Chuyên đề 4. HÀM SỐ - HÀM SỐ BẬC HAI

Bài 1. HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ

Dạng 1. Xác định hàm số và điểm thuộc đồ thị

Bài tập 1

Cho hàm số \(f(x)\). Hãy tìm hàm số \(g(x)\) trong các trường hợp sau

a. Cho \(f(x)=x-2x^2\). Tìm \(g(x)=f(x-1)\)

b. Cho \(f(x)=x-3x^2\). Tìm \(g(x)=f(2-x)\)

c. Cho \(f(x)=x^2-2x\). Tìm \(g(x)=f(x^2+1)\)

d. Cho \(f(x)=x^2-4x\). Tìm \(g(x)=f(1-x^2)\)

a. Ta có:

\( g(x)=f(x-1)\) \(=(x-1)-2(x-1)^2\) \(=x-1-2(x^2-2x+1)\) \(=-2x^2+5x-3\).

b. Ta có:

\(g(x)\) \(=f(2-x)\) \(=(2-x)-3(2-x)^2\) \(=2-x-3(4-4x+x^2)\) \(=-3x^2+11x-10\).

c. Ta có:

\(g(x)\) \(=f(x^2+1)\) \(=(x^2+1)^2-2(x^2+1)\) \(=(x^4+2x^2+1)-2x^2-2\) \(=x^4-1\).

d. Ta có:

\(g(x)\) \(=f(1-x^2)\) \(=(1-x^2)^2-4(1-x^2)\) \(=(1-2x^2+x^4)-4+4x^2\) \(=x^4+2x^2-3\).

Bài tập 2

Hãy tìm hàm số \(y=f(x)\), biết rằng:

a. \(f(x+2)=2x-1, \forall x \in \mathbb{R}.\)

b. \(f(x-1)=x^2-3x+3, \forall x \in \mathbb{R}.\)

c. \(f(x+1)=x^2+2x+4, \forall x \in \mathbb{R}.\)

d. \(f(1-2x)=4x^2-8x+2, \forall x \in \mathbb{R}.\)

a. Đặt: \(t=x+2 \Leftrightarrow x=t-2\)

Khi đó:

\(f(t)=2(t-2)-1=2t-5\)

Suy ra: \(y=f(x)=2x-5\).

b. Đặt: \(t=x-1 \Leftrightarrow x=t+1\)

Khi đó:

\(f(t)=(t+1)^2-3(t+1)+3=t^2-t+1.\)

Suy ra: \(y=f(x)=x^2-x+1\).

c. Đặt: \(t=x+1 \Leftrightarrow x=t-1\)

Khi đó:

\(f(t)=(t-1)^2+2(t-1)+3=t^2+3.\)

Suy ra: \(y=f(x)=x^2+3\).

d. Đặt: \(t=1-2x \Leftrightarrow x=\displaystyle\frac{1-t}{2}\)

Khi đó:

\(f(t)=(1-t)^2-4(1-t)+2=t^2+2t-1.\)

Suy ra: \(y=f(x)=x^2+2x-1\).

Bài tập 3

Cho hàm số \(f(x)=1-3x\). Tìm \(x\) sao cho:

a. \(f(x)=2f(1-x)-3x+4\).

b. \(f(x)=f(x^2)-3x+12\).

a. Ta có:

\(f(x)=2f(1-x)-3x+4\)

\(\Leftrightarrow 1-3x =2[1-3(1-x)]-3x+4\)

\(\Leftrightarrow 1-3x =2(-2+3x)-3x+4\)

\(\Leftrightarrow 1-3x =-4+6x-3x+4\)

\(\Leftrightarrow x=\displaystyle\frac{1}{6}\).

b. Ta có:

\(f(x)=f(x^2)-3x+12\)

\(\Leftrightarrow 1-3x=1-3x^2-3x+12\)

\(\Leftrightarrow -3x^2+12=0\)

\(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=2\\ &x=-2.\end{aligned}\right.\)

Bài tập 4

Cho hàm số \(f(x)=\begin{cases}x+1 &\text{ khi } x\geq2 \\x^2-2 &\text{ khi } x<2\end{cases}\). Tính giá trị của hàm số đó tại:

a. \(x=3\).

b. \(x=-1\).

c. \(x=2\).

a. \(x=3\geq 2\) nên chọn (nhánh trên)

\(y=x+1 \Rightarrow y(3)=3+1=4\).

b. \(x=-1<2\) nên chọn (nhánh dưới)

\(y=x^2-2\Rightarrow y(-1)=(-1)^2-2=-1\).

c. \(x=2 \geq 2\) nên chọn (nhánh trên)

\(y=x+1 \Rightarrow y(2)=2+1=3\).

Bài tập 5

Cho hàm số \(f(x)=\begin{cases}x-4 &\text{ khi } x\geq 0 \\ x^2-4x+1 &\text{ khi } x<0\end{cases}\). Tìm tất cả các tham số \(m\) để \(f(m^2)+f(-2)=18\)?

Vì \(x=m^2 \geq 0\) nên chọn (nhánh trên)

\(f(x)=x-4 \Rightarrow f(m^2)=m^2-4\).

Tương tự \(x=-2 <0\) nên chọn (nhánh dưới)

\(f(x)=x^2-4x+1\) \(\Rightarrow f(-2)=(-2)^2-4(-2)+1=13\).

Do đó

\(f(m^2)+f(-2)=18\) \(\Leftrightarrow m^2-4+13=18\) \(\Leftrightarrow m^2-9=0\) \(\Leftrightarrow m=3\) hoặc \(m=-3\).

Bài tập 6

Cho hàm số \(f(x)=\begin{cases}x-1 &\text{ khi } x\geq 0 \\ x^3-2x &\text{ khi } x<0\end{cases}\). Tìm tất cả các tham số \(m\) để \(f((m+1)^2)+f(-3)=3\)?

Vì \(x=(m+1)^2 \geq 0\) nên chọn (nhánh trên)

\(f(x)=x-1\) \( \Rightarrow f((m+1)^2)=(m+1)^2-1=m^2+2m\).

Tương tự \(x=-3 <0\) nên chọn (nhánh dưới)

\(f(x)=x^3-2x\) \( \Rightarrow f(-3)=(-3)^3-2(-3)=-21\).

Do đó

\(f((m+1)^2)+f(-3)=3\) \( \Leftrightarrow m^2+2m-21=3\) \( \Leftrightarrow m^2+2m-24=0\) \( \Leftrightarrow m=4\) hoặc \(m=-6\).

Bài tập 7

Cho hàm số \(y= 3x^2-2x+1\). Các điểm sau đây có thuộc đồ thị hàm số không?

a. \(M(-1;6)\).

b. \(N(1;1)\).

c. \(P(0;1)\).

Gọi \(y=f(x)=3x^2-2x+1\).

a. \(M(-1;6)\).

Ta có

\(f(-1)=3(-1)^2-2(-1)+1=6\) \( \Rightarrow M(-1;6)\) thuộc đồ thị hàm số.

b. \(N(1;1)\).

Ta có

\(f(1)=3.1^2-2.1+1=2\) \( \Rightarrow N(1;1)\) không thuộc đồ thị hàm số.

c. \(P(0;1)\).

Ta có

\(f(0)=3.0^2-2.0+1=1\) \( \Rightarrow P(0;1)\) thuộc đồ thị hàm số.

Bài tập 8

Cho hàm số \(y=\displaystyle\frac{5x^3-7x^2+8}{3x+2}\) có đồ thị là \((C)\). Tìm trên đồ thị \((C)\) các điểm có tung độ bằng 4.

Điểm \((x,4)\) thuộc đồ thị \((C): y=f(x)=\displaystyle\frac{5x^3-7x^2+8}{3x+2}\).

Ta có:

\(\begin{aligned}f(x)=\ &\displaystyle\frac{5x^3-7x^2+8}{3x+2}=4 \\ \Leftrightarrow\ & \begin{cases} 5x^3-7x^2+8=4(3x+2) \\ 3x+2 \ne 0\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ & \, \begin{cases}x=0\\x=1\\ x=\displaystyle\frac{12}{5}.\end{cases}\end{aligned}\)

Các điểm trên đồ thị \((C)\) có tung độ bằng 4 là \(M(0;4),\) \(N(-1;4)\), \(P\left( \displaystyle\frac{12}{5}; 4\right)\).

Bài tập 9

Cho hàm số \(y=\displaystyle\frac{-x^2+x-m}{2x+m}\). Tìm các giá trị \(m\) để hàm số qua điểm \(M\left(1; -\displaystyle\frac{1}{2} \right)\)?

Điểm \(M\left( 1, -\displaystyle\frac{1}{2}\right) \) thuộc hàm số \(y=f(x)=\displaystyle\frac{-x^2+x-m}{2x+m}\).

Ta có

\(\begin{aligned}f(1)=\ &\displaystyle\frac{-1^2+1-m}{2.1+m}=-\displaystyle\frac{1}{2}\\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{-m}{m+2}=-\displaystyle\frac{1}{2}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases}-2m=-m-2 \\ m+2 \ne 0\end{cases} \\ \Leftrightarrow\ &m=2.\end{aligned}\)

Vậy với \(m=2\) hàm số \(y=\displaystyle\frac{-x^2+x-2}{2x+2}\) qua điểm \(M\left(1; -\displaystyle\frac{1}{2} \right)\).

Dạng 2. Tìm tập xác định của hàm số

Bài tập 1

Tìm tập xác của hàm số \(y=\displaystyle\frac{2x-1}{x^2+x-6}\).

Hàm số xác định khi

\(x^2+x-6 \ne 0 \Leftrightarrow \begin{cases}x \ne 2 \\ x \ne -3.\end{cases}\)

Tập xác định \(\mathscr{D}=\mathbb{R} \backslash \{ -3; 2\}\).

Bài tập 2

Tìm tập xác của hàm số \(y=\displaystyle\frac{5x+2}{x^2+5x-14}\).

Hàm số xác định khi

\(x^2+5x-14 \ne 0 \Leftrightarrow \begin{cases}x \ne 2 \\ x \ne -7.\end{cases}\)

Tập xác định \(\mathscr{D}=\mathbb{R} \backslash \{ -7; 2\}\).

Bài tập 3

Tìm tập xác của hàm số \(y=\displaystyle\frac{2019x}{(4-x^2)(x^2+1)}\).

Hàm số xác định khi

\((4-x^2)(x^2+1) \ne 0\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}4-x^2 \ne 0 \\ x^2+1 \ne 0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x \ne 2 \\ x \ne -2.\end{cases}\)

Tập xác định \(\mathscr{D}=\mathbb{R} \backslash \{ -2; 2\}\).

Bài tập 4

Tìm tập xác của hàm số \(y=\displaystyle\frac{2020x+2021}{(x-1)(x^2+2x+2)}\).

Hàm số xác định khi

\((x-1)(x^2+2x+2) \ne 0\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x-1 \ne 0 \\ x^2+2x+2 \ne 0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow x \ne 1\).

Tập xác định \(\mathscr{D}=\mathbb{R} \backslash \{ 1 \}\).

Bài tập 5

Tìm tập xác của hàm số \(y=\displaystyle\frac{3-x}{x^2-2x}+\sqrt{x-1}\).

Hàm số xác định khi

\(\begin{cases}x^2-2x\ne 0 \\ x-1 \geq 0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x\ne 0\\ x\ne 2 \\ x \geq 1.\end{cases}\)

Tập xác định \(\mathscr{D}=[1;+\infty) \backslash \{ 2\} \).

Bài tập 6

Tìm tập xác của hàm số \(y=\displaystyle\frac{2020}{-x^2+3x}+\sqrt{2x-4}\).

Hàm số xác định khi

\(\begin{cases}-x^2+3x\ne 0 \\ 2x-4 \geq 0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x\ne 0\\ x\ne 3 \\x \geq 2.\end{cases}\)

Tập xác định \(\mathscr{D}=[2;+\infty) \backslash \{ 3\} \).

Bài tập 7

Tìm tập xác của hàm số \(y=\displaystyle\frac{\sqrt{-x+4}}{x^2-3x}\).

Hàm số xác định khi

\(\begin{cases}x^2-3x\ne 0 \\ -x+4 \geq 0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x\ne 0\\x\ne 3 \\x \leq 4.\end{cases}\)

Tập xác định \(\mathscr{D}=(-\infty,4] \backslash \{ 0;3\} \).

Bài tập 8

Tìm tập xác của hàm số \(y=\displaystyle\frac{\sqrt{5-x}}{x^2-10x}\).

Hàm số xác định khi

\(\begin{cases}x^2-10x\ne 0 \\ 5-x \geq 0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases} x\ne 0\\ x\ne 10 \\ x \leq 5.\end{cases}\)

Tập xác định \(\mathscr{D}=(-\infty,5] \backslash \{ 0\} \).

Bài tập 9

Tìm tập xác của hàm số \(y=\displaystyle\frac{x+1}{\sqrt{3-x}}+\sqrt{2x+4}\).

Hàm số xác định khi

\(\begin{cases}3-x >0 \\ 2x+4 \geq 0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x < 3\\x \geq -2\end{cases}\) \(\Leftrightarrow -2 \leq x <3\).

Tập xác định \(\mathscr{D}=[-2,3)\).

Bài tập 10

Tìm tập xác của hàm số \(y=\sqrt{2-x}+\displaystyle\frac{1}{\sqrt{1+x}}\).

Hàm số xác định khi

\(\begin{cases}2-x \geq 0 \\ 1+x >0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x \leq 2\\x > -1\end{cases}\) \(\Leftrightarrow -1 < x \leq2 \).

Tập xác định \(\mathscr{D}=(-1,2]\).

Bài tập 11

Tìm tập xác của hàm số \(y=\displaystyle\frac{\sqrt{3-x}}{x^2-1}+\displaystyle\frac{\sqrt{x+2}}{x-4}\).

Hàm số xác định khi

\(\begin{cases}3-x \geq 0 \\ x+2 \geq 0\\x^2-1 \ne 0\\x-4 \ne 0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x \leq 3\\x \geq-2 \\x \ne \pm 1 \\x \ne 4.\end{cases}\)

Tập xác định \(\mathscr{D}=[-2,3] \backslash \{ -1;1\}\).

Bài tập 12

Tìm tập xác của hàm số \(y=\displaystyle\frac{x+5\sqrt{2x+8}}{x^2-3x-10}-\displaystyle\frac{2020}{\sqrt{3-x}}\).

