Chuyên đề 5. HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC

Bài 1. GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT GÓC TỪ \(0^\circ\) ĐẾN \(180^\circ\)

Dạng 1. Xác định dấu của các giá trị lượng giác

Bài tập 1

Với những giá trị nào của góc \(\alpha \; \left(0^{\circ}\leqslant \alpha \leqslant 180^{\circ}\right)\) thì

a. \(\sin \alpha \) và \(\cos \alpha \) cùng dấu?

b. \(\sin \alpha \) và \(\cos \alpha \) khác dấu?

a. \(\sin \alpha \) và \(\cos \alpha \) cùng dấu khi: \(0^{\circ}<\alpha <90^{\circ}\).

b. \(\sin \alpha \) và \(\cos \alpha \) khác dấu khi: \(90^{\circ}<\alpha <180^{\circ}\).

Bài tập 2

Với những giá trị nào của góc \(\alpha \; \left(0^{\circ}\leqslant \alpha \leqslant 180^{\circ}\right)\) thì

a. \(\sin \alpha \) và \(\tan \alpha \) cùng dấu?

b. \(\sin \alpha \) và \(\tan \alpha \) khác dấu?

a. \(\sin \alpha \) và \(\tan \alpha \) cùng dấu khi: \(0^{\circ}<\alpha <90^{\circ}\).

b. \(\sin \alpha \) và \(\tan \alpha \) khác dấu khi: \(90^{\circ}<\alpha <180^{\circ}\).

Bài tập 3

Với những giá trị nào của góc \(\alpha \; \left(0^{\circ}\leqslant \alpha \leqslant 180^{\circ}\right)\) thì

a. \(\tan \alpha \) và \(\cot \alpha \) cùng dấu?

b. \(\cos \alpha \) và \(\cot \alpha \) khác dấu?

a. \(\tan \alpha \) và \(\cot \alpha \) cùng dấu khi: \(0^{\circ}<\alpha <90^{\circ}\) hoặc \(90^{\circ}<\alpha <180^{\circ}\).

b. Vì \(\cos \alpha \) và \(\cot \alpha \) luôn cùng dấu nên không có góc \(\alpha \) để \(\cos \alpha \) và \(\cot \alpha \) khác dấu.

Bài tập 4

Với những giá trị nào của góc \(\alpha \left(0^{\circ}\leqslant \alpha \leqslant 180^{\circ}\right)\) thì

a. \(\sin \alpha \cdot \cos \alpha \) có giá trị âm.

b. \(\displaystyle\frac{\sin \alpha}{\tan \alpha}\) có giá trị âm.

c. \(\displaystyle\frac{\tan \alpha}{\cos \alpha}\) có giá trị dương.

a. \(\sin \alpha\cdot \cos \alpha \) \(<0 \Leftrightarrow \cos \alpha <0 \Leftrightarrow\) \(90^{\circ}<\alpha <180^{\circ}\).

b. \(\displaystyle\frac{\sin \alpha}{\tan \alpha}\) \(<0 \Leftrightarrow \displaystyle\frac{\sin \alpha \cdot \cos \alpha}{\sin \alpha}<0 \Leftrightarrow \cos \alpha <0,\sin \alpha \ne 0 \Leftrightarrow\) \(90^{\circ}<\alpha <180^{\circ}\).

c. \(\displaystyle\frac{\tan \alpha}{\cos \alpha}>0 \Leftrightarrow \displaystyle\frac{\sin \alpha}{\cos^2\alpha}>0 \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&\sin \alpha >0\\ &\cos \alpha \ne 0\end{aligned}\right. \Leftrightarrow 0^{\circ}<\alpha <90^{\circ}\) hay \(90^{\circ}<\alpha <180^{\circ}\)

Bài tập 5

Cho tam giác \(ABC\). Xét dấu:

a. \(\sin A \cdot \sin B\cdot \sin C\).

b. \(\cos \displaystyle\frac{A}{2}\cdot \cos B\).

c. \(\tan \displaystyle\frac{B}{2}\cdot \cot \displaystyle\frac{C}{3}\).

a. Vì \(0^{\circ}<A,B,C<180^{\circ}\) nên \(\sin A\), \(\sin B\), \(\sin C>0\).

Do đó \(\sin A\cdot \sin B \cdot \sin C\) \(>0\).

b. Vì \(0^{\circ}<\displaystyle\frac{A}{2}<90^{\circ}\) nên \(\cos \displaystyle\frac{A}{2}>0\), do đó

+) Nếu \(0^{\circ}<B<90^{\circ}\) thì \(\cos \displaystyle\frac{A}{2}\cdot \cos B>0\)

+) Nếu \(B=90^{\circ}\) thì \(\cos \displaystyle\frac{A}{2}\cdot\cos B=0\).

+) Nếu \(90^{\circ}<B<180^{\circ}\) thì \(\cos \displaystyle\frac{A}{2}\cdot\cos B<0\).

c. Vì \(0^{\circ}<\displaystyle\frac{B}{2}<90^{\circ}\) và \(0^{\circ}<\displaystyle\frac{C}{2}<60^{\circ}\) nên \(\tan \displaystyle\frac{B}{2}>0,\cot \displaystyle\frac{C}{3}>0\), do đó \(\tan \displaystyle\frac{B}{2}\cdot \cot \displaystyle\frac{C}{3}>0\).

Dạng 2. Tính giá trị của một biểu thức lượng giác chứa các góc đặc biệt

Bài tập 1

Cho góc \(\alpha =135^{\circ}\). Hãy tính \(\sin \alpha,\cos \alpha,\tan \alpha \) và \(\cot \alpha \).

\(\sin135^{\circ}=\sin (180^{\circ}-135^{\circ})=\sin 45^{\circ}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\);

\(\cos 135^{\circ}=-\cos (180^{\circ}-135^{\circ})=-\cos 45^{\circ}=-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\);

\(\tan135^{\circ}=\displaystyle\frac{\sin 135^{\circ}}{\cos 135^{\circ}}=-1\)

và \(\cot 135^{\circ}=\displaystyle\frac{1}{\tan 135^{\circ}}=-1\).

Bài tập 2

Tính giá trị lượng giác của các góc sau đây

a. \(120^{\circ}\).

b. \(150^{\circ}\).

c. \(180^{\circ}\).

Sử dụng 2 góc bù nhau: \(120^{\circ}\) và \(60^{\circ},\) \(150^{\circ}\) và \(30^{\circ}\) ta có

a.

\(\sin120^{\circ}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};\)

\(\cos 120^{\circ}=-\displaystyle\frac{1}{2};\)

\(\tan 120^{\circ}=-\sqrt{3};\)

\(\cot 120^{\circ}=-\displaystyle\frac{1}{\sqrt{3}}\).

b.

\(\sin 150^{\circ}=\displaystyle\frac{1}{2};\)

\(\cos 150^{\circ}=-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};\)

\(\tan 150^{\circ}=-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3};\)

\(\cot 150^{\circ}=-\sqrt{3}\).

c. Điểm cuối \(M\) của góc \(180^{\circ}=\widehat{xOM}\) có tọa độ \(M(-1;0)\) nên \(\sin 180^{\circ}=0\), \(\cos 180^{\circ}=-1;\tan 180^{\circ}=0\) và \(\cot 180^{\circ}\) không xác định.

Bài tập 3

Tính theo hàm số lượng giác của các góc bé hơn \(90^{\circ}\):

\(\sin 100^{\circ},\) \(\sin 160^{\circ},\) \(\cos 170^{\circ},\) \(\tan 103^{\circ}45',\) \(\cot 124^{\circ}15'.\)

\(\begin{aligned}&\sin 100^{\circ}=\sin (180^{\circ}-100^{\circ})=\sin 80^{\circ};\\ &\sin 160^{\circ}=\sin (180^{\circ}-160^{\circ})=\sin 20^{\circ};\\ &\tan 103^{\circ}45'=-\tan (180^{\circ}-103^{\circ}45')=\tan 76^{\circ}15';\\ &\cot 124^{\circ}15'=-\cot (180^{\circ}-124^{\circ}15')=-\cot 55^{\circ}45'.\end{aligned}\)

Bài tập 4

Tìm giá trị của biểu thức

a. \(A=2\sin 30^{\circ}+3\cos 45^{\circ}-\sin 60^{\circ}\).

b. \(B=3\cos 30^{\circ}+3\sin 45^{\circ}-\cos 60^{\circ}\).

a. Ta có

\(A=2\cdot\displaystyle\frac{1}{2}+3\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\) \(=1+\displaystyle\frac{3\sqrt{2}-\sqrt{3}}{2}\).

b. Ta có

\(B\) \(=2\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}+3\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}-\displaystyle\frac{1}{2}\) \(=\displaystyle\frac{2\sqrt{3}+3\sqrt{2}-1}{2}\).

Bài tập 5

Tính giá trị của biểu thức

a. \(a\sin 0^{\circ}+b\cos 0^{\circ}+c\sin 90^{\circ}\).

b. \(a\cos 90^{\circ}+b\sin 90^{\circ}+c\sin 180^{\circ}\).

c. \(a^2\sin 90^{\circ}+b^2\cos 90^{\circ}+c^2\cos 180^{\circ}\).

a. Ta có

\(a\sin 0^{\circ}+b\cos 0^{\circ}+c\sin 90^{\circ}=b+c\).

b. Ta có

\(a\cos 90^{\circ}+b\sin 90^{\circ}+c\sin 180^{\circ}=b\).

c. Ta có

\(a^2\sin 90^{\circ}+b^2\cos 90^{\circ}+c^2\cos 180^{\circ}=a^2-c^2\).

Bài tập 6

Tính giá trị các biểu thức sau

a. \(A=a^2 \sin 90^\circ+b^2 \cos 90^\circ+c^2 \cos 180^\circ\).

b. \(B=3-\sin^2 90^\circ+2\cos^2 60^\circ-3\tan^2 45^\circ\).

a. Ta có

\(\begin{aligned}A &= a^2 \sin 90^\circ+b^2 \cos 90^\circ+c^2 \cos 180^\circ\\ &= a^2\cdot 1+b^2\cdot 0+c^2 \cdot (-1) = a^2-c^2.\end{aligned}\)

\item Ta có

\(\begin{aligned}B &= 3-\sin^2 90^\circ+2\cos^2 60^\circ-3\tan^2 45^\circ\\ &= 3-1^2+2\cdot \left(\displaystyle\frac{1}{2}\right)^2-3\cdot 1^2 = -\displaystyle\frac{1}{2}.\end{aligned}\)

Bài tập 7

Tính giá trị của biểu thức

a. \(\sin x+\cos x\) khi \(x\) bằng \(0^{\circ},135^{\circ},120^{\circ}\).

b. \(2\sin x+\cos 2x\) khi \(x\) bằng \(60^{\circ},45^{\circ},30^{\circ}\).

c. \(\sin^2x+\cos^2x\) khi \(x\) bằng \(30^{\circ},75^{\circ},90^{\circ},145^{\circ},180^{\circ}\).

a. Khi \(x=0^{\circ}\) thì \(\sin x+\cos x\) \(=1\).

Khi \(x=135^{\circ}\) thì

\(\sin x+\cos x = \displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}=0\).

Khi \(x=120^{\circ}\) thì

\(\sin x + \cos x = \displaystyle\frac{\sqrt{3}-1}{2}\).

b. Khi \(x\) \(=60^{\circ}\) thì

\(2 \sin x + \cos 2x \) \(=2 \sin 60^{\circ}+\cos 120^{\circ}\) \(=2\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}-\displaystyle\frac{1}{2}\) \(=\sqrt{3}-\displaystyle\frac{1}{2}\).

Khi \(x=45^{\circ}\) thì

\(2 \sin x + \cos 2x \) \(= 2 \sin 45^{\circ}+\cos 90^{\circ}\) \(= 2\cdot\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}+0\) \(=\sqrt{2}\).

Khi \(x\) \(=30^{\circ}\) thì

\(2 \sin x + \cos 2x \) \(=2 \sin 30^{\circ}+\cos 60^{\circ}\) \(=2\cdot \displaystyle\frac{1}{2}+\displaystyle\frac{1}{2}\) \(=\displaystyle\frac{3}{2}\).

\item Ta có \(\sin^2 x+ \cos^2 x =1\) với mọi giá trị của \(x\).

Dạng 3. Cho biết một giá trị lượng giác của một góc. Tính các giá trị lượng giác còn lại

Bài tập 1

a. Cho \(\sin \alpha =\displaystyle\frac{1}{3}\) với \(90^\circ<\alpha<180^\circ\). Tính \(\cos\alpha\) và \(\tan\alpha\).

b. Cho \(\cos\alpha=-\displaystyle\frac{2}{3}\) với \(90^\circ<\alpha<180^\circ\). Tính \(\sin\alpha\) và \(\cot\alpha\).

c. Cho \(\tan\gamma=-2\sqrt{2}\) với \(90^\circ<\alpha<180^\circ\). Tính giá trị lượng giác còn lại.

a. Ta có

\(\sin^2\alpha+\cos^2\alpha=1\Rightarrow \cos^2\alpha=1-\sin^2\alpha=1-\left(\displaystyle\frac{1}{3}\right)^2=\displaystyle\frac{8}{9}\).

Suy ra \(\cos\alpha=\pm\displaystyle\frac{2\sqrt{2}}{3}\).

Vì \(90^\circ<\alpha<180^\circ\) nên \(\cos\alpha<0\).

Do đó \(\cos\alpha=-\displaystyle\frac{2\sqrt{2}}{3}\).

Khi đó

\(\tan\alpha=\displaystyle\frac{\sin\alpha}{\cos\alpha}=\displaystyle\frac{1}{3}:\left(-\displaystyle\frac{2\sqrt{2}}{3}\right)=-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{4}\).

b. Ta có

\(\sin^2\alpha+\cos^2\alpha=1\Rightarrow \sin^2\alpha=1-\cos^2\alpha=1-\left(-\displaystyle\frac{2}{3}\right)^2=\displaystyle\frac{5}{9}\).

Suy ra \(\sin\alpha=\pm\displaystyle\frac{\sqrt{5}}{3}\).

Vì \(90^\circ<\alpha<180^\circ\) nên

\(\sin\alpha>0\). Do đó \(\sin\alpha=\displaystyle\frac{\sqrt{5}}{3}\).

Khi đó

\(\cot\alpha=\displaystyle\frac{\cos\alpha}{\sin\alpha}=-\displaystyle\frac{2}{3}:\left(\displaystyle\frac{\sqrt{5}}{3}\right)=-\displaystyle\frac{2\sqrt{5}}{5}\).

c. Ta có

\(\tan\gamma\cdot\cot\gamma=1\Rightarrow \cot\gamma=\displaystyle\frac{1}{\tan\gamma}=\displaystyle\frac{1}{-2\sqrt{2}}=-\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{4}\).

Lại có

\(1+\tan^2\gamma=\displaystyle\frac{1}{\cos^2\gamma}\Leftrightarrow 1+\left(-2\sqrt{2}\right)^2=\displaystyle\frac{1}{\cos^2\gamma}\Leftrightarrow \cos^2\gamma=\displaystyle\frac{1}{9}\Leftrightarrow \cos\gamma=\pm\displaystyle\frac{1}{3}\).

Vì \(90^\circ<\gamma<180^\circ\) nên \(\cos\gamma<0\).

Do đó \(\cos\gamma=-\displaystyle\frac{1}{3}\).

Ta có

\(\tan\gamma=\displaystyle\frac{\sin\gamma}{\cos\gamma}\Rightarrow \sin\gamma=\tan\gamma\cdot\cos\gamma=\left(-\displaystyle\frac{1}{3}\right)\cdot \left(-2\sqrt{2}\right)=\displaystyle\frac{2\sqrt{2}}{3}\).

Bài tập 2

a. Cho \(\sin \alpha =\displaystyle\frac{5}{13}\). Tính \(K=2\sin^2\alpha+4\cos^2\alpha -3\).

b. Cho \(\cos\alpha=\displaystyle\frac{4}{5}\). Tính \(H=2\sin^2\alpha-5\cos^2\alpha+1\).

c. Cho \(\cos\alpha=\displaystyle\frac{3}{4}\) với \(0^\circ<\alpha<90^\circ\). Tính \(A=\displaystyle\frac{\tan\alpha+3\cot\alpha}{\tan\alpha+\cot\alpha}\).

d. Cho \(\tan\alpha=\sqrt{2}\). Tính \(B=\displaystyle\frac{\sin\alpha-\cos\alpha}{\sin^3\alpha+3\cos^3\alpha+2\sin\alpha}\).

a. Ta có

\(\sin^2\alpha+\cos^2\alpha=1\Rightarrow \cos^2\alpha=1-\sin^2\alpha=1-\left(\displaystyle\frac{5}{13}\right)^2=\displaystyle\frac{144}{169}\).

Suy ra

\(K=2\sin^2\alpha+4\cos^2\alpha -3=2\cdot\left(\displaystyle\frac{5}{13}\right)^2+4\cdot\displaystyle\frac{144}{169}-3=\displaystyle\frac{119}{169}\).

b. Ta có

\(\sin^2\alpha+\cos^2\alpha=1\Rightarrow \sin^2\alpha=1-\cos^2\alpha=1-\left(\displaystyle\frac{4}{5}\right)^2=\displaystyle\frac{9}{25}\).

Suy ra

\(H=2\sin^2\alpha-5\cos^2\alpha+1=2\cdot \displaystyle\frac{9}{29}-5\cdot \left(\displaystyle\frac{4}{5}\right)^2+1=-\displaystyle\frac{37}{25}\).

c. Ta có

\(\sin^2\alpha+\cos^2\alpha=1\Rightarrow \sin^2\alpha=1-\cos^2\alpha=1-\left(\displaystyle\frac{3}{4}\right)^2=\displaystyle\frac{7}{16}\).

Suy ra \(\sin\alpha=\pm\displaystyle\frac{\sqrt{7}}{4}\).

Vì \(0^\circ<\alpha<90^\circ\) nên \(\sin\alpha>0\).

Do đó \(\sin\alpha=\displaystyle\frac{\sqrt{7}}{4}\).

Khi đó

\(\tan\alpha=\displaystyle\frac{\sin\alpha}{\cos\alpha}=\displaystyle\frac{\sqrt{7}}{4}:\left(\displaystyle\frac{3}{4}\right)=\displaystyle\frac{\sqrt{7}}{3}\).

Suy ra \(\cot\alpha=\displaystyle\frac{1}{\tan\alpha}=\displaystyle\frac{3\sqrt{7}}{7}\).

Vậy

\(=\displaystyle\frac{\tan\alpha+3\cot\alpha}{\tan\alpha+\cot\alpha}=\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{\sqrt{7}}{3}+3\cdot \displaystyle\frac{3\sqrt{7}}{7}}{\displaystyle\frac{\sqrt{7}}{3}+\displaystyle\frac{3\sqrt{7}}{7}}=\displaystyle\frac{17}{8}\).

d. Ta có

\(1+\tan^2\alpha=\displaystyle\frac{1}{\cos^2\alpha}\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{\cos^2\alpha}=3\).

Chia tử và mẫu của biểu thức \(B\) cho \(\cos^3\alpha\) ta được

\(\begin{aligned}B&= \displaystyle\frac{\displaystyle\frac{1}{\cos^2\alpha}\cdot\tan\alpha-\displaystyle\frac{1}{\cos^2\alpha}}{\tan^3\alpha+3+2\tan\alpha\cdot \displaystyle\frac{1}{\cos^2\alpha}}\\ &= \displaystyle\frac{3\cdot \sqrt{2}-3}{\left(\sqrt{2}\right)^3+3+2\cdot\sqrt{2}\cdot3}=\displaystyle\frac{3\left(\sqrt{2}-1\right)}{8\sqrt{2}+3}.\end{aligned}\)

Bài tập 3

Cho \(\cos \alpha =-\displaystyle\frac{3}{5}\). Hãy tính \(\sin \alpha,\tan \alpha,\cot \alpha \).

Ta có:

\(\sin^2\alpha =1-\cos^2\alpha =1-\displaystyle\frac{9}{25}=\displaystyle\frac{16}{25} \Rightarrow \sin \alpha =\displaystyle\frac{4}{5}\) (vì \(\sin \alpha >0\))

\(\tan \alpha =\displaystyle\frac{\sin \alpha}{\cos \alpha}=\displaystyle\frac{4}{5}\colon \left(-\displaystyle\frac{3}{5}\right)=-\displaystyle\frac{4}{3}\).

Do đó \(\cot \alpha =-\displaystyle\frac{3}{4}\).

Bài tập 4

Biết rằng \(\sin 15^{\circ}=\displaystyle\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{4}\). Tính các giá trị lượng giác còn lại của góc \(15^{\circ}\).

Chứng minh \(2\sin 15^{\circ}\cdot \cos 15^{\circ}=\sin 30^{\circ}.\)

Ta có

\(\cos^215^{\circ}=1-\sin^215^{\circ}=1-\left(\displaystyle\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{4}\right)^2=\displaystyle\frac{8+4\sqrt{3}}{16}=\displaystyle\frac{\left(\sqrt{3}+1\right)^2}{8}\).

Từ đó

\(\cos 15^{\circ}=\sqrt{\displaystyle\frac{\left(\sqrt{3}+1\right)^2}{8}}=\displaystyle\frac{\sqrt{3}+1}{2\sqrt{2}}=\displaystyle\frac{\left(\sqrt{3}+1\right)\sqrt{2}}{4}=\displaystyle\frac{\sqrt{6}+\sqrt{2}}{4}\);

\(\tan 15^{\circ}=\displaystyle\frac{\sin 15^{\circ}}{\cos 15^{\circ}}=\displaystyle\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{\sqrt{6}+\sqrt{2}}=\displaystyle\frac{\left(\sqrt{6}-\sqrt{2}\right)^2}{4}=2-\sqrt{3}\);

\(\cot 15^{\circ}=\displaystyle\frac{1}{2-\sqrt{3}}=2+\sqrt{3}\).

