Chuyên đề 7. ĐẠO HÀM

 

 

Bài 1. ĐẠO HÀM

Mục lục

Dạng 1. Tính đạo hàm bằng định nghĩa

Dạng 2. Tính số gia của hàm số


 

 

Dạng 1. Tính đạo hàm bằng định nghĩa

Ví dụ 1/5

Cho hàm số \( f(x)= \begin{cases} (x-1)^2 & \text{nếu } x \geq 0 \\ -x^2+1 & \text{nếu } x<0 \end{cases}\). Đạo hàm của hàm số tại \( x=0 \) là:

Áp dụng công thức tính đạo hàm bằng định nghĩa

\( f'( 0 )=\lim\limits_{x\to0}\displaystyle\frac{f( x )-f( 0 )}{x-0}\)

Ta có : \( \lim\limits_{x\to 0^+}\displaystyle\frac{f( x )-f( 0 )}{x-0}= \lim\limits_{x\to 0^+}\displaystyle\frac{( x-1 )^2-1}{x-0} =2 \)

\( \lim\limits_{x\to 0^-}\displaystyle\frac{f( x )-f( 0 )}{x-0}= \lim\limits_{x\to 0^-}\displaystyle\frac{-x^2+1-1}{x-0} =0 \)

Vì \(\lim\limits_{x\to 0^+}\displaystyle\frac{f( x )-f( 0 )}{x-0} \neq \lim\limits_{x\to 0^-}\displaystyle\frac{f( x )-f( 0 )}{x-0} \) nên không tồn tại \( \lim\limits_{x\to 0} \displaystyle\frac{f( x )-f( 0 )}{x-0} \) do đó không tồn tại đạo hàm tại \(x=0\).

Ví dụ 2/5

Cho hàm số \(f(x)=\begin{cases}ax^2+bx+1 &\text{nếu\;}x\ge 0 \\ ax-b-1&\text{nếu\;}x<0\end{cases}\). Khi hàm số \(f(x)\) có đạo hàm tại \(x_0=0\). Hãy tính \(T=a+2b\).

Ta có \(f(0)=1,\lim\limits _{x\to 0^+ }f(x)=\lim\limits_{ x\to 0^+} (ax^2+bx+1)=1, \underset{x\to 0^-}{\mathop{\lim}}f(x)=\underset{x\to 0^-}{\mathop{\lim}}\left(ax-b-1\right)=-b-1.\)

Để hàm số có đạo hàm tại \(x_0=0\) thì hàm số phải liên tục tại \(x_0=0\) nên

\(f(0)=\underset{x\to 0^+}{\mathop{\lim}}f(x)=\underset{x\to 0^-}{\mathop{\lim}}f(x).\)

Suy ra \(-b-1=1\Leftrightarrow b=-2\).

Khi đó \(f(x)=\begin{cases}&ax^2-2x+1&\text{nếu }x\ge 0 \\ &ax+1&\text{nếu }x<0.\end{cases}\).

\(\begin{aligned}\text{Xét }&\underset{x\to 0^+}{\mathop{\lim}}\displaystyle\frac{f(x)-f(0)}{x}=\underset{x\to 0^+}{\mathop{\lim}}\displaystyle\frac{ax^2-2x+1-1}{x}=\underset{x\to 0^+}{\mathop{\lim}}\left(ax-2\right)=-2;\\&\underset{x\to 0^-}{\mathop{\lim}}\displaystyle\frac{f(x)-f(0)}{x}=\underset{x\to 0^-}{\mathop{\lim}}\displaystyle\frac{ax+1-1}{x}=\underset{x\to 0^-}{\mathop{\lim}}a=a.\end{aligned}\)

Hàm số có đạo hàm tại \(x_0=0\) thì \(a=-2\).

Vậy với \(a=-2, b=-2\) thì hàm số có đạo hàm tại \(x_0=0\) khi đó \(T=-6\).

Ví dụ 3/5

Cho hàm số \(y=f(x)\) xác định trên \(\mathbb{R}\) và thỏa mãn \(\lim\limits_{x\rightarrow 4}\displaystyle\frac{f(x)-f(4)}{x-4}=3\). Khẳng định nào sau đây đúng?

Theo định nghĩa đạo hàm tại \(x=4\), ta có

\(f'(4)=\lim\limits_{x\rightarrow 4}\displaystyle\frac{f(x)-f(4)}{x-4}=3\).

Ví dụ 4/5

Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm trên tập số thực \(\mathbb{R}\). Mệnh đề nào dưới đây đúng.

Theo định nghĩa thì

\(f'(x_0)=\lim\limits_{x \to x_0} \displaystyle\frac{f(x)-f(x_0)}{x-x_0}\) nên \(f'(2)=\lim\limits_{x \to 2} \displaystyle\frac{f(x)-f(2)}{x-2}\).

Ví dụ 5/5

Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm \(f'(2)=0\). Giá trị của biểu thức \(\lim\limits_{x\to 2}\displaystyle\frac{f(x)-f(2)}{x-2}\) bằng

Ta có \(f'(2)=\lim\limits_{x\to 2}\displaystyle\frac{f(x)-f(2)}{x-2}=0\).

 

 

Dạng 2. Tính số gia của hàm số

Ví dụ 1/5

Tính số gia của hàm số \(y=\displaystyle\frac{x^2}{2}\) tại điểm \(x_0=-1\) ứng với số gia \(\Delta x\).

Ta có

\begin{eqnarray*}\Delta y&=& f\left( x_0+\Delta x \right)-f\left( x_0 \right)=f\left( -1+\Delta x \right)-f\left( -1 \right)\\ &=& \displaystyle\frac{\left( -1+\Delta x \right)^2}{2}-\displaystyle\frac{1}{2}=\displaystyle\frac{1-2\Delta x+\left( \Delta x \right)^2}{2}-\displaystyle\frac{1}{2}\\ &=&\displaystyle\frac{1}{2}\left( \Delta x \right)^2-\Delta x.\end{eqnarray*}

Ví dụ 2/5

Tính số gia của hàm số \(y=x^2-4x+1\) tại điểm \(x_0\) ứng với số gia \(\Delta x\).

