Bài 3. BIỂU THỨC TỌA ĐỘ CỦA CÁC PHÉP TOÁN VÉCTƠ

1. Biểu thức tọa độ của các phép toán véctơ


Cho hai véc-tơ \(\overrightarrow{a} = (a_1;a_2;a_3)\), \(\overrightarrow{b} = (b_1; b_2; b_3)\) và số \(k\). Khi đó

a) \(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}=(a_1+b_1;a_2+b_2;a_3+b_3)\);

b) \(\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}=(a_1-b_1;a_2-b_2;a_3-b_3)\);

c) \(k\overrightarrow{a} = (ka_1; ka_2; ka_3)\).

d) Hai véctơ \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{b}\) cùng phương khi

\[\overrightarrow{a}=k\overrightarrow{b}\Leftrightarrow\begin{cases}a_1=kb_1\\ a_2=kb_2\\ a_3=kb_3.\end{cases}\]


2. Biểu thức tọa độ của tích vô hướng


Với \(\overrightarrow{a} = (a_1;a_2;a_3)\)\(\overrightarrow{b} = (b_1; b_2; b_3)\), thì

+) \(\overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b} = a_1b_1 + a_2b_2 + a_3b_3.\)

+) \(\overrightarrow{a} \perp \overrightarrow{b} \Leftrightarrow a_1b_1 + a_2b_2 + a_3b_3 = 0\);

+) \(\left| \overrightarrow{a} \right| = \sqrt{a_1^2 + a_2^2 +a_3^2}\);

+) \(\cos \left(\overrightarrow{a}; \overrightarrow{b}\right) = \displaystyle\frac{\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}}{\left|\overrightarrow{a}\right| \cdot \left|\overrightarrow{b}\right|} = \displaystyle\frac{a_1b_1 + a_2b_2 + a_3b_3}{\sqrt{a_1^2 + a_2^2 +a_3^2} \cdot \sqrt{b_1^2 + b_2^2 +b_3^2}}\).


3. Vận dụng


+) Cho hai điểm \(A(x_A; y_A; z_A)\), \(B(x_B; y_B; z_B)\). Ta có:

\begin{align*}&\overrightarrow{AB} = (x_B - x_A; y_B - y_A; z_B - z_A ).\\ &AB = \left| \overrightarrow{AB} \right| = \sqrt{(x_B - x_A)^2 + (y_B - y_A)^2 + (z_B - z_A)^2}.\end{align*}

+) Tọa độ trung điểm \(M\) của đoạn \(AB\) với \(A(x_A; y_A; z_A)\), \(B(x_B; y_B; z_B)\):

\[M\left(\displaystyle\frac{x_A + x_B}{2}; \displaystyle\frac{y_A + y_B}{2}; \displaystyle\frac{z_A + z_B}{2} \right).\]

+) Tọa độ trọng tâm \(G\) của \(\triangle ABC\) với \(A(x_A; y_A; z_A)\), \(B(x_B; y_B; z_B)\), \(C(x_C; y_C; z_C)\):

\[G\left(\displaystyle\frac{x_A + x_B +x_C}{3}; \displaystyle\frac{y_A + y_B +y_C}{3}; \displaystyle\frac{z_A + z_B + z_C}{3} \right).\]

Câu 1:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(-2;1;2)\), \(\overrightarrow{b}=(1;1;-1)\).

a) Xác định tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{a}-2\overrightarrow{b}\).

b) Tính độ dài véc-tơ \(\overrightarrow{u}\).

c) Tính \(\cos\left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\right)\).

a) \(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{a}-2\overrightarrow{b}=(-4;-1;4)\).

b) \(\left|\overrightarrow{u}\right|=\sqrt{(-4)^{2}+(-1)^{2}+4^{2}}=\sqrt{33}\).

c) \(\cos \left(\overrightarrow{a};\overrightarrow{b}\right) =\displaystyle\frac{\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}}{\left|\overrightarrow{a}\right|\cdot \left|\overrightarrow{b}\right|}=\displaystyle\frac{(-2)\cdot1+1\cdot 1 +2\cdot(-1)}{\sqrt{(-2)^{2}+1^{2}+2^{2}}\cdot\sqrt{1^{2}+1^{2}+(-1)^{2}}}=-\displaystyle\frac{\sqrt{3}}{3}\).

Câu 2:

Trong không gian \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{a}=(1;0;1)\), \(\overrightarrow{b}=(1;1;0)\)\(\overrightarrow{c}=(-4;3;m)\).

a) Tính góc giữa hai vectơ \(\overrightarrow{a}\)\(\overrightarrow{b}\).

b) Tìm \(m\) để vectơ \(\overrightarrow{d}=2\overrightarrow{a}+3\overrightarrow{b}\) vuông góc với \(\overrightarrow{c}\).

a) Ta có

\(\begin{cases}\overrightarrow{a}=(1;0;1)\\ \overrightarrow{b}=(1;1;0)\end{cases}\Rightarrow \cos(\overrightarrow{a};\overrightarrow{b})=\displaystyle\frac{\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{b}}{|\overrightarrow{a}|\cdot |\overrightarrow{b}|}=\displaystyle\frac{1}{2}\).

b) Ta có

\(\overrightarrow{d}=2\overrightarrow{a}+3\overrightarrow{b}=(5;3;2)\).

Ta có \(\overrightarrow{d}\perp \overrightarrow{c}\Leftrightarrow \overrightarrow{d}\cdot\overrightarrow{c}=0\Leftrightarrow -20+9+2m=0\Leftrightarrow m=\displaystyle\frac{11}{2}\).

Câu 3:

Trong không gian \(Oxyz\), cho ba vectơ \(\overrightarrow{a}=(2;-3;3)\), \(\overrightarrow{b}=(4;0;2)\), \(\overrightarrow{c}=(-1;4;-5)\). Tìm

a) \(\overrightarrow{a}\cdot(\overrightarrow{b}+2\overrightarrow{c})\)

b) \(|\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}|\)

a) \(\overrightarrow{b}+2\overrightarrow{c}=(2;8;-8)\), suy ra \(\overrightarrow{a}\cdot(\overrightarrow{b}+2\overrightarrow{c})=-44\).

b) \(\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}=(-2;-3;1)\), suy ra \(|\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}|=\sqrt{14}\).

Câu 4:

Trong không gian \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{a}=(2;1;-2)\)\(\overrightarrow{b}=(-2;3;-2)\).

a) Tìm \(\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{b}\)

b) Tìm \((\overrightarrow{a};\overrightarrow{b})\)

a) Ta có \(\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{b}=-4+3+4=3\).

b) Ta có

\((\overrightarrow{a};\overrightarrow{b})=\displaystyle\frac{\overrightarrow{a}\cdot\overrightarrow{b}}{|\overrightarrow{a}||\overrightarrow{b}|}=\displaystyle\frac{3}{3\sqrt{17}}=\displaystyle\frac{1}{\sqrt{17}}\).

