Chuyên đề 9. PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG

 

 

Bài 1. TỌA ĐỘ CỦA VÉCTƠ

Mục lục

Dạng 1. Xác định tọa độ của điểm, tọa độ của véctơ

Dạng 2. Tìm tọa độ của tổng, hiệu các véctơ

Dạng 3. Tìm tọa độ trung điểm

Dạng 4. Tìm tọa độ trọng tâm

Dạng 5. Tọa độ đỉnh thứ tư của hình bình hành

Dạng 6. Tìm tọa độ của điểm thỏa mãn đẳng thức véctơ

Dạng 7. Biểu diễn qua hai véctơ không cùng phương

Dạng 8. Điều kiện để hai véctơ cùng phương

Dạng 9. Tích vô hướng của hai véctơ

Dạng 10. Điều kiện để hai véctơ vuông góc

Dạng 11. Tính độ dài véctơ. Khoảng cách giữa hai điểm

Dạng 12. Tính góc giữa hai véctơ

Dạng 13. Tìm tọa độ của điểm đặc biệt trong tam giác


 

 

Dạng 1. Xác định tọa độ của điểm, tọa độ của véctơ

Ví dụ 1/5

Trong hệ trục \(\left(O;\overrightarrow{i}; \overrightarrow{j}\right)\), tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{u} = 3\overrightarrow{j} + 2\overrightarrow{i}\) là

Nếu \(\overrightarrow{u}=a\cdot \overrightarrow{i}+b \cdot \overrightarrow{j}\) thì \(\overrightarrow{u}=(a;b)\). Vậy từ \(\overrightarrow{u} = 3\overrightarrow{j} + 2\overrightarrow{i}\), suy ra \(\overrightarrow{u}=(2;3)\).

Ví dụ 2/5

Trong hệ trục \((O,\overrightarrow{i},\overrightarrow{j})\), tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{a}=\overrightarrow{i}+\overrightarrow{j}\) là

Do \(\overrightarrow{i}+\overrightarrow{j}=1\cdot \overrightarrow{i}+1\cdot \overrightarrow{j}\) nên \(\overrightarrow{i}+\overrightarrow{j}=(1;1)\).

Ví dụ 3/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), nếu véc-tơ \(\overrightarrow{a} = 26\overrightarrow{i} + 12\overrightarrow{j}\) thì

Ta có \(\overrightarrow{a} = 26\overrightarrow{i} + 12\overrightarrow{j} = \left(26;12\right)\).

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng \(\left(O;\overrightarrow{i};\overrightarrow{j}\right)\), cho véc-tơ \(\overrightarrow{u}=2\overrightarrow{i}-\overrightarrow{j}\). Khi đó, tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{u}\) là?

Tọa độ véc-tơ \(\overrightarrow{u}\) là \(\overrightarrow{u}=(2;-1)\).

Ví dụ 5/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\) cho \(A(5;2)\), \(B(10;8)\). Tọa độ của\overrightarrowtơ \(\overrightarrow{AB}\) là

Ta có \(\overrightarrow{AB}=(x_B-x_A;y_B-y_A)\), suy ra \(\overrightarrow{AB}=(5;6)\).

 

 

Dạng 2. Tìm tọa độ của tổng, hiệu các véctơ

Ví dụ 1/5

Cho \(\overrightarrow{a}=\left(2;-4\right)\), \( \overrightarrow{b}=\left(-5;3\right)\). Tìm tọa độ của \(\overrightarrow{u}=2\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}\).

Ta có \(\begin{cases}2\overrightarrow{a}=\left(4;-8\right) \\ -\overrightarrow{b}=\left(5;-3\right)\end{cases}\) \(\Rightarrow \overrightarrow{u}=2\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}\) \(=\left(4+5;-8-3\right)=\left(9;-11\right)\).

Ví dụ 2/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho các véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(-2;1)\), \(\overrightarrow{b}=(1;-3)\) và \(\overrightarrow{c}=(0;2).\) Tính tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}+\overrightarrow{c}.\)

Ta có \(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}+\overrightarrow{c}=(-2+1+0;1-3+2)\) \(\Rightarrow \overrightarrow{u}=(-1;0).\)

Ví dụ 3/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho ba điểm \(A(-2;-3)\), \(B(1;4)\), \(C(3;1)\). Đặt \(\overrightarrow{v}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC}\). Hỏi tọa độ \(\overrightarrow{v}\) là cặp số nào?

Ta có \(\overrightarrow{AB}=(3;7)\) và \(\overrightarrow{AC}=(5;4)\).

Do đó \(\overrightarrow{v}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC}=(8;11)\).

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng \(O x y\), cho \(\overrightarrow{a} = (4; -7)\), \(\overrightarrow{b} = (-1; 3)\). Tọa độ \(2 \overrightarrow{a} - \overrightarrow{b}\) là

Ta có \(2 \overrightarrow{a} = (8; -14)\). Suy ra \(2 \overrightarrow{a} - \overrightarrow{b}\) có tọa độ là \((9; -17)\).

Ví dụ 5/5

Cho \(\overrightarrow{a}=\left(3;-4\right)\), \( \overrightarrow{b}=\left(-1;2\right)\). Tìm tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}\).

Ta có \(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}=\left(3+\left(-1\right);-4+2\right)=\left(2;-2\right)\).

 

 

Dạng 3. Tìm tọa độ trung điểm

Ví dụ 1/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\) cho điểm \(I(1;2).\) Điểm \(A\), \(B\) lần lượt thuộc các trục \(Ox\), \(Oy\) sao cho \(I\) là trung điểm \(AB.\) Tìm tọa độ điểm \(A.\)

Vì \(A\in Ox, B\in Oy\) nên \(A(a;0), B(0;b)\) mà \(I\) là trung điểm của \(AB\) suy ra \(x_A+x_B=2\cdot x_I\) hay \(a=2.\)

Ví dụ 2/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho hai điểm \(A(2;3)\), \(I(1;-2)\). Xác định toạ độ điểm \(B\) để \(I\) là trung điểm của \(AB\).

Gọi toạ độ điểm \(B\) là \(B(x,y)\).

Khi đó ta có: \(\begin{cases}\displaystyle\frac{2+x}{2}=1 \\ \displaystyle\frac{3+y}{2}=-2\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x=0 \\ y=-7\end{cases}\).

Vậy toạ độ điểm \(B\) là \(B(0;-7)\).

Ví dụ 3/5

Trong hệ tọa độ \(Oxy\), cho \(A(4;1)\), \(B(3;2)\). Tìm tọa độ \(M\) sao cho \(B\) là trung điểm của \(AM\).

Do \(B\) là trung điểm của \(AM\) nên \(\begin{cases}3=\displaystyle\frac{x_M+4}{2}\\ 2=\displaystyle\frac{y_M+1}{2}\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x_M=2\\ y_M=3.\end{cases}\)

Suy ra \(M(2;3).\)

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho hai điểm \(A(-2;3)\), \(B(2;5)\). Tọa độ trung điểm của đoạn \(BA\) là

Gọi \(M\) là trung điểm \(BA\), ta có \(\begin{cases}x_M=\displaystyle\frac{x_A+x_B}{2}=\displaystyle\frac{-2+2}{2}=0\\y_M=\displaystyle\frac{y_A+y_B}{2}=\displaystyle\frac{3+5}{2}=4.\end{cases}\)

Vậy \(M(0;4)\).

Ví dụ 5/5

Trong mặt phẳng \(O x y\), cho tam giác \(ABC\) biết \(A (1; 3)\), \(B (-3; 4)\), \(C (2; 2)\). Gọi \(M\) là trung điểm \(BC\). Khi đó tọa độ \(\overrightarrow{AM}\) là

Ta có \(M \left(- \displaystyle\frac{1}{2}; 3 \right) \Rightarrow \overrightarrow{AM} = \left(- \displaystyle\frac{3}{2}; 0\right)\).

 

 

Dạng 4. Tìm tọa độ trọng tâm

Ví dụ 1/5

Trong hệ tọa độ \(Oxy\), cho tam giác \(ABC\) có \(C\left(-2;-4\right)\), trọng tâm \(G\left(0;4\right)\) và trung điểm cạnh \(BC\) là \(M\left(2;0\right)\). Tổng hoành độ của điểm \(A\) và \(B\) là

Vì \(M\) là trung điểm \(BC\) nên \(\begin{cases} x_B=2x_M-x_C=2\cdot 2-\left(-2\right)=6 \\ y_B=2y_M-y_C=2\cdot 0-\left(-4\right)=4 \end{cases}\Rightarrow B\left(6;4\right)\).

Vì \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\) nên \(\begin{cases} x_A=3x_G-x_B-x_C=-4 \\ y_A=3y_G-y_B-y_C=12\end{cases}\Rightarrow A\left(-4;12\right)\).

Suy ra \(x_A+x_B=2\).

Ví dụ 2/5

Cho tam giác \(ABC\) biết \(A(2;3)\), \(B(0;-1)\), \(C(1;-4)\). Tọa độ trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC\) là

Gọi \(G(x_G;y_G)\) là trọng tâm tam giác \(ABC\).

\(\begin{cases}x_G=\displaystyle\frac{x_A+x_B+x_C}{3}=\displaystyle\frac{2+0+1}{3}=1\\y_G=\displaystyle\frac{y_A+y_B+y_C}{3}=\displaystyle\frac{3-1-4}{3}=-\displaystyle\frac{2}{3}\end{cases}\).

Vậy \(G\left(1;-\displaystyle\frac{2}{3}\right)\).

Ví dụ 3/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho tam giác \(ABC\) có \(A(2;-3), B(4;1)\), trọng tâm \(G(-4;2)\). Khi đó tọa độ điểm \(C\) là

Đặt \(C(x_C;y_C)\).

Do \(G\) là trọng tâm \(\triangle ABC\) nên \(\left\{\begin{aligned}&x_A+x_B+x_C=3x_G \\ &y_A+y_B+y_C=3y_G\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&x_C=3x_G-x_A-x_B \\&y_C=3y_G-y_A-y_B.\end{aligned}\right.\)

Vậy \(C(-18;8)\).

Ví dụ 4/5

Cho \(\triangle ABC\) có \(A(-1;6)\), \(B(5;-1)\), \(C(2;7)\). Tọa độ trọng tâm \(G\) của \(\triangle ABC\) là

Áp dụng công thức trọng tâm trong tam giác ta có

\(\begin{cases}x_G=\displaystyle\frac{x_A+x_B+x_C}{3}\\ y_G=\displaystyle\frac{y_A+y_B+y_C}{3}\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x_G=2\\ y_G=4\end{cases}\Rightarrow G(2;4).\)

Ví dụ 5/5

Trong hệ tọa độ \(Oxy\), cho \(A(3;3)\), \(B(5;5)\), \(C(6;9)\). Tìm tọa độ \(D\) sao cho \(A\) là trọng tâm tam giác \(BCD\).

Do \(A\) là trọng tâm của tam giác \(BCD\) nên

\(\begin{cases}3=\displaystyle\frac{5+6+x_D}{3}\\3=\displaystyle\frac{5+9+y_D}{3}\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x_D=-2\\y_D=-5\end{cases}\Rightarrow D(-2;-5).\)

 

 

Dạng 5. Tọa độ đỉnh thứ tư của hình bình hành

Ví dụ 1/5

Cho hình bình hành \(ABCD\) biết \(A(-2;0)\), \(B(2;5)\), \(C(6;2)\). Tọa độ điểm \(D\) là

Gọi \(D(x_D;y_D)\) là điểm cần tìm.

Để \(ABCD\) là hình bình hành thì \(\overrightarrow{AB} = \overrightarrow{DC}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}4 = 6 - x_D\\5 = 2 - y_D\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x_D = 2\\y_D = -3\end{cases} \Rightarrow D(2;-3)\).

Ví dụ 2/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho ba điểm \(A(-1;1)\), \(B(1;3)\) và \(C(5;2)\). Gọi \(D\) là đỉnh thứ tư của hình bình hành \(ABCD\). Tìm tọa độ \(D\).

Gọi tọa độ \(D(x;y)\). Ta có \(ABCD\) là hình bình hành khi

\(\overrightarrow{AD}=\overrightarrow{BC}\Leftrightarrow \begin{cases}x+1=4\\ y-1=-1\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x=3\\ y=-2.\end{cases}\)

Vậy tọa độ \(D(3;-2)\).

