Chuyên đề 7. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI

 

 

Bài 1. DẤU CỦA TAM THỨC BẬC HAI

Mục lục

Dạng 1. Nhận dạng tam thức bậc hai

Dạng 2. Xét dấu tam thức bậc hai


 

 

Dạng 1. Nhận dạng tam thức bậc hai

Ví dụ 1/5

Với \(m\) là tham số, biểu thức nào dưới đây là tam thức bậc hai?

\((m^2+m+1)x^2-3x+m-1\) là tam thức bậc hai.

Ví dụ 2/5

Với \(m\) là tham số, biểu thức nào dưới đây là tam thức bậc hai?

\((m^2+1)x^2+2mx-4\) là tam thức bậc hai.

Ví dụ 3/5

Biểu thức nào dưới đây là tam thức bậc hai?

\(f(x)=4x^2-2x+3\) là tam thức bậc hai.

Ví dụ 4/5

Biểu thức nào dưới đây là tam thức bậc hai?

\(2-3x-x(1-x)\) là tam thức bậc hai.

Ví dụ 5/5

Biểu thức nào dưới đây là tam thức bậc hai?

\(-\sqrt{2}x^2-2\) là tam thức bậc hai.

 

 

Dạng 2. Xét dấu tam thức bậc hai

Ví dụ 1/5

Tam thức bậc hai \(f(x)=2x^2+2x+5\) nhận giá trị dương khi và chỉ khi

Ta có \(\left\{\begin{aligned}&a=2>0 \\&\Delta'=1^2-2 \cdot 5 = -9 < 0\end{aligned} \right.\) nên \(f(x)>0,\forall x\in \mathbb{R}\).

Ví dụ 2/5

Tam thức nào dưới đây luôn dương với mọi giá trị của \(x\)?

Đáp số \(x^2-2x+10\).

Ví dụ 3/5

Tam thức bậc hai \(f(x)=x^2+\left(\sqrt{5}-1 \right)x-\sqrt{5}\) nhận giá trị dương khi và chỉ khi

Ta có \(f(x)=0 \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}& x=1 \\& x=-\sqrt{5}.\end{aligned}\right.\)

Vì \(a=1>0\) nên \(f(x)>0\) khi \(x\in \left( -\infty ;-\sqrt{5} \right)\) hoặc \(x \in ( 1;+\infty)\).

Ví dụ 4/5

Cho tam thức \(f(x)=x^2-x-6\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Ta có \(f(x)=x^2-x-6=0\) có hai nghiệm phân biệt \(x=-2\) và \(x=3\).

Vì \(a=1>0\) nên

\(f(x)>0\), \(\forall x\in\(-\infty;-2)\cup (3;+\infty)\),

\(f(x)<0\), \(\forall x\in\(-2;3)\).

Vậy \(f(x) > 0\) trên \((-\infty;-3)\) nên \(f(x)\geq0\) trên \((-4;-3)\).

Ví dụ 5/5

Tam thức \(x^2+3x-4\) nhận giá trị không âm trên tập

Đáp số \((-\infty;-4]\cup [1;+\infty)\).

 

 

Bài 2. GIẢI BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN

Mục lục

Dạng 1. Giải bất phương trình bậc hai

Dạng 2. Phương trình bậc hai chứa tham số

Dạng 3. Bất phương trình bậc hai chứa tham số

Dạng 4. Giải hệ bất phương trình bậc hai


 

 

Dạng 1. Xét dấu tam thức bậc hai

Ví dụ 1/5

Tập nghiệm của bất phương trình \(2x^2-14x+20 < 0\) là

Ta có \(2x^2-14x+20< 0\Leftrightarrow 2<x<5\).

Ví dụ 2/5

Tập nghiệm của bất phương trình \(-x^2+2x+3 > 0\) là

Ta có \(-x^2+2x+3>0\Leftrightarrow -1<x<3\).

Ví dụ 3/5

Tập nghiệm của bất phương trình \(x^2-4x+4 > 0\) là

Ta có \(x^2-4x+4>0\Leftrightarrow x\in\mathbb{R}\setminus\{2\}\).