Câu 5:

Trong không gian \(Oxyz\), cho véc-tơ \(\overrightarrow{u}=-2 \overrightarrow{i}+3 \overrightarrow{j}+\displaystyle\frac{3}{4} \overrightarrow{k}\) và véc-tơ \(\overrightarrow{v}=\left(3;-\displaystyle\frac{5}{4}; 2\right)\).

a) Tìm tọa độ của \(\overrightarrow{u}\).

b) Biểu diễn \(\overrightarrow{v}\) theo các véc-tơ đơn vị \(\overrightarrow{i}, \overrightarrow{j}, \overrightarrow{k}\).

c) Tìm tọa độ của \(\overrightarrow{a}=2 \overrightarrow{u}+\displaystyle\frac{1}{3} \overrightarrow{v}\).

a) Vì \(\overrightarrow{u}=-2 \overrightarrow{i}+3 \overrightarrow{j}+\displaystyle\frac{3}{4} \overrightarrow{k}\) nên \(\overrightarrow{u}=\left(-2; 3; \displaystyle\frac{3}{4}\right)\).

b) Vì \(\overrightarrow{v}=\left(3;-\displaystyle\frac{5}{4}; 2\right)\) nên \(\overrightarrow{v}=3 \overrightarrow{i}-\displaystyle\frac{5}{4} \overrightarrow{j}+2 \overrightarrow{k}\).

c) Biểu diễn \(\overrightarrow{a}\) qua các véc-tơ đơn vị:

\(\begin{aligned}\overrightarrow{a}=\ &2 \overrightarrow{u}+\displaystyle\frac{1}{3} \overrightarrow{v}=2\left(-2 \overrightarrow{i}+3 \overrightarrow{j}+\displaystyle\frac{3}{4} \overrightarrow{k}\right)+\displaystyle\frac{1}{3}\left(3 \overrightarrow{i}-\displaystyle\frac{5}{4} \overrightarrow{j}+2 \overrightarrow{k}\right)\\ =\ &-3 \overrightarrow{i}+\displaystyle\frac{67}{12} \overrightarrow{j}+\displaystyle\frac{13}{6} \overrightarrow{k}.\end{aligned}\)

Vậy \(\overrightarrow{a}=\left(-3; \displaystyle\frac{67}{12}; \displaystyle\frac{13}{6}\right)\).

Câu 6:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai vectơ \(\overrightarrow{a}=(x_1;y_1;z_1)\)\(\overrightarrow{b}=(x_2;y_2;z_2)\).

a) Hãy biểu diễn các vectơ \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{b}\) theo ba vectơ đơn vị \(\overrightarrow{i}\), \(\overrightarrow{j}\), \(\overrightarrow{k}\).

b) Tính \(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}\) theo \(\overrightarrow{i}\), \(\overrightarrow{j}\), \(\overrightarrow{k}\), từ đó tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}\).

a) Ta có

\(\overrightarrow{a}=(x_1;y_1;z_1)\Leftrightarrow \overrightarrow{a}=x_1\overrightarrow{i}+y_1\overrightarrow{j}+z_1\overrightarrow{k}\)\(\overrightarrow{b}=(x_2;y_2;z_2)\Leftrightarrow \overrightarrow{b}=x_2\overrightarrow{i}+y_2\overrightarrow{j}+z_2\overrightarrow{k}\).

b) Ta lại có

\(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}=(x_1+x_2)\overrightarrow{i}+(y_1+y_2)\overrightarrow{j}+(z_1+z_2)\overrightarrow{k}\).

Suy ra, tọa độ của vectơ

\(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}=(x_1+x_2;y_1+y_2;z_1+z_2)\).

Câu 7:

Cho \(\overrightarrow{a}=(2;-1;5)\), \(\overrightarrow{b}=(0;3;-3)\)\(\overrightarrow{c}=(1;4;-2)\). Tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{d}=2\overrightarrow{a}-\displaystyle\frac{1}{5}\overrightarrow{b}+3\overrightarrow{c}\).

Ta có

\(\begin{cases}\overrightarrow{a}=(2;-1;5)\\ \overrightarrow{b}=(0;3;-3)\\ \overrightarrow{c}=(1;4;-2)\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}2\overrightarrow{a}=(4;-2;10)\\ -\displaystyle\frac{1}{5}\overrightarrow{b}=\left(0;-\displaystyle\frac{3}{5};\displaystyle\frac{3}{5}\right)\\ 3\overrightarrow{c}=(3;12;-6)\end{cases} \Rightarrow \overrightarrow{d}=\left(7;\displaystyle\frac{47}{5};\displaystyle\frac{23}{5}\right)\).

Câu 8:

Cho \(\overrightarrow{u}=(2 ;-5 ; 3)\), \(\overrightarrow{v}=(0 ; 2 ;-1)\), \(\overrightarrow{w}=(1 ; 7 ; 2)\). Tìm toạ độ của véctơ \(\overrightarrow{a}=\overrightarrow{u}-4 \overrightarrow{v}-2 \overrightarrow{w}\).

Ta có

\(\overrightarrow{a} = \overrightarrow{u}-4 \overrightarrow{v}-2 \overrightarrow{w}\) \(=(2-4\cdot 0 - 2\cdot 1; -5 - 4\cdot 2 - 2 \cdot 7; 3 - 4\cdot (-1) - 2 \cdot 2)=(0;-27; 3).\)

Câu 9:

Cho hai véctơ \(\overrightarrow{a}=(0 ; 1 ; 3)\)\(\overrightarrow{b}=(-2 ; 3 ; 1)\). Tìm toạ độ của véctơ \(2 \overrightarrow{b}-\displaystyle\frac{3}{2} \overrightarrow{a}\).

Ta có

\(2\overrightarrow{b}=(-4;6;2)\)\(\displaystyle\frac{3}{2}\overrightarrow{a}=\left(0;\displaystyle\frac{3}{2};\displaystyle\frac{9}{2}\right)\).

Suy ra

\(2\overrightarrow{b}-\displaystyle\frac{3}{2} \overrightarrow{a} = \left(-4;\displaystyle\frac{9}{2};-\displaystyle\frac{5}{2}\right)\).

Câu 10:

Tính:

a) \(\overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}\) với \(\overrightarrow{a}=(5 ; 2 ;-4), \overrightarrow{b}=(4 ;-2 ; 2)\).

b) \(\overrightarrow{c} \cdot \overrightarrow{d}\) với \(\overrightarrow{c}=(2 ;-3 ; 4), \overrightarrow{d}=(6 ; 5 ;-3)\).

a) \(\overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}=5\cdot 4 + 2\cdot (-2) + (-4)\cdot 2 = 8\).

b) \(\overrightarrow{c} \cdot \overrightarrow{d}=2\cdot 6 + (-3)\cdot 5 + 4 \cdot (-3)=-15\).

Câu 11:

Trong không gian \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{p}=(3; -2; 1)\), \(\overrightarrow{q}=(6; -4; 2)\), \(\overrightarrow{r}=(2; 1; -3)\).

a) Tìm tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{c} =2\overrightarrow{p} - 3\overrightarrow{q} + \overrightarrow{r}\);.

b) Tìm hai véc-tơ cùng phương trong các véc-tơ đã cho.

a) Ta có \(2\overrightarrow{p} = (6; -4; 2)\), \(-3\overrightarrow{q} = (-18; 12; -6)\), \(\overrightarrow{r} = (2; 1; -3)\).

Suy ra \(\overrightarrow{c} = 2\overrightarrow{p} - 3\overrightarrow{q} + \overrightarrow{r} = (-10; 9; -7)\).

b) Ta có \(2\overrightarrow{p} = (6; -4; 2) = \overrightarrow{q}\), suy ra hai véc-tơ \(\overrightarrow{p}\), \(\overrightarrow{q}\) cùng phương.

Do \(\displaystyle\frac{3}{2} \ne \displaystyle\frac{-2}{1}\) nên \(\overrightarrow{p}\), \(\overrightarrow{r}\) không cùng phương.

Tương tự hai véc-tơ \(\overrightarrow{q}\), \(\overrightarrow{r}\) không cùng phương.

Câu 12:

Cho ba điểm véc-tơ \(\overrightarrow{a} = (3; 0; 1)\), \(\overrightarrow{b} = (1; -1; -2)\), \(\overrightarrow{c} = (2; 1; -1)\).

a) Tính \(\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}\), \(\overrightarrow{b}\cdot \overrightarrow{c}\).

b) Tính \(\left| \overrightarrow{a} \right|\), \(\left| \overrightarrow{b} \right|\), \(\cos \left(\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}\right)\).

c) Cho \(\overrightarrow{d} = (1; 7; -3)\). Chứng minh \(\overrightarrow{d} \perp \overrightarrow{a}\).

a) Ta có \(\overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b} = 3\cdot 1 + 0\cdot (-1) + 1\cdot (-2) = 1\)\(\overrightarrow{b} \cdot \overrightarrow{c} = 1\cdot 2 + (-1)\cdot 1 + (-2)\cdot (-1) = 3\).

b) Ta có \(\left| \overrightarrow{a} \right| = \sqrt{3^2 + 0^2 + 1^2} = \sqrt{10}\), \(\left| \overrightarrow{b} \right| \sqrt{1^2 + (-1)^2 + (-2)^2} = \sqrt{6}\).