Hàm số xác định khi

\(\begin{cases}2x+8 \geq 0 \\ 3-x > 0\\x^2-3x-10 \ne 0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x \geq -4\\x <3 \\x \ne -2 \\x \ne 5.\end{cases}\)

Tập xác định \(\mathscr{D}=[-4,3) \backslash \{ -2\}\).

Bài tập 13

Tìm tập xác của hàm số \(y=\displaystyle\frac{3x+5}{(2x+x^2)\sqrt{x+1}}\).

Hàm số xác định khi

\(\begin{cases}2x+x^2 \ne 0 \\ x+1 > 0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x \ne 0\\x \ne -2 \\x >-1.\end{cases}\)

Tập xác định \(\mathscr{D}=(-1,+\infty) \backslash \{ 0\}\).

Bài tập 14

Tìm tập xác của hàm số \(y=\displaystyle\frac{2020x-2021}{(x^2+3x)\sqrt{x+1}}\).

Hàm số xác định khi

\(\begin{cases}x^2+3x \ne 0 \\ x+1 > 0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x \ne 0\\x \ne -3 \\x >-1.\end{cases}\)

Tập xác định \(\mathscr{D}=(-1,+\infty) \backslash \{ 0\}\).

Bài tập 15

Tìm tập xác của hàm số \(y=\sqrt{x-1}+\displaystyle\frac{1}{(x-3)\sqrt{8-x}}\).

Hàm số xác định khi

\(\begin{cases}x-3 \ne 0 \\ x-1 \ge 0 \\ 8-x >0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x \ne 3\\x \geq 1 \\x <8.\end{cases}\)

Tập xác định \(\mathscr{D}=[1,8) \backslash \{ 3\}\).

Bài tập 16

Tìm tập xác của hàm số \(y=\sqrt{x-2}+\displaystyle\frac{2x-6}{(x-4)\sqrt{5-x}}\).

Hàm số xác định khi

\(\begin{cases}x-4 \ne 0 \\ x-2 \ge 0 \\ 5-x >0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x \ne 4\\x \geq 2 \\x <5.\end{cases}\)

Tập xác định \(\mathscr{D}=[2,5) \backslash \{ 4\}\).

Bài tập 17

Tìm tập xác của hàm số \(y=\displaystyle\frac{x\sqrt{x}}{\sqrt{x(x-3)}-2}\).

Hàm số xác định khi

\(\begin{cases}x\geq 0 \\ x-3 \ge 0 \\ \sqrt{x(x-3)}-2 \ne 0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x \geq 0 \\ x \geq 3 \\ \sqrt{x(x-3)}\ne 2 \end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x \geq 3 \\ x(x-3)\ne 4 \end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x \geq 3 \\ x \ne -1 \\x\ne 4.\end{cases}\).

Tập xác định \(\mathscr{D}=[3,+\infty) \backslash \{ 4\}\).

Bài tập 18

Tìm tập xác của hàm số \(y=\displaystyle\frac{\sqrt{x+2}+x}{2+\sqrt{(x-1)(x+2)}}\).

Hàm số xác định khi

\(\begin{cases}x+2\geq 0 \\ x-1 \geq 0 \\ 2+\sqrt{(x-1)(x+2)} \ne 0 \quad \text{( luôn đúng)}\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x \geq-2\\x\geq 1\end{cases}\) \(\Leftrightarrow x \geq 1\).

Tập xác định \(\mathscr{D}=[1,+\infty)\).

Bài tập 19

Tìm tập xác của hàm số \(y=\displaystyle\frac{2x^2+3}{|x+2|-|x-2|}+\displaystyle\frac{1}{|x|-2}\).

Hàm số xác định khi

\(\begin{cases}|x+2|-|x-2| \ne 0 \\ |x|-2 \ne 0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}|x+2|\ne |x-2| \\ |x|\ne 2\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x+2 \ne x-2 \\x+2 \ne -x+2 \\x \ne \pm 2\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x \ne 0 \\x\ne \pm 2.\end{cases}\)

Tập xác định \(\mathscr{D}=\mathbb{R} \backslash \{-2; 0; 2\} \).

Bài tập 20

Tìm tập xác của hàm số \(y=\displaystyle\frac{\sqrt{-4+2x}}{|x+1| -3}\).

Hàm số xác định khi

\(\begin{cases} -4+2x \geq 0 \\ |x+1|-3 \ne 0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases} x \geq 2 \\ |x+1|\ne 3\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x \geq 2\\x+1 \ne 3 \\ x+1 \ne -3\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x \geq 2\\x\ne 2 \\x \ne -4.\end{cases}\)

Tập xác định \(\mathscr{D}=(2;+\infty) \).

Bài tập 21

Tìm tập xác của hàm số \(y=\displaystyle\frac{\sqrt{2x-6}}{|x-2| -1}\).

Hàm số xác định khi

\(\begin{cases} 2x-6 \geq 0 \\ |x-2|-1 \ne 0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases} x \geq 3 \\ |x-2|\ne 1\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x \geq 3\\x-2 \ne 1 \\ x-2 \ne -1\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x \geq 3\\x\ne 3 \\x \ne 1.\end{cases}\)

Tập xác định \(\mathscr{D}=(3;+\infty) \).

Bài tập 22

Tìm tập xác của hàm số \(y=\displaystyle\frac{\sqrt{x+4}+\sqrt{10-2x}}{|2x|+4}\).

Hàm số xác định khi

\(\begin{cases} x+4 \geq 0 \\ 10-2x \geq 0 \\ |2x|+4 \ne 0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases} x \geq -4 \\ x \leq 5 \\ |2x|\ne -4 \quad \text{( luôn đúng)}\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x \geq -4\\x \leq 5\end{cases}\) \(\Leftrightarrow -4 \leq x \leq 5 \).

Tập xác định \(\mathscr{D}=[-4,5]\).

Dạng 3. Bài toán tìm tập xác định liên quan đến tham số

Bài tập 1

Tìm tham số \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{x+2m+1}{x-m}\) xác định trên nửa khoảng \((-1;0]\).

Hàm số xác định khi \(x-m\ne 0\Leftrightarrow x\ne m\).

Hàm số xác định trên \((-1;0]\)

\(\Leftrightarrow \begin{cases}x\ne m\\ x\in (-1;0]\end{cases}\) \(\Leftrightarrow m\notin (-1;0]\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&m\le -1\\ &m>0.\end{aligned}\right.\)

Kết luận: \(m\le -1\) hoặc \(m>0\).

Bài tập 2

Tìm tham số \(m\) để hàm số \(f(x)=\displaystyle\frac{3x-1}{x-2m}\) xác định trên nửa khoảng \((1;3]\).

Hàm số xác định khi \(x-2m\ne 0\Leftrightarrow x\ne 2m\).

Hàm số xác định trên \((1;3]\)

\(\Leftrightarrow \begin{cases}x\ne 2m\\ x\in (1;3]\end{cases}\) \(\Leftrightarrow 2m\notin (1;3]\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&2m\le 1\\&2m>3\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&m\le \displaystyle\frac{1}{2}\\&m>\displaystyle\frac{3}{2}.\end{aligned}\right.\)

Kết luận: \(m\le \displaystyle\frac{1}{2}\) hoặc \(m>\displaystyle\frac{3}{2}\).

Bài tập 3

Tìm tham số \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{x+2m}{x-2m}\) xác định trên khoảng \((4;+\infty)\).

Hàm số xác định khi \(x-2m\ne 0\Leftrightarrow x\ne 2m\).

Hàm số xác định trên \((4;+\infty)\)

\(\Leftrightarrow \begin{cases}x\ne 2m\\x\in (4;+\infty)\end{cases}\) \(\Leftrightarrow 2m\notin (4;+\infty)\) \(\Leftrightarrow 2m\le 4\) \(\Leftrightarrow m\le 2\).

Kết luận: \(m\le 2\).

Bài tập 4

Tìm tham số \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{mx-1}{3mx+6}\) xác định trên khoảng \((-\infty;2)\).

+) Với \(m=0\) thì \(y=-\displaystyle\frac{1}{6}\) xác định trên \(\mathbb{R}\) nên hàm số xác định trên \((-\infty;2)\).

+) Với \(m\ne 0\) thì hàm số xác định khi \(3mx+6\ne 0\Leftrightarrow x\ne \displaystyle\frac{-2}{m}\).

Hàm số xác định trên \((-\infty;2)\) khi và chỉ khi

\(\begin{aligned}&\begin{cases}x\ne \displaystyle\frac{-2}{m}\\x\in (-\infty;2)\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{-2}{m}\notin (-\infty;2)\\ \Leftrightarrow\ &-\displaystyle\frac{2}{m}\ge 2\\ \Leftrightarrow\ &\displaystyle\frac{2m+2}{m}\le 0\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&\begin{cases}2m+2\le 0\\ m>0\end{cases}\\ &\begin{cases}2m+2\ge 0\\ m<0\end{cases}\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&\begin{cases}m\le -1\\ m>0\end{cases}\text{ (vô nghiệm) } \\ &\begin{cases}m\ge -1\\m<0\end{cases}\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &-1\le m<0.\end{aligned}\)

Vậy \(-1\le m\le 0\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài tập 5

Tìm \(m\) sao cho hàm số \(y=\displaystyle\frac{2x+1}{x^2-6x+m-2}\) xác định với mọi \(x\in \mathbb{R}\).

Hàm số xác định khi \(x^2-6x+m-2\ne 0\).

Để hàm số xác định với mọi \(x\in \mathbb{R}\) thì

\(\begin{aligned}&x^2-6x+m-2\ne 0 \text{ luôn đúng } \forall x\in\mathbb{R}\\ \Leftrightarrow\ &x^2-6x+m-2=0 \text{ vô nghiệm}\\ \Leftrightarrow\ &\Delta'=9-m+2<0\\\Leftrightarrow\ &m>11.\end{aligned}\)

Kết luận: \(m>11\).

Bài tập 6

Tìm \(m\) sao cho hàm số \(y=\displaystyle\frac{3x+1}{x^2-2x+m}\) xác định với mọi \(x\in \mathbb{R}\).

Hàm số xác định khi \(x^2-2x+m\ne 0\).

Để hàm số xác định với mọi \(x\in \mathbb{R}\) thì

\(\begin{aligned}&x^2-2x+m\ne 0 \text{ luôn đúng } \forall x\in\mathbb{R}\\ \Leftrightarrow\ &x^2-2x+m=0 \text{ vô nghiệm}\\ \Leftrightarrow\ & \Delta'=1-m<0\\ \Leftrightarrow\ &m>1.\end{aligned}\)

Kết luận: \(m>1\).

Bài tập 7

Tìm \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{\sqrt{x^2-2x+3}}{x^2-4x+4-m}\) xác định với mọi \(x\in \mathbb{R}\).

Hàm số xác định khi và chỉ khi

\(\begin{cases}x^2-2x+3\ge0\\x^2-4x+4-m\ne0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow\begin{cases}(x-1)^2+2\ge0\\x^2-4x+4-m\ne0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow x^2-4x+4-m\ne0\).

Hàm số xác định với mọi \(x\in\mathbb{R}\) khi và chỉ khi

\(\begin{aligned}&x^2-4x+4-m\ne0 \text{ luôn đúng } \forall x\in\mathbb{R}\\ \Leftrightarrow\ &x^2-4x+4-m=0 \text{ vô nghiệm}\\ \Leftrightarrow\ & \Delta=16-4(4-m)<0\\ \Leftrightarrow\ & m<0.\end{aligned}\)

Vậy \(m<0\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài tập 8

Tìm \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{2020mx}{x^2+4mx+16}\) xác định với mọi \(x\in \mathbb{R}\).

Hàm số xác định khi và chỉ khi \(x^2+4mx+16\ne0\).

Hàm số xác định với mọi \(x\in\mathbb{R}\) khi và chỉ khi

\(\begin{aligned}&x^2+4mx+16\ne0 \text{ luôn đúng } \forall x\in\mathbb{R}\\ \Leftrightarrow\ &x^2+4mx+16=0 \text{ vô nghiệm}\\ \Leftrightarrow\ & \Delta=16m^2-4.16<0\\ \Leftrightarrow\ &-2<m<2.\end{aligned}\)

Vậy \(-2<m<2\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài tập 9

Tìm \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{\sqrt{-x+2m+6}}{\sqrt{x-m}}\) xác định trên khoảng \((-1;0)\).

Điều kiện xác định:

\(\begin{cases}-x+2m+6\ge 0\\x-m>0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x\le 2m+6\\x>m.\end{cases}\)

Với \(m<2m+6\Leftrightarrow m>-6\) thì \(\mathscr{D}=(m;2m+6]\).

Hàm số xác định trên khoảng \((-1;0)\) khi và chỉ khi

\((-1;0)\subset (m;2m+6] \) \(\Leftrightarrow \begin{cases}m\le-1\\2m+6>0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow\begin{cases}m\le-1\\m>-3\end{cases}\) \(\Leftrightarrow-3<m\le-1\).

Vậy \(-3<m\le-1\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài tập 10

Tìm \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{3-\sqrt{2m+4-x}}{\sqrt{x-m}}\) xác định trên nửa khoảng \((0;2]\).

Điều kiện xác định:

\(\begin{cases}2m+4-x\ge 0\\x-m>0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x\le 2m+4\\x>m.\end{cases}\)

Với \(m<2m+4\Leftrightarrow m>-4\) thì \(\mathscr{D}=(m;2m+4]\).

Hàm số xác định trên \((0;2]\) khi và chỉ khi

\((0;2]\subset (m;2m+4] \Leftrightarrow \begin{cases}m\le0\\2m+4\ge2\end{cases}\) \(\Leftrightarrow\begin{cases}m\le0\\m\ge-1\end{cases}\) \(\Leftrightarrow-1\le m\le 0\).

Vậy \(-1\le m\le0\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài tập 11

Tìm \(m\) để hàm số \(y=\sqrt{m-x}-\sqrt{x+m-5}\) xác định trên nửa khoảng \([0;1)\).

Điều kiện xác định:

\(\begin{cases}m-x\ge 0\\x+m-5\ge0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x\le m\\x\ge 5-m.\end{cases}\)

Với \(5-m<m\) \(\Leftrightarrow m>\displaystyle\frac{5}{2}\) thì \(\mathscr{D}=[5-m;m]\).