Ta có

\begin{eqnarray*}\Delta y&=&f\left( x_0+\Delta x \right)-f\left( x_0 \right)\\ &=&\left[\left( x_0+\Delta x \right)^2-4\left( x_0+\Delta x \right)+1 \right]-\left[ x_0^2-4x_0+1 \right]\\ &=&\Delta x\left( \Delta x+2x_0-4 \right).\end{eqnarray*}

Ví dụ 3/5

Tính số gia của hàm số \(y=\displaystyle\frac{1}{x}\) tại điểm \(x\) (bất kì khác \(0\)) ứng với số gia \(\Delta x\).

Ta có

\(\Delta y=f\left( x+\Delta x \right)-f(x)=\displaystyle\frac{1}{x+\Delta x}-\displaystyle\frac{1}{x}=-\displaystyle\frac{\Delta x}{x\left( x+\Delta x \right)}.\)

Ví dụ 4/5

Tính số gia của hàm số \(y=x^3+x^2+1\) tại điểm \(x_0\) ứng với số gia \(\Delta x=1\).

Ta có

\begin{eqnarray*}\Delta y &=&f\left( x_0+\Delta x \right)-f\left( x_0 \right)=f\left( x_0+1 \right)-f\left( x_0 \right)\\ &=&\left[\left( x_0+1 \right)^3+\left(x_0+1\right)^2+1 \right]-\left[ x_0^3+x_0^2+1 \right]\\ &=&3x_0^2+5x_0+2.\end{eqnarray*}

Ví dụ 5/5

Tính tỷ số \(\displaystyle\frac{\Delta y}{\Delta x}\) của hàm số \(y=3x+1\) theo \(x\) và \(\Delta x\).

Ta có \(\Delta y=f\left( x+\Delta x \right)-f(x)=\left[ 3\left( x+\Delta x \right)+1 \right]-\left[ 3x+1 \right]=3\Delta x\) \(\Rightarrow \displaystyle\frac{\Delta y}{\Delta x}=3\).

 

 

Bài 2. CÁC QUY TẮC TÍNH ĐẠO HÀM

Mục lục

Dạng 1. Tính đạo hàm của hàm đa thức

Dạng 2. Tính đạo hàm của hàm phân thức

Dạng 3. Tính đạo hàm của hàm lũy thừa, chứa căn

Dạng 4. Tính đạo hàm của hàm lượng giác

Dạng 5. Tính đạo hàm của hàm số mũ

Dạng 6. Tính đạo hàm của hàm lôgarit

Dạng 7. Tính đạo hàm theo quy tắc \((u^n)'\)

Dạng 8. Tính đạo hàm theo quy tắc \((uv)'\)

Dạng 9. Tính đạo hàm theo quy tắc \(\left(\dfrac{u}{v}\right)'\)

Dạng 10. Tính đạo hàm hợp

Dạng 11. Tính đạo hàm cấp hai


 

 

Dạng 1. Tính đạo hàm của hàm đa thức

Ví dụ 1/5

Cho hàm số \(f(x)=x^{3}+2 x^{2}-7 x+3\). Tập hợp tất cả các giá trị của \( x \) để \(f'(x)=0\) là

Ta có \( f'(x) =3x^2 +4x-7 \).

\( f'(x) =0\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=1\\&x=-\displaystyle\frac{7}{3}.\end{aligned}\right.\)

Vậy nghiệm của phương trình \( f'(x)=0 \) là \(\left\{-\displaystyle\frac{7}{3}; 1\right\}\).

Ví dụ 2/5

Cho hàm số \(f(x)=\displaystyle\frac{1}{3}x^3-2\sqrt{2}x^2+8x-1\). Tập hợp những giá trị của \(x\) để \(f'(x)=0\) là

Ta có \(f'(x)=x^2-4\sqrt{2}x+8\).

\(f'(x)=0\Leftrightarrow x=2\sqrt{2}\).

Ví dụ 3/5

Tính đạo hàm của hàm số \(f(x)=\left(x^3-2x^2\right)^2\).

Ta có

\begin{eqnarray*}f'(x)&=&2\left(x^3-2x^2\right) (x^3-2x^2)'\\ &=&2\left(3x^2-4x\right)\left(x^3-2x^2\right)\\ &=&2\left(3x^5-4x^4-6x^4+8x^3\right)\\ &=&6x^5-20x^4+16x^3.\end{eqnarray*}

Ví dụ 4/5

Đạo hàm của hàm số \(y=2 x^7-\displaystyle\frac{3}{x}+2 x\) tại \(x=-1\) bằng bao nhiêu?

Tập xác định: \(\mathscr{D}=\mathbb{R}\setminus\{0\}\).

Do \( y'(x)=14x^6+\displaystyle\frac{3}{x^2}+2 \) nên \( y'(-1)=19 \).

Ví dụ 5/5

Cho hàm số \(y=x^{4}-3 x^{2}+3 x-1\). Chọn đáp án đúng?

Ta có \( y'=4x^3-6x+3 \).

 

 

Dạng 2. Tính đạo hàm của hàm phân thức

Ví dụ 1/5

Cho hàm số \(y=\displaystyle\frac{2x+7}{1+x}\). Tính \(y'(0).\)

Ta có \(y'=\displaystyle\frac{-5}{(1+x)^2}\) suy ra \(y'(0) = -5\).

Ví dụ 2/5

Cho hàm số \(y=\displaystyle\frac{2x-3}{x-2}\). Khẳng định nào sau đây đúng?

Ta có \(y'=\displaystyle\frac{2\cdot (-2)-(-3)\cdot 1}{(x-2)^2}=\displaystyle\frac{-1}{(x-2)^2}\).

Ví dụ 3/5

Tính đạo hàm của hàm số \(y=\displaystyle\frac{1}{x^2-2x+5}\).

Ta có \(y'=\displaystyle\frac{-(x^2-2x+5)'}{(x^2-2x+5)^2}\) \(=\displaystyle\frac{-2x+2}{(x^2-2x+5)^2}.\)

Ví dụ 4/5

Tính đạo hàm của hàm số \(y=\displaystyle\frac{x(1-3x)}{x+1}\).

\(\bullet\,\) Ta có \(y=\displaystyle\frac{x(1-3x)}{x+1}=\displaystyle\frac{x-3x^2}{x+1}\).

