Đang cập nhật
Dạng 1. Xác định tính chất của biến cố
Dạng 2. Tính xác suất bằng qui tắc nhân
Câu 1:
Một hộp đựng \(15\) tấm thẻ cùng loại được đánh số từ \(1\) đến \(15\). Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ trong hộp. Gọi \(E\) là biến cố Số ghi trên tấm thẻ là số lẻ; \(F\) là biến cố Số ghi trên tấm thẻ là số nguyên tố.
a) Mô tả không gian mẫu.
b) Nêu nội dung của biến cố hợp \(G=E \cup F\). Hỏi \(G\) là tập con nào của không gian mẫu?
a) Không gian mẫu \(\Omega=\{1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 ; 10 ; 11 ; 12 ; 13 ; 14 ; 15\}\).
b) \(E \cup F\) là biến cố Số ghi trên tấm thẻ là số lẻ hoặc số nguyên tố.
Ta có \(E=\{1 ; 3 ; 5 ; 7 ; 9 ; 11 ; 13 ; 15\} ; F=\{2 ; 3 ; 5 ; 7 ; 11 ; 13\}\).
Vậy \(G=E \cup F=\{1 ; 2 ; 3 ; 5 ; 7 ; 9 ; 11 ; 13 ; 15\}\).
Câu 2:
Một tổ trong lớp 11B có \(4\) học sinh nữ là Hương, Hồng, Dung, Phương và \(5\) học sinh nam là Sơn, Tùng, Hoàng, Tiến, Hải. Trong giờ học, giáo viên chọn ngẫu nhiên một học sinh trong tổ đó lên bảng để kiểm tra bài.
Xét các biến cố sau:
\(H\): Học sinh đó là một bạn nữ;
\(K\): Học sinh đó có tên bắt đầu là chữ cái \(\mathrm{H}\).
a) Mô tả không gian mẫu.
b) Nêu nội dung của biến cố hợp \(M=H \cup K\). Mỗi biến cố \(H\), \(K\), \(M\) là tập con nào của không gian mẫu?
a) \(\Omega=\{\text{Hương, Hồng, Dung, Phương, Sơn, Tùng, Hoàng, Tiến, Hải}\}\).
b) \(M=H \cup K\) là biến cố Học sinh được chọn là một bạn nữ hoặc một bạn nam.
Ta có \(H=\{\text{Hương, Hồng, Dung, Phương}\}\);
\(K=\{\text{Sơn, Tùng, Hoàng, Tiến, Hải}\}\).
Vậy \(M=\Omega=\{\text{Hương, Hồng, Dung, Phương, Sơn, Tùng, Hoàng, Tiến, Hải}\}\).
Câu 3:
Một hộp đựng \(4\) viên bi màu đỏ và \(5\) viên bi màu xanh, có cùng kích thước và khối lượng.
a) Bạn Minh lấy ngẫu nhiên một viên bi, ghi lại màu của viên bi được lấy ra rồi trả lại viên bi vào hộp. Tiếp theo, bạn Hùng lấy ngẫu nhiên một viên bi từ hộp đó. Xét hai biến cố sau:
\(A\): Minh lấy được viên bi màu đỏ;
\(B\): Hùng lấy được viên bi màu xanh.
Chứng tỏ rằng hai biến cố \(A\) và \(B\) độc lập.
b) Bạn Sơn lấy ngẫu nhiên một viên bi và không trả lại vào hộp. Tiếp theo, bạn Tùng lấy ngẫu nhiên một viên bi từ hộp đó. Xét hai biến cố sau:
\(C\): Sơn lấy được viên bi màu đỏ;
\(D\): Tùng lấy được viên bi màu xanh.
Chứng tỏ rằng hai biến cố \(C\) và \(D\) không độc lập.
a) Nếu \(A\) xảy ra, tức là Minh lấy được viên bi màu đỏ. Vì Minh trả lại viên bi đã lấy vào hộp nên trong hộp có \(4\) viên bi màu đỏ và \(5\) viên bi màu xanh. Vậy \(P(B)=\displaystyle\frac{5}{9}\).
Nếu \(A\) không xảy ra, tức là Minh lấy được viên bi màu xanh. Vì Minh trả lại viên bi đã lấy vào hộp nên trong hộp vẫn có \(4\) viên bi màu đỏ và \(5\) viên bi màu xanh. Vậy \(P(B)=\displaystyle\frac{5}{9}\).
Như vậy, xác suất xảy ra của biến cố \(B\) không thay đổi bởi việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố \(A\).
Vì Hùng lấy sau Minh nên \(P(A)=\displaystyle\frac{4}{9}\) dù biến cố \(B\) xảy ra hay không xảy ra.
Vậy \(A\) và \(B\) độc lập.
b) Nếu \(C\) xảy ra, tức là Sơn lấy được viên bi màu đỏ. Vì Sơn không trả lại viên bi đó vào hộp nên trong hộp có \(8\) viên bi với \(3\) viên bi màu đỏ và \(5\) viên bi màu xanh. Vậy \(P(D)=\displaystyle\frac{5}{8}\).
Nếu \(C\) không xảy ra, tức là Sơn lấy được viên bi màu xanh. Vì Sơn không trả lại viên bi đã lấy vào hộp nên trong hộp có \(4\) viên bi màu đỏ và \(4\) viên bi màu xanh. Vậy \(P(D)=\displaystyle\frac{4}{8}\).
Như vậy, xác suất xảy ra của biến cố \(D\) đã thay đổi phụ thuộc vào việc biến cố \(C\) xảy ra hay không xảy ra. Do đó, hai biến cố \(C\) và \(D\) không độc lập.
Câu 4:
Gieo hai con xúc xắc cân đối, đồng chất. Xét các biến cố sau:
\(E\): Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc đều là số chẵn;
\(F\): Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc khác tính chẵn lẻ;
\(K\): Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số chẵn.
Chứng minh rằng \(K\) là biến cố hợp của \(E\) và \(F\).
Để tích của số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số chẵn thì có 2 trường hợp xảy ra.
TH1: 1 con xúc xắc xuất hiện mặt chẵn, con còn lại xuất hiện mặt lẻ.
Khi đó số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc khác tính chẵn lẽ.
TH2: 2 con xúc xắc xuất hiện mặt chẵn.
Do đó \(K\) là biến cố hợp của \(E\) và \(F\).
Câu 5:
Có hai chuồng nuôi thỏ. Chuồng I có \(5\) con thỏ đen và \(10\) con thỏ trắng. Chuồng II có \(3\) con thỏ trắng và \(7\) con thỏ đen. Từ mỗi chuồng bắt ngẫu nhiên ra một con thỏ. Xét hai biến cố sau:
\(A\): Bắt được con thỏ trắng từ chuồng I;
\(B\): Bắt được con thỏ đen từ chuồng Il.
Chứng tỏ rằng hai biến cố \(A\) và \(B\) độc lập.
Nếu \(A\) xảy ra, tức là bắt được con thỏ trắng ở chuồng I. Khi đó, số thỏ ở chuồng II không bị thay đổi và có \(3\) thỏ trắng và \(7\) thỏ đen. Vậy \(P(B)=\displaystyle\frac{7}{10}\).
Nếu \(A\) không xảy ra, tức là bắt được thỏ đen ở chuồng I.Khi đó, số thỏ ở chuồng II không bị thay đổi và có \(3\) thỏ trắng và \(7\) thỏ đen. Vậy \(P(B)=\displaystyle\frac{7}{10}\).
Như vậy, xác suất xảy ra của biến cố \(B\) không thay đổi bởi việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố \(A\).
Tương tự \(P(A)=\displaystyle\frac{2}{3}\) dù biến cố \(B\) xảy ra hay không xảy ra.
Vậy \(A\) và \(B\) độc lập.
Câu 6:
Có hai chuồng nuôi gà. Chuồng I có \(9\) con gà mái và \(3\) con gà trống. Chuồng II có \(3\) con gà mái và \(6\) con gà trống. Bắt ngẫu nhiên một con gà của chuồng I để đem bán rồi dồn các con gà còn lại của chuồng I vào chuồng II. Sau đó bắt ngẫu nhiên một con gà của chuồng II. Xét hai biến cố sau:
\(E\): Bắt được con gà trống từ chuồng I;
\(F\): Bắt được con gà mái từ chuồng II.
Chứng tỏ rằng hai biến cố \(E\) và \(F\) không độc lập.
Nếu \(E\) xảy ra, tức là bắt được con gà trống từ chuồng I. Vì con gà trống bị bắt đem đi bán và số gà ở chuồng I dồn vô chuồng II, nên khi bắt gà mái từ chuồng II sẽ có \(12\) gà mái và \(8\) gà trống. Vậy \(P(F)=\displaystyle\frac{12}{20}=\displaystyle\frac{3}{5}\).
Nếu \(E\) không xảy ra, tức là bắt được con gà mái từ chuồng I. Vì con gà mái bị bắt đem đi bán và số gà ở chuồng I dồn vô chuồng II, nên khi bắt gà mái từ chuồng II sẽ có \(11\) gà mái và \(9\) gà trống. Vậy \(P(F)=\displaystyle\frac{11}{20}\).
Như vậy, xác suất xảy ra của biến cố \(F\) đã thay đổi phụ thuộc vào việc biến cố \(E\) xảy ra hay không xảy ra. Do đó, hai biến cố \(E\) và \(F\) không độc lập.
Câu 7:
Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối, đồng chất. Xét các biến cố sau:
\(A\): Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn hoặc bằng \(7\);
\(B\): Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn hoặc bằng \(4\);
\(C\): Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số nguyên tố.
Trong các cặp biến cố \(A\) và \(B;\) \(A\) và \(C;\) \(B\) và \(C\), cặp biến cố nào xung khắc? Tại sao?
Cặp biến cố \(A\) và \(B\) là xung khắc vì \(A\) và \(B\) không đồng thời xảy ra.
Cặp biến cố \(A\) và \(C\) không xung khắc vì nếu tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng \(7\) thì cả \(A\) và \(C\) xảy ra.
Cặp biến cố \(B\) và \(C\) không xung khắc vì nếu tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng \(3\) thì cả \(B\) và \(C\) xảy ra.
Câu 8:
Một hộp đựng \(9\) tấm thẻ cùng loại được ghi số từ \(1\) đến \(9\). Rút ngẫu nhiên đồng thời hai tấm thẻ từ trong hộp. Xét các biến cố sau:
\(A\): Cả hai tấm thẻ đều ghi số chẵn;
\(B\): Chỉ có một tấm thẻ ghi số chẵn;
\(C\): Tích hai số ghi trên hai tấm thẻ là một số chẵn.
a) Chứng minh rằng \(C=A \cup B\).
b) Tính \(\mathrm{P}(C)\).
a) Biến cố \(C\) xảy ra khi và chỉ khi trong hai tấm thẻ có ít nhất một tấm thẻ ghi số chẵn. Nếu cả hai tấm thẻ ghi số chẵn thì biến cố \(A\) xảy ra. Nếu chỉ có một tấm thẻ ghi số chẵn thì biến cố \(B\) xảy ra. Vậy \(C\) là biến cố hợp của \(A\) và \(B\).
b) Hai biến cố \(A\) và \(B\) là xung khắc. Do đó \(\mathrm{P}(C)=\mathrm{P}(A \cup B)=\mathrm{P}(A)+\mathrm{P}(B)\).
Ta cần tính \(\mathrm{P}(A)\) và \(\mathrm{P}(B)\).
Không gian mẫu \(\Omega\) là tập hợp tất cả các tập con có hai phần tử của tập \(\{1 ; 2 ; \ldots ; 9\}\). Do đó \(n(\Omega)=\mathrm{C}_{9}^{2}=36\).
Tính \(\mathrm{P}(A)\): Biến cố \(A\) là tập hợp tất cả các tập con có hai phần tử của tập \(\{2 ; 4 ; 6 ; 8\}\). Do đó \(n(A)=\mathrm{C}_{4}^{2}=6\). Suy ra \(\mathrm{P}(A)=\displaystyle\frac{n(A)}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{6}{36}\).
