1. Phương trình mặt cầu
Phương trình của mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(a;b;c)\) và bán kính \(R\) là:
\[(x-a)^2+(y-b)^2+(z-c)^2=R^2.\]
Phương trình \(x^2+y^2+z^2-2ax-2by-2cz+d=0\) nếu thỏa điều kiện \(a^2+b^2+c^2-d>0\) cũng là phương trình mặt cầu, có tâm \(I(a;b;c)\) và bán kính \(R=\sqrt{a^2+b^2+c^2-d}\).
2. Liên quan giữa mặt phẳng và mặt cầu
+ Nếu \(\mathrm{d\,}(I,(P))>R\) thì mặt phẳng \((P)\) và mặt cầu \((S)\) không có điểm chung.
+ Nếu \(\mathrm{d\,}(I,(P))=R\) thì mặt phẳng \((P)\) tiếp xúc mặt cầu \((S)\).
+ Nếu \(\mathrm{d\,}(I,(P)) < R\) thì mặt phẳng \((P)\) cắt mặt cầu \((S)\) theo thiết diện là một đường tròn, có bán kính là \(r=\sqrt{R^2-\mathrm{d\,}^2(I,(P))}.\)
Câu 1:
Chứng minh rằng phương trình \(x^2+y^2+z^2-6x-2y-4z-11=0\) là phương trình của một mặt cầu. Tìm tâm \(I\) và bán kính của mặt cầu đó.
Ta có \(a=3\), \(b=1\), \(c=2\), \(d=-11\).
Khi đó \(a^2+b^2+c^2-d=25>0\) nên phương trình đã cho là phương trình mặt cầu tâm \(I(3;1;2)\) và bán kính \(R=\sqrt{a^2+b^2+c^2-d}=5\).
Câu 2:
Phương trình nào sau đây là phương trình của một mặt cầu? Tìm tâm và bán kính của mặt cầu (nếu có).
a) \(x^2+y^2+z^2-4x+10y-2z+14=0\).
b) \(x^2+y^2+z^2+2x+4y-6z+20=0\).
a) Ta có
\begin{eqnarray*}&\Leftrightarrow & x^2+y^2+z^2-4x+10y-2z+14=0 \\ &\Leftrightarrow & x^2+y^2+z^2-2\cdot2 \cdot x+ 2\cdot 5 \cdot y - 2\cdot 1 \cdot z +14=0 \\ &\Leftrightarrow & (x-2)^2+(y+5)^2+(z-1)^2=16.\end{eqnarray*}
Vậy phương trình đã cho là phương trình mặt cầu tâm \(I(2;-5;1)\) bán kính \(R=\sqrt{16}=4\).
b) Ta có
\begin{eqnarray*}& & x^2+y^2+z^2+2x+4y-6z+20=0 \\&\Leftrightarrow & x^2+y^2+z^2+2\cdot 1 \cdot x + 2 \cdot 2 \cdot y -2\cdot 3 \cdot z +20 =0 \\&\Leftrightarrow & (x+1)^2+(y+2)^2+(z-3)^2=-6<0.\end{eqnarray*}
Vậy phương trình đã cho không là phương trình mặt cầu.
Câu 3:
Tìm tâm và bán kính của mặt cầu có phương trình \(x^2+(y+5)^2+(z+1)^2=2\).
Mặt cầu có tâm \(I(0;-5;-1)\) và bán kính \(R=\sqrt{2}\).
Câu 4:
Mỗi phương trình sau có phải là phương trình mặt cầu không? Vì sao?
a) \(2x^2+y^2+z^2-2x-2y+2z+1=0\).
b) \(x^2+y^2-2x+6y-8z-3=0\).
a) Phương trình \(2x^2+y^2+z^2-2x-2y+2z+1=0\) không phải là phương trình của một mặt cầu vì các hệ số của \(x^2\) và \(y^2\) khác nhau.
b) Phương trình \(x^2+y^2-2x+6y-8z-3=0\) không phải là phương trình của mặt cầu vì không có biểu thức \(z^2\).
Câu 5:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S): x^2+y^2+z^2+2x-2y+8z-18=0\). Xác định tâm, tính bán kính của \((S)\).
Phương trình đã cho tương ứng với \(a=-1\), \(b=1\), \(c=-4\), \(d= -18\).
Khi đó \(R^2 = a^2+b^2+c^2-d=1+1+16+18=36\).
Vậy phương trình mặt cầu \((S)\) có tâm \(I\left(-1 ;1 ; -4\right)\) và bán kính \(R=6\).
Câu 6:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\) có phương trình \(\left(x-\displaystyle\frac{1}{2}\right)^2+(y+1)^2+z^2=9\). Xác định tâm và bán kính của \((S)\).
Phương trình mặt cầu \(\left(x-\displaystyle\frac{1}{2}\right)^2+(y+1)^2+z^2=9\) có tâm \(I \left(\displaystyle\frac{1}{2}; -1; 0\right)\) và bán kính \(R = 3\).
Câu 7:
Cho phương trình \(x^2+y^2+z^2-4x-2y-10z+2=0\). Chứng minh rằng phương trình trên là phương trình của một mặt cầu. Xác định tâm và bán kính mặt cầu đó.
Ta có \(a=2\), \(b=1\), \(c=5\), \(d=2\), suy ra \(a^2+b^2+c^2-d=28>0\) nên phương trình đã cho là phương trình mặt cầu có tâm \(I(2;1;5)\) và bán kính \(R=\sqrt{28}\).
Câu 8:
Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình mặt cầu? Xác định tâm và bán kính của mặt cầu đó.
a) \(x^2+y^2+z^2+5x-7y+z-1=0\).
b) \(x^2+y^2+z^2+4x+6y-2z+100=0\)
c) \(x^2+y^2+z^2-x-y-z+\displaystyle\frac{1}{2}=0\).
a) Phương trình đã cho là phương trình mặt cầu vì
\(\left(-\displaystyle\frac{5}{2}\right)^2+\left(\displaystyle\frac{7}{2}\right)^2+\left(-\displaystyle\frac{1}{2}\right)^2+1>0.\)
b) Phương trình đã cho không phải là phương trình mặt cầu vì
\((-2)^2+(-3)^2+1^2-100=-90<0.\)
c) Phương trình đã cho là phương trình mặt cầu vì
\(\left(\displaystyle\frac{1}{2}\right)^2+\left(\displaystyle\frac{1}{2}\right)^2+\left(\displaystyle\frac{1}{2}\right)^2-\displaystyle\frac{1}{2}=\displaystyle\frac{1}{4}>0.\)
Câu 9:
Trong không gian \(Oxyz\) (đơn vị của các trục toạ độ là kilômét), một trạm thu phát sóng điện thoại di động có đầu thu phát được đặt tại điểm \(I(-6;-1;4)\).
a) Cho biết bán kính phủ sóng của trạm là \(2\) km. Viết phương trình mặt cầu \((S)\) biểu diễn ranh giới của vùng phủ sóng.
b) Một người sử dụng điện thoại tại điểm \(M(-5; -2; 5)\). Hãy cho biết điểm \(M\) nằm trong hay nằm ngoài mặt cầu \((S)\) và người đó có thể sử dụng được dịch vụ của trạm nói trên hay không?
c) Câu hỏi tương tự đối với người sử dụng điện thoại ở điểm \(N(-1; 0; 1)\).
a) Mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(-6;-1;4)\) và bán kính \(R=2\) nên có phương trình \((x+6)^2+(y+1)^2+(z-4)^2=4.\)
b) Ta có \(IM=\sqrt{3}
c) Ta có \(IN=\sqrt{35}>R\), suy ra điểm \(N\) nằm ngoài mặt cầu \((S)\) và người đó không thể sử dụng dịch vụ của trạm nói trên.