Ví dụ 3/5

Trong hệ tọa độ \(Oxy\), cho ba điểm \(A\left(0;-3\right)\), \( B\left(2;1\right)\), \( D\left(5;5\right)\). Tìm tọa độ điểm \(C\) để tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành.

Gọi \(C\left(x;y\right)\).

Ta có \( \overrightarrow{AB}=\left(2;4\right) \), \( \overrightarrow{DC}=\left(x-5;y-5\right) \).

Tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành

\(\Leftrightarrow \overrightarrow{AB}=\overrightarrow{DC}\) \(\Leftrightarrow\begin{cases}2=x-5 \\ 4=y-5\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x=7 \\ y=9\end{cases}\) \(\Rightarrow C\left(7;9\right)\).

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho \(M(-3;1)\), \(N(1;4)\), \(P(5;3)\). Tọa độ điểm \((Q)\) sao cho \(MNPQ\) là hình bình hành là

Giả sử \(Q(x;y)\). Ta có \(\overrightarrow{MN}=(4;3)\) và \(\overrightarrow{QP}=(5-x;3-y)\).

Tứ giác \(MNPQ\) là hình bình hành khi và chỉ khi \(\overrightarrow{MN}=\overrightarrow{QP}\Leftrightarrow \begin{cases}5-x=4\\3-y=3\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x= 1\\y=0\end{cases}\).

Vậy \(Q(1;0)\).

Ví dụ 5/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho hình bình hành \(ABCD\) biết \(A(1; 3)\), \(B(-2; 0)\), \(C(2; -1)\). Khi đó tọa độ điểm \(D\) là

Gọi \(D(x; y)\), ta có \(ABCD\) là hình bình hành \(\Leftrightarrow \overrightarrow{AD} = \overrightarrow{BC}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x - 1 = 4 \\ y - 3 = -1\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x = 5 \\ y = 2.\end{cases}\)

Vậy \(D(5; 2)\).

 

 

Dạng 6. Tìm tọa độ của điểm thỏa mãn đẳng thức véctơ

Ví dụ 1/5

Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ \( Oxy \), cho hai điểm \( A(-3;2) \), \( B(1;4) \). Tìm tọa độ điểm \( M \) thỏa mãn \( \overrightarrow{AM}=-2\overrightarrow{AB} \).

Ta có \( \overrightarrow{AB}=(4;2) \), \( \overrightarrow{AM}=(x_{\tiny{M}}+3;y_{\tiny{M}}-2) \). Vì \( \overrightarrow{AM}=-2\overrightarrow{AB} \) nên

\(\begin{cases}x_{\tiny{M}}+3=-2\cdot 4\\ y_{\tiny{M}}-2=-2\cdot 2\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}x_{\tiny{M}}=-11\\ y_{\tiny{M}}=-2.\end{cases}\)

Ví dụ 2/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho hai điểm \(A(2;1)\) và \(B(0;-1)\). Tìm toạ độ điểm \(E\) thoả mãn đẳng thức véc-tơ \(\overrightarrow{BE} + 2\overrightarrow{AO} = \overrightarrow{0}\).

#Gọi \(E(x;y)\) thì ta được \(\overrightarrow{BE} = (x;y+1)\), \(2 \overrightarrow{OA} = (4;2)\).

Suy ra \(\overrightarrow{BE} + 2\overrightarrow{AO} = \overrightarrow{0} \Leftrightarrow \overrightarrow{BE} - 2\overrightarrow{OA} = \overrightarrow{0}\)

\(\Rightarrow \begin{cases}x-4=0\\y-1=0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x=4\\y=1\end{cases}\Rightarrow E(4;1)\).

Ví dụ 3/5

Trong mặt phẳng \((Oxy)\), cho \(A(1;3)\), \( B(5;1)\). Tìm tọa độ điểm \(I\) thỏa \(\overrightarrow{OI}=\overrightarrow{AB}\).

Gọi \(I(x;y)\). Khi đó \(\overrightarrow{OI}=(x;y)\), \(\overrightarrow{AB}=(4;-2)\).

Theo đề bài ta có

\(\left\{\begin{aligned}&x=4\\&y=-2\end{aligned}\right.\).

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho ba điểm \(A(-1;1)\), \(B(-1;-1)\), \(C(-2;3)\). Tìm tọa điểm \(D\) sao cho \(\overrightarrow{BD}=2\overrightarrow{AC}\).

\(\bullet\,\) Gọi \(D(x;y)\). Có \(\overrightarrow{BD}=(x+1;y+1)\), \(\overrightarrow{AC}=(-1;2)\).

\(\bullet\,\) \(\overrightarrow{BD}=2\overrightarrow{AC}\Leftrightarrow\begin{cases}x+1=2\cdot(-1)\\y+1=2\cdot2\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x=-3\\y=3.\end{cases}\)

Vậy \(D(-3;3)\).

Ví dụ 5/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho hai điểm \(M(1;-2)\) và \(N(-1;0)\). Tìm tọa độ điểm \(P\) sao cho \(\overrightarrow{PM}=3\overrightarrow{PN}\).

Giả sử \(P(x;y)\). Khi đó, ta có

\(\overrightarrow{PM}=3\overrightarrow{PN}\Leftrightarrow\begin{cases}1-x=3(-1-x)\\-2-y=3(0-y)\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}x=-2\\y=1.\end{cases}\)

Vậy \(P(-2;1)\).

 

 

Dạng 7. Biểu diễn qua hai véctơ không cùng phương

Ví dụ 1/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho ba véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(2;-7)\), \(\overrightarrow{b}=(1;-3)\), \(\overrightarrow{c}=(1;-5)\). Ta phân tích \(\overrightarrow{c}\) theo hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{b}\) như sau \(\overrightarrow{c}=m\overrightarrow{a}+n\overrightarrow{b}\). Tổng \(m+n\) bằng

Ta có \(\overrightarrow{c}=m\overrightarrow{a}+n\overrightarrow{b}\Leftrightarrow\begin{cases}2m+n=1\\7m+3n=5\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}m=2\\n=-3.\end{cases}\)

Vậy \(m+n=2-3=-1\).

Ví dụ 2/5

Cho \(4\) điểm \(A(3;0)\), \(B(0;4)\), \(C(4;2)\), \(D(1;1)\). Tìm hai số \(m\), \(n\) thỏa mãn \(\overrightarrow{DC}=m\overrightarrow{DA}+n\overrightarrow{DB}\).

Ta có hệ phương trình sau \(\begin{cases}x_C-x_D=m(x_A-x_D)+n(x_B-x_D)\\ y_C-y_D=m(y_A-y_D)+n(y_B-y_D)\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}2m-n=3\\ -m+3n=1\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}m=2\\ n=1.\end{cases}\)

Ví dụ 3/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho \(\triangle ABC\) có \(B(-7 ; 2)\), \(C(2 ; 5)\) và trọng tâm \(G(-3 ; 5)\). Điểm \(M\) trên \(AB\) sao cho \(MG \parallel BC\). Tọa độ điểm \(M\) là

Gọi \(N\) là trung điểm của \(BC\).

Vì \(M\) nằm trên \(AB\) sao cho \(MG \parallel BC\) nên \(\displaystyle\frac{GM}{NB}=\displaystyle\frac{AG}{AN}=\displaystyle\frac{2}{3}\), \(\overrightarrow{GM}\) và \(\overrightarrow{NB}\) cùng hướng.

Do vậy ta có \(\overrightarrow{GM} =\displaystyle\frac{1}{3}\overrightarrow{CB}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x_M-x_G=\frac{1}{3}\left(x_B-x_C\right) \\ y_M-y_G=\frac{1}{3}\left(y_B-y_C\right)\end{cases}\) \(\Leftrightarrow\begin{cases}x_M+3=-3 \\ y_M-5=-1\end{cases}\) \(\Leftrightarrow\begin{cases}x_M=-6 \\ y_M=4.\end{cases}\)

Vậy \(M(-6; 4).\)

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho ba véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(3;-7)\), \(\overrightarrow{b}=(-5;4)\), \(\overrightarrow{c}=(1;2)\). Giá trị của \(m\), \(n\) để \(\overrightarrow{a}=m\overrightarrow{b}+n\overrightarrow{c}\) là

Ta có

\begin{align*}&\overrightarrow{a}=m\overrightarrow{b}+n\overrightarrow{c}\\ \Leftrightarrow& \begin{cases}-5m+n=3\\ 4m+2n=-7\end{cases}\\ \Leftrightarrow& \begin{cases}m=-\displaystyle\frac{13}{14}\\ n=-\displaystyle\frac{23}{14}.\end{cases}\end{align*}

Ví dụ 5/5

Cho các véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(4;-2),\overrightarrow{b}=(-1;-1),\overrightarrow{c}=(2;5)\). Phân tích véc-tơ \(\overrightarrow{b}\) theo hai véc-tơ \(\overrightarrow{a} \text{và} \overrightarrow{c}\), ta được:

Ta có \(\overrightarrow{b}=m\overrightarrow{a}+n\overrightarrow{c}\)

\(m\overrightarrow{a}=(4m;-2m);n\overrightarrow{c}=(2n;5n) \Rightarrow m\overrightarrow{a}+n\overrightarrow{c}=(4m+2n;-2m+5n)\)

Do \(\overrightarrow{b}=m\overrightarrow{a}+n\overrightarrow{c}\) nên \(\begin{cases}-1=4m+2n\\-1=-2m+5n\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}4m+2n=-1\\-4m+10n=-2\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}m=-\displaystyle\frac{1}{8}\\n=-\displaystyle\frac{1}{4}\end{cases}\) \(\Rightarrow \overrightarrow{b}=-\displaystyle\frac{1}{8}\overrightarrow{a}-\displaystyle\frac{1}{4}\overrightarrow{c}\).

 

 

Dạng 8. Điều kiện để hai véctơ cùng phương

Ví dụ 1/5

Cho hai véc-tơ \(\overrightarrow{u}=(2m-1)\overrightarrow{i}+(3-m)\overrightarrow{j}\) và \(\overrightarrow{v}=2\overrightarrow{i}+3\overrightarrow{j}\). Tìm \(m\) để hai véc-tơ cùng phương.

Để \(\overrightarrow{u}\) và \(\overrightarrow{v}\) cùng phương, ta cần \(\displaystyle\frac{2m-1}{2}=\displaystyle\frac{3-m}{3} \Leftrightarrow m=\displaystyle\frac{9}{8}\).

Ví dụ 2/5

Cho \(A(-2m;-m)\), \(B(2m;m)\). Với giá trị nào của \( m \) thì đường thẳng \( AB \) đi qua \( O \)?

\(\bullet\,\) Với \( m=0 \) ta thấy \(A\), \(B\), \(O\) trùng nhau.

\(\bullet\,\) Với \(m\ne 0\) thì nhận thấy \( \begin{cases}\displaystyle\frac{x_A+x_B}{2}=0\\\displaystyle\frac{y_A+y_B}{2}=0\end{cases}\) hay \( O \) là trung điểm của \( AB \).

Do đó \(A\), \(O\), \(B\) thẳng hàng.

Do đó với mọi \( m \) thì đường thẳng \( AB \) luôn đi qua \( O \).

Ví dụ 3/5

Khẳng định nào trong các khẳng định sau là đúng?

Ta có \( \overrightarrow{a}=\sqrt{2}\overrightarrow{b} \) nên hai véc-tơ \( \overrightarrow{a} \) và \( \overrightarrow{b} \) cùng hướng.

Ví dụ 4/5

Cho tam giác \(ABC\), \(M\) và \(N\) là hai điểm thỏa mãn: \(\overrightarrow{BM}=\overrightarrow{BC}-2\overrightarrow{AB}\), \(\overrightarrow{CN}=x\overrightarrow{AC}-\overrightarrow{BC}\). Xác định \(x\) để \(A\), \(M\), \(N\) thẳng hàng.