Tính \(\mathrm{P}(B)\) : Mỗi phần tử của \(B\) được hình thành từ hai công đoạn:
Công đoạn 1: Chọn một số chẵn từ tập \(\{2 ; 4 ; 6 ; 8\}\). Có \(4\) cách chọn.
Công đoạn 2: Chọn một số lẻ từ tập \(\{1 ; 3 ; 5 ; 7 ; 9\}\). Có \(5\) cách chọn.
Theo quy tắc nhân, tập \(B\) có \(4 \cdot 5=20\) (phần tử).
Do đó \(n(B)=20\). Suy ra \(\mathrm{P}(B)=\displaystyle\frac{n(B)}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{20}{36}\).
Vậy \(\mathrm{P}(C)=\mathrm{P}(A)+\mathrm{P}(B)=\displaystyle\frac{6}{36}+\displaystyle\frac{20}{36}=\displaystyle\frac{26}{36}=\displaystyle\frac{13}{18}\).
Câu 9:
Ở một trường trung học phổ thông \(X\), có \(19 \%\) học sinh học khá môn Ngữ văn, \(32 \%\) học sinh học khá môn Toán, \(7 \%\) học sinh học khá cả hai môn Ngữ văn và Toán. Chọn ngẫu nhiên một học sinh của trường \(X\). Xét hai biến cố sau:
\(A\): Học sinh đó học khá môn Ngữ văn;
\(B\): Học sinh đó học khá môn Toán.
Hãy tính tỉ lệ học sinh học khá môn Ngữ văn hoặc học khá môn Toán của trường \(X\).
Theo đề bài, ta có
\(\mathrm{P}(A)=19\%=0,19;\mathrm{P}(B)=32 \%=0,32 \text { và } \mathrm{P}(A B)=7 \%=0,07.\)
Theo công thức cộng xác suất, ta có
\(\mathrm{P}(A \cup B)=\mathrm{P}(A)+\mathrm{P}(B)-\mathrm{P}(A B)=0{,}19+0{,}32-0{,}07=0{,}44.\)
Do đó, xác suất để chọn ngẫu nhiên một học sinh của trường \(X\) học khá môn Ngữ văn hoặc học khá môn Toán là \(0{,}44\).
Vậy tỉ lệ học sinh học khá môn Ngữ văn hoặc học khá môn Toán của trường \(X\) là \(44 \%\).
Câu 10:
Một hộp đựng \(8\) viên bi màu xanh và \(6\) viên bi màu đỏ, có cùng kích thước và khối lượng. Bạn Sơn lấy ngẫu nhiên một viên bi từ hộp (lấy xong không trả lại vào hộp). Tiếp đó đến lượt bạn Tùng lấy ngẫu nhiên một viên bi từ hộp đó. Tính xác suất để bạn Tùng lấy được viên bi màu xanh.
Tổng số bi trong hộp là \(6+8=14\). Do đó số phần tử của không gian mẫu là \(n(\Omega)=\mathrm{A}^2_{14}= 182\).
Gọi \(A\) là biến cố: Bạn Sơn lấy được viên bi màu xanh, sau đó Tùng lấy được viên bi màu xanh và \(B\) là biến cố: Bạn Sơn lấy được viên bi màu đỏ, sau đó Tùng lấy được viên bi màu xanh.
Suy ra \(A\cup B\) là biến cố: Bạn Sơn lấy ngẫu nhiên một viên bi từ hộp (lấy xong không trả lại vào hộp) và tiếp đó đến lượt bạn Tùng lấy ngẫu nhiên một viên bi từ hộp đó.
\(A\) và \(B\) là hai biến cố xung khắc, vì Sơn không thể lấy một viên bi vừa màu xanh và vừa màu đỏ được. Suy ra
\(\mathrm{P}(A\cup B)=\mathrm{P}(A)+\mathrm{P}(B)\).
Ta có \(n(A)= 8 \cdot 7 =56 \Rightarrow \mathrm{P}(A)=\displaystyle\frac{n(A)}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{56}{182}\)
và \(n(B)= 6 \cdot 8 =48\Rightarrow \mathrm{P}(B)=\displaystyle\frac{n(B)}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{48}{182}\).
\(\Rightarrow \mathrm{P}(A\cup B)= \displaystyle\frac{56}{182}+\displaystyle\frac{48}{182}=\displaystyle\frac{104}{182}=\displaystyle\frac{4}{7}\).
Câu 11:
Lớp \(11A\) của một trường có \(40\) học sinh, trong đó có \(14\) bạn thích nhạc cổ điển, \(13\) bạn thích nhạc trẻ và \(5\) bạn thích cả nhạc cổ điển và nhạc trẻ. Chọn ngẫu nhiên một bạn trong lớp. Tính xác suất để:
a) Bạn đó thích nhạc cổ điển hoặc nhạc trẻ;
b) Bạn đó không thích cả nhạc cổ điển và nhạc trẻ.
Gọi \(A\) là biến cố: Học sinh thích nhạc cổ điển;
\(B\) là biến cố: Học sinh thích nhạc trẻ.
Khi đó \(A \cap B\) là biến cố: Học sinh thích cả nhạc cổ điển và nhạc trẻ;
\(A \cup B\) là biến cố: Học sinh hoặc thích nhạc cổ điển hoặc nhạc trẻ;
\(\overline{A \cup B}\) là biến cố: Học sinh không thích cả nhạc cổ điển và nhạc trẻ.
Ta có \(n(A)=14,\, n(B)=13, \, n(A\cap B)=5\) và \(n(\Omega) =40\).
a) Theo công thức cộng xác suất, ta có
\begin{align*}\mathrm{P}(A \cup B) &= \mathrm{P}(A)+\mathrm{P}(B)-\mathrm{P}(A \cap B) \\&= \frac{n(A)}{n(\Omega)}+\frac{n(B)}{n(\Omega)}-\frac{n(A \cap B)}{n(\Omega)} \\&= \frac{14}{40}+\frac{13}{40}-\frac{5}{40}=\frac{22}{40}=0{,}55.\end{align*}
Vậy xác suất để bạn chọn được một bạn thích nhạc cổ điển hoặc nhạc trẻ là \(0{,}55\).
b) Theo tính chất xác suất đối lập, ta có
\(\mathrm{P}(\overline{A \cup B})=1-\mathrm{P}(A \cup B)=1-0{,}55=0{,}45.\)
Vậy xác suất để bạn chọn được một bạn không thích cả nhạc cổ điển và nhạc trẻ là \(0{,}45\).
Câu 12:
Một khu phố có \(50\) hộ gia đình nuôi chó hoặc nuôi mèo, trong đó có \(18\) hộ nuôi chó, \(16\) hộ nuôi mèo và \(7\) hộ nuôi cả chó và mèo. Chọn ngẫu nhiên một hộ trong khu phố trên. Tính xác suất để
a) Hộ đó nuôi chó hoặc nuôi mèo;
b) Hộ đó không nuôi cả chó và mèo.
Gọi \(A\) là biến cố: Hộ gia đình nuôi chó;
\(B\) là biến cố: Hộ gia đình nuôi mèo.
Khi đó \(A \cap B\) là biến cố: Hộ gia đình nuôi cả chó và mèo;
\(A \cup B\) là biến cố: Hộ gia đình hoặc nuôi chó hoặc mèo;
\(\overline{A \cup B}\) là biến cố: Hộ gia đình không nuôi cả chó và mèo.
Ta có \(n(A)=18,\, n(B)=16, \, n(A\cap B)=7\) và \(n(\Omega) =50\).
a) Theo công thức cộng xác suất, ta có
\begin{align*}\mathrm{P}(A \cup B)&= \mathrm{P}(A)+\mathrm{P}(B)-\mathrm{P}(A \cap B) \\&= \frac{n(A)}{n(\Omega)}+\frac{n(B)}{n(\Omega)}-\frac{n(A \cap B)}{n(\Omega)}\\&= \frac{18}{50}+\frac{16}{50}-\frac{7}{50}=\frac{27}{50}=0{,}54.\end{align*}
Vậy xác suất để chọn được một hộ gia đình nuôi chó hoặc nuôi mèo là \(0{,}54\).
b) Theo tính chất xác suất đối lập, ta có
\( \mathrm{P}(\overline{A \cup B})=1-\mathrm{P}(A \cup B)=1-\frac{7}{50}=\frac{43}{50}=0{,}86.\)
Vậy xác suất để chọn được một hộ không nuôi cả chó và mèo là \(0{,}86\).
Câu 13:
Một nhà xuất bản phát hành hai cuốn sách \(A\) và \(B\). Thống kê cho thấy có \(50 \%\) người mua sách \(A\); \(70 \%\) người mua sách \(B\); \(30 \%\) người mua cả sách \(A\) và sách \(B\). Chọn ngẫu nhiên một người mua. Tính xác suất để:
a) Người mua đó mua ít nhất một trong hai sách \(A\) hoặc \(B\);
b) Người mua đó không mua cả sách \(A\) và sách \(B\).
Gọi \(A\) là biến cố: Người mua mua sách \(A\);
\(B\) là biến cố: Người mua mua sách \(A\).
Khi đó \(A \cap B\) là biến cố: Người mua cả sách \(A\) và sách \(B\);
\(A \cup B\) là biến cố: Người mua ít nhất hoặc sách \(A\) hoặc sách \(B\);
\(\overline{A \cup B}\) là biến cố: Người mua không mua cả sách \(A\) và sách \(B\).
Ta có \(\mathrm{P}(A)=0{,}5,\, \mathrm{P}(B)=0{,}7, \, \mathrm{P}(A\cap B)=0{,}3.\).
a) Theo công thức cộng xác suất, ta có
\begin{align*}\mathrm{P}(A \cup B)&=\mathrm{P}(A)+\mathrm{P}(B)-\mathrm{P}(A\cap B)\\&=0{,}5+0{,}7 0{,}3=0{,}9.\end{align*}
Vậy xác suất người mua ít nhất một trong hai cuốn sách \(A\) hoặc \(B\) là \(0.9\).
b) Theo tính chất xác suất đối lập, ta có
\(\mathrm{P}(\overline{A \cup B})=1-\mathrm{P}(A \cup B)=1-0{,}9=0{,}1.\)
Vậy xác suất người không mua cả hai cuốn sách \(A\) và \(B\) là \(0{,}1\).
Câu 14:
Tại các trường trung học phổ thông của một tỉnh, thống kê cho thấy có \(63 \%\) giáo viên môn Toán tham khảo bộ sách giáo khoa \(A, 56 \%\) giáo viên môn Toán tham khảo bộ sách giáo khoa B và \(28,5 \%\) giáo viên môn Toán tham khảo cả hai bộ sách giáo khoa A và \(B\). Tính tỉ lệ giáo viên môn Toán các trường trung học phổ thông của tỉnh đó không tham khảo cả hai bộ sách giáo khoa \(A\) và \(B\).
Gọi \(A\) là biến cố: Giáo viên môn Toán tham khảo bộ sách giáo khoa \(A\);
\(B\) là biến cố: Giáo viên môn Toán tham khảo bộ sách giáo khoa \(B\).
Khi đó \(A \cap B\) là biến cố: Giáo viên môn Toán tham khảo cả bộ sách giáo khoa \(A\) và bộ sách giáo khoa \(B\);
\(A \cup B\) là biến cố: Giáo viên môn Toán tham khảo hoặc bộ sách giáo khoa \(A\) hoặc bộ sách giáo khoa \(B\).
\(\overline{A \cup B}\) là biến cố: Giáo viên môn Toán không tham khảo cả bộ sách giáo khoa \(A\) và bộ sách giáo khoa \(B\).
Ta có \(\mathrm{P}(A)=0{,}63, \, \mathrm{P}(B)=0{,}56, \, \mathrm{P}(A\cap B)=0{,}285\).
Theo công thức cộng xác suất, ta có
\begin{align*}\mathrm{P}(A\cup B)&=\mathrm{P}(A)+\mathrm{P}(B)-\mathrm{P}(A\cap B)\\&= 0{,}63+0{,}56-0{,}285=0{,}905.\end{align*}
Theo tính chất xác suất đối lập, ta có
\( \mathrm{P}(\overline{A \cup B})=1-\mathrm{P}(A \cup B)=1-0{,}905= 0{,}0905.\)
Vậy tỉ lệ giáo viên môn Toán không tham khảo cả hai bộ sách giáo khoa \(A\) và \(B\) là \(9{,}05 \%\).
