(\left\{\begin{aligned} &u_1+u_7=4 \\&u_3^2+u_7^2=122 \end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1+(u_1+6d)=4 \\&{(u_1+2d)}^2+{(u_1+6d)}^2=122 \end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}& u_1+3d=2 & (1) \\ & {(u_1+2d)}^2+{(u_1+6d)}^2=122. & (2) \\ \end{aligned}\right. \)

Từ \((1)\) suy ra \(u_1=2-3d\).

Thay vào \((2)\), ta được

\((2-d)^2+(2+3d)^2=122\) \(\Leftrightarrow 5d^2+4d-57=9\) \(\Leftrightarrow d=3\) hoặc \(d=-\displaystyle\frac{19}{5}\).

Vậy \(\left\{\begin{aligned}&u_1=-7 \\&d=3 \end{aligned}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{aligned} &u_1=\displaystyle\frac{67}{5} \\&d=-\displaystyle\frac{19}{5}. \end{aligned}\right. \)

d. Ta có

\(\begin{aligned} &\left\{\begin{aligned} &u_1+u_2+u_3=27 \\&u_1^2+u_2^2+u_3^2=275 \end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left\{\begin{aligned} &u_1+(u_1+d)+(u_1+2d)=27 \\&u_1^2+{(u_1+d)}^2+{(u_1+2d)}^2=275 \end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ & \left\{\begin{aligned}& u_1+d=9 & (1) \\ & u_1^2+{(u_1+d)}^2+{(u_1+2d)}^2=275. & (2) \end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Từ \((1)\) suy ra \(d=9-u_1\).

Thay vào \((2)\), ta được

\(u_1^2+{(u_1+9-u_1)}^2+{\left[u_1+2(9-u_1)\right]}^2=275\) \(\Leftrightarrow u_1^2-18u_1+65=0\) \(\Leftrightarrow u_1=13\) hoặc \(u_1=5\).

Vậy \(\left\{\begin{aligned} &u_1=13 \\&d=-4 \end{aligned}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{aligned} &u_1=5 \\&d=4. \end{aligned}\right. \)

Bài tập 9

Tìm số hạng đầu và công sai của cấp số cộng \((u_n)\), biết

a. \(\left\{\begin{aligned}&u_3+u_5=14 \\&S_{12}=129.\end{aligned}\right. \)

b. \(\left\{\begin{aligned} &S_{16}=\displaystyle\frac{152\sqrt{2}}{3} \\&S_{21}=3S_{10}.\end{aligned}\right. \)

c. \(\left\{\begin{aligned} &u_1=1 \\&5S_5=S_{10}.\end{aligned}\right. \)

d. \(\left\{\begin{aligned} &S_5-S_2-u_5=0{,}1 \\&S_4+u_7=0{,}1.\end{aligned}\right. \)

a. Ta có

\(\begin{aligned} & \left\{\begin{aligned} &u_3+u_5=14 \\&S_{12}=129 \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_3+u_5=14 \\&\displaystyle\frac{\left(u_1+u_{12}\right)\cdot 12}{2}=129 \end{aligned}\right.\\&\Leftrightarrow& \left\{\begin{aligned} &(u_1+2d)+(u_1+4d)=14 \\&(2u_1+11d)\cdot 6=129 \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &2u_1+6d=14 \\&6(2u_1+11d)=129 \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1=\displaystyle\frac{5}{2} \\&d=\displaystyle\frac{3}{2}. \end{aligned}\right.\end{aligned}\)

b. Ta có

\(\left\{\begin{aligned} &S_{16}=\displaystyle\frac{152\sqrt{2}}{3} \\&S_{21}=3S_{10} \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &\displaystyle\frac{(2u_1+15d)\cdot 16}{2}=\displaystyle\frac{152\sqrt{2}}{3} \\&\displaystyle\frac{(2u_1+20d)\cdot 21}{2}=3\cdot \displaystyle\frac{(2u_1+9d)\cdot 10}{2} \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1=\displaystyle\frac{5\sqrt{2}}{3} \\&d=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{5}. \end{aligned}\right. \)

c. Ta có

\(\left\{\begin{aligned} &u_1=1 \\&5S_5=S_{10} \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1=1 \\&5\cdot \displaystyle\frac{(2u_1+4d)\cdot 5}{2}=\displaystyle\frac{(2u_1+9d)\cdot 10}{2} \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1=1 \\&d=-3. \end{aligned}\right. \)

d. Ta có

\(\begin{aligned} & \left\{\begin{aligned} &S_5-S_2-u_5=0{,}1 \\&S_4+u_7=0{,}1 \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &\displaystyle\frac{(2u_1+4d)\cdot 5}{2}-\displaystyle\frac{(2u_1+d)\cdot 2}{2}-(u_1+4d)=0{,}1 \\&\displaystyle\frac{(2u_1+3d)\cdot 4}{2}+(u_1+6d)=0{,}1 \end{aligned}\right.\\&\Leftrightarrow& \left\{\begin{aligned} &2u_1+5d=0{,}1 \\&5u_1+12d=0{,}1 \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1=-0{,}7 \\&d=0{,}3. \end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Bài tập 10

Cho cấp số cộng \((u_n)\), biết \(u_{2015}+u_{2016}=500\). Tính tổng \(4030\) số hạng đầu tiên của cấp số cộng.

Ta có

\(u_{2015}+u_{2016}=500\) \(\Leftrightarrow (u_1+2014d)+(u_1+2015d)=500\) \(\Leftrightarrow 2u_1+4029d=500\).

Tổng \(4030\) số hạng đầu tiên

\(S_{4030}\) \(=\displaystyle\frac{(2u_1+4029d)\cdot 4030}{2}\) \(=\displaystyle\frac{500\cdot 4030}{2}\) \(=1007500\).

Bài tập 11

Cho một cấp số cộng có bảy số hạng với công sai dương và số hạng thứ tư bằng 11. Hãy tìm các số hạng còn lại của cấp số cộng đó, biết hiệu của số hạng thứ ba và số hạng thứ năm bằng 6.

Gọi cấp số cộng cần tìm là \(u_1,u_2,\ldots,u_7\) với công sai \(d>0\).

Theo giả thiết bài toán, ta có

\(\left\{\begin{aligned} &u_4=11 \\&u_5-u_3=6 \end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1+3d=11 \\&(u_1+4d)-(u_1+2d)=6 \end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1=2 \\&d=3.\end{aligned}\right. \)

Vậy cấp số cộng cần tìm là \(2,\) \(5,\) \(8,\) \(11,\) \(14,\) \(17,\) \(20\).

Bài tập 12

Tính tổng của tất cả các số hạng của một cấp số cộng có số hạng đầu bằng 102, số hạng thứ hai bằng 105 và số hạng cuối bằng 999.

Gọi \((u_n)\) là cấp số cộng với công sai \(d\).

Theo giả thiết, ta có

\(\left\{\begin{aligned} &u_1=102 \\&u_2=105 \end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1=102 \\&u_1+d=105 \end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1=102 \\&d=3. \\\end{aligned}\right. \)

Hơn nữa, ta lại có

\(u_n=999\) \(\Leftrightarrow u_1+(n-1)d=999\) \(\Leftrightarrow 102+(n-1)d=999\) \(\Leftrightarrow n=300\).

Suy ra cấp số cộng \((u_n)\) có tất cả \(300\) số hạng nên

\(u_1+u_2+\cdots +u_{300}\) \(=S_{300}\) \(=\displaystyle\frac{(2u_1+299d)\cdot 300}{2}\) \(=165150\).

Bài tập 13

Cho dãy số \((u_n)\) xác định bởi \(\left\{\begin{aligned} &u_1=2\\&u_{n+1}=u_n+3n-2\left(n\geqslant 1\right).\end{aligned}\right.\)

Xét dãy số \((v_n)\), biết \(v_n=u_{n+1}-u_n\), \(\left(n\geqslant 1\right)\).

a. Chứng minh \((v_n)\) là một cấp số cộng. Tìm số hạng đầu và công sai của cấp số cộng đó.

b. Tìm số hạng tổng quát của dãy số \((u_n)\).

a. Theo công thức truy hồi của dãy số \((u_n)\), suy ra \(u_{n+1}-u_n=3n-2\).

Do đó

\(v_n=u_{n+1}-u_n=3n-2\).

Ta có

\(v_{n+1}-v_n=\left[3(n+1)-2\right]-(3n-2)=3\), \(\forall n\in {\mathbb{N}}^{*}\).

Vậy \((v_n)\) là một cấp số cộng với

\(\left\{\begin{aligned} &v_1=3\cdot 1-2=1 \\&d=3. \end{aligned}\right. \)

b. Do

\(\begin{aligned}v_n=&\left(u_n-u_{n-1}\right)+\left(u_{n-1}-u_{n-2}\right)+\cdots +(u_2-u_1)+u_1 \\ =&v_{n-1}+v_{n-2}+\cdots +v_1+2.\end{aligned}\)

\(\begin{aligned}&v_{n-1}+v_{n-2}+\cdots +v_1\\ =&S_{n-1}=\displaystyle\frac{\left[2v_1+(n-2)d\right](n-1)}{2}\\ =&\displaystyle\frac{\left[2+(n-2)\cdot 3\right](n-1)}{2}=\displaystyle\frac{(3n-4)(n-1)}{2}.\end{aligned}\)

Vậy \(u_n=\displaystyle\frac{(n-1)(3n-4)}{2}+2=\displaystyle\frac{3n^2-4n+8}{2}\).

Bài tập 14

Tìm số hạng đầu, công sai và tổng của \(20\) số hạng đầu tiên của cấp số \(\left( u_n\right)\), biết rằng \(\begin{cases}u_2+u_5-u_3=10 \\ u_4+u_6=26.\end{cases}\)

Áp dụng công thức \(u_n=u_1+(n-1)\cdot d\).

Ta có:

\(\begin{aligned} &\begin{cases}u_2+u_5-u_3=10 \\ u_4+u_6=26\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} (u_1+d)+(u_1+4d)-(u_1+2d)=10 \\ (u_1+3d)+(u_1+5d)=26\end{cases}\\ \Leftrightarrow& \begin{cases} u_1+3d=10 \\ 2u_1+8d=26\end{cases}\\ \Leftrightarrow &\begin{cases}u_1=1\\ d=3.\end{cases}\end{aligned}\)

Khi đó: \(u_{20}=u_1+19d=1+19\cdot 3=58\) và

\(S_n=\displaystyle\frac{n}{2}(u_1+u_n)\) \(\Rightarrow S_{20}=\displaystyle\frac{20}{2}(1+58)=590\).

Kết luận: \(u_1=1\), \(d=3\), \(u_{20}=58\), \(S_{20}=590\).

Bài tập 15

Tìm số hạng đầu, công sai và tổng của \(20\) số hạng đầu tiên của cấp số \(\left( u_n\right)\), biết rằng \(\begin{cases}u_2-u_3+u_5=10 \\ u_2+u_7=17.\end{cases}\)

Áp dụng công thức \(u_n=u_1+(n-1)\cdot d\).

Ta có:

\(\begin{aligned}&\begin{cases}u_2-u_3+u_5=10 \\ u_2+u_7=17\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases} (u_1+d)-(u_1+2d)+(u_1+4d)=10 \\ (u_1+d)+(u_1+6d)=17\end{cases}\\ \Leftrightarrow &\begin{cases} u_1+3d=10 \\ 2u_1+7d=17\end{cases}\\ \Leftrightarrow &\begin{cases}u_1=19\\ d=-3.\end{cases}\end{aligned}\)

Khi đó: \(u_{20}=u_1+19d=19+19\cdot (-3)=-38\) và

\(S_n=\displaystyle\frac{n}{2}(u_1+u_n)\)

\(\Rightarrow S_{20}=\displaystyle\frac{20}{2}\left[19+(-38) \right]=-190\).

Kết luận: \(u_1=19\), \(d=-3\), \(u_{20}=-38\), \(S_{20}=-190\).

Bài tập 16

Tìm số hạng đầu, công sai và tổng của \(10\) số hạng đầu tiên của cấp số \(\left( u_n\right)\), biết rằng \(\begin{cases}u_9=5u_2 \\ u_{13}=2u_6+5.\end{cases}\)

Áp dụng công thức \(u_n=u_1+(n-1)\cdot d\).

Ta có:

\(\begin{aligned}&\begin{cases}&u_9=5u_2 \\& u_{13}=2u_6+5\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}& u_1+8d=5(u_1+d) \\& u_1+12d=2(u_1+5d)+5\end{cases}\\&\Leftrightarrow& \begin{cases}& 4u_1-3d=0 \\& u_1-2d=-5\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}&u_1=3\\& d=4.\end{cases}\end{aligned}\)

Khi đó: \(u_{10}=u_1+9d=3+9\cdot 4=39\) và

\(S_n=\displaystyle\frac{n}{2}(u_1+u_n)\) \(\Rightarrow S_{10}=\displaystyle\frac{10}{2}\left(3+39 \right)=210\).

Kết luận: \(u_1=3\), \(d=4\), \(u_{10}=39\), \(S_{10}=210\).

Bài tập 17

Tìm số hạng đầu, công sai và tổng của \(10\) số hạng đầu tiên của cấp số \(\left( u_n\right)\), biết rằng \(\begin{cases}u_2+u_4-u_6=-7 \\ u_8-u_7=2u_4.\end{cases}\)

Áp dụng công thức \(u_n=u_1+(n-1)\cdot d\).

Ta có:

\(\begin{aligned}&\begin{cases}u_2+u_4-u_6=-7 \\ u_8-u_7=2u_4\end{cases}\\ \Leftrightarrow &\begin{cases} (u_1+d)+(u_1+3d)-(u_1+5d)=-7 \\ (u_1+7d)-(u_1+6d)=2(u_1+3d)\end{cases}\\ \Leftrightarrow &\begin{cases} u_1-d=-7 \\ 2u_1+5d=0\end{cases}\\ \Leftrightarrow &\begin{cases}u_1=-5\\ d=2.\end{cases}\end{aligned}\)

Khi đó: \(u_{10}=u_1+9d=-5+9\cdot 2=13\) và

\(S_n=\displaystyle\frac{n}{2}(u_1+u_n)\) \(Rightarrow S_{10}=\displaystyle\frac{10}{2}\left(-5+13 \right)=40\).

Kết luận: \(u_1=-5\), \(d=2\), \(u_{10}=13\), \(S_{10}=40\).

Bài tập 18

Tìm số hạng đầu \(u_1\) và công sai \(d\) của cấp số cộng \((u_n)\), biết \(\begin{cases}u_3-u_7=-8\\ u_2\cdot u_7 =75.\end{cases}\)

Áp dụng công thức \(u_n=u_1+(n-1)\cdot d\).

Ta có:

\(\begin{aligned}&\begin{cases}u_3-u_7=-8\\ u_2\cdot u_7 =75\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}(u_1+2d)-(u_1+6d)=-8\\ (u_1+d)\cdot (u_1+6d)=75\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}-4d=-8\\ (u_1+d)\cdot (u_1+6d)=75\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}d=2\\ (u_1+2)\cdot (u_1+6\cdot 2)=75\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}d=2\\ u_1^2+14u_1-51=0\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}d=2\\ \left[\begin{aligned}&u_1=3\\& u_1=-17\end{aligned}\right.\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&\begin{cases} u_1=3\\ d=2\end{cases} \\&\begin{cases}u_1=-17\\d=2.\end{cases}\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Vậy \(u_1=3\), \(d=2\) hoặc \(u_1=-17\), \(d=2\).

Bài tập 19

Tìm số hạng đầu \(u_1\) và công sai \(d\) của cấp số cộng \((u_n)\), biết \(\begin{cases}u_3+u_5=14\\ S_{12}=129.\end{cases}\)

Áp dụng công thức \(u_n=u_1+(n-1)\cdot d\).

Ta có:

\(\begin{aligned}&\begin{cases}u_3+u_5=14\\ S_{12}=129\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}(u_1+2d)+(u_1+4d)=14\\ \displaystyle\frac{12}{2}(u_1+u_{12})=129\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}2u_1+6d=14\\ 6\left[u_1+(u_1+11d) \right]=129\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}2u_1+6d=14\\ 12u_1+66d=129\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases} u_1=\displaystyle\frac{5}{2} \\ d=\displaystyle\frac{3}{2}.\end{cases}\end{aligned}\)

Vậy \(u_1=\displaystyle\frac{5}{2}\), \(d=\displaystyle\frac{3}{2}\).

Bài tập 20

Tìm số hạng đầu \(u_1\) và công sai \(d\in \mathbb{Z}\) của cấp số cộng \((u_n)\), biết \(\begin{cases}u_6=8\\ u_2^2+u_4^2=16.\end{cases}\)

Áp dụng công thức \(u_n=u_1+(n-1)\cdot d\).

Ta có:

\(\begin{aligned}&\begin{cases}u_6=8\\ u_2^2+u_4^2=16\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}u_1+5d=8\\ (u_1+d)^2+(u_1+3d)^2=16\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}u_1=8-5d\\ (8-5d+d)^2 +(8-5d+3d)^2=16\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}u_1=8-5d\\ (8-4d)^2+(8-2d)^2=16\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases} u_1=8-5d \\ 20d^2-96d+112=0\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}u_1=8-5d\\ \left[\begin{aligned}&d=2 \\ &d=\displaystyle\frac{14}{5}\end{aligned}\right.\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}u_1=8-5\cdot 2\\ d=2\quad (d\in \mathbb{Z})\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}u_1=-2\\d=2.\end{cases}\end{aligned}\)

Vậy \(u_1=-2\), \(d=2\).

Bài tập 21

Tìm số hạng đầu và công sai của cấp số cộng giảm \((u_n)\), biết \(\begin{cases}u_1+u_2+u_3=9\\ u_1^2+u_2^2+u_3^2=35.\end{cases}\)

Áp dụng công thức

\(u_n=u_1+(n-1)\cdot d\).

\(\begin{aligned}&\begin{cases}u_1+u_2+u_3=9\\ u_1^2+u_2^2+u_3^2=35\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases} u_1+(u_1+d)+(u_1+2d)=9\\ u_1^2+(u_1+d)^2+(u_1+2d)^2=35\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}3u_1+3d=9 \\ u_1^2+(u_1+d)^2+(u_1+2d)^2=35\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}u_1=3-d\\ (3-d)^2+(3-d+d)^2+(3-d+2d)^2=35\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}u_1=3-d \\ 2d^2-8=0\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}u_1=3-d\\ \left[\begin{aligned}&d=-2\\&d=2.\end{aligned}\right.\end{cases}\end{aligned}\)

Vì \((u_n)\) là cấp số cộng giảm nên \(d<0\). Do đó \(d=-2\). Khi đó: \(u_1=3-(-2)=5\).\\

Vậy \(u_1=5\) và \(d=-2\).

Bài tập 22

Tìm số hạng đầu và công sai của cấp số cộng tăng \((u_n)\), biết \(\begin{cases} u_1^2+u_2^2+u_3^2=155\\ S_3=21.\end{cases}\)

Áp dụng công thức \(u_n=u_1+(n-1)\cdot d\) và \(S_n=\displaystyle\frac{n}{2}(u_1+u_n)\).

Ta có:

\(\begin{aligned}&\begin{cases} u_1^2+u_2^2+u_3^2=155\\ S_3=21\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases} u_1^2+(u_1+d)^2+(u_1+2d)^2=155\\ \displaystyle\frac{3}{2}(u_1+u_3)=21\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases} u_1^2+(u_1+d)^2+(u_1+2d)^2=155\\ 2u_1+2d=14\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}u_1=7-d\\ (7-d)^2+(7-d+d)^2+(7-d+2d)^2=155\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}u_1=7-d\\ 2d^2-8=0\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}u_1=7-d\\ \left[\begin{aligned}&d=2\\&d=-2.\end{aligned}\right.\end{cases}\end{aligned}\)

Vì \((u_n)\) là cấp số cộng tăng nên \(d>0\).

Do đó \(d=2\). Khi đó \(u_1=7-2=5\).

Vậy \(u_1=5\) và \(d=2\).

Bài tập 23

Tìm số hạng đầu và công sai của cấp số cộng \((u_n)\), biết \(\begin{cases} u_5=18 \\ 4S_n=S_{2n}.\end{cases}\)

Áp dụng công thức \(u_n=u_1+(n-1)d\) và \(S_n=\displaystyle\frac{n}{2}(u_1+u_n)\).

Ta có:

\(\begin{aligned}&\begin{cases} u_5=18 \\ 4S_n=S_{2n}\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases} u_1+4d=18 \\ 4.\displaystyle\frac{n}{2}(u_1+u_n)=\displaystyle\frac{2n}{2}(u_1+u_{2n})\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}u_1+4d=18 \\2(u_1+u_n)=u_1+u_{2n}\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}u_1+4d=18 \\ 2\left[ u_1+u_1+(n-1)d\right]=u_1+u_1+(2n-1)d\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases} u_1+4d=18 \\ 4u_1+2(n-1)d=2u_1+(2n-1)d\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}u_1+4d=18 \\ 2u_1-d=0\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}u_1=2 \\ d=4.\end{cases}\end{aligned}\)

Vậy \(u_1=2\) và \(d=4\).

Bài tập 24

Cho cấp số cộng \((u_n)\) có công sai \(d\). Biết rằng \(u_3+u_{13}=80\). Tính tổng \(15\) số hạng đầu tiên của cấp số cộng đó.

Áp dụng công thức \(u_n=u_1+(n-1)d\).

Ta có:

\(u_3+u_{13}=80\) \(\Leftrightarrow (u_1+2d)+(u_1+12d)=80 \) \(\Leftrightarrow 2u_1+14d=80\).

Áp dụng công thức \(S_n=\displaystyle\frac{n}{2}(u_1+u_n)\).

Ta có:

\(S_{15}=\displaystyle\frac{15}{2}(u_1+u_{15})\) =\(\displaystyle\frac{15}{2}\left[u_1+(u_1+14d)\right]\) =\(\displaystyle\frac{15}{2}(2u_1+14d)\) =\(\displaystyle\frac{15}{2}\cdot 80=600.\)

Vậy \(S_{15}=600\).

Bài tập 25

Cho cấp số cộng \((u_n)\) có công sai \(d\). Biết \(u_{2013}+u_6=1000\). Tính tổng của \(2018\) số hạng đầu tiên của cấp số cộng đó.

Áp dụng công thức \(u_n=u_1+(n-1)d\).

Ta có:

\(u_{2013}+u_{6}=1000\) \(\Leftrightarrow (u_1+2012d)+(u_1+5d)=1000 \) \(\Leftrightarrow 2u_1+2017d=1000\).

Áp dụng công thức \(S_n=\displaystyle\frac{n}{2}(u_1+u_n)\).

\(S_{2018}=\displaystyle\frac{2018}{2}(u_1+u_{2018})\) \(=\displaystyle\frac{2018}{2}\left[u_1+(u_1+2017d)\right]\) \(=\displaystyle\frac{2018}{2}(2u_1+2017d)\) \(=\displaystyle\frac{2018}{2}\cdot 1000\) \(=1009000.\)

Vậy \(S_{2018}=1009000\).

Bài tập 26

Tìm số hạng đầu \(u_1\) và công sai \(d\) của cấp số cộng \((u_n)\), biết

\(\begin{cases}\displaystyle\frac{1}{u_1u_2}+\displaystyle\frac{1}{u_2u_3}+\displaystyle\frac{1}{u_3u_4}+\displaystyle\frac{1}{u_4u_5}=\displaystyle\frac{1}{2}\\ u_5=2u_1, u_1<0, d\neq 0.\end{cases}\)

Ta có: \(d=u_2-u_1=u_3-u_2=u_4-u_3=u_5-u_4\) nên nhân \(d\neq 0\) hai vế, ta được:

\(\begin{aligned}&\displaystyle\frac{1}{u_1u_2}+\displaystyle\frac{1}{u_2u_3}+\displaystyle\frac{1}{u_3u_4}+\displaystyle\frac{1}{u_4u_5}=\displaystyle\frac{1}{2}\\ &\Leftrightarrow \displaystyle\frac{u_2-u_1}{u_1u_2}+\displaystyle\frac{u_3-u_2}{u_2u_3}+\displaystyle\frac{u_4-u_3}{u_3u_4}+\displaystyle\frac{u_5-u_4}{u_4u_5}=\displaystyle\frac{d}{2}\\ &\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{u_1}-\displaystyle\frac{1}{u_2}+\displaystyle\frac{1}{u_2}-\displaystyle\frac{1}{u_3}+\displaystyle\frac{1}{u_3}-\displaystyle\frac{1}{u_4}+\displaystyle\frac{1}{u_4}-\displaystyle\frac{1}{u_5}=\displaystyle\frac{d}{2}\\ &\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{u_1}-\displaystyle\frac{1}{u_5}=\displaystyle\frac{d}{2}.\end{aligned}\)

Ta có \(u_5=2u_1 \Leftrightarrow u_1+4d=2u_1\) \(\Leftrightarrow u_1=4d.\)

Khi đó \(u_5=2u_1=2\cdot 4d=8d\).

Thay vào biểu thức

\(\displaystyle\frac{1}{u_1}-\displaystyle\frac{1}{u_5}=\displaystyle\frac{d}{2}\) \( \Rightarrow \displaystyle\frac{1}{4d}-\displaystyle\frac{1}{8d}=\displaystyle\frac{d}{2}\) \(\Leftrightarrow d^2=\displaystyle\frac{1}{4}\) \(\Leftrightarrow d=\pm \displaystyle\frac{1}{2}\).

