Chuyên đề 8. ĐẠI SỐ TỔ HỢP

 

 

Bài 1. QUI TẮC CỘNG - QUI TẮC NHÂN

Mục lục

Dạng 1. Bài toán sử dụng qui tắc cộng

Dạng 2. Bài toán sử dụng qui tắc nhân


 

 

Dạng 1. Bài toán sử dụng qui tắc cộng

Ví dụ 1/5

Một hộp có \( 9 \) bóng đèn màu xanh, \( 7 \) bóng đèn màu đỏ. Số cách chọn một bóng đèn bất kỳ trong hộp đó là

Số cách chọn một bóng đèn bất kỳ trong hộp là \( 9+7=16 \).

Ví dụ 2/5

Giả sử một công việc được hoàn thành bởi một trong hai hành động. Nếu hành động này có \(m\) cách thực hiện, hành động kia có \(n\) cách thực hiện không trùng với bất cứ cách nào của hành động thứ nhất. Công việc đó có

Áp dụng qui tắc cộng, ta có số cách thực hiện là \(m+n\).

Ví dụ 3/5

Một bình đựng \(4\) viên bi đỏ khác nhau và \(3\) viên bi xanh khác nhau. Hỏi có tất cả bao nhiêu cách lấy ra \(2\) viên bi từ bình đó?

Số cách lấy bi là \(\mathrm{C}^2_{3+4}=21.\)

Ví dụ 4/5

Một lớp có \(20\) học sinh nam và \(25\) học sinh nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra một học sinh làm lớp trưởng?

Có \(20+25=45\) cách chọn ra một học sinh làm lớp trưởng.

Ví dụ 5/5

Trong một cuộc thi tìm hiểu về đất nước Việt Nam, ban tổ chức công bố danh sách các đề tài bao gồm: \(8\) đề tài về lịch sử, \(7\) đề tài về thiên nhiên, \(10\) đề tài về con người và \(6\) đề tài về văn hóa. Mỗi thí sinh được quyền chọn một đề tài. Hỏi mỗi thí sinh có bao nhiêu khả năng lựa chọn đề tài?

\(\bullet \) Nếu chọn đề tài về lịch sử có \(8\) cách.

\(\bullet \) Nếu chọn đề tài về thiên nhiên có \(7\) cách.

\(\bullet \) Nếu chọn đề tài về con người có \(10\) cách.

\(\bullet \) Nếu chọn đề tài về văn hóa có \(6\) cách.

Theo qui tắc cộng, ta có \(8+7+10+6=31\) cách chọn.

 

 

Dạng 2. Bài toán sử dụng qui tắc nhân

Ví dụ 1/5

Lớp \(12\)A có \(20\) bạn nữ, lớp \(12\)B có \(16\) bạn nam. Có bao nhiêu cách chọn một bạn nữ lớp \(12\)A và một bạn nam lớp \(12\)B để dẫn chương trình hoạt động ngoại khóa?

Số cách chọn \(1\) bạn nữ lớp \(12\)A là \(20\) cách.

Số cách chọn \(1\) bạn nam lớp \(12\)B là \(16\) cách.

Vậy có \(20\cdot 16=320\) cách chọn.

Ví dụ 2/5

Lan có \(3\) cái áo và \(4\) cái quần. Hỏi Lan có bao nhiêu cách chọn một bộ quần áo để mặc?

Số cách chọn một bộ quần áo là \(3\cdot 4 =12\) cách.

Ví dụ 3/5

Một hộp có \(3\) viên bi đỏ và \(4\) viên bi xanh. Số cách lấy ra hai viên bi, trong đó có \(1\) viên bi đỏ và \(1\) viên bi xanh bằng

Số cách lấy ra hai viên bi, trong đó có \(1\) viên bi đỏ và \(1\) viên bi xanh bằng \(3\cdot 4=12\) (cách).

Ví dụ 4/5

Trong tủ quần áo của thầy Đông có \(6\) cái áo sơ mi khác màu và \(5\) cái quần khác màu. Hỏi thầy Đông có tất cả bao nhiêu cách chọn ra một bộ quần áo?

Để chọn một bộ quần áo, thầy Đông cần chọn \(1\) cái quần vào \(1\) cái áo.

\(\bullet\,\) Số cách chọn một cái quần là \(6\).

\(\bullet\,\) Số cách chọn một cái áo là \(5\).

\(\bullet\,\) Theo quy tắc nhân ta có: \(6 \times 5=30\) cách chọn một bộ quần áo.

Ví dụ 5/5

Trên bàn có \(8\) cây bút chì khác nhau, \(6\) cây bút bi khác nhau và \(10\) cuốn tập khác nhau. Số cách khác nhau để chọn được đồng thời một cây bút chì, một cây bút bi và một cuốn tập.

Để chọn một cây bút chì-một cây bút bi-một cuốn tập, ta có:

\(\bullet \) Có \(8\) cách chọn bút chì.

\(\bullet \) Có \(6\) cách chọn bút bi.

\(\bullet \) Có \(10\) cách chọn cuốn tập.

Vậy theo qui tắc nhân ta có \(8\times 6\times 10=480\) cách.

 

 

Bài 2. HOÁN VỊ - CHỈNH HỢP - TỔ HỢP

Mục lục

Dạng 1. Bài toán sử dụng hoán vị

Dạng 2. Bài toán sử dụng chỉnh hợp

Dạng 3. Bài toán sử dụng tổ hợp

Dạng 4. Bài toán tạo số tự nhiên

Dạng 5. Bài toán xếp người, xếp đồ vật

Dạng 6. Bài toán chọn người, chọn đồ vật

Dạng 7. Bài toán đếm trong hình học

Dạng 8. Phương trình chứa các số \(\mathrm{P}_n\), \(\mathrm{A}_n^k\), \(\mathrm{C}_n^k\)


 

 

Dạng 1. Bài toán sử dụng hoán vị

Ví dụ 1/5

Nhân ngày 20/10, một bạn nam chuẩn bị \(5\) món quà khác nhau, để tặng cho \(5\) bạn nữ của tổ mình. Hỏi bạn nam đó có bao nhiêu cách tặng quà cho các bạn nữ, sao cho mỗi bạn nữ được nhận một món quà?

Số cách tặng quà cho các bạn nữ sao cho mỗi bạn được nhận một món quà là \(5!=120\).

Ví dụ 2/5

Số cách xếp bốn bạn Lan, Bình, Chung, Duyên ngồi vào một bàn dài gồm có \( 4 \) chỗ.

Số cách xếp bốn bạn Lan, Bình, Chung, Duyên ngồi vào một bàn dài gồm có \( 4 \) chỗ là số hoán vị của 4 người.\\\( 4! =24 \) cách.

Ví dụ 3/5

Một tiểu đội có \(5\) người. Có bao nhiêu cách xếp \(5\) người thành một hàng ngang?

Số cách xếp \(5\) người thành một hàng ngang \(5!\).