Ta có

\(2\sin 15^{\circ}\cdot\cos 15^{\circ}=2\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{6}+\sqrt{2}}{4}\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{4}=\displaystyle\frac{1}{8}(6-2)=\displaystyle\frac{1}{2}=\sin 30^{\circ}\).

Bài tập 5

Cho \(\tan \alpha =-2\). Tính \(\cos \alpha \) và \(\sin \alpha \).

Vì \(\tan \alpha =-2\) \(<0\) nên \(90^{\circ}<\alpha <180^{\circ}\), suy ra \(\cos \alpha <0\).

Ta có

\(1+\tan^2\alpha =\displaystyle\frac{1}{\cos^2\alpha} \Rightarrow \cos^2\alpha =\displaystyle\frac{1}{1+\tan^2\alpha}=\displaystyle\frac{1}{1+4}=\displaystyle\frac{1}{5}.\)

Vậy \(\cos \alpha =-\displaystyle\frac{1}{\sqrt{5}}\) và \(\tan \alpha =\displaystyle\frac{\sin \alpha}{\cos \alpha}\).

Do đó

\(\sin \alpha =\cos \alpha\cdot \tan \alpha =\left(-\displaystyle\frac{1}{\sqrt{5}}\right)\cdot (-2)=\displaystyle\frac{2}{\sqrt{5}}=\displaystyle\frac{2\sqrt{5}}{5}.\)

Bài tập 6

Cho \(\cos x=\displaystyle\frac{1}{2}\), tính \(P=3\sin^2x+4\cos^2x\).

Ta có

\(P=3\sin^2x+4\cos^2x=3\left(1-\cos^2x\right)+4\cos^2x=3+\cos^2x=3+\displaystyle\frac{1}{4}=\displaystyle\frac{13}{4}\).

Bài tập 7

Cho \(\cos x=\displaystyle\frac{\sqrt{6}+\sqrt{2}}{4}\), tính \(P=3\sin x+\cos x\).

Ta có

\(\sin^2x=1-\cos^2x=1-\left(\displaystyle\frac{\sqrt{6}+\sqrt{2}}{4}\right)^2=1-\displaystyle\frac{2+\sqrt{3}}{4}=\displaystyle\frac{2-\sqrt{3}}{4}=\displaystyle\frac{\left(\sqrt{6}-\sqrt{2}\right)^2}{4^2}\).

Chọn \(\sin x=\displaystyle\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{4}\) do \(0^{\circ}\leqslant x\leqslant 180^{\circ}\).

Vậy \(P=3\sin x+\cos x=\displaystyle\frac{3}{4}\left(\sqrt{6}-\sqrt{2}\right)+\displaystyle\frac{4}{4}\left(\sqrt{6}+\sqrt{2}\right)=\displaystyle\frac{7\sqrt{6}+\sqrt{2}}{4}\).

Bài tập 8

Cho \(\tan \alpha =\sqrt{2}\), tính giá trị của biểu thức

a. \(A=\displaystyle\frac{3\sin \alpha -\cos \alpha}{\sin \alpha +\cos \alpha}\).

b. \(B=\displaystyle\frac{2\sin^2\alpha +1}{3\sin^2\alpha +2\cos^2\alpha}\).

a. Chia tử và mẫu cho \(\cos \alpha \), ta được

\(A=\displaystyle\frac{3\sin \alpha -\cos \alpha}{\sin \alpha +\cos \alpha}=\displaystyle\frac{3\tan \alpha -1}{\tan \alpha +1}=\displaystyle\frac{3\sqrt{2}-1}{\sqrt{2}+1}=\displaystyle\frac{\left(3\sqrt{2}-1\right)\left(\sqrt{2}-1\right)}{2-1}=7-4\sqrt{2}.\)

b. Chia tử và mẫu cho \(\cos^2\alpha \), ta được

\(B=\displaystyle\frac{2\sin^2\alpha +1}{3\sin^2\alpha +2\cos^2\alpha}=\displaystyle\frac{2\tan^2\alpha +\left(1+\tan^2\alpha \right)}{3\tan^2\alpha +2}=\displaystyle\frac{3\tan^2\alpha +1}{3\tan^2\alpha +2}=\displaystyle\frac{7}{8}.\)

Bài tập 9

Biết \(\sin \alpha =\displaystyle\frac{2}{5}\). Tính giá trị của biểu thức \(P=\displaystyle\frac{\cot \alpha -\tan \alpha}{\cot \alpha +\tan \alpha}\).

\(\begin{aligned}P&=\displaystyle\frac{\cot \alpha -\tan \alpha}{\cot \alpha +\tan \alpha}=\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{\cos \alpha}{\sin \alpha}-\displaystyle\frac{\sin \alpha}{\cos \alpha}}{\displaystyle\frac{\cos \alpha}{\sin \alpha}+\displaystyle\frac{\sin \alpha}{\cos \alpha}}=\displaystyle\frac{\cos^2\alpha -\sin^2\alpha}{\cos^2\alpha +\sin^2\alpha}\\&=\cos^2\alpha -\sin^2\alpha =1-2\sin^2\alpha =1-2\left(\displaystyle\frac{2}{5}\right)^2=\displaystyle\frac{17}{25}.\end{aligned}\)

Dạng 4. Sử dụng các hệ thức lượng giác trong chứng minh, rút gọn

Bài tập 1

Tính giá trị của biểu thức \(T=\sqrt{1-\sin x }\cdot \sqrt{1+\sin x}- \sqrt{1-2\sin x \cos x}\) khi \(\tan x =\sqrt{3}\), \; \(\tan x = - \displaystyle\frac{3}{4}\).

Ta có

\(\begin{aligned}T&=\sqrt{1-\sin x }\cdot \sqrt{1+\sin x}- \sqrt{1-2\sin x \cos x}\\&= \sqrt{1-\sin^2 x } - \sqrt{\sin^2 x +\cos^2 x -2\sin x \cos x}=\left| \cos x \right|-\left| \sin x - \cos x \right|.\end{aligned}\)

Khi \(\tan x = \sqrt{3}\) thì \(x = 60^{\circ} \Rightarrow \sin x = \displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\) và \(\cos x = \displaystyle\frac{1}{2}\). Vậy \(T=\displaystyle\frac{1}{2}-\displaystyle\frac{\sqrt{3}-1}{2}=\displaystyle\frac{2-\sqrt{3}}{2}\).

Khi \(\tan x = -\displaystyle\frac{3}{4}\) thì \(\sin^2 x = \displaystyle\frac{9}{25}\), \(\cos^2 x = \displaystyle\frac{16}{25}\) và \(\sin x \cdot \cos x = \tan x \cdot \cos^2 x = -\displaystyle\frac{3}{4}\cdot \displaystyle\frac{16}{25}= -\displaystyle\frac{12}{25}\).

Do đó \(T=\sqrt{1-\displaystyle\frac{9}{25}}-\sqrt{1-2 \cdot \left(- \displaystyle\frac{12}{25} \right)}=-\displaystyle\frac{3}{5}\).

Bài tập 2

Tính giá trị của biểu thức

a. \(\cos^2 12^{\circ} +\cos^2 78^{\circ}+\cos^2 1^{\circ} +\cos^2 89^{\circ}\)

b. \(\sin^2 3^{\circ}+\sin^2 15^{\circ}+\sin^2 75^{\circ}+\sin^2 87^{\circ}\)

Sử dụng hai góc phụ nhau thì ta có

a. \(\cos^212^{\circ}+\cos^278^{\circ}+\cos^21^{\circ}+\cos^289^{\circ}=\sin^278^{\circ}+\cos^278^{\circ}+\sin^289^{\circ}+\cos^289^{\circ}=1+1=2\).

b. \(\sin^23^{\circ}+\sin^215^{\circ}+\sin^275^{\circ}+\sin^287^{\circ}=\cos^287^{\circ}+\cos^275^{\circ}+\sin^275^{\circ}+\sin^287^{\circ}=1+1=2\).

Bài tập 3

Tính giá trị của biểu thức

a. \(A=\cos 0^{\circ}+\cos 10^{\circ}+\cos 20^{\circ}+\cdots +\cos 180^{\circ}\).

b. \(B=\sin^21^{\circ}+\sin^22^{\circ}+\sin^23^{\circ}+\cdots +\sin^290^{\circ}\).

c. \(C=\tan 1^{\circ}\cdot\tan 3^{\circ}\cdot\tan 5^{\circ}\cdot \cdots \cdot \tan 89^{\circ}\).

a. Sử dụng hai góc bù nhau để ghép cặp

\(A=\left(\cos 0^{\circ}+\cos 180^{\circ}\right)+\left(\cos 10^{\circ}+\cos 170^{\circ}\right)+\cdots \left(\cos 80^{\circ}+\cos 100^{\circ}\right)+\cos 90^{\circ}=0.\)

\item Sử dụng 2 góc phụ nhau để ghép cặp

\(\begin{aligned}B&=\left(\sin^21^{\circ}+\sin^289^{\circ}\right)+\left(\sin^22^{\circ}+\sin^288^{\circ}\right)+\cdots +\left(\sin^244^{\circ}+\sin^246^{\circ}\right)+\sin^245^{\circ}+\sin^290^{\circ} \\ &=\left(\sin^21^{\circ}+\cos^21^{\circ}\right)+\left(\sin^22^{\circ}+\cos^22^{\circ}\right)+\cdots +\left(\sin^244^{\circ}+\cos^244^{\circ}\right)+\displaystyle\frac{1}{2}+1\\ &=44+\displaystyle\frac{3}{2}=\displaystyle\frac{91}{2}.\end{aligned}\)

\item Sử dụng 2 góc phụ nhau để ghép cặp

\(\begin{aligned}C&=\left(\tan 1^{\circ}\cdot\tan 89^{\circ}\right)\cdot\left(\tan 3^{\circ}\cdot\tan 87^{\circ}\right)\cdots \left(\tan 43^{\circ}\cdot\tan 47^{\circ}\right)\cdot\tan 45^{\circ} \\ &=\left(\tan 1^{\circ}\cdot\cos 1^{\circ}\right)\cdot\left(\tan 3^{\circ}\cdot\cos 3^{\circ}\right)\cdots \left(\tan 43^{\circ}\cdot\cos 43^{\circ}\right)\cdot1\\ &=1.\end{aligned}\)

Bài tập 4

a. Tìm \(\cos x\) khi \(\sin x=\displaystyle\frac{1}{3}\).

b. Tìm \(\cos x\) và \(\sin x\) khi \(\sin x-\cos x=\displaystyle\frac{2}{3}\).

a. Ta có \(\cos x=\pm \sqrt{1-\sin^2x}=\displaystyle\frac{2\sqrt{2}}{3}\).

b. Giải hệ

\(\left\{\begin{aligned}& \sin x-\cos x=\displaystyle\frac{2}{3} \\ & \sin^2x+\cos^2x=1 \\ \end{aligned}\right.\).

Ta có \(\sin x=\cos x+\displaystyle\frac{2}{3}\) thế vào thì được

\(2\cos^2x+\displaystyle\frac{4}{3}\cos x-\displaystyle\frac{6}{9}=0.\)

Chọn \(\cos x=\displaystyle\frac{\sqrt{14}-2}{6}\) thì \(\sin x=\displaystyle\frac{\sqrt{14}+2}{6}\).

Bài tập 5

Biết \(\sin x+\cos x=m\)

a. Tìm \(\sin x\cdot\cos x\).

b. Tìm \(\sin^4x+\cos^4x\).

c. Chứng minh rằng \(-\sqrt{2}\leqslant m\leqslant \sqrt{2}\).

a. Bình phương hai vế thì có \(\sin^2x+\cos^2x+2\sin x\cdot\cos x=m^2\).

Nên \(1+2\sin x\cdot\cos x=m^2\).

Vậy \(\sin x\cdot\cos x=\displaystyle\frac{m^2-1}{2}\).

b. Ta có

\(\begin{aligned}\sin^4x+\cos^4x&=\left(\sin^2x\right)^2+\left(\cos^2x\right)^2 =\left(\sin^2x+\cos^2x\right)^2-2\sin^2x\cdot\cos^2x\\ &=1-\displaystyle\frac{(m^2-1)^2}{2}=\displaystyle\frac{1+2m^2-m^4}{2}.\end{aligned}\)

c. Từ giả thiết suy ra \(\sin x=m-\cos x\). Mà \(\sin^2x+\cos^2x=1\) nên

\(\left(m-\cos x\right)^2+\cos^2x=1\).

Từ đó dẫn đến \(\cos x\) là nghiệm của phương trình \(2t^2-2mt+m^2-1=0\) nên \( \Delta '\geqslant 0\).

Suy ra \(m^2\leqslant 2\) hay \(-\sqrt{2}\leqslant m\leqslant \sqrt{2}\).

Bài tập 6

Biết \(\tan a+\cot a=k\).

a. Tìm \(\tan^2a+\cot^2a\).

b. Tìm \(\tan^6a+\cot^6a\).

c. Chứng minh \(|k|\geqslant 2\).

a. Ta có \(\tan^2a+\cot^2a=\left(\tan a+\cot a\right)^2-2\tan a\cot a=k^2-2\).

b. Ta có

\(\begin{aligned}\tan^6a+\cot^6a &=\left(\tan^2a+\cot^2a\right)^3-3\tan^2a\cdot \cot^2a\left(\tan^2a+\cot^2a\right)\\&=(k^2-2)^3-3(k^2-2)=(k^2-2)(k^4-4k^2+1)\end{aligned}\)

c. Cách 1: Do \(\tan a\) và \(\cot a\) cùng dấu nên

\(\left|\tan a+\cot a\right|=\left|\tan a\right|+\left|\cot a\right|\)\\ mà \(\left|\tan a\right|+\left|\cot a\right|\geqslant 2\sqrt{\left|\tan a\right|\cdot \left|\cot a\right|}=2\).

Suy ra \(\left|\tan a+\cot a\right|\geqslant 2\) hay \(|k|\geqslant 2\).

Cách 2: Thay \(\cot a=\displaystyle\frac{1}{\tan a}\) dẫn đến \(\tan^2a-k\tan a+1=0\).

Vậy \(\tan a\) là nghiệm của phương trình \(x^2-kx+1=0\) nên \( \Delta =k^2-4\geqslant 0\) hay \(|k|\geqslant 2\).

Bài tập 7

Giải các phương trình sau, trong đó \(x\) là ẩn, còn \(a\) là một góc cho trước.

a. \(x^2-\left(\sin a+\cos a\right)x+\sin a\cdot\cos a=0\).

b. \(x^2-\left(\tan a+\cot a\right)x+1=0\).

Ta lập \( \Delta \) hoặc biến đổi thành tích số để giải

a. \(x^2-\left(\sin a+\cos a\right)x+\sin a\cdot\cos a=0 \Leftrightarrow \left(x-\sin a\right)\left(x-\cos a\right)=0\) nên \(x_1=\sin a,x_2=\cos a\).

b. Ta có \(Q\) nên \(x_1=\tan a,x_2=\cot a\).

Bài tập 8

a. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: \(P=\cos^4x-\cos^2x+\sin^2x\).

b. Tìm giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của biểu thức: \(Q=\sin^4x-\sin^2x+\cos^2x\).

a. Ta có

\(\begin{aligned}P&=\cos^4x-\cos^2x+\sin^2x=\cos^4x-\cos^2x+\left(1-\cos^2x\right) \\&=\cos^4x-2\cos^2x+1=\left(\cos^2x-1\right)^2=\sin^4x\end{aligned}\)

Vậy \(P\) có giá trị lớn nhất là 1 khi \(\sin x=1\), tức \(x=90^{\circ}\).

b. Ta có \(Q=\sin^4x-\sin^2x+\cos^2x=\sin^4x-2\sin^2x+1=\left(\sin^2x-1\right)^2=\cos^4x\).

Vậy \(Q\) có giá trị nhỏ nhất là 0 khi \(\cos x=0\), tức \(x=90^{\circ}\);

\(Q\) có giá trị lớn nhất là 1 khi \(\cos x=1\), tức \(x=0^{\circ}\) hoặc \(x=180^{\circ}\).

Bài tập 9

Đơn giản các biểu thức

a. \(A=\cos x+\sin x\cdot\tan x\)

b. \(B=\sqrt{1+\cos x}\cdot\sqrt{1-\cos x}\).

a. Ta có

\(A=\cos x+\sin x\cdot\tan x=\cos x+\sin x\cdot\displaystyle\frac{\sin x}{\cos x}=\displaystyle\frac{\cos^2x+\sin^2x}{\cos x}=\displaystyle\frac{1}{\cos x}\).

b. Ta có

\(B=\sqrt{1+\cos x}\cdot\sqrt{1-\cos x}=\sqrt{1-\cos^2x}=\sqrt{\sin^2x}=\left|\sin x\right|=\sin x\).

Bài tập 10

Đơn giản các biểu thức

a. \(A=\sin x\cdot \sqrt{1+\tan^2x}\).

b. \(B=\displaystyle\frac{1}{2\left(1-\sin x\cos x\right)}-\displaystyle\frac{\sin x}{\sin^3x+\cos^3x}-\displaystyle\frac{\cos x-\sin x}{\left(\sin x+\cos x\right)\left(1-\sin x\cos x\right)}\).

a. Ta có

\(A=\sin x\cdot\sqrt{1+\tan^2x}=\sin x\sqrt{\displaystyle\frac{1}{\cos^2x}}=\displaystyle\frac{\sin x}{\left|\cos x\right|}=\left|\displaystyle\frac{\sin x}{\cos x}\right|=\left|\tan x\right|\).

b. Ta có

\(\begin{aligned}B&=\displaystyle\frac{1}{2\left(1-\sin x\cos x\right)}-\displaystyle\frac{\sin x}{\sin^3x+\cos^3x}-\displaystyle\frac{\cos x-\sin x}{\left(\sin x+\cos x\right)\left(1-\sin x\cos x\right)} \\&=\displaystyle\frac{\sin x+\cos x-2\left(\cos x-\sin x\right)-2\sin x}{2\left(\sin^3x+\cos^3x\right)}\\ &=\displaystyle\frac{\sin x-\cos x}{2\left(\sin^3x+\cos^3x\right).}\end{aligned}\)

Bài tập 11

Đơn giản các biểu thức

a. \(A=\sin (90^{\circ}-x)\cdot\cos (180^{\circ}-x)\).

b. \(B=\cos (90^{\circ}-x)\cdot\sin (180^{\circ}-x)\).

a. Ta có

\(A=\sin (90^{\circ}-x)\cdot\cos (180^{\circ}-x)=\cos x\left(-\cos x\right)=-\cos^2x\).

b. Ta có

\(B=\cos (90^{\circ}-x)\cdot \sin (180^{\circ}-x)=\sin x\cdot \sin x=\sin^2x\).

Bài tập 12

Chứng minh các hệ thức cơ bản

a. \(\sin^2x+\cos^2x=1\).

b. \(1+\tan^2x=\displaystyle\frac{1}{\cos^2x}\left(x\ne 90^{\circ}\right)\).

c. \(1+\cot^2x=\displaystyle\frac{1}{\sin^2x}\left(0^{\circ}<x<180^{\circ}\right)\).

a. Nếu \(x\) là góc nhọn thì theo định lý Pitago, ta có \(\sin^2x+\cos^2x=R^2=1\).

Nếu \(x=0^{\circ}\) hoặc \(x=90^{\circ}\) thì theo định nghĩa

\(\sin^20^{\circ}+\cos^20^{\circ}=0+1=1\) hoặc \(\sin^290^{\circ}+\cos^290^{\circ}=1+0=1\).

Nếu \(90^{\circ}<x\leqslant 180^{\circ}\) thì đặt \(t=180^{\circ}-x\), ta có \(\sin^2x+\cos^2x=\sin^2t+\left(-\cos t\right)^2=\sin^2t+\cos^2t=1\).

b. Ta có

\(1+\tan^2x=1+\displaystyle\frac{\sin^2x}{\cos^2x}=\displaystyle\frac{\cos^2x+\sin^2x}{\cos^2x}=\displaystyle\frac{1}{\cos^2x}\).

c. Ta có

\(1+\cot^2x=1+\displaystyle\frac{\cos^2x}{\sin^2x}=\displaystyle\frac{\cos^2x+\sin^2x}{\sin^2x}=\displaystyle\frac{1}{\sin^2x}\).

Bài tập 13

Chứng minh công thức hơn kém \(90^{\circ}\)

a. \(\sin (x+90^{\circ})=\cos x\).

b. \(\cos (x+90^{\circ})=-\sin x\).

c. \(\tan (x+90^{\circ})=-\cot x\).

d. \(\cot (x+90^{\circ})=-\tan x\).

a. Ta có

\(\sin (x+90^{\circ})=\sin \left(180^{\circ}-(x+90^{\circ})\right)=\sin (90^{\circ}-x)=\cos x\).

b. Ta có

\(\cos (x+90^{\circ})=-\cos \left(180^{\circ}-(x+90^{\circ})\right)=-\cos (90^{\circ}-x)=-\sin x\).

c. Ta có \(\tan (x+90^{\circ})=\displaystyle\frac{\cos x}{-\sin x}=-\cot x\).

d. Ta có \(\cot (x+90^{\circ})=\displaystyle\frac{-\sin x}{\cos x}=-\tan x\).