Ví dụ 4/5

Tập nghiệm của bất phương trình \(-x^2+x+12 \geq 0\) là

Ta có \(-x^2+x+12\geq 0\Leftrightarrow -3\leq x\leq 4\).

Ví dụ 5/5

Số nghiệm nguyên của bất phương trình \(2x^2-3x-15 \leq 0\) là

\(2x^2-3x-15 \leq 0\Leftrightarrow \dfrac{3-\sqrt{129}}{4}\leq x\leq \dfrac{3+\sqrt{129}}{4}.\)

Vậy có các nghiệm nguyên là \(-2;-1;0;1;2;3\).

 

 

Dạng 2. Phương trình bậc hai chứa tham số

Ví dụ 1/5

Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để phương trình \((m^2-3m+2)x^2-2m^2x-5=0\) có hai nghiệm trái dấu.

Phương trình đã cho có hai nghiệm trái dấu khi và chỉ khi

\begin{eqnarray*}(m^2-3m+2)(-5)<0 \Leftrightarrow m^2-3m+2>0 \Leftrightarrow \left[\begin{aligned}& m>2 \\& m<1.\end{aligned}\right.\end{eqnarray*}

Vậy \(m\in \left(-\infty;1 \right)\cup \left(2;+\infty\right)\) là các giá trị cần tìm.

Ví dụ 2/5

Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) để phương trình \((m-2)x^2+2(2m-3)x+5m-6=0\) vô nghiệm.

Xét phương trình \((m-2)x^2+2(2m-3)x+5m-6=0\). (\(*\))

Trường hợp 1. Với \(m-2=0\) hay \(m=2\), khi đó

\((*) \Leftrightarrow 2x+4=0\Leftrightarrow x=-2.\)

Suy ra với \(m=2\) thì phương trình \((*)\) có nghiệm duy nhất \(x=-2\).

Do đó \(m=2\) không thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Trường hợp 2. Với \(m-2\neq 0\) hay \(m\neq 2\), khi đó để phương trình \((*)\) vô nghiệm khi

\begin{eqnarray*}\Delta'<0 &\Leftrightarrow & (2m-3)^2-(m-2)(5m-6)<0\\ &\Leftrightarrow & 4m^2-12m+9-(5m^2-16m+12)<0\\ &\Leftrightarrow & -m^2+4m-3<0\\ &\Leftrightarrow & \left[\begin{aligned}& m>3 \\& m<1.\end{aligned}\right.\end{eqnarray*}

Kết hợp hai trường hợp, ta được \(m>3\) hoặc \(m<1\) là các giá trị cần tìm.

Ví dụ 3/5

Phương trình \(x^2-(3m-2)x+2m^2-5m-2=0\) có hai nghiệm không âm khi

Phương trình đã cho có hai nghiệm không âm khi và chỉ khi

\begin{eqnarray*}&&\begin{cases}(3m-2)^2-4(2m^2-5m-2) \geq 0 \\ 3m-2 \geq 0 \\ 2m^2-5m-2 \geq 0\end{cases}\\ &\Leftrightarrow & \begin{cases}m^2+8m+12 \geq 0 \\ m\geq \displaystyle\frac{2}{3} \\ \left[\begin{aligned}&m \leq \displaystyle\frac{5-\sqrt{41}}{4} \\&m \geq \displaystyle\frac{5+\sqrt{41}}{4}\end{aligned}\right.\end{cases}\\ &\Leftrightarrow & \begin{cases}\left[\begin{aligned}&m\leq -6 \\&m\geq -2\end{aligned}\right. \\ m \geq \displaystyle\frac{5+\sqrt{41}}{4}\end{cases}\\ &\Leftrightarrow & m \geq \displaystyle\frac{5+\sqrt{41}}{4}.\end{eqnarray*}

Vậy \(m\in \left[\displaystyle\frac{5+\sqrt{41}}{4};+\infty \right)\) là các giá trị thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Ví dụ 4/5

Cho phương trình \(\left( m-1 \right)x^2+\left( 3m-2 \right)x+3-2m=0\), với \(m\) là tham số. Tìm các giá trị của \(m\) sao cho phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt.