Vì \(u_1<0\) và \(u_1=4d\) nên \(d<0\), do đó \(d=-\displaystyle\frac{1}{2}\).

Suy ra \(u_1=4d=4\cdot \left(-\displaystyle\frac{1}{2}\right)=-2\).

Vậy \(u_1=-2\) và \(d=-\displaystyle\frac{1}{2}\).

Bài tập 27

Cho cấp số cộng có \(u_1=1\) và tổng \(S_{100}=24850\). Tính

\(S=\displaystyle\frac{1}{u_1u_2}+\displaystyle\frac{1}{u_2u_3}+\ldots +\displaystyle\frac{1}{u_{49}u_{50}}\)

Áp dụng công thức \(S_n=\displaystyle\frac{n}{2}(u_1+u_{n})\).

\(S_{100}=\displaystyle\frac{100}{2}(u_1+u_{100})\) \(=50(u_1+u_1+99d)\) \(=50(2u_1+99d)\) \(=50(2\cdot 1 +99d)\) \(=24850\)

\(\Leftrightarrow d=5\).

Khi đó \(u_{50}=u_1+49d=1+49\cdot 5=246\).

Ta có: \(d=u_2-u_1=u_3-u_2=\ldots =u_{50}-u_{49}\) nên nhân \(d\neq 0\) hai vế, ta được:

\(\begin{aligned}&dS= \displaystyle\frac{u_2-u_1}{u_1u_2}+\displaystyle\frac{u_3-u_2}{u_2u_3}+\ldots +\displaystyle\frac{u_{50}-u_{49}}{u_{49}u_{50}}\\ &\Leftrightarrow dS= \displaystyle\frac{1}{u_1}-\displaystyle\frac{1}{u_2}+\displaystyle\frac{1}{u_2}-\displaystyle\frac{1}{u_3}+\ldots +\displaystyle\frac{1}{u_{49}}-\displaystyle\frac{1}{u_{50}}\\ &\Leftrightarrow dS=\displaystyle\frac{1}{u_1}-\displaystyle\frac{1}{u_{50}}\end{aligned}\)

Thay \(d=5\), \(u_1=1\) và \(u_{50}=246\) ta được:

\(5\cdot S=\displaystyle\frac{1}{1}-\displaystyle\frac{1}{246}\) \(\Leftrightarrow S=\displaystyle\frac{49}{246}\).

Bài tập 28

Cho cấp số cộng \((u_n)\) có các số hạng đều dương, \(u_1=1\) và \(S_{100}=14950\). Tính giá trị của tổng

\(S=\displaystyle\frac{1}{u_2\sqrt{u_1}+u_1\sqrt{u_2}}+\displaystyle\frac{1}{u_3\sqrt{u_2}+u_2\sqrt{u_3}}+\ldots +\displaystyle\frac{1}{u_{2018}\sqrt{u_{2017}}+u_{2017}\sqrt{u_{2018}}}\)

Áp dụng công thức \(S_n=\displaystyle\frac{n}{2}(u_1+u_{n})\).

\(S_{100}=\displaystyle\frac{100}{2}(u_1+u_{100})\) \(=50(u_1+u_1+99d)\) \(=50(2u_1+99d)\) \(=50(2\cdot 1 +99d)\) \(=14950\) \(\Leftrightarrow d=3\).

Ta có \(u_{2018}=u_1+2017d=1+2017\cdot 3=6052\).

Xét

\(\displaystyle\frac{1}{u_{k+1}\sqrt{u_k}+u_k\sqrt{u_{k+1}}}\) \(=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_{k+1}}\cdot \sqrt{u_k}\cdot (\sqrt{u_{k+1}}+\sqrt{u_k})}\) \(=\displaystyle\frac{1}{d}\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{u_{k+1}}-\sqrt{u_k}}{\sqrt{u_k}\cdot \sqrt{u_{k+1}}}\) \(=\displaystyle\frac{1}{d}\left( \displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_k}}-\displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_{k+1}}} \right).\)

Khi đó

\(\begin{aligned}S&=\displaystyle\frac{1}{d}\cdot \left( \displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_1}}-\displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_2}}\right)+\displaystyle\frac{1}{d}\cdot \left( \displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_2}}-\displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_3}}\right)+\ldots \displaystyle\frac{1}{d}\cdot \left( \displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_{2017}}}-\displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_{2018}}}\right)\\ &=\displaystyle\frac{1}{d}\left(\displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_1}} - \displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_2}}+\displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_2}} -\displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_3}}+\ldots +\displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_{2017}}}-\displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_{2018}}} \right)\\ &=\displaystyle\frac{1}{d}\cdot \left(\displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_1}}-\displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_{2018}}} \right)\\ &=\displaystyle\frac{1}{3}\left(\displaystyle\frac{1}{\sqrt{1}}-\displaystyle\frac{1}{\sqrt{6052}}\right)=\displaystyle\frac{1}{3}\left( 1 - \displaystyle\frac{1}{\sqrt{6052}}\right).\end{aligned}\)

Vậy \(S=\displaystyle\frac{1}{3}\left(1-\displaystyle\frac{1}{\sqrt{6052}}\right)\).

Bài tập 29

Xét các số nguyên dương chia hết cho \(3.\) Tính tổng số \(50\) số nguyên dương đầu tiên.

Số nguyên dương chia hết cho 3 có dạng \(3n\left(n\in {\mathbb{N}}^{*}\right)\) nên chúng lập thành cấp số cộng

\(u_n=3n\Rightarrow\begin{cases} u_1=3 \\ u_{50}=150\end{cases}\) \(\Rightarrow S_{50}=\displaystyle\frac{50}{2}\left(u_1+u_{50}\right)=3825\)

Chú ý: \(S_n=\displaystyle\frac{n}{2}\left(u_1+u_n\right)\) \(=nu_1+\displaystyle\frac{n\left(n-1\right)}{2}d.\)

Bài tập 30

Cho cấp số cộng \(\left(u_n\right)\) có \(d=-2\) và \(S_8=72.\). Tìm số hạng đầu tiên \(u_1.\)

Ta có

\(\begin{cases}d=-2 \\ 72=S_8=8u_1+\displaystyle\frac{8\cdot 7}{2}d\end{cases}\) \(\Rightarrow72=8u_1+28.\left(-2\right)\Leftrightarrow u_1=16.\)

Bài tập 31

Tính các tổng sau

a. \(A=15+20+25+\cdots +7515\).

b. \(B=1000^2-999^2+998^2-997^2+\cdots +2^2-1^2\).

a. Ta thấy các số hạng của tổng \(A\) tạo thành một cấp số cộng với số hạng đầu \(u_1=15\) và công sai \(d=5\).

Giả sử tổng trên có \(n\) số hạng thì

\(u_n=7515 \Leftrightarrow u_1+(n-1)d=7515\) \(\Leftrightarrow 15+(n-1)5=7515 \Leftrightarrow n=1501.\)

Vậy

\(A=S_{1501}=\displaystyle\frac{(2u_1+1500d)\cdot 1501}{2}\) \(=\displaystyle\frac{(2\cdot 15+1500\cdot 5)\cdot 1501}{2}=5651265\).

b. Ta có

\(B=1\cdot (1000+999)+1\cdot (998+997)+\cdots +1\cdot (2+1)=1999+1995+\cdots +3\).

Ta thấy các số hạng của tổng \(B\) tạo thành một cấp số cộng với số hạng đầu \(u_1=1999\) và công sai \(d=-4\).

Giả sử tổng trên có \(n\) số hạng thì

\(u_n=3 \Leftrightarrow u_1+(n-1)d=3\) \(\Leftrightarrow 1999+(n-1)(-4)=3 \Leftrightarrow n=500.\)

Vậy

\(B=S_{500}=\displaystyle\frac{\left(u_1+u_{500}\right).500}{2}\) \(=\displaystyle\frac{(1999+3)\cdot 500}{2}=5000500\).

Dạng 2. Tìm các số hạng liên tiếp của cấp số cộng

Bài tập 1

Tìm \(3\) số hạng liên tiếp của một cấp số cộng, biết tổng của chúng bằng \(27\) và tổng các bình phương của chúng là \(293\).

Gọi ba số hạng liên tiếp của cấp số cộng là \(x-d\); \(x\); \(x+d\).

Theo đề bài ta có

\(\begin{cases}(x-d)+x+(x+d)=27\\ (x-d)^2+x^2+(x+d)^2=293\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}3x=27\\ 3x^2+2d^2=293\end{cases}\) \(\Leftrightarrow\begin{cases}x=9\\ d^2=25\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x=9\\ d=\pm 5.\end{cases}\)

Với \(x=9\), \(d=-5\) ta có CSC là \(14\); \(9\); \(4\).

Với \(x=9\), \(d=5\) ta có CSC là \(4\); \(9\); \(14\).

Bài tập 2

Một cấp số cộng có ba số hạng biết tổng các số hạng bằng \(18\), tích của số hạng đầu và số hạng cuối bằng \(27\). Tìm cấp số cộng đó.

Gọi ba số hạng liên tiếp của cấp số cộng là \(x-d\); \(x\); \(x+d\).

Theo đề bài ta có

\(\begin{cases}(x-d)+x+(x+d)=18\\ (x-d)(x+d)=27\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases} 3x=18\\ x^2-d^2=27\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x=6\\ d^2=9\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x=6\\ d=\pm 3.\end{cases}\)

Với \(x=6\), \(d=-3\) ta có CSC là \(9\); \(6\); \(3\).

Với \(x=6\), \(d=3\) ta có CSC là \(3\); \(6\); \(9\).

Bài tập 3

Tìm \(3\) số hạng liên tiếp của một cấp số cộng giảm, biết tổng của chúng bằng \(15\) và tổng các bình phương của chúng là \(83\).

Gọi ba số hạng liên tiếp của cấp số cộng là \(x-d\); \(x\); \(x+d\).

Theo đề bài ta có

\(\begin{cases}(x-d)+x+(x+d)=15\\ (x-d)^2+x^2+(x+d)^2=83\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}3x=15\\ 3x^2+2d^2=83\end{cases}\) \(\Leftrightarrow\begin{cases}x=5\\ d^2=4\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x=5\\ d=\pm 2.\end{cases}\)

Vì CSC cần tìm là CSC giảm nên \(d<0\). Do đó \(d=-2\).

Với \(x=5\) và \(d=-2\) ta có CSC là \(7\); \(5\); \(3\).

Bài tập 4

Tìm \(5\) số hạng liên tiếp của một cấp số cộng tăng, biết tổng của chúng bằng \(40\) và tổng các bình phương của chúng là \(480\).

Gọi \(5\) số hạng liên tiếp của cấp số cộng là

\(x-2d\); \(x-d\); \(x\); \(x+d\); \(x+2d\).

Theo đề bài ta có:

\(\begin{aligned}&\begin{cases}(x-2d)+(x-d)+x+(x+d)+(x+2d)=40\\ (x-2d)^2+(x-d)^2+x^2+(x+d)^2+(x+2d)^2=480\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}5x=40\\ 5x^2+10d^2=480\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}x=8\\ d^2=16\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}x=8\\ d=\pm 4.\end{cases}\end{aligned}\)

Vì CSC cần tìm là CSC tăng nên \(d>0\). Do đó \(d=4\).

Với \(x=8\) và \(d=4\) ta có CSC là

\(0\); \(4\); \(8\); \(12\); \(16\).

Bài tập 5

Tìm bốn số hạng liên tiếp của cấp số cộng tăng biết rằng tổng của chúng bằng \(10\) và tổng bình phương bằng \(30\).

Gọi \(x-3d\), \(x-d\), \(x+d\), \(x+3d\) là bốn số hạng liên tiếp cần tìm của cấp số cộng.

Theo đề bài ta có hệ phương trình:

\(\begin{cases}(x-3d)+(x-d)+(x+d)+(x+3d)=10\\ (x-3d)^2+(x-d)^2+(x+d)^2+(x+3d)^2=30\end{cases}\)

\(\Leftrightarrow \begin{cases}4x=10\\ 4x^2+20d^2=30\end{cases}\)

\(\Leftrightarrow \begin{cases}x=\displaystyle\frac{5}{2}\\ d=\pm \displaystyle\frac{1}{2}.\end{cases}\)

Vì là cấp số cộng tăng nên \(d=\displaystyle\frac{1}{2}\) và \(x=\displaystyle\frac{5}{2}\).

Bốn số hạng liên tiếp của cấp số cộng thoả mãn bài toán là

\(1\), \(2\), \(3\), \(4\).

Bài tập 6

Tìm bốn số hạng liên tiếp của cấp số cộng giảm biết rằng tổng của chúng bằng \(16\) và tổng bình phương bằng \(84\).

Gọi \(x-3d\), \(x-d\), \(x+d\), \(x+3d\) là bốn số hạng liên tiếp cần tìm của cấp số cộng.

Theo đề bài ta có hệ phương trình:

\(\begin{cases}(x-3d)+(x-d)+(x+d)+(x+3d)=16\\ (x-3d)^2+(x-d)^2+(x+d)^2+(x+3d)^2=84\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}4x=16\\ 4x^2+20d^2=84\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x=4\\ d=\pm 1.\end{cases}\)

Vì là cấp số cộng giảm nên \(d=-1\) và \(x=4\).

Bốn số hạng liên tiếp của cấp số cộng thoả mãn bài toán là

\(7\); \(5\); \(3\); \(1\).

Bài tập 7

Tìm bốn số hạng liên tiếp của cấp số cộng giảm biết rằng tổng của chúng bằng \(34\) và tổng bình phương bằng \(414\).

Gọi \(x-3d\), \(x-d\), \(x+d\), \(x+3d\) là bốn số hạng liên tiếp cần tìm của cấp số cộng.

Theo đề bài ta có hệ phương trình:

\(\begin{cases}(x-3d)+(x-d)+(x+d)+(x+3d)=34\\ (x-3d)^2+(x-d)^2+(x+d)^2+(x+3d)^2=414\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}4x=34\\ 4x^2+20d^2=414\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x=\displaystyle\frac{17}{2}\\ d=\pm \displaystyle\frac{5}{2}.\end{cases}\)

Vì là cấp số cộng giảm nên \(d=-\displaystyle\frac{5}{2}\) và \(x=\displaystyle\frac{17}{2}\).

Bốn số hạng liên tiếp của cấp số cộng thoả mãn bài toán là

\(16\); \(11\); \(6\); \(1\).

Bài tập 8

Tìm bốn số hạng liên tiếp của cấp số cộng tăng biết rằng tổng của chúng bằng \(20\) và tổng bình phương bằng \(280\).

Gọi \(x-3d\), \(x-d\), \(x+d\), \(x+3d\) là bốn số hạng liên tiếp cần tìm của cấp số cộng.

Theo đề bài ta có hệ phương trình:

\(\begin{cases}(x-3d)+(x-d)+(x+d)+(x+3d)=20\\ (x-3d)^2+(x-d)^2+(x+d)^2+(x+3d)^2=280\end{cases}\)

\(\Leftrightarrow \begin{cases}4x=20\\ 4x^2+20d^2=280\end{cases}\)

\(\Leftrightarrow \begin{cases}x=5 \\ d=\pm 3.\end{cases}\)

Vì là cấp số cộng tăng nên \(d=3\) và \(x=5\).

Bốn số hạng liên tiếp của cấp số cộng thoả mãn bài toán là \(-4\), \(2\), \(8\), \(14\).

Bài tập 9

Cho cấp số cộng \(-2\); \(x\); \(6\); \(y\). Tính giá trị của biểu thức \(P=x^2+y^2\).

Áp dụng tính chất: Ba số liên tiếp \(a\), \(b\), \(c\) tạo thành cấp số cộng

\(\displaystyle\frac{a+c}{2}=b \Leftrightarrow a+c=2b\).

Theo tính chất của cấp số cộng, ta có:

\(\begin{cases}-2+6=2x\\ x+y=2\cdot 6\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases} x=2\\ y=10.\end{cases}\)

Do đó: \(P=x^2+y^2=2^2+10^2=104\).

Bài tập 10

Tìm \(a\) để ba số \(1+3a\), \(a^2-5\), \(1-a\) theo thứ tự lập thành cấp số cộng.

Để ba số \(1+3a\), \(a^2-5\), \(1-a\) theo thứ tự lập thành cấp số cộng thì

\((1+3a)+(1-a)=2(a^2-5)\) \(\Leftrightarrow 2a^2-2a-12=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&a=3\\ &a=-2.\end{aligned}\right.\)

Vậy \(a=3\), \(a=-2\) thoả mãn bài toán.

Bài tập 11

Bốn số nguyên lập thành cấp số cộng, biết tổng của chúng bằng \(20\), tổng nghịch đảo của chúng bằng \(\displaystyle\frac{25}{24}\). Tìm bốn số đó.

Gọi bốn số nguyên lập thành cấp số cộng là \(x-3d\), \(x-d\), \(x+d\), \(x+3d\).

Theo đề bài ta có

\(\begin{aligned}&\begin{cases}(x-3d)+(x-d)+(x+d)+(x+3d)=20 \\\displaystyle\frac{1}{x-3d}+\displaystyle\frac{1}{x-d}+\displaystyle\frac{1}{x+d}+\displaystyle\frac{1}{x+3d}=\displaystyle\frac{25}{24}\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}4x=20 \\\displaystyle\frac{1}{x-3d}+\displaystyle\frac{1}{x-d}+\displaystyle\frac{1}{x+d}+\displaystyle\frac{1}{x+3d}=\displaystyle\frac{25}{24}\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}x=5 \\\displaystyle\frac{1}{5-3d}+\displaystyle\frac{1}{5-d}+\displaystyle\frac{1}{5+d}+\displaystyle\frac{1}{5+3d}=\displaystyle\frac{25}{24}\end{cases}\end{aligned}\)

Giải phương trình:

\(\begin{aligned}&\displaystyle\frac{1}{5-3d}+\displaystyle\frac{1}{5-d}+\displaystyle\frac{1}{5+d}+\displaystyle\frac{1}{5+3d}=\displaystyle\frac{25}{24}\\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{1}{5-3d}+\displaystyle\frac{1}{5+3d}+\displaystyle\frac{1}{5-d}+\displaystyle\frac{1}{5+d}=\displaystyle\frac{25}{24}\\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{5+3d+5-3d}{(5-3d)(5+3d)}+\displaystyle\frac{5+d+5-d}{(5-d)(5+d)}=\displaystyle\frac{25}{24}\\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{10}{25-9d^2}+\displaystyle\frac{10}{25-d^2}=\displaystyle\frac{25}{24}\\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{10(25-d^2)+10(25-9d^2)}{(25-9d^2)(25-d^2)}=\displaystyle\frac{25}{24}\\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{500-100d^2}{625-250d^2+9d^4}=\displaystyle\frac{25}{24}\\ \Leftrightarrow\ &15625 -6250d^2 +225d^4=12000-2400d^2\\ \Leftrightarrow\ &225d^4-3850d^2+3625=0\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}d^2=1\\ d^2=\displaystyle\frac{145}{9}\end{aligned}\right.\\ \Rightarrow\ &\left[\begin{aligned}d=\pm 1\\ d=\pm \displaystyle\frac{\sqrt{145}}{3}.\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Vì các số hạng trong cấp số cộng là số nguyên nên \(d\) phải nguyên. Do đó ta loại \(d=\pm \displaystyle\frac{\sqrt{145}}{3}\).

Với \(d=1\), \(x=5\) ta được cấp số cộng \(2\); \(4\); \(6\); \(8\).

Với \(d=-1\), \(x=5\) ta được cấp số cộng \(8\); \(6\); \(4\); \(2\).

Bài tập 12

Gọi \(S\) là tập tất cả các giá trị \(x\in \left[0; 100\right]\) để ba số \(\sin x\), \(\cos ^2 x\), \(\sin 3x\) theo thứ tự lập thành cấp số cộng. Tính tổng tất cả các phần tử của tập \(S\).

Theo tính chất của cấp số cộng ta có

\(\begin{aligned}&\sin x+\sin 3x=2\cos ^2x\\ \Leftrightarrow\ &\sin x +3\sin x -4\sin ^3x=2(1-\sin ^2x)\\ \Leftrightarrow\ &4\sin x -4\sin ^3x=2(1-\sin ^2x)\\ \Leftrightarrow\ &4\sin x (1-\sin ^2x)=2(1-\sin ^2 x)\\ \Leftrightarrow\ &2(1-\sin ^2x)(2\sin x-1)=0\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&\sin ^2x=1\\ &\sin x=\displaystyle\frac{1}{2}\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&\sin x=1 \\ &\sin x=-1 \\ &\sin x=\sin \displaystyle\frac{\pi}{6}\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&x=\displaystyle\frac{\pi}{2}+k2\pi \\ &x=-\displaystyle\frac{\pi}{2}+k2\pi \\ &x=\displaystyle\frac{\pi}{6}+k2\pi \\ &x=\displaystyle\frac{5\pi}{6}+k2\pi\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}& x=\displaystyle\frac{\pi}{2}+k\pi \\ &x=\displaystyle\frac{\pi}{6}+k2\pi \\ &x=\displaystyle\frac{5\pi}{6}+k2\pi.\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

+) Xét \(x=\displaystyle\frac{\pi}{2}+k\pi\).

Ta có

\(0\leq x\leq 100 \Rightarrow 0\leq \displaystyle\frac{\pi}{2}+k\pi \leq 100\Leftrightarrow -0,5\leq k\leq 31,3\). Mà \(k\in \mathbb{Z}\) suy ra \(k\in \{ 0; 1; 2;\ldots ;31\}\).

Với \(k=0\Rightarrow x=\displaystyle\frac{\pi}{2}\).

Với \(k=1 \Rightarrow x=\displaystyle\frac{\pi}{2}+\pi\).

Với \(k=2 \Rightarrow x=\displaystyle\frac{\pi}{2}+2\pi\).

\(\ldots\)

Với \(k=31 \Rightarrow x=\displaystyle\frac{\pi}{2}+31\pi\).

Khi đó ta được

\(S_1=\displaystyle\frac{\pi}{2}+\left(\displaystyle\frac{\pi}{2}+\pi \right)+\left(\displaystyle\frac{\pi}{2}+2\pi \right)+\ldots +\left( \displaystyle\frac{\pi}{2}+31\pi\right)\)

\(S_1=32\cdot \displaystyle\frac{\pi}{2}+\left(\pi +2\pi +\ldots +31\pi\right)=16\pi +\displaystyle\frac{31}{2}(\pi+31\pi)=512\pi.\)

+) Xét \(x=\displaystyle\frac{\pi}{6}+k2\pi\). Ta có \(0\leq x\leq 100 \Rightarrow 0\leq \displaystyle\frac{\pi}{6}+k2\pi \leq 100\Leftrightarrow -0,083\leq k\leq 15,8\).

Mà \(k\in \mathbb{Z}\) suy ra \(k\in \{ 0; 1; 2;\ldots ;15\}\).

Với \(k=0\Rightarrow x=\displaystyle\frac{\pi}{6}\).

Với \(k=1 \Rightarrow x=\displaystyle\frac{\pi}{6}+2\pi\).

Với \(k=2 \Rightarrow x=\displaystyle\frac{\pi}{6}+4\pi\).

\(\ldots\)

Với \(k=15 \Rightarrow x=\displaystyle\frac{\pi}{6}+30\pi\).

Khi đó ta được

\(S_2=\displaystyle\frac{\pi}{6}+\left(\displaystyle\frac{\pi}{6}+2\pi \right)+\left(\displaystyle\frac{\pi}{6}+4\pi \right)+\ldots +\left( \displaystyle\frac{\pi}{6}+30\pi\right)\)

\(S_2=16\cdot \displaystyle\frac{\pi}{6}+\left(2\pi +4\pi +\ldots +30\pi\right)=\displaystyle\frac{16}{6}\pi +\displaystyle\frac{15}{2}(2\pi+30\pi)=\displaystyle\frac{728\pi}{3}.\)

+) Xét \(x=\displaystyle\frac{5\pi}{6}+k2\pi\). Ta có \(0\leq x\leq 100 \Rightarrow 0\leq \displaystyle\frac{5\pi}{6}+k2\pi \leq 100\Leftrightarrow -0,416\leq k\leq 15,49\).

Mà \(k\in \mathbb{Z}\) suy ra \(k\in \{ 0; 1; 2;\ldots ;15\}\).

Với \(k=0\Rightarrow x=\displaystyle\frac{5\pi}{6}\).

Với \(k=1 \Rightarrow x=\displaystyle\frac{5\pi}{6}+2\pi\).

Với \(k=2 \Rightarrow x=\displaystyle\frac{5\pi}{6}+4\pi\).

\(\ldots\)

Với \(k=15 \Rightarrow x=\displaystyle\frac{5\pi}{6}+30\pi\).

Khi đó ta được

\(S_3=\displaystyle\frac{5\pi}{6}+\left(\displaystyle\frac{5\pi}{6}+2\pi \right)+\left(\displaystyle\frac{5\pi}{6}+4\pi \right)+\ldots +\left( \displaystyle\frac{5\pi}{6}+30\pi\right)\)

\(S_3=16\cdot \displaystyle\frac{5\pi}{6}+\left(2\pi +4\pi +\ldots +30\pi\right)=\displaystyle\frac{80}{6}\pi +\displaystyle\frac{15}{2}(2\pi+30\pi)=\displaystyle\frac{760\pi}{3}.\)

Suy ra

\(S=S_1+S_2+S_3=512\pi +\displaystyle\frac{728\pi}{3}+\displaystyle\frac{760\pi}{3}=1008\pi\).