Câu 10:
Đầu in phun của một máy in 3D đang in bề mặt của một mặt cầu có phương trình
\(x^2+y^2+z^2+\displaystyle\frac{1}{8} x-\displaystyle\frac{1}{8} y-z+\displaystyle\frac{1}{16}=0.\)
Tính khoảng cách từ đầu in phun đến tâm mặt cầu.
Bán kính \(R\) của mặt cầu là khoảng cách từ đầu in phun đến tâm mặt cầu, ta có
\(R=\sqrt{\left(-\displaystyle\frac{1}{16}\right)^2+\left(\displaystyle\frac{1}{16}\right)^2+\left(\displaystyle\frac{1}{2}\right)^2-\displaystyle\frac{1}{16}}=\displaystyle\frac{5\sqrt{2}}{16}.\)
Câu 11:
Bề mặt của một bóng thám không gian dạng hình cầu có phương trình
\(x^2+y^2+z^2-200 x-600 y-4000 z+4099900=0.\)
Tìm toạ độ tâm và bán kính mặt cầu.
Tâm của mặt cầu là \(I(100;300;2000)\) và \(R=\sqrt{100^2+300^2+2000^2-4099900}=10\).
Câu 12:
Cho mặt cầu có phương trình \((x-1)^2+(y+2)^2+(z-7)^2=100\).
a) Xác định tâm và bán kính mặt cầu.
b) Mỗi điểm \(A(1;1;1)\), \(B(9;4;7)\), \(C(9;9;10)\) nằm trong, nằm ngoài hay nằm trên mặt cầu đó?
a) Mặt cầu có tâm \(I(1;-2;7)\) và bán kính \(R=10\).
b) Ta có
\(IA=\sqrt{(1-1)^2+(1+2)^2+(1-7)^2}=\sqrt{45}
\(IB=\sqrt{(9-1)^2+(4+2)^2+(7-7)^2}=\sqrt{100}=R\) nên điểm \(B\) nằm trên mặt cầu.
\(IC=\sqrt{(9-1)^2+(9+2)^2+(10-7)^2}=\sqrt{194}>R\) nên điểm \(C\) nằm ngoài mặt cầu.
Câu 13:
Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình mặt cầu? Xác định tâm và bán kính của mặt cầu đó.
a) \(x^2+y^2+z^2+4z-32=0\);
b) \(x^2+y^2+z^2+2x+2y-2z+4=0\).
a) Phương trình \(x^2+y^2+z^2+4z-32=0\) có dạng \(x^2+y^2+z^2-2ax-2by-2cz+d=0\) với \(a=0\), \(b=0\), \(c=-2\), \(d=-32\).
Ta có \(a^2+b^2+c^2-d=0+0+4+32=36>0\).
Suy ra phương trình đã cho là phương trình mặt cầu tâm \(I(0;0;-2)\), bán kính \(R=6\).
b) Phương trình \(x^2+y^2+z^2+2x+2y-2z+4=0\) có dạng \(x^2+y^2+z^2-2ax-2by-2cz+d=0\) với \(a=-1\), \(b=-1\), \(c=1\), \(d=4\).
Ta có \(a^2+b^2+c^2-d=1+1+1-4=-1<0\).
Suy ra phương trình đã cho không phải là phương trình mặt cầu.
Câu 14:
Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình mặt cầu? Xác định tâm và bán kính của mặt cầu đó.
a) \(x^2+y^2+z^2+8x-6y+2z-10=0\);
b) \(x^2+y^2+z^2+x+y-6z+33=0\).
a) Phương trình \(x^2+y^2+z^2+8x-6y+2z-10=0\) có dạng \(x^2+y^2+z^2-2ax-2by-2cz+d=0\) với \(a=-4\), \(b=3\), \(c=-1\), \(d=-10\).
Ta có \(a^2+b^2+c^2-d=16+9+1+10=36>0\).
Suy ra phương trình đã cho là phương trình mặt cầu tâm \(I(-4;3;-1)\), bán kính \(R=6\).
b) Phương trình \(x^2+y^2+z^2+x+y-6z+33=0\) có dạng \(x^2+y^2+z^2-2ax-2by-2cz+d=0\) với \(a=-\displaystyle\frac{1}{2}\), \(b=-\displaystyle\frac{1}{2}\), \(c=3\), \(d=33\).
Ta có \(a^2+b^2+c^2-d=\displaystyle\frac{1}{4}+\displaystyle\frac{1}{4}+9-33=-\displaystyle\frac{47}{2}<0\).
Suy ra phương trình đã cho không phải là phương trình mặt cầu.
Câu 15:
Trong không gian \(Oxyz\), phương trình nào trong các phương trình sau là phương trình mặt cầu? Xác định tâm và tính bán kính của mặt cầu đó.
a) \(x^2+y^2+z^2-2x-5z+30=0\);
b) \(x^2+y^2+z^2-4x+2y-2z=0\);
c) \(x^3+y^3+z^3-2x+6y-9z-10=0\);
d) \(x^2+y^2+z^2+5=0\).
a) Phương trình đã cho tương ứng với \(a=1\), \(b=0\), \(c=\displaystyle\frac{5}{2}\), \(d=30\). Trong trường hợp này, \(a^2+b^2+c^2-d=1+\displaystyle\frac{25}{4}-30 = -\displaystyle\frac{91}{9}<0\). Do đó phương trình đã cho không phải là phương trình của một mặt cầu.
b) Phương trình đã cho tương ứng với \(a=2\), \(b=-1\), \(c=1\), \(d=0\). Trong trường hợp này, \(a^2+b^2+c^2-d=4+1+1+0=6>0\). Do đó phương trình đã cho là phương trình của mặt cầu có tâm \(I\left(2 ;-1 ; 1\right)\) và bán kính \(R=\sqrt{6}\).
c) Phương trình đã cho không phải là phương trình của một mặt cầu vì xuất hiện \(x^3\) trong phương trình.
d) Phương trình đã cho tương ứng với \(a=0\), \(b=0\), \(c=0\), \(d=5\). Trong trường hợp này, \(a^2+b^2+c^2-d= 0 + 0 + 0 - 5 =-5 < 0\). Do đó phương trình đã cho không phải là phương trình của một mặt cầu.
Câu 16:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\) có phương trình \(x^2+y^2+z^2+4 x-5 y+6 z+\frac{25}{4}=0.\) Xác định tâm, tính bán kính của (S).
Phương trình đã cho tương ứng với \(a=-2\), \(b=\displaystyle\frac{5}{2}\), \(c=-3\), \(d=\displaystyle\frac{25}{4}\).
Khi đó \(R^2 = a^2+b^2+c^2-d=4+\displaystyle\frac{25}{4}+9-\displaystyle\frac{25}{4}=13>0\).
Vậy phương trình mặt cầu \((S)\) có tâm \(I\left(-2 ;\displaystyle\frac{5}{2} ; -3\right)\) và bán kính \(R=\sqrt{13}\).
Câu 17:
Trong không gian \(O x y z\), cho \((S)\) là tập hợp các điểm \(M(x ; y ; z)\) có toạ độ thoả mãn phương trình
\(x^2+y^2+z^2-2 x+4 y-6 z-2=0.\) Chứng minh rằng \((S)\) là một mặt cầu. Xác định tâm và tính bán kính của mặt cầu đó.
Ta viết lại phương trình đã cho dưới dạng
\((S) \colon \left(x^2-2 x+1\right)+\left(y^2+4 y+4\right)+\left(z^2-6 z+9\right)=16 \Leftrightarrow (x-1)^2+(y+2)^2+(z-3)^2=4^2.\)
Vậy \((S)\) là mặt cầu có tâm \(I(1 ;-2 ; 3)\) và bán kính \(R=4\).