Ví dụ 4/5

Sắp xếp năm bạn học sinh An, Bình, Chi, Dũng, Lệ vào một chiếc ghế dài có \(5\) chỗ ngồi. Số cách sắp xếp sao cho bạn Chi luôn ngồi chính giữa là

Xếp bạn Chi ngồi giữa có \(1\) cách. Số cách xếp \(4\) bạn sinh An, Bình, Dũng, Lệ vào \(4\) chỗ còn lại là số hoán vị của \(4\) phần tử nên có có \(4!\) cách.

Vậy có \(24\) cách xếp.

Ví dụ 5/5

Số các số tự nhiên có \(4\) chữ số đôi một khác nhau được lập từ các số \(1\), \(5\), \(6\), \(7\) là

Số các số tự nhiên có \(4\) chữ số đôi một khác nhau được lập từ các số \(1\), \(5\), \(6\), \(7\) là \(\mathrm{P}_4=4!=24\).

 

 

Dạng 2. Bài toán sử dụng chỉnh hợp

Ví dụ 1/5

Có bao nhiêu cách mắc nối tiếp \(4\) bóng đèn được chọn từ \(6\) bóng đèn khác nhau?

Số cách mắc nối tiếp \(4\) bóng đèn được chọn từ \(6\) bóng đèn khác nhau là một chỉnh hợp chập \(4\) của \(6\) phần tử. Suy ra có \(\mathrm{A}_6^4=360\) cách.

Ví dụ 2/5

Trong một ban chấp hành đoàn gồm \(7\) người, cần chọn ra \(3\) người vào ban thường vụ. Nếu cần chọn ban thường vụ gồm ba chức vụ Bí thư, Phó bí thư, Ủy viên thường vụ thì có bao nhiêu cách chọn?

Số cách chọn ban thường vụ gồm ba chức vụ Bí thư, Phó bí thư, Ủy viên thường vụ từ \(7\) người là số các chỉnh hợp chập ba của bảy phần tử.

Vậy có \(\mathrm{A}_7^3=210\).

Ví dụ 3/5

Số cách chọn \(3\) bông hoa từ \(7\) bông hoa khác nhau rồi cắm chúng vào \(3\) lọ hoa khác nhau (mỗi lọ một bông) là

Số cách chọn thỏa mãn bài là \(\mathrm{A}_7^3=210\).

Ví dụ 4/5

Từ tập \(\{1 ; 2 ; 3 ; 5 ; 6 ; 8\}\) lập được bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số khác nhau?

Số các số tự nhiên thỏa mãn yêu cầu là \(\mathrm{A}^2_6=30\).

Ví dụ 5/5

Có bao nhiêu số có bốn chữ số khác nhau được tạo thành từ các chữ số \(1\), \(2\), \(3\), \(4\), \(5\)?

Mỗi số có \(4\) chữ số tạo thành là một chỉnh hợp chập \(4\) của \(5\) phần tử.

Vậy có \(\mathrm{A}_5^4\) số tạo thành.

 

 

Dạng 3. Bài toán sử dụng tổ hợp

Ví dụ 1/5

Cho \(10\) điểm, không có \(3\) điểm nào thẳng hàng. Hỏi có bao nhiêu đường thẳng khác nhau tạo bởi \(2\) trong \(10\) điểm nói trên?

Với hai điểm bất kỳ trong \(n\) điểm ta luôn được một đoạn thẳng.

Vậy số đoạn thẳng cần tìm chính là số tổ hợp chập \(2\) của \(10\) phần tử (điểm).

Như vậy, ta có \(\mathrm{C}_{10}^2=\displaystyle\frac{10!}{8!2!}=45\) đường thẳng.

Ví dụ 2/5

Với đa giác lồi \(10\) cạnh thì số đường chéo là

Đa giác lồi \(10\) cạnh thì có \(10\) đỉnh. Lấy hai điểm bất kỳ trong \(10\) đỉnh của đa giác lồi ta được số đoạn thẳng gồm cạnh và đường chéo của đa giác lồi.

Vậy số đường chéo cần tìm là \(\mathrm{C}_{10}^2-10=\displaystyle\frac{10!}{8!\cdot 2!}-10=35\).

Ví dụ 3/5

Trong mặt phẳng có 12 điểm phân biệt trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Số các tam giác có các đỉnh thuộc tập 12 điểm trên là

Số các tam giác có các đỉnh thuộc tập 12 điểm trên là \(\mathrm{C}^3_{12}=220\).

Ví dụ 4/5

Trong mặt phẳng cho \( 10 \) điểm phân biệt. Có bao nhiêu vectơ (khác vectơ – không) có điểm đầu và điểm cuối thuộc tập điểm đã cho?

Chọn điểm đầu có \( 10 \) cách.

Chọn điểm cuối có \( 9 \) cách.

Vậy có \(10\cdot 9=90\) vectơ.

Ví dụ 5/5

Một lớp học có \(40\) học sinh gồm \(25\) nam và \(15\) nữ. Chọn \(3\) học sinh để tham gia vệ sinh công cộng toàn trường, hỏi có bao nhiêu cách chọn như trên?

Mỗi nhóm học sinh \(3\) người được chọn (không phân biệt nam, nữ-công việc) là một tổ hợp chập \(3\) của \(40\) (học sinh).

Vì vậy, số cách chọn nhóm học sinh là \(\mathrm{C}_{40}^3=\displaystyle\frac{40!}{37!\cdot 3!}=9880\).

 

 

Dạng 4. Bài toán tạo số tự nhiên

Ví dụ 1/5

Có bao nhiêu số tự nhiên có bảy chữ số khác nhau từng đôi một, trong đó chữ số \(2\) đứng liền giữa hai chữ số \(1\) và \(3\)?

- Sắp xếp bộ ba số \(1,2,3\) sao cho \(2\) đứng giữa \(1,3\) có \(2\) cách.

Số số tự nhiên có \(7\) chữ số khác nhau từng đôi một, trong đó chữ số \(2\) đứng liền giữa hai chữ số \(1\) và \(3\) kề cà trường hợp số \(0\) đứng đầu là: \(2\cdot \mathrm{C}_7^4.5!\) số.

Số số tự nhiên có \(7\) chữ số khác nhau từng đôi một, trong đó chữ số \(2\) đứng liền giữa hai chữ số \(1\) và \(3\) , có số \(0\) đứng đầu là: \(2 \cdot \mathrm{C}_6^3 \cdot 4!\) số.

Suy ra số số tự nhiên thỏa yêu cầu bài toán là \(2 \cdot \mathrm{C}_7^4 \cdot 5!-2 \cdot \mathrm{C}_6^3 \cdot 4!=7440\).

Ví dụ 2/5

Từ các chữ số \( 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 \) ta lập được bao nhiêu số tự nhiên có \( 6 \) chữ số (các chữ số đôi một khác nhau), mà luôn có mặt nhiều hơn một chữ số lẻ và đồng thời trong đó hai chữ số kề nhau không cùng là số lẻ?

Gọi số cần tìm có dạng \( m=\overline{a_1a_2a_3a_4a_5a_6} \) với \( a_i \in \{0;1;2;3;4;5;6;7;8;9\},~ a_1 \ne 0 \) và \( i\in \{1;2;3;4;5;6\} \).