Yêu cầu bài toán thỏa mãn khi

\begin{eqnarray*}&& \begin{cases} a=m-1\neq 0 \\ (3m-2)^2-4(m-1)(3-2m)>0\end{cases}\\ &\Leftrightarrow & \begin{cases}m\neq 1 \\ 17m^2-32m+16>0\end{cases}\\ &\Leftrightarrow & \begin{cases}m\neq 1 \\ 16(m-1)^2+m^2>0\end{cases}\\ &\Leftrightarrow & m \neq 1.\end{eqnarray*}

Do đó, với \(m \neq 1\) thì phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt.

Ví dụ 5/5

Tìm \(m\) để phương trình \(x^2-mx+m+3=0\) có hai nghiệm dương phân biệt.

Phương trình đã cho có hai nghiệm dương phân biệt khi và chỉ khi

\begin{eqnarray*}\begin{cases}m^2-4(m+3)>0 \\ m>0 \\ m+3>0\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}m^2-4m-12>0 \\ m>0\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}\left[\begin{aligned}&m<-2 \\&m>6\end{aligned}\right. \\m>0\end{cases} \Leftrightarrow m>6.\end{eqnarray*}

Vậy \(m>6\) là giá trị thỏa mãn yêu cầu bài toán.

 

 

Dạng 3. Bất phương trình bậc hai chứa tham số

Ví dụ 1/5

Tam thức \(f(x)=-2x^2+(m+2)x+m-4\) âm với mọi \(x\) khi

Tam thức \(f(x)\) có \(a=-2<0\). Do đó

\begin{eqnarray*}&&f(x)<0,\forall x\\ &\Leftrightarrow& (m+2)^2+8(m-4)<0\\ &\Leftrightarrow& m^2+12m-28\leq 0\\ &\Leftrightarrow& -14<m<2.\end{eqnarray*}

Vậy \(-14<m<2\) là các giá trị cần tìm.

Ví dụ 2/5

Cho hàm số \(f(x)=\sqrt{(m+4)x^2-(m-4)x-2m+1}\), với \(m\) là tham số. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để hàm số xác định với mọi \(x\in \mathbb{R}\).

\(f(x)\) xác định với mọi \(x\in \mathbb{R}\) khi \(f(x)\ge 0,\forall x\in \mathbb{R}\).

Trường hợp 1. Với \(m=-4\) ta được

\(f(x)=8x+9\geq 0 \Leftrightarrow x \geq -\displaystyle\frac{9}{8}.\)

Vậy \(m=-4\) không thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Trường hợp 2. Với \(m\ne -4\), yêu cầu bài toán thỏa mãn khi

\begin{eqnarray*}&& \begin{cases}m+4>0 \\(m-4)^2-4(m+4)(1-2m)\leq 0}\\&\Leftrightarrow & \begin{cases}m>-4 \\m^2+20m \leq 0}\\&\Leftrightarrow & \begin{cases}m>-4 \\-\displaystyle\frac{20}{9} \leq m \leq 0}\\&\Leftrightarrow & -\displaystyle\frac{20}{9} \leq m \leq 0.\end{eqnarray*}

Vậy \(-\displaystyle\frac{20}{9} \leq m \leq 0\) là các giá trị cần tìm.

Ví dụ 3/5

Cho bất phương trình \(-2x^2+2(m-2)x+m-2\geq 0\), với \(m\) là tham số. Tìm tất cả các giá trị thực của \(m\) để bất phương trình có nghiệm.

Đặt \(f(x)=-2x^2+2(m-2)x+m-2\) và \(\Delta'=(m-2)^2+2(m-2)=m^2-2m\).

\(\bullet\,\) Nếu \(\Delta'<0\) thì \(f(x)<0, \forall x\in\mathbb{R}\), suy ra bất phương trình đã cho vô nghiệm.