Câu 18:
Trong không gian \(O x y z\), cho \((S)\) là tập hợp các điểm \(M(x ; y ; z)\) có toạ độ thoả mãn phương trình:
\((S): x^2+y^2+z^2-4 x+6 y-12=0.\)
Chứng minh rằng \((S)\) là một mặt cầu. Xác định tâm và tính bán kính của mặt cầu đó.
Ta viết lại phương trình đã cho dưới dạng
\((S) \colon \left(x^2-4x+4\right)+\left(y^2+ 6y+ 9\right)+z^2=16 \Leftrightarrow (x-2)^2+(y+3)^2+z^2=5^2.\)
Vậy \((S)\) là mặt cầu có tâm \(I(2 ;-3 ; 0)\) và bán kính \(R=5\).
Câu 19:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\) có phương trình \((x+2)^2+y^2+\left(z+\dfrac{1}{2}\right)^2=\dfrac{9}{4}.\)
a) Xác định tâm và bán kính của \((S)\).
b) Hỏi điểm \(M(2 ; 0 ; 1)\) nằm trong, nằm ngoài hay thuộc mặt cầu \((S)\)?
a) Ta viết lại phương trình của mặt cầu \((S)\) dưới dạng:
\(\left[x - (-2)\right]^2+(y-0)^2+\left[x -\left(-\frac{1}{2}\right)\right]^2=\left(\displaystyle\frac{3}{2}\right)^2.\)
Vậy mặt cầu \((S)\) có tâm \(I\left(-2 ;0 ; -\displaystyle\frac{1}{2}\right)\) và bán kính \(R=\displaystyle\frac{3}{2}\).
b) Ta có \(MI^2=(2+2)^2+(0+0)^2+\left(1+\displaystyle\frac{1}{2}\right)^2=\displaystyle\frac{73}{4}>\displaystyle\frac{3}{2}=R^2\).
Do đó, điểm \(M(2 ; 0 ; 1)\) nằm ngoài mặt cầu \((S)\).
Câu 20:
Trong không gian \(Oxyz\), xác định tâm \(I\) và bán kính \(r\) của mặt cầu có phương trình:
a) \(x^2+y^2+z^2+4x-2y+1=0\);
b) \(3x^2+3y^2+3z^2+6x+12y-9z+1=0\).
a) Ta có
\begin{eqnarray*}&&x^2+y^2+z^2+4x-2y+1 = 0 \\&\Leftrightarrow& (x^2 +2\cdot 2\cdot x) + (y^2 - 2y) + z^2 +1 = 0\\ &\Leftrightarrow& (x + 2)^2 + (y - 1)^2 + z^2 = 4 + 1 - 1 \\&\Leftrightarrow& (x + 2)^2+(y-1)^2+z^2 = 4.\end{eqnarray*}
Vậy đây là phương trình mặt cầu \((S)\) tâm \(I(-2;1;0)\), bán kính \(r=\sqrt{4}=2\).
b) Ta có
\begin{eqnarray*}&&3x^2+3y^2+3z^2+6x+12y-9z+1=0\\ &\Leftrightarrow& x^2+y^2+z^2+2x+4y-3z+\displaystyle\frac{1}{3}=0\\&\Leftrightarrow& (x^2 + 2x) + (y^2 +2\cdot2\cdot y) + \left(z^2-2\cdot\displaystyle\frac{3}{2}\cdot z\right) = \displaystyle\frac{-1}{3}\\ &\Leftrightarrow& (x + 1)^2 + (y + 2)^2 + \left(z-\displaystyle\frac{3}{2}\right)^2 = 1+4+\displaystyle\frac{9}{4}-\displaystyle\frac{1}{3}\\ &\Leftrightarrow& (x + 1)^2 + (y + 2)^2 + \left(z-\displaystyle\frac{3}{2}\right)^2 = \displaystyle\frac{83}{12}.\end{eqnarray*}
Vậy đây là phương trình mặt cầu \((S)\) tâm \(I\left(-1;-2;\displaystyle\frac{3}{2}\right)\), bán kính \(r=\sqrt{\displaystyle\frac{83}{12}}=\displaystyle\frac{\sqrt{249}}{6}\).
Câu 21:
Mỗi phương trình sau đây có là phương trình mặt cầu hay không? Nếu có, hãy xác định tâm và bán kính của mặt cầu đó.
a) \(x^2+y^2+z^2-4x+2y-6z+5=0\);
b) \(x^2+y^2+z^2-4y+6z+20=0\).
a) Xét phương trình \(x^2+y^2+z^2-4x+2y-6z+5=0\).
Ta thấy phương trình được cho ở dạng \(x^2+y^2+z^2+2Ax+2By+2Cz+D=0\).
Ta có \(A=-2\); \(B=1\); \(C=-3\); \(D=5\). Suy ra \(A^2+B^2+C^2-D=9>0\).
Vậy đây là phương trình mặt cầu \((S)\) tâm \(I(2;-1;3)\), bán kính \(r=\sqrt{A^2+B^2+C^2-D}=3\).
b) Xét phương trình \(x^2+y^2+z^2-4y+6z+20=0\).
Ta thấy phương trình được cho ở dạng \(x^2+y^2+z^2+2Ax+2By+2Cz+D=0\).
Ta có \(A=0\); \(B=-2\); \(C=3\); \(D=20\). Suy ra \(A^2+B^2+C^2-D=-7<0\).
Vậy đây không phải phương trình mặt cầu.
Câu 22:
Trong không gian \(Oxyz\), xác định tâm \(I\) và bán kính \(r\) của mặt cầu có phương trình:
a) \((x+3)^2+(y-2)^2+(z+3)^2=9\);
b) \(x^2+(y+2)^2+z^2=1\).
a) Ta có \((x+3)^2+(y-2)^2+(z+3)^2=9\Leftrightarrow \left(x-(-3)\right)^2+(y-2)^2+\left(z-(-3)\right)^2=3^2\).
Vậy đây là phương trình mặt cầu có tâm \(I(-3;2;-3)\) và bán kính \(r=3\).
b) Ta có \(x^2+(y+2)^2+z^2=1\Leftrightarrow \left(x-0\right)^2+\left(y-(-2)\right)^2+\left(z-0\right)^2=1^2\).
Vậy đây là phương trình mặt cầu có tâm \(I(0;-2;0)\) và bán kính \(r=1\).
Câu 23:
Trong không gian \(Oxyz\), xác định tâm \(I\) và bán kính \(r\) của mặt cầu có phương trình:
a) \((x-1)^2+(y+2)^2+(z-3)^2=16\);
b) \((x+2)^2+y^2+(z+3)^2=4\).
a) Ta có \((x-1)^2+(y-2)^2+(z-3)^2=16\Leftrightarrow (x-1)^2+\left(y-(-2)\right)^2+(z-3)^2=4^2\).
Vậy đây là phương trình mặt cầu có tâm \(I(1;-2;3)\) và bán kính \(r=4\).
b) Ta có \((x+2)^2+y^2+(z+3)^2=4\Leftrightarrow \left(x-(-2)\right)^2+\left(y-0)\right)^2+\left(z-(-3)\right)^2=2^2\).
Vậy đây là phương trình mặt cầu có tâm \(I(-2;0;-3)\) và bán kính \(r=2\).
Câu 24:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(1;2;3)\), bán kính \(r=\sqrt{6}\). Trong các điểm \(A(0;1;1)\), \(B(-1;0;1)\), \(C(0;2;2)\), điểm nào nằm trên, nằm trong hay nằm ngoài \((S)\)?
