1. Một số quy tắc cần nhớ
Quy tắc 3 điểm: Với ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) trong không gian, ta có:
\[\overrightarrow{AB} + \overrightarrow{BC} = \overrightarrow{AC}.\]
Quy tắc trừ: Với ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) trong không gian, ta có:
\[\overrightarrow{AB}-\overrightarrow{AC}=\overrightarrow{CB}.\]
Quy tắc chèn điểm: Cho véctơ \(\overrightarrow{AB}\) và điểm \(O\) tùy ý. Ta có
\[\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{AO}+\overrightarrow{OB}\quad;\quad \overrightarrow{AB}=\overrightarrow{OB}-\overrightarrow{OA}.\]
Quy tắc hình bình hành:
\[\overrightarrow{AC}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}.\]
Quy tắc hình hộp:
\[\overrightarrow{AC'}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{AA'}.\]
2. Tích của một số với một véctơ:
a) Với hai véctơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\) bất kỳ, với mọi số \(h\) và \(k\), ta luôn có
+) \(k\left(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}\right)=k\overrightarrow{a}+k\overrightarrow{b}\);
+) \(\left(h+k\right)\overrightarrow{a}=h\overrightarrow{a}+k\overrightarrow{a}\);
+) \(h\left(k\overrightarrow{a}\right)=\left(hk\right)\overrightarrow{a}\);
+) \(1\cdot \overrightarrow{a}=\overrightarrow{a}\);
+) \(\left(-1\right)\cdot\overrightarrow{a}=-\overrightarrow{a}\).
b) \(k\overrightarrow{a}=\overrightarrow{0} \Leftrightarrow \overrightarrow{a}=\overrightarrow{0}\) hoặc \(k=0\).
c) Hai véctơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\) (\(\overrightarrow{b}\) khác \(\overrightarrow{0}\)) cùng phương khi và chỉ khi có số \(k\) sao cho \(\overrightarrow{a}=k\overrightarrow{b}\).
d) Ba điểm phân biệt \(A\), \(B\), \(C\) thẳng hàng khi và chỉ khi có số \(k \neq 0\) để \(\overrightarrow{AB}=k\overrightarrow{AC}\).
3. Tích vô hướng của hai véctơ:
Cho hai véctơ \(\overrightarrow{u}\) và \(\overrightarrow{v}\) khác \(\overrightarrow{0}\).
+) \(\overrightarrow{u} \cdot \overrightarrow{v}=|\overrightarrow{u}| \cdot |\overrightarrow{v}| \cdot \cos (\overrightarrow{u}, \overrightarrow{v}).\)
+) \(\cos (\overrightarrow{u},\overrightarrow{v}) = \displaystyle\frac{\overrightarrow{u} \cdot \overrightarrow{v}}{|\overrightarrow{u}| \cdot |\overrightarrow{v}|}\).
+) \(\overrightarrow{u} \perp \overrightarrow{v} \Leftrightarrow \overrightarrow{u} \cdot \overrightarrow{v}= 0\).
Câu 1:
Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\).
a) Giá của ba véctơ \(\overrightarrow{AB}\), \(\overrightarrow{AD}\), \(\overrightarrow{AA'}\) có cùng nằm trong một mặt phẳng không?
b) Tìm các véctơ bằng véctơ \(\overrightarrow{AB}\).
c) Tìm các véctơ đối của véctơ \(\overrightarrow{AD}\).
a) Giá của ba véctơ \(\overrightarrow{AB}\), \(\overrightarrow{AD}\), \(\overrightarrow{AA'}\) lần lượt là ba đường thẳng \(AB\), \(AD\) và \(AA'\). Chúng không cùng nằm trên một mặt phẳng vì bốn điểm \(A\), \(B\), \(D\) và \(A'\) không đồng phẳng.
b) Do \(ABCD.A'B'C'D'\) là hình hộp nên \(ABB'A'\) là hình bình hành, suy ra \(AB \parallel A'B'\) và \(AB=A'B'\).
Như thế \(\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{A'B'}\) cùng hướng và có độ dài bằng nhau nên \(\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{A'B'}\).
Hoàn toàn tương tự ta có các véctơ bằng véctơ \(\overrightarrow{AB}\) là \(\overrightarrow{DC}\), \(\overrightarrow{A'B'}\), \(\overrightarrow{D'C'}\).
c) Hai véctơ \(\overrightarrow{AD}\) và \(\overrightarrow{DA}\) có độ dài bằng nhau và ngược hướng nên chúng đối nhau.
Do \(ABCD\) là hình bình hành nên \(\overrightarrow{AD}\) cùng độ dài và ngược hướng với \(\overrightarrow{CB}\), suy ra \(\overrightarrow{AD}\) và \(\overrightarrow{CB}\) cũng đối nhau.
Tương tự các véctơ đối của véctơ \(\overrightarrow{AD}\) là \(\overrightarrow{DA}\), \(\overrightarrow{CB}\), \(\overrightarrow{C'B'}\) và \(\overrightarrow{D'A'}\).
Câu 2:
Cho hình lăng trụ \(ABC.A'B'C'\). Gọi \(M\), \(M'\) lần lượt là trung điểm các cạnh \(AC\), \(A'C'\).
a) Trong tất cả những véc-tơ có điểm đầu và điểm cuối là đỉnh của lăng trụ, hãy chỉ ra các véc-tơ:
+) Khác \(\overrightarrow{0}\) và cùng phương với \(\overrightarrow{AM}\);
+) Khác \(\overrightarrow{0}\) và cùng hướng với \(\overrightarrow{AM}\);
+) Là véc-tơ đối của \(\overrightarrow{AC}\);
+) Bằng \(\overrightarrow{MM'}\).
b) Tìm độ dài của \(\overrightarrow{BM}\) trong trường hợp \(ABC\) là tam giác cân tại \(B\), có cạnh bên bằng \(5 \mathrm{~cm}\) và góc ở đỉnh bằng \(30^{\circ}\) (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).