\(\bullet\,\) Nếu \(\Delta'=0\) hay \(m=0\), \(m=2\) thì bất phương trình đã cho có nghiệm \(x=\displaystyle\frac{m-2}{2}\).

\(\bullet\,\) Nếu \(\Delta'>0\) hay \(m<0\), \(m>2\) thì \(f(x)=0\) có hai nghiệm phân biệt \(x_1<x_2\). Khi đó bất phương trình đã cho có nghiệm \(x\in [x_1;x_2]\).

Do đó trường hợp này có \(m<0\) hoặc \(m>2\) thỏa mãn.

Kết hợp các trường hợp ta được \( m\in (-\infty;0]\cup [2;+\infty)\) là các giá trị thoả mãn yêu cầu bài toán.

Ví dụ 4/5

Cho bất phương trình \((m^2-4)x^2+(m-2)x+1<0\), với \(m\) là tham số. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để bất phương trình vô nghiệm.

Khi \(m^2-4=0\) ta được \(m=\pm 2\).

Trường hợp 1. Khi \(m=\pm 2\).

\(\bullet\,\) Với \(m=-2\) bất phương trình đã cho trở thành \(-4x+1<0\) có nghiệm \(x>\displaystyle\frac{1}{4}\). Vậy \(m=-2\) không thỏa mãn yêu cầu bài toán.

\(\bullet\,\) Với \(m=2\) bất phương trình đã cho trở thành \(1<0\), vô nghiệm. Vậy \(m=2\) là giá trị thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Trường hợp 2. Khi \(m\neq \pm 2\), yêu cầu bài toán thỏa mãn khi

\begin{eqnarray*}&& \begin{cases}m^2-4>0 \\(m-2)^2-4(m^2-4)\leq 0\end{cases}\\&\Leftrightarrow & \begin{cases}m^2-4>0 \\-3m^2-4m+20 \leq 0\end{cases}\\&\Leftrightarrow & \begin{cases}\left[\begin{aligned}&m<-2 \\&m>2\end{aligned}\right. \\&\left[\begin{aligned}&m \leq -\displaystyle\frac{10}{3} \\&m\geq 2\end{aligned}\right.\end{cases}\\&\Leftrightarrow & \left[\begin{aligned}&m\leq -\displaystyle\frac{10}{3} \\&m>2.\end{aligned}\right.\end{eqnarray*}

Kết hợp hai trường hợp, ta được \(m\le -\displaystyle\frac{10}{3}\) hoặc \(m\ge 2\) là các giá trị cần tìm.

Ví dụ 5/5

Bất phương trình \(x^2-(m+2)x+m+2\le 0\) vô nghiệm khi và chỉ khi

Bất phương trình \(f(x)=x^2-(m+2)x+m+2\leq 0\) vô nghiệm khi và chỉ khi \(f(x)>0\) nghiệm đúng với mọi \(x\).

Tam thức \(f(x)=x^2-(m+2)x+m+2\) có hệ số \(a=1>0\). Do đó

\begin{eqnarray*}&&f(x)>0, \forall x\\ &\Leftrightarrow& (m+2)^2-4(m+2)<0\\ &\Leftrightarrow& m^2-4<0\\ &\Leftrightarrow& -2<m<2.\end{eqnarray*}

Vậy \(m\in (-2;2)\) là các giá trị thỏa mãn yêu cầu bài toán.

 

 

Dạng 4. Giải hệ bất phương trình bậc hai

Ví dụ 1/5

Hệ bất phương trình \(\begin{cases} x^2-9<0 \\ (x-1)(3x^2+7x+4)\ge 0\end{cases}\) có nghiệm là

Tập nghiệm của \(x^2-9<0\) là \(S_1=(-3;3)\).

Tập nghiệm của \((x-1)(3x^2+7x+4)\ge 0\) là \(S_2=\left[-\displaystyle\frac{4}{3};-1 \right]\cup \left[1;+\infty \right)\).

Vậy tập nghiệm của hệ bất phương trình là \(S=S_1\cap S_2=\left[-\displaystyle\frac{4}{3};-1 \right]\cup \left[ 1;3 \right)\).