\(\bullet\,\) Suy ra \(y'=\displaystyle\frac{(x-3x^2)'(x+1)-(x-3x^2)(x+1)'}{(x+1)^2}\) \(=\displaystyle\frac{(1-6x)(x+1)-(x-3x^2)}{(x+1)^2}=\displaystyle\frac{-3x^2-6x+1}{(x+1)^2}.\)

Ví dụ 5/5

Tính đạo hàm của hàm số \(y=\displaystyle\frac{x^2+2x-3}{x+2}.\)

Ta có \(y=x-\displaystyle\frac{3}{x+2}\Rightarrow y'=1+\displaystyle\frac{3}{(x+2)^2}\).

 

 

Dạng 3. Tính đạo hàm của hàm lũy thừa, chứa căn

Ví dụ 1/5

Cho hàm số \(y=\sqrt{x^2+1}\). Nghiệm của phương trình \(y'\cdot y=2x-1\) là

Ta có \(y'=\displaystyle\frac{2x}{2\sqrt{x^2+1}}\) \(=\displaystyle\frac{x}{\sqrt{x^2+1}}\).

Suy ra \(y'\cdot y=2x-1 \Leftrightarrow \displaystyle\frac{x}{\sqrt{x^2+1}}\cdot \sqrt{x^2+1}=2x-1\) \(\Leftrightarrow x=2x-1 \Leftrightarrow x=1\).

Ví dụ 2/5

Tính đạo hàm của hàm số \(y=\sqrt{4x-x^2}\).

Ta có \(y'=\displaystyle\frac{(4x-x^2)'}{2\sqrt{4x-x^2}}\) \(=\displaystyle\frac{4-2x}{2\sqrt{4x-x^2}}=\displaystyle\frac{2-x}{\sqrt{4x-x^2}}\).

Ví dụ 3/5

Hàm số \(y=\sqrt[3]{x^2}\) có đạo hàm là

Áp dụng công thức \(\left(\sqrt[n]{u}\right)'=\displaystyle\frac{u'}{n\cdot\sqrt[n]{u^{n-1}}}\).

Ta có \(y'=\displaystyle\frac{(x^2)'}{3\sqrt[3]{x^4}}= \displaystyle\frac{2}{3 \sqrt[3]{x}}\).

Ví dụ 4/5

Tính đạo hàm của hàm số \(y=\sqrt{1-3x^2}\).

Ta có \(y'=\displaystyle\frac{-3x}{\sqrt{1-3x^2}}\).

Ví dụ 5/5

Với \(f(x)=\sqrt{x-1}\) thì \(f'(2)\) bằng

Áp dụng công thức tính đạo hàm

\(f' ( x )=(\sqrt{x-1})'= \displaystyle\frac{1}{ 2 \sqrt{x-1}}\), thế \( x=2 \) ta được \(f'(2)=1\).

 

 

Dạng 4. Tính đạo hàm của hàm lượng giác

Ví dụ 1/5

Đạo hàm của hàm số \(y=\sin 2x + \sin \displaystyle\frac{\pi}{3}-1\) tại \(x=\displaystyle\frac{\pi}{3}\) là

\(y'= (\sin 2x )' + \left(\sin \displaystyle\frac{\pi}{3}\right)' - (1)'= (2x)' \cos 2x + 0 - 0 = 2 \cos 2x\).

\(\Rightarrow y'\left(\displaystyle\frac{\pi}{3}\right) =2 \cos \displaystyle\frac{2\pi}{3}=-1.\)

Ví dụ 2/5

Hàm số \(f(x)=\sin x+5\cos 2x+8\) có đạo hàm là

Ta có \(f'(x)=\cos x-10\sin 2x\).

Ví dụ 3/5

Cho hàm số \( f(x)=\tan \left(x-\displaystyle\frac{2\pi}{3}\right) \). Giá trị \( f'(0) \) bằng

Ta có \( f'(x)=1+\tan^2\left(x-\displaystyle\frac{2\pi}{3}\right).

\Rightarrow f'(0)=1+\tan^2\left(0-\displaystyle\frac{2\pi}{3}\right)=1+\left(\sqrt{3}\right)^2=4 \(.

Ví dụ 4/5

Cho hàm số \(y=\sin 2x\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

Ta có \(y'=(\sin 2x)'=(2x)'\cdot \cos 2x =2\cos 2x\).

Do đó \(y'\left( \displaystyle\frac{\pi }{6} \right)=2\cos \displaystyle\frac{\pi}{3}=1\).

Ví dụ 5/5

Cho hàm số \(f(x)=\cos x\). Tính \(f'\left(\displaystyle\frac{\pi}{2}\right)\).

\(f'(x)=-\sin x \Rightarrow f'\left(\displaystyle\frac{\pi}{2}\right) = -1\).

 

 

Dạng 5. Tính đạo hàm của hàm số mũ

Ví dụ 1/5

Tính đạo hàm của hàm số \(y=6^x\).

Ta có \(y'=6^x\ln 6\).

Ví dụ 2/5

Đạo hàm của hàm số \(y=2^{3x}\) là

Ta có \(\left (2^{3x}\right )'=2^{3x}3\ln 2.\)

Ví dụ 3/5

Đạo hàm của hàm số \(y=13^x\) là

Ta có

\(y'=13^x.\ln 13\).

Ví dụ 4/5

Tìm đạo hàm của hàm số \(f(x)=\left( \displaystyle\frac{1}{2}\right)^x\).

Ta có \(f(x)=\left( \displaystyle\frac{1}{2}\right)^x=2^{-x}\).

Theo công thức tính đạo hàm ta có

\(f'(x)=(-x)' 2^{-x} \ln 2 =-\left( \displaystyle\frac{1}{2}\right)^x \ln 2\).

Ví dụ 5/5

Hàm số \(y=2^{2x}\) có đạo hàm là

Ta có \(y'=2\cdot 2^{2x}\ln 2=2^{2x+1}\cdot \ln 2\).

 

 

Dạng 6. Tính đạo hàm của hàm lôgarit

Ví dụ 1/5

Đạo hàm của hàm số \(y=\ln (x+1)\) trên khoảng \((-1;+\infty)\) là

Ta có \(y'=\displaystyle\frac{(x+1)'}{x+1}\) \(=\displaystyle\frac{1}{x+1}\).