Vì các chữ số \( a_1,a_2,a_3,a_4,a_5,a_6 \) là đôi một khác nhau, có nhiều hơn một chữ số lẻ và đồng thời trong đó có hai chữ số kề nhau không cùng là số lẻ nên ta xét hai trường hợp sau:

\(\bullet\,\) Trường hợp 1: Có \( 4 \) chữ số chẵn và \( 2 \) chữ số lẻ.

\(\bullet\,\) Chữ số \( 0 \) đứng ở vị trí bất kì.

\(\bullet\,\) Lấy \( 4 \) chữ số chẵn và \( 2 \) chữ số lẻ có \( \mathrm{C}_5^4 \cdot \mathrm{C}_5^2\).

\(\bullet\,\) Xếp \( 4 \) chữ số chẵn có \( 4! \).

\(\bullet\,\) Xếp \( 2 \) chữ số lẻ có \( \mathrm{A}_5^2 \).

Vậy trường hợp này có \(\mathrm{C}_5^4 \cdot \mathrm{C}_5^2 \cdot 4! \cdot \mathrm{A}_5^2 =24000\) số.

\(\bullet\,\) Chữ số \( a_1 = 0\).

\(\bullet\,\) Lấy thêm \( 3 \) chữ số chẵn; \( 2 \) chữ số lẻ có \(\mathrm{C}_4^3 \cdot \mathrm{C}_5^2\).

\(\bullet\,\) Xếp \( 3 \) chữ số chẵn có \( 3! \).

\(\bullet\,\) Xếp \( 2 \) chữ số lẻ có \( \mathrm{A}_4^2 \).

Vậy trường hợp này có \( \mathrm{C}_4^3 \cdot \mathrm{C}_5^2 \cdot 3! \cdot\mathrm{A}_4^2=2880\).

\(\bullet\,\) Trường hợp 2: Có \( 3 \) chữ số chẵn và \( 3 \) chữ số lẻ.

\(\bullet\,\) Chữ số \( 0 \) đứng ở vị trí bất kì.

\(\bullet\,\) Lấy \( 3 \) chữ số chẵn và \( 3 \) chữ số lẻ có \( \mathrm{C}_5^3 \cdot \mathrm{C}_5^3\).

\(\bullet\,\) Xếp \( 3 \) chữ số chẵn có \( 3! \).

\(\bullet\,\) Xếp \( 3 \) chữ số lẻ có \( \mathrm{A}_4^3 \).

Vậy trường hợp này có \(\mathrm{C}_5^3 \cdot \mathrm{C}_5^3 \cdot 3! \cdot \mathrm{A}_4^3 = 14400\) số.

\(\bullet\,\) Chữ số \( a_1 = 0\).

\(\bullet\,\) Lấy thêm \( 2 \) chữ số chẵn; \( 3 \) chữ số lẻ có \(\mathrm{C}_4^2 \cdot \mathrm{C}_5^3\).

\(\bullet\,\) Xếp \( 2 \) chữ số chẵn có \( 2! \).

\(\bullet\,\) Xếp \( 3 \) chữ số lẻ có \( \mathrm{A}_3^3=3! \).

Vậy trường hợp này có \( \mathrm{C}_4^2 \cdot \mathrm{C}_5^3 \cdot 2!\cdot 3!=720\).

Vậy có \( (24000-2880)+(14400-720)=34800\) số thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Ví dụ 3/5

Số các số tự nhiên chẵn có \(5\) chữ số đôi một khác nhau được lập từ các số \(0\), \(1\), \(2\), \(7\), \(8\), \(9\) là

Từ các số \(0\), \(1\), \(2\), \(7\), \(8\), \(9\), số số tự nhiên có \(5\) chữ số khác nhau

\(\bullet\,\) có tận là \(0\) có thể lập được là \(\mathrm{A}_5^4=120\),

\(\bullet\,\) có tận cùng là \(2\) hoặc \(8\) có thể lập được là \(2\left(\mathrm{A}_5^4-\mathrm{A}_4^3\right)=192\).

Vậy số các số tự nhiên cần tìm là \(312\).

Ví dụ 4/5

Có bao nhiêu số tự nhiên chia hết cho \(5\), có năm chữ số đôi một khác nhau, đồng thời thỏa mãn có đúng hai chữ số chẵn và hai chữ số chẵn này không đứng kề nhau.

Trường hợp 1: số có dạng \(\overline{abcd0}\).

\(\bullet\,\) Chọn một số chẵn khác \(0\) để xếp vào một trong ba vị trí đầu tiên: có \(3 \cdot 4\) cách.

\(\bullet\,\) Chọn ba chữ số lẻ để xếp vào ba vị trí còn lại: có \(\mathrm A_5^3\) cách.

\(\bullet\,\) Suy ra trường hợp này có \(3 \cdot 4 \cdot \mathrm A_5^3 = 720\) số.

Trường hợp 2: số có dạng \(\overline{abcd5}\).

+) Trước tiên ta chấp nhận chữ số \(0\) có thể xếp ở vị trí \(a\).

\(\bullet\,\) Trước chữ số \(5\), ta xếp vị trí cho \(2\) chữ số lẻ khác \(5\) bất kỳ: có \(\mathrm A_4^2\) cách.

Khi đó ta xét dãy \(* l*l*5\)

\(\bullet\,\) Vì hai chữ số chẵn không thể đứng cạnh nhau nên hai chữ số chẵn này phải được xếp vào hai trong \(3\) vị trí \(*\), có \(\mathrm C_3^2 \cdot \mathrm A_5^2\) cách.

\(\bullet\,\) Suy ra có \(\mathrm A_4^2 \cdot \mathrm C_3^2 \cdot \mathrm A_5^2=720\) số.

+) Xét số có dạng \(\overline{0 bcd5}\).

\(\bullet\,\) Vì hai chữ số chẵn không thể đứng cạnh nhau nên chữ số chẵn còn lại phải được xếp vào một trong hai vị trí \(c\) hoặc \(d\), có \(2 \cdot 4=8\) cách xếp.

\(\bullet\,\) Chọn \(2\) chữ số lẻ khác \(5\) và xếp vào hai vị trí còn lại, có \(\mathrm A_4^2\) cách.

\(\bullet\,\) Suy ra có \(8 \cdot \mathrm A_4^2=96\) số.

Suy ra trường hợp \(2\) có \(720-96=624\) số.

Vậy tổng cộng có \(720 + 624=1344\) số thoả mãn yêu cầu bài toán.

Ví dụ 5/5

Từ các chữ số \(0,1,2,3,4,5,6,7\) có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm \(5\) chữ số đôi một khác nhau và có duy nhất một chữ số chẵn?

Gọi số cần lập là \(\overline{a_1a_2a_3a_4a_5}\), với \(a_1\neq0\).

\(\bullet\,\) Trường hợp 1. Số chẵn là số \(0\).

