1. Biểu thức tọa độ của các phép toán véctơ
Cho hai véc-tơ \(\overrightarrow{a} = (a_1;a_2;a_3)\), \(\overrightarrow{b} = (b_1; b_2; b_3)\) và số \(k\). Khi đó
a) \(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}=(a_1+b_1;a_2+b_2;a_3+b_3)\);
b) \(\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}=(a_1-b_1;a_2-b_2;a_3-b_3)\);
c) \(k\overrightarrow{a} = (ka_1; ka_2; ka_3)\).
d) Hai véctơ \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{b}\) cùng phương khi
\[\overrightarrow{a}=k\overrightarrow{b}\Leftrightarrow\begin{cases}a_1=kb_1\\ a_2=kb_2\\ a_3=kb_3.\end{cases}\]
2. Biểu thức tọa độ của tích vô hướng
Với \(\overrightarrow{a} = (a_1;a_2;a_3)\) và \(\overrightarrow{b} = (b_1; b_2; b_3)\), thì
+) \(\overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b} = a_1b_1 + a_2b_2 + a_3b_3.\)
+) \(\overrightarrow{a} \perp \overrightarrow{b} \Leftrightarrow a_1b_1 + a_2b_2 + a_3b_3 = 0\);
+) \(\left| \overrightarrow{a} \right| = \sqrt{a_1^2 + a_2^2 +a_3^2}\);
+) \(\cos \left(\overrightarrow{a}; \overrightarrow{b}\right) = \displaystyle\frac{\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}}{\left|\overrightarrow{a}\right| \cdot \left|\overrightarrow{b}\right|} = \displaystyle\frac{a_1b_1 + a_2b_2 + a_3b_3}{\sqrt{a_1^2 + a_2^2 +a_3^2} \cdot \sqrt{b_1^2 + b_2^2 +b_3^2}}\).
3. Vận dụng
+) Cho hai điểm \(A(x_A; y_A; z_A)\), \(B(x_B; y_B; z_B)\). Ta có:
\begin{align*}&\overrightarrow{AB} = (x_B - x_A; y_B - y_A; z_B - z_A ).\\ &AB = \left| \overrightarrow{AB} \right| = \sqrt{(x_B - x_A)^2 + (y_B - y_A)^2 + (z_B - z_A)^2}.\end{align*}
+) Tọa độ trung điểm \(M\) của đoạn \(AB\) với \(A(x_A; y_A; z_A)\), \(B(x_B; y_B; z_B)\):
\[M\left(\displaystyle\frac{x_A + x_B}{2}; \displaystyle\frac{y_A + y_B}{2}; \displaystyle\frac{z_A + z_B}{2} \right).\]
+) Tọa độ trọng tâm \(G\) của \(\triangle ABC\) với \(A(x_A; y_A; z_A)\), \(B(x_B; y_B; z_B)\), \(C(x_C; y_C; z_C)\):
\[G\left(\displaystyle\frac{x_A + x_B +x_C}{3}; \displaystyle\frac{y_A + y_B +y_C}{3}; \displaystyle\frac{z_A + z_B + z_C}{3} \right).\]
Dạng 1. Xác định tọa độ của tổng, hiệu các véctơ
Dạng 2. Xác định tọa độ của điểm thỏa mãn đẳng thức véctơ
Dạng 3. Tính tích vô hướng, độ dài đoạn thẳng
Dạng 4. Hai véctơ cùng phương, vuông góc
Câu 1:
Trong không gian \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{a}=(2;3;2)\), \(\overrightarrow{b}=(1;1;-1)\) và \(\overrightarrow{c}=(1;-1;-1)\). Véc-tơ \(\overrightarrow{a}-5\overrightarrow{b}+\overrightarrow{c}\) có tọa độ là
Đáp án: \((-2;-3;6)\)
Lời giải:
\(\overrightarrow{a}-5\overrightarrow{b}+\overrightarrow{c}=(-2;-3;6)\).
Câu 2:
Trong không gian \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{a}=(1;2;1)\) và \(\overrightarrow{b}=(-1;3;0)\). Véc-tơ \(\overrightarrow{c}=2\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}\) có tọa độ là
Đáp án: \((1;7;2)\)
Lời giải:
Ta có \(\overrightarrow{c}=2\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}=\left(2;4;2\right)\)+\(\left(-1;3;0\right)\)=\(\left(1;7;2\right)\).
Câu 1:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(-2;4;1)\) và \(B(4;5;2)\). Điểm \(C\) thỏa mãn \(\overrightarrow{OC}=\overrightarrow{BA}\) có tọa độ là
Đáp án: \((-6;-1;-1)\)
Lời giải:
Giả sử \(C\left(x;y;z\right)\Rightarrow\overrightarrow{OC}=(x;y;z)\).
Ta có \(\overrightarrow{BA}=(-6;-1;-1)\Rightarrow \overrightarrow{OC}=\overrightarrow{BA}\Leftrightarrow\begin{cases}x=-6\\y=-1\\z=-1.\end{cases}\)
Vậy \(C(-6;-1;-1)\).
Câu 2:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(A(3;2;1)\), \(B(1;-1;2)\), \(C(1;2;-1)\). Tìm tọa độ điểm \(M\) thỏa mãn \(\overrightarrow{OM}=2\overrightarrow{AB}-\overrightarrow{AC}\).
Đáp án: \(M(-2;-6;4)\)
Lời giải:
Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-2;-3;1)\), \(\overrightarrow{AC}=(-2;0;-2)\) nên
\(\overrightarrow{OM}=2\overrightarrow{AB}-\overrightarrow{AC}\Leftrightarrow \begin{cases}x_M=2\times (-2)-(-2)\\y_M=2\times (-3)-0\\z_M=2\times (1)-(-2)\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x_M=-2\\y_M=-6\\z_M=4.\end{cases}\)
Vậy \(M(-2;-6;4)\).
Câu 1:
Trong không gian \(Oxyz\), khoảng cách từ điểm \(A(1;2;3)\) đến trục \(Oy\) bằng
Đáp án: \(\sqrt{10}\)
Lời giải:
Gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(A(1;2;3)\) lên trục \(Oy\) \(\Rightarrow H(0;2;0)\).
Ta có \(\mathrm{d}(A,Oy)=AH=\sqrt{(0-1)^2+(2-2)^2+(0-3)^2}=\sqrt{10}\).
Câu 2:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai điểm \(A(1;-1;2)\), \(B(2;1;1)\). Độ dài đoạn thẳng \(AB\) bằng
Đáp án: \(\sqrt{6}\)
Lời giải:
Ta có \(AB=\sqrt{(2-1)^2+(1+1)^2+(1-2)^2}=\sqrt{6}\).
Câu 1:
Trong không gian \(Oxyz\), cho bốn điểm \(M(2;-3;5)\), \(N(4;7;-9)\), \(E(3;2;1)\), \(F(1;-8;12)\). Bộ ba điểm nào sau đây thẳng hàng?
Đáp án: \(M,\ N,\ F\)
Lời giải:
Ta có
\begin{align*}& \overrightarrow{MN}=(2;10;-14),\\ & \overrightarrow{ME}=(1;5;-4),\\ & \overrightarrow{MF}=(-1;-5;7),\\ & \overrightarrow{NE}=(-1;-5;10),\\ & \overrightarrow{NF}=(-3;-15;21).\end{align*}
Từ đó suy ra hai véctơ \(\overrightarrow{MN}\) và \(\overrightarrow{MF}\) cùng phương vì \(\overrightarrow{MN}=-\displaystyle\frac{2}{3}\overrightarrow{NF}\), do đó ba điểm \(M,\ N,\ F\) thẳng hàng.
Câu 2:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho ba véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(-1;1;0)\), \(\overrightarrow{b}=(1;1;0)\), \(\overrightarrow{c}=(1;1;1)\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là sai?
Đáp án: \(\overrightarrow{b} \perp \overrightarrow{c}\)
Lời giải:
Ta có \(\overrightarrow{b} \cdot \overrightarrow{c} = 1 \cdot 1 + 1\cdot 1 +1 \cdot 0 =2.\) Do đó \(\overrightarrow{b}\) không vuông góc với \(\overrightarrow{c}\).
Câu 1:
Trong không gian \(Oxyz\), góc giữa hai véc-tơ \(\overrightarrow{u}=\left(1; 1;-2\right)\) và \(\overrightarrow{v}=\left(-2; 1; 1\right)\) bằng
Đáp án: \(120^{\circ}\)
Lời giải:
Ta có: \(\cos \left(\overrightarrow{u},\overrightarrow{v}\right)=\displaystyle\frac{1 \cdot (-2)+1\cdot1+(-2)\cdot1}{\sqrt{1^2+1^2+(-2)^2} \cdot \sqrt{(-2)^2+1^2+1^2}}=-\displaystyle\frac{1}{2}\) \( \Rightarrow \) \(\left(\overrightarrow{u},\overrightarrow{v}\right)=120^{\circ}\).
Câu 2:
Trong không gian \(Oxyz\) cho vec-tơ \(\overrightarrow{u}(1;1;2)\) và \(\overrightarrow{v}(2;0;m)\). Tìm giá trị của tham số \(m\) biết \(\cos(\overrightarrow{u};\overrightarrow{v})=\displaystyle\frac{4}{\sqrt{30}}\).
Đáp án: \(m=1\)
Lời giải:
Ta có
\(\cos(\overrightarrow{u};\overrightarrow{v})=\displaystyle\frac{1\cdot 2+1\cdot 0+2\cdot m}{\sqrt{1^2+1^2+2^2}\cdot\sqrt{2^2+m^2}}=\displaystyle\frac{4}{\sqrt{30}}\Leftrightarrow \sqrt{5}\cdot (2m+2)=4\sqrt{4+m^2}\Leftrightarrow m=1\).
Câu 1:
Trong không gian \(Oxyz\), cho các điểm \(A(1;3;2)\), \(B(-2;-1;4)\) và hai điểm \(M\), \(N\) thay đổi trên mặt phẳng \(Oxy\) sao cho \(MN=1\). Giá trị nhỏ nhất của \(AM^2+BN^2\) là:
Đáp án: \(28\)
Lời giải:
Gọi \( A'\), \(B'\) lần lượt là hình chiếu vuông góc của \(A\), \(B\) trên mặt phẳng \(Oxy\).
Ta có \(A'(1;3;0)\), \(B'(-2;-1;0)\), suy ra \(A'B'=5\).
Khi đó, xét \(M\), \(N\) bất kì thuộc \(Oxy\) và \(MN=1\), ta có
\(A'M+MN+B'N\ge A'B'\Rightarrow A'M+B'N\ge A'B'-MN=4\)
Vậy ta có
\begin{eqnarray*}AM^2+BN^2&=&AA'^2+A'M^2+BB'^2+B'N^2=20+A'M^2+B'N^2\\ &\ge&20+\displaystyle\frac{(A'M+B'N)^2}{2}\ge20+\displaystyle\frac{4^2}{2}=28.\end{eqnarray*}
Vậy giá trị nhỏ nhất của \(AM^2+BN^2\) là \(28\), xảy ra khi \(A'\), \(M\), \(N\), \(B'\) thẳng hàng và \(A'M=B'N=2\).
Câu 2:
Trong không gian \(Oxyz\) cho các điểm \(A\left(3;1;-4\right),B\left(2;1-2\right),C\left(1;1;-3\right)\). Tìm tọa độ điểm \(M\in Ox\) sao cho \(\left| \overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}\right|\) đạt giá trị nhỏ nhất.
Đáp án: \(M\left(2;0;0\right)\)
Lời giải:
Giả sử \(M(m;0;0)\). Ta có \(\overrightarrow{MA}=(3-m;1;-4),\overrightarrow{MB}=(2-m;1;-2), \overrightarrow{MC}=(1-m;1;-3)\).
\begin{eqnarray*}\left| \overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}\right|&=&\sqrt{(6-3m)^2+3^2+(-9)^2}= \sqrt{9m^2-36m+126}&=&\sqrt{9(m-2)^2+90}&\ge & 3\sqrt{10},\forall m \in \mathbb{R}.\end{eqnarray*}
Vậy \(\left| \overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}\right|\) đạt giá trị nhỏ nhất bằng \(3\sqrt{10}\) khi \(m-2=0 \Leftrightarrow m =2\). Hay \(M(2;0;0)\).
Câu 1:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(-2;1;2)\), \(\overrightarrow{b}=(1;1;-1)\).
a) Xác định tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{a}-2\overrightarrow{b}\).
b) Tính độ dài véc-tơ \(\overrightarrow{u}\).
c) Tính \(\cos\left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\right)\).
a) \(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{a}-2\overrightarrow{b}=(-4;-1;4)\).
b) \(\left|\overrightarrow{u}\right|=\sqrt{(-4)^{2}+(-1)^{2}+4^{2}}=\sqrt{33}\).
c) \(\cos \left(\overrightarrow{a};\overrightarrow{b}\right) =\displaystyle\frac{\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}}{\left|\overrightarrow{a}\right|\cdot \left|\overrightarrow{b}\right|}=\displaystyle\frac{(-2)\cdot1+1\cdot 1 +2\cdot(-1)}{\sqrt{(-2)^{2}+1^{2}+2^{2}}\cdot\sqrt{1^{2}+1^{2}+(-1)^{2}}}=-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}\).
Câu 2:
Trong không gian \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{a}=(1;0;1)\), \(\overrightarrow{b}=(1;1;0)\) và \(\overrightarrow{c}=(-4;3;m)\).
a) Tính góc giữa hai vectơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\).
b) Tìm \(m\) để vectơ \(\overrightarrow{d}=2\overrightarrow{a}+3\overrightarrow{b}\) vuông góc với \(\overrightarrow{c}\).
a) Ta có
\(\begin{cases}\overrightarrow{a}=(1;0;1)\\ \overrightarrow{b}=(1;1;0)\end{cases}\Rightarrow \cos(\overrightarrow{a};\overrightarrow{b})=\displaystyle\frac{\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{b}}{|\overrightarrow{a}|\cdot |\overrightarrow{b}|}=\displaystyle\frac{1}{2}\).
b) Ta có
\(\overrightarrow{d}=2\overrightarrow{a}+3\overrightarrow{b}=(5;3;2)\).