Ta có

\(\begin{aligned}&\overrightarrow{BM}=\overrightarrow{BC}-2\overrightarrow{AB}\\ \Leftrightarrow &\overrightarrow{AM}=\overrightarrow{BC}-\overrightarrow{AB}\\ \Leftrightarrow &\overrightarrow{AM}=-\overrightarrow{AC}+2\overrightarrow{BC}\

\overrightarrow{CN}=x\overrightarrow{AC}-\overrightarrow{BC} \cdot\\ \Leftrightarrow &\overrightarrow{CA}+\overrightarrow{AN}=x\overrightarrow{AC}-\overrightarrow{BC}\\ \Leftrightarrow&\overrightarrow{AN}=(x+1)\overrightarrow{AC}-\overrightarrow{BC}\end{aligned}\)

Để \(A, M, N\) thẳng hàng thì \(\exists k \ne 0\) sao cho \(\overrightarrow{AM}=k\overrightarrow{AN}\)

Hay \((x+1)\overrightarrow{AC}-\overrightarrow{BC}=k\left(-\overrightarrow{AC}+2\overrightarrow{BC}\right)\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x+1=-k\\-1=2k\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}k=\displaystyle\frac{-1}{2}\\x=\displaystyle\frac{-1}{2}.\end{cases}\)

Ví dụ 5/5

Cho hai điểm \(A(-2;-3)\), \(B(4;7)\). Tìm điểm \(M \in y'Oy\) thẳng hàng với \( A \) và \( B \).

Vì \(M \in y'Oy\) nên \( M(0;y) \). Khi đó ta có \( \overrightarrow{AM}=(2;y+3) \), \( \overrightarrow{AB} =(6;10) \).

Ba điểm \( A \), \( B \), \( M \) khi và chỉ khi \( \overrightarrow{AM} \), \( \overrightarrow{AB} \) cùng phương khi và chỉ khi \( \displaystyle\frac{2}{6}=\displaystyle\frac{y+3}{10}\Leftrightarrow y=\displaystyle\frac{1}{3} \).

Vậy \( M\left(0;\displaystyle\frac{1}{3}\right) \).

 

 

Dạng 9. Biểu thức tọa độ của tích vô hướng

Ví dụ 1/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(3;2)\) và \(\overrightarrow{b}=(-2;4)\). hãy chọn khẳng định đúng.

Có \(\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{b}=3\cdot(-2)+2\cdot 4=2\).

Ví dụ 2/5

Cho hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(2; -3), \overrightarrow{b}=(4; 2)\). Tích vô hướng của hai véc-tơ là

Ta có \(\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}=4\cdot 2-3\cdot2=2\).

Ví dụ 3/5

Cho hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(2;-1)\), \(\overrightarrow{b}=(-3;4)\). Tính tích vô hướng \(2\overrightarrow{a}\cdot \left( \overrightarrow{b}-\overrightarrow{a} \right)\).

Ta có \(\overrightarrow{b}-\overrightarrow{a}=(-3-2;4+1)=(-5;5)\) nên \(2\overrightarrow{a}\cdot \left( \overrightarrow{b}-\overrightarrow{a} \right)=2[2\cdot (-5)+(-1)\cdot 5]=-30\).

Ví dụ 4/5

Cho hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}=4\overrightarrow{i} + 6\overrightarrow{j}\) và \(\overrightarrow{b}=3\overrightarrow{i} - 7\overrightarrow{j}\). Khi đó \(\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}\) bằng

Ta có \(\overrightarrow{a}=(4;6)\), \(\overrightarrow{b}=(3;-7)\) nên \(\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{b}=12-42=-30\).

Ví dụ 5/5

Cho ba điểm \(A(3;-1)\), \(B(2;10)\), \(C(4;-2)\). Tích vô hướng \(\overrightarrow{AB}\cdot \overrightarrow{AC}\) bằng

Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-1;11)\), \(\overrightarrow{AC}=(1;-1)\) nên

\(\overrightarrow{AB}\cdot \overrightarrow{AC}=-1-11=-12.\)

 

 

Dạng 10. Điều kiện để hai véctơ vuông góc

Ví dụ 1/5

Cặp\overrightarrowtơ nào sau đây vuông góc với nhau?

Ta có \((-2)\cdot (-6)+(-3)\cdot 4=12+(-12)=0\).

Suy ra \(\overrightarrow{a}\perp\overrightarrow{b}\).

Ví dụ 2/5

Tìm \(m\) để hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(1;-3)\), \(\overrightarrow{b}=(m^2;4)\) vuông góc với nhau.

Ta có \(\overrightarrow{a} \perp \overrightarrow{b}\) \(\Leftrightarrow \overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}=0\) \(\Leftrightarrow 1\cdot m^2 +(-3)\cdot 4 =0\) \(\Leftrightarrow m^2-12=0 \Leftrightarrow m=\pm 2\sqrt{3}\).

Ví dụ 3/5

Cho hai điểm \(A(-6;3)\), \(B(4;1)\). Tìm tọa độ điểm \(C\) thuộc tia \(Oy\) sao cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(C\).

Gọi \(C(0;c) \in Oy\). Vì \(C\) thuộc tia \(Oy\) nên \(c>0\).

Ta có \(\overrightarrow{CA}=(-6;3-c)\), \(\overrightarrow{CB}=(4;1-c)\).

Tam giác \(ABC\) vuông tại \(C\) khi và chỉ khi \(\overrightarrow{CA}\cdot \overrightarrow{CB}=0\)

\(\Leftrightarrow (-6)\cdot 4+(3-c)(1-c)=0\) \(\Leftrightarrow c^2-4c-21=0\) \(\Leftrightarrow c=7\) (nhận) hoặc \(c=-3\) (loại).

Vậy \(C(0;7)\).

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho hai điểm \(A(2;-5)\), \(B(10;4)\). Diện tích tam giác \(AOB\) bằng

Ta có \(\overrightarrow{OA}=(2;-5)\Rightarrow OA=\sqrt{29}\); \(\overrightarrow{OB}=(10;4)\Rightarrow OB=\sqrt{116}\).

Ta có \(\overrightarrow{OA}\cdot \overrightarrow{OB}=2\cdot 10+(-5)\cdot 4=0\) nên tam giác \(OAB\) vuông tại \(O\).

Suy ra \(S_{\triangle AOB}=\displaystyle\frac{1}{2}OA\cdot OB=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot\sqrt{29}\cdot\sqrt{116}=29\).

Ví dụ 5/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\) cho \(\overrightarrow{a}=(4;-8).\) Véc-tơ nào sau đây không vuông góc với \(\overrightarrow{a}\)

Hai véc-tơ vuông góc nhau khi \(\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{b}=0\), khi đó véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(4;-8)\) sẽ không vuông góc với véc-tơ \(\overrightarrow{b}=(-1;2).\)

 

 

Dạng 11. Tính độ dài véctơ. Khoảng cách giữa hai điểm

Ví dụ 1/5

Cho hai điểm \(M(-2;1)\), \(N(4;3)\). Khoảng cách giữa hai điểm \(M\), \(N\) là

Ta có \(\overrightarrow{MN}=(6;2)\) nên \(MN=\sqrt{6^2+2^2}=2\sqrt{10}\).

Ví dụ 2/5

Trong hệ trục tọa độ \(Oxy\), cho \(A(0;2)\), \(B(1;4)\). Độ dài \(AB\) bằng

Ta có \(AB=\sqrt{(1-0)^2+(4-2)^2}=\sqrt{5}\).

Ví dụ 3/5

Trong mặt phẳng toạ độ \(Oxy\), cho hai điểm \(M(0;-2)\) và \(N(1;3)\). Khoảng cách giữa hai điểm \(M\) và \(N\) là

Ta có \(\overrightarrow{MN}=(1;5)\Rightarrow MN=\sqrt{1^2+5^2}=\sqrt{26}\).

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho các điểm \(A(2;4)\), \(B(3;1)\). Độ dài véc-tơ \(\overrightarrow{AB}\) bằng

Ta có \(\overrightarrow{AB} = (1;-3)\), \(\left |\overrightarrow{AB}\right |=\sqrt{10}.\)

Ví dụ 5/5

Tính khoảng cách giữa hai điểm \(M(3;4)\) và \(N(1;0)\).

Ta có \(MN = \sqrt{(3-1)^2 + (4-0)^2}=2\sqrt{5}\).

 

 

Dạng 12. Tính góc giữa hai véctơ

Ví dụ 1/5

Cho \(\overrightarrow{a}=(0;5)\) và \(\overrightarrow{b}=(-2;1)\). Khi đó \(\cos\left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\right)\) bằng

Ta có

\(\cos\left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\right) = \displaystyle\frac{\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}}{\left|\overrightarrow{a}\right|\cdot \left|\overrightarrow{b}\right|}\) \(= \displaystyle\frac{0\cdot (-2)+5\cdot 1}{\sqrt{0^2+5^2}\cdot \sqrt{(-2)^2+1^2}}\) \(=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{5}}= \displaystyle\frac{\sqrt{5}}{5}.\)

Ví dụ 2/5

Cho hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(-4;3)\) và \(\overrightarrow{b}=(1;-7)\). Góc giữa hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\) là

Ta có: \(\cos\left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\right)=\displaystyle\frac{\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{b}}{\left|\overrightarrow{a}\right|\cdot\left|\overrightarrow{b}\right|}=\displaystyle\frac{-4-21}{\sqrt{16+29}\cdot\sqrt{1+49}}=-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\) \(\Rightarrow \left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\right)=135^{\circ}\).

Ví dụ 3/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(5;1)\) và \(\overrightarrow{b}=(2;3)\). Tính góc giữa hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\).

Có \(\cos(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b})=\displaystyle\frac{5\cdot 2+1\cdot 3}{\sqrt{5^2+1^2}\cdot\sqrt{2^2+3^2}}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\) \(\Rightarrow (\overrightarrow{a},\overrightarrow{b})=45^\circ\).

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho ba điểm \(A(1;2),\) \( B(-1;1),\) \( C(5;-1).\) Tìm \(\cos\left(\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC}\right).\)

Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-2;-1)\), \(\overrightarrow{AC}=(4;-3)\) mà \(\cos(\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC})=\displaystyle\frac{\overrightarrow{AB}\cdot \overrightarrow{AC}}{AB\cdot AC}\) nên \(\cos(\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC})= -\displaystyle\frac{\sqrt{5}}{5}.\)

Ví dụ 5/5

Trong hệ trục tọa độ \(Oxy\), cho tam giác \(ABC\) có \(A(3;-1)\), \(B(2;10)\), \(C(-4;2)\). Số đo của \(\widehat{ABC}\) bằng (làm tròn đến độ)

Ta có \(\overrightarrow{BA}=(1;-11)\), \(\overrightarrow{BC}=(-6;-8)\).

Gọi \(\varphi\) là số đo góc \(\widehat{ABC}\). Ta có

\(\cos \varphi=\displaystyle\frac{\overrightarrow{BA}\cdot \overrightarrow{BC}}{|\overrightarrow{BA}|\cdot |\overrightarrow{BC}|}=\displaystyle\frac{41}{5\sqrt{122}}\approx 0{,}742.\)

Suy ra \(\varphi \approx 42^\circ\).

 

 

Dạng 13. Tìm tọa độ của điểm đặc biệt trong tam giác

Ví dụ 1/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), với \(A(4;3)\), \(B(-5;6)\), \(C(-4;-1)\). Tọa độ trực tâm \(H\) của tam giác \(ABC\) là

Ta có \(\overrightarrow{BC}=\left(1;-7\right),\overrightarrow{AC}=\left(-8;-4\right)\).

Gọi \(H\left(x;y\right)\) là trực tâm của \(\Delta ABC\).

Ta có \(\overrightarrow{AH}=\left(x-4;y-3\right),\overrightarrow{BH}=\left(x+5;y-6\right)\).

Khi đó \(\begin{cases}\overrightarrow{AH}\cdot\overrightarrow{BC}=0\\\overrightarrow{BH}\cdot\overrightarrow{AC}=0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow\begin{cases}x-4-7\left(y-3\right)=0\\-8\left(x+5\right)-4\left(y-6\right)=0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow\begin{cases}x-7y+17=0\\-8x-4y-16=0\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}x=-3\\y=2.\end{cases}\)

Vậy \(H\left(-3;2\right)\).

Ví dụ 2/5

Cho tam giác \(ABC\) có \(A(1;3)\), \(B(1;-1)\), \(C(-2;3)\). Tìm tọa độ trực tâm \(H\) của tam giác \(ABC\).

Gọi \(H(x;y)\) ta có \(\overrightarrow{AH}=(x-1;y-3)\), \(\overrightarrow{BH}=(x-1;y+1)\), \(\overrightarrow{BC}=(-3;4)\), \(\overrightarrow{AC}=(-3;0)\).

Điểm \(H\) là trực tâm của tam giác \(ABC\) khi và chỉ khi

\(\begin{cases} AH\perp BC\\ BH\perp AC\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} \overrightarrow{AH}\cdot\overrightarrow{BC}=0\\ \overrightarrow{BH}\cdot \overrightarrow{AC}=0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases} (x-1)\cdot (-3)+(y-3)\cdot 4=0\\ (x-1)\cdot (-3)+(y+1)\cdot 0 =0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases} x=1\\ y=3.\end{cases}\)

Vậy \(H(1;3)\).