Ví dụ 2/5

Đạo hàm của hàm số \(y = \log_3 (4x + 1)\) là

Ta có \(y' = \displaystyle\frac{(4x + 1)'}{(4x + 1) \ln 3} \) \(= \displaystyle\frac{4}{(4x + 1) \ln 3}\).

Ví dụ 3/5

Tìm đạo hàm của hàm số \(y=\log_3 (4x+2)\).

\(y'=\displaystyle\frac{(4x+2)'}{(4x+2)\ln3}\) \(=\displaystyle\frac{4}{(4x+2)\ln3}\).

Ví dụ 4/5

Đạo hàm \(y'\) của hàm số \(y=\log_2(2x^2+x+3)\) là

\(y=\log_2(2x^2+x+3)\)

\(\Rightarrow y'=\displaystyle\frac{{(2x^2+x+3)}'}{(2x^2+x+3)\cdot \ln 2}\) \(=\displaystyle\frac{4x+1}{(2x^2+x+3)\cdot \ln 2}.\)

Ví dụ 5/5

Hàm số \(y=\ln(x^2+1)\) có đạo hàm là

Ta có \(y'=\left(\ln(x^2+1)\right)'\) \(=\displaystyle\frac{(x^2+1)'}{x^2+1}\) \(= \displaystyle\frac{2x}{x^2+1}\).

 

 

Dạng 7. Tính đạo hàm theo quy tắc \((u^n)'\)

Ví dụ 1/5

Đạo hàm của hàm số \(y=x+\sin ^{2} x\) là

Ta có \( y=x+\sin ^{2} x\) \(\Rightarrow y'=1+2\cos x\sin x=1+\sin 2x\).

Ví dụ 2/5

Cho hàm số \(y=(x^2-3x)^5\). Đạo hàm \(y'\) của hàm số là

Ta có \([(x^2-3x)^5]'\) \(=5(2x-3)(x^2-3x)^4\).

Ví dụ 3/5

Hàm số \(y=\left(5x-1\right)^4\) có đạo hàm là

Ta có \(y'=4(5x-1)^3\cdot (5x-1)'\) \(=20(5x-1)^3\).

Ví dụ 4/5

Đạo hàm của hàm số \(y=\left( x^3-2x^2 \right)^2\) bằng

Ta có \(y'=2\left( x^3-2x^2 \right)(3x^2-4x)\) \(=6x^5-20x^4+16x^3\).

Ví dụ 5/5

Tính đạo hàm của hàm số \(f(x)=\sin ^2 2 x-\cos 3 x\).

Hàm số \(f(x)=\sin ^2 2 x-\cos 3 x\) có đạo hàm là

\(f'(x)=2\cdot2\cdot \sin2x \cdot \cos2x+3\sin3x\) \(=2\sin4x+3\sin3x.\)

 

 

Dạng 8. Tính đạo hàm theo quy tắc \((uv)'\)

Ví dụ 1/5

Đạo hàm của hàm số \(f(x) = x\cot 2x\) là

Ta có: \(y' = (x)'\cdot\cot 2x + (\cot 2x)'\cdot x \) \(= \cot 2x - 2x(1 + \cot^2 2x)\) \(= -2x \cot^2 2x + \cot 2x - 2x\).

Ví dụ 2/5

Đạo hàm của hàm số \(y=x^3\cos x\) là

Ta có \(y'=(x^3)'\cdot \cos x+x^3\cdot (\cos x)'\) \(=3x^2\cos x-x^3\sin x\).

Ví dụ 3/5

Đạo hàm của hàm số \(y=(x+1)\sqrt{2-x}\) có dạng \(\displaystyle\frac{ax+b}{\sqrt{2-x}}\). Tổng \(2a+4b\) bằng

Ta có \(y'=\sqrt{2-x}-\displaystyle\frac{x+1}{2\sqrt{2-x}}\) \(=\displaystyle\frac{2(2-x)-(x+1)}{2\sqrt{2-x}}\) \(=\displaystyle\frac{-\displaystyle\frac{3}{2}x+\displaystyle\frac{3}{2}}{\sqrt{2-x}}\).

Suy ra \(\begin{cases} a=-\displaystyle\frac{3}{2}\\ b=\displaystyle\frac{3}{2}\end{cases}\Rightarrow 2a+4b=3\).

Ví dụ 4/5

Tính đạo hàm của hàm số \(y=\sqrt{x+1}\ln x\).

Ví dụ 5/5

Tính đạo hàm của hàm số \(y=(2x-1)\sqrt{x^2+x}.\)

Ta có

\(y'=(2x-1)'\sqrt{x^2+x}+(2x-1)(\sqrt{x^2+x})'\) \(=2\sqrt{x^2+x}+\displaystyle\frac{(2x-1)(2x+1)}{2\sqrt{x^2+x}}\) \(=2\sqrt{x^2+x}+\displaystyle\frac{4x^2-1}{2\sqrt{x^2+x}}.\)

 

 

Dạng 9. Tính đạo hàm theo quy tắc \(\left(\dfrac{u}{v}\right)'\)

Ví dụ 1/5

Tính đạo hàm của hàm số \(y=\displaystyle\frac{x-1}{\sqrt{x^2+1}}\).

Ta có

\begin{eqnarray*}y'&=&\displaystyle\frac{(x-1)'\sqrt{x^2+1}-(x-1)(\sqrt{x^2+1})'}{(\sqrt{x^2+1})^2}\\&=&\displaystyle\frac{\sqrt{x^2+1}-(x-1)\displaystyle\frac{x}{\sqrt{x^2+1}}}{(\sqrt{x^2+1})^2}\\&=&\displaystyle\frac{x^2+1-x^2+x}{(\sqrt{x^2+1})^3}\\&=&\displaystyle\frac{1+x}{\sqrt{(x^2+1)^3}}.\end{eqnarray*}

Ví dụ 2/5

Tính đạo hàm của hàm số \(y=\displaystyle\frac{x+1}{4^x}.\)

\(y'=\left(\displaystyle\frac{x+1}{4^x}\right)'\) \(=\displaystyle\frac{1\cdot 4^x -4^x (x+1)\ln 4}{4^{2x}}\) \(=\displaystyle\frac{1 - (x+1)\ln 4}{4^{x}}\) \(=\displaystyle\frac{1-2(x+1)\ln 2}{2^{2x}}.\)

Ví dụ 3/5

Đạo hàm của hàm số \(f(x)=\displaystyle\frac{\log_2x}{x}\) là

Tập xác định của hàm số \(\mathscr{D}=(0;+\infty)\).