\(\cos \left(\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}\right) = \displaystyle\frac{\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}}{\left|\overrightarrow{a}\right| \cdot \left|\overrightarrow{b}\right|} = \displaystyle\frac{1}{\sqrt{10}\cdot \sqrt{6}} = \displaystyle\frac{\sqrt{15}}{60}\).

c) Ta có \(\overrightarrow{d}\cdot \overrightarrow{a} = 1\cdot 3 + 7 \cdot 0 + (-3)\cdot 1 = 0 \Rightarrow \overrightarrow{d} \perp \overrightarrow{a}\).

Câu 13:

Trong không gian \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{a}=(-1;2;3)\), \(\overrightarrow{b}=(3;1;-2)\), \(\overrightarrow{c}=(4;2;-3)\).

a) Tìm tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{u}=2\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}-3\overrightarrow{c}\).

b) Tìm tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{v}\) sao cho \(\overrightarrow{v}+2\overrightarrow{b}=\overrightarrow{a}+\overrightarrow{c}\).

a) Ta có \(2\overrightarrow{a}=(-2;4;6)\), \(3\overrightarrow{c}=(12;6;-9)\).

Suy ra \(\overrightarrow{u}=2\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}-3\overrightarrow{c}=(-11;-1;13)\).

b) Ta có \(2\overrightarrow{b}=(6;2;-4)\).

Khi đó \(\overrightarrow{v}=\overrightarrow{a}+\overrightarrow{c}-2\overrightarrow{b}=(-3;2;4)\).

Câu 14:

Trong không gian \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow{a}=(3;2;-1)\), \(\overrightarrow{b}=(-2;1;2)\). Tính côsin của góc \((\overrightarrow{a},\overrightarrow{b})\).

Ta có

\(\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}=3\cdot (-2)+2\cdot 1+(-1)\cdot 2=-6\), \(|\overrightarrow{a}|=\sqrt{14}\), \(|\overrightarrow{b}|=3\).

Suy ra

\(\cos (\overrightarrow{a},\overrightarrow{b})=\displaystyle\frac{\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}}{|\overrightarrow{a}|\cdot |\overrightarrow{b}|}=\displaystyle\frac{6}{3\cdot \sqrt{14}}=\displaystyle\frac{\sqrt{14}}{7}\).

Câu 15:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai vectơ \(\overrightarrow{a}=(1;4;2)\)\(\overrightarrow{b}=(-4;1;0)\).

a) Tính \(\overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}\) và cho biết hai vectơ \(\overrightarrow{a}\)\(\overrightarrow{b}\) có vuông góc với nhau hay không.

b) Tính độ dài của vectơ \(\overrightarrow{a}\).

a) Ta có \(\overrightarrow{a} \cdot \overrightarrow{b}=1 \cdot(-4)+4 \cdot 1+2 \cdot 0=0\).

Do đó, hai vectơ \(\overrightarrow{a}\)\(\overrightarrow{b}\) vuông góc với nhau.

b) Độ dài của vectơ \(\overrightarrow{a}\)\(|\overrightarrow{a}|=\sqrt{1^2+4^2+2^2}=\sqrt{21}\).

Câu 16:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hai vectơ \(\overrightarrow{a}=(2;1;5)\)\(\overrightarrow{b}=(2;2;1)\). Tìm toạ độ của mỗi vectơ sau:

a) \(\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}\);

b) \(3\overrightarrow{a}+2\overrightarrow{b}\).

a) Vì \(\overrightarrow{a}=(2;1;5)\)\(\overrightarrow{b}=(2;2;1)\) nên \(\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}=(2-2;1-2;5-1)=(0;-1;4)\).

b) Ta có \(3\overrightarrow{a}=(3\cdot 2; 3\cdot 1; 3\cdot 5)=(6;3;15)\)\(2\overrightarrow{b}=(2\cdot 2; 2\cdot 2; 2\cdot 1)=(4;4;2)\).

Do đó \(3\overrightarrow{a}+2\overrightarrow{b}=(6+4;3+4;15+2)=(10;7;17)\).

Câu 17:

Trong không gian, cho hai véc-tơ \(\overrightarrow{a}\)\(\overrightarrow{b}\) cùng có độ dài bằng \(1\). Biết rằng góc giữa hai véc-tơ đó là \(45^{\circ}\), hãy tính

a) \(\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}\);

b) \(\left( \overrightarrow{a}+3 \overrightarrow{b}\right) \cdot\left( \overrightarrow{a}-2 \overrightarrow{b}\right)\);

c) \(\left( \overrightarrow{a}+ \overrightarrow{b}\right)^2 \).

Ta có

\(\left| \overrightarrow{a}\right| =\left| \overrightarrow{b}\right| =1\), \(\left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b} \right) =45^\circ\).

a) \(\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}=\left| \overrightarrow{a}\right|\cdot \left| \overrightarrow{b}\right|\cos \left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b} \right)=\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\).

b) \(\left( \overrightarrow{a}+3 \overrightarrow{b}\right) \cdot\left( \overrightarrow{a}-2 \overrightarrow{b}\right)=\left| \overrightarrow{a}\right|^2+\cdot\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}-6\left| \overrightarrow{b}\right|^2 =1+\cdot\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}-6=-5+\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}\).

c) \(\left( \overrightarrow{a}+ \overrightarrow{b}\right)^2= \overrightarrow{a}^2+2\overrightarrow{a}\cdot \overrightarrow{b}+\overrightarrow{b}^2=1+2\cdot\displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}+1=2+\sqrt{2}\).

Câu 18:

Trong không gian \(Oxyz\), cho ba véc-tơ \(\overrightarrow{a}=(3;1;2)\), \(\overrightarrow{b}=(-3;0;4)\)\(\overrightarrow{c}=(6;-1;0)\).

a) Tìm toạ độ của các véc-tơ \(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}+\overrightarrow{c}\)\(2 \overrightarrow{a}-3 \overrightarrow{b}-5 \overrightarrow{c}\).

b) Tính các tích vô hướng \(\overrightarrow{a} \cdot\left(-\overrightarrow{b}\right)\)\(\left(2 \overrightarrow{a}\right) \cdot \overrightarrow{c}\).

a) Ta có \(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}+\overrightarrow{c}=(3+(-3)+6; 1+0+(-1); 2+4+0)= (6;0;6)\).

Ta có \(2 \overrightarrow{a}=(2\cdot 3;2\cdot 1;2\cdot 2)=(6;2;4)\), \(3 \overrightarrow{b}=(3\cdot (-3);3\cdot 0; 3\cdot 4)=(-9;0;12)\)\(5 \overrightarrow{c}=(5\cdot 6;5\cdot (-1);5\cdot 0)=( 30;-5;0)\)

nên \(2 \overrightarrow{a}-3 \overrightarrow{b}-5 \overrightarrow{c}=(6-(-9)-30;2-0-(-5);4-12-0)=(-15;7;-8)\).

b) Ta có \(-\overrightarrow{b}=(3;0;-4)\).

Do đó \(\overrightarrow{a} \cdot\left(-\overrightarrow{b}\right)=3\cdot 3+1\cdot 0+2\cdot (-4)=1\)\(\left(2 \overrightarrow{a}\right) \cdot \overrightarrow{c}=6\cdot 6+2\cdot (-1)+4\cdot 0=34\).