Hàm số xác định trên \([0;1)\) khi và chỉ khi

\([0;1)\subset [5-m;m] \) \(\Leftrightarrow \begin{cases}5-m\le0\\m\ge1\end{cases}\) \(\Leftrightarrow\begin{cases}m\ge5\\m\ge1\end{cases}\) \(\Leftrightarrow m\ge 5\).

Vậy \(m\ge5\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài tập 12

Tìm \(m\) để hàm số \(y=\sqrt{x-m}+\sqrt{2x-m-1}\) xác định trên nửa khoảng \([0;+\infty)\).

Điều kiện xác định:

\(\begin{cases}x-m\ge 0\\2x-m-1\ge0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x\ge m\\x\ge \displaystyle\frac{m+1}{2}.\end{cases}\)

+) Với \(\displaystyle\frac{m+1}{2}\le m\Leftrightarrow m\ge1\) (1) thì \(\mathscr{D}=[m;+\infty)\).

Hàm số xác định trên \([0;+\infty)\) khi và chỉ khi

\([0;+\infty)\subset [m;+\infty) \Leftrightarrow m\le0\). (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(m\in\varnothing\).

+) Với \(\displaystyle\frac{m+1}{2}> m\Leftrightarrow m<1\) (3) thì \(\mathscr{D}=\left[\displaystyle\frac{m+1}{2};+\infty\right)\).

Hàm số xác định trên \([0;+\infty)\) khi và chỉ khi

\([0;+\infty)\subset \left[\displaystyle\frac{m+1}{2};+\infty\right) \Leftrightarrow \displaystyle\frac{m+1}{2}\le0\) \(\Leftrightarrow m\le -1\). (4)

Từ (3) và (4) suy ra \(m\le -1\).

Vậy \(m\le -1\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài tập 13

Tìm \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{2020mx}{\sqrt{x-m+2}-1}\) xác định trên khoảng \((0;1)\).

Điều kiện xác định:

\(\begin{cases}x-m+2\ge 0\\\sqrt{x-m+2}-1\ne0\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x\ge m-2\\\sqrt{x-m+2}\ne1\end{cases}\) \(\Leftrightarrow\begin{cases}x\ge m-2\\x-m+2\ne1\end{cases}\) \(\Leftrightarrow\begin{cases}x\ge m-2\\x\ne m-1.\end{cases}\)

Suy ra \(\mathscr{D}=[m-2;+\infty)\setminus\{m-1\}\).

Hàm số xác định trên \((0;1)\) khi và chỉ khi

\(\begin{aligned}&(0;1)\subset [m-2;+\infty)\setminus\{m-1\}\\ \Leftrightarrow\ & (0;1)\subset [m-2;m-1)\cup(m-1;+\infty)\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&(0;1)\subset [m-2;m-1)\\ &(0;1)\subset(m-1;+\infty)\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&\begin{cases} m-2\le0\\ 1\le m-1\end{cases}\\ &m-1\le 0\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ & \left[\begin{aligned}&\begin{cases}m\le2\\ m\ge 2\end{cases}\\&m\le 1\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&m=2\\ &m\le 1.\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Vậy \(m\in(-\infty;1]\cup\{2\}\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài tập 14

Tìm \(m\) để hàm số \(y=\displaystyle\frac{2021mx-1}{\sqrt{x-m+1}-1}\) xác định trên khoảng \((1;2)\).

Điều kiện xác định:

\(\begin{cases}x-m+1\ge 0\\ \sqrt{x-m+1}-1\ne0\end{cases} \) \(\Leftrightarrow \begin{cases}x\ge m-1\\ \sqrt{x-m+1}\ne1\end{cases}\) \(\Leftrightarrow\begin{cases}x\ge m-1\\ x-m+1\ne1\end{cases}\) \(\Leftrightarrow\begin{cases}x\ge m-1\\x\ne m.\end{cases}\)

Suy ra \(\mathscr{D}=[m-1;+\infty)\setminus\{m\}\).

Hàm số xác định trên \((1;2)\) khi và chỉ khi

\(\begin{aligned}&(1;2)\subset [m-1;+\infty)\setminus\{m\}\\ \Leftrightarrow\ &(1;2)\subset [m-1;m)\cup(m;+\infty)\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&(1;2)\subset [m-1;m)\\&(1;2)\subset(m;+\infty)\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&\begin{cases}m-1\le1\\2\le m\end{cases}\\ &m\le 1\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&\begin{cases}m\le2\\m\ge 2\end{cases}\\ &m\le 1\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left[\begin{aligned}&m=2\\&m\le 1.\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Vậy \(m\in(-\infty;1]\cup\{2\}\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài tập 15

Tìm \(m\) để hàm số \(y=\sqrt{2-x}-\sqrt{2x+5m}\) xác định trên đoạn có chiều dài bằng \(1\).

Điều kiện xác định:

\(\begin{cases}2-x\ge 0\\2x+5m\ge 0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x\le 2\\ x\ge\displaystyle\frac{-5m}{2}.\end{cases}\)

Với \(\displaystyle\frac{-5m}{2}\le 2\Leftrightarrow m\ge\displaystyle\frac{-4}{5}\) thì \(\mathscr{D}=\left[-\displaystyle\frac{5m}{2};2\right]\).

Hàm số xác định trên đoạn có chiều dài bằng \(1\) khi và chỉ khi

\(2+\displaystyle\frac{5m}{2}=1\Leftrightarrow m=-\displaystyle\frac{2}{5}\).

Vậy \(m=-\displaystyle\frac{2}{5}\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài tập 16

Tìm \(m\) để hàm số \(y=\sqrt{x-m+2}+\sqrt{2m-x}\) xác định trên đoạn có chiều dài bằng \(3\).

Điều kiện xác định:

\(\begin{cases}x-m+2\ge 0\\2m-x\ge0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x\ge m-2\\x\le2m.\end{cases}\)

Với \(m-2\le 2m\Leftrightarrow m\ge-2\) thì \(\mathscr{D}=[m-2;2m]\).

Hàm số xác định trên đoạn có chiều dài bằng \(3\) khi và chỉ khi

\(2m-(m-2)=3\Leftrightarrow m=1\).

Vậy \(m=1\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Dạng 4. Hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến

Bài tập 1

Xét sự biến thiên (đồng biến và nghịch biến) của các hàm số sau:

a. \(f(x)=x^2-4x+5\) trên \((-\infty;2)\) và \((2;+\infty)\).

b. \(f(x)=2x-x^2+1\) trên \((-\infty;1)\) và \((1;+\infty)\).

c. \(f(x)=x^2+10x+9\) trên khoảng \((-5;+\infty)\).

d. \(f(x)=-2x^2+4x\) trên khoảng \((-\infty;1)\).

a. Với mọi \(x_1,x_2\in \mathbb{R}\) và \(x_1\ne x_2\), ta có:

\(\begin{aligned}T=\ &\displaystyle\frac{f(x_2)-f(x_1)}{x_2-x_1}\\ =\ &\displaystyle\frac{(x^2_2-4x_2+5)-(x^2_1-4x_1+5)}{x_2-x_1}\\ =\ &\displaystyle\frac{(x^2_2-x^2_1)-4(x_2-x_1)}{x_2-x_1} (\text{nhóm đồng bậc})\\ =\ &\displaystyle\frac{(x_2-x_1)(x_2+x_1)-4(x_2-x_1)}{x_2-x_1}\\ =\ &\displaystyle\frac{(x_2-x_1)(x_2+x_1-4)}{x_2-x_1}\\ =\ &x_1+x_2-4.\end{aligned}\)

+) Xét \(x_1, x_2\in (-\infty;2)\)

Ta có

\(\begin{cases}x_1<2\\x_2<2\end{cases}\) \(\Rightarrow x_1+x_2<4\) \(\Rightarrow x_1+x_2-4<0\) \(\Rightarrow T<0\).

Do đó hàm số nghịch biến trên khoảng \((-\infty;2)\).

+) Xét \(x_1, x_2\in (2;+\infty)\)

Ta có

\(\begin{cases}x_1>2\\x_2>2\end{cases}\) \(\Rightarrow x_1+x_2>4\) \(\Rightarrow x_1+x_2-4>0\) \(\Rightarrow T>0\).

Do đó hàm số đồng biến trên khoảng \((2;+\infty)\).

b. Với mọi \(x_1,x_2\in \mathbb{R}\) và \(x_1\ne x_2\), ta có:

\(\begin{aligned}T=\ &\displaystyle\frac{f(x_2)-f(x_1)}{x_2-x_1}\\ =\ &\displaystyle\frac{(2x_2-x^2_2+1)-(2x_1-x^2_1+1)}{x_2-x_1}\\ =\ &\displaystyle\frac{-(x^2_2-x^2_1)+2(x_2-x_1)}{x_2-x_1}\\ =\ &\displaystyle\frac{-(x_2-x_1)(x_2+x_1)+2(x_2-x_1)}{x_2-x_1}\\ =\ &\displaystyle\frac{(x_2-x_1)(-x_2-x_1+2)}{x_2-x_1}\\ =\ &-x_1-x_2+2.\end{aligned}\)

+) Xét \(x_1, x_2\in (-\infty;1)\)

Ta có

\(\begin{cases} x_1<1\\ x_2<1\end{cases}\) \(\Rightarrow -x_1-x_2>-2\) \(\Rightarrow -x_1-x_2+2>0\) \(\Rightarrow T>0\).

Do đó hàm số đồng biến trên khoảng \((-\infty;1)\).

+) Xét \(x_1, x_2\in (1;+\infty)\)

Ta có

\(\begin{cases}x_1>1\\ x_2>1\end{cases}\) \(\Rightarrow -x_1-x_2<-2\) \(\Rightarrow -x_1-x_2+2<0\) \(\Rightarrow T<0\).

Do đó hàm số nghịch biến trên khoảng \((1;+\infty)\).

c. Với mọi \(x_1,x_2\in \mathbb{R}\) và \(x_1\ne x_2\), ta có:

\(\begin{aligned}T=\ &\displaystyle\frac{f(x_2)-f(x_1)}{x_2-x_1}\\ =\ &\displaystyle\frac{(x^2_2+10x_2+9)-(x^2_1+10x_1+9)}{x_2-x_1}\\=\ &\displaystyle\frac{(x^2_2-x^2_1)+10(x_2-x_1)}{x_2-x_1}\\=\ &\displaystyle\frac{(x_2-x_1)(x_2+x_1)+10(x_2-x_1)}{x_2-x_1}\\=\ &\displaystyle\frac{(x_2-x_1)(x_2+x_1+10)}{x_2-x_1}\\ =\ &x_1+x_2+10.\end{aligned}\)

Xét \(x_1, x_2\in (-5;+\infty)\)

Ta có

\(\begin{cases}x_1>-5\\x_2>-5\end{cases}\) \(\Rightarrow x_1+x_2>-10\) \(\Rightarrow x_1+x_2+10>0\Rightarrow T>0\).

Do đó hàm số đồng biến trên khoảng \((-5;+\infty)\).

d. Với mọi \(x_1,x_2\in \mathbb{R}\) và \(x_1\ne x_2\), ta có:

\(\begin{aligned}T=\ &\displaystyle\frac{f(x_2)-f(x_1)}{x_2-x_1}\\=\ &\displaystyle\frac{(-2x^2_2+4x_2)-(-2x^2_1+4x_1)}{x_2-x_1}\\=\ &\displaystyle\frac{-2(x^2_2-x^2_1)+4(x_2-x_1)}{x_2-x_1}\\=\ &\displaystyle\frac{-2(x_2-x_1)(x_2+x_1)+4(x_2-x_1)}{x_2-x_1}\\=\ &\displaystyle\frac{(x_2-x_1)(-2x_2-2x_1+4)}{x_2-x_1}\\ =\ &-2x_1-2x_2+4.\end{aligned}\)

Xét \(x_1, x_2\in (-\infty;1)\)

Ta có

\(\begin{cases}x_1<1\\x_2<1\end{cases}\) \(\Rightarrow -2x_1-2x_2>-4\) \(\Rightarrow -2x_1-2x_2+4>0\) \(\Rightarrow T>0\).

Do đó hàm số đồng biến trên khoảng \((-\infty;1)\).

Bài tập 2

Xét sự biến thiên (đồng biến và nghịch biến) của các hàm số sau:

a. \(f(x)=x^3+3x-1\) trên khoảng \((-\infty;+\infty)\).

b. \(f(x)=-2020x^3-x\) trên khoảng \((-\infty;+\infty)\).

a. Với mọi \(x_1,x_2\in \mathbb{R}\) và \(x_1\ne x_2\), ta có

\(\begin{aligned}T=\ &\displaystyle\frac{f(x_2)-f(x_1)}{x_2-x_1}\\=\ &\displaystyle\frac{(x^3_2+3x_2-1)-(x^3_1+3x_1-1)}{x_2-x_1}\\=\ &\displaystyle\frac{(x^3_2-x^3_1)+3(x_2-x_1)}{x_2-x_1}\\=\ &\displaystyle\frac{(x_2-x_1)(x^2_2+x_1x_2+x^2_1)+3(x_2-x_1)}{x_2-x_1}\\=\ &\displaystyle\frac{(x_2-x_1)(x^2_2+x_1x_2+x^2_1+3)}{x_2-x_1}\\ =\ &x^2_2+x_1x_2+x^2_1+3.\end{aligned}\)

Ta có

\(x^2_2+x_1x_2+x^2_1\) \(=\left(x_1+\displaystyle\frac{x_2}{2}\right)^2+\displaystyle\frac{3x_2^2}{4}>0,\) \(\forall x_1,x_2\in\mathbb{R}\).

Suy ra \(T>0\).

Do đó hàm số đồng biến trên khoảng \((-\infty;+\infty)\).

b. Với mọi \(x_1,x_2\in \mathbb{R}\) và \(x_1\ne x_2\), ta có

\(\begin{aligned}T=\ &\displaystyle\frac{f(x_2)-f(x_1)}{x_2-x_1}\\=\ &\displaystyle\frac{(-2020x^3_2-x_2)-(-2020x^3_1-x_1)}{x_2-x_1}\\=\ &\displaystyle\frac{-2020(x^3_2-x^3_1)-(x_2-x_1)}{x_2-x_1}\\=\ &\displaystyle\frac{(x_2-x_1)[-2020(x^2_1+x_1x_2+x^2_2)-1]}{x_2-x_1}\\=\ &-2020(x^2_1+x_1x_2+x^2_2)-1.\end{aligned}\)

Ta có

\(x^2_2+x_1x_2+x^2_1\) \(=\left(x_1+\displaystyle\frac{x_2}{2}\right)^2+\displaystyle\frac{3x_2^2}{4}>0,\) \(\forall x_1,x_2\in\mathbb{R}\) nên \(-2020(x^2_1+x_1x_2+x^2_2)-1<0,\) \(\forall x_1,x_2\in\mathbb{R}\).