Ta so sánh \(IA\), \(IB\), \(IC\) với bán kính \(r\) của \((S)\).
\(IA=\sqrt{(0-1)^2+(1-2)^2+(1-3)^2}=\sqrt{6}\Rightarrow IA=r\). Nên \(A\) nằm trên mặt cầu \((S)\).
\(IB=\sqrt{(-1-1)^2+(0-2)^2+(1-3)^2}=2\sqrt{3}\Rightarrow IB>r\). Nên \(B\) nằm ngoài mặt cầu \((S)\).
\(IC=\sqrt{(0-1)^2+(2-2)^2+(2-3)^2}=\sqrt{2}\Rightarrow IC
Câu 25:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho mặt cầu tâm \(I(-2;1;5)\) bán kính \(3\). Các điểm \(A(10;1;2)\), \(B(0;1;4)\), \(C(0;3;4)\) nằm trong, nằm trên hay nằm ngoài mặt cầu đó?
Ta có \(\vec{IA}= (12;0;-3)\), \(\vec{IB}=(2;0;-1)\) và \(\vec{IC}=(2;2;-1)\) suy ra \(IA=\sqrt{153}\), \(IB=\sqrt{5}\), \(IC=3\).
Do \(IA>3\) nên điểm \(A(10;1;2)\) nằm ở ngoài mặt cầu; \(IB<3\) nên điểm \(B(0;1;4)\) nằm ở trong mặt cầu; \(IC=3\) nên điểm \(C(0;3;4)\) nằm ở trên mặt cầu.
Câu 26:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho điểm \(I(1;2;3)\) và mặt cầu tâm \(I\) đi qua điểm \(A(0;4;5)\). Tính bán kính \(R\) của mặt cầu đó.
Ta có \(\vec{IA}=(-1;2;2)\) suy ra \(R=IA=\sqrt{(-1)^2+2^2+2^2}=3\).
Câu 27:
Viết phương trình của mặt cầu, biết:
a) Tâm \(I(1;2;3)\) và bán kính \(R=10\);
b) Tâm \(I(3;-1;-5)\) và đi qua điểm \(B(0;2;1)\).
a) Phương trình mặt tâm \(I(1;2;3)\) và bán kính \(R=10\) là \((x-1)^2+(y-2)^2+(x-3)^2=100\).
b) Bán kính mặt cầu là \(R=IB=\sqrt{(0-3)^2+(2+1)^2+(1+5)^2} =\sqrt{54}\).
Phương trình mặt cầu tâm \(I(3;-1;-5)\) bán kính \(R=\sqrt{54}\) là \((x-3)^2+(y+1)^2+(z+5)^2=54\).
Câu 28:
Viết phương trình của mặt cầu biết
a) Tâm \(O\) bán kính \(R\) với \(O\) là gốc tọa độ.
b) Đường kính \(AB\) với \(A(1;2;1)\) và \(B(3;4;7)\).
a) Mặt cầu tâm \(O\) bán kính \(R\) có phương trình là
\((x-0)^2+(y-0)^2+(z-0)^2=R^2 \Leftrightarrow x^2+y^2+z^2=R^2.\)
b) Gọi \(I\) là trung điểm \(AB\), ta có \(I(2;3;4)\) và \(R=IA\).
\(IA=\sqrt{(1-2)^2+(2-3)^2+(1-4)^2}=\sqrt{11}\).
Phương trình mặt cầu \((x-2)^2+(x-3)^2+(z-4)^2=11\).
Câu 29:
Viết phương trình mặt cầu \((S)\)
a) Có tâm \(I(1 ; 2 ; 3)\), bán kính \(R=5\);
b) Có đường kính \(A B\) với \(A(1 ; 3 ; 7)\) và \(B(3 ; 5 ; 1)\);
c) Có tâm \(A(1 ; 0 ;-2)\) và đi qua điểm \(B(2 ; 4 ; 1)\).
a) Mặt cầu \((S)\) có phương trình \((x-1)^2+(y-2)^2+(z-3)^2=25\).
b) Mặt cầu \((S)\) có đường kính \(AB\) nên có tâm \(J(2 ; 4 ; 4)\) là trung điểm của \(AB\) và bán kính \(R=JA=\sqrt{11}\).
Vậy \((S)\) có phương trình \((x-2)^2+(y-4)^2+(z-4)^2=11\).
c) Mặt cầu \((S)\) có tâm \(A(1 ; 0 ;-2)\) và đi qua điểm \(B(2 ; 4 ; 1)\) nên có bán kính \(R=A B=\sqrt{26}\). Vậy \((S)\) có phương trình \((x-1)^2+y^2+(z+2)^2=26\).
Câu 30:
Trong không gian \(Oxyz\), cho mặt cầu \((S)\) đi qua gốc tọa độ \(O\), có bán kính \(r=5\). Tìm tọa độ tâm \(I\) của \((S)\), biết điểm \(I\) thuộc đường thẳng \(d\colon\begin{cases} x=3-t \\ y=t \\ z=4+2t\end{cases}(t\in\mathbb{R})\).
Vì \( I\in d \) nên \( I(3-t;t;4+2t) \). Mặt cầu \( (S) \) đi qua điểm \( O \) nên
\(IO=5\Leftrightarrow \sqrt{(3-t)^2+t^2+(4+2t)^2}=5\) \(\Leftrightarrow 6t^2+10t=0\Leftrightarrow t=0\) hoặc \(t=-\displaystyle\frac{5}{3}.\)
Với \( t=0 \) ta được \( I(3;0;4) \) và \( t=-\displaystyle\frac{5}{3} \) ta được
\(I\left(\displaystyle\frac{14}{3};-\displaystyle\frac{5}{3};\displaystyle\frac{2}{3} \right)\).
Câu 31:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt cầu \((S)\):
a) Có tâm \(O\), bán kính \(r\);
b) Có tâm \(I(1;2;-3)\), bán kính \(r=5\).
a) Phương trình mặt cầu \((S)\) tâm \(O(0;0;0)\), bán kính \(r\) là \(x^2+y^2+z^2=r^2\).
b) Phương trình mặt cầu \((S)\) tâm \(I(1;2;-3)\), bán kính \(r=5\) là
\((x-1)^2+(y-2)^2+(z+3)^2=5^2\) hay \((x-1)^2+(y-2)^2+(z+3)^2=25.\)
Câu 32:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt cầu \((S)\):
a) Có tâm \(I(2;-1;0)\) và đi qua điểm \(M(4;1;-2)\);
b) Có đường kính \(AB\) với \(A(0;1;3)\), \(B(4;-5;-1)\).
a) Bán kính mặt cầu là \(r=IM=\sqrt{(4-2)^2+(1+1)^2+(-2-0)^2}=\sqrt{12}\).
Phương trình mặt cầu tâm \(I(2;-1;0)\), bán kính \(r=\sqrt{12}\) là
\((x-2)^2+(y+1)^2+z^2=12.\)
b) Tâm của mặt cầu \((S)\) là trung điểm \(I\) của đoạn thẳng \(AB\), suy ra \(I(2;-2;1)\).
Bán kính mặt cầu \((S)\) là
\(R=\displaystyle\frac{AB}{2}=\displaystyle\frac{\sqrt{4^2+(-6)^2+(-4)^2}}{2}=\sqrt{17}\).