Bài tập 14

Chứng minh

a. \(\left(\sin x+\cos x\right)^2=1+2\sin x\cdot\cos x\).

b. \(\left(\sin x-\cos x\right)^2=1-2\sin x\cdot\cos x\).

c. \(\sin^4x+\cos^4x=1-2\sin^2x\cdot\cos^2x\).

a. Ta có \(\left(\sin x+\cos x\right)^2=\sin^2x+\cos^2x+2\sin x\cos x=1+2\sin x\cdot\cos x\).

b. Ta có \(\left(\sin x-\cos x\right)^2=\sin^2x+\cos^2x-2\sin x\cos x=1-2\sin x\cdot\cos x\).

c. Ta có

\(\begin{aligned}\sin^4x+\cos^4x&=\left(\sin^2x\right)^2+\left(\cos^2x\right)^2+2\sin^2x\cdot\cos^2x-2\sin^2x\cdot\cos^2x\\ &=\left(\sin^2x+\cos^2x\right)^2-2\sin^2x\cdot\cos^2x=1-2\sin^2x\cdot\cos^2x\end{aligned}\)

Bài tập 15

Chứng minh

a. \(\sin x\cdot \cos x\left(1+\tan x\right)\left(1+\cot x\right)=1+2\sin x\cdot \cos x\).

b. \(1-\left(\sin^6x+\cos^6x\right)=3\sin^2x\cdot \cos^2x\).

a.

\(\begin{aligned}&\sin x\cdot\cos x\left(1+\tan x\right)\left(1+\cot x\right)&=\cos x\left(1+\tan x\right)\cdot\sin x\left(1+\cot x\right)\\ &=\left(\cos x+\cos x\cdot\displaystyle\frac{\sin x}{\cos x}\right)\left(\sin x+\sin x\cdot\displaystyle\frac{\cos x}{\sin x}\right)\\ &=\left(\sin x+\cos x\right)^2=1+2\sin x\cdot\cos x\end{aligned}\)

b. Ta có

\(\begin{aligned}&1-\left(\sin^6x+\cos^6x\right)&=\left(\sin^2x+\cos^2x\right)^3-\left(\sin^6x+\cos^6x\right)\\ &= \sin^6 x + \cos^6 x + 3 \sin^2 x \cos^2 x \left( \sin^2 x +\cos^2 x \right) - \left( \sin^6 x + \cos^6 x \right)\\ &= 3\sin^2 x \cos^2 x.\end{aligned}\)

Bài tập 16

Chứng minh

a. \(\displaystyle\frac{\sin^2x}{\cos x\left(1+\tan x\right)}-\displaystyle\frac{\cos^2x}{\sin x\left(1+\cot x\right)}=\sin x-\cos x\).

b. \(\left(\tan x+\displaystyle\frac{\cos x}{1+\sin x}\right)\cdot \left(\cot x+\displaystyle\frac{\sin x}{1+\cos x}\right)=\displaystyle\frac{1}{\sin x\cdot \cos x}\).

a. Ta có

\(\begin{aligned}&\displaystyle\frac{\sin^2x}{\cos x\left(1+\tan x\right)}-\displaystyle\frac{\cos^2x}{\sin x\left(1+\cot x\right)}&=\displaystyle\frac{\sin^2x}{\cos x+\sin x}-\displaystyle\frac{\cos^2x}{\sin x+\cos x}\\ &=\displaystyle\frac{\sin^2x-\cos^2x}{\sin x+\cos x}\\ &=\sin x-\cos x.\end{aligned}\)

b. Ta có

\(\begin{aligned}&\left(\tan x+\displaystyle\frac{\cos x}{1+\sin x}\right)\cdot\left(\cot x+\displaystyle\frac{\sin x}{1+\cos x}\right)&=\left(\displaystyle\frac{\sin x}{\cos x}+\displaystyle\frac{\cos x}{1+\sin x}\right)\cdot\left(\displaystyle\frac{\cos x}{\sin x}+\displaystyle\frac{\sin x}{1+\cos x}\right) \\ &=\left(\displaystyle\frac{\sin x+\sin^2x+\cos^2x}{\cos x\cdot\left(1+\sin x\right)}\right)\cdot\left(\displaystyle\frac{\cos x+\cos^2x+\sin^2x}{\sin x\cdot\left(1+\cos x\right)}\right)\\ &=\displaystyle\frac{\left(1+\sin x\right)\cdot\left(1+\cos x\right)}{\cos x\cdot\sin x\cdot\left(1+\sin x\right)\cdot\left(1+\cos x\right)}\\ &=\displaystyle\frac{1}{\sin x\cdot\cos x}.\end{aligned}\)

Bài tập 17

Chứng minh rằng biểu thức sau đây không phụ thuộc vào \(x\).

a. \(A=\left(\sin x+\cos x\right)^2+\left(\sin x-\cos x\right)^2\).

b. \(B=\sin^4 x -\cos^4 x - 2\sin^2 x +1\).

a. Ta có \(A=\left(\sin x+\cos x\right)^2+\left(\sin x-\cos x\right)^2=1+2\sin x\cos x+1-2\sin x\cos x=2\).

b. Ta có

\(\begin{aligned}B&=\sin^4x-\cos^4x-2\sin^2x+1 \\ &=\left(\sin^2x+\cos^2x\right)\left(\sin^2x-\cos^2x\right)-2\sin^2x+1\\&=1\left[\sin^2x-\left(1-\sin^2x\right)\right]-2\sin^2x+1=0.\end{aligned}\)

Bài tập 18

Chứng minh rằng biểu thức sau đây không phụ thuộc vào \(x\)

a. \(A=\sin^6x+\cos^6x+3\sin^2x\cos^2x\).

b. \(B=\cos^2x\left(\cos^2x+2\sin^2x+\sin^2x\tan^2x\right)\).

a. Ta có

\(\begin{aligned}B&=\sin^6x+\cos^6x+3\sin^2x\cos^2x\\ &=\left(\sin^2x+\cos^2x\right)^3-3\sin^4x\cos^2x-3\sin^2x\cos^4x+3\sin^2x\cos^2x\\&=1-3\sin^2x\cos^2x\left(\sin^2x+\cos^2x-1\right)\\&=1-0=1.\end{aligned}\)

b. Ta có

\(\begin{aligned}B&=\cos^2x\left(\cos^2x+2\sin^2x+\sin^2x\tan^2x\right)=\cos^2x\left(1+\sin^2x+\sin^2x\tan^2x\right)\\ &=\cos^2x\left(1+\sin^2x\displaystyle\frac{1}{\cos^2x}\right)=1.\end{aligned}\)

Bài tập 19

Chứng minh rằng biểu thức sau đây không phụ thuộc vào \(x\).

a. \(A=3\left(\sin^8x-\cos^8x\right)+4\left(\cos^6x-2\sin^6x\right)+6\sin^4x\).

b. \(B=\sqrt{\sin^4x+4\cos^2x}+\sqrt{\cos^4x+4\sin^2x}\).

a. Đặt \(a=\sin^2x\) thì \(\cos^2x=1-a\) nên

\(\begin{aligned}F&=3\left[a^4-(1-a) ^4\right]+4\left[(1-a) ^3-2a^3\right]+6a^2 \\ &=3\left[a^4-(1-2a+a^2)^2\right]+4\left[(1-a) ^3-2a^3\right]+6a^2\\ &=3\left[a^4-(1+4a^2+a^4-4a+2a^2-4a^3)\right]+4(1-3a+3a^2-a^3-2a^3)+6a^2=1.\end{aligned}\)

b. Ta có

\(\begin{aligned}E&=\sqrt{\sin^4x+4\left(1-\sin^2x\right)}+\sqrt{\cos^4x+4\left(1-\cos^2x\right)}\\ &=\sqrt{\sin^4x+4-4\sin^2x}+\sqrt{\cos^4x+4-4\cos^2x} \\ &=\sqrt{\left(2-\sin^2x\right)^2}+\sqrt{\left(2-\cos^2x\right)^2}=\left|2-\sin^2x\right|+\left|2-\cos^2x\right| \\ &=\left(2-\sin^2x\right)+\left(2-\cos^2x\right) \quad \left(\text{ vì }\sin^2x,\cos^2x\leqslant 1 \right) \\ &=4-\left(\sin^2x+\cos^2x\right)=4-1=3. \end{aligned}\)

Bài tập 20

Cho tam giác \(ABC\). Chứng minh rằng

a. \(\sin A=\sin (B+C) \).

b. \(\cos A=-\cos (B+C) \).

c. \(\sin \displaystyle\frac{A+B}{2}=\cos \displaystyle\frac{C}{2}\).

d. \(\tan A=-\tan (B+C) \).

Vì \(A,B,C\) là 3 góc tam giác nên \(A+B+C=180^{\circ}\) do đó

a. Ta có \(\sin A=\sin (180^{\circ}-A) =\sin (B+C) \).

b. Ta có \(\cos A=-\cos (180^{\circ}-A) =-\cos (B+C) \).

c. Ta có \(\sin \displaystyle\frac{A+B}{2}=\cos \left(90^{\circ}-\displaystyle\frac{A+B}{2}\right)=\cos \displaystyle\frac{C}{2}\).

d. Ta có \(\tan A=-\tan (180^{\circ}-A) =-\tan (B+C) \).

Bài tập 21

Chứng minh rằng nếu: \(\left(1-\sin A\right)\left(1-\sin B\right)=\cos A\cos B\) thì \(\left(1+\sin A\right)\left(1+\sin B\right)=\cos A\cos B\).

Vì \(1+\sin A>0, 1+\sin B>0\) nên

\(\begin{aligned} &\left(1-\sin A\right)\left(1-\sin B\right)=\cos A\cos B \\ \Leftrightarrow & \left(1-\sin A\right)\left(1-\sin B\right)\left(1+\sin A\right)\left(1+\sin B\right)=\cos A\cos B\left(1+\sin A\right)\left(1+\sin B\right)\\ \Leftrightarrow & \left(1-\sin^2A\right)\left(1-\sin^2B\right)=\cos A\cos B\left(1+\sin A\right)\left(1+\sin B\right)\\ \Leftrightarrow & \cos^2A\cos^2B=\cos A\cos B\left(1+\sin A\right)\left(1+\sin B\right)\\ \Leftrightarrow & \left(1+\sin A\right)\left(1+\sin B\right)=\cos A\cos B.\end{aligned}\)

Bài 2. ĐỊNH LÍ CÔSIN, ĐỊNH LÍ SIN

Dạng 1. Tính toán các đại lượng trong tam giác bằng cách sử dụng định lí côsin và sin

Bài tập 1

Cho tam giác \(ABC\) biết

a. \(a=12\), \(b=13\), \(c=15\). Tính độ lớn góc \(A\).

b. \(AB=5\), \(AC=8\), \(\widehat{A}=60^\circ\). Tính cạnh \(BC\).

a. Ta có

\(\cos A=\displaystyle\frac{b^2+c^2-a^2}{2bc}\) \(=\displaystyle\frac{13^2+15^2-12^2}{2\cdot13\cdot15}\) \(=\displaystyle\frac{25}{39}\). Suy ra \(A\approx 50^{\circ}\).

b. Ta có

\(BC^2\) \(=AC^2+AB^2-2AC\cdot AB\cdot\cos A\) \(=8^2+5^2-2\cdot8\cdot5\cdot\cos 60^{\circ}\) \(=49\).

Vậy \(BC=7\).

Bài tập 2

Cho tam giác \(ABC\), biết

a. \(\widehat{A}=60^{\circ}\), \(\widehat{B}=45^{\circ}\), \(b=4\). Tính cạnh \(a\) và \(c\).

b. \(\widehat{A}=60^{\circ}\), \(a=6\). Tính \(R\).

a. Ta có

\(A+B+C=180^\circ\) \(\Rightarrow C=180^\circ-A-B=75^\circ\).

Suy ra

\(a=\displaystyle\frac{b\sin A}{\sin B}\) \(=\displaystyle\frac{4\sin 60^{\circ}}{\sin 45^{\circ}}\approx 4{,}9\)

\(c=\displaystyle\frac{b\sin C}{\sin B}=\displaystyle\frac{4\sin 75^{\circ}}{\sin 45^{\circ}}\approx 5{,}5\).

b. Ta có

\(R=\displaystyle\frac{a}{2\sin A}=\displaystyle\frac{6}{2\sin 60^{\circ}}\approx 3{,}5\).

Bài tập 3

Tìm các góc và cạnh chưa biết của tam giác \(ABC\), biết

a. \(c=14\), \(A=60^{\circ}\), \(B=40^{\circ}\).

b. \(b=4,5\), \(A=30^{\circ}\), \(C=75^{\circ}\).

a. Ta có

\(C=180^{\circ}-(A+B)\) \(=180^{\circ}-(60^{\circ}+40^{\circ})\) \(=80^{\circ}\).

Có \(b=\displaystyle\frac{c\sin B}{\sin C}\) \(=\displaystyle\frac{14\sin 40^{\circ}}{\sin 80^{\circ}}\approx 9{,}1\) và \(a=\displaystyle\frac{c\sin A}{\sin C}\) \(=\displaystyle\frac{14\sin 60^{\circ}}{\sin 80^{\circ}}\approx 12{,}3\).

b. Ta có

\(B=180^{\circ}-(A+C)\) \(=180^{\circ}-\left(30^{\circ}+75^{\circ}\right)=75^{\circ}\) vì \(B=C\) nên tam giác cân tại\(A\).

Suy ra

\(c=b=4{,}5\) và \(a=\displaystyle\frac{b\sin A}{\sin B}=\displaystyle\frac{4{,}5\sin 30^{\circ}}{\sin 75^{\circ}}\approx 2{,}3\).

Bài tập 4

Tìm các góc và cạnh chưa biết của tam giác \(ABC\), biết

a. \(c=35\), \(A=40^{\circ}\), \(C=120^{\circ}\).

b. \(a=137{,}5\), \(B=83^{\circ}\), \(C=57^{\circ}\).

a. Ta có

\(B=180^{\circ}-(A+C)\) \(=180^{\circ}-\left(40^{\circ}+120^{\circ}\right)=20^{\circ}\).

Từ \(\displaystyle\frac{a}{\sin A}=\displaystyle\frac{b}{\sin B}=\displaystyle\frac{c}{\sin C}\), ta suy ra

\(a=\displaystyle\frac{c\sin A}{\sin C}\) \(\approx \displaystyle\frac{35\cdot0{,}64}{0{,}87}\approx 26;\)

\(b=\displaystyle\frac{c\sin B}{\sin C}\) \(\approx \displaystyle\frac{35\cdot0{,}43}{0{,}87}\approx 13{,}8.\)

b. Ta có

\(A=180^{\circ}-(B+C)\) \(=180^{\circ}-\left(83^{\circ}+57^{\circ}\right)=40^{\circ}\).

Từ \(\displaystyle\frac{a}{\sin A}=\displaystyle\frac{b}{\sin B}=\displaystyle\frac{c}{\sin C}\), ta suy ra

\(b=\displaystyle\frac{a\sin B}{\sin A}\) \(\approx \displaystyle\frac{137{,}5\cdot0,9925}{0{,}6427}\approx 212{,}3;\)

\(c=\displaystyle\frac{a\sin C}{\sin A}\) \(\approx \displaystyle\frac{137,5\cdot0{,}8387}{0{,}6427}\approx 179{,}4.\)

Bài tập 5

Cho tam giác \(ABC\), biết

a. \(a=7\), \(b=8\), \(c=6\). Tính \(m_a\).

b. \(a=5\), \(b=4\), \(c=3\). Lấy \(D\) đối xứng của \(B\) qua \(C\). Tính \(m_a\) và \(AD\).

Áp dụng định lý trung tuyến

a. Ta có

\(m_a^2=\displaystyle\frac{b^2+c^2}{2}-\displaystyle\frac{a^2}{4}\) \(=\displaystyle\frac{8^2+6^2}{2}-\displaystyle\frac{7^2}{4}\) \(=\displaystyle\frac{151}{4} = 37{,}75\).

Suy ra \(m_a\approx 6{,}1\).

b. Ta có

\(a^2=b^2+c^2=25\) nên tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\).

Do đó \(m_a=\displaystyle\frac{a}{2}=\displaystyle\frac{5}{2}=2{,}5\).

Tam giác \(ABD\) có \(AC\) là trung tuyến nên

\(AC^2=\displaystyle\frac{AB^2+AD^2}{2}-\displaystyle\frac{BD^2}{4}.\)

Suy ra

\(AD^2=\displaystyle\frac{1}{2}\left(4AC^2+BD^2-2AB^2\right)\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}(4\cdot4^2+10^2-2\cdot3^2)=73.\)

Vậy \(AD\approx 8{,}5\).

Bài tập 6

Cho tam giác \(ABC\), biết

a. \(a=7\), \(b=8\), \(c=6\). Tính \(S\) và \(h_a\)

b. \(b=7\), \(c=5\), \(\cos A=\displaystyle\frac{3}{5}\). Tính \(S\) và \(R\), \(r\).

a. Áp dụng công thức Hê-rông với

\(p=\displaystyle\frac{a+b+c}{2}=\displaystyle\frac{21}{2}\).

Ta có

\(S=\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}\) \(=\sqrt{\displaystyle\frac{21}{2}\left(\displaystyle\frac{21}{2}-7\right)\left(\displaystyle\frac{21}{2}-8\right)\left(\displaystyle\frac{21}{2}-6\right)}\) \(=\displaystyle\frac{21\sqrt{15}}{4}\).

Vì \(S=\displaystyle\frac{1}{2}ah_a\) \( \Rightarrow \displaystyle\frac{21\sqrt{15}}{4}=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot7h_a\) \(\Rightarrow h_a=\displaystyle\frac{3\sqrt{15}}{2}\).

b. Ta có

\(\sin^2A=1-\cos^2A\) \(=1-\displaystyle\frac{9}{25}=\displaystyle\frac{16}{25}\) \( \Rightarrow \sin A=\displaystyle\frac{4}{5}\) (vì \(\sin A>0\)).

Mà \(S=\displaystyle\frac{1}{2}bc\sin A\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot7\cdot5\cdot\displaystyle\frac{4}{5}=14\).

Theo định lý Cô-sin ta có

\(a^2=b^2+c^2-2b\cos A=7^2+5^2-2\cdot7\cdot5\cdot\displaystyle\frac{3}{5}=32 \Rightarrow a=4\sqrt{2}\).

Từ \(S=\displaystyle\frac{1}{2}ah_a\) \( \Rightarrow h_a=\displaystyle\frac{2S}{a}=\displaystyle\frac{28}{4\sqrt{2}}=\displaystyle\frac{7\sqrt{2}}{2}\).

Theo định lí sin:

\(\displaystyle\frac{a}{\sin A}=2R\) \( \Rightarrow R=\displaystyle\frac{a}{2\sin A}=\displaystyle\frac{4\sqrt{2}}{2\cdot\displaystyle\frac{4}{5}}=\displaystyle\frac{5\sqrt{2}}{2}\).

Ta có

\(S=pr\) \(\Rightarrow r=\displaystyle\frac{S}{p}\) \(=\displaystyle\frac{14}{5+7+4\sqrt{2}}\) \(=\displaystyle\frac{14}{12+4\sqrt{2}}\) \(=\displaystyle\frac{7}{6+2\sqrt{2}}\).

Bài tập 7

Cho tam giác \(ABC\), biết \(a=3\), \(b=4\), \(c=6\). Tính góc lớn nhất và đường cao ứng với cạnh lớn nhất

Ta có \(c=6\) là cạnh lớn nhất của tam giác, do đó \(C\) là góc lớn nhất.

Áp dụng định lí hàm số Cô-sin, ta có

\(\cos C=\displaystyle\frac{a^2+b^2-c^2}{2ab}\) \(=\displaystyle\frac{3^2+4^2-6^2}{2\cdot3\cdot4}\) \(=-\displaystyle\frac{11}{24}\)

\( \Rightarrow \widehat{C}\approx 117^{\circ}17'\).

Ta có \(h_c\) là đường cao ứng với cạnh lớn nhất. Theo công thức Hê-rông

\(S=\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}\) với

\(p=\displaystyle\frac{1}{2}(3+4+6)=\displaystyle\frac{13}{2}\).

Nên \(S\) \(=\sqrt{\displaystyle\frac{13}{2}\left(\displaystyle\frac{13}{2}-3\right)\left(\displaystyle\frac{13}{2}-4\right)\left(\displaystyle\frac{13}{2}-6\right)}\) \(=\displaystyle\frac{\sqrt{455}}{4}\).

Ta có: \(h_c=\displaystyle\frac{2S}{c}=\displaystyle\frac{\sqrt{455}}{2\cdot6}=\displaystyle\frac{\sqrt{455}}{12}\).

Bài tập 8

Tính các góc \(A\), \(B\) và \(h_a\), \(R\) của tam giác \(ABC\) biết \(a=\sqrt{6}\), \(b=2\), \(c=\sqrt{3}+1\).

Theo định lí cô-sin, ta có

\(\begin{aligned}\cos A=\ &\displaystyle\frac{b^2+c^2-a^2}{2bc}=\displaystyle\frac{4+\left(\sqrt{3}+1\right)^2-6}{2\cdot2\left(\sqrt{3}+1\right)}=\displaystyle\frac{1}{2} \Rightarrow \widehat{A}=60^{\circ}.\\ \cos B=\ &\displaystyle\frac{c^2+a^2-b^2}{2ca}=\displaystyle\frac{\left(\sqrt{3}+1\right)^2+6-4}{2\sqrt{6}\left(\sqrt{3}+1\right)}=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2} \Rightarrow \widehat{B}=45^{\circ}.\\ h_a=\ &\displaystyle\frac{2S}{a}=\displaystyle\frac{ac\sin B}{a}=c\sin B=\left(\sqrt{3}+1\right)\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}.\end{aligned}\)

Áp dụng định lí Sin ta có

\(\displaystyle\frac{b}{\sin B}=2R\) \(\Rightarrow R=\displaystyle\frac{b}{2\sin B}=\displaystyle\frac{2}{\sqrt{2}}=\sqrt{2}\).