Dạng 3. Bài toán thực tế

Bài tập 1

Người ta trồng cây theo hình tam giác với quy luật: ở hàng thứ nhất có \(1\) cây, hàng thứ hai có \(2\) cây, hàng thứ ba có \(3\) cây,\(\ldots\) ở hàng thứ \(n\) có \(n\) cây. Biết đã trồng hết \(4950\) cây. Hỏi có mấy hàng? \) hàng.}

Tổng số cây đã trồng là

\(1+2+\ldots +n =4950\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{n(n+1)}{2}=4950\) \(\Leftrightarrow n^2+n-9900=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&n=99\\&n=-100 \text{ (loại) }.\end{aligned}\right.\)

Vậy có \(99\) hàng.

Bài tập 2

Trong sân vận động của câu lạc bộ quận Tân Phú, có tất cả \(30\) dãy ghế, dãy đầu tiên có \(15\) ghế, các dãy liền sau nhiều hơn dãy trước \(4\) ghế, hỏi sân vận động có tất cả bao nhiêu ghế?

Số ghế của mỗi tầng lập thành một cấp số cộng với \(u_1=15\) và \(d=4\).

Do đó tổng số ghế của sân vận động là

\(S_{30}=\displaystyle\frac{n[2u_1+(n-1)d]}{2}\) \(=\displaystyle\frac{30(2\cdot 15+29\cdot 4)}{2}=2190.\)

Vậy sân vận động có \(2190\) ghế.

Bài tập 3

Một tòa nhà hình tháp có \(30\) tầng và tổng cộng có \(1890\) phòng, càng lên cao thì số phòng càng giảm, biết rằng cứ 2 tầng liên tiếp thì hơn kém nhau \(4\) phòng. Quy ước rằng tầng trệt là tầng số \(1\), tiếp theo là tầng số \(2\), \(3\),\(\ldots\) Hỏi tầng số \(10\) có bao nhiêu phòng?

Số phòng của mỗi tầng lập thành một cấp số cộng với \(S_{30}=1890\) và \(d=-4\).

Ta có

\(S_{30}=\displaystyle\frac{n[2u_1+(n-1)d]}{2}\) \(=\displaystyle\frac{30[2\cdot u_1+29\cdot (-4)]}{2}=1890\Leftrightarrow u_1=121.\)

Số phòng ở tầng \(10\) là

\(u_{10}=121+9\cdot (-4)= 85\).

Bài tập 4

Một công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện việc trả lương cho các kỹ sư theo phương thức sau: Mức lương của quý làm việc đầu tiên cho công ty là \(4{,}5\) triệu đồng/quý, và kể từ quý làm việc thứ hai, mức lương được tăng thêm \(0{,}3\) triệu đồng mỗi quý. Tính tổng tiền lương nhận được sau \(3\) năm.

Tiền lương nhận được mỗi quý lập thành một cấp số cộng với \(u_1=4{,}5\) và \(d= 0{,}3\).

Ta có \(3\) năm bằng \(3\cdot 4=12\) quý nên tổng tiền lương nhận được sau \(3\) năm là

\(S_{12}=\displaystyle\frac{n[2u_1+(n-1)d]}{2}\) \(=\displaystyle\frac{12(2\cdot 4{,}5+11\cdot 0{,}3)}{2}=73{,}8 \text{ triệu đồng}.\)

Bài tập 5

Bạn An chơi trò chơi xếp que diêm thành tháp theo quy tắc thể hiện như hình vẽ. Để xếp được tháp có \(10\) tầng thì bạn An cần đúng bao nhiêu que diêm?

Số que diêm của tháp \(1\) tầng là \(u_1=3\).

Tổng số que diêm của tháp \(2\) tầng là \(u_1+u_2=3+7\).

Tổng số que diêm của tháp \(3\) tầng là \(u_1+u_2+u_3=3+7+11\).

\(\ldots\)

Ta có cấp số cộng \(u_1=3\) và \(d=4\).

Tổng số que diêm của tháp \(10\) tầng là

\(S_{10}= \displaystyle\frac{10(2\cdot 3+9\cdot 4)}{2}=210\) que diêm.

Bài tập 6

Sinh nhật bạn An vào ngày \(01\) tháng \(5\) năm \(2019\). An muốn mua một món quà sinh nhật tặng bạn nên quyết định bỏ ống heo \(100\) đồng vào ngày \(01\) tháng \(01\) năm \(2019\), sau đó cứ liên tục ngày sau hơn ngày trước \(100\) đồng. Hỏi điến ngày sinh nhật bạn, An đã tích lũy được bao nhiêu? (thời gian bỏ ống heo tính từ ngày \(01\) tháng \(01\) năm \(2019\) đến ngày \(30\) tháng \(04\) năm \(2019\) xem là \(121\) ngày).

Số tiền An bỏ heo mỗi ngày lập thành một cấp số cộng với \(u_1=100\) và \(d=100\).

Tổng số tiền An đã tích lũy đến ngày sinh nhật bạn là

\(S_{121}=\displaystyle\frac{121(2\cdot 100+120\cdot 100)}{2}=738100\) đồng.

Bài tập 7

Bà chủ quán trà sữa X muốn trang trí quán cho đẹp nên quyết định thuê nhân công xây một bức tường gạch với xi măng, biết hàng dưới cùng có \(500\) viên, mỗi hàng tiếp theo đều có ít hơn hàng trước \(1\) viên và hàng trên cùng có \(1\) viên. Hỏi số gạch cần dùng để hoàn thành bức tường trên là bao nhiêu viên gạch?

Số gạch của mỗi hàng lập thành một cấp số cộng với \(u_1=500\) và \(d=-1\).

Theo đề ta có

\(u_n=1\Leftrightarrow u_1+(n-1)d=1\) \(\Leftrightarrow 500+(n-1)\cdot (-1)=1\Leftrightarrow n=500.\)

Số gạch cần dùng để hoàn thành bức tường là

\(S_{500}=\displaystyle\frac{500[2\cdot 500+499\cdot (-1)]}{2}=125250\) viên gạch.

Bài tập 8

Trong hội chợ tết Mậu Tuất \(2018\), một công ty sữa muốn xếp \(900\) hộp sữa theo số lượng \(1\), \(3\), \(5\),\(\ldots\) từ trên xuống dưới (số hộp sữa trên mỗi hàng xếp từ trên xuống là các số lẻ liên tiếp). Hàng dưới cùng có bao nhiêu hộp sữa?

Số hộp sữa của mỗi hàng lập thành một cấp số cộng với \(u_1=1\) và \(d=2\).

Theo đề ta có

\(\begin{aligned}&S_n=\displaystyle\frac{n[2u_1+(n-1)d]}{2}=900\\ &\Leftrightarrow \displaystyle\frac{n[2\cdot 1+(n-1)\cdot 2]}{2}=900\\ &\Leftrightarrow 2n^2=1800\\ &\Leftrightarrow n^2=900 \\ &\Leftrightarrow n=30\ (\text{do }n>0).\end{aligned}\)

Số hộp sữa ở hàng dưới cùng là \(u_{30}=1+29\cdot 2=59\).

Bài tập 9

Một cơ sở khoan giếng đưa ra định mức giá như sau: Giá từ mét khoan đầu tiên là \(100000\) đồng và kể từ mét khoan thứ hai, giá mỗi mét tăng thêm \(30000\) đồng so với giá của mét khoan ngay trước đó. Một người muốn kí hợp đồng với cơ sở khoan giếng này để khoan giếng sâu \(20\) mét lấy nước dùng cho sinh hoạt gia đình. Hỏi sau khi hoàn thành việc khoan giếng, gia đình đó phải thanh toán cho cơ sở khoan giếng số tiền bằng bao nhiêu?

Số tiền ứng với mỗi mét khoan lập thành một cấp số cộng với \(u_1=100000\) và \(d=30000\).

Tổng số tiền mà gia đình cần phải trả là

\(S_{20}=\displaystyle\frac{n[2u_1+(n-1)d]}{2}\) \(=\displaystyle\frac{20(2\cdot 100000+19\cdot 30000)}{2}=7700000\) đồng.

Bài tập 10

Chu vi một đa giác là \(158\) cm, số đo các cạnh của nó lập thành một cấp số cộng với công sai \(d=3\) cm. Biết cạnh lớn nhất là \(44\) cm. Số cạnh của đa giác đó là bao nhiêu?

Theo đề ta có

\(u_n=44\Leftrightarrow u_1+(n-1)\cdot d=44\) \(\Leftrightarrow u_1+(n-1)\cdot 3 =44\) \(\Leftrightarrow u_1=47-3n\).

Mặt khác do chu vi đa giác là \(158\) cm nên

\(\begin{aligned}&S_n=158\\ &\Leftrightarrow \displaystyle\frac{n}{2}(u_1+u_n)=158\\ &\Leftrightarrow \displaystyle\frac{n}{2}(47-3n+44)=158\\&\Leftrightarrow -3n^2+91n-316=0\\&\Leftrightarrow \left[\begin{aligned} &n=4\\&n=\displaystyle\frac{91}{6}\text{ (loại) }.\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Vậy đa giác có \(4\) cạnh.

Dạng 4. Ứng dụng tính chất cấp số cộng để chứng minh hoặc tính tổng

Bài tập 1

Cho ba số \(a,b,c\) lập thành một cấp số cộng. Chứng minh rằng

a. \(a^2+2bc=c^2+2ab\).

b. \(a^2+8bc=(2b+c)^2\).

c. \(3(a^2+b^2+c^2)-6(a-b)^2=(a+b+c)^2\).

Theo giả thiết \(a,b,c\) lập thành một cấp số cộng, suy ra \(a+c=2b\).

a. Ta có

\(VT=a^2+2bc\) \(=a^2+(a+c)c\) \(=a^2+ac+c^2\) \(=a(a+c)+c^2\) \(=2ba+c^2=VP.\)

b. Ta có

\(\begin{aligned}VT &=a^2+8bc=a^2+4(a+c)c=a^2+4ac+4c^2\\ &=(a+2c)^2=(a+c+c)^2\\ &=(2b+c)^2=VP.\end{aligned}\)

c. Ta có

\(\begin{aligned}VT&=3(a^2+b^2+c^2)-6(a-b)^2=3c^2-3a^2+12ab-3b^2\\ &= 3(c-a)(c+a)+12ab-3b^2=6(c-a)b+12ab-3b^2 \\&= 6b(c-a+2a)-3b^2=6b(a+c)-3b^2=12b^2-3b^2\\ &= (3b)^2=(2b+b)=(a+c+b)^2=VP.\end{aligned}\)

Bài tập 2

Cho ba số \(a^2,b^2,c^2\) lập thành một cấp số cộng có công sai \(d\ne 0\). Chứng minh rằng ba số \(\displaystyle\frac{1}{b+c},\displaystyle\frac{1}{c+a},\displaystyle\frac{1}{a+b}\) cũng lập thành một cấp số cộng.

Ta có

\(\bullet\) \(\displaystyle\frac{1}{c+a}-\displaystyle\frac{1}{b+c}\) \(=\displaystyle\frac{b-a}{(c+a)(b+c)}\) \(=\displaystyle\frac{b^2-a^2}{(b+a)(b+c)(c+a)}\).

\(\bullet\) \(\displaystyle\frac{1}{a+b}-\displaystyle\frac{1}{a+c}\) \(=\displaystyle\frac{c-b}{(a+b)(a+c)}\) \(=\displaystyle\frac{c^2-b^2}{(a+b)(b+c)(c+a)}\).

Do \(a^2,b^2,c^2\) lập thành một cấp số cộng nên

\(a^2+c^2=2b^2 \Leftrightarrow c^2-b^2=b^2-a^2\).

Suy ra

\(\displaystyle\frac{1}{b+c}-\displaystyle\frac{1}{c+a}=\displaystyle\frac{1}{c+a}-\displaystyle\frac{1}{a+b}\).

Vậy ba số \(\displaystyle\frac{1}{b+c},\displaystyle\frac{1}{c+a},\displaystyle\frac{1}{a+b}\) cũng lập thành một cấp số cộng.

Bài tập 3

Cho ba số \(a,b,c\) lập thành một cấp số cộng. Chứng minh rằng ba số \(\displaystyle\frac{1}{\sqrt{b}+\sqrt{c}},\displaystyle\frac{1}{\sqrt{c}+\sqrt{a}},\displaystyle\frac{1}{\sqrt{a}+\sqrt{b}}\) cũng lập thành một cấp số cộng.

Ta có \(\displaystyle\frac{1}{\sqrt{b}+\sqrt{c}},\displaystyle\frac{1}{\sqrt{c}+\sqrt{a}},\displaystyle\frac{1}{\sqrt{a}+\sqrt{b}}\) lập thành cấp cố cộng khi và chỉ khi

\(\begin{aligned}& \displaystyle\frac{2}{\sqrt{c}+\sqrt{a}}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{b}+\sqrt{c}}+\displaystyle\frac{1}{\sqrt{a}+\sqrt{b}}\\& \Leftrightarrow 2\left(\sqrt{b}+\sqrt{c}\right)\left(\sqrt{a}+\sqrt{b}\right)=\left(\sqrt{c}+\sqrt{a}\right)\left(\sqrt{a}+\sqrt{b}\right)+\left(\sqrt{c}+\sqrt{a}\right)\left(\sqrt{b}+\sqrt{c}\right) \\ & \Leftrightarrow 2\left(\sqrt{ab}+b+\sqrt{ac}+\sqrt{bc}\right)=\sqrt{ac}+\sqrt{bc}+a+\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+c+\sqrt{ab}+\sqrt{ac}.\end{aligned}\)

\(\Leftrightarrow 2b=a+c \Leftrightarrow a,b,c\) lập thành cấp số cộng.

Bài tập 4

Cho cấp số cộng \(u_1,u_2,\ldots,u_n\), trong đó \(u_i>0\) với mọi \(i=1,2,\ldots,n\). Chứng minh rằng

\(\displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_1}+\sqrt{u_2}}+\displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_2}+\sqrt{u_3}}+\cdots +\displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_{n-1}}+\sqrt{u_n}}=\displaystyle\frac{n-1}{\sqrt{u_n}+\sqrt{u_1}}.\)

Vì \((u_n)\) là cấp số cộng, nên \(u_n-u_1=u_1+(n-1)d-u_1=(n-1)d\).

Ta có

\(\begin{aligned}VT &=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_1}+\sqrt{u_2}}+\displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_2}+\sqrt{u_3}}+\cdots +\displaystyle\frac{1}{\sqrt{u_{n-1}}+\sqrt{u_n}}\\ &=\displaystyle\frac{\sqrt{u_2}-\sqrt{u_1}}{u_2-u_1}+\displaystyle\frac{\sqrt{u_3}-\sqrt{u_2}}{u_3-u_2}+\cdots +\displaystyle\frac{\sqrt{u_n}-\sqrt{u_{n-1}}}{u_n-u_{n-1}} \\ &=\displaystyle\frac{\sqrt{u_n}-\sqrt{u_1}}{d}=\displaystyle\frac{u_n-u_1}{d\left(\sqrt{u_n}+\sqrt{u_1}\right)}=\displaystyle\frac{n-1}{\sqrt{u_n}+\sqrt{u_1}}=VP.\end{aligned}\)

Bài tập 5

a. Cho phương trình \(1+6+11+16+\ldots +x=970\). Tìm \(x\) biết \(1,6,11,\ldots,x\) là một cấp số cộng.

b. Giải phương trình \((x+1)+(x+4)+(x+7)+\ldots +(x+28)=155\), biết \(1,4,7,\ldots,28\) là một cấp số cộng.

a. Vì \(1,6,11,\ldots,x\) là một cấp số cộng với \(u_1=1\) và công sai \(d=6-1=5\).

Giả sử \(x\) là số hạng thứ \(n\) của cấp số cộng. Ta có

\(S_n=\displaystyle\frac{\left[2u_1+(n-1)d\right]n}{2}=970\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{\left[2+(n-1)5\right]n}{2}=970\) \(\Leftrightarrow 5n^2-3n-1940=0\) \(\Leftrightarrow n=20\) hoặc \(n=-\displaystyle\frac{97}{5}\) (loại).

Suy ra \(x\) là số hạng thứ 20 của cấp số cộng nên \(x=u_1+19d=1+19\cdot 5=96\).

b. Vì \(1,4,7,\ldots,28\) là một cấp số cộng với \(u_1=1\) và công sai \(d=4-1=3\).

Suy ra \((x+1),(x+4),(x+7),\ldots,(x+28)\) cũng là một cấp sô cộng với \(u_1=x+1\) và công sai \(d=(x+4)-(x+1)=3\).

Ta có

\((x+1)+(x+4)+(x+7)+\ldots +(x+28)=S_{10}\) \(\Leftrightarrow 155=\displaystyle\frac{\left[2(x+1)+9\cdot 3\right]10}{2}\) \(\Leftrightarrow x=1\).

Vậy \(x=1\) là giá trị cần tìm.

Bài tập 6

Tìm điều kiện của tham số \(m\) để phương trình

a. \(x^3-3x^2+mx+b=0\) có ba nghiệm lập thành cấp số cộng.

b. \(x^4-2(m+1)x^2+2m+1=0\) có bốn nghiệm lập thành cấp số cộng.

a. Phương trình đã cho có ba nghiệm \(x_1,x_2,x_3\) khi

\(x^3-3x^2+mx+b\) \(=(x-x_1)(x-x_2)(x-x_3)\) \(=x^3-(x_1+x_2+x_3)x^2+(x_1x_2+x_2x_3+x_3x_1)x-x_1x_2x_3\).

So sánh hai vế ta có \(x_1+x_2+x_3=3\).

Nếu ba nghiệm \(x_1,x_2,x_3\) lập thành cấp số cộng thì

\(x_1+x_3=2x_2\) \(\Leftrightarrow x_1+x_2+x_3=3x_2\) \(\Leftrightarrow 3=3x_2\) \(\Leftrightarrow 1=x_2.\)

Thay nghiệm \(x_2=1\) vào phương trình, ta được

\(1-3+m+b=0 \Leftrightarrow b=2-m.\)

Với \(b=2-m\), phương trình trở thành

\(x^3-3x^2+mx+2-m=0\) \(\Leftrightarrow (x-1)(x^2-2x+m-2)=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned} &x_2=1 \\ &x^2-2x+m-2=0.\end{aligned}\right. \)

Yêu cầu bài toán \( \Leftrightarrow \) phương trình \(x^2-2x+m-2=0\) có hai nghiệm

\(\Leftrightarrow \Delta '=1-m+2\geqslant 0 \Leftrightarrow m\leqslant 3\).

Vậy \(m\leqslant 3\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

b. Ta có \(x^4-2(m+1)x^2+2m+1=0.\) \((1)\)

Đặt \(t=x^2\geqslant 0\). Phương trình \((1)\) trở thành \( t^2-2(m+1)t+2m+1=0.\) \((2)\)

Phương trình \((1)\) có bốn nghiệm khi phương trình \((2)\) có hai nghiệm dương phân biệt \(0<t_1<t_2\)

\(\begin{aligned}&\Leftrightarrow\left\{\begin{aligned} & \Delta '=(m+1)^2-(2m+1)>0 \\ &P=2m+1>0 \\ &S=2(m+1)>0\end{aligned}\right.\\ &\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &m\ne 0 \\ &m>-\displaystyle\frac{1}{2} \\ &m>-1\end{aligned}\right.\\ &\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &m\ne 0 \\ &m>-\displaystyle\frac{1}{2}.\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Khi đó bốn nghiệm của phương trình \((1)\) theo thứ tự là \(-\sqrt{t_2},-\sqrt{t_1},\sqrt{t_1},\sqrt{t_2}\).

Bốn nghiệm này lập thành cấp số cộng \( \Leftrightarrow -\sqrt{t_1}+\sqrt{t_2}=2\sqrt{t_1} \Leftrightarrow \sqrt{t_2}=3\sqrt{t_1} \Leftrightarrow t_2=9t_1\).

Theo định lý Vi-et, ta có

\(\left\{\begin{aligned} &t_1+t_2=2(m+1) \\ &t_1\cdot t_2=2m+1.\end{aligned}\right. \)

Từ \(t_2=9t_1\) và \(t_1+t_2=2(m+1)\) suy ra

\(\left\{\begin{aligned} &t_1=\displaystyle\frac{m+1}{5} \\ &t_2=\displaystyle\frac{9(m+1)}{5}.\end{aligned}\right. \)

Thay vào \(t_1\cdot t_2=2m+1\), ta được

hoặc \(m=-\displaystyle\frac{4}{9}\).

\(\bullet\) Với \(m=4\), suy ra \(t_1=1,t_2=9\). Suy ra cấp số cộng \(-3,-1,1,3\).

\(\bullet\) Với \(m=-\displaystyle\frac{4}{9}\), suy ra \(t_1=\displaystyle\frac{1}{9},t_2=1\). Suy ra cấp số cộng \(-1,-\displaystyle\frac{1}{3},\displaystyle\frac{1}{3},1\).

Bài tập 7

Giải phương trình: \(1+6+11+16+21+\ldots +x=970\).

Xét cấp số cộng \(1\), \(6\), \(11\),\(\ldots\), \(x\) có \(u_1=1\), \(d=5\) và \(u_n=x\).

Theo đề bài ta có

\(\begin{aligned}&S_n=970\\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{n}{2}[2u_1+(n-1)d]=970\\ \Leftrightarrow\ &n[2\cdot 1+(n-1)\cdot 5]=1950\\ \Leftrightarrow\ & 5n^2-3n-1940=0\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&n=20\\&n=-\displaystyle\frac{97}{5}\text{ (loại) }.\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Vậy \(x=u_{20}=u_1+19d=1+19\cdot 5=96\).

Bài tập 8

Giải phương trình: \(2+7+12+17+\ldots +x=245\).

Xét cấp số cộng \(2\), \(7\), \(12\),\(\ldots\), \(x\) có \(u_1=2\), \(d=5\) và \(u_n=x\).

Theo đề bài ta có

\(\begin{aligned}&S_n=245\\ \Leftrightarrow\ & \displaystyle\frac{n}{2}[2u_1+(n-1)d]=245\\\Leftrightarrow\ &n[2\cdot 2+(n-1)\cdot 5]=490\\ \Leftrightarrow\ &5n^2-n-490=0\\\Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&n=10\\&n=-\displaystyle\frac{49}{5}\text{ (loại) }.\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Vậy \(x=u_{10}=u_1+9d=2+9\cdot 5=47\).

Bài tập 9

Giải phương trình: \((x+1)+(x+4)+(x+7)+\ldots +(x+28)=155.\)

Xét cấp số cộng \(1\), \(4\), \(7\), \(\ldots\), \(28\) có \(u_1=1\), \(d=3\) và \(u_n=28\).

Ta có

\(u_n=28\Leftrightarrow u_1+(n-1)d=28\) \(\Leftrightarrow 1+(n-1)\cdot 3=28\) \(\Leftrightarrow n=10\).

Suy ra

\(S_{10}=\displaystyle\frac{n}{2}[2u_1+(n-1)d]\) \(=\displaystyle\frac{10}{2}(2\cdot 1+9\cdot 3)=145\).

Khi đó phương trình đã cho tương đương

\(10x+145=155\Leftrightarrow 10x=10\Leftrightarrow x=1.\)

Bài tập 10

Giải phương trình: \((2x+1)+(2x+6)+(2x+11)+\ldots +(2x+96)=1010.\)

Xét cấp số cộng \(1\), \(6\), \(11\), \(\ldots\), \(96\) có \(u_1=1\), \(d=5\) và \(u_n=96\).

Ta có

\(u_n=96\Leftrightarrow u_1+(n-1)d=96\) \(\Leftrightarrow 1+(n-1)\cdot 5=96\) \(\Leftrightarrow n=20\).

Suy ra

\(S_{20}=\displaystyle\frac{n}{2}[2u_1+(n-1)d]\) \(=\displaystyle\frac{20}{2}(2\cdot 1+19\cdot 5)=970\).

Khi đó phương trình đã cho tương đương

\(20\cdot 2x+970=1010\) \(\Leftrightarrow 40x=40\Leftrightarrow x=1\).

Bài tập 11

Cho cấp số cộng \((u_n)\) thỏa \(\begin{cases}u_2-u_3+u_5=10\\ u_4+u_6=26\end{cases}\). Tính \(S=u_1+u_4+u_7+\ldots +u_{2011}\).

\(\begin{aligned}&\begin{cases} u_2-u_3+u_5=10\\ u_4+u_6=26\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases} u_1+d-(u_1+2d)+u_1+4d=10\\ u_1+3d+u_1+5d=26\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases} u_1+3d=10\\ 2u_1+8d=26\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases} u_1=1\\ d=3.\end{cases}\end{aligned}\)

Khi đó \(u_1\), \(u_4\), \(u_7\),\(\ldots \),\(u_{2011}\) lập thành một cấp số cộng \((v_n)\) với

\(v_1=u_1=1\), \(d'=3\cdot 3=9\), \(v_n=u_{2011}=1+2010\cdot 3=6031\).

Ta có

\(v_n=6031\Leftrightarrow v_1+(n-1)d'=6031\) \(\Leftrightarrow 1+(n-1)\cdot 9=6031\) \(\Leftrightarrow n=671\).