Bước 1. Xếp số \(0\) và \(4\) vị trí \(a_2,a_3,a_4,a_5\) \(\,\Rightarrow\,\) có \(4\) cách.\\

Bước 2. Chọn \(4\) số từ các chữ số \(1,3,5,7\) và xếp vào \(4\) vị trí còn lại \(\,\Rightarrow\,\) có \(4!\) cách.

Theo quy tắc nhân, trường hợp 1 có \(4\cdot 4!=96\) số.

\(\bullet\,\) Trường hợp 2. Số chẵn là một trong ba số \(2,4,6\).

Bước 1. Chọn một số trong ba số \(2,4,6\) và xếp vào một trong các vị trí \(a_1,a_2,a_3,a_4,a_5\) \(\,\Rightarrow\,\) có \(3\cdot 5=15\) cách.

Bước 2. Chọn \(4\) số từ các chữ số \(1,3,5,7\) và xếp vào \(4\) vị trí còn lại \(\,\Rightarrow\,\) có \(4!\) cách.

Theo quy tắc nhân, trường hợp 2 có \(15\cdot 4!=360\) số.

Theo quy tắc cộng, lập được \(96+360=456\) số.

 

 

Dạng 5. Bài toán xếp người, xếp đồ vật

Ví dụ 1/5

Một nhóm gồm \( 4 \) học sinh nam và \( 4 \) học sinh nữ xếp thành hàng ngang. Có bao nhiêu cách sắp xếp để học sinh nam và học sinh nữ đứng xen kẽ nhau?

Số cách sếp \(4\) học sinh nam là \(4!\); số cách sếp \(4\) học sinh nữ là \(4!\). Số cách xen kẽ giữa hàng nam và hàng nữ là \(2\).

Vậy tất cả có \( 4! \cdot 4! \cdot 2 = 1152.\)

Ví dụ 2/5

Có bao nhiêu cách xếp chỗ ngồi cho \(10\) bạn vào một chiếc ghế dài sao cho hai bạn \(A\) và \(B\) luôn ngồi cạnh nhau.

Số cách xếp \(A\) và \(B\) luôn ngồi cạnh nhau có \(2! = 2\) (cách).

Coi \(A\) và \(B\) là một phần tử thì việc xếp \(9\) phần tử vào một chiếc ghế có \(9!\) (cách).

Vậy số cách xếp chỗ ngồi cho \(10\) bạn là \(9! \cdot 2!\) (cách).

Ví dụ 3/5

Trong công viên có \(n\) em bé và một bàn tròn có \(n\) ghế (\(n>2\)). Các ghế được gắn cố định vào một vòng sắt, vòng sắt có thể xoay tròn xung quanh bàn. Có bao nhiêu cách xếp \(n\) em bé vào \(n\) ghế (hai cách xếp được gọi là như nhau nếu từ cách này, xoay một vòng sắt đi một góc ta được cách kia)?

Ta gọi số cách sắp xếp cần tìm theo bài là \(Q_n\) và gọi số cách sắp xếp theo nghĩa, hai cách sắp xếp nếu từ cách này, xoay vòng sắt đi một góc đi được cách kia vẫn tính là hai cách khác nhau, là \(A_n\).

Ta nhận thấy ngay \(A_n= n!\). Từ một cách sắp xếp của \(Q_n\) ta nhận được \(n\) cách sắp xếp trong \(A_n\) bằng cách quay đi \(n\) góc khác nhau. Như vậy \(Q_n= \displaystyle\frac{1}{n} \cdot A_n=(n-1)!\).

Ví dụ 4/5

Có bao nhiêu cách xếp \(6\) bạn A, B, C, D, E, F vào một ghế dài sao cho hai bạn A, F ngồi ở \(2\) đầu ghế?

Chọn chỗ ngồi cho hai bạn \(A, F \Rightarrow\) Có \(2!\) cách xếp.

Xếp bốn bạn còn lại B, C, D, E vào bốn vị trí còn lại \(\Rightarrow \) Có \(4!\) cách xếp.

Vậy có \(2!\cdot 4!=48\) cách xếp.

Ví dụ 5/5

Có bao nhiêu cách xếp \(5\) học sinh nam và \(5\) học sinh nữ ngồi vào một bàn tròn để làm một bài tập nhóm?

Số cách xếp \(10\) học sinh ngồi vào một bàn tròn là \(9!\) cách xếp.

 

 

Dạng 6. Bài toán chọn người, chọn đồ vật

Ví dụ 1/5

Một hộp có chứa \(3\) viên bi xanh và \(8\) viên bi đỏ đôi một phân biệt. Có bao nhiêu cách chọn ra ba viên bi từ hộp có đủ cả hai màu.

Số cách chọn \(3\) viên bi gồm \(2\) viên bi xanh và \(1\) viên bi đỏ là \(\mathrm{C}^2_3 \cdot \mathrm{C}^1_8 = 24\) (cách).

Số cách chọn \(3\) viên bi gồm \(1\) viên bi xanh và \(2\) viên bi đỏ là \(\mathrm{C}^1_3 \cdot \mathrm{C}^2_8 = 84\) (cách).

Vậy số cách chọn thỏa yêu cầu bài toán là \(24 + 84 = 108\) (cách).

Ví dụ 2/5

Có 50 học sinh là cháu ngoan Bác Hồ, trong đó có 4 cặp là anh em sinh đôi (không có anh chị em sinh ba trở lên). Cần chọn ra 5 học sinh trong 50 học sinh trên. Có bao nhiêu cách chọn mà trong nhóm 5 em chọn ra không có cặp anh em sinh đôi nào?

\(\bullet\,\) Số cách chọn 5 học sinh trong 50 học sinh là \(\mathrm{C}_{50}^{5}\).

\(\bullet\,\) Gọi A là số cách chọn 5 học sinh mà có hai cặp sinh đôi. ta tính A:\\

- Chọn 2 cặp sinh đôi trong 4 cặp có \(\mathrm{C}_{4}^{2}\) cách.\\

- Chọn một học sinh trong 46 học sinh còn lại có \(\mathrm{C}_{46}^{1}\) cách.\\

Vậy \(A=\mathrm{C}_{4}^{2}\cdot \mathrm{C}_{46}^{1}\).

\(\bullet\,\) Gọi \(B\) là số cách chọn 5 học sinh có đúng một cặp sinh đôi.Ta tính \(B\).\\

- Chọn 1 cặp sinh đôi trong 4 cặp có \(\mathrm{C}_{4}^{1}\) cách.\\

- Gọi \(B'\) là số cách chọn 3 học sinh trong 48 học sinh còn lại sao cho không có cặp sinh đôi nào. Khi đó \(B=\mathrm{C}_{4}^{1}B'\). Ta tính \(B'\).\\

\noindent \ \ + Chọn 3 học sinh trong 48 học sinh có \(\mathrm{C}_{48}^{3}\) cách.\\

\noindent \ \ + Chọn 3 học sinh trong 48 học sinh sao cho có đúng một cặp sinh đôi có \(\mathrm{C}_{3}^{1}\cdot \mathrm{C}_{46}^{1}\).