Ta có \(\overrightarrow{d}\perp \overrightarrow{c}\Leftrightarrow \overrightarrow{d}\cdot\overrightarrow{c}=0\Leftrightarrow -20+9+2m=0\Leftrightarrow m=\displaystyle\frac{11}{2}\).
Câu 3:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba vectơ \(\overrightarrow{a}=(2;-3;3)\), \(\overrightarrow{b}=(4;0;2)\), \(\overrightarrow{c}=(-1;4;-5)\). Tìm
a) \(\overrightarrow{a}\cdot(\overrightarrow{b}+2\overrightarrow{c})\)
b) \(|\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}|\)
a) \(\overrightarrow{b}+2\overrightarrow{c}=(2;8;-8)\), suy ra \(\overrightarrow{a}\cdot(\overrightarrow{b}+2\overrightarrow{c})=-44\).
b) \(\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}=(-2;-3;1)\), suy ra \(|\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}|=\sqrt{14}\).
Câu 4:
Trong không gian \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{a}=(2;1;-2)\) và \(\overrightarrow{b}=(-2;3;-2)\).
a) Tìm \(\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{b}\)
b) Tìm \((\overrightarrow{a};\overrightarrow{b})\)
a) Ta có \(\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{b}=-4+3+4=3\).
b) Ta có
\((\overrightarrow{a};\overrightarrow{b})=\displaystyle\frac{\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{b}}{|\overrightarrow{a}||\overrightarrow{b}|}=\displaystyle\frac{3}{3\sqrt{17}}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{17}}\).
Câu 5:
Trong không gian \(Oxyz\), cho véc-tơ \(\overrightarrow{u}=-2 \overrightarrow{i}+3 \overrightarrow{j}+\displaystyle\frac{3}{4} \overrightarrow{k}\) và véc-tơ \(\overrightarrow{v}=\left(3;-\displaystyle\frac{5}{4}; 2\right)\).
a) Tìm tọa độ của \(\overrightarrow{u}\).
b) Biểu diễn \(\overrightarrow{v}\) theo các véc-tơ đơn vị \(\overrightarrow{i}, \overrightarrow{j}, \overrightarrow{k}\).
c) Tìm tọa độ của \(\overrightarrow{a}=2 \overrightarrow{u}+\displaystyle\frac{1}{3} \overrightarrow{v}\).
a) Vì \(\overrightarrow{u}=-2 \overrightarrow{i}+3 \overrightarrow{j}+\displaystyle\frac{3}{4} \overrightarrow{k}\) nên \(\overrightarrow{u}=\left(-2; 3; \displaystyle\frac{3}{4}\right)\).
b) Vì \(\overrightarrow{v}=\left(3;-\displaystyle\frac{5}{4}; 2\right)\) nên \(\overrightarrow{v}=3 \overrightarrow{i}-\displaystyle\frac{5}{4} \overrightarrow{j}+2 \overrightarrow{k}\).
c) Biểu diễn \(\overrightarrow{a}\) qua các véc-tơ đơn vị:
\(\begin{aligned}\overrightarrow{a}=\ &2 \overrightarrow{u}+\displaystyle\frac{1}{3} \overrightarrow{v}=2\left(-2 \overrightarrow{i}+3 \overrightarrow{j}+\displaystyle\frac{3}{4} \overrightarrow{k}\right)+\displaystyle\frac{1}{3}\left(3 \overrightarrow{i}-\displaystyle\frac{5}{4} \overrightarrow{j}+2 \overrightarrow{k}\right)\\ =\ &-3 \overrightarrow{i}+\displaystyle\frac{67}{12} \overrightarrow{j}+\displaystyle\frac{13}{6} \overrightarrow{k}.\end{aligned}\)
Vậy \(\overrightarrow{a}=\left(-3; \displaystyle\frac{67}{12}; \displaystyle\frac{13}{6}\right)\).
Câu 6:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai vectơ \(\overrightarrow{a}=(x_1;y_1;z_1)\) và \(\overrightarrow{b}=(x_2;y_2;z_2)\).
a) Hãy biểu diễn các vectơ \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{b}\) theo ba vectơ đơn vị \(\overrightarrow{i}\), \(\overrightarrow{j}\), \(\overrightarrow{k}\).
b) Tính \(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}\) theo \(\overrightarrow{i}\), \(\overrightarrow{j}\), \(\overrightarrow{k}\), từ đó tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}\).
a) Ta có
\(\overrightarrow{a}=(x_1;y_1;z_1)\Leftrightarrow \overrightarrow{a}=x_1\overrightarrow{i}+y_1\overrightarrow{j}+z_1\overrightarrow{k}\) và \(\overrightarrow{b}=(x_2;y_2;z_2)\Leftrightarrow \overrightarrow{b}=x_2\overrightarrow{i}+y_2\overrightarrow{j}+z_2\overrightarrow{k}\).
b) Ta lại có
\(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}=(x_1+x_2)\overrightarrow{i}+(y_1+y_2)\overrightarrow{j}+(z_1+z_2)\overrightarrow{k}\).
Suy ra, tọa độ của vectơ
\(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}=(x_1+x_2;y_1+y_2;z_1+z_2)\).
Câu 7:
Cho \(\overrightarrow{a}=(2;-1;5)\), \(\overrightarrow{b}=(0;3;-3)\) và \(\overrightarrow{c}=(1;4;-2)\). Tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{d}=2\overrightarrow{a}-\displaystyle\frac{1}{5}\overrightarrow{b}+3\overrightarrow{c}\).
Ta có
\(\begin{cases}\overrightarrow{a}=(2;-1;5)\\ \overrightarrow{b}=(0;3;-3)\\ \overrightarrow{c}=(1;4;-2)\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}2\overrightarrow{a}=(4;-2;10)\\ -\displaystyle\frac{1}{5}\overrightarrow{b}=\left(0;-\displaystyle\frac{3}{5};\displaystyle\frac{3}{5}\right)\\ 3\overrightarrow{c}=(3;12;-6)\end{cases} \Rightarrow \overrightarrow{d}=\left(7;\displaystyle\frac{47}{5};\displaystyle\frac{23}{5}\right)\).
Câu 8:
Cho \(\overrightarrow{u}=(2 ;-5 ; 3)\), \(\overrightarrow{v}=(0 ; 2 ;-1)\), \(\overrightarrow{w}=(1 ; 7 ; 2)\). Tìm toạ độ của véctơ \(\overrightarrow{a}=\overrightarrow{u}-4 \overrightarrow{v}-2 \overrightarrow{w}\).
Ta có
\(\overrightarrow{a} = \overrightarrow{u}-4 \overrightarrow{v}-2 \overrightarrow{w}\) \(=(2-4\cdot 0 - 2\cdot 1; -5 - 4\cdot 2 - 2 \cdot 7; 3 - 4\cdot (-1) - 2 \cdot 2)=(0;-27; 3).\)
Câu 9:
Cho hai véctơ \(\overrightarrow{a}=(0 ; 1 ; 3)\) và \(\overrightarrow{b}=(-2 ; 3 ; 1)\). Tìm toạ độ của véctơ \(2 \overrightarrow{b}-\displaystyle\frac{3}{2} \overrightarrow{a}\).
Ta có
\(2\overrightarrow{b}=(-4;6;2)\) và \(\displaystyle\frac{3}{2}\overrightarrow{a}=\left(0;\displaystyle\frac{3}{2};\displaystyle\frac{9}{2}\right)\).
Suy ra
\(2\overrightarrow{b}-\displaystyle\frac{3}{2} \overrightarrow{a} = \left(-4;\displaystyle\frac{9}{2};-\displaystyle\frac{5}{2}\right)\).
Câu 10:
Tính:
a) \(\overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}\) với \(\overrightarrow{a}=(5 ; 2 ;-4), \overrightarrow{b}=(4 ;-2 ; 2)\).
b) \(\overrightarrow{c} \cdot \overrightarrow{d}\) với \(\overrightarrow{c}=(2 ;-3 ; 4), \overrightarrow{d}=(6 ; 5 ;-3)\).
a) \(\overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}=5\cdot 4 + 2\cdot (-2) + (-4)\cdot 2 = 8\).
b) \(\overrightarrow{c} \cdot \overrightarrow{d}=2\cdot 6 + (-3)\cdot 5 + 4 \cdot (-3)=-15\).
Câu 11:
Trong không gian \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{p}=(3; -2; 1)\), \(\overrightarrow{q}=(6; -4; 2)\), \(\overrightarrow{r}=(2; 1; -3)\).
a) Tìm tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{c} =2\overrightarrow{p} - 3\overrightarrow{q} + \overrightarrow{r}\);.
b) Tìm hai véc-tơ cùng phương trong các véc-tơ đã cho.
a) Ta có \(2\overrightarrow{p} = (6; -4; 2)\), \(-3\overrightarrow{q} = (-18; 12; -6)\), \(\overrightarrow{r} = (2; 1; -3)\).
Suy ra \(\overrightarrow{c} = 2\overrightarrow{p} - 3\overrightarrow{q} + \overrightarrow{r} = (-10; 9; -7)\).
b) Ta có \(2\overrightarrow{p} = (6; -4; 2) = \overrightarrow{q}\), suy ra hai véc-tơ \(\overrightarrow{p}\), \(\overrightarrow{q}\) cùng phương.
Do \(\displaystyle\frac{3}{2} \ne \displaystyle\frac{-2}{1}\) nên \(\overrightarrow{p}\), \(\overrightarrow{r}\) không cùng phương.
Tương tự hai véc-tơ \(\overrightarrow{q}\), \(\overrightarrow{r}\) không cùng phương.
Câu 12:
Cho ba điểm véc-tơ \(\overrightarrow{a} = (3; 0; 1)\), \(\overrightarrow{b} = (1; -1; -2)\), \(\overrightarrow{c} = (2; 1; -1)\).
a) Tính \(\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}\), \(\overrightarrow{b}\cdot \overrightarrow{c}\).
b) Tính \(\left| \overrightarrow{a} \right|\), \(\left| \overrightarrow{b} \right|\), \(\cos \left(\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}\right)\).
c) Cho \(\overrightarrow{d} = (1; 7; -3)\). Chứng minh \(\overrightarrow{d} \perp \overrightarrow{a}\).
a) Ta có \(\overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b} = 3\cdot 1 + 0\cdot (-1) + 1\cdot (-2) = 1\) và \(\overrightarrow{b} \cdot \overrightarrow{c} = 1\cdot 2 + (-1)\cdot 1 + (-2)\cdot (-1) = 3\).
b) Ta có \(\left| \overrightarrow{a} \right| = \sqrt{3^2 + 0^2 + 1^2} = \sqrt{10}\), \(\left| \overrightarrow{b} \right| \sqrt{1^2 + (-1)^2 + (-2)^2} = \sqrt{6}\).
\(\cos \left(\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}\right) = \displaystyle\frac{\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}}{\left|\overrightarrow{a}\right| \cdot \left|\overrightarrow{b}\right|} = \displaystyle\frac{1}{\sqrt{10}\cdot \sqrt{6}} = \displaystyle\frac{\sqrt{15}}{60}\).
c) Ta có \(\overrightarrow{d}\cdot \overrightarrow{a} = 1\cdot 3 + 7 \cdot 0 + (-3)\cdot 1 = 0 \Rightarrow \overrightarrow{d} \perp \overrightarrow{a}\).
Câu 13:
Trong không gian \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{a}=(-1;2;3)\), \(\overrightarrow{b}=(3;1;-2)\), \(\overrightarrow{c}=(4;2;-3)\).
a) Tìm tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{u}=2\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}-3\overrightarrow{c}\).
b) Tìm tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{v}\) sao cho \(\overrightarrow{v}+2\overrightarrow{b}=\overrightarrow{a}+\overrightarrow{c}\).
a) Ta có \(2\overrightarrow{a}=(-2;4;6)\), \(3\overrightarrow{c}=(12;6;-9)\).
Suy ra \(\overrightarrow{u}=2\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}-3\overrightarrow{c}=(-11;-1;13)\).
b) Ta có \(2\overrightarrow{b}=(6;2;-4)\).
Khi đó \(\overrightarrow{v}=\overrightarrow{a}+\overrightarrow{c}-2\overrightarrow{b}=(-3;2;4)\).
Câu 14:
Trong không gian \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{a}=(3;2;-1)\), \(\overrightarrow{b}=(-2;1;2)\). Tính côsin của góc \((\overrightarrow{a},\overrightarrow{b})\).
Ta có
\(\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}=3\cdot (-2)+2\cdot 1+(-1)\cdot 2=-6\), \(|\overrightarrow{a}|=\sqrt{14}\), \(|\overrightarrow{b}|=3\).
Suy ra
\(\cos (\overrightarrow{a},\overrightarrow{b})=\displaystyle\frac{\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}}{|\overrightarrow{a}|\cdot |\overrightarrow{b}|}=\displaystyle\frac{6}{3\cdot \sqrt{14}}=\displaystyle\frac{\sqrt{14}}{7}\).
Câu 15:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai vectơ \(\overrightarrow{a}=(1;4;2)\) và \(\overrightarrow{b}=(-4;1;0)\).
a) Tính \(\overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}\) và cho biết hai vectơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\) có vuông góc với nhau hay không.
b) Tính độ dài của vectơ \(\overrightarrow{a}\).
a) Ta có \(\overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}=1 \cdot(-4)+4 \cdot 1+2 \cdot 0=0\).
Do đó, hai vectơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\) vuông góc với nhau.
b) Độ dài của vectơ \(\overrightarrow{a}\) là \(|\overrightarrow{a}|=\sqrt{1^2+4^2+2^2}=\sqrt{21}\).
Câu 16:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hai vectơ \(\overrightarrow{a}=(2;1;5)\) và \(\overrightarrow{b}=(2;2;1)\). Tìm toạ độ của mỗi vectơ sau:
a) \(\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}\);
b) \(3\overrightarrow{a}+2\overrightarrow{b}\).
a) Vì \(\overrightarrow{a}=(2;1;5)\) và \(\overrightarrow{b}=(2;2;1)\) nên \(\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}=(2-2;1-2;5-1)=(0;-1;4)\).
b) Ta có \(3\overrightarrow{a}=(3\cdot 2; 3\cdot 1; 3\cdot 5)=(6;3;15)\) và \(2\overrightarrow{b}=(2\cdot 2; 2\cdot 2; 2\cdot 1)=(4;4;2)\).