Ví dụ 3/5

Cho tam giác \(ABC\) có \(A(-4;1), B(2;4),C(2;-2)\). Tìm toạ độ trực tâm \(H\) của tam giác \(ABC\).

Giả sử toạ độ trực tâm \(H\) của tam giác \(ABC\) là \(H(x;y)\). Ta có

\(\begin{cases}AH\perp BC \\ BH\perp AC\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}\overrightarrow{AH}\cdot \overrightarrow{BC}=0 \\ \overrightarrow{BH}\cdot \overrightarrow{AC}=0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}0(x+4)-6(y-1)=0 \\ 6(x-2)-3(y-4)=0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x=\displaystyle\frac{1}{2} \\ y=1.\end{cases}\)

Vậy toạ độ trực tâm của tam giác \(ABC\) là \(H\left(\displaystyle\frac{1}{2};1\right)\).

Ví dụ 4/5

Cho tam giác \(ABC\) có \(B(3;2)\), \(C(-1;-2)\). Tìm điểm \(M\) thuộc đoạn thẳng \(BC\) sao cho \(S_{ABC}=4S_{ABM}\).

Hai tam giác \(ABC\) và \(ABM\) có cùng chiều cao từ đỉnh \(A\) do đó \(S_{ABC}=4S_{ABM}\Leftrightarrow BC=4BM.\)

Gọi \(M(x;y)\).

Vì \(M\) thuộc đoạn \(BC\) nên ta có \(\overrightarrow{BC}=4\overrightarrow{BM}\).

Khi đó,

\(\begin{cases} -1-3=4(x-3)\\ -2-2=4(y-2)\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x=2\\ y=1\end{cases}\Rightarrow M(2;1).\)

Ví dụ 5/5

Cho hai điểm \(A\left(-3;2\right)\), \(B\left(4;3\right)\). Tìm điểm \(M\) thuộc trục \(Ox\) và có hoành độ dương để tam giác \(MAB\) vuông tại \(M\).

Ta có \(M=\left(x;0\right)\) và \(x>0\).

\(\overrightarrow{MA}=\left(-3-x;2\right)\); \(\overrightarrow{MB}=\left(4-x;3\right)\).

Tam giác \(MAB\) vuông tại \(M \Leftrightarrow \overrightarrow{MA}\cdot \overrightarrow{MB}=0\)

\(\Leftrightarrow \left(-3-x\right)\left(4-x\right)+6=0\) \(\Leftrightarrow x^2-x-6=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned} &x=-2\text{(loại)}\\ &x=3\text{(nhận)}\end{aligned}\right.\)

Vậy \(M=\left(3;0\right)\).

 

 

Bài 2. ĐƯỜNG THẲNG TRONG MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ

Mục lục

Dạng 1. Xác định véctơ chỉ phương, véctơ pháp tuyến của đường thẳng

Dạng 2. Xác định điểm thuộc đường thẳng

Dạng 3. Viết phương trình đường thẳng đi qua một điểm và biết một véctơ chỉ phương hoặc pháp tuyến

Dạng 4. Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm

Dạng 5. Viết phương trình đường thẳng đi qua một điểm và song song hoặc vuông góc với một đường thẳng khác

Dạng 6. Tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng

Dạng 7. Góc giữa hai đường thẳng

Dạng 8. Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng


 

 

Dạng 1. Xác định véctơ chỉ phương, véctơ pháp tuyến của đường thẳng

Ví dụ 1/5

Trong mặt phẳng \( Oxy \), đường thẳng \(\left(\Delta \right)\colon \begin{cases}x=1+2 t \\ y=7+5 t\end{cases}\) có véc-tơ chỉ phương là

Đường thẳng \( \Delta \) có véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{u}=(2;5)\).

Ví dụ 2/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho đường thẳng \(d \colon \begin{cases}x=-2-3 t \\ y=3+4t \end{cases}\). Tìm tọa độ một véc-tơ chỉ phương của \(d\).

Từ phương trình tham số của đường thẳng \(d\), tọa độ một véc-tơ chỉ phương của \(d\) là \((-3;4)\).

Ví dụ 3/5

Đường thẳng \(d\colon 2x-y+4=0\) có véc-tơ pháp tuyến là

Đường thẳng đã cho có véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(2;-1)\).

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho đường thẳng \(d\) có véctơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(3; -4)\). Véc-tơ nào sau đây là một véc-tơ pháp tuyến của đường thẳng \(d\)?

Đường thẳng \(d\) có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(3; -4)\) nên \(d\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(4; 3)\).

Ví dụ 5/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho đường thẳng \(d\colon x+4y-2=0\). Véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ pháp tuyến của đường thẳng \(d\)?

Một véc-tơ pháp tuyến của đường thẳng \(d\) là \(\overrightarrow{n}=(1;4)\).

 

 

Dạng 2. Xác định điểm thuộc đường thẳng

Ví dụ 1/5

Đường thẳng \(d\colon \begin{cases} x=4-2t \\ y=5+t\end{cases}\) đi qua điểm nào sau đây?

Thay \(t=1\) vào phương trình đường thẳng \(d\) ta được

\( \begin{cases} x=4-2\cdot 1=2 \\ y=5+1=6 \end{cases} \Rightarrow (2;6)\in d. \)

Ví dụ 2/5

Trong mặt phẳng toạ độ \(Oxy\), điểm nào sau đây thuộc đường thẳng \(d\colon 2x+3y-8=0\).

Thay \(x=1\) và \(y=2\) vào phương trình đường thẳng \(d\), ta có \(2\cdot 1+3\cdot 2-8=0\).

Suy ra \(A\in d\).

Ví dụ 3/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho đường thẳng \(\Delta\) có phương trình tham số \(\begin{cases}x=-1+2t\\y=3-t\end{cases}\). Trong các điểm sau điểm nào thuộc đường thẳng \(\Delta\)?

Thay tọa độ điểm \(M\) vào phương trình đường thẳng \(\Delta\) ta được

\(\begin{cases}1 = -1 + 2t\\-3= 3-t\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}t = 1\\t = 6\end{cases} \text{ (vô lý)} \Rightarrow M \notin \Delta.\)

Thay tọa độ điểm \(P\) vào phương trình đường thẳng \(\Delta\) ta được

\(\begin{cases}-3 = -1 + 2t\\7= 3-t\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}t =- 1\\t = -4} \text{ (vô lý)\end{cases} \Rightarrow P \notin \Delta.\)

Thay tọa độ điểm \(Q\) vào phương trình đường thẳng \(\Delta\) ta được

\(\begin{cases}1 = -1 + 2t\\2= 3-t\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}t = 1\\t = 1\end{cases} \Rightarrow t = 1 \Rightarrow Q \in \Delta.\)

Thay tọa độ điểm \(N\) vào phương trình đường thẳng \(\Delta\) ta được

\(\begin{cases}2 = -1 + 2t\\-1= 3-t\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}t = \displaystyle\frac{3}{2}\\t = 4\end{cases} \text{ (vô lý)} \Rightarrow N \notin \Delta.\)

Vậy \(Q(1; 2) \in \Delta\).

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), đường thẳng \(\Delta \colon \displaystyle\frac{x}{3}+\displaystyle\frac{y}{2}=1\) đi qua điểm nào trong các điểm cho dưới đây?

Thay lần lượt tọa độ các điểm \(M\), \(N\), \(P\), \(Q\) vào đường thẳng \(\Delta\) ta được \(Q(0;2) \in \Delta\).

Ví dụ 5/5

Cho đường thẳng \(d\) có phương trình tổng quát là \(x+y-2=0\). Điểm nào dưới đây không thuộc \(d\)?

Xét điểm \(M(3;1)\), ta có \(3+1-2=2\ne 0\) nên \(M\not\in d\).

 

 

Dạng 3. Viết phương trình đường thẳng đi qua một điểm và biết một véctơ chỉ phương hoặc pháp tuyến

Ví dụ 1/5

Đường thẳng đi qua \(A(-1; 2)\), nhận \(\overrightarrow{n}=(2;-4)\) làm véc-tơ pháp tuyến có phương trình tổng quát là

Đường thẳng đi qua \(A(-1; 2)\), nhận \(\overrightarrow{n}=(2;-4)\) làm véc-tơ pháp tuyến có phương trình là

\(2(x+1)-4(y-2)=0 \Leftrightarrow x-2y+5=0.\)

Ví dụ 2/5

Đường thẳng đi qua điểm \(A(1;2)\), véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}(2;-3)\) có phương trình tham số là

Phương trình tham số của đường thẳng đã cho là \( \left\{\begin{aligned}&x=1+2t\\ &y=2-3t.\end{aligned}\right.\)

Ví dụ 3/5

Viết phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua \(M(3;-1)\) và có một véc-tơ chỉ phương \((2;-1)\).

Gọi \(d\) là đường thẳng cần tìm.

Do \(d\) có một véc-tơ chỉ phương, suy ra \(d\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(1;2)\).

Phương trình tổng quát của \(d\) là

\( 1\cdot (x-3) + 2 \cdot (y+1) = 0\) \(\Leftrightarrow x+2y-1=0.\)

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), phương trình đường thẳng đi qua điểm \(M(2;3)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;7)\) là

Đường thẳng đi qua điểm \(M(2;3)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(2;7)\) có phương trình là

\(2(x-2)+7(y-3)=0\) \(\Leftrightarrow 2x+7y-25=0.\)

Ví dụ 5/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), viết phương trình tham số của đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm \(M(-1;3)\) và nhận \(\overrightarrow{u}=(3;1)\) làm véc-tơ chỉ phương.

\(\bullet\,\) Phương trình \(\begin{cases}x=-1+t \\ y=3-3t\end{cases}\) có véc-tơ chỉ phương \((1;-3)\) không cùng phương với \(\overrightarrow{u}=(3;1)\) nên loại.

\(\bullet\,\) Thế tọa độ điểm \(M(-1;3)\) vào phương trình \(\begin{cases}x=2-3t \\ y=4-t}\) ta được:\\

\(\begin{cases}-1=2-3t \\ 3=4-t\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}t=1 \\ t=1\end{cases}\) (thỏa).

Vậy đường thẳng \(\begin{cases}x=2-3t \\ y=4-t}\end{cases}\) là đường thẳng cần tìm.

 

 

Dạng 4. Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm

Ví dụ 1/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho hai điểm \(A(-2;3)\), \(B(4;-1)\). Phương trình đường thẳng \(AB\) là

Ta có \(\overrightarrow{AB}=(6;-4)=2(3;-2)\).

Khi đó \(AB\) đi qua \(A(-2;3)\) và có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(2;3)\) nên có phương trình

\(2(x+2)+3(y-3)=0\) \(\Leftrightarrow 2x+3y-5=0.\)

Khi đó đường thẳng \(AB\) cũng đi qua điểm \(C(1;1)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(3;-2)\).

Suy ra phương trình tham số là \(AB\colon \begin{cases}x=1+3t\\y=1-2t.\end{cases}\)

Ví dụ 2/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho hai điểm \(A(1;-1)\) và \(B(2;3)\). Đường thẳng \(AB\) có phương trình là

Đường thẳng \(AB\) có một véc-tơ chỉ phương là \(\overrightarrow{AB}=(1;4)\) nên có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=(4;-1)\).

Đường thẳng \(AB\) đi qua \(A(1;-1)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}=(4;-1)\) có phương trình

\(4(x-1)-1(y+1)=0\) \(\Leftrightarrow 4x-y-5=0.\)

Ví dụ 3/5

Phương trình tham số của đường thẳng đi qua hai điểm \(A\left(1;-2\right), B\left(3;1\right)\) là:

Ta có: \(\overrightarrow{AB}=\left(2;3\right)\).\\

Đường thẳng đi qua điểm B có VTCP \(\overrightarrow{AB}=\left(2;3\right)\) có phương trình tham số là: \(\begin{cases} x=3+2t \\ y=1+3t\end{cases}\).

Ví dụ 4/5

Phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua hai điểm \(A\left(12;8\right)\) và \(B\left(25;4\right)\) là

Ta có \(\overrightarrow{AB}=\left(13;-4\right)\) nên \(\overrightarrow{n}=\left(4;13\right)\) là một véc-tơ pháp tuyến của đường thẳng \(AB\).