a) Do \(AC \parallel A'C'\) và \(M \in AC\) nên:
+) Véc-tơ khác \(\overrightarrow{0}\) và cùng phương với \(\overrightarrow{AM}\) là véc-tơ có giá \(AC\) hoặc \(A'C'\). Đó là các véc-tơ \(\overrightarrow{AC}\), \(\overrightarrow{CA}\), \(\overrightarrow{A'C'}\), \(\overrightarrow{C'A'}\);
+) Trong những véc-tơ khác \(\overrightarrow{0}\) và cùng phương với \(\overrightarrow{AM}\), có hai véc-tơ \(\overrightarrow{AC}\), \(\overrightarrow{A'C'}\) cùng hướng với \(\overrightarrow{AM}\);
+) Các véc-tơ đối của \(\overrightarrow{AC}\) là \(\overrightarrow{CA}\), \(\overrightarrow{C'A'}\);
+) Các véc-tơ bằng \(\overrightarrow{MM'}\) là \(\overrightarrow{AA'}\), \(\overrightarrow{BB'}\), \(\overrightarrow{CC'}\) (các véc-tơ này cùng hướng và cùng độ dài với \(\overrightarrow{MM'}\)).
b) Từ giả thiết, ta suy ra tam giác \(AMB\) vuông tại \(M\). Từ đó ta có:
\(BM=BA\cdot\cos\widehat{ABM}=5\cdot\cos 15^{\circ}\approx 4{,}83(\mathrm{~cm}).\)
Vậy độ dài của \(\overrightarrow{BM}\) là \(|\overrightarrow{BM}|\approx 4{,}83(\mathrm{~cm})\).
Câu 3:
Cho hình tứ diện đều \(ABCD\).
a) Có bao nhiêu véc-tơ có điểm đầu và điểm cuối là đỉnh của tứ diện? Liệt kê tất cả những véc-tơ đó.
b) Bạn Lan nói: \(\overrightarrow{AB} = \overrightarrow{AC} = \overrightarrow{AD}\) vì các véc-tơ này có cùng độ dài và cùng hướng (từ trên xuống dưới). Khẳng định của bạn Lan có đúng không? Vì sao?
a) Có bao nhiêu véc-tơ có điểm đầu và điểm cuối là đỉnh của tứ diện? Liệt kê tất cả những véc-tơ đó.
Với mỗi cách chọn ra \(2\) đỉnh bất kì của tứ diện ta được \(2\) véc-tơ đối nhau.
Vậy có \(2 \mathrm{C}_4^2 = 12\) véc-tơ.
Các véc-tơ đó là: \(\overrightarrow{AB}\), \(\overrightarrow{BA}\), \(\overrightarrow{AC}\), \(\overrightarrow{CA}\), \(\overrightarrow{AD}\), \(\overrightarrow{DA}\), \(\overrightarrow{BC}\), \(\overrightarrow{CB}\), \(\overrightarrow{BD}\), \(\overrightarrow{DB}\), \(\overrightarrow{CD}\), \(\overrightarrow{DC}\).
b) Bạn Lan nói: \(\overrightarrow{AB} = \overrightarrow{AC} = \overrightarrow{AD}\) vì các véc-tơ này có cùng độ dài và cùng hướng (từ trên xuống dưới). Khẳng định của bạn Lan có đúng không? Vì sao?
Khẳng định của bạn Lan là sai.
Do \(\overrightarrow{AB}\), \(\overrightarrow{AC}\), \(\overrightarrow{AD}\) có giá không song song với nhau nên các véc-tơ này không thể cùng hướng, vì vậy các véc-tơ này không bằng nhau.
Câu 4:
Cho hình chóp đều \(S. ABCD\) có cạnh đáy \(a\) và đường cao \(h\). Gọi \(M\), \(N\), \(P\), \(Q\) lần lượt là trung điểm của các cạnh bên \(SA\), \(SB\), \(SC\), \(SD\) và \(O\), \(H\) lần lượt là tâm của các hình vuông \(ABCD\), \(MNPQ\).
a) Trong những véc-tơ khác \(\overrightarrow{0}\), có điểm đầu và điểm cuối là những điểm cho trên hình, hãy liệt kê các véc-tơ
+) Cùng hướng với \(\overrightarrow{MN}\).
+) Bằng \(\overrightarrow{MN}\).
b) Tìm độ dài các véc-tơ \(\overrightarrow{MP}\), \(\overrightarrow{MS}\) theo \(a\) và \(h\).
a) Trong những véc-tơ khác \(\overrightarrow{0}\), có điểm đầu và điểm cuối là những điểm cho trên hình, các véc-tơ
+) Cùng hướng với \(\overrightarrow{MN}\) là \(\overrightarrow{AB}\), \(\overrightarrow{QP}\), \(\overrightarrow{DC}\).
+) Bằng \(\overrightarrow{MN}\) là \(\overrightarrow{QP}\).
b) Tìm độ dài các véc-tơ \(\overrightarrow{MP}\), \(\overrightarrow{MS}\) theo \(a\) và \(h\).
Do \(ABCD\) là hình vuông nên \(AC = a \sqrt{2}\).
Ta có \(MP\) là đường trung bình của \(\triangle SAC \Rightarrow MP = \displaystyle\frac{1}{2} AC = \displaystyle\frac{a \sqrt{2}}{2}\).
Xét \(\triangle SOA\) vuông tại \(O\) ta có
\begin{eqnarray*}SA^2 &=& SO^2 + AO^2\\ & = & SO^2 + \left (\displaystyle\frac{AC}{2}\right)^2 = h^2 + \left (\displaystyle\frac{a \sqrt{2}}{2}\right)^2 = h^2 + \displaystyle\frac{a^2}{2} = \displaystyle\frac{2h^2 + a^2}{2}.\end{eqnarray*}
Do \(M\) là trung điểm \(SA\) nên \(MS = \displaystyle\frac{SA}{2} = \displaystyle\frac{2h^2 + a^2}{4}\).
Câu 5:
Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\). Tìm vectơ \(\overrightarrow{C C'}+\overrightarrow{B A}+\overrightarrow{D' A'}\).