Do đó \(3\overrightarrow{a}+2\overrightarrow{b}=(6+4;3+4;15+2)=(10;7;17)\).
Câu 17:
Trong không gian, cho hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\) cùng có độ dài bằng \(1\). Biết rằng góc giữa hai véc-tơ đó là \(45^{\circ}\), hãy tính
a) \(\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}\);
b) \(\left( \overrightarrow{a}+3 \overrightarrow{b}\right) \cdot\left( \overrightarrow{a}-2 \overrightarrow{b}\right)\);
c) \(\left( \overrightarrow{a}+ \overrightarrow{b}\right)^2 \).
Ta có
\(\left| \overrightarrow{a}\right| =\left| \overrightarrow{b}\right| =1\), \(\left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b} \right) =45^\circ\).
a) \(\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}=\left| \overrightarrow{a}\right|\cdot \left| \overrightarrow{b}\right|\cos \left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b} \right)=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\).
b) \(\left( \overrightarrow{a}+3 \overrightarrow{b}\right) \cdot\left( \overrightarrow{a}-2 \overrightarrow{b}\right)=\left| \overrightarrow{a}\right|^2+\cdot\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}-6\left| \overrightarrow{b}\right|^2 =1+\cdot\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}-6=-5+\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\).
c) \(\left( \overrightarrow{a}+ \overrightarrow{b}\right)^2= \overrightarrow{a}^2+2\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}+\overrightarrow{b}^2=1+2\cdot\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}+1=2+\sqrt{2}\).
Câu 18:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(3;1;2)\), \(\overrightarrow{b}=(-3;0;4)\) và \(\overrightarrow{c}=(6;-1;0)\).
a) Tìm toạ độ của các véc-tơ \(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}+\overrightarrow{c}\) và \(2 \overrightarrow{a}-3 \overrightarrow{b}-5 \overrightarrow{c}\).
b) Tính các tích vô hướng \(\overrightarrow{a} \cdot\left(-\overrightarrow{b}\right)\) và \(\left(2 \overrightarrow{a}\right) \cdot \overrightarrow{c}\).
a) Ta có \(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}+\overrightarrow{c}=(3+(-3)+6; 1+0+(-1); 2+4+0)= (6;0;6)\).
Ta có \(2 \overrightarrow{a}=(2\cdot 3;2\cdot 1;2\cdot 2)=(6;2;4)\), \(3 \overrightarrow{b}=(3\cdot (-3);3\cdot 0; 3\cdot 4)=(-9;0;12)\) và \(5 \overrightarrow{c}=(5\cdot 6;5\cdot (-1);5\cdot 0)=( 30;-5;0)\)
nên \(2 \overrightarrow{a}-3 \overrightarrow{b}-5 \overrightarrow{c}=(6-(-9)-30;2-0-(-5);4-12-0)=(-15;7;-8)\).
b) Ta có \(-\overrightarrow{b}=(3;0;-4)\).
Do đó \(\overrightarrow{a} \cdot\left(-\overrightarrow{b}\right)=3\cdot 3+1\cdot 0+2\cdot (-4)=1\) và \(\left(2 \overrightarrow{a}\right) \cdot \overrightarrow{c}=6\cdot 6+2\cdot (-1)+4\cdot 0=34\).
Câu 19:
Trong không gian \( Oxyz \), cho các điểm \( A(4;2;-1)\), \( B(1;-1;2)\) và \( C(0;-2;3)\).
a) Tìm tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{AB}\) và tính độ dài đoạn thẳng \( AB \).
b) Tìm tọa độ điểm \( M \) sao cho \(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{CM}=\overrightarrow{0}\).
c) Tìm tọa độ điểm \( N \) thuộc mặt phẳng \( (Oxy)\), sao cho \( A \), \( B \), \( N \) thẳng hàng.
a) \(\overrightarrow{AB}=(-3;-3;3)\) suy ra \( AB=\sqrt{(-3)^{2}+(-3)^{2}+3^{2}}=3\sqrt{3}\).
b) Gọi \( M(a;b;c)\).
\(\overrightarrow{AB}=(-3;-3;3)\), \(\overrightarrow{CM}=(a;b+2;c-3)\).
\(\Rightarrow \overrightarrow{AB}+\overrightarrow{CM}=\overrightarrow{0}\Leftrightarrow\begin{cases}a-3=0\\b-1=0\\c=0\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}a=3\\b=1\\c=0\end{cases}\) suy ra \( M(3;1;0)\).
c) Ta có \( N\in (Oxy) \Rightarrow N(a;b;0)\).
\(\overrightarrow{AB}=(-3;-3;3)\), \(\overrightarrow{BN}=(a-1;b+1;-2)\).
Để \( A \), \( B \), \( N \) thẳng hàng thì \(\displaystyle\frac{a-1}{-3}=\displaystyle\frac{b+1}{-3}=\displaystyle\frac{2}{-3} \Leftrightarrow \begin{cases}a-1=2\\b+1=2\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}a=3\\b=1.\end{cases}\)
Suy ra \( N(3;1;0)\).
Câu 20:
Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(M(-4;3;3)\), \(N(4;-4;2)\) và \(P(3;6;-1)\).
a) Tìm toạ độ của các vectơ \(\overrightarrow{MN}\), \(\overrightarrow{MP}\), từ đó chứng minh rằng ba điểm \(M\), \(N\), \(P\) không thẳng hàng.
b) Tìm toạ độ của vectơ \(\overrightarrow{NM}+\overrightarrow{NP}\), từ đó suy ra toạ độ của điểm \(Q\) sao cho tứ giác \(MNPQ\) là hình bình hành.
c) Tính chu vi của hình bình hành \(MNPQ\).
a) Ta có \(\overrightarrow{MN}=\left(4-(-4);-4-3;2-3\right)=(8;-7;-1)\) và \(\overrightarrow{MP}=(3-(-4);6-3;-1-3)=(7;3;-4)\).
Ta có \(\displaystyle\frac{8}{7}\neq \displaystyle\frac{-7}{3}\neq \displaystyle\frac{-1}{-4}\). Do đó \(\overrightarrow{MN}\) không cùng phương với \(\overrightarrow{MP}\).
Vậy ba điểm \(M\), \(N\), \(P\) không thẳng hàng.
b) Ta có \(\overrightarrow{NM}=-\overrightarrow{MN}=(-8;7;1)\); \(\overrightarrow{NP}=(3-4;6-(-4);-1-2)=(-1;10;-3)\).
Khi đó \(\overrightarrow{NM}+\overrightarrow{NP}=((-8)+(-1);7+10;1+(-3))=(-9;17;-2)\).
Xét hình bình hành \(MNPQ\) có \(\overrightarrow{NM}+\overrightarrow{NP}=\overrightarrow{NQ}\) (quy tắc hình bình hành).
Suy ra \(\begin{cases} x_Q=-9+4=-5 \\ y_Q=17+(-4)=13 \\ z_Q=-2+2=0.\end{cases}\)
Vậy \(Q(-5;13;0)\).
c) Ta có \(MN=\left|\overrightarrow{MN}\right|=\sqrt{8^2+(-7)^2+(-1)^2}=\sqrt{114}\).
\(NP=\left|\overrightarrow{NP}\right|=\sqrt{(-1)^2+10^2+(-3)^2}=\sqrt{110}\).
Chu vi của hình bình hành \(MNPQ\) là
\(P_{MNPQ} =MN+NP+PQ+QM=2(MN+NP)\) \(=2\left(\sqrt{114}+\sqrt{110}\right)\approx 42,33\).
Câu 21:
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật và \(SA\) vuông góc với mặt phẳng \((ABCD)\). Giả sử \(SA=2\), \(AB=3\), \(AD=4\). Xét hệ toạ độ \(Oxyz\) với \(O\) trùng \(A\) và các tia \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\) lần lượt trùng với các tia \(AB\), \(AD\), \(AS\).
a) Xác định toạ độ của các điểm \(S\), \(A\), \(B\), \(C\), \(D\).
b) Tính \(BD\) và \(SC\).
c) Tính \((\overrightarrow{BD}, \overrightarrow{SC})\).
a) Vì \(A\) trùng gốc toạ độ nên \(A(0;0;0)\).
Vì \(B\) thuộc tia \(Ox\) và \(AB=3\) nên \(B(3;0;0)\).
Vì \(D\) thuộc tia \(Oy\) và \(AD=4\) nên \(D(0;4;0)\).
Vì \(S\) thuộc tia \(Oz\) và \(AS=2\) nên \(S(0;0;2)\).
Vì hình chiếu của \(C\) lên các trục \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\) lần lượt là \(B\), \(D\), \(A\) nên \(C(3 ; 4 ; 0)\).
b) Ta có \(\overrightarrow{BD}=(0-3;4-0;0-0)=(-3;4;0)\), suy ra \(BD=|\overrightarrow{BD}|=\sqrt{(-3)^2+4^2+0^2}=5\).
Ta có \(\overrightarrow{SC}=(3-0;4-0;0-2)=(3;4;-2)\), suy ra \(SC=|\overrightarrow{SC}|=\sqrt{3^2+4^2+(-2)^2}=\sqrt{29}\).
c) Ta có \(\cos (\overrightarrow{BD}, \overrightarrow{SC})=\displaystyle\frac{\overrightarrow{BD}\cdot \overrightarrow{SC}}{|\overrightarrow{BD}| \cdot|\overrightarrow{SC}|}=\displaystyle\frac{(-3) \cdot 3+4 \cdot 4+0 \cdot(-2)}{5 \sqrt{29}}=\displaystyle\frac{7}{5\sqrt{29}}\).
Suy ra \((\overrightarrow{BD}, \overrightarrow{SC}) \approx 74{,}9^\circ\).
Câu 22:
Trong không gian \(Oxyz\), cho bốn điểm \(A\left(1;0;0\right), B\left(0;1;0\right),C\left(0;0;1\right), D\left(2;-1;1\right)\). Tính góc giữa hai véctơ \(\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{CD}\).
Ta có
\(\overrightarrow{AB}=\left(-1;1;0\right),\overrightarrow{CD}=\left(2;-1;0\right)\).
\(\Rightarrow \cos\left(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{CD}\right)=\displaystyle\frac{\overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{CD}}{\left|\overrightarrow{AB}\right|\cdot\left|\overrightarrow{CD}\right|}=\displaystyle\frac{-3}{\sqrt{10}}\).
Vậy \(\left(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{CD}\right)\approx 161^\circ\).
Câu 23:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có đỉnh \(A\) trùng với gốc toạ độ \(O\), các đỉnh \(B\), \(D\), \(A'\) tương ứng thuộc các tia \(Ox, Oy, Oz\) và \(AB=1\), \(AD=2\), \(AA'=3\).
a) Tìm toạ độ các đỉnh của hình hộp.
b) Tìm điểm \(E\) trên đường thẳng \(DD'\) sao cho \(B'E\perp A'C\).
a) Tìm toạ độ các đỉnh của hình hộp.
\(B\left(1;0;0\right), D\left(0;2;0\right), A'\left(0;0;3\right)\).
\(C\in\left(Oxy\right)\Rightarrow C\left(1;2;0\right);D'\in(Oyz)\Rightarrow D'\left(0;2;3\right);B'\in (Oxz)\Rightarrow B'\left(1;0;3\right)\).
\(\overrightarrow{CC'}=\overrightarrow{AA'}\Rightarrow C'\left(1;2;3\right)\).
b) Tìm điểm \(E\) trên đường thẳng \(DD'\) sao cho \(B'E\perp A'C\).
Điểm \(E\) trên đường thẳng \(DD'\) nên \( E\left(0;2;z\right)\).
\(\overrightarrow{B'E}=\left(-1;2;z-3\right);\overrightarrow{A'C}=\left(1;2;-3\right)\).
\(B'E\perp A'C\Leftrightarrow \overrightarrow{B'E}\cdot \overrightarrow{A'C}\Leftrightarrow -1+4-3\cdot\left(z-3\right)=0\Leftrightarrow z=4\).
Vậy \(E\left(0;2;4\right)\).
}
Câu 24:
Trong không gian \( Oxyz \), cho các điểm \( A(2;-1;3)\), \( B(1;1;-1)\) và \( C(-1;0;2)\).
a) Tìm tọa độ trọng tâm \( G \) của tam giác \( ABC \).
b) Tìm tọa độ điểm \( M \) thuộc trục \( Oz \) sao cho đường thẳng \( BM \) vuông góc với đường thẳng \( AC \).
a) Gọi \( G(x;y;z)\) là trọng tâm \(\triangle ABC \). Khi đó
\(\begin{cases}x=\displaystyle\frac{2+1+(-1)}{3}=\displaystyle\frac{2}{3}\\y=\displaystyle\frac{-1+1+0}{3}=0\\z=\displaystyle\frac{3-1+2}{3}=\displaystyle\frac{4}{3}\end{cases}\) suy ra \( G\left(\displaystyle\frac{2}{3};0;\displaystyle\frac{4}{3}\right)\).
b) Ta có \( M\in Oz \Rightarrow M(0;0;c)\).
\(\overrightarrow{BM}=(-1;-1;c+1)\), \(\overrightarrow{AC}=(-3;1;-1)\).
Vì \( BM\perp AC \Rightarrow \overrightarrow{BM}\cdot \overrightarrow{AC}=0\) hay
\((-1)\cdot (-3) +(-1)\cdot 1 + (1+c) \cdot (-1)=0\Leftrightarrow c=1\).
Vậy \( M(0;0;1)\).
Câu 25:
Trong không gian \(Oxyz\), cho tam giác \(ABC\) có \(A(1;0;1)\), \(B(0;-3;1)\) và \(C(4;-1;4)\).
a) Tìm toạ độ trọng tâm của tam giác \(ABC\).
b) Chứng minh rằng \(\widehat{BAC}=90^{\circ}\).
c) Tính \(\widehat{ABC}\).
a) Gọi \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\).
Ta có tọa độ của điểm \(G\) là \(\left(\displaystyle\frac{1+0+4}{3};\displaystyle\frac{0+(-3)+(-1)}{3};\displaystyle\frac{1+1+4}{3}\right)\), suy ra \(G\left(\displaystyle\frac{5}{3};-\displaystyle\frac{4}{3};2\right)\).
b) Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-1;-3;0)\) và \(\overrightarrow{AC}=(3;-1;3)\).
Khi đó \(\overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{AC}=(-1)\cdot 3+(-3)\cdot (-1)+0\cdot 3=0\).