Khi đó phương trình tổng quát của đường thẳng \(AB\) là

\(4\left(x-25\right)+13\left(y-4\right)=0\) \(\Leftrightarrow 4x+13y-152=0\).

Ví dụ 5/5

Viết phương trình tham số của đường thẳng đi qua hai điểm \(A(3;0)\) và \(B(0;-5)\).

Ta có \(\overrightarrow{BA}=(3;5)\).\\

Đường thẳng \(AB\) đi qua điểm \(A(3;0)\) và có véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{BA}=(3;5)\) nên phương trình tham số của đường thẳng \(AB\) là \(\begin{cases}x=3+3t\\y=5t.\end{cases}\)

 

 

Dạng 5. Viết phương trình đường thẳng đi qua một điểm và song song hoặc vuông góc với một đường thẳng khác

Ví dụ 1/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho đường thẳng \((d)\colon x-2y+1=0\). Nếu đường thẳng \((\Delta)\) đi qua \(M(1;-1)\) và song song với \((d)\) thì \((\Delta)\) có phương trình

Vì \((\Delta)\parallel (d)\) nên phương trình của đường thẳng \((\Delta)\) có dạng \(x-2y+c=0\), với \(c\neq 1\).

Vì đường thẳng \((\Delta)\) đi qua \(M(1;-1)\) nên

\(1-2\cdot (-1)+c=0\) \(\Leftrightarrow c+3=0 \Leftrightarrow c=-3\) (thỏa mãn).

Vậy phương trình của đường thẳng \((\Delta)\) là \(x-2y-3=0\).

Ví dụ 2/5

Trong hệ trục tọa độ \(Oxy\), cho ba điểm \(A(1 ;-2)\), \(B(5 ;-4)\), \(C(-1 ; 4)\). Đường cao \(A A'\) của tam giác \(ABC\) có phương trình

Ta có \(\overrightarrow{BC}=(-6;8)\).

Đường cao \(AA'\) của tam giác \(ABC\) đi qua \(A(1;-2)\) nhận \(\overrightarrow{BC}=(-6;8)\) làm véc-tơ pháp tuyến.

Phương trình của đường cao \(AA'\) là

\(-6(x-1)+8(y+2)=0\) \(\Leftrightarrow -6x+8y+22=0\) \(\Leftrightarrow3x-4y-11=0.\)

Vậy phương trình của đường cao \(AA'\) là \(3x-4y-11=0\).

Ví dụ 3/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho tam giác \(ABC\) có \(A(1;2)\), \(B(3;1)\), \(C(5;4)\). Phương trình đường cao kẻ từ \(A\) của tam giác \(ABC\) là

Gọi \(AH\) là đường cao kẻ từ \(A\). Vì \(AH\perp BC\) nên \(AH\) nhận \(\overrightarrow{BC}=(2;3)\) làm một véc-tơ pháp tuyến. Vậy phương trình \(AH\) đi qua \(A\) nên có phương trình

\(2(x-1)+3(y-2)=0\) \(\Leftrightarrow 2x+3y-8=0.\)

Ví dụ 4/5

Cho hai điểm \(A(1;-4)\) và \(B(3;2)\). Viết phương trình tổng quát của đường thẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\).

Ta có \(\overrightarrow{AB}=(2;6)\).

Phương trình tổng quát của đường thẳng trung trực của đoạn thẳng \(AB\) đi qua trung điểm \(I(2;-1)\) và nhận \(\overrightarrow{AB}=(2;6)\) làm véc-tơ pháp tuyến có phương trình

\(2(x-2)+3(y+1)=0\) \(\Leftrightarrow x+3y+1=0.\)

Ví dụ 5/5

Cho tam giác \(ABC\) có \(A(2;6)\), \(B(0;3)\), \(C(4;0)\). Phương trình tham số đường cao \(AH\) của \(\triangle ABC\) là

Ta có \(\overrightarrow{BC}(4;-3)\) do \(AH \perp BC\) nên \(\overrightarrow{BC}\) là VTPT của đường thẳng \(AH\)

\(\Rightarrow\) đường thẳng \(AH\) có VTCP là \(\overrightarrow{u}= (3;4)\).

Phương trình tham số đường cao \(AH\): \(\begin{cases}x=2+3t\\y=6+4t.\end{cases}\)

 

 

Dạng 6. Tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng

Ví dụ 1/5

Khoảng cách từ \(M(1;-1)\) đến đường thẳng \(\Delta\colon 3x-4y-17=0\) bằng

Ta có \(\mathrm{d}(M;\Delta)=\displaystyle\frac{|3\cdot 1-4\cdot (-1)-17|}{\sqrt{3^2+(-4)^2}}=2\).

Ví dụ 2/5

Trong hệ trục toạ độ \(Oxy\) cho đường thẳng \(\Delta \colon x+2y-3=0\) và điểm \(M\left(1;-1\right)\). Khoảng cách từ điểm \(M\) đến đường thẳng \(\Delta\) là

Ta có \(\mathrm d\left(M,\Delta\right)=\displaystyle\frac{\left| 1 \cdot 1+2 \cdot \left(-1\right)-3 \right|}{\sqrt{1^2+2^2}}=\displaystyle\frac{4\sqrt{5}}{5}\).

Ví dụ 3/5

Trong mặt phẳng \(O x y\), khoảng cách từ điểm \(M(-3 ; 4)\) đến đường thẳng \(\Delta\colon 4 x+3 y-12=0\) bằng

Theo công thức khoảng cách từ điểm đến mặt ta có \(\mathrm{d}(M,\Delta)=\displaystyle\frac{|4\cdot(-3)+4\cdot3-12|}{\sqrt{4^2+3^2}}=\displaystyle\frac{12}{5}\).

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), khoảng cách từ điểm \(M(-5;2)\) đến đường thẳng \(\Delta \colon 4x-3y+1=0\) là

Khoảng cách từ điểm \(M(-5;2)\) đến đường thẳng \(\Delta \colon 4x-3y+1=0\) bằng

\centerline\(\text{d}(M,\Delta)=\displaystyle\frac{|4\cdot(-5)-3\cdot2+1|}{\sqrt{4^2+(-3)^2}}=5\).}

Ví dụ 5/5

Trong mặt phẳng tọa với hệ tọa độ \(Oxy\), cho điểm \(M(-1;2)\) và đường thẳng \((d)\colon 2x-3y+1=0\). Khoảng cách từ điểm \(M\) đến đường thẳng \((d)\) bằng

Khoảng cách từ điểm \(M\) đến đường thẳng \((d)\) bằng

\(\mathrm{d}[M,(d)]=\displaystyle\frac{|2\cdot(-1)-3\cdot2+1|}{\sqrt{2^2+(-3)^2}}=\displaystyle\frac{|-7|}{\sqrt{13}}=\displaystyle\frac{7\sqrt{13}}{13}.\)

 

 

Dạng 7. Tính góc giữa hai đường thẳng

Ví dụ 1/5

Tìm côsin góc giữa 2 đường thẳng \(\Delta_1:3x+4y+1=0\) và \(\Delta_2:\begin{cases} x=15+12t \\ y=1+5t\end{cases}\)

Ta có\overrightarrow tơ pháp tuyến của hai đường thẳng \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) lần lượt là: \(\overrightarrow{n_{\Delta_1}}=(3;4)\), \(\overrightarrow{n_{\Delta_2}}=(5;-12)\)

\(\Rightarrow \cos \left(\Delta_1,\Delta_2\right)\) \(=\left| \cos \left(\overrightarrow{n_{\Delta_1}},\overrightarrow{n_{\Delta_2}}\right) \right|\) \(=\left| \displaystyle\frac{3\cdot 5+4\cdot (-12)}{\sqrt{3^2+4^2}\cdot \sqrt{5^2+\left(-12\right)^2}} \right|\) \(=\displaystyle\frac{33}{65}\).

Ví dụ 2/5

Có hai giá trị của tham số \(m\) để đường thẳng \(x+my-3=0\) hợp với đường thẳng \(x+y=0\) một góc \(60^{\circ}\). Tổng của hai giá trị ấy bằng

Đường thẳng \(x+my-3=0\), \(x+y=0\) lần lượt có VTPT là \(\overrightarrow{n}_1=(1;m)\) và \(\overrightarrow{n}_2=(1;1)\).

Ta có \(\overrightarrow{n}_1 \cdot \overrightarrow{n}_2=1+m\), \(\left|\overrightarrow{n}_1\right|=\sqrt{1+m^2}\) và \(\left|\overrightarrow{n}_2\right|=\sqrt{2}\).

Do góc giữa hai đường thẳng \(x+my-3=0\) và \(x+y=0\) là \(60^{\circ}\) nên ta có

\(\cos 60^{\circ}=\displaystyle\frac{\left|\overrightarrow{n}_1 \cdot \overrightarrow{n}_2\right|}{\left|\overrightarrow{n}_1\right| \cdot \left|\overrightarrow{n}_2\right|}\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{|1+m|}{\sqrt{2}\sqrt{1+m^2}}=\displaystyle\frac{1}{2}\) \(\Leftrightarrow m^2+4m+1=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&m=-2+\sqrt{3} \\ &m=-2-\sqrt{3}.\end{aligned}\right.\)

Vậy tổng của hai giá trị ấy bằng \(-4\).

Ví dụ 3/5

Cho hai đường thẳng \(d_1\colon x+\sqrt{3}y-4=0\) và \(d_2\colon x-\sqrt{3}y+1=0\). Tính số đo góc tạo bởi \(d_1\) và \(d_2\).

\(\bullet\,\) Đường thẳng \(d_1\), \(d_2\) lần lượt có các véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n_1}=(1;\sqrt{3})\), \(\overrightarrow{n_2}=(1;-\sqrt{3})\).

\(\bullet\,\) Ta có \(|\overrightarrow{n_1}|=|\overrightarrow{n_2}|=2\) và \(\overrightarrow{n_1}\cdot \overrightarrow{n_2}=-2\).

\(\bullet\,\) Gọi \(\alpha\) là góc tạo bởi \(d_1\) và \(d_2\), khi đó \(\cos \alpha=\displaystyle\frac{|\overrightarrow{n_1}\cdot \overrightarrow{n_2}|}{|\overrightarrow{n_1}|\cdot |\overrightarrow{n_2}|}=\displaystyle\frac{1}{2}\), suy ra \(\alpha=60^\circ\).

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho đường thẳng \(d_1\colon x-2y+1=0\) và \(d_2\colon \displaystyle\frac{x-2}{3}=\displaystyle\frac{y-1}{1}\). Tính cosin của góc tạo bởi hai đường thẳng trên.

Ta có \(\overrightarrow{n}_{d_1}=(1;-2)\), \(\overrightarrow{u}_{d_2}=(3;1)\Rightarrow \overrightarrow{n}_{d_2}=(1;-3)\).

Khi đó

\(\cos\left(d_1,d_2\right)=\left|\cos \left(\overrightarrow{n}_{d_1},\overrightarrow{n}_{d_2}\right)\right|\) \(=\displaystyle\frac{|1\cdot 1-2\cdot (-3)|}{\sqrt{1^2+(-2)^2}\cdot\sqrt{1^2+(-3)^2}}=\displaystyle\frac{7\sqrt{2}}{10}.\)

Ví dụ 5/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), biết góc giữa hai đường thẳng \(\Delta_{1}\colon 3 x+4 y+12=0\) và \(\Delta_{2}\colon \begin{cases}x=2+m t \\ y=1-2 t\end{cases}\) bằng \(45^{\circ}\). Mệnh đề nào đúng?

Ta có véc-tơ chỉ phương của \(\Delta_1\) là \(\overrightarrow{u}_1 = (4;-3)\) và véc-tơ chỉ phương của \(\Delta_2\) là \(\overrightarrow{u}_2 = (m;-2)\).

Theo giả thiết ta có

\begin{align*}&\cos 45^\circ = \displaystyle\frac{|4m+6|}{\sqrt{4^2+(-3)^2}\cdot \sqrt{ m^2 + (-2)^2}}\\ \Leftrightarrow &\displaystyle\frac{5\sqrt{2}}{2}= \displaystyle\frac{|4m+6|}{\sqrt{m^2+4}}\\ \Leftrightarrow &\displaystyle\frac{25}{2}=\displaystyle\frac{16m^2+48m+36}{m^2+4}\\ \Leftrightarrow &7m^2+96m-28=0\\ \Leftrightarrow &\left[\begin{aligned}&m=\displaystyle\frac{2}{7}\\ &m=-14.\end{aligned}\right.\end{align*}

Do đó \(m \in(-15 ; 1)\).