Câu 19:

Trong không gian \( Oxyz \), cho các điểm \( A(4;2;-1)\), \( B(1;-1;2)\)\( C(0;-2;3)\).

a) Tìm tọa độ của véc-tơ \(\overrightarrow{AB}\) và tính độ dài đoạn thẳng \( AB \).

b) Tìm tọa độ điểm \( M \) sao cho \(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{CM}=\overrightarrow{0}\).

c) Tìm tọa độ điểm \( N \) thuộc mặt phẳng \( (Oxy)\), sao cho \( A \), \( B \), \( N \) thẳng hàng.

a) \(\overrightarrow{AB}=(-3;-3;3)\) suy ra \( AB=\sqrt{(-3)^{2}+(-3)^{2}+3^{2}}=3\sqrt{3}\).

b) Gọi \( M(a;b;c)\).

\(\overrightarrow{AB}=(-3;-3;3)\), \(\overrightarrow{CM}=(a;b+2;c-3)\).

\(\Rightarrow \overrightarrow{AB}+\overrightarrow{CM}=\overrightarrow{0}\Leftrightarrow\begin{cases}a-3=0\\b-1=0\\c=0\end{cases}\Leftrightarrow\begin{cases}a=3\\b=1\\c=0\end{cases}\) suy ra \( M(3;1;0)\).

c) Ta có \( N\in (Oxy) \Rightarrow N(a;b;0)\).

\(\overrightarrow{AB}=(-3;-3;3)\), \(\overrightarrow{BN}=(a-1;b+1;-2)\).

Để \( A \), \( B \), \( N \) thẳng hàng thì \(\displaystyle\frac{a-1}{-3}=\displaystyle\frac{b+1}{-3}=\displaystyle\frac{2}{-3} \Leftrightarrow \begin{cases}a-1=2\\b+1=2\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}a=3\\b=1.\end{cases}\)

Suy ra \( N(3;1;0)\).

Câu 20:

Trong không gian \(Oxyz\), cho ba điểm \(M(-4;3;3)\), \(N(4;-4;2)\)\(P(3;6;-1)\).

a) Tìm toạ độ của các vectơ \(\overrightarrow{MN}\), \(\overrightarrow{MP}\), từ đó chứng minh rằng ba điểm \(M\), \(N\), \(P\) không thẳng hàng.

b) Tìm toạ độ của vectơ \(\overrightarrow{NM}+\overrightarrow{NP}\), từ đó suy ra toạ độ của điểm \(Q\) sao cho tứ giác \(MNPQ\) là hình bình hành.

c) Tính chu vi của hình bình hành \(MNPQ\).

a) Ta có \(\overrightarrow{MN}=\left(4-(-4);-4-3;2-3\right)=(8;-7;-1)\)\(\overrightarrow{MP}=(3-(-4);6-3;-1-3)=(7;3;-4)\).

Ta có \(\displaystyle\frac{8}{7}\neq \displaystyle\frac{-7}{3}\neq \displaystyle\frac{-1}{-4}\). Do đó \(\overrightarrow{MN}\) không cùng phương với \(\overrightarrow{MP}\).

Vậy ba điểm \(M\), \(N\), \(P\) không thẳng hàng.

b) Ta có \(\overrightarrow{NM}=-\overrightarrow{MN}=(-8;7;1)\); \(\overrightarrow{NP}=(3-4;6-(-4);-1-2)=(-1;10;-3)\).

Khi đó \(\overrightarrow{NM}+\overrightarrow{NP}=((-8)+(-1);7+10;1+(-3))=(-9;17;-2)\).

Xét hình bình hành \(MNPQ\)\(\overrightarrow{NM}+\overrightarrow{NP}=\overrightarrow{NQ}\) (quy tắc hình bình hành).

Suy ra \(\begin{cases} x_Q=-9+4=-5 \\ y_Q=17+(-4)=13 \\ z_Q=-2+2=0.\end{cases}\)

Vậy \(Q(-5;13;0)\).

c) Ta có \(MN=\left|\overrightarrow{MN}\right|=\sqrt{8^2+(-7)^2+(-1)^2}=\sqrt{114}\).

\(NP=\left|\overrightarrow{NP}\right|=\sqrt{(-1)^2+10^2+(-3)^2}=\sqrt{110}\).

Chu vi của hình bình hành \(MNPQ\)

\(P_{MNPQ} =MN+NP+PQ+QM=2(MN+NP)\) \(=2\left(\sqrt{114}+\sqrt{110}\right)\approx 42,33\).

Câu 21:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật và \(SA\) vuông góc với mặt phẳng \((ABCD)\). Giả sử \(SA=2\), \(AB=3\), \(AD=4\). Xét hệ toạ độ \(Oxyz\) với \(O\) trùng \(A\) và các tia \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\) lần lượt trùng với các tia \(AB\), \(AD\), \(AS\).

a) Xác định toạ độ của các điểm \(S\), \(A\), \(B\), \(C\), \(D\).

b) Tính \(BD\)\(SC\).

c) Tính \((\overrightarrow{BD}, \overrightarrow{SC})\).

Image

a) Vì \(A\) trùng gốc toạ độ nên \(A(0;0;0)\).

\(B\) thuộc tia \(Ox\)\(AB=3\) nên \(B(3;0;0)\).

\(D\) thuộc tia \(Oy\)\(AD=4\) nên \(D(0;4;0)\).

\(S\) thuộc tia \(Oz\)\(AS=2\) nên \(S(0;0;2)\).

Vì hình chiếu của \(C\) lên các trục \(Ox\), \(Oy\), \(Oz\) lần lượt là \(B\), \(D\), \(A\) nên \(C(3 ; 4 ; 0)\).

b) Ta có \(\overrightarrow{BD}=(0-3;4-0;0-0)=(-3;4;0)\), suy ra \(BD=|\overrightarrow{BD}|=\sqrt{(-3)^2+4^2+0^2}=5\).

Ta có \(\overrightarrow{SC}=(3-0;4-0;0-2)=(3;4;-2)\), suy ra \(SC=|\overrightarrow{SC}|=\sqrt{3^2+4^2+(-2)^2}=\sqrt{29}\).

c) Ta có \(\cos (\overrightarrow{BD}, \overrightarrow{SC})=\displaystyle\frac{\overrightarrow{BD}\cdot \overrightarrow{SC}}{|\overrightarrow{BD}| \cdot|\overrightarrow{SC}|}=\displaystyle\frac{(-3) \cdot 3+4 \cdot 4+0 \cdot(-2)}{5 \sqrt{29}}=\displaystyle\frac{7}{5\sqrt{29}}\).

Suy ra \((\overrightarrow{BD}, \overrightarrow{SC}) \approx 74{,}9^\circ\).

Câu 22:

Trong không gian \(Oxyz\), cho bốn điểm \(A\left(1;0;0\right), B\left(0;1;0\right),C\left(0;0;1\right), D\left(2;-1;1\right)\). Tính góc giữa hai véctơ \(\overrightarrow{AB}\)\(\overrightarrow{CD}\).

Ta có

\(\overrightarrow{AB}=\left(-1;1;0\right),\overrightarrow{CD}=\left(2;-1;0\right)\).

\(\Rightarrow \cos\left(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{CD}\right)=\displaystyle\frac{\overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{CD}}{\left|\overrightarrow{AB}\right|\cdot\left|\overrightarrow{CD}\right|}=\displaystyle\frac{-3}{\sqrt{10}}\).

Vậy \(\left(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{CD}\right)\approx 161^\circ\).

Câu 23:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có đỉnh \(A\) trùng với gốc toạ độ \(O\), các đỉnh \(B\), \(D\), \(A'\) tương ứng thuộc các tia \(Ox, Oy, Oz\)\(AB=1\), \(AD=2\), \(AA'=3\).

a) Tìm toạ độ các đỉnh của hình hộp.

b) Tìm điểm \(E\) trên đường thẳng \(DD'\) sao cho \(B'E\perp A'C\).

Image

a) Tìm toạ độ các đỉnh của hình hộp.