Bài tập 9

Cho tam giác \(ABC\) biết \(a=21\), \(b=17\), \(c=10\).

a. Tính diện tích \(S\) của tam giác \(ABC\) và chiều cao \(h_a\).

b. Tính bán kính đường tròn nội tiếp \(r\) và trung tuyến \(m_a\).

a. Ta có \(p=\displaystyle\frac{21+17+10}{2}=24\).

Theo công thức Hê-rông, ta có

\(S=\sqrt{24(24-21)(24-17)(24-10)}=84\).

Do đó:

\(h_a=\displaystyle\frac{2S}{a}\) \(=\displaystyle\frac{2 \cdot 84}{21}=8\).

b. Ta có

\(S=p r\) \( \Rightarrow r=\displaystyle\frac{S}{p}\) \(=\displaystyle\frac{84}{24}=3{,}5\).

Độ dài trung tuyến

\(m_a^2=\displaystyle\frac{b^2+c^2}{2}-\displaystyle\frac{a^2}{4}\) \(=\displaystyle\frac{17^2+10^2}{2}-\displaystyle\frac{21^2}{4}\) \(=\displaystyle\frac{337}{4}=84{,}25\)

Suy ra \(m_a=\sqrt{84{,}25}\approx 9{,}18\).

Bài tập 10

Cho tam giác \(ABC\) có \(\widehat{A}=60^{\circ}\), \(b=20\), \(c=25\).

a. Tính diện tích \(S\) và chiều cao \(h_a\).

b. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp \(R\) và bán kính đường tròn nội tiếp \(r\).

a. Ta có

\(S=\displaystyle\frac{1}{2}bc\sin A\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot20\cdot35\cdot\sin 60^{\circ}\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot20\cdot35\cdot\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}=175\sqrt{3}\).

Hơn nữa \(a^2=b^2+c^2-2bc\cos A\) \(=35^2+20^2-35\cdot20=925\).

Vậy \(a=\sqrt{925}\approx 30{,}41\).

Từ công thức

\(S=\displaystyle\frac{1}{2}ah_a\) \( \Rightarrow h_a=\displaystyle\frac{2S}{a}=\displaystyle\frac{350\sqrt{3}}{\sqrt{925}}\approx 19{,}94\).

b. Từ công thức

\(\displaystyle\frac{a}{\sin A}\) \(=2R \Rightarrow R\) \(=\displaystyle\frac{a}{\sqrt{3}}\) \(=\displaystyle\frac{\sqrt{925}}{\sqrt{3}}\approx 17{,}56\).

Từ công thức \(S=p r\) với \(p=\displaystyle\frac{1}{2}(a+b+c)\) ta có

\(r=\displaystyle\frac{2S}{a+b+c}\) \(=\displaystyle\frac{bc\sin A}{a+b+c}\) \(\approx 7{,}10\).

Bài tập 11

Cho tam giác \(ABC\) có \(AB=8\), \(AC=9\), \(BC=10\). Một điểm \(M\) nằm trên cạnh \(BC\) sao cho \(BM=7\). Tính độ dài đoạn thẳng \(AM\).

Ta có

\(\cos B=\displaystyle\frac{a^2+c^2-b^2}{2ac}\) \(=\displaystyle\frac{83}{160}\).

Áp dụng định lí cô-sin cho tam giác \(ABM\), ta có

\(\begin{aligned}AM^2=\ &AB^2+BM^2-2AB\cdot BM\cdot\cos B\\ =\ &8^2+7^2-2\cdot8\cdot7\cdot\displaystyle\frac{83}{160}=\displaystyle\frac{549}{10}\end{aligned}\)

Vậy \(AM=3\sqrt{6{,}1}\).

Bài tập 12

Cho tam giác \(ABC\) có \(BC=12\), \(CA=13\), trung tuyến \(AM=8\). Tính \(S\) và cạnh \(AB\).

Theo công thức Hê-rông, ta có

\(S_{AMC}\) \(=\sqrt{\displaystyle\frac{27}{2}\left(\displaystyle\frac{27}{2}-13\right)\left(\displaystyle\frac{27}{2}-6\right)\left(\displaystyle\frac{27}{2}-8\right)}\) \(=\displaystyle\frac{9\sqrt{55}}{4}.\)

Vì \(M\) là trung điểm \(BC\) nên

\(S_{ABC}\) \(=2S_{AMC}\) \(=\displaystyle\frac{9\sqrt{55}}{2}\).

Ta có

\(AM^2\) \(=\displaystyle\frac{b^2+c^2}{2}-\displaystyle\frac{a^2}{4} \Rightarrow 2AM^2\) \(=b^2+c^2-\displaystyle\frac{a^2}{2}\).

Suy ra \(AB^2\) \(=c^2\) \(=2AM^2-b^2+\displaystyle\frac{a^2}{2}\) \(=2\cdot64-169+72=31\).

Vậy \(AB=c=\sqrt{31}\).

Bài tập 13

Cho tam giác \(ABC\) có \(\widehat{B}=60^{\circ}\), \(\widehat{C}=45^{\circ}\), \(BC=a\)

a. Tính độ dài hai cạnh \(AB\), \(AC\).

b. Chứng minh \(\cos 75^{\circ}=\displaystyle\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{4}\).

a. Ta có

\(\widehat{A}=180^{\circ}-(60^{\circ}+45^{\circ})\) \(=75^{\circ}\).

Đặt \(AC=b,AB=c\).

Theo định lí hàm số sin, ta có

\(\displaystyle\frac{b}{\sin 60^{\circ}}\) \(=\displaystyle\frac{a}{\sin 75^{\circ}}\) \(=\displaystyle\frac{c}{\sin 45^{\circ}}\).

Suy ra

\(b\) \(=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2\sin 75^{\circ}};c\) \(=\displaystyle\frac{a\sqrt{2}}{2\sin 75^{\circ}}\).

b. Kẻ \(AH\perp BC\) do \(\widehat{B},\widehat{C}\) đều là góc nhọn nên \(H\) thuộc đoạn \(BC\), hay \(BC=HB+HC\).

Ta có \(HC=\displaystyle\frac{b\sqrt{2}}{2};\) \(HB=\displaystyle\frac{c}{2}\).

Suy ra

\(a=HC+HB\) \(=b\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}+\displaystyle\frac{c}{2}\) \(=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}+a\sqrt{2}}{4\sin 75^{\circ}}\).

Do đó \(\sin 75^{\circ}\) \(=\displaystyle\frac{\sqrt{6}+\sqrt{2}}{4}\) và

\(\cos75^{\circ}\) \(=\sqrt{1-\sin^275^{\circ}}\) \(=\sqrt{1-\left(\displaystyle\frac{\sqrt{6}+\sqrt{2}}{4}\right)^2}\) \(=\displaystyle\frac{1}{4}\sqrt{8-2\sqrt{12}}\) \(=\displaystyle\frac{1}{4}\sqrt{\left(\sqrt{6}-\sqrt{2}\right)^2}\) \(=\displaystyle\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{4}.\)

Bài tập 14

Cho tam giác \(ABC\) có độ dài ba trung tuyến bằng \(15\), \(18\), \(27\).

a. Tính diện tích của tam giác.

b. Tính độ dài các cạnh của tam giác.

a. Gọi \(I\) là trung điểm của \(BC\) và \(G\) là trọng tâm của tam giác \(ABC\) thì ta có

\(\displaystyle\frac{S_{ABC}}{S_{GBC}}\) \(=\displaystyle\frac{AI}{GI}\) \(=3\Rightarrow S_{ABC}\) \(=3S_{GBC}.\)

Lấy \(D\) là điểm đối xứng với \(G\) qua \(I\) ta được hình bình hành \(BGCD\), do đó

\(S_{GBC}\) \(=S_{BGD}\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}S_{BGCD}\) \(\Rightarrow S_{ABC}=3S_{BGD}.\)

Tam giác \(BGD\) có độ dài ba cạnh bằng \(10\), \(12\), \(18\) nên

\(S_{BGD}=\sqrt{20(20-10)(20-12)(20-18)}=\sqrt{20\cdot10\cdot8\cdot2}=40\sqrt{2}\Rightarrow S=120\sqrt{2}.\)

b. Giả sử \(m_a=15\), \(m_b=18\), \(m_c=27\). Ta có

\(\begin{cases}b^2+c^2=2m_a^2+\displaystyle\frac{a^2}{2}\\c^2+a^2=2m_b^2+\displaystyle\frac{b^2}{2}\\a^2+b^2=2m_c^2+\displaystyle\frac{c^2}{2}\end{cases}\) \(\Leftrightarrow a^2+b^2+c^2=\displaystyle\frac{4}{3}\left(m_a^2+m_b^2+m_c^2\right)=1704.\)

Mà \(b^2-a^2=\displaystyle\frac{4}{3}\left(m_a^2-m_b^2\right)=-132\) và \(b^2-c^2=\displaystyle\frac{4}{3}\left(m_c^2-m_b^2\right)=540\).

Từ đó ta tính được \(b=8\sqrt{11}\), \(a=2\sqrt{209}\), \(c=2\sqrt{41}\).

Bài tập 15

Cho tam giác \(ABC\) có đoạn thẳng nối trung điểm \(AB\) và \(BC\) bằng \(3\), cạnh \(AB=9\) và \(\widehat{ACB}=60^{\circ}\). Tính cạnh \(BC\).

Đặt \(BC=x\), \(x>0\). Gọi \(M\), \(N\) lần lượt là trung điểm của \(AB\) và \(BC\).

Ta có \(MN=3 \Rightarrow AC=6\).

Theo định lí cô-sin ta có

\(\begin{aligned}&AB^2=CA^2+CB^2-2\cdot CA\cdot CB\cdot\cos C\\ \Leftrightarrow\ &81=36+x^2-12x\cdot\displaystyle\frac{1}{2}\\ \Leftrightarrow\ &BC=x=3\left(1+\sqrt{6}\right).\end{aligned}\)

Bài tập 16

Cho tam giác \(ABC\) có \(M\) là trung điểm của \(BC\). Biết \(AB=3\), \(BC=8\), \(\cos \widehat{AMB}=\displaystyle\frac{5\sqrt{13}}{26}\). Tính độ dài cạnh \(AC\) và góc lớn nhất của tam giác \(ABC\).

Ta có \(BC=8 \Rightarrow BM=4\). Đặt \(AM=x\).

Theo định lí cô-sin ta có

\(\cos \widehat{AMB}=\displaystyle\frac{AM^2+BM^2-AB^2}{2AM\cdot AB}\).

Suy ra

\(\begin{aligned}&\displaystyle\frac{5\sqrt{13}}{26}=\displaystyle\frac{x^2+16-9}{8x}\\ \Leftrightarrow\,&13x^2-20\sqrt{13}x+91=0\\\Leftrightarrow\,&x=\sqrt{13}\text{ hoặc }x=\displaystyle\frac{7\sqrt{13}}{13}.\end{aligned}\)

Theo công thức tính đường trung tuyến ta có

\(AM^2=\displaystyle\frac{2(AB^2+AC^2)-BC^2}{2AB\cdot AC}\).

+) Nếu \(x=\sqrt{13} \Rightarrow 13=\displaystyle\frac{2(3^2+AC^2)-8^2}{4} \Rightarrow AC=7\).

Ta có \(BC>AC>AB \Rightarrow \) góc \(A\) lớn nhất.

Theo định lí cô-sin ta có

\(\cos A=\displaystyle\frac{AB^2+AC^2-BC^2}{2AB\cdot AC}\) \(=-\displaystyle\frac{1}{7}\).

Suy ra \(A\approx 98^{\circ}12'\).

+) Nếu \(x=\displaystyle\frac{7\sqrt{13}}{13}\) \(\Rightarrow \displaystyle\frac{49}{13}=\displaystyle\frac{2(3^2+AC^2)-8^2}{4}\) \(\Rightarrow AC=\sqrt{\displaystyle\frac{397}{13}}\)

Ta có \(BC>AC>AB \Rightarrow \) góc \(A\) lớn nhất.

Theo định lí cô-sin ta có

\(\cos A=\displaystyle\frac{AB^2+AC^2-BC^2}{2AB\cdot AC}\) \(=-\displaystyle\frac{53}{\sqrt{5161}}\).

Suy ra \(A\approx 137^{\circ}32'\).

Dạng 2. Bài toán sử dụng công thức diện tích

Bài tập 1

Cho tam giác \(ABC\), biết

a. \(a=7\), \(b=8\), \(c=6\). Tính \(S\) và \(h_a\).

b. \(b=7\), \(c=5\), \(\cos A=\displaystyle\frac{3}{5}\). Tính \(S\), \(R\) và \(r\).

a. Nửa chu vi của tam giác \(ABC\) là

\(p=\displaystyle\frac{a+b+c}{2} \) \(= \displaystyle\frac{7+8+6}{2} \) \(= \displaystyle\frac{21}{2}\).

Diện tích của tam giác \(ABC\) là

\(S\) \(=\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)} \) \(= \sqrt{\displaystyle\frac{21}{2}\left(\displaystyle\frac{21}{2}-7\right)\left(\displaystyle\frac{21}{2}-8\right)\left(\displaystyle\frac{21}{2}-6\right)} \) \(= \displaystyle\frac{21\sqrt{15}}{4}.\)

Độ dài đường cao kẻ từ đỉnh \(A\) của tam giác \(ABC\) là

\(h_a\) \(=\displaystyle\frac{2S}{a} \) \(= \displaystyle\frac{2\cdot \displaystyle\frac{21\sqrt{15}}{4}}{7} \) \(= \displaystyle\frac{3\sqrt{15}}{2}\).

b. Vì \(\widehat{A}\) là góc trong tam giác \(ABC\) nên \(0^\circ<\widehat{A}<180^\circ\), suy ra \(\sin A>0\). Khi đó

\(\sin A \) \(=\sqrt{1-\cos^2 A} \) \(= \sqrt{1-\left(\displaystyle\frac{3}{5}\right)^2} \) \(= \sqrt{\displaystyle\frac{16}{25}} \) \(= \displaystyle\frac{4}{5}.\)

Diện tích của tam giác \(ABC\) là

\(S\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}bc\sin A \) \(= \displaystyle\frac{1}{2}\cdot 7\cdot 5 \cdot \displaystyle\frac{4}{5} \) \(= 14\).

Áp dụng định lí Cô-sin cho tam giác \(ABC\) ta có

\(a^2\) \(=b^2+c^2-2bc\cos A \) \(= 7^2+5^2-2\cdot 7\cdot 5\cdot \displaystyle\frac{3}{5} \) \(= 32.\)

Suy ra \(a\) \(=4\sqrt{2}\).

Theo định lí Sin ta có \(\displaystyle\frac{a}{\sin A}\) \(=2R\), suy ra

\(R\) \(=\displaystyle\frac{a}{2\sin A} \) \(= \displaystyle\frac{4\sqrt{2}}{2\cdot \displaystyle\frac{4}{5}} \) \(= \displaystyle\frac{5\sqrt{2}}{2}\).

Nửa chu vi của tam giác \(ABC\) là

\(p\) \(=\displaystyle\frac{a+b+c}{2} \) \(= \displaystyle\frac{4\sqrt{2}+7+5}{2} \) \(= \displaystyle\frac{12+4\sqrt{2}}{2} \) \(= 6+2\sqrt{2}\).

Lại có \(S\) \(=pr\), suy ra

\(r\) \(=\displaystyle\frac{S}{p} \) \(= \displaystyle\frac{14}{6+2\sqrt{2}} \) \(= 3-\sqrt{2}\).

Bài tập 2

Cho tam giác \(ABC\), biết \(a=3\), \(b=4\), \(c=6\). Tính góc lớn nhất và đường cao tương ứng với cạnh lớn nhất.

Vì \(c>b>a\) nên \(\widehat{C}>\widehat{B}>\widehat{A}\).

Do đó góc lớn nhất là \(\widehat{C}\).

Ta có

\(\cos C = \displaystyle\frac{a^2+b^2-c^2}{2ab}\) \(= \displaystyle\frac{3^2+4^2-6^2}{2\cdot 3\cdot 4}\) \(= -\displaystyle\frac{11}{24}\).

Suy ra \(\widehat{C} \approx 117^\circ\).

Bài tập 3

Tính các góc \(A\), \(B\) và \(h_a\), \(R\) của tam giác \(ABC\) biết \(a=\sqrt{6}\), \(b=2\), \(c=\sqrt{3}+1\).

\(\cos A = \displaystyle\frac{b^2+c^2-a^2}{2bc} \) \(= \displaystyle\frac{2^2+\left(\sqrt{3}+1\right)^2-\left(\sqrt{6}\right)^2}{2\cdot 2\left(\sqrt{3}+1\right)} \) \(= \displaystyle\frac{1}{2}\).

Suy ra \(\widehat{A}\) \(=60^\circ\).

\(\cos B\) \(=\displaystyle\frac{a^2+c^2-b^2}{2ac} \) \(= \displaystyle\frac{\left(\sqrt{6}\right)^2 + \left(\sqrt{3}+1\right)^2-2^2}{2\sqrt{6}\left(\sqrt{3}+1\right)} \) \(= \displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\).

Suy ra \(\widehat{B} \) \(= 45^\circ\).

Diện tích của tam giác \(ABC\) là

\(S\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}bc\sin A \) \(= \displaystyle\frac{1}{2}\cdot 2\left(\sqrt{3}+1\right)\sin 60^\circ \) \(= \displaystyle\frac{3+\sqrt{3}}{2}\).

Ta có

\(S\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}ah_a\), suy ra \(h_a\) \(=\displaystyle\frac{2S}{a} \) \(= \displaystyle\frac{2\cdot \displaystyle\frac{3+\sqrt{3}}{2}}{\sqrt{6}} \) \(= \displaystyle\frac{\sqrt{6}+\sqrt{2}}{2}\).

Lại có

\(S\) \(=\displaystyle\frac{abc}{4R}\), suy ra \(R\) \(=\displaystyle\frac{abc}{4S} \) \(= \displaystyle\frac{\sqrt{6}\cdot 2\left(\sqrt{3}+1\right)}{4\cdot \displaystyle\frac{3+\sqrt{3}}{2}} \) \(= \sqrt{2}\).

Bài tập 4

Cho tam giác \(ABC\), biết \(a=21\), \(b=17\), \(c=10\).

a. Tính diện tích \(S\) của tam giác \(ABC\) và chiều cao \(h_a\).

b. Tính bán kính đường tròn nội tiếp \(r\).

a. Nửa chu vi của tam giác \(ABC\) là

\(p=\displaystyle\frac{a+b+c}{2} \) \(= \displaystyle\frac{21+17+10}{2} \) \(= 24\).

Diện tích của tam giác \(ABC\) là

\(S\) \(=\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)} \) \(= \sqrt{24(24-21)(24-17)(24-10)} \) \(= 84.\)

Ta có

\(S\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}ah_a\),

suy ra

\(h_a\) \(=\displaystyle\frac{2S}{a} \) \(= \displaystyle\frac{2\cdot 84}{21}\) \(=8\).

b. Ta có \(S\) \(=pr\), suy ra

\(r\) \(=\displaystyle\frac{S}{p} \) \(= \displaystyle\frac{84}{24}\) \(=\displaystyle\frac{7}{2}\).

Bài tập 5

Cho tam giác \(ABC\), có \(\widehat{A}=60^\circ\), \(b=20\), \(c=25\).

a. Tính diện tích \(S\) và chiều cao \(h_a\).

b. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp \(R\) và bán kính đường tròn nội tiếp \(r\).

a. Diện tích của tam giác \(ABC\) là

\(S\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}bc\sin A \) \(= \displaystyle\frac{1}{2}\cdot 20\cdot 25\cdot \sin 60^\circ \) \(= 125\sqrt{3}\).

Áp dụng định lí Cô-sin cho tam giác \(ABC\) ta có

\(a^2\) \(=b^2+c^2-2bc\cos A \) \(= 20^2+25^2-2\cdot 20\cdot 25\cos 60^\circ \) \(= 525.\)

Suy ra \(a\) \(=\sqrt{525}\) \(=5\sqrt{21}\).

Ta có

\(S\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}ah_a\), suy ra

\(h_a\) \(=\displaystyle\frac{2S}{a} \) \(= \displaystyle\frac{2\cdot 125\sqrt{3}}{5\sqrt{21}} \) \(= \displaystyle\frac{50\sqrt{7}}{7}\).

b. Ta có

\(S\) \(=\displaystyle\frac{abc}{4R}\),

suy ra

\(R\) \(=\displaystyle\frac{abc}{4S} \) \(= \displaystyle\frac{5\sqrt{21}\cdot 20\cdot 25}{4\cdot 125\sqrt{3}} \) \(= 5\sqrt{7}\).

Nửa chu vi của tam giác \(ABC\) là

\(p\) \(=\displaystyle\frac{a+b+c}{2} \) \(= \displaystyle\frac{5\sqrt{21}+20+25}{2} \) \(= \displaystyle\frac{45+5\sqrt{21}}{2}\).

Ta có \(S\) \(=pr\), suy ra

\(r\) \(=\displaystyle\frac{S}{p} \) \(= \displaystyle\frac{125\sqrt{3}\cdot 2}{45+5\sqrt{21}} \) \(= \displaystyle\frac{15\sqrt{3}-5\sqrt{7}}{2}\).

Dạng 3. Chứng minh các hệ thức trong tam giác

Bài tập 1

Tam giác \(ABC\) có \(b+c=2a\). Chứng minh rằng

a. \(2\sin A=\sin B+\sin C\).

b. \(\displaystyle\frac{2}{h_a}=\displaystyle\frac{1}{h_b}+\displaystyle\frac{1}{h_c}\).

a. Theo định lí sin ta có

\(\displaystyle\frac{a}{\sin A}=\displaystyle\frac{b}{\sin B}=\displaystyle\frac{c}{\sin C}\) \( \Rightarrow \displaystyle\frac{a}{\sin A}=\displaystyle\frac{b+c}{\sin B+\sin C}=\displaystyle\frac{2a}{\sin B+\sin C}\) \( \Rightarrow 2\sin A=\sin B+\sin C\).