Ví dụ 2/5

Có bao nhiêu giá trị nguyên của \(x\) thỏa mãn \(\begin{cases} -2x^2-5x+4<0 \\ -x^2-3x+10>0\end{cases}\)?

Tập nghiệm của \(-2x^2-5x+4<0\) là \(S_1=\left(-\infty ;\displaystyle\frac{-5-\sqrt{57}}{4}\right)\cup \left(\displaystyle\frac{-5+\sqrt{57}}{4};+\infty \right)\).

Tập nghiệm của \(-x^2-3x+10>0\) là \(S_2=(-5;2)\).

Vậy tập nghiệm của hệ bất phương trình là \(S=S_1\cap S_2=\left(-5;\displaystyle\frac{-5-\sqrt{57}}{4} \right)\cup \left( \displaystyle\frac{-5+\sqrt{57}}{4};2 \right)\).

Do đó các giá trị nguyên của \(x\) thuộc tập \(S\) là \(\{-4;1\}\).

Ví dụ 3/5

Số nghiệm nguyên của hệ bất phương trình \(\begin{cases} x^2+4x+3\ge 0 \\ 2x^2-x-10\le 0 \\ 2x^2-5x+3>0\end{cases}\) là

Tập nghiệm của \(x^2+4x+3\ge 0\) là \(S_1=(-\infty;-3]\cup [-1;+\infty)\).

Tập nghiệm của \(2x^2-x-10\le 0\) là \(S_2=\left[-2;\displaystyle\frac{5}{2} \right]\).

Tập nghiệm của \(2x^2-5x+3>0\) là \(S_3=(-\infty ;1)\cup \left(\displaystyle\frac{3}{2};+\infty \right)\).

Vậy tập nghiệm của hệ là \(S=S_1\cap S_2\cap S_3=[-1;1)\cup \left(\displaystyle\frac{3}{2};\displaystyle\frac{5}{2}\right]\).

Suy ra nghiệm nguyên là \(\{-1;0;2\}\).

Ví dụ 4/5

Giải hệ bất phương trình \(\begin{cases} 3x^2-4x+1>0 \\ 3x^2-5x+2\le 0.\end{cases}\)

Tập nghiệm của \(3x^2-4x+1>0\) là \(S_1=\left(-\infty;\displaystyle\frac{1}{3}\right) \cup (1;+\infty)\).

Tập nghiệm của \(3x^2-5x+2\le 0\) là \(S_2=\left[\displaystyle\frac{2}{3};1\right]\)

Vậy tập nghiệm của hệ bất phương trình là \(S=S_1\cap S_2=\varnothing \).

Ví dụ 5/5

Tập nghiệm của hệ bất phương trình \(\begin{cases} x^2-7x+6<0 \\ |2x-1|<3\end{cases}\) là

Tập nghiệm của \(x^2-7x+6<0\) là \(S_1=(1;6)\).

Tập nghiệm của \(|2x-1|<3\) là \(S_2=(-1;2)\).

Vậy tập nghiệm của hệ bất phương trình là \(S=S_1 \cap S_2= (1;2)\).

 

 

Bài 3. PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI

Mục lục

Dạng 1. Phương trình \(\sqrt{A}=\sqrt{B}\)

Dạng 2. Phương trình \(\sqrt{A}=B\)


 

 

Dạng 1. Phương trình \(\sqrt{A}=\sqrt{B}\)

Ví dụ 1/5

Giá trị \({x=2}\) là nghiệm của phương trình nào sau đây?

Thay \(x=2\) vào \(4\) phương trình ta có

\(\bullet\,\) \(\sqrt {2^2-2-4}=\sqrt {2-4}\Leftrightarrow \sqrt {-2}=\sqrt {-2}\) (vô lí).

\(\bullet\,\) \(2-1=\sqrt {2-3}\Leftrightarrow 1=\sqrt {-1}\) (vô lí).

\(\bullet\,\) \(2+2=\sqrt {2^2-2\cdot2+16}\Leftrightarrow 4=4\) (đúng).