 

 

Dạng 8. Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng

Ví dụ 1/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng \(d \colon x-2y-3=0\) và đường thẳng \(\Delta \colon 3x-y+4=0\).

Tọa độ giao điểm của hai dường thẳng là nghiệm của hệ phương trình \(\begin{cases}x-2y-3=0\\3x-y+4=0\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x=-\displaystyle\frac{11}{5}\\y=-\displaystyle\frac{13}{5}.\end{cases}\)

Vậy tọa độ giao điểm \(\left(-\displaystyle\frac{11}{5} ;-\displaystyle\frac{13}{5}\right).\)

Ví dụ 2/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), đường thẳng nào dưới đây song song với đường thẳng có phương trình \(\begin{cases}x=1+t\\y=2+3t\end{cases}\)?

Đường thẳng \(d\) đã cho đi qua điểm \(A(1;2)\) và có một véc-tơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=(1;3)\).

Phương trình tổng quát là \(3x-y-1=0\).

Ta thấy

\(\bullet\,\) \(d\) cắt đường thẳng \(x+3y-1=0\).

\(\bullet\,\) \(d\) trùng với \(\begin{cases}x=2+t\\y=5+3t.\end{cases}\)

\(\bullet\,\) \(d\) song song với \(\begin{cases}x=t\\y=3t.\end{cases}\)

Ví dụ 3/5

Xác định \(m\) để \(2\) đường thẳng \(d:2x-3y+4=0\) và \(d':x+my+3=0\) vuông góc với nhau.

\(d:2x-3y+4=0\) có VTPT là \(\overrightarrow{n}=\left(2;-3\right)\).

\(d':x+my+3=0\) có VTPT là \(\overrightarrow{n'}=\left(1;m\right)\).

Để \(d'\) vuông góc với \(d\) thì \(\overrightarrow{n}\cdot \overrightarrow{n'}=0\Leftrightarrow 2-3m=0\Leftrightarrow m=\displaystyle\frac{2}{3}\)

Ví dụ 4/5

Xác định \(m\) để \(2\) đường thẳng \(d \colon 2x-3y+4=0\) và \(d' \colon x+my+3=0\) vuông góc với nhau.

\(d \colon 2x-3y+4=0\) có một véc-tơ phép tuyến là \(\overrightarrow{n}=\left(2;-3\right)\).

\(d' \colon x+my+3=0\) có véc-tơ phép tuyến là \(\overrightarrow{n'}=\left(1;m\right)\).

\(d'\) vuông góc với \(d\) khi và chỉ khi \(\overrightarrow{n} \cdot \overrightarrow{n'}=0\Leftrightarrow 2-3m=0\Leftrightarrow m=\displaystyle\frac{2}{3}\).

Ví dụ 5/5

Trong các đường thẳng có phương trình sau, đường thẳng nào cắt đường thẳng \(d\colon 2x-3y-8=0\)?

Xét đường thẳng \(d\colon 2x-3y-8=0\) và đường thẳng có phương trình \(2x+3y-8=0\), ta có \(\displaystyle\frac{2}{2}\neq \displaystyle\frac{-3}{3}\).

Do đó hai đường thẳng này cắt nhau.

 

 

Bài 3. ĐƯỜNG TRÒN TRONG MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ

Mục lục

Dạng 1. Xác định tâm và bán kính của đường tròn

Dạng 2. Xác định phương trình đường tròn

Dạng 3. Tìm điều kiện để một phương trình cho trước là phương trình của đường tròn

Dạng 4. Viết phương trình đường tròn có tâm và bán kính

Dạng 5. Viết phương trình đường tròn biết tâm và đi qua một điểm

Dạng 6. Viết phương trình đường tròn khi biết đường kính

Dạng 7. Viết phương trình đường tròn có tâm và tiếp xúc với một đường thẳng

Dạng 8. Viết phương trình đường tròn đi qua 3 điểm

Dạng 9. Viết phương trình đường tròn đi qua 2 điểm và tiếp xúc với một đường thẳng

Dạng 10. Viết phương trình tiếp tuyến tại một điểm

Dạng 11. Viết phương trình tiếp tuyến song song với một đường thẳng cho trước


 

 

Dạng 1. Xác định tâm và bán kính của đường tròn

Ví dụ 1/5

Đường tròn \((C)\colon x^2+y^2-6x+2y+6=0\) có tâm \(I\) và bán kính \(R\) lần lượt là

Ta có \(a=\displaystyle\frac{-6}{-2}=3,\) \(b=\displaystyle\frac{2}{-2}=-1,\) \(c=6\)

\(\Rightarrow I\left(3;-1\right)\), \(R=\sqrt{3^2+(-1)^2-6}=2.\)

Ví dụ 2/5

Xác định tâm và bán kính của đường tròn \((C) \colon (x+1)^2+(y-2)^2=9\).

Tâm \(I(-1;2)\), bán kính \(R=3\).

Ví dụ 3/5

Gọi \( I \) là tâm và \( R \) là bán kính của đường tròn có phương trình \( (x-2)^2+(y+5)^2=36 \). Chọn khẳng định đúng.

Đường tròn \( (x-2)^2+(y+5)^2=36 \) có tâm \( I(2;-5) \) và bán kính \( R=\sqrt{36}=6 \).

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng với hệ trục \( Oxy\), cho đường tròn có phương trình \((x-1)^{2}+(y+2)^{2}=25\). Xác định tọa độ tâm \( I\) và tìm bán kính \( R\).

Đường tròn đã cho có tâm \(I(1;-2)\), bán kính \(R=5\).

Ví dụ 5/5

Tọa độ tâm \(I\) và bán kính \(R\) của đường tròn \((C)\colon x^2+y^2-5y=0\) là

\((C)\colon x^2+y^2-5y=0\) \(\Rightarrow I\left(0;\displaystyle\frac{5}{2}\right),R=\sqrt{0+\displaystyle\frac{25}{4}-0}=\displaystyle\frac{5}{2}.\)

 

 

Dạng 2. Xác định phương trình đường tròn

Ví dụ 1/5

Phương trình nào sau đây là phương trình của đường tròn?

Biết rằng \(x^2+y^2-2ax-2by+c=0\) là phương trình của một đường tròn khi và chỉ khi \(a^2+b^2-c>0\).

Ta thấy phương trình trong phương án \(A\) và \(B\) có hệ số của \(x^2\), \(y^2\) không bằng nhau nên đây không phải là phương trình đường tròn.

Với phương án \(C\) có \(a^2+b^2-c=1+16-18<0\) nên đây không phải là phương trình đường tròn. Vậy ta chọn đáp án \(D\).

Ví dụ 2/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), phương trình nào dưới đây là phương trình của một đường tròn?

Phương trình \(x^2+y^2=1\) là phương trình của đường tròn tâm \(O(0;0)\) và bán kính \(R=1\).

Ví dụ 3/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), phương trình nào sau đây là phương trình của đường tròn?

Để là phương trình đường tròn thì điều kiện cần là hệ số của \(x^2\) và \(y^2\) phải bằng nhau nên loại được A và D.

Ta có: \(x^2+y^2-2x-8y+20=0\) \( \Leftrightarrow (x-1)^2+(y-4)^2+3=0\) vô lý.

Ta có: \(x^2+y^2-4x+6y-12=0\) \( \Leftrightarrow (x-2)^2+(y+3)^2=25\) là phương trình đường tròn tâm \(I(2;-3)\), bán kính \(R=5\).

Ví dụ 4/5

Cho phương trình \(x^2+y^2-2ax-2by+c=0 \quad(1)\). Điều kiện để \((1)\) là phương trình đường tròn là:

Là \(a^2+b^2>c\).

Ví dụ 5/5

Phương trình nào sau đây không phải là phương trình đường tròn?

Xét \(x^2+y^2-y=0\) \( \Leftrightarrow x^2+\left(y-\displaystyle\frac{1}{2}\right)^2=\displaystyle\frac{1}{4}\) đây là phương trình đường tròn.

Xét \(x^2+y^2-100y+1=0\) \( \Leftrightarrow x^2+(y-50)^2=2499\) đây là phương trình đường tròn.

Xét \(x^2+y^2-x-y+4=0\) \( \Leftrightarrow \left(x-\displaystyle\frac{1}{2}\right)^2+\left(y-\displaystyle\frac{1}{2}\right)^2=-\displaystyle\frac{7}{2}\) không phải là phương trình đường tròn.

Xét \(x^2+y^2-2=0 \Leftrightarrow x^2+y^2=2\) đây là phương trình đường tròn.

 

 

Dạng 3. Tìm điều kiện để một phương trình cho trước là phương trình của đường tròn

Ví dụ 1/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), tìm tất cả giá trị của tham số \(m\) để phương trình \(x^2+y^2-4x+8y+2m-2=0\) là phương trình của một đường tròn.

Ta có \(a=2,b=-4,c=2m-2\).

Phương trình đã cho là phương trình đường tròn \(\Leftrightarrow a^2+b^2-c>0\) \(\Leftrightarrow 4+16-2m+2>0 \Leftrightarrow m<11\).

Ví dụ 2/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho phương trình \(x^2+y^2-2mx-4my-5=0\) (\(m\) là tham số). Tìm điều kiện của tham số \(m\) để phương trình đã cho là phương trình của một đường tròn.

Phương trình \(x^2+y^2-2mx-4my-5=0\) là phương trình của một đường tròn khi và chỉ khi

\(m^2+(2m)^2-(-5)>0\) \(\Leftrightarrow 5m^2+5>0\Leftrightarrow m\in\mathbb{R}.\)

Ví dụ 3/5

Cho phương trình \(x^2+y^2-2mx-4\left(m-2\right)y+6-m=0\quad(1)\). Tìm điều kiện của \(m\) để \((1)\) là phương trình đường tròn.

Ta có: \(x^2+y^2-2mx-4\left(m-2\right)y+6-m=0\) \(\Rightarrow \begin{cases} a=m \\ b=2\left(m-2\right) \\ c=6-m\end{cases}\) \(\Rightarrow a^2+b^2-c>0.\)

\(\Leftrightarrow 5m^2-15m+10>0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&m<1 \\ &m>2.\end{aligned}\right.\)

Ví dụ 4/5

Cho phương trình \(x^2+y^2-2\left(m+1\right)x+4y-1=0 \quad(1)\). Với giá trị nào của \(m\) để \((1)\) là phương trình đường tròn có bán kính nhỏ nhất?

Ta có: \(x^2+y^2-2\left(m+1\right)x+4y-1=0\) \(\Rightarrow \begin{cases}a=m+1 \\ b=-2 \\ c=-1\end{cases}\)

\(\Rightarrow R^2=a^2+b^2-c={\left(m+1\right)}^2+5\) \(\Rightarrow R_{\min}=5\Leftrightarrow m=-1.\)

Ví dụ 5/5

Cho phương trình \(x^2+y^2+2mx-4(m+1)y+4m^2+5m+2=0\). Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để phương trình đã cho là phương trình của một đường tròn.

Ta có \(\begin{cases}a=-m\\b=2(m+1)\\c=4m^2+5m+2.\end{cases}\)

Phương trình đã cho là phương trình đường tròn khi và chỉ khi

\begin{align*}&a^2+b^2-c>0\\ \Leftrightarrow &(-m)^2+\left[2(m+1)\right]^2-(4m^2+5m+2)>0\\ \Leftrightarrow &m^2+3m+2>0\\ \Leftrightarrow&\left[\begin{aligned}&m<-2\\&m>-1.\end{aligned}\right.\end{align*}

 

 

Dạng 4. Viết phương trình đường tròn có tâm và bán kính

Ví dụ 1/5

Trong mặt phẳng toạ độ \(Oxy\), đường tròn tâm \(O(0;0)\), bán kính \(R=2\) có phương trình là

Đường tròn tâm \(O(0;0)\), bán kính \(R=2\) có phương trình \(x^2+y^2=4\).

Ví dụ 2/5

Viết phương trình đường tròn tâm \(I(2;3)\), bán kính \(R=2\).

Đường tròn có tâm \(I(2;3)\) và bán kính \(R=2\).

Phương trình đường tròn: \((x-a)^2+(y-b)^2=R^2\) \(\Leftrightarrow (x-2)^2+(y-3)^2=4\).

Ví dụ 3/5

Phương trình nào là phương trình của đường tròn tâm \(I\left(-3;4\right)\), có bán kính \(R=2\)?