Suy ra \(B'=\mathrm{C}_{48}^{3}-\mathrm{C}_{3}^{1}\cdot \mathrm{C}_{46}^{1}\).\\ Vậy \(B=\mathrm{C}_{4}^{1}(\mathrm{C}_{48}^{3}-\mathrm{C}_{3}^{1}\cdot \mathrm{C}_{46}^{1})\). \\

Vậy số cách chọn thỏa mãn yêu cầu bài toán là \(\mathrm{C}_{50}^{5}-A-B=\mathrm{C}_{50}^{5}-\mathrm{C}_{4}^{2}\cdot \mathrm{C}_{46}^{1}-\mathrm{C}_{4}^{1}(\mathrm{C}_{48}^{3}-\mathrm{C}_{3}^{1}\cdot \mathrm{C}_{46}^{1})=2049852\).

Ví dụ 3/5

Có bao nhiêu số tự nhiên có \( 3 \) chữ số có dạng \( \overline{abc} \) thỏa mãn điều kiện \( a \), \( b \), \( c \) là độ dài ba cạnh của một tam giác cân (kể cả tam giác đều)?

Trường hợp 1: Ba chữ số \( a \), \( b \), \( c \) là ba cạnh của một tam giác đều.

Ta có \( a = b = c \) nên chọn được \( 9 \) bộ số thỏa yêu cầu, do đó có \( 9 \) số thỏa yêu cầu.

Trường hợp 2: Ba chữ số \( a \), \( b \), \( c \) là ba cạnh của một tam giác cân không đều.

Không mất tính tổng quát, giả sử \( a = b \neq c \).

Để \( a \), \( a \), \( c \) là ba cạnh của một tam giác thì \( 2a > c \).

Ta chọn được \( 52 \) bộ \( a \), \( c \) thỏa yêu cầu.

Mặt khác, với mỗi bộ số \( a \), \( a \), \( c \) ta có \( 3 \) cách sắp vị trí.

Do đó có tổng cộng \( 52 \cdot 3 = 156 \) cách chọn bộ số \( a \), \( a \), \( c \), nên tìm được \( 156 \) số thỏa yêu cầu.

Vậy, có tổng cộng là \( 156 + 9 = 165 \) số thỏa yêu cầu bài toán.

Ví dụ 4/5

Có \(5\) tem thư khác nhau và \(6\) bì thư khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra \(3\) tem và \(3\) bì thư rồi dán \(3\) tem vào \(3\) bì thư?

Chon \(3\) tem có \(\mathrm{C}_5^3\).

Chọn \(3\) thư có \(\mathrm{C}_6^3\).

Dán \(3\) tem vào \(3\) bì thư có \(3!\) cách.

Vậy có \(\mathrm{C}_5^3 \cdot \mathrm{C}_6^3 \cdot 3!=1200\).

Ví dụ 5/5

Cho hai đường thẳng song song \(a\) và \(b\). Trên đường thẳng \(a\) lấy \(5\) điểm phân biệt, trên đường thẳng \(b\) lấy \(7\) điểm phân biệt. Hỏi có bao nhiêu tam giác được lập từ các điểm đó?

Số tam giác được lập từ các điểm trên là \(\mathrm{C}^{1}_{5}\mathrm{C}^{2}_{7}+\mathrm{C}^{2}_{5}\mathrm{C}^{1}_{7}=175\).

 

 

Dạng 7. Bài toán đếm trong hình học

Ví dụ 1/5

Một đa giác đều có số đường chéo gấp bốn lần số cạnh. Hỏi đa giác đó có bao nhiêu cạnh?

Gọi \(n\) là số cạnh của đa giác đều đã cho (\(n\ge 4\)).

\(\bullet\,\) Số cạnh của đa giác là \(n\).

\(\bullet\,\) Số đường chéo của đa giác là \(\mathrm{C}_n^2-n\).

Khi đó ta có

\begin{eqnarray*}&&\mathrm{C}_n^2-n=4n\\ &\Leftrightarrow& \displaystyle\frac{n(n-1)}{2}-5n=0 \Leftrightarrow n=11.\end{eqnarray*}

Ví dụ 2/5

Cho đa giác lồi \( 15 \) cạnh. Hỏi từ các đỉnh của đa giác lập được bao nhiêu tam giác có đúng một cạnh là cạnh của đa giác ban đầu?

Xét bài toán tổng quát với đa giác lồi \( n \) cạnh (\( n>3 \)). Số tam giác được tạo thành từ \( n \) đỉnh của đa giác lồi \( n \) cạnh này là \( \mathrm{C}^3_n \). Các tam giác này được phân loại như sau:

\(\bullet\,\) Tam giác chứa đúng hai cạnh của đa giác. Những tam giác loại này là tam giác có ba đỉnh là ba đỉnh liên tiếp của đa giác. Có \( n \) tam giác như vậy.

\(\bullet\,\) Tam giác chỉ chứa đúng một cạnh của đa giác. Những tam giác loại này là tam giác có hai đỉnh là hai đỉnh liên tiếp của đa giác và đỉnh còn lại không kế tiếp hai đỉnh kia. Xét một cạnh bất kì, cần phải chọn thêm một đỉnh nữa (đỉnh này không phải là hai đỉnh của cạnh đang xét và hai đỉnh kề nó) để tạo thành tam giác thỏa yêu cầu; có \( \mathrm{C}^1_{n-4} \) cách chọn đỉnh như vậy. Vì có \( n \) cạnh nên tương ứng có \( n\mathrm{C}^1_{n-4} \) tam giác loại này.

\(\bullet\,\) Tam giác không chứa cạnh nào của đa giác. Những tam giác loại này không bao gồm hai loại trên. Suy ra có \( \mathrm{C}^3_n-n-n\mathrm{C}^1_{n-4} \) tam giác loại này.

Quay lại bài toán ban đầu, áp dụng trường hợp thứ hai với \( n=15 \) ta tính được \( 15\cdot \mathrm{C}^1_{11}=165 \)

Ví dụ 3/5

Cho hai đường thẳng song song \(a\) và \(b\). Trên đường thẳng \(a\) có \(5\) điểm phân biệt, trên đường thẳng \(b\) có \(7\) điểm phân biệt. Tính số tam giác có \(3\) đỉnh lấy từ các điểm trên hai đường thẳng \(a\) và \(b\).

\(\bullet\,\) \textit{Trường hợp 1:} Chọn \(1\) điểm từ đường thẳng \(a\) và \(2\) điểm từ đường thẳng \(b\).

Tạo được \(\mathrm{C}_{5}^1\cdot \mathrm{C}_{7}^2\) tam giác.

\(\bullet\,\) \textit{Trường hợp 2:} Chọn \(2\) điểm từ đường thẳng \(a\) và \(1\) điểm từ đường thẳng \(b\).

Tạo được \(\mathrm{C}_{5}^2\cdot \mathrm{C}_{7}12\) tam giác.

Số tam giác tạo được là \(\mathrm{C}_{5}^1\cdot \mathrm{C}_{7}^2+\mathrm{C}_{5}^2\cdot \mathrm{C}_{7}^1=175\).