Suy ra

\(S=v_1+\ldots +v_{671}\) \(=\displaystyle\frac{n}{2}[2v_1+(n-1)d']\) \(=\displaystyle\frac{671}{2}(2\cdot 1 +670\cdot 9)=2023736\).

Bài tập 12

Cho hai cấp số cộng \((u_n)\colon 4\), \(7\), \(10,\ldots \) và \((v_m)\colon 1\), \(6\), \(11,\ldots \) Hỏi trong \(2018\) số hạng đầu tiên của mỗi cấp số có bao nhiêu số hạng chung?

Số hạng tổng quát của cấp số cộng \((u_n)\) là \(u_n=4+(n-1)\cdot 3=3n+1\).

Số hạng tổng quát của cấp số cộng \((v_m)\) là \(v_m=1+(m-1)\cdot 5=5m-4\).

Giả sử \(k\) là một số hạng chung của hai cấp số cộng trong \(2018\) số hạng đầu tiên của mỗi cấp số.

Vì \(k\) là một số hạng của \((u_n)\) nên \(k=3i+1\) với \(1\le i\le 2018\) và \(i\in \mathbb{N}^*\).

Vì \(k\) là một số hạng của \((v_m)\) nên \(k=3j+1\) với \(1\le j\le 2018\) và \(j\in \mathbb{N}^*\).

Số hạng chung phải thỏa

\(3i+1=5j-4\Leftrightarrow 3i=5j-5\) \(\Leftrightarrow j-1=\displaystyle\frac{3i}{5}\).

Do đó \(i \ \exits \ 5\Rightarrow i\in \{5;10;15;\ldots ;2015\}\) \(\Rightarrow\) có \(\displaystyle\frac{2015-5}{5}+1=403\) số hạng chung.

Bài tập 13

Cho hai cấp số cộng \((a_n)\colon 4\), \(7\), \(10,\ldots \), \(a_{100}\) và \((b_m)\colon 1\), \(6\), \(11,\ldots \), \(b_{100}\). Hỏi có bao nhiêu số có mặt đồng thời trong cả hai dãy số trên?

Số hạng tổng quát của cấp số cộng \((a_n)\) là \(a_n=4+(n-1)\cdot 3=3n+1\).

Số hạng tổng quát của cấp số cộng \((b_m)\) là \(b_m=1+(m-1)\cdot 5=5m-4\).

Giả sử \(k\) là một số hạng chung của dãy số trên.

Vì \(k\) là một số hạng của \((a_n)\) nên \(k=3i+1\) với \(1\le i\le 100\) và \(i\in \mathbb{N}^*\).

Vì \(k\) là một số hạng của \((v_m)\) nên \(k=5j-4\) với \(1\le j\le 100\) và \(j\in \mathbb{N}^*\).

Số hạng chung phải thỏa

\(3i+1=5j-4\Leftrightarrow 3i=5j-5\) \(\Leftrightarrow j-1=\displaystyle\frac{3i}{5}\).

Do đó \(i \ \exits \ 5\Rightarrow i\in \{5;10;15;\ldots ;100\}\Rightarrow \) Có \(\displaystyle\frac{100-5}{5}+1=20\) số hạng chung.

Bài tập 14

Cho cấp số cộng \((u_n)\). Gọi \(S=u_1+u_2+\ldots +u_n\). Biết \(\displaystyle\frac{S_p}{S_q}=\displaystyle\frac{p^2}{q^2}\), với \(p\ne q\), \(p\), \(q\in \mathbb{N}^*\). Tính giá trị của biểu thức \(T=\displaystyle\frac{u_{2017}}{u_{2018}}\).

Ta có

\(\displaystyle\frac{S_p}{S_q}=\displaystyle\frac{p^2}{q^2}\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{(u_1+u_p)p}{(u_1+u_q)q}=\displaystyle\frac{p^2}{q^2}\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{u_1+u_p}{u_1+u_q}=\displaystyle\frac{p}{q}\).

Do đó

\(\begin{aligned}&\displaystyle\frac{u_1+u_{2018}}{u_1+u_{2017}}=\displaystyle\frac{2018}{2017}\\ \Leftrightarrow & \displaystyle\frac{u_1+u_{2017}+d}{u_1+u_{2017}}=\displaystyle\frac{2018}{2017}\\ \Leftrightarrow & 1+\displaystyle\frac{d}{u_1+u_{2017}}=\displaystyle\frac{2018}{2017} \\ \Leftrightarrow & \displaystyle\frac{d}{u_1+u_1+2016d}=\displaystyle\frac{1}{2017}\\ \Leftrightarrow & \displaystyle\frac{d}{2u_1+2016d}=\displaystyle\frac{1}{2017}\\ \Leftrightarrow & 2017d=2u_1+2016d\\ \Leftrightarrow & d=2u_1.\end{aligned}\)

Vậy \(\displaystyle\frac{u_{2017}}{u_{2018}}\) \(=\displaystyle\frac{u_1+2016\cdot (2u_1)}{u_1+2017\cdot (2u_1)}\) \(=\displaystyle\frac{4032u_1}{4035u_1}\) \(=\displaystyle\frac{4032}{4035}\).

Bài tập 15

Cho cấp số cộng \((u_n)\). Gọi \(S=u_1+u_2+\ldots +u_n\). Biết \(\displaystyle\frac{S_p}{S_q}=\displaystyle\frac{p^2}{q^2}\) với \(p\ne q\), \(p\), \(q\in \mathbb{N}^*\). Tính giá trị của biểu thức \(T=\displaystyle\frac{u_{2018}}{u_{2019}}\).

Ta có

\(\displaystyle\frac{S_p}{S_q}=\displaystyle\frac{p^2}{q^2}\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{(u_1+u_p)p}{(u_1+u_q)q}=\displaystyle\frac{p^2}{q^2}\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{u_1+u_p}{u_1+u_q}=\displaystyle\frac{p}{q} \).

Do đó

\(\begin{aligned}&\displaystyle\frac{u_1+u_{2018}}{u_1+u_{2019}}=\displaystyle\frac{2018}{2019}\\ \Leftrightarrow\ & \displaystyle\frac{u_1+u_{2019}+d}{u_1+u_{2019}}=\displaystyle\frac{2018}{2019}\\ \Leftrightarrow\ & 1+\displaystyle\frac{d}{u_1+u_{2019}}=\displaystyle\frac{2018}{2019}\\ \Leftrightarrow\ & \displaystyle\frac{d}{u_1+u_1+2018d}=\displaystyle\frac{1}{2019}\\ \Leftrightarrow\ & \displaystyle\frac{d}{2u_1+2018d}=\displaystyle\frac{1}{2019}\\ \Leftrightarrow\ & 2019d=2u_1+2018d \\ \Leftrightarrow\ & d=2u_1.\end{aligned}\)

Vậy \(\displaystyle\frac{u_{2018}}{u_{2019}}\) \(=\displaystyle\frac{u_1+2017\cdot (2u_1)}{u_1+2018\cdot (2u_1)}\) \(=\displaystyle\frac{4035u_1}{4037u_1}\) \(=\displaystyle\frac{4035}{4037}\).

Bài tập 16

Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để phương trình \(x^3-3x^2+mx+2-m=0\) có \(3\) nghiệm lập thành cấp số cộng.

Ta có

\(x^3-3x^2+mx+2-m=0\,(1)\) \(\Leftrightarrow (x-1)(x^2-2x+m-2)=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x_1=1\\&x^2-2x+m-2=0.\,(2)\end{aligned}\right.\)

Để phương trình \((1)\) có \(3\) nghiệm thì phương trình \((2)\) có nghiệm

\(\Leftrightarrow \Delta '\ge 0 \Leftrightarrow 1-m+2\ge 0\) \(\Leftrightarrow m\le 3.\)

Gọi \(x_2\), \(x_3\) là hai nghiệm của \((2)\).

Khi đó theo Vi-ét ta có \(x_2+x_3=2=2x_1\).

Suy ra \(x_2\), \(x_1\), \(x_3\) lập thành một cấp số cộng.

Vậy với \(m\le 3\) thì phương trình \((1)\) có \(3\) nghiệm lập thành cấp số cộng.

Bài tập 17

Tìm tham số \( m \) để phương trình \( x^3-(3m+1)x^2+2mx=0 \) có ba nghiệm phân biệt và các nghiệm đó thành lập cấp số cộng.

Ta có

\( x^3-(3m+1)x^2+2mx=0 \Leftrightarrow x[x^2-(3m+1)x+2m]=0 \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}& x_3=0 \\ & x^2-(3m+1)x+2m=0.\,\, (*)\end{aligned}\right.\)

Gọi \( x_1 \), \( x_2 \) là hai nghiệm của phương trình

\((*) \Rightarrow \begin{cases}x_1+x_2=3m+1 \\ x_1 \cdot x_2 = 2m.\end{cases}\)

Do vai trò của \( x_1 \) và \( x_2 \) là như nhau nên ta xét hai trường hợp

+) TH1. \( x_1 + x_3 = 2x_2 \)

\(\Rightarrow x_1=2x_2\) \(\Rightarrow x_2 =\displaystyle\frac{3m+1}{3}\) \(\Rightarrow x_1 = \displaystyle\frac{6m+2}{3}\) \(\Rightarrow \displaystyle\frac{3m+1}{3} \cdot \displaystyle\frac{6m+2}{3} = 2m.\, (\text{VN})\)

+) TH2. \( x_1 + x_2 = 2x_3 = 0\)

\(\Rightarrow 3m+1 = 0\) \(\Rightarrow m = - \displaystyle\frac{1}{3}.\)

Vậy \( m=-\displaystyle\frac{1}{3} \) thỏa điều kiện bài toán.

Bài tập 18

Tìm tham số \( m \) để phương trình \( x^3-3x^2-9x+m=0 \) có ba nghiệm phân biệt và các nghiệm đó thành lập cấp số cộng.

Giả sử phương trình có ba nghiệm lập thành cấp số cộng, khi đó

\(x_1+x_3=2x_2.\)

Theo hệ thức Viet, ta có

\( x_1 + x_2+x_3=3 \Rightarrow x_2=1\) \(\Rightarrow 11-m=0 \Rightarrow m=11.\)

Thử lại với \( m=11 \) ta có

\(x^3-3x^2-9x+11 = 0\) \(\Leftrightarrow (x-1)(x^2-2x-11) = 0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}& x_1=1-\sqrt{12} \\ & x=1 \\ & x = 1+\sqrt{12}.\end{aligned}\right.\)

Ta thấy ba số \( 1-\sqrt{12} \), \( 1 \), \( 1+\sqrt{12} \) lập thành một cấp số cộng.

Vậy \( m=11 \) thỏa mãn điều kiện bài toán.

Bài tập 19

Tìm tham số \( m \) để phương trình \( x^4+2(2m+1)x^2-3m=0 \) có bốn nghiệm phân biệt lập thành cấp số cộng.

Đặt \( t=x^2 \), điều kiện \( t \ge 0 \).

Khi đó phương trình trở thành

\(t^2+2(2m+1)t-3m=0.\) \((1)\)

Để phương trình đã cho có bốn nghiệm phân biệt thì phương trình \((1)\) phải có hai nghiệm phân biệt dương \( 0 < t_1 < t_2 \)

\(\Leftrightarrow \begin{cases}\Delta' > 0 \\ S>0 \\ P>0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}4m^2+7m + 1 > 0 \\ -2(2m+1)>0\\ -3m > 0\end{cases} \) \(\Leftrightarrow m <\displaystyle\frac{-7-\sqrt{33}}{8}.\quad (2)\)

Giả sử bốn nghiệm phương trình là \(-\sqrt{t_2}\), \(-\sqrt{t_1} \), \(\sqrt{t_1}\), \(\sqrt{t_2}.\)

Bốn nghiệm lập thành cấp số cộng khi

\(\begin{cases}-\sqrt{t_2}+\sqrt{t_1} = -2\sqrt{t_1} \\ -\sqrt{t_1}+\sqrt{t_2} =2\sqrt{t_1}.\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \sqrt{t_2} = 3\sqrt{t_1} \Leftrightarrow t_2=9t_1.\quad (3)\)

Theo định lí Viet, ta có

\(\begin{cases}t_1+t_2 = -2(2m+1) \\ t_1 \cdot t_2 =-3m.\end{cases}\) \((4)\)

Kết hợp \( (3) \) và \( (4) \) suy ra

\(12m^2+37m+3=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}m=-\displaystyle\frac{1}{12} \\ m=-3.\end{aligned}\right.\)

Kết hợp với \( (2) \) suy ra \( m=-3 \) thỏa mãn điều kiện bài toán.

Bài tập 20

Cho hàm số \( y = x^4-2(m+1)x^2+2m+1 \) có đồ thị \( (C_m) \). Tìm \( m \) để \((C_m) \) cắt trục hoành tại bốn điểm phân biệt có hoành độ lập thành một cấp số cộng.

Phương trình hoành độ giao điểm của \( (C_m) \) với trục hoành là

\(x^4-2(m+1)x^2+2m+1 =0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}& x^2=1 \\ & x^2=2m+1.\end{aligned}\right.\)

Để \((C_m) \) cắt trục hoành tại bốn điểm phân biệt thì

\( \begin{cases}2m+1 >0 \\ 2m+1 \neq 1\end{cases}\) \(\Leftrightarrow-\displaystyle\frac{1}{2} < m \neq 0.\) \((*)\)

Bốn nghiệm của phương trình là \( -1 \), \( 1 \), \( -\sqrt{2m+1} \), \(\sqrt{2m+1}.\)

Ta xét hai trường hợp

+) TH1. \( 2m+1 >1 \Leftrightarrow m >0\)

Để bốn nghiệm lập thành cấp số cộng thì

\(-1+\sqrt{2m+1}=2 \Leftrightarrow m=4\) (thỏa).

+) TH2. \( 2m+1 < 1 \Leftrightarrow m<0 \)

Để bốn nghiệm lập thành cấp số cộng thì

\( -\sqrt{2m+1}+1=2\sqrt{2m+1}\) \(\Leftrightarrow m=-\displaystyle\frac{4}{9}\) (thỏa).

Kết hợp với \( (*) \) suy ra có hai giá trị thỏa mãn điều kiện bài toán là \(m=4\) và \(m=-\displaystyle\frac{4}{9}.\)

Bài tập 21

Cho \( a \), \( b \), \( c \) là ba số hạng liên tiếp của cấp số cộng. Chứng minh rằng

a. \( a^2+2bc=c^2+2ab \).

b. \( a^2+8bc=(2b+c)^2 \).

c. \( 2(a+b+c)^3 = 9 \left[ a^2(b+c)+b^2(a+c)+c^2(a+b)\right] \).

d. Ba số \( a^2-bc \), \( b^2-ac \), \( c^2-ab \) cũng là một cấp số cộng.

Do \( a \), \( b \), \( c \) là ba số hạng liên tiếp của cấp số cộng nên ta có \( a+c=2b \).

a. Do \( a \), \( b \), \( c \) là ba số hạng liên tiếp của cấp số cộng nên ta có

\(a+c=2b \Rightarrow a=2b-c \).

\(a^2+2bc = (2b-c)^2+2bc\) \(=4b^2-2bc+c^2\) \(=2b(2b-c)+c^2=c^2+2ab.\)

Vậy \( a^2+2bc=c^2+2ab \).

b. Do \( a \), \( b \), \( c \) là ba số hạng liên tiếp của cấp số cộng nên ta có

\(a+c=2b \Rightarrow a=2b-c\).

\(a^2+8bc=(2b-c)^2+8bc\) \(=4b^2+4bc+c^2=(2b+c)^2.\)

c. Do \( a \), \( b \), \( c \) là ba số hạng liên tiếp của cấp số cộng nên ta có

\(a+c=2b \Rightarrow a=2b-c \).

\(\begin{aligned}VT& = 2(a+b+c)^3 = 2(3b)^3 = 54b^3\\ VP& =9 \left[ a^2(b+c)+b^2(a+c)+c^2(a+b)\right]\\ &= 9 \left[ (2b-c)^2(b+c)+b^2(2b-c+c)+c^2(2b-c+b)\right]\\ & =9 \left[ (4b^2-4bc+c^2)(b+c)+b^2(2b)+c^2(3b-c)\right]\\ & = 9 \left(4b^3-4b^2c+bc^2+4b^2c-4bc^2+c^3+2b^3+3bc^2-c^3\right)\\ & =9(6b^2)=54b^3 =VT.\end{aligned}\)

c. Do \( a \), \( b \), \( c \) là ba số hạng liên tiếp của cấp số cộng nên ta có

\(a+c=2b \Rightarrow a=2b-c \).

Khi đó

\(\begin{aligned}&(a^2-bc)+(c^2-ab) &=\left[(2b-c)^2-bc\right]+\left[c^2-(2b-c)b\right]\\ &= \left(4b^2-4bc+c^2-bc+c^2-2b^2+bc\right) \\ &= 2b^2-4bc+2c^2 \\ &= 2\left[b^2-(2b-c)c\right] \\ &= 2(b^2-ac).\end{aligned}\)

Vậy ba số \( a^2-bc \), \( b^2-ac \), \(c^2-ab \) cũng là một cấp số cộng.

Bài 3. CẤP SỐ NHÂN

Dạng 1. Chứng minh dãy số là cấp số nhân

Bài tập 1

Trong các dãy số \((u_n)\) sau, dãy số nào là cấp số nhân

a. \(u_n=(-1)^n{\cdot 3}^{3n+1}\).

b. \(u_n=n+3\).

a. Ta có

\(\displaystyle\frac{u_{n+1}}{u_n}\) \(=\displaystyle\frac{(-1)^{n+1}{\cdot 3}^{3(n+1)+1}}{(-1)^n{\cdot 3}^{3n+1}}\) \(=(-1){\cdot 3}^3=-27\).

Vậy \((u_n)\) là cấp số nhân với công bội \(q=-27\).

b. Ta có

\(\displaystyle\frac{u_{n+1}}{u_n}=\displaystyle\frac{n+4}{n+3}\): thay đổi theo \(n\). Vậy \((u_n)\) không phải là cấp số nhân.

Bài tập 2

Cho dãy số \((u_n)\) xác định bởi \(\left\{\begin{aligned} &u_1=2\\ &u_{n+1}=4u_n+9,\left(n\geqslant 1\right).\end{aligned}\right.\)

a. Chứng minh dãy số \((v_n)\) với \(v_n=u_n+3\), \(n\geqslant 1\) là một cấp số nhân.

b. Tìm công thức tổng quát của dãy số \((u_n)\).

a. Ta có \(v_n=u_n+3\), suy ra \(v_{n+1}=u_{n+1}+3=(4u_n+9)+3\).

Do đó

\(\displaystyle\frac{v_{n+1}}{v_n}=\displaystyle\frac{(4u_n+9)+3}{u_n+3}\) \(=\displaystyle\frac{4(u_n+3)}{u_n+3}=4\).

Vậy \((v_n)\) là cấp số nhân với số hạng đầu \(v_1=u_1+3=2+3=5\) và công bội \(q=4\).

b. Do \((v_n)\) là cấp số nhân với

\(\left\{\begin{aligned} &v_1=5 \\ &q=4\end{aligned}\right.\)

nên số hạng tổng quát là \(v_n=v_1\cdot q^{n-1}=5\cdot 4^{n-1}.\)

Suy ra công thức tổng quát của dãy số \((u_n)\) là \(u_n=v_n-3=5\cdot 4^{n-1}-3\).

Bài tập 3

Cho dãy số \((u_n)\) xác định bởi \(\left\{\begin{aligned} &u_1=\displaystyle\frac{1}{3}\\ &u_{n+1}=\displaystyle\frac{(n+1)u_n}{3n},\left(n\geqslant 1\right).\end{aligned}\right. \)

a. Chứng minh dãy số \((v_n)\) với \(v_n=\displaystyle\frac{u_n}{n}\) là một cấp số nhân.

b. Tìm công thức tổng quát của dãy số \((u_n)\).

a. Ta có \(v_n=\displaystyle\frac{u_n}{n}\), suy ra

\(v_{n+1}=\displaystyle\frac{u_{n+1}}{n+1}\) \(=\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{(n+1)u_n}{3n}}{n+1}=\displaystyle\frac{u_n}{3n}\).

Do đó

\(\displaystyle\frac{v_{n+1}}{v_n}=\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{u_n}{3n}}{\displaystyle\frac{u_n}{n}}=\displaystyle\frac{1}{3}\).

Vậy \((v_n)\) là cấp số nhân với số hạng đầu \(v_1=\displaystyle\frac{u_1}{1}=\displaystyle\frac{1}{3}\) và công bội \(q=\displaystyle\frac{1}{3}\).

b. Do \((v_n)\) là cấp số nhân với

\(\left\{\begin{aligned} &v_1=\displaystyle\frac{1}{3} \\ &q=\displaystyle\frac{1}{3}\end{aligned}\right.\)

nên số hạng tổng quát là

\(v_n=v_1\cdot q^{n-1}\) \(=\displaystyle\frac{1}{3}\cdot {\left(\displaystyle\frac{1}{3}\right)}^{n-1}\) \(=\displaystyle\frac{1}{3^n}.\)

Suy ra công thức tổng quát của dãy số \((u_n)\) là \(u_n=nv_n=\displaystyle\frac{n}{3^n}\).

Bài tập 4

Cho dãy số \((u_n)\) xác định bởi \(\left\{\begin{aligned} &u_1=0&u_{n+1}=\displaystyle\frac{2u_n+3}{u_n+4},\left(n\geqslant 1\right).\end{aligned}\right.\)

a. Chứng minh dãy số \((v_n)\) với \(v_n=\displaystyle\frac{u_n-1}{u_n+3}\) là một cấp số nhân.

b. Tìm công thức tổng quát của dãy số \((u_n)\).

a. Ta có \(v_n=\displaystyle\frac{u_n-1}{u_n+3}\), suy ra

\(v_{n+1}=\displaystyle\frac{u_{n+1}-1}{u_{n+1}+3}\) \(=\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{2u_n+3}{u_n+4}-1}{\displaystyle\frac{2u_n+3}{u_n+4}+3}\) \(=\displaystyle\frac{u_n-1}{5u_n+15}\).

Do đó

\(\displaystyle\frac{v_{n+1}}{v_n}\) \(=\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{u_n-1}{5(u_n+3)}}{\displaystyle\frac{u_n-1}{u_n+3}}\) \(=\displaystyle\frac{1}{5}\).

Vậy \((v_n)\) là cấp số nhân với số hạng đầu \(v_1=\displaystyle\frac{u_1-1}{u_1+3}=-\displaystyle\frac{1}{3}\) và công bội \(q=\displaystyle\frac{1}{5}\).

b. Do \((v_n)\) là cấp số nhân với

\(\left\{\begin{aligned} &v_1=-\displaystyle\frac{1}{3} \\ &q=\displaystyle\frac{1}{5}\end{aligned}\right.\)

nên số hạng tổng quát của \(v_n\) là

\(v_n=v_1\cdot q^{n-1}=-\displaystyle\frac{1}{3}\cdot {\left(\displaystyle\frac{1}{5}\right)}^{n-1}=-\displaystyle\frac{5}{3\cdot 5^n}.\)

Suy ra công thức tổng quát của dãy số \((u_n)\) là \(u_n=\displaystyle\frac{3v_n+1}{1-v_n}=\displaystyle\frac{3\cdot 5^n-15}{3\cdot 5^n+5}\).

Bài tập 5

Cho dãy số \((u_n)\) xác định bởi \(\left\{\begin{aligned} &u_1=2004,u_2=2005 \\ &u_{n+1}=\displaystyle\frac{2u_n+u_{n-1}}{3},\left(n\geqslant 2\right).\end{aligned}\right. \)

a. Chứng minh dãy số \((v_n)\) với \(v_n=u_{n+1}-u_n\) là một cấp số nhân.

b. Tìm công thức tổng quát của dãy số \((v_n)\).

a. Ta có

\(v_n=u_{n+1}-u_n\) \(=\displaystyle\frac{2u_n+u_{n-1}}{3}-u_n\) \(=\displaystyle\frac{-u_n+u_{n-1}}{3}\).

Suy ra

\(\begin{aligned}v_{n+1} &=u_{n+2}-u_{n+1}\\ &=\displaystyle\frac{2u_{n+1}+u_n}{3}-\displaystyle\frac{2u_n+u_{n-1}}{3}\\ &=\displaystyle\frac{2\cdot \displaystyle\frac{2u_n+u_{n-1}}{3}+u_n}{3}-\displaystyle\frac{2u_n+u_{n-1}}{3}\\ &=\displaystyle\frac{u_n-u_{n-1}}{9}.\end{aligned}\)

Do đó

\(\displaystyle\frac{v_{n+1}}{v_n}\) \(=\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{u_n-u_{n-1}}{9}}{\displaystyle\frac{-u_n+u_{n-1}}{3}}\) \(=-\displaystyle\frac{1}{3}\).

Vậy \((v_n)\) là cấp số nhân với số hạng đầu \(v_1=u_2-u_1=1\) và công bội \(q=-\displaystyle\frac{1}{3}\).

b. Do \((v_n)\) là cấp số nhân với

\(\left\{\begin{aligned} &v_1=1 \\ &q=-\displaystyle\frac{1}{3}\end{aligned}\right. \)

nên số hạng tổng quát của \(v_n\) là

\(v_n=v_1\cdot q^{n-1}\) \(=1\cdot {\left(-\displaystyle\frac{1}{3}\right)}^{n-1}\) \(=\displaystyle\frac{(-1)^{n-1}\cdot 3}{3^n}.\)

Suy ra công thức tổng quát của dãy số \((v_n)\) là

\(v_n=\displaystyle\frac{(-1)^{n-1}\cdot 3}{3^n}\).