Vì \(A B C D . A' B' C' D'\) là hình hộp nên \(\overrightarrow{B A}=\overrightarrow{C D}\) và \(\overrightarrow{D' A'}=\overrightarrow{C B}\).
Suy ra \(\overrightarrow{C C'}+\overrightarrow{B A}+\overrightarrow{D' A'}=\overrightarrow{C C'}+\overrightarrow{C D}+\overrightarrow{C B}=\overrightarrow{C A'}\).
Câu 6:
Cho hình hộp \(ABC.EFGH\). Điểm \(M\) là trọng tâm tam giác \(AFH\).
a) Chứng minh rằng ba điểm \(E\), \(M\), \(C\) thẳng hàng.
b) Tính độ dài của \(\overrightarrow{E M}\) trong trường hợp \(A B C D . E F G H\) là hình hộp đứng có các cạnh \(A B=5\), \(A D=6\), \(A E=10\) và \(\widehat{A B C}=120^{\circ}\).
a) Để chứng minh \(E, M, C\) thẳng hàng, ta sẽ chứng minh \(\overrightarrow{E C}=k \overrightarrow{E M}\) với \(k\) là một số thực nào đó.
Do \(M\) là trọng tâm của tam giác \(A F H\) nên ta có
\(\overrightarrow{E A}+\overrightarrow{E F}+\overrightarrow{E H}=3 \overrightarrow{E M}.\)
Mặt khác, theo quy tắc hình hộp thì
\(\overrightarrow{E A}+\overrightarrow{E F}+\overrightarrow{E H}=\overrightarrow{E C}.\)
Suy ra \(\overrightarrow{E C}=3 \overrightarrow{E M}\).
Vậy ba điểm \(E\), \(M\), \(C\) thẳng hàng.
b) Áp dụng định lí côsin trong tam giác \(A B C\), ta có
\[A C^2=5^2+6^2-2 \cdot 5 \cdot 6 \cdot \cos 120^{\circ}=91.\]
Khi \(A B C D . E F G H\) là hình hộp đứng thì \(E A C\) là tam giác vuông tại \(A\), do đó
\[E C^2=E A^2+A C^2=100+91=191.\]
Suy ra \(E M=\displaystyle\frac{1}{3} \sqrt{191}\).
Câu 7:
Cho tứ diện \(A B C D\). \(G\) là trọng tâm của tam giác \(B C D\). Chứng minh rằng
\[\overrightarrow{A B}+\overrightarrow{A C}+\overrightarrow{A D}=3 \overrightarrow{A G}.\]
Áp dụng quy tắc ba điểm, ta có
\begin{align*}\overrightarrow{A B}+\overrightarrow{A C}+\overrightarrow{A D} &\ =\overrightarrow{A G}+\overrightarrow{G B}+\overrightarrow{A G}+\overrightarrow{G C}+\overrightarrow{A G}+\overrightarrow{G D}\\ &\ =3 \overrightarrow{A G}+\overrightarrow{G B}+\overrightarrow{G C}+\overrightarrow{G D}.\end{align*}
Vì \(G\) là trọng tâm tam giác \(B C D\) nên
\(\overrightarrow{G B}+\overrightarrow{G C}+\overrightarrow{G D}=\overrightarrow{0}.\)
Suy ra \(\overrightarrow{A B}+\overrightarrow{A C}+\overrightarrow{A D}=3 \overrightarrow{A G}\).
Câu 8:
Cho tứ diện \(ABCD\) có \(G\) là trọng tâm tam giác \(BCD\). Gọi \(H\), \(K\) lần lượt là trung điểm của các cạnh \(AB\), \(AC\). Chứng minh rằng:
a) \(\overrightarrow{BC} = 2\overrightarrow{HK}\).
b) \(\overrightarrow{AB} + \overrightarrow{AC} + \overrightarrow{AD} = 3\overrightarrow{AG}\).
a) Do \(HK\) là đường trung bình của tam giác \(ABC\) nên \(BC\parallel HK\) và \(BC = 2HK\).
Suy ra \(\overrightarrow{BC}\) cùng hướng với \(\overrightarrow{HK}\) và \(| \overrightarrow{BC}| = 2|\overrightarrow{HK}|\). Vậy \(\overrightarrow{BC} = 2\overrightarrow{HK}\).
b) Ta có \(G\) là trọng tâm tam giác \(BCD\) nên \(\overrightarrow{GB} + \overrightarrow{GC} + \overrightarrow{GD} = \overrightarrow{0}\).
Do đó
\begin{eqnarray*}& \overrightarrow{AB} + \overrightarrow{AC} + \overrightarrow{AD} & = \overrightarrow{AG} + \overrightarrow{GB} + \overrightarrow{AG} + \overrightarrow{GC} + \overrightarrow{AG} + \overrightarrow{GD}\\ & & = 3\overrightarrow{AG} + \overrightarrow{GB} + \overrightarrow{GC} + \overrightarrow{GD} = 3\overrightarrow{AG}.\end{eqnarray*}
Câu 9:
Cho tứ diện \(A B C D\) có độ dài mỗi cạnh bằng 1 (hình bên).
a) Có bao nhiêu véc-tơ có điểm đầu là \(A\) và điểm cuối là một trong các đỉnh còn lại của tứ diện?
b) Trong các véc-tơ tìm được ở câu a, những véc-tơ nào có giá nằm trong mặt phẳng \((A B C)\)?
c) Tính độ dài của các véc-tơ tìm được ở câu a.
a) Có ba véc-tơ là \(\overrightarrow{A B}, \overrightarrow{A C}\) và \(\overrightarrow{A D}\).
b) Trong ba véc-tơ \(\overrightarrow{A B}, \overrightarrow{A C}\) và \(\overrightarrow{A D}\) chỉ có hai véc-tơ \(\overrightarrow{A B}\) và \(\overrightarrow{A C}\) có giá nằm trong mặt phẳng \((A B C)\).
c) Vì tứ diện \(A B C D\) có độ dài mỗi cạnh bằng 1 nên \(\left| \overrightarrow{A B}\right| =\left| \overrightarrow{A C}\right| =\left| \overrightarrow{A D}\right| =1\).