Vậy phương trình mặt cầu \((S)\) là
\((x-2)^2+(y+2)^2+(z-1)^2=17.\)
Câu 33:
Viết phương trình mặt cầu trong các trường hợp sau đây:
a) Có tâm \(I(-4;0;5)\) và bán kính \(r=\sqrt{6}\);
b) Đi qua điểm \(A(5;-2;-1)\) và có tâm \(C(2;1;5)\);
c) Có đường kính \(AB\) với \(A(-4;3;7)\), \(B(2;1;-3)\).
a) Phương trình mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(-4;0;5)\) và bán kính \(r=\sqrt{6}\) là:
\((x+4)^2 +y^2+(z-5)^2=6.\)
b) Mặt cầu \((S)\) có tâm \(C(2;1;5)\) đi qua điểm \(A(5;-2;-1)\) nên có bán kính
\(r=AC=\sqrt{(5-2)^2+(-2-1)^2+(-1-5)^2}=\sqrt{54}=3\sqrt{6}.\)
Vậy phương trình mặt cầu \((S)\) là: \((x-5)^2 +(y+2)^2+(z+1)^2=54.\)
c) Tâm \(I\) của mặt cầu \((S)\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\), suy ra toạ độ tâm \(I(-1;2;2)\).
Bán kính mặt cầu \((S)\) là
\(R=\displaystyle\frac{AB}{2}=\displaystyle\frac{\sqrt{(2+4)^2+(1-3)^2+(-3-7)^2}}{2}=\sqrt{35}\).
Vậy phương trình mặt cầu \((S)\) là: \((x+1)^2 +(y-2)^2+(z-2)^2=35.\)
Câu 34:
Lập phương trình mặt cầu \((S)\) trong mỗi trường hợp sau\(\colon\)
a) \((S)\) có tâm \(I(3;-7;1)\) và bán kính \(R=2\).
b) \((S)\) có tâm \(I(-1;4;-5)\) và đi qua điểm \(M(3;1;2)\).
c) \((S)\) có đường kính là đoạn thẳng \(CD\) với \(C(1;-3;-1)\) và \(D(-3;1;2)\).
a) Phương trình \((S)\) có tâm \(I(3;-7;1)\) và bán kính \(R=2\) là \((x-3)^2+(y+7)^2+(z-1)^2=4\).
b) \(IM=\sqrt{(3+1)^2+(1-4)^2+(2+5)^2}=\sqrt{74}\).
Phương trình mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(-1;4;-5)\), bán kính \(R=IM=\sqrt{74}\) là
\((x+1)^2+(y-4)^2+(z+5)^2=74.\)
c) Gọi \(I\) là trung điểm \(CD\), suy ra \(I\left(-1;-1;\displaystyle\frac{1}{2}\right)\) và ta có \(I\) là tâm của mặt cầu \((S)\).
\(CD=\sqrt{(-3-1)^2+(1+3)^2+(2+1)^2}=\sqrt{41}\), suy ra bán kính \(R=\displaystyle\frac{\sqrt{41}}{2}\).
Vậy mặt cầu \((S)\) có phương trình
\((x+1)^2+(y+1)^2+\left(z-\displaystyle\frac{1}{2}\right)^2=\displaystyle\frac{41}{4}\).
Câu 35:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình mặt cầu (S) trong các trường hợp sau:
a) Tâm là gốc toạ độ, bán kính \(R=1\).
b) Đường kính \(AB\), với \(A(1 ;-1 ; 2), B(2 ;-3 ;-1)\).
a) Mặt cầu có tâm là gốc toạ độ, bán kính \(R=1\) có phương trình là \(x^2 + y^2 + x^2 =1\).
b) Đoạn thẳng \(A B\) có trung điểm là \(J\left(\displaystyle\frac{3}{2} ; -2 ; \displaystyle\frac{1}{2}\right)\).
Mặt cầu \((S)\) có tâm \(J\) và bán kính
\(R=\displaystyle\frac{1}{2} A B=\displaystyle\frac{1}{2} \sqrt{(2-1)^2+(-3+1)^2+(-1-2)^2}=\displaystyle\frac{\sqrt{14}}{2}.\)
Do đó
\((S):(x-\displaystyle\frac{3}{2})^2+(y+2)^2+\left(z+\displaystyle\frac{1}{2}\right)^2=\displaystyle\frac{14}{4}\).
Câu 36:
Biết rằng néu vị trí \(M\) có vĩ độ và kinh độ tương ứng là \(\alpha^{\circ} N\), \(\beta^{\circ} E(0<\alpha<90\), \(0<\beta<90)\) thì có toạ độ \(M\left(\cos \alpha^{\circ} \cos \beta^{\circ}; \cos \alpha^{\circ} \sin \beta^{\circ}; \sin \alpha^{\circ}\right)\). Tính khoảng cách trên mặt đất từ vị trí \(\mathrm{P}: 10^{\circ} \mathrm{N}, 15^{\circ} \mathrm{E}\) đến vị trí \(\mathrm{Q}: 80^{\circ} \mathrm{N}, 70^{\circ} \mathrm{E}\).
Ta có \(P\left(\cos 10^{\circ} \cos 15^{\circ} ; \cos 10^{\circ} \sin 15^{\circ} ; \sin 10^{\circ}\right), Q\left(\cos 80^{\circ} \cos 70^{\circ} ; \cos 80^{\circ} \sin 70^{\circ} ; \sin 80^{\circ}\right).\)
Suy ra \(\overrightarrow{\mathrm{OP}}=\left(\cos 10^{\circ} \cos 15^{\circ} ; \cos 10^{\circ} \sin 15^{\circ} ; \sin 10^{\circ}\right), \overrightarrow{\mathrm{OQ}}=\left(\cos 80^{\circ} \cos 70^{\circ} ; \cos 80^{\circ} \sin 70^{\circ} ; \sin 80^{\circ}\right).\)
Do đó
\(\begin{aligned}&\overrightarrow{\mathrm{OP}} \cdot \overrightarrow{\mathrm{OQ}}\\ =\ &\cos 10^{\circ} \cos 15^{\circ} \cos 80^{\circ} \cos 70^{\circ}+\cos 10^{\circ} \sin 15^{\circ} \cos 80^{\circ} \sin 70^{\circ}+\sin 10^{\circ} \sin 80^{\circ}\\ \approx\ &0{,}2691.\end{aligned}\)
Vì \(P\), \(Q\) thuộc mặt đất nên \(\left|\overrightarrow{OP}\right|=\left|\overrightarrow{OQ}\right|=1\).
Do đó \(\cos \widehat{POQ}=\displaystyle\frac{\overrightarrow{O P} \cdot \overrightarrow{OQ}}{|\overrightarrow{OP}| \cdot|\overrightarrow{OQ}|} \approx 0{,}2691\). Suy ra \(\widehat{P O Q} \approx 74{,}3893^{\circ}\).
Mặt khác, đường tròn tâm \(\mathrm{O}\), đi qua \(P\), \(Q\) có bán kính 1 và chu vi là \(2 \pi \approx 6{,}2832\), nên cung nhỏ \(\widehat{PQ}\) của đường tròn đó có độ dài xấp xỉ bằng \(\displaystyle\frac{74{,}3893}{360} \cdot 6{,}2832 \approx 1{,}2983\).
Do 1 đơn vị dài trong không gian Oxyz tương ứng với 6371 km trên thực tế, nên khoảng cách trên mặt đất giữa hai vị trí \(P\), \(Q\) xấp xỉ bằng \(1{,}2983 \cdot 6371=8271{,}4693(\mathrm{~km})\).
Câu 37:
Trong không gian \(Oxyz\), viết phương trình của mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(-2 ; 0 ; 5)\) và bán kính \(R=2\).