Do đó hai véc-tơ \(\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{AC}\) vuông góc với nhau.
Vậy \(\widehat{BAC}=90^{\circ}\).
c) Ta có \(\overrightarrow{BA}=(1;3;0) \Rightarrow \left|\overrightarrow{BA}\right|=\sqrt{1^2+3^2+0^2}=\sqrt{10}\). \(\overrightarrow{BC}=(4;2;3)\Rightarrow \left|\overrightarrow{BC}\right|=\sqrt{4^2+2^2+3^2}=\sqrt{29}\).
Ta có \(\cos \left(\overrightarrow{BA},\overrightarrow{BC}\right)=\displaystyle\frac{\overrightarrow{BA}\cdot \overrightarrow{BC}}{\left|\overrightarrow{BA}\right| \cdot \left|\overrightarrow{BC}\right|}=\displaystyle\frac{1\cdot 4+3\cdot 2+0\cdot 3}{\sqrt{10}\cdot\sqrt{29}}=\displaystyle\frac{\sqrt{290}}{29}\).
Suy ra \(\widehat{ABC}=\left(\overrightarrow{BA},\overrightarrow{BC}\right)\approx 54^{\circ}\).
Câu 26:
Trong không gian \(Oxyz\), cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(A(4;6;-5)\), \(B(5;7;-4), C(5;6;-4),D'(2;0;2)\). Tìm tọa độ các đỉnh còn lại của hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\).
Ta có \(\overrightarrow{AD}=\overrightarrow{BC}\Leftrightarrow \begin{cases}x_D=x_A-x_B+x_C\\y_D=y_A-y_B+y_C\\z_D=z_A-z_B+z_C\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x_D=4\\y_D=5\\z_D=-5\end{cases}\).
Suy ra \(D(4;5;-5)\).
Do đó \(\overrightarrow{DD'}=(2-4;0-5;2-(-5)) =(-2;-5;7)\).
Theo tính chất của hình hộp ta có
\(\overrightarrow{AA'}=\overrightarrow{BB'}=\overrightarrow{CC'}=\overrightarrow{DD'}=(-2;-5;7)\).
Suy ra tọa độ đỉnh còn lại của hình hộp là \(A'=(2;1;2)\), \(B'(3;2;3)\), \(C'(3;1;3)\).
Câu 27:
Trong không gian \(Oxyz\), cho \(A(1;0;0)\), \(B(0;0;1)\) và \(C(2;1;1)\).
a) Chứng minh rằng \(A\), \(B\), \(C\) không thẳng hàng.
b) Tính chu vi của tam giác \(ABC\).
c) Tính \(\cos \widehat{ABC}\).
a) Ta có \(\overrightarrow{BA}=(1;0;-1)\), \(\overrightarrow{BC}=(2;1;0)\). Suy ra \(\overrightarrow{BA}=(1;0;-1)\ne k\overrightarrow{BC}=(2k;k;0)\) với mọi \(k\in \mathbb{R}\). Vậy ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) không thẳng hàng.
b) Ta thấy
\(BA=\sqrt{1^2+0^2+(-1)^2}=\sqrt{2}\), \(BC=\sqrt{2^2+1^2+0^2}=\sqrt{5}\), \(AC=\sqrt{1^2+1^2+1^2}=\sqrt{3}\).\\
Vậy chu vi của tam giác \(ABC\) bằng \(\sqrt{2}+\sqrt{3}+\sqrt{5}\).
c) Ta có
\(\cos \widehat{ABC}=\cos \left(\overrightarrow{BA}, \overrightarrow{BC}\right)=\displaystyle\frac{\overrightarrow{BA}\cdot \overrightarrow{BC}}{\left|\overrightarrow{BA}\right|\cdot \left|\overrightarrow{BC}\right|}=\displaystyle\frac{1\cdot 2+0\cdot 1+(-1)\cdot 0}{\sqrt{2}\cdot \sqrt{5}}=\displaystyle\frac{2}{\sqrt{10}}=\displaystyle\frac{\sqrt{10}}{5}.\)
Câu 28:
Trong không gian \(Oxyz\), cho \(A(-2;3;0)\), \(B(4;0;5)\), \(C(0;2;-3)\).
a) Chứng minh rằng ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) không thẳng hàng.
b) Tính chu vi tam giác \(ABC\).
c) Tìm tọa độ trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC\).
d) Tính \(\cos \widehat{BAC}\).
a) Ta có
\(\overrightarrow{AB}=(6;-3;5)\), \(\overrightarrow{AC}=(2;-1;-3)\).
Suy ra \(\overrightarrow{AB}\ne k\overrightarrow{AC}\) với mọi \(k\in \mathbb{R}\).
Vậy ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) không thẳng hàng.
b) Ta có
\(AB=\sqrt{6^2+(-3)^2+5^2}=\sqrt{65}\), \(AC=\sqrt{14}\), \(BC=\sqrt{(0-4)^2+(2-0)^2+(-3-5)^2}=2\sqrt{21}\).
Suy ra chu vi của tam giác \(ABC\) bằng \(AB+AC+BC=\sqrt{65}+\sqrt{14}+2\sqrt{21}\approx 20{,}96\).
c) Ta có \(G\) là trọng tâm của tam giác \(ABC\) suy ra
\(\begin{cases}x_G=\displaystyle\frac{-2+4+0}{3}=\displaystyle\frac{2}{3}\\ y_G=\displaystyle\frac{3+0+2}{3}=\displaystyle\frac{5}{3}\\z_G=\displaystyle\frac{0+5+(-3)}{3}=\displaystyle\frac{2}{3}.\end{cases}\)
Vậy \(G\left(\displaystyle\frac{2}{3};\displaystyle\frac{5}{3};\displaystyle\frac{2}{3}\right)\).
d) Ta có
\(\cos \widehat{BAC}=\cos (\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC})=\displaystyle\frac{\overrightarrow{AB}\cdot \overrightarrow{AC}}{AB\cdot AC}=\displaystyle\frac{6\cdot 2+(-3)\cdot (-1)+5\cdot (-3)}{\sqrt{65}\cdot \sqrt{14}}=0\).
Câu 29:
Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\), biết \(A(1;0;1)\), \(B(2;1;2)\), \(D(1;-1;1)\), \(C'(4;5;-5)\). Hãy chỉ ra tọa độ của một véc-tơ khác \(\overrightarrow{0}\) vuông góc với cả hai véc-tơ trong mỗi trường hợp sau
a) \(\overrightarrow{AC}\) và \(\overrightarrow{B'D'}\).
b) \(\overrightarrow{AC'}\) và \(\overrightarrow{BD}\).
a) Do \(ABCD\) là hình bình hành nên \(\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{DC}\)\\
\(\Leftrightarrow \begin{cases}2-1=x_C-1\\1-0=y_C-(-1)\\2-1=z_C-1\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x_C=2\\y_C=0\\z_C=2\end{cases}\Rightarrow C(2;0;2)\).
Do \(BB'C'C\) là hình bình hành nên \(\overrightarrow{BB'}=\overrightarrow{CC'}\)
\(\Leftrightarrow \begin{cases}x_{B'}-2=4-2\\y_{B'}-1=5-0\\z_{B'}-2=-5-2\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x_{B'}=4\\y_{B'}=6\\z_{B'}=-5\end{cases}\Rightarrow B'(4;6;-5)\).
Mặt khác \(DD'C'C\) là hình bình hành nên \(\overrightarrow{DD'}=\overrightarrow{CC'}\)
\(\Leftrightarrow \begin{cases}x_{D'}-1=4-2\\y_{D'}-(-1)=5-0\\z_{D'}-1=-5-2\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x_{D'}=3\\y_{D'}=4\\z_{D'}=-6\end{cases}\Rightarrow D'(3;4;-6)\).
Ta có \(\overrightarrow{AC}=(1;0;1)\), \(\overrightarrow{B'D'}=(-1;-2;-1)\) và \(\overrightarrow{u}=\left[\overrightarrow{AC},\overrightarrow{B'D'}\right]=(2;0;-2)\).
Suy ra \(\overrightarrow{u}=(2;0;-2)\ne \overrightarrow{0}\) vuông góc với cả hai véc-tơ \(\overrightarrow{AC}\), \(\overrightarrow{B'D'}\).
+) Ta có \(\overrightarrow{AC'}=(2;4;-7)\), \(\overrightarrow{BD}=(-1;-2;-1)\) và \(\overrightarrow{v}=\left[\overrightarrow{AC'},\overrightarrow{BD}\right]=(-18;9;0)\).
Suy ra \(\overrightarrow{v}=(-18;9;0)\ne \overrightarrow{0}\) vuông góc với cả hai véc-tơ \(\overrightarrow{AC'}\), \(\overrightarrow{BD}\).
Câu 30:
Trong không gian \(Oxyz\), cho \(A(2;0;-3)\), \(B(0;-4;5)\) và \(C(-1;2;0)\).
a) Chứng minh rằng ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) không thẳng hàng.
b) Tìm tọa độ của điểm \(D\) sao cho tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành.
c) Tìm tọa độ trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC\).
d) Tính chu vi của tam giác \(ABC\).
e) Tính \(\cos \widehat{BAC}\).
a) Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-2;-4;8)\), \(\overrightarrow{AC}=(-3;2;3)\).
Khi đó \(\overrightarrow{AB}\ne k\overrightarrow{AC}\) với mọi \(k\in \mathbb{R}\) nên \(\overrightarrow{AB}\), \(\overrightarrow{AC}\) không cùng phương.
Vậy ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) không thẳng hàng.
b) Tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành khi và chỉ khi
\(\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{DC}\Leftrightarrow \begin{cases}-2=-1-x_D\\-4=2-y_D\\8=0-z_D\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x_D=-1\\y_D=6\\z_D=2.\end{cases}\)
Vậy \(D(-1;6;2)\).
c) Tọa độ trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC\) là
\(G\left(\displaystyle\frac{1}{3};\displaystyle\frac{-2}{3};\displaystyle\frac{2}{3}\right).\)
d) Ta có
\(\overrightarrow{AB}=(-2;-4;8)\Rightarrow AB=2\sqrt{21};\)
\(\overrightarrow{AC}=(-3;2;3)\Rightarrow AC=\sqrt{22};\)
\(\overrightarrow{BC}=(-1;6;-5)\Rightarrow BC=\sqrt{62}.\)
Suy ra chu vi của tam giác \(ABC\) bằng \(AB+AC+BC=2\sqrt{21}+\sqrt{22}+\sqrt{62}\approx 21{,}73\).
+) Ta có
\(\cos \widehat{BAC}=\cos \left(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right)=\displaystyle\frac{\overrightarrow{AB}\cdot \overrightarrow{AC}}{AB\cdot AC}\) \(=\displaystyle\frac{(-2)\cdot (-3)+(-4)\cdot 2+8\cdot 3}{2\sqrt{21}\cdot \sqrt{22}}=\displaystyle\frac{\sqrt{462}}{42}.\)
Câu 31:
Cho tam giác \(ABC\) có \(A(7; 3; 3)\), \(B(1; 2; 4)\), \(C(2; 3; 5)\).
a) Tìm toạ độ điểm \(H\) là chân đường cao kẻ từ \(A\) của tam giác \(ABC\).
b) Tìm độ dài cạnh \(AB\) và \(AC\).
c) Tính góc \(A\).
a) Ta có \(\overrightarrow{BC} = (1; 1; 1)\).
Gọi \(H(x; y; z)\) là chân đường cao của tam giác \(ABC\) kẻ từ \(A\).
Suy ra \(\overrightarrow{BH} = (x-1; y-2; z-4)\).
\(\overrightarrow{BH}\) cùng phương với \(\overrightarrow{BC}\), do đó \(x-1 = t\); \(y-2 = t\); \(z-4=t\). Suy ra \(H(1+t; 2+t; 4+t)\).
Ta có \(\overrightarrow{AH} = (x_H-x_A; y_H-y_A; z_H-z_A) = (t-6; t-1; t+1)\).
\(\overrightarrow{AH} \perp \overrightarrow{BC} \Leftrightarrow \overrightarrow{AH}\cdot \overrightarrow{BC} = 0 \Leftrightarrow t-6 + t-1 + t+ 1 =0\Leftrightarrow 3t =6 \Leftrightarrow t =2\).
Suy ra \(H(3; 4; 6)\).
b) Ta có \(\overrightarrow{AB} = (-6; -1; 1)\); \(\overrightarrow{AC} = (-5; 0; 2)\).
Suy ra \(AB = \sqrt{(-6)^2 + (-1)^2 + 1^2} = \sqrt{38}\) và \(AC = \sqrt{(-5)^2+0^2 +2^2} = \sqrt{29}\).
c) \(\cos A = \displaystyle\frac{\overrightarrow{AB} \cdot \overrightarrow{AC}}{AB \cdot AC} = \displaystyle\frac{30+0+2}{\sqrt{38}\cdot \sqrt{29}} = \displaystyle\frac{32}{\sqrt{38\cdot 29}} \Rightarrow \widehat{A} \approx 15{,}43^\circ\).
Câu 32:
Cho ba điểm \(A(3 ; 3 ; 3)\), \(B(1 ; 1 ; 2)\) và \(C(5 ; 3 ; 1)\).
a) Tìm điểm \(M\) trên trục \(O y\) cách đều hai điểm \(B\), \(C\).
b) Tìm điểm \(N\) trên mặt phẳng \((O x y)\) cách đều ba điểm \(A\), \(B\), \(C\).
a) Do \(M\) nằm trên trục \(Oy\) nên đặt \(M(0;y;0)\) là điểm cần tìm. Điểm \(M\) cách đều hai điểm \(B\), \(C\) khi và chỉ khi
\begin{align*}MB = MC\Leftrightarrow\ &MB^2 = MC^2\\ \Leftrightarrow\ &(1-0)^2 + (1-y)^2 +(2-0)^2 = (5-0)^2 + (3-y)^2 + (1-0)^2 \\ \Leftrightarrow\ &4y = 29 \Leftrightarrow y = \displaystyle\frac{29}{4}.\end{align*}
Vậy điểm \(M\) cần tìm là \(M\left(0;\displaystyle\frac{29}{4};0\right)\).
b) Do \(N\) nằm trên mặt phẳng \((Oxy)\) nên đặt \(N(x;y;0)\) là điểm cần tìm. Điểm \(N\) cách đều ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) khi và chỉ khi
\begin{align*}&NA=NB=NC\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases} NA = NB \\ NA = NC\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} NA^2=NB^2 \\ NA^2 = NC^2\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases} (3-x)^2 + (3-y)^2 +(3-0)^2 = (1-x)^2 + (1-y)^2 + (2-0)^2 \\ (3-x)^2 + (3-y)^2 +(3-0)^2 = (5-x)^2 + (3-y)^2 + (1-0)^2\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases} -4x - 4y = -21 \\ 4x = 8\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x = 2\\ y = \displaystyle\frac{13}{4}.\end{cases}\end{align*}
Vậy điểm \(N\) cần tìm là \(N\left(2;\displaystyle\frac{13}{4};0\right)\).