Ta có

\(f'(x)=\displaystyle\frac{\left(\log_2x \right)'x-\left(\log_2x \right)\cdot(x)' }{x^2}\) \(=\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{1}{x\ln2}\cdot x-\log_2x}{x^2}\) \(=\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{1}{\ln2}-\log_2x}{x^2}\) \(=\displaystyle\frac{1-\ln x}{x^2\ln2}.\)

Ví dụ 4/5

Hàm số \(y=\displaystyle\frac{\sqrt{x-1}}{x}\) có đạo hàm là

Ta có

\begin{eqnarray*}y'&=&\left(\displaystyle\frac{\sqrt{x-1}}{x}\right)'\\&=&\displaystyle\frac{x\left( \sqrt{x-1}\right)'-\sqrt{x-1} \cdot (x)'}{x^2}\\ &=&\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{x}{2\sqrt{x-1}}-\sqrt{x-1}}{x^2}\\ &=&\displaystyle\frac{x-2(x-1)}{2x^2\sqrt{x-1}}\\ &=&\displaystyle\frac{2-x}{2x^2\sqrt{x-1}}.\end{eqnarray*}

Ví dụ 5/5

Đạo hàm của hàm số \(y=\displaystyle\frac{x+3}{\sqrt{x^{2}+1}}\) là

Ta có \(y'=\left(\displaystyle\frac{x+3}{\sqrt{x^{2}+1}}\right)'\) \(=\displaystyle\frac{(x+3)'(\sqrt{x^{2}+1})-(x+3)(\sqrt{x^{2}+1})'}{(\sqrt{x^{2}+1})^2}\) \(=\displaystyle\frac{\sqrt{x^{2}+1}-(x+3)\displaystyle\frac{x}{\sqrt{x^{2}+1}}}{x^{2}+1}\) \(=\displaystyle\frac{1-3 x}{\left(x^{2}+1\right) \sqrt{x^{2}+1}}\).

 

 

Dạng 10. Tính đạo hàm hợp

Ví dụ 1/5

Tính đạo hàm của hàm số \(y=\mathrm{e}^{\sin x}\).

\(y'=\left(\sin x\right)'\cdot \mathrm{e}^{\sin x}\) \(=\cos x\cdot\mathrm{e}^{\sin x}\).

Ví dụ 2/5

Cho hàm số \(f(x)=\sin\sqrt{x}-\cos\sqrt{x}\). Giá trị \(f'\left(\displaystyle\frac{\pi^2}{16}\right)\) bằng

Ta có \(f'(x)=\displaystyle\frac{1}{2\sqrt{x}}\cos \sqrt{x} + \displaystyle\frac{1}{2\sqrt{x}}\sin\sqrt{x}\).

Do đó \(f'\left(\displaystyle\frac{\pi^2}{16}\right) =\displaystyle\frac{2}{\pi}\cos\displaystyle\frac{\pi}{4} +\displaystyle\frac{2}{\pi}\sin\displaystyle\frac{\pi}{4}\) \(=\displaystyle\frac{2\sqrt{2}}{\pi}\).

Ví dụ 3/5

Cho \(f(x) = \mathrm{e}^{\mathrm{e}^x}\). Giá trị \(f'(1)\) bằng

\(f'(x) = \mathrm{e}^x \cdot \mathrm{e}^{\mathrm{e}^x}\)

\(\Rightarrow f'(1)=\mathrm{e}^{\mathrm{e}+1}\).

Ví dụ 4/5

Đạo hàm của hàm số \(f(x)=\sqrt{\ln(\ln x)}\) là

Ta có: \(f'(x)=\displaystyle\frac{1}{2\sqrt{\ln(\ln x)}}{(\ln(\ln x))'}\) \(=\displaystyle\frac {1}{2\sqrt{\ln(\ln x)}}\cdot\displaystyle\frac{1}{\ln x}{(\ln x)'}\) \(=\displaystyle\frac {1}{2x\ln x\sqrt{\ln(\ln x)}}\).

Vậy \(f'(x)=\displaystyle\frac{1}{2x\ln x\sqrt{\ln(\ln x)}}\).

Ví dụ 5/5

Cho hàm số \(y = \sin \sqrt{2 + x^2}\). Đạo hàm \(y'\) của hàm số là

\(y' = \cos \sqrt{2 + x^2} \cdot (\sqrt{2 + x^2})' \) \(= \cos \sqrt{2 + x^2} \cdot \displaystyle\frac{x}{\sqrt{2+ x^2}}\).

 

 

Dạng 11. Tính đạo hàm cấp hai

Ví dụ 1/5

Cho hàm số \(f(x)=\displaystyle\frac{2x-1}{x+1}\). Giải phương trình \(f'(x)=f''(x)\).

\(\bullet\,\) Ta có \(f'(x)=\displaystyle\frac{3}{(x+1)^2}\) \(\Rightarrow f''(x)=\displaystyle\frac{-2\left(x+1\right)\cdot 3}{(x+1)^4}=\displaystyle\frac{-6}{(x+1)^3}\).

\(\bullet\,\) Phương trình \(f'(x)=f''(x)\Leftrightarrow \displaystyle\frac{3}{(x+1)^2}=\displaystyle\frac{-6}{(x+1)^3}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}\displaystyle\frac{-2}{x+1}=1 \\ x\ne-1\end{cases}\Leftrightarrow x=-3.\)

Ví dụ 2/5

Cho hàm số \(y=\cos^2x\). Tính giá trị của \(y^{(3)}\left(\displaystyle\frac{\pi}{3}\right).\)

Ta có \(y'=-2\sin x\cos x=-\sin 2x\) \(\Rightarrow y''=-2\cos 2x\Rightarrow y^{(3)}=4\sin 2x\) \(\Rightarrow y^{(3)}\left(\displaystyle\frac{\pi}{3}\right)=2\sqrt{3}\).