Suy ra \(T<0\).

Do đó hàm số nghịch biến trên khoảng \((-\infty;+\infty)\).

Bài tập 3

Xét sự biến thiên (đồng biến và nghịch biến) của các hàm số sau:

a. \(f(x)=\displaystyle\frac{2}{x-2}\) trên \((-\infty;2)\) và \((2;+\infty)\).

b. \(f(x)=\displaystyle\frac{3}{1-x}\) trên \((-\infty;1)\) và \((1;+\infty)\).

c. \(f(x)=\displaystyle\frac{x}{x-1}\) trên khoảng \((-\infty;1)\).

d. \(f(x)=\displaystyle\frac{2x-1}{x+1}\) trên khoảng \((-1;+\infty)\).

a. Xét \(x_1,x_2\in (-\infty;2)\text{ và }(2;+\infty)\), ta có

\(x_1<x_2\) \(\Rightarrow x_1-2<x_2-2\) \(\Rightarrow \displaystyle\frac{1}{x_1-2}>\displaystyle\frac{1}{x_2-2}\) \(\Rightarrow \displaystyle\frac{2}{x_1-2}>\displaystyle\frac{2}{x_2-2}\Leftrightarrow f(x_1)>f(x_2)\).

Vậy hàm số đã cho nghịch biến trên các khoảng \((-\infty;2)\) và \((2;+\infty)\).

b. Xét \(x_1,x_2\in (-\infty;1)\text{ và }(1;+\infty)\), ta có

\(x_1<x_2\) \(\Rightarrow 1-x_1>1-x_2\) \(\Rightarrow \displaystyle\frac{1}{1-x_1}<\displaystyle\frac{1}{1-x_2}\) \(\Rightarrow \displaystyle\frac{3}{1-x_1}<\displaystyle\frac{3}{1-x_2}\Leftrightarrow f(x_1)<f(x_2)\).

Vậy hàm số đã cho đồng biến trên các khoảng \((-\infty;1)\) và \((1;+\infty)\).

c. \(f(x)=1+\displaystyle\frac{1}{x-1}\)

Xét \(x_1,x_2\in (-\infty;1)\), ta có

\(x_1<x_2\) \(\Rightarrow x_1-1<x_2-1\) \(\Rightarrow \displaystyle\frac{1}{x_1-1}>\displaystyle\frac{1}{x_2-1}\) \(\Rightarrow 1+\displaystyle\frac{1}{x_1-1}>1+\displaystyle\frac{1}{x_2-1}\) \(\Leftrightarrow f(x_1)>f(x_2)\).

Vậy hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng \((-\infty;1)\).

d. \(f(x)=2-\displaystyle\frac{3}{x+1}\)

Xét \(x_1,x_2\in (-1;+\infty)\), ta có

\(x_1<x_2\) \(\Rightarrow x_1+1<x_2+1\) \(\Rightarrow \displaystyle\frac{1}{x_1+1}>\displaystyle\frac{1}{x_2+1}\) \(\Rightarrow \displaystyle\frac{3}{x_1+1}>\displaystyle\frac{3}{x_2+1}\) \(\Rightarrow 2-\displaystyle\frac{3}{x_1+1}<2-\displaystyle\frac{3}{x_2+1}\) \(\Leftrightarrow f(x_1)<f(x_2)\).

Vậy hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \((-1;+\infty)\).

Bài tập 4

Xét sự biến thiên (đồng biến và nghịch biến) của các hàm số sau:

a. \(f(x)=\displaystyle\frac{x^2-x+2}{x}\) trên khoảng \((3;+\infty)\).

b. \(f(x)=\displaystyle\frac{x^2+x+1}{x+1}\) trên khoảng \((0;2)\).

a. \(f(x)=x+\displaystyle\frac{2}{x}-1\)

Với mọi \(x_1,x_2\in(3;+\infty)\) và \(x_1\ne x_2\), ta có:

\(\begin{aligned}T=\ &\displaystyle\frac{f(x_2)-f(x_1)}{x_2-x_1}\\ =\ &\displaystyle\frac{(x_2+\displaystyle\frac{2}{x_2}-1)-(x_1+\displaystyle\frac{2}{x_1}-1)}{x_2-x_1}\\=\ &\displaystyle\frac{(x_2-x_1)+\displaystyle\frac{2(x_1-x_2)}{x_1x_2}}{x_2-x_1}\\=\ &1-\displaystyle\frac{2}{x_1x_2}.\end{aligned}\)

Xét \(x_1,x_2\in (3;+\infty)\), ta có

\(\begin{cases}x_1>3\\x_2>3\end{cases}\) \(\Rightarrow x_1x_2>9\) \(\Rightarrow T>0\).

Vậy hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \((3;+\infty)\).

b. \(f(x)=x+\displaystyle\frac{1}{x+1}\)

Với mọi \(x_1,x_2\in(0;2)\) và \(x_1\ne x_2\), ta có:

\begin{aligned}T=\ &\displaystyle\frac{f(x_2)-f(x_1)}{x_2-x_1}\\ =\ &\displaystyle\frac{(x_2+\displaystyle\frac{1}{x_2+1})-(x_1+\displaystyle\frac{1}{x_1+1})}{x_2-x_1}\\=\ &\displaystyle\frac{(x_2-x_1)+\displaystyle\frac{x_1-x_2}{(x_1+1)(x_2+1)}}{x_2-x_1}\\=\ &1-\displaystyle\frac{1}{(x_1+1)(x_2+1)}.\end{aligned}

Xét \(x_1,x_2\in (0;2)\), ta có

\(\begin{cases}0<x_1<2\\0<x_2<2\end{cases}\) \(\Rightarrow\begin{cases}1<x_1+1<3\\1<x_2+1<3\end{cases}\) \(\Rightarrow 1<(x_1+1)(x_2+1)<9\) \(\Rightarrow T>0\).

Vậy hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \((0;2)\).

Bài tập 5

Xét sự biến thiên (đồng biến và nghịch biến) của các hàm số sau:

a. \(f(x)=\sqrt{x-4}+\sqrt{x+1}\) trên khoảng \((4;+\infty)\).

b. \(f(x)=\sqrt{x+2}+\sqrt{x-3}\) trên khoảng \((3;+\infty)\).

c. \(f(x)=\sqrt{5-x}\) trên khoảng \((-\infty;2)\).

d. \(f(x)=|2x-4|+x\) trên khoảng \((-\infty;2)\).

a. Với mọi \(x_1>4,x_2>4\), ta có

\(\begin{aligned}x_1<x_2\Rightarrow\ & \begin{cases}x_1-4<x_2-4\\x_1+1<x_2+1\end{cases}\\ \Rightarrow\ &\begin{cases}\sqrt{x_1-4}<\sqrt{x_2-4}\\ \sqrt{x_1+1}<\sqrt{x_2+1}\end{cases}\\ \Rightarrow\ & \sqrt{x_1-4}+\sqrt{x_1+1}<\sqrt{x_2-4}+\sqrt{x_2+1}\\ \Rightarrow\ &f(x_1)<f(x_2).\end{aligned}\)

Vậy hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \((4;+\infty)\).

b. Với mọi \(x_1>3,x_2>3\), ta có

\(\begin{aligned}x_1<x_2 \Rightarrow\ & \begin{cases}&x_1-3<x_2-3\\&x_1+2<x_2+2\end{cases}\\ \Rightarrow\ &\begin{cases}&\sqrt{x_1-3}<\sqrt{x_2-3}\\&\sqrt{x_1+2}<\sqrt{x_2+2}\end{cases}\\ \Rightarrow\ & \sqrt{x_1-3}+\sqrt{x_1+2}<\sqrt{x_2-3}+\sqrt{x_2+2}\\ \Rightarrow\ &f(x_1)<f(x_2).\end{aligned}\)

Vậy hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \((3;+\infty)\).

c. Với mọi \(x_1<2,x_2<2\), ta có

\(\begin{aligned}&x_1<x_2\\ \Rightarrow\ &5-x_1>5-x_2\\ \Rightarrow\ &\sqrt{5-x_1}>\sqrt{5-x_2}\\ \Leftrightarrow\ &f(x_1)>f(x_2).\end{aligned}\)

Vậy hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng \((-\infty;2)\).

d. Vì \(x\in(-\infty;2)\) nên \(f(x)=-2x+4+x=-x+4\).

\(\begin{aligned}&x_1<x_2\\ \Rightarrow\ &-x_1>-x_2\\ \Rightarrow\ &-x_1+4>-x_2+4\\ \Leftrightarrow\ &f(x_1)>f(x_2).\end{aligned}\)

Vậy hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng \((-\infty;2)\).

Bài tập 6

Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để hàm số

a. \(y=(m-2)x+5\) nghịch biến trên \((-\infty;+\infty)\).

b. \(y=(m+1)x+m\) đồng biến trên \((-\infty;+\infty)\).

c. \(f(x)=\displaystyle\frac{m}{x-2}\) đồng biến trên \((-\infty;2)\).

d. \(f(x)=\displaystyle\frac{m+1}{x}\) nghịch biến trên \((0;+\infty)\).

a. \(y=(m-2)x+5\) nghịch biến \((-\infty;+\infty)\).

Với \(x_1\), \(x_2\in (-\infty;+\infty)\) và \(x_1\ne x_2\). Xét

\(T=\displaystyle\frac{y(x_1)-y(x_2)}{x_1-x_2}\) \(=\displaystyle\frac{(m-2)x_1+5-(m-2)x_2-5}{x_1-x_2}\) \(=m-2.\)

Để hàm số nghịch biến trên \((-\infty;+\infty)\) thì \(m-2<0\Leftrightarrow m<2\).

b. \(y=(m+1)x+m\) đồng biến \((-\infty;+\infty)\).

Với \(x_1\), \(x_2\in (-\infty;+\infty)\) và \(x_1\ne x_2\). Xét

\(T=\displaystyle\frac{y(x_1)-y(x_2)}{x_1-x_2}\) \(=\displaystyle\frac{(m+1)x_1+m-(m+1)x_2-m}{x_1-x_2}\) \(=m+1.\)

Để hàm số đồng biến trên \((-\infty;+\infty)\) thì \(m+1>0\Leftrightarrow m>-1\).

c. \(f(x)=\displaystyle\frac{m}{x-2}\) đồng biến \((-\infty;2)\).

Với \(x_1\), \(x_2\in (-\infty;2)\) và \(x_1\ne x_2\). Xét

\(T=\displaystyle\frac{f(x_1)-f(x_2)}{x_1-x_2}\) \(=\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{m}{x_1-2}-\displaystyle\frac{m}{x_2-2}}{x_1-x_2}\) \(=-\displaystyle\frac{m}{(x_1-2)(x_2-2)}.\)

Lại có \(x_1\), \(x_2\in (-\infty;2)\) nên \(x_1-2<0\), \(x_2-2<0\) do đó \((x_1-2)(x_2-2)>0\).

Khi đó để hàm số đồng biến trên khoảng \((-\infty;2)\) thì \(-m>0\Leftrightarrow m<0\).

d. \(f(x)=\displaystyle\frac{m+1}{x}\) nghịch biến \((0;+\infty)\).

Với \(x_1\), \(x_2\in (0;+\infty)\) và \(x_1\ne x_2\). Xét

\(T=\displaystyle\frac{f(x_1)-f(x_2)}{x_1-x_2}\) \(=\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{m+1}{x_1}-\displaystyle\frac{m+1}{x_2}}{x_1-x_2}\) \(=-\displaystyle\frac{m+1}{x_1x_2}.\)

Vì \(x_1\), \(x_2\in (0;+\infty)\) nên \(x_1>0\), \(x_2>0\) suy ra \(x_1x_2>0\).

Do đó để hàm số nghịch biến trên khoảng \((0;+\infty)\) thì \(-(m+1)<0\Leftrightarrow m>-1\).

Bài 2. HÀM SỐ BẬC HAI

Dạng 1. Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số bậc hai

Bài tập 1

Cho hàm số \(y=x^2-4x+3\), có đồ thị là \((P)\).

a. Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị \((P)\).

b. Nhận xét sự biến thiên của hàm số trong khoảng \((0;3)\).

c. Tìm tập hợp giá trị \(x\) sao cho \(y\leqslant 0\).

d. Tìm các khoảng của tập xác định để đồ thị \((P)\) nằm hoàn toàn phía trên đường thẳng \(y=8\).

e. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số trên đoạn \([-2;1]\).

a. Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị \((P)\).

+) Tọa độ đỉnh \(I(2;-1)\).

+) Trục đối xứng \(x=2\).

+) Hệ số \(a=1>0\): bề lõm quay lên trên.

+) Hàm số nghịch biến trên khoảng \((-\infty;2)\) và đồng biến trên khoảng \((2;+\infty)\).

+) Bảng biến thiên

+) Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm \(A(0;3)\), cắt trục hoành tại hai điểm \(B(1;0)\) và \(C(3;0)\).\\

b. Ta có \((0;3)=(0;2)\cup \{2\}\cup (2;3)\).

Trên khoảng \((0;2)\) hàm số nghịch biến, tại \(x=2\) thì hàm số đạt giá trị bằng \(-1\), trên khoảng \((2;3)\) hàm số đồng biến.

c. Dựa vào đồ thị, ta thấy tập hợp các giá trị của \(x\) để \(y\leqslant 0\) (đồ thị hàm số nằm phía dưới trục hoành) là \(1\leqslant x\leqslant 3\).

d. Ta thấy đồ thị \((P)\) cắt đường thẳng \(y=8\) tại hai điểm có hoành độ lần lượt là \(-1\) và \(5\).\\

Do đó để đồ thị \((P)\) nằm hoàn toàn phía trên đường thẳng \(y=8\) thì \(x\in (-\infty;-1)\) hoặc \(x\in (5;+\infty)\).

e. Hàm số nghịch biến trên khoảng \((-\infty;2)\) nên nghịch biến trên đoạn \([-2;1]\). Do đó

+) Giá trị lớn nhất của hàm số trên đoạn \([-2;1]\) đạt tại \(x=-2\), khi đó \(y_{\max}=y(-2)=15\).