\(B\left(1;0;0\right), D\left(0;2;0\right), A'\left(0;0;3\right)\).

\(C\in\left(Oxy\right)\Rightarrow C\left(1;2;0\right);D'\in(Oyz)\Rightarrow D'\left(0;2;3\right);B'\in (Oxz)\Rightarrow B'\left(1;0;3\right)\).

\(\overrightarrow{CC'}=\overrightarrow{AA'}\Rightarrow C'\left(1;2;3\right)\).

b) Tìm điểm \(E\) trên đường thẳng \(DD'\) sao cho \(B'E\perp A'C\).

Điểm \(E\) trên đường thẳng \(DD'\) nên \( E\left(0;2;z\right)\).

\(\overrightarrow{B'E}=\left(-1;2;z-3\right);\overrightarrow{A'C}=\left(1;2;-3\right)\).

\(B'E\perp A'C\Leftrightarrow \overrightarrow{B'E}\cdot \overrightarrow{A'C}\Leftrightarrow -1+4-3\cdot\left(z-3\right)=0\Leftrightarrow z=4\).

Vậy \(E\left(0;2;4\right)\).

}

Câu 24:

Trong không gian \( Oxyz \), cho các điểm \( A(2;-1;3)\), \( B(1;1;-1)\)\( C(-1;0;2)\).

a) Tìm tọa độ trọng tâm \( G \) của tam giác \( ABC \).

b) Tìm tọa độ điểm \( M \) thuộc trục \( Oz \) sao cho đường thẳng \( BM \) vuông góc với đường thẳng \( AC \).

a) Gọi \( G(x;y;z)\) là trọng tâm \(\triangle ABC \). Khi đó

\(\begin{cases}x=\displaystyle\frac{2+1+(-1)}{3}=\displaystyle\frac{2}{3}\\y=\displaystyle\frac{-1+1+0}{3}=0\\z=\displaystyle\frac{3-1+2}{3}=\displaystyle\frac{4}{3}\end{cases}\) suy ra \( G\left(\displaystyle\frac{2}{3};0;\displaystyle\frac{4}{3}\right)\).

b) Ta có \( M\in Oz \Rightarrow M(0;0;c)\).

\(\overrightarrow{BM}=(-1;-1;c+1)\), \(\overrightarrow{AC}=(-3;1;-1)\).

\( BM\perp AC \Rightarrow \overrightarrow{BM}\cdot \overrightarrow{AC}=0\) hay

\((-1)\cdot (-3) +(-1)\cdot 1 + (1+c) \cdot (-1)=0\Leftrightarrow c=1\).

Vậy \( M(0;0;1)\).

Câu 25:

Trong không gian \(Oxyz\), cho tam giác \(ABC\)\(A(1;0;1)\), \(B(0;-3;1)\)\(C(4;-1;4)\).

a) Tìm toạ độ trọng tâm của tam giác \(ABC\).

b) Chứng minh rằng \(\widehat{BAC}=90^{\circ}\).

c) Tính \(\widehat{ABC}\).

a) Gọi \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\).

Ta có tọa độ của điểm \(G\)\(\left(\displaystyle\frac{1+0+4}{3};\displaystyle\frac{0+(-3)+(-1)}{3};\displaystyle\frac{1+1+4}{3}\right)\), suy ra \(G\left(\displaystyle\frac{5}{3};-\displaystyle\frac{4}{3};2\right)\).

b) Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-1;-3;0)\)\(\overrightarrow{AC}=(3;-1;3)\).

Khi đó \(\overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{AC}=(-1)\cdot 3+(-3)\cdot (-1)+0\cdot 3=0\).

Do đó hai véc-tơ \(\overrightarrow{AB}\)\(\overrightarrow{AC}\) vuông góc với nhau.

Vậy \(\widehat{BAC}=90^{\circ}\).

c) Ta có \(\overrightarrow{BA}=(1;3;0) \Rightarrow \left|\overrightarrow{BA}\right|=\sqrt{1^2+3^2+0^2}=\sqrt{10}\). \(\overrightarrow{BC}=(4;2;3)\Rightarrow \left|\overrightarrow{BC}\right|=\sqrt{4^2+2^2+3^2}=\sqrt{29}\).

Ta có \(\cos \left(\overrightarrow{BA},\overrightarrow{BC}\right)=\displaystyle\frac{\overrightarrow{BA}\cdot \overrightarrow{BC}}{\left|\overrightarrow{BA}\right| \cdot \left|\overrightarrow{BC}\right|}=\displaystyle\frac{1\cdot 4+3\cdot 2+0\cdot 3}{\sqrt{10}\cdot\sqrt{29}}=\displaystyle\frac{\sqrt{290}}{29}\).

Suy ra \(\widehat{ABC}=\left(\overrightarrow{BA},\overrightarrow{BC}\right)\approx 54^{\circ}\).

Câu 26:

Trong không gian \(Oxyz\), cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\)\(A(4;6;-5)\), \(B(5;7;-4), C(5;6;-4),D'(2;0;2)\). Tìm tọa độ các đỉnh còn lại của hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\).

Image

Ta có \(\overrightarrow{AD}=\overrightarrow{BC}\Leftrightarrow \begin{cases}x_D=x_A-x_B+x_C\\y_D=y_A-y_B+y_C\\z_D=z_A-z_B+z_C\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x_D=4\\y_D=5\\z_D=-5\end{cases}\).

Suy ra \(D(4;5;-5)\).

Do đó \(\overrightarrow{DD'}=(2-4;0-5;2-(-5)) =(-2;-5;7)\).

Theo tính chất của hình hộp ta có

\(\overrightarrow{AA'}=\overrightarrow{BB'}=\overrightarrow{CC'}=\overrightarrow{DD'}=(-2;-5;7)\).

Suy ra tọa độ đỉnh còn lại của hình hộp là \(A'=(2;1;2)\), \(B'(3;2;3)\), \(C'(3;1;3)\).

Câu 27:

Trong không gian \(Oxyz\), cho \(A(1;0;0)\), \(B(0;0;1)\)\(C(2;1;1)\).

a) Chứng minh rằng \(A\), \(B\), \(C\) không thẳng hàng.

b) Tính chu vi của tam giác \(ABC\).

c) Tính \(\cos \widehat{ABC}\).

a) Ta có \(\overrightarrow{BA}=(1;0;-1)\), \(\overrightarrow{BC}=(2;1;0)\). Suy ra \(\overrightarrow{BA}=(1;0;-1)\ne k\overrightarrow{BC}=(2k;k;0)\) với mọi \(k\in \mathbb{R}\). Vậy ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) không thẳng hàng.

b) Ta thấy

\(BA=\sqrt{1^2+0^2+(-1)^2}=\sqrt{2}\), \(BC=\sqrt{2^2+1^2+0^2}=\sqrt{5}\), \(AC=\sqrt{1^2+1^2+1^2}=\sqrt{3}\).\\

Vậy chu vi của tam giác \(ABC\) bằng \(\sqrt{2}+\sqrt{3}+\sqrt{5}\).

c) Ta có

\(\cos \widehat{ABC}=\cos \left(\overrightarrow{BA}, \overrightarrow{BC}\right)=\displaystyle\frac{\overrightarrow{BA}\cdot \overrightarrow{BC}}{\left|\overrightarrow{BA}\right|\cdot \left|\overrightarrow{BC}\right|}=\displaystyle\frac{1\cdot 2+0\cdot 1+(-1)\cdot 0}{\sqrt{2}\cdot \sqrt{5}}=\displaystyle\frac{2}{\sqrt{10}}=\displaystyle\frac{\sqrt{10}}{5}.\)

Câu 28:

Trong không gian \(Oxyz\), cho \(A(-2;3;0)\), \(B(4;0;5)\), \(C(0;2;-3)\).

a) Chứng minh rằng ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) không thẳng hàng.

b) Tính chu vi tam giác \(ABC\).

c) Tìm tọa độ trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC\).

d) Tính \(\cos \widehat{BAC}\).

a) Ta có

\(\overrightarrow{AB}=(6;-3;5)\), \(\overrightarrow{AC}=(2;-1;-3)\).