Câu 15:
Gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất liên tiếp hai lần. Xét các biến cố sau
a) \(A\): Ở lần gieo thứ nhất, số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là \(1\);
b) \(B\): Ở lần gieo thứ hai số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là \(2\);
c) \(C\): Tổng số chấm xuất hiện trên con xúc xắc ở hai lần gieo là \(8\);
d) \(D\): Tổng số chấm xuất hiện trên con xúc xắc ở hai lần gieo là \(7\).
Chứng tỏ các cặp biến cố \(A\) và \(C\); \(B\) và \(C\); \(C\) và \(D\) không độc lập.
Ta có
a) \(A=\left\{(1;1);(1;2);(1;3);(1;4);(1;5);(1;6)\right\}\);
b) \(B=\left\{(1;2);(2;2);(3;2);(4;2);(5;2);(6;2)\right\}\);
c) \(C=\left\{(2;6);(6;2);(3;5);(5;3);(4;4)\right\}\);
d) \(D=\left\{(1;6);(6;1);(2;5);(5;2);(3;4);(4;3)\right\}\).
Khi đó, ta dễ dàng thấy nếu \(A\) xảy ra thì \(C\) không xảy ra, \(B\) xảy ra thì \(C\) chưa chắc xảy ra và nếu \(C\) xảy ra thì \(D\) sẽ không xảy ra dó đó, các cặp biến cố \(A\) và \(C\); \(B\) và \(C\); \(C\) và \(D\) là không độc lập.
Câu 16:
Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Gọi \(A\) là biến cố Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 5, \(B\) là biến cố Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 6.
a) Hãy viết tập hợp mô tả các biến cố trên.
b) Hãy liệt kê các kết quả của phép thử làm cho cả hai biến cố \(A\) và \(B\) cùng xảy ra.
a) Biến cố \(A=\{(1 ; 4) ;(4 ; 1) ;(2 ; 3) ;(3 ; 2)\}\).
Biến cố \(B=\{(1 ; 6) ;(6 ; 1) ;(2 ; 3) ;(3 ; 2)\}\).
b) Kết quả của phép thử làm cho cả hai biến cố \(A\) và \(B\) cùng xảy ra là \(\{(2 ; 3) ;(3 ; 2)\}\).
Câu 17:
Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Gọi \(A\) là biến cố Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 5, gọi \(B\) là biến cố Xuất hiện hai mặt có cùng số chấm. Hai biến cố \(A\) và \(B\) có thể đồng thời cùng xảy ra không?
Biến cố \(A=\{(1 ; 4) ;(4 ; 1) ;(2 ; 3) ;(3 ; 2)\}\).
Biến cố \(B=\{(1 ; 1) ;(2 ; 2) ;(3 ; 3) ;(4 ; 4);(5;5);(6;6)\}\).
Hai biến cố \(A\) và \(B\) không thể đồng thời cùng xảy ra.
Câu 18:
Một hộp có \(5\) viên bi xanh, \(4\) viên bi đỏ và \(2\) viên bi vàng. Lấy ra ngẫu nhiên đồng thời \(2\) viên bi từ hộp. Hãy xác định các cặp biến cố xung khắc trong các biến cố sau:
\(A\) : Hai viên bi lấy ra cùng màu xanh;
\(B\) : Hai viên bi lấy ra cùng màu đỏ;
\(C\) : Hai viên bi lấy ra cùng màu;
\(D\) : Hai viên bi lấy ra khác màu.
Ta có hai biến cố \(A\) và \(B\) xung khắc.
Biến cố \(C\) xảy ra khi lấy ra 2 viên bi xanh hoặc 2 viên bi đỏ hoặc 2 viên bi vàng. Khi lấy được 2 viên bi màu xanh thì biến cố \(A\) và biến cố \(C\) cùng xảy ra. Khi lấy được 2 viên bi màu đỏ thì biến cố \(B\) và biến cố \(C\) cùng xảy ra. Do đó biến cố \(C\) không xung khắc với biến cố \(A\) và biến cố \(B\).
Biến cố \(D\) xảy ra khi lấy ra 1 viên bi xanh, 1 viên bi đỏ; hoặc 1 viên bi xanh, 1 viên bi vàng; hoặc 1 viên bi đỏ, 1 viên bi vàng. Do đó biến cố \(D\) xung khắc với biến cố \(A\), xung khắc với biến cố \(B\) và xung khắc với biến cố \(C\).
Vậy có 4 cặp biến cố xung khắc là: \(A\) và \(B ; A\) và \(D ; B\) và \(D ; C\) và \(D\).
Câu 19:
Gieo ngẫu nhiên một xúc xắc cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp. Xét các biến cố:
\(A\): Số chấm xuất hiện ở lần gieo thứ nhất lớn hơn 4 ;
\(B\): Số chấm xuất hiện ở lần gieo thứ hai nhỏ hơn 4 ;
\(C\): Số chấm xuất hiện ở lần gieo thứ nhất nhỏ hơn 4.
Trong các biến cố trên, hãy:
a) Tìm cặp biến cố xung khắc;
b) Tìm cặp biến cố độc lập.
a) Cặp biến cố xung khắc là \(A, C\).
b) Cặp biến cố độc lập là \(A, B\) và \(B, C\).
Câu 20:
Tung một đồng xu cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp. Xét các biến cố:
\(A\): Lần thứ nhất xuất hiện mặt ngửa;
\(B\): Lần thứ hai xuất hiện mặt ngửa;
\(C\): Cả hai lần đều xuất hiện mặt ngửa;
\(D\): Có ít nhất một lần xuất hiện mặt ngử.
Trong hai biến cố \(C, D\), biến cố nào là biến cố hợp của hai biến cố \(A, B\) ? Biến cố nào là biến cố giao của hai biến cố \(A, B\)?
Biến cố \(C\) là biến cố giao của hai biến cố \(A, B\).
Biến cố \(D\) là biến cố hợp của hai biến cố \(A, B\).
Câu 21:
Một hộp có \(3\) quả bóng màu xanh, \(4\) quả bóng màu đỏ; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Lấy bóng ngẫu nhiên hai lần liên tiếp, trong đó mỗi lần lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, ghi lại màu của quả bóng lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào hộp.
Xét các biến cố:
\(A\): Quả bóng màu xanh được lấy ra ở lần thứ nhất;
\(B\): Quả bóng màu đỏ được lấy ra ở lần thứ hai.
Hỏi
a) Hai biến cố \(A\) và \(B\) có độc lập không? Vì sao?
b) Hai biến cố \(A\) và \(B\) có xung khắc không? Vì sao?
a) Trước hết, biến cố \(B\) xảy ra sau biến cố \(A\) nên việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố \(B\) không làm ảnh hưởng đến xác suất xảy ra của biến cố \(A\).
Mặt khác, ta có xác suất của biến cố \(B\) khi biến cố \(A\) xảy ra bằng \(\displaystyle\frac{4}{7}\); xác suất của biến cố \(B\) khi biến cố \(A\) không xảy ra cũng bằng \(\displaystyle\frac{4}{7}\).
Do đó việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố \(A\) không làm ảnh hưởng đến xác suất xảy ra của biến cố \(B\).
Vậy hai biến cố \(A\) và \(B\) là độc lập.
b) Ta thấy kết quả (xanh; đỏ) là kết quả thuận lợi cho cả hai biến cố \(A\) và \(B\). Vì thế \(A\) và \(B\) không là hai biến cố xung khắc.
Câu 22:
Tung một đồng xu cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp. Xét các biến cố:
A: Đồng xu xuất hiện mặt \(S\) ở lần gieo thứ nhất.
B: Đồng xu xuất hiện mặt \(N\) ở lần gieo thứ nhất.
Hai biến cố trên có xung khắc không?
Ta thấy \(A=\{S S ; S N\} ; B=\{N S ; N N\}\).
Suy ra \(A \cap B=\varnothing\). Do đó, \(A\) và \(B\) là hai biến cố xung khắc.
Câu 23:
Một hộp có \(52\) chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số \(1,2,3, \ldots, 52\); hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên \(1\) chiếc thẻ trong hộp. Xét biến cố \(A\): Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 3 \, và biến cố \(B\): Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số lẻ. Viết các tập con của không gian mẫu tương ứng với các biến cố \(A, B, A \cap B\).
Ta có \(A=\{3 ; 6 ; 9 ; 12 ; 15 ; \ldots ; 48 ; 51\}\);
\(B=\{4 ; 8 ; 12 ; 16 ; 20 ; \ldots ; 48 ; 52\}\);
\(A \cap B=\{12 ; 24 ; 36 ; 48\}\).
Câu 24:
Trong hộp kín có \(10\) quả bóng màu xanh và \(8\) quả bóng màu đỏ, các quả bóng có kích thước và khối lượng giống nhau. Lấy ngẫu nhiên đồng thời \(2\) quả bóng. Xét các biến cố:
A: Hai quả bóng lấy ra có màu xanh;
B: Hai quả bóng lấy ra có màu đỏ.
Chọn phát biểu đúng trong những phát biểu sau đây?
a) Biến cố hợp của hai biến cố \(A\) và \(B\) là Hai quả bóng lấy ra có cùng màu đỏ hoặc cùng màu xanh;
b) Biến cố hợp của hai biến cố \(A\) và \(B\) là Hai quả bóng lấy ra có màu khác nhau;
c) Biến cố hợp của hai biến cố \(A\) và \(B\) là Hai quả bóng lấy ra có cùng màu.
a) Phát biểu đúng;
b) Phát biểu sai;
c) Phát biểu đúng.
Câu 25:
Cho hai giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần chủng giao phối với nhau được \(\mathrm{F1}\) toàn cá kiếm mắt đen. Lại cho cá \(\mathrm{F1}\) giao phối với nhau lại được cá con mới. Chọn ra ngẫu nhiên \(2\) con trong đàn cá con mới. Ước lượng xác suất của biến cố:"Có ít nhất \(1\) con cá mắt đen trong \(2\) con cá đó."
Vì \(\mathrm{F1}\) toàn cá kiếm mắt đen nên mắt đen là tính trạng trội, mắt đỏ là tính trạng lặn.
Gọi \(\mathrm{A, a}\) lần lượt là gen mang tính trạng trội và lặn.
\begin{eqnarray*}\mathrm{P}&:&AA\hspace{1cm} \times \hspace{0.75cm}aa\\\mathrm{Gp}&:&A\hspace{1cm} \times \hspace{1cm}a\\\mathrm{F1}&:& \hspace{1.5cm}Aa.\end{eqnarray*}
\begin{eqnarray*}\mathrm{F1} \times \mathrm{F1} &:&Aa\hspace{1cm} \times \hspace{1cm}Aa\\\mathrm{Gp}&:&A,a\hspace{1cm} \times \hspace{1cm}A,a\\\mathrm{F2}&:& 1AA,\hspace{0.1cm}2Aa,\hspace{0.1cm}1aa.\end{eqnarray*}
Vậy đàn cá con mới gồm \(3\) con mắt đen và \(1\) con mắt đỏ.
Do đó xác suất để chọn được ít nhất \(1\) con cá mắt đen là \(100\%\)
Câu 26:
Thực hiện hai thí nghiệm. Gọi \(T_1\) và \(T_2\) lần lượt là các biến cố Thí nghiệm thứ nhất thành công và Thí nghiệm thứ hai thành công. Hãy biểu diễn các biến cố sau theo hai biến cố \(T_1\) và \(T_2\).
a) \(A\): Có it nhất một trong hai thí nghiệm thành công.
b) \(B\): Có đúng một trong hai thí nghiệm thành công.
a) \(A=T_1 \cup T_2\).
b) \(B=\overline{T_1} T_2 \cup T_1 \overline{T}_2\).