\(\bullet\,\) \(2+2=\sqrt {2^2+8\cdot2+4}\Leftrightarrow 4=\sqrt {24}\) (vô lí).

Vậy \({x=2}\) là nghiệm của phương trình \(x+2=\sqrt {x^2-2x+16}\).

Ví dụ 2/5

Tổng các nghiệm của phương trình \(\sqrt{x^2+3x-2}=\sqrt{1+x}\) bằng

Ví dụ 3/5

Nghiệm của phương trình \(\sqrt{x^2-4x+3}=\sqrt{1-x}\) thuộc khoảng nào trong các khoảng sau?

Ví dụ 4/5

Phương trình \(\sqrt{x^2+x+11}=\sqrt{-2x^2-13x+16}\) nhận giá trị nào sau đây làm nghiệm?

Thay \(x=-5\) vào phương trình đã cho ta thấy \(x=-5\) là nghiệm.

Ví dụ 5/5

Phương trình \(\sqrt{2x^2-2x-2}=\sqrt{x^2+x-2}\) có tất cả bao nhiêu nghiệm?

\(\sqrt{2x^2-2x-2}=\sqrt{x^2+x-2}\) \(\Rightarrow 2x^2-2x-2=x^2+x-2\) \(\Leftrightarrow x^2-3x=0\) \(\Leftrightarrow\left[\begin{aligned}&x=0\\&x=3.\end{aligned}\right.\)

Thay \(x=3\) vào phương trình ban đầu thấy thỏa mãn.

Vậy phương trình đã cho có một nghiệm.

 

 

Dạng 2. Phương trình \(\sqrt{A}=B\)

Ví dụ 1/5

Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt{3x^2+6x+3}=2x+1\) là

Ví dụ 2/5

Nghiệm của phương trình \(x-\sqrt{2x+7}=-4\) thuộc khoảng

Ví dụ 3/5

Biết phương trình \(\sqrt{x^2+10x-5}=2(x-1)\) có đúng một nghiệm có dạng \(x=a+\sqrt{b}\). Tính \(a+b\).

Bình phương hai vế ta được

\(\Rightarrow x^2+10 x-5=4 x^2-8 x+4\) \(\Leftrightarrow-3 x^2+18 x-9=0\) \(\Leftrightarrow \left[\begin{aligned}&x=3+\sqrt{6}\\&x=3-\sqrt{6}.\end{aligned}\right.\)

Thế hai giá trị của \(x\) vừa tìm được vào phương trình ban đầu ta thấy chỉ có \(x=3+\sqrt{6}\) thỏa mãn. Suy ra \(a=3,~b=6\). Vậy \(a+b=9\).

Ví dụ 4/5

Số nghiệm của phương trình sau \(\sqrt{2x^2+5x+3}=-3-x\) là

Biến đổi phương trình ta được

\begin{eqnarray*}&&\sqrt{2x^2+5x+3}=-3-x\\&\Leftrightarrow&\begin{cases}-x-3\ge0\\ 2x^2+5x+3=(-3-x)^2\end{cases}\\&\Leftrightarrow&\begin{cases}x\le-3\\x^2-x-6=0\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}x\le-3\\x=3\vee x=-2.\end{cases}\quad(\text{vô lý})\end{eqnarray*}

Vậy phương trình đề bài vô nghiệm.

Ví dụ 5/5

Nghiệm của phương trình \(\sqrt{(x-1)(2x-1)}-2x-1=0\) là

Phương trình đã cho được viết lại \(\sqrt{(x-1)(2x-1)}=2x+1\).

Bình phương hai vế của phương trình trên, ta được

\begin{eqnarray*}(x-1)(2x-1)=(2x+1)^2\Rightarrow 2x^2-3x+1=4x^2+4x+1\Rightarrow -2x^2-7x=0\Rightarrow x=0 \ \text{hoặc} \ x=-\displaystyle\frac{7}{2}.\end{eqnarray*}

Thay lần lượt các giá trị trên vào phương trình đã cho, ta thấy \(x=0\) thỏa mãn.

Vậy nghiệm của phương trình đã cho là \(x=0\).