Câu 33:
Cho ba điểm \(A(0 ; 1 ; 2)\), \(B(1 ; 2 ; 3)\), \(C(1 ;-2 ;-5)\). Gọi \(M\) là điểm nằm trên đoạn thẳng \(BC\) sao cho \(MB=3MC\). Tính độ dài đoạn thẳng \(AM\).
\(M\) là điểm nằm trên đoạn thẳng \(B C\) sao cho \(M B=3 M C\) nên ta có
\[\overrightarrow{BC}=4\overrightarrow{MC}\Leftrightarrow
\begin{cases}1-1 = 4 \cdot \left(1-x_M\right)\\ -2-2=4\cdot \left(-2-y_M\right)\\ -5-3=4\cdot \left(-5-z_M\right)\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x_M = 1\\ y_M=-1\\ z_M = -3.\end{cases}\]
Vậy \(M(1;-1;-3)\) và \(AM = \sqrt{(1-0)^2 + (-1-1)^2 + (-3-2)^2}=\sqrt{30}\).
Câu 34:
Cho hai điểm \(A(1 ; 2 ;-1)\), \(B(0 ;-2 ; 3)\).
a) Tính độ dài đường cao \(AH\) hạ từ đỉnh \(A\) của tam giác \(OAB\) với \(O\) là gốc toạ độ.
b) Tính diện tích tam giác \(OAB\).
a) Gọi \(H(x;y;z)\) là chân đường cao hạ từ đỉnh \(A\) của tam giác \(OAB\).
Suy ra \(\overrightarrow{OH}=(x;y;z)\).
Do \(\overrightarrow{OH}\) cùng phương với \(\overrightarrow{OB}=(0;-2;3)\) nên ta có \(x=0\); \(y=-2t\); \(z=3t\) (\(t\in\mathbb{R}\)), suy ra \(H(0;-2t;3t)\).
Ta có \(\overrightarrow{AH}=(-1;-2t-2;3t+1)\).
Do \(AH\perp OB\) nên \(\overrightarrow{AH}\perp \overrightarrow{OB}\), suy ra
\[\overrightarrow{AH}\cdot \overrightarrow{OB}=0 \Leftrightarrow (-1)\cdot 0 + (-2t-2)\cdot (-2) + (3t+1)\cdot 3 = 0 \Leftrightarrow t = -\displaystyle\frac{7}{13}.\]
Vậy \(H\left( 0; \displaystyle\frac{14}{13};-\displaystyle\frac{21}{13}\right)\).
b) Ta có \(\overrightarrow{AH} = \left(-1;-\displaystyle\frac{12}{13};-\displaystyle\frac{8}{13}\right)\) và \(AH = \sqrt{(-1)^2+\left(-\displaystyle\frac{12}{13}\right)^2 + \left(-\displaystyle\frac{8}{13}\right)^2}=\displaystyle\frac{\sqrt{377}}{13}\).
\(OB=\sqrt{0^2+(-2)^2+3^2}=\sqrt{13}\).
Diện tích tam giác \(O A B\) bằng
\[\displaystyle\frac{1}{2}AH\cdot OB = \displaystyle\frac{1}{2}\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{377}}{13}\cdot \sqrt{13}=\displaystyle\frac{\sqrt{29}}{2}.\]
Câu 1:
Một thiết kế cơ khí trong hình bên trái được biểu diễn trong không gian \(Oxyz\) như hình bên phải.
a) Hãy vẽ ba véc-tơ đơn vị \(\overrightarrow{i}\), \(\overrightarrow{j}\), \(\overrightarrow{k}\) lần lượt trên ba trục toạ độ \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\) (mỗi véc-tơ đơn vị có độ dài bằng \(1\) m).
b) Biểu diễn các véc-tơ \(\overrightarrow{OC}\), \(\overrightarrow{OB}\), \(\overrightarrow{OA}\), \(\overrightarrow{AB}\) theo \(\overrightarrow{i}\), \(\overrightarrow{j}\), \(\overrightarrow{k}\).
a) Ta có: \(\overrightarrow{OC}=2\overrightarrow{i}; \overrightarrow{OB}=2\overrightarrow{i}+3\overrightarrow{j}; \overrightarrow{OA}=2\overrightarrow{j}+5\overrightarrow{k}\).
b) Do đó: \(\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{OB}-\overrightarrow{OA}=(2\overrightarrow{i}+3\overrightarrow{j})-(2\overrightarrow{j}+5\overrightarrow{k})=2\overrightarrow{i}+\overrightarrow{j}-5\overrightarrow{k}\).
Câu 2:
Một máy bay đang cất cánh từ phi trường. Với hệ toạ độ \(Oxyz\) được thiết lập như hình.
Cho biết \(M\) là vị trí của máy bay, \(OM=14\), \(\widehat{NOB}=32^\circ\), \(\widehat{MOC}=65^\circ\).
Tính toạ độ điểm \(M\).
Vì \(N\in(Oxy)\) nên \(N(x; y; 0)\).
Xét tam giác \(NBO\) vuông tại \(B\), ta có: \(\tan 32^\circ=\displaystyle\frac{NB}{OB}=\displaystyle\frac{x}{y}\) và \(x^2+y^2=ON^2\).
Xét tam giác \(OMC\) có \(ON=MC=OM.\sin 65^\circ=14.\sin 65^\circ\approx 12,67\).
Ta có hệ phương trình:
\(\heva{& \displaystyle\frac{x}{y}=\tan 32^\circ\\ & x^2+y^2=12,67^2\\ } \Leftrightarrow \heva{& x\approx 0,62y\\ & (0,62y)^2+y^2=12,67^2}\Leftrightarrow \heva{& x\approx 6,68\\&y\approx10,77}\).
Suy ra \(N(6,68; 10,77; 0)\). Do đó \(\overrightarrow{ON}= 6,68 \overrightarrow{i}+10,77\overrightarrow{j}\).
Xét tam giác \(OMC\) vuông tại \(C\), ta có: \(OC=OM.\cos 65^\circ=14.\cos 65^\circ\approx 5,92.\)
Suy ra \(C(0;0;5,92)\).Do đó \(\overrightarrow{OC}=5,92\overrightarrow{k}\).
Ta có \(\overrightarrow{OM}=\overrightarrow{ON}+\overrightarrow{OC}=6,68\overrightarrow{i}+10,77\overrightarrow{j}+5,92\overrightarrow{k}\).
Vậy \(M(6,68; 10,77; 5,92)\).
Câu 3:
Một chậu cây được đặt trên một giá đỡ có bốn chân với điểm đặt \(S(0; 0; 20)\) và các điểm chạm mặt đất của bốn chân lần lượt là \(A(20; 0; 0)\), \(B(0; 20; 0)\), \(C(-20; 0; 0)\), \(D(0; -20; 0)\) (đơn vị cm). Cho biết trọng lực tác dụng lên chậu cây có độ lớn \(40\)(N) và được phân bố thành bốn lực \(\overrightarrow{F_1}\), \(\overrightarrow{F_2}\), \(\overrightarrow{F_3}\), \(\overrightarrow{F_4}\) có độ lớn bằng nhau như hình.
Tìm toạ độ của các lực nói trên (mỗi centimét biểu diễn 1 N).
Tứ giác \(ABCD\) có hai đường chéo bằng nhau và vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường nên là hình vuông.
Ta có \(\overrightarrow{SA} = (20; 0; -20)\), \(\overrightarrow{SB} = (0; 20; -20)\), \(\overrightarrow{SC} = (-20; 0; -20)\) , \(\overrightarrow{SD} = (0; -20; -20)\).
Suy ra \(SA = SB = SC = SD = 20\sqrt{2}\). Do đó \(S.ABCD\) là hình chóp tứ giác đều.
Các véctơ \(\overrightarrow{F_1}\), \(\overrightarrow{F_2}\), \(\overrightarrow{F_3}\), \(\overrightarrow{F_4}\) có điểm đầu tại \(S\) và điểm cuối lần lượt là \(A'\), \(B'\), \(C'\), \(D'\).
Ta có \(SA' = SB' = SC' = SD'\) nên \(S.A'B'C'D'\) cũng là hình chóp tứ giác đều.
Gọi \(\overrightarrow{F} \) là trọng lực tác dụng lên chậu cây và \(O'\) là tâm của hình vuông \(A'B'C'D'\). Ta có
\( \overrightarrow{F} =\overrightarrow{F_1} + \overrightarrow{F_2}+ \overrightarrow{F_3}+ \overrightarrow{F_4} = \overrightarrow{SA'} + \overrightarrow{SB'}+ \overrightarrow{SC'}+ \overrightarrow{SD'} = 4\overrightarrow{SO'}.\)
Ta có \(\left| \overrightarrow{F} \right| =40\), suy ra \(\left| \overrightarrow{SO'} \right| = SO' = 10\).
Do tam giác \(SO'A'\) vuông cân nên \(SA' = \sqrt{2}SO' = 10\sqrt{2}\).
Suy ra \(\overrightarrow{F_1} = \overrightarrow{SA'} = \displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{SA} = (10; 0; -10)\).
Chứng minh tương tự ta cũng có
\( \overrightarrow{F_2} = \displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{SB} = (0; 10; -10), \overrightarrow{F_3} = \displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{SC} = (-10; 0; -10), \overrightarrow{F_4} = \displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{SD} = (0; -10; -10). \)
Câu 4:
Một thiết bị thăm dò đáy biển đang lặn với vận tốc \(\overrightarrow{v} = (10; 8 ; -3)\) (hình vẽ bên).
Cho biết vận tốc của dòng hải lưu của vùng biển là \(\overrightarrow{w} = \left( \displaystyle\frac{7}{2}; 1; 0\right)\).
a) Tìm tọa độ của véc-tơ tổng hai vận tốc \(\overrightarrow{v}\) và \(\overrightarrow{w}\).
b) Giả sử thiết bị thăm dò lặn với vận tốc \(\overrightarrow{u} = (7; 2; 0)\), hãy nêu nhận xét về véc-tơ vận tốc của nó so với véc-tơ vận tốc của dòng hải lưu.
a) Tọa độ của véc-tơ tổng là
\(\overrightarrow{v}+ \overrightarrow{w} = \left(\displaystyle\frac{27}{2}; 9; -3\right). \)
b) Ta thấy \(\overrightarrow{u} = 2\overrightarrow{w}\), nên véc-tơ vận tốc của thiết bị thăm dò lặn gấp đôi véc-tơ vận tốc của dòng hải lưu.
Câu 5:
Một thiết bị thăm dò đáy biển được đẩy bởi một lực \(\overrightarrow{f} = (5; 4; -2)\) (đơn vị: N) giúp thiết bị thực hiện độ dời \(\overrightarrow{a} = (70; 20; -40)\) (đơn vị: m). Tính công sinh bởi lực \(\overrightarrow{f}\).
Công sinh bởi lực \(\overrightarrow{f}\) là
\(A = \left| \overrightarrow{f} \right| \cdot \left| \overrightarrow{a} \right|\cdot \cos \left(\overrightarrow{f}, \overrightarrow{a}\right) = \overrightarrow{f} \cdot \overrightarrow{a} = 5\cdot 70 + 4\cdot 20 + (-2)\cdot (-40) = 510(\text{J}).\)
Câu 6:
Để theo dõi hành trình của một chiếc máy bay, ta có thể lập hệ toạ độ \(Oxyz\) có gốc \(O\) trùng với vị trí của trung tâm kiểm soát không lưu, mặt phẳng \((O x y)\) trùng với mặt đất (được coi là phẳng) với trục \(Ox\) hướng về phia tây, trục \(Oy\) hướng về phia nam và trục \(Oz\) hướng thẳng đứng lên trời (hình).
Sau khi cất cánh và đạt độ cao nhất định, chiếc máy bay duy trì hướng bay về phía nam với tốc độ không đổi là \(890\) km/h trong nửa giờ. Xác định toạ độ của véc-tơ biểu diễn độ dịch chuyển của chiếc máy bay trong nửa giờ đó đối với hệ toạ độ đă chọn, biết rằng đơn vị đo trong không gian \(Oxyz\) được
lấy theo kilômét.
Trong nửa giờ, kể từ lúc đạt được độ cao nhất định, máy bay bay với vận tốc \(890\) km/h nên bay được quãng đường dài \(445\) km.
Véc-tơ biểu diễn độ dịch chuyển của chiếc máy bay trong nửa giờ đó đối với hệ toạ độ
là \(\overrightarrow{v}=0\cdot \overrightarrow{i}+445\cdot \overrightarrow{j}+ 0\cdot \overrightarrow{k}\).
Vậy \(\overrightarrow{v}=(0;445;0)\).
Câu 7:
Trên phần mềm mô phỏng việc điều khiển drone giao hàng trong không gian \(O x y z\), một đội gồm ba drone giao hàng \(A\), \(B\), \(C\) đang có toạ độ là \(A(1 ; 1 ; 1)\), \(B(5 ; 7 ; 9)\), \(C(9 ; 11 ; 4)\).
Tính:
a) Các khoảng cách giữa mỗi cặp drone giao hàng.
b) Góc \(\widehat{B A C}\).
a) Các khoảng cách giữa mỗi cặp drone giao hàng là
+) \(AB = \sqrt{(5-1)^2+(7-1)^2+(9-1)^2}=2\sqrt{29}\);
+) \(BC = \sqrt{(9-5)^2+(11-7)^2+(4-9)^2}=\sqrt{57}\);
+) \(AC = \sqrt{(9-1)^2+(11-1)^2+(4-1)^2}=\sqrt{173}\).
b) Ta có \(\overrightarrow{AB}=(4;6;8)\) và \(\overrightarrow{AC}=(8;10;3)\).
\begin{eqnarray*}& \cos \widehat{BAC} & =\cos \left(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right) = \displaystyle\frac{\overrightarrow{AB}\cdot \overrightarrow{AC}}{AB\cdot AC}\\& & =\displaystyle\frac{4\cdot 8+6\cdot 10 + 8\cdot 3}{2\sqrt{29}\cdot \sqrt{173}}\approx 0{,}819.\end{eqnarray*}
Suy ra \(\widehat{BAC}\approx 35^\circ 2'\).