Câu 27:
Một hộp chứa 5 viên bi xanh và 3 viên bi đỏ có cùng kích thước và khối lượng. Lấy ra ngẫu nhiên đồng thời 2 viên bi từ hộp. Gọi \(A\) là biến cố Hai viên bi lấy ra đều có màu xanh, \(B\) là biến cố Hai viên bi lấy ra đều có màu đỏ.
a) Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố \(A\)? Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố \(B\)?
b) Hãy mô tả bằng lời biến cố \(A \cup B\) và tính số kết quả thuận lợi cho biến cố \(A \cup B\).
a) Số kết quả thuận lợi cho biến cố \(A\) là \(\mathrm{C}_5^2=10\). Số kết quả thuận lợi cho biến cố \(B\) là \(\mathrm{C}_3^2=3\).
b) \(A \cup B\) là biến cố Hai viên bi lấy ra có cùng màu. Số kết quả thuận lợi cho biến cố \(A \cup B\) là \(\mathrm{C}_5^2+\mathrm{C}_3^2=13\).
Câu 28:
Hãy chỉ ra 2 biến cố độc lập trong phép thử tung 2 đồng xu cân đối và đồng chất.
Biến cố: Hai đồng xu cùng xuất hiện mặt sấp; Và biến cố: Hai đồng xu cùng xuất hiện mặt ngửa mặt ngửa, là hai biến cố độc lập.
Câu 29:
Trong hộp có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng vàng. Lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng, xem màu rồi trả lại hộp. Lặp lại phép thử trên 2 lần và gọi \(A_k\) là biến cố quả bóng lấy ra lần thứ \(k\) là bóng xanh \((k=1,2)\).
a) \(A_1, A_2\) có là các biến cố độc lập không? Tại sao?
b) Nếu trong mỗi phép thử trên ta không trả bóng lại hộp thì \(A_1, A_2\) có là các biến cố độc lập không? Tại sao?
a) Nếu \(A_1\) xảy ra thì sau khi trả lại quả bóng thứ nhất vào hộp, trong hộp có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và 1 quả bóng vàng, do đó xác suất xảy ra \(A_2\) là \(\displaystyle\frac{1}{3}\).
Ngược lại, nếu \(A_1\) không xảy ra thì sau khi trả lại quả bóng thứ nhất vào hộp, trong hộp vẫn có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và 1 quả bóng vàng, do đó xác suất xảy ra \(A_2\) là \(\displaystyle\frac{1}{3}\).
Ta thấy khi \(A_1\) xảy ra hay không xảy ra thì xác suất của biến cố \(A_2\) luôn bằng \(\displaystyle\frac{1}{3}\). Do quả bóng lấy ra lần thứ nhất được trả lại hộp nên biến cố \(A_2\) xảy ra hay không xảy ra không ảnh hưởng đến xác suất xảy ra của \(A_1\).
Vậy \(A_1\) và \(A_2\) là hai biến cố độc lập.
b) Giả sử quả bóng lấy ra lần đầu tiên không được trả lại hộp.
Nếu \(A_1\) xảy ra thì trước khi bốc quả bóng thứ hai, trong hộp có 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng vàng. Do đó xác suất xảy ra \(A_2\) là \(0\).
Ngược lại, nếu \(A_1\) không xảy ra thì trước khi bốc quả bóng thứ hai, trong hộp có 2 quả bóng,
trong đó có đúng 1 quả bóng xanh. Do đó xác suất xảy ra \(A_2\) là \(\displaystyle\frac{1}{2}\).
Ta thấy xác suất xảy ra của biến cố \(A_2\) phụ thuộc vào sự xảy ra của \(A_1\).
Vậy \(A_1\) và \(A_2\) không là hai biến cố độc lập.
Câu 30:
An và Bình mỗi người gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất. Gọi \(A\) là biến cố An gieo được mặt \(6\) chấm \(\,\)và \(B\) là biến cố Bình gieo được mặt \(6\) chấm.
a) Tính xác suất của biến cố \(B\).
b) Tính xác suất của biến cố \(B\) trong hai trường hợp sau:
+) Biến cố \(A\) xảy ra;
+) Biến cố \(A\) không xảy ra.
a) Xác suất của biến cố \(B\) là \(\displaystyle\frac{1}{6}\).
b)
+) Xác suất của biến cố \(A\) xảy ra là \(\displaystyle\frac{1}{6}\);
+) Xác suất của biến cố \(A\) không xảy ra là \(\displaystyle\frac{5}{6}\).
Ta thấy dù biến cố \(A\) xảy ra hay không thì xác suất của biến cố \(B\) vẫn luôn là \(\displaystyle\frac{1}{6}\).
Ta nói \(A\) và \(B\) là hai biến cố độc lập.
Câu 1:
Có hai túi mỗi túi đựng \(10\) quả cầu có cùng kích thước và khối lượng được đánh số từ \(1\) đến \(10\). Từ mỗi túi, lấy ngẫu nhiên ra một quả cầu. Tính xác suất để trong hai quả cầu được lấy ra không có quả cầu nào ghi số \(1\) hoặc ghi số \(5\).
Gọi \(A\) là biến cố Không có quả cầu nào ghi số \(1\) \(\Rightarrow P(A)=\displaystyle\frac{81}{100}\).
Gọi \(B\) là biến cố Không có quả cầu nào ghi số \(5\) \(\Rightarrow P(B)=\displaystyle\frac{81}{100}\).
Gọi \(C\) là biến cố Không có quả cầu nào ghi số \(1\) và số \(5\) \(\Rightarrow P(C)=\displaystyle\frac{64}{100}\).
Gọi \(D\) là biến cố Không có quả cầu nào ghi số \(1\) hoặc ghi số \(5\).
Ta có \(P(D) = P(A) + P(B) - P(C) = \displaystyle\frac{81}{100} + \displaystyle\frac{81}{100} - \displaystyle\frac{64}{100} = \displaystyle\frac{49}{50}\).
Câu 2:
Một đoàn khách du lịch gồm \(31\) người, trong đó có \(7\) người đến từ Hà Nội, \(5\) người đến từ Hải Phòng. Chọn ngẫu nhiên một người trong đoàn. Tính xác suất để người đó đến từ Hà Nội hoặc đến từ Hải Phòng.
Gọi biến cố \(A\) Người được chọn đến từ Hà Nội.
Biến cố \(B\) Người được chọn đến từ Hải Phòng.
Khi đó, ta có
\(P(A)=\displaystyle\frac{7}{31};\ P(B)=\displaystyle\frac{5}{31}.\)
Vì \(A\) và \(B\) là hai biến cố độc lập, do đó xác suất để người được chọn đến từ Hà Nội hoặc Hải Phòng là
\(P(A\cup B)=P(A)+P(B)=\displaystyle\frac{7}{31}+\displaystyle\frac{5}{31}=\displaystyle\frac{12}{31}.\)
Câu 3:
Hai chuyến bay của hai hãng hàng không \(X\) và \(Y\), hoạt động độc lập với nhau. Xác suất để chuyến bay của hãng \(X\) và hãng \(Y\) khởi hành đúng giờ tương ứng là \(0{,}92\) và \(0{,}98\). Dùng sơ đồ hình cây, tính xác suất để
a) Cả hai chuyến khởi hành đúng giờ;
b) Chỉ có duy nhất một trong hai chuyến bay khởi hành đúng giờ;
c) Có ít nhất một trong hai chuyến bay khởi hành đúng giờ
Gọi biến cố \(A\) Hãng X khởi hành đúng giờ, biến cố \(B\) Hãng Y khởi hành đúng giờ. Khi đó, ta có sơ đồ hình cây
Theo sơ đồ hình cây ta có
a) Xác xuất để "Cả hai chuyến khởi hành đúng giờ" là
\(P(AB)=0{,}92\cdot 0{,}98=0{,}9016.\)
b) Xác suất để "Có duy nhất một trong hai chuyến bay khởi hành đúng giờ" là
\(P(A\overline{B} \cup \overline{A}B)=0{,}92\cdot0{,}02+0{,}98\cdot 0{,}08=0{,}096.\)
c) Xác suất để "Có ít nhất một trong hai chuyến khởi hành đúng giờ" là
\(P=1-P(\overline{A}\overline{B})=1-0{,}08\cdot0{,}02=0{,}9984.\)
Câu 4:
Cho \(A\) và \(B\) là hai biến cố độc lập. Biết \(P(A)=0{,}6\) và \(P(B)=0{,}8\). Hãy tính xác suất của các biến cố \(A B, \overline{A} B\) và \(\overline{A} \overline{B}\).
Do \(A\) và \(B\) là hai biến cố độc lập nên
\(P(A B)=P(A) P(B)=0{,}48.\)
Vi \(\overline{A}\) là biến cố đối của \(A\) nên \(P(\overline{A})=1-P(A)=0{,}4\). Do \(\overline{A}\) và \(B\) độc lập nên
\(P(\overline{A} B)=P(\overline{A}) P(B)=0{,}32.\)
Vì \(\overline{B}\) là biến cố đối của \(B\) nên \(P(\overline{B})=1-P(B)=0{,}2\). Do \(\overline{A}\) và \(\overline{B}\) độc lập nên
\(P(\overline{A} \overline{B})=P(\overline{A}) P(\overline{B})=0{,}08.\)
Câu 5:
Hai bệnh nhân \(X\) và \(Y\) bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Biết rằng xác suất bị biến chứng nặng của bệnh nhân \(X\) là \(0{,}1\) và của bệnh nhân \(Y\) là \(0{,}2\). Khả năng bị biến chứng nặng của hai bệnh nhân là độc lập.
Hãy tính xác suất của các biến cố:
a) Cả hai bệnh nhân đều bị biến chứng nặng;
b) Cả hai bệnh nhân đều không bị biến chứng nặng;
c) Bệnh nhân \(X\) bị biến chứng nặng, bệnh nhân \(Y\) không bị biến chứng nặng.
Gọi \(A\) là biến cố Bệnh nhân \(X\) bị biến chứng nặng. Ta có \(P(A)=0{,}1\) và \(P(\overline{A})=0{,}9\).
Gọi \(B\) là biến cố Bệnh nhân \(Y\) bị biến chứng nặng. Ta có \(P(B)=0{,}2\) và \(P(\overline{B})=0{,}8\).
a) Cả hai bệnh nhân đều bị biến chứng nặng.
Ta thấy \(A\) và \(B\) là hai biến cố độc lập nên xác suất cả hai bệnh nhân đều bị biến chứng nặng là
\(P(A B)=P(A) P(B)=0{,}02.\)
b) Cả hai bệnh nhân đều không bị biến chứng nặng.
Do \(\overline{A}\) và \(\overline{B}\) độc lập nên xác suất cả hai bệnh nhân không bị biến chứng nặng là
\(P(\overline{A} \overline{B})=P(\overline{A}) P(\overline{B})=0{,}72.\)
c) Bệnh nhân \(X\) bị biến chứng nặng, bệnh nhân \(Y\) không bị biến chứng nặng.
Do \(A\) và \(\overline{B}\) độc lập nên xác suất bệnh nhân \(X\) bị biến chứng nặng, bệnh nhân \(Y\) không bị biến chứng nặng là
\(P(A \overline{B})=P(A) P(\overline{B})=0{,}08.\)
Ta cũng có thể giải bài toán trên bằng cách sử dụng sơ đồ hình cây như sau:
Theo sơ đồ trên thì:
a) Xác suất cả hai bệnh nhân đều bị biến chứng nặng là \(0{,}02\).
b) Xác suất cả hai bệnh nhân không bị biến chứng nặng là \(0{,}72\).
c) Xác suất bệnh nhân \(X\) bị biến chứng nặng, bệnh nhân \(Y\) không bị biến chứng nặng là \(0{,}08\).
Câu 6:
Nguyệt và Nhi cùng tham gia bắn một cuộc thi bắn cung độc lập với nhau. Xác suất bắn trúng tâm bia của Nguyệt là \(0{,}9\) và của Nhi là \(0{,}8\). Tính xác suất để cả hai bạn cùng bắn trúng tâm bia.
Xác suất bắn trúng tâm bia của Nguyệt là \(P(A)=0{,}9\).
Xác suất bắn trúng tâm bia của Nhi là \(P(B)=0{,}8\).
Xác suất để cả hai bạn cùng bắn trúng tâm bia là \(P(AB)=P(A)P(B)=0{,}9\cdot 0{,}8=0{,}72\).