Câu 10:
Cho hình lăng trụ \(A B C.A'B'C'\) (hình bên).
a) Trong ba véc-tơ \(\overrightarrow{B C}, \overrightarrow{C C'}\) và \(\overrightarrow{B' B}\), véc-tơ nào bằng véc-tơ \(\overrightarrow{A A'}\)? Giải thích vì sao.
b) Gọi \(M\) là trung điểm của cạnh \(B C\). Xác định điểm \(M'\) sao cho \(\overrightarrow{M M'}=\overrightarrow{A A'}\)
a) Hai đường thẳng \(A A'\) và \(B C\) chéo nhau nên hai véc-tơ \(\overrightarrow{A A'}\) và \(\overrightarrow{B C}\) không cùng phương.
Do đó, hai véc-tơ \(\overrightarrow{A A'}\) và \(\overrightarrow{B C}\) không bằng nhau.
Tứ giác \(A C C' A'\) là hình bình hành nên \(A A' \parallel C C'\) và \(A A'=C C'\).
Hai véc-tơ \(\overrightarrow{A A'}\) và \(\overrightarrow{C C'}\) có cùng độ dài và cùng hướng nên hai véc-tơ đó bằng nhau.
Tương tự, hai véc-tơ \(\overrightarrow{A A'}\) và \(\overrightarrow{B' B}\) có cùng độ dài và ngược hướng nên hai véc-tơ \(\overrightarrow{A A'}\) và \(\overrightarrow{B' B}\) không bằng nhau.
b) Gọi \(M'\) là trung điểm của cạnh \(B' C'\). Vì tứ giác \(B C C' B'\) là hình bình hành nên \(M M' \parallel B B'\) và \(M M'=B B'\).
Hình lăng trụ \(A B C \cdot A' B' C'\) có \(A A' \parallel B B'\) và \(A A'=B B'\), suy ra \(M M' \parallel A A'\) và \(M M'=A A'\).
Hai véc-tơ \(\overrightarrow{M M'}\) và \(\overrightarrow{A A'}\) có cùng độ dài và cùng hướng nên \(\overrightarrow{M M'}=\overrightarrow{A A'}\).
Vậy trung điểm của cạnh \(B' C'\) là điểm \(M'\) cần tìm.
Câu 11:
Cho hình lập phương \(A B C D \cdot A' B' C' D'\) có độ dài mỗi cạnh bằng 1 (hình bên). Tính độ dài của véc-tơ \(\overrightarrow{B C}+\overrightarrow{D D'}\).
Tứ giác \(A B C D\) là hình vuông nên \(\overrightarrow{B C}=\overrightarrow{A D}\).
Do đó \(\overrightarrow{B C}+\overrightarrow{D D'}=\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{D D'}=\overrightarrow{A D'}\).
Tứ giác \(A D D' A'\) là hình vuông nên \(A D'=\sqrt{A D^2+D D^{\prime 2}}=\sqrt{2}\), suy ra \(\left|\overrightarrow{B C}+\overrightarrow{D D'}\right|=\sqrt{2}\).
Câu 12:
Cho tứ diện \(A B C D\) (hình bên). Chứng minh rằng \(\overrightarrow{A C}+\overrightarrow{B D}=\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{B C}.\)
Theo quy tắc ba điểm trong không gian, ta có \(\overrightarrow{A C}=\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{D C}\).
Từ đó lần lượt áp dụng tính chất của phép cộng véc-tơ trong không gian, ta được
\(\begin{aligned}\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{BD} & =(\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{DC})+\overrightarrow{BD}=\overrightarrow{AD}+(\overrightarrow{DC}+\overrightarrow{BD}) \\ & =\overrightarrow{AD}+(\overrightarrow{BD}+\overrightarrow{DC})=\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{BC}.\end{aligned}\)
Câu 13:
Cho hình chóp \(S . A B C D\) có đáy \(A B C D\) là hình bình hành. Gọi \(M, N\) lần lượt là trung điểm của \(A B, C D\) (hình bên). Chứng minh rằng
a) \(\overrightarrow{A M}\) và \(\overrightarrow{C N}\) là hai véc-tơ đối nhau;
b) \(\overrightarrow{S C}-\overrightarrow{A M}-\overrightarrow{A N}=\overrightarrow{S A}\).
a) Tứ giác \(A B C D\) là hình bình hành nên \(A B=C D\) và \(A B\parallel C D\), suy ra \(A M=C N\) và \(A M \parallel C N\).
Hai véc-tơ \(\overrightarrow{A M}\) và \(\overrightarrow{C N}\) có cùng độ dài và ngược hướng nên chúng là hai véc-tơ đối nhau.
b) Từ câu a, ta có
\(\overrightarrow{C N}=-\overrightarrow{A M}\).
Suy ra \(\overrightarrow{S C}-\overrightarrow{A M}-\overrightarrow{A N}=\overrightarrow{S C}+\overrightarrow{C N}-\overrightarrow{A N}=\overrightarrow{S N}-\overrightarrow{A N}=\overrightarrow{S N}+\overrightarrow{N A}=\overrightarrow{S A}\).
Câu 14:
Cho hình lăng trụ tam giác \(A B C.A' B' C'\). Gọi \(M, N\) lần lượt là trung điểm của \(A B, A C\) (hình bên). Gọi \(O\) là giao điểm của \(A B'\) và \(A' B\).
Chứng minh rằng \(\overrightarrow{C C'}=(-2) \overrightarrow{O M}\).
Vì \(O\) là trung điểm của \(A B'\) nên \(O M\) là đường trung bình của tam giác \(A B' B\). Suy ra \(B' B \parallel O M\) và \(B' B=2 O M\).
Tứ giác \(B C C' B'\) là hình bình hành nên \(B' B \parallel C' C\) và \(B' B=C' C\).