Dạng 2. Tìm công bội, số hạng thứ n và tính tổng

Bài tập 1

Cho cấp số nhân \(\left(u_n\right)\) với \(u_1=-2\) và \(q=-5.\) Viết bốn số hạng đầu tiên của cấp số nhân.

Ta có

\(\begin{cases} u_1=-2 \\ q=-5\end{cases}\) \(\Rightarrow \begin{cases} u_1=-2 \\ u_2=u_1q=10 \\ u_3=u_2q=-50 \\ u_4=u_3q=250.\end{cases}\)

Bài tập 2

Cho cấp số nhân \(\displaystyle\frac{1}{2} ; \displaystyle\frac{1}{4} ; \displaystyle\frac{1}{8} ; \cdots ; \displaystyle\frac{1}{4096}.\) Hỏi số \(\displaystyle\frac{1}{4096}\) là số hạng thứ mấy trong cấp số nhân đã cho?

Cấp số nhân: \(\displaystyle\frac{1}{2} ;\) \(\displaystyle\frac{1}{4} ;\) \(\displaystyle\frac{1}{8} ;\) \(\cdots ;\) \(\displaystyle\frac{1}{4096}\)

\(\Rightarrow \begin{cases}u_1=\displaystyle\frac{1}{2} \\ q=\displaystyle\frac{u_2}{u_1}=\displaystyle\frac{1}{2}\end{cases}\)

\(\Rightarrow u_n=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot{\left(\displaystyle\frac{1}{2}\right)}^{n-1}=\displaystyle\frac{1}{2^n}.\)

\(u_n=\displaystyle\frac{1}{4096}\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{2^n}=\displaystyle\frac{1}{2^{12}}\Leftrightarrow n=12.\)

Bài tập 3

Cho cấp số nhân có \(\left\{\begin{aligned} &u_1+u_5=51 \\ &u_2+u_6=102.\end{aligned}\right.\)

a. Tìm số hạng đầu tiên và công bội.

b. Tính tổng của 10 số hạng đầu tiên.

c. Tổng của bao nhiêu số hạng đầu sẽ bằng 765.

d. Số 12288 là số hạng thứ mấy?

Ta có

\(\left\{\begin{aligned} &u_1+u_5=51 \\ &u_2+u_6=102\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1+u_1{q}^4=51 \\ &u_1q+u_1{q}^5=102\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1(1+q^4)=51 \\ &u_1q(1+q^4)=102\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1=3 \\ &q=2.\end{aligned}\right.\)

a. Vậy số hạng đầu \(u_1=3\) và công bội \(q=2\).

b. Tổng của 10 số hạng đầu tiên

\(S_{10}=u_1\cdot \displaystyle\frac{1-q^{10}}{1-q}\) \(=3\cdot \displaystyle\frac{1-2^{10}}{1-2}=3069\).

c. Ta có

\(S_n=u_1\cdot \displaystyle\frac{1-q^n}{1-q}\) \(=3\cdot \displaystyle\frac{1-2^n}{1-2}=765\) \(\Leftrightarrow n=8\).

Vậy tổng của 8 số hạng đầu tiên bằng 765.

d. Giả sử \(u_n=12288\).

Theo công thức tổng quát của cấp số nhân, ta có

\(u_n=u_1\cdot q^{n-1}\) \(\Leftrightarrow 12288=3\cdot 2^{n-1}\) \(\Leftrightarrow n=13\).

Vậy \(12288\) là số hạng thứ 13 của cấp số nhân.

Bài tập 4

Tìm số hạng đầu và công bội của cấp sống nhân \((u_n)\), biết

a. \(\left\{\begin{aligned} &u_5-u_1=15 \\ &u_4-u_2=6. \end{aligned}\right. \)

b. \(\left\{\begin{aligned} &u_{20}=8u_{17} \\ &u_3+u_5=240. \end{aligned}\right. \)

c. \(\left\{\begin{aligned} &u_1-u_3+u_5=65 \\ &u_1+u_7=325. \end{aligned}\right. \)

d. \(\left\{\begin{aligned} &u_2-u_4+u_5=10 \\ &u_3-u_5+u_6=20. \end{aligned}\right. \)

a. Ta có

\(\left\{\begin{aligned} &u_5-u_1=15 \\ &u_4-u_2=6\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1{q}^4-u_1=15 \\ &u_1{q}^3-u_1q=6\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1(q^4-1)=15 (1) \\ &u_1q(q^2-1)=6.\quad (2)\end{aligned}\right.\)

Lấy \((1)\) chia \((2)\), ta được

\(\displaystyle\frac{q^2+1}{q}=\displaystyle\frac{15}{6}\) \(\Leftrightarrow 2q^2-5q+2=0 \Leftrightarrow q=2\) hoặc \(q=\displaystyle\frac{1}{2}\).

Vậy

\(\left\{\begin{aligned} &u_1=1 \\ &q=2\end{aligned}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{aligned} &u_1=-16 \\ &q=\displaystyle\frac{1}{2}.\end{aligned}\right.\)

b. Ta có

\(\left\{\begin{aligned} &u_{20}=8u_{17} \\ &u_3+u_5=240\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1{q}^{19}=8u_1{q}^{16} \\ &u_1{q}^2+u_1{q}^4=240\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &q^3=8 \\ &u_1{q}^2+u_1{q}^4=240\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1=12 \\ &q=2.\end{aligned}\right.\)

c. Ta có

\(\left\{\begin{aligned} &u_1-u_3+u_5=65 \\ &u_1+u_7=325\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1-u_1{q}^2+u_1{q}^4=65 \\ &u_1+u_1{q}^6=325\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1(1-q^2+q^4)=65 (1) \\ &u_1(1+q^6)=325.\quad (2)\end{aligned}\right.\)

Lấy (2) chia (1), ta được

\(\displaystyle\frac{1+q^6}{1-q^2+q^4}=\displaystyle\frac{325}{65} \Leftrightarrow 1+q^2=5 \Leftrightarrow q=\pm 2\).

Vậy

\(\left\{\begin{aligned} &u_1=5 \\ &q=2\end{aligned}\right. \) hoặc \(\left\{\begin{aligned} &u_1=5 \\ &q=-2\end{aligned}\right.\)

d. Ta có

\(\left\{\begin{aligned} &u_2-u_4+u_5=10 \\ &u_3-u_5+u_6=20\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1q-u_1{q}^3+u_1{q}^4=10 \\ &u_1{q}^2-u_1{q}^4+u_1{q}^5=20\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} u_1q(1-q^2+q^3)=10 (1) \\ u_1{q}^2(1-q^2+q^3)=20.\quad (2)\end{aligned}\right.\)

Lấy \((2)\) chia \((1)\), ta được \(q=2\).

Vậy \(\left\{\begin{aligned} &u_1=1 \\ &q=2.\end{aligned}\right. \)

Bài tập 5

Tìm số hạng đầu và công bội của cấp sống nhân \((u_n)\), biết

a. \(\left\{\begin{aligned} &u_1+u_2+u_3+u_4+u_5=49\left(\displaystyle\frac{1}{u_1}+\displaystyle\frac{1}{u_2}+\displaystyle\frac{1}{u_3}+\displaystyle\frac{1}{u_4}+\displaystyle\frac{1}{u_5}\right) \\ &u_1+u_3=35.\end{aligned}\right.\)

b. \(\left\{\begin{aligned} &u_1+u_2+u_3=14 \\ &u_1\cdot u_2\cdot u_3=64. \end{aligned}\right. \)

a. Nếu \(u_1,\) \(u_2,\) \(u_3,\) \(u_4,\) \(u_5\) là một cấp số nhân với công bội \(q\) thì

\(\displaystyle\frac{1}{u_1},\) \(\displaystyle\frac{1}{u_2},\) \(\displaystyle\frac{1}{u_3},\) \(\displaystyle\frac{1}{u_4},\) \(\displaystyle\frac{1}{u_5}\)

cũng tạo thành cấp số nhân với công bội \(\displaystyle\frac{1}{q}\).

Do đó

\(\left\{\begin{aligned} &u_1+u_2+u_3+u_4+u_5=49\left(\displaystyle\frac{1}{u_1}+\displaystyle\frac{1}{u_2}+\displaystyle\frac{1}{u_3}+\displaystyle\frac{1}{u_4}+\displaystyle\frac{1}{u_5}\right) \\ &u_1+u_3=35\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1\cdot \displaystyle\frac{q^5-1}{q-1}=49\left(\displaystyle\frac{1}{u_1}\cdot \displaystyle\frac{\displaystyle\frac{1}{q^5}-1}{\displaystyle\frac{1}{q}-1}\right) \quad (1) \\ &u_1+u_1{q}^2=35. \quad (2) \\ \end{aligned}\right.\)

Phương trình

\((1) \Leftrightarrow u_1\cdot \displaystyle\frac{q^5-1}{q-1}=\displaystyle\frac{49}{u_1}\left(\displaystyle\frac{q^5-1}{q^4(q-1)}\right)\) \(\Leftrightarrow u_1^2q^4=49 \Leftrightarrow u_1{q}^2=\pm 7\).

Với \(u_1{q}^2=7\). Thay vào \((2)\), ta được \(u_1+7=35 \Leftrightarrow u_1=28\).

Vậy \(\left\{\begin{aligned} &u_1=28 \\ &q=\displaystyle\frac{1}{2}\end{aligned}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{aligned} &u_1=28 \\ &q=-\displaystyle\frac{1}{2}.\end{aligned}\right. \)

Với \(u_1{q}^2=-7\). Thay vào \((2)\), ta được \(u_1-7=35 \Leftrightarrow u_1=42\).

Suy ra \(q^2=-\displaystyle\frac{7}{42}\): vô lý.

b. Từ \(u_1\cdot u_2\cdot u_3=64\) \(\Leftrightarrow u_1\cdot u_1q\cdot u_1{q}^2=64\) \(\Leftrightarrow {(u_1q)}^3=64\) \(\Leftrightarrow u_1q=4\) hay \(u_2=4\).

Thay vào hệ, ta được

\(\left\{\begin{aligned}&u_1+4+u_3=14 \\ &u_1\cdot 4\cdot u_3=64\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1+u_3=10 \\ &u_1\cdot u_3=16\end{aligned}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1=8 \\ &u_3=2\end{aligned}\right. \) hoặc \(\left\{\begin{aligned} &u_1=2 \\ &u_3=8.\end{aligned}\right.\)

Vậy \(\left\{\begin{aligned} &u_1=8 \\ &q=\displaystyle\frac{1}{2}\end{aligned}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{aligned} &u_1=2 \\ &q=2.\end{aligned}\right. \)

Bài tập 6

Tìm công bội của cấp sống nhân \((u_n)\), biết

a. \(\left\{\begin{aligned} u_1+u_2+u_3=26 \\ u_1^2+u_2^2+u_3^2=364. \end{aligned}\right. \)

b. \(\left\{\begin{aligned} u_1+u_2+u_3+u_4=15 \\ u_1^2+u_2^2+u_3^2+u_4^2=85. \end{aligned}\right. \)

a. Ta có

\(\left\{\begin{aligned}&u_1+u_2+u_3=26 \\ &u_1^2+u_2^2+u_3^2=364\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&u_1(1+q+q^2)=26 \\ &u_1^2(1+q^2+q^4)=364\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1^2(1+q+q^2)^2=26^2\quad (1) \\ &u_1^2(1+q^2+q^4)=364.\quad (2)\end{aligned}\right.\)

Lấy \((1)\) chia \((2)\), ta được

\(\displaystyle\frac{(1+q+q^2)^2}{1+q^2+q^4}=\displaystyle\frac{26^2}{364}\) \(\Leftrightarrow 3q^4-7q^3-4q^2-7q+3=0\) \(\Leftrightarrow 3\left(q^2+\displaystyle\frac{1}{q^2}\right)-7\left(q+\displaystyle\frac{1}{q}\right)-4=0\).

Đặt \(t=q+\displaystyle\frac{1}{q}\), \(\left|t\right|\geqslant 2\).

Phương trình trở thành \(3t^2-7t-10=0 \Leftrightarrow t=-1\) (loại) hoặc \(t=-\displaystyle\frac{10}{3}\).

Với \(t=-\displaystyle\frac{10}{3}\), suy ra

\(q+\displaystyle\frac{1}{q}=-\displaystyle\frac{10}{3}\)\(\Leftrightarrow 3q^2-10q+3=0 \Leftrightarrow q=3\) hoặc \(q=\displaystyle\frac{1}{3}\).

b. Nếu \(u_1,u_2,u_3,u_4,u_5\) là một cấp số nhân với công bội \(q\) thì \(u_1^2,u_2^2,u_3^2,u_4^2\) cũng tạo thành cấp số nhân với công bội \(q^2\).

Do đó

\(\left\{\begin{aligned}&u_1+u_2+u_3+u_4=15 \\ &u_1^2+u_2^2+u_3^2+u_4^2=85\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&u_1\left(\displaystyle\frac{q^4-1}{q-1}\right)=15 \\ &u_1^2\left(\displaystyle\frac{q^8-1}{q^2-1}\right)=85\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1^2{\left(\displaystyle\frac{q^4-1}{q-1}\right)}^2=225\quad (1) \\ &u_1^2\left(\displaystyle\frac{q^8-1}{q^2-1}\right)=85.\quad (2)\end{aligned}\right.\)

Lấy \((1)\) chia \((2)\) và rút gọn ta được

\(14q^4-17q^3-17q^2-17q+14=0\) \(\Leftrightarrow 14\left(q^2+\displaystyle\frac{1}{q^2}\right)-17\left(q+\displaystyle\frac{1}{q}\right)-17=0\).

Đặt \(t=q+\displaystyle\frac{1}{q}\), \(\left|t\right|\geqslant 2\).

Phương trình trở thành

\(14t^2-17t-45=0\) \(\Leftrightarrow t=\displaystyle\frac{5}{2}\) hoặc \(t=-\displaystyle\frac{9}{7}\) (loại).

Với \(t=\displaystyle\frac{5}{2}\), suy ra

\(q+\displaystyle\frac{1}{q}=\displaystyle\frac{5}{2}\) \(\Leftrightarrow 2q^2-5q+2=0 \Leftrightarrow q=2\) hoặc \(q=\displaystyle\frac{1}{2}\).

Bài tập 7

Tìm số hạng đầu và công bội của cấp sống nhân \((u_n)\), biết

a. \(\left\{\begin{aligned} &u_1=1 \\ &S_8=\displaystyle\frac{3^8-1}{2}. \end{aligned}\right.\)

b. \(\left\{\begin{aligned} &S_4=40 \\ &S_8=680.\end{aligned}\right.\)

a. Ta có

\(\left\{\begin{aligned} &u_1=1 \\ &S_8=\displaystyle\frac{3^8-1}{2}\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1=1 \\ &u_1\cdot \displaystyle\frac{q^8-1}{q-1}=\displaystyle\frac{3^8-1}{2}\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&u_1=1 \\ &q=3. \\ &\end{aligned}\right. \)

b. Ta có

\(\left\{\begin{aligned}&S_4=40 \\ &S_8=680\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1\cdot \displaystyle\frac{q^4-1}{q-1}=40\quad (1) \\ &u_1\cdot \displaystyle\frac{q^8-1}{q-1}=680.\quad (2)\end{aligned}\right.\)

Lấy \((2)\) chia cho \((1)\), ta được

\(q^4+1=17 \Leftrightarrow q^4=16 \Leftrightarrow q=\pm 2\).

Vậy \(\left\{\begin{aligned}&u_1=\displaystyle\frac{8}{3} \\ &q=2\end{aligned}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{aligned} &u_1=-8 \\ &q=-2.\end{aligned}\right.\)

Bài tập 8

Cho cấp số nhân thỏa \(\begin{cases}u_1+u_5=51\\u_2+u_6=102.\end{cases}\)

a. Tìm số hạng đầu và công bội.

b. Hỏi tổng của bao nhiêu số hạng đầu tiên bằng \(3069\).

c. Số \(12288\) là số hạng thứ bao nhiêu?

a. Ta có

\(\begin{cases}u_1+u_1q^4=51\\u_1q+u_1q^5=102\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}u_1(1+q^4)=51\quad (1)\\ u_1q(1+q^4)=102\quad (2)\end{cases}\)

Lấy (2) chia (1), vế theo vế, ta có \(q=2\Rightarrow u_1=3\).

Vậy \(u_1=3\), \(q=2\).

b. Ta có

\(S_n=3069\Leftrightarrow u_1\displaystyle\frac{q^n-1}{q-1}=3069\) \(\Leftrightarrow 3\displaystyle\frac{2^n-1}{1}=3069 \Leftrightarrow 2^n =1024 \Leftrightarrow n=10.\)

Vậy 3069 là tổng của 10 số hạng đầu tiên.

c. Ta có

\(u_n = 12288 \Leftrightarrow u_1q^{n-1}=12288\) \(\Leftrightarrow 3.2^{n-1}=12288\) \(\Leftrightarrow 2^{n-1}=4096 \) \(\Leftrightarrow n-1=12 \Leftrightarrow n=13.\)

Vậy \(12288\) là số hạng thứ \(13\).

Bài tập 9

Cho cấp số nhân thỏa \(\begin{cases}u_4-u_2=72\\u_5-u_3=144.\end{cases}\)

a. Tìm số hạng đầu và công bội.

b. Hỏi tổng của bao nhiêu số hạng đầu tiên bằng \(3060\).

c. Số \(24576\) là số hạng thứ bao nhiêu?

a. Ta có

\(\begin{cases}u_1q^3-u_1q=72\\u_1q^4-u_1q^2=144.\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}u_1q(q^2-1)=72\quad(1)\\ u_1q^2(q^2-1)=144.\quad(2)\end{cases}\)

Lấy (2) chia (1), vế theo vế, ta có \(q=2 \Rightarrow u_1=12\).

Vậy \(u_1=12\), \(q=2\).

b. Ta có

\(S_n = 3060 \Leftrightarrow 12\displaystyle\frac{2^n-1}{1}=3060 \Leftrightarrow n=8\).

Vậy \(3060\) là tổng của 8 số hàng đầu tiên.

c. Ta có

\(u_n = 24576 \Leftrightarrow 12.2^{n-1}=24576\) \(\Leftrightarrow 2^{n-1}=2048 \Leftrightarrow n-1=11 \Leftrightarrow n=12\).

Vậy \(24576\) là số hạng thứ \(12\).

Bài tập 10

Tìm số hạng đầu tiên và công bội của cấp số nhân \((u_n)\), biết \(\begin{cases}u_3+u_5=90\\u_2-u_6=240.\end{cases}\)

Ta có

\(\begin{cases}u_1q^2+u_1q^4=90\\ u_1q-u_1q^5=240.\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases} u_1q^2(1+q^2)=90\quad (1)\\ u_1q(1-q^4)=270.\quad (2)\end{cases}\)

Lấy (2) chia (1), vế theo vế, ta có

\(\displaystyle\frac{1-q^4}{q(1+q^2)}=\displaystyle\frac{8}{3}\) \(\Leftrightarrow 1-q^2=\displaystyle\frac{8}{3}q\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&q=\displaystyle\frac{1}{3}\Rightarrow u_1=729\\ &q=-3\Rightarrow u_1=1.\end{aligned}\right.\)

Vậy \(\begin{cases}u_1=1\\q=-3\end{cases}\) hay \(\begin{cases}u_1=729\\q=\displaystyle\frac{1}{3}.\end{cases}\)

Bài tập 11

Tìm số hạng đầu và công bội của cấp số nhân \((u_n)\), biết \(\begin{cases}u_1+u_2+u_3=14\\ u_1u_2u_3=64.\end{cases}\)

Ta có

\(\begin{cases}u_1+u_1q+u_1q^2=14\\u_1\cdot u_1q\cdot u_1q^2=64\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}u_1(1+q+q^2)=14\quad(1)\\u_1q=4.\quad(2)\end{cases}\)

Lấy (2) chia (1), vế theo vế, ta có

\(\displaystyle\frac{q}{1+q+q^2}=\displaystyle\frac{2}{7}\) \(\Leftrightarrow 2q^2-5q+2=0 \) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&q=\displaystyle\frac{1}{2}\Rightarrow u_1=8\\&q=2\Rightarrow u_1=2.\end{aligned}\right.\)

Vậy \(\begin{cases}u_1=8\\q=\displaystyle\frac{1}{2}\end{cases}\) hay \(\begin{cases}u_1=2\\q=2.\end{cases}\)

Bài tập 12

Tìm số hạng đầu và công bội của cấp số nhân \((u_n)\), biết \(\begin{cases}u_2+u_5-u_4=10\\ u_3+u_6-u_5=20.\end{cases}\)

Ta có

\(\begin{cases}u_1q+u_1q^4-u_1q^3=10\\u_1q^2+u_1q^5-u_1q^4=20\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}u_1q(1+q^3-q^2)=10\quad (1)\\ u_1q^2(1+q^3-q^2)=20.\quad(2)\end{cases}\)

Lấy (2) chia (1), vế theo vế, ta có \(q=2\Rightarrow u_1=1\).

Vậy \(\begin{cases}u_1=1\\q=2.\end{cases}\)

Bài tập 13

Tìm số hạng đầu và công bội của cấp số nhân \((u_n)\), biết \(\begin{cases}u_1-u_3+u_5=65\\ u_1+u_7=325.\end{cases}\)

Ta có

\(\begin{cases}u_1-u_1q^2+u_1q^4=65\\u_1+u_1q^6=325\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}u_1(1-q^2+q^4)=65\quad(1)\\ u_1(1+q^2)(1-q^2+q^4)=325.\quad(2)\end{cases}\)

Lấy (2) chia (1), vế theo vế, ta có

\(1+q^2=5 \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&q=-2\Rightarrow u_1=5\\ &q=2\Rightarrow u_1=5.\end{aligned}\right.\)

Vậy \(\begin{cases}u_1=5\\q=2\end{cases}\) hay \(\begin{cases}u_1=5\\q=-2.\end{cases}\)

Bài tập 14

Tìm số hạng đầu và công bội của cấp số nhân \((u_n)\), biết \(\begin{cases}u_1+u_2+u_3=135\\ u_4+u_5+u_6=40.\end{cases}\)

Ta có

\(\begin{cases}u_1+u_1q+u_1q^2=135\\ u_1q^3+u_1q^4+u_1q^5=40\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}u_1(1+q+q^2)=135\quad (1)\\u_1q^3(1+q+q^2)=40.\quad(2)\end{cases}\)

Lấy (2) chia (1), vế theo vế, ta có

\(q^3=\displaystyle\frac{8}{27}\) \(\Leftrightarrow q=\displaystyle\frac{2}{3}\Rightarrow u_1=\displaystyle\frac{1215}{19}.\)

Vậy \(\begin{cases}u_1=\displaystyle\frac{1215}{19}\\q=\displaystyle\frac{2}{3}.\end{cases}\)

Bài tập 15

Tìm số hạng đầu và công bội của cấp số nhân \((u_n)\), biết \(\begin{cases}u_2+u_4+u_6=-42\\ u_3+u_5=20\end{cases},\ q>-1.\)

Ta có

\(\begin{aligned}&\begin{cases}u_1q+u_1q^3+u_1q^5=-42\\u_1q^2+u_1q^4=20}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}u_1q(1+q^2+q^4)=-42(1)\\ u_1q^2(1+q^2)=20.(2)\end{cases}\end{aligned}\)

Lấy (1) chia (2), vế theo vế, ta có

\(\begin{aligned}&\displaystyle\frac{1+q^2+q^4}{q^3+q}=\displaystyle\frac{-21}{10}\\ \Leftrightarrow\ &10q^4+21q^3+10q^2+21q+10=0\\ \Leftrightarrow\ &(2q^2+5q+2)(5q^2-2q+5)=0\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&q=-2\; (l)\\ &q=-\displaystyle\frac{1}{2}\Rightarrow u_1=61.\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Vậy \(\begin{cases}u_1=64\\q=-\displaystyle\frac{1}{2}.\end{cases}\)

Bài tập 16

Tìm số hạng đầu và công bội của cấp số nhân \((u_n)\), biết \(\begin{cases}u_1+u_3=3\\ u_1^2+u_2^2=5\end{cases},\;q>0.\)

Ta có

\(\begin{cases}u_1+u_1q^2=3\\u_1^2+u_1^2q^2=5\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}u_1(1+q^2)=3\quad (1)\\u_1^2(1+q^2)=5.\quad (2)\end{cases}\)

Lấy (2) chia (1), vế theo vế, ta có

\(u_1=\displaystyle\frac{5}{3}\Rightarrow q=\displaystyle\frac{2\sqrt{5}}{5}\; (q>0).\)

Vậy \(\begin{cases}u_1=\displaystyle\frac{5}{3}\\q=\displaystyle\frac{2\sqrt{5}}{5}.\end{cases}\)

Bài tập 17

Tìm số hạng đầu và công bội của cấp số nhân \((u_n)\), biết \(\begin{cases}u_1+u_2+u_3=7\\ u_1^2+u_2^2+u_3^2=21.\end{cases}\)

Ta có

\(\begin{cases}u_1+u_1q+u_1q^2=7\\u_1^2+u_1^2q^2+u_1^2q^4=21\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}u_1(1+q+q^2)=7\\u_1^2(1+q^2+q^4)=21\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}u_1^2(1+q+q^2)^2=49\quad (1)\\u_1^2(1+q^2+q^4)=21.\quad (2)\end{cases}\)

Lấy (2) chia (1), vế theo vế, ta có

\(\displaystyle\frac{1+q^2+q^4}{(1+q+q^2)^2}=\displaystyle\frac{3}{7}\) \(\Leftrightarrow 1-q+q^2-3=0 \) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1-q+q^2}{1+q+q^2}=\displaystyle\frac{3}{7} \) \(\Leftrightarrow 4q^2-10q+4=0 \) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}q=2\Rightarrow u_1=1\\q=\displaystyle\frac{1}{2}\Rightarrow u_1=4.\end{aligned}\right.\)

Vậy \(\begin{cases}u_1=1\\q=2\end{cases}\) hay \(\begin{cases}u_1=4\\q=\displaystyle\frac{1}{2}.\end{cases}\)

Bài tập 18

Cho cấp số nhân \(\left(u_n\right)\) có \(u_1=-6\) và \(q=-2.\) Tổng \(n\) số hạng đầu tiên của cấp số nhân đã cho bằng \(2046.\) Tìm \(n.\)

Ta có

\(2046=S_n=u_1\cdot \displaystyle\frac{1-q^n}{1-q}=-6.\displaystyle\frac{1-{\left(-2\right)}^n}{1-\left(-2\right)}=2\left({\left(-2\right)}^n-1\right)\) \(\Rightarrow {\left(-2\right)}^n=1024\Leftrightarrow n=10.\)

Bài tập 19

Cho cấp số nhân \(\left(u_n\right)\) có tổng \(n\) số hạng đầu tiên là \(S_n=5^n-1\). Tìm số hạng thứ 4 của cấp số nhân đã cho.