+) Giá trị nhỏ nhất của hàm số trên đoạn \([-2;1]\) đạt tại \(x=1\), khi đó \(y_{\min}=y(1)=0\).

Bài tập 2

Cho hàm số \(y=-x^2+5x-4\), có đồ thị là \((P)\).

a. Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị \((P)\).

b. Dựa vào đồ thị trên, tùy theo giá trị của \(m\), hãy cho biết số nghiệm của phương trình \(x^2-5x+7+2m=0\).

c. Tìm \(m\) để phương trình \(x^2-5x+7+2m=0\) có nghiệm \(x\in [1;5]\).

a. Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị \((P)\).

+) Tọa độ đỉnh \(I\left(\displaystyle\frac{5}{2};\displaystyle\frac{9}{4}\right)\).

+) Trục đối xứng \(x=\displaystyle\frac{5}{2}\).

+) Hệ số \(a=-1<0\): bề lõm quay xuống dưới.

+) Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left(-\infty;\displaystyle\frac{5}{2}\right)\) và nghịch biến trên khoảng \(\left(\displaystyle\frac{5}{2};+\infty \right)\).

+) Bảng biến thiên

+) Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm \(A(0;-4)\), cắt trục hoành tại hai điểm \(B(1;0)\) và \(C(4;0)\).

b. Ta có

\(x^2-5x+7+2m=0\) \(\Leftrightarrow -x^2+5x-4=2m+3 \quad (*)\).

Phương trình \((*)\) là phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị \((P)\) và đường thẳng \(y=2m+3\) (song song với \(Ox\)). Do đó số nghiệm của phương trình chính là số giao điểm của đồ thị và đường thẳng.

Dựa vào đồ thị ta có

+) \(2m+3>\displaystyle\frac{9}{4} \Leftrightarrow m>-\displaystyle\frac{3}{8}\): phương trình vô nghiệm.

+) \(2m+3=\displaystyle\frac{9}{4} \Leftrightarrow m=-\displaystyle\frac{3}{8}\): phương trình có nghiệm kép.

+) \(2m+3<\displaystyle\frac{9}{4} \Leftrightarrow m<-\displaystyle\frac{3}{8}\): phương trình có hai nghiệm phân biệt.

c. Ta có bảng biến thiên của hàm số trên \([1;5]\) như sau

Dựa vào bảng biến ta thấy \(x\in [1;5]\) thì \(y\in \left[-4;\displaystyle\frac{9}{4}\right]\).

Do đo để phương trình có nghiệm \(x\in [1;5]\) khi và chỉ khi

\(-4\leqslant 2m+3\leqslant \displaystyle\frac{9}{4}\) \(\Leftrightarrow -\displaystyle\frac{7}{2}\leqslant m\leqslant -\displaystyle\frac{3}{8}.\)

Bài tập 3

Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số \(y=x^2+2x-3\). Từ đó suy ra đồ thị của các hàm số sau

a. \(y=|x^2+2x-3|\).

b. \(y=x^2+2|x|-3\).

a. Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số \(y=x^2+2x-3\).

+) Tọa độ đỉnh \(I(-1;-4)\).

+) Trục đối xứng \(x=-1\).

+) Hệ số \(a=1>0\): bề lõm quay lên trên.

+) Hàm số nghịch biến trên khoảng \((-\infty;-1)\) và đồng biến trên khoảng \((-1;+\infty)\).

+) Bảng biến thiên

+) Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm \(A(0;-3)\), cắt trục hoành tại hai điểm \(B(1;0)\) và \(C(-3;0)\).

b. Ta có

\(\begin{aligned}y=\ &|x^2+2x-3|\\ =\ &\left\{\begin{aligned}& f(x)=x^2+2x-3 & \text{khi } x^2+2x-3\geqslant 0 \\ & -f(x)=-(x^2+2x-3) & \text{khi } x^2+2x-3<0.\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Do đó từ đồ thị hàm số \(y=f(x)=x^2+2x-3\) suy ra đồ thị hàm số \(y=|x^2+2x-3|\) như sau:

+) Đồ thị hàm số \(y=f(x)\) phần phía trên trục hoành ta giữ nguyên.

+) Đồ thị hàm số \(y=f(x)\) phần phía dưới trục hoành ta lấy đối xứng qua trục hoành.

+) Ta có

\(\begin{aligned}y=\ &h(x)=x^2+2|x|-3\\ =\ &\left\{\begin{aligned}& x^2+2x-3 & \text{khi } x\geqslant 0 \\ & x^2-2x-3 & \text{khi } x<0.\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

Hơn nữa hàm số \(h(x)\) làm số chẵn nên đồ thị đối xứng qua trục tung.

Do đó từ đồ thị hàm số \(y=f(x)=x^2-3x+2\) suy ra đồ thị hàm số \(y=h(x)=x^2-3|x|+2\) như sau:

+) Giữ nguyên phần đồ thị hàm số \(y=f(x)\) phần bên phải trục tung.

+) Lấy đối xứng phần đồ thị vừa giữ nguyên ở trên qua trục tung, ta được toàn bộ đồ thị hàm số \(y=h(x)\).

Bài tập 4

Cho hàm số \(y=x^2-6x+8\), có đồ thị là \((P)\).

a. Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị \((P)\).

b. Biện luận theo \(m\) số nghiệm của phương trình \((x-4)|x-2|+m=0\).

a. Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị \((P)\colon y=x^2-6x+8\).

+) Tọa độ đỉnh \(I(3;-1)\).

+) Trục đối xứng \(x=3\).

+) Hệ số \(a=1>0\): bề lõm quay lên trên.

+) Hàm số nghịch biến trên khoảng \((-\infty;3)\) và đồng biến trên khoảng \((3;+\infty)\).

+) Bảng biến thiên

+) Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm \(A(0;8)\), cắt trục hoành tại hai điểm \(B(4;0)\) và \(C(2;0)\).

b. Biện luận theo \(m\) số nghiệm của phương trình \((x-4)|x-2|+m=0\).\\

Ta có

\(\begin{aligned}y=\ &(x-4)|x-2|\\=\ &\left\{\begin{aligned}& (x-4)(x-2) & \text{khi } x-2\geqslant 0 \\ & -(x-4)(x-2) & \text{khi } x-2<0\end{aligned}\right.\end{aligned}\)

hay

\(y=\left\{\begin{aligned}& x^2-6x+8 & \text{khi } x\geqslant 2 \\ & -(x^2-6x+8) & \text{khi } x<2.\end{aligned}\right.\)

Do đó từ đồ thị hàm số \(y=f(x)=x^2-6x+8\) suy ra đồ thị hàm số \(y=(x-4)|x-2|\) như sau:

+) Đồ thị hàm số \(y=f(x)\) phần bên phải đường \(x=2\) ta giữ nguyên.

+) Đồ thị hàm số \(y=f(x)\) phần bên trái đường \(x=2\) ta lấy đối xứng qua trục hoành.

Phương trình

\((x-4)|x-2|+m=0\) \(\Leftrightarrow (x-4)|x-2|=-m\)

là phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số \(y=(x-4)|x-2|\) và đường thẳng \(y=-m\) (song song với \(Ox\) ). Do đó số nghiệm của phương trình bằng số giao điểm của đồ thị và đường thẳng.

Dựa vào đồ thị, ta có

+) \(\left[\begin{aligned}&-m>0\\&-m<-1\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&m<0\\&m>1\end{aligned}\right.\): phương trình có \(1\) nghiệm duy nhất.

+) \(\left[\begin{aligned}&-m=0\\&-m=-1\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&m=0\\&m=1\end{aligned}\right.\): phương trình có \(2\) nghiệm.

+) \(-1<-m<0 \Leftrightarrow 0<m<1\): phương trình có \(3\) nghiệm.

Bài tập 5

Vẽ đồ thị hàm số \(y=\left\{\begin{aligned}& -x+4 & \text{khi } x<1 \\ & x^2-4x+3 & \text{khi } x\geqslant 1. \\ \end{aligned}\right.\)

Khi \(x<1\) thì \(y=-x+4\).

Cho \(x=1 \Rightarrow y=3\), ta được điểm \(A(1;3)\).

Cho \(x=0 \Rightarrow y=4\), ta được điểm \(B(0;4)\).

Khi \(x\geqslant 1\) thì \(y=x^2+2x-3\).

Tọa độ đỉnh \(I(2;-1)\).

Hệ số \(a=-1<0\): bề lõm quay lên trên.

Cho \(x=1 \Rightarrow y=0\), ta được điểm \(M(1;0)\).

Cho \(x=3 \Rightarrow y=0\), ta được điểm \(N(3;0)\).

Bài tập 6

Không vẽ đồ thị. Hãy tìm tọa độ đỉnh, phương trình trục đối xứng của mỗi parabol sau đây. Tìm giá trị nhỏ nhất hay lớn nhất của mỗi hàm số tương ứng

a. \(y=2(x+3)^2-5\).

b. \(y=-\sqrt{2}x^2+4x\).

a. Hàm số \(y=2(x+3)^2-5=2x^2+12x+13\).

Ta có \(x=-\displaystyle\frac{b}{2a}=-\displaystyle\frac{12}{2\cdot 2}=-3\), suy ra \(y=-5\).

Tọa độ đỉnh \(I(-3;-5)\).

Trục đối xứng là đường thẳng \(x=-3\).

Hệ số \(a=2>0\): bề lõm quay lên nên hàm số đạt giá trị nhỏ nhất tại tung độ đỉnh và bằng \(-5\).

b. Hàm số \(y=-\sqrt{2}x^2+4x\).

Ta có \(x=-\displaystyle\frac{b}{2a}=\sqrt{2}\), suy ra \(y=2\sqrt{2}\).

Tọa độ đỉnh \(I\left(\sqrt{2};2\sqrt{2}\right)\).

Trục đối xứng là đường thẳng \(x=\sqrt{2}\).

Hệ số \(a=-\sqrt{2}<0\): bề lõm quay xuống dưới nên hàm số đạt giá trị lớn nhất tại tung độ đỉnh và bằng \(2\sqrt{2}\).

Bài tập 7

Cho parabol \((P)\colon y=ax^2+bx+c\) \(\left(a\ne 0\right)\). Xét dấu hệ số \(a\) và biệt thức \( \Delta \) khi

a. \((P)\) hoàn toàn nằm phía trên trục hoành.

b. \((P)\) hoàn toàn nằm phía dưới trục hoành.

c. \((P)\) cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt và có đỉnh nằm phía trên trục hoành.

a. Theo giả thiết thì bề lõm hướng lên trên và đỉnh có tung độ dương nên

\(\left\{\begin{aligned}&a>0\\&-\displaystyle\frac{\Delta}{4a}>0\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a>0\\& \Delta <0.\end{aligned}\right.\)

b. Theo giả thiết thì bề lõm hướng xuống dưới và đỉnh có tung độ âm nên

\(\left\{\begin{aligned}&a<0\\&-\displaystyle\frac{\Delta}{4a}<0\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a<0\\& \Delta <0.\end{aligned}\right.\)

c. Theo giả thiết thì

\(\left\{\begin{aligned}& \Delta >0\\&-\displaystyle\frac{\Delta}{4a}>0\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}& \Delta >0\\&a<0.\end{aligned}\right.\)

Bài tập 8

Tìm giá trị lớn nhất, bé nhất (nếu có) của các hàm số sau

a. \(y=7x^2-3x+10\).

b. \(y=-2x^2-x+1\).

a. Hàm số \(y=7x^2-3x+10\) có \(a=7>0\) nên \(y\) đạt giá trị bé nhất tại đỉnh.

Suy ra \(y_{\min}=-\displaystyle\frac{\Delta}{4a}=\displaystyle\frac{271}{8}\) và không tồn tại giá trị lớn nhất.

b. Hàm số \(y=-2x^2-x+1\) có \(a=-2<0\) nên \(y\) đạt giá trị lớn nhất tại đỉnh.

Suy ra \(y_{\max}=-\displaystyle\frac{\Delta}{4a}=\displaystyle\frac{9}{8}\) và không tồn tại giá trị nhỏ nhất.

Bài tập 9

Tìm giá trị lớn nhất, bé nhất (nếu có) của các hàm số sau

a. \(y=x^2-3x\) với \(0\leqslant x\leqslant 2\).

b. \(y=-x^2-4x+3\) với \(0\leqslant x\leqslant 4\).

a. Hàm số \(y=x^2-3x\) có \(a=1>0\) nên bề lõm hướng lên.

Hoành độ đỉnh \(x_I=-\displaystyle\frac{b}{2a}=\displaystyle\frac{3}{2}\in [0;2]\).

Vậy

\(\min y=f\left(\displaystyle\frac{3}{2}\right)=-\displaystyle\frac{9}{4}\);

\(\max y=\max \{f(0),f(2)\}\) \(=\max \{0,-2\}=0\).

b. Hàm số \(y=-x^2-4x+3\) có \(a=-1<0\) nên bề lõm hướng xuống.

Hoành độ đỉnh \(x_I=-\displaystyle\frac{b}{2a}=-2\notin [0;4]\).

Ta có \(f(4)=-29\); \(f(0)=3\).

Vậy \(\min y=f(4)=-29\); \(\max y=f(0)=3\).

Bài tập 10

Tìm tất cả các giá trị của \(a\) sao cho giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y=f(x)=4x^2-4ax+(a^2-2a+2)\) trên đoạn \([0;2]\) là bằng \(3\).

Parabol có hệ số theo \(x^2\) là \(4>0\) nên bề lõm hướng lên.

Hoành độ đỉnh \(x_I=\displaystyle\frac{a}{2}\).

+) Nếu \(\displaystyle\frac{a}{2}<0 \Leftrightarrow a<0\) thì \(x_I<0<2\). Suy ra \(f\) đồng biến trên \([0;2]\).\\

Do đó \(\min\limits_{[0;3]} f(x)=f(0)=a^2-2a+2\). Theo yêu cầu bài toán

\(a^2-2a+2=3 \Leftrightarrow a^2-2a-1=0 \Leftrightarrow a=1\pm \sqrt{2}.\)

Vì \(a<0\) nên ta chọn \(a=1-\sqrt{2}\).