Câu 7:
Cho \(A\) và \(B\) là hai biến cố độc lập.
a) Biết \(P(A)=0{,}7\) và \(P(B)=0{,}2\). Hãy tính xác suất của các biến cố \(A B, \overline{A} B\) và \(\overline{A} \overline{B}\).
b) Biết \(P(A)=0{,}5\) và \(P(A B)=0{,}3\). Hãy tính xác suất của các biến cố \(B, \overline{A} B\) và \(\overline{A} \overline{B}\).
a) Ta có \(P(A)=0{,}7\) nên \(P(\overline{A})=0{,}3\) và \(P(B)=0{,}2\) nên \(P(\overline{B})=0{,}8\).
Xác suất \(P(AB)=P(A)P(B)=0{,}7\cdot0{,}2=0{,}14\).
Xác suất \(P(\overline{A} B)=P(\overline{A} )P(B)=0{,}3\cdot0{,}2=0{,}06\).
Xác suất \(P(\overline{A} \overline{B})=P(\overline{A} )P(\overline{B})=0{,}3\cdot0{,}8=0{,}24\).
b) Ta có \(P(A)=0{,}5\) nên \(P(\overline{A})=0{,}5\) và \(P(AB)=P(A)P(B)=0{,}3\) nên \(P(B)=0{,}6\) suy ra
Xác suất \(P(\overline{B})=0{,}4\).
Xác suất \(P(\overline{A} B)=P(\overline{A} )P(B)=0{,}5\cdot0{,}6=0{,}3\).
Xác suất \(P(\overline{A} \overline{B})=P(\overline{A} )P(\overline{B})=0{,}5\cdot0{,}4=0{,}2\).
Câu 8:
Một xạ thủ bắn lần lượt \(2\) viên đạn vào một bia. Xác suất trúng đích của viên thứ nhất và thứ hai lần lượt là \(0{,}9\) và \(0{,}6\). Biết rằng kết quả các lần bắn là độc lập với nhau. Tính xác suất của các biến cố sau bằng cách sử dụng sơ đồ hình cây:
a) Cả 2 lần bắn đều trúng đích;
b)Cả 2 lần bắn đều không trúng đích;
c) Lần bắn thứ nhất trúng đích, lần bắn thứ hai không trúng đích.
Gọi \(A\) là biến cố Xạ thủ bắn viên đạn trúng bia lần thứ nhất. Ta có \(P(A)=0{,}9\) và \(P(\overline{A})=0{,}1\).
Gọi \(B\) là biến cố Xạ thủ bắn viên đạn trúng bia lần thứ hai. Ta có \(P(B)=0{,}6\) và \(P(\overline{B})=0{,}4\).
Ta cũng có thể giải bài toán trên bằng cách sử dụng sơ đồ hình cây như sau:
Theo sơ đồ trên thì:
a) Xác suất cả 2 lần bắn đều trúng đích là \(0{,}54\).
b) Xác suất cả 2 lần bắn đều không trúng đích là \(0{,}04\).
c) Xác suất lần bắn thứ nhất trúng đích, lần bắn thứ hai không trúng đích là \(0{,}36\).
Câu 9:
Một bệnh truyền nhiễm có xác suất truyền bệnh là \(0{,}8\) nếu tiếp xúc với người bệnh mà không đeo khẩu trang; là \(0{,}1\) nếu tiếp xúc với người bệnh mà có đeo khẩu trang. Anh Lâm tiếp xúc với \(1\) người bệnh hai lần, trong đó có một lần đeo khẩu trang và một lần không đeo khẩu trang. Tính xác suất anh Lâm bị lây bệnh từ người bệnh mà anh tiếp xúc đó.
Xác suất truyền bệnh tiếp xúc với người bệnh không đeo khẩu trang là \(P(A)=0{,}8\).
Xác suất truyền bệnh tiếp xúc với người bệnh có đeo khẩu trang là \(P(B)=0{,}1\).
Xác suất anh Lâm tiếp xúc với \(1\) người bệnh hai lần, trong đó có một lần đeo khẩu trang và một lần không đeo khẩu trang là \(P(AB)=P(A)P(B)=0{,}8\cdot0{,}1=0{,}08\).
Câu 10:
Một đội tình nguyện gồm 9 học sinh khối 10 và 7 học sinh khối 11. Chọn ra ngẫu nhiên 3 người trong đội. Tính xác suất của biến cố Cả 3 người được chọn học cùng một khối.
Gọi \(A\) là biến cố Cả 3 học sinh được chọn đều thuộc khối 10 và \(B\) là biến cố Cả 3 học sinh được chọn đều thuộc khối 11. Khi đó \(A \cup B\) là biến cố Cả 3 người được chọn học cùng một khối. Do \(A\) và \(B\) là hai biến cố xung khắc nên \(P(A \cup B)=P(A)+P(B)\).
Ta thấy \(P(A)=\displaystyle\frac{\mathrm{C}_9^3}{\mathrm{C}_{16}^3}\) và \(P(B)=\displaystyle\frac{\mathrm{C}_7^3}{C_{16}^3}\), nên \(P(A \cup B)=\displaystyle\frac{\mathrm{C}_9^3+\mathrm{C}_7^3}{\mathrm{C}_{16}^3}=\displaystyle\frac{17}{80}\).
Câu 11:
Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong. Cho cây lúa có hạt gạo đục thuần chủng thụ phấn với cây lúa có hạt gạo trong được \(\mathrm{F}1\) toàn hạt gạo đục. Tiếp tục cho các cây lúa \(\mathrm{F}1\) thụ phấn với nhau và thu được các hạt gạo mới. Lần lượt chọn ra ngẫu nhiên 2 hạt gạo mới, tính xác suất của biến cố Có đúng 1 hạt gạo đục trong 2 hạt gạo được lấy ra.
Quy ước gene \(\mathrm{A}\): hạt gạo đục và gene \(\mathrm{a}\): hạt gạo trong. Ở thế hệ \(\mathrm{F}2\), ba kiểu gene \(\mathrm{AA},\mathrm{Aa}\), aa xuất hiện với tỉ lệ \(1:2:1\) nên ti lệ hạt gạo đục so với hạt gạo trong là \(3:1\).
Gọi \(A_1, A_2\) lần lượt là biến cố Hạt gạo lấy ra lần thứ nhất là hạt gạo đục và biến cố Hạt gạo lấy ra lần thứ hai là hạt gạo đục.
Ta có \(A_1\), \(A_2\) là hai biến cố độc lập và \(P\left(A_1\right)=P\left(A_2\right)=\displaystyle\frac{3}{4}\). Xác suất của biến cố Có đúng 1 hạt gạo đục trong 2 hạt gạo được lấy ra \,là
\(P\left(A_1 \overline{A}_2 \cup \overline{A}_1 A_2\right)=P\left(A_1 \overline{A}_2\right)+P\left(\overline{A}_1 A_2\right)=P\left(A_1\right) P\left(\overline{A}_2\right)+P\left(\overline{A}_1\right) P\left(A_2\right)=2 \cdot \displaystyle\frac{3}{4}\cdot \displaystyle\frac{1}{4}=\displaystyle\frac{3}{8}\).
Câu 12:
Một hộp chứa 100 tấm thẻ cùng loại được đánh số lần lượt từ 1 đến 100. Chọn ngẫu nhiên 1 thẻ từ hộp. Tính xác suất của biến cố Số ghi trên thẻ được chọn chia hết cho 3 hoặc 5.
Gọi \(A\) là biến cố Số ghi trên thẻ được chọn chia hết cho 3 và \(B\) là biến cố Số ghi trên thẻ được chọn chia hết cho 5.
\(A \cup B\) là biến cố Số ghi trên thẻ được chọn chia hết cho 3 hoặc 5.
Từ 1 đến 100 có 33 số chia hết cho 3 nên \(P(A)=\displaystyle\frac{33}{100}=0,33\).
Từ 1 đến 100 có 20 số chia hết cho 5 nên \(P(B)=\displaystyle\frac{20}{100}=0,2\).
Một số chia hết cho cả 3 và 5 khi nó chia hết cho 15. Từ 1 đến 100 có 6 số chia hết cho 15 nên
\centerline\(P(A B)=\displaystyle\frac{6}{100}=0,06\).
Vậy \(P(A \cup B)=P(A)+P(B)-P(A B)=0,33+0,2-0,06=0,47\).
Câu 13:
Một hộp chứa \(5\) quả bóng xanh, \(6\) quả bóng đỏ và \(2\) quả bóng vàng có cùng kích tước và khối lượng. Chọn ra ngẫu nhiên từ hộp \(3\) quả bóng. Tính xác suất của các biến cố:
a) Cả \(3\) quả bóng lấy ra đều có cùng màu;
b) Có ít nhất \(2\) quả bóng màu xanh trong \(3\) quả bóng lấy ra.
Xét phép thử Chọn ra ngẫu nhiên \(3\) quả bóng từ một hộp chứa \(13\) quả bóng.
Ta có số phần tử của không gian mẫu là \(n\left(\Omega\right)=\mathrm{C}_{13}^3=286\).
a) Gọi \(A\) là biến cố: Cả \(3\) quả bóng lấy ra đều có cùng màu \,\(\Rightarrow\) có \(2\) khả năng:
+) \(3\) quả bóng lấy ra đều có màu xanh: \(\mathrm{C}_5^3\) (cách).
+) \(3\) quả bóng lấy ra đều có màu đỏ: \(\mathrm{C}_6^3\) (cách).
\(\Rightarrow n\left(A\right)=\mathrm{C}_5^3+\mathrm{C}_6^3=30\).
Vậy \(\mathrm{P}\left(A\right)=\displaystyle\frac{n\left(A\right)}{n\left(\Omega\right)}=\displaystyle\frac{30}{286}=\displaystyle\frac{15}{143}\).
b) Gọi \(B\) là biến cố: Có ít nhất \(2\) quả bóng màu xanh trong \(3\) quả bóng lấy ra\,\(\Rightarrow\) có \(2\) khả năng:
+) Lấy được \(3\) quả bóng màu xanh: \(\mathrm{C}_5^3\) (cách).
+) Lấy được \(2\) quả bóng màu xanh và \(1\) quả bóng màu đỏ hoặc vàng: \(\mathrm{C}_5^2\cdot \mathrm{C}_8^1\) (cách).
\(\Rightarrow n\left(B\right)=\mathrm{C}_5^3+\mathrm{C}_5^2\cdot \mathrm{C}_8^1=90\).
Vậy \(\mathrm{P}\left(B\right)=\displaystyle\frac{n\left(B\right)}{n\left(\Omega\right)}=\displaystyle\frac{90}{286}=\displaystyle\frac{45}{143}\).
Câu 14:
Trên đường đi từ Hà Nội về thăm Đền Hùng ở Phú Thọ, Bình, Minh và \(5\) bạn khác ngồi vào \(7\) trên chiếc ghế trên một xe ôtô \(7\) chỗ. Khi xe quay lại Hà Nội, mỗi bạn lại chọn ngồi ngẫu nhiên một ghế. Tính xác suất của biến cố: Có ít nhất một trong hai bạn Bình và Minh vẫn ngồi đúng ghế cũ của mình.
Số phần tử của không gian mẫu là \(n\left(\Omega\right)=7!\cdot 7!\).
Gọi \(A\) là biến cố \({''}\)Có ít nhất một trong hai bạn Bình và Minh vẫn ngồi đúng ghế cũ của mình\({''}\)
+) Cả \(2\) bạn Bình và Minh vẫn ngồi đúng ghế cũ có \(7!\cdot 5!\) (cách).
+) Chỉ có \(1\) bạn Bình hoặc Minh vẫn ngồi đúng ghế cũ có \(2\cdot 6!\cdot 7!\) (cách).
\(\Rightarrow n\left(A\right)=7!\cdot 5!+2\cdot 6!\cdot 7!\).
Vậy \(\mathrm{P}\left(A\right)=\displaystyle\frac{n\left(A\right)}{n\left(\Omega\right)}=\displaystyle\frac{13}{42}\).