Phương trình của đường tròn tâm \(I\left(-3;4\right)\), có bán kính \(R=2\) là

\(\left(x+3\right)^2+\left(y-4\right)^2=4\) \(\Leftrightarrow \left(x+3\right)^2+\left(y-4\right)^2-4=0.\)

Ví dụ 4/5

Đường tròn có tâm trùng với gốc tọa độ, bán kính \(R=1\) có phương trình là

\((C)\colon \begin{cases} I(0;0) \\ R=1\end{cases}\Rightarrow (C)\colon x^2+y^2=1.\)

Ví dụ 5/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), đường tròn tâm \(I(1 ; 4)\) và đi qua điểm \(B(2 ; 6)\) có phương trình là

Bán kính đường tròn là \(R=IB=\sqrt{1^2+2^2}=\sqrt{5}\).

Phương trình đường tròn cần tìm là \((x-1)^2+(y-4)^2=5\).

 

 

Dạng 5. Viết phương trình đường tròn biết tâm và đi qua một điểm

Ví dụ 1/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), đường tròn có tâm \(I(-1;2)\) và đi qua điểm \(M(2;1)\) có phương trình là

Ta có \(\overrightarrow{IM}=(3;-1)\) \(\Rightarrow R=IM=\sqrt{3^2+(-1)^2}=\sqrt{10}\).

Phương trình đường tròn tâm \(I(-1;2)\) và \(R=\sqrt{10}\) là

\((x+1)^2+(y-2)^2=10\) \(\Leftrightarrow x^2+y^2+2x-4y-5=0.\)

Ví dụ 2/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), phương trình đường tròn có tâm \(I(1; 4)\) và đi qua điểm \(B(2; 6)\) là

Bán kính đường tròn là \(R=\sqrt{(2-1)^2+(6-4)^2}=\sqrt{5}\).

Phương trình đường tròn tâm \(I(1;4)\), bán kính \(R=\sqrt{5}\) là

\((x-1)^2+(y-4)^2=5.\)

Ví dụ 3/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho hai điểm \(I(-1;1)\) và \(A(3;-2)\). Đường tròn tâm \(I\) và đi qua \(A\) có phương trình là

Ta có \(IA=\sqrt{(3+1)^2+(-2-1)^2}=5\).

Phương trình đường tròn tâm \(I\) và đi qua \(A\) là

\((x+1)^2+(y-1)^2=25.\)

Ví dụ 4/5

Đường tròn \((C)\) có tâm \(I(-2;3)\) và đi qua \(M(2;-3)\) có phương trình là

\(\begin{cases} I(-2;3) \\ R=IM=\sqrt{(2+2)^2+(-3-3)^2}=\sqrt{52}\end{cases}\)

\(\Rightarrow (C)\colon (x+2)^2+(y-3)^2=52\) \(\Leftrightarrow (C)\colon x^2+y^2+4x-6y-39=0.\)

Ví dụ 5/5

Viết phương trình đường tròn tâm \(I(3;-2)\) và đi qua điểm \(M(-1;1)\).

Đường tròn tâm \(I(3;-2)\) và đi qua điểm \(M(-1;1)\) nên có bán kính bằng \(MI\).

\(MI^2=(3+1)^2+(-2-1)^2\) \(=25\)

Vậy phương trình đường tròn là \((x-3)^2+(y+2)^2=25\).

 

 

Dạng 6. Viết phương trình đường tròn khi biết đường kính

Ví dụ 1/5

Viết phương trình đường tròn đường kính \(AB\) với \(A(-1;-2)\), \(B(-3;0)\).

Vì đường tròn có đường kính \(AB\) nên đường tròn đó có tâm \(I(-2;-1)\) là trung điểm đoạn \(AB\) và bán kính \(R=\displaystyle\frac{1}{2}AB=\sqrt{2}\).

Vậy phương trình đường tròn đường kính \(AB\) là \((x+2)^2+(y+1)^2=2\).

Ví dụ 2/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho hai điểm \(A(1;1)\), \(B(-3;3)\). Đường tròn đường kính \(AB\) có phương trình là

Trung điểm \(I(-1;2)\) là tâm đường tròn. Bán kính \(R=\displaystyle\frac{AB}{2}=\displaystyle\frac{\sqrt{(-3-1)^2+(3-1)^2}}{2}=\sqrt{5}\).

Phương trình đường tròn cần tìm là \((x+1)^2+(y-2)^2=5\).

Ví dụ 3/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho hai điểm \(A(1;3)\), \(B(-3;5)\). Đường tròn đường kính \(AB\) có phương trình là

Đường tròn đường kính \(AB\) có tâm là điểm \(I(-1;4)\) (\(I\) là trung điểm của đoạn \(AB\)), bán kính \(R = \displaystyle\frac{AB}{2} = \displaystyle\frac{\sqrt{(-3-1)^2+(5-3)^2}}{2} = \sqrt{5}.\)

Phương trình đường tròn đường kính \(AB\) là \((x+1)^2+(y-4)^2=5\).

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), cho hai điểm \(A(-1;-1)\) và \(B(5;7)\). Đường tròn đường kính \(AB\) có phương trình là

Ta có \(\overrightarrow{AB}=(6;8)\Rightarrow AB=\left|\overrightarrow{AB}\right|=\sqrt{6^2+8^2}=10\).

Gọi \(I\) là trung điểm của \(AB\Rightarrow I(2;3)\).

Đường tròn đường kính \(AB\) nhận \(I\) làm tâm và có bán kính \(R=\displaystyle\frac{AB}{2}=5\) có phương trình là \((x-2)^2+(y-3)^2=25\).

Ví dụ 5/5

Đường tròn đường kính \(AB\) với \(A(3;-1)\), \(B(1;-5)\) có phương trình là

Gọi \(I\) là trung điểm của \(AB\) nên \(I(2;-3)\).

Phương trình đường tròn đường kính \(AB\) có tâm \(I(2;-3)\) và bán kính \(R= \displaystyle\frac{AB}{2}=\sqrt{5}\) là

\((x-2)^2+(y+3)^2=5\).

 

 

Dạng 7. Viết phương trình đường tròn có tâm và tiếp xúc với một đường thẳng

Ví dụ 1/5

Đường tròn \((C)\) có tâm \(I\left(-1;2\right)\) và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta\colon x-2y+7=0\) có phương trình là

\((C)\colon \begin{cases} I(-1;2) \\ R=\mathrm{d}\left(I;\Delta \right)=\displaystyle \frac{\left|-1-4+7\right|}{\sqrt{1+4}}=\displaystyle\frac{2}{\sqrt{5}}\end{cases}\) \(\Rightarrow (C)\colon (x+1)^2+(y-2)^2=\displaystyle\frac{4}{5}.\)

Ví dụ 2/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), phương trình đường tròn tâm \(A(4;-3)\) và tiếp xúc với đường thẳng \(2x-y-1=0\) là

FB: Ngo Hieu, tác giả: Ngô Văn Hiếu

Gọi \(\Delta\) là đường thẳng có phương trình \(2x-y-1=0\). Bán kính đường tròn là

\(R=\mathrm{d}\left(A, \Delta \right)=\displaystyle\frac{|2 \cdot 4+3-1|}{\sqrt{2^2+(-1)^2}}=\displaystyle\frac{10}{\sqrt{5}}=2\sqrt{5}\).

Phương trình đường tròn là: \((x-4)^2+(y+3)^2=20\).

Ví dụ 3/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), đường tròn có tâm \(I(-2;1)\) và tiếp xúc với đường thẳng \(d \colon 2x-y-5=0\) có phương trình là

Vì đường tròn có tâm \(I(-2;1)\) và tiếp xúc với đường thẳng \(d\) nên có bán kính là \(R=\mathrm{d}(I,d)=\displaystyle\frac{|2 \cdot (-2)-1-5|}{\sqrt{2^2+1^2}}=2\sqrt{5}.\)

Vậy phương trình đường tròn \((x+2)^2+(y-1)^2=20\)

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), phương trình đường tròn \((C)\) có tâm \(I(0;1)\) và tiếp xúc với đường thẳng \((d)\colon 2 x-y+3=0\) là

Ta có \(R = \mathrm{d}(I,d) = \displaystyle\frac{|2\cdot 0 - 1 + 3|}{\sqrt{2^2+1^2}} = \displaystyle\frac{2}{\sqrt{5}}\).

Do đó phương trình đường tròn là \(x^{2}+(y-1)^{2}=\displaystyle\frac{4}{5}\).

Ví dụ 5/5

Đường tròn \((C)\) có tâm \(I(2;-3)\) và tiếp xúc với trục \(Oy\) có phương trình là

\((C)\colon \begin{cases} I(2;-3) \\ R=\mathrm{d}\left(I;Oy\right)=2\end{cases}\) \(\Rightarrow (C)\colon (x-2)^2+(y+3)^2=4.\)

 

 

Dạng 8. Viết phương trình đường tròn đi qua 3 điểm

Ví dụ 1/5

Trong mặt phẳng tọa độ \( Oxy \), cho tam giác \( ABC \) với \( A(1;0) \), \( B(1;-4) \) và \( C(3;-2) \). Đường tròn ngoại tiếp tam giác \( ABC \) có phương trình là

Do đường tròn đi qua 3 điểm \( A , B \) và \( C \) nên ta có hệ phương trình

\( \begin{cases} 1^2+0^2-2a \cdot 1 -2b \cdot 0 +c =0 \\ 1^2+(-4)^2-2a \cdot 1 -2b \cdot (-4) +c =0 \\ 3^2+(-2)^2-2a \cdot 3 -2b \cdot (-2) +c =0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases} -2a+c=-1 \\ -2a+8b+c =-17 \\ -6a+4b+c=-13\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases} a=1 \\ b=-2 \\ c=1.\end{cases}\)

Phương trình đường tròn cần tìm là \( x^2+y^2-2x+4y+1=0 \).

Ví dụ 2/5

Tìm bán kính \(R\) của đường tròn đi qua ba điểm \(A(0;4)\), \(B(3;4)\), \(C(3;0)\).

\(\begin{cases} \overrightarrow{BA}=(-3;0) \\ \overrightarrow{BC}=(0;-4)\end{cases}\) \(\Rightarrow BA\perp BC\) \(\Rightarrow R=\displaystyle\frac{AC}{2}=\displaystyle\frac{\sqrt{(3-0)^2+(0-4)^2}}{2}=\displaystyle\frac{5}{2}.\)

Ví dụ 3/5

Trong mặt phẳng \(O x y\), viết phương trình đường tròn đi qua 3 điểm \(A(0 ; 2)\), \(B(2 ; 2)\), \(C(2 ; 0)\).

Ta có \(\overrightarrow{AB}=(2;0),\overrightarrow{BC}=(0;-2)\).

Mà \(\overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{BC}=0\), suy ra \( \triangle ABC \) vuông tại \( B \).

Nên tâm đường tròn ngoại tiếp \( \triangle ABC \) có tâm là trung điểm \( I \) của \( AC \), bán kính \( R=\displaystyle\frac{AC}{2} \).

Ta có \( I=(1;1) \), \( R=\sqrt{2} \).

Phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác \( ABC \) là \((x-1)^2+(y-1)^2=2\) \(\Leftrightarrow x^2+y^2-2x-2y=0\).

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng \(Oxy\), đường tròn đi qua ba điểm \(A(1;2)\), \(B(5;2)\), \(C(1;-3)\) có phương trình là

Phương trình đường tròn có dạng \(x^2+y^2-2ax-2by+c=0\).

Đường tròn này qua \(A,B,C\) nên

\(\begin{cases}1+4-2a-4b+c=0\\25+4-10a-4b+c=0\\1+9-2a+6b+c=0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}a=3\\b=-\displaystyle\frac{1}{2}\\c=-1.\end{cases}\)

Vậy phương trình đường tròn cần tìm là \(x^2+y^2-6x+y-1=0\).