Câu 8:
Hình minh họa sơ đồ một ngôi nhà trong hệ trục tọa độ \(Oxyz\), trong đó nền nhà, bốn bức tường và hai mái nhà đều là hình chữ nhật.
a) Tìm tọa độ của các điểm \(A\), \(H\) và \(F\).
b) Tính góc dốc của mái nhà, tức là tìm số đo của góc nhị diện có cạnh là đường thẳng \(FG\), hai mặt lần lượt là \((FGQP)\) và \((FGHE)\) (làm tròn kết quả đến hàng phần mười của độ).
a) Vì nền nhà là hình chữ nhật nên tứ giác \(OABC\) là hình chữ nhật, suy ra \(x_A=x_B=4\), \(y_C=y_B=5\). Do \(A\) nằm trên trục \(Ox\) nên tọa độ điểm \(A\) là \((4;0;0)\). Tường nhà là hình chữ nhật, suy ra \(y_H=y_C=5\), \(z_H=z_E=3\). Do \(H\) nằm trên mặt phẳng \((Oyz)\) nên tọa độ điểm \(H\) là \((0;5;3)\).
Tứ giác \(OAFE\) là hình chữ nhật nên \(x_F=x_A=4\); \(z_F=z_E=3\). Do \(F\) nằm trên mặt phẳng \((Ozx)\) nên tọa độ điểm \(F\) là \((4;0;3)\).
b) Để tính góc dốc của mái nhà, ta đi tính số đo góc nhị diện có cạnh là đường thẳng \(FG\), hai mặt phẳng lần lượt là \((FGQP)\) và \((FGHE)\). Do mặt phẳng \((Ozx)\) vuông góc với hai mặt phẳng \((FGQP)\) và \((FGHE)\) nên góc \(PFE\) là góc phẳng nhị diện ứng với góc nhị diện đó.
Ta có \(\overrightarrow{FP}=(-2;0;1)\), \(\overrightarrow{FE}=(-4;0;0)\).
Suy ra
\begin{eqnarray*}\cos \widehat{PFE}&=&\cos \left(\overrightarrow{FP},\overrightarrow{FE}\right)=\displaystyle\frac{\overrightarrow{FP}\cdot \overrightarrow{FE}}{\left|\overrightarrow{FP}\right|\cdot \left|\overrightarrow{FE}\right|}\\&=&\displaystyle\frac{(-2)\cdot (-4)+0\cdot 0+1\cdot 0}{\sqrt{(-2)^2+0^2+1^2}\cdot \sqrt{(-4)^2+0^2+0^2}}=\displaystyle\frac{2\sqrt{5}}{5}.\end{eqnarray*}
Do đó, \(\widehat{PFE}\approx 26{,}^\circ\). Vậy góc dốc của mái nhà khoảng \(26{,}6^\circ\).
Câu 9:
Một chiếc máy quay phim ở đài truyền hình được đặt trên một giá đỡ ba chân với điểm đặt \(P(0;0;4)\) và các điểm tiếp xúc với mặt đất của ba chân lần lượt là \(Q_1(0;-1;0)\), \(Q_2\left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};\displaystyle\frac{1}{2};0\right)\), \(Q_3\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};\displaystyle\frac{1}{2};0\right)\).
Biết trọng lượng của máy quay là \(360\) N. Tìm tọa độ các lực \(\overrightarrow{F}_1\), \(\overrightarrow{F}_2\), \(\overrightarrow{F}_3\) tác dụng lên giá đỡ.
Theo giả thiết, ta có các điểm \(P(0;0;4)\), \(Q_1(0;-1;0)\), \(Q_2\left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};\displaystyle\frac{1}{2};0\right)\), \(Q_{3}\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};\displaystyle\frac{1}{2};0\right)\).
Suy ra \(\overrightarrow{PQ_1}=(0-0;-1-0;0-4)\) hay \(\overrightarrow{PQ_1}=(0;-1;-4)\);
\(\overrightarrow{PQ_2}=\left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}-0;\displaystyle\frac{1}{2}-0;0-4\right)\) hay \(\overrightarrow{PQ_2}=\left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};\displaystyle\frac{1}{2};-4\right)\);
\(\overrightarrow{PQ_3}=\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}-0;\displaystyle\frac{1}{2}-0;0-4\right)\) hay \(\overrightarrow{PQ_3}=\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};\displaystyle\frac{1}{2};-4\right)\).
Suy ra \(\left|\overrightarrow{PQ_1}\right|=\left|\overrightarrow{PQ_2}\right|=\left|\overrightarrow{PQ_3}\right|=\sqrt{17}\). Do đó \(\left|\overrightarrow{F_1}\right|=\left|\overrightarrow{F_2}\right|=\left|\overrightarrow{F_3}\right|\).
Vì vậy, tồn tại hằng số \(c\ne 0\) sao cho
\(\overrightarrow{F_1}=c\overrightarrow{PQ_1}=(0;-c;-4c);\)
\(\overrightarrow{F_2}=c\overrightarrow{PQ_2}=\left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}c;\displaystyle\frac{1}{2}c;-4c\right);\)
\(\overrightarrow{F_3}=c\overrightarrow{PQ_3}=\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}c;\displaystyle\frac{1}{2}c;-4c\right).\)
Suy ra \(\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_3}=(0;0;-12c)\).
Mặt khác, ta có \(\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_3}=\overrightarrow{F}\), trong đó \(\overrightarrow{F}=(0;0;-360)\) là trọng lực tác dụng lên máy quay.
Suy ra \(-12c=-360\), tức là \(c=30\).
Vậy \(\overrightarrow{F_1}=(0;-30;-120)\); \(\overrightarrow{F_2}=\left(15\sqrt{3};15;-120\right)\); \(\overrightarrow{F_3}=\left(-15\sqrt{3};15;-120\right)\).
Câu 10:
Cho biết bốn đoạn thẳng nối từ một đỉnh của tứ diện đến trọng tâm mặt đối diện luôn cắt nhau tại một điểm gọi là trọng tâm của tứ diện đó.
Một phân tử metan \(\mathrm{CH}_{4}\) được cấu tạo bởi bốn nguyên tử hydrogen ở các đỉnh của một tứ diện đều và một nguyên tử carbon ở trọng tâm của tứ diện.
Góc liên kết là góc tạo bởi liên kết \(\mathrm{H}-\mathrm{C}-\mathrm{H}\) là góc giữa các đường nối nguyên tử carbon với hai trong số các nguyên tử hydrogen. Chứng minh rằng góc liên kết này gần bằng \(109{,}5^{\circ}\).
Xét tứ diện đều \(ABCD\) có cạnh bằng \(a\) (\(a>0\)). Gọi \(M\) là trung điểm của \(BC\); \(O\) và \(G\) lần lượt là trọng tâm các tam giác \(ABC\) và \(BCD\). \(H\) là giao điểm của \(AG\) và \(DO\).
Xét hệ trục tọa độ \(Mxyz\) như hình vẽ.
Ta có
+) \(B\left(0;\displaystyle\frac{a}{2};0\right)\), \(C\left(0;-\displaystyle\frac{a}{2};0\right)\).
+) \(AM = \sqrt{AB^2-BM^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\), suy ra \(A\left(\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2};0;0\right)\).
+) \(MO=\displaystyle\frac{1}{3}AM=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{6}\), suy ra \(O\left(\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{6};0;0\right)\).
Tương tự ta có
+) \(GM=\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{6}\).
+) \(AO = \displaystyle\frac{2}{3}AM = \displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{3}\).
+) \(AG=\sqrt{AM^2-GM^2}=\sqrt{\left(\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{2}\right)^2-\left(\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{6}\right)^2}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{3}\).
+) Dễ thấy \(\triangle AOH \backsim \triangle AGM\) (g-g), suy ra \(\displaystyle\frac{AO}{AG}=\displaystyle\frac{OH}{GM}\), từ đó suy ra
\( OH = \displaystyle\frac{AO\cdot GM}{AG}=\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{12}\Rightarrow H\left(\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{6};0;\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{12}\right).\)
+) \(\overrightarrow{HB}=\left(-\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{6};\displaystyle\frac{a}{2};-\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{12}\right)\), \(\overrightarrow{HC}=\left(-\displaystyle\frac{a\sqrt{3}}{6};-\displaystyle\frac{a}{2};-\displaystyle\frac{a\sqrt{6}}{12}\right)\).
Ta có
\begin{eqnarray*}& \cos \widehat{BHC} & =\cos \left(\overrightarrow{HB},\overrightarrow{HC}\right) = \displaystyle\frac{\overrightarrow{HB}\cdot \overrightarrow{HC}}{HB\cdot HC}\\& & = \displaystyle\frac{\displaystyle\frac{3a^2}{36}-\displaystyle\frac{a^2}{4}+\displaystyle\frac{6a^2}{144}}{\sqrt{\displaystyle\frac{3a^2}{36}+\displaystyle\frac{a^2}{4}+\displaystyle\frac{6a^2}{144}}\cdot \sqrt{\displaystyle\frac{3a^2}{36}+\displaystyle\frac{a^2}{4}+\displaystyle\frac{6a^2}{144}}} = -\displaystyle\frac{1}{3}\\\Rightarrow & \widehat{BHC} & =109{,}5^\circ.\end{eqnarray*}
Từ đó ta có điều phải chứng minh.
Câu 11:
Một chiếc xe đang kéo căng sợi dây cáp \(AB\) trong công trường xây dựng, trên đó đã thiết lập hệ toạ độ \(Oxyz\) như hình bên với độ dài đơn vị trên các trục toạ độ bằng \(1\)(m).
Tìm toạ độ của véc-tơ \(\overrightarrow{AB}\).
\(\triangle OBH\) vuông tại \(H\), có \(\widehat{HOB}= 30^\circ\),
\(OB = 15\Rightarrow OH = OB\cdot \cos 30 = \displaystyle\frac{15\sqrt{3}}{2}\),
\( BH = OB\cdot \sin 30 = \displaystyle\frac{15}{2} \Rightarrow OK = \displaystyle\frac{15}{2}\).
Ta có \(\overrightarrow{OA} = 10\overrightarrow{k} \), \(\overrightarrow{OH} = \displaystyle\frac{15\sqrt{3}}{2} \overrightarrow{j}\), \(\overrightarrow{OK} = \displaystyle\frac{15}{2}\overrightarrow{i}\).
Khi đó
\begin{eqnarray*}\overrightarrow{AB} & = &\overrightarrow{OB} - \overrightarrow{OA} = \overrightarrow{OH}+\overrightarrow{OK}-\overrightarrow{OA}\\& = & \displaystyle\frac{15}{2}\overrightarrow{i} + \displaystyle\frac{15\sqrt{3}}{2} \overrightarrow{j} - 10 \overrightarrow{k}\\\Rightarrow \overrightarrow{AB} & =& \left(\displaystyle\frac{15}{2}; \displaystyle\frac{15\sqrt{3}}{2}; - 10 \right).\end{eqnarray*}
Câu 12:
Ở một sân bay, vị trí của máy bay được xác định bởi điểm \(M\) trong không gian \(Oxyz\) như hình bên. Gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(M\) xuống mặt phẳng \((Oxy)\).
Cho biết \(OM = 50\), \(\left(\overrightarrow{i},\overrightarrow{OH}\right) = 64^\circ\), \(\left(\overrightarrow{OH},\overrightarrow{OM}\right) = 48^\circ\). Tìm toạ độ của điểm \(M\).
Tam giác \(OMH\) vuông tại \(H\), \(OM = 50\); \(\widehat{MOH} = 48^\circ\) nên ta có \(OH = OM\cdot \cos 48 \approx 33{,}5\) và \(OC = MH = OM \cdot \sin 48 \approx 37{,}2\).
Tam giác \(OAH\) vuông tại \(A\), \(OH = 33{,}5\); \(\widehat{AOH} = 64^\circ\) nên ta có \(OA = OH\cdot \cos 64 \approx 14{,}7\),
\(OB = AH = OH\cdot \sin 64 \approx 30{,}1\).
Suy ra
\begin{eqnarray*}\overrightarrow{OM} & = & \overrightarrow{OC} + \overrightarrow{OH} = \overrightarrow{OC} + \overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB} \\& = & 14{,}7\overrightarrow{i}+30{,}1\overrightarrow{j}+37{,}2\overrightarrow{k}.\end{eqnarray*}
Vậy \(M(14{,}7; 30{,}1; 37{,}2)\).
Câu 13:
Tính công sinh bởi lực \(\overrightarrow{F}=(20 ; 30 ;-10)\) (đơn vị: N) tạo bởi một drone giao hàng (hình bên) khi thực hiện một độ dịch chuyển \(\overrightarrow{d}=(150 ; 200 ; 100)\) (đơn vị: m).
Công sinh bởi lực \(F\) là \(A = \overrightarrow{F}\cdot \overrightarrow{d} = 20\cdot 150 + 30 \cdot 200 + (-10) \cdot 100 = 8000 \ (\mathrm{J}).\)
Câu 14:
Một chiếc đèn chùm treo có khối lượng \(m=5\) kg được thiết kế với đĩa đèn được giữ bởi bốn đoạn dây \(SA\), \(SB\), \(SC\), \(SD\) sao cho \(S.ABCD\) là hình chóp đều có \(\widehat{ASC}=60^\circ\).
a) Sử dụng công thức \(\overrightarrow{P}=m\cdot \overrightarrow{g}\) trong đó \(\overrightarrow{g}\) là véctơ gia tốc rơi tự do có độ lớn \(10\)m/s\(^2\), tìm độ lớn của trọng lực \(\overrightarrow{P}\) tác dụng lên chiếc đèn chùm.
b) Tìm độ lớn của lực căng cho mỗi sợi xích.
a) Ta có \(|\overrightarrow{P}|=m\cdot |\overrightarrow{g}|=5\cdot 10=50\) (N).
b) Gọi \(\overrightarrow{F_1}\), \(\overrightarrow{F_2}\), \(\overrightarrow{F_3}\), \(\overrightarrow{F_4}\) lần lượt là lực căng của \(4\) đoạn dây \(OA\), \(OB\), \(OC\), \(OD\). Khi đó ta có \(\overrightarrow{P}=\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_3}+\overrightarrow{F_4}\).