Câu 15:
Cho hai biến cố \(A\) và \(B\) độc lập với nhau.
a) Biết \(\mathrm{P}(A)=0{,}3\) và \(\mathrm{P}(B)=0{,}2\). Tính xác suất của biến cố \(A\cup B\);
b) Biết \(\mathrm{P}(B)=0{,}5\) và \(\mathrm{P}(A\cup B)=0{,}7\). Tính xác suất của biến cố \(A\).
Vì hai biến cố \(A\) và \(B\) độc lập với nhau nên \(\heva{&\mathrm{P}(A\cup B)=\mathrm{P}(A)+\mathrm{P}(B)-\mathrm{P}(A\cdot B)\\&\mathrm{P}(A\cdot B)=\mathrm{P}(A)\cdot \mathrm{P}(B)}\). Khi đó
a) \(\mathrm{P}(A\cup B)=\mathrm{P}(A)+\mathrm{P}(B)-\mathrm{P}(A)\cdot \mathrm{P}(B)=0{,}3+0{,}2-0{,}3\cdot 0{,}2=0{,}44\).
b) \(\mathrm{P}(A)= \displaystyle\frac{\mathrm{P}(A\cup B)-\mathrm{P}(B)}{1-\mathrm{P}(B)}=\displaystyle\frac{0{,}7-0{,}5}{1-0{,}5}=0{,}4\).
Câu 16:
Lan gieo một đồng xu không cân đối \(3\) độc lập với nhau. Biết xác suất xuất hiện mặt sắp trong mỗi lần gieo đều bằng \(0{,}4\). Sử dụng sơ đồ hình cây, tính xác suất của biến cố \({''}\)Có đúng \(1\) lần gieo được mặt sấp trong \(3\) lần gieo\({''}\).
Vì xác suất xuất hiện mặt sắp trong mỗi lần gieo đều bằng \(0{,}4\) nên xác suất xuất hiện mặt ngửa trong mỗi lần gieo đều bằng \(0{,}6\).
Do đó xác suất của biến cố \({''}\)Có đúng \(1\) lần gieo được mặt sấp trong \(3\) lần gieo\({''}\) là \(0{,}4\cdot 0{,}6^2\cdot\mathrm{C}_5^1=0{,}72\).
Câu 17:
Một hộp chứa \(50\) tấm thẻ cùng loại được đánh số lần lượt từ \(1\) đến \(50\). Lấy ngẫu nhiên đồng thời \(2\) thẻ từ hộp. Tính xác suất của các biến cố:
a) \(A:{''}\)Tổng các số ghi trên \(2\) thẻ lấy ra là số chẳn\({''}\);
b) \(B:{''}\)Tích các số ghi trên \(2\) thẻ lấy rachia hết cho \(4{''}\).
Xét phép thử \({''}\)Lấy ngẫu nhiên đồng thời \(2\) thẻ từ hộp chứa \(50\) tấm thẻ\({''}\).
Ta có số phần tử của không gian mẫu là \(n\left(\Omega\right)=\mathrm{C}_{50}^2=1225\).
a) Xét biến cố \(A:{''}\)Tổng các số ghi trên \(2\) thẻ lấy ra là số chẳn\({''}\)
Từ số \(1\) đến số \(50\) có \(25\) số chẳn và \(25\) số lể.
Do đó để tổng các số ghi trên \(2\) thẻ lấy ra là số chẳn, ta xét hai trường hợp:
+) \textbf{Trường hợp 1}: lấy được \(2\) thẻ mang số chẳn có \(\mathrm{C}_{25}^2=300\) (cách).
+) \textbf{Trường hợp 2}: lấy được \(2\) thẻ mang số lẻ có \(\mathrm{C}_{25}^2=300\) (cách).
Do đó số phần tử của biến cố \(A\) là \(n\left(A\right)=600\).
Vậy \(\mathrm{P}\left(A\right)=\displaystyle\frac{n\left(A\right)}{n\left(\Omega\right)}=\displaystyle\frac{24}{49}\).
b) Xét biến cố \(B:{''}\)Tích các số ghi trên \(2\) thẻ lấy ra chia hết cho \(4{''}\).
Chia \(50\) thẻ thành \(3\) nhóm:
+) \textbf{Nhóm 1}: gồm \(25\) thẻ mang số lẻ.
+) \textbf{Nhóm 2}: gồm \(12\) thẻ mang số chia hết cho \(4\).
+) \textbf{Nhóm 3}: gồm \(13\) thẻ mang số chia hết cho \(2\).
Do đó để tích các số ghi trên \(2\) thẻ lấy ra chia hết cho \(4\) ta lấy như sau:
+) Lấy \(2\) thẻ thuộc nhóm \(2\) có \(\mathrm{C}_{12}^2=66\) (cách).
+) Lấy \(1\) thẻ thuộc nhóm \(2\) và \(1\) thẻ thuộc nhóm \(1\) có \(\mathrm{C}_{12}^1\cdot \mathrm{C}_{25}^1=300\) (cách).
+) Lấy \(1\) thẻ thuộc nhóm \(2\) và \(1\) thẻ thuộc nhóm \(3\) có \(\mathrm{C}_{12}^1\cdot \mathrm{C}_{13}^1=156\) (cách).
+) Lấy \(2\) thẻ thuộc nhóm \(3\) có \(\mathrm{C}_{13}^2=78\) (cách).
Do đó số phần tử của biến cố \(B\) là \(n\left(B\right)=600\).
Vậy \(\mathrm{P}\left(A\right)=\displaystyle\frac{n\left(A\right)}{n\left(\Omega\right)}=\displaystyle\frac{24}{49}\).
Câu 18:
Vệ tinh \(A\) lần lượt truyền một tin đến vệ tinh \(B\) cho đến khi vệ tinh \(B\) phản hồi là đã nhận được. Biết khả năng vệ tinh \(B\) phản hồi đã nhận được tin ở mỗi lần \(A\) gửi là độc lập với nhau và xác suất phản hồi mỗi lần đều là \(0{,}4\). Sử dụng sơ đồ hình cây, tính xác suất vệ tinh \(A\) phải gửi tin không quá \(3\) lần.
Vậy xác suất để vệ tinh A phải gửi tin không quá \(3\) lần là
\(0{,}4+0{,}24+0{,}144=0{,}784.\)
Câu 19:
Gieo hai con xúc xăc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của biến cố: Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc chia hết cho \(6\).
Số phần tử của không gian mẫu: \(n(\Omega)=6^2=36\).
Xét biến cố A:Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc chia hết cho \(6\).
Ta có
\(A=\left\{(1;6),(2;3),(2;6),(3;2),(3;4),(3;6),(4;3),(4;6),(5;6),(6;1),(6;2),(6;3),(6;4),(6;5),(6;6)\right\}
\Rightarrow n(A)=15\)
Vậy \(P(A)=\displaystyle\frac{n(A)}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{15}{36}.\)
Câu 20:
Một hộp có \(5\) quả bóng xanh, \(6\) quả bóng đỏ và \(4\) quả bóng vàng có kích thước và khối lượng như nhau. Chọn ra ngẫu nhiên từ hộp \(4\) quả bóng. Tính xác suất của các biến cố:
A:Cả \(4\) quả bóng lấy ra có cùng màu;
B:Trong \(4\) quả lấy ra có đủ \(3\) màu.
Xét phép thử: Chọn ra ngẫu nhiên từ hộp \(4\) quả bóng từ một hộp chứa \(15\) quả bóng.
Số phần tử của không gian mẫu: \(n(\Omega)=\mathrm{C}_{15}^4=1365.\)
*) Xét biến cố: A:"\Cả \(4\) quả bóng lấy ra có cùng màu. Xét ba trường hợp sau:
\(4\) quả lấy ra cùng màu xanh có \(\mathrm{C}_5^4\) cách.
\(4\) quả lấy ra cùng màu đỏ có \(\mathrm{C}_6^4\) cách.
\(4\) quả lấy ra cùng màu vàng có \(\mathrm{C}_4^4\) cách.
Theo quy tắc cộng ,ta có \(n(A)=\mathrm{C}_5^4+\mathrm{C}_6^4+\mathrm{C}_6^4=21\) cách.
Vậy xác suất để cả \(4\) quả bóng lấy ra có cùng màu là: \(P(A)=\displaystyle\frac{n(A)}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{1}{65}.\)
*) Xét biến cố: B:Trong \(4\) quả lấy ra có đủ \(3\) màu. Xét ba trường hợp sau:
\(2\) quả màu xanh, \(1\) quả màu đỏ, \(1\) quả màu vàng có \(\mathrm{C}_5^2\cdot\mathrm{C}_6^1\cdot\mathrm{C}_4^1=240\) cách.
\(1\) quả màu xanh, \(2\) quả màu đỏ, \(1\) quả màu vàng có \(\mathrm{C}_5^1\cdot\mathrm{C}_6^2\cdot\mathrm{C}_4^1=300\) cách.
\(1\) quả màu xanh, \(1\) quả màu đỏ, \(2\) quả màu vàng có \(\mathrm{C}_5^1\cdot\mathrm{C}_6^1\cdot\mathrm{C}_4^2=180\) cách.
Theo quy tắc cộng ,ta có \(n(A)=240+300+180=720\) cách.
Vậy xác suất để cả \(4\) quả bóng lấy ra có đủ cả ba màu là: \(P(A)=\displaystyle\frac{n(A)}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{48}{91}.\)
Câu 21:
Cường, Trọng và \(6\) bạn nữ xếp ngẫu nhiên thành một hàng ngang để chụp ảnh. Tính xác suất của biến cố: "Có ít nhất một trong hai bạn Cường và Trọng đứng ở đầu hàng"
Xét phép thử xếp ngẫu nhiên \(8\) bạn, ta có số phần tử không gian mẫu \(n(\Omega)=8!\)
Gọi \(\mathrm{A}\) là biến cố: "Có ít nhất một trong hai bạn Cường và Trọng đứng ở đầu hàng"
\(\Rightarrow \overline{\mathrm{A}}\) là biến cố không có ai trong hai bạn Cường và Trọng đứng ở đầu hàng"
Chọn \(2\) trong \(6\) bạn xếp đầu hàng có \(\mathrm{A}_6^2\) cách xếp Cường và Trọng đứng ở đầu hàng
Xếp \(4\) bạn còn lại và hai bạn Cường và Trọng có \(6!\) cách.
Suy ra số cách xếp cả hai bạn Cường và Trọng không đứng ở đầu hàng là: \(n\left(\overline{\mathrm{A}}\right)=\mathrm{A}_6^2.6!\) cách.
Vậy xác suất cần tìm là \(P(A)=\displaystyle\frac{n(A)}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{15}{28}.\)
Câu 22:
Chọn ngẫu nhiên \(3\) trong \(24\) đỉnh của đa giấc đều \(24\) cạnh. Tính xác suất của biến cố: "\(3\) đỉnh được chọn là \(3\) đỉnh của một tam giác cân hoặc một tam giác vuông".
Đa giác đều \(24\) cạnh có \(24\) đỉnh.
Chọn \(3\) đỉnh trong \(24\) thì số phần tử của không gian mẫu: \(n(\Omega)=\mathrm{C}_{24}^3.\)
Gọi \(\mathrm{A}\) là biến cố "\(3\) đỉnh được chọn là \(3\) đỉnh của một tam giác cân hoặc một tam giác vuông"
Ta có đa giác đều \(24\) đỉnh nội tiếp đường tròn có \(12\) đường chéo đi qua tâm. Xét hai trường hợp:
Trường hợp 1: \(3\) đỉnh được chọn là \(3\) đỉnh của một một tam giác vuông hoặc cân.
+) Chọn \(1\) đường kính có \(12\) cách.
+) Chọn \(1\) đỉnh trong \(22\) đỉnh còn lại có \(22\) cách.
Vậy trường hợp này có \(12.22=264\) (tam giác vuông hoặc cân).
Trường hợp 2: \(3\) đỉnh được chọn là \(3\) đỉnh của một tam giác cân
+) Chọn \(1\) đỉnh trong \(2\) đỉnh của \(1\) đường kính có \(2\) cách.
+) Mỗi đường kính chia đa giác thành hai miền, mỗi miền có \(11\) đỉnh.
+) Chọn \(1\) đỉnh thuộc miền thứ nhất thì tương ứng có \(1\) đỉnh thuộc miền thứ hai để \(3\) đỉnh được lập thành tam giác cân.