Ví dụ 5/5

Cho tam giác \(ABC\) có \(A(-2;4)\), \(B(5;5)\), \(C(6;-2)\). Đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\) có phương trình là

\(A,B,C\in (C)\colon x^2+y^2+2ax+2by+c=0\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}20-4a+8b+c=0 \\ 50+10a+10b+c=0 \\ 40+12a-4b+c=0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}a=-2 \\ b=-1 \\ c=-20.\end{cases}\)

Vậy \((C)\colon x^2+y^2-4x-2y-20=0.\)

 

 

Dạng 9. Viết phương trình đường tròn đi qua 2 điểm và tiếp xúc với một đường thẳng

Ví dụ 1/5

Đường tròn \((C)\) có tâm \(I\) thuộc đường thẳng \(d:x+2y-2=0\), bán kính \(R=5\) và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta:3x-4y-11=0\). Biết tâm \(I\) có hoành độ dương. Phương trình của đường tròn \((C)\) là:

\begin{align*} I\in d&\Rightarrow I\left(2-2a;a\right),a<1\Rightarrow d\left[I;\Delta \right]=R=5 \\ &\Leftrightarrow \displaystyle\frac{\left| 10a+5\right|}{5}=5\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&a=\displaystyle\frac{1}{2} \\ &a=-3\end{aligned}\right.\Rightarrow I\left(8;-3\right).\end{align*}

Vậy phương trình đường tròn là: \({\left(x-8\right)}^2+{\left(y+3\right)}^2=25.\)

Ví dụ 2/5

Đường tròn \((C)\) có tâm \(I\) thuộc đường thẳng \(d:x+3y-5=0\), bán kính \(R=2\sqrt{2}\) và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta:x-y-1=0\). Phương trình của đường tròn \((C)\) là:

\(I\in d\Rightarrow I\left(5-3a;a\right)\Rightarrow d\left[I;\Delta \right]=R=2\sqrt{2}\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{\left| 4-4a\right|}{\sqrt{2}}=2\sqrt{2}\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&a=0 \\ &a=2\end{aligned}\right.\Rightarrow \left[\begin{aligned}&I\left(5;0\right) \\ &I\left(-1;2\right).\end{aligned}\right.\)

Vậy các phương trình đường tròn là: \({\left(x-5\right)}^2+y^2=8\) hoặc \({\left(x+1\right)}^2+{\left(y-2\right)}^2=8.\)

Ví dụ 3/5

Đường tròn \((C)\) có tâm \(I\) thuộc đường thẳng \(d: x+5y-12=0\) và tiếp xúc với hai trục tọa độ có phương trình là:

\begin{align*} I\in d&\Rightarrow I\left(12-5a;a\right)\Rightarrow R=d\left[I;Ox\right]=d\left[I;Oy\right]=\left| 12-5a\right|=\left| a\right| \\ &\Rightarrow \left[\begin{aligned}&a=3\Rightarrow I\left(-3;3\right),R=3 \\ &a=2\Rightarrow I\left(2;2\right),R=2.\end{aligned}\right.\end{align*}

Vậy phương trình các đường tròn là:

Ví dụ 4/5

Đường tròn \((C)\) đi qua hai điểm \(P(-1;2)\), \(Q(-2;3)\) và có tâm nằm trên đường thẳng \(\Delta\colon \begin{cases} x=-1+t \\ y=7+3t\end{cases}\) có bán kính bằng

Gọi \((C)\) có tâm là \(I\in \Delta\Rightarrow I(-1+t;7+3t)\).

Khi đó \(\overrightarrow{PI}=(t;5+3t)\), \(\overrightarrow{QI}=(1+t;4+3t)\).

Vì \(P\), \(Q\in (C)\) nên \(PI^2=QI^2\Leftrightarrow t^2+(5+3t)^2=(1+t)^2+(4+3t)^2\) \(\Leftrightarrow t=-2\Rightarrow I(-3;1)\).

Bán kính \(R=PI=\sqrt{(-2)^2+(-1)^2}=\sqrt{5}\).

Ví dụ 5/5

Đường tròn \((C)\) đi qua hai điểm \(A(1;2)\), \(B(3,4)\) và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta:3x+y-3=0\). Viết phương trình đường tròn \((C)\), biết tâm của \((C)\) có tọa độ là những số nguyên.

\(AB:x-y+1=0,\) đoạn AB có trung điểm \(M\left(2;3\right)\Rightarrow\) trung trực của đoạn AB là\\ \(d:x+y-5=0\Rightarrow I\left(a;5-a\right),a\in \mathbb{Z}.\)

Ta có: \(R=IA=d\left[I;\Delta \right]=\sqrt{{\left(a-1\right)}^2+{\left(a-3\right)}^2}=\displaystyle\frac{\left| 2a+2\right|}{\sqrt{10}}\) \(\Leftrightarrow a=4\Rightarrow I\left(4;1\right),R=\sqrt{10}.\)

Vậy phương trình đường tròn là: \({\left(x-4\right)}^2+{\left(y-1\right)}^2=10\) \(\Leftrightarrow x^2+y^2-8x-2y+7=0.\)

 

 

Dạng 10. Viết phương trình tiếp tuyến tại một điểm

Ví dụ 1/5

Cho đường tròn \((C):(x-1)^2+(y+2)^2=25\). Phương trình tiếp tuyến của \((C)\) tại \(M(5;1)\) là

Phương trình tiếp tuyến của \((C)\) tại \(M(5;1)\) là \((x-5)(5-1)+(y-1)(1+2)=0\) \(\Leftrightarrow 4x+3y+23=0\).

Ví dụ 2/5

Tiếp tuyến của đường tròn \((x-4)^2 +(y-1)^2=5\) tại điểm \(A(3;-1)\) có phương trình là

Đường tròn có tâm \(I(4;1)\). Khi đó \(\overrightarrow{AI} =(1;2)\).

Tiếp tuyến của đường tròn tại điểm \(A\) nhận \(\overrightarrow{AI}\) làm véc-tơ pháp tuyến có phương trình là

\(1\cdot (x-3) +2\cdot (y+1)=0\) \(\Leftrightarrow x+2y=1.\)

Ví dụ 3/5

Phương trình tiếp tuyến tại điểm \(M(3;4)\) với đường tròn \((C) \colon x^2+y^2-2x-4y-3=0\) là

Đường tròn \((C)\) có tâm \(I(1;2)\). \(\overrightarrow{IM} = (2;2)\).

Tiếp tuyến \(\Delta\) tại \(M\) với đường tròn \((C)\) có một véc-tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n} = (1;1)\).

Phương trình tiếp tuyến \(\Delta\) là \(1(x-3) + 1(y-4) = 0\) \(\Leftrightarrow x + y - 7 = 0\).

Ví dụ 4/5

Phương trình tiếp tuyến của đường tròn \((C)\) có tâm \(I(0;1)\), tại điểm \(A(2;-5)\) là

Ta có \(\overrightarrow{IA}=(2;-6)\), phương trình tiếp tuyến của đường tròn \((C)\) có tâm \(I(0;1)\), tại điểm \(A(2;-5)\) nhận \(\overrightarrow{IA}\) làm véc-tơ pháp tuyến có dạng

\(2(x-2)-6(y+5)=0\) \(\Leftrightarrow x-3y-17=0.\)

Ví dụ 5/5

Cho đường tròn \((C)\colon (x-2)^2+(y+3)^2=25\). Phương trình tiếp tuyến của \((C)\) tại điểm \(B(-1;1)\) là

Đường tròn có tâm \(I(2;-3)\).

Ta có \(\overrightarrow{IB}=(-3;4)\), tiếp tuyến tại \(B\) của đường tròn là đường thẳng đi qua \(B\) và nhận \(\overrightarrow{IB}\) là một véc-tơ pháp tuyến.

Phương trình của tiếp tuyến là \(-3\left(x+1\right)+4\left(y-1\right)=0\) \(\Leftrightarrow 3x-4y+7=0\).

 

 

Dạng 11. Viết phương trình tiếp tuyến song song với một đường thẳng cho trước

Ví dụ 1/5

Cho đường tròn \((C)\colon (x-3)^{2}+(y+1)^{2}=5\). Phương trình tiếp tuyến của \((C)\) song song với đường thẳng \(d\colon 2 x+y+7=0\) là

Đường tròn \((C)\) có tâm \(I(3;-1)\) và bán kính \(R=\sqrt{5}\).

Gọi \(\Delta \colon 2x+y+m =0\) (\(m\ne 7\)) là tiếp tuyến song song với \(d\).

Ta có

\(\mathrm{d}(I,\Delta) =R \Leftrightarrow \displaystyle\frac{\left |6-1+m\right |}{\sqrt{5}} =\sqrt{5}\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&m=0\\ &m=-10\end{aligned}\right.\ (\text{thỏa mãn}).\)

Vậy phương trình các tiếp tuyến là \(2 x+y=0 ; 2 x+y-10=0\).

Ví dụ 2/5

Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn \((C):x^2+y^2-4x-4y+4=0\), biết tiếp tuyến vuông góc với trục hoành.

Đường tròn \((C)\) có tâm \(I\left(2;2\right),~R=2\) và tiếp tuyến có dạng \(\Delta:x+c=0.\)

Ta có \(R=d\left[I;\Delta \right]\Leftrightarrow \left| c+2\right|=2\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&c=0 \\ &c=-4.\end{aligned}\right.\)

Ví dụ 3/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), kẻ được bao nhiêu tiếp tuyến đến đường tròn \((x-2)^2 + (y+3)^2 = 16\), biết tiếp tuyến song song với đường thẳng \(3x-4y+2=0\)?

Đường tròn \((x-2)^2 + (y+3)^2 = 16\) có tâm \(I(2;-3)\) và bán kính \(R=4\).

Tiếp tuyến \(\Delta\) song song với đường thẳng \(3x-4y+2=0\) có dạng \(3x-4y+m=0\), (\(m\ne 2\)).

Điều kiện tiếp xúc của \(\Delta\) với đường tròn \((I;R)\) là

\(\mathrm{d}(I,\Delta) = R \Leftrightarrow \displaystyle\frac{|m+18|}{5} = 4\)

\(\Leftrightarrow |m+18| = 20\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&m+18=20\\ &m+18=-20\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&m=2 \text{(loại)}\\ &m=-38 \text{(thỏa mãn)}.\end{aligned}\right.\)

Vậy chỉ có \(1\) tiếp tuyến thỏa mãn.

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), cho đường tròn \((C)\colon x^{2}+y^{2}-2 x+6 y-6=0\). Tiếp tuyến của \((C)\) vuông góc với đường thẳng \(6x+8 y-3=0\) có phương trình là \(ax+by+c=0\) \((a<5,c<0)\). Tính \(2 a+5 b-c\) ?

Tiếp tuyến \((d)\) vuông góc với đường thẳng \(6x+8 y-3=0\) có dạng \(8x-6y+c=0\).

Đường tròn \((C)\) có tâm \(I(1;-3)\) và bán kính \(R=4\).

\((d)\) tiếp xúc với \((C)\) khi và chỉ khi \(\mathrm{d}(I,d)=4\Leftrightarrow \displaystyle\frac{|26+c|}{10} = 4\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&c = -66 \\ &c=14\text{ (loại)}.\end{aligned}\right.\)

Vậy \((d)\colon 4x-3y-33=0\). Suy ra \(2 a+5 b-c = 26\).

Ví dụ 5/5

Tiếp tuyến của đường tròn \((C)\colon x^2+y^2-2x+6y+5=0\), biết tiếp tuyến này song song với đường thẳng \(d\colon 2x-y+6=0\), có phương trình là

\(\bullet\,\) Đường tròn \((C)\colon x^2+y^2-2x+6y+5=0\) có tâm \(I(1;-3)\) và có bán kính là \(R=\sqrt{1^2+(-3)^2-5}=\sqrt{5}\).

\(\bullet\,\) Vì tiếp tuyến \(\Delta\) song song với đường thẳng \(d\colon 2x-y+6=0\) nên phương trình của tiếp tuyến có dạng \(2x-y+m=0\).

\(\bullet\,\) Ta có

\(\mathrm{d}\left(I,\Delta\right)=R\Leftrightarrow \displaystyle\frac{|2\cdot 1-1\cdot (-3)+m|}{\sqrt{2^2+(-1)^2}}=\sqrt{5}\) \(\Leftrightarrow |m+5|=5\Leftrightarrow m+5=\pm 5\) \(\Leftrightarrow\left[\begin{aligned}&m=0\\ &m=-10.\end{aligned}\right.\)

\(\bullet\,\) Vậy có hai tiếp tuyến cần tìm là \(2x-y=0\) và \(2x-y-10=0\).

 

 

Bài 4. BA ĐƯỜNG CÔNIC TRONG MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ

Mục lục

Dạng 1.

Dạng 2.

Dạng 3.

Dạng 4.

Dạng 5.

Dạng 6.

Dạng 7.

Dạng 8.

Dạng 9.

Dạng 10.

Dạng 11.

Dạng 12.

Dạng 13.