Phương trình mặt cầu \((S)\) có tâm \(I(-2 ; 0 ; 5)\) và bán kính \(R=2\) là
\((x + 2)^2 + y^2 + (z -5)^2 = 4.\)
Câu 38:
Viết phương trình mặt cầu \((S)\colon\)
a) Có tâm \(I(7; -3; 0)\), bán kính \(R = 8\).
b) Có tâm \(M(3; 1; -4)\) và đi qua điểm \(N(1; 0; 1)\)
c) Có đường kính \(AB\) với \(A(4; 6; 8)\) và \(B(2; 4; 4)\).
a) Phương trình mặt cầu \((S)\) là \((x-7)^2+(y+3)^2+z^2=64\).
b) Ta có \(R=MN=\sqrt{(1-3)^2+(0-1)^2+(1+5)^2}=\sqrt{30}\).
Phương trình mặt cầu cần tìm là \((x-3)^2+(y-1)^2+(z+4)^2=30\).
c) Ta có \(R=\displaystyle\frac{AB}{2}=\displaystyle\frac{\sqrt{(2-4)^2+(4-6)^2+(4-8)^2}}{2}=\sqrt{6}\).
Với \(I(3;5;6)\) là trung điểm của \(AB\) và là tâm của mặt cầu \((S)\).
Phương trình mặt cầu \((S)\) là \((x-3)^2+(y-5)^2+(z-6)^2=6\).
Câu 39:
Cho hai điểm \(A(1; 0; 0)\) và \(B(5; 0; 0)\). Chứng minh rằng nếu điểm \(M(x, y; 2)\) thỏa mãn \(\overrightarrow{MA}\cdot \overrightarrow{MB}=0\) thì \(M\) thuộc một mặt cầu \((S)\). Tìm tâm và bán kính của \((S)\).
Ta có \(\overrightarrow{MA}=(x-1;y;z)\), \(\overrightarrow{MB}=(x-5;y;z)\).
Suy ra \(\overrightarrow{MA}\cdot \overrightarrow{MB}=0\Leftrightarrow (x-1)(x-5)+y^2+z^2=0\) \(\Leftrightarrow x^2+y^2+z^2-6x+5=0.\)
Phương trình đã cho là phương trình mặt cầu vì
\(a^2+b^2+c^2-d=9-5=4>0\) và có tâm \(I(3;0;0)\), bán kính \(R=2\).
Câu 40:
Cho hình hộp chữ nhật \(OABC.O'A'B'C'\), với \(O\) là gốc toạ độ, \(A(2;0;0)\), \(C(0 ; 6 ; 0)\), \(O'(0 ; 0 ; 4)\). Viết phương trình
a) mặt phẳng \(\left(O'A C\right)\);
b) đường thẳng \(CO'\);
c) mặt cầu đi qua các đỉnh của hình hộp.
a) Ta có \(\overrightarrow{O'A}=\left(2; 0; -4\right)\), \(\overrightarrow{O'C}=\left(0; 6; -4\right)\).
Mặt phẳng \((O' A C )\) đi qua \(A\left(2; 0; 0\right)\) và nhận \(\left[\overrightarrow{O' A},\overrightarrow{O' C} \right]=\left(-24; 8; 12\right)\) làm vectơ pháp tuyến.
Phương trình \(\left(O' A C\right)\) là
\(-24\left(x-2\right)+8\left(y-0\right)+12\left(z-0\right)=0\Leftrightarrow -6x+2y+3z+12=0.\)
b) Đường thẳng \(C O'\) đi qua điểm \(C\left(0; 6; 0\right)\) và nhận \(\overrightarrow{CO'}=\left(0; -6; 4\right)\) làm vectơ chỉ phương.
Phương trình tham số của đường thẳng \(CO'\) là \(\begin{cases}x=0\\y=6-6t\\z=4t\end{cases}\).
c) Vì hình hộp chữ nhật \(O A B C.O'A'B'C'\), với \(O\) là gốc toạ độ, \(A(2 ; 0 ; 0), C(0 ; 6 ; 0)\), \(O'(0 ; 0 ; 4)\) nên \(B'\left(2; 6; 4\right)\).
Ta có \(OB'=3\sqrt{6}\) là đường kính của mặt cầu ngoại tiếp hình hộp chữ nhật nên
\(R=\displaystyle\frac{OB'}{2}=\displaystyle\frac{3\sqrt{6}}{2}\).
Gọi \(I\) là tâm mặt cầu ta có \(I\left(1; 3; 2\right)\).
Mặt cầu đi qua các đỉnh của hình hộp chữ nhật có phương trình là
\(\left(x-1\right)^2+\left(y-3\right)^2+\left(z-2\right)^2=\displaystyle\frac{27}{2}.\)
Câu 41:
Cho ba điểm \(A(1 ; 0 ; 0)\), \(B(0 ; 2 ; 0)\) và \(C(0 ; 0 ; 3)\). Chứng minh rằng nếu điểm \(M(x ; y ; z)\) thoả mãn \(M A^2=M B^2+M C^2\) thì \(M\) thuộc một mặt cầu \((S)\). Tìm tâm và bán kính của \((S)\).
Ta có
\begin{eqnarray*}&& M A^2=M B^2+M C^2\\ &\Leftrightarrow &\left(1-x \right)^2+y^2+z^2=x^2+\left(2-y \right)^2+z^2+x^2+y^2+\left(3-z \right)^2\\ &\Leftrightarrow & 1-2x+x^2+y^2+z^2=x^2+4-4y+y^2+z^2+x^2+y^2+9-6z+z^2\\ &\Leftrightarrow & x^2+y^2+z^2+2x-4y-6z+12=0~ \text{thoả điều kiện}~ a^2+b^2+c^2-d=1+4+9-12=2>0.\end{eqnarray*}
Vậy \(M\) thuộc một mặt cầu \((S)\) có tâm \(I\left( -1;2;3\right) \) và bán kinh \(R=\sqrt{2}\).
Câu 42:
Bạn Bình đố bạn Nam tìm được đường kính của quả bóng rổ, biết rằng nếu đặt quả bóng ở một góc căn phòng hình hộp chữ nhật, sao cho quả bóng chạm (tiếp xúc) với hai bức tường và nền nhà của căn phòng đó (khi đó khoảng cách từ tâm quả bóng đến hai bức tường và nền nhà đều bằng bán kính của quả bóng) thì có một điểm \(M\) trên quả bóng với khoảng cách lần lượt đến hai bức tường và nền nhà là \(17\) cm, \(18\) cm và \(21\) cm (Hình bên dưới). Hãy giúp Nam xác định đường kính của quả bóng rổ đó. Biết rằng loại bóng rổ tiêu chuẩn có đường kính từ \(23\) cm đến \(24{,}5\) cm.
Xét quả bóng tiếp xúc với các bức tường và chọn hệ trục \( Oxyz \) như hình vẽ bên.
Gọi \( I(a;a;a) \) là tâm của mặt cầu và \( r=a>0 \).
Phương trình mặt cầu của quả bóng là \(\) (S)\colon (x-a)^2+(y-a)^2+(z-a)^2=a^2 .\(\)
Giả sử \( M(x;y;z) \) nằm trên mặt cầu (bề mặt của quả bóng) sao cho \( \mathrm{d}\left(M,(Oxy) \right)=21 \), \( \mathrm{d}\left(M,(Oxz) \right)=18 \), \( \mathrm{d}\left(M,(Oyz) \right)=17 \). Khi đó \( z=21, y=18, x=17 \). Khi đó ta có phương trình
\begin{eqnarray*}&&(17-a)^2+(18-a)^2+(21-a)^2=a^2\\ &\Leftrightarrow & 2a^2-112a+1054=0\\ &\Leftrightarrow & a\approx 11{,}97\ (\text{nhận}) \vee\ a\approx 44{,}03\ (\text{loại}).\end{eqnarray*}
Vậy đường kính của quả bóng rổ là \( 2a\approx 23{,}94 \) cm.