Vậy trường hợp này có \(12.2.11=264\) (tam giác cân)
Suy ra \(n(\mathrm{A})=528.\)
Vậy Vậy xác suất cần tìm là \(P(A)=\displaystyle\frac{n(A)}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{6}{23}.\)
Câu 23:
Chọn ngẫu nhiên một số từ tập hợp các số tự nhiên có \(3\) chữ số. Tính xác suất của các biến cố:
A:"Số được chọn chia hết cho \(2\) hoặc \(7\)."
B:"Số được chọn có tổng các chữ số là số chẳn".
Số tự nhiên của \(3\) chữ số có dạng \(x=\overline{abc}\), với \(a\neq 0; a,b,c \in \left\{0;1;2;\cdots ; 9\right\}\)
+) \(a\) có \(9\) cách chọn.
+) \(b\) có \(10\) cách chọn.
+) \(c\) có \(10\) cách chọn.
Khi đó số phần tử của không gian mẫu là \(n(\Omega)=9.10.10=900\) (số).
Xét biến cố: A:"Số được chọn chia hết cho \(2\) hoặc \(7\)."
a) Số được chọn chia hết cho \(2\).
Khi đó ta có thêm điều kiện \(c \in \left\{0;2;4;6;8\right\}\Rightarrow c\) có \(5\) cách chọn.
+) \(a\) có \(9\) cách chọn.
+) \(b\) có \(10\) cách chọn.
Suy ra trường hợp này có \(5.9.10=450\) (số)
b) Số được chọn chia hết cho \(7\)
Khi đó để \(x \hspace{0.1cm}\vdots\hspace{0.1cm} 7\) thì \(\left(c+3b+2a\right) \hspace{0.1cm}\vdots\hspace{0.1cm} 7\)
Suy ra \(x \in \left\{ 112; 119; \cdots 994\right\}\) và trường hợp này có \(\displaystyle\frac{994-112}{7}+1=127\) (số).
Theo quy tắc cộng, ta có: \(n(A)=450+127=577\) (số).
Vậy \(P(A)=\displaystyle\frac{n(A)}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{577}{900}.\)
Câu 24:
Chọn ngẫu nhiên một số nguyên dương có hai chữ số. Xét biến cố \(A\): Số được viết ra là số chia hết cho \(8\) \, và biến cố \(B\): Số được viết ra là số chia hết cho \(9\). Tính \(\mathrm{P}(A \cup B)\).
+) có \(11\) số chia hết cho \(8\),
+) có \(10\) số chia hết cho \(9\),
+) có \(1\) số chia hết cho cả \(8\) và \(9\).
Vì thế, ta có \(\mathrm{P}(A)=\displaystyle\frac{11}{90}, \mathrm{P}(B)=\displaystyle\frac{10}{90}, \mathrm{P}(A \cap B)=\displaystyle\frac{1}{90}\).
Vậy \(\mathrm{P}(A \cup B)=\mathrm{P}(A)+\mathrm{P}(B) - \mathrm{P}(A \cap B) =\displaystyle\frac{11}{90}+\displaystyle\frac{10}{90}-\displaystyle\frac{1}{90}=\displaystyle\frac{2}{9}\).
Câu 25:
Một hộp có \(12\) chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số \(1,2,3, \ldots, 12\); hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên \(1\) chiếc thẻ trong hộp. Xét biến cố \(A\): Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho \(3\) \, và biến cố \(B\): Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 5. Tính \(\mathrm{P}(A \cup B)\).
Không gian mẫu của phép thử trên có \(12\) phần tử, tức là \(n(\Omega)=12\).
Số các kết quả thuận lợi cho các biến cố \(A, B\) lần lượt là \(n(A)=4, n(B)=2\).
Suy ra
\(\mathrm{P}(A)=\displaystyle\frac{n(A)}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{4}{12}=\displaystyle\frac{1}{3}, \mathrm{P}(B)=\displaystyle\frac{n(B)}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{2}{12}=\displaystyle\frac{1}{6}.\)
Trong các số \(1,2,3, \ldots, 12\), không có số nào chia hết cho cả \(3\) và \(5\).
Vì thế \(A, B\) là hai biến cố xung khắc. Suy ra
\(\mathrm{P}(A \cup B)=\mathrm{P}(A)+\mathrm{P}(B)=\displaystyle\frac{1}{3}+\displaystyle\frac{1}{6}=\displaystyle\frac{1}{2}\).
Câu 26:
Hai bạn Hạnh và Hà cùng chơi trò chơi bắn cung một cách độc lập. Mỗi bạn chỉ bắn một lần. Xác suất để bạn Hạnh và bạn Hà bắn trúng bia lần lượt là \(0{,}6\) và \(0{,}7\) trong lần bắn của mình. Tính xác suất của biến cố \(C\): Bạn Hạnh và bạn Hà đều bắn trúng bia .
Xét biến cố \(A\): Bạn Hạnh bắn trúng bia, ta có \(\mathrm{P}(A)=0{,}6\).
Xét biến cố \(B\): Bạn Hà bắn trúng bia, ta có \(\mathrm{P}(B)=0{,}7\).
Ta thấy \(A, B\) là hai biến cố độc lập và \(C=A \cap B\). suy ra
\(\mathrm{P}(C)=\mathrm{P}(A) \cdot \mathrm{P}(B)=0{,}6 \cdot 0{,}7=0{,}42.\)
Câu 27:
Hai bạn Trung và Dũng của lớp \(11A\) tham gia giải bóng bàn đơn nam do nhà trường tổ chức. Hai bạn đó không cùng thuộc một bảng đấu loại và mỗi bảng đấu loại chỉ chọn một người vào vòng chung kết. Xác suất lọt qua vòng loại để vào vòng chung kết của Trung và Dũng lần lượt là \(0{,}8\) và \(0{,}6\). Tính xác suất của các biến cố sau
a) \(A\): Cả hai bạn lọt vào vòng chung kết;
b) \(B\): Có ít nhất một bạn lọt vào vòng chung kết ;
c) \(C\): Chỉ có bạn Trung lọt vào vòng chung kết.
Xét các biến cố \(E\): Bạn Trung lọt vào vòng chung kết \, và \(G\): Bạn Dũng lọt vào vòng chung kết.
Từ giả thiết, ta suy ra \(E, G\) là hai biến cố độc lập và \(\mathrm{P}(E)=0{,}8; \mathrm{P}(G)=0{,}6\).
a) Do \(A=E \cap G\) nên \(\mathrm{P}(A)=\mathrm{P}(E) \cdot \mathrm{P}(G)=0{,}8 \cdot 0{,}6=0{,}48\).
b) Ta thấy \(B=E \cup G\), suy ra
\(\mathrm{P}(B)=\mathrm{P}(E \cup G)=\mathrm{P}(E)+\mathrm{P}(G)-\mathrm{P}(E \cap G)=0{,}8+0{,}6-0{,}48=0{,}92.\)
c) Xét biến cố đối \(\overline{G}\) của biến cố \(G\).
Ta thấy \(\mathrm{P}(\overline{G})=1-\mathrm{P}(G)=1-0{,}6=0{,}4\) và \(E, \overline{G}\) là hai biến cố độc lập.
Vì \(C=E \cap \overline{G}\) nên \(\mathrm{P}(C)=\mathrm{P}(E) \cdot \mathrm{P}(\overline{G})=0{,}8 \cdot 0{,}4=0{,}32\).
Câu 28:
Một đội văn nghệ có 4 học sinh nam và 5 học \(\sinh\) nữ. Giáo viên phụ trách đội muốn chọn ra một đội tốp ca gồm 3 học sinh sao cho có cả nam và nữ cùng tham gia.
a) Giáo viên phụ trách đội có bao nhiêu cách chọn một đội tốp ca như vậy?
b) Tính xác suất của biến cố \(H\): Trong 3 học sinh chọn ra có cả nam và nữ .
\(H\): Trong \(3\) học sinh chọn ra có cả nam và nữ;
\(A\): Trong \(3\) học sinh chọn ra có \(2\) học sinh nam và \(1\) học sinh nữ ;
\(B\): Trong \(3\) học sinh chọn ra có \(1\) học sinh nam và \(2\) học sinh nữ.
Khi đó \(H=A \cup B\) và \(A \cap B=\varnothing\). Do hai biến cố \(A\) và \(B\) là xung khắc nên \(n(H)=n(A)+n(B)\).
a) Số các kết quả thuận lợi cho biến cố \(A\) là
\(n(A)=\mathrm{C}_4^2 \cdot \mathrm{C}_5^1=\displaystyle\frac{4 !}{2 ! \cdot 2 !} \cdot \displaystyle\frac{5 !}{1 ! \cdot 4 !}=6\cdot 5=30\).
Số các kết quả thuận lợi cho biến cố \(B\) là \(n(B)=\mathrm{C}_4^1 \cdot \mathrm{C}_5^2=\displaystyle\frac{4 !}{1 ! \cdot 3 !} \cdot \displaystyle\frac{5 !}{2 ! \cdot 3 !}=4 \cdot 10=40\).
Số các kết quả thuận lợi cho biến cố \(H\) là \(n(H)=n(A)+n(B)=30+40=70\).
Vậy giáo viên phụ trách có \(70\) cách chọn một đội tốp ca như dự định.
c) Đội văn nghệ có \(9\) học sinh. Mỗi cách chọn \(3\) học sinh trong \(9\) học sinh đó là một tổ hợp chập \(3\) của \(9\) phần tử. Do đó, không gian mẫu \(\Omega\) gồm các tổ hợp chập \(3\) của \(9\) phần tử và
\(n(\Omega)=\mathrm{C}_9^3=\displaystyle\frac{9 !}{3 ! \cdot 6 !}=84.\)
Vậy xác suất của biến cố \(H\) là \(\mathrm{P}(H)=\displaystyle\frac{n(H)}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{70}{84}=\displaystyle\frac{5}{6}\).
Câu 29:
Câu lạc bộ nghệ thuật của một trường trung học phổ thông gồm học sinh của cả ba khối \(10, 11, 12\), mỗi khối có \(5\) học sinh. Chon ngẫu nhiên \(3\) học sinh để tham gia biểu diễn. Tính xác suất để \(3\) học sinh được chọn chỉ thuộc hai khối.
Mỗi cách chọn ra đồng thời \(3\) học sinh trong câu lạc bộ cho ta một tổ hợp chập \(3\) của \(15\) phần tử.
Do đó, không gian mẫu \(\Omega\) gồm các tổ hợp chập \(3\) của \(15\) phần tử và \)
n(\Omega)=\mathrm{C}_{15}^3=\displaystyle\frac{15 !}{3 ! \cdot 12 !}=455\(.
Xét biến cố \(A\): Chọn được \(3\) học sinh chỉ thuộc hai khối.
Sơ đồ hình cây biểu thị các khả năng thuận lợi cho biến cố \(A\) như sau:
Như vậy, số kết quả thuận lợi cho biến cố \(A\) là \(n(A)=50 \cdot 6=300\).
Vậy xác suất của biến cố \(A\) là \(\mathrm{P}(A)=\displaystyle\frac{n(A)}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{300}{455}=\displaystyle\frac{60}{91}\).
Câu 30:
Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. Tính xác suất của biến cố \(M\): Số tự nhiên có hai chữ số được viết ra chia hết cho \(11\) hoặc chia hết cho \(12\) .
Số các số tự nhiên có hai chữ số là \(90\) số. Do đó số cách chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số là \(90\) nên \(n(\Omega)=90\).
Số các số tự nhiên có hai chữ số chia hết cho \(11\) hoặc chia hết cho \(12\) là \(18\) số (gồm có \(11\), \(22\), \(33\), \(44\), \(55\), \(66\), \(77\), \(88\), \(99\), \(12\), \(24\), \(36\), \(48\), \(50\), \(62\), \(74\), \(86\), \(98\)), nên \(n(M)=18\).
Vậy xác suất của biến cố \(M\) là \(\mathrm{P}(M)=\displaystyle\frac{n(M)}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{18}{90}=\displaystyle\frac{1}{5}\).