Ta có

\({5}^{n-1}-1=S_n=u_1.\displaystyle\frac{1-q^n}{1-q}=\displaystyle\frac{u_1}{q-1}\left(q^n-1\right)\) \(\Leftrightarrow \begin{cases} u_1=q-1 \\ q=5\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}u_1=4 \\ q=5.\end{cases}\)

Khi đó \(u_4=u_1q^3=4\cdot 5^3=500\).

Bài tập 20

Cho cấp số nhân \(\left(u_n\right)\) có tổng \(n\) số hạng đầu tiên là \(S_n=\displaystyle\frac{3^n-1}{{3}^{n-1}}.\) Tìm số hạng thứ 5 của cấp số nhân đã cho.

Ta có

\(\displaystyle\frac{3^n-1}{{3}^{n-1}}=3\left(1-{\left(\displaystyle\frac{1}{3}\right)}^n\right)=S_n=\displaystyle\frac{u_1}{1-q}\left(1-q^n\right)\) \(\Leftrightarrow \begin{cases} u_1=3\left(1-q\right) \\ q=\displaystyle\frac{1}{3}\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} u_1=2 \\ q=\displaystyle\frac{1}{3}.\end{cases}\)

Khi đó \(u_5=u_1q^4=\displaystyle\frac{2}{3^4}\).

Bài tập 21

Tính các tổng sau

a. \(S=1+\pi +\pi^2+\cdots +\pi^{100}\).

b. \(S=1+\displaystyle\frac{1}{2}+\displaystyle\frac{1}{2^2}+\cdots +\displaystyle\frac{1}{2^n}\).

a. Ta thấy các số hạng của tổng \(S\) tạo thành một cấp số nhân với \(u_1=1\) và \(q=\pi \).

Do đó

\(S=1+\pi +\pi^2+\cdots +\pi^{100}\) \(=1.\displaystyle\frac{1-\pi^{101}}{1-\pi}\) \(=\displaystyle\frac{\pi^{101}-1}{\pi -1}\).

b. Ta thấy các số hạng của tổng \(S\) tạo thành một cấp số nhân với \(u_1=1\) và \(q=\displaystyle\frac{1}{2}\).

Do đó

\(S=1+\displaystyle\frac{1}{2}+\displaystyle\frac{1}{2^2}+\cdots +\displaystyle\frac{1}{2^n}\) \(=1\cdot \displaystyle\frac{1-{\left(\displaystyle\frac{1}{2}\right)}^{n+1}}{1-\displaystyle\frac{1}{2}}=\displaystyle\frac{2^{n+1}-1}{2^n}\).

Bài tập 22

Cho ba số \(x\), \(5\), \(2y\) theo thứ tự lập thành một cấp số cộng và ba số \(x\), \(4\), \(2y\) theo thứ tự lập thành một cấp số nhân. Tính \(|x-2y|\).

Ba số \(x\), \(5\), \(2y\) theo thứ tự lập thành một cấp số cộng nên \(x+2y=10\Rightarrow 2y=10-x\).

Ba số \(x\), \(4\), \(2y\) theo thứ tự lập thành một cấp số nhân nên \(2xy=16\).

Suy ra

\((10-x)x=16 \Leftrightarrow x^2-10x+16=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=8\Rightarrow 2y=2\\ &x=2 \Rightarrow 2y=8.\end{aligned}\right.\)

Suy ra \(|x-2y|=6\).

Bài tập 23

Cho ba số \(x\), \(5\), \(3y\) theo thứ tự lập thành một cấp số cộng và ba số \(x\), \(3\), \(3y\) theo thứ tự lập thành một cấp số nhân. Tính \(|3y-x|\).

Ba số \(x\), \(5\), \(3y\) theo thứ tự lập thành một cấp số cộng nên

\(x+3y=10\Rightarrow 3y=10-x\).

Ba số \(x\), \(3\), \(3y\) theo thứ tự lập thành một cấp số nhân nên \(3xy=9\).

Suy ra

\((10-x)x=9 \Leftrightarrow x^2-10x+9=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}x=1\Rightarrow 3y=9\\x=9 \Rightarrow 3y=1.\end{aligned}\right.\)

Suy ra \(|x-3y|=8\).

Bài tập 24

Cho ba số \(5x-y\), \(2x+3y\), \(x+2y\) theo thứ tự lập thành một cấp số cộng và ba số \((y+1)^2\), \(xy+1\), \((x-1)^2\) theo thứ tự lập thành một cấp số nhân. Tìm \(x\) và \(y\).

Ba số \(5x-y\), \(2x+3y\), \(x+2y\) theo thứ tự lập thành một cấp số cộng nên \(6x+y=4x+6y\).

Ba số \((y+1)^2\), \(xy+1\), \((x-1)^2\) theo thứ tự lập thành một cấp số nhân nên

\((y+1)^2(x-1)^2=(xy+1)^2\).

Ta có hệ

\(\begin{cases}2x=5y\\ \left[\begin{aligned}&xy-y+x-1=xy+1\\ &xy-y+x-1=-xy-1\end{aligned}\right.\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}2x=5y\\ \left[\begin{aligned}&x-y=2\\ &2xy-y+x=0.\end{aligned}\right.\end{cases}\)

Với

\(\begin{cases}2x-5y=0\\x-y=2\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x=\displaystyle\frac{10}{3}\\y=\displaystyle\frac{4}{3}.\end{cases}\)

Với

\(\begin{cases}y=\displaystyle\frac{2x}{5}\\y(2x-1)+x=0\end{cases}\) \(\Rightarrow 2x(2x-1)+5x=0\) \(\Leftrightarrow 4x^2+3x=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=0\Rightarrow y=0\\ &x=-\displaystyle\frac{3}{4}\Rightarrow y=-\displaystyle\frac{3}{10}.\end{aligned}\right.\)

Vậy \((x;y)=\left\{(0;0),\;\left(\displaystyle\frac{10}{3};\displaystyle\frac{4}{3}\right),\; \left(-\displaystyle\frac{3}{4};-\displaystyle\frac{3}{10}\right)\right\}.\)

Bài tập 25

Cho ba số \(x+5y\), \(5x+2y\), \(8x+y\) theo thứ tự lập thành một cấp số cộng và ba số \((y-1)^2\), \(xy-1\), \((x+1)^2\) theo thứ tự lập thành một cấp số nhân. Tìm \(x\) và \(y\).

Ba số \(x+5y\), \(5x+2y\), \(8x+y\) theo thứ tự lập thành một cấp số cộng nên \(9x+6y=10x+4y\).

Ba số \((y-1)^2\), \(xy-1\), \((x+1)^2\) theo thứ tự lập thành một cấp số nhân nên

\((y-1)^2(x+1)^2=(xy-1)^2\).

Ta có hệ

\(\begin{cases}x=2y\\ \left[\begin{aligned}&xy+y-x-1=xy-1\\ &xy+y-x-1=1-xy\end{aligned}\right.\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x=2y\\ \left[\begin{aligned}&x=y\\ &2xy+y-x=2.\end{aligned}\right.\end{cases}\)

Với \(\begin{cases}x-2y=0\\x-y=0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x=0\\y=0.\end{cases}\)

Với

\(\begin{cases}x=2y\\2xy+y=x+2\end{cases}\) \(\Rightarrow 4y^2+y-2y-2=0 \) \(\Leftrightarrow 4y^2-y-2=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&y=\displaystyle\frac{1+\sqrt{33}}{8}\Rightarrow x= \displaystyle\frac{1+\sqrt{33}}{4}\\ &y=\displaystyle\frac{1-\sqrt{33}}{8}\Rightarrow x=\displaystyle\frac{1-\sqrt{33}}{4}.\end{aligned}\right.\)

Vậy \((x;y)=\left\{(0;0),\;\left(\displaystyle\frac{1+\sqrt{33}}{4};\displaystyle\frac{1+\sqrt{33}}{8}\right),\; \left(\displaystyle\frac{1-\sqrt{33}}{4};\displaystyle\frac{1-\sqrt{33}}{8}\right)\right\}.\)

Bài tập 26

Ba số \(x\), \(y\), \(z\) theo thứ tự đó lập thành một cấp số nhân. Ba số \(x\), \(y-4\), \(z\) theo thứ tự đó lập thành cấp số nhân. Đồng thời các số \(x\), \(y-4\), \(z-9\) theo thứ tự đó lập thành cấp số cộng. Tìm \(x\), \(y\), \(z\).

Theo đề bài, ta có

\(\begin{cases}xz=y^2\\xz=(y-4)^2\\x+z-9=2y-8\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}y=2\\xz=4\\x+z=5\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}y=2\\z=\displaystyle\frac{4}{x}\\x^2-5x+4=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}y=2\\z=\displaystyle\frac{4}{x}\\ \left[\begin{aligned}x=1\\x=4\end{aligned}\right.\end{cases}\)

\(\Leftrightarrow \begin{cases}x=1\\y=2\\z=4\end{cases}\) hay \(\begin{cases}x=4\\y=2\\z=1.\end{cases}\)

Vậy \((x;y;z)=\left\{(1;2;4),\; (4;2;1)\right\}\).

Bài tập 27

Biết rằng ba số \(a\), \(b\), \(c\) là ba số hạng liên tiếp của một cấp số cộng và \(a\), \(b\), \(c\) là ba số hạng liên tiếp của một cấp số nhân, đồng thời tổng của ba số \(a\), \(b\), \(c\) bằng \(30\). Hãy tính ba số \(a\), \(b\), \(c\).

Theo đề bài, ta có

\(\begin{cases}a+c=2b\\ac=b^2\\a+b+c=30\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}b=10\\a+c=20\\ac=100\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}b=10\\c=\displaystyle\frac{100}{a}\\a^2-20a+100=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}a=10\\b=10\\c=10.\end{cases}\)

Vậy \((a;b;c)=(10;10;10)\).

Bài tập 28

Giả sử ba số \(\displaystyle\frac{\sin \alpha}{6}\), \(\cos\alpha\), \(\tan\alpha\) theo thứ tự lập thành một cấp số nhân. Tính \(\cos2\alpha\).

Theo đề bài, ta có

\(\begin{aligned}&\displaystyle\frac{\sin \alpha .\tan\alpha}{6}=\cos^2 \alpha\\ \Leftrightarrow\ &1-\cos^2\alpha = 6\cos^3\alpha\\ \Leftrightarrow\ &\cos\alpha=\displaystyle\frac{1}{2 }.\\ \Rightarrow\ &\cos2\alpha = 2\cos^2\alpha-1=-\displaystyle\frac{1}{2}.\end{aligned}\)

Bài tập 29

Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A\). Biết rằng độ dài cạnh \(BC\), trung tuyến \(AM\) và độ dài cạnh \(AB\) theo thứ tự đó lập thành một cấp số nhân có công bội \(q\). Tìm công bội \(q\).

Do độ dài cạnh \(BC\), trung tuyến \(AM\) và độ dài cạnh \(AB\) theo thứ tự đó lập thành một cấp số nhân có công bội \(q\) nên \(q > 0\).

Giả sử độ dài cạnh \(BC = a\) với \(a>0\) thì \(AM = aq\), \(AB = aq^2\).

Do \(\triangle ABC\) cân tại \(A\), \(M\) là trung điểm \(BC\) nên tam giác \(ABM\) vuông tại \(M\), khi đó

\(AM^2 + BM^2 = AB^2\) \(\Leftrightarrow a^2q^2 + \displaystyle\frac{a^2}{4} = a^2q^4\) \(\Leftrightarrow q^4 - q^2 - \displaystyle\frac{1}{4} = 0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}q^2 = \displaystyle\frac{1+\sqrt{2}}{2}\\q^2 = \displaystyle\frac{1-\sqrt{2}}{2}\,\,\,\text{(VN)}.\end{aligned}\right.\)

Với \(q^2 = \displaystyle\frac{1 + \sqrt{2}}{2}\) \(\Rightarrow q = \displaystyle\frac{\sqrt{2+2\sqrt{2}}}{2}\) (do \(q > 0\)).

Bài tập 30

Tìm ba số hạng liên tiếp của cấp số nhân dương, biết tổng của chúng bằng \(7\) và tổng nghịch đảo của chúng bằng \(\displaystyle\frac{7}{4}\).

Gọi ba số liên tiếp của cấp số nhân có dạng \(x\), \(xq\), \(xq^2\) với công bội là \(q\), (\(x, q > 0\)).

Theo đề ta có

\(\begin{cases}x+xq+xq^2 = 7\\\displaystyle\frac{1}{x} + \displaystyle\frac{1}{xq} + \displaystyle\frac{1}{xq^2} = \displaystyle\frac{7}{4}\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x\cdot \left(1+q+q^2\right) = 7\\\displaystyle\frac{1+q+q^2}{xq^2} = \displaystyle\frac{7}{4}\end{cases} \xrightarrow{\text{chia}} x^2q^2 = 4\).

Do \(x, q > 0\) nên \(x^2q^2 = 4 \Rightarrow xq = 2\).

Khi đó

\(x=\displaystyle\frac{2}{q} \Rightarrow \displaystyle\frac{2}{q}\left(1+q+q^2\right) = 7\) \(\Leftrightarrow 2q^2 - 5q + 2 = 0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}q=2\Rightarrow x=1\\q=\displaystyle\frac{1}{2}\Rightarrow x = 4.\end{aligned}\right.\)

Vậy có hai cấp số nhân thỏa yêu cầu bài toán là \(1\), \(2\), \(4\) hoặc \(4\), \(2\), \(1\).

Bài tập 31

Tìm ba số hạng liên tiếp của cấp số nhân dương, biết tổng của chúng bằng \(14\) và tổng nghịch đảo của chúng bằng \(\displaystyle\frac{7}{8}\).

Gọi ba số liên tiếp của cấp số nhân có dạng \(x\), \(xq\), \(xq^2\) với công bội là \(q\), (\(x, q > 0\)).

Theo đề ta có

\(\begin{cases}x+xq+xq^2 = 14\\\displaystyle\frac{1}{x} + \displaystyle\frac{1}{xq} + \displaystyle\frac{1}{xq^2} = \displaystyle\frac{7}{8}\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x\cdot \left(1+q+q^2\right) = 14\\\displaystyle\frac{1+q+q^2}{xq^2} = \displaystyle\frac{7}{8}\end{cases} \xrightarrow{\text{chia}} x^2q^2 = 16\).

Do \(x, q > 0\) nên \(x^2q^2 = 16 \Rightarrow xq = 4\).

Khi đó

\(x=\displaystyle\frac{4}{q} \Rightarrow \displaystyle\frac{4}{q}\left(1+q+q^2\right) = 14\) \(\Leftrightarrow 4q^2 - 10q + 4 = 0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}q=2\Rightarrow x=2\\q=\displaystyle\frac{1}{2}\Rightarrow x = 8.\end{aligned}\right.\)

Vậy có hai cấp số nhân thỏa yêu cầu bài toán là \(2\), \(4\), \(8\) hoặc \(8\), \(4\), \(2\).

Bài tập 32

Giữa các số \(160\) và \(5\) hãy chèn vào bốn số nữa để tạo thành một cấp số nhân. Tìm bốn số đó.

Gọi cấp số nhân cần tìn có số hạng đầu \(u_1 = 160\), số hạng cuối là \(u_6 = 5\), công bội của cấp số nhân là \(q\).

Khi đó ta có

\(u_6 = u_1 \cdot q^5\) \(\Leftrightarrow 5 = 160q^5 \Rightarrow q = \displaystyle\frac{1}{2}\).

Vậy cấp số nhân cần tìm là \(160\), \(80\), \(40\), \(20\), \(10\), \(5\).

Bài tập 33

Giữa các số \(243\) và \(1\) hãy đặt thêm \(4\) số nữa để tạo thành một cấp số nhân. Tìm công bội của cấp số nhân đó.

Gọi cấp số nhân cần tìn có số hạng đầu \(u_1 = 243\), số hạng cuối là \(u_6 = 1\), công bội của cấp số nhân là \(q\).

Khi đó ta có

\(u_6 = u_1 \cdot q^5\) \(\Leftrightarrow 1 = 243q^5 \Rightarrow q = \displaystyle\frac{1}{3}\).

Vậy cấp số nhân cần tìm là \(243\), \(81\), \(27\), \(9\), \(3\), \(1\).

Bài tập 34

Cho một cấp số nhân có bảy số hạng, số hạng thứ tư bằng 6 và số hạng thứ bảy gấp 243 lần số hạng thứ hai. Hãy tìm số hạng thứ hai của cấp số nhân đó.

Gọi cấp số nhân cần tìm là \(u_1,u_2,u_3,\cdots,u_7\) với công bội \(q\).

Theo giả thiết, ta có hệ phương trình

\(\left\{\begin{aligned} &u_4=6 \\ &u_7=243u_2\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1{q}^3=6 \\ &u_1{q}^6=243u_1q\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1{q}^3=6 \\ &q=3\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1=\displaystyle\frac{6}{27} \\ &q=3.\end{aligned}\right.\)

Vậy số hạng thứ hai của cấp số nhân là

\(u_2=u_1q=\displaystyle\frac{6}{27}\cdot 3=\displaystyle\frac{2}{3}\).

Bài tập 35

Tìm ba số khác nhau có tổng bằng 114 có thể coi là ba số hạng liên tiếp của một cấp số nhân, hoặc coi là các số hạng thứ nhất, thứ tư và thứ hai mươi lăm của một cấp số cộng. Tìm các số đó.

Gọi ba số cần tìm là \(u_1,u_2,u_3\) với \(u_1\ne u_2\ne u_3\ne u_1\).

Theo giả thiết \(u_1,u_2,u_3\) lần lượt là số hạng thứ nhất, thứ tư và thứ hai mươi lăm của một cấp số cộng với công sai \(d\ne 0\) nên \(u_1,u_2=u_1+3d,u_3=u_1+24d\).

\(\bullet\) \(u_1,u_2,u_3\) có tổng bằng \(114\) nên

\(u_1+u_2+u_3=114\) \(\Leftrightarrow u_1+(u_1+3d)+(u_1+24d)=114\) \(\Leftrightarrow u_1+9d=38\).

\(\bullet\) \(u_1,u_2,u_3\) tạo thành cấp số nhân

\(\Leftrightarrow u_1u_3=u_2^3\) \(\Leftrightarrow u_1\cdot (u_1+24d)={(u_1+3d)}^2\) \(\Leftrightarrow \mathrm{d}(d-2u_1)=0\) \(\Leftrightarrow d-2u_1=0\) (do \(d\ne 0\) ).

Từ đó ta có hệ phương trình

\(\left\{\begin{aligned} &u_1+9d=38 \\ &d-2u_1=0\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &u_1=2 \\ &d=4.\end{aligned}\right.\)

Vậy ba số cần tìm là \(2,14,98\).

Bài tập 36

Tìm ba số khác nhau tạo thành cấp số cộng có tổng bằng 6, biết rằng nếu hoán đổi vị trí số hạng thứ nhất và số hạng thứ hai đồng thời giữ nguyên số hạng thứ ba ta được cấp số nhân.

Gọi ba số cần tìm là \(u_1,u_2,u_3\) với \(u_1\ne u_2\ne u_3\ne u_1\).

+) \(u_1,u_2,u_3\) tạo thành cấp số cộng với công sai \(d\ne 0\) nên \(u_1,u_2=u_1+d,u_3=u_1+2d\).

Hơn nữa, \(u_1+u_2+u_3=6 \Leftrightarrow u_1+(u_1+d)+(u_1+2d)=6 \Leftrightarrow u_1+d=2\).

+) \(u_2,u_1,u_3\) tạo thành cấp số nhân hay \(u_1+d,u_1,u_1+2d\) tạo thành cấp số nhân khi và chỉ khi

\(\begin{aligned}&(u_1+d)(u_1+2d)=u_1^2 \\ \Leftrightarrow\ &(u_1+d)(u_1+d+d)=u_1^2\\ \Leftrightarrow\ &2(2+2-u_1)=u_1^2\\ \Leftrightarrow\ &u_1^2+2u_1-8=0\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned} &u_1=2 \\ &u_1=-4.\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Với \(u_1=2\), suy ra \(d=0\): không thỏa mãn.

Với \(u_1=-4\), suy ra \(d=6\).

Vậy ba số cần tìm là \(-4,2,8\).

Bài tập 37

Cho bốn số nguyên dương, trong đó ba số đầu lập thành cấp số cộng, ba số sau lập thành cấp số nhân. Biết rằng tổng của số hạng đầu và cuối bằng 37, tổng của hai số hạng giữa bằng 36. Tìm bốn số đó.

Gọi bốn số cần tìm là \(u_1,u_2,u_3,u_4\) với \(u_i\in {\mathbb{Z}}^+\), \(i=1,2,3,4\).

Ta có

\(\bullet\) \(u_1,u_2,u_3\) lập thành cấp số cộng với công sai \(d\) nên

\(u_1=u_2-d,u_2,u_3=u_2+d\).

\(\bullet\) \(u_2,u_3,u_4\) lập thành cấp số nhân với công bội \(q\) nên

\(u_2,u_3=u_2q,u_4=u_2q^2\).

Theo giả thiết, ta có

\(\left\{\begin{aligned} &u_1+u_4=37\quad(1) \\ &u_2+u_3=36.\quad(2)\end{aligned}\right.\)

Phương trình

\((1) \Leftrightarrow (u_2-d)+(u_{2q}^2)=37\) \(\Leftrightarrow u_2=\displaystyle\frac{37+d}{1+q^2}\).

Phương trình

\((2) \Leftrightarrow (u_2)+(u_2q)=36\) \(\Leftrightarrow u_2=\displaystyle\frac{36}{1+q}\).

Mặt khác,

\((2) \Leftrightarrow (u_2)+(u_2+d)=36\) \(\Leftrightarrow 2u_2+d=36\).

Suy ra

\(d=36-2u_2=36-\displaystyle\frac{72}{1+q}\) \(=\displaystyle\frac{36(q-1)}{1+q}\).

Từ đó, ta có

\(\displaystyle\frac{37+d}{1+q^2}=\displaystyle\frac{36}{1+q}\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{37+\displaystyle\frac{36(q-1)}{1+q}}{1+q^2}=\displaystyle\frac{36}{1+q}\) \(\Leftrightarrow 36q^2-73q+35=0\) \(\Leftrightarrow q=\displaystyle\frac{7}{9}\) hoặc \(q=\displaystyle\frac{5}{4}\).

Với \(q=\displaystyle\frac{7}{9}\), suy ra

\(u_2=\displaystyle\frac{81}{4}\notin {\mathbb{Z}}^+\): không thỏa mãn.

Với \(q=\displaystyle\frac{5}{4}\), suy ra \(u_2=16,u_3=20,u_4=25,u_1=12\).

Vậy bốn số cần tìm là \(12,16,20,25\).

Bài tập 38

Cho ba số khác nhau lập thành cấp số cộng, bình phương các số đó lập thành cấp số nhân. Tìm các số đó.

Gọi ba số cần tìm là \(a,b,c\) với \(a\ne b\ne c\ne a\).

\(\bullet\) \(a,b,c\) lập thành cấp số cộng \(a+c=2b\).

\(\bullet\) \(a^2,b^2,c^2\) lập thành cấp số nhân \(a^2c^2=b^4\).

Nhận xét. Nếu \(a,b,c\) thỏa mãn bài toán thì \(ka,kb,kc\left(k\ne 0\right)\) cũng thỏa mãn bài toán.

Đặt \(b=1\). Ta có cấp số cộng là \(a,1,c\) và cấp số nhân là \(a^2,1,c^2\).