+) Nếu \(0\leqslant \displaystyle\frac{a}{2}\leqslant 2 \Leftrightarrow 0\leqslant a\leqslant 4\) thì \(x_I\in [0;2]\). Suy ra \(f\) đạt giá trị nhỏ nhất tại đỉnh.

Do đó \(\min f(x)=f\left(\displaystyle\frac{a}{2}\right)=-2a+2\). Theo yêu cầu bài toán

\(-2a+2=3\) \(\Leftrightarrow a=-\displaystyle\frac{1}{2}<0\) (không thỏa mãn.

+) Nếu \(\displaystyle\frac{a}{2}>2 \Leftrightarrow a>4\) thì \(x_I>2>0\). Suy ra \(f\) nghịch biến trên \([0;2]\).

Do đó \(\min f(x)=f(2)=a^2-10a+18\). Theo yêu cầu bài toán

\(a^2-10a+18=3\) \(\Leftrightarrow a^2-10a+15=0\) \(\Leftrightarrow a=5\pm \sqrt{10}.\)

Vì \(a>4\) nên ta chọn \(a=5+\sqrt{10}\).

Vậy \(a=1-\sqrt{2}\) hoặc \(a=5+\sqrt{10}\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài tập 11

Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất (nếu có) của các hàm số sau

a. \(y=x(x+1)(x-2)(x-3)\).

b. \(y=(2x-1)^2-4|2x-1|+3\).

a. Ta có

\(y=x(x+1)(x-2)(x-3)=\left[x(x-2)\right]\cdot \left[(x+1)(x-3)\right]=(x^2-2x)(x^2-2x-3)\).

Đặt \(t=x^2-2x+1=(x-1)^2\geqslant 0\), ta được \(y=f(t)=(t-1)(t-4)=t^2-5t+4\), \(t\geqslant 0\).

Hàm số \(y=t^2-5t+4\) có \(a=1>0\) nên bề lõm hướng lên.

Hoành độ đỉnh \(x_I=-\displaystyle\frac{b}{2a}=\displaystyle\frac{5}{2}\in [0;+\infty)\).

Do đó \(\min y=\min f(t)=f\left(\displaystyle\frac{5}{2}\right)=-\displaystyle\frac{9}{4}\) đạt được khi

\((x-1)^2=\displaystyle\frac{5}{2}\) \(\Leftrightarrow x-1=\pm \displaystyle\frac{\sqrt{10}}{2}\) \(\Leftrightarrow x=\displaystyle\frac{2\pm \sqrt{10}}{2}.\)

Hàm số không có giá trị lớn nhất.

b. Đặt \(t=|2x-1|,t\geqslant 0\) thì \(y=t^2-4t+3\), \(t\geqslant 0\).

Hàm số \(y=t^2-4t+3\) có \(a=1>0\) nên bề lõm hướng lên.

Hoành độ đỉnh \(x_I=-\displaystyle\frac{b}{2a}=2\in [0;+\infty)\).

Do đó \(\min y=\min f(t)=f(2)=-1\) đạt được khi

\(|2x-1|=2\) \(\Leftrightarrow 2x-1=\pm 2\) \(\Leftrightarrow x=\displaystyle\frac{1}{2}\) hoặc \(x=\displaystyle\frac{3}{2}.\)

Hàm số không có giá trị lớn nhất.

Dạng 2. Xác định phương trình của hàm số bậc hai

Bài tập 1

Xác định parabol \(y=ax^2+3x-2\), biết rằng parabol đó

a. Cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 2.

b. Có trục đối xứng \(x=-3\).

c. Có đỉnh \(I\left(-\displaystyle\frac{1}{2};-\displaystyle\frac{11}{4}\right)\).d)Đạt cực tiểu tại \(x=1\).

d. Đạt cực tiểu tại \(x=1\).

a. Vì parabol \((P)\) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \(2\) nên điểm \(A(2;0)\) thuộc \((P)\).

Thay \(x=2\), \(y=0\) vào \((P)\), ta được \(0=4a+6-2 \Leftrightarrow a=-1\).

Vậy \((P)\colon y=-x^2+3x-2\).

b. Vì \((P)\) có trục đối xứng \(x=-3\) nên

\(-\displaystyle\frac{b}{2a}=-3\) \(\Leftrightarrow -\displaystyle\frac{3}{2a}=-3\) \(\Leftrightarrow a=\displaystyle\frac{1}{2}.\)

Vậy \((P)\colon y=\displaystyle\frac{1}{2}x^2+3x-2\).

c. Vì \((P)\) có đỉnh \(I\left(-\displaystyle\frac{1}{2};-\displaystyle\frac{11}{4}\right)\) nên ta có

\(\begin{aligned}&\left\{\begin{aligned}&-\displaystyle\frac{b}{2a}=-\displaystyle\frac{1}{2}\\ &-\displaystyle\frac{\Delta}{4a}=-\displaystyle\frac{11}{4}\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left\{\begin{aligned}&b=a\\& \Delta =11a\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left\{\begin{aligned}&3=a\\&9+8a=11a.\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &a=3.\end{aligned}\)

Vậy \((P)\colon y=3x^2+3x-2\).

d. Vì \((P)\) đạt cực tiểu tại \(x=1\) nên suy ra

\(\begin{aligned}&\left\{\begin{aligned}&a>0\\&-\displaystyle\frac{b}{2a}=1\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left\{\begin{aligned}&a>0\\&-\displaystyle\frac{3}{2a}=1\end{aligned}\right.\\ \Leftrightarrow\ &\left\{\begin{aligned}&a>0\\&a=-\displaystyle\frac{3}{2}\end{aligned}\right.\ \text{: vô nghiệm}.\end{aligned}\)

Vậy không có \((P)\) nào thỏa yêu cầu bài toán.

Bài tập 2

Xác định parabol \(y=ax^2+bx+2\), biết rằng parabol đó

a. Đi qua hai điểm \(M(1;5)\) và \(N(-2;8)\).

b. Có đỉnh \(I(2;-2)\).

c. Đi qua điểm \(A(3;-4)\) và có trục đối xứng \(x=-\displaystyle\frac{3}{4}\).

d. Đi qua điểm \(B(-1;6)\) và đỉnh có tung độ \(-\displaystyle\frac{1}{4}\).

a. Vì \((P)\) đi qua hai điểm \(M(1;5)\) và \(N(-2;8)\) nên ta có

\(\left\{\begin{aligned}&a+b+2=5\\&4a-2b+2=8\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=2\\&b=1.\end{aligned}\right.\)

Vậy \((P)\colon y=2x^2+x+2\).

b. Vì \((P)\) có đỉnh \(I(2;-2)\) nên ta có

\(\left\{\begin{aligned}&-\displaystyle\frac{b}{2a}=2\\&-\displaystyle\frac{\Delta}{4a}=-2\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&b=-4a\\&b^2-4ac=8a\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&b=-4a\\&16a^2-16a=0\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=0\\&b=-4\end{aligned}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{aligned}&a=1\\&b=-4.\end{aligned}\right.\)

Do \((P)\) là parabol nên \(a\ne 0\) nên ta chọn

\(\left\{\begin{aligned}&a=1\\&b=-4.\end{aligned}\right.\)

Vậy \((P)\colon y=x^2-4x+2\).

c. Vì \((P)\) đi qua điểm \(A(3;-4)\) và có trục đối xứng \(x=-\displaystyle\frac{3}{4}\) nên ta có

\(\left\{\begin{aligned}&9a+3b+2=-4\\&-\displaystyle\frac{b}{2a}=-\displaystyle\frac{3}{4}\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&3a+b=-2\\&b=\displaystyle\frac{3}{2}a\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=-\displaystyle\frac{4}{9}\\&b=-\displaystyle\frac{2}{3}.\end{aligned}\right.\)

Vậy \((P)\colon y=-\displaystyle\frac{4}{9}x^2-\displaystyle\frac{2}{3}x+2\).

d. Vì \((P)\) đi qua điểm \(B(-1;6)\) và có tung độ đỉnh bằng \(-\displaystyle\frac{1}{4}\) nên ta có

\(\left\{\begin{aligned}&a-b+2=6\\&-\displaystyle\frac{\Delta}{4a}=-\displaystyle\frac{1}{4}\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a-b=4\\&b^2-4ac=a\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=4+b\\&b^2-8(4+b)=4+b\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=4+b\\&b^2-9b-36=0\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=16\\&b=12\end{aligned}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{aligned}&a=1\\&b=-3.\end{aligned}\right.\)

+) Với \(\left\{\begin{aligned}&a=16\\&b=12\end{aligned}\right.\) ta có \((P)\colon y=16x^2+12x+2\).

+) Với \(a=1\), \(b=-3\) ta có \((P)\colon y=x^2-3x+2\).

Vậy \((P)\colon y=16x^2+12x+2\) hoặc \((P)\colon y=x^2-3x+2\).

Bài tập 3

Xác định parabol \(y=2x^2+bx+c\), biết rằng parabol đó

a. Có trục đối xứng \(x=1\) và cắt \(Oy\) tại điểm \(M(0;4)\).

b. Có đỉnh \(I(-1;-2)\).

c. Đi qua hai điểm \(A(0;-1)\) và \(B(4;0)\).

d. Có hoành độ đỉnh \(-2\) và đi qua điểm \(N(1;-2)\).

a. Vì \((P)\) có trục đối xứng \(x=1\) nên

\(-\displaystyle\frac{b}{2a}=1 \Leftrightarrow b=-2a \Leftrightarrow b=-4\).

Hơn nữa \((P)\) cắt trục \(Oy\) tại điểm \(M(0;4)\) nên

\(2\cdot 0+b\cdot 0+c=4 \Leftrightarrow c=4\).

Vậy \((P)\colon y=2x^2-4x+4\).

b. Vì \((P)\) có đỉnh \(I(-1;-2)\) nên suy ra

\(\left\{\begin{aligned}&-\displaystyle\frac{b}{2a}=-1\\&-\displaystyle\frac{\Delta}{4a}=-2\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&b=2a\\&b^2-4ac=8a\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&b=4\\&16-8c=16\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&b=4\\&c=0.\end{aligned}\right.\)

Vậy \((P)\colon y=2x^2+4x\).

b. Vì \((P)\) đi qua hai điểm \(A(0;-1)\) và \(B(4;0)\) nên suy ra

\(\left\{\begin{aligned}&2\cdot 0+b\cdot 0+c=-1\\&32+4b+c=0\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&c=-1\\&b=-\displaystyle\frac{31}{4}.\end{aligned}\right.\)

Vậy \((P)\colon y=2x^2-\displaystyle\frac{31}{4}x-1\).

c. Vì \((P)\) có hoành độ đỉnh bằng \(-2\) nên

\(-\displaystyle\frac{b}{2a}=-2\) \(\Leftrightarrow b=4a \Leftrightarrow b=8\).

Hơn nữa \((P)\) đi qua điểm \(N(1;-2)\) nên

\(2+b+c=-2\) \(\Leftrightarrow 2+8+c=-2 \Leftrightarrow c=-12\).

Vậy \((P)\colon y=2x^2+8x-12\).

Bài tập 4

Xác định parabol \(y=ax^2+c\), biết rằng parabol đó

a. Đi qua hai điểm \(M(1;1)\), \(B(2;-2)\).

b. Có đỉnh \(I(0;3)\) và một trong hai giao điểm với \(Ox\) là \(A(-2;0)\).

a. Vì \((P)\) đi qua hai điểm \(M(1;1)\), \(B(2;-2)\) nên suy ra

\(\left\{\begin{aligned}&a+c=1\\&4a+c=-2\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=-1\\&c=2.\end{aligned}\right.\)

Vậy \((P)\colon y=-x^2+2\).

b. Vì \((P)\) có đỉnh \(I(0;3)\) và giao với \(Ox\) tại \(A(-2;0)\) nên suy ra \(\left\{\begin{aligned}&c=3\\&4a+c=0\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&c=3\\&a=-\displaystyle\frac{3}{4}.\end{aligned}\right.\)

Vậy \((P)\colon y=-\displaystyle\frac{3}{4}x^2+3\).

Bài tập 5

Xác định parabol \(y=ax^2-4x+c\), biết rằng parabol đó

a. Có hoành độ đỉnh là \(-3\) và đi qua điểm \(M(-2;1)\).

b. Có trục đối xứng là đường thẳng \(x=2\) và cắt trục hoành tại điểm \(A(3;0)\).

a. Vì \((P)\) có hoành độ đỉnh bằng \(-3\) và đi qua \(M(-2;1)\) nên suy ra

\(\left\{\begin{aligned}&-\displaystyle\frac{b}{2a}=-3\\&4a+8+c=1\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&b=6a\\&4a+c=-7\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=-\displaystyle\frac{2}{3}\\&c=-\displaystyle\frac{13}{3}.\end{aligned}\right.\)

Vậy \((P)\colon y=-\displaystyle\frac{2}{3}x^2-4x-\displaystyle\frac{13}{3}\).

b. Vì \((P)\) có trục đối xứng \(x=2\) và cắt trục hoành tại \(A(3;0)\) nên suy ra

\(\left\{\begin{aligned}&-\displaystyle\frac{b}{2a}=2\\&9a-12+c=0\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&b=-4a\\&9a+c=12\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=1\\&c=3.\end{aligned}\right.\)

Vậy \((P)\colon y=x^2-4x+3\).

Bài tập 6

Xác định parabol \(y=ax^2+bx+c\), biết rằng parabol đó

a. Đi qua ba điểm \(A(1;1), B(-1;-3), O(0;0)\).

b. Cắt trục \(Ox\) tại hai điểm có hoành độ lần lượt là \(-1\) và \(2\), cắt trục \(Oy\) tại điểm có tung độ bằng \(-2\).

c. Đi qua điểm \(M(4;-6)\), cắt trục \(Ox\) tại hai điểm có hoành độ lần lượt là \(1\) và \(3\).

a. Vì \((P)\) đi qua ba điểm \(A(1;1)\), \(B(-1;-3)\), \(O(0;0)\) nên suy ra

\(\left\{\begin{aligned}&a+b+c=1\\&a-b+c=-3\\&c=0\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=-1\\&b=2\\&c=0.\end{aligned}\right.\)

Vậy \((P)\colon y=-x^2+2x\).

b. Gọi \(A\) và \(B\) là hai giao điểm cuả \((P)\) với trục \(Ox\) có hoành độ lần lượt là \(-1\) và \(2\). Suy ra \(A(-1;0)\), \(B(2;0)\).