Câu 31:
Một hộp có \(12\) viên bi có cùng kích thước và khối lượng, trong đó có \(7\) viên bi màu xanh và \(5\) viên bi màu vàng. Chọn ngẫu nhiên \(5\) viên bi từ hộp đó. Tính xác suất để trong \(5\) viên bi được chọn có ít nhất \(2\) viên bi màu vàng.
Mỗi cách chọn ngẫu nhiên \(5\) viên bi từ hộp có \(12\) viên bi là một tổ hợp chập \(5\) của \(12\) phần tử. Do đó, không gian mẫu \(\Omega\) gồm các tổ hợp chập \(5\) của \(12\) phần tử và \(n(\Omega)=\mathrm{C}_{12}^5=792\).
Gọi \(H\) là biến cố Trong \(5\) viên bi được chọn có ít nhất \(2\) viên bi màu vàng.
Số các kết quả thuận lợi cho biến cố \(H\) là
\(n(H)=\mathrm{C}_5^2 \cdot \mathrm{C}_7^3 + \mathrm{C}_5^3 \cdot \mathrm{C}_7^2 + \mathrm{C}_5^4 \cdot \mathrm{C}_7^1 +\mathrm{C}_5^5=526\).
Vậy xác suất của biến cố \(H\) là \(\mathrm{P}(H)=\displaystyle\frac{n(H)}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{526}{792}=\displaystyle\frac{263}{396}\).
Câu 32:
Hai bạn Việt và Nam cùng tham gia một kì thi trắc nghiệm môn Toán và môn Tiếng Anh một cách độc lập nhau. Đề thi của mỗi môn gồm \(6\) mã đề khác nhau và các môn khác nhau thì mã đề cũng khác nhau. Đề thi được sắp xếp và phát cho học sinh một cách ngẫu nhiên. Tính xác suất để hai bạn Việt và Nam có chung đúng một mã đề thi trong kì thi đó.
Việt có số cách nhận mã đề hai môn là \(6 \cdot 6 = 36\) cách.
Nam có số cách nhận mã đề hai môn là \(6 \cdot 6 = 36\) cách.
Số phần tử của không gian mẫu là \(36 \cdot 36 = 1296\).
Gọi \(H\) là biến cố Việt và Nam có chung đúng một mã đề thi.
Có các trường hợp sau:
+) Có cùng mã đề môn Toán: Việt có \(36\) cách nhận mã đề hai môn, Nam có \(5\) cách nhận mã đề. Do đó có \(36 \cdot 5 = 180\) cách.
+) Tương tự có cùng môn Tiếng Anh có \(180\) cách.
Suy ra \(n(H)=360\) cách.
Vậy xác suất của biến cố \(H\) là \(\mathrm{P}(H)=\displaystyle\frac{n(H)}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{360}{1296}=\displaystyle\frac{5}{18}\).
Câu 33:
Trong một chiếc hộp có \(20\) viên bi có cùng kích thước và khối lượng, trong đó có \(9\) viên bi màu đỏ, \(6\) viên bi màu xanh và \(5\) viên bi màu vàng. Lấy ngẫu nhiên đồng thời \(3\) viên bi. Tîm xác suất để \(3\) viên bi lấy ra có đúng hai màu.
Mỗi cách lấy \(3\) viên bi trong \(20\) viên bi là một tổ hợp chập \(3\) của \(20\) phần tử.
Do đó, không gian mẫu \(\Omega\) gồm các tổ hợp chập \(3\) của \(20\) phần tử và \(n(\Omega)=\mathrm{C}_{20}^3=1140\).
Lấy \(3\) viên bi có đủ ba màu là \(9 \cdot 6 \cdot 5 = 270\) cách.
Lấy \(3\) viên bi có đúng một màu là \(\mathrm{C}_9^3 + \mathrm{C}_6^3 + \mathrm{C}_5^3 = 114\) cách.
Do đó lấy \(3\) viên bi có đúng hai màu là \(\mathrm{C}_{20}^3 - (270 + 114) = 756\) cách.
Vậy xác suất của biến cố để \(3\) viên bi lấy ra có đúng hai màu là \(\mathrm{P}(H)=\displaystyle\frac{n(H)}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{756}{1140}=\displaystyle\frac{63}{95}\).
Câu 34:
Bạn Dũng và bạn Hương tham gia đội văn nghệ của nhà trường. Nhà trường chọn từ đội văn nghệ đó một bạn nam và một bạn nữ để lập tiết mục song ca. Xác suất được nhà trường chọn vào tiết mục song ca của Dũng và Hương lần lượt là \(0{,}7\) và \(0{,}9\). Tính xác suất của các biến cố sau:
a) \(A\colon\) "Cả hai bạn được chọn vào tiết mục song ca";
b) \(B\colon\) "Có ít nhất một bạn được chọn vào tiết mục song ca";
c) \(C\colon\) "Chỉ có bạn Hương được chọn vào tiết mục song ca".
Xét các biến cố \(E \colon\) "Bạn Dũng được chọn vào tiết mục song ca" và \(G \colon\) "Bạn Hương dược chọn vào tiết mục song ca".
Từ giả thiết, ta suy ra \(E,G\) hai biến cố độc lập và \(\mathrm{P}(E)=0{,}7;\mathrm{P}(G)=0{,}9\).
a) Do \(A=E \cap G\) nên \(\mathrm{P}(A)=\mathrm{P}(E)\cdot \mathrm{P}(G)=0{,}7 \cdot 0{,}9=0{,}63\).
b) Ta thấy \(B= E \cup G\), suy ra \(\mathrm{P}(B)=\mathrm{P}(E \cup G)=\mathrm{P}(E)+\mathrm{P}(G)-\mathrm{P}(E \cap G) =0{,}7 +0{,}9 -0{,}63=0{,}97\).
c) Xét biến cố đối \(\overline{E}\) của biến cố \(E\). Ta thấy \(\mathrm{P}(\overline{E})=1-\mathrm{P}(E)=1-0{,}7=0{,}3\) và \(\overline{E},G\) là hai biến cố độc lập. Vì \(C=\overline{E} \cap G\) nên \(\mathrm{P}(C)=\mathrm{P}(\overline{E}) \cdot \mathrm{P}(G)=0{,}3 \cdot 0{,}9=0{,}27\).
Câu 35:
Hai bạn Mai và Thi cùng tham gia một kì kiểm tra ngoại ngữ một cách độc lập nhau. Xác suất để bạn Mai và bạn Thi đạt từ điểm \(7\) trở lên lần lượt là \(0{,}8\) và \(0{,}9\). Tính xác suất của biến cố \(C\): "Cả hai bạn đều đạt từ điểm \(7\) trở lên".
Xét biến cố \(A\colon\) "Bạn Mai đạt từ điểm \(7\) trở lên", ta có \(\mathrm{P}(A)=0{,}8\).
Xét biến cố \(B\colon\) "Bạn Thi đạt từ điểm \(7\) trở lên", ta có \(\mathrm{P}(B)=0{,}7\).
Ta thấy \(A,B\) là hai biến cố độc lập và \(C=A \cap B\), suy ra:
\(\mathrm{P}(C)=\mathrm{P}(A) \cdot P(B)=0{,}8 \cdot 0{,}9=0{,}72\).
Câu 36:
Một người cho ngẫu nhiên \(3\) lá thư vào \(3\) chiếc phong bì đã ghi địa chỉ sao cho mỗi phong bì chỉ chứa một lá thư. Tính xác suất để có ít nhất một lá thư được cho vào đúng phong bì đã ghi địa chỉ theo lá thư đó.
Mỗi cách cho \(3\) lá thư vào \(3\) phong bì là một hoán vị của \(3\) phần tử. Do đó, \(n(\Omega)=3!=6\).
Xét biến cố \(A\colon\) "ít nhất một lá thư được cho vào đúng phong bì".
Xét biến cố đối \(\overline{A}\) của biến cố \(A\). \(\overline{A} \colon\) "Không lá thư nào được cho vào đúng phong bì". Ta thấy \(n(\overline{A})=2\).
Vậy xác suất của biến cố \(A\) là:
\(\mathrm{P}(A)=1-\mathrm{P}(\overline{A})=1-\displaystyle\frac{n(\overline{A})}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{2}{3}\)
Câu 37:
Một hộp chứa \(9\) quả cầu có cùng kích thước và khối lượng, trong đó có \(4\) quả cầu màu xanh đánh số từ \(1\) đến \(4\), có \(3\) quả cầu màu vàng đánh số từ \(1\) đến \(3\), có \(2\) quả cầu màu đỏ đánh số \(1\) và \(2\). Lấy ngẫu nhiên \(2\) quả cầu từ hộp. Tính xác suất để \(2\) quả cầu được lấy vừa khác màu vừa khác số.
Không gian mẫu là số cách lấy tùy ý \(2\) quả cầu từ hộp chứa \(9\) quả cầu.
Suy ra số phần tử của không gian mẫu là \(n(\Omega) =\mathrm{C}_{9}^2=36\).
Xét biến cố \(A \colon\) "\(2\) quả cầu được lấy vừa khác màu vừa khác số".
+) Số cách lấy \(2\) quả cầu gồm: \(1\) quả cầu xanh và \(1\) quả cầu vàng là \(3\cdot 3=9\) cách (do số quả cầu vàng ít hơn nên ta lấy trước, có \(3\) cách lấy quả cầu vàng. Tiếp tục lấy quả cầu xanh nhưng không lấy viên trùng với số của quả cầu vàng nên có \(3\) cách lấy quả cầu xanh).
+) Số cách lấy \(2\) quả cầu gồm: \(1\) quả cầu xanh và \(1\) quả cầu đỏ là \(2\cdot 3=6\) cách.
+) Số cách lấy \(2\) quả cầu gồm: \(1\) quả cầu vàng và \(1\) quả cầu đỏ là \(2\cdot 2=4\) cách.
Suy ra số phần tử của biến cố \(A\) là \(n( {A})=9+6+3=18\).
Vậy xác suất cần tính \(\mathrm{P}(A)=\displaystyle\frac{n(A)}{n(\Omega)}=\displaystyle\frac{18}{36}=\displaystyle\frac{1}{2}\).
Câu 38:
Bạn Anh vẽ trên đất một bảng gồm \(9\) ô vuông như hình bên. Sau đó, bạn An cầm \(4\) viên bi giống nhau đặt ngẫu nhiên vào \(4\) ô vuông trong bảng đó. Tính xác suất để bất kì hàng nào và cột nào của bảng cũng có viên bi.
Không gian mẫu là số cách lấy \(4\) ô vuông từ bảng gồm \(9\) ô vuông.
Suy ra số phần tử của không gian mẫu là \(n(\Omega)=\mathrm{C}_{9}^4=126\).
Xét biến cố \(A \colon\) "bất kì hàng nào và cột nào của bảng cũng có viên bi".
Xét biến cố đối \(\overline{A}\) của biến cố \(A\). \(\overline{A} \colon\) "có ít nhất một hàng hoặc một cột không có viên bi nào".
+) Số cách đặt \(4\) viên bi trong đó có \(1\) hàng không có viên nào là \(3\cdot\mathrm{C}_{6}^4=45\) cách (Chọn \(1\) hàng có \(3\) cách, đặt \(4\) viên vào \(6\) ô còn lại có \(\mathrm{C}_{6}^4\) cách).
+) Số cách đặt \(4\) viên bi trong đó có \(1\) cột không có viên bi nào là \(3\cdot\mathrm{C}_{6}^4=45\) cách.
+) Số cách đặt \(4\) viên bi trong đó có \(1\) hàng và \(1\) cột không có viên bi nào là \(3\cdot 3\cdot \mathrm{C}_{4}^4=9\) (Chọn \(1\) hàng có \(3\) cách, chọn \(1\) cột có \(3\) cách, đặt \(4\) viên vào \(4\) ô còn lại có \(\mathrm{C}_{4}^4\) cách).
Số kết quả thuận lợi của biến cố \(\overline{A}\) là: \(n(\overline{A})=45+45-9=81\).
Vậy xác suất của biến cố \(A\) là:
\(\mathrm{P}(A)=1-\mathrm{P}(\overline{A})=1-\displaystyle\frac{81}{126}=\displaystyle\frac{5}{14}\).