Khi đó ta có hệ

\(\left\{\begin{aligned}&a+c=2 \\ &a^2c^2=1.\end{aligned}\right.\)

Trường hợp 1. \(\left\{\begin{aligned} &a+c=2 \\ &ac=1\end{aligned}\right. \Leftrightarrow a=c=1\) (loại).

Trường hợp 2. \(\left\{\begin{aligned} &a+c=2 \\ &a.c=-1\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned} &a=1-\sqrt{2} \\ &c=1+\sqrt{2}\end{aligned}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{aligned} &a=1+\sqrt{2} \\ &c=1-\sqrt{2}.\end{aligned}\right.\)

Vậy các bộ số thích hợp là \(k\left(1-\sqrt{2}\right),k,k\left(1+\sqrt{2}\right)\) hoặc \(k\left(1+\sqrt{2}\right),k,k\left(1-\sqrt{2}\right)\) với \(\left(k\ne 0\right)\).

Dạng 3. Bài toán ứng dụng tính chất của cấp số nhân

Bài tập 1

Các số \(x+6y,5x+2y,8x+y\) theo thứ tự đó lập thành một cấp số cộng; đồng thời các số \(x-1,y+2,~x-3y\) theo thứ tự đó lập thành một cấp số nhân. Tìm \(x\) và \(y\).

Theo giả thiết bài toán, ta có hệ phương trình

\(\begin{aligned}&\left\{\begin{aligned} &(x+6y)+(8x+y)=2(5x+2y) \\ &(x-1)(x-3y)=(y+2)^2\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left\{\begin{aligned} &x=3y \\ &(3y-1)(3y-3y)=(y+2)^2\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ & \left\{\begin{aligned} &x=3y \\ &0=(y+2)^2\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left\{\begin{aligned} &x=-6 \\ &y=-2.\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Bài tập 2

Tìm các số dương \(x\), \(y\) sao cho \(2x+1,2x-y,2y+1\) theo thứ tự đó lập thành một cấp số cộng; đồng thời các số \((y+3)^2,xy+4\), \((x-1)^2\) theo thứ tự đó lập thành một cấp số nhân. Tìm \(x\) và \(y\).

Theo giả thiết bài toán, ta có hệ phương trình

\(\begin{aligned}& \left\{\begin{aligned} &(2x+1)+(2y+1)=2(2x-y) \\ &(y+3)^2(x-1)^2=(xy+4)^2\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left\{\begin{aligned} &x-2y=1 \\ &(y+3)\left|x-1\right|=xy+4 \end{aligned}\right. (\text{do}\,\, x,y>0 )\\ \Leftrightarrow\ & \left\{\begin{aligned} &x=1+2y \\ &(y+3)\left|2y\right|=y+2y^2+4\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left\{\begin{aligned}

&x=1+2y \\ &5y=4\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left\{\begin{aligned} &x=\displaystyle\frac{13}{5} \\ &y=\displaystyle\frac{4}{5}.\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Bài tập 3

Chứng minh rằng nếu \(a,b,c\) lập thành một cấp số nhân khi và chỉ khi \(\displaystyle\frac{1}{a},\displaystyle\frac{1}{b},\displaystyle\frac{1}{c}\) lập thành một cấp số nhân.

Để \(\displaystyle\frac{1}{a},\displaystyle\frac{1}{b},\displaystyle\frac{1}{c}\) lập thành một cấp số nhân

\(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{a}.\displaystyle\frac{1}{c}={\left(\displaystyle\frac{1}{b}\right)}^2\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{ac}=\displaystyle\frac{1}{b^2}\)

\(\Leftrightarrow ac=b^2 \Leftrightarrow a,b,c\) lập thành một cấp số nhân.

Bài tập 4

Cho \(a,b,c\) theo thứ tự lập thành cấp số nhân. Chứng minh rằng

a. \((a^2+b^2)(b^2+c^2)=(ab+bc)^2\).

b. \(a^2-4ab+8bc+4c^2=(a-2b-2c)^2\).

c. \((a+b+c)(a-b+c)=a^2+b^2+c^2\).

a. Vì \(a,b,c\) theo thứ tự lập thành cấp số nhân nên \(a\cdot c=b^2\).

Ta có

\(VP=(ab+bc)^2=b^2(a+c)^2=b^2(a^2+2ac+c^2)\) \(=b^2(a^2+ac+ac+c^2)\)

\(=b^2(a^2+b^2+b^2+c^2)=(a^2b^2+b^4)+b^2(b^2+c^2)\)

\(=(a^2b^2+a^2c^2)+b^2(b^2+c^2)\) \(=a^2(b^2+c^2)+b^2(b^2+c^2)\) \(=(a^2+b^2)\cdot (b^2+c^2)=VT.\)

b. Vì \(a,b,c\) theo thứ tự lập thành cấp số nhân nên \(a\cdot c=b^2\).

Ta có

\(VP=(a-2b-2c)^2={\left[a-2(b+c)\right]}^2\) \(=a^2-4a(b+c)+4(b+c)^2\)

\(=a^2-4ab-4ac+4b^2+8bc+4c^2\) \(=a^2-4ab-4ac+4ac+8bc+4c^2\)

\(=a^2-4ab+8bc+4c^2=VT\)

c. Vì \(a,b,c\) theo thứ tự lập thành cấp số nhân nên \(a\cdot c=b^2\).

Ta có

\(VT=(a+b+c)(a-b+c)\) \(=a^2-ab+ac+ab-b^2+bc+ac-bc+c^2\)

\(=a^2-ab+b^2+ab-b^2+bc+b^2-bc+c^2\) \(=a^2+b^2+c^2=VP.\)

Bài tập 5

Cho \(a,b,c,d\) theo thứ tự lập thành cấp số nhân. Chứng minh rằng

a. \((b-c)^2+(c-a)^2+(d-b)^2=(a-d)^2\).

b. \((ab+bc+cd)^2=(a^2+b^2+c^2)(b^2+c^2+d^2)\).

c. \(a^2b^2c^2\left(\displaystyle\frac{1}{a^3}+\displaystyle\frac{1}{b^3}+\displaystyle\frac{1}{c^3}\right)=a^3+b^3+c^3\).

a. Vì \(a,b,c,d\) theo thứ tự lập thành cấp số nhân nên

\(b^2=a\cdot c,c^2=b\cdot d,\displaystyle\frac{b}{a}=\displaystyle\frac{d}{c} \Leftrightarrow bc=ad\).

Ta có

\(VT=2b^2+2c^2+a^2+d^2-2bc-2ca-2bd\)

\(=2ac+2bd+a^2+d^2-2bc-2ca-2bd\)

\(=a^2+d^2-2bc=a^2+d^2-2ad\) \(=(a-d)^2=VP.\)

b. Vì \(a,b,c,d\) theo thứ tự lập thành cấp số nhân nên

\(\displaystyle\frac{b}{a}=\displaystyle\frac{c}{b}=\displaystyle\frac{d}{c}\).

Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki cho hai bộ số \((a;b;c)\) và \((b;c;d)\), ta có

\((ab+bc+cd)^2\leqslant (a^2+b^2+c^2)(b^2+c^2+d^2)\).

Dấu ``='' xảy ra khi và chi khi

\(\displaystyle\frac{b}{a}=\displaystyle\frac{c}{b}=\displaystyle\frac{d}{c}\).

c. Vì \(a,b,c,d\) theo thứ tự lập thành cấp số nhân nên \(b^2=a\cdot c,c^2=b\cdot d\).

Ta có

\(VT=a^2b^2c^2\left(\displaystyle\frac{1}{a^3}+\displaystyle\frac{1}{b^3}+\displaystyle\frac{1}{c^3}\right)\) \(=\displaystyle\frac{b^2c^2}{a}+\displaystyle\frac{a^2c^2}{b}+\displaystyle\frac{a^2b^2}{c}\)

\(=\displaystyle\frac{(ac)c^2}{a}+\displaystyle\frac{(ac)^2}{b}+\displaystyle\frac{a^2(ac)}{c}\) \(=\displaystyle\frac{ac^3}{a}+\displaystyle\frac{b^4}{b}+\displaystyle\frac{a^3c}{c}=a^3+b^3+c^3=VP.\)

Bài tập 6

Cho ba số \(\displaystyle\frac{2}{b-a},\displaystyle\frac{1}{b},\displaystyle\frac{2}{b-c}\) ( \(b\ne 0,b\ne a,b\ne c\) ) tạo thành cấp số cộng. Chứng minh \(a,b,c\) tạo thành cấp số nhân.

Vì ba số \(\displaystyle\frac{2}{b-a},\displaystyle\frac{1}{b},\displaystyle\frac{2}{b-c}\) lập thành một cấp số cộng nên

\(\displaystyle\frac{2}{b-a}+\displaystyle\frac{2}{b-c}=\displaystyle\frac{2}{b}\)

\( \Leftrightarrow b(b-c)+b(b-a)=(b-a)(b-c)\) \(\Leftrightarrow b^2-bc+b^2-ab=b^2-bc-ab+ac\) \(\Leftrightarrow b^2=ac\).

Vậy \(a,b,c\) tạo thành cấp số nhân.

Bài tập 7

Trong tam giác \(ABC\) có \(AB=c,BC=a,CA=b\). Các cạnh \(a,b,c\) theo thứ tự lập thành cấp cố cộng. Chứng minh rằng

a. \(\sin A+\sin C=2\sin B\).

b. \(\tan \displaystyle\frac{A}{2}\cdot \tan \displaystyle\frac{C}{2}=\displaystyle\frac{1}{3}\).

Theo giả thiết \(a,b,c\) theo thứ tự lập thành cấp cố cộng nên \(a+c=2b\).

a. Áp dụng định lý hàm số sin trong tam giác \(ABC\), ta có

\(\displaystyle\frac{a}{\sin A}=\displaystyle\frac{b}{\sin B}=\displaystyle\frac{c}{\sin C}=2R\).

Do đó

\(a+c=2b\) \(\Leftrightarrow 2R\sin A+2R\sin C=2\cdot 2R\sin B\) \(\Leftrightarrow \sin A+\sin C=2\cdot \sin B\).

b. Theo định lý hàm số sin và tính chất tỷ lệ thức, ta có

\(\displaystyle\frac{b}{\sin B}=\displaystyle\frac{a}{\sin A}\) \(=\displaystyle\frac{c}{\sin C}\) \(=\displaystyle\frac{a+c}{\sin A+\sin C}\) \(=\displaystyle\frac{2b}{2\sin \left(\displaystyle\frac{A+C}{2}\right)\cos \left(\displaystyle\frac{A-C}{2}\right)}\) \(=\displaystyle\frac{b}{\cos \displaystyle\frac{B}{2}\cos \left(\displaystyle\frac{A-C}{2}\right)}\).

Suy ra

\(\begin{aligned}& \sin B=\cos \displaystyle\frac{B}{2}\cos \left(\displaystyle\frac{A-C}{2}\right)\\ \Leftrightarrow\ &2\sin \displaystyle\frac{B}{2}=\cos \left(\displaystyle\frac{A-C}{2}\right)\\ \Leftrightarrow\ &2\cos \left(\displaystyle\frac{A+C}{2}\right)=\cos \left(\displaystyle\frac{A-C}{2}\right)\\ \Leftrightarrow\ & 2\left(\cos \displaystyle\frac{A}{2}\cos \displaystyle\frac{C}{2}-\sin \displaystyle\frac{A}{2}\sin \displaystyle\frac{C}{2}\right)=\left(\cos \displaystyle\frac{A}{2}\cos \displaystyle\frac{C}{2}+\sin \displaystyle\frac{A}{2}\sin \displaystyle\frac{C}{2}\right) \\ \Leftrightarrow\ & \cos \displaystyle\frac{A}{2}\cos \displaystyle\frac{C}{2}=3\sin \displaystyle\frac{A}{2}\sin \displaystyle\frac{C}{2}\\ \Leftrightarrow\ &\tan \displaystyle\frac{A}{2}\tan \displaystyle\frac{C}{2}=\displaystyle\frac{1}{3}.\end{aligned}\)

Bài tập 8

Cho \(A,B,C\) là ba góc của một tam giác. Chứng minh rằng nếu \(\tan \displaystyle\frac{A}{2},\tan \displaystyle\frac{B}{2}, \tan\displaystyle\frac{C}{2}\) lập thành một cấp số cộng thì \(\cos A,\cos B,\cos C\) cũng lập thành một cấp số cộng.

Theo giả thiết \(\tan \displaystyle\frac{A}{2},\) \(\tan \displaystyle\frac{B}{2},\) \(\tan\displaystyle\frac{C}{2}\) theo thứ tự lập thành một cấp số cộng nên

\(\begin{aligned} & \tan \displaystyle\frac{A}{2}+\tan \displaystyle\frac{C}{2}=2\tan \displaystyle\frac{B}{2}\\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{\sin \displaystyle\frac{A}{2}}{\cos \displaystyle\frac{A}{2}}+\displaystyle\frac{\sin \displaystyle\frac{C}{2}}{\cos \displaystyle\frac{C}{2}}=2\displaystyle\frac{\sin \displaystyle\frac{B}{2}}{\cos \displaystyle\frac{B}{2}}\\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{\sin \displaystyle\frac{A}{2}\cos \displaystyle\frac{C}{2}+\sin \displaystyle\frac{C}{2}\cos \displaystyle\frac{A}{2}}{\cos \displaystyle\frac{A}{2}\cos \displaystyle\frac{C}{2}}=2\displaystyle\frac{\sin \displaystyle\frac{B}{2}}{\cos \displaystyle\frac{B}{2}}\\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{\sin \left(\displaystyle\frac{A}{2}+\displaystyle\frac{C}{2}\right)}{\cos \displaystyle\frac{A}{2}\cos \displaystyle\frac{C}{2}}=2\displaystyle\frac{\sin \displaystyle\frac{B}{2}}{\cos \displaystyle\frac{B}{2}}\\ \Leftrightarrow\ &\sin \left(\displaystyle\frac{A}{2}+\displaystyle\frac{C}{2}\right)\cdot \cos \displaystyle\frac{B}{2}=2\sin \displaystyle\frac{B}{2}\cdot \cos \displaystyle\frac{A}{2}\cos \displaystyle\frac{C}{2}.\end{aligned}\)

Mà \(\sin \left(\displaystyle\frac{A}{2}+\displaystyle\frac{C}{2}\right)\) \(=\cos \displaystyle\frac{B}{2};\sin \displaystyle\frac{B}{2}\) \(=\cos \left(\displaystyle\frac{A}{2}+\displaystyle\frac{C}{2}\right)\).

Do đó

\(\begin{aligned}& \sin \left(\displaystyle\frac{A}{2}+\displaystyle\frac{C}{2}\right)\cdot \cos \displaystyle\frac{B}{2}=2\sin \displaystyle\frac{B}{2}\cdot \cos \displaystyle\frac{A}{2}\cos \displaystyle\frac{C}{2}\\ \Leftrightarrow\ &\cos^2\displaystyle\frac{B}{2}=2\cos \left(\displaystyle\frac{A}{2}+\displaystyle\frac{C}{2}\right)\cos \displaystyle\frac{A}{2}\cos \displaystyle\frac{C}{2} \\ \Leftrightarrow\ &\cos^2\displaystyle\frac{B}{2}=2\left(\cos \displaystyle\frac{A}{2}\cos \displaystyle\frac{C}{2}-\sin \displaystyle\frac{A}{2}\sin \displaystyle\frac{C}{2}\right)\cos \displaystyle\frac{A}{2}\cos \displaystyle\frac{C}{2}\\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{1+\cos B}{2}=2\left(\cos^2\displaystyle\frac{A}{2}\cos^2\displaystyle\frac{C}{2}-\sin \displaystyle\frac{A}{2}\sin \displaystyle\frac{C}{2}\cos \displaystyle\frac{A}{2}\cos \displaystyle\frac{C}{2}\right) \\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{1+\cos B}{2}=2\left(\displaystyle\frac{1+\cos A}{2}\cdot \displaystyle\frac{1+\cos C}{2}-\displaystyle\frac{1}{4}\sin A\sin C\right)\\ \Leftrightarrow\ &1+\cos B=\left(1+\cos A\right)\left(1+\cos C\right)-\sin A\sin C \\ \Leftrightarrow\ &\cos B=\cos A+\cos C+\cos A\cos C-\sin A\sin C\\ \Leftrightarrow\ &\cos B=\cos A+\cos C+\cos (A+C) \\ \Leftrightarrow\ &\cos B=\cos A+\cos C-\cos B\\ \Leftrightarrow\ &2\cos B=\cos A+\cos C.\end{aligned}\)

Vậy \(\cos A,\cos B,\cos C\) cũng lập thành một cấp số cộng.

Bài tập 9

Trong tam giác \(ABC\) có \(AB=c,BC=a,CA=b\). Chứng minh rằng nếu \(\cot \displaystyle\frac{A}{2},\cot \displaystyle\frac{B}{2},\cot \displaystyle\frac{C}{2}\) theo thứ tự đó lập thành một cấp số cộng thì ba cạnh \(a,b,c\) theo thứ tự đó cũng lập thành một cấp số cộng.

Theo giả thiết \(\cot \displaystyle\frac{A}{2},\) \(\cot \displaystyle\frac{B}{2},\) \(\cot \displaystyle\frac{C}{2}\) theo thứ tự lập thành cấp số cộng nên

\(\begin{aligned}& \cot \displaystyle\frac{A}{2}+\cot \displaystyle\frac{C}{2}=2\cot \displaystyle\frac{B}{2}\\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{\cos \displaystyle\frac{A}{2}}{\sin \displaystyle\frac{A}{2}}+\displaystyle\frac{\cos \displaystyle\frac{C}{2}}{\sin \displaystyle\frac{C}{2}}=2\displaystyle\frac{\cos \displaystyle\frac{B}{2}}{\sin \displaystyle\frac{B}{2}}\\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{\cos \displaystyle\frac{A}{2}\sin \displaystyle\frac{C}{2}+\cos \displaystyle\frac{C}{2}\sin \displaystyle\frac{A}{2}}{\sin \displaystyle\frac{A}{2}\sin \displaystyle\frac{C}{2}}=2\displaystyle\frac{\cos \displaystyle\frac{B}{2}}{\sin \displaystyle\frac{B}{2}} \\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{\sin \left(\displaystyle\frac{A}{2}+\displaystyle\frac{C}{2}\right)}{\sin \displaystyle\frac{A}{2}\sin \displaystyle\frac{C}{2}}=2\displaystyle\frac{\cos \displaystyle\frac{B}{2}}{\sin \displaystyle\frac{B}{2}} \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{\cos \displaystyle\frac{B}{2}}{\sin \displaystyle\frac{A}{2}\sin \displaystyle\frac{C}{2}}=2\displaystyle\frac{\cos \displaystyle\frac{B}{2}}{\sin \displaystyle\frac{B}{2}} \\ \Leftrightarrow\ &\sin \displaystyle\frac{B}{2}=2\sin \displaystyle\frac{A}{2}\sin \displaystyle\frac{C}{2} \Leftrightarrow\ &\cos \left(\displaystyle\frac{A}{2}+\displaystyle\frac{C}{2}\right)=2\sin \displaystyle\frac{A}{2}\sin \displaystyle\frac{C}{2} \\ \Leftrightarrow\ &\cos \displaystyle\frac{A}{2}\cos \displaystyle\frac{C}{2}-\sin \displaystyle\frac{A}{2}\sin \displaystyle\frac{C}{2}=2\sin \displaystyle\frac{A}{2}\sin \displaystyle\frac{C}{2}\\ \Leftrightarrow\ &\tan \displaystyle\frac{A}{2}\tan \displaystyle\frac{C}{2}=\displaystyle\frac{1}{3}.\end{aligned}\)

Đẳng thức \(\tan \displaystyle\frac{A}{2}\tan \displaystyle\frac{C}{2}=\displaystyle\frac{1}{3}\) chứng tỏ \(a,b,c\) theo thứ tự đó cũng lập thành một cấp số cộng (đã chứng minh ở bài 58).

Bài tập 10

Cho tam giác \(ABC\) thỏa mãn \(\tan A,\tan B,\tan C\) theo thứ tự lập thành cấp số cộng. Chứng minh rằng

a. \(\tan A\cdot \tan C=3\).

b. \(\cos (A-C)=2\cos B\).

a. Vì \(\tan A,\tan B,\tan C\) theo thứ tự lập thành cấp số cộng nên \(\tan A+\tan C=2\tan B\)

\(\begin{aligned} & \Leftrightarrow \displaystyle\frac{\sin A}{\cos A}+\displaystyle\frac{\sin C}{\cos C}=2\displaystyle\frac{\sin B}{\cos B} \Leftrightarrow \displaystyle\frac{\sin A\cos C+\sin C\cos A}{\cos A\cos C}=2\displaystyle\frac{\sin B}{\cos B} \\ & \Leftrightarrow \displaystyle\frac{\sin (A+C)}{\cos A\cos C}=2\displaystyle\frac{\sin B}{\cos B} \Leftrightarrow \displaystyle\frac{\sin (A+C)}{\cos A\cos C}=2\displaystyle\frac{\sin B}{\cos B} \\ & \Leftrightarrow \displaystyle\frac{\sin B}{\cos A\cos C}=2\displaystyle\frac{\sin B}{\cos B} \Leftrightarrow \cos B=2\cos A\cos C \\ & \Leftrightarrow -\cos (A+C)=2\cos A\cos C \Leftrightarrow -\cos A\cos C+\sin A\sin C=2\cos A\cos C \\ & \Leftrightarrow \sin A\sin C=3\cos A\cos C \Leftrightarrow \tan A\cdot \tan C=3.\end{aligned}\)

b. Theo kết quả câu a, ta có

\(\tan A+\tan C=2\tan B \Leftrightarrow \sin A\sin C=3\cos A\cos C\)

\(\begin{aligned} & \Leftrightarrow \cos A\cos C+\sin A\sin C=-2\left(\cos A\cos C-\sin A\sin C\right) \\ & \Leftrightarrow \cos (A-C)=-2\cos (A+C) \Leftrightarrow \cos (A-C)=2\cos B.\end{aligned}\)

Bài tập 11

Trong tam giác \(ABC\) có \(AB=c,BC=a,CA=b\). Chứng minh rằng nếu \(\cot A,\cot B,\cot C\) theo thứ tự đó lập thành một cấp số cộng thì ba cạnh \(a^2,b^2,c^2\) theo thứ tự đó cũng lập thành một cấp số cộng.

Vì \(\cot A,\cot B,\cot C\) theo thứ tự lập thành cấp số cộng nên \(\cot A+\cot C=2\cot B\)

\(\begin{aligned} & \Leftrightarrow \displaystyle\frac{\cos A}{\sin A}+\displaystyle\frac{\cos C}{\sin C}=2\displaystyle\frac{\cos B}{\sin B} \Leftrightarrow \displaystyle\frac{\cos A\sin C+\cos C\sin A}{\sin A\sin C}=2\displaystyle\frac{\cos B}{\sin B} \\ & \Leftrightarrow \displaystyle\frac{\sin (A+C)}{\sin A\sin C}=2\displaystyle\frac{\cos B}{\sin B} \Leftrightarrow \displaystyle\frac{\sin B}{\sin A\sin C}=2\displaystyle\frac{\cos B}{\sin B} \\ & \Leftrightarrow \sin^2B=2\sin A\sin C\cos B \Leftrightarrow {\left(\displaystyle\frac{b}{2R}\right)}^2=2\cdot \displaystyle\frac{a}{2R}\cdot \displaystyle\frac{c}{2R}\cos B \\ & \Leftrightarrow b^2=2ac\cos B \Leftrightarrow b^2=a^2+c^2-b^2 \Leftrightarrow a^2+c^2=2b^2.\end{aligned}\)

Bài tập 12

Tính các tổng sau

a. \(S=9+99+999+\cdots +\underbrace{99\cdots 9}_{\text{n số 9}}\).

b. \(S=7+77+777+\cdots +\underbrace{77\cdots 7}_\text{\text{n số 7}}\).

c. \(S=15+155+1555+\cdots +\underbrace{1555\cdots 5}_{\text{n số 5}}\)

a. Ta có

\(S=9+99+999+\cdots +\underbrace{99\cdots 9}_{\text{n số 9}}\) \(=(10-1)+(10^2-1)+\cdots +(10^n-1)\) \(=10+10^2+\cdots +10^n-n\) \(=10\cdot \displaystyle\frac{1-10^n}{1-10}-n\).

b. Ta có

\(S=7+77+777+\cdots +\underbrace{77\cdots 7}_{\text{n số 7}}\) \(=\displaystyle\frac{7}{9}\left(9+99+999+\cdots +\underbrace{99\cdots 9}_{\text{n số 9}}\right)\) \(=\displaystyle\frac{7}{9}\cdot \left[10\cdot \displaystyle\frac{1-10^n}{1-10}-n\right]\).

c. Ta có

\(\begin{aligned}S&=15+155+1555+\cdots +\underbrace{1555\cdots 5}_{\text{n số 5}}\\ &=(10+10^2+10^3+\cdots +10^n)+\left(5+55+555+\cdots +\underbrace{555\cdots 5}_{\text{n số 5}}\right)\\ &=(10+10^2+10^3+\cdots +10^n)+\displaystyle\frac{5}{9}\left(9+99+999+\cdots +\underbrace{999\cdots 9}_{\text{n số 9}}\right) \\ &=(10+10^2+10^3+\cdots +10^n)+\displaystyle\frac{5}{9}(10+10^2+10^3+\cdots +10^n-n) \\ &=\displaystyle\frac{14}{9}(10+10^2+10^3+\cdots +10^n)-\displaystyle\frac{5}{9}n=\displaystyle\frac{14}{9}\left[10\cdot \displaystyle\frac{1-10^n}{1-10}\right]-\displaystyle\frac{5}{9}n.\end{aligned}\)

Bài tập 13

Tính các tổng sau

a. \(S=1+2\cdot 3+3\cdot 3^2+\cdots +(n+1){\cdot 3}^n\).

b. \(S=1+4\cdot 5+7\cdot 5^2+\cdots +(3n-2){\cdot 5}^n\).

a. Ta có

\(S=1+2\cdot 3+3\cdot 3^2+\cdots +(n+1){\cdot 3}^n\).