Câu 43:
Giả sử người ta biểu diễn mô phỏng của tòa nhà Ericsson Globe ở phần Khởi động trong hệ trục tọa độ \(Oxyz\) bởi một mặt cầu có tâm \(I\), đường kính \(110\) m và \(OA=85\) m như hình vẽ (đơn vị trên trục là mét). Hãy viết phương trình của mặt cầu này.
Bán kính của mặt cầu tâm \(I\) là \(R=IA=\displaystyle\frac{110}{2}=55\) m.
Ta có \(OA=OI+IA\Rightarrow OI=OA-IA=85-55=30\) m.
Vì \(I\in Oz\) nên toạ độ điểm \(I(0;0;30)\).
Phương trình mặt cầu tâm \(I(0;0;30)\) có bán kính \(R=55\) m là
\(x^2+y^2+(z-30)^2=55^2 \text{ hay } x^2+y^2+(z-30)^2=3025.\)
Câu 44:
Trong công nghệ hỗ trợ của trọng tài VAR (Video Assistant Referee) thiết lập một hệ tọa độ \(Oxyz\) để theo dõi vị trí của quả bóng \(M\). Cho biết \(M\) đang nằm trên mặt sân có phương trình \(z=0\) đồng thời thuộc mặt cầu \((S)\colon (x-32)^2+(y-50)^2+(z-10)^2=109\) (đơn vị độ dài tính theo mét).
a) Tìm tọa độ tâm \(I\) và bán kính của mặt cầu \((S)\).
b) Tìm tọa độ hình chiếu vuông góc \(J\) của tâm \(I\) trên mặt sân.
c) Tính khoảng cách từ vị trí \(M\) của quả bóng đến điểm \(J\).
a) Mặt cầu \((S)\) có phương trình \((x-32)^2+(y-50)^2+(z-10)^2=109\) nên có tâm \(I(32;50;10)\) và bán kính \(R=\sqrt{109}\).
b) Trong không gian \(Oxyz\), mặt sân có phương trình \(z=0\) trùng với mặt phẳng tọa độ \((Oxy)\), suy ra hình chiếu vuông góc của điểm \(I(32;50;10)\) xuống mặt sân có tọa độ \(J(32;50;0)\).
c) Trong tam giác vuông \(IJM\), ta có \(IJ=10\), \(IM=R\), suy ra
\(JM=\sqrt{IM^2-IJ^2}=\sqrt{109-100}=3.\)
Vậy khoảng cách từ vị trí \(M\) của quả bóng đến điểm \(J\) là \(3\) m.
Câu 45:
Phần mềm mô phỏng thiết bị thám hiểm đại dương có dạng hình cầu trong không gian \(Oxyz\). Cho biết toạ độ tâm mặt cầu là \(I(360; 200; 400)\) và bán kính \(r=2\) m. Viết phương trình mặt cầu.
Phương trình mặt cầu cần tìm là \((x-360)^2+(y-200)^2+(z-400)^2=4\).
Câu 46:
Người ta muốn thiết kế một bồn chứa khí hoá lỏng hình cầu bằng phần mềm 3D. Cho biết phương trình bề mặt của bồn chứa là \((S)\colon (x-6)^2+(y-6)^2+(z-6)^2=25\). Phương trình mặt phẳng chứa nắp là \((P)\colon z=10\).
a) Tìm tâm và bán kính của bồn chứa.
b) Tính khoảng cách từ tâm bồn chứa đến mặt phẳng chứa nắp.
a) Ta có tâm \(I(6;6;6)\), bán kính \(R=5\).
b) Khoảng cách từ tâm bồn chứa đến mặt phẳng chứa nắp là
\(\mathrm{d}(I,(P))=\displaystyle\frac{|6-10|}{1}=4.\)
Câu 47:
Trong không gian \(Oxyz\), đài kiểm soát không lưu sân bay có tọa độ \(O(0;0;0)\), mỗi đơn vị trên trục ứng với \(1\) km. Máy bay bay trong phạm vi cách đài kiểm soát \(417\) km sẽ hiển thị trên màn hình ra đa. Một máy bay đang ở vị trí \(A\left(-688;-185;8\right)\), chuyển động theo đường thẳng \(d\) có véc-tơ chỉ phương là \(\vec{u}=(91;75;0)\) và hướng về đài kiểm soát không lưu.
a) Xác định tọa độ của vị trí sớm nhất mà máy bay xuất hiện trên màn hình ra đa.
b) Xác định tọa độ của vị trí mà máy bay bay gần đài kiểm soát không lưu nhất. Tính khoảng cách giữa máy bay và đài kiểm soát không lưu lúc đó.
c) Xác định tọa độ của vị trí mà máy bay ra khỏi màn hình ra đa.
a) Đường thẳng \(d\) đi qua \(A(-688;-185;8)\), có véc-tơ chỉ phương là \(\vec{u}=(91;75;0)\) nên có phương trình tham số là \(\begin{cases} x=-688 +91t \\ y=-185+75t\\ z=8\end{cases}, t\in \mathbb{R}\).
Mặt cầu \((S)\) tâm \(O(0;0;0)\) bán kính \(R=417\) có phương trình \(x^2+y^2+z^2=173\,889\).
Tọa độ giao điểm của đường thẳng \(d\) và mặt cầu \((S)\) là nghiệm của hệ
\begin{eqnarray*}&&\begin{cases}x=-688 +91t \\ y=-185+75t\\ z=8 \\ x^2+y^2+z^2=173\,889\end{cases}\\ &\Leftrightarrow & \begin{cases}x=-688 +91t \\ y=-185+75t\\ z=8 \\ (-688+91t)^2+(-185+75t)^2+8^2=173\,889\end{cases} \\ & \Leftrightarrow & \begin{cases}x=-688 +91t \\ y=-185+75t\\ z=8 \\ t=8\ \vee\ t=3.\end{cases}\end{eqnarray*}
Với \(t=8 \Rightarrow \) tọa độ giao điểm thứ nhất là \(M_1 (40;415;8)\) .
Với \(t=3 \Rightarrow \) tọa độ giao điểm thứ hai là \(M_2 (-506; 40;8)\) .
Ta có \(AM_1 = \sqrt{889984}\) và \(AM_2 = \sqrt{76869}\), suy ra \(AM_2 < AM_1\). Vậy tọa độ của vị trí sớm nhất mà máy bay xuất hiện trên màn hình ra đa là \(M_2=(-506;40;8)\). Điểm \(M_2\) chính là điểm \(B\) trên hình vẽ.
b) Gọi \((P)\) là mặt phẳng đi qua \(O\) và vuông góc với đường thẳng \(d\).
Ta có \((P) \perp d\) nên nhận véc-tơ chỉ phương của \(d\) là một véc-tơ pháp tuyến.
Vậy \((P)\) đi qua \(O(0;0;0)\) và có véc-tơ pháp tuyến \(\vec{n}_{P}=\vec{u}_d=(91;75;0)\) nên có phương trình \(91\cdot (x-0)+75\cdot (y-0)+0\cdot (z-0)=0 \Leftrightarrow 91x+75y=0\).