Do đó \(C' C \parallel O M\) và \(C' C=2 O M\).
Vì hai véc-tơ \(\overrightarrow{C C'}\) và \(\overrightarrow{O M}\) ngược hướng nên \(\overrightarrow{C C'}=(-2) \overrightarrow{O M}\).
Câu 15:
Cho tứ diện \(A B C D\). Gọi \(G\) là trọng tâm của tam giác \(B C D\) (hình bên). Chứng minh rằng \(\overrightarrow{A B}+\overrightarrow{A C}+\overrightarrow{A D}=3 \overrightarrow{A G}\).
Vì \(G\) là trọng tâm của tam giác \(B C D\) nên \(\overrightarrow{G B}+\overrightarrow{G C}+\overrightarrow{G D}=\overrightarrow{0}\).
Do đó ta có
\(\begin{aligned}& \overrightarrow{A B}+\overrightarrow{A C}+\overrightarrow{A D}=\overrightarrow{A G}+\overrightarrow{G B}+\overrightarrow{A G}+\overrightarrow{G C}+\overrightarrow{A G}+\overrightarrow{G D} \\ & =3 \overrightarrow{A G}+(\overrightarrow{G B}+\overrightarrow{G C}+\overrightarrow{G D})=3 \overrightarrow{A G}+\overrightarrow{0}=3 \overrightarrow{A G}\end{aligned}\)
Câu 16:
Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) (hình bên).
Tính góc giữa các cặp véc-tơ sau:
a) \(\overrightarrow{A D}\) và \(\overrightarrow{B' C'}\);
b) \(\overrightarrow{A C}\) và \(\overrightarrow{A' D'}\).
a) Hai véc-tơ \(\overrightarrow{A D}\) và \(\overrightarrow{B' C'}\) cùng hướng nên \(\left(\overrightarrow{A D}, \overrightarrow{B' C'}\right)=0^{\circ}\).
b) Vì tứ giác \(A D D' A'\) là hình bình hành nên \(\overrightarrow{A D}=\overrightarrow{A' D'}\).
Do đó \(\left(\overrightarrow{A C}, \overrightarrow{A' D'}\right)=(\overrightarrow{A C}, \overrightarrow{A D})=\widehat{C A D}\).
Tam giác \(A D C\) vuông cân tại \(D\) nên \(\widehat{C A D}=45^{\circ}\), vì vậy \(\left(\overrightarrow{A C}, \overrightarrow{A' D'}\right)=45^{\circ}\).
Câu 17:
Cho hình chóp tứ giác đều \(S . A B C D\) có độ dài tất cả các cạnh bằng \(a\) (hình bên). Tính các tích vô hướng sau:
a) \(\overrightarrow{A S} \cdot \overrightarrow{B C}\);
b) \(\overrightarrow{A S} \cdot \overrightarrow{A C}\).
a) Tam giác \(S A D\) có ba cạnh bằng nhau nên là tam giác đều, suy ra \(\widehat{S A D}=60^{\circ}\). Tứ giác \(A B C D\) là hình vuông nên \(\overrightarrow{A D}=\overrightarrow{B C}\), suy ra \((\overrightarrow{A S}, \overrightarrow{B C})=(\overrightarrow{A S}, \overrightarrow{A D})=\widehat{S A D}=60^{\circ}\). Do đó \(\overrightarrow{A S} \cdot \overrightarrow{B C}=|\overrightarrow{A S}| \cdot|\overrightarrow{B C}| \cdot \cos 60^{\circ}=a \cdot a \cdot \displaystyle\frac{1}{2}=\displaystyle\frac{a^2}{2}\).
b) Tứ giác \(A B C D\) là hình vuông có độ dài mỗi cạnh là a nên độ dài đường chéo \(A C\) là \(\sqrt{2} a\).
Tam giác \(S A C\) có \(S A=S C=a\) và \(A C=\sqrt{2} a\) nên tam giác \(S A C\) vuông cân tại \(S\), suy ra \(\widehat{S A C}=45^{\circ}\).
Do đó \(\overrightarrow{A S} \cdot \overrightarrow{A C}=|\overrightarrow{A S}| \cdot|\overrightarrow{A C}| \cdot \cos \widehat{S A C}=a \cdot \sqrt{2} a \cdot \displaystyle\frac{\sqrt{2}}{2}=a^2\).
Câu 18:
Cho tứ diện \(A B C D\) có \(A C\) và \(B D\) cùng vuông góc với \(A B\). Gọi \(M, N\) lần lượt là trung điểm của hai cạnh \(A B, C D\) (hình bên). Chứng minh rằng
a) \(\overrightarrow{M N}=\displaystyle\frac{1}{2}(\overrightarrow{A C}+\overrightarrow{B D})\);
b) \(\overrightarrow{M N} \cdot \overrightarrow{A B}=0\).
a) Ta có \(\overrightarrow{M N}=\overrightarrow{M A}+\overrightarrow{A C}+\overrightarrow{C N}\) và \(\overrightarrow{M N}=\overrightarrow{M B}+\overrightarrow{B D}+\overrightarrow{D N}\).
Do đó \(2 \overrightarrow{M N}=(\overrightarrow{M A}+\overrightarrow{M B})+(\overrightarrow{A C}+\overrightarrow{B D})+(\overrightarrow{C N}+\overrightarrow{D N})\).
Vì \(M, N\) lần lượt là trung điểm của \(A B, C D\) nên \(\overrightarrow{M A}+\overrightarrow{M B}=\overrightarrow{C N}+\overrightarrow{D N}=\overrightarrow{0}\).
Suy ra \(2 \overrightarrow{M N}=\overrightarrow{A C}+\overrightarrow{B D}\), hay \(\overrightarrow{M N}=\displaystyle\frac{1}{2}(\overrightarrow{A C}+\overrightarrow{B D})\).
b) Từ giả thiết, ta có \(\overrightarrow{A C} \cdot \overrightarrow{A B}=\overrightarrow{B D} \cdot \overrightarrow{A B}=0\).