Suy ra \(\overrightarrow{AB}\ne k\overrightarrow{AC}\) với mọi \(k\in \mathbb{R}\).

Vậy ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) không thẳng hàng.

b) Ta có

\(AB=\sqrt{6^2+(-3)^2+5^2}=\sqrt{65}\), \(AC=\sqrt{14}\), \(BC=\sqrt{(0-4)^2+(2-0)^2+(-3-5)^2}=2\sqrt{21}\).

Suy ra chu vi của tam giác \(ABC\) bằng \(AB+AC+BC=\sqrt{65}+\sqrt{14}+2\sqrt{21}\approx 20{,}96\).

c) Ta có \(G\) là trọng tâm của tam giác \(ABC\) suy ra

\(\begin{cases}x_G=\displaystyle\frac{-2+4+0}{3}=\displaystyle\frac{2}{3}\\ y_G=\displaystyle\frac{3+0+2}{3}=\displaystyle\frac{5}{3}\\z_G=\displaystyle\frac{0+5+(-3)}{3}=\displaystyle\frac{2}{3}.\end{cases}\)

Vậy \(G\left(\displaystyle\frac{2}{3};\displaystyle\frac{5}{3};\displaystyle\frac{2}{3}\right)\).

d) Ta có

\(\cos \widehat{BAC}=\cos (\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC})=\displaystyle\frac{\overrightarrow{AB}\cdot \overrightarrow{AC}}{AB\cdot AC}=\displaystyle\frac{6\cdot 2+(-3)\cdot (-1)+5\cdot (-3)}{\sqrt{65}\cdot \sqrt{14}}=0\).

Câu 29:

Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\), biết \(A(1;0;1)\), \(B(2;1;2)\), \(D(1;-1;1)\), \(C'(4;5;-5)\). Hãy chỉ ra tọa độ của một véc-tơ khác \(\overrightarrow{0}\) vuông góc với cả hai véc-tơ trong mỗi trường hợp sau

a) \(\overrightarrow{AC}\)\(\overrightarrow{B'D'}\).

b) \(\overrightarrow{AC'}\)\(\overrightarrow{BD}\).

Image

a) Do \(ABCD\) là hình bình hành nên \(\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{DC}\)\\

\(\Leftrightarrow \begin{cases}2-1=x_C-1\\1-0=y_C-(-1)\\2-1=z_C-1\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x_C=2\\y_C=0\\z_C=2\end{cases}\Rightarrow C(2;0;2)\).

Do \(BB'C'C\) là hình bình hành nên \(\overrightarrow{BB'}=\overrightarrow{CC'}\)

\(\Leftrightarrow \begin{cases}x_{B'}-2=4-2\\y_{B'}-1=5-0\\z_{B'}-2=-5-2\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x_{B'}=4\\y_{B'}=6\\z_{B'}=-5\end{cases}\Rightarrow B'(4;6;-5)\).

Mặt khác \(DD'C'C\) là hình bình hành nên \(\overrightarrow{DD'}=\overrightarrow{CC'}\)

\(\Leftrightarrow \begin{cases}x_{D'}-1=4-2\\y_{D'}-(-1)=5-0\\z_{D'}-1=-5-2\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x_{D'}=3\\y_{D'}=4\\z_{D'}=-6\end{cases}\Rightarrow D'(3;4;-6)\).

Ta có \(\overrightarrow{AC}=(1;0;1)\), \(\overrightarrow{B'D'}=(-1;-2;-1)\)\(\overrightarrow{u}=\left[\overrightarrow{AC},\overrightarrow{B'D'}\right]=(2;0;-2)\).

Suy ra \(\overrightarrow{u}=(2;0;-2)\ne \overrightarrow{0}\) vuông góc với cả hai véc-tơ \(\overrightarrow{AC}\), \(\overrightarrow{B'D'}\).

+) Ta có \(\overrightarrow{AC'}=(2;4;-7)\), \(\overrightarrow{BD}=(-1;-2;-1)\)\(\overrightarrow{v}=\left[\overrightarrow{AC'},\overrightarrow{BD}\right]=(-18;9;0)\).

Suy ra \(\overrightarrow{v}=(-18;9;0)\ne \overrightarrow{0}\) vuông góc với cả hai véc-tơ \(\overrightarrow{AC'}\), \(\overrightarrow{BD}\).

Câu 30:

Trong không gian \(Oxyz\), cho \(A(2;0;-3)\), \(B(0;-4;5)\)\(C(-1;2;0)\).

a) Chứng minh rằng ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) không thẳng hàng.

b) Tìm tọa độ của điểm \(D\) sao cho tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành.

c) Tìm tọa độ trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC\).

d) Tính chu vi của tam giác \(ABC\).

e) Tính \(\cos \widehat{BAC}\).

a) Ta có \(\overrightarrow{AB}=(-2;-4;8)\), \(\overrightarrow{AC}=(-3;2;3)\).

Khi đó \(\overrightarrow{AB}\ne k\overrightarrow{AC}\) với mọi \(k\in \mathbb{R}\) nên \(\overrightarrow{AB}\), \(\overrightarrow{AC}\) không cùng phương.

Vậy ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) không thẳng hàng.

b) Tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành khi và chỉ khi

\(\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{DC}\Leftrightarrow \begin{cases}-2=-1-x_D\\-4=2-y_D\\8=0-z_D\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}x_D=-1\\y_D=6\\z_D=2.\end{cases}\)

Vậy \(D(-1;6;2)\).

c) Tọa độ trọng tâm \(G\) của tam giác \(ABC\)

\(G\left(\displaystyle\frac{1}{3};\displaystyle\frac{-2}{3};\displaystyle\frac{2}{3}\right).\)

d) Ta có

\(\overrightarrow{AB}=(-2;-4;8)\Rightarrow AB=2\sqrt{21};\)

\(\overrightarrow{AC}=(-3;2;3)\Rightarrow AC=\sqrt{22};\)

\(\overrightarrow{BC}=(-1;6;-5)\Rightarrow BC=\sqrt{62}.\)

Suy ra chu vi của tam giác \(ABC\) bằng \(AB+AC+BC=2\sqrt{21}+\sqrt{22}+\sqrt{62}\approx 21{,}73\).

+) Ta có

\(\cos \widehat{BAC}=\cos \left(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\right)=\displaystyle\frac{\overrightarrow{AB}\cdot \overrightarrow{AC}}{AB\cdot AC}\) \(=\displaystyle\frac{(-2)\cdot (-3)+(-4)\cdot 2+8\cdot 3}{2\sqrt{21}\cdot \sqrt{22}}=\displaystyle\frac{\sqrt{462}}{42}.\)

Câu 31:

Cho tam giác \(ABC\)\(A(7; 3; 3)\), \(B(1; 2; 4)\), \(C(2; 3; 5)\).

a) Tìm toạ độ điểm \(H\) là chân đường cao kẻ từ \(A\) của tam giác \(ABC\).

b) Tìm độ dài cạnh \(AB\)\(AC\).

c) Tính góc \(A\).

a) Ta có \(\overrightarrow{BC} = (1; 1; 1)\).

Gọi \(H(x; y; z)\) là chân đường cao của tam giác \(ABC\) kẻ từ \(A\).

Suy ra \(\overrightarrow{BH} = (x-1; y-2; z-4)\).

\(\overrightarrow{BH}\) cùng phương với \(\overrightarrow{BC}\), do đó \(x-1 = t\); \(y-2 = t\); \(z-4=t\). Suy ra \(H(1+t; 2+t; 4+t)\).

Ta có \(\overrightarrow{AH} = (x_H-x_A; y_H-y_A; z_H-z_A) = (t-6; t-1; t+1)\).