Vì \(S.ABCD\) là hình chóp đều nên \(|\overrightarrow{F_1}|=|\overrightarrow{F_2}|=|\overrightarrow{F_3}|=|\overrightarrow{F_4}|\) và \(\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_3}=\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_4}=\displaystyle\frac{\overrightarrow{P}}{2}\).
Suy ra \(|\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_3}|=\displaystyle\frac{|\overrightarrow{P}|}{2}=25\) (N).
Do \(|\overrightarrow{F_1}|=|\overrightarrow{F_3}|\) và \(\left(\overrightarrow{F_1},\overrightarrow{F_3}\right)=60^\circ\) nên \(\triangle SF_1F_2\) là tam giác đều.
Suy ra \(|\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_3}|=|\overrightarrow{F_1}|\cdot \sqrt{3}\Leftrightarrow 25=|\overrightarrow{F_1}|\cdot \sqrt{3}\Rightarrow |\overrightarrow{F_1}=\displaystyle\frac{25}{\sqrt{3}}\).
Câu 15:
Một chất điểm \(A\) nằm trên mặt phẳng nằm ngang \(\left(\alpha\right)\), chịu tác động bởi ba lực \(\overrightarrow{F}_1\), \(\overrightarrow{F}_2\), \(\overrightarrow{F}_3\). Các lực \(\overrightarrow{F}_1\), \(\overrightarrow{F}_2\) có giá nằm trong \(\left(\alpha\right)\) và \(\left(\overrightarrow{F}_1, \overrightarrow{F}_2\right)=135^\circ\), còn lực \(\overrightarrow{F}_3\) có giá vuông góc với \(\left(\alpha\right)\) và hướng lên trên. Xác định cường độ hợp lực của các lực \(\overrightarrow{F}_1\), \(\overrightarrow{F}_2\), \(\overrightarrow{F}_3\) biết rằng độ lớn của ba lực đó lần lượt là \(20\) N, \(15\) N và \(10\) N.
Gọi \(\overrightarrow{F}\) là hợp lực của các lực \(\overrightarrow{F}_1\), \(\overrightarrow{F}_2\), \(\overrightarrow{F}_3\), tức là \(\overrightarrow{F}= \overrightarrow{F}_1+ \overrightarrow{F}_2+ \overrightarrow{F}_3\), ta có
\begin{eqnarray*}\left|\overrightarrow{F}\right|^2 &=& \left(\overrightarrow{F}_1+ \overrightarrow{F}_2+ \overrightarrow{F}_3\right)^2\\&=& \overrightarrow{F}_1^2+ \overrightarrow{F}_2^2+ \overrightarrow{F}_3^2+ 2\overrightarrow{F}_1\cdot\overrightarrow{F}_2+ 2\overrightarrow{F}_2\cdot\overrightarrow{F}_3+ 2\overrightarrow{F}_3\cdot\overrightarrow{F}_1\\&=& 20^2+ 15^2+ 10^2+ 2\cdot 20\cdot 15\cdot\cos 135^\circ\\&=& 725-300\sqrt2.\end{eqnarray*}
Vậy \(\left|\overrightarrow{F}\right|= \sqrt{725-300\sqrt2} \approx 17{,}34\) (N).
Câu 16:
Ba lực cùng tác động vào một vật. Hai trong ba lực này hợp với nhau một góc \(100^{\circ}\) và có độ lớn lần lượt là \(25 \mathrm{\,N}\) và \(12 \mathrm{\,N}\). Lực thứ ba vuông góc với mặt phẳng tạo bởi hai lực đã cho và có độ lớn \(4 \mathrm{\,N}\). Tính độ lớn của hợp lực của ba lực trên.
Gọi \(\overrightarrow{F_1}\), \(\overrightarrow{F_2}\), \(\overrightarrow{F_3}\) là ba lực tác động vào vật đặt tại điểm \(O\) lần lượt có độ lớn là \(25 \mathrm{\,N}\), \(12 \mathrm{\,N}\) và \(4 \mathrm{\,N}\).
Vẽ \(\overrightarrow{OA}=\overrightarrow{F_1}\),\(\overrightarrow{OB}=\overrightarrow{F_2}\), \(\overrightarrow{OC}=\overrightarrow{F_3}\).
Dựng hình bình hành \(OADB\) và hình bình hành \(ODEC\).
Hợp lực tác động vào vật là
\(\overrightarrow{F}=\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC}=\overrightarrow{OD}+\overrightarrow{OC}=\overrightarrow{OE}.\)
Áp dụng định lý cô-sin trong tam giác \(OBD\), ta có
\(\begin{aligned}OD^2&=BD^2+OB^2-2BD\cdot OB\cdot \cos\widehat{OBD}\\&=OA^2+OB^2+2\cdot OA\cdot OB\cdot\cos 100^{\circ}.\end{aligned}\)
Vì \(OC \perp (OADB)\) nên \(OC \perp OD\), suy ra \(ODEC\) là hình chữ nhật.
Do đó tam giác \(ODE\) vuông tại \(D\).
Ta có \(OE^2=OC^2+OD^2=OC^2+OA^2+OB^2+2\cdot OA\cdot OB\cdot\cos 100^{\circ}\).
Suy ra
\(\begin{aligned}[t]OE&=\sqrt{OC^2+OA^2+OB^2+2\cdot OA\cdot OB\cdot\cos 100^{\circ}}\\&=\sqrt{4^2+25^2+12^2+2\cdot 25\cdot 12\cdot \cos 100^{\circ}} \approx 26{,}092.\end{aligned}\)
Vậy độ lớn của hợp lực là \(F=OE \approx 26 \mathrm{\,N}\).
Câu 17:
Một chiếc máy quay được đặt trên một giá đỡ ba chân với điểm đặt \(E(0;0;6)\) và các điểm tiếp xúc với mặt đất của ba chân lần lượt là
\(A_1(0;1;0),A_2\left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};0\right),A_3\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};0\right).\)
Biết rằng trọng lượng của chiếc máy là \(300\) N (hình vẽ). Tìm tọa độ của các lực tác dụng lên giá đỡ \(\overrightarrow{F_1}\), \(\overrightarrow{F_2}\), \(\overrightarrow{F_3}\).
Theo giả thiết ta suy ra
\(\overrightarrow{EA_1}=(0;1;-6)\); \(\overrightarrow{EA_2}=\left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};-6\right)\);\break \(\overrightarrow{EA_3}=\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};-6\right)\).
Suy ra \(|\overrightarrow{EA_1}|=|\overrightarrow{EA_2}|=|\overrightarrow{EA_3}|=\sqrt{37}\). Do đó \(|\overrightarrow{F_1}|=|\overrightarrow{F_2}|=|\overrightarrow{F_3}|\).
Vì vậy, tồn tại hằng số \(c\ne 0\) sao cho
\(\overrightarrow{F_1}=c\cdot \overrightarrow{EA_1}=(0;c;-6c);\)
\(\overrightarrow{F_2}=c\cdot \overrightarrow{EA_2}=\left(\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}c;-\displaystyle\frac{1}{2}c;-6c\right);\)
\(\overrightarrow{F_3}=c\cdot \overrightarrow{EA_3}=\left(-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{2}c;-\displaystyle\frac{1}{2}c;-6c\right).\)
Suy ra \(\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_3}=(0;0;-18c)\).
Mặt khác, ta có \(\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_3}=\overrightarrow{F}\), trong đó \(\overrightarrow{F}=(0;0;-300)\) là trọng lực tác dụng lên máy quay. Suy ra \(-18c=-300\), tức là \(c=\displaystyle\frac{50}{3}\).
Vậy \(\overrightarrow{F_1}=\left(0;\displaystyle\frac{50}{3};-100\right)\); \(\overrightarrow{F_2}=\left(\displaystyle\frac{25\sqrt{3}}{3};-\displaystyle\frac{25}{3};-100\right)\); \(\overrightarrow{F_3}=\left(-\displaystyle\frac{25\sqrt{3}}{3};-\displaystyle\frac{25}{3};-100\right)\)
Câu 18:
Một phòng học có thiết kế dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài là \(8\) m, chiều rộng là \(6\) m và chiều cao là \(3\) m. Một chiếc đèn được treo tại chính giữa trần nhà của phòng học. Xét hệ trục toạ độ \(Oxyz\) có gốc \(O\) trùng với một góc phòng và mặt phẳng \((Oxy)\) trùng với mặt sàn, đơn vị đo được lấy theo mét (hình).
Hãy tìm toạ độ của điểm treo đèn.
Gọi các điểm \(B(3;0;0)\), \(C(3;6;0)\), \(D(0;6;0)\) như hình vẽ.
\(N\) là trung điểm \(OC\), \(N'\) là hình chiếu của \(N\) lên mặt phẳng trần nhà.
Suy ra \(N'\) là điểm treo đèn.
Ta có \(N\) có tọa độ là \(\left(\displaystyle\frac{0+3}{2};\displaystyle\frac{0+6}{2};\displaystyle\frac{0+0}{2}\right)\), suy ra \(N\left(\displaystyle\frac{3}{2};3;0\right)\).
Suy ra \(N'\left(\displaystyle\frac{3}{2};3;3\right)\).
Vậy tọa độ của điểm treo đèn là \(\left(\displaystyle\frac{3}{2};3;3\right)\).
Câu 19:
Trong không gian, xét hệ toạ độ \(Oxyz\) có gốc \(O\) trùng với vị trí của một giàn khoan trên biển, mặt phẳng \((Oxy)\) trùng với mặt biển (được coi là phẳng) với trục \(Ox\) hướng về phía tây, trục \(Oy\) hướng về phía nam và trục \(Oz\) hướng thẳng đứng lên trời (hình).
Đơn vị đo trong không gian \(Oxyz\) lấy theo ki-lô-mét. Một chiếc ra-đa đặt tại giàn khoan có phạm vi theo dõi là \(30\) km. Hỏi ra-đa có thể phát hiện được một chiếc tàu thám hiểm có toạ độ là \((25;15;-10)\) đối với hệ toạ độ nói trên hay không? Hãy giải thích vì sao.
Gọi \(M\) là điểm biểu diễn của tàu thám hiểm, suy ra \(M(25;15;-10)\).
Ta có \(\overrightarrow{OM}=(25;15;-10) \Rightarrow \left|\overrightarrow{OM}\right|=\sqrt{25^2+15^2+(-10)^2}=5\sqrt{38}\approx 30,82\) (km) \(>30\).
Vậy ra-đa không thể phát hiện được chiếc tàu thám hiểm có toạ độ là \((25;15;-10)\) đối với hệ toạ độ nói trên.
Câu 20:
Một tòa nhà có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước chiều dài \(35\) m, chiều rộng \(15\) m, chiều cao \(28\) m. Người ta định vị các vị trí trong tòa nhà dựa vào một hệ trục tọa độ \(Oxyz\) như hình vẽ.
a) Chị Hương đang đứng ở vị trí \(A(20;5;20)\) và di chuyển đến thang máy để xuống sảnh chờ đón khách. Biết vị trí vào thang máy có hoành độ \(x=15\) và tung độ \(y=3\). Hỏi chị Hương mất bao nhiêu giây để di chuyển, nếu từ vị trí \(A\) có thể đi thẳng đến cửa thang máy và chị ấy đi bộ với tốc độ \(1{,}5 \mathrm{m}/\mathrm{s}\ ?\)
b) Chị Hương vừa đặt một bộ phát sóng wifi trong phòng làm việc của mình tại vị trí có tọa độ \((20;5;20)\). Do yêu cầu của công việc, sáng nay chị Hương phải đứng ở bàn lễ tân có tọa độ \((5;0;0)\) để đón khách thì điện thoại của chị có bắt được sóng wifi phát ra từ phòng làm việc của mình hay không? Biết vùng phủ sóng bộ phát wifi nói trên có bán kính \(30\) mét.
a) Do vị trí vào thang máy có hoành độ \(x=15\) và tung độ \(y=3\) nên tọa độ thang mấy là \(M(15;3;20)\). Suy ra quãng đường cần di chuyển là \(AM=\sqrt{5^2+2^2}=\sqrt{29}\, \mathrm{m}\).
Thời gian để chị Hương di chuyển là \(t=\displaystyle\frac{\sqrt{29}}{1{,}5}=3{,}59(\mathrm{s})\).
b) Tọa độ của bàn lễ tân là \(B(5,0,0)\) nên \(AB=\sqrt{15^2+5^2+20^2}=5\sqrt{26}\approx25{,}495< 30\) nên chị Hương vẫn bắt được sóng wifi.
Câu 21:
Trong Hóa học, cấu tạo của phân tử ammoniac (\(\mathrm{NH}_3\)) có dạng hình chóp tam giác đều mà đỉnh là nguyên tử nitrogen (\(\mathrm{N}\)) và đáy là tam giác \(H_1H_2H_3\) với \(H_1\), \(H_2\), \(H_3\) là vị trí của ba nguyên tử hydrogen (\(\mathrm{H}\)). Góc tạo bởi liên kết \(\mathrm{H}-\mathrm{N}-\mathrm{H}\), có hai cạnh là hai đoạn thẳng nối \(N\) với hai trong ba điểm \(H_1\), \(H_2\), \(H_3\) (chẳng hạn \(\widehat{H_1NH_2}\)), gọi là góc liên kết của phân tử \(\mathrm{NH}_3\). Góc này xấp xỉ \(107^{\circ}\).