Vì vậy, \(\overrightarrow{M N} \cdot \overrightarrow{A B}=\displaystyle\frac{1}{2}(\overrightarrow{A C}+\overrightarrow{B D}) \cdot \overrightarrow{A B}=\displaystyle\frac{1}{2} \overrightarrow{A C} \cdot \overrightarrow{A B}+\displaystyle\frac{1}{2} \overrightarrow{B D} \cdot \overrightarrow{A B}=0\).
Câu 19:
Cho hình lập phương \(ABCD.EFGH\) có cạnh bằng \(a\). Tính
a) \(\overrightarrow{BC}\cdot \overrightarrow{AH}\);
b) \(\overrightarrow{AF}\cdot \overrightarrow{EG}\);
c) \(\overrightarrow{AC}\cdot \overrightarrow{FE}\).
a) Ta có \(\overrightarrow{BC}\cdot \overrightarrow{AH}=\overrightarrow{AD}\cdot \overrightarrow{AH}= \overrightarrow{AD}^2=a^2\).
b) Ta có \(\overrightarrow{AF}\cdot \overrightarrow{EG}=\overrightarrow{AF}\cdot \overrightarrow{AC}= a^2\) (vì \(\triangle ACF\) đều cạnh \(a\sqrt2\)).
d) Ta có \(\overrightarrow{AC}\cdot \overrightarrow{FE}=\overrightarrow{AC}\cdot \overrightarrow{BA}= -\displaystyle\frac{1}{2} \overrightarrow{AC}^2=-a^2\).
Câu 20:
Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\) có tất cả các cạnh đều bằng \(a\) và \break\(\widehat{BAA'}=\widehat{BAD}=\widehat{DAA'}= 60^\circ\). Tính độ dài đường chéo \(AC'\).
Ta có \(\overrightarrow{AC'}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{AA'}\), do đó
\begin{eqnarray*}AC'^2 &=& \left(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{AA'}\right)^2\\ &=& \overrightarrow{AB}^2+\overrightarrow{AD}^2+\overrightarrow{AA'}^2+2\overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{AD}+2\overrightarrow{AB}\cdot\overrightarrow{AA'}+2\overrightarrow{AA'}\cdot\overrightarrow{AD}\\ &=& a^2+a^2+a^2+3\cdot 2\cdot a\cdot a\cdot\cos 60^\circ\\ &=& 6a^2. \end{eqnarray*}
Vậy \(AC'=a\sqrt6\).
Câu 21:
Cho tứ diện \(ABCD\). Hai điểm \(M\) và \(N\) theo thứ tự là trung điểm của \(AD\) và \(BC\). Cho biết \(AB = 10, CD = 6, MN = 7\).
a) Chứng minh rằng \(\overrightarrow{MN}= \displaystyle\frac{1}{2} \left(\overrightarrow{AB}+ \overrightarrow{DC}\right)\).
b) Từ kết quả câu a, hãy tính \(\overrightarrow{AB}\cdot \overrightarrow{DC}\).
c) Tính \(\left(\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{DC}\right)\).
a) Ta có
\begin{eqnarray*}\overrightarrow{MN} &=& \overrightarrow{MA}+ \overrightarrow{AB}+ \overrightarrow{BN}\\ \overrightarrow{MN} &=& \overrightarrow{MD}+ \overrightarrow{DC}+ \overrightarrow{CN}.\end{eqnarray*}
Do đó \(2 \overrightarrow{MN}= \overrightarrow{AB}+ \overrightarrow{DC} \Rightarrow \overrightarrow{MN}= \displaystyle\frac{1}{2} \left(\overrightarrow{AB}+ \overrightarrow{DC}\right)\).
b) Theo câu a) \(2 \overrightarrow{MN}= \overrightarrow{AB}+ \overrightarrow{DC}\), do đó
\begin{eqnarray*}4MN^2 &=& \left(\overrightarrow{AB}+ \overrightarrow{DC}\right)^2\\ &=& \overrightarrow{AB}^2+ \overrightarrow{DC}^2+ 2\overrightarrow{AB}\cdot \overrightarrow{DC}\\ \Rightarrow 4\cdot 7^2 &=& 10^2+6^2+2\overrightarrow{AB}\cdot \overrightarrow{DC}\\ \Rightarrow \overrightarrow{AB}\cdot \overrightarrow{DC} &=& 30.\end{eqnarray*}
c) Theo câu b) ta có
\begin{eqnarray*}30 &=& \overrightarrow{AB}\cdot \overrightarrow{DC}\\ &=& AB\cdot DC\cdot\cos \left(\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{DC}\right)\\ &=& 60 \cdot\cos \left(\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{DC}\right)\\ \Rightarrow \cos \left(\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{DC}\right) &=& \displaystyle\frac{1}{2}\\ \Rightarrow \left(\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{DC}\right) &=& 60^\circ.\end{eqnarray*}
Câu 22:
Cho biết công \(A\) (đơn vị: \(J\)) sinh bởi lực \(\overrightarrow{F}\) tác dụng lên một vật được tính bằng công thức \(A = \overrightarrow{F}\cdot\overrightarrow{d}\), trong đó \(\overrightarrow{d}\) là vectơ biểu thị độ dịch chuyển của vật (đơn vị của \(\left|\overrightarrow{d}\right|\) là m) khi chịu tác dụng của lực \(\overrightarrow{F}\).
Một chiếc xe có khối lượng \(1{,}5\) tấn đang đi xuống trên một đoạn đường dốc có góc nghiêng \(5^\circ\) so với phương ngang. Tính công sinh bởi trọng lực \(\overrightarrow{P}\) khi xe đi hết đoạn đường dốc dài \(30\) m (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị), biết rằng trọng lực \(\overrightarrow{P}\) được xác định bởi công thức \(\overrightarrow{P} = m\overrightarrow{g}\), với \(m\) (đơn vị: kg) là khối lượng của vật và \(\overrightarrow{g}\) là gia tốc rơi tự do có độ lớn \(g = 9{,}8\) m/s\(^2\).