\(\overrightarrow{AH} \perp \overrightarrow{BC} \Leftrightarrow \overrightarrow{AH}\cdot \overrightarrow{BC} = 0 \Leftrightarrow t-6 + t-1 + t+ 1 =0\Leftrightarrow 3t =6 \Leftrightarrow t =2\).

Suy ra \(H(3; 4; 6)\).

b) Ta có \(\overrightarrow{AB} = (-6; -1; 1)\); \(\overrightarrow{AC} = (-5; 0; 2)\).

Suy ra \(AB = \sqrt{(-6)^2 + (-1)^2 + 1^2} = \sqrt{38}\)\(AC = \sqrt{(-5)^2+0^2 +2^2} = \sqrt{29}\).

c) \(\cos A = \displaystyle\frac{\overrightarrow{AB} \cdot \overrightarrow{AC}}{AB \cdot AC} = \displaystyle\frac{30+0+2}{\sqrt{38}\cdot \sqrt{29}} = \displaystyle\frac{32}{\sqrt{38\cdot 29}} \Rightarrow \widehat{A} \approx 15{,}43^\circ\).

Câu 32:

Cho ba điểm \(A(3 ; 3 ; 3)\), \(B(1 ; 1 ; 2)\)\(C(5 ; 3 ; 1)\).

a) Tìm điểm \(M\) trên trục \(O y\) cách đều hai điểm \(B\), \(C\).

b) Tìm điểm \(N\) trên mặt phẳng \((O x y)\) cách đều ba điểm \(A\), \(B\), \(C\).

a) Do \(M\) nằm trên trục \(Oy\) nên đặt \(M(0;y;0)\) là điểm cần tìm. Điểm \(M\) cách đều hai điểm \(B\), \(C\) khi và chỉ khi

\begin{align*}MB = MC\Leftrightarrow\ &MB^2 = MC^2\\ \Leftrightarrow\ &(1-0)^2 + (1-y)^2 +(2-0)^2 = (5-0)^2 + (3-y)^2 + (1-0)^2 \\ \Leftrightarrow\ &4y = 29 \Leftrightarrow y = \displaystyle\frac{29}{4}.\end{align*}

Vậy điểm \(M\) cần tìm là \(M\left(0;\displaystyle\frac{29}{4};0\right)\).

b) Do \(N\) nằm trên mặt phẳng \((Oxy)\) nên đặt \(N(x;y;0)\) là điểm cần tìm. Điểm \(N\) cách đều ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) khi và chỉ khi

\begin{align*}&NA=NB=NC\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases} NA = NB \\ NA = NC\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} NA^2=NB^2 \\ NA^2 = NC^2\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases} (3-x)^2 + (3-y)^2 +(3-0)^2 = (1-x)^2 + (1-y)^2 + (2-0)^2 \\ (3-x)^2 + (3-y)^2 +(3-0)^2 = (5-x)^2 + (3-y)^2 + (1-0)^2\end{cases}\\ \Leftrightarrow\ &\begin{cases} -4x - 4y = -21 \\ 4x = 8\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x = 2\\ y = \displaystyle\frac{13}{4}.\end{cases}\end{align*}

Vậy điểm \(N\) cần tìm là \(N\left(2;\displaystyle\frac{13}{4};0\right)\).

Câu 33:

Cho ba điểm \(A(0 ; 1 ; 2)\), \(B(1 ; 2 ; 3)\), \(C(1 ;-2 ;-5)\). Gọi \(M\) là điểm nằm trên đoạn thẳng \(BC\) sao cho \(MB=3MC\). Tính độ dài đoạn thẳng \(AM\).

\(M\) là điểm nằm trên đoạn thẳng \(B C\) sao cho \(M B=3 M C\) nên ta có

\[\overrightarrow{BC}=4\overrightarrow{MC}\Leftrightarrow

\begin{cases}1-1 = 4 \cdot \left(1-x_M\right)\\ -2-2=4\cdot \left(-2-y_M\right)\\ -5-3=4\cdot \left(-5-z_M\right)\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases} x_M = 1\\ y_M=-1\\ z_M = -3.\end{cases}\]

Vậy \(M(1;-1;-3)\)\(AM = \sqrt{(1-0)^2 + (-1-1)^2 + (-3-2)^2}=\sqrt{30}\).

Câu 34:

Cho hai điểm \(A(1 ; 2 ;-1)\), \(B(0 ;-2 ; 3)\).

a) Tính độ dài đường cao \(AH\) hạ từ đỉnh \(A\) của tam giác \(OAB\) với \(O\) là gốc toạ độ.

b) Tính diện tích tam giác \(OAB\).

a) Gọi \(H(x;y;z)\) là chân đường cao hạ từ đỉnh \(A\) của tam giác \(OAB\).

Suy ra \(\overrightarrow{OH}=(x;y;z)\).

Do \(\overrightarrow{OH}\) cùng phương với \(\overrightarrow{OB}=(0;-2;3)\) nên ta có \(x=0\); \(y=-2t\); \(z=3t\) (\(t\in\mathbb{R}\)), suy ra \(H(0;-2t;3t)\).

Ta có \(\overrightarrow{AH}=(-1;-2t-2;3t+1)\).

Do \(AH\perp OB\) nên \(\overrightarrow{AH}\perp \overrightarrow{OB}\), suy ra

\[\overrightarrow{AH}\cdot \overrightarrow{OB}=0 \Leftrightarrow (-1)\cdot 0 + (-2t-2)\cdot (-2) + (3t+1)\cdot 3 = 0 \Leftrightarrow t = -\displaystyle\frac{7}{13}.\]

Vậy \(H\left( 0; \displaystyle\frac{14}{13};-\displaystyle\frac{21}{13}\right)\).

b) Ta có \(\overrightarrow{AH} = \left(-1;-\displaystyle\frac{12}{13};-\displaystyle\frac{8}{13}\right)\)\(AH = \sqrt{(-1)^2+\left(-\displaystyle\frac{12}{13}\right)^2 + \left(-\displaystyle\frac{8}{13}\right)^2}=\displaystyle\frac{\sqrt{377}}{13}\).

\(OB=\sqrt{0^2+(-2)^2+3^2}=\sqrt{13}\).

Diện tích tam giác \(O A B\) bằng

\[\displaystyle\frac{1}{2}AH\cdot OB = \displaystyle\frac{1}{2}\cdot \displaystyle\frac{\sqrt{377}}{13}\cdot \sqrt{13}=\displaystyle\frac{\sqrt{29}}{2}.\]

Câu 35:

Hình bên minh họa một chiếc đèn được treo cách trần nhà là \( 0,5 \) m, cách hai tường lần lượt là \( 1{,}2 \) m và \( 1{,}6 \) m. Hai bức tường vuông góc với nhau và cùng vuông góc với trần nhà. Người ta di chuyển chiếc đèn đó đến vị trí mới cách trần nhà là \( 0{,}4 \) m, cách hai tường đều là \( 1{,}5 \) m.

Image

a) Lập một hệ trục tọa độ \( Oxyz \) phù hợp và xác định tọa độ của bóng đèn lúc đầu và sau khi di chuyển.

b) Vị trí mới của bóng đèn cách vị trí ban đầu là bao nhiều mét? (Làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất).

a) Chọn hệ trục tọa độ \(Oxyz\) như sau

+) Gốc \(O\) trùng với một góc phòng.

+) Mặt phẳng \((Oxy)\) trùng với trần nhà, mặt phẳng \((Oxz)\) và mặt phẳng \((Oyz)\) trùng với hai bức tường.

+) Tọa độ bóng đèn lúc đầu là \(A(1{,}6;1{,}2;0{,}5)\).

+) Tọa độ bóng đèn sau khi di chuyển là \( B(1,5;1,5;0,4)\).

b) \(\overrightarrow{AB}=(-0{,}1;0{,}3;-0{,}1)\Rightarrow AB=\sqrt{(-0{,}1)^{2}+(0{,}3)^{2}+(-0{,}1)^{2}}\approx 0{,}3\).