Ví dụ 3/5

Cho hai hàm số \(f(x)=x^4-4x^2+3\) và \(g(x)=3+10x-7x^2\). Nghiệm của phương trình \(f''(x)+g'(x)=0\) là

\(\bullet\,\) Ta có \(\begin{cases} f'(x)=4x^3-8x \\ g'(x)=-14x+10\end{cases} \Rightarrow \begin{cases} f''(x)=12x^2-8 \\ g'x=-14x+10.\end{cases}\)

\(\bullet\,\) Khi đó, phương trình

\(f''(x)+g'(x)=0\Leftrightarrow \left(12x^2-8\right)+\left(-14x+10\right)=0\) \(\Leftrightarrow 12x^2-14x+2=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}& x=1 \\ & x=\displaystyle\frac{1}{6}.\end{aligned}\right.\)

Ví dụ 4/5

Cho hàm số \(y=A\sin \left(\omega x+\varphi \right)\) có đạo hàm là \(y'\) và \(y''\) và biểu thức \(M=y''+\omega^2y\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

Ta có \(y'=A\omega \cos \left(\omega x+\varphi \right)\Rightarrow y''=-A\omega^2sin\left(\omega x+\varphi \right)\).

Khi đó \(M= y'' + \omega^2 y = -A \omega^2 \sin (\omega x + \varphi) + A\omega^2 \sin (\omega x + \varphi) =0\).

Ví dụ 5/5

Cho hàm số \(y=-3x^3+3x^2-x+5\). Tính giá trị của \(y^{(3)}(2017).\)

Ta có \(y'=-9x^2+6x-1\Rightarrow y''=-18x+6\) \(\Rightarrow y^{(3)}=-18\).

Vậy \(y^(3)(2017) = -18\).

 

 

Bài 3. ỨNG DỤNG Ý NGHĨA CỦA ĐẠO HÀM

Mục lục

Dạng 1. Viết phương trình tiếp tuyến khi biết tiếp điểm

Dạng 2. Viết phương trình tiếp tuyến khi biết hệ số góc

Dạng 3. Viết phương trình tiếp tuyến khi chưa biết tiếp điểm lẫn hệ số góc

Dạng 4. Ý nghĩa vật lí của đạo hàm


 

 

Dạng 1. Viết phương trình tiếp tuyến khi biết tiếp điểm

Ví dụ 1/5

Cho hàm số \(y = -x^3 + 3x^2+ 1\). Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm \(A(3; 1)\) là

Ta có \(y' = -3x^2 + 6x\).

Gọi \(\Delta\) là phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm \(A(3; 1)\), ta có:

\(\Delta \colon y = y'(3)(x - 3) + y(3) \Rightarrow \Delta \colon y = -9x+28\).

Ví dụ 2/5

Cho đồ thị \((H)\colon y=\displaystyle\frac{2x-4}{x-3}\). Lập phương trình tiếp tuyến của đồ thị \((H)\) tại giao điểm của \((H)\) và \(Ox\).

Phương trình hoành độ giao điểm của \((H)\) với \(Ox\) là \(\displaystyle\frac{2x-4}{x-3}=0\Leftrightarrow x=2\).

Vậy \((H)\) cắt \(Ox\) tại \(A(2;0)\).

Ta có \(y'=\displaystyle\frac{-2}{(x-3)^2}\), suy ra phương trình tiếp tuyến của \((H)\) tại \(A\) là

\(y=y'(2)(x-2)\Leftrightarrow y=-2(x-2)=-2x+4.\)

Ví dụ 3/5

Tìm hệ số góc \(k\) của tiếp tuyến của parabol \(y=x^2\) tại điểm có hoành độ \(\displaystyle\frac{1}{2}\).

Ta có \(y'=2x\).

Vậy hệ số góc của tiếp tuyến là \(k=y'\left( \displaystyle\frac{1}{2} \right)=1\).

Ví dụ 4/5

Viết phương trình tiếp tuyến của đường cong \(y=x^3\) tại điểm có tung độ bằng \(8\).

\(\bullet\,\) Với \(y_0=8\Rightarrow x_0=2\).

\(\bullet\,\) Ta tính được \(k=y'\left( 2 \right)=12\).

\(\bullet\,\) Ta có \(\begin{cases} x_0=2 \\& {{y}_0}=8 \\ k=12\end{cases} \Rightarrow\) phương trình tiếp tuyến \(y-8=12\left( x-2 \right)\Leftrightarrow y=12x-16.\)

Ví dụ 5/5

Cho hàm số \(y=x^3+3x^2+1\;(C)\). Viết phương trình tiếp tuyến của \((C)\) tại điểm \(M(-1; 3)\).

Ta có \(y'=3x^2+6x\Rightarrow y'(-1)=-3\).

Phương trình tiếp tuyến của \((C)\) tại điểm \(M(-1; 3)\) là

\(y=-3(x+1)+3\Leftrightarrow y=-3x\).

 

 

Dạng 2. Viết phương trình tiếp tuyến khi biết hệ số góc

Ví dụ 1/5

Cho hàm số \((C)\colon y=x^3-3x+2\). Phương trình tiếp tuyến của \((C)\), biết rằng hệ số góc của tiếp tuyến đó bằng \(9\) là

Hàm số \(y=x^3-3x+2\) có tập xác định \(\mathbb{R}\), \(y'=3x^2-3\).

Giả sử tiếp tuyến của đồ thị \((C)\) tiếp xúc với \((C)\) tại điểm \(M(x_0,y_0)\). Khi đó theo bài ra tiếp tuyến có hệ số góc bằng \(9\) nên

\(3x_0^2-3=9 \Leftrightarrow x_0^2=4 \Leftrightarrow x_0=\pm 2.\)

\(\bullet\,\) Với \(x_0=2\), tiếp điểm \( M(2;4)\) nên phương trình tiếp tuyến tại \(M\) là \(y=9(x-2)+4 \Leftrightarrow y= 9x-14.\)

\(\bullet\,\) Với \(x_0=-2\), tiếp điểm \(M(-2;0)\) nên phương trình tiếp tuyến tại \(M\) là \(y=9(x+2)+0 \Leftrightarrow y= 9x+18.\)

Ví dụ 2/5

Cho hàm số \(y=\sqrt{3x-2}\). Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số biết tiếp tuyến song song với đường thẳng \(y=\displaystyle\frac{3}{2}x+\displaystyle\frac{1}{2}\) là

\(y'=\displaystyle\frac{3}{2\sqrt{3x-2}}\).