Ví dụ 4/5

Một đa giác đều có số đường chéo gấp đôi số cạnh. Hỏi đa giác đó có bao nhiêu cạnh?

Gọi số đỉnh của đa giác là \(n\). Mà số cạnh bằng số đỉnh nên số cạnh của đa giác là \(n\).

Cứ mỗi đỉnh nối với \((n-3)\) đỉnh còn lại tạo thành \((n-3)\) đường chéo nên số đường chéo của đa giác là \(\displaystyle\frac{n(n-3)}{2}\) (do mỗi đường chéo được tính hai lần).

Vì số đường chéo gấp đôi số cạnh nên

\(\displaystyle\frac{n(n-3)}{2}=2n\Leftrightarrow n-3=4\Leftrightarrow n=7.\)

Vậy đa giác có \(7\) cạnh.

Ví dụ 5/5

Một đa giác lồi có \(10\) cạnh, xét các tam giác mà \(3\) đỉnh là đỉnh của đa giác. Hỏi trong số các tam giác này có bao nhiêu tam giác mà cả \(3\) cạnh đều không phải là cạnh của đa giác?

* Số tam giác tạo thành từ 3 đỉnh của đa giác là \(\mathrm{C}_{10}^3\).

* Số tam giác tạo thành từ 3 đỉnh của đa giác có 1 cạnh là cạnh của đa giác:

Chọn 2 đỉnh kề nhau: có 10 cách chọn.

Chọn đỉnh còn lại không kề với 1 trong 2 đỉnh đã chọn: có 6 cách.

Vậy có \(10.6=60\) tam giác.

* Số tam giác tạo thành từ 3 đỉnh của đa giác có 2 cạnh là cạnh của đa giác

Chọn 2 cạnh kề nhau: có 10 cách.

Vậy số tam giác cần tìm là \(C_{10}^{3}-60-10=50\) tam giác.

 

 

Dạng 8. Phương trình chứa các số \(P_n\), \(P_n^k\), \(C_n^k\)

Ví dụ 1/5

Tập nghiệm \(S\) của phương trình \(\mathrm{A}_{x}^{3}-\mathrm{C}_{x}^{3}=5 x\) là

Điều kiện \(\begin{cases}x\ge 3\\ x\in\mathbb{N}.\end{cases}\)

\begin{eqnarray*}&&\mathrm{A}_{x}^{3}-\mathrm{C}_{x}^{3}=5 x\\&\Leftrightarrow& \displaystyle\frac{x!}{(x-3)!}-\displaystyle\frac{x!}{3!(x-3)!}=5x\\&\Leftrightarrow& \displaystyle\frac{5}{6}x(x-1)(x-2)=5x\\&\Leftrightarrow& (x-1)(x-2)=6\\&\Leftrightarrow& x^2-3x-4=0\\&\Leftrightarrow& \left[\begin{aligned}&x=-1&\text{ (loại)}&\\&x=4&\text{ (nhận)}&.\end{aligned}\right.\end{eqnarray*}

Vậy tập nghiệm của phương trình là \(S=\{4\}\).

Ví dụ 2/5

Giải phương trình sau \(\displaystyle\frac{P_{n + 4}}{P_n\cdot P_{n + 2}} - \displaystyle\frac{15}{P_{n - 1}}=0\).

Điều kiện \(n \geq 1, n\in\mathbb{Z}\). Ta có

\begin{eqnarray*}&&\displaystyle\frac{P_{n + 4}}{P_n\cdot P_{n + 2}} - \displaystyle\frac{15}{P_{n - 1}}=0\\&\Leftrightarrow& \displaystyle\frac{(n+4) !}{n ! \cdot(n+2) !}-\displaystyle\frac{15}{(n-1) !}=0 \\&\Leftrightarrow& (n+3)(n+4)-15 n=0\\&\Leftrightarrow& n^2 - 8n + 12=0.\end{eqnarray*}

Suy ra \(n\in \{2;6\}\).

Ví dụ 3/5

Nghiệm của phương trình \(\mathrm{A}_{x}^{10}+\mathrm{A}_{x}^{9}=9 \mathrm{A}_{x}^{8}\) là

Điều kiện\(\colon\) \(x\in \mathbb{N}, x\ge 10\).

Ta có

\(\mathrm{A}_{x}^{10}+\mathrm{A}_{x}^{9}=9 \mathrm{A}_{x}^{8}\)

\(\Leftrightarrow \displaystyle\frac{x!}{(x-10)!}+\displaystyle\frac{x!}{(x-9)!}=9\cdot\displaystyle\frac{x!}{(x-8)!}\)

\(\Leftrightarrow (x-9)(x-8)+(x-8)=9\)

\(\Leftrightarrow (x-8)^2=9\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=11\\ &x=5.\end{aligned}\right.\)

Đối chiếu điều kiện, ta có nghiệm của phương trình là \(x=11\).

Ví dụ 4/5

Cho số tự nhiên \(n\) thỏa mãn \(\mathrm{C}_{n}^{2}+\mathrm{A}_{n}^{2}=9n\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

Ta có \(\mathrm{C}_{n}^{2}+\mathrm{A}_{n}^{2}=9n\Leftrightarrow n=7\).

Ví dụ 5/5

Số tự nhiên \(n\) thỏa mãn \(\mathrm{A}^2_n - \mathrm{C}^{n-1}_{n+1} = 5\) là

Điều kiện \(n \geq 2\), \(n \in \mathbb{N}\).

\begin{eqnarray*}\mathrm{A}^2_n - \mathrm{C}^{n-1}_{n+1} = 5 &\Leftrightarrow& \displaystyle\frac{n!}{\left( n-2 \right)!}-\displaystyle\frac{\left( n+1 \right)!}{\left( n-1 \right)!2!}=5 \\ & \Leftrightarrow & n\left( n-1 \right)-\displaystyle\frac{\left( n+1 \right)n}{2}=5 \\ & \Leftrightarrow & n^2-3n-10=0 \\ & \Leftrightarrow & \left[\begin{aligned}& n=5 \text{ (thỏa mãn)}\\ & n=-2 \text{ (loại)}.\end{aligned}\right.\end{eqnarray*}

 

 

Bài 1. NHỊ THỨC NIUTƠN

Mục lục

Dạng 1. Câu hỏi lí thuyết về khai triển nhị thức Niutơn

Dạng 2. Khai triển nhị thức Niutơn

Dạng 3. Tìm hệ số của số hạng trong khai triển

Dạng 4. Tính tổng các hệ số trong khai triển trong khai triển

Dạng 5. Tính tổng một biểu thức


 

 

Dạng 1. Câu hỏi lí thuyết về công thức khai triển nhị thức Niutơn

Ví dụ 1/5

Trong khai triển nhị thức \((x-1)^5\) có bao nhiêu số hạng?

Khai triển của nhị thức \((x-1)^5\) có \(5+1=6\) số hạng.

Ví dụ 2/5

Trong khai triển \((1+x)^{12}\) có bao nhiêu số hạng?