Ta có \(1{,}5\) tấn = \(1~500\) kg.
Độ lớn của trọng lực tác dụng lên chiếc xe là \(\left|\overrightarrow{P}\right| = m \left|\overrightarrow{g}\right| = 1~500\cdot 9{,}8 = 14~700\) (N).
Vectơ d biểu thị độ dịch chuyển của xe có độ dài là \(\left|\overrightarrow{d}\right| = 30\) (m) và \( \left(\overrightarrow{P},\overrightarrow{d}\right)= 90^\circ - 5^\circ = 85^\circ\).
Công sinh ra bởi trọng lực \(\overrightarrow{P}\) khi xe đi hết đoạn đường dốc dài \(30\) m là
\(A=\overrightarrow{P}\cdot\overrightarrow{d}=\left|\overrightarrow{P}\right|\cdot\left|\overrightarrow{d}\right|\cdot\cos\left(\overrightarrow{P},\overrightarrow{d}\right)\) \(= 14~700\cdot 30\cdot \cos 85^\circ \approx 38~436~(J).\)
Câu 23:
Một chiếc bàn cân đối hình chữ nhật được đặt trên mặt sàn nằm ngang, mặt bàn song song với mặt sàn và bốn chân bàn vuông góc với mặt sàn như bên dưới. Trọng lực tác dụng lên bàn (biểu thị bởi véc-tơ \(\overrightarrow{a}\) ) phân tán đều qua bốn chân bàn và gây nên các phản lực từ mặt sàn lên các chân bàn (biểu thị bởi các véc-tơ \(\overrightarrow{b}, \overrightarrow{c}, \overrightarrow{d}, \overrightarrow{e}\)).
a) Hãy chỉ ra mối quan hệ về phương và hướng của các véc-tơ \(\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}, \overrightarrow{c}, \overrightarrow{d}\) và \(\overrightarrow{e}\).
b) Giải thích vì sao các véc-tơ \(\overrightarrow{b}, \overrightarrow{c}, \overrightarrow{d}, \overrightarrow{e}\) đôi một bằng nhau.
a) Các véc-tơ \(\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}, \overrightarrow{c}, \overrightarrow{d}\) và \(\overrightarrow{e}\) cùng phương vì cùng vuông góc với mặt đất.
Các véc-tơ \(\overrightarrow{b}, \overrightarrow{c}, \overrightarrow{d}\) và \(\overrightarrow{e}\) cùng chiều vì cùng vuông góc với mặt đất và hướng lên. Các véc-tơ này ngược hướng với véc-tơ \(\overrightarrow{a}\).
b) Vì một chiếc bàn cân đối hình chữ nhật được đặt trên mặt sàn nằm ngang, mặt bàn song song với mặt sàn và bốn chân bàn vuông góc với mặt sàn như bên dưới nên các véc-tơ \(\overrightarrow{b}, \overrightarrow{c}, \overrightarrow{d}\) và \(\overrightarrow{e}\) đôi một bằng nhau (cùng chịu một lực tác động như nhau).
Câu 24:
Người ta treo một vật trang trí \(O\) có khối lượng \(m = 2\) kg trên trần nhà bằng các sợi dây nhẹ, không co giãn tại các điểm \(A\), \(B\) và \(C\). Để bảo đảm lực phân phối đều trên các dây và tính thẩm mĩ, người ta chọn độ dài các dây sao cho \(OABC\) là tứ diện đều. Gọi \(\overrightarrow{T}_1\), \(\overrightarrow{T}_2\) và \(\overrightarrow{T}_3\) lần lượt là các lực căng dây của ba dây treo tại \(A\), \(B\) và \(C\). Lấy giá trị gần đúng của gia tốc trọng trường \(g\) là \(10\) m/s\(^2\).
a) Tính cường độ của hợp lực.
b) Tính cường độ của lực căng trên mỗi dây.
a) Cường độ của hợp lực là
\(\left| \overrightarrow{P} \right|=m \cdot \left| \overrightarrow{g} \right|= 2 \cdot 10=20~\rm{(N)}.\)
\item Lực căng dây \(\overrightarrow{T}_1\), \(\overrightarrow{T}_2\) và \(\overrightarrow{T}_3\) bằng nhau. Gọi cường độ của mỗi lực căng là \(a\) (N).
Ta có \(-\overrightarrow{P}= \overrightarrow{T}_1+\overrightarrow{T}_2+\overrightarrow{T}_3\), do đó
\begin{eqnarray*}\left|\overrightarrow{P}\right|^2 &=& \left(\overrightarrow{T}_1+\overrightarrow{T}_2+\overrightarrow{T}_3\right)^2\\ &=& \overrightarrow{T}_1^2+\overrightarrow{T}_2^2+\overrightarrow{T}_3^2+2\overrightarrow{T}_1\cdot\overrightarrow{T}_2+2\overrightarrow{T}_2\cdot\overrightarrow{T}_3+2\overrightarrow{T}_3\cdot\overrightarrow{T}_1\\ &=& a^2+a^2+a^2+2\cdot a\cdot a\cdot \cos 60^\circ+2\cdot a\cdot a\cdot \cos 60^\circ+2\cdot a\cdot a\cdot \cos 60^\circ \\ &=& 6a^2.\end{eqnarray*}
Do đó \(6a^2=20^2 \Rightarrow a= \displaystyle\frac{10\sqrt6}{3} \approx 8{,}165\) (N).
Câu 25:
Một chiếc ô tô được đặt trên mặt đáy dưới của một khung sắt có dạng hình hộp chữ nhật với đáy trên là hình chữ nhật \(ABCD\), mặt phẳng \((ABCD)\) song song với mặt phẳng nằm ngang. Khung sắt đó được buộc vào móc \(E\) của chiếc cần cẩu sao cho các đoạn dây cáp \(EA\), \(EB\), \(EC\), \(ED\) có độ dài bằng nhau và cùng tạo với mặt phẳng \((ABCD)\) một góc bằng \(60^\circ\). Chiếc cần cẩu kéo khung sắt lên theo phương thẳng đứng.