Suy ra

\(3\cdot S=3+2\cdot 3^2+3\cdot 3^3+\cdots +(n+1){\cdot 3}^{n+1}\).

Do đó

\(S-3S=1+3+3^2+\cdots +3^n-(n+1){\cdot 3}^{n+1}\) \(=\displaystyle\frac{1-3^{n+1}}{1-3}-(n+1){\cdot 3}^{n+1}\).

Vậy \(S=\displaystyle\frac{1}{4}+\displaystyle\frac{2n+1}{4}{\cdot 3}^{n+1}\).

b. Ta có

\(S=1+4\cdot 5+7\cdot 5^2+\cdots +(3n-2){\cdot 5}^n\).

Suy ra

\(5S=5+4\cdot 5^2+7\cdot 5^3+\cdots +(3n-2){\cdot 5}^{n+1}\).

Do đó

\(S-5S=1+3\cdot 5+3\cdot 5^2+\cdots +3\cdot 5^n-(3n-2){\cdot 5}^{n+1}\) \(=1-(3n-2){\cdot 5}^{n+1}+3(5+5^2+\cdots +5^n)\) .

\(=1-(3n-2){\cdot 5}^{n+1}+3\left(5\cdot \displaystyle\frac{1-5^n}{1-5}\right)\).

Vậy \(S=\displaystyle\frac{1}{4}+\displaystyle\frac{3n-5}{4}{\cdot 5}^{n+1}\).

Bài tập 14

Tính tổng \(S={\left(x+\displaystyle\frac{1}{x}\right)}^2+{\left(x^2+\displaystyle\frac{1}{x^2}\right)}^2+\cdots +{\left(x^n+\displaystyle\frac{1}{x^n}\right)}^2\) với \(x\ne 0\).

Ta có

\(\begin{aligned}S &= {\left(x+\displaystyle\frac{1}{x}\right)}^2+{\left(x^2+\displaystyle\frac{1}{x^2}\right)}^2+\cdots +{\left(x^n+\displaystyle\frac{1}{x^n}\right)}^2\\&= \left(x^2+x^4+\cdots +x^{2n}\right)+\left(\displaystyle\frac{1}{x^2}+\displaystyle\frac{1}{x^4}+\cdots +\displaystyle\frac{1}{x^{2n}}\right)+2n \\ &=\displaystyle\frac{x^2\left(x^{2n}-1\right)}{x^2-1}+\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{1}{x^2}\left(1-\displaystyle\frac{1}{x^{2n}}\right)}{1-\displaystyle\frac{1}{x^2}}+2n\\ &= \displaystyle\frac{x^2\left(x^{2n}-1\right)}{x^2-1}+\displaystyle\frac{\left(1-\displaystyle\frac{1}{x^{2n}}\right)}{x^2-1}+2n\\&= \displaystyle\frac{\left(x^{2n}-1\right)\left(x^{2n+2}+1\right)}{(x^2-1)x^{2n}}+2n.\end{aligned}\)

Bài tập 15

Cho \(A = 1 + 11 + 111 + \cdots + \underbrace{111\ldots1}_{n}\). Chứng minh \(A = \displaystyle\frac{10^{n+1} - 9(n+1) - 1}{81}\).

Ta có

\(\begin{aligned}A& = 1 + 11 + 111 + \cdots + \underbrace{111\ldots1}_{n}\\ \Leftrightarrow 9A&= 9 + 99 + 999 + \cdots + \underbrace{999\ldots9}_{n}\\ &= (10-1)+(10^2-1)+(10^3-1)+\cdots + (10^n - 1)\\ &= (10 + 10^2 + 10^3 + \cdots + 10^n) - \underbrace{(1+1+\cdots + 1)}_{n}\\ &= \displaystyle\frac{10(1-10^n)}{1-10}-n=\displaystyle\frac{10^{n+1} - 9(n+1) - 1}{9}\\ \Rightarrow A &= \displaystyle\frac{10^{n+1} - 9(n+1) - 1}{81}.\end{aligned}\)

Bài tập 16

Cho \(B = 7 + 77 + 777 + \cdots + \underbrace{777\ldots7}_{n}\). Chứng minh \(B = \displaystyle\frac{7(10^{n+1} - 9n - 10)}{81}\).

Ta có

\(B = 7 + 77 + 777 + \cdots + \underbrace{777\ldots7}_{n}\) \(= 7(1 + 11 + 111 + \cdots + \underbrace{111\ldots1}_{n}) = 7A\).

\(\begin{aligned}A& = 1 + 11 + 111 + \cdots + \underbrace{111\ldots1}_{n}\\\Leftrightarrow 9A&= 9 + 99 + 999 + \cdots + \underbrace{999\ldots9}_{n}\\&= (10-1)+(10^2-1)+(10^3-1)+\cdots + (10^n - 1)\\&= (10 + 10^2 + 10^3 + \cdots + 10^n) - \underbrace{(1+1+\cdots + 1)}_{n}\\&= \displaystyle\frac{10(1-10^n)}{1-10}-n=\displaystyle\frac{10^{n+1} - 9(n+1) - 1}{9}\\\Rightarrow A &= \displaystyle\frac{10^{n+1} - 9n - 10}{81}.\end{aligned}\)

Vậy \(B = 7A = \displaystyle\frac{7(10^{n+1} - 9n - 10)}{81}\).

Bài tập 17

Giá trị của tổng \(A = 4 + 44 + 444 + \cdots + 44\ldots4\) (tổng đó có \(2018\) số hạng) bằng bao nhiêu?

Ta có

\(\begin{aligned}A& = 4 + 44 + 444 + \cdots + \underbrace{44\ldots4}_{2018}\\&= \displaystyle\frac{4}{9}\left(9 + 99 + 999 + \cdots + \underbrace{999\ldots9}_{2018}\right)\\&= \displaystyle\frac{4}{9}\left[(10-1)+(10^2-1)+(10^3-1)+\cdots + (10^{2018} - 1)\right]\\&= \displaystyle\frac{4}{9}\left[ \left(10 + 10^2 + 10^3 + \cdots + 10^{2018}\right) - \underbrace{(1+1+\cdots + 1)}_{2018}\right]\\&= \displaystyle\frac{4}{9}\cdot \left(\displaystyle\frac{10\left(1-10^{2018}\right)}{1-10}-2018\right)=\displaystyle\frac{4}{9}\cdot \left(\displaystyle\frac{10^{2019} - 10}{9}-2018\right).\end{aligned}\)

Bài tập 18

Giá trị của tổng \(S = 6 + 66 + 666 + \cdots + 666\ldots6\) (tổng đó có \(n\) số hạng) bằng bao nhiêu?

Ta có

\(\begin{aligned}S& = 6 + 66 + 666 + \cdots + \underbrace{666\ldots6}_{n}\\&= \displaystyle\frac{2}{3}\left(9 + 99 + 999 + \cdots + \underbrace{999\ldots9}_{n}\right)\\&= \displaystyle\frac{2}{3}\left[(10-1)+(10^2-1)+(10^3-1)+\cdots + (10^n - 1)\right]\\&= \displaystyle\frac{2}{3}\left[ \left(10 + 10^2 + 10^3 + \cdots + 10^n\right) - \underbrace{(1+1+\cdots + 1)}_{n}\right]\\&= \displaystyle\frac{2}{3}\cdot \left(\displaystyle\frac{10\left(1-10^n\right)}{1-10}-n\right)=\displaystyle\frac{20\left(10^n - 1\right)}{27} - \displaystyle\frac{2n}{3}.\end{aligned}\)

Bài tập 19

Tính tổng \(S_n = \left(3 + \displaystyle\frac{1}{3}\right)^2 + \left(9 + \displaystyle\frac{1}{9}\right)^2 + \cdots + \left(3^n + \displaystyle\frac{1}{3^n}\right)^2\).

Ta có \(\begin{aligned}S_n &= \left(3 + \displaystyle\frac{1}{3}\right)^2 + \left(9 + \displaystyle\frac{1}{9}\right)^2 + \cdots + \left(3^n + \displaystyle\frac{1}{3^n}\right)^2\\&= \left(9+2+\displaystyle\frac{1}{9}\right)+\left(81+2+\displaystyle\frac{1}{81}\right) + \cdots \left(3^{2n}+2+\displaystyle\frac{1}{3^{2n}}\right)\\&= (9 + 81 + \cdots + 3^{2n}) + 2n + \left(\displaystyle\frac{1}{9} + \displaystyle\frac{1}{81} + \cdots + \displaystyle\frac{1}{3^{2n}}\right) \\&=9\cdot \displaystyle\frac{9^n - 1}{8} + \displaystyle\frac{1}{9}\cdot \displaystyle\frac{1-\left(\tfrac{1}{9}\right)^n}{\tfrac{8}{9}} + 2n = 9\cdot \displaystyle\frac{9^n - 1}{8} + \displaystyle\frac{1}{8}\cdot \displaystyle\frac{9^n - 1}{9^n} + 2n\\&= \displaystyle\frac{(9^n - 1)(9^{n+1} + 1)}{8\cdot 9^n} + 2n.\end{aligned}\)

Bài tập 20

Cho hình vuông \(ABCD\) có cạnh bằng \(a\) và có diện tích \(S_1\). Nối \(4\) trung điểm \(A_1\), \(B_1\), \(C_1\), \(D_1\) theo thứ tự của \(4\) cạnh \(AB\), \(BC\), \(CD\), \(DA\) ta được hình vuông thứ hai có diện tích \(S_2\). Tiếp tục làm như thế, ta được hình vuông thứ ba là \(A_2B_2C_2D_2\) có diện tích \(S_3\), \(\ldots\) và cứ tiếp tục làm như thế, ta tính được các hình vuông lần lượt có diện tích \(S_4\), \(S_5\), \(\ldots\), \(S_{100}\) (tham khảo hình bên). Tính tổng

\(S = S_1 + S_2 + S_3 + \cdots + S_{100}\).

Diện tích hình vuông \(ABCD\) là \(S_1 = a^2\); diện tích hình vuông \(A_1B_1C_1D_1\) là

\(S_2 = \left(\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2}\right)^2 = \displaystyle\frac{a^2}{2}\).

Diện tích hình vuông \(A_2B_2C_2D_2\) là

\(S_3 = \left(\displaystyle\frac{a}{2}\right)^2 = \displaystyle\frac{a^2}{4}\); \(\ldots\).

Diện tích hình vuông \(A_{99}B_{99}C_{99}D_{99}\) là

\(S_{100} = \displaystyle\frac{a^2}{2^{99}}\).

Vậy

\(S=a^2 \left(\displaystyle\frac{1}{2^0} + \displaystyle\frac{1}{2^1} + \displaystyle\frac{1}{2^2} + \cdots + \displaystyle\frac{1}{2^{99}}\right)\) \(= a^2 \cdot \displaystyle\frac{1-\left(\tfrac{1}{2}\right)^{100}}{1-\tfrac{1}{2}}\) \(= \displaystyle\frac{a^2\left(2^{100} - 1\right)}{2^{99}}\).

Bài tập 21

Tính tổng \(S = \displaystyle\frac{1}{4} + \displaystyle\frac{2}{4^2} + \displaystyle\frac{3}{4^3} + \cdots + \displaystyle\frac{n}{4^n}\).

Ta có

\(\begin{aligned}4S-S &= 1 + \left(\displaystyle\frac{2}{4} - \displaystyle\frac{1}{4}\right) + \left(\displaystyle\frac{3}{4^2} - \displaystyle\frac{2}{4^2}\right) + \cdots + \left(\displaystyle\frac{n}{4^{n-1}} - \displaystyle\frac{n-1}{4^{n-1}}\right) - \displaystyle\frac{n}{4^n}\\ &= 1+\displaystyle\frac{1}{4} + \displaystyle\frac{1}{4^2} + \cdots + \displaystyle\frac{1}{4^{n-1}} - \displaystyle\frac{n}{4^n}\\&= 1\cdot \displaystyle\frac{1-\left(\tfrac{1}{4}\right)^n}{1-\tfrac{1}{4}} - \displaystyle\frac{n}{4^n} = \displaystyle\frac{4^n - 1}{3\cdot 4^{n-1}} - \displaystyle\frac{n}{4^n}\\\Rightarrow S&= \displaystyle\frac{4^n - 1}{9\cdot 4^{n-1}} - \displaystyle\frac{n}{3\cdot4^n}.\end{aligned}\)

Bài tập 22

Cho \(a\), \(b\), \(c\) là ba số hạng liên tiếp của một cấp số nhân. Chứng minh rằng

a. \((ab+bc+ca)^3 = abc(a+b+c)^3\).

b. \((a^2 +b^2)(b^2 + c^2) = (ab + bc)^2\).

c. \((a+b+c)(a-b+c)= a^2 + b^2 + c^2\).

Vì \(a\), \(b\), \(c\) là ba số hạng liên tiếp của một cấp số nhân nên \(b^2 = ac\).

a. \((ab+bc+ca)^3 = abc(a+b+c)^3\).

Ta có

\(VP = abc(a+b+c)^3\) \(= b^3(a+b+c)^3\) \(= (ab+b^2+bc)^3\) \(= (ab+bc+ac)^3=VT\).

b. \((a^2 +b^2)(b^2 + c^2) = (ab + bc)^2\).

Ta có

\(\begin{aligned}& (a^2 +b^2)(b^2 + c^2) = (ab + bc)^2\\ \Leftrightarrow\ & a^2b^2+a^2c^2+b^4+b^2c^2-a^2b^2-2acb^2-b^2c^2=0\\\Leftrightarrow\ & a^2c^2+b^4-2acb^2=0\\ \Leftrightarrow\ & b^4 + b^4 - 2b^4 = 0\,\,\text{đúng}.\end{aligned}\)

c. \((a+b+c)(a-b+c)= a^2 + b^2 + c^2\).

Ta có

\(\begin{aligned}VT &= (a+b+c)(a-b+c)\\ &= a^2-ab+ac+ab-b^2+bc+ac-bc+c^2\\&= a^2+2ac-b^2+c^2\\&=a^2+2b^2-b^2+c^2\\&=a^2+b^2+c^2=VP.\end{aligned}\)

Bài tập 23

Cho \(x^3 + (5-m)x^2 + (6 - 5m)x - 6m = 0\). Tìm tham số \(m\) để phương trình có ba nghiệm phân biệt lập thành cấp số nhân.

Ta có

\(x^3 + (5-m)x^2 + (6 - 5m)x - 6m = 0\) \(\Leftrightarrow (x-m)(x^2+5x+6)=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=-2\\&x=-3\\&x=m.\end{aligned}\right.\)

Để phương trình có ba nghiệm phân biệt thì \(m\neq -2\) và \(m \neq -3\).

Do các nghiệm này lập thành cấp số nhân và ta sắp xếp các nghiệm này theo thứ tự tăng dần được các dãy số sau

+) \(-3\), \(-2\), \(m\) lập thành cấp số nhân nên

\(-3m = 4 \Leftrightarrow m = -\displaystyle\frac{4}{3}\) (nhận).

+) \(-3\), \(m\), \(-2\) lập thành cấp số nhân nên

\(-3\cdot (-2) = m^2 \Leftrightarrow m = \pm \sqrt{6}\) (nhận).

+) \(m\), \(-3\), \(-2\) lập thành cấp số nhân nên

\(-2m = 9 \Leftrightarrow m = -\displaystyle\frac{9}{2}\) (nhận).

Vậy \(m \in \left\{-\displaystyle\frac{9}{2}; -\sqrt{6}; -\displaystyle\frac{4}{3}; \sqrt{6}\right\}\) thỏa yêu cầu bài toán.

Bài tập 24

Cho \(x^3 - (3m+1)x^2 + (5m+4)x - 8 = 0\). Tìm tham số \(m\) để phương trình có ba nghiệm phân biệt lập thành cấp số nhân.

Gọi \(x_1\), \(x_2\), \(x_3\) là ba nghiệm của phương trình đã cho. Khi đó \(x_1x_2x_3 = -\displaystyle\frac{-8}{1} = 8\).

Điều kiện cần để phương trình đã cho có ba nghiệm lập thành một cấp số nhân là \(x = \sqrt[3]{8} = 2\) là một nghiệm của phương trình đã cho.

Thay \(x = 2\) vào phương trình đã cho, ta được

\(4-2m = 0 \Leftrightarrow m =2\).

Với \(m = 2\), ta có phương trình

\(x^3 - 7x^2 + 14x - 8 = 0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=1\\&x=2\\&x=4.\end{aligned}\right.\)

Ba nghiệm này lập thành một cấp số nhân nên \(m=2\) là giá trị cần tìm.

Bài tập 25

Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để đường thẳng \(d\colon y = 2mx - m - 1\) cắt đồ thị hàm số \((C_m)\colon y = -x^3 + (2m + 1)x^2 - m - 1\) tại \(3\) điểm phân biệt có hoành độ lập thành cấp số cộng?

Phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng \(d\) và đồ thị hàm số \((C_m)\) là

\(-x^3 + (2m+1)x^2 - m - 1 = 2mx -m - 1\) \(\Leftrightarrow x^3 -(2m+1)x^2 + 2mx = 0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=0\\&x=1\\&x=2m.\end{aligned}\right.\)

Để đường thẳng \(d\) cắt đồ thị hàm số \((C_m)\) tại ba điểm phân biệt thì \(m \neq 0\) và \(m \neq \displaystyle\frac{1}{2}\).

Do các nghiệm này lập thành cấp số cộng và ta sắp xếp các nghiệm này theo thứ tự tăng dần được các dãy số sau

+) \(0\), \(1\), \(2m\) lập thành cấp số cộng nên

\(2m = 2 \Leftrightarrow m = 1\) (nhận).

+) \(0\), \(2m\), \(1\) lập thành cấp số cộng nên

\(1 = 4m \Leftrightarrow m = \displaystyle\frac{1}{4}\) (nhận).

+) \(2m\), \(0\), \(1\) lập thành cấp số cộng nên

\(2m + 1 = 0 \Leftrightarrow m = -\displaystyle\frac{1}{2}\) (nhận).

Vậy \(m \in \left\{-\displaystyle\frac{1}{2}; \displaystyle\frac{1}{4}; 1\right\}\) thỏa yêu cầu bài toán.

Dạng 4. Bài toán thực tế

Bài tập 1

Trên một bàn cờ vua kích thước \(8 \times 8\) người ta đặt số hạt thóc theo cách như sau đây: Ô thứ nhất đặt một hạt thóc, ô thứ hai đặt hai hạt thóc, các ô tiếp theo đặt số hạt thóc gấp đôi ô đứng liền kề trước nó. Hỏi phải tối thiểu từ ô thứ bao nhiêu để tổng số hạt thóc từ ô đầu tiên đến ô đó lớn hơn \(20172018\) hạt thóc.

Quy tắc đặt số hạt thóc ở ô thứ nhất đặt một hạt thóc, ô thứ hai đặt hai hạt thóc, các ô tiếp theo đặt số hạt thóc gấp đôi ô đứng liền kề trước nó, suy ra sô hạt thóc ở mỗi ô lập thành dãy cấp số nhân với số hạng thứ nhất \(u_1=1, u_2=2, u_3=4, \ldots \) và công bội \(q=2\).

Giả sử ở ô thứ \(n\) số hạt thóc là \(20172018\), khi đó ta có

\(S_n>20172018\Leftrightarrow u_1\cdot \displaystyle\frac{1-q^n}{1-q}>20172018\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1-2^n}{1-2}>20172018\) \(\Leftrightarrow 2^n>20172019\Rightarrow n> 24{,}266\).

Vậy tối thiểu từ ô thứ \(25\) trở đi thì tổng số hạt thóc từ ô đầu tiên đến ô đó lớn hơn \(20172018\) hạt thóc.

Bài tập 2

Một du khách vào chuồng đua ngựa đặt cược, lần đầu tiên đặt \(20000\) đồng, mỗi lần sau tiền đặt gấp đôi tiền đặt lần trước. Người đó thua \(9\) lần liên tiếp và thắng ở lần thứ \(10\). Hỏi du khách đó thắng hay thua bao nhiêu?

Số tiền đặt cọc sau mỗi lần lập thành một cấp số nhân có \(u_1=20000\) và \(q=2\).

Tổng số tiền sau khi thua \(9\) lần liên tiếp du khách đó đã thua

\(S_9=u_1\cdot \displaystyle\frac{1-q^9}{1-q}=20000\cdot \displaystyle\frac{1-2^9}{1-2}=20000\cdot 2^9-20000\).

Thắng ở lần thứ \(10\) du khách thu về số tiền

\(u_{10}=u_1\cdot q^9=20000\cdot 2^9\).

Sau \(10\) lần chơi du khách đó đã có \(u_{10}-S_9=20000\).

Vậy du khách đó đã thắng \(20000\) đồng.

Bài tập 3

Cho tam giác \(ABC\) cân tại đỉnh \(A\), biết độ dài cạnh đáy \(BC\), đường cao \(AH\) và cạnh bên \(AB\) theo thứ tự lập thành cấp số nhân với công bội \(q\). Hãy tìm \(q^2\).

Đặt \(BC=x\) với \(x>0\).

Do \(BC\), \(AH\) và \(AB\) lập thành cấp số nhân với công bội \(q\) nên \(AH=qx\) và \(AB=q^2x\).

Ta có

\(AB^2=AH^2+BH^2\) \(\Rightarrow q^4x^2=q^2x^2+\displaystyle\frac{x^2}{4}\) \(\Rightarrow q^4-q^2-\displaystyle\frac{1}{4}=0\) \(\Rightarrow q^2=\displaystyle\frac{1+\sqrt{2}}{2}\).

Bài tập 4

Với hình vuông \(A_1B_1C_1D_1\) như hình vẽ bên, cách tô màu như hình được gọi là cách tô màu \(``\) đẹp \("\). Một nhà thiết kế tiến hành tô màu cho một hình vuông như hình bên, theo quy trình sau:

Bước 1. Tô màu \(``\) đẹp \("\) cho hình vuông \(A_1B_1C_1D_1\).

Bước 2. Tô màu \(``\) đẹp \("\) cho hình vuông \(A_2B_2C_2D_2\) là hình vuông ở chính giữa khi chia hình vuông \(A_1B_1C_1D_1\) thành \(9\) phần bằng nhau như hình vẽ.

Bước 3. Tô màu \(``\) đẹp \("\) cho hình vuông \(A_3B_3C_3D_3\) là hình vuông ở chính giữa khi chia hình vuông \(A_2B_2C_2D_2\) thành \(9\) phần bằng nhau. Cứ tiếp tục như vậy. Hỏi cần ít nhất mấy bước để tổng diện tích phần được tô màu chiếm nhiều hơn \(49,99\%\).

Dễ thấy, diện tích hình các bước tô chính là cấp số nhân với \(u_1=\displaystyle\frac{4}{9}\) và công bội \(q=\displaystyle\frac{1}{9}\).

Áp dụng công thức tính tổng cấp số nhân, ta có

\(S_n=u_1\cdot \displaystyle\frac{1-q^n}{1-q}\) \(=\displaystyle\frac{4}{9}\cdot \displaystyle\frac{1-\displaystyle\frac{1}{9^n}}{1-\displaystyle\frac{1}{9}}\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot \left(1-\displaystyle\frac{1}{9^n}\right)\).

Theo đề bài ta có\\

\(S_n>0.4999\) \(\Leftrightarrow 1-\displaystyle\frac{1}{9^n}>0.9998\) \(\Leftrightarrow 9^n>5000\Rightarrow n>3.87\).

Vậy cần ít nhất \(4\) bước để tổng diện tích phần được tô màu chiếm nhiều hơn \(49,99\%\) diện tích hình vuông ban đầu.

Bài tập 5

Cho hình vuông \(A_1B_1C_1D_1\) có cạnh bằng \(1\). Gọi \(A_{k+1}\), \(B_{k+1}\), \(C_{k+1}\), \(D_{k+1}\) thứ tự là trung điểm các cạnh \(A_kB_k\), \(B_kC_k\), \(C_kD_k\), \(D_kA_k\) (với \(k= 1, 2, \ldots\)). Chu vi của hình vuông \(A_{2018}B_{2018}C_{2018}D_{2018}\) bằng bao nhiêu?

Dễ thấy chu vi các hình vuông \(A_1B_1C_1D_1, A_1B_1C_1D_1 \ldots ,A_{2018}B_{2018}C_{2018}D_{2018}\) lập thành cấp số nhân \(u_1=4, u_2=2\sqrt{2}, \ldots\) và công bội \(q=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\).

\(\Rightarrow u_{2018}=u_1\cdot q^{2017}\) \(=4\cdot\left(\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\right)^{2017}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2^{1007}}\).

Chu vi của hình vuông \(A_{2018}B_{2018}C_{2018}D_{2018}\) bằng \(\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2^{1007}}\).