1. Khái niệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Bất phương trình bậc nhất hai ẩn \(x\), \(y\) là bất phương trình có một trong các dạng
\(ax+by+c<0\); \(ax+by+c>0\); \(ax+by+c\leq 0\); \(ax+by+c\geq 0\),
trong đó \(a\), \(b\), \(c\) là những số cho trước; \(a\), \(b\) không đồng thời bằng \(0\) và \(x\), \(y\) là các ẩn.
2. Nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn
+ Xét bất phương trình \(ax+by+c<0\).
Mỗi cặp \(x_0;y_0\) thỏa mãn \(ax_0+by_0+c<0\) được gọi là một nghiệm của bất phương trình đã cho.
+ Nghiệm của các bất phương trình còn lại có định nghĩa tương tự.
3. Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn
+ Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), tập hợp các điểm \((x_0;y_0)\) sao cho \(ax_0+by_0+c<0\) được gọi là miền nghiệm của bất phương trình \(ax+by+c<0\).
+ Miền nghiệm của các bất phương trình còn lại có định nghĩa tương tự.
Các bước biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình \(ax+by+c<0\):
+ B1. Trên mặt phẳng \(Oxy\), vẽ đường thẳng \(\Delta\colon ax+by+c=0\).
+ B2. Lấy một điểm \((x_0;y_0)\) không thuộc \(\Delta\). Tính \(ax_0+by_0+c\).
+ B3. Kết luận
\(-\) Nếu \(ax_0+by_0+c<0\) thì miền nghiệm của bất phương trình đã cho là nửa mặt phẳng (không kể bờ \(\Delta\)) chứa điểm \((x_0;y_0)\).
\(-\) Nếu \(ax_0+by_0+c>0\) thì miền nghiệm của bất phương trình đã cho là nửa mặt phẳng (không kể bờ \(\Delta\)) không chứa điểm \((x_0;y_0)\).
Chú ý. Đối với các bất phương trình bậc nhất hai ẩn dạng \(ax+by+c \le 0\) (hoặc \(ax+by+c \ge 0\)) thì miền nghiệm là miền nghiệm của bất phương trình \(ax+by+c < 0\) (hoặc \(ax+by+c > 0\)) kể cả bờ.
Dạng 1. Xác định bất phương trình bậc nhất 2 ẩn
Dạng 2. Xác định nghiệm của bất phương trình bậc nhất 2 ẩn
Dạng 3. Xác định miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất 2 ẩn
Câu 1:
Cho các bất phương trình: \(x-3y>0\), \(x+2\leq 0\), \(xy-1>0\), \(2x-1\geq y\). Trong số các bất phương trình đã cho có bao nhiêu bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
Đáp án: \(3\)
Lời giải:
Có 3 bất phương trình bậc nhất hai ẩn là
\(x-3y>0\), \(x+2\leq 0\) và \(2x-1\geq y\).
Câu 2:
Cho các bất phương trình: \(x-2y>x^2\), \(x^2-2x\geq y\), \(x<0\), \(y-4x+1< xy\). Trong số các bất phương trình đã cho có bao nhiêu bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
Đáp án: \(1\)
Lời giải:
Chỉ có 1 bất phương trình bậc nhất hai ẩn là \(x<0\).
Câu 1:
Miền nghiệm của bất phương trình \(-x+2+2( y-2 )<2( 1-x )\) là nửa mặt phẳng \textbf{không chứa} điểm nào trong các điểm sau?
Đáp án: \(( 4;2 )\)
Lời giải:
Ta có \(-x+2+2( y-2 )<2( 1-x )\Leftrightarrow x+2y<4.\)
+) Vì \(4+2 \cdot 2<4\) là mệnh đề sai nên \((4;2)\) không thuộc miền nghiệm của bất phương trình.
+) Vì \(0+2 \cdot 0<4\) là mệnh đề đúng nên \((0;0)\) thuộc miền nghiệm của bất phương trình.
+) Vì \(1+2 \cdot 1<4\) là mệnh đề đúng nên \((1;1)\) thuộc miền nghiệm của bất phương trình.
+) Vì \(1+2 \cdot (-1)<4\) là mệnh đề đúng nên \((1;-1)\) thuộc miền nghiệm của bất phương trình.
Câu 2:
Cặp số nào dưới đây không phải là nghiệm của bất phương trình: \(x-y\leq 2\)?
Đáp án: \((2;1)\)
Lời giải:
Bằng cách thế các cặp vào bất phương trình, ta thấy cặp \((2;1)\) không phải là nghiệm.
Câu 1:
Miền không bị gạch trong hình vẽ là miền biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình nào trong các bất phương trình sau?
Đáp án: \(2x-y<3\)
Lời giải:
Đường thẳng đi qua hai điểm \(A\left(\displaystyle\frac{3}{2};0\right)\) và \(B(0;-3)\) nên có phương trình \(2x-y=3\).
Mặt khác, cặp số \((0;0)\) thỏa mãn bất phương trình \(2x-y<3\) nên miền không bị gạch ở hình vẽ biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình \(2x-y<3\).
Câu 2:
Miền không bị gạch của hình vẽ bên là miền nghiệm của bất phương trình nào dưới đây?
Đáp án: \(x+y<2\)
Lời giải:
Đường thẳng đi qua 2 điểm \((2;0)\) và \((0;2)\) là \(y=-x+2\Leftrightarrow x+y-2=0\).
Ta thấy điểm \((0;0)\) thuộc miền nghiệm đồng thời là nghiệm của bất phương trình \(x+y-2<0\).
Vậy miền đã cho là miền nghiệm của bất phương trình \(x+y-2<0\).