Cách khác:

\(a=2R\sin A\), \(b=2R\sin B\), \(c=2R\sin C\).

Nên

\(b+c=2a \Rightarrow 2R\sin B+2R\sin C=2 \cdot 2R\sin A\) \( \Rightarrow \sin B+\sin C=2\sin A\).

b. Ta có

\(S=\displaystyle\frac{1}{2}a\cdot h_a\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}b\cdot h_b\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}c\cdot h_c\)

\(\Rightarrow \displaystyle\frac{1}{h_a}\) \(=\displaystyle\frac{a}{2S};\) \(\displaystyle\frac{1}{h_b}\) \(=\displaystyle\frac{a}{2S};\) \(\displaystyle\frac{1}{h_c}\) \(=\displaystyle\frac{a}{2S}\).

Do đó

\(\displaystyle\frac{1}{h_b}+\displaystyle\frac{1}{h_c}\) \(=\displaystyle\frac{b}{2S}+\displaystyle\frac{c}{2S}\) \(=\displaystyle\frac{1}{2S}(b+c)\) \(=\displaystyle\frac{1}{2S} \cdot 2a\) \(=\displaystyle\frac{2}{h_a}\).

Bài tập 2

Tam giác \(ABC\) có \(bc=a^2\). Chứng minh rằng

a. \(\sin^2A=\sin B\cdot\sin C\).

b. \(h_b\cdot h_c=h_a^2\).

a. Theo giả thiết, ta có \(a^2=bc\).

Thay \(a=2R\sin A\), \(b=2R\sin B\), \(c=2R\sin C\) vào hệ thức trên, ta được

\(4R^2\sin^2A=2R\sin B\cdot2R\sin C\) \(\Rightarrow \sin^2A=\sin B\cdot\sin C\).

b. Ta có

\(2S=a\cdot h_a=b\cdot h_b=c\cdot h_c\) \(\Rightarrow a^2h_a^2=b \cdot c\cdot h_b\cdot h_c\).

Theo giả thiết \(a^2=bc\) nên ta suy ra

\(h_a^2=h_b\cdot h_c\).

Bài tập 3

Chứng minh rằng trong mọi tam giác ta đều có \(m_a^2+m_b^2+m_c^2=\displaystyle\frac{3}{4}(a^2+b^2+c^2)\).

Áp dụng định lí trung tuyến trong tam giác, ta có

\(m_a^2=\displaystyle\frac{b^2+c^2}{2}-\displaystyle\frac{a^2}{4}\,;\)

\(m_b^2=\displaystyle\frac{c^2+a^2}{2}-\displaystyle\frac{b^2}{4}\,;\)

\(m_c^2=\displaystyle\frac{a^2+b^2}{2}-\displaystyle\frac{c^2}{4}.\)

Từ đó suy ra

\(m_a^2+m_b^2+m_c^2=\displaystyle\frac{3}{4}\left(a^2+b^2+c^2\right)\).

Bài tập 4

Gọi \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\). Chứng minh \(GA^2+GB^2+GC^2=\displaystyle\frac{1}{3}\left(a^2+b^2+c^2\right)\).

Theo tính chất của trọng tâm, ta có

\(GA=\displaystyle\frac{2}{3}m_a\);

\(GB=\displaystyle\frac{2}{3}m_b\);

\(GC=\displaystyle\frac{2}{3}m_c\)

nên

\(\begin{aligned}&GA^2+GB^2+GC^2\\ =\ &\left(\displaystyle\frac{2}{3}m_a\right)^2+\left(\displaystyle\frac{2}{3}m_b\right)^2+\left(\displaystyle\frac{2}{3}m_c\right)^2=\displaystyle\frac{4}{9}(m_a^2+m_b^2+m_c^2)\\=\ &\displaystyle\frac{4}{9}\left(\displaystyle\frac{b^2+c^2}{2}-\displaystyle\frac{a^2}{4}+\displaystyle\frac{a^2+c^2}{2}-\displaystyle\frac{b^2}{4}+\displaystyle\frac{a^2+b^2}{2}-\displaystyle\frac{c^2}{4}\right)\\=\ &\displaystyle\frac{1}{3}\left(a^2+b^2+c^2\right).\end{aligned}\)

Bài tập 5

Chứng minh rằng tổng bình phương hai đường chéo của hình bình hành bằng tổng bình phương bốn cạnh của nó.

Xét hình bình hành \(ABCD\). Gọi \(O\) là giao điểm của \(AC\) và \(BD\) thì \(AO\) là trung tuyến của tam giác \(ABD\).

Ta có

\(\begin{aligned}&AO^2=\displaystyle\frac{AB^2+AD^2}{2}-\displaystyle\frac{BD^2}{4}\\ \Leftrightarrow\,&\displaystyle\frac{AC^2}{4}=\displaystyle\frac{AB^2+AD^2}{2}-\displaystyle\frac{BD^2}{4}\\\Leftrightarrow\,&AC^2+BD^2=2\left(AB^2+AD^2\right).\end{aligned}\)

Bài tập 6

Cho tứ giác \(ABCD\). Gọi \(M\), \(N\) lần lượt là trung điểm hai đường chéo \(AC\), \(BD\). Chứng minh \(AB^2+BC^2+CD^2+DA^2=AC^2+BD^2+4MN^2\).

Trong tam giác \(ABD\), \(CBD\) ta có

\(AB^2+AD^2=2AN^2+\displaystyle\frac{BD^2}{2},\)

\(CB^2+CD^2=2CN^2+\displaystyle\frac{BD^2}{2}.\)

Nên \(AB^2+BC^2+CD^2+DA^2=2(AN^2+CN^2)+BD^2\).

Vì \(M\) là trung điểm của \(AC\) nên

\(NA^2+NC^2=2NM^2+\displaystyle\frac{AC^2}{2}.\)

Do đó

\(AB^2+BC^2+CD^2+DA^2\) \(=2\left(2MN^2+\displaystyle\frac{AC^2}{2}\right)+BD^2\) \(=AC^2+BD^2+4MN^2\).

Bài tập 7

Cho tam giác \(ABC\), chứng minh

a. \(\cot A=\displaystyle\frac{b^2+c^2-a^2}{4S}\).

b. \(\cot A+\cot B+\cot C=\displaystyle\frac{a^2+b^2+c^2}{4S}\).

Áp dụng định lí sin và công thức diện tích, ta có

a. Ta có

\(\cot A=\displaystyle\frac{\cos A}{\sin A}\) \(=\displaystyle\frac{b^2+c^2-a^2}{2bc}:\displaystyle\frac{a}{2R}\) \(=\displaystyle\frac{b^2+c^2-a^2}{abc}R\) \(=\displaystyle\frac{b^2+c^2-a^2}{4S}\).

b. Tương tự

\(\cot B\) \(=\displaystyle\frac{a^2+c^2-b^2}{4S}\) và

\(\cot C\) \(=\displaystyle\frac{a^2+b^2-c^2}{4S}\) nên

\(\cot A+\cot B+\cot C\) \(=\displaystyle\frac{b^2+c^2-a^2}{4S}+\displaystyle\frac{a^2+c^2-b^2}{4S}+\displaystyle\frac{a^2+b^2-c^2}{4S}\) \(=\displaystyle\frac{b^2+c^2+a^2}{4S}.\)

Bài tập 8

Chứng minh rằng trong một tam giác \(ABC\), ta có

a. \(a=b\cos C+c\cos B\).

b. \(\sin A=\sin B\cos C+\sin C\cos B\).

a. Theo định lí cô-sin \(b^2=a^2+c^2-2ac\cos B\).

Suy ra

\(c\cos B=\displaystyle\frac{a^2+c^2-b^2}{2a}\).

\(c^2=a^2+b^2-2ab\cos C\) \(\Rightarrow b\cos C=\displaystyle\frac{a^2+b^2-c^2}{2a}\).

Do đó

\(b\cos C+c\cos B=\displaystyle\frac{2a^2}{2a}=a\).

b. Ta có

\(a=2R\sin A,b=2R\sin B,c=2R\sin C\).

Thay vào biểu thức \(a=b\cos C+c\cos B\) thì

\(2R\sin A\) \(=2R\sin B\cos C+2R\sin C\cos B\) \( \Rightarrow \sin A=\sin B\cos C+\sin C\cos B\).

Bài tập 9

Chứng minh rằng trong mọi tam giác \(ABC\), ta có

a. \(b^2-c^2=a\left(b\cos C-c \cos B\right)\).

b. \(\left(b^2-c^2\right)\cos A=a\left(c\cos C-b\cos B\right)\).

a. Ta có \(b^2=a^2+c^2-2ac\cos B\) và \(c^2=a^2+b^2-2ab\cos C\).\\

Suy ra

\(\begin{aligned}&\ b^2-c^2=c^2-b^2+2a\left(b\cos C-c\cos B\right)\\ \Rightarrow &\ 2(b^2-c^2)=2a\left(b\cos C-c\cos B\right)\\\Rightarrow &\ b^2-c^2=a\left(b\cos C-c\cos B\right).\end{aligned}\)

b. Ta có

\(\begin{aligned}&a\left(c\cos C-b\cos B\right)\\ &=a\left[\displaystyle\frac{c(a^2+b^2-c^2)}{2ab}-\displaystyle\frac{b(a^2+c^2-b^2)}{2ac}\right] \\ &=\displaystyle\frac{c(a^2+b^2-c^2)}{2b}-\displaystyle\frac{b(a^2+c^2-b^2)}{2c}\\&=\displaystyle\frac{c^2(a^2+b^2-c^2)-b^2(a^2+c^2-b^2)}{2bc}\\ &=\displaystyle\frac{(b^2-c^2)(b^2+c^2-a^2)}{2bc}\\=\ &(b^2-c^2)\cos A.\end{aligned}\)

Bài tập 10

Chứng minh rằng trong mọi tam giác \(ABC\), ta có

a. \(a=r\left(\cot \displaystyle\frac{B}{2}+\cot \displaystyle\frac{C}{2}\right)\).

b. \(h_a=2R\sin B\sin C\).

a. Xét hai tam giác vuông \(IEB,\) \(IEC\). Ta có

\(\cot \displaystyle\frac{B}{2}=\displaystyle\frac{BE}{r} \Rightarrow BE=r\cot \displaystyle\frac{B}{2},\)

\(\cot \displaystyle\frac{C}{2}=\displaystyle\frac{CE}{r} \Rightarrow CE=r\cot \displaystyle\frac{C}{2}.\)

Do đó

\(a=BC=BE+EC=r\left(\cot \displaystyle\frac{B}{2}+\cot \displaystyle\frac{C}{2}\right)\).

b. Ta có:

\(S=\displaystyle\frac{1}{2}ah_a=\displaystyle\frac{1}{2}bc\sin A\).

Suy ra

\(\displaystyle\frac{1}{2}\cdot2R\sin a\cdot h_a\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot2R\sin B\cdot2R\cdot\sin C\cdot\sin A \Rightarrow h_a\) \(=2R\sin B\sin C\).

Bài tập 11

Chứng minh với mọi tam giác \(ABC\), ta có

a. \(S=2R^2\sin A\sin B\sin C\).

b. \(S=\displaystyle\frac{1}{2}\sqrt{\overrightarrow{AB}^2\cdot\overrightarrow{AC}^2-\left(\overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{AC}\right)^2}\).

a. Dùng định lí diện tích, định lí sin, ta có

\(S=\displaystyle\frac{abc}{4R}=\displaystyle\frac{2R\sin A\cdot2R\sin B\cdot2R\sin C}{4R}=2R^2\sin A\sin B\sin C.\)

b. Ta có

\(\overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{AC}=AB\cdot AC\cdot\cos A=bc\cdot\cos A\) nên

\(\overrightarrow{AB}^2\overrightarrow{AC}^2-\left(\overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{AC}\right)^2\) \(=b^2c^2-b^2c^2\cos A\) \(=b^2c^2\left(1-\cos^2A\right)\) \(=b^2c^2\sin^2A\) \(=4S^2.\)

Vậy

\(S\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}\sqrt{\overrightarrow{AB}^2\cdot\overrightarrow{AC}^2-\left(\overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{AC}\right)^2}\).

Bài tập 12

Chứng minh rằng diện tích hình bình hành bằng tích hai cạnh liên tiếp với sin của góc xen giữa chúng.

Ta có diện tích hai tam giác \(ABC,ADC\) bằng nhau nên

\(\begin{aligned}S_{ABCD}=\ &2S_{ABC}=2\cdot\displaystyle\frac{1}{2}BA\cdot BC\cdot\sin B\\=\ &BA\cdot BC\cdot\sin B.\end{aligned}\)

Bài tập 13

Cho tứ giác lồi \(ABCD\), gọi \(\alpha \) là góc hợp bởi hai đường chéo \(AC\) và \(BD\). Chứng minh diện tích tứ giác \(S=\displaystyle\frac{1}{2}AC\cdot BD\cdot\sin \alpha \). Nêu kết quả trong trường hợp tứ giác có hai đường chéo vuông góc.

Giả sử \(O\) là giao điểm của hai đường chéo \(AC\) và \(BD\). Ta có

\(\begin{aligned}S=\ &S_{OAB}+S_{OBC}+S_{OCD}+S_{ODA}\\=\ &\displaystyle\frac{1}{2}\left[OA\cdot OB\sin \alpha +OB\cdot OC\cdot\sin \left(180^{\circ}-\alpha \right)\\ &+OC\cdot OD\sin \alpha +OD.OA\sin \left(180^{\circ}-\alpha \right)\right]\\=\ &\displaystyle\frac{1}{2}(OA+OC)(OB+OD)\sin \alpha\\ =\ &\displaystyle\frac{1}{2}AC\cdot BD\cdot\sin \alpha.\end{aligned}\)

Nếu tứ giác có hai đường chéo vuông góc thì \(\alpha =90^{\circ}\) nên \(S=\displaystyle\frac{1}{2}AC\cdot BD\).

Bài tập 14

Cho tam giác \(ABC\). Gọi \(r_a\) là bán kính đường tròn bàng tiếp góc \(A\). Chứng minh rằng diện tích tam giác \(ABC\) tính được theo công thức \(S=(p-a)r_a\).

Gọi \(Q\), \(R\), \(P\) là các tiếp điểm của đường tròn bàng tiếp \((J,r_a)\) lần lượt với các đường thẳng \(BC\), \(CA\), \(AB\) thì

\(\begin{aligned}&S_{JAB}=\displaystyle\frac{1}{2}AB\cdot JP=\displaystyle\frac{c\cdot r_a}{2},\\ &S_{JAC}=\displaystyle\frac{1}{2}AC\cdot JR=\displaystyle\frac{b\cdot r_a}{2},\\ &S_{JBC}=\displaystyle\frac{1}{2}BC\cdot JQ=\displaystyle\frac{a\cdot r_a}{2}.\end{aligned}\)

Từ đó ta có

\(\begin{aligned}S=\ &S_{JAB}+S_{JAC}-S_{JBC}\\ =\ &\displaystyle\frac{b+c-a}{2}r_a\\ =\ &\displaystyle\frac{a+b+c-2a}{2}r_a=(p-a)r_a.\end{aligned}\)

Bài tập 15

Cho tứ giác \(ABCD\) nội tiếp được và có các cạnh \(a\), \(b\), \(c\), \(d\). Chứng minh rằng diện tích từ giác đó được tính theo công thức sau \(S=\sqrt{(p-a)(p-b)(p-c)(p-d)}\), trong đó \(p\) là nửa chu vi tứ giác.

Giả sử \(ABCD\) là tứ giác nội tiếp với độ dài cạnh \(a\), \(b\), \(c\), \(d\).

Khi đó \(\widehat{A}+\widehat{C}=180^{\circ}\) nên \(\sin C=\sin A\); \(\cos C=-\cos A\).

Ta có

\(S=S_{ABD}+S_{CDB}=\displaystyle\frac{1}{2}ad\sin A+\displaystyle\frac{1}{2}bc\sin C\).

Vậy \(2S=(ad+bc)\sin A\), suy ra \(\sin A=\displaystyle\frac{2S}{ad+bc}\).

Mặt khác, xét các tam giác \(ABD\) và \(BCD\) có

\(\begin{aligned}BD^2 =\ & a^2+d^2-2ad\cos A\\ =\ & b^2+c^2-2bc\cos C=b^2+c^2+2bc\cos A.\end{aligned}\)

Suy ra \(a^2+d^2-b^2-c^2=2(ad+bc)\cos A\) nên

\(\cos A=\displaystyle\frac{a^2+d^2-b^2-c^2}{2(ad+bc)}\).

Do \(\cos^2A+\sin^2A=1\) nên \(16S^2+(a^2+d^2-b^2-c^2)^2=4(ad+bc)^2\), suy ra

\(\begin{aligned}16S^2=\ &[2(ad+bc)]^2-\left(a^2+d^2-b^2-c^2\right)^2\\=\ &\left(2ad+2bc+a^2+d^2-b^2-c^2\right)\left(2ad+2bc-a^2-d^2+b^2+c^2\right)\\=\ &\left[(a+d)^2-(b-c)^2\right]\cdot\left[(b+c)^2-(a-d)^2\right]\\=\ &(a+d+b-c)(a+d-b+c)(b+c+a-d)(b+c-a+d)\\=\ &(2p-2c)(2p-2b)(2p-2d)(2p-2a)\\=\ &16(p-a)(p-b)(p-c)(p-d)\end{aligned}\)

Từ đó ta có \(S=\sqrt{(p-a)(p-b)(p-c)(p-d)}\).

Bài tập 16

Cho tam giác \(ABC\). Chứng minh rằng:

a. \(\displaystyle\frac{1}{r}=\displaystyle\frac{1}{h_a}+\displaystyle\frac{1}{h_b}+\displaystyle\frac{1}{h_c}\).

b. \(\displaystyle\frac{2}{h_a}=\displaystyle\frac{1}{r}-\displaystyle\frac{1}{r_a}=\displaystyle\frac{1}{r_b}+\displaystyle\frac{1}{r_c}\).

a. Ta có

\(S=pr=\displaystyle\frac{1}{2}ah_a=\displaystyle\frac{1}{2}bh_b=\displaystyle\frac{1}{2}ch_c\).

Suy ra

\(\displaystyle\frac{1}{h_a}=\displaystyle\frac{1}{r}\cdot\displaystyle\frac{a}{2p};\)

\(\displaystyle\frac{1}{h_b}=\displaystyle\frac{1}{r}\cdot\displaystyle\frac{b}{2p};\)

\(\displaystyle\frac{1}{h_c}=\displaystyle\frac{1}{r}\cdot\displaystyle\frac{c}{2p}\).

Khi đó

\( \displaystyle\frac{1}{h_a}+\displaystyle\frac{1}{h_b}+\displaystyle\frac{1}{h_c}=\displaystyle\frac{1}{r}\cdot\displaystyle\frac{a+b+c}{2p}=\displaystyle\frac{1}{r}\).

b. Ta có

\(\displaystyle\frac{2}{h_a}\) \(=\displaystyle\frac{1}{r}-\displaystyle\frac{1}{r_a}\) \(=\displaystyle\frac{1}{r_b}+\displaystyle\frac{1}{r_c}\)

\(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{2S}{h_a}=\displaystyle\frac{S}{r}-\displaystyle\frac{S}{r_a}=\displaystyle\frac{S}{r_b}+\displaystyle\frac{S}{r_c}\)

\(\Leftrightarrow a=p-(p-a)=(p-b)+(p-c)\).

Dãy đẳng thức cuối cùng hiển nhiên ta được điều cần chứng minh.

Bài tập 17

Cho tam giác \(ABC\), \(r_a\) là bán kính đường tròn bàng tiếp trong góc \(A\). Chứng minh rằng:

a. \(r_a=p\tan \displaystyle\frac{A}{2}\).

b. \(r=(p-a)\tan \displaystyle\frac{A}{2}\).

a. Ta có \(AM=AN=p\), \(JM=r_a\).

Suy ra

\(r_a=p\tan \displaystyle\frac{A}{2}\).

b. Tương tự \(AE=p-a\), \(IE=r\) nên

\(r=(p-a)\tan\displaystyle\frac{A}{2}\).

Bài tập 18

Tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), đồng dạng với tam giác \(A'B'C'\). Gọi \(a'=B'C'\), \(b'=A'C'\), \(a'=A'B'\) và \(h'_a\) là đường cao hạ từ \(A'\) của tam giác \(A'B'C'\). Chứng minh rằng:

a. \(a\cdot a'=b\cdot b'+c\cdot c'\).

b. \(\displaystyle\frac{1}{h_a\cdot h'_a}=\displaystyle\frac{1}{b\cdot b'}+\displaystyle\frac{1}{c\cdot c'}\).

a. Theo giả thiết đồng dạng của hai tam giác vuông ta có

\(\displaystyle\frac{a}{a'}=\displaystyle\frac{b}{b'}=\displaystyle\frac{c}{c'}=k\).

Suy ra

\(a=k\cdot a' \Rightarrow a\cdot a'=k\cdot a'^2\).

Tương tự

\(b\cdot b'=k\cdot b'^2,\)

\(c\cdot c'=k\cdot c'^2\).