Gọi \(M(x_0; y_0)\) là tọa độ tiếp điểm. Khi đó hệ số góc tiếp tuyến là \(y'(x_0)=\displaystyle\frac{3}{2\sqrt{3x_0-2}}\).

Do tiếp tuyến song song với \(y=\displaystyle\frac{3}{2}x+\displaystyle\frac{1}{2}\) nên

\(y'(x_0)=\displaystyle\frac{3}{2\sqrt{3x_0-2}}=\displaystyle\frac{3}{2} \Leftrightarrow \sqrt{3x_0-2}=1 \Leftrightarrow x_0=1 \Rightarrow y_0=1.\)

Khi đó phương trình tiếp tuyến tại \(M(1;1)\) là

\(y=\displaystyle\frac{3}{2}(x-1)+1=\displaystyle\frac{3}{2}x-\displaystyle\frac{1}{2}.\)

Ví dụ 3/5

Cho hàm số \(y=\displaystyle\frac{x^7-x^2+1}{x^2+1}\) có đồ thị \((C)\). Tiếp tuyến với \((C)\) vuông góc với đường thẳng \(x+4y-1=0\) có hệ số góc bằng

Ta có \(x+4y-1=0\Leftrightarrow y=-\displaystyle\frac{1}{4}x+\displaystyle\frac{1}{4}\) \((d)\).

Gọi \(k\) là hệ số góc của tiếp tuyến với \((C)\) vuông góc với \(d\).

Suy ra \(k \cdot \left(-\displaystyle\frac{1}{4}\right)=-1\Leftrightarrow k=4\).

Vậy hệ số góc cần tìm \(k=4\).

Ví dụ 4/5

Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = \displaystyle\frac{2x - 3}{x + 1}\) song song với đường thẳng \(y = 5x + 17\) có phương trình là

Ta có \(y' = \displaystyle\frac{5}{(x + 1)^2}\). Gọi \((x_0;y_0)\) là tọa độ tiếp điểm. Do tiếp tuyến song song với đường thẳng \(y = 5x + 17\) nên hệ số góc của tiếp tuyến là

\begin{align*}&f'(x_0) = 5 \Rightarrow \displaystyle\frac{5}{(x_0 + 1)^2 } = 5\\ \Rightarrow &\left[\begin{aligned}x_0 &= 0\\ x_0 &= -2\end{aligned}\right.\end{align*}

\(\bullet\,\) Với \(x_0 = 0, y_0 = -3 \Rightarrow\) tiếp tuyến có phương trình là \(y = 5x - 3\).

\(\bullet\,\) Với \(x_0 = -2, y_0 = 7 \Rightarrow\) tiếp tuyến có phương trình là \(y = 5(x + 2) + 7 \Leftrightarrow 5x + 17\) (loại do trùng với đường thẳng đã cho).

Ví dụ 5/5

Cho hàm số \( y=f(x)=x^3-3x \) có đồ thị \( (C) \). Tìm số lượng tiếp tuyến của đồ thị \( (C) \) biết tiếp tuyến song song với đường thẳng có phương trình \( y=9x+16 \).

Ta có \( y'=3x^2-3 \).

Gọi \( M(x_0;y_0) \) là tiếp điểm.

Ta có hệ số góc tiếp tuyến là \( k=f'(x_0)=3x_0^2-3 \).

Hệ số góc của \( d\colon y=9x+16 \) là \( k_d=9 \).

Vì tiếp tuyến song song với \( d \) nên \( k=k_d\Leftrightarrow 3x_0^2-3=9\Leftrightarrow\left[\begin{aligned}&x_0=2\\&x_0=-2.\end{aligned}\right.\)

Với \( x_0=2\Rightarrow y_0=2 \) suy ra phương trình tiếp tuyến là \( y=9(x-2)+2=9x-16 \).

Với \( x_0=-2\Rightarrow y_0=-2 \) suy ra phương trình tiếp tuyến là \( y=9(x+2)-2=9x+16 \) (loại vì trùng với \( d \)).

Vậy có \( 1 \) tiếp tuyến của \( (C) \) song song với \( d \).

 

 

Dạng 3. Viết phương trình tiếp tuyến khi chưa biết tiếp điểm lẫn hệ số góc

Ví dụ 1/5

Cho hàm số \(y=x^3-5x^2+2\) có đồ thị \((C)\). Có bao nhiêu tiếp tuyến của \((C)\) đi qua điểm \(A(1 ; 2)\)?

Ta có \(y=3x^2-10x\).

Gọi tiếp điểm của tiếp tuyến cần tìm là \(M\left(x_0;x_0^3-5x_0^2+2\right)\).

Khi đó tiếp tuyến của đồ thị \((C)\) tại điểm \(M\) là \(y=y'\left(x_0\right)\left(x-x_0\right)+x_0^3-5x_0^2+2\) \(\Leftrightarrow y=\left(3x_0^2-10x_0\right)\left(x-x_0\right)+x_0^3-5x_0^2+2.\)

Vì tiếp tuyến đó đi qua \(A(1;2)\) nên ta có

\(2=\left(3x_0^2-10x_0\right)\left(1-x_0\right)+x_0^3-5x_0^2+2\) \(\Leftrightarrow 2x_0^3-8x_0^2+10x_0=0\) \(\Leftrightarrow x_0=0.\)

Khi đó \(M(0;2)\) và tiếp tuyến tại \(M\) có phương trình \(y=2\).

Vậy có một tiếp tuyến thỏa mãn bài toán.

Ví dụ 2/5

Từ điểm \(M(-1;-9)\) có thể kẻ được bao nhiêu tiếp tuyến đến đồ thị hàm số \(y=4x^3-6x^2+1\)?

\(y'=12x^2-12x\).

Gọi \(A(x_0;y_0)\) là tiếp điểm.