Gọi \(C\) là giao điểm của \((P)\) với trục \(Oy\) có tung độ bằng \(-2\). Suy ra \(C(0;-2)\).

Theo giả thiết, \((P)\) đi qua ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) nên ta có

\(\left\{\begin{aligned}&a-b+c=0\\&4a+2b+c=0\\&c=-2\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=1\\&b=-1\\&c=-2.\end{aligned}\right.\)

Vậy \((P)\colon y=x^2-x-2\).

c. Gọi \(E\) và \(F\) là hai giao điểm của \((P)\) với trục \(Ox\) có hoành độ lần lượt là \(1\) và \(3\). Suy ra \(E(1;0)\), \(F(3;0)\).

Theo giả thiết, \((P)\) đi qua ba điểm \(M\), \(E\), \(F\) nên ta có

\(\left\{\begin{aligned}&16a+4b+c=-6\\&a+b+c=0\\&9a+3b+c=0\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&c=-a-b\\&15a+3b=-6\\&8a+2b=0\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=-2\\&b=8\\&c=-6.\end{aligned}\right.\)

Vậy \((P)\colon y=-2x^2+8x-6\).

Bài tập 7

Xác định parabol \(y=ax^2+bx+c\), biết rằng parabol đó

a. Có đỉnh \(I(2;-1)\) và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(-3\).

b. Cắt trục hoành tại hai điểm \(A(1;0)\), \(B(3;0)\) và có đỉnh nằm trên đường thẳng \(y=-1\).

c. Có đỉnh nằm trên trục hoành và đi qua hai điểm \(M(0;1)\), \(N(2;1)\).

d. Trục đối xứng là đường thẳng \(x=3\), qua \(M(-5;6)\) và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(-2\).

a. Vì \((P)\) có đỉnh \(I(2;-1)\) nên ta có

\(\left\{\begin{aligned}&-\displaystyle\frac{b}{2a}=2\\&-\displaystyle\frac{\Delta}{4a}=-1\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&b=4a\\&b^2-4ac=4a.\end{aligned}\right. \quad (1)\)

Gọi \(A\) là giao điểm của \((P)\) với trục tung tại điểm có tung độ bằng \(-3\). Suy ra \(A(0;-3)\).

Theo giả thiết, \(A(0;-3)\) thuộc \((P)\) nên

\(a\cdot 0+b\cdot 0+c=-3 \Leftrightarrow c=-3. \quad (2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), ta có hệ

\(\left\{\begin{aligned}&b=4a\\&16a^2+8a=0\\&c=-3\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=0\\&b=0\\&c=-3\end{aligned}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{aligned}&a=-\displaystyle\frac{1}{2}\\&b=-2\\&c=-3.\end{aligned}\right.\)

Do \((P)\) là parabol nên \(a\ne 0\) nên ta chọn \(a=-\displaystyle\frac{1}{2}\); \(b=-2\); \(c=-3\).

Vậy \((P)\colon y=-\displaystyle\frac{1}{2}x^2-2x-3\).

b. Vì \((P)\) cắt trục hoành tại hai điểm \(A(1;0)\), \(B(3;0)\) nên

\(\left\{\begin{aligned}&0=a\cdot 1+b\cdot 1+c\\&0=a\cdot 9+b\cdot 3+c\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a+b+c=0\\&9a+3b+c=0.\end{aligned}\right. \quad (1)\)

Hơn nữa, \((P)\) có đỉnh thuộc đường thẳng \(y=-1\) nên

\(-\displaystyle\frac{\Delta}{4a}=-1 \Leftrightarrow \Delta =4a \Leftrightarrow b^2-4ac=4a. \quad (2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), ta có hệ

\(\left\{\begin{aligned}&a+b+c=0\\&9a+3b+c=0\\&b^2-4ac=4a\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&b=-4a\\&c=3a\\&b^2-4ac=4a\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=0\\&b=0\\&c=0\end{aligned}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{aligned}&a=1\\&b=-4\\&c=3.\end{aligned}\right.\)

Do \((P)\) là parabol nên \(a\ne 0\) nên ta chọn \(a=1\), \(b=-4\), \(c=3\).

Vậy \((P)\colon y=x^2-4x+3\).

c. Vì \((P)\) có đỉnh nằm trên trục hoành nên

\(-\displaystyle\frac{\Delta}{4a}=0\) \(\Leftrightarrow \Delta =0\) \(\Leftrightarrow b^2-4a=0. \quad (1)\)

Hơn nữa, \((P)\) đi qua hai điểm \(M(0;1)\), \(N(2;1)\) nên ta có

\(\left\{\begin{aligned}&c=1\\&4a+2b+c=1.\end{aligned}\right. \quad (2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\), ta có hệ

\(\left\{\begin{aligned}&b^2-4a=0\\&c=1\\&4a+2b+c=1\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&b^2-4a=0\\&c=1\\&4a+2b=0\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&c=1\\&b=-2a\\&4a^2-4a=0\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=0\\&b=0\\&c=1\end{aligned}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{aligned}&a=1\\&b=-2\\&c=1.\end{aligned}\right.\)

Do \((P)\) là parabol nên \(a\ne 0\) nên ta chọn \(a=1\); \(b=-2\); \(c=1\).

Vậy \((P)\colon y=x^2-2x+1\).

d. Vì \((P)\) có trục đối xứng là đường thẳng \(x=3\) nên

\(-\displaystyle\frac{b}{2a}=3 \Leftrightarrow b=-6a. \quad (1)\)

Hơn nữa, \((P)\) qua \(M(-5;6)\) nên ta có

\(6=25a-5b+c. \quad (2)\)

Lại có, \((P)\) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(-2\) nên

\(-2=a\cdot 0+b\cdot 0+c \Leftrightarrow c=-2. \quad (3)\)

Từ \((1)\), \((2)\) và \((3)\) ta có hệ

\(\left\{\begin{aligned}&b=-6a\\&25a+30a-2=6\\&c=-2\end{aligned}\right.\)

\(\Leftrightarrow a=\displaystyle\frac{8}{55}\); \(b=-\displaystyle\frac{48}{55}\); \(c=-2\).

Vậy \((P)\colon y=\displaystyle\frac{8}{55}x^2-\displaystyle\frac{48}{55}x-2\).

Bài tập 8

Xác định parabol \(y=ax^2+bx+c\), biết rằng hàm số

a. Đạt cực tiểu bằng \(4\) tại \(x=2\) và đồ thị hàm số đi qua điểm \(A(0;6)\).

b. Đạt cực đại bằng \(3\) tại \(x=2\) và đồ thị hàm số đi qua điểm \(B(0;-1)\).

a. Vì hàm số đạt cực tiểu bằng \(4\) tại \(x=2\) và đồ thị hàm số đi qua điểm \(A(0;6)\) nên ta có

\(\left\{\begin{aligned}&-\displaystyle\frac{b}{2a}=2\\&-\displaystyle\frac{\Delta}{4a}=4\\&c=6\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&b=-4a\\&b^2-4ac=-16a\\&c=6\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&b=-4a\\&16a^2-8a=0\\&c=6\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=0\\&b=0\\&c=6\end{aligned}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{aligned}&a=\displaystyle\frac{1}{2}\\&b=-2\\&c=6.\end{aligned}\right.\)

Do \((P)\) là parabol nên \(a\ne 0\) nên ta chọn \(a=\displaystyle\frac{1}{2}\), \(b=-2\), \(c=6\).

Vậy \((P)\colon y=\displaystyle\frac{1}{2}x^2-2x+6\).

b. Vì hàm số đạt cực đại bằng \(3\) tại \(x=2\) và đồ thị hàm số đi qua điểm \(B(0;-1)\) nên ta có

\(\left\{\begin{aligned}&-\displaystyle\frac{b}{2a}=2\\&-\displaystyle\frac{\Delta}{4a}=3\\&c=-1\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&b=-4a\\&b^2-4ac=-12a\\&c=-1\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&b=-4a\\&16a^2+16a=0\\&c=-1\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=0\\&b=0\\&c=-1\end{aligned}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{aligned}&a=-1\\&b=4\\&c=-1.\end{aligned}\right.\)

Do \((P)\) là parabol nên \(a\ne 0\) nên ta chọn \(a=-1\), \(b=4\), \(c=-1\).

Vậy \((P)\colon y=-x^2+4x-1\).

Bài tập 9

Cho hàm số \(y=mx^2-2mx-3m-2\) \(\left(m\ne 0\right)\). Xác định giá trị của \(m\) trong mỗi trường hợp sau

a. Đồ thị hàm số đi qua điểm \(A(-2;3)\).

b. Có đỉnh thuộc đường thẳng \(y=3x-1\).

c. Hàm số có giá trị nhỏ nhất bằng \(-10\).

a. Đồ thị hàm số đi qua điểm \(A(-2;3)\) nên ta có

\(4m+4m-3m-2=3\) \(\Leftrightarrow m=1\).

Vậy \(m=1\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

b. Ta có \(x=-\displaystyle\frac{b}{2a}=\displaystyle\frac{2m}{2m}=1\), suy ra \(y=-4m-2\).

Do đó tọa độ đỉnh \(I(1;-4m-2)\).

Theo giả thiết, đỉnh \(I\) thuộc đường thẳng \(y=3x-1\) nên ta có

\(-4m-2=3\cdot 1-1\) \(\Leftrightarrow m=-1.\)

Vậy \(m=-1\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

c. Theo câu b) ta có tung độ đỉnh

\(y=-\displaystyle\frac{\Delta}{4a}=-4m-2\).

Để hàm số có giá trị nhỏ nhất bằng \(-10\) thì

\(\left\{\begin{aligned}&a>0\\&-\displaystyle\frac{\Delta}{4a}=-10\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&m>0\\&-4m-2=-10\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow m=2\).

Vậy \(m=2\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Dạng 3. Bài toán về sự tương giao

Bài tập 1

Tìm tọa độ giao điểm của các cặp đồ thị của các hàm số sau

a. \(y=2x-3\) và \(y=x^2-5x+9\).

b. \(y=2x^2+x-3\) và \(y=-x^2+3x+2\).

a. Tọa độ giao điểm của \(y=2x-3\) và \(y=x^2-5x+9\) là nghiệm của hệ sau

\(\left\{\begin{aligned}&y=2x-3\\&y=x^2-5x+9\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&y=2x-3\\&x^2-7x+12=0\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&x=4\\&y=5\end{aligned}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{aligned}&x=3\\&y=3.\end{aligned}\right.\)

Vậy hai giao điểm có tọa độ là \((4;5)\) và \((3;3)\).

b. Tọa độ giao điểm của \(y=2x^2+x-3\) và \(y=-x^2+3x+2\) là nghiệm của hệ sau

\(\left\{\begin{aligned}&y=2x^2+x-3\\&y=-x^2+3x+2\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&y=-x^2+3x+2\\&3x^2-2x-5=0\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&x=-1\\&y=-2\end{aligned}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{aligned}&x=\displaystyle\frac{5}{3}\\&y=\displaystyle\frac{34}{9}.\end{aligned}\right.\)

Vậy hai giao điểm có tọa độ là \((-1;-2)\) và \(\left(\displaystyle\frac{5}{3};\displaystyle\frac{34}{9}\right)\).

Bài tập 2

Cho parabol \((P)\colon y=-x^2+4x-2\) và đường thẳng \(d\colon y=-2x+3m\). Tìm các giá trị \(m\) để

a. \(d\) cắt \((P)\) tại hai điểm phân biệt \(A\), \(B\). Tìm tọa độ trung điểm của \(AB\).

b. \(d\) và \((P)\) có một điểm chung duy nhất. Tìm tọa độ điểm chung này.

c. \(d\) không cắt \((P)\).

d. \(d\) và \((P)\) có một giao điểm nằm trên đường thẳng \(y=-2\).

Phương trình hoành độ giao điểm của \(d\) và \((P)\) là

\(-x^2+4x-2=-2x+3m\) \(\Leftrightarrow x^2-6x+3m+2=0. \quad (*)\)

a. \(d\) cắt \((P)\) tại hai điểm phân biệt \(A\), \(B\) khi và chỉ khi phương trình \((*)\) có hai nghiệm phân biệt

\(\Leftrightarrow \Delta'=9-(3m+2)>0\) \(\Leftrightarrow 7-3m>0\) \(\Leftrightarrow m<\displaystyle\frac{7}{3}\).

Tọa độ trung điểm \(AB\) có dạng \(I\left(\displaystyle\frac{x_A+x_B}{2};\displaystyle\frac{y_A+y_B}{2}\right)\) với \(x_A\), \(x_B\) là hai nghiệm của \((*)\).

Theo định lí Viet, ta có \(x_A+x_B=6\), suy ra \(x_I=\displaystyle\frac{x_A+x_B}{2}=3\).

Ta có

\(\displaystyle\frac{y_A+y_B}{2}=\displaystyle\frac{(-2x_A+3m)+(-2x_B+3m)}{2}\) \(=-(x_A+x_B)+3m=-6+3m\).

Vậy \(I(3;-6+3m)\).

b. \(d\) và \((P)\) có một điểm chung duy nhất khi và chỉ khi phương trình \((*)\) có nghiệm duy nhất

\(\Leftrightarrow \Delta'=9-(3m+2)=0\) \(\Leftrightarrow 7-3m=0\) \(\Leftrightarrow m=\displaystyle\frac{7}{3}\).

Với \(m=\displaystyle\frac{7}{3}\), phương trình \((*)\) có nghiệm kép (nghiệm duy nhất) \(x=-\displaystyle\frac{b}{2a}=3\).

Thay \(x=3\) vào hàm số \(y=-x^2+4x-2\), ta được \(y=1\).

Vậy tọa độ điểm chung là \((3;1)\).

c. \(d\) không cắt \((P)\) khi và chỉ khi phương trình \((*)\) vô nghiệm

\(\Leftrightarrow \Delta'=9-(3m+2)<0\) \(\Leftrightarrow 7-3m<0\) \(\Leftrightarrow m>\displaystyle\frac{7}{3}.\)

d. Gọi \(M(x_M,y_M)\) là giao điểm của \(d\) và \((P)\). Giao điểm này nằm trên đường thẳng \(y=-2\) suy ra \(y_M=-2\).