Vậy

\(b\cdot b'+c\cdot c'\) \(=k(b'^2+c'^2)\) \(=k\cdot a'^2\) \(=a\cdot a'\).

b. Ta có

\(\displaystyle\frac{1}{b\cdot b'}+\displaystyle\frac{1}{c\cdot c'}\) \(=\displaystyle\frac{1}{k\cdot b'^2}+\displaystyle\frac{1}{k\cdot c'^2}\) \(=\displaystyle\frac{1}{k}\left(\displaystyle\frac{1}{b'^2}+\displaystyle\frac{1}{c'^2}\right)\) \(=\displaystyle\frac{1}{k}\cdot\displaystyle\frac{1}{h'^2_a}\) \(=\displaystyle\frac{1}{k\cdot h'_a\cdot h'_a}\) \(=\displaystyle\frac{1}{h_a\cdot h'_a}\).

Bài tập 19

Tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\). Gọi \(d\) là đường phân giác của góc \(A\). Chứng minh rằng:

a. \(d=\displaystyle\frac{\sqrt{2}bc}{b+c}\).

b. \(r=\displaystyle\frac{1}{2}(b+c-a)\).

a. Ta có

\(\begin{aligned}&S_{ABC}=S_{ABD}+S_{ACD}\\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{1}{2}bc=\displaystyle\frac{1}{2}dc\sin 45^{\circ}+\displaystyle\frac{1}{2}db\sin 45^{\circ}\\\Leftrightarrow\ &bc=d(b+c)\sin45^{\circ}=d(b+c)\displaystyle\frac{1}{\sqrt{2}}\Leftrightarrow d=\displaystyle\frac{\sqrt{2}bc}{b+c}.\end{aligned}\)

b. Ta có

\(S=pr \Rightarrow r\) \(=\displaystyle\frac{2S}{a+b+c}\) \(=\displaystyle\frac{bc}{b+c+\sqrt{b^2+c^2}}\) \(\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}\left(b+c-\sqrt{b^2+c^2}\right)\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}(b+c-a)\).

Bài tập 20

Tam giác \(ABC\) có \(\displaystyle\frac{c}{b}=\displaystyle\frac{m_b}{m_c}\ne 1\). Chứng minh rằng \(2\cot A=\cot B+\cot C\).

Ta có

\(\begin{aligned}&2\cot A=\cot B+\cot C\\ \Leftrightarrow &2\cdot\displaystyle\frac{b^2+c^2-a^2}{abc}R=\displaystyle\frac{a^2+c^2-b^2}{abc}R+\displaystyle\frac{a^2+b^2-c^2}{abc}R\\ \Leftrightarrow\ &b^2+c^2=2a^2.\end{aligned}\)

Từ giả thiết, suy ra \(c^2m_c^2=b^2m_b^2\).

Do đó

\(c^2\left(\displaystyle\frac{b^2+a^2}{2}-\displaystyle\frac{c^2}{4}\right)=b^2\left(\displaystyle\frac{c^2+a^2}{2}-\displaystyle\frac{b^2}{4}\right)\).

Suy ra

\(\begin{aligned}&2b^2c^2+2a^2c^2-c^4=2b^2c^2+2a^2b^2-b^4\\\Leftrightarrow\ &b^4-c^4=2a^2(b^2-c^2)\\&\Rightarrow&b^2+c^2=2a^2\left(\text{ do }b^2-c^2\ne0\right).\end{aligned}\)

Từ đó ta có điều phải chứng minh.

Bài tập 21

Cho tam giác nhọn \(ABC\) có các cạnh \(a\), \(b\), \(c\) và diện tích \(S\). Trên ba cạnh và về phía ngoài của tam giác đó dựng các tam giác vuông cân \(A'BC\), \(B'AC\), \(C'AB\) (\(A'\), \(B'\), \(C'\) lần lượt là đỉnh). Chứng minh rằng \(A'B'^2+B'C'^2+C'A'^2=a^2+b^2+c^2+6S\).

Ta có \(AB'=\displaystyle\frac{b\sqrt{2}}{2}\), \(AC'=\displaystyle\frac{c\sqrt{2}}{2}\), \(\widehat{B'AC'}=\widehat{A}+90^{\circ}\).

Trong tam giác \(AB'C'\), ta có

\(\begin{aligned}B'C'^2=\ &AB'^2+AC'^2-2AB'\cdot AC'\cdot\cos \widehat{B'AC'}\\=\ &\displaystyle\frac{b^2+c^2}{2}+bc\sin A=\displaystyle\frac{b^2+c^2}{2}+2S.\end{aligned}\)

Tương tự,

\(C'A'^2=\displaystyle\frac{a^2+c^2}{2}+2S;\)

\(A'B'^2=\displaystyle\frac{a^2+b^2}{2}+2S\).

Từ đó suy ra

\(A'B'^2+B'C'^2+C'A'^2=a^2+b^2+c^2+6S\).

Bài tập 22

Cho điểm \(D\) nằm trong tam giác \(ABC\) sao cho \(\widehat{DAB}=\widehat{DBC}=\widehat{DCA}=\varphi\). Chứng minh rằng

a. \(\sin^3\varphi =\sin\left(A-\varphi\right)\cdot\sin\left(B-\varphi \right)\cdot\sin \left(C-\varphi\right)\).

b. \(\cot\varphi=\cot A+\cot B+\cot C\).

a. Theo định lý sin, trong tam giác \(ABD\), \(BCD\), \(ACD\). Ta có

\(\displaystyle\frac{BD}{\sin\varphi}=\displaystyle\frac{AD}{\sin\left(B-\varphi\right)};\)

\(\displaystyle\frac{CD}{\sin\varphi}=\displaystyle\frac{BD}{\sin\left(C-\varphi\right)};\)

\(\displaystyle\frac{AD}{\sin\varphi}=\displaystyle\frac{CD}{\sin\left(A-\varphi\right)}.\)

Từ đó ta được

\(\displaystyle\frac{AD\cdot BD\cdot CD}{\sin^3\varphi}=\displaystyle\frac{AD\cdot BD\cdot CD}{\sin\left(A-\varphi\right)\cdot\sin\left(B-\varphi\right)\cdot\sin\left(C-\varphi\right)}\).

Suy ra đẳng thức cần chứng minh.

b. Áp dụng định lí cô-sin vào tam giác \(DAB\), ta có

\(BD^2=AB^2+AD^2-2AB\cdot AD\cdot \cos\varphi\).

Mà \(\displaystyle\frac{1}{2}AB\cdot AD\cdot \sin\varphi=S_{ABD}\).

Từ đó suy ra

\(BD^2=AB^2+AD^2-4S_{DAB}\cdot\cot \varphi \).

Tương tự,

\(CD^2=BC^2+BD^2-4S_{DBC}\cdot\cot \varphi \) và

\(AD^2=AC^2+CD^2-4S_{DCA}\cdot\cot \varphi \).

Cộng theo vế với chú ý rằng tổng diện tích ba tam giác nhỏ bằng diện tích \(S\) của tam giác \(ABC\), ta được

\(\cot\varphi=\displaystyle\frac{a^2+b^2+c^2}{4S}\) \(=\displaystyle\frac{a^2+b^2+c^2}{abc}R.\)

Mà \(\cot A+\cot B+\cot C=\displaystyle\frac{a^2+b^2+c^2}{abc}R\) nên ta suy ra đẳng thức cần chứng minh.

Bài tập 23

Trong mọi tam giác \(ABC\), chứng minh rằng: \(\cot A+\cot B+\cot C=\displaystyle\frac{a^2+b^2+c^2}{4S}\).(Với \(a\), \(b\), \(c\) lần lượt là độ dài các cạnh \(BC\), \(AC\), \(AB\) và \(S\) là diện tích tam giác).

Từ giả thiết ta có

\(\begin{aligned}&\cot A+\cot B+\cot C=\displaystyle\frac{\cos A}{\sin A}+\displaystyle\frac{\cos B}{\sin B}+\displaystyle\frac{coC}{\sin C}\\=\ &\displaystyle\frac{b^2+c^2-a^2}{2bc\cdot\displaystyle\frac{a}{2R}}+\displaystyle\frac{a^2+c^2-b^2}{2ac\cdot\displaystyle\frac{b}{2R}}+\displaystyle\frac{a^2+b^2-c^2}{2ab\cdot\displaystyle\frac{c}{2R}}\\=\ &\displaystyle\frac{2R(b^2+c^2-a^2)}{2bca}+\displaystyle\frac{2R(a^2+c^2-b^2)}{2acb}+\displaystyle\frac{2R(a^2+b^2-c^2)}{2abc}\\=\ &\displaystyle\frac{R(a^2+b^2+c^2)}{abc}=\displaystyle\frac{a^2+b^2+c^2}{4S}\left(\text{ do }S=\displaystyle\frac{abc}{4R}\Rightarrow\displaystyle\frac{R}{abc}=\displaystyle\frac{1}{4S}\right)\end{aligned}\)

Bài tập 24

Cho tam giác \(ABC\). Chứng minh rằng điều kiện cần và đủ để hai trung tuyến kẻ từ \(B\) và \(C\) vuông góc với nhau là \(b^2+c^2=5a^2\).

Gọi \(G\) là trọng tâm của tam giác \(ABC\).

Khi đó hai trung tuyến kẻ từ \(B\) và \(C\) vuông góc với nhau khi và chỉ khi \(\triangle GBC\) vuông tại \(G\)

\(\Leftrightarrow GB^2+GC^2=BC^2\) \(\Leftrightarrow\left(\displaystyle\frac{2}{3}m_b\right)^2+\left(\displaystyle\frac{2}{3}m_c\right)^2=a^2\). \(\qquad (*)\)

Mặt khác theo công thức đường trung tuyến, ta có

\(m_b^2\) \(=\displaystyle\frac{2(a^2+c^2)-b^2}{4},m_c^2\) \(=\displaystyle\frac{2(a^2+b^2)-c^2}{4}\).

Suy ra

\(\begin{aligned}(*)\Leftrightarrow\,&\displaystyle\frac{4}{9}(m_b^2+m_c^2)=a^2\\ \Leftrightarrow\,&\displaystyle\frac{4}{9}\left[\displaystyle\frac{2(a^2+c^2)-b^2}{4}+\displaystyle\frac{2(a^2+b^2)-c^2}{4}\right]=a^2\\\Leftrightarrow\,&4a^2+b^2+c^2=9a^2\,\Leftrightarrow\,b^2+c^2=5a^2.\end{aligned}\)

Bài tập 25

Cho tam giác \(ABC\). Chứng minh

a. Góc \(A\) nhọn \( \Leftrightarrow a^2<b^2+c^2\).

b. Góc \(A\) tù \( \Leftrightarrow a^2>b^2+c^2\).

c. Góc \(A\) vuông \( \Leftrightarrow a^2=b^2+c^2\).

a. Góc \(A\) nhọn

\(\Leftrightarrow\cos A>0\) \(\Leftrightarrow\displaystyle\frac{b^2+c^2-a^2}{2bc}>0\) \(\Leftrightarrow a^2<b^2+c^2\).

b. Góc \(A\) tù

\(\Leftrightarrow\cos A<0\) \(\Leftrightarrow\displaystyle\frac{b^2+c^2-a^2}{2bc}<0\) \(\Leftrightarrow a^2>b^2+c^2\).

c. Góc \(A\) vuông

\(\Leftrightarrow\cos A=0\) \(\Leftrightarrow\displaystyle\frac{b^2+c^2-a^2}{2bc}=0\) \(\Leftrightarrow a^2=b^2+c^2\).

Bài tập 26

Cho tam giác \(ABC\) thỏa mãn \(a^3=b^3+c^3\). Chứng minh tam giác có ba góc nhọn.

Ta có \(a^3=b^3+c^3\) nên \(a\) là cạnh lớn nhất, suy ra góc \(A\) là góc lớn nhất.

Ta chứng minh góc \(A\) nhọn là đủ. Thật vậy, ta có

\(a^3=b^3+c^3=b\cdot b^2+c\cdot c^2<a\cdot b^2+a\cdot c^2=a\left(b^2+c^2\right)\) \(\Rightarrow a^2<b^2+c^2\) \(\Rightarrow \cos A>0.\)

Vậy ta suy ra góc \(A\) nhọn và dẫn đến tam giác \(ABC\) có ba góc nhọn.

Bài tập 27

Cho tam giác \(ABC\) thỏa mãn \(a^4=b^4+c^4\). Chứng minh \(ABC\) là tam giác nhọn.

Ta có \(a^4=b^4+c^4\) nên \(a\) là cạnh lớn nhất, suy ra góc \(A\) là góc lớn nhất.

Ta chứng minh góc \(A\) nhọn là đủ. Thật vậy, ta có

\(a^4=b^4+c^4\) \(=\left(b^2+c^2\right)^2-2b^2c^2<\left(b^2+c^2\right)^2\)

\( \Rightarrow a^2<b^2+c^2\) \(\Rightarrow\cos A>0.\)

Vậy ta suy ra góc \(A\) nhọn và dẫn đến tam giác \(ABC\) có ba góc nhọn.

Bài tập 28

Cho tam giác \(ABC\) thỏa mãn \(\sin A=2\sin B\cdot\cos C\). Chứng minh \(ABC\) là tam giác cân.

Ta có

\(\begin{aligned}&\sin A=2\sin B\cdot\cos C\\ &\Leftrightarrow\displaystyle\frac{a}{2R}=2\cdot\displaystyle\frac{b}{2R}\cdot\displaystyle\frac{a^2+b^2-c^2}{2ab}\\ &\Leftrightarrow a^2=a^2+b^2-c^2\Leftrightarrow b^2=c^2 \Leftrightarrow b=c.\end{aligned}\)

Vậy \(ABC\) là tam giác cân tại \(A\).

Bài tập 29

Cho tam giác \(ABC\) có cạnh \(a=2\sqrt{3}\), \(b=2\), \(C=30^{\circ}\). Chứng minh \(ABC\) là tam giác cân. Tính diện tích và chiều cao \(h_a\) của tam giác.

Theo định lí cô-sin ta có

\(c^2=a^2+b^2-2ab\cos C\) \(=12+4-2\cdot2\sqrt{3}\cdot2\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}=4\).

Do đó: \(c=2=b\) nên tam giác \(ABC\) cân tại \(A\) có \(B=C=30^{\circ}\).

Ta có

\(S_{ABC}=\displaystyle\frac{1}{2}ac\sin B\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}\cdot2\cdot\sqrt{3}\cdot2\cdot\displaystyle\frac{1}{2}=\sqrt{3}\),

\(h_a=\displaystyle\frac{2S}{a}\) \(=\displaystyle\frac{2\sqrt{3}}{2\sqrt{3}}=1\).

Bài tập 30

Xét dạng tam giác \(ABC\) thỏa mãn \(\displaystyle\frac{1+\cos B}{\sin B}=\displaystyle\frac{2a+c}{\sqrt{4a^2-c^2}}\).

Ta có

\(\begin{aligned}&\displaystyle\frac{1+\cos B}{\sin B}=\displaystyle\frac{2a+c}{\sqrt{4a^2-c^2}}\\ & \Leftrightarrow \displaystyle\frac{\left(1+\cos B\right)^2}{\sin^2B}=\displaystyle\frac{(2a+c)^2}{4a^2-c^2}\\&\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1+\cos B}{1-\cos B}=\displaystyle\frac{2a+c}{2a-c} \Leftrightarrow \displaystyle\frac{1+\cos B}{1-\cos B}-1=\displaystyle\frac{2a+c}{2a-c}-1\\&\Leftrightarrow 2ac\cdot\cos B=c^2 \Leftrightarrow a^2+c^2-b^2=c^2 \Leftrightarrow a^2=b^2 \Leftrightarrow a=b.\end{aligned}\)

Vậy tam giác \(ABC\) cân tại \(C\).

Bài tập 31

Cho tam giác \(ABC\) có chiều cao \(h_a=\sqrt{p(p-a)}\). Chứng minh \(ABC\) là tam giác cân.

Ta có

\(S=\displaystyle\frac{1}{2}a\cdot h_a\) \(=\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}\) nên

\(h_a=\sqrt{p(p-a)}\) \( \Leftrightarrow 2\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}=a\sqrt{p(p-a)} \) \(\Leftrightarrow 2\sqrt{(p-b)(p-c)}=a.\)

Áp dụng bất đẳng thức Cô-si, ta có

\(2\sqrt{(p-b)(p-c)}\le(p-b)+(p-c)=2p-b-c=a\).

Do đó dấu đẳng thức xảy ra nên

\(p-b=p-c \Leftrightarrow b=c\).

Vậy tam giác \(ABC\) cân tại \(A\).

Bài tập 32

Chứng minh tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) khi và chỉ khi \(5m_a^2=m_b^2+m_c^2\).

Áp dụng định lí trung tuyến ta có

\(\begin{aligned}&5m_a^2=m_b^2+m_c^2\\ \Leftrightarrow\ & 5\left(\displaystyle\frac{b^2+c^2}{2}-\displaystyle\frac{a^2}{4}\right)=\displaystyle\frac{a^2+c^2}{2}-\displaystyle\frac{b^2}{4}+\displaystyle\frac{a^2+b^2}{2}-\displaystyle\frac{c^2}{4}\\ \Leftrightarrow\ &5(2b^2+2c^2)-5a^2=2(a^2+c^2)-b^2+2(a^2+b^2)-c^2\\ \Leftrightarrow\ &9b^2+9c^2=9a^2 \Rightarrow b^2+c^2=a^2.\end{aligned}\)

Vậy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(A\).

Bài tập 33

Cho tam giác \(ABC\) có bán kính đường tròn nội tiếp bằng \(r\) và các bán kính đường tròn bàng tiếp các góc \(A\), \(B\), \(C\) tương ứng bằng \(r_a\), \(r_b\), \(r_c\). Chứng minh rằng nếu \(r=r_a-r_b-r_c\) thì góc \(A\) là góc vuông.

Ta có

\(r_a=\displaystyle\frac{S}{p-a}\),

\(z_b=\displaystyle\frac{S}{p-b}\),

\(r_c=\displaystyle\frac{S}{p-c}\).

Mặt khác, từ công thức tính diện tích có

\(r=\displaystyle\frac{S}{p}\).

Từ giả thiết suy ra

\(\displaystyle\frac{1}{p-a}-\displaystyle\frac{1}{p}=\displaystyle\frac{1}{p-b}+\displaystyle\frac{1}{p-c} \) \(\Rightarrow \displaystyle\frac{a}{p(p-a)}=\displaystyle\frac{2p-(b+c)}{(p-b)(p-c)}\).

Vì \(2p-(b+c)=a \Rightarrow p(p-a)=(p-b)(p-c)\);

\(pa=p(p+c)-bc\) \( \Rightarrow bc=p(b+c-a)\) \(=\displaystyle\frac{b+c+a}{2}(b+c-a)\).

\(\Rightarrow 2bc=(b+c)^2-a^2\) \( \Rightarrow b^2+c^2-a^2=0\) \( \Rightarrow a^2=b^2+c^2\).

Theo định lí Pi-ta-go ta có \(\widehat{A}=90^{\circ}\).

Bài tập 34

Cho tam giác \(ABC\) thỏa mãn \(\displaystyle\frac{a^3+b^3-c^3}{a+b-c}=c^2\). Chứng minh góc \(C=60^{\circ}\).

Ta có

\(\displaystyle\frac{a^3+b^3-c^3}{a+b-c}=c^2\) \( \Rightarrow a^3+b^3-c^3=(a+b)c^2-c^3\).

Suy ra

\(a^3+b^3=(a+b)c^2\)

\(\Rightarrow a^2-ab+b^2=c^2\)

\(\Rightarrow a^2-ab+b^2=a^2+b^2-2ab\cos C \)

\(\Rightarrow \cos C=\displaystyle\frac{1}{2}\)

\(\Rightarrow C=60^{\circ}\).

Bài tập 35

Cho tam giác \(ABC\) biết \(a=7\), \(b=8\), \(c=5\). Chứng minh tam giác \(ABC\) có góc \(60^{\circ}\).

Ta có

\(\cos A=\displaystyle\frac{b^2+c^2-a^2}{2bc}\) \(=\displaystyle\frac{64+25-49}{2\cdot8\cdot5}\) \(=\displaystyle\frac{20}{40}\) \(=\displaystyle\frac{1}{2}\)

\(\Rightarrow A=60^{\circ}\).

Bài tập 36

Cho tam giác \(ABC\) thỏa mãn \(c^4-2\left(a^2+b^2\right)c^2+a^4+a^2b^2+c^4=0\). Chứng minh tam giác \(ABC\) có góc \(60^{\circ}\) hoặc \(120^{\circ}\).

Xét đẳng thức đã cho là phương trình bậc 2 theo \(t=c^2\).

Ta có

\(\Delta '=(a^2+b^2)^2-(a^4+a^2b^2+c^4)=a^2b^2.\)

Do đó

\(c^2=a^2+b^2\pm ab \) \(\Rightarrow a^2+b^2+2ab\cos C=a^2+b^2\pm 2ab\)

Suy ra

\(\cos C=\pm \displaystyle\frac{1}{2} \Rightarrow C=60^{\circ}\) hay \(C=120^{\circ}\).

Bài tập 37

Cho tam giác \(ABC\) thỏa mãn \(a+b+c=2\left(a\cos A+b\cos B+c\cos C\right)\). Chứng minh tam giác \(ABC\) đều.

Ta có \(a=b\cos C+c\cos B,b=c\cos A+a\cos C,c=a\cos B+b\cos A\) nên điều kiện đã cho tương đương với

\((a-b)\left(\cos A-\cos B\right)+(b-c)\left(\cos B-\cos C\right)+(c-a)\left(\cos C-\cos A\right)=0\)

Ta chứng minh: \((a-b)\left(\cos A-\cos B\right)\le0\), dấu \(``="\) khi \(a=b\).

+) Xét \(a=b\) thì bất đẳng thức đúng.

+) Xét \(a>b\) thì \(A>B \Rightarrow \cos A<\cos B\) \( \Rightarrow (a-b)\left(\cos A-\cos B\right)<0\).

+) Xét \(a<b\) thì \(A<B \Rightarrow \cos A>\cos B\) \( \Rightarrow (a-b)\left(\cos A-\cos B\right)<0\).