Tính trọng lượng của chiếc xe ô tô (làm tròn đến hàng đơn vị), biết rẳng các lực căng \(\overrightarrow{F_1}\), \(\overrightarrow{F_2}\), \(\overrightarrow{F_3}\), \(\overrightarrow{F_4}\) đều có cường độ là \(4700\) N và trọng lượng của khung sắt là \(3000\) N.
Lấy các điểm \(M\), \(N\), \(P\), \(Q\) lần lượt trên các tia \(EA\), \(EB\), \(EC\), \(ED\) sao cho
\[\overrightarrow{EM} = \overrightarrow{F_1},\ \overrightarrow{EN} = \overrightarrow{F_2},\ \overrightarrow{EP} = \overrightarrow{F_3},\ \overrightarrow{EQ} = \overrightarrow{F_4}.\]
Do các lực căng \(\overrightarrow{F_1}\), \(\overrightarrow{F_2}\), \(\overrightarrow{F_3}\), \(\overrightarrow{F_4}\) đều có cường độ là \(4700\) N nên \(EM = EN = EP = EQ = 4700\).
Kết hợp \(EA = EB = EC = ED\) ta thu được \(MN \parallel AB\), \(NP\parallel BC\), \(PQ\parallel CD\), \(QM\parallel DA\).
Khi đó tứ giác \(MNPQ\) là hình chữ nhật và \(EM\), \(EN\), \(EP\), \(EQ\) cùng tạo với mặt phẳng \(MNPQ\) một góc \(60^\circ\).
Gọi \(O\) là tâm của \(MNPQ\). Khi đó \(O\) là trung điểm của \(MP\), \(NQ\) và \(OM = ON = OP = OQ\).
Do \(EM = EN = EP =EQ\) nên \(EO \parallel (MNPQ)\), do đó \(\widehat{EMO} = \left(EM;(MNPQ)\right) = 60^\circ\).
Suy ra \(EO = EM \sin 60^\circ = 2350\sqrt{3}\).
Gọi \(\overrightarrow{P}\) là trọng lực tác dụng lên cả hệ, do \(O\) là trung điểm \(MP\), \(NQ\) nên ta có:
\begin{eqnarray*}& \overrightarrow{P} & = \overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}+\overrightarrow{F_3}+\overrightarrow{F_4}\\ & & = \overrightarrow{EM } + \overrightarrow{EN} + \overrightarrow{EP} + \overrightarrow{EQ}\\ & & = \overrightarrow{EO} + \overrightarrow{OM} + \overrightarrow{EO} + \overrightarrow{ON} + \overrightarrow{EO} + \overrightarrow{OP} + \overrightarrow{EO} + \overrightarrow{OQ}\\ & & = 4\overrightarrow{EO} + \left(\overrightarrow{OM} + \overrightarrow{OP}\right) + \left(\overrightarrow{ON} + \overrightarrow{OQ}\right)\\ & & = 4\overrightarrow{EO}.\end{eqnarray*}
Suy ra trọng lượng của toàn bộ hệ là \(\left| \overrightarrow{P} \right| = 4\left| \overrightarrow{EO}\right| = 4EO = 9400\sqrt{3}\) N.
Do trọng trượng khung sắt là \(3000\) N nên trọng lượng của xe ô tô là \(9400\sqrt{3} - 3000 \approx 13281\) N.
Câu 26:
Một chiếc đèn tròn được treo song song với mặt phẳng nằm ngang bởi ba sợi dây không dãn, xuất phát từ điểm \(O\) trên trần nhà và lần lượt buộc vào ba điểm \(A\), \(B\), \(C\) trên đèn tròn sao cho các lực căng \(\overrightarrow{F_1}\), \(\overrightarrow{F_2}\), \(\overrightarrow{F_3}\) lần lượt trên mỗi dây \(OA\), \(OB\), \(OC\) đôi một vuông góc với nhau và \(|\overrightarrow{F_1}| = |\overrightarrow{F_2}| = |\overrightarrow{F_3}| = 15\) (N). Tính trọng lượng của chiếc đèn tròn đó.
Gọi \(A_1\), \(B_1\), \(C_1\) lần lượt là các điểm sao cho \(\overrightarrow{OA_1} = \overrightarrow{F_1}\), \(\overrightarrow{OB_1} = \overrightarrow{F_2}\), \(\overrightarrow{OC_1} = \overrightarrow{F_3}\).
Lấy các điểm \(D_1\), \(A'_1\), \(B'_1\), \(D'_1\) sao cho \(OA_1D_1B_1.C_1A'_1D'_1B'_1\) là hình hộp.
Khi đó áp dụng quy tắc hình hộp, ta có:
\[\overrightarrow{OA_1} + \overrightarrow{OB_1} + \overrightarrow{OC_1} = \overrightarrow{OD'_1}.\]
Mặt khác, do các lực căng \(\overrightarrow{F_1}\), \(\overrightarrow{F_2}\), \(\overrightarrow{F_3}\) đôi một vuông góc và \(|\overrightarrow{F_1}| = |\overrightarrow{F_2}| = |\overrightarrow{F_3}| = 15\) (N) nên hình hộp \(OA_1D_1B_1.C_1A'_1D'_1B'_1\) có ba cạnh \(OA_1\), \(OB_1\), \(OC_1\) bằng nhau và đôi một vuông góc. Vì thế hình hộp đó là hình lập phương có độ dài cạnh bằng \(15\). Suy ra độ dài đường chéo \(OD'_1\) của hình lập phương đó bằng \(15\sqrt{3}\).
Do chiếc đèn treo ở vị trí cân bằng nên \(\overrightarrow{F_1} + \overrightarrow{F_2} + \overrightarrow{F_3} = \overrightarrow{P}\), ở đó \(\overrightarrow{P}\) là trọng lực tác dụng lên chiếc đèn.
Suy ra trọng lượng chiếc đèn là \(|\overrightarrow{P}| = |\overrightarrow{OD'_1}| = 15\sqrt{3}\) (N).