Gọi \(K\) là hình chiếu vuông góc của \(O\) lên đường thẳng \(d\), ta có \(K\) là giao của đường thẳng \(d\) và mặt phẳng \((P)\). Khi đó tọa độ của \(K\) là nghiệm của hệ phương trình
\begin{eqnarray*}&&\begin{cases}x=-688 +91t \\ y=-185+75t\\ z=8 \\ 91x+75y=0\end{cases}\\ &\Leftrightarrow& \begin{cases}x=-688 +91t \\ y=-185+75t\\ z=8 \\ 91 \cdot(-688 +91t)+75 \cdot (-185+75t)=0\end{cases}\\ &\Leftrightarrow& \begin{cases} t=\displaystyle\frac{11}{2} \\ x=-\displaystyle\frac{375}{2}\\y=\displaystyle\frac{455}{2}\\z=8.\end{cases}\end{eqnarray*}
Vậy \(K\left(-\displaystyle\frac{375}{2};\displaystyle\frac{455}{2};8\right)\). Tọa độ của vị trí mà máy bay bay gần đài kiểm soát không lưu nhất chính là \(K\left(-\displaystyle\frac{375}{2};\displaystyle\frac{455}{2};8\right)\).
Khoảng cách giữa máy bay và đài kiểm soát không lưu lúc này là \(KO=\sqrt{\displaystyle\frac{173953}{2}} \approx 295\) km.
c) Tọa độ của vị trí mà máy bay ra khỏi màn hình ra đa là \(M_1 (40;415;8)\) và chính là điểm \(C\) trên hình vẽ.
Câu 48:
Hệ thống định vị toàn cầu (tên tiếng Anh là Global Positioning System, viết tắt là GPS) là một hệ thống cho phép xác định chính xác vị trí của một vật thể trong không gian.
Ta có thể mô phỏng cơ chế hoạt động của hệ thống GPS trong không gian như sau: Trong cùng một thời điểm, tọa độ của một điểm \(M\) trong không gian sẽ được xác định bởi bốn vệ tinh cho trước, trên mỗi vệ tinh có một máy thu tín hiệu. Bằng cách so sánh sự sai lệch về thời gian từ lúc tín hiệu được phát đi với thời gian nhận phản hồi tín hiệu đó, mỗi máy thu tín hiệu xác định được khoảng cách từ vệ tinh đến vị trí \(M\) cần tìm tọa độ. Như vậy điểm \(M\) là giao điểm của bốn mặt cầu với tâm lần lượt là bốn vệ tinh đã cho.
Hệ thống định vị toàn cầu (tên tiếng Anh là Global Positioning System, viết tắt là GPS) là một hệ thống cho phép xác định chính xác vị trí của một vật thể trong không gian.
Ta có thể mô phỏng cơ chế hoạt động của hệ thống GPS trong không gian như sau: Trong cùng một thời điểm, tọa độ của một điểm \(M\) trong không gian sẽ được xác định bởi bốn vệ tinh cho trước, trên mỗi vệ tinh có một máy thu tín hiệu. Bằng cách so sánh sự sai lệch về thời gian từ lúc tín hiệu được phát đi với thời gian nhận phản hồi tín hiệu đó, mỗi máy thu tín hiệu xác định được khoảng cách từ vệ tinh đến vị trí \(M\) cần tìm tọa độ. Như vậy điểm \(M\) là giao điểm của bốn mặt cầu với tâm lần lượt là bốn vệ tinh đã cho.
Ta xét một ví dụ cụ thể như sau:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho bốn vệ tinh \(A(3;-1;6)\), \(B(1;4;8)\), \(C(7;9;6)\) và \(D(7;-15;18)\). Tìm tọa độ của điểm \(M\) trong không gian biết khoảng cách từ các vệ tinh đến điểm \(M\) lần lượt là \(MA=6\), \(MB=7\), \(MC=12\), \(MD=24\).
Gọi \(M(x;y;z)\) ta có \(MA=6\), \(MB=7\), \(MC=12\), \(MD=24\) suy ra
\begin{align*}&\begin{cases} (3-x)^2+(-1-y^2)+(6-z)^2=36 \\ (1-x)^2+(4-y)^2+(8-z)^2=49 \\ (7-x)^2+(9-y)^2+(6-z)^2=144 \\ (7-x)^2+(-15-y)^2+(18-z)^2=576\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ & \begin{cases} x^2+y^2+z^2-6x+2y-12z+10=0 \\ x^2+y^2+z^2-2x-8y-16z+32=0 \\ x^2+y^2+z^2-14x-18y-12z+22=0 \\ x^2+y^2+z^2-14x+30y-36z+22=0\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases} x^2+y^2+z^2-6x+2y-12z+10=0 \\4x-10y-4z+22=0 \\ -8x-20y+12=0 \\ -8x+28y-24z+12=0\end{cases} \\ \Leftrightarrow\ & \begin{cases}x=-1 \\ y=1 \\ z=2.\end{cases}\end{align*}
Vậy \(M(-1;1;2)\).
Câu 49:
Trong không gian \(Oxyz\) (đơn vị trên mỗi trục là mét), một ngọn hải đăng đặt ở vị trí \(I(21;35;50)\).
a) Sử dụng phương trình mặt cầu để mô tả ranh giới của vùng phủ sáng trên biển của hải đăng, biết rằng ngọn hải đăng đó được thiết kế với bán kính phủ sóng là \(4\) km.
b) Nếu người đi biển ở vị trí \(C(42;37;0)\) thì có thể nhìn thấy được ánh sáng từ ngọn hải đăng không?
c) Nếu người đi biển ở vị trí \(D(5\,121; 658;0)\) thì có thể nhìn thấy được ánh sáng từ ngọn hải đăng hay không?
a) Phương trình mặt cầu để mô tả ranh giới bên ngoài của vùng phủ sáng trên biển của hải đăng là \(\)(x-21)^2+(y-35)^2+(z-50)^2=4\,000^2.\(\)
b) Ta có \(IC=\sqrt{(42-21)^2+(37-35)^2+(0-50)^2}=\sqrt{2\,945}< 4\,000\).
Vì \(IC
c) Ta có \(ID=\sqrt{(5\,121-21)^2+(658-35)^2+(0-50)^2}=\sqrt{26\,400\,629}>4\,000\).
Vì \(ID>R\) nên điểm \(D\) nằm ngoài mặt cầu. Vậy người đi biển ở điểm \(D(5\,121; 658; 0)\) không thể nhìn thấy được ánh sáng từ ngọn hải đăng.
Câu 50:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\) (đơn vị trên mỗi trục là kilômét), một trạm thu phát sóng điện thoại di động được đặt ở vị trí \(I(-3;2;7)\).
a) Sử dụng phương trình mặt cầu để mô tả ranh giới bên ngoài của vùng phủ sóng trong không gian, biết rằng trạm thu phát sóng đó được thiết kế với bán kính phủ sóng là \(3\) km.
b) Điểm \(A(-2;1;8)\) nằm trong hay nằm ngoài mặt cầu đó? Nếu người dùng điện thoại ở điểm \(A(-2;1;8)\) thì có thể sử dụng dịch vụ của trạm này hay không?
c) Điểm \(B(2;3;4)\) nằm trong hay nằm ngoài mặt cầu đó? Nếu người dùng điện thoại ở điểm \(B(2;3;4)\) thì có thể sử dụng dịch vụ của trạm này hay không?
a) Phương trình mặt cầu để mô tả ranh giới bên ngoài của vùng phủ sóng trong không gian là
\((x+3)^2+(y-2)^2+(z-7)^2=9.\)
b) Ta có \(\vec{IA}=(1;-1;1)\) nên \(IA=\sqrt{1^2+(-1)^2+1^2}=\sqrt{3}<3\).
Vì \(IA
c) Ta có \(\vec{IB} = (5;1;-3)\) nên \(IB=\sqrt{5^2+1^2+(-3)^2}=\sqrt{35}>3\).
Vì \(IB>R\) nên điểm \(B\) nằm ngoài mặt cầu. Vậy người dùng điện thoại ở điểm \(B(2;3;4)\) không thể sử dụng dịch vụ của trạm này.