Tương tự thì \((b-c)\left(\cos B-\cos C\right)\le0\) và \((c-a)\left(\cos C-\cos A\right)\le0\)

Do đó dấu đẳng thức đồng thời xảy ra nên \(a=b=c\). Vậy tam giác \(ABC\) đều.

Bài tập 38

Cho tam giác \(ABC\) có \(\widehat{A}=60^{\circ},a=10,r=\displaystyle\frac{5\sqrt{3}}{3}\). Chứng minh \(ABC\) là tam giác đều.

Gọi \(M\), \(N\), \(P\) lần lượt là các tiếp điểm của \(BC\), \(CA\), \(AB\) với đường tròn nội tiếp tam giác \(ABC\).

Ta có \(AP=AN=r \cdot \cot 30^{\circ}=5\) và \(BP+NC=BM+MC=a=10\).

Từ đó ta có \((b-AN)+(c-AP)=10\) hay \(b+c=20\).

Theo định lí cô-sin, ta có \(a^2=b^2+c^2-2bc\cos 60^{\circ}\) hay \(a^2=(b+c)^2-2bc-bc\).

Suy ra

\(bc=\displaystyle\frac{(b+c)^2-a^2}{3}\) \(=\displaystyle\frac{20^2-10^2}{3}=100\).

Mà \(b+c=20\) nên \(b\), \(c\) là nghiệm của phương trình bậc hai \(x^2-20x+100=0\).

Phương trình này có nghiệm kép \(b=c=10\) nên \(ABC\) là tam giác đều.

Bài tập 39

Xét dạng tam giác \(ABC\) thỏa mãn \(\displaystyle\frac{a^3+c^3-b^3}{a+c-b}=b^2\) và \(\sin A\cdot\sin C=\displaystyle\frac{3}{4}\).

Ta có

\(\displaystyle\frac{a^3+c^3-b^3}{a+c-b}=b^2 \) \(\Rightarrow a^3+c^3-b^3=(a+c)b^2-b^3\).

\(\Rightarrow a^3+c^3=(a+c)b^2\) \( \Rightarrow a^2-ac+c^2=b^2\).

\(\Rightarrow a^2-ac+c^2=a^2+c^2-2ac\cos B\) \( \Rightarrow \cos B=\displaystyle\frac{1}{2}\) \( \Rightarrow B=60^{\circ}\)

Do đó

\(\sin B=\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}\) \( \Rightarrow \sin^2B=\displaystyle\frac{3}{4}\) nên

\(\sin A\cdot\sin C=\displaystyle\frac{3}{4}=\sin^2B\) \( \Rightarrow \displaystyle\frac{a}{2R}\cdot\displaystyle\frac{c}{2R}=\left(\displaystyle\frac{b}{2R}\right)^2\)

\(\begin{aligned}& \Rightarrow ac=b^2 \Rightarrow ac=a^2+c^2-2ac\cos B=a^2+c^2-ac\\& \Rightarrow a^2-2ac+c^2=0 \Rightarrow (a-c)^2=0 \Rightarrow a=c.\end{aligned}\)

Vậy \(ABC\) là tam giác cân và có góc \(60^{\circ}\) nên là tam giác đều.

Bài tập 40

Chứng minh điều kiện cần và đủ để tam giác \(ABC\) đều là \(m_a+m_b+m_c=\displaystyle\frac{9}{2}R\).

Gọi \(G\) là trọng tâm của tam giác \(ABC\) và \(M\) là một điểm tùy ý.

Ta có

\(\begin{aligned}&MA^2+MB^2+MC^2=\left(\overrightarrow{GA}-\overrightarrow{GM}\right)^2+\left(\overrightarrow{GB}-\overrightarrow{GM}\right)^2+\left(\overrightarrow{GC}-\overrightarrow{GM}\right)^2\\ =\ &GA^2+GB^2+GC^2+3GM^2-2\overrightarrow{GM}\left(\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}\right)\\=\ &GA^2+GB^2+GC^2+3GM^2\ge GA^2+GB^2+GC^2.\end{aligned}\)

Ta có

\((x+y+z)^2\le 3(x^2+y^2+z^2)\) \(\Leftrightarrow (x-y)^2+(y-z)^2+(z-x)^2\ge 0\).

Áp dụng bất đẳng thức vừa chứng minh, với mọi điểm \(M\), ta có

\(\left(m_a+m_b+m_c\right)^2\) \(=\displaystyle\frac{9}{4}(GA+GB+GC)^2\) \(\le \displaystyle\frac{9}{4}\cdot3\left(GA^2+GB^2+GC^2\right)\) \(\le \displaystyle\frac{27}{4}\left(MA^2+MB^2+MC^2\right)\)

Thay \(M\) bởi tâm \(O\) của đường tròn ngoại tiếp, ta được

\((m_a+m_b+m_c)^2\) \(\le\displaystyle\frac{27}{4}\cdot3R^2\) \(=\displaystyle\frac{81}{4}R^2.\)

Suy ra

\(m_a+m_b+m_c\le\displaystyle\frac{9}{2}R\).

Vậy nếu \(ABC\) là tam giác đều thì có

\(m_a+m_b+m_c=\displaystyle\frac{9}{2}R\).\(\qquad(1)\)

Ngược lại nếu giả sử tam giác \(ABC\) thỏa mãn điều kiện \((1)\).

Thay điểm \(M\) bằng tâm \(O\) của đường tròn ngoại tiếp \(ABC\), ta có

\(3R^2=\displaystyle\frac{4}{9}(m_a^2+m_b^2+m_c^2)+3OG^2\).

Suy ra

\(\displaystyle\frac{81}{4}R^2\) \(=3\left(m_a^2+m_b^2+m_c^2\right)+\displaystyle\frac{81}{4}OG^2\) \(\ge\left(m_a+m_b+m_c\right)^2+\displaystyle\frac{81}{4}OG^2\).

Do đó

\(\displaystyle\frac{81}{4}R^2\) \(\ge\displaystyle\frac{81}{4}R^2+\displaystyle\frac{81}{4}OG^2\) \(\Rightarrow OG^2=0\) hay \(O\equiv G\).

Vậy \(ABC\) là tam giác đều.

Bài tập 41

Cho tam giác \(ABC\) thoả mãn \(\sin C=2\sin B\cos A\). Chứng minh rằng tam giác \(ABC\) cân.

Áp dụng định lí cô-sin và sin ta có:

\(\sin C=2\sin B\cos A\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{c}{2R}=2\cdot\displaystyle\frac{b}{2R}\cdot\displaystyle\frac{b^2+c^2-a^2}{2bc}\) \( \Leftrightarrow c^2=b^2+c^2-a^2\) \( \Leftrightarrow a=b.\)

Suy ra tam giác \(ABC\) cân tại đỉnh \(C\).

Bài tập 42

Cho tam giác \(ABC\) thoả mãn \(\sin A=\displaystyle\frac{\sin B+\sin C}{\cos B+\cos C}\). Chứng minh rằng tam giác \(ABC\) vuông.

Ta có

\(\begin{aligned}&\sin A=\displaystyle\frac{\sin B+\sin C}{\cos B+\cos C}\\ &\Leftrightarrow \sin A(\cos B+\cos C)=\sin B+\sin C\\ &\Leftrightarrow \displaystyle\frac{a}{2R}\left(\displaystyle\frac{c^2+a^2-b^2}{2ca}+\displaystyle\frac{a^2+b^2-c^2}{2ab}\right)=\displaystyle\frac{b+c}{2R} \\ &\Leftrightarrow b\left(c^2+a^2-b^2\right)+c\left(a^2+b^2-c^2\right)=2b^2c+2c^2b\\ &\Leftrightarrow b^3+c^3+b^2c+bc^2-a^2b-a^2c=0\\ &\Leftrightarrow (b+c)\left(b^2+c^2\right)-a^2(b+c)=0\\ &\Leftrightarrow b^2+c^2=a^2.\end{aligned}\)

Vậy tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\).

Dạng 4. Bài toán tổng hợp

Bài tập 1

Gọi \(H\) là trực tâm của tam giác không vuông \(ABC\). Chứng minh các bán kính của đường tròn ngoại tiếp các tam giác \(ABC\), \(HBC\), \(HCA\), \(HAB\) bằng nhau.

\immini{

Gọi \(R\), \(R_1\), \(R_2\), \(R_3\) lần lượt là bán kính các đường tròn ngoại tiếp các tam giác \(ABC\), \(HBC\), \(HCA\), \(HAB\).\\

Áp dụng định lí sin trong các tam giác \(ABC\), \(HBC\), ta có

\begin{eqnarray*}

&& \displaystyle\frac{BC}{\sin A}=2R \Rightarrow R=\displaystyle\frac{BC}{2\sin A}.\\

&& \displaystyle\frac{BC}{\sin \widehat{BHC}}=2R_1 \Rightarrow R_1 = \displaystyle\frac{BC}{2\sin \widehat{BHC}}.

\end{eqnarray*}

}{

\begin{tikzpicture}

\tkzInit[xmin=-0.5,xmax=5.5,ymin=-0.5,ymax=4]

\tkzClip

\tkzDefPoints{0/0/B, 5/0/C, 2/3.5/A}

\tkzDefPointBy[projection=onto B--C](A)\tkzGetPoint{A'}

\tkzDefPointBy[projection=onto A--C](B)\tkzGetPoint{B'}

\tkzDefPointBy[projection=onto B--A](C)\tkzGetPoint{C'}

\tkzInterLL(A,A')(B,B')\tkzGetPoint{H}

\tkzDrawPoints[fill=black](A,B,C,H)

\tkzDrawSegments(A,B B,C C,A A,A' B,B' C,C')

\tkzMarkRightAngles(A,A',C B,B',A C,C',B)

\tkzLabelPoints[above](A)

\tkzLabelPoints[below](B,C)

\draw (\((H)+(0.2,-0.4)\)) node \(H\);

\end{tikzpicture}

}

\noindent Mà hai góc \(A\) và \(\widehat{BHC}\) bù nhau nên \(\sin A=\sin \widehat{BHC}\), suy ra \(R_1=R\).\\

Chứng minh tương tự ta cũng có \(R_2=R\), \(R_3=R\).\\

Vậy \(R=R_1=R_2=R_3\).

Bài tập 2

Các đường cao \(AA'\), \(BB'\), \(CC'\) của tam giác \(ABC\) cắt nhau tại \(H\). Chứng minh rằng \(\overrightarrow{HA} \cdot \overrightarrow{HA'}=\overrightarrow{HB}\cdot\overrightarrow{HB'}=\overrightarrow{HC}\cdot\overrightarrow{HC'}\).

\immini{

Tứ giác \(ABA'B'\) nội tiếp trong đường tròn đường kính \(AB\) từ đó suy ra

\begin{eqnarray*}

\overrightarrow{HA} \cdot \overrightarrow{HA'}=\overrightarrow{HB} \cdot \overrightarrow{HB'}.

\end{eqnarray*}

Tương tự đối với tứ giác nội tiếp \(BCB'C'\), ta có

\begin{eqnarray*}

\overrightarrow{HB} \cdot \overrightarrow{HB'}=\overrightarrow{HC} \cdot \overrightarrow{HC'}.

\end{eqnarray*}

Vậy \(\overrightarrow{HA} \cdot \overrightarrow{HA'}=\overrightarrow{HB}\cdot\overrightarrow{HB'}=\overrightarrow{HC}\cdot\overrightarrow{HC'}\).

}{

\begin{tikzpicture}

\tkzInit[xmin=-0.5,xmax=5.5,ymin=-0.5,ymax=4]

\tkzClip

\tkzDefPoints{0/0/B, 5/0/C, 2/3.5/A}

\tkzDefPointBy[projection=onto B--C](A)\tkzGetPoint{A'}

\tkzDefPointBy[projection=onto A--C](B)\tkzGetPoint{B'}

\tkzDefPointBy[projection=onto B--A](C)\tkzGetPoint{C'}

\tkzInterLL(A,A')(B,B')\tkzGetPoint{H}

\tkzDrawPoints[fill=black](A,B,C,H,A',B',C')

\tkzDrawSegments(A,B B,C C,A A,A' B,B' C,C')

\tkzMarkRightAngles(A,A',C B,B',A C,C',B)

\tkzLabelPoints[above](A)

\tkzLabelPoints[below](B,C,A')

\tkzLabelPoints[left](C')

\tkzLabelPoints[right](B')

\draw (\((H)+(0.2,-0.4)\)) node \(H\);

\end{tikzpicture}

}

Bài tập 3

Tam giác \(ABC\) có \((O;R)\) và \((I;r)\) lần lượt là đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp. Chứng minh \(d^2=OI^2=R^2-2Rr\) (\textit{công thức Ơ-le}). Từ đó suy ra trong mọi tam giác ta luôn có \(R\geq 2r\), điều kiện cần và đủ để tam giác \(ABC\) đều là \(R=2r\).

Gọi \(O\), \(I\) lần luợt là tâm đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp của tam giác \(ABC\).\\

Kẻ đường kính qua \(O\), \(I\) cắt \((O)\) tại hai điểm là \(N\), \(P\) như hình vẽ bên dưới.\\

Gọi \(M\) là giao điểm của \(AI\) và \((O)\); \(C'\) là tiếp điểm của \(AB\) với \((I)\).\\

Đặt \(OM=R\), \(IC'=r\) và \(OI=d\), ta có

\begin{eqnarray*}

R^2-d^2 = ON^2-OI^2 = (ON-IO)(ON+OI) = IP \cdot IN.

\end{eqnarray*}

Xét hai tam giác \(IAP\) và \(INM\) có\\

\(\allowdisplaybreaks

\begin{aligned}

&&& \widehat{AIP} = \widehat{NIM} \text{ (hai góc đối đỉnh),}\\

&&& \widehat{PAI} = \widehat{INM} \text{ (hai góc nội tiếp cùng chắn }\wideparen{MP}).

\end{aligned}\(\\

Vậy \(\triangle IAP \backsim \triangle INM\) suy ra \(\displaystyle\frac{IA}{IN}=\displaystyle\frac{IP}{IM}\) hay \(IA \cdot IM = IP \cdot IN\).\\

Do đó \(IA \cdot IM=R^2-d^2\).\\

\begin{center}

\begin{tikzpicture}

\tkzInit[xmin=-1,xmax=6,ymin=-2.5,ymax=4]

\tkzClip

\tkzDefPoints{0/0/B, 5/0/C, 2/3.5/A}

\tkzDefCircle[circum](A,B,C)\tkzGetPoint{O}

\tkzCalcLength[cm](O,A)\tkzGetLength{r}

\tkzDefCircle[in](A,B,C)\tkzGetPoint{I}

\tkzInterLC(A,I)(O,A)\tkzGetFirstPoint{M}

\tkzDefPointBy[projection=onto A--B](I)\tkzGetPoint{C'}

\tkzInterLC(O,I)(O,A)\tkzGetPoints{N}{P}

%\coordinate(M) at ([shift={(O)}]270:\r cm and \r cm);

\tkzDrawPoints[fill=black](A,B,C,I,M,O,C',N,P)

\tkzDrawSegments(A,B B,C C,A I,C' A,M I,C M,C N,P A,P M,N)

\tkzDrawCircle[radius](O,A)

\tkzDrawCircle[radius](I,C')

\tkzMarkAngles[size=0.4](B,A,M B,C,M)\tkzMarkAngles[size=0.5](M,A,C)

\tkzMarkAngles[arc=ll,size=0.5cm](I,C,B)\tkzMarkAngles[arc=ll,size=0.6cm](A,C,I)

\tkzMarkRightAngles(B,C',I)

\tkzLabelPoints[above](A,P)

\tkzLabelPoints[below](M,N)

\tkzLabelPoints[left](B,C')

\tkzLabelPoints[right](C)

\tkzLabelPoints[below left](I)

\draw (\((O)+(0.4,-0.15)\)) node \(O\);

\end{tikzpicture}

\end{center}

Trong tam giác \(MIC\) có \(\widehat{MIC}=\widehat{MCI}=\displaystyle\frac{\widehat{A}+\widehat{C}}{2}\) suy ra \(MI=MC\).\\

Do \(MC=2R\sin \displaystyle\frac{A}{2}\) nên \(MI=2R\sin \displaystyle\frac{A}{2}\).\\

Lại có \(IA=\displaystyle\frac{IC'}{\sin \displaystyle\frac{A}{2}}=\displaystyle\frac{r}{\sin \displaystyle\frac{A}{2}}\).\\

Suy ra \(IM \cdot IA = 2R\sin\displaystyle\frac{A}{2} \cdot \displaystyle\frac{r}{\sin\displaystyle\frac{A}{2}} = 2Rr\) nên \(R^2-d^2=2Rr\), hay \(d^2=R^2-2Rr\).\\

Vì \(0\leq d^2=R(R-2r)\) nên \(R\geq 2r\).\\

Nếu tam giác \(ABC\) đều ta có ngay \(O\equiv I\), khi đó \(d=0\) hay \(R=2r\).\\

Ngược lại, nếu trong tam giác \(ABC\) có \(R=2r\) thì \(d=0\), tức là \(O\) và \(I\) trùng nhau. Các đường trung trực trong tam giác \(ABC\) đồng thời là các đường phân giác nên nó là tam giác đều.

Bài tập 4

Tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có các cạnh góc vuông là \(b\) và \(c\). Lấy một điểm \(M\) trên cạnh \(BC\) và cho \(\widehat{BAM}=\alpha\). Chứng minh rằng \(AM=\displaystyle\frac{bc}{b\cos \alpha + c\sin \alpha}\).

\immini{

Ta có

\allowdisplaybreaks

\begin{eqnarray*}

&& S_{ABC}=S_{MAB}+S_{MAC}\\

&\Leftrightarrow & \displaystyle\frac{1}{2}bc=\displaystyle\frac{1}{2}AM \cdot c \cdot \sin \alpha +\displaystyle\frac{1}{2}AM \cdot b \cdot \sin \left(90^{\circ}-\alpha \right)\\

&\Leftrightarrow & bc=AM\left(c\sin \alpha +b\cos \alpha \right).

\end{eqnarray*}

Vậy \(AM=\displaystyle\frac{bc}{b\cos \alpha +c\sin \alpha}\).\\

}{

\begin{tikzpicture}

\tkzDefPoints{0/0/B, 5/0/C}

\tkzDefShiftPoint[B](55:2){b}

\tkzDefShiftPoint[C](-35:2){c}

\tkzInterLL(B,b)(C,c)\tkzGetPoint{A}

\tkzDefBarycentricPoint(B=3,C=2)\tkzGetPoint{M}

\tkzDrawPoints[fill=black](A,B,C,M)

\tkzDrawSegments(A,B B,C C,A A,M)

\tkzMarkRightAngle(B,A,C)

\tkzMarkAngle[arc=ll,size=0.5cm,mark=|](B,A,M)

\tkzLabelPoints[above](A)

\tkzLabelPoints[below](B,C,M)

\tkzLabelAngle[pos=0.8](B,A,M)\(\alpha\)

\tkzLabelLine[pos=0.5, above,rotate=55](A,B)\(c\)

\tkzLabelLine[pos=0.5, above,rotate=-35](A,C)\(b\)

\end{tikzpicture}

}

Bài tập 5

Cho tam giác \(ABC\). Chứng minh rằng điều kiện cần và đủ để hai trung tuyến kẻ từ \(B\) và \(C\) vuông góc với nhau là \(b^2+c^2=5a^2\).

\immini{

Gọi \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\).\\

Khi đó

\allowdisplaybreaks

\begin{eqnarray*}

& GB^2 = \left(\displaystyle\frac{2}{3}m_B\right)^2 = \displaystyle\frac{4}{9} \cdot \displaystyle\frac{2(a^2+c^2)-b^2}{4} = \displaystyle\frac{1}{9}(2a^2+2c^2-b^2);\\

& GC^2 = \left(\displaystyle\frac{2}{3}m_C\right)^2 = \displaystyle\frac{4}{9} \cdot \displaystyle\frac{2(a^2+b^2)-c^2}{4} = \displaystyle\frac{1}{9}(2a^2+2b^2-c^2).

\end{eqnarray*}

Suy ra \(GB^2+GC^2=\displaystyle\frac{1}{9}(4a^2+c^2+b^2)\).\\

Hai trung tuyến kẻ từ \(B\) và \(C\) vuông góc nhau khi và chỉ khi

\begin{eqnarray*}

GB^2+GC^2=BC^2 \Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{9}(4a^2+c^2+b^2)=a^2 \Leftrightarrow b^2+c^2=5a^2.

\end{eqnarray*}

}{

\begin{tikzpicture}[scale=1]

\tkzInit[xmin=-0.5,xmax=3.8,ymin=-0.5,ymax=5.5]

\tkzClip

\def\b{5}\def\c{6}

\pgfmathsetmacro{\a}{sqrt(((\b)^2+(\c)^2)/5)}

\tkzDefPoints{0/0/B,\a/0/C}

\tkzDefShiftPoint[B](0:\b){B'}

\tkzDefShiftPoint[C](180:\c){C'}

\tkzInterCC(B,B')(C,C')\tkzGetFirstPoint{A}

\tkzDefMidPoint(C,A)\tkzGetPoint{N}

\tkzDefMidPoint(A,B)\tkzGetPoint{P}

\tkzInterLL(B,N)(C,P)\tkzGetPoint{G}

\tkzDrawPoints[fill=black](A,B,C,G)

\tkzDrawSegments(A,B B,C C,A B,N C,P)

\tkzMarkRightAngle(B,G,C)

\tkzLabelPoints[above](A,G)

\tkzLabelPoints[below](B,C)

\end{tikzpicture}

}

Bài tập 6

Tính diện tích tam giác \(ABC\) biết \(BC=a\), \(\widehat{A}=\alpha\) và hai đường trung tuyến \(BM\), \(CN\) vuông góc với nhau.