Vậy vị trí mới của bóng đèn cách vị trí ban đầu \(0{,}3\) m.

Câu 36:

Hai chiếc khinh khí cầu bay lên từ cùng một địa điểm. Chiếc thứ nhất cách điểm xuất phát \(2\) km về phía nam và \(1\) km về phía đông, đồng thời cách mặt đất \(0{,}5\) km. Chiếc thứ hai nằm cách điểm xuất phát \(1\) km về phía bắc và \(1{,}5\) km về phía tây, đồng thời cách mặt đất \(0{,}8\) km. Chọn hệ trục \(Oxyz\) với gốc \(O\) đặt tại điểm xuất phát của hai khinh khí cầu, mặt phẳng \((Oxyz)\) trùng với mặt đất với trục \(Ox\) hướng về phía nam, trục \(Oy\) hướng về phía đông và trục \(Oz\) hướng thẳng đứng lên trời, đơn vị đo lấy theo kilomet.

Image

a) Tìm tọa độ của mỗi chiếc khinh khí cầu đối với hệ tọa độ đã chọn.

b) Xác định khoảng cách giữa hai khinh khí cầu (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai).

a) Chiếc khinh khí cầu thứ nhất và thứ hai có có tọa độ lần lượt là \((2;1;0{,}5)\)\((-1;-1{,}5;0{,}8)\).

b) Khoảng cách hai chiếc khinh khí cầu là

\(\sqrt{(-1-2)^2+(1{,}5-1)^2+(0{,}8-0{,}5)^2}=\sqrt{15{,}34}\approx3{,}92\) (km).

Câu 37:

Trong không gian \(Oxyz\), một máy bay đang bay ở vị trí \(A\left(250;465;15\right)\) với tốc độ \(\overrightarrow{v}=\left(455;620;220\right)\) thì vào một vùng có gió với tốc độ \(\overrightarrow{u}=\left(37;-12;4\right)\) (đơn vị tốc độ là km/giờ). Máy bay bay trong vùng gió này mất \(30\) phút. Tìm vị trí của máy bay sau \(30\) phút.

Sau khi máy bay vào vùng có gió thì máy bay bay với vận tốc được biểu thị bởi véctơ \(\overrightarrow{v_2}=\overrightarrow{v}+\overrightarrow{u}=\left(492;608;224\right)\).

Sau \(30\) phút \(=0{,}5\) giờ thì máy bay ở vị trí \(B\) với \(\overrightarrow{AB}=\displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{v_2}\Rightarrow B\left(496;769;127\right)\).

Vậy vị trí của máy bay sau \(30\) phút là \(B\left(496;769;127\right)\).

Câu 38:

Trong không gian với một hệ trục tọa độ cho trước (đơn vị đó lấy theo kilomet), ra đa phát hiện một chiếc máy bay di chuyển với vận tốc và hướng không đổi từ điểm \(A(800;500;7)\) đến điểm \(B(940;550;8)\) trong \(10\) phút. Nếu máy bay tiếp tục giữ nguyên vận tốc và hướng bay thì tọa độ của máy bay sau \(5\) phút tiếp theo là gì?

Gọi \(C(x;y;z)\) là vị trí của máy bay sau \(5\) phút tiếp theo. Vì hướng của máy bay không đổi nên \(\overrightarrow{AB}\)\(\overrightarrow{BC}\) cùng hướng. Do vận tốc của máy bay không đổi và thời gian bay từ \(A\) đến \(B\) gấp đôi thời gian bay từ \(B\) đến \(C\) nên \(AB=2BC\).

Do đó

\(\overrightarrow{BC}=\displaystyle\frac{1}{2}\overrightarrow{AB}=\left(\displaystyle\frac{940-800}{2};\displaystyle\frac{550-500}{2};\displaystyle\frac{8-7}{2} \right)=(70;25;0{,}5)\).

Mặt khác, \(\overrightarrow{BC}=(x-940;y-550;z-8)\) nên \(\begin{cases}x-940=70\\y-550=25\\z-8=0{,}5.\end{cases}\)

Từ đó \(\begin{cases}x=1010\\y=575\\z=8{,}5\end{cases}\) và vì vậy \(C(1010;575;8{,}5)\).

Vậy tọa độ của máy bay sau \(5\) phút tiếp theo là \((1010;575;8{,}5)\).

Image

Câu 39:

Methane là một chất khí và là nguồn nguyên liệu quan trọng trong đời sống cũng như trong công nghiệp. Công thức phân tử của methane là \(CH_4\). Mỗi phân tử \(CH_4\) được cấu tạo bởi bốn nguyên tử hydrogen \(H\) và một nguyên tử carbon \(C\). Trong cấu tạo của phân tử methane, bốn nguyên tử hydrogen tạo thành bốn đỉnh của một tứ diện đều và nguyên tử carbon ở vị trí trọng tâm của tứ diện đó (hình bên).

Image

Người ta gọi góc liên kết là góc tạo bởi liên kết \(H-C-H\). Đó là góc có hai cạnh là hai đoạn thẳng nối nguyên tử \(C\) với hai trong bốn nguyên tử \(H\), chẳng hạn như \(\widehat{H_1 CH_2}\). Để tính góc liên kết trong phân tử methane, người ta chọn hệ trục toạ độ mà các nguyên tử hydrogen lần lượt nằm ở các vị trí \(H_1\left(1;0;0\right),H_2\left(0;1;0\right), H_3\left(0;0;1\right), H_4\left(1;1;1\right)\). Tính số đo của góc liên kết (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

Image

a) Ta tìm được tọa độ của các đỉnh lập phương \(OABC.O'A'B'C'\) như sau

\(O'\left(0;0;1\right)\), \(A\left(1;0;0\right)\), \(C\left(0;1;0\right)\), \(B\left(1;1;0\right)\), \(C'\left(0;1;1\right)\), \(A'\left(1;0;1\right)\), \(B'\left(1;1;1\right)\).

\(\Rightarrow AC=AB'=AO'=B'O'=B'C=O'C=\sqrt{2}\).

Do đó \(ACO'B'\) là một tứ diện đều.

\(G\) là trung điểm \(OB'\Rightarrow G\left(\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2}\right)\).

Ta có

\(\overrightarrow{GA}=\left(\displaystyle\frac{1}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};-\displaystyle\frac{1}{2}\right), \overrightarrow{GC}=\left(-\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2};-\displaystyle\frac{1}{2}\right), \overrightarrow{GO'}=\left(-\displaystyle\frac{1}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2}\right), \overrightarrow{GB'}=\left(\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2}\right)\).

\(\Rightarrow \overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GC}+\overrightarrow{GO'}+\overrightarrow{GB'}=\left(0;0;0\right)=\overrightarrow{0}\).

b) Tính số đo của góc liên kết

\(C\) là trọng tâm của tứ diện đều \(H_1H_2H_3H_4\).

\(\Rightarrow \overrightarrow{CH_1}+\overrightarrow{CH_2}+\overrightarrow{CH_3}+\overrightarrow{CH_4}=\overrightarrow{0}\).

\(\Rightarrow C\left(\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2}\right)\).

\(\Rightarrow \overrightarrow{CH_1}=\left(\displaystyle\frac{1}{2};-\displaystyle\frac{1}{2};-\displaystyle\frac{1}{2}\right),\overrightarrow{CH_2}=\left(-\displaystyle\frac{1}{2};\displaystyle\frac{1}{2};-\displaystyle\frac{1}{2}\right)\).

\(\Rightarrow \cos\widehat{H_1CH_2}=\cos\left(\overrightarrow{CH_1},\overrightarrow{CH_2}\right)=-\displaystyle\frac{1}{3}\Rightarrow \widehat{H_1CH_2}\approx 109^\circ\).