Vì bậc của khai triển là \(12\) nên trong khai triển trên có tất cả \(13\) số hạng.

Ví dụ 3/5

Số các số hạng trong khai triển \(\left(x^2-1\right)^{100}\) là

Khai triển \(\left(x^2-1\right)^{100}\) có \(101\) số hạng.

Ví dụ 4/5

Trong khai triển \((a+b)^n\), số hạng tổng quát của khai triển là

Trong khai triển \((a+b)^n\), số hạng tổng quát của khai triển là \(\mathrm{C}_n^k a^{n-k} b^k\).

Ví dụ 5/5

Khai triển nhị thức \((1+ 2x)^{2020}\) có tất cả bao nhiêu số hạng?

Trong khai triển nhị thức \((a+b)^n\) có \(n+1\) số hạng.

Do đó, trong khai triển \((1+ 2x)^{2020}\) có \(2021\) số hạng.

 

 

Dạng 2. Khai triển nhị thức Niutơn

Ví dụ 1/5

Số hạng nào sau đây không thuộc dãy khai triển của nhị thức \((2x+3)^5\)?

Ta có \((2x+3)^5=\displaystyle\sum\limits_{k=0}^{5}{\mathrm{C}_5^k (2x)^{5-k}3^k}\).

Với \(k=0\), suy ra số hạng thứ nhất là \(\mathrm{C}_5^0 (2x)^5\).

Ví dụ 2/5

Cho khai triển \(\left(2 x-y^{2}\right)^{6}= 64 \mathrm{C}_{6}^{0} x^{6}-32 \mathrm{C}_{6}^{1} x^{5} y^{2}+16 \mathrm{C}_{6}^{2} x^{4} y^{4}+\cdots+4 \mathrm{C}_{6}^{4} x^{2} y^{8}-2 \mathrm{C}_{6}^{5} x y^{10}+\mathrm{C}_{6}^{6} y^{12}\). Số hạng trong dấu \(\ldots\) (dấu ba chấm) là

Ta có \(\left(2 x-y^{2}\right)^{6}=64 \mathrm{C}_{6}^{0} x^{6}-32 \mathrm{C}_{6}^{1} x^{5} y^{2}+16 \mathrm{C}_{6}^{2} x^{4} y^{4}-\mathrm{C}^{3}_{6}(2x)^{3}(y^2)^{3}\) \(+4 \mathrm{C}_{6}^{4} x^{2} y^{8}-2 \mathrm{C}_{6}^{5} x y^{10}+\mathrm{C}_{6}^{6} y^{12}\).

Vậy số hạng trong dấu \(\ldots\) là \(-\mathrm{C}_{6}^{3}(2 x)^{3} y^{6}\).

Ví dụ 3/5

Khai triển của nhị thức \((3x+4)^5\) là

Ta có

\begin{align*}(3x+4)^5=\ &C_5^0(3x)^5 + C_5^1 (3x)^4 4+ C_5^2 (3x)^3 4^2 + C_5^3 (3x)^2 4^3 + C_5^4 (3x) 4^4 + C_5^5 4^5\\=\ &243x^5+1620x^4+4320x^3+5760x^2+3840x+1024.\end{align*}

Ví dụ 4/5

Biểu thức \(32x^5-80x^4+80x^3-40x^2+10x-1\) là khai triển của nhị thức nào dưới đây?

Ta có

\begin{align*}(2x-1)^5=\ &C_5^5 (2x)^5 - C_5^4 (2x)^4 + C_5^3 (2x)^3 - C_5^2 (2x)^2 + C_5^1 (2x) - C_5^0\\=\ &32x^5 - 80x^4 + 80x^3 - 40x^2 + 10x - 1.\end{align*}

Ví dụ 5/5

Khai triển của nhị thức \((1-2x)^5\) là

Ta có

\begin{align*}(1-2x)^5=\ &C_5^0 - C_5^1 (2x) + C_5^2 (2x)^2 - C_5^3 (2x)^3 + C_5^4 (2x)^4 - C_5^5 (2x)^5\\=\ &1-10x+40x^2-80x^3+80x^4-32x^5.\end{align*}

 

 

Dạng 3. Tìm hệ số của số hạng trong khai triển nhị thức Niutơn

Ví dụ 1/5

Biết hệ số của \(x^2\) trong khai triển của biểu thức \((1+3x)^n\) là 90. Tìm \(n\).

Ta có \((1+3x)^n=\sum\limits_{k=0}^{n} \mathrm{C}^k_n\left(3x\right)^k\).

Hệ số của \(x^2\) là \(\mathrm{C}^2_n 3^2=90\) \(\Leftrightarrow n^2-n-20=0 \Leftrightarrow n=5\).

Ví dụ 2/5

Tìm hệ số của \(x^5\) trong khai triển của đa thức \(x(1+2x)^5\)

Có \(x(1+2x)^5=x\displaystyle\sum_{k=0}^{5}\mathrm{C}_{5}^k \cdot \left(1\right)^{5-k} \cdot (2x)^k\) \(=\displaystyle\sum_{k=0}^{5}\mathrm{C}_{5}^k \cdot 2^k \cdot x^{k+1}\).

Hệ số chứa \(x^5\) nên \(k+1=5\Leftrightarrow k=4\).

Vậy hệ số chứa \(x^5\) trong khai triển là \(\mathrm{C}_5^4\cdot 2^4=80\).

Ví dụ 3/5

Khai triển \(P(x)=\left(2x-1\right)^7\) theo lũy thừa giảm dần của \(x\), tổng hệ số của ba số hạng đầu tiên là

Ta có \(P=\sum\limits_{k=0}^{7} \mathrm{C}_{7}^{k}\cdot\left(2x\right)^{7-k}\cdot\left(-1\right)^{k}\) \(=\sum\limits_{k=0}^{7} \mathrm{C}_{7}^{k}\cdot2^{7-k}\cdot\left(-1\right)^k\cdot x^{7-k}\).

Tổng hệ số của ba số hạng đầu tiên là

\(\mathrm{C}_{7}^{0}\cdot2^{7}\cdot\left(-1\right)^0+\mathrm{C}_{7}^{1}\cdot2^{6}\cdot\left(-1\right)^1+\mathrm{C}_{7}^{2}\cdot2^{5}\cdot\left(-1\right)^2=352.\)

Ví dụ 4/5

Hệ số của số hạng chứa \(x^4\) trong khai triển nhị thức \((1+2x)^5\) là

Ta có số hạng tổng quát của khai triển là \(\mathrm{C}_5^k\cdot 2^k\cdot x^k\).

Yêu cầu bài toán ta có \(k=4\).

Vậy hệ số cần tìm là \(\mathrm{C}_5^4\cdot 2^4=80\).

Ví dụ 5/5

Tìm hệ số của số hạng chứa \(x^{10}\) trong khai triển biểu thức \({\left(3x^3-\displaystyle\frac{2}{x^2}\right)}^5\).