Mặt khác \(M\) thuộc \((P)\) nên thay \(x=x_M\) và \(y=y_M=-2\) vào \((P)\), ta được

\(-2=-x_M^2+4x_M-2\) \(\Leftrightarrow x_M^2-4x_M=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x_M=0 \Rightarrow M(0;-2)\\&x_M=4 \Rightarrow M(4;-2).\end{aligned}\right.\)

+) Với \(M(0;-2)\). Vì \(M\) cũng thuộc \(d\) nên ta có

\(-2\cdot 0+3m=-2\) \(\Leftrightarrow m=-\displaystyle\frac{2}{3}\).

+) Với \(M(4;-2)\). Vì \(M\) cũng thuộc \(d\) nên ta có

\(-2\cdot 4+3m=-2\) \(\Leftrightarrow m=2\).

Vậy \(m=-\displaystyle\frac{2}{3}\) hoặc \(m=2\) thỏa yêu cầu bài toán.

Bài tập 3

Cho parabol \((P)\colon y=x^2-4x+3\) và đường thẳng \(d\colon y=mx+3\). Tìm các giá trị của \(m\) để

a. \(d\) cắt \((P)\) tại hai điểm phân biệt \(A\), \(B\) sao cho diện tích tam giác \(OAB\) bằng \(\displaystyle\frac{9}{2}\).

b. \(d\) cắt \((P)\) tại hai điểm phân biệt \(A\), \(B\) có hoành độ \(x_1\), \(x_2\) thỏa mãn \(x_1^3+x_2^3=8\).

Phương trình hoành độ giao điểm của \((P)\) và \(d\) là

\(x^2-4x+3=mx+3\) \(\Leftrightarrow x^2-(4+m)x=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=0\\&x=4+m.\end{aligned}\right.\)

a. \(d\) cắt \((P)\) tại hai điểm phân biệt \(A\), \(B\) khi

\(4+m\ne 0 \Leftrightarrow m\ne -4\).

Với \(x=0\) thì \(y=3\) suy ra \(A(0;3)\in Oy\). Với \(x=4+m\) thì \(y=m^2+4m+3\) suy ra \(B(4+m;m^2+4m+3)\).

Gọi \(H\) là hình chiếu của \(B\) lên \(OA\). Suy ra \(BH=|x_B|=|4+m|\).

Theo giả thiết bài toán, ta có

\(S_{\triangle OAB}=\displaystyle\frac{9}{2}\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{2}OA\cdot BH=\displaystyle\frac{9}{2}\) \(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{1}{2}\cdot 3\cdot |m+4|=\displaystyle\frac{9}{2}\) \(\Leftrightarrow |m+4|=3\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&m=-1\\&m=-7.\end{aligned}\right.\)

Vậy \(m=-1\) hoặc \(m=-7\) thỏa yêu cầu bài toán.

\item Giả sử \(x_1=0\) và \(x_2=4+m\). Theo giả thiết, ta có

\(x_1^3+x_2^3=8\) \(\Leftrightarrow 0+(4+m)^3=8\) \(\Leftrightarrow 4+m=2\) \(\Leftrightarrow m=-2.\)

Vậy \(m=-1\) hoặc \(m=-7\) thỏa yêu cầu bài toán.

\textbf{Cách 2.} Áp dụng cho trường hợp không tìm cụ thể \(x_1\), \(x_2\).

Ta có

\(x_1^3+x_2^3=8\) \(\Leftrightarrow (x_1+x_2)^3-3x_1x_2(x_1+x_2)=8. \quad (*)\)

Do \(x_1\), \(x_2\) là hai nghiệm của phương trình \( x^2-(4+m)x=0\) nên theo định lý Viet, ta có

\(\left\{\begin{aligned}&x_1+x_2=4+m\\&x_1x_2=0\end{aligned}\right.\).

Thay vào \((*)\), ta được \((4+m)^3-3\cdot 0\cdot (4+m)=8\) \(\Leftrightarrow m=-2\).

Bài tập 4

Chứng minh rằng với mọi \(m\), đồ thị của mỗi hàm số sau luôn cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt và đỉnh \(I\) của đồ thị luôn chạy trên một đường thẳng cố định.

a. \(y=x^2-mx+\displaystyle\frac{m^2}{4}-1\).

b. \(y=x^2-2mx+m^2-1\).

a. Phương trình hoành độ giao điểm của \((P)\) và trục hoành là

\(x^2-mx+\displaystyle\frac{m^2}{4}-1=0. \quad (1)\)

Ta có

\(\Delta =m^2-4\cdot 1\cdot \left(\displaystyle\frac{m^2}{4}-1\right)=4>0, \forall m\in \mathbb{R}\).

Do đó \((1)\) luôn có hai nghiệm phân biệt \(\forall m\) hay \((P)\) luôn cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt \(\forall m\).

Ta có \(x=-\displaystyle\frac{b}{2a}=\displaystyle\frac{m}{2}\) suy ra \(y=-1\).

Do đó tọa độ đỉnh \(I\left(\displaystyle\frac{m}{2};-1\right)\).

Vì \(y_I=-1\) nên đỉnh \(I\) luôn chạy trên đường thẳng cố định \(y=-1\).

b. Phương trình hoành độ giao điểm của \((P)\) và trục hoành là

\(x^2-2mx+m^2-1=0. \quad (2)\)

Ta có

\(\Delta'=m^2-(m^2-1)=1>0, \forall m\in \mathbb{R}\).

Do đó \((2)\) luôn có hai nghiệm phân biệt \(\forall m\) hay \((P)\) luôn cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt \(\forall m\).

Ta có \(x=-\displaystyle\frac{b}{2a}=m\) suy ra \(y=-1\).

Do đó tọa độ đỉnh \(I(m;-1)\).

Vì \(y_I=-1\) nên đỉnh \(I\) luôn chạy trên đường thẳng cố định \(y=-1\).

Bài tập 5

Chứng minh rằng với mọi \(m\), đồ thị hàm số \(y=mx^2+2(m-2)x-3m+1\) luôn đi qua hai điểm cố định.

Gọi \(A(x_0;y_0)\) là điểm cố định của đồ thị hàm số

\(\Leftrightarrow y_0=mx_0^2+2(m-2)x_0-3m+1\), với mọi \(m\).

\(\Leftrightarrow m(x_0^2+2x_0-3)-4x_0-y_0+1=0,\) với mọi \(m\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&x_0^2+2x_0-3=0\\&-4x_0-y_0+1\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&x_0=1\\&y_0=-3\end{aligned}\right.\) hoặc \(\left\{\begin{aligned}&x_0=-3\\&y_0=13.\end{aligned}\right.\)

Vậy đồ thị luôn đi qua hai điểm cố định là \(A_1(1;-3)\) hoặc \(A_2(-3;13)\) với mọi giá trị của \(m\).

Bài tập 6

Chứng minh rằng các parabol sau luôn tiếp xúc với một đường thẳng cố định.

a. \(y=2x^2-4(2m-1)x+8m^2-3\).

b. \(y=mx^2-(4m-1)x+4m-1\) \(\left(m\ne 0\right)\).

a. Gọi \(y=ax+b\) là đường thẳng mà parabol luôn tiếp xúc.

Phương trình trình hoành độ giao điểm \(2x^2-4(2m-1)x+8m^2-3=ax+b\)

\(\Leftrightarrow 2x^2-(8m-4+a)x+8m^2-3-b=0. \quad (1)\)

Yêu cầu bài toán \( \Leftrightarrow \) phương trình \((1)\) luôn có nghiệm kép với mọi \(m\)

\( \Leftrightarrow \Delta =(8m-4+a)^2-8(8m^2-3-b)=0\), với mọi \(m\)

\( \Leftrightarrow 16(-4+a)m+(-4+a)^2+8(3+b)=0\), với mọi \(m\)

\( \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&-4+a=0\\&(-4+a)^2+8(3+b)=0\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=4\\&b=-3.\end{aligned}\right.\)

Vậy parabol \(y=2x^2-4(2m-1)x+8m^2-3\) luôn tiếp xúc với đường thẳng \(y=4x-3\).

b. Gọi \(y=ax+b\) là đường thẳng mà parabol luôn tiếp xúc.

Phương trình trình hoành độ giao điểm

\(mx^2-(4m-1)x+4m-1=ax+b\)

\(\Leftrightarrow mx^2-(4m-1+a)x+4m-1-b=0. \quad (2)\)

Yêu cầu bài toán \(\Leftrightarrow \) phương trình \((2)\) luôn có nghiệm kép với mọi \(m\)

\( \Leftrightarrow \Delta =(4m-1+a)^2-4m(4m-1-b)=0\), với mọi \(m\)

\( \Leftrightarrow 16m^2+8m(-1+a)+(-1+a)^2-16m^2+4m(1+b)=0\), với mọi \(m\)

\( \Leftrightarrow 4(2a+b-1)m+(-1+a)^2=0\), với mọi \(m\)

\( \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&2a+b-1=0\\&-1+a=0\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=1\\&b=-1.\end{aligned}\right.\)

Vậy parabol \(y=mx^2-(4m-1)x+4m-1\) luôn tiếp xúc với đường thẳng \(y=x-1\).

Bài tập 7

Chứng minh rằng các đường thẳng sau luôn tiếp xúc với một parabol cố định.

a. \(y=2mx-m^2+4m+2\) \(\left(m\ne 0\right)\).

b. \(y=(4m-2)x-4m^2-2\) \(\left(m\ne \displaystyle\frac{1}{2}\right)\).

a. Gọi \(y=ax^2+bx+c\), \(a\ne 0\) là parabol cần tìm.

Phương trình trình hoành độ giao điểm

\(ax^2+bx+c=2mx-m^2+4m+2\)

\(\Leftrightarrow ax^2+(b-2m)x+c+m^2-4m-2=0. \quad (1)\)

Yêu cầu bài toán \( \Leftrightarrow \) phương trình \((1)\) luôn có nghiệm kép với mọi \(m\)

\( \Leftrightarrow \Delta =(b-2m)^2-4a(c+m^2-4m-2)=0\), với mọi \(m\)

\( \Leftrightarrow 4(1-a)m^2-4(b-4a)m+b^2-4ac+8a=0\), với mọi \(m\)

\( \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&1-a=0\\&b-4a=0\\&b^2-4ac+8a=0\end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=1\\&b=4\\&c=6.\end{aligned}\right.\)

Vậy đường thẳng \(y=2mx-m^2+4m+2\) luôn tiếp xúc với parabol \(y=x^2+4x+6\).

b. Gọi \(y=ax^2+bx+c\), \(a\ne 0\) là parabol cần tìm.

Phương trình trình hoành độ giao điểm

\(ax^2+bx+c=(4m-2)x-4m^2-2\)

\(\Leftrightarrow ax^2+(b-4m+2)x+c+4m^2+2=0. \quad (2)\)

Yêu cầu bài toán \( \Leftrightarrow \) phương trình \((2)\) luôn có nghiệm kép với mọi \(m\)

\( \Leftrightarrow \Delta =(b-4m+2)^2-4a(c+4m^2+2)=0\), với mọi \(m\)

\( \Leftrightarrow \left[4m-(b+2)\right]^2-4a(c+4m^2+2)=0\), với mọi \(m\)

\( \Leftrightarrow 16(1-a)m^2-8(b+2)m+(b+2)^2-4ac-8a=0\), với mọi \(m\)

\( \Leftrightarrow 16(1-a)m^2-8(b+2)m+(b+2)^2-4ac-8a=0\)

\( \Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&1-a=0\\&b+2=0\\&(b+2)^2-4ac-8a=0\end{aligned}\right.\) \(\Leftrightarrow \left\{\begin{aligned}&a=1\\&b=-2\\&c=-2.\end{aligned}\right.\)

Vậy đường thẳng \(y=(4m-2)x-4m^2-2\) luôn tiếp xúc với parabol \(y=x^2-2x-2\).

Dạng 4. Bài toán thực tế

Bài tập 1

Một chiếc cổng hình parabol có phương trình \(y=-\displaystyle\frac{1}{2}x^2\). Biết cổng có chiều rộng \(d=5m\) (như hình vẽ) có chiều cao \(h\) của cổng?

Gọi hai điểm chân cổng là \(A(x_{A};y_{A})\) và \(B(x_{B};y_{B})\), ta có \(\left | x_{A} \right |=\left | x_{B} \right |\) và \(y_{A}=y_{B}\).

Vì \(d=5m\) nên

\(\left | x_{A} \right |=\left | x_{B} \right |=\displaystyle\frac{5}{2}\). Vậy \(h=|y_{A}|=\left | -\displaystyle\frac{1}{2} \cdot \left( \displaystyle\frac{5}{2}\right)^{2} \right |=\displaystyle\frac{25}{8}(m)\)

Bài tập 2

Cổng Arch tại thành phố St Louis của Mỹ có hình dạng là một parabol (hình vẽ). Biết khoảng cách giữa hai chân cổng bằng \(162m\). Trên thành cổng, tại vị trí có độ cao \(43m\) so với mặt đất (điểm \(M\)), người ta thả một sợi dây chạm đất (dây căng theo phương vuông góc với đất). Vị trí chạm đất của đầu sợi dây này cách cổng \(A\) một đoạn \(10m\). Giả sử các số liệu trên là chính xác. Hãy xác tính độ cao của cổng Arch (tính từ mặt đất đến điểm cao nhất của cổng).

Chọn hệ trục \(Oxy\) như hình vẽ

Phương trình parabol \((P)\) có dạng \(y=ax^2+bx+c\).

Phương trình \((P)\) đi qua ba điểm \(A(0;0)\), \(B(162;0)\), \(M(10;43)\) nên ta có

\(\begin{cases}c=0\\162^2a+162b+c=0\\10^2a+10b+c=43\end{cases}\) \(\Leftrightarrow \begin{cases}a=-\displaystyle\frac{43}{1520}\\b=\displaystyle\frac{3483}{760}\\c=0\end{cases}\) \(\Rightarrow (P) \colon y=-\displaystyle\frac{43}{1520}x^2+\displaystyle\frac{3483}{760}\)

Do đó chiều cao của cổng là

\(h=-\displaystyle\frac{\Delta}{4a}=\displaystyle\frac{b^2-4ac}{4a}\) \(\approx 185,6m\).