Trong không gian \(Oxyz\), cho một phân tử \(\mathrm{NH}_3\) được biểu diễn bởi hình chóp tam giác đều \(N.H_1H_2H_3\) với \(O\) là tâm của đáy. Nguyên tử nitrogen được biểu diễn bởi điểm \(N\) thuộc trục \(Oz\), ba nguyên tử hydrogen ở các vị trí \(H_1\), \(H_2\), \(H_3\) trong đó \(H_1(0;-2;0)\) và \(H_2H_3\) song song với trục \(Ox\)
a) Tính khoảng cách giữa hai nguyên tử hydrogen.
b) Tính khoảng cách giữa hai nguyên tử nitrogen với mỗi nguyên tử hydrogen.
a) Gọi \(x=H_1H_2\), khi đó độ dài \(OH_1=x\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}\Leftrightarrow 2=x\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}\Leftrightarrow x=2\sqrt{3}\).
b) Gọi \(y\) là khoảng cách giữa hai nguyên tử nitrogen với mỗi nguyên tử hydrogen; khi đó \(NH_2=y\).
Áp dụng định lí cosin ta có \( H_1H_2^2=NH_1^2+NH_2^2-2\cdot NH_1\cdot NH_2\cos \widehat{H_1NH_2}\Leftrightarrow 2y^2-2y^2\cos 107^\circ=12\) \(\Leftrightarrow y^2=\displaystyle\frac{12}{2-2\cos 107}\Leftrightarrow y=2{,}155\).
Câu 22:
Trong không gian với một hệ trục tọa độ cho trước (đơn vị đó lấy theo kilomet), ra đa phát hiện một chiếc máy bay di chuyển với vận tốc và hướng không đổi từ điểm \(A(800;500;7)\) đến điểm \(B(940;550;8)\) trong \(10\) phút. Nếu máy bay tiếp tục giữ nguyên vận tốc và hướng bay thì tọa độ của máy bay sau \(5\) phút tiếp theo bằng bao nhiêu?
Gọi \(C(x;y;z)\) là vị trí của máy bay sau \(5\) phút tiếp theo. Vì hướng của máy bay không đổi nên \(\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{BC}\) cùng hướng. Do vận tốc của máy bay không đổi và thời gian bay từ \(A\) đến \(B\) gấp đôi thời gian bay từ \(B\) đến \(C\) nên \(AB=2BC\).
Do đó\\ \(\overrightarrow{BC}=\displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{AB}=\left(\displaystyle\frac{940-800}{2};\displaystyle\frac{550-500}{2};\displaystyle\frac{8-7}{2} \right)=(70;25;0{,}5) \).
Mặt khác, \(\overrightarrow{BC}=(x-940;y-550;z-8)\) nên \(\heva{&x-940=70\\&y-550=25\\&z-8=0{,}5.}\)
Từ đó \(\heva{&x=1010\\&y=575\\&z=8{,}5}\) và vì vậy \(C(1010;575;8{,}5)\).
Vậy tọa độ của máy bay sau \(5\) phút tiếp theo là \((1010;575;8{,}5)\).
Câu 23:
Hai chiếc khinh khí cầu bay lên từ cùng một địa điểm. Chiếc thứ nhất cách điểm xuất phát \(2\) km về phía nam và \(1\) km về phía đông, đồng thời cách mặt đất \(0{,}5\) km. Chiếc thứ hai nằm cách điểm xuất phát \(1\) km về phía bắc và \(1{,}5\) km về phía tây, đồng thời cách mặt đất \(0{,}8\) km. Chọn hệ trục \(Oxyz\) với gốc \(O\) đặt tại điểm xuất phát của hai khinh khí cầu, mặt phẳng \((Oxyz)\) trùng với mặt đất với trục \(Ox\) hướng về phía nam, trục \(Oy\) hướng về phía đông và trục \(Oz\) hướng thẳng đứng lên trời, đơn vị đo lấy theo kilomet.
a) Tìm tọa độ của mỗi chiếc khinh khí cầu đối với hệ tọa độ đã chọn.
b) Xác định khoảng cách giữa hai khinh khí cầu (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai).
a) Chiếc khinh khí cầu thứ nhất và thứ hai có có tọa độ lần lượt là \((2;1;0{,}5)\) và \((-1;-1{,}5;0{,}8)\).
b) Khoảng cách hai chiếc khinh khí cầu là
\(\sqrt{(-1-2)^2+(1{,}5-1)^2+(0{,}8-0{,}5)^2}=\sqrt{15{,}34}\approx3{,}92\) (km).
Câu 24:
Methane là một chất khí và là nguồn nguyên liệu quan trọng trong đời sống cũng như trong công nghiệp. Công thức phân tử của methane là \(CH_4\). Mỗi phân tử \(CH_4\) được cấu tạo bởi bốn nguyên tử hydrogen \(H\) và một nguyên tử carbon \(C\). Trong cấu tạo của phân tử methane, bốn nguyên tử hydrogen tạo thành bốn đỉnh của một tứ diện đều và nguyên tử carbon ở vị trí trọng tâm của tứ diện đó (hình bên).
Người ta gọi góc liên kết là góc tạo bởi liên kết \(H-C-H\). Đó là góc có hai cạnh là hai đoạn thẳng nối nguyên tử \(C\) với hai trong bốn nguyên tử \(H\), chẳng hạn như \(\widehat{H_1 CH_2}\). Để tính góc liên kết trong phân tử methane, người ta chọn hệ trục toạ độ mà các nguyên tử hydrogen lần lượt nằm ở các vị trí \(H_1\left(1;0;0\right),H_2\left(0;1;0\right), H_3\left(0;0;1\right), H_4\left(1;1;1\right)\). Tính số đo của góc liên kết (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
a) Ta tìm được tọa độ của các đỉnh lập phương \(OABC.O'A'B'C'\) như sau
\(O'\left(0;0;1\right)\), \(A\left(1;0;0\right)\), \(C\left(0;1;0\right)\), \(B\left(1;1;0\right)\), \(C'\left(0;1;1\right)\), \(A'\left(1;0;1\right)\), \(B'\left(1;1;1\right)\).
\(\Rightarrow AC=AB'=AO'=B'O'=B'C=O'C=\sqrt{2}\).
Do đó \(ACO'B'\) là một tứ diện đều.
\(G\) là trung điểm \(OB'\Rightarrow G\left(\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2}\right)\).
Ta có
\(\overrightarrow{GA}=\left(\displaystyle\frac{1}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};-\displaystyle\frac{1}{2}\right), \overrightarrow{GC}=\left(-\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2};-\displaystyle\frac{1}{2}\right), \overrightarrow{GO'}=\left(-\displaystyle\frac{1}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2}\right), \overrightarrow{GB'}=\left(\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2}\right)\).
\(\Rightarrow \overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GC}+\overrightarrow{GO'}+\overrightarrow{GB'}=\left(0;0;0\right)=\overrightarrow{0}\).
b) Tính số đo của góc liên kết
\(C\) là trọng tâm của tứ diện đều \(H_1H_2H_3H_4\).
\(\Rightarrow \overrightarrow{CH_1}+\overrightarrow{CH_2}+\overrightarrow{CH_3}+\overrightarrow{CH_4}=\overrightarrow{0}\).
\(\Rightarrow C\left(\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2}\right)\).
\(\Rightarrow \overrightarrow{CH_1}=\left(\displaystyle\frac{1}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};-\displaystyle\frac{1}{2}\right),\overrightarrow{CH_2}=\left(-\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2};-\displaystyle\frac{1}{2}\right)\).
\(\Rightarrow \cos\widehat{H_1CH_2}=\cos\left(\overrightarrow{CH_1},\overrightarrow{CH_2}\right)=-\displaystyle\frac{1}{3}\Rightarrow \widehat{H_1CH_2}\approx 109^\circ\).
Câu 25:
Hình bên minh họa một chiếc đèn được treo cách trần nhà là \( 0,5 \) m, cách hai tường lần lượt là \( 1{,}2 \) m và \( 1{,}6 \) m. Hai bức tường vuông góc với nhau và cùng vuông góc với trần nhà. Người ta di chuyển chiếc đèn đó đến vị trí mới cách trần nhà là \( 0{,}4 \) m, cách hai tường đều là \( 1{,}5 \) m.
a) Lập một hệ trục tọa độ \( Oxyz \) phù hợp và xác định tọa độ của bóng đèn lúc đầu và sau khi di chuyển.
b) Vị trí mới của bóng đèn cách vị trí ban đầu là bao nhiều mét? (Làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất).
a) Chọn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) như sau
+) Gốc \(O\) trùng với một góc phòng.
+) Mặt phẳng \((Oxy)\) trùng với trần nhà, mặt phẳng \((Oxz)\) và mặt phẳng \((Oyz)\) trùng với hai bức tường.
+) Tọa độ bóng đèn lúc đầu là \(A(1{,}6;1{,}2;0{,}5)\).
+) Tọa độ bóng đèn sau khi di chuyển là \( B(1,5;1,5;0,4)\).
b) \(\overrightarrow{AB}=(-0{,}1;0{,}3;-0{,}1)\Rightarrow AB=\sqrt{(-0{,}1)^{2}+(0{,}3)^{2}+(-0{,}1)^{2}}\approx 0{,}3\).
Vậy vị trí mới của bóng đèn cách vị trí ban đầu \(0{,}3\) m.
Câu 26:
Một chiếc đèn tròn được treo song song với mặt phẳng nằm ngang bởi ba sợi dây không dãn xuất phát từ điểm \(O\) trên trần nhà lần lượt buộc vào ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) trên đèn tròn sao cho tam giác \(ABC\) đều (Hình vẽ bên).
Độ dài của ba đoạn dây \(OA\), \(OB\), \(OC\) đều bằng \(L\). Trọng lượng của chiếc đèn là \(24\) N và bán kính của chiếc đèn là \(18\) in (\(1\) inch \(=2{,}54\) cm). Gọi \(F\) là độ lớn của các lực căng \(\overrightarrow{F_1}\), \(\overrightarrow{F_2}\), \(\overrightarrow{F_3}\) trên mỗi sợi dây. Khi đó \(F=F(L)\) là một hàm số với biến số là \(L\).
a) Xác định công thức tính hàm số \(F=F(L)\).
b) Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số \(F=F(L)\).
c) Tìm chiều dài tối thiểu của mỗi sợi dây, biết rằng mỗi sợi dây đó được thiết kế để chịu được lực căng tối đa là \(10\) N.
a)
Vì tam giác \(ABC\) là tam giác đều, độ dài ba đoạn dây \(OA\), \(OB\), \(OC\) đều bằng \(L>0\). Ta chọn hệ trục như hình vẽ, với \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\) và \(H\) là trung điểm \(BC\).
Trong đó \(A\), \(H\) nằm trên trục \(Gx\) và \(O\) nằm trên trục \(Gz\).
Bán kính của chiếc đèn là \(18\) nên \(AG=18\) suy ra \(AB=18\sqrt{3}\) và \(BH=HC=9\sqrt{3}\).
Do đó, ta có \(G(0,0,0)\), \(A(18,0,0)\), \(B(-9,9\sqrt{3},0)\), \(C(-9,-9\sqrt{3},0)\).
Xét tam giác vuông \(AOG\), suy ra \(OG=\sqrt{OA^2-AG^2}=\sqrt{L^2-18^2}\) nên \(O(0;0;\sqrt{L^2-18^2})\).
Ta có \(\overrightarrow{OA}=(18;0;-\sqrt{L^2-18^2})\), \(\overrightarrow{OB}=(-9;9\sqrt{3};-\sqrt{L^2-18^2})\) và \(\overrightarrow{OC}=(-9;-9\sqrt{3};-\sqrt{L^2-18^2})\).
Suy ra \(|\overrightarrow{OA}|=|\overrightarrow{OB}|=|\overrightarrow{OC}|=L\) và \(|\overrightarrow{F_1}|=|\overrightarrow{F_2}|=|\overrightarrow{F_3}|\).
Tồn tại hằng số \(c\ne 0\) sao cho
\(\overrightarrow{F_1}=c\cdot \overrightarrow{OA}=(18c;0;-c\sqrt{L^2-18^2});\)
\(\overrightarrow{F_2}=c\cdot \overrightarrow{OB}=(-9c;9c\sqrt{3};-c\sqrt{L^2-18^2});\)
\(\overrightarrow{F_3}=c\cdot \overrightarrow{OC}=(-9c;-9c\sqrt{3};-c\sqrt{L^2-18^2}).\)
Suy ra \(\overrightarrow{P}=\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_3}=(0;0;-3c\sqrt{L^2-18^2})\), trong đó \(\overrightarrow{P}\) là trọng lực tác dụng lên bóng đèn.
Mà trọng lượng của bóng đèn là \(24\) N nên \(|\overrightarrow{P}|=24\Leftrightarrow 9c^2(L^2-18^2)=24^2\Leftrightarrow c=\displaystyle\frac{8}{\sqrt{L^2-18^2}},\forall L\in (18;+\infty).\)
Vậy \(F=|F_1|=|F_2|=|F_3|=\displaystyle\frac{8L}{\sqrt{L^2-18^2}}\).
b)
Xét hàm số \(F=\displaystyle\frac{8L}{\sqrt{L^2-18^2}}\) trên \((18;+\infty)\).
Ta có
\(F'=\displaystyle\frac{-2592}{(L^2-18^2)\sqrt{L^2-18^2}}< 0\), \(\forall L\in (18;+\infty)\).
Ta có bảng biến thiên
Đồ thị của hàm số
c) Mỗi sợi dây được thiết kế để chịu được lực căng tối đa là \(10\) N.
Suy ra \(F(L)\le 10\Leftrightarrow F(L)\le F(30)\Leftrightarrow L\ge 30\).
Vậy chiều dài tối thiểu của mỗi sợi dây bằng \(30\) in thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Câu 27:
Trong không gian \(Oxyz\), một máy bay đang bay ở vị trí \(A\left(250;465;15\right)\) với tốc độ \(\overrightarrow{v}=\left(455;620;220\right)\) thì vào một vùng có gió với tốc độ \(\overrightarrow{u}=\left(37;-12;4\right)\) (đơn vị tốc độ là km/giờ). Máy bay bay trong vùng gió này mất \(30\) phút. Tìm vị trí của máy bay sau \(30\) phút.
Sau khi máy bay vào vùng có gió thì máy bay bay với vận tốc được biểu thị bởi véctơ \(\overrightarrow{v_2}=\overrightarrow{v}+\overrightarrow{u}=\left(492;608;224\right)\).
Sau \(30\) phút \(=0{,}5\) giờ thì máy bay ở vị trí \(B\) với \(\overrightarrow{AB}=\displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{v_2}\Rightarrow B\left(496;769;127\right)\).
Vậy vị trí của máy bay sau \(30\) phút là \(B\left(496;769;127\right)\).