\immini{

Vì hai trung tuyến \(BM\) và \(CN\) vuông góc với nhau nên

\begin{align*}

5a^2=b^2+c^2.

\end{align*}

Trong tam giác \(ABC\) ta có

\begin{eqnarray*}

&& a^2=b^2+c^2-2bc\cos\alpha = 5a^2-2bc\cos \alpha\\

&\Rightarrow & bc=\displaystyle\frac{2a^2}{\cos \alpha}.

\end{eqnarray*}

Diện tích tam giác \(ABC\) là

\begin{align*}

S=\displaystyle\frac{1}{2}bc\sin \alpha = \displaystyle\frac{1}{2}\cdot \displaystyle\frac{2a^2}{\cos \alpha} \cdot \sin \alpha =a^2\tan \alpha.

\end{align*}

}{

\begin{tikzpicture}[scale=1]

\tkzInit[xmin=-0.5,xmax=3.8,ymin=-0.5,ymax=5.5]

\tkzClip

\def\b{5}\def\c{6}

\pgfmathsetmacro{\a}{sqrt(((\b)^2+(\c)^2)/5)}

\tkzDefPoints{0/0/B,\a/0/C}

\tkzDefShiftPoint[B](0:\b){B'}

\tkzDefShiftPoint[C](180:\c){C'}

\tkzInterCC(B,B')(C,C')\tkzGetFirstPoint{A}

\tkzDefMidPoint(C,A)\tkzGetPoint{M}

\tkzDefMidPoint(A,B)\tkzGetPoint{N}

\tkzInterLL(B,M)(C,N)\tkzGetPoint{G}

\tkzDrawPoints[fill=black](A,B,C,G,M,N)

\tkzDrawSegments(A,B B,C C,A B,M C,N)

\tkzMarkSegments[mark=|](A,M M,C)

\tkzMarkSegments[mark=||](A,N N,B)

\tkzMarkRightAngle(B,G,C)

\tkzLabelPoints[above](A,G)

\tkzLabelPoints[below](B,C)

\tkzLabelPoints[left](N)

\tkzLabelPoints[right](M)

\end{tikzpicture}

}

}

Bài tập 7

Cho tứ giác lồi \(ABCD\). Dựng hình bình hành \(ABDC'\). Chứng minh rằng tứ giác \(ABCD\) và tam giác \(ACC'\) có diện tích bằng nhau.

\immini{

Gọi \(\alpha \) là góc giữa hai đường chéo \(AC\) và \(BD\) của tứ giác \(ABCD\).\\

Ta có \(\widehat{CAC'}=\alpha \) vì \(AC'\parallel BD\).\\

Diện tích tứ giác \(ABCD\) là \(S_{ABCD}=\displaystyle\frac{1}{2}AC \cdot BD \cdot \sin \alpha\).\\

Diện tích tam giác \(ACC'\) là \(S_{ACC'}=\displaystyle\frac{1}{2}AC \cdot AC' \cdot \sin \alpha\).\\

Mà \(AC'=BD\) nên \(S_{ABCD}=S_{ACC'}\).

}{

\begin{tikzpicture}[scale=0.7]

\tkzDefPoints{0/0/D, 5/0/C, 1/4/A,4/2.5/B}

\tkzDefPointBy[translation=from B to A](D)\tkzGetPoint{C'}

\tkzDrawPoints[fill=black](A,B,C,D,C')

\tkzInterLL(A,C)(B,D)\tkzGetPoint{I}

\tkzDrawSegments(A,B B,C C,D D,A A,C' C',D A,C C,C' B,D)

\tkzMarkAngle[size=0.4](B,I,A)

\tkzLabelAngle[pos=0.6](B,I,A)\(\alpha\)

\tkzLabelPoints[above](A,B)

\tkzLabelPoints[below](C,D)

\tkzLabelPoints[left](C')

\end{tikzpicture}

}

Bài tập 8

Cho tam giác \(ABC\). Tìm tập hợp điểm \(M\) thỏa mãn điều kiện \(MB^2+MC^2=2MA^2.\)

\immini{

Gọi \((O;R)\) là đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\).\\

Khi đó \(OA=OB=OC=R\).\\

Ta có

\allowdisplaybreaks

\begin{eqnarray*}

&& MB^2+MC^2=2MA^2\\

&\Leftrightarrow & \overrightarrow{MB}^2 + \overrightarrow{MC}^2 - 2\overrightarrow{MA}^2=0\\

&\Leftrightarrow & \left(\overrightarrow{MO}+\overrightarrow{OB}\right)^2 + \left(\overrightarrow{MO}+\overrightarrow{OC}\right)^2 - 2\left(\overrightarrow{MO}+\overrightarrow{OA}\right)^2 = 0\\

&\Leftrightarrow & 2\overrightarrow{MO}\cdot \overrightarrow{OB} + 2\overrightarrow{MO} \cdot \overrightarrow{OC}-4\overrightarrow{MO} \cdot \overrightarrow{OA} = 0\\

&\Leftrightarrow & 2\overrightarrow{MO}\left(\overrightarrow{OB} + \overrightarrow{OC} - 2\overrightarrow{OA}\right) = 0\\

&\Leftrightarrow & 2\overrightarrow{MO}\left(\overrightarrow{OB}-\overrightarrow{OA} + \overrightarrow{OC}-\overrightarrow{OA}\right) = 0\\

&\Leftrightarrow & 2\overrightarrow{MO}\left(\overrightarrow{AB} + \overrightarrow{AC}\right)= 0\\

&\Leftrightarrow & 2\overrightarrow{MO} \cdot \overrightarrow{AD}=\overrightarrow{0},

\end{eqnarray*}

}{

\begin{tikzpicture}

\tkzInit[xmin=-0.5,xmax=5.5,ymin=-4.1,ymax=4.1]

\tkzClip

\tkzDefPoints{0/0/B, 5/0/C, 2/3.5/A, 5/1/M}

\tkzDefPointBy[translation=from A to C](B)\tkzGetPoint{D}

\tkzDefCircle[circum](A,B,C)\tkzGetPoint{O}

\tkzDefLine[perpendicular=through O](A,D)\tkzGetPoint{m}

\tkzDefBarycentricPoint(O=-2.5,m=1)\tkzGetPoint{n}

\tkzInterLL(O,m)(A,D)\tkzGetPoint{i}

\tkzDrawPoints[fill=black](A,B,C,D,O)

\tkzDrawSegments(A,B B,C C,A B,D C,D A,D m,n)

\tkzMarkRightAngles(D,i,m)

\tkzLabelPoints[above](A)

\tkzLabelPoints[below](D)

\tkzLabelPoints[left](B)

\tkzLabelPoints[right](C)

\tkzLabelPoints[above right](O)

\end{tikzpicture}

}

\noindent với \(D\) là đỉnh thứ tư của hình bình hành \(ABDC\).\\

Vì \(O\), \(A\), \(D\) cố định nên tập hợp điểm \(M\) thỏa mãn yêu cầu bài toán là đường thẳng đi qua \(O\) và vuông góc với \(AD\).

%\shortsol{Đường thẳng đi qua \(O\) và vuông góc \(AD\), với \(O\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC\), \(D\) là đỉnh thứ tư của hình bình hành \(ABDC\).}

Bài tập 9

Cho tam giác \(ABC\) nội tiếp trong đường tròn tâm \(O\) và \(M\) là một điểm tùy ý.

a. Chứng minh rằng \(\overrightarrow{v}=2\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}-3\overrightarrow{MC}\) không phụ thuộc vào vị trí của điểm \(M\). Nêu cách dựng điểm \(P\) sao cho \(\overrightarrow{AP}=\overrightarrow{v}\) và chứng minh \(\overrightarrow{QB}=3\overrightarrow{QC}\), ở đó \(Q\) là giao điểm của \(AP\) và \(BC\).

b. Chứng minh rằng \(2MA^2+MB^2-3MC^2=2\overrightarrow{MO} \cdot \overrightarrow{v}\). Suy ra tập hợp các điểm \(M\) sao cho \(2MA^2+MB^2-3MC^2=0\).

\begin{center}

\begin{tikzpicture}

\tkzInit[xmin=-4.5,xmax=8.5,ymin=-0.6,ymax=4]

\tkzClip

\tkzDefPoints{0/0/A, -2.5/1/C, 0.5/3/B}

\tkzDefCircle[circum](A,B,C)\tkzGetPoint{O}

\tkzDefPointBy[translation=from C to A](B)\tkzGetPoint{B'}

\tkzDefPointBy[translation=from C to A](B')\tkzGetPoint{B''}

\tkzDefPointBy[translation=from C to A](B'')\tkzGetPoint{P}

\tkzInterLL(A,P)(B,C)\tkzGetPoint{Q}

\tkzDefLine[perpendicular=through O](A,P)\tkzGetPoint{m}

\tkzDefBarycentricPoint(O=-1.5,m=1)\tkzGetPoint{n}

\tkzInterLL(m,n)(A,P)\tkzGetPoint{I}

\tkzDrawPoints[fill=black](A,B,C,O,P,Q)

\tkzDrawSegments(A,B B,Q C,A P,Q B,P m,n)

\tkzMarkRightAngle(m,I,Q)

\tkzDrawCircle[radius](O,A)

\tkzLabelPoints[above](B)

\tkzLabelPoints[below](A,P,Q)

\tkzLabelPoints[left](C)

\tkzLabelPoints[right](O)

\end{tikzpicture}

\end{center}

\begin{enumerate}

\item Ta có

\begin{eqnarray*}

\overrightarrow{v} = 2\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}-3\overrightarrow{MC} = 2\left(\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MC}\right)+\left(\overrightarrow{MB}-\overrightarrow{MC}\right) = 2\overrightarrow{CA}+\overrightarrow{CB}.

\end{eqnarray*}

Khi đó \(\overrightarrow{AP} = \overrightarrow{v} = 2\overrightarrow{CA}+\overrightarrow{CB} = 3\overrightarrow{CA}+\overrightarrow{AB}\).\\

Suy ra \(3\overrightarrow{CA} = \overrightarrow{AP}-\overrightarrow{AB}\) hay \(\overrightarrow{BP} = 3\overrightarrow{CA}\).\\

Từ đó suy ra cách dựng điểm \(P\).\\

Nếu \(Q\) là giao điểm của \(PA\) và \(BC\) thì do \(\overrightarrow{BP}=3\overrightarrow{CA}\) nên theo định lí Ta-lét suy ra \(\overrightarrow{QB}=3\overrightarrow{QC}\).

\item Ta có

\allowdisplaybreaks

\begin{eqnarray*}

2MA^2+MB^2-3MC^2 &=& 2\left(\overrightarrow{MO}+\overrightarrow{OA}\right)^2 + \left(\overrightarrow{MO}+\overrightarrow{OB}\right)^2 - 3\left(\overrightarrow{MO}+\overrightarrow{OC}\right)^2\\

&=& (2MO^2+MO^2-3MO^2)+(2OA^2+OB^2-3OC^2)\\ && +\, 2\overrightarrow{MO}\left(2\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}-3\overrightarrow{OC}\right)\\

&=& 2\overrightarrow{MO} \cdot \overrightarrow{v}.

\end{eqnarray*}

(vì \(OA=OB=OC\) và \(2\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}-3\overrightarrow{OC}=\overrightarrow{v}\) khi \(M\) trùng với \(O\)).\\

Khi đó

\begin{eqnarray*}

2MA^2+MB^2-3MC^2=0 \Leftrightarrow \overrightarrow{MO} \cdot \overrightarrow{v}=0 \Leftrightarrow MO\perp v.

\end{eqnarray*}

Vậy tập hợp điểm \(M\) là đường thẳng đi qua \(O\) và vuông góc với \(AP\).

\end{enumerate}

Bài tập 10

Cho \(AA'\) là một dây cung của đường tròn \((O)\) và \(M\) là một điểm nằm trên dây cung đó. Chứng minh rằng \(2\overrightarrow{MA}\cdot \overrightarrow{MO} = MA(MA-MA')\).

\immini{

Gọi \(P\) là trung điểm của \(AA'\), khi đó \(OP\perp AA'\).\\

Ta có

\begin{eqnarray*}

2\overrightarrow{MA} \cdot \overrightarrow{MO} = 2\overrightarrow{MA} \cdot \left(\overrightarrow{MP}+\overrightarrow{PO}\right) = 2\overrightarrow{MA} \cdot \overrightarrow{MP}.

\end{eqnarray*}

Nhưng vì \(P\) là trung điểm của \(AA'\) nên \(2\overrightarrow{MP}=\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MA'}\).\\

Do đó

}{

\begin{tikzpicture}

\def\a{2.} \def\b{2.}

\tkzDefPoints{0/0/O, \a/0/K}

\draw (K) arc(0:360:\a cm and \b cm);

\coordinate(A) at ([shift={(O)}]140:\a cm and \b cm);

\coordinate(A') at ([shift={(O)}]40:\a cm and \b cm);

\tkzDefBarycentricPoint(A=3,A'=2)\tkzGetPoint{M}

\tkzDefMidPoint(A,A')\tkzGetPoint{P}

\tkzDrawPoints[fill=black](A,A',O,M,P)

\tkzDrawSegments(A,A' M,O O,P)

\tkzMarkRightAngle[size=0.15](O,P,A)

\tkzLabelPoints[above](M)

\tkzLabelPoints[below](O)

\tkzLabelPoints[left](A)

\tkzLabelPoints[right](A')

\tkzLabelPoints[below right](P)

\end{tikzpicture}

}

\begin{eqnarray*}

2\overrightarrow{MA} \cdot \overrightarrow{MO} &=& \overrightarrow{MA}\left(\overrightarrow{MA} + \overrightarrow{MA'}\right) = \overrightarrow{MA}^2+\overrightarrow{MA} \cdot \overrightarrow{MA'}= MA^2+MA \cdot MA'\cdot \cos\left(\overrightarrow{MA},\overrightarrow{MA'}\right)\\

&=& MA^2+MA \cdot MA' \cdot \cos 180^\circ = MA^2-MA \cdot MA' =MA(MA-MA').

\end{eqnarray*}

Vậy ta có điều phải chứng minh.

Bài tập 11

Cho tam giác \(ABC\) nội tiếp trong đường tròn \((O)\) và một điểm \(M\) sao cho các góc \(\widehat{AMB}\), \(\widehat{BMC}\), \(\widehat{CMA}\) đều bằng \(120^\circ\). Các đường thẳng \(AM\), \(BM\), \(CM\) cắt đường tròn \((O)\) lần lượt tại \(A'\), \(B'\) và \(C'\). Chứng minh rằng \(MA+MB+MC=MA'+MB'+MC'\).

\immini{

Lấy các điểm \(A_1\), \(B_1\), \(C_1\) sao cho \(\overrightarrow{MA_1}=\displaystyle\frac{\overrightarrow{MA}}{MA}\); \(\overrightarrow{MB_1}=\displaystyle\frac{\overrightarrow{MB}}{MB}\) và \(\overrightarrow{MC_1}=\displaystyle\frac{\overrightarrow{MC}}{MC}\).\\

Khi đó cả ba véc-tơ trên đều có độ dài bằng \(1\), mà góc giữa hai véc-tơ bất kì trong chúng đều bằng \(120^\circ\) nên \(M\) là tâm của tam giác đều \(A_1B_1C_1\).\\

Theo kết quả của bài \ref{0H2-3.ex.th1} ta được

\begin{eqnarray*}

&& 2\overrightarrow{MA} \cdot \overrightarrow{MO}=MA(MA-MA')\\

&\Rightarrow & 2\displaystyle\frac{\overrightarrow{MA}}{MA} \cdot \overrightarrow{MO}=MA-MA',

\end{eqnarray*}

hay \(2\overrightarrow{MA_1} \cdot \overrightarrow{MO}=MA-MA'\).\\

}{

\begin{tikzpicture}

\tkzDefPoints{0/0/M}

\tkzDefShiftPoint[M](95:2){A}

\tkzDefShiftPoint[M](215:2.5){B}

\tkzDefShiftPoint[M](335:3){C}

\tkzDefCircle[circum](A,B,C)\tkzGetPoint{O}

\tkzInterLC(A,M)(O,A)\tkzGetFirstPoint{A'}

\tkzInterLC(B,M)(O,A)\tkzGetSecondPoint{B'}

\tkzInterLC(C,M)(O,A)\tkzGetFirstPoint{C'}

\tkzDefShiftPoint[M](95:1){A1}

\tkzDefShiftPoint[M](215:1){B1}

\tkzDefShiftPoint[M](335:1){C1}

\tkzDrawPoints[fill=black](A,B,C,M,O,A',B',C',A1,B1,C1)

\tkzDrawCircle(O,A)

\tkzDrawCircle(M,A1)

\tkzDrawPolygon(A,B,C)

\tkzDrawPolygon(A',B',C')

\tkzDrawSegments(M,A M,B M,C M,A' M,B' M,C' A1,B1 B1,C1 C1,A1)

\tkzLabelPoints[above](A)

\tkzLabelPoints[below](A',O)

\tkzLabelPoints[left](B,C')

\tkzLabelPoints[right](C)

\tkzLabelPoints[above right](B')

\draw (\((M)-(0.2,0.35)\)) node{\footnotesize \(M\);

\draw (\((A1)+(0.2,0.35)\)) node{\footnotesize \(A_1\);

\draw (\((B1)-(0.45,0)\)) node{\footnotesize \(B_1\);

\draw (\((C1)-(0,0.35)\)) node{\footnotesize \(C_1\);

\end{tikzpicture}

}

\noindent Tương tự, ta cũng có \(2\overrightarrow{MB_1} \cdot \overrightarrow{MO}=MB-MB'\); \(2\overrightarrow{MC_1} \cdot \overrightarrow{MO}=MC-MC'\).\\

Từ đó ta có \(MA+MB+MC-MA'-MB'-MC'=2\left(\overrightarrow{MA_1}+\overrightarrow{MB_1}+\overrightarrow{MC_1}\right) \cdot \overrightarrow{MO}=0\).\\

Vậy \(MA+MB+MC=MA'+MB'+MC'\).

Bài tập 12

Trong đường tròn \((O;R)\) cho hai dây cung \(AA'\), \(BB'\) vuông góc với nhau ở điểm \(S\) và gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\). Chứng minh rằng \(SM\perp A'B'\).

\immini{

Xét tích vô hướng

\allowdisplaybreaks

\begin{eqnarray*}

\overrightarrow{SM} \cdot \overrightarrow{A'B'} &=& \displaystyle\frac{1}{2}\left(\overrightarrow{SA}+\overrightarrow{SB}\right) \cdot \left(\overrightarrow{SB'}-\overrightarrow{SA'}\right)\\

&=& \displaystyle\frac{1}{2}\left(\overrightarrow{SA} \cdot \overrightarrow{SB'}-\overrightarrow{SA} \cdot \overrightarrow{SA'}+\overrightarrow{SB} \cdot \overrightarrow{SB'}-\overrightarrow{SB} \cdot \overrightarrow{SA'}\right).

\end{eqnarray*}

Ta có \(\overrightarrow{SA} \cdot \overrightarrow{SB'}=0\) do \(SA\perp SB'\); \(\overrightarrow{SB} \cdot \overrightarrow{SA'}=0\) do \(SB\perp SA'\).\\

Xét hai tam giác \(SAB\) và \(SB'A'\) có

}{

\begin{tikzpicture}

\tkzInit[xmin=-2.3,xmax=2.2,ymin=-2.2,ymax=2.2]

\tkzClip

\def\a{1.8} \def\b{1.8}

\tkzDefPoints{0/0/O, \a/0/K}

\draw (K) arc(0:360:\a cm and \b cm);

\coordinate(A) at ([shift={(O)}]110:\a cm and \b cm);

\coordinate(A') at ([shift={(O)}]250:\a cm and \b cm);

\coordinate(B) at ([shift={(O)}]20:\a cm and \b cm);

\tkzDefPointBy[projection=onto A--A'](B)\tkzGetPoint{S}

\tkzInterLC(B,S)(O,A)\tkzGetFirstPoint{B'}

\tkzDefMidPoint(A,B)\tkzGetPoint{M}

\tkzInterLL(S,M)(A',B')\tkzGetPoint{H}

\tkzDrawPoints[fill=black](A,B,M,O,S,A',B')

\tkzDrawSegments(A,A' B,B' M,H A,B A',B')

\tkzMarkSegments[mark=|](A,M B,M)

\tkzMarkRightAngles(A,S,B)

\tkzLabelPoints[above](A,M)

\tkzLabelPoints[below](A',O)

\tkzLabelPoints[left](B')

\tkzLabelPoints[right](B)

\tkzLabelPoints[above left](S)

\end{tikzpicture}

}

\noindent

\(\begin{aligned}

&&& \widehat{ASB} = \widehat{B'SA'}=90^\circ;\\

&&& \widehat{SBA} = \widehat{SA'B'} \; (\text{hai góc nội tiếp cùng chắn }\wideparen{AB'}).

\end{aligned}\(\\

Vậy \(\triangle SAB \backsim \triangle SB'A'\), suy ra \(\displaystyle\frac{SA}{SB'}=\displaystyle\frac{SB}{SA'}\) hay \(SA \cdot SA' = SB \cdot SB'\).\\

Khi đó

\begin{eqnarray*}

\overrightarrow{SA} \cdot \overrightarrow{SA'}= SA \cdot SA' \cos 180^\circ = -SA \cdot SA' = -SB \cdot SB' = SB \cdot SB' \cos 180^\circ = \overrightarrow{SB} \cdot \overrightarrow{SB'}.

\end{eqnarray*}

Từ đó suy ra \(\overrightarrow{SM} \cdot \overrightarrow{A'B'}=0\) nên \(SM\perp A'B'\).