Ta có \({\left(3x^3-\displaystyle\frac{2}{x^2}\right)}^5=\sum\limits_{k=0}^5{\mathrm{C}_5^k\cdot(3x^3)^{5-k}\cdot{(-2x^{-2})}^k}\) \(=\sum\limits_{k=0}^5{\mathrm{C}_5^k\cdot{3^{5-k}}\cdot{(-2)}^k\cdot{x}^{15-5k}}\).

Tìm \(k\) sao cho \(15-5k=10\Leftrightarrow k=1\).

Vậy hệ số cần tìm là \(\mathrm{C}_5^1\cdot{3}^4\cdot(-2)=-810\).

 

 

Dạng 4. Tính tổng các hệ số trong khai triển nhị thức Niutơn

Ví dụ 1/5

Tổng các hệ số trong khai triển nhị thức \((3x-5)^4\) thành đa thức bằng

Tổng hệ số trong khai triển nhị thức \((3x-5)^4\) bằng \((3\cdot 1-5)^4=(-2)^4=16\).

Ví dụ 2/5

Tổng các hệ số trong khai triển nhị thức \((3x+1)^5\) thành đa thức bằng

Tổng hệ số trong khai triển nhị thức \((3x+1)^5\) bằng \((3\cdot 1+1)^5=4^5=1024\).

Ví dụ 3/5

Từ khai triển biểu thức \( (x +1)^{10} \) thành đa thức. Tổng các hệ số của đa thức là

Ta có \( \displaystyle (x +1)^{10}=\sum_{k=0}^{10} \mathrm{C}^k_{10}x^{10-k}\).

Tổng các hệ số là \(\displaystyle\sum_{k=0}^{10} \mathrm{C}^k_{10}=2^{10}=1024\).

Ví dụ 4/5

Tính tổng tất cả các hệ số trong khai triển đa thức \( (2x-3)^{2017}. \)

Ta có \( (2x-3)^{2017}=a_0+a_1x+a_2x^2+\cdots +a_{2017}x^{2017}. \)

Cho \( x=1 \) ta được \( a_0+a_1+a_2+\cdots+a_{2017}=(2\cdot 1-3)^{2017}=-1. \)

Ví dụ 5/5

Tổng các hệ số trong khai triển nhị thức \((2x-3)^4\) thành đa thức bằng

Tổng hệ số trong khai triển nhị thức \((2x-3)^4\) bằng \((2\cdot 1-3)^4=(-1)^4=1\).

 

 

Dạng 5. Tính tổng của một biểu thức

Ví dụ 1/5

Giá trị của biểu thức \(S=C_5^0+C_5^1+C_5^2+C_5^3+C_5^4+C_5^5\) bằng

Ta có

\((x+1)^5=C_5^0x^5+C_5^1x^4+C_5^2x^3\) \(+C_5^3x^2+C_5^4x+C_5^5.\)

Thay \(x=1\), ta được

\((1+1)^5=C_5^0+C_5^1+C_5^2+C_5^3+C_5^4+C_5^5\Rightarrow S=2^5.\)

Ví dụ 2/5

Tính giá trị biểu thức \(S=\mathrm{C}_{2017}^{1}+\mathrm{C}_{2017}^{2}+\mathrm{C}_{2017}^{3}+\cdots+\mathrm{C}_{2017}^{2016}\).

Xét khai triển \((a+b)^n=\mathrm{C}_{n}^{0}a^nb^0+\mathrm{C}_{n}^{1}a^{n-1}b^1+\mathrm{C}_{n}^{2}a^{n-2}b^2+\cdots+\mathrm{C}_{n}^{n}a^{0}b^{n}\).

Cho \(a=b=1\) và \(n=2017\) vào khai triển trên, ta được

\begin{align*}&2^{2017} = \mathrm{C}_{2017}^{0}+\mathrm{C}_{2017}^{1}+\mathrm{C}_{2017}^{2}+\cdots+\mathrm{C}_{2017}^{2017}\\\Rightarrow\;\,&\mathrm{C}_{2017}^{1}+\mathrm{C}_{2017}^{2}+\mathrm{C}_{2017}^{3}+\cdots+\mathrm{C}_{2017}^{2016}=2^{2017}-\mathrm{C}_{2017}^{0}-\mathrm{C}_{2017}^{2017}.\end{align*}

Vậy \(S=2^{2017}-2.\)

Ví dụ 3/5

Giá trị của biểu thức \(S=2^4C_4^0-2^3\cdot 3 C_4^1 + 2^2\cdot 3^2C_4^2 - 2\cdot 3^3 C_4^3 + C_4^4 3^4\) bằng

Ta có

\((a-b)^4\) \(=C_4^0a^4 - C_4^1 a^3 b + C_4^2 a^2 b^2 - C_4^3 a b^3 + C_4^4 b^4.\)

Thay \(a=2\), \(b=3\), ta được

\((2-3)^4\) \(=C_4^0 2^4 - C_4^1 2^3\cdot 3 + C_4^2 2^2\cdot 3^2 - C_4^3 2\cdot3^3 + C_4^4 3^4\) \(\Rightarrow S=(-1)^4=1.\)

Ví dụ 4/5

Tính tổng \(S=\mathrm{C}_{2020}^{1}+\mathrm{C}_{2020}^{2}+\mathrm{C}_{2020}^{3}+\cdots+\mathrm{C}_{2020}^{2020}\).

Xét khai triển \( \left(1+x\right)^{2020} = \mathrm{C}_{2020}^{0}+\mathrm{C}_{2020}^{1}x+\mathrm{C}_{2020}^{2}x^2\) \(+\mathrm{C}_{2020}^{3}x^3+\cdots+\mathrm{C}_{2020}^{2020}x^{2020} \).

Cho \( x = 1 \) thì \( 2^{2020} = 1+ \mathrm{C}_{2020}^{1}+\mathrm{C}_{2020}^{2}+\mathrm{C}_{2020}^{3}+\cdots+\mathrm{C}_{2020}^{2020}\) \(\Rightarrow S = 2^{2020}-1 \).

Ví dụ 5/5

Tính tổng \(S = -5\mathrm{C}^1_{2018} + 5^2\mathrm{C}^2_{2018} - 5^3\mathrm{C}^3_{2018} + \cdots + 5^{2018}\mathrm{C}^{2018}_{2018}\)

Xét khai triển \((x - 5)^{2018} = \mathrm{C}^0_{2018}x^{2018} - \mathrm{C}^1_{2018}x^{2017}5^1\) \(+ \mathrm{C}^2_{2018}x^{2016}5^2 - \mathrm{C}^3_{2018}x^{2015}5^3 + \cdots + \mathrm{C}^{2018}_{2018}5^{2018}\).

Với \(x = 1\) thì \((1 - 5)^{2018} = \mathrm{C}^0_{2018}1^{2018} -5\mathrm{C}^1_{2018} + 5^2\mathrm{C}^2_{2018} - 5^3\mathrm{C}^3_{2018}\) \(+ \cdots + 5^{2018}\mathrm{C}^{2018}_{2018}\).

Vậy \(S = 2^{4036} - 1\).