Phương trình tiếp tuyến tại \(A\) là

\(y=12(x_0^2-x_0)(x-x_0)+4x_0^3-6x_0^2+1\).

Do tiếp tuyến đi qua \(M(-1;-9)\) nên

\(-9=12(x_0^2-x_0)(-1-x_0)+4x_0^3-6x_0^2+1\) \(\Leftrightarrow -8x_0^3-6x_0^2+12x_0+10=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x_0=-1\\&x_0=\displaystyle\frac{5}{4}.\end{aligned}\right.\)

Suy ra có hai tiếp tuyến.

Ví dụ 3/5

Cho hàm số \(y=3x-4x^3\) có đồ thị \((C)\). Từ điểm \(M(1;3)\) có thể kẻ được bao nhiêu tiếp tuyến với \((C)\)?

Ta có \(y'=3-12x^2\). Phương trình tiếp tuyến tại tiếp điểm \(A(x_0;y_0)\) là \(y=y'(x_0)(x-x_0)+y_0\).

Do tiếp tuyến đi qua \(M(1;3)\) nên

\begin{eqnarray*}&&3=(3-12x_0^2)(1-x_0)+3x_0-4x_0^3\\&\Leftrightarrow& 8x_0^3-12x_0^2=0\\&\Leftrightarrow& \left[\begin{aligned}x_0=0\\x_0=\displaystyle\frac{2}{3}\end{aligned}\right.\end{eqnarray*}

Vậy từ \(M\) kẻ được \(2\) tiếp tuyến đến \((C)\).

Ví dụ 4/5

Cho đồ thị hàm số \((C)\colon y=-x^{3}+3x+2\). Số tiếp tuyến của đồ thị hàm số \((C)\) đi qua điểm \(A(3;0)\) là

Ta có \(y'=-3x^{2}+3\).

Gọi tọa độ tiếp điểm là \((a;-a^{3}+3a+2)\Rightarrow\) phương trình tiếp tuyến có dạng \(y=(-3a^2+3)(x-a)-a^{3}+3a+2\). Vì tiếp tuyến đi qua điểm \(A(3;0)\) nên

\((-3a^2+3)(3-a)-a^{3}+3a+2=0\) \(\Leftrightarrow\left[\begin{aligned}&a=-1\\ &a=\displaystyle\frac{11\pm\sqrt{33}}{4}\end{aligned}\right.\Rightarrow\) có \(3\) tiếp tuyến của đồ thị hàm số được kẻ từ điểm \(A(3;0)\).

Ví dụ 5/5

Có bao nhiêu tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y=x^3-3x^2+2\) đi qua điểm \(A(3;2)\)?

Xét điểm \(M(x_0;x_0^3-3x_0^2+2)\) thuộc đồ thị hàm số. Phương trình tiếp tuyến tại điểm \(M\) có dạng

\(y=(3x_0^2-6x_0)(x-x_0)+x_0^3-3x_0^2+2.\)

Tiếp tuyến này qua \(A(3;2)\) khi và chỉ khi

\begin{align*}&2=(3x_0^2-6x_0)(3-x_0)+x_0^3-3x_0^2+2\\\Leftrightarrow\ &-2x_0^3+12x_0^2-18x_0=0\Leftrightarrow\left[\begin{aligned}&x_0=0\\ &x_0=3.\end{aligned}\right.\end{align*}

Vậy có hai tiếp tuyến đi qua \(A\) là \(y=2\) và \(y=9x-25\).

 

 

Dạng 4. Ý nghĩa vật lí của đạo hàm

Ví dụ 1/5

Một chất điểm chuyển động có phương trình \(S=t^3-3t^2+4t\), trong đó \(t\) được tính bằng giây và \(S\) được tính bằng mét. Tìm gia tốc của chất điểm tại thời điểm vận tốc bằng \(1\) (m/s).

Phương trình vận tốc \(v(t)=S'=3t^2-6t+4\).

Phương trình gia tốc \(a(t)=v'(t)=6t-6\).

Khi vận tốc bằng \(1\) (m/s) thì ta có phương trình \(3t^2-6t+4=1\Leftrightarrow 3t^2-6t+3=0\Leftrightarrow t=1\).

Do đó khi vận tốc bằng \(1\) (m/s) thì gia tốc của vật là \(a(1)=6\cdot 1 -6=0\) m/s\(^2\).

Ví dụ 2/5

Phương trình chuyển động của chất điểm được biểu thị bởi công thức \(s(t)=3t-5t^2\), trong đó \(s\) tính bằng mét (m), \(t\) tính bằng giây (s). Gia tốc của chất điểm tại thời điểm \(t=6\) s bằng

Gia tốc chất điểm tính theo công thức \(a=s''(t)=-10\).

Do đó gia tốc chất điểm tại thời điểm \(t=6\) s bằng \(-10\) m/s\(^2\).

Ví dụ 3/5

Một vật chuyển động theo thời gian \(t\) (giây) với quãng đường được tính bằng mét theo hàm số \(s(t)=t^2-4t+18\). Tính vận tốc của vật tại thời điểm \(t=20\).

\(v(t)=s'(t)=2t-4\). Vận tốc của vật tại thời điểm \(t=20\) là \(v(20)=2 \cdot 20 -4=36\) (m/s).

Ví dụ 4/5

Cho chuyển động được xác định bởi phương trình \(S(t)=t^{3}-3t^{2}+t+11\), trong đó \(t\) được tính bằng giây và \(S\) được tính bằng mét. Vận tốc của chuyển động khi \(t=2\) giây là

Ta có \(S'(t)=3t^{2}-6t+1\Rightarrow v(2)=S'(2)=1\).

Ví dụ 5/5

Trong một chuyển động thẳng, chất điểm chuyển động xác định bởi phương trình \(s(t)=t^3-3t^2+3t+10\), trong đó thời gian \(t\) tính bằng giây và quãng đường \(s\) tính bằng mét. Gia tốc của chất điểm tại thời điểm chất điểm dừng lại là

Ta có \(v(t)=s'(t)=3t^2-6t+3\), \(v(t)=0\Leftrightarrow 3t^2-6t+3=0\Leftrightarrow t=1\).

Ta có \(a(t)=v'(t)=6t-6\Rightarrow a(1)=0\).